KH Giao Duc 23-24

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

PHÒNG GDĐT TIÊN PHƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MG TIÊN CẢNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 20/KH-MGTC Tiên Cảnh, ngày 31 tháng 8 năm 2023

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC


Năm học 2023-2024

Căn cứ Thông tư số 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng


Bộ GDĐT về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục mầm
non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2019/ TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của
Bộ trưởng Bộ GDĐT, đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 28/2016/TT-
BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Quyết định số 1664/QĐ-UBND ngày 8/8/2023 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Quảng Nam về việc ban hành kế hoạch thời gian năm học 2023 –
2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường
xuyên;
Căn cứ Công văn số 204/PGDĐT ngày 31/8/2023 của Phòng Giáo dục và
Đào tạo huyện Tiên Phước về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDMN năm
học 2023-2024;
Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương và của nhà trường, của lớp,
của trẻ;
Nay trường Mẫu giáo Tiên Cảnh xây dựng kế hoạch giáo dục năm học
2023-2024 cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ về thể chất và tinh thần.
- Trẻ có sức khỏe tốt, có cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo
độ tuổi.
- Trẻ phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm,
kỹ năng xã hội và thẩm mỹ và chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 đối với trẻ 5 tuổi.
- Trẻ giữ gìn thân thể sạch sẽ, trẻ biết ăn uống đảm bảo chất dinh dưỡng và hợp
vệ sinh. Trẻ thực hiện được vệ sinh cá nhân và biết phòng chống dịch bệnh theo
mùa, đặc biệt là phòng, chống dịch bệnh Covid -19 trước làn sóng lây nhiễm mới.
- Giáo dục trẻ có kỹ năng sống phù hợp theo độ tuổi.
- Trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi được làm quen với tiếng Anh.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số vào công tác
quản lý, tổ chức các hoạt động trong nhà trường; Sử dụng hệ thống hồ sơ sổ
sách đúng theo công văn quy định, khoa học, tinh gọn, hiệu quả đáp ứng việc
thực hiện nhiệm vụ trong trường MN, MG.
2

- Tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo
đúng qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trước
làn sóng lây nhiễm mới theo qui định các cấp, các ngành liên quan.
- Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện; nghiêm túc thực hiện
bộ quy tắc ứng xử theo quy định tại Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày
12/04/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư quy định quy tắc ứng xử
trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường
xuyên; phấn đấu đạt các tiêu chí "Trường học hạnh phúc".
- Tiếp tục triển khai thực hiện giáo dục hòa nhập có chất lượng đối với trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt. Nâng cao hơn nữa việc truyền thông về giáo dục trẻ
khuyết tật, bảo đảm chính sách cho trẻ khuyết tật học hoà nhập.
- Tổ chức hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ rối loạn phát triển trong nhà
trường.
- Tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hóa.
- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động theo chủ đề “Đoàn kết, kỹ cương sáng
tạo, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo”.
- Thực hiện có hiệu quả Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non hạnh phúc
lấy trẻ làm trung tâm” gắn kết với việc nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề
“Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025” năm
học 2023-2024.
- Tiếp tục thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng phát triển vận động
cho trẻ trong trường mầm non” đồng thời lồng ghép các chuyên đề “An toàn
giao thông”, “Vệ sinh cá nhân”, “Lễ giáo” vào chương trình giáo dục;
- Triển khai thực hiện Chương trình “Tôi yêu Việt Nam” về giáo dục an
toàn giao thông cho trẻ theo Kế hoạch số 19/KH-PGDĐT ngày 06/7/2022 của
Phòng Giáo dục và Đào tạo Tiên Phước.
- Tổ chức hội thi “Liên hoan Cô giáo mầm non và gia đình trẻ thơ”.
- Tổ chức hội thi “Giáo viên mầm non dạy giỏi cấp trường”.
- Tham gia Hội thi “Giáo viên mầm non dạy giỏi cấp huyện” và các hội thi
khác do huyện, tỉnh tổ chức.
- Tổ chức giao ban chuyên môn theo kế hoạch của Phòng giáo dục.
- Tổ chức sinh hoạt giao lưu chuyên môn cụm trường.
- Tiếp tục thực hiện nâng cao chất lượng đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo
dục trẻ theo quan điểm giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”, tăng cường các điều
kiện về cơ sở vật chất trong nhà trường để đổi mới hoạt động nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục trẻ.
- Thực hiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong công tác bán trú,
luôn thay đổi thực đơn, món ăn phù hợp dinh dưỡng với trẻ.
- Xây dựng kế hoạch phòng chống trẻ nhẹ cân, thấp còi; tăng cường các
biện pháp khống chế tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì sau mỗi đợt cân đo.
3

- Thực hiện PCGDMNTNT theo Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày


24/3/2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ (PCGDXMC);
Thông tư số: 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT
Quy định về điều kiện đảm bảo và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công
nhận đạt chuẩn PCGDXMC. Với mục tiêu được công nhận phổ cập năm 2023.
- Nhà trường tiếp tục thực hiện tự đánh giá theo Thông tư số 19/2018/TT-
BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GDĐT Ban hành quy định về kiểm định chất
lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non. Với
mục tiêu phấn đấu trường đạt cấp độ 3 và được công nhận trường đạt chuẩn quốc
gia mức độ 2.
III. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Hoạt động chăm sóc trẻ
- Thực hiện nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú cho trẻ đáp ứng nhu cầu
dinh dưỡng khuyến nghị theo quy định tại Thông tư số 51/2020/ TT-BGDĐT
ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về sửa đổi, bổ sung một số nội dung
của Chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số
17/2019/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT, đã được sửa
đổi, bổ sung bởi Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ
trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo.
- Thực hiện tốt công tác y tế trường học theo quy định, bảo đảm 100% trẻ
đến trường được kiểm tra sức khoẻ và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu
đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế thế giới; phối hợp với Trạm Y tế thực hiện tốt
các biện pháp theo dõi, chăm sóc sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh, phòng
chống suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì cho trẻ em trong các trường MN, MG
và các nhóm trẻ độc lập, tư thục.
- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Công văn số 1464/UBND-KGVP ngày
16/3/2023 của UBND tỉnh về “Công tác nuôi dưỡng và đảm bảo an toàn cho trẻ
em tại cơ sở GDMN” phối hợp với ngành y tế bảo đảm an toàn thực phẩm trong
các trường MN, MG và các nhóm trẻ độc lập tư thục theo quy định; số bữa ăn
đáp ứng nhu cầu khuyến nghị, phân bố bữa ăn phù hợp với từng độ tuổi, tình
trạng dinh dưỡng của trẻ em, thời gian tổ chức ăn cho trẻ thực hiện theo lịch
sinh hoạt hằng ngày bảo đảm đúng quy định tại Chương trình GDMN;
- Tiếp tục thực hiện phần mềm dinh dưỡng và nghiên cứu xây dụng thực đơn đa
dạng phong phú (4 thực đơn/tháng) và thay đổi khi có dịch bệnh. Đảm bảo tiền ăn
15.000 đồng/trẻ nhằm cung cấp từ 60% trở lên nhu cầu khẩu phần ăn của trẻ tại
trường.
- Đảm bảo 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe 2 lần/1 năm, cân
đo 3 đợt và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ
chức Y tế Thế giới.
- Giáo dục trẻ có kỹ năng tự phục vụ: biết vệ sinh rửa tay bằng xà phòng,
biết lau mặt, chải răng đúng cách. Trong mùa dịch bệnh, đặc biệt bệnh Covid-19
giáo viên nhắc nhở trẻ rửa tay thường xuyên và đeo khẩu trang khi đến nơi công
cộng. Thường xuyên vệ sinh lớp học đồ dùng cá nhân trẻ bằng Cloruamin B.
4

- Thường xuyên thực hiện vệ sinh phòng lớp bếp và khu vực kho sạch sẽ
ngăn nắp gọn gàng, 100% trẻ ngủ sạp và có treo màn để phòng muỗi; phòng học
đảm bảo đủ ánh sáng, ấm áp mùa đông và thoáng mát mùa hè.
- Đưa các nội dung Chuyên đề “Đẩy mạnh phòng chống bạo hành trẻ” là
nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của nhà trường.
2. Hoạt động nuôi dưỡng
- Thực hiện nghiêm túc việc quản lý bán trú theo qui định của Phòng Giáo
dục Đào tạo.
- Thực hiện chế độ kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn theo đúng qui
trình được qui định tại Quyết định số 1246/QĐ-BYT ngày 31/03/2017 về việc
ban hành hướng dẫn thực hiện chế độ kiểm tra ba bước và lưu mẫu thức ăn đối
với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; bếp ăn được cấp có thẩm quyền công
nhận đạt bếp ăn an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Tiếp tục thực hiện Công văn số 1739/SGDĐT-GDMN ngày 22/8/2022
của Sở GDĐT về việc thực hiện Quyết định số 2195/QĐ-BGDĐT ngày
10/8/2022 của Bộ GDĐT Phê duyệt hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học
đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ
sở GDMN, tiểu học.
- Nghiên cứu và thực hiện tốt phần mềm dinh dưỡng để đảm bảo chất
lượng bữa ăn cho trẻ theo giá 15.000 đồng/ngày. Dự kiến học kỳ 2 sẽ thu tiền ăn
20.000đ/trẻ/ngày và tổ chức bữa ăn học đường cho trẻ.
- Ký cam kết hợp đồng thực phẩm với các cơ sở có đầy đủ giấy tờ pháp lý,
đảm bảo vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm với các điều khoản rõ ràng theo từng
loại thực phẩm, giá cả hợp lý.
- Thực hiện bếp ăn một chiều từ sơ chế đến chia ăn theo đúng qui trình và
tổ chức tốt giờ ăn của trẻ.
- Tăng cường công tác kiểm tra đột xuất trong các hoạt động tại bếp ăn và
việc chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý cơ sở vật chất tại các nhóm lớp.
- Tổ chức các bữa tiệc buffet cho trẻ tại lớp vào các ngày lễ nhằm tạo cho
trẻ sự hứng thú khi tham gia các hoạt động ở trường bên cạnh đó rèn luyện thói
quen hành vi văn minh trong ăn uống (phù hợp với tình hình thực tế và các
hướng dẫn phòng chống dịch bệnh).
- Nhà trường thường xuyên kiểm tra nguồn nước, các bể chứa nước thường
xuyên được vệ sinh sạch sẽ, được khử khuẩn.
- Phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và suy dinh dưỡng thể
thấp còi so với đầu năm học; khống chế tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì.
3. Hoạt động giáo dục
a) Thời gian tổ chức thực hiện chương trình GDMN: gồm 35 tuần thực học.
Trong đó:
- Học kỳ I: Từ ngày 05/9/2023 và kết thúc ngày 13/01/2024 (có 18 tuần
thực học, thời gian còn lại dành cho các hoạt động khác); Từ ngày 5/9-
8/9/2023 tuần lễ ổn định trẻ. Bắt đầu thực hiện chương trình ngày 11/9/2023.
5

- Học kỳ II: Từ ngày 15/01/2024 đến 25/5/2024 (có 17 tuần thực học, thời
gian còn lại dành cho nghỉ lễ, tết và các hoạt động khác).
b) Thời gian biểu chế độ sinh hoạt ngày.
Tuỳ theo tình hình thực tế của từng điểm trường, nhà trường phân bố thời
gian sinh hoạt ngày tại các lớp cho hợp lý.
HOẠT ĐỘNG
THỜI GIAN Khối Khối Khối
Mẫu giáo Bé Mẫu giáo Nhỡ Mẫu giáo Lớn

6 giờ 45 phút
Đón trẻ, chơi, tập Đón trẻ, chơi, tập Đón trẻ, chơi, tập
đến
thể dục buổi sáng thể dục buổi sáng thể dục buổi sáng
8 giờ 10 phút
8 giờ 10 phút
Hoạt động Hoạt động
đến Hoạt động học
ngoài trời ngoài trời
8 giờ 50 phút
8 giờ 50 phút
Hoạt động
đến Hoạt động học Hoạt động học
ngoài trời
9 giờ 30 phút
9 giờ 30 phút
Chơi, hoạt động Chơi, hoạt động Chơi, hoạt động
đến
ở các góc ở các góc ở các góc
10 giờ 20 phút
10 giờ 20 phút
Vệ sinh, Vệ sinh, Vệ sinh,
đến
ăn bữa chính ăn bữa chính ăn bữa chính
11 giờ 30 phút
11 giờ 30 phút
đến Ngủ Ngủ Ngủ
14 giờ 00 phút
14 giờ 00 phút
đến Ăn bữa phụ Ăn bữa phụ Ăn bữa phụ
14 giờ 30 phút
14 giờ 30 phút
Chơi, hoạt động Chơi, hoạt động Chơi, hoạt động
đến
theo ý thích theo ý thích theo ý thích
15 giờ 50 phút
15 giờ 50 phút
Trẻ chuẩn bị ra về Trẻ chuẩn bị ra về Trẻ chuẩn bị ra về
đến
và trả trẻ và trả trẻ và trả trẻ
17 giờ 00 phút
c) Tổ chức thực hiện
- Thực hiện đảm bảo chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ phù hợp với từng
độ tuổi, đảm bảo qui định.
- Chỉ đạo các lớp xây dựng kế hoạch giáo dục thực hiện Chương trình
GDMN phù hợp với trẻ, với lớp, với thực tế địa phương, đảm bảo đủ 35 tuần
thực học theo qui định.
6

- Chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm lấy trẻ
làm trung tâm; tăng cường các hoạt động vui chơi, ngoại khóa nhằm tạo cơ hội
cho trẻ trải nghiệm, khám phá; chú trọng giáo dục kỹ năng sống và phát triển
năng lực cần thiết cho trẻ, không quá nặng về nội dung cung cấp kiến thức.
- Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên thực hiện đánh giá trẻ theo qui định, đánh
giá đúng thực tế khả năng của trẻ; chú trọng đánh giá cá nhân trẻ để phát huy
đúng năng lực của trẻ đồng thời để điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp giúp
trẻ phát đúng hướng.
4. Hoạt động cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh
- Nhà trường phối hợp với Trung Tâm Năng khiếu Kha Phan để tổ chức
cho trẻ mẫu giáo bé, nhỡ và mẫu giáo lớn làm quen tiếng Anh (LQTA) (cả 3 độ
tuổi).
- Thời lượng: 2 buổi/tuần (cả 3 độ tuổi); từ 25-30 phút/buổi hoạt động.
- Thời gian tổ chức: Từ 15h30 – 16h30 các thứ trong tuần.
- Địa điểm: Các phòng học cho trẻ LQTA tại trường.
- Số lượng trẻ: Mỗi lớp học không quá 25 - 30 trẻ (tùy độ tuổi).
- Đảm bảo đầy đủ Tài liệu học liệu theo quy định.
- Phân công nhiệm vụ:
+ Giáo viên phụ trách các lớp chịu trách nhiệm hỗ trợ theo dõi việc tổ
chức hoạt động LQTA và giáo viên phụ trách lớp tổ chức hoạt động cho trẻ
không tham gia LQTA.
+ Giáo viên trực tiếp giảng dạy (giáo viên của Trung Tâm Năng khiếu
Kha Phan): có chứng chỉ chuyên môn, có nghiệp vụ sư phạm mầm non.
- Triển khai sơ kết 03 năm thực hiện Thông tư về việc thực hiện Chương
trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo.
5. Hoạt động ngoại khóa rèn kỹ năng sống
- Tổ chức dạy Aerobic cho trẻ (cả 3 độ tuổi).
- Tổ chức cho trẻ tham quan nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng, làng cổ
Lộc Yên và trường Tiểu học Mính viên.
- Tổ chức tiệc buffett cho trẻ (sẽ có điều chỉnh kế hoạch nếu tình hình mưa
bão, dịch bệnh diễn biến bất thường).
- Rèn trẻ kỹ năng rửa tay với nước sát khuẩn, xà phòng trước khi vào lớp,
trước khi ăn, sau khi chơi, sau khi vệ sinh…
- Rèn cho trẻ kỹ năng biết tự vệ.
- Sẵn sàng tâm thế vào lớp 1 (đối với trẻ 5 tuổi).
6. Giáo dục trẻ khuyết tật.
- Phân công giáo viên để dạy trẻ.
- Chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ.
7

- Giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp để trẻ khuyết tật cùng
tham gia, tạo điều kiện cho trẻ được hòa nhập cùng các trẻ bình thường khác
theo Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT ngày 29/01/2018 của Bộ GDĐT quy định
về giáo dục hoà nhập đối với người khuyết tật.
- Tổ chức hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ rối loạn phát triển.
IV. HOẠT ĐỘNG CHUYÊN ĐỀ CÁC HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN
HỖ TRỢ THEO CHƯƠNG TRÌNH GDMN
- Thực hiện có hiệu quả Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non hạnh phúc
lấy trẻ làm trung tâm” gắn kết với việc nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề
“Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025” năm
học 2023-2024; Chuyên đề "Giáo dục Phát triển vận động trong trường mầm
non".
- Tập trung thực hiện tốt Chủ đề của năm học là “Đoàn kết, kỹ cương sáng
tạo, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”.
- Tổng kết chuyên đề đẩy mạnh phòng, chống bạo hành trẻ trong học kỳ I.
- Tổ chức các kịch bản: Ngày hội đến trường của bé; Vui hội trung thu; Bé
vui ngày hội cùng cô; Mừng bé thêm một tuổi, Ngày hội tổng kết phát thưởng, lễ
ra trường trẻ 5 tuổi và tổ chức ngày 1/6.
- Tham gia sinh hoạt cụm chuyên môn cụm cấp huyện, cấp tỉnh.
- Tổ chức chuyên đề.
+ Khối Mẫu giáo Bé: Hoạt động thể dục; Hoạt động làm quen văn học;
hoạt động âm nhạc.
+ Khối Mẫu giáo Nhỡ: Hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non
theo tiếp cận đa văn hóa; hoạt động văn học kể chuyện sáng tạo, hoạt động
khám phá khoa học.
+ Khối Mẫu giáo Lớn: Hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non
theo tiếp cận đa văn hóa; Hoạt động làm quen văn học; Hoạt động tạo hình.
Ngoài ra nhà trường sẽ mở lại các chuyên đề do Phòng tổ chức.
- Tổ chức hội thi “Liên hoan Cô giáo mầm non và gia đình trẻ thơ”.
- Tổ chức hội thi “Giáo viên mầm non dạy giỏi cấp trường”.
- Tham gia Hội thi “Giáo viên mầm non dạy giỏi cấp huyện” và các hội thi
khác do huyện, tỉnh tổ chức.
V. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN TRƯỜNG, BỒI DƯỠNG GIÁO
VIÊN
- Bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch; tổ chức sinh hoạt theo hướng
nghiên cứu bài học, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia dự giờ, trao đổi rút
kinh nghiệm.
- Bồi dưỡng giáo viên lập kế hoạch giáo dục năm học của tổ chuyên môn,
của giáo viên.
8

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ hằng tháng và tổ chức sơ,
tổng kết việc triển khai thực hiện Chương trình GDMN.
- Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên các nhóm trẻ độc lập tư
thục trên địa bàn.
- Tổ chức chuyên đề, thảo giảng.
- Bồi dưỡng kiến thức về VSATTP, PCCC, sơ cấp cứu người bị tai nạn
thương tích cho tất cả CBGVNV.
- Hỗ trợ áp dụng sáng kiến cho CBGVNV.
VI. CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỐI HỢP VỚI CHA MẸ TRẺ,
BAN NGÀNH ĐOÀN THỂ
- Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể địa phương trong việc tuyên truyền,
vận động, nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của giáo dục mầm non.
- 100% nhà trường, các lớp đều có góc tuyên truyền, phổ biến một số nội
dung liên quan đến việc phòng chống các dịch bệnh cho trẻ theo mùa.
- Tuyên truyền một số hình ảnh về giáo dục kỹ năng trong ăn uống góp
phần hình thành nề nếp thói quen tốt, hành vi văn minh lịch sự có lợi cho sức
khỏe và sự phát triển lâu dài của trẻ.
- Tuyên truyền về phòng chống SDD đối với trẻ thừa cân béo phì trong
trường mầm non.
- Tuyên truyền phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.
- Hỗ trợ cho cha mẹ chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào lớp 1.
- Phối hợp với địa phương kiểm tra các nhóm trẻ trên địa bàn xã.
- Giáo viên vận động phụ huynh hỗ trợ nguyên vật liệu và tận dụng những
nguyên vật liệu sẵn có của địa phương làm đồ dùng dạy học cho trẻ theo từng
chủ đề và theo hướng đổi mới.
VII. CHỈ TIÊU ĐẠT
1. Chỉ tiêu phấn đấu về huy động trẻ ra lớp
Năm học 2023-2024, nhà trường cần thực hiện đạt được các chỉ tiêu sau:
+ 13/13 lớp Mẫu giáo tổ chức bán trú và 100% trẻ được học bán trú.
+ Phấn đấu huy động trẻ nhà trẻ ra lớp từ 12% trở lên.
+ Phấn đấu huy động trẻ MG ra lớp đạt từ 96,5% trở lên.
+ Vận động 100% trẻ 5 tuổi ra lớp.
2. Chăm sóc sức khỏe
- 100% trẻ được đối xử công bằng, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và
tinh thần, không xảy ra ngộ độc, dịch bệnh trong trường học.
- 100% trẻ được khám sức khỏe 2 lần/năm vào đầu năm học (Tháng 9) và
gần cuối năm học (Tháng 4), cân đo 3 tháng/lần và được theo dõi trên biểu đồ
tăng trưởng; luôn theo dõi trẻ khi có dấu hiệu phát mầm bệnh để điều trị kịp
thời.
9

- Phấn đấu giảm từ trên 50% trẻ SDD thể thấp còi, nhẹ cân và giảm 10% -
20% trẻ thừa cân và béo phì so với đầu năm học. Vận động phụ huynh có con trong
diện SDD thể nhẹ cân, thấp còi tăng cường bồi dưỡng cho các cháu tại gia đình.
- 100% đồ chơi ngoài trời đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
3. Nuôi dưỡng
- 100% trẻ được chăm sóc chu đáo, ngủ có sạp, có mùng, đắp chăn khi trời
lạnh, đi dép trong lớp giữ ấm chân, trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc.
- Bếp ăn được công nhận đảm bảo VSATTP.
- 100% CBNV tham gia lớp tập huấn về VSATTP.
- 100% các lớp đảm bảo thực hiện tốt chuyên đề vệ sinh, đồ dùng cho trẻ
như ca, khăn, bàn chải ….
- 100% các cơ sở có tủ thuốc, dụng cụ y tế, sổ theo dõi bệnh.
- 100% nhân viên cấp dưỡng khám sức khỏe định kỳ 1 lần/ năm.
- Kiểm định mẫu nước hằng năm.
4. Giáo dục
a) Tỷ lệ trẻ phát triển theo 5 lĩnh vực giáo dục.
- Chất lượng từng lĩnh vực của trẻ độ tuổi Mẫu giáo đạt từ 94% đến 98%.
- Tỷ lệ chuyên cần: 95% trở lên.
- Tỷ lệ bé ngoan: 95% trở lên.
b) Kết quả chăm sóc trẻ khuyết tật hòa nhập
1/1 trẻ khuyết tật học hòa nhập được giáo viên tổ chức các hoạt động giáo
dục phù hợp để cùng tham gia, được tạo điều kiện học hòa nhập cùng các trẻ
bình thường khác.
4/4 trẻ rối loạn phát triển được học hòa nhập.
c) Một số kỹ năng sống cho trẻ 3-5 tuổi
ĂN TÂM
KỸ
KHỐI UỐNG LÝ
STT LQTA AEROBIC NĂNG
LỚP VĂN VÀO
XH
MINH LỚP 1

1 Khối Lớn 81,4% 81,4% 97,5% 97,8% 98,6%

2 Khối Nhỡ 78,6% 78,6% 95,2% 95,5% 0

3 Khối Bé 75,8% 75,8% 90,9% 90,9% 0

Trên đây là kế hoạch giáo dục năm học 2023-2024 của trường Mẫu giáo
Tiên Cảnh. Đề nghị Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên các lớp căn cứ kế hoạch
10

này và dựa vào tình hình thực tế của lớp để xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp
và đạt kết quả.
Nơi nhận HIỆU TRƯỞNG
- Phòng GDĐT;
- Các tổ CM;
- Lưu: HSCM, VT.

Lê Thị Hiệu

You might also like