Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 110

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

CHU NGỌC TÚ ANH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG AN TOÀN,


VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÔNG
ĐOẠN XẾP DỠ SẮT THÉP TẠI CẢNG
HIỆP PHƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP CẢI THIỆN

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT 1
NGÀNH BẢO HỘ LAO ĐỘNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024


TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

CHU NGỌC TÚ ANH – 92000272

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG AN TOÀN,


VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÔNG
ĐOẠN XẾP DỠ SẮT THÉP TẠI CẢNG
HIỆP PHƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP CẢI THIỆN
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT 1

NGÀNH BẢO HỘ LAO ĐỘNG

Người hướng dẫn


ThS Tôn Trọng Nghĩa

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024


i

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô thuộc Khoa Môi trường và Bảo hộ
lao động nói chung và các thầy cô giảng dạy cho em Ngành Bảo hộ lao động nói
riêng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong hành trình 4 năm học vừa qua. Em
vô cùng biết ơn vì 4 năm ngồi trên ghế nhà trường, từ một tân sinh viên đến tận giờ
phút này chuẩn bị hành trang cho một hành trình mới bước vào đời luôn được yêu
thương, giúp đỡ dù trong các tiết học hay trong những khó khăn thường ngày. Đồng
thời đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Tôn Trọng Nghĩa, người đã hướng dẫn
và giúp đỡ em trong công cuộc hoàn thiệt Đồ án này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các chú, các anh chị tại Cảng Hiệp
Phước đã trao cho em cơ hội được học hỏi, trải nghiệm trong thời gian thực tập tại
Cảng để em có thể có thêm kiến thức, trải nghiệm để hoàn thiện đồ án này.
Con cũng cảm ơn ba mẹ rất nhiều vì đã luôn ở bên con, hết lòng chăm lo, hỗ
trợ và ủng hộ con trong những tháng ngày hoàn thiện chặng đường cuối cùng này.
Cảm ơn tất cả mọi người vì đã giúp đỡ em trở nên cải thiện hơn rất nhiều cả
về mặt kiến thức lẫn tinh thần, đồng hành cùng em trong khoảng thời gian vừa qua –
một khoảng thời gian cực kì khó khăn đối với bản thân em vì có quá nhiều sự kiện
xảy ra. Sự yêu thương, sự hỗ trợ tinh thần và những lời khích lệ của tất cả mọi người
đã truyền sức mạnh cho em khi gặp khó khăn và giúp em trở nên hoàn thiện hơn hết.
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu còn nhiều điều thiết sót mà em chưa
thể bổ sung, thay đổi được. Em mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo từ mọi người,
đặc biệt là Quý thầy cô để em có thể sửa đổi và hoàn thiện tốt hơn
Em xin chân thành cảm ơn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 05 năm 2024
Tác giả
ii

Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Cán bộ hướng dẫn khoa học: Thạc sĩ Tôn Trọng Nghĩa

Đồ án kỹ thuật 1 được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá Đồ án kỹ thuật 1 của
Trường Đại học Tôn Đức Thắng vào ngày… /…/……

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đồ án kỹ thuật 1 và Trưởng khoa quản lý
chuyên ngành sau khi nhận Đồ án kỹ thuật 1 đã được sửa chữa.

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA

…………………………. ………………………………
iii

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của Th.S Tôn Trọng Nghĩa. Các nội dung nghiên cứu, kết
quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào
trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận
xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ
trong phần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong Đồ án kỹ thuật 1 còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá
cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và
chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung Đồ án kỹ thuật 1 của mình. Trường Đại học Tôn Đức
Thắng không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra
trong quá trình thực hiện (nếu có).

TP. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 05 năm 2024

Tác giả
iv

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG


TRONG CÔNG ĐOẠN XẾP DỠ SẮT THÉP TẠI CẢNG HIỆP
PHƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN
TÓM TẮT

Đồ án có tên đề tài là “ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG AN TOÀN, VỆ SINH LAO


ĐỘNG TRONG CÔNG ĐOẠN XẾP DỠ SẮT THÉP TẠI CẢNG HIỆP PHƯỚC
VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN”. Nội dung chính là nghiên cứu và đánh
giá vấn đề an toàn, vệ sinh lao động tại Cảng Hiệp Phước, với các đánh giá về an
toàn máy móc, thiết bị, khu vực và con người, từ đó chỉ ra những mặt hạn chế còn
tồn tại và đưa ra các biện pháp đề xuất nhằm cải thiện những thiếu sót, tăng cường
đảm bảo an toàn cho Người lao động trong quá trình làm việc tại đây.
v

EVALUATING THE STATUS OF OCCUPATIONAL


SAFETY AND HYGIENE IN THE IRON AND STEEL
LOADING AND UNLOADING PROCESS AT HIEP PHUOC
PORT AND PROPOSING THE SOLUTIONS
ABSTRACT

The project's title is "EVALUATING THE STATUS OF OCCUPATIONAL


SAFETY AND HYGIENE IN THE IRON AND STEEL LOADING AND
UNLOADING PROCESS AT HIEP PHUOC PORT AND PROPOSING THE
SOLUTIONS". The main content is to research and evaluate the issue of
occupational safety and hygiene at Hiep Phuoc Port, with assessments of machine,
equipment, area and human safety, thereby pointing out limitations. still exist and
propose proposed measures to improve shortcomings and enhance safety for
employees while working here.
vi

MỤC LỤC

…………………………. ………………………………...............................................

DANH MỤC HÌNH VẼ............................................................................................................

DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................................................

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU.............................................................................................................

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................................


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...........................................................................................
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...........................................................................................
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN.....................................................................................................

2.1 TỔNG QUAN VỀ CẢNG BIỂN VIỆT NAM...............................................................


2.1.1 Phân bố hệ thống Cảng biển Việt Nam...........................................................
2.1.2 Đặc điểm địa lý................................................................................................
2.2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG SÀI GÒN......................................
2.2.1 Lịch sử phát triển và hình thành......................................................................
2.2.2.1 Lịch sử phát triển:............................................................................................
2.2.2 Sơ đồ tổ chức.................................................................................................
2.3 TỔNG QUAN VỀ CẢNG HIỆP PHƯỚC..................................................................
2.3.1 Vị trí, địa lý khu vực:.....................................................................................
2.3.2 Sản phẩm ngành nghề sản xuất kinh doanh:.................................................
2.3.3 Qui mô...........................................................................................................
2.3.4 Đặc điểm địa hình.............................................................................................
2.3.4.1 Địa hình.........................................................................................................
2.3.4.2 Đặc điểm........................................................................................................
vii

2.3.4.3 Diện tích sử dụng...........................................................................................


a. Nhà điều hành:......................................................................................................
b. Nhà Bảo Vệ:..........................................................................................................
c. Khu vực Kho Hàng:..............................................................................................
d. Bãi tạm Cơ Giới:..................................................................................................
e. Khu vực Bàn Cân:.................................................................................................
f. Văn phòng trực ban:.............................................................................................
2.3.5 Đặc điểm cơ sở:.............................................................................................
2.3.6 Các hoạt động sản xuất kinh doanh tại Cảng Hiệp Phước........................................
2.4 TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG.............................................
2.4.1 Cơ sở lý thuyết...............................................................................................
2.4.2 Tổng quan các quy định Pháp luật về An toàn, vệ sinh lao động..................
2.4.3 Tình hình tai nạn lao động trong nước..........................................................
2.5 TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XẾP DỠ SẮT THÉP: THÉP
PHÔI DÀI VÀ THÉP DÂY CUỘN.......................................................................................
2.5.1 Thép phôi dài.....................................................................................................
2.5.1.1 Loại hàng........................................................................................................
2.5.1.2 Công cụ xếp dỡ..............................................................................................
a. Bộ cáp sến đôi + maní + móc câu + móc gài......................................................
b. Ngáng cẩu (ngáng cân bằng)................................................................................
c. Xà beng.................................................................................................................
2.5.1.3 Phương án xếp dỡ..........................................................................................
a. Tàu – Cẩu tàu/ cẩu bờ - xe nâng – xe giao thẳng.................................................
b. Tàu – Cẩu tàu/ cẩu bờ - xe vận chuyển – xe nâng- bãi........................................
c. Tàu – Cẩu tàu/ cẩu bờ - xe vận chuyển – cẩu di động – bãi................................
d. Tàu – Cẩu tàu/ cẩu bờ - sà lan.............................................................................
2.5.1.4 Các chỉ tiêu khai thác....................................................................................
2.5.1.5 Diễn giải quy trình.........................................................................................
2.5.1.6 Phương pháp chất xếp bảo quản...................................................................
viii

2.5.1.7 Yêu cầu kĩ thuật an toàn:...............................................................................


2.5.1.8 Hình minh họa QTCNXD Thép phôi dài........................................................
2.5.2 Thép dây cuộn (sắt khoanh)...........................................................................
2.5.2.1 Loại hàng:......................................................................................................
2.5.2.2 Công cụ xếp dỡ..............................................................................................
a. Bộ móc đôi..............................................................................................................
b.Dây cáp + Maní......................................................................................................
2.5.2.3 Phương án xếp dỡ..........................................................................................
a.Tàu – Cẩu tàu/ cẩu bờ - xe nâng – xe giao thẳng...................................................
b.Tàu – Cẩu tàu/ cẩu bờ - xe vận chuyển – xe nâng – bãi.........................................
d. Tàu – Cẩu tàu/ cẩu bờ - xe vận chuyển – cẩu di động – bãi................................
2.5.2.4 Các chỉ tiêu khai thác....................................................................................
2.5.2.5 Diễn tả quy trình:...........................................................................................
2.5.2.5 Phương pháp chất xếp bảo quản...................................................................
2.5.2.6 Yêu cầu kĩ thuật an toàn................................................................................
2.5.2.7 Hình minh họa QTCNXD Thép dây cuộn......................................................

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TRONG CÔNG ĐOẠN XẾP DỠ SẮT
THÉP TẠI CẢNG HIỆP PHƯỚC........................................................................................

3.1 HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ ATVSLĐ ĐANG ĐƯỢC SỬ DỤNG
TẠI CẢNG...............................................................................................................................
3.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ ATVSLĐ TẠI CẢNG...........................................
3.2.1 Bộ phận an toàn, vệ sinh lao động:...............................................................
3.2.2 Bộ phận y tế...................................................................................................
3.2.2.1 Đội hình tổ chức lực lượng cấp cứu tại chỗ..................................................
3.2.2.2 Phương tiện cấp cứu tại chỗ..........................................................................
3.2.3 An toàn, vệ sinh viên......................................................................................
3.3 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XẾP DỠ SẮT THÉP: THÉP
PHÔI DÀI VÀ THÉP DÂY CUỘN.......................................................................................
3.3.1 An toàn máy móc thiết bị, kĩ thuật an toàn....................................................
ix

3.3.2 Phân bố tỉ lệ lao động....................................................................................


3.3.3 Chế độ trang cấp và sử dụng PTBVCN tại Cảng..........................................
3.3.4 Công tác kiểm tra về BHLĐ...........................................................................
3.3.5 Thực trạng công tác PCCC...........................................................................
3.3.5.1 Giao thông phục vụ chữa cháy......................................................................
3.3.5.2 Nguồn nước chữa cháy..................................................................................
3.3.5.3 Tổ chức lực lượng chữa cháy:........................................................................
3.3.6 An toàn điện tại Cảng....................................................................................
3.3.7 Chế độ và chính sách.....................................................................................
3.3.7.1 Thời gian làm việc, nghỉ ngơi........................................................................
3.3.7.2 Công tác quản lý sức khỏe cho người lao động.............................................

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CẢI THIỆN...................................................................................

4.1 GIẢI PHÁP VỀ CÔNG NGHỆ - KỸ THUẬT...............................................................


4.2 GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ....................................................

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN......................................................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................


x

DANH MỤC HÌNH VẼ


Hình 1: Hệ thống Cảng biển Việt Nam.......................................................................5
Hình 2: Sơ đồ tổ chức công ty Tân Cảng Sài Gòn....................................................12
Hình 3: Một số hình ảnh tại Cảng.............................................................................15
Hình 4: Mặt bằng quy hoạch cảng Hiệp Phước........................................................20
Hình 5: Thép phôi.....................................................................................................35
Hình 6: Bộ cáp sến đôi + maní + móc câu + móc gài...............................................36
Hình 7: Ngáng cẩu (ngáng cân bằng).......................................................................37
Hình 8: Xà beng........................................................................................................37
Hình 9: Thép dây cuộn..............................................................................................48
Hình 10: Bộ móc đôi.................................................................................................49
Hình 11: Dây cáp + Maní..........................................................................................50
Hình 12: Xe ra vào, làm việc tại Cảng......................................................................78
Hình 13: Bình PCCC tại Cảng..................................................................................90
xi

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1: Tổng quan Quy định Pháp luật về An toàn, vệ sinh lao động.....................24
Bảng 2: Số liệu thống kê Tai nạn lao động 2018-2022.............................................33
Bảng 3: Bảng các chỉ tiêu khai thác..........................................................................39
Bảng 4: Chỉ tiêu trọng lượng hàng............................................................................40
Bảng 5: Tài liệu về Văn bản Pháp luật tại Cảng Hiệp Phước...................................58
Bảng 6: Hệ thống Văn bản Pháp luật đề xuất và cập nhật cho Cảng Hiệp Phước....59
Bảng 7: Qui định số lượng túi sơ cấp cứu.................................................................73
Bảng 8: Trang bị cho túi sơ cấp cứu loại C..............................................................73
Bảng 9: Danh sách CB-CNV được huấn luyện sơ cấp cứu......................................76
Bảng 10: Đánh giá rủi ro, nguy cơ ATVSLĐ tại khu vực làm việc.........................80
Bảng 11: Danh mục trang cấp Phương tiện bảo vệ cá nhân.....................................86
Bảng 12: Nguồn nước chữa cháy tại Cảng Hiệp Phước...........................................88
xii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Ý nghĩa


1 ATLĐ An toàn lao động
2 ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động
3 ATVSV An toàn vệ sinh viên
4 BNN Bệnh Nghề nghiệp
5 BYT Bộ Y tế
6 CBCNV Cán bộ công nhân viên
7 HSE Health – Safety – Enviroment
8 MSDS Material Safety Data Sheet
9 NĐ Nghị định
10 NLĐ Người lao động
11 NSDLĐ Người sử dụng lao động
12 PCCC Phòng cháy chữa cháy
13 PTBVCN Phương tiện bảo vệ cá nhân
14 PPE Personal Protective Equipment
15 QCVN Quy chuẩn Việt Nam
16 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
17 TNLĐ Tai nạn lao động
1

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Cảng biển hiện tại là khu vực phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây,
đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Cảng biển
không chỉ đơn thuần là nơi tiếp nhận và vận chuyển hàng hóa, mà còn là một trung
tâm kết nối giao thương quốc tế và một trụ cột của hệ thống vận tải hàng hải. Sự
phát triển của cảng biển đã và đang mang lại nhiều lợi ích kinh tế quan trọng cho
đất nước. Là nơi tạo ra cơ hội việc làm cho một lượng lớn người dân, từ công nhân
xếp dỡ hàng hóa, thủy thủ đoàn tàu, đến các nhân viên quản lý và dịch vụ khác.
Điều này góp phần giảm bớt áp lực về việc thất nghiệp và tạo thu nhập cho các hộ
gia đình. Cảng biển cũng là cầu nối không thể thiếu trong hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hóa của quốc gia. Việc có một hệ thống cảng biển phát triển và hiệu quả giúp
tăng cường khả năng xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, thúc đẩy thương mại quốc
tế và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu.
Cảng biển đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế vùng lân cận. Việc có
một cảng biển phát triển sẽ thu hút các hoạt động kinh tế liên quan như công nghiệp
chế biến, dịch vụ logistics và du lịch biển. Điều này góp phần tăng cường sự phát
triển kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân trong khu vực.

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp và xây
dựng, việc vận chuyển và xếp dỡ sắt thép tại các cảng biển đã trở thành một hoạt
động quan trọng và không thể thiếu. Tuy nhiên, điều quan trọng cần được chú trọng
đối với các hoạt động này tại các khu vực cảng đó chính là an toàn và vệ sinh lao
động, nhằm bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của người lao động.

Cảng biển, nơi tiếp nhận và xếp dỡ hàng hóa, đặc biệt là sắt thép, là một môi
trường lao động đầy rủi ro và nguy hiểm. Các công nhân tham gia vào quá trình xếp
dỡ sắt thép phải đối mặt với nhiều nguy cơ như tai nạn lao động, ngộ độc hóa chất,
chấn thương từ vật nặng và các yếu tố môi trường khác. Điều này đòi hỏi sự quan
2

tâm và nỗ lực từ tất cả các bên liên quan để đảm bảo môi trường làm việc an toàn và
vệ sinh cho công nhân.

Vì vậy, đề tài “ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG AN TOÀN, VỆ SINH LAO


ĐỘNG TRONG CÔNG ĐOẠN XẾP DỠ SẮT THÉP TẠI CẢNG HIỆP PHƯỚC
VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN” nhằm mục đích đánh giá thực trạng an
toàn, vệ sinh lao động trong công đoạn xếp dỡ sắt thép tại cảng Hiệp Phước. Đề tài
này sẽ tập trung vào việc phân tích các yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra trong quá
trình làm việc, đánh giá hiệu quả của các biện pháp an toàn hiện có và đề xuất các
giải pháp cải thiện để tăng cường an toàn và vệ sinh lao động.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Đánh giá thực trạng an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình xếp dỡ sắt thép
tại cảng Hiệp Phước và phân tích các biện pháp an toàn hiện có của các biện pháp
an toàn hiện có được áp dụng trong công đoạn xếp dỡ sắt thép tại cảng, bao gồm
việc đánh giá việc tuân thủ các quy định, chính sách và quy trình an toàn, cũng như
đánh giá hiệu quả của các thiết bị bảo hộ lao động và các chương trình đào tạo an
toàn. Qua đó, đề xuất giải pháp cải thiện nhằm nâng cao an toàn và vệ sinh lao động
trong công đoạn xếp dỡ sắt thép tại cảng.

1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu tập trung vào các quy trình cụ thể liên quan đến quy trình xếp dỡ
sắt thép tại cảng Hiệp Phước từ đó cung cấp thông tin chi tiết về thực trạng an toàn,
vệ sinh lao động và đề xuất các giải pháp cải thiện để tăng cường an toàn và bảo vệ
sức khỏe của người lao động trong quá trình xếp dỡ sắt thép tại cảng.

1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm tổng quan về công đoạn xếp dỡ sắt
thép tại cảng, trình bày về quy trình và các hoạt động liên quan đến xếp dỡ sắt thép
tại cảng. Qua đó phân tích và đánh giá An toàn, vệ sinh lao động trong quy trình
này và dựa vào đó đề xuất các biện pháp cải thiện nhằm nâng cao an toàn và vệ sinh
lao động trong công đoạn xếp dỡ sắt thép tại cảng Hiệp Phước.
3

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: nghiên cứu các tài liệu, lý luận
khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối
tượng sau đó liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một
hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng.

Phương pháp thu thập thông tin & thống kê số liệu: thu thập các nguồn thông
tin từ các báo cáo an toàn trước đó nhằm hệ thống lại dữ liệu một cách đầy đủ và
khách quan hơn.

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN


2.1 TỔNG QUAN VỀ CẢNG BIỂN VIỆT NAM

Hệ thống cảng biển Việt Nam đã có sự mở rộng và phát triển đáng kể trong
nhiều năm qua, đóng vai trò quan trọng trong phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa, tạo
động lực cho phát triển kinh tế-xã hội. Với 28/63 tỉnh, thành phố có đường bờ biển
trải dài, trong nhiều năm qua hệ thống này vẫn luôn không ngừng mở rộng và phát
triển, thể hiện vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa và thúc đẩy
thương mại quốc tế. Các cảng biển lớn ở nước ta có thể kể đến như Cảng Hải
Phòng, Cảng Đà Nẵng và Cảng Sài Gòn là các cổng giao thương quan trọng, xử lý
lượng hàng hóa lớn và kết nối với nhiều cảng biển trên thế giới. Việc mở rộng và
nâng cấp cơ sở hạ tầng cảng biển đã thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra việc
làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Ngoài ra, việc vận chuyển hàng hóa thông
qua cảng biển cũng góp phần tăng cường thương mại quốc tế và đẩy mạnh hội nhập
kinh tế.

Để nâng cao hiệu quả và cạnh tranh của hệ thống cảng, Việt Nam đã tiến
hành cải cách ngành cảng biển. Cải cách hành chính, quy trình làm việc và áp dụng
công nghệ thông tin đã giúp tối ưu hóa hoạt động cảng, giảm thời gian xếp dỡ và
nâng cao năng suất. Việt Nam cũng đã tham gia tích cực vào các hiệp định quốc tế
về cảng biển và hợp tác với các đối tác quốc tế. Điều này giúp tạo điều kiện thuận
lợi cho vận chuyển hàng hóa và tăng cường hội nhập kinh tế.
4

2.1.1 Phân bố hệ thống Cảng biển Việt Nam

Theo QĐ số 1579 /QĐ-TTg về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Hệ
thống Cảng biển Việt Nam thời kì 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hệ thống
Cảng biển Việt Nam gồm 5 nhóm:

Nhóm Tên Cảng

Nhóm 1 (Gồm 5 cảng) Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh
Bình(định hướng tương lai)

Nhóm 2 (Gồm 6 cảng) Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị,
Thừa Thiên Huế

Nhóm 3 (Gồm 8 cảng) Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú
Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận

Nhóm 4 (Gồm 5 cảng) Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu,
Bình Dương, Long An

Nhóm 5 (Gồm 12 Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre,
cảng) An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau,
Bạc Liêu(định hướng tương lai), Kiên Giang
5

Hình 1: Hệ thống Cảng biển Việt Nam

2.1.2 Đặc điểm địa lý

Việt Nam, với đường bờ biển dài khoảng 3.260 km, sở hữu một hệ thống
cảng biển phong phú và đa dạng. Vị trí địa lý đắc địa của Việt Nam nằm ở trung
tâm Đông Nam Á và gần các tuyến đường biển quốc tế quan trọng, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc phục vụ giao thương quốc tế và vận chuyển hàng hóa.

Hệ thống sông ngòi nước ta bao gồm các con sông lớn như sông Hồng và
sông Cửu Long (Mekong), cung cấp một lợi thế đặc biệt cho các cảng biển, cho
phép vận chuyển hàng hóa từ nội địa ra biển và ngược lại. Cùng với địa hình đa
dạng từ các dãy núi, cao nguyên cho đến đồng bằng, mang lại nhiều lợi ích cho việc
xây dựng cảng biển ở các khu vực gần các khu công nghiệp và đô thị, tạo ra một
mạng lưới giao thông hiệu quả.

Tổng thể, nhờ vào những đặc điểm địa lý trên, Việt Nam đã tận dụng tối đa
các tiềm năng để phát triển và nâng cao hoạt động cảng biển. Hệ thống cảng biển
phong phú và đa dạng, kết hợp với vị trí địa lý thuận lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc thúc đẩy giao thương quốc tế và tăng cường hội nhập kinh tế. Việc sử dụng hệ
6

thống sông ngòi và địa hình đa dạng của Việt Nam giúp xây dựng các cảng biển ở
các vị trí chiến lược, gần các khu vực công nghiệp và đô thị. Điều này tạo ra sự kết
nối mạnh mẽ giữa cảng biển và các trung tâm sản xuất và tiêu thụ, tăng cường hiệu
quả vận chuyển hàng hóa và giảm thời gian giao hàng.

Ngoài ra, khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới của Việt Nam cần được quan
tâm trong quá trình quản lý cảng biển. Điều này đảm bảo rằng các hoạt động cảng
diễn ra một cách an toàn và hiệu quả trong các điều kiện khí hậu đặc biệt của khu
vực.

Từ việc tận dụng các đặc điểm địa lý đặc trưng này, cảng biển Việt Nam
không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa và giao thương
quốc tế, mà còn góp phần tích cực vào phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế
của đất nước.

2.2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG SÀI GÒN

2.2.1 Lịch sử phát triển và hình thành

Cảng Sài Gòn là một trong những cảng biển hàng đầu của ngành Hàng hải
Việt Nam, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Với lịch sử hơn
160 năm, cảng đã chứng tỏ được khả năng vượt trội trong việc xếp dỡ hàng hóa.

Cảng Sài Gòn đã được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao
động, nhằm ghi nhận đóng góp quan trọng của cảng trong việc xây dựng Chủ nghĩa
Xã hội và bảo vệ Tổ quốc với các thành tích xuất sắc đạt được trong giai đoạn từ
năm 1986 đến năm 1995.

Cảng Sài Gòn hoạt động trong khu vực rộng lớn bao gồm Thành phố Hồ Chí
Minh, đồng bằng sông Mekong và các khu vực lân cận. Không chỉ là một điểm giao
thương quan trọng trong nước, nơi đây còn có vai trò quan trọng trong kết nối với
thị trường quốc tế. Với vị trí địa lý thuận lợi, gần trung tâm thành phố Hồ Chí Minh
và có mối liên kết với các tuyến đường vận tải quan trọng, cảng đã tạo điều kiện
thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa với tổng sản lượng hàng hóa hàng năm
vượt quá 10 triệu tấn, đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu xuất nhập
7

khẩu và phát triển kinh tế của khu vực miền Nam bằng việc tạo ra cơ hội việc làm,
thu hút đầu tư và thúc đẩy hoạt động thương mại, cảng góp phần quan trọng vào sự
phát triển bền vững của khu vực.

Với tầm nhìn hướng tới tương lai, Cảng Sài Gòn đang thúc đẩy các dự án mở
rộng để nâng cao khả năng tiếp nhận và xử lý hàng hóa. Điều này sẽ giúp cảng đáp
ứng được sự gia tăng của lưu lượng hàng hóa và đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu
ngày càng tăng của khu vực và quốc tế.

2.2.2.1 Lịch sử phát triển:

Cảng đã trải qua các giai đoạn phát triển quan trọng sau đây:

Giai đoạn trước 1863:

Từ thế kỷ 18, thương thuyền nước ngoài bắt đầu xuất hiện trong hoạt động
buôn bán ở Việt Nam. Tuy nhiên, sự tăng cường thương mại ngoại quốc trên biển
xảy ra đáng kể sau khi vua Minh Mạng ban hành một sắc lệnh quan trọng vào năm
1835. Sắc lệnh này định rõ rằng tàu từ phương Tây chỉ được phép neo đậu tại cửa
Đà Nẵng để thực hiện hoạt động buôn bán, trong khi các cảng biển khác bị cấm tiếp
cận.

Đến năm 1860, sau khi xâm chiếm thành công Gia Định (nay là thành phố
Hồ Chí Minh), Pháp tuyên bố mở cửa thương cảng Sài Gòn. Việc này đánh dấu một
bước ngoặt quan trọng trong sự mở cửa và mở rộng thương mại của Việt Nam với
thế giới bên ngoài. Thương cảng Sài Gòn trở thành điểm giao thương quan trọng,
thu hút nhiều tàu nước ngoài và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và văn hóa
của khu vực.

Sự xuất hiện và hoạt động của các tàu nước ngoài trong thời kỳ này đã tạo ra
những tác động rất lớn đối với Việt Nam. Nó không chỉ mở ra cơ hội kinh doanh
mới mà còn mang lại những thay đổi về văn hóa, công nghệ và quan hệ đối ngoại.
Ngoài ra, nó cũng đã đặt nền móng cho sự xâm lược và thực dân hóa của các nước
phương Tây, đặc biệt là Pháp, trong tương lai.
8

Giai đoạn năm 1863:

Hòa ước Nhâm Tuất, được Vua Tự Đức ký vào tháng 4 năm 1863 tại Huế,
đánh dấu một giai đoạn mới trong lịch sử thương cảng Sài Gòn. Theo hòa ước này,
thương cảng Sài Gòn chính thức được người Pháp quản lý và điều hành. Với quy
mô lớn nhất trong khu vực Đông Dương, nó nhanh chóng phát triển trở thành một
trong những hải cảng quan trọng nhất của Pháp, xếp thứ bảy về khối lượng hàng
hoá được lưu thông.

Sau khi người Pháp tiếp quản, thương cảng Sài Gòn trải qua một quá trình
phát triển vượt bậc. Hàng hóa từ khắp nơi trên thế giới đổ về cảng này, tạo nên một
sự sầm uất và sự phát triển kinh tế đáng kể. Cảng Sài Gòn trở thành trung tâm giao
thương quan trọng, thu hút không chỉ các tàu nước ngoài mà còn các nhà buôn và
thương nhân quốc tế. Đây là nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa và thương mại, tạo
điều kiện cho sự trao đổi và tương tác giữa các quốc gia và dân tộc.

Sự phát triển của thương cảng Sài Gòn không chỉ đóng góp vào nền kinh tế
của Việt Nam mà còn phản ánh sự thúc đẩy và chiếm đoạt của thực dân Pháp. Qua
việc kiểm soát và phát triển cảng này, Pháp đã củng cố thế mạnh và quyền lực của
mình trong vùng Đông Dương. Đồng thời, sự hiện diện của người Pháp và các hoạt
động thương mại nước ngoài đã góp phần tạo nền tảng cho việc đánh dấu sự xâm
lược và thống nhất của Pháp đối với toàn bộ miền Nam Việt Nam và sau này là cả
Việt Nam.

Giai đoạn năm 1911:

Vào ngày 5 tháng 6, một sự kiện quan trọng xảy ra tại thương cảng Sài Gòn
khi người thanh niên yêu nước tên là Nguyễn Tất Thành (sau là Chủ tịch Hồ Chí
Minh) quyết định rời tổ quốc để tìm kiếm con đường cứu nước. Người lên tàu
Amiral Latouche Tréville và khởi hành vào hành trình chinh phục giấc mơ độc lập
và tự do cho dân tộc.

Sự kiện này tạo ra tiếng vang lớn trong lòng công nhân cảng Sài Gòn và gắn
kết thêm tình cảm yêu nước và hy vọng vào cuộc cách mạng giành lại độc lập. Theo
9

cảm xúc và nguyện vọng của các cán bộ công nhân viên, Đại hội Đảng bộ Cảng Sài
Gòn lần thứ hai, diễn ra vào năm 1980, đã thông qua một nghị quyết quan trọng.
Theo đó, ngày 5/6 hàng năm được chọn làm "Ngày truyền thống Công nhân Cảng
Sài Gòn", nhằm tôn vinh và kỷ niệm hành trình lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh
và cống hiến của công nhân cảng trong việc xây dựng và phát triển thành phố Sài
Gòn.

Ngày truyền thống này không chỉ là dịp để tưởng nhớ và tri ân công lao của
Chủ tịch Hồ Chí Minh và công nhân cảng Sài Gòn, mà còn là một cơ hội để cả nước
nhìn lại quá khứ, đánh giá những thành tựu và thách thức trong việc xây dựng và
phát triển ngành công nghiệp cảng biển. Nó cũng tạo ra sự tự hào và động viên cho
các công nhân cảng Sài Gòn, khích lệ họ tiếp tục đóng góp vào sự phát triển kinh tế
và xã hội của đất nước.

Giai đoạn năm 1975:

Sau khi thực dân Pháp thất bại ở Việt Nam, quản lý thương cảng Sài Gòn
được chuyển giao cho chính quyền Miền Nam Việt Nam và đổi tên thành Nha
Thương cảng Sài Gòn. Trong giai đoạn này, cảng tiếp tục hoạt động dưới sự quản lý
của chính quyền Miền Nam.

Sau sự thống nhất đất nước vào năm 1975, thương cảng Sài Gòn thay đổi tên
thành Cảng Sài Gòn. Trong thời kỳ này, cảng tiếp tục hoạt động dưới sự quản lý của
chính quyền mới của Việt Nam.

Vào năm 1993, Cảng Sài Gòn được chuyển đổi thành một doanh nghiệp nhà
nước và có tên gọi là Cảng Sài Gòn. Qua quá trình này, cảng trở thành một tổ chức
kinh doanh độc lập và có quyền tự quyết về hoạt động và phát triển.

Năm 1996, Cảng Sài Gòn tiếp tục thay đổi hình thức tổ chức và trở thành
Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Công ty TNHH MTV) Cảng Sài
Gòn. Điều này đánh dấu một sự thay đổi trong cách tổ chức và quản lý của cảng.
10

Năm 1966, Cảng Sài Gòn đã được vinh danh và được trao danh hiệu "Anh
hùng Lao động" để tôn vinh những đóng góp và thành tựu xuất sắc trong công việc
lao động.

Qua các thay đổi về tên gọi và hình thức tổ chức, Cảng Sài Gòn tiếp tục đóng
vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và thương mại của thành phố Sài Gòn
(nay là thành phố Hồ Chí Minh) và cả nước Việt Nam.

Giai đoạn 2000:

Vào năm 2000, Cảng Sài Gòn hoàn tất việc nâng cấp công suất khai thác
hàng năm lên 16 triệu tấn hàng hóa. Điều này đánh dấu một bước tiến quan trọng
trong năng lực và khả năng vận chuyển của cảng.

Năm 2009, Cảng Sài Gòn đạt được một kỷ lục với sản lượng hàng hóa thông
qua đạt 14 triệu tấn. Đồng thời, công việc xây dựng Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước
cũng được khởi công. Dự án này nhằm mở rộng cơ sở hạ tầng cảng biển và nâng
cao khả năng phục vụ vận chuyển hàng hóa.

Trong giai đoạn 2009 và 2010, Cảng Sài Gòn bắt đầu khai thác các cảng liên
doanh và liên kết khu vực Bà Rịa. Tổng cộng có 1.800m chiều dài cầu cảng được
xây dựng, cho phép tiếp nhận tàu có trọng tải lên đến 165.000DWT. Năng lực xếp
dỡ hàng hóa của cảng cũng được nâng lên hơn 3,5 triệu TEU/năm. Tổng mức đầu tư
cho dự án này là 750 triệu USD.

Nhờ những nâng cấp và mở rộng này, Cảng Sài Gòn đã tăng khả năng vận
chuyển và trở thành một trong những cảng quan trọng nhất khu vực. Cảng Sài Gòn
liên tục đóng góp vào sự phát triển kinh tế và thương mại của thành phố Hồ Chí
Minh và đất nước Việt Nam.

Giai đoạn 2020:

Vào năm 2015, Cảng Sài Gòn đã trở thành một công ty cổ phần sau quá trình
cổ phần hóa và được đổi tên thành Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn. Từ đó đến nay,
11

công ty tiếp tục hoạt động dưới hình thức cổ phần và đóng góp vào phát triển kinh
tế của khu vực.

Năm 2019, ba cầu cảng trong Khu bến Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước đã được
đưa vào khai thác. Tổng chiều dài của ba cầu cảng là 800m, và có hai bến phao cho
phép tiếp nhận tàu có trọng tải từ 30.000DWT đến 50.000DWT. Đây là một bước
tiến quan trọng trong việc mở rộng khả năng phục vụ và nâng cao hiệu suất vận
chuyển của Cảng Sài Gòn.

Năm 2021, Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn đã bắt đầu triển khai nghiên cứu,
xây dựng và đề xuất một loạt dự án quan trọng. Mục tiêu của các dự án này là
nhanh chóng phát triển Cảng Sài Gòn, đồng thời nâng cao sự uy tín và tiềm lực của
cảng. Nhờ vào bề dày thương hiệu và tiềm lực sẵn có, Cảng Sài Gòn đang nỗ lực để
trở thành một cảng hàng đầu và đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về vận
chuyển hàng hóa và thương mại.

Giai đoạn hiện nay:

Năm 2020, Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn đã đạt được kết quả ấn tượng
trong hoạt động kinh doanh. Tổng sản lượng hàng hóa thông qua của cảng đã vượt
qua con số 9 triệu tấn. Doanh thu hợp nhất đạt hơn 1.200 tỷ đồng và lợi nhuận hợp
nhất đạt hơn 240 tỷ đồng. Đây là một thành tựu quan trọng, cho thấy sự phát triển
và hiệu quả của Cảng Sài Gòn trong việc vận chuyển và giao nhận hàng hóa.

Năm 2023, Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn đặt trọng điểm vào việc tập trung
trí lực và phối hợp tốt với các đối tác, cơ quan và ban ngành. Mục tiêu là thực hiện
đúng tiến độ cho Dự án Cảng Trung chuyển quốc tế cửa ngõ Sài Gòn tại Cần Giờ.
Dự án này nhằm mở rộng cơ sở hạ tầng cảng biển và tạo ra một cửa ngõ quốc tế tiện
lợi cho vận chuyển hàng hóa. Bằng việc thực hiện dự án này, Cảng Sài Gòn mong
muốn nâng cao khả năng phục vụ và đóng góp vào phát triển kinh tế của khu vực
Sài Gòn và đất nước

2.2.2 Sơ đồ tổ chức
12

Hình 2: Sơ đồ tổ chức công ty Tân Cảng Sài Gòn

2.3 TỔNG QUAN VỀ CẢNG HIỆP PHƯỚC

2.3.1 Vị trí, địa lý khu vực:

Cảng Hiệp Phước là một chi nhánh của Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn,
và được xem là một đơn vị trẻ, năng động và hiện đại. Cảng Hiệp Phước được
trang bị cơ sở hạ tầng, phương tiện và thiết bị hiện đại, cùng với các chương
trình quản lý hàng hóa công nghệ cao chuyên nghiệp. Nhờ vào những điều này,
13

Cảng có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu về bốc xếp, vận chuyển hàng hóa và
cung cấp các dịch vụ hàng hải khác.
14
15

Hình 3: Một số hình ảnh tại Cảng


16

- Cảng Hiệp Phước đóng trên địa bàn KCN Hiệp Phước, ấp 2, xã Hiệp Phước,
huyện Nhà Bè, Tp. HCM.

- Tên gọi đầy đủ: Chi Nhánh Công ty Cổ Phần Cảng Sài Gòn – Cảng Hiệp
Phước (căn cứ theo quyết định số: 548/QĐ-CSG ngày 12 tháng 10 năm 2017
của Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ Phần Cảng Sài Gòn về việc thành
lập Chi nhánh Công ty).

- Tên giao dịch: Cảng Hiệp Phước.

- Địa chỉ: D10C, Đường D3, Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước,
huyện Nhà Bè, Tp. HCM.

- Website: www.csg.com.vn.

- Điện thoại: 028.36361001

- Fax: 028 36361002

2.3.2 Sản phẩm ngành nghề sản xuất kinh doanh:


- Khai thác Cảng biển.
- Xếp dỡ, đóng gói, giao nhận, lưu kho bãi các loại hàng rời, hàng bao, bách
hóa, sắt thép, thiết bị, siêu trường siêu trọng, container, hàng trung chuyển.
- Dịch vụ logistic, container trung chuyển, kho ngoại quan.
- Tổng số qui mô lao động: 132 người, trong đó nữ: 26 người.

2.3.3 Qui mô

- Doanh nghiệp cổ phần có qui mô lớn.


- Tổng diện tích sử dụng: 508.000 m2.
- Chiều dài cầu Cảng: 800 m, có khả năng tiếp nhận tàu 50.000 DWT.
- Gồm 2 kho có diện tích là 5000 m2 và 4000m2, và 14.05 ha bãi chứa hàng
tổng hợp, 3.17 ha bãi chứa hàng container.
- Có nhiệm vụ xếp dỡ, vận chuyển bảo quản các loại hàng hóa tổng hợp.
- Hàng container , lưu kho bãi các loại hàng hóa, siêu trường siêu trọng.
- Hàng đến, hàng đi, hàng quá cảnh trong và ngoài nước.
17

- Sản lượng TTQ: 1,300,000T/Năm.


2.3.4 Đặc điểm địa hình
2.3.4.1 Địa hình

- Tổng diện tích: Dài 800 m x Rộng 635 m.

- Ranh giới tiếp giáp:

+ Phía Đông giáp sông Soài Rạp.

+ Phía Tây giáp đường D3.

+ Phía Bắc giáp rạch Mương Lớn.

+ Phía Nam giáp rạch Sóc Vàm.

2.3.4.2 Đặc điểm

Cảng Hiệp Phước đang tiến hành thực hiện 2 nhiệm vụ song song vừa hoạt
động sản xuất kinh doanh đối với các mặt bằng kho bãi, cầu tàu hiện hữu và vừa
thực hiện thi công dự án tiếp theo.

2.3.4.3 Diện tích sử dụng

- Tổng diện tích: Tổng diện tích mặt bằng 508.000 m2¬. Chiều dài tuyến cầu
tàu: 800m, chiều ngang 635m. Bến sà lan: 320m, cầu dẫn: 4 cái.

- Nhà điều hành: 675m2.

- Diện tích kho: có 2 kho với diện tích là 9000m2.

- Xưởng sửa chữa: 1585m2.

- Diện tích bãi: bãi tổng hợp: 140.500 m2.

- Diện tích bãi container: bãi container thường: 372 chỗ ( 11,824 m2), bãi
container rỗng: 84 chỗ ( 2,670 m2). Bãi container lạnh: 36 chỗ ( 1144 m2).
Bãi RMG: 280 chỗ (8,900 m2), bãi container dùng reachstacker: 22,800 m2.

- Các công trình xây dựng chính bao gồm: tòa nhà điều hành, nhà bảo vệ kho
hàng.
18

- Các công trình xây dựng tạm: khu vực văn phòng Trực ban, bãi tạm Cơ Giới,
khu vực bàn cân, căn tin.

a. Nhà điều hành:


Diện tích 675 x 3 = 2025m2 là nơi làm việc của Ban Giám Đốc, Ban Tổng
Hợp, Kế Toán, KDKT, thiết kế 1 trệt và 3 lầu, có 3 cửa rộng thông ra ngoài. Số
người làm việc hơn 50 người. Có kết cấu xây dựng bê tông cốt thép.

b. Nhà Bảo Vệ:


Diện tích 60m2 là nơi làm việc của Đội Bảo Vệ, thiết kế 1 trệt, có lối thông ra
ngoài, khoảng cách người làm việc xa nhất đến cửa là 8m.
Số người làm việc khoảng 14 người. Có kết cấu xây dựng tường gạch, cột bê
tông cốt thép.

c. Khu vực Kho Hàng:


Cảng Hiệp Phước đang quản lý 2 kho hàng được xây dựng bằng vật liệu
khung thép, mái lợp tôn, tường gạch, nền bê tông, có 8 cửa.

d. Bãi tạm Cơ Giới:


Khu vực sửa chữa của đội Cơ Giới, là nơi công nhân sửa chữa máy móc,
phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc xếp dỡ hàng hóa.

e. Khu vực Bàn Cân:


Diện tích: gồm container 20 feet đặt ngoài khu vực bãi chứa hàng, là nơi làm
việc của nhân viên cân hàng.
Số người làm việc: 01 đến 02 người.

f. Văn phòng trực ban:


Diện tích: gồm container 20 feet đặt ngoài khu vực cầu tàu, là nơi làm việc
của trực ban hiện trường.
Số người làm việc từ 01 đến 03 người.

2.3.5 Đặc điểm cơ sở:


 Số nhà kho ( chỉ có tầng trệt): 02.
19

 Số nhà tầng ( có 1 lầu trở lên): 01.


 Đường giao thông trong cơ sở:
 Đường vào Cảng có 01 cổng chính nằm trên đường D3. Các đường bên
trong rộng, xe ô tô lưu thông tốt trong mọi thời tiết.
 Đường giao thông ngoài cơ sở cách bệnh viện gần nhất: đường vào Cảng
đến trung tâm y tế huyện Nhà Bè 15km, đường rộng từ 8 đến 20 mét. Xe cứu
thương lưu thông tốt.
 Tính chất hoạt động của cơ sở sản xuất: đây là Cảng biển chuyên sử dụng
các loại phương tiện cơ giới bốc xếp hàng hóa container và hàng rời, hàng bao lưu
trữ trong kho, bãi và đưa hàng hóa lên các phương tiện vận tải thủy bộ.
 Thiết bị máy tại nơi sản xuất có nguy cơ xảy ra sự cố cháy, nổ, các yếu tố
có hại:
 Khu vực văn phòng, nơi lưu trữ hồ sơ, chứng từ, két tiền.
 Khu vực kho chứa hàng: sức chứa tối đa khoảng 15,000 m 2 hàng hóa,
thường xuyên lưu trữ khoảng 10,000 m3 hàng các loại.
 Khu vực sữa chữa các phương tiện cơ giới.
 Khu vực đường giao thông trong Cảng, khu vực ngoài cầu tàu.
 Với tính chất là 1 cảng chuyên xếp dỡ và vận chuyển hàng hóa . Vì vậy,
mặt hàng ra vào Cảng rất đa dạng về chủng loại.
Tại bãi tạm cơ giới, có diện tích khoảng 2000 m 2 là nơi công nhân sủa chữa
máy móc, phương tiện , thiết bị phục vụ cho việc xếp dỡ.
20

Hình 4: Mặt bằng quy hoạch cảng Hiệp Phước

2.3.6 Các hoạt động sản xuất kinh doanh tại Cảng Hiệp Phước

Cảng Hiệp Phước là nơi tập trung dịch vụ logistic hoàn hảo và trở thành khu
kinh tế trọng điểm phía Nam của thành phố. Các hoạt động thương mại, dịch vụ tại
cảng khá đa dạng, bao gồm:

- Bốc xếp, đóng gói hàng hoá

- Dịch vụ giao nhận kho bãi

- Cho thuê phương tiện thiết bị

- Dịch vụ cung ứng tàu biển

- Dịch vụ logistics

2.4 TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG


21

2.4.1 Cơ sở lý thuyết

Mối nguy: Nguồn hoặc tình huống có khả năng gây chấn thương, bệnh tật
(Trích từ ISO 45001:2018)
Rủi ro: khả năng xảy ra các sự kiện không mong muốn hoặc không lường
trước được và những hậu quả tiềm năng mà chúng có thể gây ra. (Trích từ Thông tư
50/2012/TT-BCT)
Đánh giá rủi ro về an toàn và vệ sinh lao động là quá trình xác định, đánh giá
và đưa ra các biện pháp để giảm thiểu nguy cơ và đảm bảo môi trường làm việc an
toàn và lành mạnh cho người lao động.
Hóa chất: là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp chất được con người khai thác hoặc
tạo ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo.
Chất có thể là chất rắn, chất lỏng hoặc khí và có thể tồn tại dưới nhiều hình
thức khác nhau. Chất được tạo thành từ các hạt nhỏ gọi là phân tử hoặc nguyên tử.
Mỗi chất có các tính chất đặc trưng như khối lượng, màu sắc, hình dạng, độ bền,
điểm nóng chảy, điểm sôi và các tính chất hóa học khác. Các chất có thể tương tác
với nhau để tạo thành các phản ứng hóa học và tạo ra các chất mới
Hỗn hợp chất là một loại chất được tạo thành từ việc kết hợp hai hoặc nhiều
chất khác nhau với nhau mà không có phản ứng hóa học xảy ra giữa chúng.
Hóa chất nguy hiểm là các chất có tính chất độc hại, gây nguy hiểm cho sức
khỏe con người, môi trường hoặc có khả năng gây cháy nổ, phóng xạ, ăn mòn hoặc
gây hại vật liệu khác, có các đặc tính sau:
- Dễ nổ.
- Có tính Oxy hóa mạnh.
- Có tính ăn mòn mạnh.
- Là chất dễ cháy.
- Là chất độc cấp tính.
- Là chất độc mãn tính.
- Chất gây kích ứng cho con người.
- Chất gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư.
22

- Là chất gây biến đổi gen.


- Ảnh hưởng tới chức năng sinh sản.
- Chất tích lũy sinh học.
- Chất gây ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ.
- Chất độc gây hại đến môi trường.

An toàn lao động là đảm bảo sự an toàn, bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa
nguy hiểm cho người lao động, gồm các biện pháp và quy định nhằm giảm thiểu tối
đa rủi ro tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các vấn đề liên quan đến sức khỏe
tại nơi làm việc.
Vệ sinh lao động là một khía cạnh quan trọng của an toàn lao động và sức
khỏe nghề nghiệp, gồm các biện pháp và quy định nhằm đảm bảo môi trường làm
việc sạch sẽ, an toàn và lành mạnh cho người lao động để ngăn chặn sự lây nhiễm,
giảm thiểu sự tiếp xúc với các chất gây hại và bảo vệ sức khỏe của người lao động..
Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử
vong cho con người trong quá trình lao động.
Yếu tố có hại là các tình huống, điều kiện hoặc nguyên nhân có thể gây ra
nguy hiểm, tổn thương hoặc mất an toàn cho sức khỏe và cuộc sống của con người.
Tai nạn lao động là các sự cố hoặc sự kiện không mong muốn xảy ra trong
quá trình làm việc, gây thương tích hoặc tử vong cho người lao động. Các tai nạn
lao động có thể xảy ra trong mọi ngành nghề và mức độ nghiêm trọng có thể khác
nhau, từ những tai nạn nhỏ nhặt đến những sự cố nghiêm trọng và đáng tiếc.
Bệnh nghề nghiệp là các bệnh hoặc tình trạng sức khỏe bị ảnh hưởng tiêu
cực do các yếu tố trong môi trường làm việc hoặc quá trình làm việc trong một
ngành nghề cụ thể. Những yếu tố này có thể gây ra tổn thương về sức khỏe vật lý
hoặc tâm lý, và thường xảy ra dần dần qua thời gian.
Phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) là các dụng cụ, trang thiết bị hoặc
sản phẩm được sử dụng để bảo vệ người lao động khỏi các nguy cơ và chất gây hại
trong môi trường làm việc. Chúng cung cấp một lớp bảo vệ vật lý giữa người lao
động và các yếu tố tiềm ẩn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, bao gồm:
23

- Phương tiện bảo vệ đầu.


- Phương tiện bảo vệ mắt, mặt.
- Phương tiện bảo vệ thính giác.
- Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp.
- Phương tiện bảo vệ tay.
- Phương tiện bảo vệ chân.
- Phương tiện bảo vệ thân thể.
- Phương tiện chống ngã cao.
- Phương tiện chống điện giật, điện từ trường, tia phóng xạ.
- Phương tiện chống đuối nước.

Các loại phương tiện bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khác. (Trích Điều 3,
thông tư số 25/2022/TT-BLĐTBXH, Quy định về chế độ trang cấp phương tiện bảo
vệ cá nhân trong lao động)
Mục đích của công tác an toàn vệ sinh lao động: bảo đảm môi trường làm
việc an toàn, giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức
khỏe và đời sống của người lao động. Công tác ATVSLĐ nhằm đảm bảo rằng các
tổ chức, doanh nghiệp và người lao động tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh
lao động, nhằm giảm thiểu các nguy cơ tiềm ẩn gây tai nạn và bệnh tật trong quá
trình làm việc. Điều này bao gồm việc đánh giá, phân loại và quản lý các rủi ro liên
quan đến an toàn vệ sinh lao động, áp dụng biện pháp phòng ngừa và kiểm soát để
giảm thiểu nguy cơ và bảo vệ sức khỏe của người lao động.
Công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) có ý nghĩa quan trọng và đa
dạng, giúp đảm bảo môi trường làm việc an toàn, giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp, và bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người lao động.
Công tác ATVSLĐ ngăn chặn các tai nạn lao động, ngăn ngừa bệnh nghề nghiệp,
và giảm thiểu các yếu tố nguy hiểm trong môi trường làm việc. Ngoài ra còn mang
lại lợi ích kinh tế bằng cách giảm thiểu chi phí y tế, chi phí bồi thường và tăng hiệu
suất lao động.

2.4.2 Tổng quan các quy định Pháp luật về An toàn, vệ sinh lao động
24

Bảng 1: Tổng quan Quy định Pháp luật về An toàn, vệ sinh lao động

STT Số hiệu VBPL Mô tả


1 10/2012/QH13 Quy định về tiêu chuẩn lao động, quyền, nghĩa vụ,
trách nhiệm của NLĐ, NSDLĐ, tổ chức đại diện cho
tập thể lao động, tổ chức đại diện NSDLĐ trong
quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động.
2 84/2015/QH13 Luật An toàn và Vệ sinh lao động số 84/2015/QH13.
Nghi định này cung cấp hướng dẫn cho việc thực
hiện Luật Bảo vệ Môi trường tại Việt Nam, quy định
về kế hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động
môi trường, biện pháp bảo vệ môi trường và giám
sát và báo cáo môi trường.
3 12/2022/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lao động,
BHXH, NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng
4 88/2020/NĐ-CP Nghị định 88/2020/NĐ-CP được Chính phủ Việt
Nam ban hành, hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn
lao động và bệnh nghề nghiệp
5 44/2016/NĐ-CP Nghị định 44/2016/NĐ-CP, Qui về hoạt động kiểm
định Kỹ thuật ATLĐ, huấn luyện ATVSLĐ và quan
trắc Môi trường lao động.
6 06/2020/TT- Thông tư số 06/2020/TT-BLDTBXH ban hành Danh
BLDTBVXH mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về An toàn,
vệ sinh lao động.
7 07/2016/TT- Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH quy định một số
BLĐTBXH nội dung tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ đối
với cơ sở sản xuất, kinh doanh
25

8 36/2019/TT- Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH ban hành danh


BLĐTBXH mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu
nghiêm ngặt về ATVSLĐ
9 11/2020/TT- Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH về Danh mục
BLĐTBXH nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và
nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm do BLĐTBVXH ban hành
10 29/2021/TT- Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH quy định về tiêu
BLĐTBXH chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động do
Bộ trưởng BLĐTBVXH ban hành
11 24/2022/TT- Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH quy định việc bồi
BLĐTBXH dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm
việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có
hại do Bộ trưởng BLĐTBVXH ban hành
12 28/2021/TT- Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật
BLĐTBXH An toàn, vệ sinh lao động về chế độ đối với người
lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
ban hành
13 25/2022/TT- Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH quy định về chế
BLĐTBXH độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao
động do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội ban hành
14 15/2016/TT-BYT Thông tư 15/2016/TT-BYT Quy định về bệnh nghề
nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng
Bộ Y tế ban hành
15 19/2016/TT-BYT Thông tư 19/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý vệ
sinh lao động và sức khỏe người lao động do Bộ
trưởng Bộ Y tế ban hành
26

16 14/2013/TT-BYT Thông tư 14/2013/TT-BYT hướng dẫn khám sức


khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
17 29/2021/TT-BYT Hướng dẫn hoạt động đào tạo chuyên môn về y tế
lao động(hướng dẫn nội dung, chương trình, tài liệu,
thời gian đào tạo và việc quản lý đào tạo cấp chứng
chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động được
quy định tại khoản 4 Điều 73 Luật An toàn, vệ sinh
lao động.)
18 QCVN 01:2020/BCT QCKTQG về An toàn điện (Quy chuẩn này quy định
về các biện pháp đảm bảo an toàn khi thực hiện các
công việc xây dựng, vận hành, kinh doanh, thí
nghiệm, kiểm định, sửa chữa đường dây dẫn điện,
thiết bị điện và các công việc khác theo quy định
của pháp luật.)
19 QCVN QCKTQG về ATLĐ khi làm việc trong không gian
34:2018/BLĐTBXH hạn chế (quy định các yêu cầu về an toàn lao động
cho người làm việc trong không gian hạn chế)
20 QCVN 24:2016/BYT QCKTQG về Tiếng ồn-Mức tiếp xúc cho phép tiếng
ồn tại nơi làm việc
21 QCVN 26:2016/BYT QCKTQG về Vi khí hậu-Giá trị cho phép Vi khí hậu
tại nơi làm việc (Quy chuẩn này quy định điều kiện
về nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ chuyển động của không
khí, cường độ bức xạ nhiệt tại nơi làm việc)
22 QCVN 27:2016/BYT QCKTQG QCVN 27:2016/BYT được Bộ Y tế Việt
Nam ban hành, quy định về Rung - Giá trị cho phép
tại nơi làm việc.(Cụ thể, quy chuẩn này áp dụng cho
các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; các cá
nhân, tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao
động; các cá nhân, tổ chức có các hoạt động gây ra
27

rung tại nơi làm việc)


23 QCVN 02:2019/BYT QCKTQG QCVN 02:2019/BYT được ban hành bởi
Bộ Y tế Việt Nam, quy định về giá trị giới hạn tiếp
xúc cho phép với bụi tại nơi làm việc. (Cụ thể, quy
chuẩn này áp dụng cho các cơ quan quản lý nhà
nước về môi trường; các cơ quan, tổ chức thực hiện
quan trắc môi trường lao động; các tổ chức, cá nhân
có các hoạt động phát sinh bụi tại nơi làm việc và
các tổ chức, cá nhân có liên quan)
24 TCVN 8092:2009 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8092:2009 (ISO
7010:2003) về Ký hiệu đồ họa - Màu sắc an toàn và
biển báo an toàn - Biển báo an toàn sử dụng ở nơi
làm việc và nơi công cộng. (Cụ thể, tiêu chuẩn này
qui định các biển báo an toàn nhằm ngăn ngừa tai
nạn, phòng chống cháy, thông tin nguy hiểm đến
sức khỏe và sơ tán khẩn cấp)

2.4.3 Tình hình tai nạn lao động trong nước

Theo báo cáo về tình hình tai nạn lao động của Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội, số 4162/TB-LĐTBXH, và từ 63 tỉnh, thành ph, trong 6 tháng đầu năm
2023, trên cả nước đã xảy ra tổng cộng 3.201 vụ tai nạn lao động (TNLĐ), giảm
18,09% so với 6 tháng đầu năm 2022. Số người bị tai nạn là 3.262 người, giảm
18,47% so với cùng kỳ năm 2022.

Cụ thể, so với 6 tháng đầu năm 2022:

- Số vụ TNLĐ gây chết người là 345 vụ, giảm 5,74%.

- Số người chết vì TNLĐ là 353 người, giảm 7,11%.

- Số người bị thương nặng là 784 người, giảm 2,85%.


28

Con số này cho thấy tỷ lệ TNLĐ đã giảm đi đáng kể trong nửa đầu năm 2023
so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy các biện pháp bảo vệ và an toàn lao
động đang được thực hiện hiệu quả, nhằm giảm thiểu nguy cơ và bảo vệ sức khỏe,
tính mạng của người lao động.

Theo báo cáo, trong 6 tháng đầu năm 2023 trên toàn quốc, đa số TNLĐ gây
tử vong hoặc bị thương nặng đã xảy ra trong các khu vực có QHLĐ. Tổng vụ
TNLĐ trong thời gian này là 2.931 vụ, khiến 2.989 người bị nạn. Cụ thể:

- Số vụ TNLĐ chết người là 273 vụ.

- Số người thiệt mạng là 281 người.

- Số người bị thương nặng là 715 người.

Mức độ nguy hiểm và tác động nghiêm trọng của tai nạn lao động trong khu
vực lao động đã được thể hiện rõ qua thống kê, cho thấy cần chú ý và các biện pháp
bảo đảm an toàn lao động cần được tăng cường để giảm thiểu rủi ro và bảo vệ sức
khỏe, tính mạng của nhân công lao động.

Dựa trên phân tích từ các biên bản điều tra về các vụ tai nạn lao động gây tử vong,
các yếu tố chấn thương chủ yếu gây ra số lượng ca tử vong lớn nhất bao gồm:

- TNGT với 29,75% tổng số vụ, chiếm 29,34% tổng số người chết.

- Ngã từ trên cao, rơi với 22,9% tổng số vụ, chiếm 22,51% tổng số người
chết.

- Điện giật với 10,12% tổng số vụ, chiếm 10,72% tổng số người chết.

- Đổ sập với 9,23% tổng số vụ, chiếm 9,2% tổng số người chết.

- Vật văng bắn, va đập với 8,05% tổng số vụ, chiếm 8,75% tổng số người
chết.

Để giảm thiểu số lượng vụ tai nạn và tử vong, cần tập trung vào việc nâng cao an
toàn giao thông, đảm bảo an toàn trong công việc trên cao, đảm bảo an toàn với
điện, đảm bảo tính ổn định của công trình và quy trình lao động, và đảm bảo sử
29

dụng các biện pháp phòng vệ phù hợp để ngăn chặn sự văng bắn và va đập từ các
vật liệu và máy móc.
30

Sơ đồ 1: Các yếu tố chấn thương gây tử vong nhiều nhất tại khu vực quan hệ lao
động năm 2023

Biểu đồ các yếu tố chấn thương gây tử vong nhiều


nhất tại khu vực quan hệ lao động năm 2023
35

30

25

20

15

10

0
Tai nạn giao thông Ngã từ trên cao Điện giật Đổ sập Vật văng bắn, va
đập

Tổng số vụ (%) Tổng số người chết (%)

Ngoài ra, còn có các nguyên nhân gây tử vong trong lao động gồm:

* Nguyên nhân do NSDLĐ:

- Do tổ chức lao động và điều kiện lao động không đảm bảo .

- NSDLĐ không xây dựng hoặc không xây dựng đầy đủ các quy trình, biện
pháp làm việc an toàn.

- Người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động hoặc huấn luyện
an toàn lao động chưa đầy đủ cho người lao động.

- Thiết bị, công cụ làm việc không đảm bảo đủ sự an toàn.

- NSDLĐ không trang bị đầy đủ PTBVCN hoặc PTBVCN không bảo đảm.
31

Sơ đồ 2: Các nguyên nhân xảy ra TNLĐ do NSDLĐ

Các nguyên nhân do NSDLĐ


20
18
16
14
12
10
8
6
4
2
0
Do tổ chức lao động NSDLĐ không xây NSDLĐ không huấn Thiết bị không đảm NSDLĐ không trang
và điều kiện lao dựng quy trình, biện luyện ATLĐ hoặc bảo ATLĐ bị PTBVCN hoặc
động pháp làm việc an huấn luyện ATLĐ PTBVCN không
toàn chưa đầy đủ đảm bảo

Tổng số vụ (%) Tổng số người chết (%)

* Nguyên nhân do người lao động:

- Người lao động vi phạm quy trình làm việc, quy chuẩn an toàn lao động
(12,55% tổng số số vụ).

- Người lao động không sử dụng PTBVCN và thiết bị an toàn được trang bị
(11,17% tổng số số vụ).

- Các nguyên nhân khác như: tai nạn giao thông, người khác gây ra, khách
quan khó tránh,…
32

Sơ đồ 3: Nguyên nhân xảy ra TNLĐ do NLĐ

Nguyên nhân xảy ra TNLĐ do NLĐ


40
30
20
10
0

Tổng số vụ (%) Tổng số người chết (%)

Trong năm 2023, đã xảy ra một số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, bao gồm:

- Vụ tai nạn tại Công ty Nosco Shipyard (Quảng Ninh) vào ngày 2/2/2023: Vụ
tai nạn cháy, nổ tại khoang hàng số 5 này xảy ra khi công nhân đang thực
hiện công việc cắt, sửa chữa cầu thang xoắn xuống hầm số 5 của tàu Oriental
Glory, làm 4 người chết và 4 người bị thương.

- Vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng tại Công trình nhà ở kết hợp dịch vụ kinh
doanh ẩm thực, Đà Nẵng, ngày 25/5/2023: Vụ tai nạn xảy ra khi dầm sàn ban
công sập trong quá trình thi công xây dựng công trình. Kết quả là có 5 người
bị nạn, trong đó có 2 người thiệt mạng và 3 người bị thương. Các nạn nhân là
công nhân của nhà thầu thi công, Công ty TNHH một thành viên Tư vấn và
thiết kế xây dựng Minh Phát Phủ.

- Vụ tai nạn tại lò thượng VC3, Phân xưởng Khai thác 3, Công ty Cổ phần
than Vàng Danh Vinacomin thuộc Tập đoàn than Khoáng sản Việt Nam vào
ngày 26/8/2023: Tai nạn xảy ra do bục nước trong quá trình khai thác than
hầm lò, khiến 4 người thiệt mạng.
33

Các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng đã gây ra hậu quả đáng kể về mất mát
về người và tài sản. Những sự cố này đặt ra một thông điệp rõ ràng về tầm quan
trọng của việc tuân thủ quy định về an toàn lao động, nâng cao ý thức về an toàn và
đảm bảo môi trường làm việc an toàn, nhắc nhở chúng ta về sự quan trọng rằng việc
tạo ra môi trường làm việc an toàn là một trách nhiệm cần được đặt lên hàng đầu.
Sự an toàn không chỉ đảm bảo tính mạng và sức khỏe của người lao động, mà còn
có tác động tích cực đến hiệu suất làm việc và sự phát triển bền vững của các tổ
chức lao động. Đồng thời, việc thực hiện các quy định và biện pháp an toàn cũng
giúp bảo vệ tài sản và tránh những thiệt hại không đáng có

Theo số liệu thống kê của Cục An toàn lao động, trong giai đoạn 2018-2022
số lượng người lao động bị thương nặng và người chết do Tai nạn lao động đã giảm
đi đáng kể và được trình bày theo biểu đồ sau:

Bảng 2: Số liệu thống kê Tai nạn lao động 2018-2022


34

2.5 TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XẾP DỠ SẮT THÉP:
THÉP PHÔI DÀI VÀ THÉP DÂY CUỘN

2.5.1 Thép phôi dài


2.5.1.1 Loại hàng

Thép phôi là một loại hàng hóa nhập khẩu được vận chuyển dưới dạng từng
thanh riêng lẻ hoặc được buộc thành từng bó thép lớn. Mỗi thanh thép có kích thước
và trọng lượng lần lượt như sau:

- Kích thước: (0,13 x 0,13 x 6,0)m, trọng lượng: 775 kg

- Kích thước: (0,13 x 0,13 x 11,7)m, trọng lượng: 1579 kg

- Kích thước: (0,12 x 0,12 x 12)m, trọng lượng: 1330 kg

- Kích thước: (0,15 x 0,15 x 11,9)m, trọng lượng: 2041 kg

- Kích thước: (0,15 x 0,15 x 12)m, trọng lượng: 2097 kg

Các thanh thép phôi được sản xuất từ vật liệu thép và được sử dụng như
nguyên liệu trong quá trình gia công. Để vận chuyển hàng hóa này, chúng được
xuất khẩu thông qua cảng sử dụng các tuyến đường nhập khẩu trên tàu chuyên dụng
hoặc tàu chở hàng rời.
35

Hình 5: Thép phôi

2.5.1.2 Công cụ xếp dỡ

a. Bộ cáp sến đôi + maní + móc câu + móc gài

Đây là bộ công cụ chuyên dụng có tải trọng là 20 tấn, có tác dụng hỗ trợ các
thao tác chằn, buộc, nâng, hạ thanh thép hoặc chằn, buộc, nâng, hạ các bó thép dài.
36

Hình 6: Bộ cáp sến đôi + maní + móc câu + móc gài

b. Ngáng cẩu (ngáng cân bằng)

Có chiều dài 4m, tải trọng tối đa cho phép là 20 tấn. Đây là thiết bị dùng để
hỗ trợ trong các thao tác xếp dỡ hàng cồng kềnh, nặng, và có chiều dài lớn, giúp
hàng hóa được cân bằng và ổn định trong quá trình nâng hạ tại cảng.
37

Hình 7: Ngáng cẩu (ngáng cân bằng)

c. Xà beng

Là công cụ hỗ trợ trong các thao tác nâng, kê, chèn lót hàng hóa trong quá
trình xếp dỡ hàng hóa dưới hầm tàu và trên các phương tiện vận chuyển và kho bãi.

Hình 8: Xà beng
38

2.5.1.3 Phương án xếp dỡ

a. Tàu – Cẩu tàu/ cẩu bờ - xe nâng – xe giao thẳng

CTM FD 250 - CSG.KH


CTM FD 250 - CSG.KH

b. Tàu – Cẩu tàu/ cẩu bờ - xe vận chuyển – xe nâng- bãi

TCM - CSG TCM - CSG

c. Tàu – Cẩu tàu/ cẩu bờ - xe vận chuyển – cẩu di động – bãi

Manitowoc M60

TCM - CSG

d. Tàu – Cẩu tàu/ cẩu bờ - sà lan


39

2.5.1.4 Các chỉ tiêu khai thác

Bảng 3: Bảng các chỉ tiêu khai thác

CHỈ TIÊU KHAI THÁC


Phương Phương tiện Công nhân Công nhân Tổng số Năng suất
án cơ giới/ công nhân (Tấn/máng/
đánh tín giờ)
hiệu
Tàu 2-4 1
1 Cẩu tàu 1 7-9 100-140
Xe nâng 1
Xe vận tải giao 2
thẳng
Tàu 2-4 1
2 Cẩu bờ 1 7-9 120-160
Xe nâng 1
Xe vận tải giao 2
thẳng
Tàu 2-4 1
3 Cẩu tàu 1
Xe vận chuyển 2 1 10-12 100-120
Xe nâng 1
Kho - bãi 2
Tàu 2-4 1
4 Cẩu bờ 1
Xe vận chuyển 2 1 10-12 120-140
Xe nâng 1
Kho - bãi 2
40

Tàu 2-4 1
Cẩu tàu 1
5 Xe vận chuyển 2 1 10-12 100-120
Cẩu di động 1
Kho - bãi 2
Tàu 2-4 1
Cẩu bờ 1
6 Xe vận chuyển 2 1 10-12 110-160
Cẩu di động 1
Kho - bãi 2
Tàu 2-4 1
7 Cẩu tàu 1 6-8 100-140
Sà lan 2
Tàu 2-4 1
8 Cẩu bờ 1 6-8 120-160
Sà lan 2

Bảng 4: Chỉ tiêu trọng lượng hàng

CHỈ TIÊU TRỌNG LƯỢNG HÀNG


Loại hàng Trọng lượng Số lượng Trọng lượng Thời gian
hàng hàng trong mã hàng thực hiện
01 mã hàng

Thép phôi Dưới 2,5 tấn 2-5 thanh 4-12 tấn 2’- 5’/mã

(Tuỳ kích hàng

thước)

2.5.1.5 Diễn giải quy trình


41

Trước khi thực hiện hoạt động xếp dỡ trên tàu, trực ban tàu cần cung cấp
thông tin chi tiết cho tổ công nhân xếp dỡ, lái cẩu, lái xe nâng và các phương tiện
vận chuyển khác (thông tin về hàng hoá và trọng lượng của hàng, tránh việc vượt
quá tải trọng cho phép).

Thông qua việc cung cấp thông tin đầy đủ về hàng hoá và trọng lượng, các tổ
công nhân và người điều khiển phương tiện có thể chuẩn bị và điều chỉnh các biện
pháp an toàn cần thiết để tiến hành quá trình xếp dỡ. Điều này giúp tránh nguy cơ
quá tải trọng và đảm bảo an toàn cho mọi người và tài sản trong quá trình xếp dỡ
hàng hoá.

Dưới hầm tàu:

Trong quá trình xếp dỡ, việc lắp công cụ xếp dỡ trên cần cẩu là một phương pháp
quan trọng và hiệu quả. Điều này cho phép cần cẩu được trang bị một công cụ đặc
biệt nhằm thực hiện các thao tác xếp dỡ và di chuyển hàng hóa theo tín hiệu từ công
nhân.Khi công nhân cần thực hiện việc lập mã hàng, họ phát tín hiệu cho cẩu. Tín
hiệu này thông báo cho cẩu rằng nó cần hạ cần xuống khu vực sân hầm tàu để tiến
hành xếp dỡ hàng hóa. Cẩu sau đó di chuyển và đặt công cụ xếp dỡ xuống vị trí phù
hợp.

Để xử lý hàng hoá dưới hầm tàu, công nhân sử dụng xà beng hoặc cáp nét để nâng
và luồn dây vào hàng. Trong quá trình này, số lượng thép phôi trong một mã hàng
được giữ ở tải trọng cho phép, để đảm bảo an toàn và tránh các vấn đề về trọng
lượng quá tải.

Sau khi công nhân hoàn tất việc lập mã hàng, công nhân tiến hành kiểm tra và nâng
mã hàng. Đầu tiên, công nhân phát tín hiệu cho cẩu nâng hàng lên khoảng 0,2m để
kiểm tra độ ổn định và cân bằng nhằm đảm bảo hàng hóa được xếp chắc chắn,
không gây nguy hiểm trong quá trình di chuyển.

Sau khi đảm bảo an toàn, cẩu tiếp tục nâng lên khỏi hầm tàu và di chuyển đến vị trí
dỡ hàng tại cầu tàu. Quá trình này cần sự chính xác và khéo léo của công nhân để
42

đảm bảo hàng được đặt đúng vị trí và không gây ảnh hưởng đến hoạt động vận
chuyển và an toàn trên tàu.

Trên cầu tàu:

- Kê lót và chuẩn bị vị trí hạ hàng hóa: sử dụng dụng cụ để kê lót hàng hóa
nhằm đảm bảo vị trí hạ hàng hóa đã được chuẩn bị sẵn sàng.

- Hạ hàng hóa xuống vị trí dỡ tải: điều chỉnh hàng hóa đúng vị trí đã kê lót.
Cần cẩu giữ hàng hóa ổn định trên các gối kê, sau đó công nhân tháo công cụ
xếp dỡ khỏi hàng hóa.

- Xe nâng tiếp tục nâng hàng hóa từ cầu tàu lên các phương tiện vận chuyển để
đưa về kho hoặc bãi, tiến hành kê lót, chằn buộc hàng hóa nhằm đảm bảo sự
chắc chắn trong quá trình vận chuyển.

Trong kho, bãi:

- Chuẩn bị dụng cụ kê lót: Khi vận chuyển hàng từ cầu cảng vào vị trí bãi xếp,
các dụng cụ kê lót cần được chuẩn bị trước khi sử dụng xe nâng hoặc cần cẩu
để hạ mã hàng.

- Xe nâng hoặc cần cẩu di động sẽ đưa hàng hóa và xếp vào kho bãi. Công
nhân điều khiển xe nâng hoặc cần cẩu để đảm bảo hàng hóa được sắp xếp
đúng vị trí và theo đúng hướng dẫn.

Dưới sà lan:

- Khi cần cẩu hạ hàng hóa xuống sà lan, công nhân sử dụng các công cụ xếp
dỡ để điều chỉnh hàng hóa hạ đúng vị trí đã kê lót, sau đó tháo các công cụ
xếp dỡ để cần cẩu tiếp tục thao tác.

2.5.1.6 Phương pháp chất xếp bảo quản

Dưới hầm tàu:

- Hàng hóa phải được dỡ lên từng lớp từ sân hầm tiến về các vách và từ trên
xuống dưới theo kiểu bậc thang, không moi sâu tránh gây sạt đổ cho hàng.
43

Các kiện hàng nằm sâu trong vách hầm sẽ được chuyển ra sân hầm bằng xe
nâng.

Trên cầu tàu:

- Trước khi cần cẩu hạ mã hàng xuống cầu cảng, công nhân phải kê lót hàng
và phải có vật kê tách lớp để mã hàng được ổn định và dễ dàng xếp dỡ.

- Hàng hóa sẽ được sắp xếp theo chiều dọc và chất đều theo từng lớp lên xe,
đồng thời giữa các lớp phải có kê tác để đảm bảo sự ổn định cho hàng, đồng
thời đảm bảo tải trọng cho phép.

- Các xe vận tải khi rời khỏi cảng cần có dây chằn buộc và phải được kiểm tra
an toàn trước khi ra khỏi cảng.

Trong kho, bãi:

- Hàng hóa phải được xếp song song hoặc vuông góc với khoảng cách 0,5m,
đồng thời tránh xếp cao quá áp lực cho phép của bãi. Bãi chữa hàng hóa phải
có nền vững chắc.

Dưới sà lan:

- Hàng hóa cần xếp từng lớp từ vách hầm ra giữa sân theo chỉ định của người
phụ trách nhằm đảm bả tính chắc chắn và cân bằng.

2.5.1.7 Yêu cầu kĩ thuật an toàn:

- Đồng phục bảo hộ: Công nhân phải trang bị đầy đủ PTBVCN nhằm đảm bảo
an toàn (mũ bảo hiểm, giày bảo hộ, kính bảo hộ,….)

- Kiểm tra thiết bị và công cụ: Trước khi tiến hành làm việc, kiểm tra các thiết
bị xếp dỡ và công cụ, đảm bảo rằng chúng đáp ứng các yêu cầu an toàn và
hoạt động đúng cách.

- Lái xe và công nhân trên xe: chỉ khi hàng đã được hạ xuống sàn xe và cố
định vững chắc, lái xe và công nhân mới được phép lên xe. Trước khi cần
trục rút dây từ hàng, cần đảm bảo rằng công nhân đã xuống khỏi sàn xe.
44

- Không quá tải trọng: hàng hóa không được vượt quá tải trọng cho phép của
các công cụ xếp dỡ, phương tiện vận chuyển và khu vực lưu trữ.

- Sử dụng công cụ đúng tải trọng: Sử dụng công cụ xếp dỡ có tải trọng phù
hợp và có kết cấu phù hợp qui định. Khi sử dụng móc gài mắt xích, đảm bảo
rằng nó nằm đúng vị trí trên móc và đủ số mắt xích được treo (ít nhất 3 mắt).
Công nhân cần kiểm tra xem mắt xích đã nằm đúng vị trí trên móc gài trước
khi tiến hành kéo hàng.

- Sử dụng ngáng trên: Đối với hàng có chiều dài hơn 6m, sử dụng ngáng trên
để đảm bảo ổn định và tránh sự lệch hướng của hàng.

- Đảm bảo bảo vệ hàng: Không móc cáp vào đai kiện hàng để kéo hàng hóa.
Khi xích tiếp xúc với cạnh sắc của hàng, cần sử dụng đệm lót bảo vệ.

- Di chuyển hàng hóa an toàn: Khi di chuyển hàng hóa, cần tránh xoay lắc, va
chạm vào các cấu trúc và chướng ngại vật.

- Phương tiện vận chuyển phù hợp: Đảm bảo rằng phương tiện vận chuyển có
kích thước phù hợp với kích thước của hàng hóa. Khi di chuyển xa, cần
chằng buộc hàng chắc chắn.

- Sử dụng hai xe nâng: Khi xếp dỡ hàng có chiều dài lớn hơn 6m và không có
chướng ngại vật, chỉ sử dụng hai xe nâng cùng di chuyển hàng vào hoặc ra
khỏi bãi.

- Lưu ý khi xúc hàng: Khi xe nâng xúc hàng, cần đảm bảo hàng hóa được cân
đối trên càng xe và tuân thủ tốc độ an toàn.

- Cần trục và palăng: Cần trục không được hạ hàng hóa trực tiếp lên càng xe
nâng. Khi sử dụng palăng để tiu hàng và di chuyển hàng hóa, công nhân phải
đứng ở vị trí an toàn.

- Nội quy ATLĐ: Chấp hành đúng nội quy an toàn lao động trong quá trình
làm việc.

2.5.1.8 Hình minh họa QTCNXD Thép phôi dài


45

CẦN CẨU
LẮP
CÔNG CỤ
XẾP DỠ
DI
CHUYỂN
ĐẾN VỊ
TRÍ HẦM
TÀU ĐỂ
CÔNG
NHÂN
LẬP MÃ
HÀNG

CẦN
CẨU
NÂNG

HÀNG
CÔNG
LÊN
NHÂN
ĐỂ
ĐÁNH
CÔNG
TÍN HIỆU
NHÂN
CHO CẦN
KIỂM
CẨU ĐƯA
TRA

ĐỘ ỔN
HÀNG
ĐỊNH
ĐẾN VỊ
TRÍ DỠ
TẢI TÀI
CẨN TÀU

CÔNG
NHÂN
ĐIỀU
46

CÔNG
NHÂN
CHÈN
LÓT,
KIỂM
TRA ĐỘ
ỔN ĐỊNH
TRÊN
SÀN
PHƯƠNG
TIỆN

PHƯ
ƠNG
TIỆN
VẬN
CHU
YỂN
ĐƯA

XE HÀN
NÂNG G
XÚC MÃ VÀO
HÀNG BÃI
TRÊN
SÀN
PHƯƠNG
TIỆN

KIỂ
M
TRA
ĐỘ
CÂN
ĐỐI

ỔN
ĐỊN
H
CỦA

HÀN
47

DI
CHUYỂN
CHẤT
HÀNG
XUỐNG
BÃI
THEO
HƯỚNG
DẪN CỦA
NHÂN
VIÊN
KHO, BÃI

2.5.2 Thép dây cuộn (sắt khoanh)

2.5.2.1 Loại hàng:

Thép dây cuộn là một loại vật liệu thép được sản xuất dưới dạng dây có
đường kính nhỏ và được cuộn lại thành từng cuộn. Thép dây cuộn thường được sử
dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như xây dựng, ô tô, điện tử,
đóng tàu và nhiều ứng dụng khác, đường kính lớn nhất là 1500mm và tiết diện cuộn
dây có thể lên đến 350mm.

Thép dây là một loại vật liệu thép được sản xuất dưới dạng dây có đường
kính nhỏ và chiều dài lớn. Thép dây có thể được làm từ các hợp kim thép hoặc thép
không gỉ, tùy thuộc vào ứng dụng cụ thể, đường kính dao động từ 6,5mm - 8mm,
trọng lượng khoảng 350kg.
48

Hình 9: Thép dây cuộn

2.5.2.2 Công cụ xếp dỡ

a. Bộ móc đôi

Bộ móc đôi thường được sử dụng để kết nối các vật liệu linh hoạt như dây,
dây cáp, dây thừng, dải nhựa hoặc các vật liệu khác. Khi hai phần của bộ móc đôi
được khớp lại, chúng tạo ra kết nối chắc chắn và an toàn, giữ cho các mảnh vật liệu
không bị tách ra hoặc mất kết nối. Bộ móc đôi chuyên dụng có trọng lượng quy
định là 5 tấn, hỗ trợ trong thao tác nâng/ hạ thép dây cuộn.
49

Hình 10: Bộ móc đôi

b.Dây cáp + Maní

Qui cách: Φ20 x 6m

Phối hợp với bộ móc đôi tạo thành công cụ xếp dỡ chuyên dụng để kéo thép dây
cuộn.
50

Hình 11: Dây cáp + Maní

2.5.2.3 Phương án xếp dỡ

a.Tàu – Cẩu tàu/ cẩu bờ - xe nâng – xe giao thẳng

TCM - CSG
TCM - CSG

b.Tàu – Cẩu tàu/ cẩu bờ - xe vận chuyển – xe nâng – bãi


51

TCM - CSG TCM - CSG

d. Tàu – Cẩu tàu/ cẩu bờ - xe vận chuyển – cẩu di động – bãi

CSG
TCM - CSG

2.5.2.4 Các chỉ tiêu khai thác

CHỈ TIÊU TRỌNG LƯỢNG HÀNG


Loại hàng Trọng lượng Số lượng Trọng lượng Thời gian
hàng hàng trong mã hàng thực hiện
01 mã hàng

Thép dây cuộn Dưới 500 kg 5-10 cuộn 3-5 tấn 4’-6’/mã hàng

(Tuỳ kích
thước)

CHỈ TIÊU KHAI THÁC


Phươn Phương tiện Công Công nhân Tổng số Năng suất
g án nhân cơ giới/ công nhân (Tấn/máng/
đánh tín giờ)
52

hiệu
Tàu 2-4 1
1 Cẩu tàu 1 7-9 55-60
Xe nâng 1
Xe vận tải giao thẳng 2
Tàu 2-4 1
2 Cẩu bờ 1 7-9 60-65
Xe nâng 1
Xe vận tải giao thẳng 2
Tàu 2-4 1
3 Cẩu tàu 1
Xe vận chuyển 2 1 8-10 55-60
Xe nâng 1
Kho - bãi
Tàu 2-4 1
4 Cẩu bờ 1
Xe vận chuyển 2 1 8-10 55-65
Xe nâng 1
Kho - bãi
Tàu 2-4 1
Cẩu tàu 1
5 Xe vận chuyển 2 1 10-12 55-65
Cẩu di động 1
Kho - bãi 2
Tàu 2-4 1
Cẩu bờ 1
6 Xe vận chuyển 2 1 10-12 55-65
Cẩu di động 1
Kho - bãi 2
53

2.5.2.5 Diễn tả quy trình:

Trước khi tiến hành xếp dỡ, thông tin cần được trực ban tàu thông báo
cho tổ công nhân xếp dỡ, lái cẩu, lái xe nâng, phương tiện vận chuyển cần nắm
rõ thông tin hàng hoá, trọng lượng hàng để đảm bảo an toàn trong xếp dỡ hàng
hoá, tránh việc xếp dỡ quá trọng lượng cho phép của cần cẩu, xe nâng và công
cụ xếp dỡ.
Dưới hầm tàu:
Cần cẩu được trang bị công cụ xếp dỡ và di chuyển theo tín hiệu từ công
nhân dưới hầm tàu, sau đó móc thép được sử dụng để luồn qua lõi của các cuộn
thép. Mỗi mã hàng có trọng lượng khoảng hơn 5 tấn.
Sau khi công nhân đã thành lập mã hàng, công nhân đánh tín hiệu cho cần
cẩu hạ cần xuống khu vực sân hầm tàu để lập mã hàng. Cần cẩu di chuyển theo tín
hiệu và nâng mã hàng lên từ từ để công nhân kiểm tra độ ổn định và cân bằng của
mã hàng. Trong quá trình này, công nhân có thể gỡ bỏ các cuộn thép nếu chúng cản
trở mã hàng. Đảm bảo rằng mã hàng ổn định và an toàn, công nhân ra tín hiệu cho
lái cẩu nâng hàng hóa lên khỏi hầm tàu và di chuyển nó đến vị trí dỡ hàng trên cầu
tàu.
Qua việc sử dụng cần cẩu và công cụ xếp dỡ, cùng với sự phối hợp giữa
công nhân và lái cẩu, quá trình xếp dỡ hàng hóa trên tàu được thực hiện một cách an
toàn và có hiệu suất cao.
Trên cầu tàu:
Hàng hóa được di chuyển đến vị trí dỡ tải. Khi cần cẩu đã hạ hàng hóa xuống
cách mặt cầu tàu/ sàn phương tiện khoảng 0,2m, công nhân sẽ đặt các cuộn thép ở
tư thế đứng ổn định hoặc nằm (có sử dụng kê lót để chống lăn cho hàng).
Sau khi mã hàng đã được điều chỉnh đúng vị trí, công nhân sẽ ra tín hiệu cho
lái cẩu để hạ hàng hóa xuống, sau đó tháo công cụ xếp dỡ và di chuyển cần cẩu về
phía hầm tàu để tiếp tục thực hiện các thao tác dưới hầm tàu.
Qua việc sử dụng công cụ xếp dỡ và thông báo tín hiệu chính xác, công nhân
54

có khả năng điều chỉnh hàng hóa đến vị trí dỡ tải một cách chính xác và an toàn,
đảm bảo việc xếp dỡ hàng hóa trên tàu được thực hiện một cách hiệu quả và đúng
quy trình.
Trên sàn phương tiện:
Sau khi nâng cuộn thép bằng xe nâng, cuộn thép sẽ được chất lên sàn phương
tiện vận tải để đưa hàng xuống kho bãi, công nhân sẽ tiến hành kê lót và buộc chằn
hàng để đảm bảo rằng hàng hóa được ổn định và chắc chắn. Bằng cách này, đảm
bảo rằng mã hàng sẽ không bị lệch hoặc bị hư hỏng trong quá trình di chuyển.
Qua việc sử dụng xe nâng và quy trình kê lót và buộc chằn hàng, công nhân
đảm bảo rằng mã hàng được vận chuyển một cách an toàn và ổn định. Điều này
giúp đảm bảo việc chuyển hàng từ kho lên phương tiện vận chuyển và từ đó xuống
kho bãi được thực hiện một cách hiệu quả và đúng quy trình.
Trong kho, bãi:
Khi vận chuyển hàng hóa từ cầu cảng vào vị trí bãi xếp hàng, công nhân sẽ
chuẩn bị các dụng cụ kê lót trước khi xe nâng hoặc cần cẩu hạ mã hàng, sau đó tiến
hành xếp chúng vào bãi theo hướng dẫn của nhân viên quản lý kho, bãi. Xe nâng
hoặc cần cẩu di động sẽ được sử dụng để xúc và xếp mã hàng theo chỉ dẫn từ nhân
viên quản lý. Quá trình này đảm bảo rằng mã hàng được sắp xếp một cách chính
xác và hiệu quả trong khu vực bãi.
Bằng việc chuẩn bị dụng cụ kê lót và sử dụng xe nâng hoặc cần cẩu di động
theo chỉ dẫn, công nhân đảm bảo việc xếp hàng từ phương tiện vận chuyển vào bãi
được thực hiện một cách an toàn và có hiệu suất cao. Điều này giúp tăng cường
quản lý và sắp xếp hàng hóa trong khu vực bãi một cách hiệu quả và tiện lợi.

2.5.2.5 Phương pháp chất xếp bảo quản


Dưới hầm tàu:
Quá trình dỡ hàng được thực hiện từ trên xuống dưới từ sân hầm, di chuyển
về các vách theo kiểu bậc thang. Trong quá trình này, không có việc mối sâu hàng
hóa quá sâu, nhằm tránh gây sạt đổ cho hàng. Chiều cao giữa các bậc không vượt
quá một cuộn thép, đảm bảo tính ổn định của hàng.
55

Quá trình di chuyển hàng hóa này giúp đơn giản hóa việc xếp dỡ hàng và
tránh tình trạng sạt đổ hàng hóa trong quá trình di chuyển.
Trên sàn phương tiện:
Xe nâng sẽ sử dụng càng để đưa vào lõi cuộn thép và nâng lên. Sau đó, cuộn
thép sẽ được chất lên sàn phương tiện vận chuyển. Trong quá trình này, hàng hóa
được chất đều theo hai bên thùng của phương tiện, từ vách đầu đến vách đuôi.
Khi phương tiện vận chuyển đã sẵn sàng rời khỏi cảng, việc chằn buộc hàng
hóa và kiểm tra an toàn là điều cần thiết. Đảm bảo rằng hàng hóa được chằn buộc
một cách vững chắc để tránh sự di chuyển hay sạt đổ trong quá trình vận chuyển.
Trong kho, bãi:
Đối với xe nâng xếp hàng vào bãi, lái xe sẽ sử dụng càng để dựng cuộn thép
xếp đứng thành từng lớp với góc nghiêng ổn định, tạo thành các hàng thẳng hàng
nối tiếp nhau. Quá trình này bắt đầu từ đầu tựa cố định và lùi dần ra phía đường vận
chuyển. Điều này giúp đảm bảo sự ổn định và trật tự của hàng hóa trong quá trình
xếp vào bãi.
Trong trường hợp sử dụng cần cẩu di động để xếp hàng trong bãi, hàng hóa
sẽ được xếp từ vị trí trung tâm của đống hàng ra các cạnh ngoài theo từng lớp. Cần
cẩu di động sẽ được sử dụng để tháo lắp công cụ xếp dỡ và điều chỉnh mã hàng.
Đồng thời, công nhân sẽ được bố trí để thực hiện các hoạt động này.
Trên bãi, các cuộn thép được đặt trên nền vững chắc, có gối kê được tạo
bằng cách xếp cuộn thép thẳng hàng ở tư thế nằm. Các lớp phía trên sẽ được xếp
vào khoảng lõm giữa hai dãy hàng liên tiếp phía dưới. Quá trình này giúp đảm bảo
sự ổn định và tổ chức của hàng hóa trong bãi.

2.5.2.6 Yêu cầu kĩ thuật an toàn


Trong quá trình làm việc, công nhân phải tuân thủ đầy đủ các quy định về an
toàn lao động và đảm bảo sử dụng đầy đủ PTBVCN (đội mũ bảo hiểm, mặc áo
chống nhiệt, đeo kính bảo hộ, găng tay và giày bảo hộ,..) nhằm giúp NLĐ được bảo
vệ và an toàn cho người lao động.
Trước khi bắt đầu công việc, phải thực hiện kiểm tra an toàn kỹ thuật cho các
56

thiết bị và công cụ xếp dỡ. Điều này đảm bảo rằng chúng đạt đủ tiêu chuẩn an toàn
và có khả năng hoạt động đúng cách. Nếu phát hiện bất kỳ sự cố hoặc hư hỏng nào,
công nhân cần tiến hành sửa chữa hoặc thay thế để đảm bảo an toàn trong quá trình
làm việc.
Trong quá trình xếp dỡ hàng hóa, không được chất xếp quá tải trọng cho
phép của các công cụ xếp dỡ, phương tiện vận chuyển và kho bãi nhằm tránh các
tình huống nguy hiểm và đảm bảo tính ổn định và an toàn của các thiết bị và
phương tiện được sử dụng.
Khi lấy hàng từ hầm tàu và xếp lên kho bãi hoặc phương tiện vận chuyển,
công nhân cần tuân thủ trình tự và qui cách đúng để đảm bảo rằng hàng hóa không
tự lăn hay sạt đổ, những người không phận sự không được phép ra vào khu vực làm
việc của cần cẩu khi nó đang hoạt động. Điều này giảm nguy cơ tai nạn và đảm bảo
an toàn cho công nhân.
Khi di chuyển hàng hóa, công nhân phải lưu ý tránh xoay lắc và va chạm vào
miệng hầm hoặc chướng ngại vật.
Cuối cùng, công nhân phải tuân thủ đầy đủ nội quy an toàn lao động trong
quá trình xếp dỡ hàng hóa, tuân thủ á các quy định và quy trình an toàn, đảm bảo
các hoạt động được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả.

2.5.2.7 Hình minh họa QTCNXD Thép dây cuộn

CÔNG
NHÂN
DƯỚI
HẦM
TÀU
LUỒN
CÔNG
CỤ XẾP
DỠ QUA
LÕI
CUỘN
THÉP
ĐỂ LẬP

HÀNG

KIỂM
TRA ĐỘ
ỔN ĐỊNH
CỦA MÃ
HÀNG
TRƯỚC
KHI
57

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TRONG CÔNG


ĐOẠN XẾP DỠ SẮT THÉP TẠI CẢNG HIỆP PHƯỚC

3.1 HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ ATVSLĐ ĐANG ĐƯỢC SỬ


DỤNG TẠI CẢNG
Bảng 5: Tài liệu về Văn bản Pháp luật tại Cảng Hiệp Phước

Nhận xét:
Hệ thống Văn bản pháp luật được sử dụng tại Cảng đa phần đều cũ và chưa
được cập nhật lại, do đó sau đây là Bảng hệ thống Văn bản Pháp luật được đề xuất
và cập nhật thêm cho Cảng Hiệp Phước:
58

Bảng 6: Hệ thống Văn bản Pháp luật đề xuất và cập nhật cho Cảng Hiệp Phước

STT Ký hiệu văn Tên văn bản Ngày ban Ngày hiệu Tình Nội
bản hành lực trạng dung
tác
động/
ảnh
hưởng

A. LUẬT, BỘ LUẬT

1 84/2015/ Luật an toàn, 25/06/2015 01/07/2016 Đang Hệ


QH13 vệ sinh lao hiệu thống
động 2015 lực quản

HSE

2 40/2013/ Luật sửa đổi, 22/11/2013 1/7/2014 Đang Công


QH13 bổ sung một số hiệu tác
điều của Luật lực PCCC
phòng cháy và
chữa cháy số
27/2001/QH10

3 21-LCT/ Luật Bảo vệ 30/6/1989 30/6/1989 Đang Bảo vệ


HĐNN8 sức khỏe nhân hiệu sức
dân lực khỏe
NLĐ

4 58/2014/ Luật Bảo hiểm 20/11/2014 01/01/2016 Đang Bảo


QH13 xã hội hiệu hiểm
59

lực xã hội

5 95/2015/ Luật hàng hải 25/11/2015 01/07/2017 Đang Hoạt


QH13 Việt Nam hiệu động
lực hàng
hải

6 12/2012/ Luật công đoàn 20/06/2012 01/01/2013 Đang Quản


QH13 hiệu lý
lực Công
đoàn

7 15/2023/ Luật khám sức 09/01/2023 01/01/2024 Đang Khám


QH15 khỏe, chữa hiệu sức
bệnh lực khỏe
và sơ
cấp
cứu
cho
NLĐ

8 45/2019/ Luật lao động 20/11/2019 01/01/2021 Đang Quản


QH14 hiệu lý
lực công
đoàn

B. NGHỊ ĐỊNH CHÍNH PHỦ

STT Ký hiệu văn Tên văn bản Ngày ban Ngày hiệu Tình Nội
bản hành lực trạng dung
tác
động/
60

ảnh
hưởng

1 88/2020/ Hướng dẫn 28/07/2020 15/09/2020 Đang Thực


NĐ-CP Luật An toàn, hiệu hiện
vệ sinh lao lực chế độ
động về bảo TNLĐ
hiểm tai nạn , BNN
lao động, bệnh cho
nghề nghiệp, NLĐ
bắt buộc

2 136/2020/ Quy định chi 24/11/2020 10/01/2021 Đang Quản


NĐ-CP tiết một số điều hiệu lý và
và biện pháp lực thi
thi hành Luật hành
Phòng cháy và biện
chữa cháy và pháp
Luật sửa đổi, PCCC
bổ sung một số
điều của Luật
Phòng cháy và
chữa cháy

3 44/2016/ Quy định chi 15/05/2016 01/07/2016 Được Kiểm


NĐ-CP tiết một số điều sửa định
của luật đổi kỹ
ATVSLĐ về thuật
hoạt động kiểm ATLĐ
định kỹ thuật Huấn
61

an toàn lao luyện


động, huấn ATVS
luyện LĐ
ATVSLĐ và Quan
quan trắc môi trắc
trường môi
trường
lao
động

C. THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN, QUYẾT ĐỊNH

STT Ký hiệu văn Tên văn bản Ngày ban Ngày hiệu Tình Nội
bản hành lực trạng dung
tác
động/
ảnh
hưởng

1 31/2018/TT- Hướng dẫn 26/12/2018 11/02/2019 Đang Nội


BLĐTBXH hoạt động huấn hiệu dung,
luyện an toàn, lực thời
vệ sinh lao gian
động huấn
luyện
chươn
g trình
huấn
luyện

2 07/2016/TT- Qui định một 15/05/2016 01/07/2016 Đang Quản


62

BLĐTBXH số nội dung tổ hiệu lý


chức thực hiện lực công
công tác An tác
toàn, vệ sinh thực
lao động tại cơ hiện
sở sản xuất, ATVS
kinh doanh LĐ

3 06/2020/TT- Danh mục 20/08/2020 05/10/2020 Đang Xác


BLĐTBXH công việc có hiệu định
yêu cầu lực đối
nghiêm ngặt về tượng
an toàn, vệ sinh huấn
lao động luyện
VSLĐ

4 22/2013/TT- Hướng dẫn đào 09/08/2013 01/10/2013 Được


BYT tạo liên tục sửa
trong lĩnh vực đổi
y tế

5 05/2021/ Quy định chi 02/08/2021 22/09/2021 Đang Huấn


TT-BCT tiết một số nội hiệu luyện,
dung về an lực sát
toàn điện hạch,
xếp
bậc,
cấp thẻ
an
toàn
63

điện

6 36/2019/TT- Ban hành Danh 30/12/2019 01/03/2020 Đang Danh


BLĐTBXH mục máy, thiết hiệu mục
bị, vật tư có lực máy,
yêu cầu vật tư,
nghiêm ngặt về thiết bị
ATLĐ có yêu
cầu
nghiê
m ngặt
về
ATLĐ

7 33/2015/TT- Quy định về 27/10/2015 06/01/2017 Được Danh


BCT kiểm định an sửa mục
toàn kỹ thuật đổi các
các thiết bị, thiết
dụng cụ điện bị,
dụng
cụ
điện
phải
kiểm
định

8 28/2016/TT- Hướng dẫn 30/06/2016 15/08/2016 Đang Khám


BYT quản lý bệnh hiệu sức
nghề nghiệp lực khỏe,
phát
64

hiện
BNN

9 19/2016/TT- Quản lý vệ sinh 30/06/2016 15/08/2016 Đang Quản


BYT lao động và sức hiệu lý
khỏe người lao lực VSLĐ
động và sức
khỏe
NLĐ

10 09/2023/TT- Sửa đổi Hướng 05-05-2023 20-06-2023 Đang Khám


BYT dẫn khám sức hiệu sức
khỏe lực khỏe

11 11/2020/TT- Danh mục 12/11/2020 01/03/2021 Đang Quản


BLĐTBXH nghề, công việc hiệu lý
nặng nhọc, độc lực VSLĐ
hại, nguy hiểm và
và nghề, công BNN
việc đặc biệt Chế độ
nặng nhọc, độc bồi
hại, nguy hiểm dưỡng
độc
hại
bằng
hiện
vật

12 24/2022/TT- Quy định việc 30/11/2022 01/03/2023 Đang Thực


BLĐTBXH bồi dưỡng bằng hiệu hiện
hiện vật đối với chế độ
65

NLĐ làm việc lực bồi


trong điều kiện dưỡng
có yếu tố nguy bằng
hiểm, yếu tố có hiện
hại vật
cho
NLĐ

13 28/2021/TT- Hướng dẫn 28/12/2021 01/03/2022 Đang Chế độ


BLĐTBXH Luật An toàn, hiệu đối với
vệ sinh lao lực NLĐ
động về chế độ bị
đối với NLĐ bị TNLĐ
TNLĐ, BNN , BNN

15/2016/TT- Quy định về 15/05/2016 01/07/2016 Đang Quản


BYT bệnh nghề hiệu lý
nghiệp được lực BNN
hưởng BHXH

14 25/2022/TT- Qui định về 30/11/2022 01/04/2023 Sắp Quản


BLĐTBXH chế độ trang hiệu lý
cấp Phương lực trang
tiện bảo vệ cá cấp
nhân trong lao PTBV
động CN

3.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ ATVSLĐ TẠI CẢNG

3.2.1 Bộ phận an toàn, vệ sinh lao động:


66

Theo Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động (Luật số 84/2015/QH13) ngày
25/06/2015, NSDLĐ có nghĩa vụ:
“Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ
chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi
trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan; đóng bảo
hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện
pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao
động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám
phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi
làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng
hoặc sức khỏe của người lao động;
Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp
bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;
Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối
hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên;
phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng;
thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; chấp
hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động;
Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội
quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.”
Nhận xét:
Cảng Hiệp Phước nghiêm túc chấp hành theo Quy định của Điều 7 Luật An
toàn, vệ sinh lao động (Luật số 84/2015/QH13) ngày 25/06/2015 về Quyền và nghĩa
vụ về an toàn, vệ sinh lao động của NSDLĐ, thành lập bộ phận An toàn, vệ sinh lao
67

động và thực hiện các nghĩa vụ bao gồm:

- Cảng Hiệp Phước đã xây dựng nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an
toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, đảm bảo mọi hoạt động trong
cảng được thực hiện đúng quy trình và tuân thủ các biện pháp an toàn, vệ
sinh lao động, nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động và ngăn ngừa các
sự cố xảy ra.

- Xây dựng và đôn đốc việc thực hiện các kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động,
cũng như ứng phó với các sự cố khẩn cấp và thiên tai. Cảng đã đưa ra các kế
hoạch chi tiết để đảm bảo rằng khi có sự cố, tình huống khẩn cấp xảy ra thì
sẽ xử lý một cách hiệu quả, bảo vệ sức khỏe và an toàn cho nhân viên.

- Cảng đã tổ chức các khóa đào tạo và huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động,
sơ cứu, cấp cứu và phòng chống bệnh nghề nghiệp để nâng cao nhận thức và
kiến thức của nhân viên, giúp họ đối phó hiệu quả với tình huống nguy hiểm
và bảo vệ sức khỏe của mình. Đồng thời hoạt động về tuyên truyền, huấn
luyện các kiến thức an toàn luôn được cập nhật và thực hiện nhằm nâng cao
ý thức, trách nhiệm NLĐ làm việc tại Cảng.

- Máy móc, thiết bị, vật tư và chất liệu có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và
vệ sinh lao động luôn được kiểm định đầy đủ. Cảng đã thiết lập quy trình
kiểm tra và theo dõi định kỳ, đảm bảo rằng tất cả các thiết bị và nguyên liệu
được sử dụng đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và không gây nguy hiểm cho
NLĐ.

- Cảng Hiệp Phước đã tổ chức các hoạt động thi đua, khen thưởng nhằm động
viên và tôn vinh những cá nhân và tập thể thực hiện tốt và chấp hành nghiêm
túc trong việc thực hiện an toàn và vệ sinh lao động. Đồng thời, cảng cũng
thực hiện việc xử lý kỷ luật đối với những vi phạm liên quan đến an toàn và
vệ sinh lao động.
Tổng quan lại, Cảng Hiệp Phước đã thực hiện các nghĩa vụ theo quy định
của Luật An toàn và Vệ sinh lao động một cách tốt. Việc thành lập bộ phận An toàn
68

và Vệ sinh lao động, xây dựng nội quy, quy trình, đôn đốc kế hoạch, tổ chức huấn
luyện, quản lý thiết bị và vật tư, phối hợp với công đoàn, và thực hiện các hoạt động
thi đua, khen thưởng đều nhằm đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động cho người lao
động trong cảng.

3.2.2 Bộ phận y tế
Theo quy định của Thông tư liên tịch số 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2016
của Liên tịch Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và Tổng liên đoàn
Lao động Việt Nam hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác AT-VSLĐ trong cơ sở
lao động:
“Cơ sở sử dụng số lao động trực tiếp từ 500 đến 1.000 người thì phải có
ít nhất 01 nhân viên y tế có trình độ trung học chuyên ngành y.
Cơ sở có tổng số lao động trực tiếp trên 1.000 người cùng làm việc trên
địa bàn thì phải tổ chức trạm y tế hoặc phòng hoặc ban y tế có ít nhất 01 y sĩ hoặc
01 bác sỹ đa khoa.

Trường hợp cơ sở lao động không thành lập được bộ phận y tế theo quy
định tại khoản 1 Điều này hoặc là cơ sở lao động có tổng số lao động trực tiếp
dưới 500 người thì phải có hợp đồng chăm sóc sức khỏe với một trong các cơ quan
y tế địa phương dưới đây:

 Trạm y tế xã, phường, thị trấn;


 Phòng khám đa khoa khu vực;
 Bệnh viện huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là
huyện) hoặc trung tâm y tế huyện.”

Nhận xét:

Cảng Hiệp Phước ngoài thực hiện hợp đồng chăm sóc sức khỏe với Bệnh
viện quận 7 thì các CB, CNV tại Cảng cũng được Huấn luyện sơ cấp cứu theo quy
định của Thông tư 19/2016/TT-BYT, đồng thời còn xây dựng bộ phận y tế, xây
dựng lực lượng cấp cứu tại chỗ cùng 4 điểm cấp cứu trong Cảng, chấp hành đúng
theo Thông tư liên tịch số 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2016 của Liên tịch Bộ
69

Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
các điểm cấp cứu gồm:

- Điểm cấp cứu 1: đặt tại văn phòng tổng hợp, khu vực cấp cứu từ tòa nhà Ban
Tổng Hợp đến khu vực cổng Cảng.
- Điểm cấp cứu 2: đặt tại văn phòng kho hàng, khu vực cấp cứu từ kho đến các
bãi chứa hàng.

- Điểm cấp cứu 3: Đặt tại khu vực Đội Cơ Giới, khu vực cấp cứu từ văn phòng
Đội cho đến bãi sửa chữa tạm.
- Điểm cấp cứu 4: đặt tại văn phòng trực ban ngoài cầu tàu.
Chức năng, nhiệm vụ của các điểm cấp cứu:

- Bảo quản và sử dụng túi cứu thương đúng qui định.


- Khi phát hiện nạn nhân của các vụ tai nạn/ sự cố thì phải sơ cấp cứu kịp thời
phối hợp nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi vùng nguy hiểm. Đồng thời gọi
mọi người giúp sức.
- Đối với trường hợp bị ngạt thở do hơi khí độc: người cấp cứu phải sử dụng
mặt nạ phòng độc, chạy theo chiều gió. Khi chạy ra phải chạy ngược chiều
gió, nếu không có mặt là phải dùng khăn ướt, vải ướt bịt kín miệng mũi, cúi
thấp người.
- Xác định nhanh vết thương hay tác nhân gây tai nạn ảnh hưởng trực tiếp đến
nạn nhân xem xét đánh giá mức độ tổn thương, đánh giá tình huống nhanh
chóng và bình tĩnh để thực hiện sơ cấp cứu.
- Có phương án cấp cứu thích hợp và đầy đủ. Thao tác tiến hành sơ cấp cứu
theo thứ tự ưu tiên từng bước, giải quyết tình huống nhanh ngọn và an toàn
theo kiến thức đã học trong phương án sơ cấp cứu.
- Thu xếp nhanh, khẩn trương tìm phương tiện vận chuyển thích hợp đưa nạn
nhân về tuyến sau gần và sớm nhất.
70

- Ở lại theo dõi và chăm sóc giúp đỡ nạn nhân, tuyệt đối không được rời bỏ
người bị nạn khi bệnh nhân chưa được giao cho nhân viên y tế hoặc bệnh
viện.
- Thực hiện báo cáo kịp thời cho lãnh đạo công ty, cơ quan điều tra tai nạn, cơ
quan phụ trách ATLĐ để rút kinh nghiệm.
- Nắm đầy đủ thông tin chính xác về tai nạn và cung cấp kịp thời cho bộ phận
ATLĐ để giải quyết đúng chế độ cho người lao động và hỗ trợ chuyên môn,
phương tiện sơ cấp cứu.

3.2.2.1 Đội hình tổ chức lực lượng cấp cứu tại chỗ

Ban chỉ đạo cấp cứu tại chỗ gồm có:

STT Họ và tên Chức vụ Đơn vị


1 Đinh Văn Sỹ Phó Giám Đốc Trưởng ban
2 Trần Tiến Phát Phó ban Tổng Hợp Phó ban
3 Nguyễn Chí Hiếu Đội trưởng Đội Kho Ủy viên
Hàng
4 Phan Văn Chiến Phó ban KDKT Ủy viên
5 Giang Toàn Thiện Đội trưởng Đội Bảo Vệ Ủy viên
6 Phạm Trần Tùng Đội trưởng Đội Cơ Giới Ủy viên
7 Tô Quang Huyên Trưởng ca trực ban Ủy viên
8 Nguyễn Anh Tuấn Trưởng ca trực ban Ủy viên
9 Hoàng Dũng Liêm Trưởng ca trực ban Ủy viên

Đội cấp cứu tại chỗ:

ST
Họ và tên MSCĐ Giới tính Đơn vị Chức danh
T
1 Tô Quang Huyên 1368 Nam Ban KDKT Nhóm trưởng
2 Thân Công Dương 1963 Nam Ban KDKT Tổ Viên
3 Nguyễn Anh Tuấn 2709 Nam Ban KDKT Tổ Viên
4 Hoàng Dũng Liêm 1961 Nam Ban KDKT Tổ Viên
71

5 Trần Ngọc Toàn 3378 Nam Ban KDKT Tổ Viên


6 Lê Minh Hiển 3619 Nam Ban KDKT Tổ Viên
7 Nguyễn Đức Luật 3982 Nam Ban KDKT Tổ Viên
8 Nguyễn Tiến Long 1998 Nam Đội Kho Hàng Nhóm trưởng
9 Huỳnh Quốc Phong 1355 Nam Đội Kho Hàng Tổ Viên
10 Lê Bá Đoàn 2020 Đội Kho Hàng Tổ Viên
11 Lưu Mỹ Hiền 3977 Nữ Đội Kho Hàng Tổ Viên
12 Nguyễn Tuấn Thành 0588 Nam Đội Kho Hàng Tổ Viên
13 Trần Quang Việt 3424 Nam Đội Kho Hàng Tổ Viên
14 Trần Ngọc Viễn 2021 Nam Đội Kho Hàng Tổ Viên
15 Trương Tấn Phúc 3627 Nam Đội Kho Hàng Tổ Viên
16 Phan Thanh Long 3970 Nam Đội Kho Hàng Tổ Viên
17 Khổng Thị Kim Liên 0833 Nữ Đội Kho Hàng Tổ Viên
18 Trần Văn Huệ 0537 Nam Đội Bảo Vệ Nhóm trưởng
19 Lê Tuấn Khương 3098 Nam Đội Bảo Vệ Tổ viên
20 Nguyễn Tấn Tài 2713 Nam Đội Bảo Vệ Tổ viên
21 Dương Mạnh Tiến 2786 Nam Đội Bảo Vệ Tổ viên
22 Khương Quốc Thanh 3437 Nam Đội Bảo Vệ Tổ viên
23 Nguyễn Nguyên Ái 3455 Nam Đội Bảo Vệ Tổ viên
24 Ngô Văn Giàu 2704 Nam Đội Bảo Vệ Tổ viên
25 Nguyễn Văn Hậu 2036 Nam Đội Cơ Giới Nhóm trưởng
26 Nguyễn Trọng Vĩnh 2479 Nam Đội Cơ Giới Tổ viên
27 Ngô Ngọc Hải 3912 Nam Đội Cơ Giới Tổ viên
28 Nguyễn Thành Luân 2838 Nam Đội Cơ Giới Tổ viên
29 Kiều Ngọc Tuấn 2798 Nam Đội Cơ Giới Tổ viên

3.2.2.2 Phương tiện cấp cứu tại chỗ


72

Theo Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ


Y tế, Quy định về tú sơ cứu tại nơi làm việc như sau:

“Đối với mỗi mặt bằng hoặc tầng nhà làm việc hoặc bộ phận làm việc
cơ động phải bố trí tối thiểu 01 túi sơ cứu phù hợp;

Các túi sơ cứu tại nơi làm việc phải có đủ số lượng trang bị dụng cụ
tối thiểu cần thiết để sơ cứu theo quy định tại mục 3. Không sử dụng để chứa các
vật dụng khác;

Kiểm tra thường xuyên để đảm bảo đầy đủ số lượng và nội dung túi sơ
cứu theo quy định.”

Bảng 7: Qui định số lượng túi sơ cấp cứu

T
Sỉ số NLĐ Số lượng và loại túi
T

1 ≤ 25 NLĐ Ít nhất 01 túi sơ cứu loại A

2 Từ 26 - 50 NLĐ Ít nhất 01 túi sơ cứu loại B

3 Từ 51 - 150 NLĐ Ít nhất 01 túi sơ cứu loại C

Nhận xét:

Theo đó, Cảng Hiệp Phước đã chấp hành đúng theo quy định, cụ thể là:

- Số công nhân làm việc tại Cảng Hiệp Phước: 132 người.
- Túi cấp cứu được trang bị tại Cảng: túi loại C, số lượng là 4 túi, mỗi túi được
trang bị theo bảng sau:

Bảng 8: Trang bị cho túi sơ cấp cứu loại C

ST Trang bị Túi loạ


73

T iC

1 Băng dính (cuộn) 04

2 Băng kích thước 5 x 200 cm (cuộn) 06

3 Băng kích thước 10 x 200 cm (cuộn) 06

4 Băng kích thước 15 x 200 cm (cuộn) 04

5 Băng tam giác (cái) 06

6 Băng chun 06

7 Gạc thấm nước (10 miếng/gói) 04

8 Bông hút nước (gói) 10

9 Garo cao su cỡ 6 x 100 cm (cái) 04

10 Garo cao su cỡ 4 x 100 cm (cái) 04

11 Kéo cắt băng 01

Panh không mấu thẳng kích thước 16 -


12 02
18 cm

Panh không mấu cong kích thước 16-


13 02
18 cm

14 Găng tay khám bệnh (đôi) 20

15 Mặt nạ phòng độc thích hợp 02

16 Nước muối sinh lý NaCl 9 ‰ (lọ 06


74

500ml)

17
Dung dịch sát trùng (lọ):

- Cồn 70° 02

- Dung dịch Betadine


02

18 Kim băng an toàn (các cỡ) 30

19 Tấm lót nilon không thấm nước 06

20 Phác đồ sơ cứu 01

21 Kính bảo vệ mắt 06

Phiếu ghi danh mục trang thiết bị có


22 01
trong túi

23 Nẹp cổ (cái) 02

24 Nẹp cánh tay (bộ) 01

25 Nẹp cẳng tay (bộ) 01

26 Nẹp đùi (bộ) 02

27 Nẹp cẳng chân (bộ) 02

Ngoài ra, Cảng còn chủ động bổ sung thêm một số phương tiện cấp cứu gồm có:
- Cáng cứu thương mềm: 04 cái.
- Thuốc chữa bỏng ( loại xịt ) chai: 2 chai.
- Cáng cứu thương cứng: 02 cái.
- Khăn bông thấm nước.
75

- Ô tô: Xe gắn máy, xe ô tô của công ty. Xe tắc xi và các phương tiện vận
chuyển khác.
- Hệ thống báo động cấp cứu: gồm kẻng, còi, điện thoại di động, máy bộ đàm
cầm tay, điện thoại bàn.

Các CB, CNV tại Cảng cũng được Huấn luyện sơ cấp cứu:

Bảng 9: Danh sách CB-CNV được huấn luyện sơ cấp cứu

ST
T HỌ VÀ TÊN MSCĐ NĂM SINH CHỨC DANH ĐƠN VỊ
1 Bùi Đức Phương Sơn 2950 13/11/1990 Chuyên viên Ban Tổng Hợp
2 Võ Quốc Nam 3657 18/12/1988 Chuyên viên Ban KDKT
3 Thân Công Dương 1963 10/5/1977 Trực ban Ban KDKT
4 Trần Ngọc Toàn 3378 24/3/1979 Trực ban Ban KDKT
5 Huỳnh Tấn Đạt 3774 28/9/1983 Trực ban Ban KDKT
6 Nguyễn Tấn Tài 2713 1/12/1986 Nv Bảo Vệ Đội Bảo Vệ
7 Nguyễn Nguyên Ái 3455 5/7/1984 Nv Bảo Vệ Đội Bảo Vệ
8 Trịnh Minh Thiện 3436 3/9/1980 Nv Bảo Vệ Đội Bảo Vệ
9 Nguyễn Thị Thanh Thảo 0807 28/8/1977 NV GNHH Đội Kho Hàng
10 Khổng Thị Kim Liên 0833 22/6/1983 NV GNHH Đội Kho Hàng
11 Trương Tấn Phúc 3627 12/1/1986 NV GNHH Đội Kho Hàng
12 Nguyễn Huỳnh Lộc 8542 9/6/1975 NV Vệ Sinh Tổ Vệ Sinh
Cn lái xe nâng
13 Võ Khắc Sơn 3596 9/6/1980 Đội Cơ Giới
> 30T
14 Nguyễn Trọng Vĩnh 2479 20/1/1967 Thợ nề Đội Cơ Giới
Cn lái ô tô xếp
15 Nguyễn Văn Hậu 2036 15/4/1981 Đội Cơ Giới
dỡ >30T

3.2.3 An toàn, vệ sinh viên

Mạng lưới An toàn, vệ sinh viên được thành lập là những người lao động
trực tiếp, có kiến thức chuyên môn và kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động. Họ đảm
76

nhiệm vai trò này một cách tự nguyện và trở thành tấm gương trong việc tuân thủ
các quy định về an toàn, vệ sinh lao động. Đặc biệt, an toàn, vệ sinh viên được
người lao động trong tổ bầu chọn ra.

Mục tiêu của mạng lưới An toàn, vệ sinh viên là đảm bảo môi trường làm
việc an toàn, vệ sinh, và bảo vệ sức khỏe của người lao động. Họ có nhiều kiến thức
về các quy định, quy trình và biện pháp an toàn, vệ sinh lao động, và sẵn sàng chia
sẻ thông tin và hướng dẫn đồng nghiệp để nâng cao nhận thức và kiến thức về an
toàn, vệ sinh lao động.

An toàn, vệ sinh viên chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra và đánh giá môi
trường làm việc, xác định các rủi ro tiềm năng và đưa ra các biện pháp cải thiện. Họ
không chỉ tham gia vào quá trình điều tra, phân tích và xử lý các sự cố, tai nạn lao
động, mà còn đề xuất các giải pháp và cải thiện liên quan đến an toàn, vệ sinh lao
động.

Mạng lưới An toàn, vệ sinh viên tạo ra sự kết nối và phối hợp chặt chẽ với
các cơ quan, tổ chức chuyên ngành, công đoàn và người lao động để thực hiện các
hoạt động an toàn, vệ sinh lao động. Họ cũng tham gia vào việc kiểm tra, bảo
dưỡng, vệ sinh và sử dụng các thiết bị, máy móc, hệ thống an toàn đúng quy định.

Nhận xét:

Tại Cảng Hiệp Phước, mạng lưới ATVSV đã tuân thủ quy định của Thông tư
liên tịch số 07/2016/TT-BLĐTBXH về an toàn, vệ sinh lao động trong cơ sở sản
xuất và kinh doanh. Hiện nay, các ATVSV tại Cảng đang đảm nhận vai trò tổ
trưởng tại các ca làm việc và tổ sản xuất và được trả lương theo thời gian thực hiện
nhiệm vụ, được hưởng phụ cấp trách nhiệm tương tự như tổ trưởng sản xuất.

Nhiệm vụ chính của các ATVSV là đôn đốc, nhắc nhở công nhân nghiêm túc
chấp hành công tác ATVSLĐ và yêu cầu người lao động trong tổ tạm ngừng công
việc để thực hiện các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ, đặc biệt khi phát hiện có nguy
cơ trực tiếp gây ra sự cố hoặc tai nạn lao động. Điều này nhằm đảm bảo an toàn và
tránh các sự cố bất ngờ xảy ra cho NLĐ trong quá trình làm việc. ATVSV đóng vai
77

trò quan trọng trong việc duy trì môi trường làm việc an toàn và đảm bảo tuân thủ
quy định về an toàn, vệ sinh lao động tại Cảng Hiệp Phước..

3.3 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XẾP DỠ SẮT THÉP: THÉP
PHÔI DÀI VÀ THÉP DÂY CUỘN
3.3.1 An toàn máy móc thiết bị, kĩ thuật an toàn

Hình 12: Xe ra vào, làm việc tại Cảng


Về An toàn máy móc thiết bị, Cảng Hiệp Phước đã tuân theo các quy định sau:

Điều 16 Luật An toàn, vệ sinh lao động (Luật số 84/2015/QH13) ngày 25/06/2015:
78

“Bảo đảm máy, thiết bị, vật tư, chất được sử dụng, vận hành, bảo trì,
bảo quản tại nơi làm việc theo quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động,
hoặc đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động đã được công bố, áp
dụng và theo nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, vật tư, chất, nhà xưởng, kho
tàng.

Phải có biển cảnh báo, bảng chỉ dẫn bằng tiếng Việt và ngôn ngữ phổ
biến của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, vật tư và
chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, nơi lưu
giữ, bảo quản, sử dụng và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy.”

Điều 30, khoản 1 Luật An toàn, vệ sinh lao động (Luật số 84/2015/QH13) ngày
25/06/2015:

“Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ
sinh lao động phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, trong thời hạn sử dụng, bảo đảm
chất lượng, phải được kiểm định theo quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật này,
trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác.

Khi đưa vào sử dụng hoặc không còn sử dụng, thải bỏ các loại máy, thiết
bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, tổ chức, cá
nhân phải khai báo với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) tại nơi sử dụng theo
thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 33 của Luật này, trừ trường hợp
luật chuyên ngành có quy định khác.

Trong quá trình sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về
an toàn, vệ sinh lao động, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm định kỳ kiểm tra, bảo
dưỡng, lập và lưu giữ hồ sơ kỹ thuật an toàn máy, thiết bị, vật tư theo quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia tương ứng.

Việc sử dụng chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
thực hiện theo quy định của pháp luật về hóa chất và pháp luật chuyên ngành.”
79

Nhận xét:

Đối với công tác nhận diện mối nguy, đánh giá rủi ro và lập biện pháp kiểm
soát, Cảng Hiệp Phước đã tự đánh giá và thực hiện, mặc dù vẫn chưa đánh giá và
phân tích kĩ các nguyên nhân cụ thể đến từ máy móc, thiết bị, khu vực và con
người, các giải pháp đưa ra cũng chưa được hoàn thiện một cách đầy đủ và cụ thể.
Và công tác này cũng không được thực hiện hằng năm, do đó việc đánh giá khó
tránh khỏi thiếu sót, và không cập nhật đầy đủ các Quy định Pháp luật.

Tại nơi làm việc được trang bị các thiết bị, máy móc, vật liệu, Cảng thực
hiện bố trí dán những quy trình vận hành ở các khu vực, dán các nhãn dán chỉ dẫn,
dán những quy định, cảnh báo nguy hiểm có kèm theo hình ảnh, tiếng việt và tiếng
anh,… nhưng theo thời gian các nhãn dãn chỉ dẫn và các quy định này đã cũ và có
các dấu hiệu bị mờ, bị bong tróc, do đó cần phải được cập nhật và thay mới để
người lao động có thể dễ dàng nhận biết các nhãn dán/ biển cảnh báo tại khu vực
làm việc.

Tại các vị trí này Cảng cũng bố trí người lao động được đào tạo định kỳ theo
Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH, thực hiện huấn luyện an toàn lao động cho nhóm
3, đồng thời có kinh nghiệm và được trang bị kiến thức và kỹ năng liên quan, đáp
ứng yêu cầu về an toàn bằng việc có chứng chỉ an toàn và thẻ an toàn theo quy định
của pháp luật.

Các máy móc tại đây được yêu cầu tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn nghiêm
ngặt và được kiểm định và đăng ký định kỳ. Mỗi thiết bị máy đều có hồ sơ quản lý
riêng và được theo dõi chặt chẽ. Quy trình vận hành của các thiết bị này cũng được
thiết kế chặt chẽ và đầy đủ, đảm bảo rằng công nhân tuân thủ các quy định và biện
pháp an toàn.

Bảng 10: Đánh giá rủi ro, nguy cơ ATVSLĐ tại khu vực làm việc

Mô tả Nhận diện mối Đánh giá mức Biện pháp xử lý Trách


Đơn vị
Công việc nguy, rủi ro độ rủi ro hiện tại nhiệm
Đội Kiểm tra, Ảnh hưởng đến Trung bình Phổ biến các nội Nhân viên
80

Bảo Vệ tình hình an


ninh trật tự tại quy, quy định, thủ
cổng, gây mấy tục của cảng đối
thời gian khi với người và xe
Bảo vệ kiểm tra máy khi vào cổng
kiểm soát bảo vệ
giấy tờ và ùn tắt cho chủ hàng, các
người và làm nhiệm
tại cổng vào giờ đơn vị vệ tinh…
xe, máy ra vụ tại
cao điểm. Gây Đối với các trường
vào cổng cổng cảng
mất thời gian hợp sử dụng giấy tờ
cảng
cho nhân viên tùy thân giả thì tùy
Bảo vệ cổng khi mức độ vi phạm áp
giải quyết người dụng hình thức cấm
và xe máy vào vào cảng.
cổng cảng

Có nhiều nguy
cơ tiềm ẩn như Trang bị kiến thức,
ngăn chặn tiếp nghiệp vụ Bảo vệ
Các nhân
cận trái phép lên về công tác phòng
viên Bảo
cầu cảng từ dưới chống tội phạm và
Tuần tra vệ làm
sông, các hành cung cấp đầy đủ
chốt chặn nhiệm vụ
vi trộm cắp, Trung bình công cụ hỗ trợ như
tuyến cầu tuần tra,
gian lận, gây rối dùi cui, đèn pin,
tài và tàu hốt chặn
an ninh trật tự… nón, áo mưa… Bố
tuyến cầu
Thời điểm thời trí các chốt gác hợp
tàu và tàu
tiết mưa gió có lý dọc tuyến cầu
thể ảnh hưởng tàu.
đến sức khỏe.
Buộc mở Đây là nhiệm vụ Nghiêm trọng Trang bị đầy đủ đồ Các nhân
dây tàu khá nguy hiểm bảo hộ lao động, viên Bảo
của Bảo vệ các nhân viên phải vệ thực
81

được đào tạo, huấn


cảng, luôn có
luyện nghiệp vụ
thể xảy ra tai
buột mở dây tàu và
nạn bất cứ lúc
tuân thủ các
nào do dây buột
nguyên tắt về kỹ hiện
tàu đứt, điều
thuật và an toàn lao nhiệm vụ
kiện thời tiết,
động trong quá buột mở
triều cường và
trình thao tác. Sẽ dây tàu
việc thao tác
hạn chế nguy cơ
không đúng kỹ
xảy ra tai nạn và
thuật của nhân
thiệt hại về tài sản
viên Bảo vệ.
của cảng và tàu.

Chất xếp, dỡ đúng


quy cách, trang bị
Nhận kế Nhân viên
bảo hộ lao động,
hoạch của Sạt đổ, lăn ngã kho hàng
đặt biển báo nguy
đơn vị, sắt thép, ảnh và công
hiểm và các hướng
triển khai hưởng đến NLĐ Nghiêm trọng nhân bốc
dẫn cách chất xếp
nhập xuất và sắt thép được xếp, hàng
hàng hóa. Thường
sắt thép. vận chuyển hóa
xuyên cập nhật các
Đội Kho
biện pháp AT-SK-
Hàng
MT cho nhân viên
Té ngã khi lên
Bố trí nhân
xuống tàu qua
viên theo Trang bị BHLĐ,
cầu thang tàu, đi Nhân
dõi ký giấy Nghiêm kiểm tra độ an
kiểm tra hầm viên kết
tờ với tàu trọng toàn của các dụng
hàng trên tàu, toan tàu
( kết toan cụ (thang tàu)
làm tinh thần lo
tàu)
sợ
Đội Cơ Sửa chữa Người rơi từ Cao Trang bị BHLD, Nhân viên
82

Giới các cơ cấu trên cao xuống tập trung khi làm
của đất, gây chấn việc. Tuyệt đối tổ sửa
phương thương, gãy tay, không sử dụng chữa
tiện trên chân, nguy hại rượu, bia, chất
cao tính mạng cấm ... Khi lên ca
Có thể bị điện
giật, không có Trang bị BHLD,
Sửa chữa hệ
người hỗ trợ. tập trung khi làm
thống điện, Nhân viên
Điện giật gây việc. Tuyệt đối
sửa chữa Cao tổ sửa
phỏng da, trọng không sử dụng
điện các chữa
thương…nguy rượu, bia, chất
phương tiện
hại đến tính cấm ... Khi lên ca
mạng
Trang bị BHLD,
tập trung khi làm
Có thể bị áp lực
việc. Đọc hiểu các
Sửa chữa hệ nhớt bắn. Trọng Nhân viên
tài liệu trước khi
thống thủy thương nếu áp Trung bình tổ sửa
tháo. Tuyệt đối
lực lực bắn vào mắt, chữa
không sử dụng
tróc da ....
rượu, bia, chất
cấm ... Khi lên ca
Nổ vỏ xe trúng
Vận hành công nhân phục Trang bị BHLD,
thiết bị nâng vụ làm hàng. tập trung khi làm
làm hàng Trọng thương việc. Tuyệt đối Nhân viên
Cao
khu vực làm khi bị vỏ văng không sử dụng tổ xe
hàng sắt trúng người, có rượu, bia, chất
vụn. thể nguy hại đến cấm ... Khi lên ca
tính mạng
Sửa chữa Vật tư và dụng Thấp Trang bị BHLD, Nhân viên
dưới gầm xe cụ sửa chữa rơi tập trung khi làm tổ sửa
83

cùng thời rớt trúng người việc. Tuyệt đối


điểm với ở dưới. Gây không sử dụng chữa
người sửa trọng thương rượu, bia, chất
chữa ở trên tay, chân, đầu cấm ... Khi lên ca
Rơi rớt trúng
người ở dưới
Tập trung khi làm
đường đi. Trọng
Vận hành việc. Tuyệt đối Nhân viên
thương tay,
cần trục kéo Cao không sử dụng tổ cẩu
chân, đầu ….
thiết bị rượu, bia, chất
Có thể ảnh
cấm ... Khi lên ca
hưởng tính
mạng
Lật xe, gãy Nhân viên
Tuyệt đối không
càng. Bị thương tổ xe
Vận hành xe nâng hàng quá tải.
do chấn động và
nâng hàng Cao Khi làm việc quá
xe đè có thể
quá tải tải phải có sự giám
nguy hại tính
sát của kỹ thuật
mạng
Vận hành
Ngạt do khí thải Tuyệt đối không sử
xe nâng
của động cơ xe dụng rượu, bia, Nhân viên
trong Trung bình
nâng, ảnh hưởng chất cấm ... Khi lên tổ xe
không
sức khỏe ca
gian kín

3.3.2 Phân bố tỉ lệ lao động

Cảng Hiệp Phước có mức phân chia lao động như sau:

Giới tính Số lượng Tỉ lệ (%)

Nam 106 80.3

Nữ 26 19.7

Tổng cộng 132 100


84

Đối với xếp dỡ sắt thép nói chung và các công việc trong quy trình công
nghệ xếp dỡ sắt thép: Thép phôi dài và thép dây cuộn nói riêng, đây là loại hình
công việc đặc thù liên quan đến vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa có trọng lượng rất
lớn, đồng thời cần phải làm việc trong môi trường ngoài trời với điều kiện thời tiết
không ổn định, thường xuyên thay đổi. Người lao động làm việc ở công đoạn này
đòi hỏi phải có sức khỏe, thể lực, tâm sinh lý tốt và ổn định, do đó đa phần người
lao động là nam giới sẽ chiếm số lượng lớn (trên 80%).

3.3.3 Chế độ trang cấp và sử dụng PTBVCN tại Cảng

Theo điều 4 Thông tư số: 25/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30/11/2022, điều


kiện được trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân là khi làm việc tiếp xúc với một
trong những yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại dưới đây:
“Tiếp xúc với yếu tố vật lý không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.
Tiếp xúc với bụi và hóa chất độc hại.
Tiếp xúc với yếu tố sinh học độc hại:

 Vi rút, vi khuẩn độc hại gây bệnh, côn trùng có hại.

 Phân, nước thải, rác, cống rãnh.

 Các yếu tố sinh học độc hại khác.


Làm việc với máy, thiết bị, công cụ lao động tiềm ẩn các mối nguy mất
an toàn, vệ sinh lao động, làm việc ở vị trí mà tư thế lao động nguy hiểm dễ gây ra
tai nạn lao động; làm việc trên cao; làm việc trong hầm lò, nơi thiếu dưỡng khí;
làm việc trên biển, trên sông nước, trong hầm sâu, trong không gian hạn chế, trong
rừng; làm việc trong núi đá, hang đá hoặc điều kiện lao động nguy hiểm, độc hại
khác.”
Nhận xét:
Việc cung cấp PTBVCN là một yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong
85

công tác an toàn, vệ sinh lao động. PTBVCN đảm bảo bảo vệ sức khỏe và sự an
toàn của người lao động trong quá trình làm việc, giảm thiểu nguy cơ chấn thương,
bị thương hoặc nhiễm độc. Cảng Hiệp Phước đã thực hiện việc trang bị PTBVCN
theo bảng sau:
Bảng 11: Danh mục trang cấp Phương tiện bảo vệ cá nhân

STT Danh mục Đơn vị tính Định mức 1 Thời gian sử


người/ lần cấp dụng
1 Quần áo bảo hộ lao Bộ 02 1 năm
động
2 Nón vải Cái 02 1 năm
3 Nón bảo hộ Cái 01 1 năm
4 Găng tay Đôi 05 1 năm
5 Giày bata Đôi 02 1 năm
6 Giày chống dầu Đôi 01 1 năm

Việc trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) căn bản như nón,
găng tay, giày và các trang thiết bị khác là một bước quan trọng để đảm bảo an toàn
và bảo vệ sức khỏe của người lao động tại Cảng Hiệp Phước. Tuy nhiên, điều quan
trọng không chỉ là việc cung cấp PTBVCN mà còn là hướng dẫn, đào tạo và tuyên
truyền về cách sử dụng, bảo quản và tầm quan trọng của chúng. Việc hướng dẫn về
cách sử dụng, bảo quản PTBVCN và tuyên truyền về lợi ích của việc sử dụng đầy
đủ chưa được chú trọng tại Cảng Hiệp Phước. Điều này có thể nhìn thấy rõ trong
quá trình làm việc chẳng hạn như người lao động không thoải mái khi sử dụng
PTBVCN hoặc chất lượng của PTBVCN không đáp ứng đúng yêu cầu, ví dụ như
sai kích thước quần áo, giày và những vấn đề tương tự.
Để khắc phục tình trạng này, Cảng Hiệp Phước tăng cường công tác huấn
luyện và tuyên truyền về PTBVCN. Công nhân cần được đào tạo về cách sử dụng
đúng PTBVCN, bảo quản chúng một cách hiệu quả và nhận biết được tầm quan
trọng của việc sử dụng PTBVCN đầy đủ. Đồng thời, quá trình trang bị PTBVCN
86

cũng cần được kiểm tra và đảm bảo rằng chúng đáp ứng đúng yêu cầu về kích thước
và chất lượng.

3.3.4 Công tác kiểm tra về BHLĐ

Công tác kiểm tra về ATVSLĐ tại Cảng Hiệp Phước có mục tiêu là xem xét
việc thực hiện các quy định của nhà nước về An toàn vệ sinh lao động và Phòng
chống cháy nổ. Đây là công tác quan trọng nhằm nắm bắt và đánh giá tình hình
triển khai và thực hiện kế hoạch, các quy định và chương trình liên quan đến
ATVSLĐ. Kết quả của việc kiểm tra sẽ giúp phát hiện các thiếu sót về ATVSLĐ và
đưa ra biện pháp khắc phục, đồng thời cung cấp căn cứ để lập kế hoạch BHLĐ. Qua
đó, công tác kiểm tra cũng nhắc nhở và giáo dục người lao động cũng như nhà sử
dụng lao động có trách nhiệm hơn trong công tác An toàn lao động và Vệ sinh lao
động.

Tại nhà máy, việc kiểm tra thường được thực hiện thường xuyên và bao gồm
các nội dung kiểm tra như hồ sơ sổ sách, nội quy, quy trình và các biện pháp an
toàn. Công tác kiểm tra được thực hiện định kỳ, và có việc thành lập đoàn kiểm tra
theo quy định. Tuy nhiên, công tác tự kiểm tra tại đây chỉ tập trung vào nội dung
kiểm tra định kỳ nhằm xem xét và chấm điểm thi đua. Các đoàn kiểm tra từ cấp trên
khi kiểm tra chưa thực hiện một cách đầy đủ và thực tế, cũng chưa có kiểm tra đột
xuất nhằm phát hiện những thiếu sót trong công tác ATLĐ-VSLĐ.

Cảng cần nâng cao chất lượng công tác kiểm tra bằng cách thực hiện kiểm
tra đầy đủ và thực tế hơn, bao gồm cả kiểm tra đột xuất để phát hiện và khắc phục
những thiếu sót trong công tác ATLĐ-VSLĐ. Điều này nhằm đảm bảo môi trường
làm việc an toàn và giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra.

3.3.5 Thực trạng công tác PCCC

Cảng Hiệp Phước đã xây dựng Phương án chữa cháy hằng năm theo Thông
tư số 149/2020/TT-BCA.

3.3.5.1 Giao thông phục vụ chữa cháy


87

Cảng Hiệp Phước có 01 cổng chính rộng khoảng 20m thông ra đường D3.
Xe chữa cháy đỗ trên đường D3 hoặc đường nội bộ triển khai các đội hình chữa
cháy cứu nạn – cứu hộ khi có sự cố xảy ra.

Các lối đi lại vòng quanh sân bên trong cơ sở được tráng nhựa rộng 02- 8m,
nên thuận lợi cho xe chữa cháy và các loại xe cẩu, xe tải trọng lớn ra vào tiếp cận
được đám cháy.

Cửa ra vào khu nhà điều hành, khu nhà kho, xưởng bảo trì được thiết kế
khung nhôm lắp kính rộng từ 1,2 - 2,5m thuận lợi cho việc đi lại của CBCNV và
đảm bảo yêu cầu thoát nạn khi có cháy xảy ra.

Tuyến đường từ các đơn vị PCCC đến cơ sở:

- Đội Cảnh sát PCCC&CNCH công an huyện Nhà Bè đến cơ sở:


- Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực 5 đến cơ sở:
- Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH đến cơ sở

Nhận xét:

Với những đặc điểm được nêu trên thì khi có sự cố cháy, nổ xảy ra việc thoát
nạn của người lao động sẽ thuận lợi và phương tiện chuyên dụng của lực lượng
chữa cháy chuyên nghiệp cũng tiếp cận dễ dàng. Các tuyến đường này có chiều
rộng từ 10 – 30m bằng phẳng, mặt đường trãi nhựa, thuận lợi cho xe chữa cháy hoạt
động trong mọi thời tiết. Tuy nhiên, vào giờ cao điểm, trên tuyến đường Dương Bá
Trạc – cầu Nguyễn Văn Cừ lượng xe tham gia giao thông nhiều nên hay xảy ra tình
trạng kẹt xe kéo dài làm ảnh hưởng đến việc lưu thông của xe chữa cháy khi có
cháy xảy ra.

3.3.5.2 Nguồn nước chữa cháy

Bảng 12: Nguồn nước chữa cháy tại Cảng Hiệp Phước

Trữ lượng (m3)


TT Vị trí, khoảng cách Những điểm cần
Nguồn nước hoặc lưu lượng
nguồn nước (m) lưu ý
(l/s)
88

(1) (2) (3) (4) (5)

Bên trong:
Máy bơm và xe
1 Bể nước 110 m3 Trong cơ sở
lấy nước được
Bên ngoài:
Trên đường D3 cách Máy bơm và xe
01 Trụ nước 14 l/s
khoảng 50m lấy nước được
Máy bơm và xe
Phía Đông của cơ sở
Sông Soài lấy nước được.
02 Vô Tận (khu vực cầu cảng)
Rạp Phụ thuộc vào
cách khoảng 50 m
thủy triều
Trên đường D3 cách Máy bơm và xe
03 Trụ nước 14 l/s
khoảng 250m lấy nước được
3.3.5.3 Tổ chức lực lượng chữa cháy:

Trong giờ làm việc đội viên phòng cháy chữa cháy thường xuyên có mặt là
34 người. Ngoài giờ làm việc 08 người. Khi cần có thể huy động thêm khoảng 15
người (các công ty lân cận) để tham gia công tác cứu nạn, cứu hộ và chữa cháy. Các
đội viên đội PCCC cơ sở đã được đào tạo nghiệp vụ về công tác PCCC và đã được
cấp giấy chứng nhận huấn luyện về PCCC

Cảng Hiệp Phước cũng trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy bố trí tại
các khu vực cửa ra vào và nơi dễ thấy, dễ lấy và được bảo quản tốt:

- 05 máy bơm (02 máy bơm điện, 02 máy bơm động cơ Diezel, 1 máy bơm di
động).
- 12 hộp chữa cháy vách tường (mỗi hộp có 02 họng nước chữa cháy vách
tường. 02 lăng A, 02 cuộn vòi A).
- 12 đầu báo khói. Trung tâm báo cháy được đặt tại phòng bảo vệ.
- 39 bình bột chữa cháy MFZ8.
- 33 bình chữa cháy CO2 MT5.
89

- 05 bình bột chữa cháy MFZT35.


- 10 bộ nội quy tiêu lệnh.

Cảng Hiệp Phước cũng xây dựng các Phương án xử lý một số tình huống
cháy với các nguyên nhân khác nhau (ví dụ như chập điện,..), nếu có sự cố bất ngờ
xảy ra vẫn đảm bảo được các phương án xử lý an toàn cho người lao động làm việc
tại Cảng.

Hình 13: Bình PCCC tại Cảng

Nhận xét:

Công tác PCCC tại Cảng được chấp hành nghiêm túc khi bố trí đầy đỉ các thiết bị
PCCC, xây dựng các phương án ứng phó sự cố khẩn cấp có thể xảy ra tại đây, đồng
90

thời các phương tiện chữa cháy này cũng được kiểm tra định kỳ nhằm kịp thời bảo
dưỡng và sửa chữa , NLĐ cũng được tham gia diễn tập, huấn luyện định kì 1 lần/
năm đối trong việc ứng phó giả định khi có tình huống cháy nổ diễn ra.

3.3.6 An toàn điện tại Cảng

Một số nguy cơ mất an toàn về điện tại Cảng có thể gặp phải bao gồm:

- Rủi ro chập điện: Do hệ thống cáp và tủ điện trung tâm là nơi tập
trung nguồn điện chính, việc không đảm bảo bảo vệ chống chập điện hoặc việc cài
đặt không đúng quy trình có thể gây nguy hiểm cho nhân viên làm việc trong các
khu vực này.

- Nguy cơ cháy nổ: Việc sử dụng máy phát điện và trạm biến áp đòi hỏi
quy trình bảo dưỡng và vận hành đúng quy định. Nếu không kiểm tra và bảo dưỡng
định kỳ, có thể xảy ra sự cố cháy nổ.

- Quá tải hệ thống: Do công suất của máy phát điện và trạm biến áp có
giới hạn, việc sử dụng quá tải hoặc không phân bổ điện hiệu quả có thể gây hư hại
cho hệ thống và nguy hiểm cho nhân viên.

- Bảo vệ thiết bị điện: Cần đảm bảo các thiết bị bảo vệ như cầu chì, cầu
dao, công tắc tự động và chống sét được cài đặt và hoạt động đúng cách để đảm bảo
an toàn cho hệ thống điện.

Nhận xét:

Để đảm bảo an toàn điện tại Cảng Hiệp Phước, một số biện pháp và quy định
đã được áp dụng:

- Hệ thống điện an toàn: Cảng Hiệp Phước đã đầu tư vào hệ thống điện an
toàn, bao gồm việc lắp đặt hệ thống đấu nối đất chính xác để ngăn ngừa nguy
cơ sự cố điện nhằm đảm bảo rằng các thiết bị và hệ thống điện hoạt động
một cách ổn định và không gây nguy hiểm cho nhân viên và tài sản.
- Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ: Cảng thực hiện kiểm tra và bảo dưỡng định
kỳ các thiết bị điện, bao gồm hệ thống điện chính, máy biến áp, công tắc và ổ
91

cắm. Việc kiểm tra định kỳ đảm bảo rằng các thiết bị hoạt động đúng cách và
không có hiện tượng lỗi hỏng, giúp ngăn ngừa nguy cơ cháy nổ và sự cố
điện.
- Đào tạo và hướng dẫn: Các nhân viên tại Cảng Hiệp Phước được đào tạo về
an toàn điện và nhận được hướng dẫn về cách sử dụng các thiết bị điện một
cách an toàn. Điều này bao gồm việc hướng dẫn về cách xử lý các thiết bị
điện, cách phát hiện và báo cáo các vấn đề liên quan đến an toàn điện, cũng
như quy trình sơ tán trong trường hợp sự cố.
- Quy định về an toàn điện: Cảng Hiệp Phước có nội quy và quy định rõ ràng
về an toàn điện, được thông báo và áp dụng rộng rãi cho tất cả nhân viên và
đối tác làm việc tại cảng. Những quy định này bao gồm việc hạn chế việc sử
dụng các thiết bị điện không an toàn, yêu cầu tuân thủ các quy trình và biện
pháp an toàn khi làm việc với điện, và báo cáo ngay lập tức về bất kỳ sự cố
hoặc vấn đề nào liên quan đến an toàn điện.
- Kiểm tra và giám sát: Cảng Hiệp Phước có hệ thống kiểm tra và giám sát liên
tục để đảm bảo an toàn điện. Các thiết bị và hệ thống điện được kiểm tra
định kỳ để phát hiện và khắc phục sự cố, và có hệ thống giám sát để theo dõi
các thông số điện và phát hiện các hiện tượng bất thường.
- Tổng thể, Cảng Hiệp Phước đã thực hiện các biện pháp và quy định về an
toàn điện để đảm bảo môi trường làm việc an toàn và ngăn ngừa nguy cơ
cháy nổ và sự cố điện.

3.3.7 Chế độ và chính sách


3.3.7.1 Thời gian làm việc, nghỉ ngơi

Thời gian làm việc trong giờ hành chính tại Cảng Hiệp Phước được chia
thành hai buổi:

- Buổi sáng: Bắt đầu từ 7h30 và kéo dài đến 11h30, trong đó nhân viên làm
công việc và các nhiệm vụ liên quan trong khoảng thời gian này.
- Buổi chiều: Bắt đầu từ 12h30 và kết thúc vào 16h30, nhân viên tiếp tục làm
việc và hoàn thành các công việc còn lại trong thời gian này.
92

Đối với lao động trực tiếp, thời gian làm việc được xác định theo hình thức
làm việc theo ca. Mỗi ca có thời gian làm việc 8 giờ, và trong một ngày, cảng hoạt
động 24/24 giờ, vì vậy có 3 ca làm việc để đảm bảo liên tục hoạt động.

Thời gian nghỉ giữa các ca là để nhân viên có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi
sức khỏe. Ngoài ra, các nhân viên cũng được hưởng các loại nghỉ khác như nghỉ
hàng tháng, với tối thiểu 8 ngày trong một tháng, nghỉ các ngày lễ theo quy định của
pháp luật, nghỉ phép hàng năm và nghỉ khi bị ốm đau.

Tổng thể, Cảng Hiệp Phước đã xây dựng một thời gian làm việc có cấu trúc
và hợp lý, đảm bảo nhân viên có đủ thời gian làm việc và nghỉ ngơi để duy trì sự
hiệu quả và an toàn trong hoạt động của cảng.

3.3.7.2 Công tác quản lý sức khỏe cho người lao động

Cảng Hiệp Phước tổ chức khám sức khỏe tổng định kỳ toàn diện cho toàn bộ
đội ngũ lao động, kéo dài trong khoảng 7 ngày và đã được tổ chức một cách cẩn
thận và đầy đủ. Trong suốt quá trình khám, cảng đã lưu trữ một cách cẩn thận tất cả
hồ sơ khám sức khỏe chi tiết và kết quả của nhân viên. Điều này đảm bảo rằng
thông tin về sức khỏe của nhân viên được lưu trữ một cách an toàn và dễ dàng truy
cập khi cần thiết.

Ngoài chương trình khám tổng định kỳ hàng năm một lần, cảng cũng duy trì
thói quen tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng một lần. Điều này đảm bảo
rằng mọi nhân viên đều nhận được sự quan tâm và chăm sóc sức khỏe toàn diện, và
trạng thái sức khỏe của họ được theo dõi đều đặn.

Theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP, Cảng phải bố trí ít nhất 1 người có trình độ
chuyên môn về y tế bậc trung cấp làm tại bộ phận y tế của nhà máy. Đồng thời căn
cứ theo Điều 73 Luật An toàn, vệ sinh lao động và Khoản 5, Điều 37, Nghị định
44/2016/NĐ-CP, nhà máy có thể thực hiện ký hợp đồng với cơ sở khám, chữa bệnh
có đủ năng lực; đơn vị ký hợp đồng y tế phải cung cấp đủ số lượng người làm công
tác y tế theo quy định pháp luật; trong các trường hợp khẩn cấp, đơn vị ký hợp đồng
phải có mặt tại nhà máy trong 30 phút. Với các yêu cầu trên, Cảng đã thực hiện hợp
93

đồng chăm sóc sức khỏe với Bệnh viện quận 7, cách Cảng khoảng 15km và mất
khoảng 20-30p đi xe với lưu lượng giao thông bình thường.

Cảng Hiệp Phước thực hiện những biện pháp này nhằm đảm bảo rằng sức
khỏe của đội ngũ lao động được đánh giá và theo dõi một cách thường xuyên. Điều
này không chỉ giúp đảm bảo môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, mà còn tạo
điều kiện cho nhân viên có thể hoạt động hiệu quả và đóng góp tốt nhất vào hoạt
động cảng.

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CẢI THIỆN


4.1 GIẢI PHÁP VỀ CÔNG NGHỆ - KỸ THUẬT

- Thực hiện công tác bảo trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị theo giờ máy hoạt
động nhằm duy trì trạng tháo hoạt động ổn định nhất.
- Sữa chữa, bảo dưỡng hoặc thay mới những khu vực có nguy cơ hư hại ( ví dụ
các tấm bê tông bị hư hại, các thiết bị điện bị hư hỏng,..)
- Định kỳ kiểm tra, đo điện trở tiếp đất của hệ thống chống sét, hệ thống điện
toàn cảng.
- Kiểm tra, nhắc nhở công nhân thực hiện đúng quy trình công nghệ xếp dỡ,
quy định an toàn được quy định.

4.2 GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ

- Tổ chức huấn luyện cho công nhân mới tuyển và định kỳ theo quy định.
Huấn luyện lần đầu phải có thời gian đủ, ít nhất là 02 ngày, và nội dung huấn
luyện phải đầy đủ và được chia theo từng ngành nghề để đảm bảo hiệu quả.
Cán bộ huấn luyện cần có kiến thức chuyên môn về an toàn lao động và vệ
sinh lao động.
- Thực hiện công tác khám sức khỏe định kỳ cho công nhân, bao gồm khám
chuyên khoa để phát hiện các bệnh nghề nghiệp. Điều này giúp đảm bảo sức
khỏe của công nhân và phòng ngừa các nguy cơ liên quan đến sức khỏe trong
quá trình làm việc.
94

- Thắt chặt việc tuân thủ các quy định khi sử dụng PTBVCN như trang bị đầy
đủ đồ bảo hộ, nón bảo hộ, kính, giày bảo hộ và găng tay,… Trong các buổi
huấn luyện ATVSLĐ cần giúp NLĐ nhận thức được sự nguy hiểm khi không
trang bị đầy đủ PTBVCN, tăng cường kiểm tra, giám sát, nhắc nhở các
trường hợp không nghiêm túc tuân thủ các quy định về an toàn trong quá
trình làm việc.
- Trang bị thêm biển cảnh báo, biển chỉ dẫn, biển báo cấm, biển báo thoát
hiểm, các Poster tuyên truyền nhằm nâng cao sự chú ý, ý thức của NLĐ tại
Cảng trong quá trình ra vào và làm việc.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

Công tác an toàn vệ sinh lao động có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong mọi
doanh nghiệp và xã hội. Việc thực hiện hiệu quả các biện pháp an toàn vệ sinh lao
động không chỉ bảo vệ sức khỏe và đời sống của người lao động mà còn góp phần
vào sự phát triển chung của xã hội.
Công tác an toàn vệ sinh lao động đóng vai trò quan trọng trong việc tuân thủ pháp
luật và quy định. Việc thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn giúp doanh nghiệp
tuân thủ quy định về an toàn lao động từ phía chính phủ và cơ quan quản lý. Điều
này giúp tránh các rủi ro pháp lý và bảo vệ danh tiếng của doanh nghiệp, đồng thời
đảm bảo sự tôn trọng và uy tín của tổ chức trong cộng đồng kinh doanh.

Do chính sách bảo mật thông tin nội bộ tại Cảng nên còn nhiều tài liệu em không
thể chèn vào để làm rõ được Thực trạng An toàn vệ sinh lao động trong quy trình
công nghệ xếp dỡ sắt thép tại Cảng Hiệp Phước.

Tổng quan nhìn nhận và đánh giá, quy mô tại Cảng còn nhỏ nên nhiều công tác
không được thực hiện kĩ lưỡng, còn sơ sài trong việc cập nhật các quy định Pháp
luật để áp dụng tại Cảng.
95

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1.] Quốc hội (2015), Luật an toàn vệ sinh lao động, số 84/2015/QH13
ngày 25.
[2.] Chính phủ (2016), Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật An toàn vệ sinh lao động.
96

[3.] Chính phủ (2016), Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số
điều của luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an
toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường
lao động.
[4.] Bộ Công Thương (2012), Thông tư 44/2012/TT-BCT quy định danh
mục hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển
và vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ
giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.

[5.] Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2022), Thông tư 25/2022/TT-


BLĐTBXH quy định về chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong
lao động.

You might also like