Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 30

ÔN TẬP HỌC KÌ II

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Sinh trưởng ở sinh vật là
A. sự biến đổi về cấu trúc của mô, cơ quan và cơ thể.
B. sự biến đổi về chức năng của mô, cơ quan và cơ thể.
C. sự biến đổi về cấu trúc và chức năng của tế bào.
D. sự tăng về khối lượng và kích thước của các cơ quan hoặc cơ thể.
Câu 2: Phát triển ở sinh vật là
A. toàn bộ những biến đổi diễn ra bên ngoài của cá thể, gồm thay đổi chiều cao và cân nặng
B. toàn bộ những biến đổi diễn ra bên ngoài cơ thể của cá thể, gồm thay đổi về số lượng, cấu trúc của
tế bào, hình thái, trạng thái sinh lý
C. toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống của cá thể, gồm chiều cao, cân nặng
D. toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống của cá thể, gồm thay đổi về số lượng, cấu trúc
của tế bào, hình thái, trạng thái sinh lý
Câu 3: Dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng là
A. Tăng khối lượng, số lượng và kích thước của tế bào
B. Tăng khối lượng, số lượng và kích thước của chiều cao
C. Tăng khối lượng, số lượng và kích thước của cân nặng
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 4: Tuổi thọ của sinh vật là
A. Thời gian tán tỉnh bạn tỉnh của sinh vật B. Thời gian sinh con của sinh vật
C. Thời gian mà sinh vật chết D. Thời gian sống của sinh vật
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sinh trưởng và phát triển của động vật?
A. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của động vật ở mọi giai đoạn là giống nhau.
B. Vòng đời của động vật là khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi loài.
C. Sự sinh trưởng diễn ra liên tục còn sự phát triển chỉ diễn ra ở giai đoạn phôi.
D. Sự phát triển diễn ra liên tục còn sự sinh trưởng chỉ diễn ra ở giai đoạn hậu phôi.
Câu 6: Một cây vừa mới được trồng xuống đất, thì dấu hiệu nào là dấu hiệu của sự phát triển?
A. Cây chết khô dần B. Cây ra rễ, ra lá, ra hoa
C. Lá cây bắt đầu rụng D. Rễ cây bắt đầu thối dần
Câu 7: Hoàn thành sơ đồ các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam.
Hạt ➞ ……. ➞ ……. ➞ …….. ➞ ……..
A. Hạt nảy mầm -> Cây con -> Cây trưởng thành -> Ra hoa kết quả.
B. Hạt nảy mầm -> Ra hoa kết quả -> Cây non -> Cây trưởng thành
C. Hạt nảy mầm -> Cây non -> Cây trưởng thành -> Cây con
D. Hạt nảy mầm -> Cây con -> Cây non -> Cây trưởng thành
Câu 8: Sinh trưởng ở thực vật là quá trình
A. tăng chiều dài cơ thể B. tăng về chiều ngang cơ thể
C. tăng về khối lượng cơ thể D. tăng về khối lượng và kích thước cơ thể
Câu 9: Vòng đời là gì?
A. Là khoảng thời gian tính từ khí cơ thể chết đi, sinh ra, lớn lên đẻ con và chết đi
B. Là khoảng thời gian tính từ khí cơ thể sinh ra, lớn lên, phát triển thành cơ thể trưởng thành, sinh
sản tạo cơ thể mới, già rồi chết đi
C. Là khoảng thời gian tính từ khí cơ thể sinh ra, lớn lên, phát triển thành cơ thể trưởng thành, sinh
sản tạo cơ thể mới.
D. Là khoảng thời gian tính từ khí cơ thể sinh ra và chết đi.
Câu 10: Muỗi sống được khoảng bao nhiêu lâu?
A. 3 – 6 tháng B. 1 – 3 tháng C. 1 năm D. Cả A, B và C
Câu 11: Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật?
A. Cơ thể thực vật ra hoa B. Cơ thể thực vật tạo hạt
C. Cơ thể thực vật tăng kích thước D. Cơ thể thực vật rụng lá, hoa
Câu 12: Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình trong cơ thể sống có mối quan hệ mật thiết với
nhau như thế nào?
A. Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển, phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng.
B. Phát triển tạo tiền đề cho sinh trưởng, làm nền tảng cho phát triển.
C. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình độc lập, không liên quan đến nhau.
D. Sinh trưởng và phát triển mâu thuẫn với nhau.
Câu 13: Cho thí nghiệm sau:
Bước 1. Trồng vài hạt lạc, đỗ, ngô đang nảy mầm vào chậu chứa đất ẩm.
Bước 2. Để nơi có ánh sáng và tưới hằng ngày.
Bước 3. Theo dõi và dùng thước đo chiều dài thân cây sau 3 ngày, 6 ngày, 9 ngày.
Bước 4. Nhận xét kết quả và rút ra kết luận.
Thí nghiệm được thực hiện nhằm
A. chứng minh cây có sự sinh sản. B. chứng minh cây có sự sinh trưởng.
C. chứng minh cây có sự phát triển. D. chứng minh cây có sự cảm ứng.
Câu 14: Dấu hiệu nào dưới đây không thể hiện sự sinh trưởng ở cây cam?
A. Từ hạt nảy mầm biến đổi thành cây con.
B. Từ một quả cam thành hai quả cam.
C. Từ một cây con ban đầu thành cây trưởng thành.
D. Từ hạt thành hạt nảy mầm.
Câu 15: Đâu là dấu hiệu sinh trưởng của một con gà?
A. Con gà đi bắt sâu và bới giun
B. Quả trứng nở ra con gà, con là con lớn lên thành gà trưởng thành
C. Con gà gáy vào buổi sáng
D. Con gà không nhìn thấy gì khi vào buổi tối
Câu 16: Tuổi thọ của sinh vật do yếu tố nào quyết định?
A. Protein B. Gene C. mRNA D. Amino acid
Câu 17: Cho các mệnh đề sau:
1. Sinh trưởng và phát triển có liên quan mật thiết với nhau, nối tiếp, xen kẽ nhau.
2. Phát triển là cơ sở cho sinh trưởng, sinh trưởng làm thay đổi và thúc đẩy phát triển.
3. Cây ra lá là sự phát triển của thực vật.
4. Con gà tăng từ 1,2 kg đến 3 kg là sự sinh trưởng của động vật.
Số mệnh đề đúng là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 18: Trình tự các giai đoạn trong vòng đời của bướm lần lượt là
A. trứng → sâu bướm → kén → bướm trưởng thành.
B. trứng → kén → sâu bướm → bướm trưởng thành.
C. sâu bướm → kén → bướm trưởng thành → trứng.
D. kén → sâu bướm → bướm trưởng thành → trứng.
Câu 19: Cho các dấu hiệu sau:
(1) Con bò tăng khối lượng từ 50 kg đến 100 kg
(2) Con gà trống mọc mào
(3) Con gà mái đẻ trứng
(4) Con rắn tăng chiều dài cơ thể thêm 20 cm
Số dấu hiệu biểu hiện sự sinh trưởng của động vật là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 20: Biến đổi nào dưới đây diễn ra trong đời sống của con ếch thể hiện sự phát triển?
A. Mắt tiêu biến khi lên bờ.
B. Da ếch trần, mềm, ẩm thích nghi với môi trường sống.
C. Hình thành vây bơi để bơi dưới nước.
D. Từ ấu trùng có đuôi (nòng nọc) rụng đuôi và trở thành ếch trưởng thành.
Câu 21: Vòng đời của sinh vật hữu tính bắt đầu bằng … và kết thúc bằng …?
A. Tế bào; sinh con B. Hợp tử; cái chết
C. Tế bào; cái chết D. Hợp tử; sinh con
Câu 22: Tại sao nhiều loài thực vật không ngừng cao lên và to ra?
A. Nhiều loài thực vật không ngừng dài ra và to lên vì có các mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên
hoạt động không liên tục.
B. Nhiều loài thực vật không ngừng dài ra và to lên vì có các mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên
hoạt động liên tục.
C. Nhiều loài thực vật không ngừng dài ra và to lên vì có các mô phân hóa, biệt hóa các chất ức chế
hoạt động liên tục.
D. Không có ý nào đúng
Câu 23: Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ với nhau như thế nào?
A. Trong vòng đời của sinh vật, các giai đoạn sinh trưởng và phát triền diễn ra đan xen với nhau. Sinh
trưởng gắn với sinh sản và phát triển dựa trên cơ sở của sinh trưởng. Do đó, nếu không có sinh trưởng
sẽ không có phát triển và ngược lại.
B. Trong vòng đời của sinh vật, các giai đoạn sinh trưởng và phát triền diễn ra đan xen với nhau. Sinh
trưởng gắn với phát triển và phát triển dựa trên cơ sở của giảm phân. Do đó, nếu không có sinh
trưởng sẽ không có phát triển và ngược lại.
C. Trong vòng đời của sinh vật, các giai đoạn sinh trưởng và phát triền diễn ra đan xen với nhau. Sinh
trưởng gắn với phát triển và phát triển dựa trên cơ sở của sinh trưởng. Do đó, nếu không có sinh
trưởng sẽ không có phát triển và ngược lại.
D. Trong vòng đời của sinh vật, các giai đoạn sinh trưởng và phát triền diễn ra cùng một lúc. Sinh
trưởng gắn với phát triển và phát triển dựa trên cơ sở của sinh trưởng. Do đó, nếu không có sinh
trưởng sẽ không có phát triển và ngược lại.
Câu 24: Diệt muỗi đang ở giai đoạn nào là cách hữu hiệu nhất?
A. Giai đoạn nào cũng như nhau B. Trứng
C. Trưởng thành D. Trong giai đoạn ấu trùng (Bọ gậy)
Câu 25: Sự phát triển của cây có hạt bắt đầu với
A. cây ra rễ. B. hạt nảy mầm.
C. hình thành hạt. D. cây ra lá mầm.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây về dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển là không đúng?
A. Sự tăng khối lượng, kích thước, số lượng tế bào dẫn đến tăng khối lượng, kích thước cơ thể.
B. Tốc độ tăng trưởng và phân chia tế bào giống nhau ở các bộ phận khác nhau.
C. Sự phát triển của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể có thời điểm bắt đầu và tốc độ khác nhau
tùy theo từng giai đoạn.
D. Quá trình phát triển được điều hoà bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể.
Câu 27: Thứ tự nào sau đây là đúng về các giai đoạn trong vòng đời của cây đậu?
(1) Cây ra hoa và tạo quả. (2) Cây non lớn lên. (3) Hạt nảy mầm.
(4) Cây trưởng thành. (5) Hạt.
A. (5) → (4) → (1) → (2) → (3). B. (3) → (4) → (2) → (5) → (1).
C. (4) → (2) → (3) → (1) → (5). D. (5) → (3) → (2) → (4) → (1).
Câu 28: Khi nói về sinh trưởng thứ cấp, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sinh trưởng thứ cấp là sự gia tăng về chiều dài của cơ thể thực vật
B. Sinh trưởng thứ cấp là do hoạt động của mô phân sinh bên
C. Sinh trưởng thứ cấp có ở tất cả các loài thực vật hạt kín
D. Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở thực vật một lá mầm
Câu 29: Đặc điểm không có ở sinh trưởng sơ cấp là
A. làm tăng kích thước chiều dài của cây
B. diễn ra hoạt động của tầng sinh bần
C. diễn ra cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm
D. diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh
Câu 30: Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây một lá mầm?
A. Mô phân sinh bên B. Mô phân sinh đỉnh cây
C. Mô phân sinh lỏng D. Mô phân sinh đỉnh rễ
Câu 31: Phát biểu đúng về mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng là
A. mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm
B. mô phân sinh bên có ở thân cây Một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm
C. mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh nóng có ở thân cây Một lá mầm
D. mô phân sinh bên và mô phân sinh nóng có ở thân cây Hai lá mầm
Câu 32: Quang chu kì là gì?
A. Là thời gian chiếu sáng trong cả chu kì sống của cây
B. Là thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối, liên quan đến sự ra hoa của cây
C. Là thời gian chiếu sáng của môi trường vào cây trong giai đoạn sinh trưởng
D. Là năng lượng môi trường cung cấp cho một cơ thể trong suốt chu kì sống của nó
Câu 33: Cho các bộ phận sau:
1. đỉnh dễ 2. Thân 3. chồi nách 4. Chồi đỉnh
5. Hoa 6. Lá
Mô phân sinh đỉnh không có ở
A. (1), (2) và (3) B. (2), (3) và (4) C. (3), (4) và (5) D. (2), (5) và (6)
Câu 34: Chất nào sau đây là sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật?
A. Diệp lục b B. Carotenoit C. Phitocrom D. Diệp lục a
Câu 35: Ở cây Hai lá mầm, tính từ ngọn đến rễ là các loại mô phân sinh theo thứ tự:
A. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh rễ
B. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên
C. mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên → mô phân sinh bên
D. mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh đỉnh rễ
Câu 36: Trong đời sống, việc sản xuất giá để ăn, làm mạch nha đã ứng dụng giai đoạn nào trong chu
kì sinh trưởng và phát triển của thực vật?
A. Giai đoạn nảy mầm B. Giai đoạn mọc lá, sinh trưởng mạch
C. Giai đoạn ra hoa D. Giai đoạn tạo quả chín
Câu 37: Xét các đặc điểm sau:
1. làm tăng kích thước chiều ngang của cây
2. diễn ra chủ yếu ở cây Một lá mầm và hạn chế ở cây Hai lá mầm
3. diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch
4. diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ)
5. chỉ làm tăng chiều dài của dây
Những đặc điểm trên không có ở sinh trưởng thứ cấp là
A. (1) và (4) B. (2) và (5) C. (1), (3) và (5) D. (2), (3) và (5)
Câu 38: Đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật, phân bào nguyên phân có bao nhiêu
vai trò sau đây?
1. Tăng số lượng tế bào 2. Tăng kích thước và số lượng tế bào
3. Thay thế các tế bào già và chết 4. Hàn gắn các vết thương
5. Giúp cây lớn lên 6. Là cơ sở của sinh sản vô tính
A. 4 B. 6 C. 5 D. 3
Câu 39: Trong sản xuất nông nghiệp, người ta nhổ mạ lên rồi cấy nhằm mục đích:
A. Giúp cây lúa đẻ nhánh tốt B. Làm đứt đỉnh rễ giúp bộ rễ phát triển mạnh
C. Làm đất thoáng khí D. Kìm hãm sự phát triển của lúa chống lốp đổ
Câu 40: Cây trung tính là:
A. Cây ra hoa ở ngày dài vào mùa mưa và ở ngày ngắn vào mùa khô.
B. Cây ra hoa ở cả ngày dài và ngày ngắn.
C. Cây ra hoa ở ngày dài vào mùa lạnh và ở ngày ngắn vào mùa nóng.
D. Cây ra hoa ở ngày ngắn vào mùa lạnh và ở ngày dài vào mùa nóng.
Câu 41: Các cây ngày dài là các cây:
A. Cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương.
B. Thược dược, đậu tương, vừng, gai dầu, mía.
C. Hành, cà rốt, rau diếp, sen cạn, củ cải đường.
D. Thanh long, cà tím, cà phê ngô, huớng dương.
Câu 42: Tuổi của cây 1 năm được tính theo:
A. chiều cao cây B. đường kính thân
C. số lá D. đường kính tán lá
Câu 43: Phitôcrôm là 1 loại prôtêin hấp thụ ánh sáng tồn tại ở 2 dạng:
A. ánh sáng lục và đỏ B. ánh sáng đỏ và đỏ xa
C. ánh sáng vàng và xanh tím D. ánh sáng đỏ và xanh tím
Câu 44: Những cây nào sau đây thuộc cây ngắn ngày:
A. Dưa chuột, lúa, dâm bụt. B. Đậu cô ve, dưa chuột, cà chua.
C. Cỏ 3 lá, kiều mạch, dâm bụt D. Cúc, cà phê, lúa.
Câu 45: Những cây nào sau đây thuộc cây dài ngày:
A. Dưa chuột, lúa, dâm bụt. B. Đậu cô ve, dưa chuột, cà chua.
C. Cỏ 3 lá, kiều mạch, dâm bụt D. Cúc, cà phê, lúa.
Câu 46: Mối liên hệ giữa Phitôcrôm Pđ và Pđx như thế nào?
A. Hai dạng chuyển hoá lẫn nhau dưới sự tác động của ánh sáng.
B. Hai dạng không chuyển hoá lẫn nhau dưới sự tác động của ánh sáng.
C. Chỉ dạng Pđ chuyển hoá sang dạng Pđx dưới sự tác động của ánh sáng.
D. Chỉ dạng Pđx chuyển hoá sang dạng Pđ dưới sự tác động của ánh sáng.
Câu 47: Phitôcrôm là:
A. Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là prôtêin và có trong các hạt
cần ánh sáng để nảy mầm.
B. Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là phi prôtêin và chứa các hạt
cần ánh sáng để nảy mầm.
C. Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là prôtêin và chứa các lá cần ánh
sáng để quang hợp.
D. Sắc tố cảm nhận quang chu kì nhưng không cảm nhận ánh sáng, có bản chất là prôtêin và chứa các
hạt cần ánh sáng để nảy mầm.
Câu 48: Khẳng định nào sau đây về mô phân sinh là không đúng?
A. Mô phân sinh là các tế bào chưa phân hoá, thành cellulose mỏng.
B. Mô phân sinh là các tế bào có khả năng phân chia liên tục để tạo tế bào mới.
C. Mô phân sinh đỉnh nằm ở đỉnh thân, đỉnh rễ.
D. Một cơ thể thực vật hạt kín có ba loại mô phân sinh: mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên và mô
phân sinh lóng.
Câu 49: Để tránh mất nước trong điều kiện khô nóng quá mức, khí khổng ở lá đóng lại do tác động
của hormone nào?
A. Abscisic acid. B. Auxin. C. Cytokinine. D. Gibberellin.
Câu 50: Hiện tượng ưu thế đỉnh ở thực vật do hormone nào gây ra?
A. Abscisic acid. B. Auxin. C. Cytokinine. D. Gibberellin.
Câu 51: Trong sản xuất, loại hormone nào thường được sử dụng để tạo quả (cam, quýt) không hạt?
A. Abscisic acid. B. Auxin. C. Cytokinine. D. Gibberellin.
Câu 52: Trong sản xuất, loại hormone nào thường được sử dụng để thúc đẩy quả chuối chín nhanh?
A. Abscisic acid. B. Auxin. C. Ethylene. D. Gibberellin.
Câu 53: Khẳng định nào sau đây về tương quan giữa các hormone là không đúng?
A. Chỉ có tương quan hình thành giữa một hormone kích thích và một hormone ức chế.
B. Là trạng thái cân bằng giữa các hormone ở một tỉ lệ xác định, điều tiết sự xuất hiện, hướng và tốc
độ sinh trưởng, phát triển của mỗi cơ quan.
C. Tương quan giữa gibberellin với abscisic acid điều tiết trạng thái sinh lí của hạt, chồi.
D. Tương quan giữa auxin với ethylene kiểm soát sự phát triển tầng rời ở cuống lá.
Câu 54: Phát biểu nào sau đây về hormone thực vật (phytohormone) là đúng?
A. Hợp chất hữu cơ sinh ra trong quá trình quang hợp và điều tiết quá trình hô hấp ở thực vật.
B. Hợp chất hữu cơ được sinh tổng hợp trong cơ thể thực vật và điều tiết sinh trưởng, phát triển thực
vật ở hàm lượng rất nhỏ.
C. Hợp chất hữu cơ sinh ra trong quá trình hô hấp, điều tiết quá trình hô hấp ở thực vật.
D. Hợp chất hữu cơ được cây hấp thụ và điều tiết sinh trưởng, phát triển thực vật ở hàm lượng rất
nhỏ.
Câu 55: Để giảm tác động của hiện tượng ưu thế đỉnh trong canh tác chè, kĩ thuật viên trồng trọt có
thể sử dụng biện pháp nào sau đây?
A. Ngắt búp chè thường xuyên. B. Phun auxin lên cây chè.
C. Phun gibberellin lên cây chè. D. Tưới nước và bón phân cho cây chè.
Câu 56: Auxin không có vai trò sinh lí nào sau đây?
A. Kích thích rụng lá, rụng quả. B. Kích thích hình thành rễ.
C. Kéo dài tế bào. D. Điều chỉnh sinh trưởng hướng sáng.
Câu 57: Gibberellin không có vai trò nào sinh lí nào sau đây?
A. Kích thích hạt nảy mầm. B. Kích thích ra hoa.
C. Kích thích dãn dài thân. D. Kích thích rụng lá.
Câu 58: Tương quan giữa hormone nào sau đây quyết định chiều hướng nảy mầm hoặc ngủ của chồi
cây?
A. IAA/ABA (Auxin/Abscisic acid). B. IAA/Cytokinin.
C. GA/ABA (Gibberellin/Abscisic acid). D. IAA/Ethylene.
Câu 59: Hoocmon thực vật có tính chuyên hóa:
A. cao hơn hoocmon ở động vật bậc cao B. thấp hơn hoocmon ở động vật bậc cao
C. vừa phải D. không có tính chuyên hóa
Câu 60: Cho các loài thực vật sau: lúa mì, sen cạn, dâu tây. Những loài này
A. chỉ ra hoa khi có độ sáng nhỏ hơn 12 giờ/ngày
B. chỉ ra hoa khi có độ sáng lớn hơn 12 giờ/ngày
C. ra hoa không phụ thuộc vào ngoại cảnh
D. ra hoa khi thời gian chiếu sáng bằng thời gian tối
Câu 61: Người ta sử dụng auxin tự nhiên (AIA) và auxin nhân tạo (ANA, AIB) nhằm mục đích
A. kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, hạn chế tỉ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế
bào thực vật, diệt cỏ
B. kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế
bào thực vật, diệt cỏ
C. hạn chế ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào
thực vật, diệt cỏ
D. kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỉ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế
bào thực vật, diệt cỏ
Câu 62: Gibêrelin có vai trò
A. làm tăng số lần nguyên phân, tăng chiều dài của tế bào và chiều dài thân
B. làm giảm số lần nguyên phân, tăng chiều dài của tế bào và chiều dài thân
C. làm tăng số lần nguyên phân, giảm chiều dài của tế bào và tăng chiều dài thân
D. làm tăng số lần nguyên phân và chiều dài của tế bào, giảm chiều dài thân
Câu 63: Người ta tiến hành thí nghiệm cắt hai đỉnh của hai cây hướng dương, sau đó bôi một lớp bột
chứa axit indol axetic (AIA) lên vết cắt của môt trong hai cây. Quan sát sự sinh trưởng, phát triển của
2 cây trong một thời gian. Cho biết các chỉ tiêu sinh lí và điều kiện ngoại cảnh khác của hai cây trên
là giống nhau. Chỉ ra phát biểu sai về thí nghiệm trên?
A. Cây được bôi một lớp chứa axit AIA có số lượng chồi bên nhiều hơn cây còn lại
B. Một trong hai cây có số lượng chồi bên nhiều hơn cây còn lại
C. AIA là một loại chất kích thích sinh trưởng
D. Trong thí nghiệm trên việc cắt đỉnh của cây hướng dương nhằm mục đích loại bỏ nguồn sản xuất
auxin
Câu 64: Vai trò chủ yếu của axit abxixic (AAB) là kìm hãm sự sinh trưởng của
A. Cây, lóng, trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng mở
B. Cành, lóng, làm mất trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng đóng
C. Cành, lóng, gây trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng đóng
D. Cành, lóng, làm mất trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng mở
Câu 65: Khi cây đã già thì lượng chất nào sau đây sẽ tăng?
A. AIA B. Etylen C. Cytolinin D. GA
Câu 66: Khi nói về hai biện pháp: thắp đèn ban đêm ở các vườn trồng hoa cúc vào mùa thu và bắn
pháo hoa ban đêm ở các đồng mía vào mùa đông, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hai biện pháp này đều có tác dụng kìm hãm sự ra hoa
B. Hai biện pháp này đều có tác dụng kích thích sự ra hoa
C. Biện pháp thắp đèn vào ban đêm ở các vườn trồng cúc vào mùa thu có tác dụng kìm hãm sự ra hoa
và bắn pháo hoa ban đêm ở các đồng trồng mía vào mùa đông có tác dụng kích thích sự ra hoa
D. Biện pháp thắp đèn vào ban đêm ở các vườn trồng cúc vào mùa thu có tác dụng kích thích sự ra
hoa và bắn pháo hoa ban đêm ở các đồng trồng mía vào mùa đông có tác dụng kìm hãm sự ra hoa
Câu 67: Xitôkinin có tác dụng kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và
A. phát triển chồi bên, làm tăng sự hóa già của tế bào
B. Phát triển chồi bên, làm chậm sự hóa già của tế bào
C. làm chậm sự phát triển của chồi bên và sự hóa già của tế bào
D. làm chậm sự phát triển của chồi bên, làm chậm sự hóa già của tế bào
Câu 68: Phát biểu đúng về mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng là
A. mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm
B. mô phân sinh bên có ở thân cây Một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm
C. mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh nóng có ở thân cây Một lá mầm
D. mô phân sinh bên và mô phân sinh nóng có ở thân cây Hai lá mầm
Câu 69: Tương quan giữa GA/AAB điều tiết sinh lý của hạt như thế nào?
A. Trong hạt nảy mầm, AAB đạt trị số lớn hơn GA
B. Trong hạt khô, GA và AAB đạt trị số ngang nhau
C. Trong hạt khô, GA đạt trị số cực đại, AAB rất thấp. Trong hạt nảy mầm GA tăng nhanh, giảm
xuống rất mạnh; còn AAB đạt trị số cực đại
D. Trong hạt khô, GA rất thấp, AAB đạt trị số cực đại. Trong hạt nảy mầm GA tăng nhanh, đạt trị số
cực đại còn AAB giảm xuống rất mạnh
Câu 70: Testostêrôn được sinh sản ra ở:
A. Tuyến giáp. B. Tuyến yên. C. Tinh hoàn. D. Buồng trứng.
Câu 71: Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là:
A. Cá chép, gà, thỏ, khỉ. B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
C. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua. D. Châu chấu, ếch, muỗi.
Câu 72: Sinh trưởng và phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có:
A. đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành nhưng khác về sinh lý.
B. đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý khác với con trưởng thành.
C. đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành.
D. đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý khác với con trưởng thành.
Câu 73: Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn là:
A. Cá chép, gà, thỏ, khỉ. B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
C. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua. D. Châu chấu, ếch, muỗi.
Câu 74: Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ
dẫn đến hậu quả:
A. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém. B. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.
C. Người bé nhỏ hoặc khổng lồ. D. Các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển.
Câu 75: Nhân tố quan trọng điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật là:
A. Nhân tố di truyền. B. Hoocmôn. C. Thức ăn. D. Nhiệt độ và ánh sáng
Câu 76: Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là:
A. Trường hợp ấu trùng phát triển hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng
thành.
B. Trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con
trưởng thành.
C. Trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con
trưởng thành.
D. Trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con
trưởng thành.
Câu 77: Những động vật sinh trưởng và phát triển không qua biến thái là:
A. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua. B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
C. Châu chấu, ếch, muỗi. D. Cá chép, gà, thỏ, khỉ.
Câu 78: Ơstrôgen được sinh ra ở:
A. Tuyến giáp. B. Buồng trứng. C. Tuyến yên. D. Tinh hoàn.
Câu 79: Ơstrôgen có vai trò:
A. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.
B. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế
bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
C. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.
D. Kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
Câu 80: Hoocmôn sinh trưởng (GH) được sản sinh ra ở:
A. Tinh hoàn. B. Tuyến giáp. C. Tuyến yên. D. Buồng trứng.
Câu 81: Tirôxin được sản sinh ra ở:
A. Tuyến giáp. B. Tuyến yên. C. Tinh hoàn. D. Buồng trứng.
Câu 82: Tirôxin có tác dụng:
A. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế
bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
B. Kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
C. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.
D. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.
Câu 83: Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà con non có:
A. đặc điểm hình thái, sinh lí rất khác với con trưởng thành.
B. đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh lý.
C. đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành.
D. đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành
Câu 84: Hoocmôn sinh trưởng có vai trò:
A. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế
bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
B. Kích thích chuyển hoá ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
C. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.
D. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.
Câu 85: Testostêrôn có vai trò:
A. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.
B. Kích thích chuyển hoá ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
C. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế
bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
D. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.
Câu 86: Thời kì mang thai không có trứng chín và rụng là vì:
A. Khi nhau thai được hình thành, thể vàng tiết ra hoocmôn Prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH
của tuyến yên.
B. Khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hoocmôn kích dục nhau thai (HCG) duy trì thể vàng tiết ra
hoocmôn Prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên.
C. Khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hoocmôn kích dục nhau thai ức chế sự tiết ra FSH và LH
của tuyến yên.
D. Khi nhau thai được hình thành sẽ duy trì thể vàng tiết ra hoocmôn Prôgestêron ức chế sự tiết ra
FSH và LH của tuyến yên.
Câu 87: Thời gian rụng trứng trung bình vào ngày thứ mấy trong chu kì kinh nguyệt ở người?
A. Ngày thừ 25. B. Ngày thứ 13. C. Ngày thứ 12. D. Ngày thứ 14.
Câu 88: Hậu quả đối với trẻ em khi thiếu tirôxin là:
A. Các đặc điểm sinh dục phụ nam kém phát triển.
B. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.
C. Người nhỏ bé hoặc khổng lồ.
D. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.
Câu 89: Các biện pháp ngăn cản tinh trùng gặp trứng là:
A. Dùng bao cao su, thắt ống dẫn tinh, giao hợp vào giai đoạn không rụng trứng, uống viên tránh thai.
B. Dùng bao cao su, thắt ống dẫn trứng, xuất tinh ngoài, giao hợp vào giai đoạn không rụng trứng.
C. Dùng bao cao su, thắt ống dẫn tinh, xuất tinh ngoài, giao hợp vào gia đoạn không rụng trứng.
D. Dùng bao cao su, thắt ống dẫn tinh, đặt vòng tránh thai, giao hợp vào gia đoạn không rụng trứng.
Câu 90: Tuyến yên sản sinh ra các hoocmôn:
A. Hoocmôn kích thích trứng, hoocmôn tạo thể vàng. B. Prôgestêron và Ơstrôgen.
C. Hoocmôn kích dục nhau thai Prôgestêron. D. Hoocmôn kích nang trứng Ơstrôgen.
Câu 91: Khi trời rét thì động vật biến nhiệt sinh trưởng và phát triển chậm là vì:
A. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng.
B. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể mạnh tạo nhiều năng lượng để chống rét.
C. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng.
D. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể tăng, sinh sản giảm.
Câu 92: Tại sao tắm vào lúc ánh sáng yếu có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ?
A. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Na để hình
thành xương.
B. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Ca để hình
thành xương.
C. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá K để hình thành
xương.
D. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò ô xy hoá để hình thành
xương.
Câu 93: Nhận định nào dưới đây là đúng về giai đoạn dậy thì?
A. Dậy thì là giai đoạn cơ thể diễn ra sự thay đổi nhỏ về thể chất.
B. Độ tuổi dậy thì không phụ thuộc vào yếu tố môi trường.
C. Quá trình dậy thì kéo dài khoảng 10 năm.
D. Trong giai đoạn dậy thì, lượng hormone sinh dục tăng cao dẫn đến cơ thể phát triển nhanh nhưng
chưa hài hòa.
Câu 94: Các biện pháp điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở động vật và người là:
A. Cải tạo giống, chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, cải thiện chất lượng dân số
B. Cải tạo giống, cải thiện môi trường sống, cải thiện chất lượng dân số
C. Cải tạo giống, cải thiện môi trường sống, kế hoạch hóa gia đình
D. Chống ô nhiễm môi trường, thay đổi thức ăn, cải thiện chất lượng dân số
Câu 95: Đối với gia súc, ở mùa có khí hậu lạnh thì sự sinh trưởng và phát triển chậm hơn mùa có khí
hậu thích hợp. Nguyên nhân chủ yếu là vì:
A. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hóa, sinh sản giảm
B. Cơ thể mất nhiều năng lượng để duy trì thân nhiệt
C. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hóa trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng
D. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hóa trong cơ thể giảm, sinh sản tăng
Câu 96: Ở động vật đẻ trứng, sự sinh trưởng và phát triển của giai đoạn phôi theo trật tự
A. Hợp tử → mô và các cơ quan → phôi B. Phôi → hợp tử → mô và các cơ quan
C. Phôi → mô và các cơ quan → hợp tử D. Hợp tử → phôi → mô và các cơ quan
Câu 97: Sinh trưởng và phát triển không qua biến thái chủ yếu xảy ra ở đối tượng nào sau đây?
A. Hầu hết các động vật không xương sống
B. Hầu hết các động vật có xương sống
C. Tất cả các loài động vật không xương sống và động vật có xương sống
D. Chân khớp, ruột khoang và giáp xác
Câu 98: Tắm nắng vào lúc sáng sớm hay chiều tối (ánh sáng yếu) có lợi cho sự sinh trưởng và phát
triển của trẻ nhỏ vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò
A. chuyển hóa Na để hình thành xương B. chuyển hóa Ca để hình thành xương
C. chuyển hóa K để hình thành xương D. oxi hóa để hình thành xương
Câu 99: Những hoocmon nào sau đây điều hòa sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống?
A. Hoocmon sinh trưởng, otrogen, testosteron, ecdison, juvenin
B. Hoocmon sinh trưởng, tiroxin, ơtrogen, testosteron
C. Hoocmon tiroxin, otrogen, testosteron, ecdison, juvenin
D. Hoocmon sinh trưởng, tiroxin, ơtrogen, testosteron, juvenin
Câu 100: Những kiểu sinh sản vô tính ở động vật là
A. Phân đôi, nảy mầm, phân mảnh, trinh sinh B. Phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh
C. Phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, phân sinh D. Phân đôi, nảy mầm, phân mảnh, phân sinh
Câu 101: Quả được hình thành từ bộ phận nào của hoa?
A. Đài hoa. B. Tràng hoa. C. Nụ hoa. D. Bầu nhụy.
Câu 102: Sinh sản vô tính ở động vật là từ một cá thể….
A. sinh ra một hay nhiều cá thể giống hoặc khác mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
B. luôn sinh ra nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
C. sinh ra một hay nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
D. luôn sinh ra chỉ một cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
Câu 103: Trường hợp nào sau đây không phải là sinh sản vô tính ở thực vật?
A. Cây cỏ gấu non phát triển từ rễ củ. B. Cây dương xỉ non phát triển từ bào tử.
C. Cây sắn dây phát triển từ một đoạn thân. D. Cây táo non phát triển từ hạt.
Câu 104: Một trùng giày sinh sản bằng cách tự phân chia thành hai tế bào con. Quá trình này được
gọi là
A. mọc chồi. B. tái sinh. C. phân đôi. D. nhân giống.
Câu 105: Trong các hình thức sinh sản dưới đây, hình thức nào không phải là hình thức sinh sản vô
tính?
A. Sinh sản bằng bào tử của rêu. B. Sinh sản bằng hạt ở cây lúa.
C. Sinh sản bằng củ ở gừng D. Sinh sản bằng thân rễ ở cây rau má.
Câu 106: Đặc điểm nào sau đây không thuộc sinh sản vô tính?
A. Cơ thể con sinh ra hoàn toàn giống nhau và giống cơ thể mẹ ban đầu.
B. Tạo ra cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm thích nghi.
C. Tạo ra số lượng lớn con cháu trong một thời gian ngắn.
D. Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định.
Câu 107: Sinh sản vô tính ở thực vật có hình thức nào?
A. Phân tách B. Sinh sản sinh dưỡng C. Nảy chồi D. Phân mảnh
Câu 108: Hoa lưỡng tính là?
A. hoa có đài, tràng và nhụy hoa. B. hoa có nhị và nhụy hoa.
C. hoa có đài, tràng và nhị hoa. D. hoa có đài và tràng hoa.
Câu 109: Sinh sản có vai trò như thế nào?
A. đảm bảo sự phát triển liên tục của loài. B. duy trì sự phát triển của sinh vật.
C. đáp ứng nhu cầu năng lượng của sinh vật. D. giữ cho cá thể sinh vật tồn tại.
Câu 110: Trong thực tiễn, cây ăn quả lâu năm thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành

A. dễ trồng và tốn ít công chăm sóc. B. dễ nhân giống, nhanh và nhiều.
C. để tránh sâu, bệnh gây hại.
D. giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.
Câu 111: Sinh sản hữu tính là gì?
A. Hình thức sinh sản có sự kết hợp của cả giao tử đực và giao tử cái để tạo thành hợp tử
B. Hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 giao tử cái và giao tử cái để tạo thành hợp tử
C. Hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 giao tử đực và 2 giao đực cái để tạo thành hợp tử
D. Hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 giao tử đực và 1 giao tử cái để tạo thành hợp tử
Câu 112: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản
A. cần 2 cá thể
B. không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái
C. có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái
D. chỉ cần giao tử cái
Câu 113: Sinh sản là gì?
A. Quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của loài.
B. Quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển kế tục của loài.
C. Quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự tồn tại vĩnh viễn của loài.
D. Quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự tiến hóa của loài
Câu 114: Vì sao khi nhân giống cam, chanh, bưởi, hồng xiêm người ta thường chiết cành mà không
sử dụng phương pháp giâm cành?
A. Thời gian ra rễ của các cây trên rất chậm.
B. Những cây đó có giá trị kinh tế cao.
C. Cành của các cây đó quá to nên không giâm cành được.
D. Khả năng vận chuyển các chất dinh dưỡng của các cây này kém vì mạch gỗ nhỏ.
Câu 115: Động vật nào sau đây chỉ có hình thức sinh sản vô tính?
A. voi B. Bọt biển. C. Giun đũa. D. Chuồn chuồn.
Câu 116: Hình thức sinh sản nào sau đây chỉ tạo ra đúng hai cá thể con giống hệt nhau từ một cá thể
mẹ?
A. Trinh sinh. B. Phân đôi. C. Nảy chồi. D. Phân mảnh.
Câu 117: Nhóm động vật có hình thức trinh sinh là
A. bọt biển, giun dẹp, thủy tức, bọ cạp. B. thủy tức, bọt biển, giun dẹp, sứa.
C. giun dẹp, giun tròn, giun đốt, thủy tức. D. ong, kiến, rệp, mối.
Câu 118: Trong sinh sản vô tính, chồi con hình thành được nhìn thấy ở sinh vật nào dưới đây?
A. Con người. B. Amip. C. Thuỷ tức. D. Vi khuẩn.
Câu 119: Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được tạo ra
A. từ một phần của cơ quan sinh dưỡng của cây. B. chỉ từ rễ của cây.
C. chỉ từ một phần thân của cây. D. chỉ từ lá của cây.
Câu 120: Chúng ta có thể nhân giống cây khoai tây bằng bộ phận nào của cây?
A. Lá. B. Rễ. C. Thân củ. D. Hạt giống.
Câu 121: Khẳng định nào sau đây về sinh sản là không đúng?
A. Sinh sản là quá trình sinh vật tạo ra các cá thể mới mang đặc điểm đặc trưng của loài.
B. Sinh sản luôn đi kèm với sự kết hợp giao tử đực và cái để tạo ra cá thể mới.
C. Sinh sản là quá trình thiết yếu duy trì sự tồn tại của loài.
D. Sinh sản đảm bảo sự truyền đạt vật chất di truyền qua các thế hệ của loài.
Câu 122: Giảm phân diễn ra ở giai đoạn nào của quá trình sinh sản hữu tính?
A. Trước thụ tinh. B. Thụ tinh.
C. Sau thụ tinh. D. Phát sinh phôi.
Câu 123: Trong sinh sản hữu tính, cơ thể mới được hình thành từ cấu trúc nào sau đây?
A. Giao tử. B. Bào tử.
C. Hợp tử. D. Mô/cơ quan của cơ thể mẹ.
Câu 124: Yếu tố nào sau đây không tham gia điều hoà sinh sản ở sinh vật ở cấp độ tế bào và cơ thể?
A. Hệ gene của sinh vật. B. Hormone.
C. Nhiệt độ môi trường. D. Dinh dưỡng.
Câu 125: Nhận định nào sau đây về điều hoà sinh sản ở sinh vật là không đúng?
A. Các tác nhân điều hoà sinh sản ở sinh vật thông qua điều hoà quá trình phân bào.
B. Các tác nhân điều hoà sinh sản ở sinh vật thông qua điều hoà quá trình thụ tinh.
C. Các tác nhân điều hoà sinh sản ở sinh vật thông qua điều hoà quá trình sinh giao tử.
D. Các tác nhân điều hoà sinh sản ở sinh vật thông qua điều hoà quá trình trao đổi chất.
Câu 126: Đặc điểm nào sau đây có thể là đặc điểm có ở sinh sản hữu tính và ở sinh sản vô tính?
A. Đặc điểm di truyền của các cá thể con khác nhau. B. Có quá trình tạo thành giao tử.
C. Cá thể con hình thành từ một cá thể mẹ. D. Có sự hình thành hợp tử.
Câu 127: Vật chất di truyền trong sinh sản vô tính được truyền đạt cho đời con thông qua quá trình
nào?
A. Tái tổ hợp vật chất di truyền. B. Nguyên phân.
C. Giảm phân. D. Thụ tinh.
Câu 128: Muốn ghép cành đạt hiệu quả cao thì phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép. Mục đích chính của
việc cắt bỏ hết lá là để
A. Tập trung nước nuôi các cành ghép B. Tránh gió mưa làm bay cành ghép
C. Loại bỏ sâu bệnh trên cành ghép D. Tiết kiệm chất dinh dưỡng cung cấp cho lá
Câu 129: Trong các phương pháp sau, phương pháp nhân giống vô tính nào có hiệu quả nhất hiện
nay?
A. Gieo từ hạt B. Chiết cành C. Nuôi cấy mô D. Giâm cành
Câu 130: Khi nói về ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô, phát biểu nào sau đây sai?
A. Nhân nhanh số lượng cây giống lớn
B. Phục chế được các giống cây quý
C. Duy trì các tính trạng tốt của cây mẹ
D. Tạo ra các giống cây mới có năng suất cao hơn cây mẹ
Câu 131: Trong thiên nhiên cây tre có thể sinh sản bằng
A. rễ phụ B. lóng C. thân rễ D. thân bò
Câu 132: Sinh sản bằng bào tử có ở những ngành thực vật nào sau đây?
A. Rêu, hạt trần B. Rêu, quyết C. Quyết, hạt trần D. Quyết, hạt trần
Câu 133: Đặc điểm của sinh sản bào tử là tạo được:
A. nhiều cá thể của một thế hệ, được phát tán chỉ nhờ nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài.
B. ít cá thể của một thế hệ, được phát tán nhờ gió, nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài.
C. ít cá thể của một thế hệ, được phát tán chỉ nhờ gió, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài.
D. nhiều cá thể của một thế hệ, được phát tán nhờ gió, nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của
loài.
Câu 134: Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây khi nói về lợi ích của cây mọc từ
cành chiết so với cây mọc từ hạt?
1. Đặc tính di truyển giống cây mẹ; 2. Cây con dễ chăm sóc; 3. Cùng lúc tạo được nhiều cây con
từ một cây mẹ; 4. Có rễ ngay trên cây mẹ nên các cây on mọc từ cành chiết dễ thích nghi với
môi trường biến đổi; 5. Thời gian thu hoạch sớm
A. 5 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 135: Từ một tế bào hoặc mô thực vật có thể nuôi cấy để phát triển thành một cây hoàn chỉnh là
nhờ đặc tính nào của tế bào thực vật?
A. Toàn năng B. Phân hóa C. Chuyên hóa cao D. Tự dưỡng
Câu 136: Giâm cành có lợi hơn so với chiết cành ở điểm nào?
A. Cây con sinh trưởng phát triển nhanh hơn B. Tiết kiệm giống và ít bị bệnh
C. Không làm ảnh hưởng tới năng suất của cây mẹ D. Cây con có đặc tính khác với cây mẹ
Câu 137: Chiết cành có lợi hơn so với giâm cành ở điểm nào?
A. Áp dụng được với nhiều cây ăn quả, tỷ lệ cây con sống cao
B. Số lượng cây con tạo ra nhiều hơn
C. Không làm ảnh hưởng tới năng suất của cây mẹ
D. Cây con có đặc tính khác với cây mẹ
Câu 138: Khẳng định nào sau đây về sinh sản sinh dưỡng ở thực vật có hoa là đúng?
A. Cây con được hình thành từ quả của cây mẹ.
B. Cây con được hình thành từ lá, hạt của cây mẹ.
C. Cây con được hình thành từ bào tử của cây mẹ.
D. Cây con được hình thành từ bộ phận hoặc cơ quan sinh dưỡng của cây mẹ.
Câu 139: Phát biểu nào dưới đây thể hiện đúng sự hình thành giao tử đực từ tế bào mẹ hạt phấn ở
thực vật có hoa?
A. Tế bào mẹ hạt phấn giảm phân tạo thành 4 tiểu bào tử → Mỗi tiểu bào tử nguyên phân một lần tạo
thành 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào sinh dưỡng (nằm trong hạt phấn) → Tế bào sinh sản giảm phân tạo
thành 4 giao tử đực.
B. Tế bào mẹ hạt phấn nguyên phân hai lần tạo thành 4 tiểu bào tử → Mỗi tiểu bào tử nguyên phân
một lần tạo thành 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào sinh dưỡng (nằm trong hạt phấn) → Tế bào sinh sản
nguyên phân một lần tạo thành 2 giao tử đực.
C. Tế bào mẹ hạt phấn giảm phân tạo thành 4 tiểu bào tử → Mỗi tiểu bào tử nguyên phân một lần tạo
thành 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào sinh dưỡng (nằm trong hạt phấn) → Tế bào sinh sản nguyên phân
một lần tạo thành 2 giao tử đực.
D. Tế bào mẹ hạt phân giảm phân tạo thành 4 tiểu bào tử → Chỉ một tiểu bào tử nguyên phân một lần
tạo thành 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào sinh dưỡng (nằm trong hạt phấn) → Tế bào sinh sản nguyên
phân một lần tạo thành 2 giao tử đực.
Câu 140: Túi phôi được hình thành từ tế bào trung tâm trong noãn thông qua:
A. một lần giảm phân, một lần nguyên phân. B. một lần giảm phân, hai lần nguyên phân.
C. một lần giảm phân, ba lần nguyên phân. D. ba lần giảm phân, một lần nguyên phân.
Câu 141: Khẳng định nào sau đây là hoàn toàn đúng về thụ phấn chéo?
A. Hạt phấn từ nhị tiếp xúc với đầu nhuỵ của cùng một bông hoa.
B. Hạt phấn từ nhị tiếp xúc với đầu nhuỵ của bông hoa khác cùng cây.
C. Hạt phấn từ nhị tiếp xúc với đầu nhuỵ của bông hoa khác cây cùng loài.
D. Hạt phấn từ nhị tiếp xúc với đầu nhuỵ của bông hoa khác loài.
Câu 142: Phát biểu nào sau đây là đúng về thụ tinh kép ở thực vật có hoa?
A. Quá trình thụ tinh với sự tham gia của chỉ một tinh tử kết hợp với trứng tạo thành hợp tử.
B. Quá trình thụ tinh với sự tham gia của hai tinh tử cùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử.
C. Quá trình thụ tinh với sự tham gia của hai tinh tử, một tinh tử kết hợp với trứng tạo thành hợp tử
và một tinh tử kết hợp với nhân lưỡng cực tạo thành nội nhũ.
D. Quá trình thụ tinh với sự tham gia của hai tinh tử, một tinh tử kết hợp với trứng tạo thành hợp tử
và một tinh tử kết hợp với nhân lưỡng cực tạo thành nhân tam bội.
Câu 143: Trật tự nào sau đây là đúng về quá trình thụ phấn, thụ tinh ở thực vật?
(1) Hạt phấn phát tán từ nhị tới đầu nhuỵ.
(2) Ống phấn chui vào bầu nhuỵ.
(3) Một tinh tử kết hợp với tế bào trứng, một tinh tử kết hợp với nhân lưỡng cực.
(4) Hạt phấn nảy mầm, tế bào ống phấn dài ra xuyên vào vòi nhụy.
(5) Hai tinh tử được giải phóng vào túi phôi.
A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5). B. (1) → (4) → (2) → (5) → (3).
C. (1) → (4) → (3) → (2) → (5). D. (1) → (2) → (4) → (3) → (5).
Câu 144: Hình dưới đây thể hiện sơ đồ cấu trúc hoa. Quá trình thụ phấn xảy ra ở đâu?
A. (3). B. (4). C. (2). D. (1).
Câu 145: Hạt được hình thành từ bộ phận nào của hoa đã thụ tinh?
A. Noãn đã thụ tinh. B. Hợp tử. C. Đế hoa. D. Bầu nhuỵ.
Câu 146: Bộ phận nào sau đây của cây không tham gia vào sinh sản hữu tính?
A. Thân, lá, rễ. B. Hoa, quả và hạt. C. Hoa và quả. D. Quả và hạt.
Câu 147: Nhân bản vô tính là quá trình:
A. Chuyển nhân của tế bào xôma vào tế bào trứng đã lấy mất nhân, kích thích phát triển thành phôi
B. Chuyển nhân của tế bào xôma vào tế bào trứng, kích thích phát triển thành phôi
C. Chuyển tinh trùng vào tế bào trứng đã lấy mất nhân, kích thích phát triển thành phôi
D. Chuyển tinh trùng vào tế bào trứng, kích thích phát triển thành phôi
Câu 148: Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính ở động vật là quá trình
A. nguyên phân B. giảm phân C. thụ tinh D. giảm phân và thụ tinh
Câu 149: Hình thức sinh sản vô tính đơn giản nhất ở động vật là
A. Nảy chồi B. Trinh sinh C. Phân mảnh D. Phân đôi
Câu 150: Nhóm động vật nào sau đây có hình thức sinh sản vô tính?
A. Ong, thủy tức, trùng đế giày B. Cá, thú, chim
C. Ếch, bò sát, côn trùng D. Giun đất, côn trùng
Câu 151: Hình thức sinh sản vừa có ở động vật không xương sống vừa ở động vật có xương sống là
A. Nảy chồi B. Trinh sinh C. Phân mảnh D. Phân đôi
Câu 152: Khi nói về hình thức trinh sản trinh sinh, phát biểu nào sai?
A. Không cần sự tham gia của giao tử đực B. Xảy ra ở động vật bậc thấp
C. Chỉ sinh ra những cá thể mang giới tính đực D. Không có quá trình giảm phân
Câu 153: Mỗi mảnh vụn cơ thể mẹ có thể tái sinh thành một cơ thể hoàn chỉnh là kiểu sinh sản
thường gặp ở
A. Ruột khoang. B. Chân khớp (tôm, cua). C. Bọt biển. D. Thằn lằn.
Câu 154: Sự tái sinh, mọc lại các bộ phận cơ thể bị mất là hình thức sinh sản nào?
A. Phân mảnh. B. Phân đôi. C. Sinh sản hữu tính. D. Trinh sản.
Câu 155: Khi phân biệt sinh sản hữu tính với sinh sản vô tính, nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Sinh sản hữu tính sinh ra nhiều con và thời gian cho mỗi lứa đẻ ngắn hơn so với sinh sản vô tính.
B. Sinh sản hữu tính truyền tất cả các đột biến cho con cái của chúng, trong khi sinh sản vô tính thì
không.
C. Thế hệ con ở các sinh vật sinh sản hữu tính có khả năng thích nghi cao hơn khi môi trường có
nhiều biến động.
D. Các sinh vật sinh sản hữu tính có ít biến dị hơn so với ở các sinh vật sinh sản vô tính.
Câu 156: Nhận định nào dưới đây về các hình thức thụ tinh ở động vật là đúng?
A. Thụ tinh trong là hình thức thụ tinh mà trứng và tinh trùng gặp nhau trong cơ quan sinh dục của
con đực.
B. Thụ tinh ngoài chỉ xảy ra ở động vật trên cạn.
C. Thụ tinh trong chỉ xảy ra ở các động vật không xương sống.
D. So với thụ tinh ngoài, thụ tinh trong có số lượng con được sinh ra ít hơn.
Câu 157: Khi nói về các hình thức đẻ ở động vật, nhận định nào sau đây là đúng?
A. Ở động vật đẻ trứng, phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dinh dưỡng nhận từ cơ thể mẹ.
B. Hình thức đẻ trứng thai (đẻ con noãn thai sinh) gặp phổ biến ở loài thụ tinh ngoài.
C. Ở động vật đẻ trứng thai, phôi phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh ở trong cơ thể mẹ nhờ trao đổi
chất qua nhau thai.
D. Ở động vật đẻ con, phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dự trữ có ở noãn hoàng và chất
dinh dưỡng nhận từ cơ thể mẹ.
Câu 158: Thứ tự nào sau đây là đúng về các sự kiện xảy ra trong quá trình sinh sản hữu tính ở người?
(1) Quá trình nguyên phân và giảm phân để hình thành trứng và tinh trùng.
(2) Hợp tử phân chia tạo thành phôi.
(3) Tinh trùng kết hợp với trứng ở vị trí 1/3 chiều dài của ống dẫn trứng tính từ phần loa của ống dẫn
trứng.
(4) Phôi phát triển thành thai trong tử cung.
(5) Nhau thai được đẩy ra ngoài.
(6) Dưới tác dụng của oxytocin, cổ tử cung mở rộng.
(7) Thai được đẩy ra ngoài.
A. (1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (7) → (5). B. (1) → (2) → (4) → (3) → (6) → (5) → (7).
C. (1) → (3) → (4) → (2) → (6) → (5) → (7). D. (1) → (2) → (4) → (3) → (6) → (7) → (5).
Câu 159: Nhận định nào dưới đây về quá trình thụ tinh ở người là không đúng?
A. Để quá trình thụ tinh diễn ra bình thường, nhiều trứng cần rụng cùng một lúc.
B. Chỉ có một tinh trùng thụ tinh với một trứng.
C. Sự thụ tinh xảy ra ở 1/3 chiều dài của ống dẫn trứng tính từ buồng trứng.
D. Có sự kết hợp hai giao tử đơn bội để tạo thành hợp tử lưỡng bội
Câu 160: Ở cá thể đực, hormone LH có tác dụng gì?
A. Ức chế sản sinh tinh trùng.
B. Kích thích tế bào kẽ tiết hormone testosterone.
C. Kích thích vùng dưới đồi, làm tăng tiết GnRH.
D. Kích thích quá trình tiết inhibin ở tỉnh hoàn.
Câu 161: Trong cơ chế điều hoà sinh trứng ở người, hormone nào sau đây khi ở nồng độ cao kích
thích thuỳ trước tuyến yên và vùng dưới đồi tiết hormone?
A. LH. B. Progesterone. C. FSH. D. Estrogen.
Câu 162: Khi nói về cơ chế điều hoà sinh trứng, nhận định nào dưới đây là đúng?
A. FSH do thuỳ trước tuyến yên tiết ra kích thích hình thành và phát triển thể vàng.
B. Estrogen và progesterone kích thích niêm mạc tử cung dày lên.
C. GnRH ức chế thuỳ trước tuyến yên tiết FSH và LH.
D. Progesterone ở nồng độ cao kích thích vùng dưới đồi tiết GnRH, thuỳ trước tuyến yên tiết FSH và
LH.
Câu 163: Chức năng chính của thể vàng là gì?
A. Kích thích sự phát triển và nuôi dưỡng nang trứng.
B. Duy trì tổng hợp progesterone và estrogen sau khi rụng trứng.
C. Kích thích quá trình rụng trứng.
D. Kích thích bong lớp niêm mạc tử cung, gây hiện tượng chảy máu (kinh nguyệt).
Câu 164: Yếu tố môi trường tham gia điều hoà quá trình sinh sản bằng cách nào?
A. Ảnh hưởng trực tiếp đến cấu tạo của các cơ quan sinh dục.
B. Làm thay đổi thân nhiệt, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh.
C. Sự thay đổi độ ẩm, nhiệt độ của môi trường tác động trực tiếp đến hoạt động của tuyến tiền liệt và
tử cung, từ đó ảnh hưởng đến khả năng sản sinh tinh trùng và sản sinh trứng.
D. Ảnh hưởng đến hoạt động của các hormone sinh dục.
Câu 165: Biện pháp tránh thai nào dưới đây dựa trên cơ chế ức chế quá trình chín và rụng trứng?
A. Dụng cụ tử cung. B. Bao cao su nam.
C. Viên uống tránh thai hằng ngày. D. Tính vòng kinh.
Câu 166: Những biện pháp nào sau đây dùng để điều hòa sinh sản đang được áp dụng ở người?
(1) Biện pháp tránh thai ức chế quá trình chín và rụng trứng.
(2) Lựa chọn giới tính thai nhi.
(3) Thụ tinh trong ống nghiệm.
(4) Biện pháp tránh thai ngăn cản tinh trùng gặp trứng.
(5) Thay đổi điều kiện nhiệt độ.
(6) Biện pháp tránh thai ngăn cản sự làm tổ của phôi trong tử cung.
A. (1), (2), (3) và (6). B. (1), (3), (4) và (6).
C. (1), (4), (5) và (6). D. (1), (2), (4) và (6).
Câu 167: Cơ quan nào sau đây của nữ giới tiết ra progesteron?
A. Vùng dưới đồi B. Nang trứng C. Tuyến yên D. Thể vàng
Câu 168: Trong cơ chế điều hòa sinh trứng, LH kích thích
A. phát triển nang trứng
B. nang trứng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì hoạt động của thể vàng
C. dạ con phát triển chuẩn bị cho hợp tử làm tổ
D. tuyến yên tiết ra hoocmôn
Câu 169: Điều nào sau đây nói về hướng tiến hóa về sinh sản của động vật?
A. từ sinh sản vô tính đến sinh sản hữu tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ
con
B. từ sinh sản hữu tính đến sinh sản vô tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ
con
C. từ sinh sản vô tính đến sinh sản hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, tự đẻ trứng đến đẻ
con
D. từ sinh sản vô tính đến sinh sản hữu tính, thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ con đến đẻ trứng
Câu 170: Ở động vật sinh sản hữu tính có các hình thức thụ tinh là:
A. thụ tinh ngoài và thụ tinh trong B. tự thụ tinh và thụ tinh chéo
C. thụ tinh ngoài và thụ tinh chéo D. thụ tinh trong và tự thụ tinh
Câu 171: Ở nam giới, hoocmon nào sau đây sẽ kích thích quá trình sản sinh tinh trùng
A. GnRH, FSH, LH, testosteron B. GnRH, FSH, LH, tiroxin
C. GnRH, FSH, LH, progesteron D. FSH, LH, estrogen, progesteron
Câu 172: Điều không đúng khi nói về hình thức thụ tinh ở động vật là
A. thụ tinh ngoài là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái diễn ra bên ngoài cơ thể con cái
B. thụ tinh ngoài là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái diễn ra bên trong cơ thể con cái
C. thụ tinh trong làm tăng tỷ lệ sống sót của con non
D. thụ tinh ngoài làm tăng hiệu quả thụ tinh
Câu 173: Trong cơ chế điều hòa sinh trứng FSH kích thích
A. phát triển nang trứng
B. tuyến yên tiết hoocmôn
C. nang trứng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì hoạt động của thể vàng
D. dạ con phát triển chuẩn bị cho hợp tử làm tổ
Câu 174: Tại sao thời kỳ mang thai không có trứng chín và rụng?
A. Vì khi nhau thai được hình thành thì thể vàng tiết ra hoocmôn progesteron ức chế sự tiết ra FSH và
LH của tuyến yên
B. Vì khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hóc môn kích dục nhau thai (HCG) duy trì thể vàng tiết
ra hoocmôn progesteron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
C. Vì khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hoocmôn kích dục nhau thai ức chế sự tiết ra FSH và
LH của tuyến yên
D. Vì khi nhau thai được hình thành sẽ duy trì thể vàng tiết ra hoocmôn progesteron ức chế sự tiết ra
FSH và LH của tuyến yên
Câu 175: Testosteron nồng độ cao sẽ
A. ức chế tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH
B. ức chế tuyến yên tiết GnRH, FSH và LH
C. kích thích tuyến yên và vùng dưới đồi tăng tiết GnRH, FSH và LH
D. ức chế vùng dưới đồi tiết GnRH, FSH và LH
Câu 176: Chọn phát biểu đúng khi nói về hiện tượng kinh nguyệt?
A. Hiện tượng kinh nguyệt xuất hiện là do trứng chín và rụng kèm theo máu và phần bao nang của
trứng bị bài xuất ra ngoài
B. Hiện tượng kinh nguyệt có thể xuất hiện ngay cả khi không có trứng chín và rụng
C. Hiện tượng kinh nguyệt có thể xuất hiện khi nồng độ progesteron trong máu tăng cao
D. Những người phụ nữ áp dụng biện pháp thắt ống dẫn trứng sẽ không có hiện tượng kinh nguyệt
Câu 177: GnRH kích thích
A. phát triển ống sinh tinh và sản sinh ra tinh trùng B. tế bào kẽ sản sinh ra testosteron
C. tuyến yên sản sinh LH và FSH D. ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng
Câu 178: Sinh sản theo kiểu giao phối tiến hóa hơn sinh sản vô tính là vì thế hệ sau có sự
A. tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện
nhiều biến dị tổ hợp và có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường
B. đồng nhất về mặt di truyền tạo ra khả năng thích nghi đồng loạt trước sự thay đổi của điều kiện
môi trường
C. tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di chuyền, làm xuất
hiện nhiều biến dị tổ hợp có hại và tăng cường khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường
D. tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện
nhiều biến dị tổ hợp có lợi thích nghi với sự thay đổi của môi trường
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Mô tả đặc điểm sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp ở thực vật theo gợi ý trong bảng sau
Đặc điểm Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp

Loại mô phân sinh tham gia ? ?

Kết quả ? ?
Thời điểm xảy ra ? ?

Nhóm thực vật hạt kín có loại sinh trưởng ? ?

Đặc điểm Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp

Loại mô phân sinh tham gia Mô phân sinh đỉnh, mô phân Mô phân sinh bên.
sinh lóng.

Kết quả Tăng chiều dài thân, rễ, cành. Tăng đường kính thân, rễ,
cành.

Thời điểm xảy ra Từ khi bắt đầu chu kì sống của Nối tiếp sau sinh trưởng sơ
cây. cấp.

Nhóm thực vật hạt kín có loại Cây Hai lá mầm, cây Một lá Cây thân gỗ Hai lá mầm.
sinh trưởng mầm.

Câu 2: Nối tên các hormone thực vật với vai trò của chúng ở thực vật.
Hoocmon thực vật Vai trò
(a) Auxin (1) Kích thích quá trình chín của quả
(b) Gibberellin (2) Kích thích hình thành rễ bất định
(c) Cytokinin (3) Kích thích sự hình thành chồi
(d) Ethylene (4) Ức chế sự nảy mầm của hạt
(e) Abscisic acid (5) Kích thích sự dãn dài của thân

(a) – (2): Auxin kích thích hình thành rễ bất định.


(b) – (5): Gibberellin kích thích sự dãn dài của thân.
(c) – (3): Cytokinine kích thích sự hình thành chồi.
(d) – (1): Ethylene kích thích quá trình chín của quả.
(e) – (4): Abscisic acid ức chế sự nảy mầm của hạt.

Câu 3: Trình bày mối tương quan giữa các hormone trong thực vật.
Trả lời:
* Mối tương quan hormone của thực vật có hai dạng là: Tương quan chung và tương quan riêng.
- Tương quan chung:
+ Tương quan chung là tương quan giữa hormone thuộc nhóm kích thích sinh trưởng với hormone
thuộc nhóm ức chế sinh trưởng.
+ Ở giai đoạn cây đang sinh trưởng và phát triển, hormone kích thích được tổng hợp với lượng lớn,
chi phối và thúc đẩy hình thành các cơ quan sinh dưỡng. Khi cây chuyển sang giai đoạn sinh sản và
bước vào giai đoạn già hoá, hormone ức chế được tổng hợp với lượng tăng dần.
+ Căn cứ vào kiểu tương quan này, người ta có thể điều khiển thời gian ra hoa, tạo quả, chín của
quả, thông qua các biện pháp kĩ thuật như sử dụng hormone ngoại sinh, gây stress, ... để phục vụ
mục đích của con người.
- Tương quan riêng:
- Là tương quan giữa hai hay nhiều loại hormone khác nhau thuộc cùng một nhóm hay khác nhóm.
Một quá trình phát triển có thể được kích thích bởi một hoặc nhiều loại hormone, đồng thời lại bị ức
chế bởi loại hormone khác.
Câu 4. Trình bày quá trình phát triển ở thực vật có hoa.
Trả lời:
- Sinh trưởng ban đầu (Giai đoạn hạt – Giai đoạn non trẻ): Khi hạt giống được nảy mầm, nó sẽ phát
triển thành một cây non, có thân cây, lá và rễ. Trong giai đoạn này, cây sẽ tiếp nhận năng lượng từ
ánh sáng mặt trời và chuyển hóa nó thành chất hữu cơ thông qua quá trình quang hợp.
- Phát triển cây trưởng thành (Giai đoạn trưởng thành): Khi cây trưởng thành, nó sẽ tiếp tục phát
triển thêm các cơ quan mới như hoa, quả và hạt. Các hoa được hình thành trên đầu của cây và chứa
phần sinh dục của nó.
- Thụ phấn (Giai đoạn sinh sản): Phấn hoa sẽ được chuyển từ phần đực của hoa sang phần cái của
hoa để giao phối. Sau khi thụ phấn xảy ra, quả bắt đầu phát triển từ hoa. Quả có thể là loại quả thịt
hoặc loại quả khô, tùy thuộc vào loài cây.
- Rụng lá và lá khô (Giai đoạn già): Trong mùa thu, cây sẽ rụng đi các lá cũ và bắt đầu đưa ra lá
mới để tiếp tục quá trình quang hợp. Những lá cũ rụng sẽ trở thành phân bón tự nhiên để hỗ trợ sự
phát triển của cây.
- Chu kỳ nghỉ đông: Trong mùa đông, nhiệt độ giảm và ánh sáng mặt trời giảm sút, do đó cây sẽ
giảm sự hoạt động và chuẩn bị cho một chu kỳ mới của sinh trưởng và phát triển khi mùa xuân đến.
thể gây ra sự chết cây.
Câu 5: Tại sao cây trồng cần phải được bổ sung hormone sinh trưởng?
Trả lời:
Khi cây trồng thiếu hormone sinh trưởng, chúng có thể không phát triển đầy đủ hoặc không phát
triển đúng cách. Việc bổ sung hormone có thể giúp tăng cường sự sinh trưởng, tăng cường khả năng
chống chịu với các bệnh và môi trường khắc nghiệt, và cải thiện năng suất cây trồng.

Câu 6: Những hormone sinh trưởng như gibberellin có thể được sử dụng để điều khiển thời gian và
mức độ chín của trái cây như thế nào? Cho ví dụ minh họa.
Trả lời:
Gibberellin có thể kích thích sự tăng trưởng của trái cây và tăng cường quá trình chín. Điều này có
thể được sử dụng để điều khiển thời gian và mức độ chín của trái cây. Ví dụ, việc phun gibberellin
trên trái táo có thể kéo dài thời gian cho đến khi táo chín hoàn toàn.
Câu 7: Làm thế nào để tăng tốc độ sinh trưởng của các loại cây trồng như cà phê hay cao su?
Trả lời:
Có thể tăng tốc độ sinh trưởng của cây trồng bằng cách tăng cường ánh sáng, cung cấp đủ chất dinh
dưỡng, tưới nước đúng cách và sử dụng phân bón phù hợp.
Câu 8: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển của các loại cây trồng như lúa, ngô hay khoai
tây?
Trả lời:
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, chất dinh
dưỡng, độ pH của đất, độ thông thoáng của đất, và sự tác động của côn trùng và các tác nhân bệnh
hại.
Câu 9: Hãy cho ví dụ về sử dụng gibberellin để điều khiển thời gian và mức độ chín của trái cây
Trả lời:
Ví dụ về sử dụng gibberellin để điều khiển thời gian và mức độ chín của trái cây: Trong sản xuất
nho, nhà vườn có thể sử dụng gibberellin để kéo dài thời gian cho đến khi nho chín hoàn toàn và đạt
được kích thước lớn hơn. Ngoài ra, trong sản xuất đào, gibberellin cũng có thể được sử dụng để kích
thích sự tăng trưởng của trái cây và giúp đào chín đều.
Câu 10: Tại sao khi để các loại quả xanh gần các loại quả chín thì quả xanh sẽ chín nhanh hơn?
Trả lời:
Khi để các loại quả xanh gần các loại quả chín, quả chín sẽ tiết ra một loại khí gọi là ethylene.
Ethylene là một loại hormone sinh học tự nhiên được sản xuất bởi các loại quả khi chúng chín. Khí
ethylene này sẽ lan tỏa trong không khí và ảnh hưởng đến các quả xanh gần đó, làm cho quá trình
chín của chúng diễn ra nhanh hơn.
Câu 11: Trình bày đặc điểm phát triển và sinh trưởng ở động vật? Cho ví dụ minh họa.
Trả lời:
- Tốc độ sinh trưởng và phát triển của cơ thể không đều theo thời gian, có giai đoạn sinh trưởng và
phát triển nhanh, có giai đoạn chậm.
Ví dụ: Ở người, giai đoạn từ khi sinh ra đến trước tuổi dậy thì chủ yếu sinh trưởng. Đến giai đoạn
dậy thì tốc độ sinh trưởng và phát triển tăng lên rõ rệt, hình thành các đặc điểm sinh dục thứ phát.
- Tốc độ sinh trưởng và phát triển của các phần khác nhau của cơ thể diễn ra không giống nhau.
- Các cơ quan, hệ cơ quan của phôi thai cũng phát triển theo thời gian khác nhau.
Ví dụ: Ở người, tim bắt đầu đập vào ngày thứ 21 của thai kì; cẳng chân, cánh tay, hệ tiêu hoá bắt
đầu hình thành vào tuần thứ năm, ...
- Thời gian sinh trưởng và phát triển đạt đến kích thước tối đa (chiều cao hoặc chiều dài) là khác
nhau ở các loài động vật.
Câu 12: Trình bày hiểu biết về tuổi dậy thì ở người?
Trả lời:
- Tuổi dậy thì là giai đoạn phát triển sinh lý và tâm lý quan trọng trong cuộc đời của mỗi người.
Thông thường, tuổi dậy thì ở nam giới bắt đầu từ khoảng 9-14 tuổi và ở nữ giới bắt đầu từ khoảng 8-
13 tuổi, nhưng đây chỉ là khoảng thời gian chung và có thể khác nhau đôi chút giữa các cá nhân.
- Trong thời kỳ dậy thì, cơ thể bắt đầu sản xuất nhiều hormone giới tính, bao gồm testosterone ở nam
và estrogen và progesterone ở nữ. Những thay đổi về hormone này sẽ gây ra sự thay đổi về cơ thể và
tâm lý của trẻ, bao gồm sự phát triển của cơ thể, tăng trưởng của tóc và lông, và phát triển của các
cơ quan sinh dục.
- Tuổi dậy thì cũng ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Trẻ có thể trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị căng thẳng
và xấu hơn về tình hình bản thân, nhất là đối với các vấn đề liên quan đến vẻ ngoài. Trẻ cũng có thể
trở nên khó chịu, ít tự tin và khó thích nghi trong các mối quan hệ xã hội.
- Tuổi dậy thì cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Các thay đổi về hormone có thể gây ra các vấn
đề liên quan đến sức khỏe, bao gồm bệnh trầm cảm, bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch.
Câu 13: Nêu một số ví dụ về điều khiển yếu tố môi trường nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát
triển của vật nuôi?
Trả lời:
- Che chắn chuồng trại để giữ ấm cho trâu, bò vào mùa đông.
- Tiêm phòng dịch cho vật nuôi
- Vệ sinh chuồng trại thường xuyên. Có biện pháp kỹ thuật xử lý môi trường chăn nuôi như làm đệm
lót sinh học; sử dụng các chế phẩm sinh học, men vi sinh trộn vào thức ăn hoặc phun trực tiếp lên
nền chuồng.
Câu 14: Hãy cho biết, tại sao thức ăn là nhân tố tác động lớn nhất đến sinh trưởng và phát triển của
động vật?
Trả lời:
- Thức ăn có vai trò cung cấp nguyên liệu cho sinh tổng hợp chất hữu cơ, cung cấp năng lượng cho
mọi hoạt động sống, tạo nên các mô, cơ quan.
- Thức ăn không làm tăng khả năng thích ứng với mọi điều kiện sống bất lợi của môi trường. Do đó
nhân tố thức ăn ảnh hưởng lớn nhất đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
Câu 15: Trình bày ngắn gọn quá trình hình thành hạt phấn ở thực vật.
Trả lời:
Hình thành hạt phấn:
Bao phấn chứa các tế bào mẹ tiểu bào tử (2n), mỗi tế bào này tiến hành giảm phân hình thành 4 bào
tử đơn bội (n), mỗi bào tử đơn bội sau đó nguyên phân hình thành nên một hạt phấn. Hạt phấn (thể
giao tử đực) là tế bào có thành dày, chứa 2 nhân gồm nhân tế bào ống phấn và nhân sinh sản.
Câu 16: Trình bày ngắn gọn quá trình hình thành túi phôi ở thực vật.
Trả lời:
Hình thành túi phôi:
Túi phôi (thể giao tử cái) được hình thành từ sự biến đổi của tế bào trong cấu trúc noãn. Cụ thể, tế
bào mẹ đại bào tử (2n) nằm trong túi đại bào tử của noãn tiến hành giảm phân hình thành nên 4 đại
bào tử. Ba trong số 4 bào tử này sẽ tiêu biến, một đại bào tử sống sót thực hiện nguyên phân 3 lần
tạo thành 8 tế bào (gồm 1 tế bào trứng, 2 tế bào nhân cực, 3 tế bào đối cực và 2 tế bào kèm), lúc này
túi đại bào tử được gọi là túi phôi.
Câu 17. Quá trình thụ tinh ở thực vật hạt kín diễn ra như thế nào?
Trả lời:
Thụ tinh là sự kết hợp giữa giao tử đực với giao tử cái hình thành nên hợp tử. Trong quá trình thụ
tinh, sau khi ống phấn sinh trưởng kéo dài theo vòi nhuỵ chạm tới túi phôi, xuyên qua lỗ noãn, sẽ giải
phóng hai tinh tử (giao tử đực), một tinh tử kết hợp với trứng (giao tử cái) tạo nên hợp tử (2n), một
tinh tử còn lại hợp nhất với tế bào lớn chứa hai nhân ở trung tâm túi phôi (nhân cực) hình thành nên
nhân tam bội (3n). Cả hai giao tử đều tham gia vào thụ tinh nên quá trình này được gọi là thụ tinh
kép, hình thức thụ tinh này chỉ gặp ở thực vật hạt kín.
Câu 18: Phân biệt quá trình sinh sản hữu tính và vô tính ở thực vật, đồng thời nêu ưu điểm và nhược
điểm của mỗi loại sinh sản trong điều kiện tự nhiên.
Trả lời:
- Sinh sản hữu tính: là quá trình tạo ra con cái thông qua sự kết hợp của gien từ hai bố mẹ.
+ Ưu điểm: tạo ra sự đa dạng di truyền, giúp thực vật thích nghi với môi trường thay đổi.
+ Nhược điểm: tốn nhiều năng lượng, mất thời gian, phụ thuộc vào điều kiện thụ phấn và kết quả
không đảm bảo.
- Sinh sản vô tính: là quá trình tạo ra con cái không thông qua sự kết hợp của gien từ hai bố mẹ.
+ Ưu điểm: nhanh chóng, ít tốn năng lượng, không phụ thuộc vào điều kiện thụ phấn.
+ Nhược điểm: giảm đa dạng di truyền, dễ bị tổn thương do bệnh tật và thay đổi môi trường.
Câu 19: Điền tên các hoocmon phù hợp với các số trong sơ đồ điều hòa sinh tinh sau:
Câu 20: Vẽ sơ đồ điều hòa sinh trứng.

You might also like