File T NG H P

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 45

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


----------
`

BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài:
Chuyển đổi năng lượng xanh
tại một số doanh nghiệp Việt Nam và đi sâu vào Công ty cổ phần May 10

Nhóm sinh viên thực hiện: Quách Đức Huy - 20211812


Nguyễn Thùy Linh – 20223495
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Huyền

Hà nội, ngày 18/3/2024


Lời nói đầu

Chuyển đổi năng lượng xanh vẫn luôn là đề tài được chú trọng không chỉ ở Việt
nam mà trên toàn Thế giới nói chung. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền
kinh tế hiện nay, bên cạnh đó là nhu cầu tiêu thụ điện năng đang ngày một tăng cao.
Đối diện với những thách thức đó, việc chuyển đổi sang sử dụng và phát triển
nguồn năng lượng tái tạo đã trở thành lựa chọn hàng đầu của toàn thế giới. Việt
Nam cũng đã và đang nỗ lực hết mình tìm ra giải pháp tiên tiến và hiệu quả nhất để
có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng mà không gây ra các vấn đề có hại cho môi
trường.
Trong thời nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày càng tăng cao, Việt Nam, song còn là
một quốc gia đang phát triển, cũng gặp phải nhiều vướng mắc và khó khăn trong
quá trình tìm ra hướng giải quyết. Chính vì thế mà nhóm nghiên cứu được thành lập
nhằm tìm hiểu và nghiên cứu dựa trên những tham khảo và tổng hợp từ nhiều nguồn
tài liệu đa dạng và khác nhau trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam cũng như trên
thế giới. Mong rằng đề tài nghiên cứu sẽ đóng góp một phần nhỏ giúp người đọc
nhận thức rõ hơn về nguồn năng lượng tái tạo cũng như những khó khăn mà nước ta
đang gặp phải trong quá trình chuyển đổi năng lượng hiện nay.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, nghiên cứu định
tính và định lượng của chuyển năng lượng xanh tại các doanh nghiệp. Từ kết quả
nghiên cứu , nhóm nghiên cứu đã chỉ ra mặt tích cực cũng như tồn tại hạn chế, đưa
ra những nhận định về cơ hội và thách thức trong quá trình chuyển đổi năng lượng
xanh tại doanh nghiệp Việt Nam.
Từ kết quả của đề tài, nhóm nghiên cứu đưa ra các giải pháp vượt qua thách thức,
khắc phục hạn chế về Chuyển đổi năng lượng tại doanh nghiệp Việt Nam mà cụ thể
là , Công ty cổ phần May 10 .

1
Mục lục
Lời nói đầu...................................................................................................................................................2
I. Đặt vấn đề.........................................................................................................................................5
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................................................5
1.2 Tổng quan nghiên cứu..................................................................................................................6
1.2.1 Tổng quan việc sử dụng năng lượng tái tạo hiện tay..........................................................................6
1.2.2 Những chuyển biến trong việc sử dụng và phát triển năng lượng tái tạo................................7
1.2.3 Sơ lược về nghiên cứu......................................................................................................9
1.3 Mục đích nghiên cứu............................................................................................................................10
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................10
1.5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu..........................................................................................10
1.5.1 cách tiếp cận......................................................................................................................................10
1.5.2 phương pháp nghiên cứu...................................................................................................................11
1.6 Kết cấu đề tài........................................................................................................................................11
1.2 năng lượng xanh...................................................................................................................................13
1.2.1 Năng lượng mặt trời:..............................................................................................................13
1.2.2 Năng lượng gió:......................................................................................................................13
1.2.4 Năng lượng thủy điện.............................................................................................................14
1.2.5 Năng lượng địa nhiệt..............................................................................................................14
1.2.6 Năng lượng sinh khối.............................................................................................................15
1.2.7 Năng lượng sinh học..............................................................................................................15
1.2.8 Năng lượng thủy triều............................................................................................................16
1.3 Định nghĩa doanh nghiệp.....................................................................................................................16
1.4 Chuyển đổi năng lượng xanh trong doanh nghiệp.....................................................................17
1.4.1 Định nghĩa Chuyển đổi năng lượng xanh trong doanh nghiệp..............................................17
1.4.2 Nội dung và hình thức của chuyển đổi năng lượng xanh trong doanh nghiệp.................................17
1.4.3 Tại sao cần chuyển đổi năng lượng xanh trong doanh nghiệp ?.......................................................19
1.4.4 Lợi ích của việc chuyển đổi năng lượng xanh trong doanh nghiệp..................................................20
Nâng cao nhận diện thương hiệu................................................................................................................20
Cải thiện năng suất.....................................................................................................................................20
Giảm lãng phí và giảm chi phí...................................................................................................................21
Gia tăng cơ hội đầu tư................................................................................................................................21
Sự hài lòng về tinh thần của nhân viên......................................................................................................21
Chương 2: Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi năng lượng xanh ở doanh nghiệp...............................22
2.1 Tổng quan tình hình chuyển đổi năng lượng xanh...............................................................................22
2.1.1 Tình thình thế giới.............................................................................................................................22
2.1.2 Xu hướng đầu tư vào năng lượng tái tạo của các nước trên thế giới...............................................23
2.1.3 Tổng quan về ngành năng lượng Việt Nam.....................................................................................25
2.2 Định hướng và cơ hội chuyển dịch năng lượng.................................................................................43
2
2.2.1. Hydro trong xu thế chuyển dịch năng lượng Việt Nam...................................................................44
2.2.2. Amoniac xanh..................................................................................................................................44
2.3 Khó khăn trong việc chuyển đổi năng lượng xanh................................................................................45
2.3.1 Vốn đầu tư.........................................................................................................................................45
2.3.2 Quy hoạch và hạ tầng........................................................................................................................46
2.4 Giải pháp khắc phục.............................................................................................................................47
Chương 3: Tình hình chuyển đổi năng lượng xanh tại Công ty cổ phần May 10......................................49
1. Tổng quan tình hình chuyển đổi năng lượng tại Công ty cổ phần May 10............................................49
b) Công ty cổ phần May 10 liên kết chuỗi cung ứng để thực hiện mục tiêu chuyển đổi xanh, thân
thiện với môi trường:..................................................................................................................................53
3. Thách thức..............................................................................................................................................55
III. Kết luận......................................................................................................................................56
IV. Tài liệu tham khảo......................................................................................................................57

3
I. Đặt vấn đề
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, với tốc
độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là 6,1% trong giai đoạn 2011-2022(1). Tuy
nhiên, để đạt được thành tựu tăng trưởng kinh tế ấn tượng này, Việt Nam đã phải trả giá
đắt về môi trường do còn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là than đá,
để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng. Chuyển đổi năng lượng xanh là một
yêu cầu bắt buộc nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và hướng tới tương lai phát triển
bền vững của Việt Nam.
Việt Nam có mức phát thải khí CO2 bình quân trên EJ năng lượng sơ cấp tương đối cao
(tới 63,12 tấn/EJ). Đặc biệt, so với năm 2011 thì tổng mức phát thải khí CO2 năm 2021
cao hơn 2,06 lần và bình quân trong giai đoạn 2011 – 2021 tăng 7,5%/năm(2).
Nhận thấy nhu cầu cấp thiết phải giải quyết khủng hoảng khí hậu và các tác động của nó,
Việt Nam đã cam kết giảm 9% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030 với kịch bản thông
thường và tới 27% với sự hỗ trợ từ quốc tế, theo Thỏa thuận Paris. Chính phủ Việt Nam
cũng đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050(3),
nhằm đạt được mức phát thải ròng bằng không vào giữa thế kỷ 21.
Để thực hiện những cam kết và nguyện vọng này, Việt Nam cần tập trung đẩy mạnh quá
trình chuyển đổi năng lượng xanh, bao gồm chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các
nguồn năng lượng sạch và tái tạo, chẳng hạn như năng lượng mặt trời, gió, năng lượng
từ sinh khối và chất thải. Quá trình chuyển đổi này không chỉ là nhu cầu cấp thiết mà
còn là cơ hội để Việt Nam tăng cường an ninh năng lượng, khả năng cạnh tranh kinh tế
và công bằng xã hội.
Các doanh nghiệp, với tư cách là nhà sản xuất và tiêu thụ năng lượng chính ở Việt Nam,
có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi này. Họ có thể góp phần giảm lượng khí
thải bằng cách áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng, chuyển sang các nguồn năng
lượng tái tạo, điện khí hóa các hoạt động và giao thông vận tải, đồng thời đầu tư vào các
giải pháp và công nghệ ít phát thải carbon. Ngoài ra, trên toàn bộ chuỗi giá trị của mình,
doanh nghiệp cũng có thể tác động đến các nhà cung cấp, khách hàng và các bên liên
quan của mình để áp dụng các hành vi và thực hành bền vững hơn.

4
Hơn nữa, việc chuyển đổi sang năng lượng xanh sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh
nghiệp về tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi thế cạnh tranh, giảm thiểu tác động môi trường,
giảm thiểu rủi ro, đem lại cơ hội đổi mới.
1.2 Tổng quan nghiên cứu
1.2.1 Tổng quan việc sử dụng năng lượng tái tạo hiện tay
Theo thống kê từ báo điện tử ĐCSVN, nhu cầu năng lượng trong nhiều năm trở lại đây
tăng vô cùng nhanh và chưa có dấu hiệu giảm về tốc độ. Tính đến ngày 6 tháng 3 năm
2023 tờ báo VOV.vn ( Báo điện tử đài tiếng nói Việt Nam) đã thống kê chỉ số chất
lượng không khí ( AQI ) tại Việt Nam cụ thể ở thủ đô Hà Nội đang ở mức kém và vô
cùng xấu, chiếm khoảng 30,5% tổng số ngày quan trắc, trong đó có một số ngày có AQI
suy giảm tới mức rất xấu (AQI = 201- 300). Báo cáo môi trường quốc gia về môi trường
không khí cho thấy, ô nhiễm không khí tại Hà Nội cũng như các tỉnh miền Bắc chủ yếu
là ô nhiễm bụi PM2.5 - loại bụi được coi là "tử thần" trong không khí khi có thể đi sâu
vào phổi, gây ra nhiều bệnh về hô hấp, tim mạch, đặc biệt là với đối tượng nhạy cảm
như người già, trẻ em.Nguyên nhân của hiện tượng này chính là việc sử dụng năng
lượng hóa thạch một cách bừa bãi, và hơn hết là việc chưa có đủ kiến thức trong việc xử
lý năng lượng đã qua sử dụng. Cụ thể ô nhiễm không khí làng nghề vẫn chưa được kiểm
soát, công nghệ sản xuất lạc hậu, chưa có đầu tư thích đáng cho xử lý nguồn thải, nhiên
liệu thường dùng là than chất lượng thấp. Trong những năm qua nhiều làng nghề bị ô
nhiễm nặng về bụi, khí độc, hơi kim loại có chiều hướng gia tang đáng kể. Ngoài ra,
việc người dân đốt rác thải, đốt rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp ngoài cánh đồng diễn ra
rất phổ biến, thường xuyên trong nhiều năm mà chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu để
ngăn chặn, làm tăng thêm tình trạng ô nhiễm không khí, khói mù cho khu vực đô thị,
dân cư tập trung.
TS Hoàng Dương Tùng chia sẻ: “Ô nhiễm không khí là vấn đề nghiêm trọng của Hà Nội
nhiều năm qua, bởi các nguyên nhân như giao thông, công nghiệp, xây dựng và các hoạt
động dân sinh” [1]. Đây chính là tác nhân lớn nhất khiến cho thủ đô bị ô nhiễm không
khí năng nề. Nhận thấy tính nghiêm trọng của vấn đề, nước ta cũng đã triển khai một số
giải pháp cụ thể bằng việc sử dụng năng lượng tái tạo thay cho năng lượng hóa thạch.
Giải pháp tuy không còn mới lạ, nhưng là bước tiến mới, một nước đi đúng giúp nền
công nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển. Hơn nữa, còn là một trong những giải pháp
5
cho tình trạng ô nhiễm nặng nề ngày càng nghiêm trọng tại Việt Nam. Dưới đây là
những chuyển biến đã và đang được nhà nước thực hiện trong việc sử dụng và phát triển
năng lượng xanh hay còn gọi là năng lượng tái tạo tại nước ta hiện nay.
1.2.2 Những chuyển biến trong việc sử dụng và phát triển năng lượng tái tạo
Theo Cổng thông tin điện tử Viện phát triển bảo hiểm Việt Nam, nước ta đã có
những bước chuyển biến trong việc sử dụng và phát triển năng lượng tái tạo, cụ thể:
Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam (Quyết
định số 2068 GĐ-TTg ngày 25/11/2016) với những mục tiêu lớn: “tăng sản lượng điện
sản xuất từ năng lượng tái tạo đạt khoảng 101 tỷ kWh vào năm 2020, khoảng 186 tỷ
kWh vào năm 2030 và khoảng 452 tỷ kWh vào năm 2050. Theo đó, tỷ lệ điện năng sản
xuất từ năng lượng tái tạo trong tổng điện năng sản xuất toàn quốc tăng từ lên khoảng
38% vào năm 2020; đạt khoảng 32% vào năm 2030 và khoảng 43% vào năm 2050” [2].
Qua mục tiêu được đề ra, cho thấy Việt Nam đã có bước tiến lớn trong việc coi trọng sử
dụng và phát triển năng lượng tái tạo, cùng với kế hoạch lâu dài cũng như đã xây dựng
chiến lược chi tiết, cụ thể tính đến năm 2050.
Đặc biệt, nhận thấy xu thế tất yếu cũng như sự cấp thiết của việc chuyển dịch cơ
cấu năng lượng, tại Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về
“Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2045” đã nêu quan điểm chỉ đạo: “Phát triển đồng bộ, hợp lý và đa
dạng hoá các loại hình năng lượng; ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các
nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch...; ưu tiên phát triển điện
khí, có lộ trình giảm tỉ trọng điện than một cách hợp lý” [3]. Nghị quyết cũng đề ra mục
tiêu: “Tỉ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng
15 - 20% vào năm 2030; 25 - 30% vào năm 2045” [4]. Nghị quyết 55 đã đề ra những
mục tiêu quan trọng để bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu
cầu phát triển nền kinh tế nhanh và bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái.
Theo ông Phạm Trọng Thực, Vụ trưởng Vụ Năng lượng mới và tái tạo (Tổng Cục Năng
lượng - Bộ Công thương), một trong những mục tiêu chung của Chiến lược phát triển
năng lượng tái tạo là giảm 25% phát thải khí nhà kính của Việt Nam và phần lớn các hộ
gia đình sẽ được tiếp cận với các dịch vụ năng lượng đáng tin cậy, bền vững, hiện đại
với giá cả phải chăng vào năm 2030.
6
Nhận thấy tiềm năng của việc sử dụng và phát triển năng lượng tái tạo tại Việt
nam, cụ thể trong việc giảm thiểu tiêu thụ tài nguyên hóa thạch, tránh phụ thuộc quá
nhiều vào tài nguyên như xăng, dầu, khí đốt. Điều này rất nhanh sẽ dẫn đến sự cạn kiệt
nếu sử dụng quá nhiều. Bên cạnh đó là lợi ích trong việc bảo vệ môi trường, giảm phát
thải các bon cũng như sản sinh ra khí carbon dioxide ( CO2) và các chất gây hại tạo nên
hiện tượng nhà kính. Bên cạnh đó việc sử dụng và phát triển năng lượng xanh góp phần
phát triển nền kinh tế, xã hội tại Việt Nam, cùng lúc đem lại nhiều việc làm, thúc đầy
phát triển nền kinh tế. Chi phí đầu tư cho việc phát triển và khai thác năng lượng tái tạo
từ thiên nhiên – nguồn năng lượng có thể tự sản sinh trong môi trường, mang lại hiệu
quả cao trong sản xuất, kinh doanh. Song, để nâng cao hiệu suất và ứng dụng hiệu quả
vào các nguồn năng lượng tái tạo, cũng góp phần thúc đẩy đổi mới công nghệ. Từ đó tận
dụng tốit đa nguồn năng lượng xanh, đẩy mạnh sự tiến bộ trong khoa học và công nghệ.
Chính vì thế, Việt Nam cũng đã có những bước đầu đi tới kết quả của việc phát triển
năng lượng tái tạo: Đối với nguồn điện năng lượng tái tạo, tính tới thời điểm tháng
7/2020, trên hệ thống điện quốc gia có tổng cộng 99 nhà máy điện mặt trời vận hành với
tổng công suất là 5.053 MW. Hiện cũng có 11 nhà máy điện gió đang hoạt động với tổng
công suất là 429 MW và 325 MW điện sinh khối, điện chất thải rắn gần 10 MW. Như
vậy, tổng công suất điện gió và mặt trời đã là 5.482 MW, chiếm khoảng 9,5% tổng công
suất nguồn đặt của hệ thống. Riêng đối với điện mặt trời mái nhà, tính đến ngày 31
tháng 8 năm 2020 đã có trên 47.000 hệ thống được lắp đặt với tổng công suất 1.128
MWp. Như vậy, nguồn điện năng lượng tái tạo đã đóng góp đáng kể để đảm bảo cung
ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu sinh hoạt của người dân.
Bên cạnh năng lượng mặt trời, tính đến nay số lượng dự án điện gió được phát triển tăng
rất nhanh, đặc biệt là khi Chính phủ ban hành cơ chế khuyến khích phát triển điện gió
(Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 và Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg
ngày 10/9/2018). Tính đến cuối tháng 12/2020, tổng công suất các dự án điện gió đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục nguồn và lưới điện đấu nối vào Quy
hoạch điện VII điều chỉnh: 11.584MW/176 dự án; tuy nhiên chỉ có khoảng 600 MW
điện gió đã được đưa vào vận hành trên toàn quốc.
Kể từ khi Chính phủ ban hành Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 về cơ
chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam và Thông tư số
7
16/2017/TT-BCT quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng
cho các dự án điện mặt trời, trong vòng hơn 3 năm đã có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài
nước đã tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các dự án điện mặt trời có quy mô lớn trên toàn
quốc. Các dự án chủ yếu tập trung ở khu vực miền Trung và miền Nam nơi có bức xạ
mặt trời cao. Đến hết năm 2020, nguồn điện mặt trời nối lưới đã được đưa vào vận hành
lên tới khoảng 9.000 MW (trong đó tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận gần 3,5GW). Quy
mô công suất của các dự án điện mặt trời đã được bổ sung quy hoạch là trên 13GW, tổng
quy mô đăng ký xây dựng nhưng chưa được bổ sung khoảng 50GW. Bên cạnh các dự án
điện mặt trời dạng trang trại (lắp đặt trên mặt đất, mặt nước), các dự án điện mặt trời mái
nhà cũng phát triển với tốc độ rất nhanh.
Đến nay, các dự án thủy điện quy mô lớn (> 100MW) ở những khu vực thuận lợi nhất để
phát triển đã đạt đến giới hạn, cơ hội hiện tập trung vào các dự án thủy điện quy mô nhỏ
với công suất dưới 30 MW. Tính đến hết tháng 6 năm 2017, tổng công suất lắp máy các
dự án thủy điện nhỏ trên địa bàn toàn quốc sau rà soát là 391 dự án với:
∑Nlm = 4.800 MW. Trong đó:
- Nhà máy đang vận hành khai thác 226 dự án với tổng công suất lắp máy là
∑Nlm= 2.562,9 MW.
- Nhà máy đang thi công xây dựng 165 dự án với tổng công suất lắp máy là
∑Nlm= 1.834,44 MW.
1.2.3 Sơ lược về nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận về việc phát triển năng lượng tái tạo cùng với thực trạng sử dụng
các nguồn năng lượng ảnh hưởng tới môi trường hiện nay tại Việt Nam. Bên cạnh đó là
những chuyển biến tích cực của các cơ quan, tổ chức làm việc trong lĩnh vực năng lượng
tại nước ta, nghiên cứu sau đây xin phép được tham khảo, phân tích cơ hội và thách thứ
trong chuyển đổi năng lượng xanh ở doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó đề xuất các giải
pháp cũng như phương án thực hiện cải tiến trong việc chuyển đổi năng lượng xanh
trong và ngoài nước. Để thực hiện, đề tài nghiên cứu xin phép nêu ra các nội dung cụ thể
sau:
- Hệ thống cơ sở lý luận về chuyển đổi năng lượng xanh của doanh nghiệp, thực
trạng ô nhiễm môi trường, một số khái niệm tham khảo về đề tài năng lượng xanh nói
chung và trong doanh nghiệp nói riêng.
8
- Phân tích cơ hội và thách thức trong việc chuyển đổi năng lượng xanh ở doanh
nghiệp tại Việt Nam, lợi ích cải thiện khi sử dụng năng lượng tái tạo cũng như những cơ
hội sẵn có dựa trên tiềm năng nước ta. Bên cạnh đó là những khó khăn gặp phải trong
việc tiến hành sử dụng và phát triển năng lượng xanh.
- Đề xuất giải pháp khắc phục, cải tiến trong việc thực hiện kế hoạch. Đảm bảo tính
hợp lý, tối ưu dựa trên khả năng và tiềm năng của Việt Nam.
1.3 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về chuyển dịch năng lượng xanh tại doanh nghiệp Việt
Nam, đề tài nghiên cứu cơ hội và thách thức khi thực hiện chuyển đổi năng lượng xanh
đối với các doanh nghiệp từ đó phân tích, đánh giá dựa trên các định hướng phát triển
ngành năng lượng của Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp.
Đồng thời muốn nêu bật một thông điệp: việc thực hiện thành công các chiến lược hạn
chế phát thải carbon dài hạn và đạt được mục tiêu net-zero vào năm 2050 sẽ mang lại
nhiều lợi ích kinh tế và môi trường cho Việt Nam.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài: chuyển đổi năng lượng xanh ở doanh nghiệp
Việt Nam và cụ thể là Công ty cổ phần May 10
 Đối tượng phân tích: các số liệu, kết quả chuyển đổi năng lượng xanh ở một số
doanh nghiệp cùng bộ chỉ số, tiêu chí đánh giá chuyển đổi năng lượng xanh theo báo cáo
của Tổng cục Thống kê Việt Nam . Trong đó, các số liệu, kết quả chuyển đổi năng lượng
xanh ở Công ty cổ phần May 10 được tham khảo từ công ty và một số nguồn tin chính
thống.
 Phạm vi nghiên cứu:
 Phạm vi về không gian: Chuyển đổi năng lượng xanh tại các cơ sở, doanh nghiệp
Việt Nam cụ thể là Công ty cổ phần May 10.
 Phạm vi về thời gian: Số liệu nghiên cứu năng lượng chủ yếu trong giai đoạn từ
2011-2022 và tầm nhìn về năng lượng xanh từ 2030-2050.
1.5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
1.5.1 cách tiếp cận
Để hoàn thành đề tài, nhóm sinh viên nghiên cứu đề tài chọn cách tiếp cận dưới góc độ
tham khảo, nghiên cúu và phân tích từ đó đưa ra tình hình và góp ý kiến đưa ra giải pháp
9
chuyển đổi năng lượng xanh trong các doanh nghiệp ở Việt Nam.
1.5.2 phương pháp nghiên cứu
Đề tài được sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
˗ Phương pháp phân tích: Tiếp cận với hệ thống tổng hợp số liệu từ các nguồn khác
nhau, phân tích hệ thống dữ liệu đã có, từ đó rút ra những khía cạnh, đặc điểm của
chuyển đổi năng lượng xanh nói chung và chuyển đổi năng lượng xanh tại doanh nghiệp
nói riêng.
˗ Phương pháp nghiên cứu định lượng: Thu nhập, phân tích dữ liệu của chuyển đổi năng
lượng xanh trong doanh nghiệp ở Việt Nam từ các nguồn chính thống, có độ tin cậy cao
ở cả trong nước và nước ngoài.
˗ Phương pháp nghiên cứu định tính: Với mục đích nắm chắc lý thuyết, bản chất của đề
tài và hệ thống hóa đối tượng cần phân tích. Phương pháp này chủ yếu dựa trên việc
nghiên cứu, tìm hiểu các nguồn tài liệu uy tín, bài báo khoa học và sách liên quan đến
chuyển năng lượng xanh, quá trình, vai trò của quá trình chuyển đổi năng lượng xanh
trong doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
1.6 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu thì đề tài nghiên cứu gồm 3 phần:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chuyển đổi năng lượng xanh của doanh nghiệp
Chương 2: Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi năng lượng xanh ở doanh nghiệp Việt
Nam
Chương 3: Tình hình chuyển đổi năng lượng xanh tại Công ty cổ phần May 10

II. Nội dung chính


Chương 1. Cơ sở lý luận về chuyển đổi năng lượng xanh của doanh nghiệp
1.1 Định nghĩa về năng lượng xanh
Đối mặt với thực trạng ô nhiễm môi trường, cụ thể là ô nhiễm không khí vô cùng
nghiêm trọng. Trong đó chỉ số AQI tăng cao, lên tới 241 đơn vị tính đến tháng 3 năm
2024. Nhận thấy sự nguy hiểm cũng như tính nghiêm trọng của vấn đề, Chính phủ cũng
như các cơ quan, tổ chức nghiên cứu cùng với các doanh nghiệp , xí nghiệp đang hoạt
động trong ngành công nghiệp năng lượng tại Việt Nam đều đang cố gắng tìm ra giải
pháp khắc phục. Vậy nên, không thể bỏ qua giải pháp sử dụng năng lượng tái tạo thay
10
cho năng lượng hóa thạch. Dựa trên nghiên cứu và tìm hiểu, xin phép được trích dẫn một
số khái niệm vể năng lượng xanh hay còn gọi là năng lượng tái tạo do các cơ quan hoặc
tổ chức đã đề ra.
Theo Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (Nasati): “Năng lượng xanh, còn
được gọi là năng lượng tái tạo, là loại năng lượng được tạo ra từ các nguồn tài nguyên tự
nhiên không giới hạn hoặc tái tạo được trong quá trình ngắn so với thời gian mà nó được
sử dụng.” [5]
Theo Bộ công thương Cục điều tiết điện lực (ERAV): “ Năng lượng xanh là nguồn năng
lượng được tạo nên từ các nguồn tự nhiên như mặt trời, gió, mưa, thủy triều… Các
nguồn năng lượng này có khả năng tái tạo, trong khi nhiên liệu hóa thạch là có hạn và
đang bị cạn kiệt.” [6]
Dựa trên tạp chí khoa học Đại học Văn Lang với tiêu đề “Tìm hiểu về năng lượng tái
tạo” ( Study of renewable energy ), tác giả nêu khái niệm: “Năng lượng tái tạo hay năng
lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người
là vô hạn như năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng và địa nhiệt. Năng lượng
tái tạo, thường được gọi là năng lượng sạch, là nguồn năng lượng tự nhiên liên tục được
bổ sung, tái sử dụng vô hạn, là nguồn năng lượng rất lớn, nhiều đến mức không thể cạn
kiệt. Ví dụ: ánh sáng Mặt Trời hoặc gió chính là nguồn năng lượng tái tạo, chúng có sẵn
và sản sinh liên tục, mang lại nhiều lợi ích ứng dụng thực tế.” [7]
Khái niệm năng lượng xanh theo EPA (2019), năng lượng xanh là một phần của năng
lượng tái tạo và đại diện cho các nguồn tài nguyên và công nghệ năng lượng tái tạo
mang lại lợi ích môi trường ở mức độ cao nhất. Họ cũng định nghĩa, điện xanh là điện
được sản xuất từ năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt, khí sinh học, sinh khôi đủ điều kiện
và các nguồn thủy điện nhỏ có tác động thấp. Khách hàng thường mua điện xanh, vì nó
không có khí thải và lợi ích giảm lượng khí thải carbon ra môi trường.
Còn Tập đoàn Điện lực Việt Nam đưa ra định nghĩa, năng lượng xanh là loại năng
lượng, mà khi được sản xuất, nó có ít tác động tiêu cực đến môi trường hơn so với năng
lượng hóa thạch (EVN, 2013).
Nhìn chung, có nhiều cách định nghĩa nguồn năng lượng xanh, nhưng tất cả đều dựa trên
đặc điểm là nguồn năng lượng tự nhiên, có khả năng tái tạo và không thể cạn kiện. Dựa
vào đặc điểm trên, nguồn năng lượng xanh được phân làm nhiều loại khác nhau, nghiên
11
cứu sau đây sẽ kể tên một số loại năng lượng được sử dụng phổ biến ở Việt nam cũng
như trên toàn Thế giới.
1.2 năng lượng xanh
Như đã đề cập ở phần trước, năng lượng xanh là năng lương được tạo ra từ nguyên liệu
tự nhiên và có khả năng tái tạo. Dưới đây là một số loại năng lượng tái tạo được sử dụng
phổ biến trên toàn Thế giới nói chung và các doanh nghiệp tại Việt Nam nói riêng.
1.2.1 Năng lượng mặt trời:
Theo tạp chí khoa học Đại học Văn Lang: “Năng lượng mặt trời là năng lượng của dòng
bức xạ điện từ xuất phát từ Mặt Trời đến Trái Đất. Chúng ta có thể trực tiếp thu lấy năng
lượng này thông qua hiệu ứng quang điện, chuyển năng lượng các photon của Mặt Trời
thành điện năng, như trong pin Mặt Trời. Trong tự nhiên có quá trình quang hợp được
cho là đã từng dự trữ năng lượng Mặt Trời cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sinh
học tự nhiên. Trong tương lai, quá trình này có thể giúp tạo ra nguồn năng lượng tái tạo
ở nhiên liệu sinh học, như các nhiên liệu lỏng (diesel sinh học, nhiên liệu từ dầu thực
vật), khí (khí đốt sinh học) hay rắn.” [8]
Vai trò của năng lượng mặt trời là vô cùng lớn không chỉ đối với con người mà còn tác
động đến cả sự tồn tải của các sự vật khác trên Trái đất. Hơn nữa, năng lượng mặt trời
còn là nguồn tài nguyên vô tận, thân thiện với môi trường, giúp thay thế phần nào nguồn
nhiên liệu hóa thạch, tránh phát thải khí CO2 có hại cho môi trường.
I.2.2 Năng lượng gió:
Năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển trong bầu khí quyển Trái Đất, là
một hình thức gián tiếp của năng lượng Mặt Trời. Quá trình này được diễn ra thông qua
việc sử dụng các cánh quạt của các tuabin gió để quay một rotor, tạo ra sự chuyển động
năng lượng cơ học, sau đó được chuyển đổi thành năng lượng điện thông qua máy phát
điện. Trong số 20 thị trường lớn nhất trên thế giới, chỉ riêng châu Âu đã có 13 nước với
Đức là nước dẫn đầu về công suất của các nhà máy dùng năng lượng gió với khoảng
cách xa so với các nước còn lại.
Hiện nay, việc phát triển năng lượng gió tạo ra điện đã và đang là xu thế trên toàn Thế
giới. Là nguồn năng lượng tái tạo và dễ khai thác, cùng với sự thay đổi khí hậu ở Việt
Nam chính là điều kiện thuận lợi để phát triển. Ngoài ra, đây còn là nguồn năng lượng
sạch, không gây ô nhiễm môi trường. Tiềm năng của năng lượng gió là rất lớn, bằng
12
việc sử dụng các tuabin gió có thể đem lại hiệu quả đáng gấp 20 lần so với những gì toàn
bộ con người cần.
I.2.3 Năng lượng thủy điện
Năng lượng thủy điện là một loại của năng lượng xanh được tạo ra bằng cách dùng sức
mạnh của dòng nước chảy để tạo ra điện. Quá trình này thường diễn ra trong các nhà
máy thủy điện được xây dựng trên các sông, con đập hoặc vùng nước có độ cao khác
nhau. Khi nước chảy hoặc rơi qua các tuabin, năng lượng cơ học của nước sẽ được
chuyển đổi thành năng lượng điện. Điện năng này sau đó được truyền đi thông qua mạng
lưới điện để cung cấp điện cho các hộ gia đình, công nghiệp và các doanh nghiệp.
Năng lượng thủy điện thúc đẩy các khả năng kinh tế, cụ thể các công trình thủy điện
thường có vốn đầu tư lớn, nhưng về lâu dài thì vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt
là chi phí vận hành và bảo dưỡng là vô cùng thấp so với vốn đầu tư. Mặt khác, năng
lượng thủy định còn giúp bảo tồn các hệ sinh thái qua việc ử dụng năng lượng của dòng
nước để phát điện, không hề ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng không
làm biến đổi các đặc tính của nước sau khi chảy qua tua bin. Hơn hết, là tính linh hoạt
trong việc điều chỉnh công suất của thủy điện, có thể dễ dàng khởi động và phát đến
công suất tối đa chỉ trong vài phút, trong khi các loại nhiệt điện khác phải mất đến vài
giờ.
I.2.4 Năng lượng địa nhiệt
Loại năng lượng xanh này được khai thác từ sự nhiệt tỏa ra từ bên trong Trái đất . Điều
này xuất phát từ sự phân hủy của các nguyên tố phóng xạ tự nhiên như uranium, thori và
kali-40, tạo ra nhiệt từ lòng đất. Năng lượng địa nhiệt có thể được khai thác thông qua
các kỹ thuật như khoan giếng sâu và sử dụng hơi nước hoặc chất lỏng nhiệt truyền để tạo
ra năng lượng điện.
Được coi là nguồn năng lượng tái tạo bền vững và ổn định, với lượng nhiệt khai thác
nhỏ hơn so với hàm lượng nhiệt của Trái đất. Lượng khí thải nhà kính của các nhà máy
điện địa nhiệt trung bình là 45 g CO2/kWh, bằng 5% so với các nhà máy đốt than thông
thường. Theo một báo cáo của Chính phủ Hoa Kỳ: Năng lượng địa nhiệt có cường độ sử
dụng đất thấp nhất trong tất cả các công nghệ năng lượng tái tạo.
Ngoài ra, các nhà máy điện địa nhiệt có hệ số công suất rất cao (thường là 90%, hoặc
cao hơn) nghĩa là chúng có thể hoạt động với công suất tối đa gần như mọi lúc. Những
13
yếu tố này cho thấy địa nhiệt có thể cân bằng các nguồn năng lượng dao động lớn (như
gió và mặt trời), khiến nó trở thành một phần quan trọng trong hỗn hợp năng lượng tái
tạo quốc gia. Sau nữa, nó có thể cung cấp điện linh hoạt, có thể điều khiển được, không
phụ thuộc vào thời tiết.
Bộ Năng lượng Hoa Kỳ nhận thấy rằng: Năng lượng địa nhiệt thế hệ tiếp theo có thể
cung cấp tới 120 GW ở quốc gia này vào năm 2050. Còn Viện Công nghệ Massachusetts
thì cho rằng: Năng lượng địa nhiệt có thể đáp ứng gấp đôi tổng nhu cầu năng lượng toàn
cầu.
I.2.5 Năng lượng sinh khối
Nguồn tài nguyên tái tạo này cũng cần được quản lý cẩn thận để thực sự được dán nhãn
là nguồn năng lượng xanh. Năng lượng sinh khối là một loại năng lượng sạch, năng
lượng tái tạo được sản xuất từ các nguồn tài nguyên hữu cơ (sinh khối) như cây trồng,
chất thải nông nghiệp, chất thải hữu cơ và các tài nguyên sinh học khác . Các nhà máy
điện sinh khối sử dụng chất thải gỗ, mùn cưa và chất thải nông nghiệp hữu cơ dễ cháy để
tạo ra năng lượng. Năng lượng sinh khối có thể được sử dụng để sản xuất nhiệt và điện
thông qua quá trình đốt cháy trong các ứng dụng lò đốt hiện đại, từ nồi hơi thu nhỏ trong
gia đình đến nhà máy điện nhiều megawatt sử dụng tua bin khí. ác hệ thống sử dụng sinh
khối làm năng lượng mang lại sự phát triển kinh tế mà không làm tăng hiệu ứng nhà
kính, vì sinh khối trung tính với lượng khí thải CO2 vào bầu khí quyển nếu nó được sản
xuất và sử dụng một cách hợp lý. Sinh khối có các đặc tính thân thiện với môi trường
khác (phát thải ít lưu huỳnh và oxit nitơ) và có thể góp phần phục hồi các vùng đất bị
suy thoái. Ngày càng có nhiều ghi nhận rằng việc sử dụng sinh khối trong các hệ thống
thương mại lớn dựa trên các nguồn tài nguyên và chất thải tích lũy, là bền vững và có
thể cải thiện việc quản lý tài nguyên thiên nhiên tổng thể.
I.2.6 Năng lượng sinh học
Nhiên liệu sinh học là một loại năng lượng xanh được sản xuất từ các nguồn tài nguyên
sinh học như cây cỏ, rừng, thực vật và chất thải hữu cơ. Quá trình sản xuất nhiên liệu
sinh học thường bao gồm sự chuyển hóa hóa học và sinh học của các nguyên liệu này để
tạo ra các dạng năng lượng như ethanol, biodiesel, hay biogas.
Theo Hiệp hội Năng lượng Sinh học Thế giới (WBA): “Sinh khối có khả năng làm giảm
sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và việc trộn nó với than trong sản xuất điện mang
14
đến nhiều cơ hội cho thị trường châu Á. Đặc biệt, giảm lượng khí thải carbon ròng của
các nhà máy nhiệt điện.” [9]
I.2.7 Năng lượng thủy triều
Thủy năng hay năng lượng nước là năng lượng nói chung nhận được từ lực hoặc năng
lượng của dòng nước, dùng để sử dụng vào những mục đích có lợi. Năng lượng thủy
triều ứng dụng dòng thủy triều lên xuống để quay cánh quạt chạy máy phát điện. Đây
cũng là một dạng năng lượng có nguồn nhiên liệu vô tận và miễn phí. Loại mô hình này
không sản sinh ra chất thải gây hại môi trường và không đòi hỏi sự bảo trì cao. Khác với
mô hình năng lượng mặt trời và năng lượng gió, năng lượng thủy triều khá ổn định vì
thủy triều trong ngày có thể được dự báo chính xác.

1.3 Định nghĩa doanh nghiệp


Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có
trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích
kinh doanh. Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký
thành lập theo pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam.
Doanh nghiệp với tư cách là tổ chức kinh tế có những đặc điểm là cơ sở để phân biệt với
hộ kinh doanh hoặc với các cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức kinh tế như cơ quan
nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức xã hội.
Doanh nghiệp có các đặc điểm pháp lý cơ bản như sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp phải có tên riêng. Tên của doanh nghiệp là dấu hiệu đầu tiên xác
định tư cách chủ thể độc lập của doanh nghiệp và là cơ sở để Nhà nước thực hiện quản
lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp cũng là cơ sở phân biệt chủ thể
trong quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau và với người tiêu dùng. Tên doanh nghiệp
phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của
doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ
tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Thứ hai, doanh nghiệp phải có tài sản. Mục đích thành lập của doanh nghiệp là kinh
doanh, do đó tài sản là điều kiện hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ ba, doanh nghiệp phải có trụ sở chính (trụ sở giao dịch ổn định). Doanh nghiệp
thành lập và hoạt động phải đăng ký một địa chỉ giao dịch trong phạm vi lãnh thổ Việt
15
Nam. Các doanh nghiệp có trụ sở chính tại Việt Nam, được đăng ký thành lập và hoạt
động theo pháp luật Việt Nam. Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của
doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm,
ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu
có).
Thứ tư, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thành lập theo quy định của pháp luật.
Thứ năm, mục tiêu thành lập doanh nghiệp là để trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh
doanh.

1.4 Chuyển đổi năng lượng xanh trong doanh nghiệp


1.4.1 Định nghĩa Chuyển đổi năng lượng xanh trong doanh nghiệp
Chuyển đổi năng lương xanh trong công nghiệp là áp dụng năng lượng xanh vào các
hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhằm sử dụng hiệu quả, tối đa hóa các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn tình trạng suy giảm đa dạng sinh thái, đưa mức
phát thải về tối thiểu. Việc chuyển đổi gắn liền với những khu công nghiệp, nhà máy, xí
nghiệp ít khói bụi, sử dụng các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, thân thiện
với môi trường. Chuyển đổi năng lượng xanh hiện còn khá mới mẻ và việc triển khai
cũng thực hiện cũng không dễ dàng bởi sự chuyển đổi nào cũng khó khăn và không thể
ngay lập tức phát huy tác dụng. Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đã hưởng ứng và lan
tỏa thông điệp tích cực này đến cộng đồng. Chuyển đổi từ mô hình kinh doanh truyền
thống sang mô hình sản xuất, kinh doanh thông minh và bền vững, thân thiện với môi
trường hơn. Tăng cường xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải đạt chuẩn nhằm
đảm bảo nước thải, khí thải được xử lý an toàn , các thông số ô nhiễm ở mức cho phép
trước khi thải ra môi trường.
1.4.2 Nội dung và hình thức của chuyển đổi năng lượng xanh trong doanh nghiệp
Quá trình chuyển đổi năng lượng xanh sẽ không có một công thức chung phù hợp với tất
cả doanh nghiệp. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như quy mô, lĩnh vực,
địa điểm và văn hóa của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số bước tiếp cận chung mà
doanh nghiệp có thể cân nhắc thực hiện bao gồm:

16
 Khảo sát đánh giá hiện trạng năng lượng: Doanh nghiệp cần đo lường mức tiêu thụ
năng lượng, lượng khí thải và chi phí, cũng như xác định các nguồn cung và cầu năng
lượng chính của mình và trên toàn bộ chuỗi cung ứng. Việc phân tích lượng khí thải
trực tiếp và gián tiếp của doanh nghiệp có thể thực hiện theo phạm vi để có được bức
tranh toàn diện về hiện trạng thực tế
 Phạm vi 1: Phát thải trực tiếp từ các nguồn được sở hữu hoặc kiểm soát từ doanh
nghiệp (VD: hoạt động sản xuất, hậu cần, vận chuyển, cơ sở vật chất, v.v.)
 Phạm vi 2: Phát thải gián tiếp đến từ việc mua điện của doanh nghiệp (VD: điện
được được tạo ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch như than và khí đốt hoặc thông qua các
nguồn tái tạo như năng lượng mặt trời, gió hoặc thủy điện)
 Phạm vi 3: Phát thải gián tiếp từ các nguồn không do doanh nghiệp sở hữu hoặc
kiểm soát trực tiếp nhưng có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp (VD: hàng hóa
và dịch vụ đã mua, các hoạt động đầu tư, tài sản thuê, hoạt động phát thải của đối tác
cung ứng).
 Ngoài ra, việc thực hiện khảo sát cũng cần đánh giá tiềm năng cải thiện hiệu quả năng
lượng hoặc ứng dụng năng lượng tái tạo trong các hoạt động sản xuất – kinh doanh
của doanh nghiệp.
 Xây dựng chiến lược năng lượng xanh: Doanh nghiệp cần xác định tầm nhìn và
mục tiêu chuyển đổi năng lượng xanh, phù hợp với chiến lược và giá trị tổng thể của
mình. Ngoài ra, để định lượng các kết quả thực hiện, doanh nghiệp cũng cần thiết lập
các chỉ số và thước đo để theo dõi và báo cáo tiến độ của mình và chủ động đưa ra các
hành động điều chỉnh thích hợp.
 Xây dựng lộ trình năng lượng xanh: Doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch hành
động với các sáng kiến xanh được sắp xếp thứ tự ưu tiên hợp lý để đạt được mục tiêu
năng lượng xanh, có tính đến các nguồn lực sẵn có, cơ hội và thách thức.
Tùy theo nhu cầu và khả năng của mình, doanh nghiệp có thể lựa chọn các hình thức
ứng dụng năng lượng tái tạo như:
 Tạo năng lượng tại chỗ – thông qua việc lắp đặt pin mặt trời, hệ thống tích trữ
năng lương, v.v. Thỏa thuận mua bán điện (PPA) – hợp đồng dài hạn với các dự án năng
lượng tái tạo như trang trại năng lượng mặt trời và gió Greenpower – năng lượng tái tạo
được chứng nhận từ các nhà cung cấp lưới điện bán lẻ. Greenpower – năng lượng tái tạo
17
được chứng nhận từ các nhà cung cấp điện lưới bán lẻ. Giấy chứng nhận năng lượng tái
tạo – được mua để bù đắp bất kỳ năng lượng ‘đen’ nào không thể tái tạo được và được
giao dịch trên thị trường mở.
 Ngoài ra, để tổ chức triển khai hiệu quả, doanh nghiệp cần phân bổ trách nhiệm, ngân
sách, nhân lực và thời hạn thực hiện kế hoạch của mình một cách hợp lý nhằm đạt
được mục tiêu chiến lược đã đề ra.
 Thực hiện lộ trình năng lượng xanh: Doanh nghiệp cần thực hiện kế hoạch của
mình bằng cách huy động các bên liên quan bên trong và bên ngoài ngoài doanh nghiệp
như nhân viên, quản lý, nhà cung cấp, khách hàng và đối tác. Việc thực hiện truyền
thông các hành động và kết quả đạt được sẽ giúp nâng cao uy tín và trách nhiệm giải
trình trong công bố thông tin của doanh nghiệp.
 Rà soát lộ trình năng lượng xanh: Doanh nghiệp cần thường xuyên rà soát kế
hoạch của mình bằng cách thu thập dữ liệu, phân tích và rút ra các bài học kinh nghiệm.
Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp có thể chủ động trong
việc điều chỉnh kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế.
1.4.3 Tại sao cần chuyển đổi năng lượng xanh trong doanh nghiệp ?
Thứ nhất, thủy điện của Việt Nam có chi phí thấp nhất trong các nguồn điện. Bên cạnh
đó, điện mặt trời và điện gió hiện đã cạnh tranh được với nhiệt điện than nhờ lợi thế về
tiến bộ công nghệ và số lượng các dự án đầu tư lớn. Dự kiến các nguồn năng lượng tái
tạo sẽ tiếp tục giảm chi phí đáng kể trong những thập kỷ tới. Trong khi đó, chi phí của
nguồn nhiệt điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch có xu hướng tăng do các yêu cầu về bảo
vệ môi trường ngày càng khắt khe.
Thứ hai, các vấn đề do nhiên liệu hóa thạch gây ra, bao gồm ô nhiễm không khí và biến
đổi khí hậu trên diện rộng, đã khiến Chính phủ, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân
nhận thấy sự cần thiết phải giảm phát thải khí nhà kính trong nền kinh tế.
Thứ ba, với hiệu quả về môi trường và kinh tế, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng nhanh
tỷ lệ nguồn năng lượng tái tạo trong cân đối năng lượng chung, tỷ lệ năng lượng tái tạo
trong tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp tăng từ 31% vào năm 2020 lên mức trên 90% vào
năm 2050.
Thứ tư, tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, bao gồm tăng hiệu suất module
quang điện mặt trời lên khoảng 25 – 27% với tấm pin năng lượng mặt trời đơn tinh thể
18
và có thể lên đến trên 40% đối với công nghệ kết hợp giữa các tấm pin đơn tinh thể với
một lớp phim mỏng; các tuabin gió với độ cao trên 200 mét với công suất mỗi tua bin
lên đến 20 MW cũng đã được áp dụng. Tiến bộ công nghệ đã đóng một vai trò quan
trọng trong việc đẩy nhanh việc triển khai năng lượng tái tạo trong ngành điện.

1.4.4 Lợi ích của việc chuyển đổi năng lượng xanh trong doanh nghiệp
Hầu hết các ngành công nghiệp trên toàn cầu đều phải đối mặt với nhu cầu từ khách
hàng, nhân viên, nhà đầu tư và các bên liên quan khác để trở nên bền vững hơn. Điều
này đã gây áp lực buộc các doanh nghiệp phải thực hiện trách nhiệm của mình liên quan
đến khí hậu, môi trường và con người, dẫn đến môi trường kinh doanh bị thay đổi. Một
số lợi ích của việc chuyển đổi xanh đối với các doanh nghiệp phải kể đến như:
Nâng cao nhận diện thương hiệu
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các vấn đề môi trường và xã hội. Doanh
nghiệp thực hiện chuyển đổi xanh sẽ thể hiện cam kết về phát triển bền vững, thu hút
khách hàng có chung giá trị. Các hoạt động xanh của doanh nghiệp, như sử dụng năng
lượng tái tạo, giảm thiểu rác thải, đóng góp cho cộng đồng, sẽ tạo thiện cảm và sự gắn
kết với khách hàng. Doanh nghiệp có thể sử dụng các thông điệp về môi trường và xã
hội để truyền tải giá trị thương hiệu, thu hút sự chú ý của khách hàng.
Cải thiện năng suất
Chuyển đổi xanh không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn có thể mang lại lợi ích kinh
tế cho các doanh nghiệp. Bằng cách áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng, giảm
lượng chất thải và tối ưu hóa quy trình sản xuất, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí
hoạt động và tăng cường hiệu suất. Hơn nữa, việc chuyển đổi sang các giải pháp xanh
thường đi kèm với việc tạo ra cơ hội mới về sáng tạo và phát triển sản phẩm/ dịch vụ
mới, phản ánh nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm/ dịch vụ có tác động tích cực
đến môi trường. Đồng thời, chuyển đổi xanh cũng có thể tăng cường uy tín và hình ảnh
của doanh nghiệp trong mắt khách hàng và cộng đồng, từ đó giúp thu hút và giữ chân
khách hàng, nhân viên.
Giảm lãng phí và giảm chi phí
Các sáng kiến xanh đang giúp doanh nghiệp tránh những thói quen lãng phí, không bền
vững cũng như chi phí gia tăng. Do đó, các sáng kiến như tiêu thụ năng lượng, chi phí
19
tiện ích, xử lý nước và giảm lượng giấy đã được xem là mang lại lợi ích chung cho các
doanh nghiệp và hành tinh.
Gia tăng cơ hội đầu tư
Đối với một doanh nghiệp xanh, điều đó không chỉ là tạo dựng uy tín mà còn là định vị
thương hiệu để có những khả năng đầu tư tốt hơn. Nếu tác động đến môi trường của một
thương hiệu có thể nhìn thấy được thì nhà đầu tư có thể tin tưởng vào thương hiệu đó
cũng như coi đó là tiêu chí quan trọng để đánh giá.
Sự hài lòng về tinh thần của nhân viên
Khi một doanh nghiệp thúc đẩy các biện pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững,
nhân viên sẽ cảm thấy tự hào khi được làm việc trong một môi trường có ý thức môi
trường. Họ có cơ hội tham gia vào các hoạt động xã hội có ích, như làm việc trong các
dự án bảo vệ môi trường hoặc tham gia vào các chương trình tái chế, từ đó cảm thấy
đóng góp của mình được đánh giá và coi trọng. Ngoài ra, môi trường làm việc xanh
cũng có thể tạo ra các cơ hội mới cho sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp của nhân
viên, thông qua việc thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới trong công việc hàng ngày. Điều
này có thể làm tăng sự cam kết và trung thành của nhân viên với doanh nghiệp.

20
Chương 2: Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi năng lượng xanh ở doanh nghiệp
2.1 Tổng quan tình hình chuyển đổi năng lượng xanh
2.1.1 Tình thình thế giới
Tình hình sử dụng năng lượng của các nước trên thế giới thời gian qua vẫn theo xu
hướng tăng, tuy nhiên tốc độ tăng đã giảm. Cụ thể, tính đến năm 2019, toàn cầu tiêu thụ
583,9 EJ, tăng 1,3% so với năm 2018, thấp hơn mức tăng bình quân trong giaiđoạn 2008
- 2019. Tiêu thụ năng lượng sơ cấp (NLSC) tính theo bình quân đầu người năm 2019
của toàn thế giới là 75,7 GJ/người, tăng 0,2%, chỉ bằng nửa mức tăng bình quân giai
đoạn từ 2008-2018 là 0,4%/năm. Theo Cục Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), tới năm
2035, mức tiêu thụ năng lượng trên thế giới sẽ tăng 35% và mức tăng trung bình hàng
năm được dự báo là 1,6%. Trong đó, xét theo nguồn nhiên liệu, mặc dù nguồn NLTT sẽ
tăng với tốc độ nhanh nhất, nhưng đến năm 2035 tỷ lệ tiêu thụ năng lượng hóa thạch vẫn
chiếm đến 78%. Nguyên nhân là do giá của các năng lượng hóa thạch rẻ hơn so với các
nguồn năng lượng hạt nhân, NLTT hay các dạng năng lượng hoàn nguyên khác. Theo
tính toán của EIA, hàng năm thế giới sẽ tiêu thụ một lượng nhiên liệu hóa thạch tương
đương với 11 tỷ tấn dầu. Do đó, nếu tốc độ tăng tiêu thụ năng lượng đến năm 2035 như
dự báo thì nguồn dầu thô sẽ cạn kiệt vào năm 2052, nguồn khí tự nhiên sẽ cạn kiệt vào
năm 2060 và nguồn than đá sẽ cạn kiệt vào năm 2088. Theo quốc gia, nhu cầu năng
lượng tại các nước đang phát triển sẽ tăng từ 3 đến 3,5 lần nhu cầu của các nước OECD,
trong đó Trung Quốc, Ấn Độ chiếm hơn 50%. Ấn Độ sẽ sớm trở thành nước tiêu thụ
năng lượng lớn thứ tư thế giới sau Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, với 33% nhu cầu
năng lượng và 65% lượng dầu nhập khẩu, trong khi Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia
tiêu thụ dầu lửa lớn nhất thế giới. Tại các nước EU, dự kiến đến năm 2035 phải nhập
khẩu 80% lượng khí đốt, 90% dầu và70% than đá.

21
Hình 1. Nhu cầu năng lượng của các nước đến năm 2035

2.1.2 Xu hướng đầu tư vào năng lượng tái tạo của các nước trên thế giới
Trước thực trạng nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt cũng như những vấn đề
về ô nhiễm môi trường nảy sinh trong quá trình khai thác các nguồn nguyên liệu này đã
dẫn đến xu hướng dịch chuyển năng lượng tại nhiều nước trên thế giới. Cụ thể: EU có
mục tiêu tỷ lệ NLTT trong tổng tiêu thụ năng lượng là 20% vào cuối năm 2020, 32%
vào năm 2030; Bắc Mỹ (Mỹ, Canada và Mexico) đặt mục tiêu 50% sản lượng điện từ
các nguồn NLTT vào năm 2025; Cộng đồng kinh tế của các quốc gia Tây Phi đang
hướng tới mục tiêu 38% NLTT vào năm 2030; Liên minh châu Phi đặt mục tiêu tối thiểu
10 GW NLTT trên lục địa vào năm 2030. Như vậy có thể thấy, xu hướng dịch chuyển
này đang là mục tiêu quan trọng của nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới, một mặt
nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, mặt khác góp phần giảm khí thải nhà kính,
giảm ô nhiễm môi trường và thực hiện các mục tiêu tăng trưởng bền vững.

22
Hình 2. Dự báo tăng trưởng về tỉ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu sản lượng điện đến
năm 2030

Tại Châu Á, nhiều quốc gia cũng đang trong quá trình dịch chuyển sang NLTT. Trong
đó, Trung Quốc hiện được xem là quốc gia dẫn đầu về đầu tư, sản xuất NLTT, đặc biệt
là điện gió, điện mặt trời và điện sinh khối. Trong giai đoạn (2016-2020), Trung Quốc
đầu tư hơn 360 tỉ USD vào NLTT, ước tính tạo thêm khoảng 10 triệu việc làm. Năm
2019, theo dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA), tại Trung Quốc,
công suất điện gió đã tăng gấp 22 lần, điện mặt trời tăng gần 700 lần so với năm 2018 và
là động lực chính giúp tổng công suất điện gió và điện mặt trời toàn cầu tăng gấp 33 lần.
Trong khi đó, tại Ấn Độ, công suất của NLTT đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 2015-
2019, năm 2019, điện từ NLTT đạt 78 GW, chiếm khoảng 22% tổng công suất lắp đặt.
Tỷ trọng của NLTT trong hợp phần năng lượng tại Ấn Độ tăng mạnh trong 10 năm qua,
từ 2% trong năm 2009 lên 9% trong năm 2019.

23
Hình 3. Đầu tư vào NLTT toàn cầu, 2008-2018

Các nước châu Âu đi đầu trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng NLTT Theo Chỉ số
dịch chuyển năng lượng của WEF năm 2021, Thụy Điển, Na Uy và Đan Mạch đã đứng
đầu trong quá trình dịch chuyển năng lượng. Điều này cho thấy Liên minh châu Âu với
tư cách là một lục địa đang dẫn đầu quá trình dịch chuyển năng lượng. 10 quốc gia hàng
đầu chiếm khoảng 2% dân số toàn cầu và khoảng 3% tổng lượng khí thải CO2 liên quan
đến năng lượng.
2.1.3 Tổng quan về ngành năng lượng Việt Nam
a) Giới thiệu
Là một trong các nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, Việt Nam là một
nước thu nhập trung bình với dân số trên 98 triệu người và có một thị trường năng lượng
thuộc nhóm lớn nhất trong khu vực. Hệ thống năng lượng của Việt Nam lớn thứ hai
trong khu vực ASEAN về công suất lắp đặt, chỉ sau Indonesia. Tính đến năm 2019, theo
số liệu của Tổng cục Thống kê, ước tính nguồn cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng
96,22 triệu tấn dầu tương đương (TOE), với mức tiêu thụ năng lượng cuối cùng là 66,39
triệu tấn TOE. Ngành điện chủ yếu sử dụng các nguồn tài nguyên than, dầu và khí nội
địa, sau đó đến thủy điện, và than nhập khẩu đóng vai trò ngày càng quan trọng. Trong
những năm gần đây, Việt Nam đã thành công trong việc mở rộng đầu tư sang các dự án

24
điện gió và điện mặt trời. Đặc biệt, về sự phát triển dài hạn của hệ thống năng lượng
quốc gia, có thay đổi quan trọng trong tổng cơ cấu nguồn cung năng lượng do tiềm năng
khác nhau ở ba miền là miền Bắc, miền Trung và miền Nam.

Sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam được dựa trên một nền kinh tế tiêu thụ
nhiều năng lượng. Với việc gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài và định hướng xuất
khẩu, nền kinh tế đã phát triển với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm trên 6,3% trong giai
đoạn 2012-2019. Tác động của quá trình công nghiệp hóa nhanh và phát triển sản xuất,
chế tạo đối với nhu cầu điện thể hiện rất rõ nét ở hệ số đàn hồi điện năng còn cao (tăng
trưởng nhu cầu điện năng/ 25 tăng trưởng GDP), trong đó tăng trưởng nhu cầu điện vượt
quá mức tăng GDP ở một mức biên đáng kể. Trong giai đoạn 2016 – 2020, hệ số đàn hồi
điện dao động ở mức trung bình 1,67 và đây là con số khá cao so với các nước trong khu
vực và trên thế giới, có nghĩa là Việt Nam đang ngày càng trở nên kém hiệu quả trong sử
dụng năng lượng. Trong khi đó, ở các nước kinh tế phát triển (G8, G20, OECD) giá trị
hệ số đàn hồi thường nhỏ hơn 1. Như vậy, thông qua các chỉ tiêu hiện nay cho thấy, hiệu
quả sử dụng điện của Việt Nam còn thấp, chưa tạo ra được giá trị kinh tế cao từ mỗi
kWh điện.
Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam tương đối khác biệt về cường độ sử dụng năng
lượng so với các quốc gia trong khu vực. Ví dụ, mặc dù mức tiêu thụ điện bình quân đầu
người hiện nay của Việt Nam thấp hơn so với Thái Lan và Malaysia, nhưng mức tiêu thụ
25
điện bình quân đầu người của Việt Nam cao hơn nhiều lần so với mức tiêu thụ điện
trong quá khứ của Thái Lan và Malaysia ở cùng mức GDP tương đương (ADB Chiến
lược và Lộ trình Đánh giá Ngành Năng lượng Việt Nam).

Về hệ thống điện, công suất phát điện của Việt Nam đạt 69,3 GW trong năm 2020 (tăng
từ mức 50,0 GW trong năm 2018), bao gồm cả nhập khẩu qua biên giới, và tăng hơn gấp
ba lần về công suất phát điện so với năm 2010 (20,4 GW).
Hệ thống điện trước đây dựa trên thủy điện và nhiệt điện khí, với nhà máy thủy điện Hòa
Bình và nhiệt điện khí đầu tiên vào cuối những năm 1990 khi các mỏ khí nội địa phục vụ
phát điện được bắt đầu đi vào sản xuất. Trong 10 năm đến năm 2019, gần một nửa công
suất phát điện bổ sung là nhiệt điện than (15,8 GW, đạt 48% tỉ lệ công suất mới). Trong
giai đoạn 2018-2019, mặc dù có các thách thức và chậm tiến độ khi phát triển dự án
nhưng cũng đã có thêm 3.2 GW nhiệt điện than được đưa vào vận hành. Trong những
năm gần đây, Việt Nam đã nhanh chóng phát triển điện gió và điện mặt trời thông qua
các chính sách hỗ trợ như biểu giá FIT. Tính đến hết tháng 10/2019, đã có trên 8.000
MW điện mặt trời và gần 2000 MW điện gió (trên bờ và gần bờ) đi vào hoạt động.

26
2.2 Định hướng và cơ hội chuyển dịch năng lượng:
Định hướng chuyển dịch năng lượng, giảm dần sử dụng nhiên liệu hóa thạch cũng
đã được nghiên cứu và tích hợp trong quá trình xây dựng Chiến lược phát triển năng
lượng và Quy hoạch năng lượng quốc gia. Hiện nay khoảng 80% nhu cầu năng lượng
toàn cầu được cung cấp bởi các nguồn nhiên liệu hóa thạch, ví dụ như than, dầu mỏ và
khí thiên nhiên. Khí thải nhà kính phát sinh từ quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch là
nguyên nhân chính cho quá trình nóng lên toàn cầu, gây ra những tác động to lớn tới môi
trường và hệ sinh thái của nhân loại. Để đạt được mục tiêu trung hòa khí thải carbon vào
giữa thế kỷ, thế giới phải có những bước đi mạnh mẽ, chính sách phù hợp nhằm thúc
đẩy chuyển dịch năng lượng, hạn chế sử dụng, tiến tới loại bỏ hoàn toàn nhiên liệu hóa
thạch, đồng thời phát triển ứng dụng các dạng năng lượng tái tạo không gây ô nhiễm môi
trường.
Tương tự như các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam cũng đang trong quá trình
chuyển dịch năng lượng với mục tiêu quan trọng là tạo ra một xã hội trung tính với
carbon thông qua việc sản xuất và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo thay thế và loại
bỏ dần nhiên liệu hóa thạch trong hệ thống năng lượng quốc gia. Rất nhiều nghiên cứu
đã được thực hiện để hỗ trợ thúc đẩy quá trình chuyển dịch này, và đã đi tới kết luân,
hydro xanh là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong hệ thống năng lượng ít phát thải
27
carbon trong tương lai. Hiện nay Hydro được sản xuất chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của
ngành lọc hóa dầu và ngành sản xuất phân bón. Tuy nhiên để phát huy hết tiềm năng của
hydro xanh, các nghiên cứu trên thế giới đang tập trung vào việc mở rộng ứng dụng của
hydro bằng cách hoàn thiện các công nghệ sản xuất, phối trộn phù hợp để có thể sử dụng
rộng rãi trong các ngành giao thông vận tải, điện năng, các ngành công nghiệp hóa
chất…, hướng đến giảm dần sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch trong các nhóm
ngành này. Việt Nam đã và đang từng bước tiếp cận các công nghệ tiên tiến này và coi
đó là các nhân tố quan trọng trong xu thế chuyển dịch năng lượng trong nước.
2.2.1. Hydro trong xu thế chuyển dịch năng lượng Việt Nam
Việt Nam đang từng bước nghiên cứu, xây dựng lộ trình khoa học để khai thác lợi thế
sẵn có, tận dụng những cơ hội tiềm năng qua đó thúc đẩy sự phát triển ngành công
nghiệp hydro xanh. Ưu tiên hàng đầu là đề xuất ra chiến lược quốc gia phát triển ngành
hydro xanh.
Chiến lược được kỳ vọng nhắm tới mục tiêu phát triển chính sách phù hợp để định rõ vai
trò của hydro xanh trong hệ thống năng lượng quốc gia, đảm bảo thúc đẩy hài hòa giữa
sự phát triển năng lượng tái tạo và sử dụng hydro xanh hợp lý. Trong đó phát huy ứng
dụng hydro xanh như là một giải pháp công nghệ giúp tăng cường phát triển nguồn năng
lượng tái tạo sẵn có, tránh tình trạng sa thải công suất nguồn điện từ năng lượng tái tạo,
vừa gây lãng phí tài nguyên cũng như chi phí đầu tư của xã hội.
Chiến lược cũng phân tích các yếu tố về thị trườn g, chính sách, cơ chế thúc đẩy đầu tư,
sản xuất, đẩy mạnh đào tạo, hợp tác quốc tế mở rộng thị trường, đảm bảo Việt Nam đáp
ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định cần thiết của ngành công nghiệp hydro xanh
trong khu vực và thế giới.
2.2.2. Amoniac xanh
Hiện nay tại Việt Nam ammonia đóng vai trò quan trọng trong ngành kinh tế vì là
nguyên liệu thiết yếu để sản xuất phân bón, phục vụ ngành nông nghiệp. Việt nam là
nước có nền nông nghiệp phát triển mạnh nên nhu cầu sử dụng ammonia là động lực
quan trọng thúc đẩy ngành công nghiệp này phát triển. Bên cạnh đó nếu đặt trong bối
cảnh phát triển của ngành hydro xanh trong tương lai, ammonia lại được cân nhắc có vai
trò mới, đó là khả năng lưu trữ và vận chuyển hydro kinh tế và hiệu quả.
Các nghiên cứu gần đây chỉ ra sự hiệu quả khi chuyển đổi hydro sang ammonia cho
28
phép giảm đáng kể chi phí vận chuyển ở khoảng cách xa do ammonia có nhiệt độ hóa
lỏng cao hơn nhiều so với hydro (nhiệt độ hóa lỏng của ammonia là -53ᵒC so với hydro
là -253ᵒC). Ngoài ra, ammonia có tỷ trọng năng lượng lớn hơn hydro nên cũng hiệu quả
hơn khi vận chuyển tới nơi tiêu thụ thông qua cơ sở hạ tầng phù hợp như ống dẫn, hải
cảng hoặc tàu biển có tải trọng lớn. Tới nơi tiêu thụ ammonia có thể được chuyển đổi lại
thành hydro hoặc sử dụng trực tiếp.
Ammonia cũng được cân nhắc sử dụng để thay thế nhiên liệu hóa thạch trong ngành sản
xuất điện năng hay lĩnh vực giao thông đường dài sử dụng động cơ đốt trong như máy
bay, tàu biển và xe tải hạng nặng.
Làm chủ công nghệ sản xuất ammonia xanh cũng mở ra cơ hội to lớn để xuất khẩu ra thị
trường quốc tế. Dự báo trong thời gian trung và dài hạn, nhu cầu ammonia sẽ tăng rất
nhanh, đặc biệt tại các quốc gia công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, CHLB
Đức.

2.3 Tiềm năng phát triển ngành năng lượng xanh


Việt Nam cũng thuộc danh sách các nước có tiềm năng lớn để đầu tư thêm các nguồn
năng lượng tái tạo mới như điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối, điện song biển và khí
sinh học Biogas bên cạnh các nguồn năng lượng sẵn có như điện khí tự nhiên hóa lỏng
LNG (Liquefied Natural Gas), thủy điện và điện than.

 Vị trí địa lý thuận lợi: Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3260 km, với tốc độ gió trung
bình 7 m/s. Các tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ và Nam Trung bộ có bức xạ mặt trời cao
trung bình 1.387-1.534 Kwh/KWp/năm. Đây là lợi thế tự nhiên tạo ra sức hút lớn về đầu
tư vào điện gió và điện mặt trời ở các tỉnh này. Bên cạnh lợi thế về gió, bức xạ mặt trời
thì với diện tích rừng lớn, chỉ riêng tại Cà Mau, lượng khai thác và các chế phẩm từ gỗ
đạt khoảng 225.000-300.000 tấn/năm cũng là tiềm năng lớn để phát triển điện sinh khối.

 Lĩnh vực được các nhà đầu tư quan tâm: Trong những năm gần đây, năng lượng tái tạo
là một trong những lĩnh vực được ưu tiên nhất cho đầu tư ở Việt Nam. Dự tính đến
2030, Việt Nam sẽ cần 12 tỷ USD để đầu tư nguồn điện mới. Năm 2021, Việt Nam xếp
hạng thứ 31 trong danh sách các quốc gia có độ thu hút cao về các cơ hội đầu tư và triển

29
khai trong lĩnh vực năng lượng tái tạ. Đồng thời, cùng với chính sách khuyến khích năng
lượng tái tạo, trong 3 năm vừa qua, các dự án khai thác điện gió, điện mặt trời đã phát
triển rất mạnh ở các tỉnh ven biển miền Trung và miền Nam. Tổng vốn đầu tư FDI vào
lĩnh vực sản xuất, phân phối điện là trên 5,1 tỷ USD trong năm 2020, cao hơn 4 lần so
với năm trước đó.

 Chi phí xây dựng lắp đặt ngày càng giảm: Chi phí sản xuất điện quy dẫn (LCOE) đối
với điện mặt trời tại Việt Nam đã giảm 106% trong vòng bốn năm trở lại đây. Dự kiến
đến năm 2022, đầu tư vào điện gió trên đất liền sẽ rẻ hơn đầu tư vào nhà máy nhiệt điện
than mới. Ngoài ra, Việt Nam cũng có thế mạnh về sản xuất và đã có những nhà máy
chuyên sản xuất tấm quang năng. Đồng thời, sở hữu cơ sở hạ tầng và mạng lưới truyền
tải vững chắc.

2.4 Khó khăn trong việc chuyển đổi năng lượng xanh
2.4.1 Vốn đầu tư
Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư vào chuyển đổi
năng lượng. Một trong những vấn đề chính là sự không đồng đều trong cơ sở hạ tầng và
khả năng truy cập vào nguồn điện, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn và miền núi.
Điều này khiến cho việc triển khai các dự án năng lượng tái tạo trở nên khó khăn và tăng
chi phí đầu tư. Ngoài ra, các thách thức về hệ thống pháp luật, thủ tục hành chính và
biên giới quy hoạch cũng góp phần làm giảm sự hấp dẫn của môi trường đầu tư vào lĩnh
vực này. Khả năng cạnh tranh với các nguồn năng lượng truyền thống cũng là một vấn
đề đáng lưu ý, đặc biệt là khi giá cả và các chính sách hỗ trợ vẫn chưa thể đảm bảo cho
tính khả thi kinh doanh của các dự án NLT. Đồng thời, việc đảm bảo ổn định về cơ sở hạ
tầng kỹ thuật và mạng lưới điện cũng đang đối diện với nhiều thách thức, khiến cho các
nhà đầu tư cảm thấy lo ngại về rủi ro và không chắc chắn khi tham gia vào thị trường
năng lượng tái tạo ở Việt Nam.
 Theo cổng thông tin Khoa học và Công nghệ hạt nhân, nước ta còn gặp phải một số
vướng mắc trong việc thu xếp vốn đầu tư. Cụ thể trong chủ trương hạn chế cấp bảo lãnh
Chính phủ cho các dự án hạ tầng năng lượng; các nước OECD và nhiều tổ chức tín dụng
quốc tế khác cũng hạn chế cho vay đối với các sự án nhiệt than. Các nguồn vốn ưu đãi
30
(ODA) nước ngoài để đầu tư các dự án điện cũng rất hạn chế. Việc thu xếp các nguồn vốn
trong nước gặp nhiều khó khăn, do tại hầu hết các ngân hàng trong nước đã vượt hạn
mức tín dụng đối với chủ đầu tư và các đơn vị liên quan.
 Ông Bùi Quốc Hùng – Phó cục trưởng Cục điện lực và Năng lượng tái tạo ( Bộ
Công Thương ) cho biết thách thức lớn nhất đối với phát triển năng lượng tái tạo nằm ở
vốn đầu tư và khả năng thu xếp vốn của chủ đầu tư, trong đó, rào cản tài chính là yếu tố
cản trở việc thực hiện một dự án kinh tế do thiếu tiếp cận với nguồn tài chính phù hợp.
Dựa trên cổng thông tin của Bộ công thương, thách thức về việc sử dụng đất, vốn đầu tư,
đầu nối, giải tỏa công suất, cơ chế chính sách là những vấn đề đấng quan tâm trong quá
trình định hướng, xây dựng chính sách phát triển nguồn điện tái tạo. Cùng với đó là việc
chưa có những tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện mặt trời, điện
gió. Ngoài ra, về năng lực và trình độ công nghệ của nước ta còn hạn chế nhiều mặt, cụ
thể trong cơ sở hạ tầng và kỹ thuật cũng như dịch vụ hỗ trợ sửa chữa và bảo dưỡng, thay
thế thiết bị.
 Theo đánh gió của Phó Cục trưởng Cục điện lực và Năng lượng tái tạo, việc phát
triển điện năng lượng tái tạo thời gian qua cũng đã bộc lộ một số bất cập trong công tác
quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng và khai thác các dự án điện gió mặt trời, phát triển
chưa đồng bộ với hệ thống truyền tải dẫn đến nghẽn mạch phải giảm phát.
2.4.2 Quy hoạch và hạ tầng
Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc chuyển dịch nguồn năng lượng xanh.
Một trong những thách thức đó chính là việc thiếu hụt kế hoạch chi tiết và kế hoạch phát
triển năng lượng tái tạo tại các cấp độ địa phương. Hơn nữa cơ sở hạ tầng hiện tại vẫn chưa
đủ mạnh mẽ và phát triển để hỗ trợ vào chuyển đổi năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
Từ ngày 01/01/2019 Luật quy hoạch có hiệu lực và ảnh hưởng vô cùng lớn đến công tác
lập, thẩm định, và bổ sung vào quy hoạch các dự án điện. Chính phủ đã ban hành Nghị định
số 37/2019/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy
hoạch, tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn gặp một số vấn đề vướng mắc đối với “Quy
định về chuyển tiếp”, “Về phạm vi” và “Về trình tự thủ tục bổ sung dự án vào Quy hoạch”.
Nhận thấy tính đồng bộ giữa các quy hoạch điện lực so với quy hoạch một số lĩnh vực hạ
tầng còn chưa cao. Một số dự án đã có trong quy hoạch nhưng vẫn chưa được địa phương
cập nhật kịp thời, khiến ảnh hương đến tiến độ đầu tư và xây dựng. Tương tự, điện gió
31
ngoài khơi mới chỉ ở giai đoạn chuẩn bị những đã gặp phải nhiều khó khan do chưa có quy
hoạch cụ thể.
Đại diện Viện Năng lượng ( Bộ Công thương ) phân tích : “ Chuyển dịch năng lượng Việt
Nam đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Nguồn tài nguyên năng lượng trong nước khá
đa dạng, phong phú, đặc biệt là năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, điểm yếu của ngành là
năng lực và trình độ công nghệ trong nước còn hạn chế, thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật và
dịch vụ hỗ trợ sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế thiết bị. Thêm nữa, hành lang pháp lý tạo
đà cho sử dụng hiệu quả năng lượng, năng lượng mới và tái tạo còn thiếu đồng bộ cần
phải hoàn thiện. Cùng với đó, tỷ lệ nội địa hóa công nghệ ngành năng lượng thấp, thiếu
cơ chế hỗ trợ và thúc đẩy nội địa hóa công nghệ; thị trường năng lượng cạnh tranh mới ở
giai đoạn đầu, chưa đồng bộ.” [10]
2.3.4 Tính hợp lý về giá cả và khả năng cạnh tranh:
Thị trường năng lượng cạnh tranh phát triển chưa đồng bộ, chính sách giá năng lượng
còn bất cập và chưa hoàn toàn phù hợp với các cơ chế thị trường.
2.4.3 An ninh cung ứng điện:
Thiếu nguồn cung nội địa; một số nhà máy điện có quy mô lớn chậm tiến độ hoàn thành
nên hệ thống điện quốc gia gặp nhiều khó khăn khi đáp ứng nhu cầu điện tăng cao; sự
phụ thuộc ngày càng lớn vào nguồn năng lượng nhập khẩu trong tương lai, nhất là than
và LNG.
2.4.4 Tính hợp lý về giá cả và khả năng cạnh tranh
Thị trường năng lượng cạnh tranh phát triển chưa đồng bộ, chính sách giá năng lượng
còn bất cập và chưa hoàn toàn phù hợp với các cơ chế thị trường.
2.4.5 Các thách thức về môi trường
Suy thoái môi trường ảnh hưởng đến các điều kiện sống, trước hết là ô nhiễm không khí
tại các thành phố lớn ở Việt Nam. Nhìn chung, vấn đề môi trường còn chưa được quan
tâm đúng mức; phát triển kinh tế nhanh được ưu tiên hơn so với phát triển bền vững.
2.4.6 Tính bền vững
Suy thoái môi trường ảnh hưởng đến các điều kiện sống, trước hết là ô nhiễm không khí
tại các thành phố lớn ở Việt Nam. Nhìn chung, vấn đề môi trường còn chưa được quan
tâm đúng mức; phát triển kinh tế nhanh được ưu tiên hơn so với phát triển bền vững.
2.5 Giải pháp khắc phục
32
Để khắc phục những khó khăn trong việc chuyển đổi năng lượng tái tạo, cần phải áp
dụng các giải pháp hiệu quả và thiết thực:
 Mở rộng quy mô
Để cải thiện và mở rộng hệ thống năng lượng, cần đẩy mạnh việc đầu tư vào nghiên cứu
và phát triển công nghệ mới để tăng hiệu suất và giảm chi phí sản xuất năng lượng tái
tạo.

 Chuyển đổi số
Thúc đẩy sử dụng các công nghệ thông minh và kỹ thuật số trong quản lý và vận hành
hệ thống năng lượng giúp tối ưu hóa hoạt động và tăng cường tính linh hoạt, từ đó giúp
cải thiện những khó khăn trước đây, tạo ra một hệ thống năng lượng tái tạo bền vững và
ổn định hơn

 Thay đổi chính sách, thu hút vốn đầu tư


Nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài và thúc đẩy sự phát triển của ngành năng lượng tái
tạo, có thể xem xét việc ưu tiên nhập khẩu năng lượng sạch từ các quốc gia hàng xóm
như Lào và Trung Quốc. Điều này không chỉ giúp đảm bảo nguồn cung năng lượng ổn
định mà còn thúc đẩy hợp tác kinh tế và năng lượng giữa các quốc gia trong khu vực.
Ngoài ra, còn có thể đầu tư vào các chương trình nghiên cứu và phát triển công nghệ
mới trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Việc này không chỉ giúp cải thiện hiệu suất sản
xuất mà còn tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào các dự án
nghiên cứu và phát triển.

 Thúc đẩy triển khai và tuyên truyền


Nhằm thúc đẩu triển khai và tuyên truyền về năng lượng sạch, chúng ta có thể tổ chức
các chương trình đào tạo và huấn luyện để nâng cao năng lực kỹ thuật và quản lý trong
lĩnh vực năng lượng tái tạo, tổ chức các hoạt động tuyên truyền và giáo dục cộng đồng
về lợi ích của năng lượng sạch và biện pháp tiết kiệm năng lượng. Từ đây, giúp tạo ra
một ý thức cộng đồng về việc bảo vệ môi trường và sử dụng nguồn năng lượng bền
vững.

33
34
Chương 3: Tình hình chuyển đổi năng lượng xanh tại Công ty cổ phần May 10
1. Tổng quan tình hình chuyển đổi năng lượng tại Công ty cổ phần May 10:
Công ty cổ phần May 10 là một doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh hàng may
mặc thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Canađa, Mỹ…. Từ nhiệm vụ phục vụ quân đội
là chính, đến nay, Công ty cổ phần May 10 đã mở rộng các mặt hàng may mặc, không
chỉ phục vụ thị trường trong nước, mà còn là doanh nghiệp có hàng may mặc xuất khẩu
uy tín trên thị trường thế giới. Với hơn 4.000 lao động, mỗi năm Công ty sản xuất trên 6
triệu tấn sản phẩm các loại chất lượng cao, trong đó, 80% sản phẩm được xuất khẩu sang
các thị trường Đức, EU, Nhật Bản, Hồng Kông,
Công ty có 10 cán bộ công nhân viên làm việc trong nhóm năng lượng, thường xuyên
tham gia theo dõi, hướng dẫn và thực hiện sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm.
Công ty có nhiều loại máy khâu với động cơ có hệ số công suất không cao và tiêu thụ
một lượng lớn công suất phản kháng, nhất là khi phải chạy non tải hay không tải. Điều
này sẽ làm giảm hiệu quả trong vận hành lưới điện. Để khắc phục, Công ty đã lắp đặt
các thiết bị bù cos. Ngoài ra, Công ty còn thường xuyên sử dụng hệ thống máy phát hỗ
trợ vào giờ cao điểm, hệ thống điều hoà nhiệt độ chỉ được sử dụng khi nhiệt độ trên
320C. Bên cạnh các giải pháp thực hiện tiết kiệm điện kể trên, Công ty còn tiến hành
thực hiện nhiều biện pháp giáo dục, tuyên truyền ý thức sử dụng năng lượng hiệu quả và
tiết kiệm đối với cán bộ, công nhân viên, nhất là khu vực có công nhân sản xuất trực
tiếp.- định hướng chuyển đổi năng lượng của công ty trong tương lai.
Sau khi tiến hành khảo sát vấn đề tiêu thụ năng lượng tại Công ty cổ phần May 10 cho
thấy, hàng năm, Công ty tiêu thụ một lượng điện năng khoảng 7.000.000 kWh và 14
triệu tấn than, 5 tấn Gỗ/Trấu và 2 tấn các loại sinh khối khác
Qua biểu đồ tiêu thụ năng lượng các tháng trong những năm gần đây mà nhóm nghiên
cứu thu thập được là năm 2021, 2022 và 2023, cho thấy, từ tháng 4 đến tháng 9, lượng
năng lượng tiêu thụ của Công ty tăng nhiều hơn so với các tháng 1-3 và các tháng 9-12.

35
Hình 11. Mức điện năng tiêu thụ trong năm 2021-2023

Hình 12. Mức năng lượng hóa thạch sử dụng trong năm 2021-2023

- Theo báo cáo của Công ty cổ phần May 10, nguồn cung năng lượng năm 2022
được thống kê theo bảng sau:

36
STT Loại nhiên liệu Đơn vị TOE/đơn vị Tiêu thụ
1 Điện kWh 0.0001543 7.000.000
2 Than cốc Tấn 0.70 - 0.75 2.000
Than cục
3 Tấn 0.70 - 0.75 500
(Anthracite)
4 Than cám loại 1,2 Tấn 0.70 650
5 Than cám loại 3,4 Tấn 0.60 50
6 Than cám loại 5,6 Tấn 0.50 20
7 Than non Tấn 0.35 - 0.45 15
14 Gỗ /Trấu Tấn 0.373 10
Các dạng sinh khối
15 Tấn 0.277 5
khác

- Nhận xét tình hình sử dụng năng lượng tại nhà máy thuộc Công ty cổ phần May
10
Ngoài các nguồn năng lượng được thống kê trong bảng, còn một số loại nguồn nguyên
liệu khác như xăng, dầu diesel,… nhằm phục vụ công tác vận chuyển hàng hóa, sản xuất
tuy nhiên trong không đáng kể nên không được liệt kê trong bảng trên.
Trong bối cảnh có nhiều tác động khiến giá năng lượng, nguyên nhiên vật liệu tăng cao,
Công ty cổ phần May 10 hướng tới mục tiêu “xanh hóa” sản xuất, phát triển bền vững
thông qua việc sử dụng năng lượng xanh. Nếu trước kia, 100% năng lượng của Công ty
cổ phần May 10 sử dụng năng lượng hóa thạch thì hiện nay, họ đang chuyển dần sang
sử dụng năng lượng tái tạo. Kết thúc năm 2022, 50% năng lượng của Công ty cổ phần
May 10 đã sử dụng năng lượng tái tạo từ mặt trời cung cấp điện cho hoạt động sản xuất
kinh doanh. Công ty cổ phần May 10 cũng đã có lộ trình trong năm 2024 và muộn nhất
năm 2025 sẽ thay đổi toàn bộ nguồn năng lượng là năng lượng tái tạo.
Cụ thể vào tháng 11/2022, Công ty cổ phần May 10 đã ký kết hợp tác với Công ty
TNHH Greenyellow Power Ventures (GreenYellow) về việc phát triển dự án điện năng
lượng mặt trời mái nhà tại Xí nghiệp May Bỉm Sơn. Từ năm 2019-2021, tổng công ty
37
cũng đã tiến hành: Cải tạo, thay thế các bóng đèn huỳnh quang tại các kho ở trụ sở tổng
công ty bằng đèn led tiết kiệm điện hiêu suất cao; thay thế việc sử dụng nồi hơi đốt than
ở khu vực bếp ăn sang nồi hơi điện giúp giảm thất thoát nhiệt trong quá trình sử dụng và
giảm phát thải CO2; tiến hành thay thế cải tạo các thiết bị tiêu thụ năng lượng cao áp
dụng công nghệ mới tiết kiệm năng lượng cùng các giải pháp nhằm nâng cao năng suất
lao động, giảm giờ làm giúp tiết kiệm điện năng.
Công ty cổ phần May 10 cũng thành lập Ban Quản lý năng lượng và áp dụng hệ thống
quản lý năng lượng ISO 50001:2018; đồng thời, ứng dụng hệ thống giám sát năng lượng
vào trong sản xuất với 38 điểm đo đếm được kết nối với hệ thống Smart EE thông qua 5
port và 3 Adam. Hệ thống giúp cảnh bảo việc sử dụng năng lượng không hiệu quả như
tình trạng chạy máy không tải, tình trạng sụt giảm khí nén, hơi nóng do rò rỉ hoặc hư
hỏng trên hệ thống. Từ các thông số sử dụng năng lượng này Ban tiết kiệm năng lượng
sẽ có cơ sở dự liệu để phân tích vấn đề sử dụng năng lượng chưa hiệu quả đề kịp thời có
kể hoạch cải tiến nâng cao nhiệu suất sử dụng năng lượng của máy móc thiết bị.
Cho đến nay (2023-2024) , Công ty cổ phần May 10 đã chủ động chuyển đổi nhiên liệu
trong quá trình sản xuất. Trong năm 2023 - 2024, Công ty cổ phần May 10 sẽ giảm
được khoảng trên 20.000 tấn CO2 ra môi trường. Điều này không chỉ nâng cao uy tín, vị
thế của Công ty cổ phần May 10 trên thị trường mà còn là sự đóng góp của Công ty cổ
phần May 10 trong quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững.

2. Cơ hội
a) Chính sách và sự quan tâm của Đảng, Chính phủ là nền tảng vững chắc, là động lực,
là mục tiêu thúc đẩy Công ty cổ phần May 10 tiên phong đi đầu, dám nghĩ dám làm,
dám đột phá về chuyển đổi năng lượng xanh trong giai đoạn hiện nay
 Quyết định số 2068/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát
năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050: “ Thúc đẩy sự
phát triển của công nghệ năng lượng tái tạo và các ngành công nghiệp, xây dựng hệ
thống công nghiệp năng lượng tái tạo, đưa tỷ lệ giá trị thiết bị sản xuất trong nước trong
lĩnh vực năng lượng tái tạo: Đạt khoảng 30% vào năm 2020; nâng lên đến 60% vào năm
2020; đến năm 2050, đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong nước, một phần dành cho xuất
khẩu đến các nước trong khu vực và trên thế giới.” .
38
 Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nêu rõ: “Tăng cường đầu tư, phát triển một
số doanh nghiệp may mặc như Công ty cổ phần May 10 , chú trọng nâng cao chất lượng
và quy mô sản xuất, chú trọng thương hiệu Việt Nam, liên kết chuỗi cung ứng của
ngành, trong đó có vấn đề công nghiệp phụ trợ, quản trị, chiếm lĩnh thị trường để phát
triển.” cho thấy Công ty cổ phần May 10 vẫn luôn là lá cờ đầu thi đua sáng tạo và lao
động sản xuất kinh doanh của ngành Dệt May Việt Nam, đóng góp lớn vào nền kinh tế
nước nhà.
 Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị: “Ưu tiên khai thác, sử
dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng
sạch nêu cụ thểTập trung ây dựng các cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích và
thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm thay thế tối đa các
nguồn năng lượng hoá thạch. Ưu tiên sử dụng năng lượng gió và mặt trời cho phát điện;
khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà máy điện sử dụng rác thải đô thị, sinh khối và
chất thải rắn đi đôi với công tác bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế tuần hoàn. “Hình
thành và phát triển một số trung tâm năng lượng tái tạo tại các vùng và các địa phương
có lợi thế. Sớm nghiên cứu, đánh giá tổng thể về tiềm năng và xây dựng định hướng
phát triển năng lượng địa nhiệt, sóng biển, thuỷ triều, hải lưu…”.
b) Công ty cổ phần May 10 liên kết chuỗi cung ứng để thực hiện mục tiêu chuyển đổi
xanh, thân thiện với môi trường:
Có lẽ nói Công ty cổ phần May 10 là DN hàng đầu của ngành Dệt May Việt Nam quả
cũng không sai, mà nói Công ty cổ phần May 10 luôn đi đầu cũng lại rất đúng, bởi để trụ
vững và phát triển trong suốt chặng đường của 2/3 thế kỷ, thì các thế hệ lãnh đạo và tập
thể CNVC-LĐ ở đây đã chọn hướng đi bài bản và hết sức căn cơ. Theo ông Thân Đức
Việt – Tổng giám đốc Công ty cổ phần May 10, thì chiến lược của Tổng Công ty là
“Muốn phát triển phải liên kết”. Liên kết với đối tác nước ngoài để cùng hợp tác cung
ứng vật tư, đầu tư nang cấp thiết bị, máy móc, công nghệ; tìm kiếm thị trường xuất khẩu
sản phẩm; còn liên kết với DN và các địa phương trong nước để phát triển sản xuất, mở
rộng mạng lưới tiêu thụ, phát triển thương hiệu và cung ứng vật tư, nguyên phụ
liệu. Một số lĩnh vực làm về phụ liệu và những sản phẩm phụ trợ gồm: Bìa cát tông, túi
39
PE, khoanh nơ, cổ nhựa… Đây được coi là bước đi khôn ngoan của Công ty cổ phần
May 10 phù hợp với Chiến lược phát triển CNHT ngành Dệt May Việt Nam trong giai
đoạn hội nhập sâu rộng với nền kinh tế, đặc biệt là khi các Hiệp định Thương mại mà
Việt Nam ký kết đã có hiệu lực. Ngoài việc ứng dụng các tiến bộ khoa học và Hệ thống
quản lý theo tiêu chuẩn ISO vào thực tiễn, Công ty cổ phần May 10 đã rất quyết liệt
trong công tác chuyển đổi số đáp ứng tiêu chuẩn xanh, thân thiện môi trường. Trong đó,
đầu tư những thiết bị tiên tiến như: Chuyền treo sơ mi; hệ thống máy trải - cắt tự động;
hệ thống bàn chông phần mềm trải vải kẻ caro và rất nhiều máy chuyên dùng hiện đại,…
c) Nhận thức sớm được việc chuyển đổi sang nền kinh tế bền vững, ít carbon đòi hỏi
lực lượng lao động cần được trang bị các kỹ năng xanh cần thiết là yêu cầu tất yếu, trong
những năm qua, Công ty cổ phần May 10 luôn quan tâm đến công tác đào tạo và nâng
cao trình độ, kỹ năng, tay nghề của đội ngũ cán bộ công nhân viên là cơ hội để phát
triển về năng lực nội hàm của Công ty cổ phần May 10 , tiếp tục khẳng định vị thế và uy
tín của công ty sẽ tiên phong trong Chuyển đổi năng lượng xanh đặc biệt là trong ngành
công nghiệp may mặc
 Công ty cổ phần May 10 luôn chú trọng đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho
cán bộ công nhân viên. Theo ông Thân Đức Việt, mỗi nhân viên khi vào làm việc đều
được Công ty cổ phần May 10 đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, công tác đào
tạo sẽ được tiến hành theo mục tiêu của từng bộ phận. Ngoài ra, hàng năm, Công ty cổ
phần May 10 liên tục mở các lớp đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ kiến thức cho nhân viên,
như: Đào tạo Tiếng Anh giao tiếp cho 100% cán bộ các phòng ban, xí nghiệp và các đơn
vị thành viên; Kỹ năng lập kế hoạch, quản lý thời gian cho nhân viên văn phòng. Đặc
biệt chú trọng đào tạo kỹ năng bán hàng cho đội ngũ nhân viên bán hàng/ Đào tạo về xu
hướng thời trang cho đội ngũ thiết kế và nhân viên bán hàng; đào tạo về LEAN, 5S và
các chương trình tập huấn cho cán bộ quản lý.
d) Cơ hội về nắm bắt xu thế và thực hiện nghiêm túc các tiêu chuẩn xanh hóa trong
ngành sản xuất sẽ giúp việc chuyển đổi sang sản xuất xanh một cách chủ động, đồng bộ
và toàn diện. Đây chính là cơ hội lớn cho doanh nghiệp và cũng là cách thức tốt nhất để
doanh nghiệp có thể đi trước một bước, tiếp cận sớm thị trường các sản phẩm xanh đầy
tiềm năng của EU với tệp khách hàng có ý thức tiêu dùng xanh đang gia tăng mạnh mẽ
của khu vực này.
40
e) Đồng thời, thích ứng sớm với các yêu cầu xanh ở EU cũng mang đến sự bảo đảm
nhất định cho khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp đi các thị trường phát triển khác vốn
cũng đang thúc đẩy các hành động nhằm thực hiện các mục tiêu khí hậu tương tự EU
(như Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản, Australia…).
f) Từ góc độ hiệu quả, chuyển đổi xanh mặc dù có thể yêu cầu đầu tư ban đầu cao
nhưng lại có thể là nhân tố giúp tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho
doanh nghiệp trong dài hạn.
3. Thách thức
- Rào cản lớn nhất đó là nhận thức của các doanh nghiệp. Nếu không đi nhanh, đi trước
từ sớm, từ xa sẽ bị tụt hậu không chỉ đối với các doanh nghiệp trong nước mà còn cả
với các doanh nghiệp có nền sản xuất may mặc cạnh tranh với Việt Nam như:
Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc...
- So với nhiều ngành hàng, lĩnh vực khác, tiêu chuẩn áp dụng với ngành dệt may được
đánh giá là phức tạp, thách thức hơn và đáng kể hơn, có phạm vi bao trùm tất cả các sản
phẩm dệt may và được luật hóa dưới dạng các yêu cầu pháp lý tối thiểu, bắt buộc thực
hiện mà không phải chỉ là các khuyến nghị.
- Các tiêu chuẩn, biện pháp, quy định của Thỏa thuận Xanh EU tác động đến nhiều khâu
trong chuỗi sản xuất, từ thiết kế mẫu mã đến nguyên phụ liệu, từ sản xuất, nuôi trồng
đến vận chuyển, từ sử dụng đến sửa chữa, từ thải bỏ đến tái chế… mà không phải chỉ áp
dụng với thành phẩm cuối cùng.
- Bên cạnh nỗ lực nội tại của doanh nghiệp, Công ty cổ phần May 10 rất cần sự giúp đỡ
của Chính phủ. Cụ thể là nguồn vốn tín dụng xanh với sự hỗ trợ về lãi suất để doanh
nghiệp có thể hoàn vốn nhanh hơn. Với nguồn lực như đầu tư cho năng lượng mặt trời
áp mái hiện nay khá lớn, Công ty cổ phần May 10 phải kết hợp với các tập đoàn lớn của
Pháp như Green Yellow để họ tự đầu tư và , Công ty cổ phần May 10 mua điện của họ
với giá bán được chiết khấu rẻ hơn giá bán thông thường, đây cũng là cách để May 10
thực hiện chuyển đổi xanh. Với chính phủ, đây là đầu tư lớn cho sự phát triển bền vững,
trong ngắn hạn không mang lại hiệu quả ngay, nhưng hiệu quả là trong dài hạn.
- nguồn lực về con người là một khó khăn mà hầu hết các doanh nghiệp định hướng
chuyển đổi năng lượng xanh đều gặp phải, sản xuất xanh không chỉ đầu tư về tài chính,

41
nhà xưởng, thiết bị công nghệ hiện đại, năng lượng tái tạo mà phải đầu tư thêm về nguồn
lực con người để có thể tiếp cận công nghệ.
- Khó khăn trong ý thức trong trách nhiệm của người lao động đối với môi trường, đối
với xã hội. Công ty cổ phần May 10 phải tuyên truyền, đào tạo bồi dưỡng trực tiếp cho
người lao động, cho đến đội ngũ gián tiếp, cán bộ quản lý để thực hiện sản xuất xanh,
chuyển đổi số, sản xuất thông minh.
4. Kiến nghị giải pháp
Nhóm nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị như sau:
 Tham khảo: Cần thực hiện những cuộc khảo sát nghiên cứu kinh nghiệm và bài
học quốc tế trong việc ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong ngành dệt may từ đó đúc
kết ra định hướng giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh hiệu quả.

 Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp: đẩy mạnh đầu tư đổi mới thiết bị, công
nghệ hiện đại, đồng bộ, đúng hướng để đáp ứng chuyển đổi năng lượng xanh.

 Đổi mới vật liệu, quy trình sản xuất: Cần thực hiện tái cấu trúc nguyên liệu, các
công đoạn dệt nhuộm, hoàn tất, quy trình sản xuất theo hướng kết nối chuỗi giá
trị, cân bằng giữa sản xuất nguyên phụ liệu với gia công sản phẩm để tạo giá trị
gia tăng cao, phát triển bền vững mà vẫn phù hợp với tiêu chuẩn năng lượng
xanh.

 Điều chuyển và tối ưu hiệu suất sử dụng năng lượng: Một trong những cách chính
để chuyển đổi xanh chính là sử dụng nguồn năng lượng mới – năng lượng tái tạo
– thay thế cho các năng lượng truyền thống – năng lượng hóa thạch. Để đạt được
điều này, các công nghệ số có thể được ứng dụng giúp tối ưu hóa quy trình tạo ra
nguồn năng lượng tái tạo và kiểm soát điều khiển hệ thống năng lượng, điện được
sử dụng.

 Quản lý sử dụng tài nguyên và rác thải: Việc sử dụng các tài nguyên một cách
thiếu kiểm soát là một vấn đề doanh nghiệp cần giải quyết. Hiện nay ngành may
mặc đang là ngành gây ô nhiễm thứ 2 thế giới. Các loại rác thải rắn như vải vụn,
túi giấy hay chất nhuộm, nước xả và lượng khí thải từ việc đốt, xử lý cần quả n lý,

42
thu gom và xử lý mộ t cá ch đú ng đắ n để giả m thiểu tá c độ ng đến mô i trườ ng
sinh số ng.

 Phân tích và đánh giá định kỳ: Định kỳ đánh giá thực trạng chuyển đổi năng
lượng xanh của từng đơn vị doanh nghiệp, đẩy mạnh các việc Chuyển đổi năng
lượng xanh đã thực hiện tốt và phổ biến thực hiện, các vấn đề còn hạn chế cần
tìm hiểu rõ nguyên nhân.

III. Kết luận


Nhìn chung, việc chuyển đổi năng lượng tái tạo không chỉ là xu hướng của quốc gia hay
doanh nghiệp mà nó chính là cơ hội để nước ta phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa và
biến đổi khí hậu hiện nay. Mặc dù còn nhiều thách thức cũng như khó khăn trong việc
chuyển dịch năng lượng, nhưng với sự hỗ trợ từ chính phủ, cùng với sự ủng hộ của cộng
đồng và hơn hết là sự hợp tác quốc tế, các tổ chức, doanh nghiệp đã ngày càng phát triển
và tiến xa hơn trên con đường sử dụng năng lượng tái tạo.
Sau khoảng thời gian nghiên cứu và học hỏi không ngừng, nhóm nghiên cứu đã đề ra
một số giải pháp, tuy nhiên vẫn còn những thiếu sót cần được góp ý và sửa đổi để công
trình nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Rất mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô và các bạn sinh viên.
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn!
IV. Tài liệu tham khảo
1) Tiến sĩ Hoàng Dương tùng, Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam, nguyên
Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT),
https://thanglong.chinhphu.vn/giai-phap-kiem-soat-nguon-gay-o-nhiem-moi-truongo-
ha-noi-103231201191525212.htm, xem ngày 01/12/2023
2) Quyết định số 2068/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chiến lược phát
năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
3) Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến
lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045
4) Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành

43
Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
5) P.A.T (NASATI), theo IEA (2022), The Role of Critical World Energy Outlook
Special Report Minerals in Clean Energy Transitions.
https://www.vista.gov.vn/vi/news/khoa-hoc-doi-song/nang-luong-xanh-la-gi-
7814.html
6) Lợi thế về năng lượng xanh – Bộ công thương cục điều tiết điện lực.
https://www.erav.vn/tin-tuc/t3070/loi-the-ve-nang-luong-xanh.html
7) Tâm, T.M. Tìm hiểu về năng lượng tái tạo. Tạp chí khoa học Đại học Văn
Lang 2021, 61–66.
8) Đồng đốt sinh khối và than ở châu Á, Việt Nam: Tiềm năng, rào cản và vấn đề cần
lưu ý. https://asian-power.com/power-utility/exclusive/asia-turns-biomass-co-firing-
in-coal-plants-energy-security-transition
9) Thanh Nguyễn - Thách thức chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam.
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstcen/pages_r/l/detailnews?
dDocName=MOFUCM236442
10) Đổi mới sáng tạo mở trong xu hướng chuyển dịch năng lượng.
https://tapchicongthuong.vn/doi-moi-sang-tao-mo-trong-xu-huong-chuyen-dich-
nang-luong-90150.htm
11) Nguyễn Chí Dũng - TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TẠI VIỆT
NAM. http://vietthink.vn/vi/tin-tu-vietthink.nd/tong-quan-ve-nang-luong-tai-tao-tai-
viet-nam.html
12) TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM - Cập nhật số liệu khảo sát cường độ bức xạ
mặt trời ở Việt Nam. https://nangluongvietnam.vn/cap-nhat-so-lieu-khao-sat-cuong-
do-buc-xa-mat-troi-o-viet-nam-24728.html
13) Đức Dũng - Hợp tác quốc tế về tài nguyên môi trường và chuyển đổi năng lượng.
https://www.erav.vn/tin-tuc/t877/lam-ro-them-ve-chinh-sach-phat-trien-nang-luong-
tai-tao-tai-viet-nam.html
14) Lã Hồng Kỳ - Những khó khăn vướng mắc trong chuyển đổi, phát triển năng lượng
sạch theo báo thông tin công nghệ và khoa học hạt nhân số 71 xuất bản tháng
6/2022.
44

You might also like