Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 85

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT
----------***----------

Nguyễn Thị Hường

Các nước đang phát triển và cơ chế giải


quyết tranh chấp thương mại của WTO

Chuyên ngành : Luật


Mã số : 60 38 60

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn: TS. Dương Thị Thanh Mai

HÀ NỘI - 2007
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................... 3


1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................................... 3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................ 5
5. Bố cục của luận văn .................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
THƢƠNG MẠI CỦA WTO ....................................................................... 6
1.1 Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO – những vấn đề cơ bản ............................. 6
1.1.1 Lịch sử hình thành và nền tảng pháp lý ............................................................ 6
1.1.2 Đối tượng và phạm vi áp dụng, các bên tham gia ............................................ 7
1.1.3 Cơ quan giải quyết tranh chấp .......................................................................... 8
1.1.4 Thủ tục giải quyết tranh chấp ......................................................................... 10
1.2 Đánh giá chung về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO .................................. 15
CHƢƠNG 2. CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG CƠ CHẾ GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO – TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TẾ ..... 21
2.1 Vị thế của các nƣớc đang phát triển trong WTO................................................... 21
2.2 Đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nƣớc đang phát triển theo quy định
của DSU . ........................................................................................................................ 23
2.2.1 Các ưu đãi chung ............................................................................................ 23
2.2.2 Đối xử đặc biệt và khác biệt trong các giai đoạn tố tụng ............................... 25
2.3 Thực tế giải quyết tranh chấp của WTO liên quan đến các nƣớc đang phát triển 27
2.3.1 Thống kê chung ............................................................................................... 27
2.3.2 Những tranh chấp liên quan đến Trung Quốc và một số nước ASEAN .......... 30
2.4 Một số vụ kiện điển hình ....................................................................................... 31
2.4.1 Vụ DS 122: Thái Lan - Thép rầm hình chữ H (Chống bán phá giá) .............. 32
2.4.2 Vụ DS 207: Chilê -Hệ thống đai giá (Nông nghiệp) ....................................... 39
2.4.3 Vụ DS231: Pê-ru - cá mòi (Các biện pháp thương mại liên quan đến xuất
khẩu).... ........................................................................................................................ 45
2.4.4 Vụ DS 273: Hàn Quốc – tàu thương mại (Trợ cấp) ........................................ 48
2.4.5 Vụ DS 309: Trung Quốc - mạch tích hợp (IC) (thuế) ..................................... 55
2.5 Nhận xét về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO từ góc độ các nƣớc đang
phát triển ......................................................................................................................... 56
CHƢƠNG 3. VIỆT NAM VÀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƢƠNG
MẠI CỦA WTO ...................................................................................................... 64
3.1 Việt Nam trong các tranh chấp thƣơng mại quốc tế trƣớc khi vào WTO ............. 64
3.2 Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp
của WTO ......................................................................................................................... 69
3.3 Bài học kinh nghiệm về giải quyết tranh chấp theo WTO .................................... 76
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 83
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DSB Hội đồng giải quyết tranh chấp

DSU Thoả thuận về giải quyết tranh chấp

EC/EU Cộng đồng Châu Âu/Liên minh Châu Âu (sau 11/11/1993)

GATT Hiệp định chung về thuế quan và thƣơng mại

Hiệp định AD Hiệp định về Chống bán phá giá

Hiệp định SCM Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng

Hiệp định TBT Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thƣơng mại

WTO Tổ chức thƣơng mại Thế giới


LỜI NÓI ĐẦU
1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Tổ chức thƣơng mại thế giới với tên gọi tắt quen thuộc bằng tiếng Anh -
WTO là một tổ chức quốc tế mà hoạt động của nó có ảnh hƣởng sâu sắc tới nền
kinh tế toàn cầu. Với số lƣợng thành viên cho đến thời điểm tháng 7 năm 2007
là 151 nƣớc tham gia, WTO xứng đáng là một tổ chức mang tính đại diện rộng
rãi nhất trong lĩnh vực kinh tế, thƣơng mại của thế giới. Thực hiện hai chức năng
cơ bản là tổ chức diễn đàn cho các cuộc đàm phán giữa các thành viên về
thƣơng mại đa biên và hỗ trợ cho việc thực thi các Hiệp định thƣơng mại thông
qua cơ chế giải quyết tranh chấp đa phƣơng, WTO có thể mang lại cho bất kỳ
thành viên nào, dù là quốc gia phát triển hay quốc gia đang phát triển và kém
phát triển những lợi ích nhất định về kinh tế, thƣơng mại.
Hoạt động của WTO dựa trên nền tảng một hệ thống các quy định, các
cam kết do chính các thành viên xây dựng nên, trong đó, cơ chế giải quyết tranh
chấp đóng vai trò là một bộ phận trụ cột của các cam kết trong WTO, làm nền
tảng cho việc giải quyết các tranh chấp thƣơng mại quốc tế - một trong những
chức năng quan trọng của WTO, góp phần làm ổn định kinh tế thế giới.
Việt Nam, sau những nỗ lực vƣợt bậc đã trở thành thành viên chính thức
của WTO vào ngày 11/1/2007. Trở thành thành viên của WTO cũng đồng nghĩa
với việc Việt Nam, cùng với những thành viên khác trở thành đối tƣợng có khả
năng chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ các quy định về giải quyết tranh chấp thƣơng
mại của WTO. Hơn lúc nào hết, tìm hiểu về hệ thống các quy định của WTO nói
chung, các quy định về giải quyết tranh chấp thƣơng mại của WTO nói riêng là
một việc làm cần thiết.
Là một nƣớc đang phát triển, nằm trong nhóm các nƣớc có vị thế yếu hơn
trong WTO, Việt Nam cần phải có những chiến lƣợc và chính sách phù hợp để
chủ động ứng phó với các tranh chấp thƣơng mại quốc tế đang đƣợc xem là có
nguy cơ diễn ra theo chiều hƣớng ngày càng tăng. Những chiến lƣợc và chính
sách này có thể bắt đầu từ việc tìm hiểu về cơ chế giải quyết tranh chấp của
3
WTO. Lợi ích thiết thực từ việc tìm hiểu, nghiên cứu về cơ chế giải quyết tranh
chấp của WTO từ góc độ các nƣớc đang phát triển là giúp cho một nƣớc đang
phát triển nhƣ Việt Nam chủ động trong việc đối phó với những vụ kiện của các
nƣớc thành viên khác theo WTO cũng nhƣ chủ động trong việc quyết định đƣa
các tranh chấp ra giải quyết theo hệ thống của WTO dựa trên sự cân nhắc về các
lợi ích cũng nhƣ bất lợi của hệ thống này đối với quốc gia.
Trên cơ sở những nhận định nêu trên, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài
nghiên cứu và triển khai Luận văn thạc sĩ của mình là “Các nƣớc đang phát triển
và cơ chế giải quyết tranh chấp thƣơng mại của WTO”.
Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều bài viết đề cập đến cơ chế giải
quyết tranh chấp của WTO, trong đó có bao gồm cả những phân tích nhìn nhận
từ góc độ các nƣớc đang phát triển, vì vậy, để tránh lặp lại và phù hợp với điều
kiện thực tế là Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, trong Luận văn này,
tôi tập trung phân tích về thực tiễn áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của
WTO đối với các đang phát triển, đồng thời đi sâu phân tích về những thuận lợi
và khó khăn đối với Việt Nam khi trở thành thành viên của WTO trong việc giải
quyết các tranh chấp thƣơng mại quốc tế theo cơ chế của tổ chức này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn là đƣa ra những nhận
định chính xác, khoa học và thực tiễn về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
nhằm làm nổi bật đƣợc những thuận lợi và khó khăn đối với một nƣớc đang phát
triển, đặc biệt là đối với Việt Nam khi tham gia vào cơ chế này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Phục vụ cho mục đích nêu trên, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của
Luận văn là các cam kết, các quy định của WTO về giải quyết tranh chấp
thƣơng mại quốc tế với nền tảng là các quy định có liên quan của GATT 1947,
các vụ kiện mang tính điển hình đối với các nƣớc đang phát triển.

4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài, tôi đã sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu:
thống kê, phân tích - tổng hợp, phƣơng pháp diễn giải-quy nạp, phƣơng pháp đối
chiếu - so sánh và phƣơng pháp mô tả - khái quát, đặc biệt là phƣơng pháp
nghiên cứu theo trƣờng hợp điển hình (case study). Việc tiếp cận và xử lý các
trƣờng hợp điển hình về giải quyết tranh chấp thƣơng mại của WTO đƣợc lựa
chọn phù hợp từ góc độ các nƣớc đang phát triển giúp ngƣời viết rút ra đƣợc
những nhận định khách quan, xác thực theo đúng mục đích nghiên cứu đã đề ra.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài Lời nói đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
gồm ba chƣơng chính nhƣ sau:
Chƣơng 1 – Tổng quan về cơ chế giải quyết tranh chấp thƣơng mại của
WTO
Chƣơng 2 – Các nƣớc đang phát triển trong cơ chế giải quyết tranh chấp
của WTO - từ lý thuyết đến thực tế
Chƣơng 3 – Việt Nam và cơ chế giải quyết tranh chấp thƣơng mại của
WTO
Do thời gian và sự hiểu biết còn có hạn chế nên Luận văn không tránh
khỏi những thiếu sót nhất định, tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các
Thầy giáo, Cô giáo và các học giả đi trƣớc để hoàn thiện thêm nghiên cứu của
mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Dƣơng Thị Thanh Mai đã tận tình
hƣớng dẫn tôi hoàn thành Luận văn này.

5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
THƢƠNG MẠI CỦA WTO
1.1 Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO – những vấn đề cơ bản
1.1.1 Lịch sử hình thành và nền tảng pháp lý
Cơ chế giải quyết tranh chấp WTO đƣợc hình thành trên nền tảng pháp lý
là Thoả thuận về quy tắc và thủ tục điều chỉnh về giải quyết tranh chấp, thƣờng
đƣợc gọi là Thoả thuận về giải quyết tranh chấp (viết tắt là DSU- Dispute
Settlement Understanding), một trong những kết quả chính của diễn đàn WTO
tại vòng đàm phán Uruguay.
Cùng với các Hiệp định đa phƣơng chuyên ngành khác có quy định về
việc giải quyết tranh chấp thƣơng mại phát sinh trong việc thực thi các Hiệp
định của WTO (các “Hiệp định có liên quan”), DSU là một phần của Hiệp định
Marrakesh về việc thành lập WTO ("Hiệp định WTO") - Phụ lục 2 [2]. DSU có
lịch sử hình thành và phát triển trên cơ sở các điều khoản về tham vấn và giải
quyết tranh chấp quy định tại Điều XXII, XXIII của Hiệp định chung về thuế
quan và thƣơng mại (GATT) 1947. Nội dung của DSU bao gồm 27 điều và 4
Phụ lục quy định về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh các tranh chấp phát sinh
trên cơ sở các Hiệp định của WTO. Điều II:2 của Hiệp định WTO quy định:
“DSU là một phần không thể tách rời của Hiệp định này, ràng buộc tất cả các
nƣớc thành viên”. DSU đóng vai trò là một nhân tố trung tâm trong việc tạo ra
sự an toàn và khả năng dự đoán trƣớc cho hệ thống thƣơng mại đa phƣơng (đảm
bảo an ninh và tính đoán định của hệ thống thƣơng mại đa biên WTO), có chức
năng "bảo toàn các quyền và nghĩa vụ của các thành viên theo các Hiệp định có
liên quan và làm rõ những điều khoản hiện hành của những Hiệp định đó trên cơ
sở phù hợp với các quy tắc tập quán giải thích công pháp quốc tế"[12].
Mục tiêu của DSU là đảm bảo duy trì một hệ thống dựa trên cơ sở các quy
định pháp luật, đáng tin cậy, hiệu quả và nhanh chóng nhằm giải quyết các tranh
chấp liên quan đến việc thực thi các quy định của Hiệp định WTO (đƣợc hiểu là
bao gồm Hiệp định Marrakesh về việc thành lập WTO ngày 14/4/1994, DSU và
6
tất cả các Hiệp định có liên quan). Bằng việc tăng cƣờng nguyên tắc pháp quyền,
các quy định về giải quyết tranh chấp trong DSU giúp cho hệ thống thƣơng mại
đa phƣơng trở nên an toàn hơn và có khả năng dự đoán trƣớc.
1.1.2 Đối tƣợng và phạm vi áp dụng, các bên tham gia
Chủ thể của cơ chế giải quyết tranh chấp là các quốc gia thành viên của
WTO. Tranh chấp thuộc đối tƣợng điều chỉnh của DSU là các tranh chấp phát
sinh trong quan hệ thƣơng mại giữa các quốc gia thành viên WTO với nhau chứ
không phải là tranh chấp giữa các chủ thể là cá nhân công dân hoặc tổ chức
mang quốc tịch của các nƣớc thành viên WTO mặc dù họ chính là những đối
tƣợng trực tiếp thực hiện các giao dịch thƣơng mại quốc tế. Các quốc gia thành
viên của WTO là chủ thể duy nhất có thể tiếp cận cơ chế giải quyết tranh chấp
WTO. Ban thƣ ký của WTO, các nƣớc chƣa phải là thành viên WTO, các tổ
chức quốc tế khác, các chính quyền địa phƣơng và khu vực, các cá nhân, pháp
nhân của mỗi quốc gia thành viên đều không đƣợc tham gia khởi kiện theo thủ
tục giải quyết tranh chấp WTO. Để đảm bảo quyền tham gia vào hệ thống này,
các quốc gia thành viên thƣờng quy định trong pháp luật nƣớc mình cho phép
các chủ thể là cá nhân, pháp nhân - những đối tƣợng chịu ảnh hƣởng trực tiếp
(với tƣ cách là những ngƣời xuất khẩu, nhập khẩu) bởi các hành vi đƣợc cho là
vi phạm Hiệp định WTO có thể đệ đơn lên Chính phủ của họ đề nghị đƣa tranh
chấp ra WTO.
Tranh chấp thuộc đối tƣợng điều chỉnh của cơ chế giải quyết tranh chấp
của WTO xuất hiện khi một nƣớc thành viên WTO cho rằng một nƣớc thành
viên khác đã vi phạm các quy định của WTO làm ảnh hƣởng đến lợi ích của họ
hoặc ảnh hƣởng đến việc thực hiện các mục tiêu của các cam kết WTO. Hành vi
vi phạm của một nƣớc thành viên có thể là việc không thực hiện nghĩa vụ đã
cam kết, hoặc việc áp dụng bất kỳ biện pháp nào bất kể biện pháp đó có vi phạm
quy định của Hiệp định hay không, hoặc việc tồn tại của bất kỳ tình huống nào
khác gây ra hậu quả nêu trên. Theo đó, nếu một nƣớc thành viên cho rằng nƣớc
thành viên khác không thực hiện nghĩa vụ hoặc cam kết theo Hiệp định thì có
7
thể áp dụng DSU để giải quyết. Nếu cơ quan giải quyết tranh chấp cho rằng
hành vi đó là nghiêm trọng thì cơ quan giải quyết tranh chấp có thể cho phép
thành viên bị vi phạm tạm hoãn thi hành nghĩa vụ hoặc cam kết đối với bên kia
phù hợp với các quy định của WTO. Nhƣ vậy, một nƣớc thành viên có thể viện
dẫn đến DSU để giải quyết tranh chấp khi cho rằng bên kia không thực hiện
nghĩa vụ hoặc cam kết theo Hiệp định mà không cần xem xét đến lợi ích có
đƣợc một cách trực tiếp hoặc gián tiếp theo Hiệp định có bị vô hiệu hay suy
giảm hay không.
1.1.3 Cơ quan giải quyết tranh chấp
Các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong WTO bao gồm:
Hội đồng giải quyết tranh chấp (viết tắt là DSB – Dispute Settlement Body), các
Ban hội thẩm, Cơ quan phúc thẩm thƣờng trực, Ban thƣ ký WTO, các trọng tài,
các chuyên gia độc lập và một số tổ chức chuyên môn.
Trong đó, DSB là cơ quan cao nhất, bao gồm đại diện của tất cả các thành
viên WTO chịu trách nhiệm quản lý thực hiện và áp dụng các quy định của DSU
thông qua việc giám sát toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp. DSB có thẩm
quyền thành lập Ban hội thẩm, thông qua các báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ
quan phúc thẩm, duy trì giám sát việc thực hiện các phán quyết và khuyến nghị,
cho phép tạm đình chỉ việc áp dụng các Hiệp định có liên quan đối với một nƣớc
thành viên, cho phép áp dụng các biện pháp trừng phạt.
Ban hội thẩm (theo Điều 8 DSU), đƣợc thành lập cho từng vụ việc cụ thể
gồm có ba hội thẩm viên hoặc trƣờng hợp đặc biệt có thể có năm hội thẩm viên
là những chuyên gia đƣơc tuyển chọn từ danh sách các cá nhân thuộc tổ chức
chính phủ, phi chính phủ có năng lực và độc lập chịu trách nhiệm xét xử các
tranh chấp giữa các thành viên thông qua việc rà soát các dữ liệu thực tế và các
lập luận do các bên tranh chấp trình lên. Nhiệm vụ của Ban hội thẩm là xem xét
các khía cạnh về tình tiết và pháp lý của vụ kiện để lập báo cáo có kết luân về vụ
việc trình lên DSB. Nếu đƣợc DSB thông qua thì Báo cáo của Ban hội thẩm

8
đƣợc xem nhƣ là phán quyết của DSB về vụ khiếu kiện và có giá trị ràng buộc
thi hành đối với các bên.
Để đảm bảo cho Ban hội thẩm có thể làm việc một cách linh hoạt, hiệu
quả và nhanh chóng, DSU quy định cụ thể về thời gian cho từng giai đoạn tố
tụng cũng nhƣ thời gian làm việc cụ thể của Ban hội thẩm nhằm tránh tình trạng
trì trệ trong giải quyết tranh chấp có thể làm ảnh hƣởng đến lợi ích của các bên.
Một thời gian biểu chi tiết cho lịch làm việc của Ban hội thẩm đƣợc quy định
trong Phụ lục 3 mục 12 của DSU. Trong quá trình xem xét vụ việc, Ban hội
thẩm có quyền tìm kiếm thông tin từ mọi nguồn và trƣng cầu ý kiến giám định
của các chuyên gia bên ngoài về những vấn đề kỹ thuật.
Cơ quan phúc thẩm là một cơ quan thƣờng trực của WTO gồm 7 thành
viên là những ngƣời có uy tín đƣợc công nhận, có kinh nghiệm chuyên môn đã
đƣợc chứng minh về pháp luật, thƣơng mại quốc tế và những nội dung của các
Hiệp định có liên quan nói chung. Cơ quan phúc thẩm có nhiệm vụ rà soát
kháng cáo về các vấn đề luật đã đƣợc Ban hội thẩm giải quyết. Cơ quan phúc
thẩm cũng có một ban thƣ ký để hỗ trợ về hành chính và pháp lý. Ban thƣ ký
này hoàn toàn tách biệt với Ban thƣ ký của WTO ngoại trừ các liên hệ về hành
chính.
Tổng Giám đốc WTO có vai trò hỗ trợ thiện chí, hòa giải hoặc trung
gian, bổ nhiệm Hội thẩm viên, bổ nhiệm trọng tài.
Ban Thƣ ký WTO đóng một vai trò quan trọng trong cơ chế giải quyết
tranh chấp của WTO, chịu trách nhiệm trợ giúp về mặt thủ tục, lịch sử, pháp lý
cho Ban hội thẩm. Một trong những vai trò đặc biệt quan trọng của Ban thƣ ký
WTO là ghi nhớ các vụ việc để tạo ra sự liên tục và nhất quán giữa các Ban hội
thẩm qua các vụ việc đƣợc giải quyết. Nhờ vai trò này của Ban Thƣ ký, DSU có
thể đảm bảo đƣợc mục tiêu là tạo ra sự an toàn và khả năng dự đoán trƣớc đối
với hệ thống thƣơng mại đa biên. Do đƣợc thƣờng xuyên cọ sát trong các vụ giải
quyết tranh chấp, Ban thƣ ký đã tích luỹ đƣợc chuyên môn thậm chí chuyên sâu
hơn thành viên Ban hội thẩm [12].
9
1.1.4 Thủ tục giải quyết tranh chấp
Thủ tục giải quyết tranh chấp thông thƣờng gồm ba bƣớc chính là (i) tham
vấn giữa các bên; (ii) quá trình xét xử của Ban hội thẩm, Cơ quan phúc thẩm
(nếu có); và (iii) thực thi các phán quyết, bao gồm cả áp dụng biện pháp trả đũa
trong trƣờng hợp bên thua kiện không thực thi phán quyết.
1.1.4.1 Tham vấn
Tham vấn là thủ tục bắt buộc đầu tiên phải tiến hành đối với mỗi tranh
chấp đƣợc giải quyết theo DSU (Điều 4 DSU). Cũng nhƣ dƣới thời GATT, cơ
chế giải quyết tranh chấp của WTO dựa trên mục đích chính là nhằm bảo vệ các
quyền và nghĩa vụ của các thành viên theo các quy định của Hiệp định WTO, ƣu
tiên giải quyết tranh chấp theo cách thức phù hợp với các quy định của Hiệp
định WTO (Điều 3.7 DSU). Theo đó, tham vấn là việc các bên tranh chấp tiến
hành đàm phán với nhau để đƣa ra một thoả thuận thống nhất về giải quyết tranh
chấp. Mục đích của tham vấn là tạo điều kiện để các bên chủ động tìm kiếm
mang tính xây dựng một giải pháp thoả đáng cho các bên, nhanh chóng giải
quyết đƣợc tranh chấp mà không phải tranh tụng. Giải pháp đƣợc thoả thuận
trong giai đoạn này phải phù hợp với các quy định trong các Hiệp định có liên
quan, không làm vô hiệu hoặc suy giảm lợi ích thành viên hay cản trở việc đạt
đƣợc mục tiêu của Hiệp định WTO. Thời hạn tối đa của quá trình tham vấn là 60
ngày. Chỉ sau khi thủ tục tham vấn bắt buộc này không mang lại đƣợc một giải
pháp thoả đáng cho các bên trong thời hạn trên thì bên khiếu kiện mới có thể đề
nghị tiến hành quy trình xét xử của Ban hội thẩm.
Theo quy trình này, đề nghị tham vấn đƣợc coi nhƣ là việc chính thức đƣa
một tranh chấp ra WTO và khởi động quá trình giải quyết tranh chấp theo các
quy định của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Theo quy định tại Điều 4.4
DSU, thành viên khiếu kiện đƣa ra đề nghị tham vấn với thành viên bị kiện đồng
thời thông báo đề nghị này với DSB, các Hội đồng và Uỷ ban giám sát Hiệp
định liên quan. Một đề nghị tham vấn phải đƣợc đệ trình bằng văn bản và phải

10
đƣa ra đƣợc các lý do đề nghị, xác định các vấn đề gây tranh cãi và chỉ ra các cơ
sở pháp lý của bên khiếu kiện.
Trừ trƣờng hợp có các thỏa thuận khác, bên bị khiếu kiện phải trả lời đề
nghị tham vấn trong vòng 10 ngày và phải tiến hành tham vấn với thiện chí
trong khoảng thời gian không quá 30 ngày sau ngày nhận đƣợc đề nghị tham
vấn. Nếu bên bị khiếu kiện không đáp ứng thời hạn trên, bên khiếu kiện ngay lập
tức có thể tiến hành các bƣớc để có thể xét xử giải quyết tranh chấp và đề nghị
thành lập một Ban hội thẩm (Điều 4.3 của DSU). Ngay cả trong trƣờng hợp bên
bị khiếu kiện cam kết tham vấn thì bên khiếu kiện vẫn có thể tiến hành đề nghị
thành lập một Ban hội thẩm trong khoảng thời gian sớm nhất là 60 ngày kể từ
ngày nhận đƣợc đề nghị tham vấn, với điều kiện là vẫn chƣa tìm đƣợc một giải
pháp thỏa đáng nào trong quá trình tham vấn. Tuy nhiên, bƣớc tham vấn có thể
kết thúc sớm hơn nếu các bên cũng cân nhắc thấy rằng các cuộc tham vấn không
giải quyết đƣợc tranh chấp (Điều 4.7 của DSU). Trong thực tế, các tranh chấp
thƣờng cho phép các bên có một khoảng thời gian đáng kể dài hơn mức tối thiểu
là 60 ngày. Trong trƣờng hợp khẩn cấp bao gồm các vấn đề liên quan tới hàng
hóa dễ hƣ hỏng, các thành viên phải tham gia vào tham vấn trong khoảng thời
gian không quá 10 ngày sau ngày nhận đƣợc đề nghị tham vấn. Nếu các cuộc
tham vấn không giải quyết đƣợc tranh chấp trong khoảng thời gian 20 ngày kể
từ ngày nhận đƣợc đề nghị thì bên khiếu kiện có thể đề nghị thành lập một Ban
hội thẩm (Điều 4.8 của DSU). Một thành viên của WTO không phải là bên
khiếu kiện, không phải là bên bị khiếu kiện có thể quan tâm đến vấn đề mà các
bên tranh chấp đang thảo luận trong các cuộc tham vấn của họ. Trong trƣờng
hợp đó, thành viên nói trên đƣợc coi là bên thứ ba trong các cuộc tham vấn.
Thành viên đó có thể đề nghị tham gia các cuộc tham vấn nếu thấy lợi ích của họ
bị tác động bởi các cuộc tham vấn này.
Với mục tiêu xuyên suốt là giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng,
hiệu quả, tránh sự đối đầu giữa các thành viên, DSU cho phép các bên tranh
chấp có thể áp dụng các phƣơng thức trung gian, hòa giải hoặc môi giới vào bất
11
kỳ thời điểm nào trong quá trình giải quyết tranh chấp. Việc sử dụng các biện
pháp này là hoàn toàn do các bên tự nguyện, có thể bắt đầu hoặc chấm dứt bất
kỳ lúc nào, đƣợc tiến hành không công khai nhằm đảm bảo tính bí mật đồng thời
không làm ảnh hƣởng đến các bƣớc tố tụng khác. Thông thƣờng, Tổng Giám
đốc WTO, với khả năng và thẩm quyền của mình, sẽ đứng ra làm trung gian,
hòa giải. Ngoài môi giới, trung gian, hoà giải, các thành viên WTO có thể thỏa
thuận sử dụng trọng tài nhƣ một phƣơng thức thay thế để giải quyết tranh chấp.
Trong trƣờng hợp đó, các bên tranh chấp có thể xác định vấn đề và thủ tục cần
tuân thủ. Thoả thuận sử dụng trọng tài phải đƣợc thông báo nhanh chóng cho tất
cả các thành viên để đảm bảo việc tham dự thích đáng vào quá trình phân xử
trọng tài. Mọi phán quyết trọng tài khi đó đều có hiệu lực thông qua DSB và
chế tài WTO có thể đƣợc áp dụng nếu có bên không tuân thủ phán quyết.
1.1.4.2 Quy trình Ban hội thẩm và Xét xử phúc thẩm
Nếu việc tham vấn không mang lại đƣợc một giải pháp thỏa đáng cho các
bên tranh chấp và do đó tranh chấp không đƣợc giải quyết trong vòng 60 ngày
(hoặc 20 ngày trong những trƣờng hợp khẩn cấp), bên khiếu kiện có thể yêu cầu
lập Ban hội thẩm. Ban hội thẩm phải đƣợc thành lập chậm nhất là tại cuộc họp
của DSB tiếp theo cuộc họp mà tại đó yêu cầu này lần đầu tiên đƣợc đƣa ra nhƣ
một mục của chƣơng trình nghị sự DSB trừ khi có quyết định đồng thuận không
thành lập Ban hội thẩm. Các bên tranh chấp sẽ có 20 ngày để thống nhất lựa
chọn hội thẩm viên; nếu họ không nhất trí, Tổng Giám đốc sẽ chỉ định hội thẩm
viên. Công dân các nƣớc tham gia tranh chấp (kể cả công dân của cùng một liên
minh thuế quan hoặc thị trƣờng chung) không đƣợc làm hội thẩm viên. Các bên
tranh chấp cũng có 20 ngày kể từ khi thành lập Ban hội thẩm để thống nhất "quy
chế làm việc" của Ban hội thẩm; nếu không, quy chế làm việc chuẩn sẽ đƣợc áp
dụng. Trƣờng hợp có nhiều thành viên cùng đề nghị lập Ban hội thẩm và một vụ
tranh chấp liên quan đến quyền lợi của nhiều thành viên, một Ban hội thẩm có
thể xem xét tranh chấp của nhiều bên khiếu nại, và các bên thứ ba có quyền lợi
cũng có quyền đƣợc trình bày với Ban hội thẩm.
12
Ban hội thẩm làm việc theo một thời gian biểu chặt chẽ đƣợc quy định cụ
thể tại Phụ lục 3 của DSU, thông thƣờng không quá 6 tháng (3 tháng trong
trƣờng hợp khẩn cấp). Ban hội thẩm sẽ xem xét các giải trình bằng văn bản cũng
nhƣ họp để nghe trình bày của các bên tranh chấp và các bên thứ ba. Ban hội
thẩm có thể tìm kiếm thông tin và tƣ vấn kỹ thuật từ các nguồn thích hợp hoặc
có thể yêu cầu báo cáo tƣ vấn của Nhóm Rà soát Chuyên môn để lập dự thảo
báo cáo. Dự thảo báo cáo sẽ đƣợc gửi cho các bên tranh chấp lấy ý kiến. Sau khi
các bên có ý kiến, Ban hội thẩm chuẩn bị một báo cáo tạm thời gồm có các số
liệu, trích dẫn điều luật. Báo cáo tạm thời đƣợc gửi cho các bên và các bên có
thể yêu cầu triệu tập cuộc họp với Ban hội thẩm để thảo luận các vấn đề nêu ra.
Tại giai đoạn cuối của quá trình rà soát tạm thời, Ban hội thẩm soạn ra một báo
cáo cuối cùng và gửi đến DSB. DSB có thể xem xét báo cáo 20 ngày sau khi báo
cáo đƣợc gửi đến các thành viên. Nếu có điểm không đồng tình, các bên phải
nêu ra ít nhất 10 ngày trƣớc phiên họp của DSB để xem xét báo cáo của Ban hội
thẩm. Trong vòng 60 ngày sau ngày chuyển báo cáo đến các bên, DSB phải
thông qua trừ khi một bên tranh chấp chính thức thông báo cho DSB về quyết
định kháng nghị của mình hoặc DSB quyết định trên cơ sở đồng thuận không
thông qua báo cáo này.
Các bên tranh chấp (không tính các bên thứ ba) có thể kháng nghị báo cáo
của Ban hội thẩm lên một Cơ quan Phúc thẩm gồm 7 thành viên đƣợc lập ra để
tiếp nhận kháng nghị. Cơ quan Phúc thẩm chia thành nhóm 3 ngƣời. Các thành
viên Cơ quan Phúc thẩm đƣợc bổ nhiệm với nhiệm kỳ 4 năm và không đƣợc liên
quan tới bất kỳ chính phủ nào. Cơ quan Phúc thẩm có quyền ủng hộ, sửa đổi
hoặc bác bỏ những diễn giải pháp lý của Ban hội thẩm. Nói chung, quá trình
kháng nghị phải hoàn thành trong vòng 60 ngày kể từ ngày một bên tranh chấp
chính thức thông báo quyết định kháng nghị của mình. Khi Cơ quan Phúc thẩm
thấy mình không thể đƣa ra báo cáo trong vòng 60 ngày thì phải thông báo cho
DSB bằng văn bản lý do trì hoãn cùng với một khoảng thời gian dự kiến phải
trình báo cáo nhƣng không vƣợt quá 90 ngày trong mọi trƣờng hợp. Trong vòng
13
30 ngày sau khi báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm đƣợc gửi cho các thành viên,
báo cáo này phải đƣợc DSB thông qua và "đƣợc các bên tranh chấp chấp nhận
không điều kiện", trừ khi DSB đồng thuận không thông qua báo cáo.
Nhƣ vậy, trừ khi các bên tranh chấp có thoả thuận khác, thời hạn tính từ
ngày DSB thành lập Ban hội thẩm đến ngày DSB xem xét báo cáo của Ban hội
thẩm hoặc của Cơ quan Phúc thẩm để thông qua là không quá 9 tháng (nếu báo
cáo của Ban hội thẩm không bị kháng cáo) hoặc 12 tháng (nếu báo cáo bị kháng
cáo). Các báo cáo về việc xét xử vụ kiện một khi đã đƣợc DSB thông qua sẽ có
giá trị pháp lý ràng buộc các bên tranh chấp và các bên tranh chấp có nghĩa vụ
thực thi các phán quyết.
1.1.4.3 Thực thi phán quyết
Sau khi DSB thông qua các báo cáo về việc xét xử vụ kiện (báo cáo của
Ban hội thẩm hoặc Cơ quan xét xử phúc thẩm trong trƣờng hợp kháng nghị),
trong vòng 30 ngày, bên thua kiện phải thông báo cho DSB về dự định thực hiện
các khuyến nghị và phán quyết của DSB. Bên thua kiện có nghĩa vụ tuân thủ các
khuyến nghị và phán xử của DSB trong một khoảng "thời gian hợp lý". Khoảng
“thời gian hợp lý” đƣợc xác định tại Điều 21.3 của DSU theo một trong ba
phƣơng pháp sau: (i) Khoảng thời gian do DSB định ra theo đề nghị của thành
viên có liên quan; (ii ) Khoảng thời gian do các bên tranh chấp thống nhất; và
(iii) Khoảng thời gian do trọng tài xác định trong vòng 90 ngày sau khi thông
qua báo cáo. Trong trƣờng hợp này, thời gian đề xuất sẽ không quá 15 tháng kể
từ ngày thông qua báo cáo nhƣng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn tùy theo hoàn
cảnh.
Nếu các khuyến nghị và phán xử của DSB không đƣợc thực hiện trong
khoảng thời gian hợp lý, có hai chế tài có thể áp dụng: bồi thƣờng và trả đũa
(hay ngừng ƣu đãi). Cả hai lệnh trừng phạt đều tạm thời. Không có trừng phạt
nào đƣợc coi là sự thay thế cho việc thực thi một khuyến nghị hay một quy định
của các Hiệp định WTO. Trong trƣờng hợp thành viên vi phạm quy định của
WTO không có các biện pháp sửa chữa theo nhƣ quyết định của DSB, DSB có
14
thể ủy quyền cho thành viên đi kiện áp dụng các “biện pháp trả đũa” (trừng phạt
thƣơng mại). Những biện pháp nhƣ vậy có ý nghĩa rất lớn khi chúng đƣợc áp
dụng bởi một thành viên có tiềm lực kinh tế mạnh nhƣ Mỹ hay Liên minh châu
Âu. Ngƣợc lại, ý nghĩa của chúng giảm đi nhiều khi thành viên đi kiện có tiềm
lực kinh tế yếu trong khi thành viên vi phạm có tiềm lực kinh tế mạnh hơn.
1.2 Đánh giá chung về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
Đƣợc hình thành và phát triển trên nền tảng các quy định về giải quyết
tranh chấp của GATT, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đã có những thay
đổi tích cực góp phần nâng cao hiệu lực và tác dụng của cơ chế này với mục
đích giải quyết ổn thoả các tranh chấp thƣơng mại quốc tế, duy trì ổn định và
phát triển hệ thống thƣơng mại đa phƣơng theo Hiệp định WTO. Ngoài việc tiếp
tục kế thừa những ƣu điểm của phƣơng thức giải quyết tranh chấp theo GATT
nhƣ cân bằng quyền và nghĩa vụ, giải quyết tích cực các tranh chấp, cấm đơn
phƣơng áp dụng các biện pháp trả đũa khi chƣa đƣợc phép, cơ chế giải quyết
tranh chấp của WTO đã có những thay đổi tích cực, mang lại những hiệu quả to
lớn trong quá trình giải quyết tranh chấp thƣơng mại giữa các nƣớc thành viên
WTO. Bên cạnh những thay đổi hết sức quan trọng, tạo bƣớc đột phá cho cơ
chế giải quyết tranh chấp của WTO nhƣ áp dụng nguyên tắc đồng thuận phủ
quyết, rút gọn thời gian, đẩy nhanh tiến độ giải quyết tranh chấp, bổ sung thủ tục
kháng cáo và xét xử phúc thẩm và cho phép mở rộng lĩnh vực trả đũa, so với
GATT, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, nhìn chung về tổng thể mang
tính hệ thống thống nhất và tính pháp lý cao hơn. Tính hệ thống thống nhất của
cơ chế giải quyết tranh chấp thể hiện trƣớc hết bởi nền tảng pháp lý của cơ chế
là DSU với các quy định toàn diện và nhất quán về đối tƣợng, phạm vi áp dụng,
cơ quan giải quyết tranh chấp, trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp. Sự thống
nhất này của DSU cho phép các nƣớc thành viên có quyền tiến hành khiếu nại
bất kỳ nƣớc thành viên nào vi phạm bất cứ một Hiệp định có liên quan nào
thuộc diện điều chỉnh của DSU. Khi có sự khác nhau giữa các quy tắc và thủ tục
của DSU và các quy tắc, thủ tục trong các Hiệp định riêng biệt có liên quan, thì
15
các quy tắc và thủ tục đặc biệt sẽ đƣợc ƣu tiên áp dụng. Bên cạnh đó, tính thống
nhất của cơ chế thể hiện qua cơ quan giải quyết tranh chấp đứng đầu là DSB,
qua trình tự thống nhất hai cấp xét xử. Tính pháp lý của cơ chế giải quyết tranh
chấp của WTO cũng đƣợc thể hiện ở việc các cơ quan có quyền ra phán quyết
trong việc giải quyết tranh chấp gồm những thành viên độc lập và chỉ dựa vào
các quy tắc đã đƣơc thỏa thuận trƣớc đó, các quy trình tố tụng từ bƣớc thành lập
Ban hội thẩm, thông qua báo cáo Ban hội thẩm, báo cáo Cơ quan phúc thẩm hầu
nhƣ mang tính tự động, không một quốc gia thành viên nào có thể cản trở quá
trình này theo ý chí chủ quan của mình. Ngoài ra, cơ chế giải quyết tranh chấp
của WTO, với mục tiêu ƣu tiên là khuyến khích các bên tranh chấp tìm kiếm
đƣợc biện pháp thích hợp, thỏa đáng, tránh đối đầu nhằm nhanh chóng giải
quyết tranh chấp vẫn duy trì quy định cho phép tiến hành song song thủ tục đàm
phán thƣơng lƣợng (môi giới, trung gian, hòa giải) vào bất kỳ thời điểm nào
trong quá trình tố tụng. Điều này giúp cho cơ chế hoạt động có hiệu quả hơn,
phù hợp với mục đích đảm bảo an toàn cho hệ thống thƣơng mại đa phƣơng.
Với những thay đổi tích cực nêu trên, mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhất
định, các quy định của DSU đã thể hiện đƣợc mục tiêu đặt ra đó là ngăn cản chủ
nghĩa đơn phƣơng trong giải quyết tranh chấp thƣơng mại quốc tế, tạo lập và
duy trì một hành lang pháp lý phù hợp để giải quyết tranh chấp phát sinh từ đó
giúp cho việc bảo đảm một sân chơi bình đẳng cho các quốc gia thành viên. Về
thực tế, hiệu quả của việc áp dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp WTO đƣợc
thể hiện qua số lƣợng các vụ khiếu kiện đƣợc thông báo tới WTO, số lƣợng các
vụ việc đã giải quyết và việc thi hành các phán quyết. Tuy nhiên, kết quả đánh
giá chỉ dựa vào thông báo của các bên gửi tới WTO. Kết quả giải quyết tranh
chấp cũng đƣợc coi là thành công khi WTO không tìm thấy những sai sót của
bên bị khiếu kiện và không đòi hỏi hành động nào của WTO [3].
Về số lƣợng, theo số liệu thống kê của WTO, từ ngày 1/1/1995 đến ngày
12/7/2007, trong hơn 10 năm, tổng số các vụ khiếu kiện thông báo tới WTO là
366 vụ, trong đó, có 31 vụ đang giải quyết, 102 báo cáo đã đƣợc thông qua, các
16
vụ tranh chấp đã đƣợc giải quyết hoặc không đƣa ra là 30 vụ và tổng số giải
pháp theo phƣơng thức đa biên là 58 vụ. Nhƣ vậy, chỉ trong hơn 10 năm, số
lƣợng các vụ tranh chấp đƣợc đƣa ra giải quyết theo WTO đã cao hơn hẳn so với
tổng số 344 vụ tranh chấp đã đƣợc giải quyết trong suốt gần 50 năm tồn tại của
GATT. Số lƣợng các vụ kiện đƣợc đƣa ra đạt đỉnh cao vào những năm 97, 98
sau đó giảm dần và đến nay trung bình khoảng trên dƣới 20 vụ mỗi năm. Tổng
số vụ tranh chấp đƣợc giải quyết theo cơ chế của WTO đƣợc thống kê trong
bảng sau (xem Bảng 1)
BẢNG 1- TỔNG SỐ VỤ TRANH CHẤP GIẢI QUYẾT THEO CƠ CHẾ
CỦA WTO ( TỪ NĂM 1995 ĐẾN NGÀY 12/7/2007)
Năm „95 „96 „97 „98 „99 2K 01 02 03 04 05 06 7/07 Tổng
Số
25 39 50 41 30 34 23 37 26 19 12 20 10 366
vụ
Nguồn: http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_status_e.htm
Về sự tham gia của các nƣớc thành viên, trong tổng số 366 vụ tranh chấp
đƣợc đƣa ra giải quyết theo cơ chế của WTO, các nƣớc phát triển tham gia với
tƣ cách là nguyên đơn trong 235 vụ chiếm 60%, các nƣớc đang phát triển khiếu
kiện trong khoảng 140 vụ, chiếm gần 30% . Với tƣ cách là bị đơn, các nƣớc phát
triển bị kiện trong 236 vụ chiếm khoảng 63% còn các nƣớc đang phát triển bị
kiện trong 135 vụ tƣơng ứng với 37%. Trong số các vụ tranh chấp đƣợc đƣa ra
giải quyết theo cơ chế của WTO, các nƣớc phát triển chiếm gần 2/3 cả về tổng
số lần bị kiện cũng nhƣ đi kiện và tập trung chủ yếu vào hai trung tâm kinh tế
lớn là Mỹ (82 vụ là nguyên đơn, 106 vụ là bị đơn) và Liên minh Châu Âu (72 vụ
là nguyên đơn, 67 vụ là bị đơn). Các nƣớc đang phát triển tham gia vào cơ chế
này chủ yếu tập trung vào một số nƣớc nhƣ Braxin 35 vụ (22 vụ là nguyên đơn
và 13 vụ là bị đơn), Ấn Độ 34 vụ (17 vụ là nguyên đơn và 17 vụ là bị đơn),
Mêxicô 30 vụ (16 vụ là nguyên đơn và 14 vụ là bị đơn)... Các nƣớc đang phát
triển khác tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO còn hạn chế
khoảng gần 40% số vụ tranh chấp có bên khiếu kiện là các nƣớc đang phát triển.
17
Sự tham gia của từng nhóm nƣớc trong các vụ kiện đƣợc đƣa ra giải quyết theo
cơ chế của WTO đƣợc thể hiện trong bảng sau (Xem Bảng 2).
BẢNG 2 - SỐ VỤ TRANH CHẤP ĐƢA RA WTO THEO NHÓM NƢỚC
(TỪ 1995 ĐẾN NGÀY 12/7/2007)
Tƣ cách Nguyên đơn Bị đơn
Nƣớc Số vụ Tỷ lệ (%) Số vụ Tỷ lệ (%)
Các nƣớc đang phát triển 131 32% 140 37%
Các nƣớc phát triển 235 68% 226 63%
Tổng số 366 100% 366 100%
Nguồn: http://www.wto.org/tratop_e/dispu_e/dispu_by_country_e.htm
Về tính chất, các tranh chấp đƣợc đƣa ra giải quyết theo WTO nhiều nhất
là các tranh chấp liên quan đến việc thực thi Hiệp định về thƣơng mại hàng hoá,
Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM), Hiệp định về nông
nghiệp và Hiệp định về chống bán phá giá (AD). Trong số các vụ tranh chấp,
cũng có một số trƣờng hợp nội dung tranh chấp không nằm trong phạm vi điều
chỉnh của Hiệp định WTO và do đó, Ban hội thẩm sau khi xem xét đã không thể
đƣa ra kết luận phán quyết.
Về chất lƣợng giải quyết tranh chấp, nhiều tranh chấp đã đƣợc giải quyết
ổn thoả ngay trong giai đoạn tham vấn, chiếm đến gần 50% trong tổng số các vụ
tranh chấp. Đối với các trƣờng hợp phải giải quyết thông qua Ban hội thẩm/Cơ
quan phúc thẩm thì các báo cáo phán quyết của Ban hội thẩm, Cơ quan phúc
thẩm đƣợc DSB thông qua ngày càng mang tính minh bạch và nhất quán hơn.
Nhiều vụ kiện phức tạp đã đƣợc giải quyết và mặc dù nhiều vụ việc còn bị trì
hoãn do những nguyên nhân nhất định song đã có những vụ việc đƣợc giải quyết
một cách nhanh chóng trong khoảng thời gian tƣơng đối ngắn (13-15 tháng).
Ngoài ra, các báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm cũng đã thể hiện
đƣợc vai trò trong việc làm rõ hơn các quyền và nghĩa vụ của các thành viên
trong các Hiệp định có liên quan đƣợc viện dẫn. Tỷ lệ Báo cáo của Ban hội thẩm
bị kháng cáo đƣợc thể hiện trong đồ thị sau:
18
ĐỒ THỊ 1: TỶ LỆ BÁO CÁO CỦA BAN HỘI THẨM BỊ KHÁNG CÁO
(1996-2005)

Nguồn: http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_status_e.htm
Những số liệu trên cho thấy, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đã tạo
đƣợc niềm tin ít nhất là đủ để các nƣớc thành viên sẵn sàng viện dẫn và áp dụng
cơ chế này trong giải quyết tranh chấp thƣơng mại. Có thể nói, những thay đổi
tích cực về cơ cấu và thủ tục của cơ chế giải quyết tranh chấp từ GATT đến
WTO đã đem lại hiệu lực và hiệu quả áp dụng các quy tắc trong giải quyết tranh
chấp. Những thay đổi này đang vẫn đƣợc tiếp tục thể hiện trong vòng đàm phán
Doha. Tại vòng đàm phán này có sự bổ sung những vấn đề mới, nhƣ nông
nghiệp, dịch vụ, các biện pháp đầu tƣ liên quan đến thƣơng mại và quyền sở hữu
trí tuệ mà cho đến nay, khoảng một phần ba các tranh chấp liên quan đến những
vấn đề “mới” này. Việc mở rộng quyền lực pháp lý của hệ thống thƣơng mại đa
phƣơng đã ảnh hƣởng đáng kể đến tính hiệu quả của thủ tục giải quyết tranh
chấp. Do dó các bên cũng đã nhất trí về việc đàm phán các cải tiến và làm rõ
DSU tại vòng đàm phán Doha. Mặc dù vậy, đến nay các kết quả đạt đƣợc cũng
chƣa rõ ràng.
Nhƣ vậy, trên cơ sở kế thừa những ƣu điểm và rút kinh nghiệm từ những
hạn chế của cơ chế giải quyết tranh chấp theo GATT, WTO đã xây dựng và duy
19
trì một cơ chế giải quyết tranh chấp thƣơng mại quốc tế mang nhiều ƣu điểm
hơn, một hệ thống mang tính định hƣớng quy tắc, xóa bỏ chủ nghĩa đơn phƣơng
và đảm bảo việc giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả, tin cậy hơn. Thực tế,
những thay đổi tích cực của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đã giúp cho
WTO thực hiện đƣợc chức năng của mình là giải quyết ổn thoả các tranh chấp,
đạt mục tiêu tạo ra một sân chơi công bằng hơn cho các quốc gia thành viên.
Quá trình giải quyết tranh chấp của WTO từ khi thành lập đến nay cho thấy bản
thân cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO đã trở thành một trong những định
chế có quyền lực nhất thế giới. Nhận định này đƣợc minh chứng bằng việc ngay
cả những siêu cƣờng quốc nhƣ Mỹ và EU cũng phải chấp nhận đƣa các tranh
chấp của họ ra giải quyết theo cơ chế của WTO và chấp nhận thực hiện các phán
quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp, một điều mà ngay cả Tòa án công lý
quốc tế của Liên hợp quốc không phải lúc nào cũng thực hiện đƣợc [11].

20
CHƢƠNG 2. CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG CƠ CHẾ GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO – TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TẾ
2.1 Vị thế của các nƣớc đang phát triển trong WTO
WTO không đƣa ra một định nghĩa cụ thể thế nào là một nƣớc đang phát
triển mà vị thế này do chính bản thân các nƣớc tự tuyên bố. Mặc dù chiếm đại
đa số trong WTO – 2/3 trong tổng số thành viên của WTO, thành viên là các
nƣớc đang phát triển vẫn luôn ở vị thế yếu so với các nƣớc công nghiệp phát
triển. Trƣớc đây, trong GATT, các nƣớc đang phát triển là một nhóm nƣớc có sự
phối hợp yếu ớt và chỉ đóng một vai trò rất nhỏ [14]. Khi đó, do không nhìn
nhận GATT nhƣ là một thể chế qua đó giúp họ các thể đạt đƣợc những lợi ích
trong thƣơng mại quốc tế, các nƣớc này không có sự tham gia năng động vào
các cuộc đàm phán và định hình các chƣơng trình nghị sự. Kết quả là, nhiều lợi
ích chính đáng của họ đã bị bỏ qua. Cho đến tận khi diễn ra vòng đàm phán
Uruguay, các nƣớc đang phát triển mới nhận thấy đƣợc những tiềm năng và nhu
cầu cần phải bảo vệ lợi ích của mình trong các tiến trình đàm phán đa phƣơng và
bắt đầu tham gia tích cực vào các tiến trình đó. Những kết quả của vòng đàm
phán Uruguay đã mang lại những lợi ích thực sự cho các nƣớc đang phát triển
trong WTO. Mặc dù vậy, do ở vị thế thấp kém hơn trong mối quan hệ với các
nƣớc phát triển, các nƣớc đang phát triển chỉ đƣợc hƣởng những kết quả của
vòng đàm phán Uruguay một cách hết sức hạn chế. Cho đến nay, sức mạnh đàm
phán trong WTO cũng vẫn luôn nghiêng về các quốc gia công nghiệp phát triển.
Nguyên nhân đặt các nƣớc đang phát triển vào vị thế bất lợi trong WTO
có nhiều, trong đó phải kể đến những nguyên nhân điển hình nhƣ: Thứ nhất, do
trình độ phát triển thấp nên cho các nƣớc đang phát triển không thể khởi xƣớng
và định hình các chƣơng trình nghị sự cũng nhƣ tham gia tích cực vào các cuộc
đàm phán; Thứ hai, sự khan hiếm các nguồn lực về con ngƣời và kỹ thuật của
các nƣớc nghèo đã ảnh hƣởng bất lợi tới vị thế của họ trong WTO dẫn đến tình
trạng bị động của họ trong các cuộc đàm phán (hiện tại, hơn 20 nƣớc kém phát
triển không có đại diện tại Geneva, mặc dầu có khoảng từ 40 đến 50 cuộc họp
21
của WTO diễn ra tại đó mỗi năm); Thứ ba, các nƣớc đang phát triển thƣờng im
lặng trong nhiều trƣờng hợp trong đó lợi ích chính đáng của họ bị xâm phạm, do
thiếu tinh thông về pháp luật WTO và không có khả năng theo đuổi các cuộc
tranh chấp tốn kém, kéo dài và nhiều sức ép chính trị theo cơ chế giải quyết
tranh chấp của WTO. Nguyên nhân cuối cùng, các cƣờng quốc lớn thƣờng tự coi
mình là những ngƣời chỉ huy hệ thống thƣơng mại thế giới, coi thƣờng vai trò
của các nƣớc đang phát triển. Các nƣớc giàu đã tạo ra một sân chơi không bình
đẳng bằng việc đƣa ra những Hiệp định có lợi cho bản thân họ mà không tính
đến các yêu cầu phát triển của các quốc gia nghèo hơn. Khoảng cách phát triển
giữa các nƣớc giàu và nghèo ngày càng rộng cũng làm yếu đi vị thế của các nền
kinh tế đang phát triển trong WTO [15].
Mặc dù vậy, sức mạnh của các nƣớc đang phát triển đã đang ngày càng
đƣợc tăng cƣờng và vị thế của nhóm nƣớc này trong WTO đã dần đƣợc cải thiện.
Điều này đƣợc thể hiện thông qua việc ngày càng có nhiều nƣớc đang phát triển
trở thành những đối tác quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Vòng đàm phán
Doha với các vấn đề quan trọng liên quan đến lợi ích của các nƣớc đang phát
triển nhƣ tự do hoá thƣơng mại trong nông nghiệp và hàng dệt may, mặc dù tiến
triển rất chậm song đã cho thấy vai trò ngày càng tăng của các quốc gia đang
phát triển trong việc xây dựng chƣơng trình nghị sự đàm phán. Trong vòng
Uruguay cũng nhƣ trong các cuộc đàm phán gần đây của WTO, nhiều nƣớc
đang phát triển đã trở thành các bên tham gia tích cực. Họ đã thể hiện sự quyết
tâm trong việc thúc đẩy những đề xuất của mình và kiềm chế những mối đe doạ
đối với lợi ích của họ. Thực tế là các nƣớc đang phát triển chiếm số đông trong
WTO nên tiếng nói của họ sẽ không dễ dàng bị bỏ qua nếu họ biết đoàn kết lại.
Bên cạnh đó, sự gia nhập WTO của Trung Quốc, một quốc gia đang phát triển
có tiềm lực mạnh mẽ tại khu vực Châu Á cũng đem lại một động lực lớn khiến
tiếng nói của các nƣớc đang phát triển có trọng lƣợng hơn. Hiện nay, ngày càng
nhiều quốc gia nghèo sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để bảo vệ
lợi ích của mình và chủ động đƣa ra các đề nghị nhằm cải cách các quá trình của
22
WTO. Ví dụ, Jamaica đã đề xuất sáng kiến cho phép bên thứ ba quyền tranh
tụng và tham gia đầy đủ vào quá trình xét xử.
Cũng giống nhƣ tất cả các Hiệp định khác của WTO, DSU có các quy
định dành riêng cho các nƣớc đang phát triển và các nƣớc kém phát triển trong
quá trình giải quyết các tranh chấp thƣơng mại quốc tế. Đó là những quy định
mang tính ƣu đãi nhằm đảm bảo một cơ chế bình đẳng hơn cho các nƣớc ở vị
thế yếu hơn thông qua những đối xử đặc biệt và khác biệt.
2.2 Đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nƣớc đang phát triển theo
quy định của DSU
Thừa nhận điều kiện đặc biệt do vị thế yếu hơn của các nƣớc thành viên
đang phát triển và kém phát triển trong WTO, DSU đã dành những quy định đối
xử đặc biệt và khác biệt cho nhóm các nƣớc này trong quá trình giải quyết tranh
chấp. Tuy nhiên, đối xử đặc biệt và khác biệt mang tính ƣu đãi ở đây không phải
là giảm nhẹ nghĩa vụ hoặc làm tăng các quyền về mặt nội dung mà là những đối
xử đặc biệt và khác biệt về mặt thời hạn, về hạn chế những biện pháp có thể ảnh
hƣởng đến lợi ích kinh tế của các nƣớc thành viên đang phát triển và những ƣu
đãi về hỗ trợ, tƣ vấn pháp lý. Những ƣu đãi dành cho các nƣớc đang phát triển
đƣợc quy định tại các Điều 3.12, 4.10, 8.10, 12.10, 12.11, 21.2, 21.7, 21.8, 24 và
27.2 của DSU.
2.2.1 Các ƣu đãi chung
Điều 3.12 DSU quy định cho phép nƣớc thành viên đang phát triển khởi
kiện chống lại một nƣớc thành viên phát triển có thể áp dụng thủ tục giải quyết
tranh chấp đƣợc Đại hội đồng GATT thông qua theo Quyết định ngày 5/4/1966
(BISD 14S/18). Theo Quyết định này, thời hạn giải quyết vụ việc của Ban hội
thẩm ngắn hơn rất nhiều so với quy trình thông thƣờng mà DSU quy định. Khi
áp dụng trình tự theo quyết định này, Ban hội thẩm phải đệ trình báo cáo của
mình trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đƣợc yêu cầu giải quyết tranh chấp,
trừ trƣờng hợp Ban hội thẩm cho rằng thời hạn theo quy định tại Quyết định nêu

23
trên không đủ để đƣa ra phán quyết và đƣợc sự đồng ý của nguyên đơn là nƣớc
đang phát triển, thời hạn trên mới có thể kéo dài.
Theo quy định tại Điều 12.11 của DSU, trong trƣờng hợp khi một bên
hoặc nhiều bên trong tranh chấp là nƣớc đang phát triển thì trong Báo cáo của
Ban hội thẩm sẽ chỉ ra một cách rõ ràng hình thức xem xét các điều khoản đãi
ngộ đặc biệt và khác biệt cho các nƣớc thành viên đang phát triển nhƣ là một
phần của những Hiệp định có liên quan và đƣợc các nƣớc đang phát triển nêu
lên trong quá trình giải quyết tranh chấp. Nội dung quy định này nghĩa là bất cứ
khi nào các nƣớc thành viên đang phát triển cũng có quyền viện dẫn đến những
quy định về đối xử đặt biệt và khác biệt trong các Hiệp định có liên quan của
WTO trƣớc Ban hội thẩm và khi đó, Ban hội thẩm phải chỉ ra rõ ràng trong báo
cáo của mình về việc xem xét đến các điều khoản đó.
Điều 24.1 DSU quy định điều kiện đặc biệt liên quan đến những thành
viên kém phát triển. Theo đó, tình hình đặc biệt của các nƣớc thành viên kém
phát triển cần đƣợc lƣu ý đặc biệt trong tất cả các giai đoạn xác định nguyên
nhân của một vụ tranh chấp và xác định thủ tục giải quyết tranh chấp. Các thành
viên đƣợc khuyến nghị cần kiềm chế một cách thích hợp việc khởi kiện theo các
thủ tục giải quyết tranh chấp, kiềm chế yêu cầu bồi thƣờng hoặc xin phép tạm
hoãn thi hành các nhƣợng bộ hoặc những nghĩa vụ khác theo những thủ tục quy
định trong DSU. Trong những trƣờng hợp giải quyết tranh chấp có liên quan đến
thành viên kém phát triển, nếu không đạt đƣợc một giải pháp thoả đáng trong
quá trình tham vấn, Tổng Giám đốc hoặc Chủ tich DSB phải, theo yêu cầu của
nƣớc thành viên kém phát triển, đƣa ra sáng kiến làm môi giới, trung gian và
hoà giải để giúp các bên giải quyết tranh chấp trƣớc khi có yêu cầu thành lập
Ban hội thẩm.
Ngoài ra, ƣu đãi dành cho các nƣớc thành viên đang phát triển còn đƣợc
thể hiện trong quy định tại Điều 27.2 của DSU về trách nhiệm của Ban thƣ ký
WTO. Theo đó, khi Ban thƣ ký giúp các thành viên về giải quyết tranh chấp
theo yêu cầu của họ thì cũng cần cung cấp thêm tƣ vấn pháp lý và hỗ trợ về giải
24
quyết tranh chấp cho các thành viên là các nƣớc đang phát triển. Để thực hiện
đƣợc điều này, Ban thƣ ký phải cung cấp chuyên gia pháp lý có năng lực từ các
cơ quan dịch vụ hợp tác kỹ thuật của WTO cho bất cứ thành viên nào là các
nƣớc đang phát triển nếu có yêu cầu. Chuyên gia này phải giúp các nƣớc thành
viên đang phát triển theo cách thức bảo đảm tính khách quan của Ban thƣ ký.
2.2.2 Đối xử đặc biệt và khác biệt trong các giai đoạn tố tụng
Đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nƣớc đang phát triển đƣợc thể
hiện rõ nét trong các quy định về quá trình giải quyết vụ việc thông qua các giai
đoạn tham vấn, xét xử và thực thi phán quyết.
Trong giai đoạn tham vấn, ƣu đãi dành cho các nƣớc đang phát triển thể
hiện qua quy định về việc lƣu ý đặc biệt đến các vấn đề và lợi ích cụ thể của các
nƣớc kém phát triển và cho phép gia hạn thời hạn tham vấn thông thƣờng. Theo
quy định tại Điều 4.10 DSU, các nƣớc thành viên phải đặc biệt chú ý đến những
vấn đề cụ thể và quyền lợi của các thành viên là các nƣớc đang phát triển. Quy
định này đƣợc hiểu là những khó khăn vầ kinh tế thƣơng mại của nƣớc thành
viên đang phát triển cần đƣợc cân nhắc, xem xét trong suốt giai đoạn tham vấn.
Tuy nhiên, do quy định không nêu rõ vấn đề cụ thể cần đặc biệt chú ý là gì nên
khả năng thực thi quy định mang tính lý thuyết nhiều hơn này là rất thấp trên
thực tế. Đối xử đặc biệt dành cho các nƣớc thành viên đang phát triển còn đƣợc
thể hiện tại Điều 12.10 DSU. Theo đó, trong khuôn khổ tham vấn liên quan đến
biện pháp do một nƣớc thành viên đang phát triển áp dụng, các bên có thể đồng
ý kéo dài thời hạn tham vấn thông thƣờng. Sau khi hết thời hạn liên quan, nếu
các bên tham vấn không thể đồng ý về việc kết thúc tham vấn thì Chủ tịch DSB
có thể quyết định kéo dài tham vấn.
Trong giai đoạn xét xử, các nƣớc đang phát triển đƣợc dành quyền ƣu đãi
trên cơ sở các quy định về việc xem xét đến quyền đặc biệt của các thành viên
đang phát triển trong việc lựa chọn các hội thẩm viên, quy định về việc tính đủ
thời gian cho các thành viên đang phát triển chuẩn bị lập luận của mình và tính
minh bạch trong qúa trình xét xử. Theo quy định tại Điều 8.10 DSU, khi tranh
25
chấp xảy ra giữa một nƣớc thành viên phát triển và một nƣớc thành viên đang
phát triển, nếu có yêu cầu của nƣớc thành viên đang phát triển thì Ban hội thẩm
phải có ít nhất một hội thẩm viên từ một nƣớc thành viên đang phát triển. Ngoài
ra, cũng theo quy định tại Điều 12.10 DSU, trong khi xem xét một đơn kiện đối
với thành viên là nƣớc đang phát triển, Ban hội thẩm phải tạo đủ thời gian cho
thành viên đang phát triển chuẩn bị và trình bày lập luận của mình. Tuy nhiên
việc này không đƣợc làm ảnh hƣởng đến toàn bộ thời gian dành cho Ban hội
thẩm để hoàn tất quá trình giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, nhƣ trên đã nêu, khi
thành viên tham gia tranh chấp là một nƣớc đang phát triển có viện dẫn đến các
quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt của DSU hay của các Hiệp định liên
quan khác, báo cáo của Ban hội thẩm phải chỉ rõ cách thức xem xét các quy định
này. Quy định này nhằm làm rõ tính hiệu quả các quy định đƣợc dẫn chiếu và
việc áp dụng chúng trong thực tế.
Trong giai đoạn thực thi các phán quyết của DSB, ƣu đãi dành cho các
nƣớc thành viên đang phát triển trên cơ sở các quy định về yêu cầu đánh giá các
hành động phải thực hiện và các khía cạnh kinh tế phải đƣợc tính đến trong đánh
giá. Theo quy định tại Điều 21.2 DSU, trong quá trình giám sát thực hiện các
khuyến nghị và phán quyết cần đặc biệt chú ý đến các vấn đề lợi ích của các
thành viên là các nƣớc đang phát triển liên quan đến các biện pháp là đối tƣợng
của việc giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, trong khuôn khổ giám sát thực hiện,
DSB cũng cần phải cân nhắc có thêm hành động thích hợp ngoài việc giám sát
và báo cáo hiện trạng nếu nhƣ một nƣớc thành viên đang phát triển nêu lên vấn
đề này (Điều 21.7 DSU). Thêm nữa, theo Điều 21.8 DSU, khi cân nhắc các hành
động thích hợp trong một vụ kiện của một nƣớc thành viên đang phát triển, DSB
phải xem xét không chỉ phạm vi thƣơng mại bị ảnh hƣởng bởi các biện pháp bị
kiện mà cả tác động của chúng tới nền kinh tế của các nƣớc thành viên đang
phát triển có liên quan.Theo đó, DSB cũng có thể kiến nghị một số giải pháp cụ
thể để nƣớc phát triển thực hiện nhằm khôi phục đầy đủ quyền lợi của nƣớc
thành viên đang phát triển.
26
Nhƣ vậy, với vị thế đặc biệt trong WTO, các nƣớc đang phát triển có
quyền đƣợc hƣởng những ƣu đãi nhất định trong quá trình giải quyết tranh chấp
thƣơng mại trên cơ sở các quy định rõ ràng của DSU. Mặc dù vậy, việc thực
hiện các quy định này trên thực tế nhƣ thế nào cần đƣợc đánh giá trên cơ sở xem
xét, phân tích về thực trạng giải quyết tranh chấp của WTO liên quan đến các
nƣớc đang phát triển.
2.3 Thực tế giải quyết tranh chấp của WTO liên quan đến các nƣớc đang
phát triển
2.3.1 Thống kê chung
Mặc dù còn có những khó khăn và hạn chế nhất định, các nƣớc đang phát
triển đã tham gia tích cực vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO kể từ khi
cơ chế này đi vào hoạt động. Điều này đƣợc thể hiện qua số lƣợng các vụ việc
tranh chấp đƣợc đƣa ra giải quyết theo WTO mà các nƣớc đang phát triển tham
gia.
Về số lƣợng, kể từ khi cơ chế này đƣợc triển khai đến nay, trong tổng số
hơn 360 vụ tranh chấp đƣợc đƣa ra giải quyết theo WTO, có đến 190 vụ liên
quan đến các nƣớc đang phát triển. Trong số đó, số vụ mà các nƣớc đang phát
triển khởi kiện chiếm khoảng 1/3, số vụ các nƣớc đang phát triển bị kiện chiếm
khoảng 2/5 trong tổng số các vụ tranh chấp liên quan. Năm 2001 là năm đỉnh
cao về số đơn kiện của các nƣớc thành viên đang phát triển, chiếm tới 75% tổng
số đơn kiện. Các nƣớc đang phát triển đã khởi kiện các thành viên phát triển
cũng nhƣ các nƣớc thành viên đang phát triển khác đồng thời tham gia vào nhiều
vụ kiện với tƣ cách là bên thứ ba. Việc tham gia của các nƣớc thành viên này với
tƣ cách là bên thứ ba đã mang lại kinh nghiệm quý báu cho các thành viên
không tham gia thƣờng xuyên vào quá trình giải quyết tranh chấp. Tổng số vụ
tranh chấp hàng năm liên quan đến các nƣớc đang phát triển đƣợc đƣa ra giải
quyết theo WTO đƣợc thống kê trong bảng dƣới đây (Xem Bảng 3).
BẢNG 3- SỐ VỤ TRANH CHẤP CỦA CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
ĐƢA RA WTO (TỪ NĂM 1995 ĐẾN NGÀY 12/7/2007)
27
Năm 95 96 97 98 99 00 01 02 03 04 05 06 7/07
Bị đơn 12 11 10 5 7 18 17 17 15 5 7 5 4
Nguyên
7 18 21 11 12 19 11 8 9 6 7 6 3
đơn
Nguồn: http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_by_country_e.htm
Về chủ thể tham gia, tính đến giữa tháng 7/2007, DSB đã giải quyết 136
vụ tranh chấp giữa các nƣớc đang phát triển với các nƣớc phát triển và khoảng
60 vụ tranh chấp giữa các nƣớc đang phát triển với nhau. Các nƣớc đang phát
triển tham gia nhiều nhất vào các tranh chấp thƣờng là một số nƣớc đang phát
triển có tiềm lực kinh tế mạnh ở Châu Á và Châu Mỹ la tinh nhƣ Thái Lan, Ấn
Độ, Philipines, Indonesia, …Braxin, Ác-hen-ti-na, Mêxicô… Các nƣớc Châu
Phi, tính đến nay chƣa hề khởi kiện hoặc bị kiện trong bất kỳ vụ tranh chấp nào
mặc dù có một vài nƣớc nhƣ Ni-giê-ri-a, Zim-ba-buê đã tham gia với tƣ cách là
bên thứ ba. Nƣớc tham gia nhiều nhất có lẽ phải kể đến là Braxin với 37 vụ
tranh chấp, tiếp đến là Mêxicô với 31 vụ, Ác-hen-ti-na với 30 vụ. Các quốc gia
châu Á gồm Ấn Độ, Thái Lan, Philipines, Trung Quốc cũng đã tham gia vào
tổng số 76 vụ, đáng chú ý là Trung Quốc là nƣớc mới ra nhập WTO nhƣng đã
tham gia vào 9 vụ kiện trong đó có 8 vụ là bị đơn và 1 vụ là nguyên đơn, ngoài
ra một số nƣớc khác nhƣ Costa Rica, Vê-nê-zuê-la, Pê-ru, Thổ Nhĩ Kỳ...cũng
tích cực tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp này.
Về tính chất của các tranh chấp, các tranh chấp giữa các nƣớc đang phát
triển với các nƣớc phát triển thƣờng không tập trung ở một lĩnh vực nhất định
song chủ yếu có thể thấy là trong lĩnh vực thƣơng mại hàng hoá, tập trung vào
một số mặt hàng nhƣ dầu, len, hàng tiêu dùng, các biện pháp thƣơng mại tác
động đến xuất - nhập khẩu. Tranh chấp giữa các nƣớc đang phát triển với các
nƣớc phát triển chủ yếu liên quan đến các Hiệp định AD, Hiệp định AS hay
Hiệp định SCM với số lƣợng tăng lên rõ rệt trong giai đoạn gần đây so với giai
đoạn trƣớc, đặc biệt các nƣớc phát triển là bị đơn trong hơn một nửa số vụ tranh
chấp (61 vụ). Các nƣớc đang phát triển cũng thƣờng là đối tƣợng bị kiện trong
28
nhiều vụ việc về quyền sở hữu trí tuệ. Tranh chấp giữa các nƣớc đang phát triển
với nhau chủ yếu liên quan đến chế độ nhập khẩu và biện pháp tác động đến
nhập khẩu (23 vụ), tranh chấp do vi phạm Hiệp định Nông nghiệp (15 vụ) và
Hiệp định AD (14 vụ). Trong số các tranh chấp này, Mêxicô và Chilê là các
nƣớc tham gia nhiều nhất vào các tranh chấp (mỗi nƣớc 6 vụ), tiếp đến là các
nƣớc: Ác-hen-ti-na, Braxin, Hungary và Ấn Độ (mỗi nƣớc 5 vụ), các nƣớc Hon-
du-ras, Gua-tê-ma-la, Costa Rica và Côlômbia (mỗi nƣớc 3 vụ)
Một số nƣớc đang phát triển đã thành công trong việc thách thức các nƣớc
lớn, điển hình là vụ Costa Rica kiện Mỹ về quy chế hạn chế nhập khẩu hàng dệt
cotton và vụ Venezula và Braxin kiện Mỹ về quy định xăng dầu. Họ tích cực
nhờ đến Ban hội thẩm để giải quyết tranh chấp thƣơng mại và giải thích các quy
phạm của WTO. Các nƣớc đang phát triển là nhóm nƣớc sử dụng cơ chế giải
quyết tranh chấp của WTO nhiều hơn so với việc họ đã làm tại GATT và xu
hƣớng này ngày càng gia tăng. Đây là dấu hiệu cho thấy hệ thống này đƣợc tin
cậy hơn và hiệu quả hơn đối với các nƣớc đang phát triển. Những vụ kiện đƣợc
các nƣớc đang phát triển khởi kiện thƣờng liên quan đến Hiệp định AD, Hiệp
định Nông nghiệp và các tranh chấp liên quan đến các vi phạm nguyên tắc Đối
xử tối huệ quốc hoặc Đối xử quốc gia.
Một điểm dễ nhận thấy trong quá trình giải quyết tranh chấp có liên quan
đến các nƣớc đang phát triển là những nƣớc này sẵn sàng chấm dứt thủ tục Ban
hội thẩm trên cơ sở những thoả thuận với các bên về việc giải quyết tranh chấp
của mình. Chẳng hạn nhƣ vụ Chilê và Pê-ru kiện Pháp trong việc hạn chế sử
dụng tên thƣơng mại “coquilles Saint-Jacques”, trong báo cáo giữa kỳ của Ban
hội thẩm tháng 3/1996 đã đƣa ra thoả thuận giữa EC và các nƣớc đang phát triển
này, theo đó các biện pháp của Pháp sẽ nhanh chóng đƣợc sửa lại theo quy định
của WTO và đổi lại các nƣớc nguyên đơn sẽ rút lại đề nghị thông qua báo cáo
của Ban hội thẩm. Hay trong vụ Ấn Độ kiện Mỹ về hạn chế đối với nhập khẩu
áo khoác len, DSB thành lập Ban hội thẩm vào tháng 4/1996, một tuần sau Mỹ

29
rút lại những hạn chế này và ngay lập tức Ấn Độ đề nghị chấm dứt thủ tục Ban
hội thẩm.
2.3.2 Những tranh chấp liên quan đến Trung Quốc và một số nƣớc ASEAN
Trung Quốc và ASEAN là các nƣớc đang phát triển và những nƣớc công
nghiệp mới trong khu vực và trên thế giới. Trở thành thành viên của WTO trƣớc
Việt Nam, những nƣớc này cũng đã tham gia tích cực vào cơ chế giải quyết
tranh chấp thƣơng mại của WTO. Với những điều kiện tự nhiên, địa lý, lịch sử,
kinh tế và xã hội tƣơng đối giống Việt Nam, kinh nghiệm giải quyết tranh chấp
thƣơng mại theo WTO của những nƣớc này là những bài học có tầm quan trọng
đặc biệt đối với Việt Nam ngay từ khi Việt Nam chƣa gia nhập WTO. Do đó,
cần phải xem xét và đánh giá về việc tham gia của những nƣớc này vào cơ chế
giải quyết tranh chấp của WTO.
Tính đến tháng 7/2007, Trung Quốc và một số nƣớc ASEAN đã tham gia
giải quyết 40 vụ tranh chấp theo cơ chế của WTO, trong đó có 22 vụ với tƣ cách
nguyên đơn và 18 vụ với tƣ cách là bị đơn. Đáng chú ý, có một số nƣớc rất tích
cực tham gia vào cơ chế này nhƣ Thái Lan (13 vụ trong đó có 12 vụ là nguyên
đơn và 1 vụ là bị đơn), Philippines (8 vụ trong đó 4 vụ là nguyên đơn và 4 vụ là
bị đơn), Indonesia (7 vụ trong đó 3 vụ là nguyên đơn và 4 vụ là bị đơn), Trung
Quốc (9 vụ trong đó 1 vụ là nguyên đơn và 8 vụ là bị đơn) (Nguồn:
http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_by_country_e.htm). Nhƣ vậy, các
nƣớc này, ngay từ sớm, đã nhận thức đƣợc vai trò và hiệu quả của cơ chế giải
quyết tranh chấp mới đối với các nƣớc đang phát triển. Trong số hơn 20 vụ các
nƣớc này đi kiện thì có tới 15 vụ mà bị đơn là các nƣớc phát triển, chủ yếu là
Mỹ, EC, Ôxtrâylia. Các nƣớc phát triển này cũng là nguyên đơn trong hầu hết
các vụ kiện có liên quan đến Trung Quốc và các nƣớc ASEAN.
Các tranh chấp này xuất phát chủ yếu từ các biện pháp tác động đến nhập
khẩu, các biện pháp cấm nhập khẩu và phân loại thuế quan (21 vụ tranh chấp),
tiếp theo là đến các tranh chấp do vi phạm Hiệp định AD (6 vụ), Hiệp định SCM
(3 vụ) và Hiệp định Nông nghiệp (3 vụ). Tranh chấp diễn ra trong lĩnh vực
30
thƣơng mại hàng hoá mà mặt hàng gây tranh chấp nhiều nhất là các sản phẩm
công nghiệp và một số sản phẩm nông nghiệp và thuỷ sản.
Trong số các tranh chấp này, có một số tranh chấp đƣợc giải quyết thông
qua thƣơng lƣợng và tham vấn mà không cần tới sự can thiệp của Ban hội thẩm,
điển hình là các tranh chấp giữa Philippines và Mỹ (các vụ DS74 và DS102).
Đáng chú ý, cũng có nhiều tranh chấp đƣợc giải quyết nhờ Ban hội thẩm và Cơ
quan phúc thẩm, Trọng tài và các bên thi hành tƣơng đối nghiêm túc các khuyến
nghị và phán quyết của DSB. Tuy nhiên, việc giải quyết các vụ tranh chấp này diễn
ra tƣơng đối dài với chi phí khá tốn kém. Cũng có một số tranh chấp do các nguyên
nhân chủ quan dẫn tới việc chúng không đƣợc giải quyết ở giai đoạn tham vấn, cũng
không đƣợc đƣa ra Ban hội thẩm giải quyết và đến nay vẫn chƣa có kết luận cuối
cùng, điển hình nhƣ vụ DS1(tranh chấp giữa Singapore và Malaysia liên quan đến
nhập khẩu nhựa tổng hợp), DS47 (tranh chấp giữa Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ liên
quan đên nhập khẩu hàng may mặc) và DS61 (tranh chấp giữa Phillipines và Mỹ về
hạn chế nhập khẩu tôm và các sản phẩm tôm).
Nhƣ vậy, qua các phân tích trên, có thể thấy, Trung Quốc và các nƣớc đang
phát triển ASEAN đã chủ động tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
một cách tích cực nhằm bảo vệ cho những lợi ích chính đáng của mình. Đi sâu tìm
hiểu về mỗi vụ tranh chấp mà Trung Quốc và các nƣớc ASEAN đã tham gia có thể
rút ra đƣợc những bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam trong quá trình trở
thành thành viên của WTO.
2.4 Một số vụ kiện điển hình
Các vụ kiện điển hình đƣợc lựa chọn để dẫn chiếu và xem xét là những
tranh chấp có liên quan đến các nƣớc đang phát triển, trên cơ sở các lĩnh vực
quan trọng, có ảnh hƣởng đến lợi ích thƣơng mại đối với Việt Nam, bao gồm:
nông nghiệp, chống bán phá giá, trợ cấp và thuế.

31
2.4.1 Vụ DS 122: Thái Lan - Thép rầm hình chữ H (Chống bán phá giá)
Tranh chấp này liên quan đến việc xác định thuế chống bán phá giá tuyệt
đối của Thái Lan đối với rầm thép hình chữ H xuất xứ từ Ba Lan. Các điều
khoản có tranh chấp là Điều 2,3,5,6 và 17 của Hiệp định chống bán phá giá.
Nội dung tranh chấp và quá trình giải quyết;
Ba Lan cho rằng:
(i) Thái Lan đã vi phạm Điều khoản 5 của Hiệp định về Chống bán
phá giá trên cơ sở cho rằng các nhà sản xuất Thái Lan đã không thu thập đƣợc
những thông tin đầy đủ để tạo điều kiện cho Thái Lan khởi kiện một cách phù
hợp và rằng Thái Lan đã không thông báo cho Ba Lan về đơn khởi kiện đã đƣợc
gửi đi;
(ii) Thái Lan đã tính toán không chính xác lƣợng lợi nhuận qua việc
không xác định đƣợc lợi nhuận trên cơ sở một nhóm hàng hoá, vi phạm điều 2
của Hiệp định về Chống bán phá giá; và
(iii) Thái Lan đã xác định không chính xác các tổn hại do hàng nhập
khẩu bị bán phá giá tới thị trƣờng nội địa của Thái lan và điều này là vi phạm
Điều 3 của Hiệp định về Chống bán phá giá.
Ngày 21/6/1996, Công ty TNHH thép Siam Yamato ("SYS"), doanh
nghiệp duy nhất của Thái Lan sản xuất sản phẩm rầm thép hình chữ H đã nộp
đơn yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu
bao gồm rầm thép hình chữ H từ Ba Lan. Các công ty bị đơn của Ba Lan là Huta
Katowice ("HK") và Stalexport. Ngày 17/7/1996, một đại diện của Chính phủ
Ba Lan đã có cuộc gặp với các quan chức của Bộ kinh tế và Kinh doanh Thái
Lan (DBE) nhằm thảo luận về đơn kiện này. Quan chức của Ba Lan tham dự
cuộc họp này không phải với tƣ cách đại diện cho Chính phủ Ba Lan. Quan chức
này biết rằng có một đơn kiện chống bán phá giá thông qua một tạp chí chuyên
ngành kim loại và đã sắp xếp cuộc gặp với quan chức Thái Lan nhằm tìm hiểu
thêm về đơn kiện này. Vào ngày 30/8/1996, DSB đã đƣa ra thông báo về việc
khởi kiện và chuyển tới Sứ quán Ba Lan tại Băng cốc một bản, một bản cũng
32
đƣợc gửi tới các doanh nghiệp Ba Lan đƣợc xác định là các nhà xuất khẩu tiềm
năng mặt hàng này.
SYS đã hoàn thành hồ sơ khởi kiện, sử dụng "mẫu đơn kiện chống bán
phá giá" chuẩn. Hồ sơ bao gồm các thông tin về: tổng năng lực sản xuất, khối
lƣợng và giá trị sản xuất của ngƣời khởi kiện, lƣợng hàng dự trữ, doanh số bán
nội địa và doanh số xuất khẩu, thị phần, lợi nhuận và lỗ, số lƣợng công nhân,
mức độ nhập khẩu từ các nguồn khác và các yếu tố khác có khả năng tạo nên sự
thiệt hại. Các phụ lục kèm theo hồ sơ khởi kiện gồm các tài liệu, dữ kiện chứng
minh có liên quan. Ngoài ra, SYS cũng đƣa ra bằng chứng liên quan đến việc
bán phá giá nhƣ: giá của rầm xây dựng hình chữ H tại thị trƣờng nội địa Ba Lan
và giá xuất khẩu của mặt hàng này sang thị trƣờng Thái Lan, các chi phí dự tính
liên quan tới việc nhập khẩu vào Thái Lan, số lƣợng, giá cả và nguồn gốc của
mặt hàng này nhập khẩu vào Thái Lan. SYS không cung cấp bất kỳ lý giải hay
phân tích nào trong đơn kiện nhằm làm rõ hơn về bằng chứng trong tài liệu của
mình.
Ba Lan đã yêu cầu tham vấn đối với vấn đề này trong khuôn khổ của Hiệp
định về Chống bán phá giá (điều 17.2). Thái Lan phản hồi lại ngày 18/10/1996
rằng cuộc họp ngày 17/7/1996 là một thông báo chính thức, hợp lệ tới Chính
phủ Ba Lan căn cứ theo quy định của Hiệp định chống bán phá giá (điều 5.5).
Các vấn đề đặt ra cần phải xem xét cho vụ việc này bao gồm;
(i) Liệu Thái Lan có vi phạm điều 5, điều 6 của Hiệp định về chống
bán phá giá thông qua việc khởi xƣớng và tiến hành một cách không hợp lý cuộc
điều tra về việc nhập khẩu rầm thép hình chữ H từ Ba Lan, vi phạm các yêu cầu
về thủ tục và bằng chứng quy định trong cả điều 5, điều 6 của Hiệp định về
chống bán phá giá hay không.
(ii) Liệu Thái Lan có vi phạm Điều 2 của Hiệp định về chống bán phá
giá qua việc không quyết định một cách chính xác về hành vi bán phá giá và qua
việc tính toán không thuyết phục và bất hợp lý về biên độ giá hay không.

33
(iii) Liệu Thái Lan có vi phạm Điều 3 của Hiệp định về chống bán phá
giá thông qua việc áp đặt mức thuế chống bán phá giá khi không có sự tổn hại
hữu hình đáng kể nào hay không.
Kết quả điều tra xem xét nhƣ sau:
Về vấn đề (i) – liên quan đến điều 5,6 Hiệp định về chống bán phá giá:
Về việc khởi kiện, Ba Lan đã viện dẫn rằng đơn kiện của SYS (Thái Lan)
không có đủ bằng chứng hoặc phân tích xác đáng về việc bán phá giá, các tổn
hại và nguyên nhân để khởi kiện. Ba Lan cũng cho rằng đơn kiện không đầy đủ
vì chỉ bao gồm “sự quả quyết giản đơn” theo dạng dữ liệu thô. Thái Lan lại cho
rằng họ đã có những bằng chứng liên quan đến việc tổn hại và nguyên nhân khởi
kiện trong tài liệu đính kèm với đơn kiện.
Ban hội thẩm xem xét các tài liệu cho SYS đệ trình và nhận thấy rằng có
một sô chi tiết chƣa đầy đủ trong các bằng chứng đƣợc cung cấp và không có
chú thích hay phân tích nào chỉ rõ rằng các bằng chứng đƣa ra chứng tỏ có sự
bán phá giá, gây tổn hại hoặc nguyên nhân chính để thƣa kiện. Tuy nhiên, trong
đơn kiện và các phụ lục liên quan thì lại chứa đựng một số dẫn chứng cho hiện
tƣợng bán phá giá, gây tổn hại và nguyên nhân. Trích dẫn vụ việc nƣớc ngũ cốc
có hàm lƣợng fructoza cao của Mêxicô, Ban hội thẩm quyết định rằng điều
khoản 5.2 của Hiệp định về chống bán phá giá không yêu cầu ngƣời thƣa kiện
phải đệ trình văn bản giải thích hoặc phân tích về vụ việc. Ban hội thẩm nhận
thấy rằng trong đơn kiện đã bao gồm “các chứng cứ liên quan” chứ không phải
chỉ là nhận định suông”. Do vậy, Ban hội thẩm đã huỷ bỏ các viện dẫn của Ba
Lan về đơn kiện không có đủ bằng chứng để khởi kiện.
Về thông báo việc khởi kiện, Ba Lan lý luận rằng, theo quy định tại Điều
khoản 5.5 Hiệp định về chống bán phá giá, việc thông báo cần phải bằng văn
bản, theo đó, cuộc họp ngày 17/7/1996 giữa các quan chức Thái Lan và Ba Lan
đã không cấu thành đầy đủ và đúng hạn một thông báo về việc khởi kiện. Ban
hội thẩm nhận thấy rằng, yêu cầu của Ba Lan có liên quan đến vấn đề thời gian,
nội dung và hình thức thông báo.
34
Về thời gian, theo Ban hội thẩm, Điều khoản 5.5 Hiệp định về chống bán
phá giá quy định các nhà chức trách thông báo với chính phủ nƣớc xuất khẩu có
liên quan sau khi nhận đƣợc hồ sơ chuẩn và trƣớc khi tiến hành cuộc thanh tra.
Theo đó, vì cuộc họp 17/7/1996 đƣợc tổ chức vào giai đoạn giữa của hai thời
hạn nêu trên nên Ban hội thẩm đã quyết định rằng thông báo đã đáp ứng đƣợc
yêu cầu về mặt thời gian.
Về hình thức thông báo, Ban hội thẩm nhận định rằng Điều khoản 5.5 của
Hiệp định chống bán phá giá không yêu cầu bên thƣa kiện phải tuân thủ theo
một mẫu thông báo nhất định. Dựa vào định nghĩa của từ điển Oxford về “thông
báo”, Ban hội thẩm nhận thấy rằng cuộc họp ngày 17/7/1996 đã đáp ứng đƣợc
các yêu cầu của điều khoản 5.5 về việc thông báo với điều kiện là các tài liệu
của nó đƣợc chuẩn bị một cách đầy đủ và phù hợp nhằm phục vụ cho việc kiểm
tra và rà soát của Ban hội thẩm. Do đó, Ban hội thẩm cho rằng, việc thông báo
bằng miệng trong quá trình cuộc họp không làm cho việc thông báo bất nhất với
quy định tại Điều khoản 5.5 Hiệp định về chống bán phá giá.
Về nội dung thông báo, Ban hội thẩm ghi nhận rằng, điều khoản 5.5 Hiệp
định Chống bán phá giá không xác định cụ thể nội dung của thông báo. Ban hội
thẩm nhận định rằng, thực tế của một văn bản về đơn kiện đƣợc soạn thảo đúng
quy định có thể là một yếu tố quan trọng của thông báo. Chứng cứ chỉ rõ rằng
các quan chức của Ba Lan đã đƣợc thông báo rằng một đơn kiện đã đƣợc chuẩn
bị và sẽ đƣợc xem xét. Vì vậy, Ban hội thẩm quyết định rằng, nội dung cuộc họp
ngày 17/7/1996 đã đáp ứng đƣợc các yêu cầu về thông báo quy định tại điều 5
của Hiệp định chống bán phá giá.
Về vấn đề (ii) – liên quan đến điều khoản 2 của Hiệp định về chống bán
phá giá
Ban hội thẩm nhận thấy rằng, điều khoản 2.2.2 của Hiệp định về chống
bán phá giá đã không đƣa ra hƣớng dẫn cụ thể nào đối với phạm vi (biên độ) của
các “hàng hoá thuộc chủng loại chung” đƣợc sản xuất bởi các nhà sản xuất hay
xuất khẩu. Vì vậy, Ban hội thẩm quyết định huỷ bỏ viện dẫn của Ba Lan rằng
35
Hiệp định về Chống bán phá giá yêu cầu một định nghĩa rộng hơn với định
nghĩa theo mức hẹp.
Ban hội thẩm cũng cho rằng phƣơng pháp đƣợc ƣu chuộng nhằm xây
dựng một uỷ nhiệm giá của “sản phẩm tƣơng tự trong giao dịch thƣơng mại
thông thƣờng trong thị trƣờng nội địa của nƣớc xuất khẩu” là sử dụng các dữ
liệu thực tế của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất trong khuôn khổ điều tra đối
với sản phẩm tƣơng tự. Nếu nhƣ dữ liệu thực tế không có sẵn thì cơ sở dữ liệu sẽ
đƣợc mở rộng thêm nhằm đƣa thêm các loại sản phẩm khác của „các hàng hoá
thuộc chủng loại chung” đƣợc sản xuất bởi các nhà sản xuất hay xuất khẩu hoặc
các nhà sản xuất khác của những sản phẩm tƣơng tự nhƣng không phải cả hai.
Ban hội thẩm nhận thấy rằng điều này cho thấy ý định có đƣợc kết quả xác thực
nhất đối với giá của sản phẩm tƣơng tự trong điều kiện thƣơng mại bình thƣờng.
Ban hội thẩm nhận thấy rằng tình huống này cho thấy việc sử dụng một nhóm
nhỏ các sản phẩm nhằm loại bỏ những sản phẩm không giống trong quá trình
tính toán. Ban hội thẩm cho rằng ngay cả nhóm hẹp nhất của các hàng hoá thuộc
chủng loại chung cũng có thể đƣợc chấp nhận.
Do vậy, Ban hội thẩm quyết định thay đổi quyết định của Thái lan về việc
xác định sản phẩm rầm xây dựng hình chữ H là “các hàng hoá thuộc chủng loại
chung”. Ban hội thẩm nhận thấy điều này có vẻ là nhóm hẹp nhất của các sản
phẩm, bao gồm cả loại sản phẩm tƣơng tự mà các dữ liệu về lợi nhuận của nhóm
này có thể cung cấp đƣợc vì thế sẽ mang lại những kết quả gần chính xác đối với
những sản phẩm tƣơng tự.
Ban hội thẩm cũng huỷ bỏ biện hộ của Ba Lan về việc tính toán lợi nhuận
phải hợp lý và thấy rằng việc áp dụng bất cứ phƣơng pháp tính toán nào đề cập
trong điều khoản 2.2.2 Hiệp định về chống bán phá giá cũng có thể mang lại kết
quả hợp lý. Không có bất cứ yêu cầu nào đối với việc xem xét liệu kết quả có
hợp lý hay không. Ban hội thẩm cho rằng, việc hiểu vấn đề này đƣợc hỗ trợ bởi
điều khoản 2.2 của Hiệp định về chống bán phá giá. Ban hội thẩm cũng nhận
thấy rằng Ba Lan đã không giải thích sự hợp lý có thể đƣợc thử nghiệm hoặc
36
thiết lập nhƣ thế nào. Vì lẽ đó, Ban hội thẩm kết luận rằng khi áp dụng một cách
đúng đắn thì điều khoản 2.2.2 của Hiệp định về chống bán phá giá có thể mang
lại một lƣợng lợi nhuận hợp lý và không cần thiết phải tiến hành thử nghiệm tính
hợp lý của nó.
Về vấn đề (iii) - xác định sự tổn hại – liên quan đến Điều 3 Hiệp định
chống bán phá giá
Ba Lan lập luận rằng quyết tâm của Thái Lan không dựa trên bất kỳ một
“bằng chứng tích cực” nào và không liên quan đến việc “kiểm tra mục tiêu” củ
lƣợng và tác động của giá của lƣợng hàng nhập khẩu của Ba Lan cũng nhƣ của
SYS. Ban hội thẩm ghi nhận rằng điểm cốt lõi của tranh chấp liên quan tới
những điều khoản cụ thể trong Hiệp định về chống bán phá giá, điều 3.2, 3.4 và
3.5. Sau khi xem xét, Ban hôi thẩm cho rằng nguyên văn bản tham chiếu của
“bằng chứng tích cực” và yêu cầu của tiến hành “khảo sát mục đích ” trong Điều
khoản 3.1 yêu cầu giải trình cho quá trình ra quyết định cần phải “đƣợc thể hiện
một cách chính thức và rõ ràng” trong các tài liệu điều tra chống bán phá giá để
các bên liên quan (và/hoặc luật sƣ của họ) có thể tiếp cận, ít nhất kể từ thời điểm
kết luận cuốicùng. Theo đó, Ban hội thẩm kết luận rằng các căn cứ cho việc tìm
và xác định tổn hại cần phải đƣợc dựa trên bản ghi (biên bản) mà các bên
và/hoặc luật sƣ của họ có thể tiếp cận đƣợc.
Cơ quan phúc thẩm đã chỉnh sửa kết quả điều tra của Ban hội thẩm nhằm
mở rộng kết quả thông qua việc nhận định rằng việc ra quyết định không phải
chỉ dựa trên các số liệu và nguyên nhân đã đƣợc công bố hoặc có thể dễ dàng
nhận thấy bởi các bên liên quan đến việc điều tra bán phá giá mà còn phải dựa
trên toàn bộ các nguyên nhân va số liệu liên quan trƣớc khi cơ quan điều tra tiến
hành công việc.
Liên quan đến vấn đề tác động đến nhập khẩu theo quy định tại điều 3.2
Hiệp định AD, Ba Lan viện dẫn rằng Thái Lan đã hành động không nhất quán
với Điều 3.2 qua việc không nêu một cách cụ thể về sự tăng lên của lƣợng hàng
nhập khẩu. Ban hội thẩm sau khi xem xét đã quyết định rằng không có quy định
37
bắt buộc phải đƣa ra kết quả điều tra đó và tuyên huỷ lý lẽ của Ba Lan. Trên cơ
sở quy định của điều khoản 3.2 Hiệp định AD, Ban hội thẩm cũng không chấp
nhận sự phản đổi của Ba lan đối với kết quả điều tra của Thái Lan về tác động
của hàng hoá nhập khẩu lên giá cả tại Thái Lan. Ba Lan cũng phản đối tính xác
thực của các bằng chứng mà Thái Lan dựa vào để tiến hành điều tra. Ban hội
thẩm đã rà soát lại chứng cứ và quyết định rằng chứng cứ bao gồm cả những tài
liệu không xác thực. Việc xác định một cách chính xác các số liệu thực tế là một
yêu cầu cơ bản đối với “bằng chứng xác thực” và với lý do có một số tài liệu
không xác thực, Ban hội thẩm đã quyết định rằng Thái Lan đã thất bại trong việc
đánh giá tác động của hàng nhập khẩu bán phá giá vào thị trƣờng Thái Lan trên
cơ sở “bằng chứng xác thực”.
Liên quan đến việc rà soát các yếu tố đƣợc liệt kê theo quy định tại Điều
3.4 Hiệp định AD. Điều khoản 3.4 Hiệp định AD liệt kê một số nhân tố mà cơ
quan điều tra phải xem xét trong quá trình đánh giá ảnh hƣởng của hàng nhập
khẩu bị bán phá giá vào thị trƣờng nội địa. Ba Lan cho rằng các nhà chức trách
Thái Lan đã không xem xét toàn bộ các yếu tố quy định tại Điều 3.4 Hiệp định
AD. Thái Lan lý luận rằng Hiệp định AD chỉ đƣa ra một danh mục minh hoạ các
yếu tố nhƣ là một văn bản hƣớng dẫn và cơ quan điều tra chỉ cần xem xét những
yếu tố có liên quan trong danh mục này. Ban hội thẩm sau khi xem xét cho rằng
quy định tại Điều 3.4 là bắt buộc và trong mọi trƣờng hợp yêu cầu cơ quan điều
tra phải khảo sát toàn bộ các nhân tố đƣợc liệt kê trong danh mục. Viêc xem xét
toàn bộ các yếu tố này cần đƣợc thể hiện rõ ràng trong tài liệu đệ trình lên Ban
hội thẩm để có thể rà soát đƣợc. Theo đó, Ban hội thẩm đã kết luận việc xác
định tổn hại của Thái Lan là không phù hợp với quy định của Hiệp định AD.
Liên quan đến nguyên nhân gây tổn hại quy định tại Điều khoản 3.5 Hiệp
định AD. Điều 3.5 Hiệp định AD quy định rằng cơ quan điều tra phải chứng
minh đƣợc hàng hoá nhập khẩu bị phá giá gây tổn hại thực tế và cần phải xem
xét các nhân tố khác để có thể quyết định hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá có
thực sự gây tổn hại cho các nhà sản xuất trong nƣớc hay không. Ba Lan cho rằng
38
Thái Lan đã thất bại trong việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hàng hoá
nhập khẩu bị bán phá giá và sự tổn hại đến thị trƣờng do: (i) bằng chứng mà
Thái Lan đƣa ra chƣa thoả đáng; và (ii) Thái Lan đã không xem xét đến những
nhân tố khác vốn có thể gây tổn hại cho thị trƣờng Thái Lan. Ban hội thẩm sau
khi xem xét đã quyết định rằng việc điều tra mối quan hệ nhân quả giữa hàng
nhập khẩu bị bán phá giá và sự tổn hại là nhất quán với yêu cầu của Hiệp định
AD tuy nhiên, Thái Lan đã không tuân thủ Điều 3.5 Hiệp định AD trong quá
trình xử lý các nhân tố khác ngoài yếu tố hàng nhập khẩu tác động tiêu cực tới
thị trƣờng nội địa.
Thái Lan đã kháng cáo quyết định của Ban hội thẩm về việc không bác bỏ
khiếu nại của Ba Lan đồng thời phản đối một số phán quyết của Ban hội thẩm
theo Điều 3 Hiệp định AD, viện dẫn điều 17.6 của Hiệp định AD về chống bán
phá giá về tiêu chuẩn pháp lý và thực tế cho việc rà soát. Phán quyết của Cơ
quan phúc thẩm nhƣ sau:
- Giữ nguyên phán quyết của Ban hội thẩm rằng khiếu nại của Ba Lan liên
quan đến điều 2, 3, và 5 của Hiệp định AD nhƣ đề ra trong yêu cầu trƣng
cầu Ban hội thẩm đã đáp ứng yêu cầu tại Điều 6.2 DSU.
- Đồng ý với diễn giải của Ban hội thẩm rằng Đièu 3.4 Hiệp định AD yêu
cầu nghĩa vụ bắt buộc kiểm tra tất cả các yếu tố gây tổn hại đƣợc liệt kê.
- Bác bỏ quyết định của Ban hội thẩm về việc một thành viên WTO bán
phá giá gây tổn hại phải đƣợc sự hỗ trợ bởi các thông tin trong tài liệu
đƣợc tiết lộ cho các bên có lợi ích liên quan trong quá trình điều tra.
2.4.2 Vụ DS 207: Chilê -Hệ thống đai giá (Nông nghiệp)
Tranh chấp này liên quan đến hai vấn đề, bao gồm: (i) hệ thống đai giá
của Chilê ("PBS") và (ii) các biện pháp tự vệ tạm thời và cuối cùng đối với việc
nhập khẩu lúa mì, bột mì và dầu thực vật theo các quy định tại Hiệp định Nông
nghiệp - Điều 4; GATT - Điều II: 1(b), câu thứ 2 (XIX): 1(a); DSU - Điều 11;
Hiệp định tự vệ- Điều 2,4,5.
Nội dung tranh chấp và quá trình giải quyết:
39
Vấn đề tranh chấp là hệ thống đai giá của Chilê ("PBS") do Luật 18.525
về các Quy tắc nhập khẩu hàng hoá điều chỉnh. Theo mô tả của Ban hội thẩm và
Cơ quan phúc thẩm, mức thuế suất áp dụng của Chilê đối với lúa mì, bột mì,
đƣờng và dầu thực vật là 8% theo trị giá trong năm 2001 và 7% trong năm 2002
- thấp hơn nhiều so với mức ràng buộc trong biểu cam kết WTO của Chi lê là
31,5%. Tuy nhiên mức thuế áp dụng đối với những sản phẩm này thông qua hệ
thống đai giá có thể bị đẩy lên.
Hệ thống đai giá vận hành nhƣ sau:
Đầu tiên, một ngƣỡng cao và một ngƣỡng thấp đƣợc xác định cho mỗi sản
phẩm trên cơ sở giá quốc tế nhất định. Những "đai giá" này đƣợc xác lập hàng
năm thông qua một Nghị định của Tổng thống, căn cứ vào một công thức xác
định. Thứ hai, Chilê đặt "giá tham khảo" hàng tuần cho mỗi sản phẩm trên cơ sở
giá tại một số thị trƣờng nƣớc ngoài. Tiếp đó, khi một sản phẩm là đối tƣợng của
hệ thống đai giá đƣợc nhập khẩu, cơ quan hải quan sẽ xác định tổng mức thuế áp
dụng cho mặt hàng đó thông qua một số bƣớc. Bƣớc đầu tiên là áp dụng thuế
nhập khẩu theo trị giá tiêu chuẩn đối với sản phẩm đó. Tiếp theo, cơ quan hải
quan xác định "giá tham khảo" hàng tuần áp dụng đối với lô hàng. Tổng mức
thuế áp dụng đối với lô hàng phụ thuộc vào việc so sánh "giá tham khảo" với
"đai giá". Nếu giá tham khảo dƣới ngƣỡng thấp của đai giá, cơ quan hải quan sẽ
áp thuế nhập khẩu tiêu chuẩn và một khoản thuế bổ sung bằng với mức chênh
lệch giữa giá tham khảo và ngƣỡng thấp của đai giá. Ngƣợc lại, nếu giá tham
khảo nằm giữa ngƣỡng thấp và ngƣỡng cao của đai giá thì cơ quan hải quan sẽ
áp mức thuế tiêu chuẩn. Cuối cùng, nếu giá tham khảo cao hơn ngƣỡng cao của
đai giá, cơ quan hải quan sẽ cho phép giảm thuế tiêu chuẩn áp dụng tƣơng
đƣơng với chênh lệch giữa ngƣỡng cao và giá tham khảo.
Trên thực tế, trong trƣờng hợp giá tham khảo dƣới ngƣỡng thấp của đai
giaá kết hợp thuế áp dụng và thuế bổ sung do hệ thống đai giá đôi khi có thể
vƣợt mức thuế tối đa là 31, 5%. Tuy nhiên, trong qúa trình thực hiện các thủ tục
của Ban hội thẩm, Chilê đã thay đổi hoạt động của hệ thống đai giá thông qua
40
quy định tại Điều 2 Luật số 19,772 (có hiệu lực từ ngày 19/11/2001) nhƣ sau:
"thuế phát sinh do việc áp dụng điều 12 Luật số 18.525 cộng với thuế theo trị giá
không đƣợc vƣợt quá mức thuế cơ bản ràng buộc đối với Chi lê trong khuôn khổ
WTO liên quan đến các mặt hàng đƣợc đề cập trong điều này... " Do đó, với sửa
đổi này, tổng mức thuế áp dụng không vƣợt quá mức thuế ràng buộc (Báo cáo
của Ban hội thẩm, đoạn 2.2-7, Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, đoạn 9-30).
Ác-hen-ti-na là nƣớc phản đối hệ thống đai giá của Chilê theo Điều 41.2
Hiệp định nông nghiệp và Điều II của GATT, đồng thời Ác-hen-ti-na cũng phản
đối các biện pháp tự vệ đƣợc áp dụng đối với các sản phẩm liên quan theo Điều
XIX của GATT và Hiệp định tự vệ. Sau quá trình tham vấn không thành công,
Ác-hen-ti-na đã yêu cầu thành lập Ban hội thẩm vào ngày 19/01/2001. Ban hội
thẩm cho rằng hệ thống đai giá của Chilê trái với cả Điều 4.2 và điều II: 1 (b),
câu 2 và các biện pháp tự vệ vi phạm nhiều quy định của GATT - Điều XIX:
1(a) của GATT và Điều 2,4,5 Hiệp định Tự vệ.
Nội dung phán quyết của Ban hội thẩm:
- Với việc duy trì các biện pháp thuộc loại phải chuyển đổi sang "thuế quan
thông thƣờng", Chilê đã hành động trái với điều 4.2 Hiệp định nông nghiệp. Về
vấn đề này, khi xét kháng cáo, Cơ quan phúc thẩm giữ nguyên phán quyết của
Ban hội thẩm mặc dù có phê bình một số khía cạnh trong cách diễn giải pháp lý
của Ban hội thẩm.
- Với việc áp "các loại thuế hoặc chi phí khác" không có trong Biểu cam
kết của mình, Chilê đã hành động trái với điều II: 1(b) câu 2 của GATT. Liên
quan đến luận điểm này, khi xét kháng cáo, Cơ quan phúc thẩm cho rằng việc
Ban hội thẩm quyết định đƣa ra phán quyết theo điều II: 1(b) câu 2 của GATT
đã vi phạm điều 11 DSU.
- Uỷ ban về Những biến dạng của Chilê ("CDC") đã không chứng minh
đƣợc các biện pháp tự vệ áp dụng là kết quả của "những diễn biến không lƣờng
trƣớc đƣợc", vi phạm Điều XIX: 1(a) của GATT.

41
- CDC không thể đƣa ra bằng chứng đầy đủ và kết luận hợp lý về "các sản
phẩm cạnh tranh trực tiếp hoặc tƣơng tự" vi phạm điều XIX:1(a) của GATT,
điều 2,4,5 Hiệp định tự vệ. CDC không chứng minh đƣợc "việc gia tăng nhập
khẩu" các sản phẩm là đối tƣợng của các biện pháp tự vệ nhƣ quy định tại Điều
XIX: 1(a) của GATT, điều 2.1 và 4.2 (a) Hiệp định tự vệ.
- CDC không chứng minh đƣợc sự tồn tại của nguy cơ gây tổn hại nghiêm
trọng, vi phạm Điều XIX: 1(a) của GATT và điều 4.1 (a), 4.1 (b) và 4.2 (a) Hiệp
định tự vệ.
- CDC không chứng minh đƣợc một cách thích đáng sự tồn tại của mối liên
hệ nhân quả giữa việc gia tăng nhập khẩu và nguy cơ gây tổn hại nghiêm trọng,
vi phạm điều 2.1 và 4.2 (b) Hiệp định tự vệ.
- CDC "không đảm bảo các biện pháp tự vệ đƣợc áp dụng ở mức độ cần
thiết để ngăn chặn hoặc cứu chữa cho tổn hại nghiêm trọng" nhƣ quy định tại
Điều XIX;1(a) của GATT và Điều 5.1 của Hiệp định tự vệ. Ban hội thẩm khẳng
định mỗi thành viên chỉ có thể đảm bảo nhƣ vậy nếu "tối thiểu phải có một mối
quan hệ hợp lý giữa biện pháp áp dụng và mục tiêu ngăn chặn hoặc cứu chữa tổn
hại nghiêm trọng và tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh".
Không đồng ý với phán quyết của Ban hội thẩm, ngày 24 tháng 06 năm
2002, Chilê thông báo quyết định kháng cáo của mình lên Cơ quan phúc thẩm
về một số kết luận của Ban hội thẩm và giải thích luật của Ban này. Chilê lập
luận rằng phán quyết của Ban hội thẩm theo Điều 4.2 Hiệp định nông nghiệp và
Điều điều II: 1 (b), câu 2 của GATT là nhầm lẫn. Ngoài ra, Chilê cáo buộc phán
quyết của Ban hội thẩm liên quan đến Điều II: 1(b) của GATT, câu thứ hai trái
với Điều 11 DSU. Ban hội thẩm cũng đã sai lầm khi lựa chọn xem xét Điều 4.2
trƣớc khi xem xét Điều II: 1 (b).
Ngày 23 tháng 09 năm 2002, Cơ quan phúc thẩm gửi báo cáo tới các bên
và tới DSB. Sau khi xem xét và kết luận về các vấn đề khác, Cơ quan phúc thẩm
không có phán quyết gì về sự phù hợp giữa hệ thống đai giá và Điều II: 1(b) của
GATT. Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm có nội dung chính nhƣ sau:
42
- Giữ nguyên phán quyết của Ban hội thẩm rằng hệ thống đai giá của Chi lê
là "một biện pháp biên giới tƣơng tự nhƣ "thuế nhập khẩu biến đổi" và "giá nhập
khẩu tối thiếu" dƣới danh nghĩa Điều 4.2 và chú thích của Hiệp định nông
nghiệp. Kết luận rằng "thực tế là thuế nhập khẩu phát sinh từ việc áp dụng hệ
thống đai giá của Chilê sẽ có hình thức giống nhƣ "thuế hải quan thông thƣờng"
không ngụ ý rằng biện pháp áp dụng là phù hợp với điều 4.2".
- Giữ nguyên phán quyết của Ban hội thẩm là hệ thống đai giá trái với
Điều 4.2 của Hiệp định nông nghiệp.
- Bác bỏ phán quyết của Ban hội thẩm rằng "thuế hải quan thông thƣờng
phải đƣợc hiểu là "đề cập đến một loại thuế hải quan không đƣợc áp dụng trên
cơ sở các yếu tố có bản chất ngoại suy".
- Bác bỏ phán quyết của Ban hội thẩm về việc vi phạm Điều II: 1(b) câu 2
của GATT do thấy rằng Ác-hen-ti-na không có khiếu nại theo Điều Điều II: 1(b)
câu 2 nêu trên. Do đó, Ban hội thẩm đã đánh giá một điều khoản "không phải là
một phần của vấn đề đƣợc đƣa ra trƣớc cơ quan này". Cơ quan phúc thẩm kết
luận: "Ban hội thẩm đã hành động quá mức cần thiết và trái với Điều 11 của
DSU". Ngoài ra, Cơ quan phúc thẩm còn kết luận rằng, khi đƣa ra phán quyết,
Ban hội thẩm đã không dành cho Chilê "quyền công bằng đƣợc phản hồi về
quyết định này", nhƣ vậy đã không cho Chilê quyền thực hiện theo đúng quy
trình mà Chilê đáng đƣợc hƣởng theo quy định của DSU.
Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm khuyến nghị Chilê điều chỉnh chính sách,
quy định nhƣ kết luận trong báo cáo của mình và báo cáo của Ban hội thẩm, phù
hợp với Hiệp định về Nông nghiệp. Tại cuộc họp ngày 23/10/2002, DSB thông
qua báo cáo của Ban hội thẩm và báo cáo của Cơ quan phúc thẩm.
Liên quan đến việc thực thi phán quyết, tại cuộc họp của DSB ngày
11/11/2002, Chilê tuyên bố nƣớc này sẽ tuân thủ các khuyến nghị và phán quyết
của DSB. Cuối cuộc họp, Chilê đã nỗ lực tham vấn với Ác-hen-ti-na nhằm đƣa
ra giải pháp cho việc tranh chấp thoả mãn cả hai bên. Chilê còn thông báo rằng
nƣớc này cần một thời hạn hợp lý nhằm chỉnh sửa các biện pháp của mình phù
43
hợp với các khuyến nghị và phán quyết của DSB. Ngày 06/12/2002, Chilê thông
báo cho DSB rằng, cho tới thời điểm này Chilê và Ác-hen-ti-na vẫn không thể
nhất trí về thời hạn hợp lý và do vậy Chilê đề nghị việc quyết định một thời hạn
hợp lý sẽ đƣợc thông qua phán quyết trọng tài. Theo Điều 21.3(c) của DSU,
ngày 16/12/2002, Ác-hen-ti-na và Chilê thông báo cho DSB rằng các nƣớc này
đã đồng ý hoãn thời hạn cuối cùng, phán quyết của trọng tài phải hoàn thành
trong vòng 90 ngày kể từ ngày bổ nhiệm trọng tài (thay vì 90 ngày kể từ ngày
DSB thông qua khuyến nghị và phán quyết của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc
thẩm). Ngày 16/12/ 2002, Ác-hen-ti-na và Chilê đề nghị ông Jonh Lockhart, Uỷ
viên của Cơ quan phúc thẩm làm trọng tài theo Điều 21.3(c) DSU. Ngày
17/12/2002, ông Jonh Lockhart đã chấp nhận làm trọng tài phân xử.
Ngày 17/03/2003, trọng tài đã đƣa ra phán xét. Trọng tài kết luận “thời
hạn hợp lý” cần đƣợc gia hạn cho Chilê để thực hiện phán quyết của DSB trong
vụ tranh chấp này là 14 tháng (cho tới ngày 23/12/2003).
Tại cuộc họp ngày 02/10/2003, Chilê tuyên bố ngày 25/12/2003 luật số
19.897 về việc thiết lập biểu giá mới đƣợc thông qua thay thế cho luật 18.525.
Luật mới sẽ có hiệu lực ngày 16/12/2003, trƣớc khi kết thúc thời hạn hợp lý cho
Chilê. Ác-hen-ti-na đã đƣa ra các chất vấn về chi tiết của luật mới. Chilê yêu cầu
Ác-hen-ti-na đƣa ra các chất vấn bằng văn bản.
Tại cuộc họp ngày 07/11/2003 của DSB, Chilê cho rằng luật 19.897 theo
kế hoạch sẽ có hiệu lực vào ngày 16/12/2003, trƣớc khi kết thúc thời hạn hợp lý
cho Chilê. Với luật mới này, Chilê đã tuân thủ các khuyến nghị và phán quyết
của DSB (luật mới giữ lại hầu hết các yếu tố cơ bản của luật cũ). Chilê bày tỏ
mong muốn nhận đƣợc các ý kiến liên quan đến biểu giá mới. Ác-hen-ti-na còn
tuyên bố, với mối quan hệ gần gũi giữa Ác-hen-ti-na và Chilê, nƣớc này vẫn sẵn
sàng tìm kiếm những khả năng nhằm đạt đƣợc một giải pháp thoả mãn cả đôi bên
về vấn đề tranh chấp này.
Tại cuộc họp ngày 01/12/2003 của DSB, Chilê tuyên bố nƣớc này đã
thông qua một số biện pháp nhằm tuân theo các khuyến nghị của DSB nhƣ đã
44
nói ở trên. Ác-hen-ti-na nhắc lại quan điểm của mình rằng các biện pháp mà
Chilê thực hiện nhằm tuân thủ các khuyến nghị này đã không đƣợc thực hiện
trong trƣờng hợp này vì biểu giá vẫn đƣợc duy trì. Braxin cho rằng các biện
pháp Chilê thực hiện vẫn không phù hợp với các điều khoản của Hiệp định về
nông nghiệp.
Ngày 24/12/2003, Ác-hen-ti-na và Chilê thông báo cho DSB rằng các
nƣớc này đồng ý về thủ tục theo các Điều 21 và 22 DSU.
Tại cuộc họp ngày 23/01/2004 của DSB, Chilê và Ác-hen-ti-na thống nhất
về thủ tục theo các Điều 21.5 và 22 của DSU.
Có thể nói đây là một vụ kiện diễn ra trong thời gian tƣơng đối dài và có
nhiều yếu tố phức tạp. Các bên đều cố gắng để thực hiện các khuyến nghị của
DSB song quá trình thực thi này cũng diễn ra tƣơng đối phức tạp và mất nhiều
thời gian.
2.4.3 Vụ DS231: Pê-ru - cá mòi (Các biện pháp thƣơng mại liên quan đến
xuất khẩu)
Tranh chấp này liên quan đến việc tiếp thị cá mòi bảo quản của Pê-ru
trong Cộng đồng Châu Âu (EC). Vấn đề tranh chấp là mô tả thƣơng mại về hai
loại cá mòi mà các nhà xuất khẩu Pê-ru xuất sang thị trƣờng EC liên quan đến
Điều 2.4 của Hiệp định TBT (Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thƣơng
mại).
Nội dung tranh chấp và quá trình giải quyết
Ngày 20/03/2001, Pê-ru đề nghị đƣợc tham vấn với cộng đồng Châu Âu
(EC) về Quy định EC 2136/89 vì cho rằng Quy định này đã gây cản trở cho các
nhà xuất khẩu Pê-ru tiếp tục sử dụng việc miêu tả đặc điểm thƣơng mại về cá
mòi cho các sản phẩm của họ.
Pê-ru cho rằng, các tiêu chuẩn của STAN 94-181 đƣợc nêu ra trong bảng
danh mục các loài cá mòi đƣợc phép trao đổi thƣơng mại của EC đã tạo ra một
hàng rào thƣơng mại vô lý và vi phạm các Điều 2 và 12 của Hiệp định TBT và
Điều XI.1 của GATT 1994. Hơn nữa, Pê-ru lập luận rằng, Quy định trên là
45
không phù hợp với nguyên tắc không phân biệt đối xử và do đó vi phạm các Điều I
và III của GATT 1994.
Theo đề nghị của Pê-ru, DSB đã thành lập một Ban hội thẩm tại cuộc họp
ngày 24/07/2001. Canada, Chilê, Colombia, Ecuador, Venezula và Mỹ tham gia
với tƣ cách là bên thứ ba. Ngày 11/03/2002, Ban hội thẩm thông báo cho DSB
biết rằng Ban này sẽ không thể thông qua báo cáo của mình trong vòng tháng 6
do sự phức tạp của vấn đề và sự hạn chế của kế hoạch. Ban hội thẩm dự kiến sẽ
hoàn thành công việc vào cuối tháng 04/2002. Ngày 03/05/2002, các bên tranh
chấp đề nghị Ban hội thẩm tạm ngừng tiến hành phân xử theo Điều 12.12 của
DSU cho tới ngày 21/05/2002.
Báo cáo của Ban hội thẩm đã đƣợc gửi đến các thành viên vào ngày
29/05/2002. Ban hội thẩm kết luận rằng quy định của EC là không phù hợp với
Điều 2.4 của Hiệp định TBT.
Ngày 28/06/2002, EC thông báo quyết định kháng cáo lên Cơ quan phúc
thẩm về các kết luận trong Báo cáo của Ban hội thẩm và việc giải thích luật
của Ban hội thẩm.
Ngày 26/09/2002, Cơ quan phúc thẩm đã gửi báo cáo cuối cùng với các nội
dung:
 Kháng cáo của EC ngày 28/06/2002 là có thể chấp nhận đƣợc;
 Tán thành kết luận của Ban hội thẩm trong đoạn 7.35 của Báo cáo,
rằng Quy định của EC là một “Quy định kỹ thuật” theo Hiệp định
TBT;
 Tán thành kết luận của Ban hội thẩm trong đoạn 7.70 của Báo cáo,
rằng Codex Stan 94 “tiêu chuẩn quốc tế” phù hợp theo Điều 2.4 của
Hiệp định TBT;
 Tán thành kết luận của Ban hội thẩm trong đoạn 7.112 của Báo cáo,
rằng Codex Stan 94 không đƣợc sử dụng nhƣ một “cơ sở” cho Quy
định của EC trong phạm vi nghĩa của Điều 2.4 của Hiệp định TBT;

46
 Bác bỏ khiếu nại của EC cho rằng Ban hội thẩm đã không “tiến
hành đánh giá một cách khách quan về sự thật vụ tranh chấp” theo
nhƣ yêu cầu của Điều 11 DSU;
 Bác bỏ khiếu nại của EC cho rằng Ban hội thẩm đã đƣa ra quyết định
trong đoạn 1.127 trong Báo cáo, rằng Quy định EC là một Quy định
hạn chế thƣơng mại, và tuyên bố còn gây tranh cãi và không có hiệu
lực pháp lý qua hai bƣớc trong đoạn 6.11 và trong chú thích 35 của
Báo cáo của Ban hội thẩm và qua tính chất hạn chế thƣơng mại trong
Quy định của EC;
 Thấy rằng không cần hoàn tất việc phân tích theo Điều 2.2 của Hiệp
định TBT, Điều 2.1 của Hiệp định TBT, hoặc Điều III.4 GATT
1994;
 Tán thành kết luận của Ban hội thẩm trong đoạn 8.1 Báo cáo, rằng
Quy định của EC không phù hợp với Điều 2.4 Hiệp định TBT.
Đồng thời, Cơ quan phúc thẩm khuyến nghị DSB đề nghị EC chỉnh
lại Quy định EC nhƣ trong báo cáo của Cơ quan phúc thẩm và Ban
hội thẩm;
Ngày 23/10/2002, DSB thông qua báo cáo của Cơ quan phúc thẩm và báo
cáo của Ban hội thẩm đã điều chỉnh theo báo cáo của Cơ quan phúc thẩm;
Tại cuộc họp ngày 11/11/2002 của DSB, EC nói rằng họ sẽ nỗ lực thực
hiện các khuyến nghị và phán quyết của DSB theo phƣơng thức phù hợp với các
quy định của DSB và WTO đặc biệt là Điều 2.4 Hiệp định TBT. Tuy nhiên, EC
cho rằng để đạt đƣợc điều này, khối này cần một khoảng thời gian hợp lý để
điều chỉnh Quy định thƣơng mại của mình cho phù hợp với các quy định theo
Hiệp định TBT. Thời hạn để hoàn thành điều chỉnh này là ngày 23/04/2003.
Ngày 14/04/2003, các bên thông báo cho DSB đã đạt đƣợc một thoả thuận gia
hạn thời hạn hợp lý tới ngày 01/07/2003.
Ngày 25/07/2003, EC và Pê-ru thông báo cho DSB: hai bên đã đạt đƣợc
một thoả thuận chung về một giải pháp phù hợp với Điều 3.6 DSU.
47
Những kết luận của trong Báo cáo của Ban hội thẩm là rất có lợi cho Pê-
ru. Việc chiến thắng ở Ban hội thẩm của Pêru đã làm tăng vị thế của Pêru trong
WTO và tạo tiền lệ tốt cho nƣớc này tham gia vào các tranh chấp trong WTO.
Hơn nữa chi phí của vụ tranh chấp này lại không lớn và Pêru tin rằng sẽ đƣợc bù
đắp bởi phần doanh thu từ thƣơng mại gia tăng do thắng kiện. Pêru cũng không
phải chịu bất cứ chi phí ngƣợc chiều nào về chính trị. Trong quá trình tranh chấp
không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy sẽ có những biện pháp chính trị chống
đối Pêru và các quan chức không cảm thấy có bất cứ tổn hại nào tới các mối
quan hệ song phƣơng. Kinh nghiệm của Pê-ru trong vụ kiện này và một vụ kiện
khác tƣơng tự là những bài học hết sức quý báu cho các nƣớc đang phát triển nói
chung, Việt Nam nói riêng trong giải quyết các tranh chấp quốc tế theo cơ chế
của WTO.
2.4.4 Vụ DS 273: Hàn Quốc – tàu thƣơng mại (Trợ cấp)
Tranh chấp này liên quan đến khiếu nại của Cộng đồng Châu âu (EC) về
việc Hàn quốc trợ cấp để hỗ trợ ngành đóng tàu trong nƣớc trên cơ sở các quy
định tại điều 1.1, 3.1, 5 và 6 Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng
(Hiệp định SCM).
Nội dung tranh chấp và quá trình giải quyết;
EC khiếu nại Hàn Quốc về các vấn đề sau:
- Hàn Quốc đã tiến hành trợ cấp xuất khẩu cho các hãng đóng tàu thông qua
Đạo luật xây dựng Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM), các
nghị định hƣớng dẫn thực hiện Đạo luật này và thông qua chƣơng trình
Cho vay trƣớc khi giao hàng (PSL) và Bảo lãnh hoàn trả tạm ứng (APRG).
EC cho rằng Hàn Quốc đã cấp vốn vay và bảo lãnh cho các nhà sản xuất
(các hãng đóng tàu) với lãi suất ƣu đãi làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến
lợi ích của EC bằng việc kìm hãm và giảm giá tàu thƣơng mại trên thị
trƣờng thế giới, vi phạm Điều 1.1 và Điều 3.1 của Hiệp định SCM.
- Hàn Quốc đã trợ cấp trong nƣớc cho ngành đóng tàu thông qua KEXIM,
bao gồm các hình thức xoá nợ, giảm nợ, giảm lãi suất và đảo nợ thành tài
48
sản qua các biện pháp tái cơ cấu doanh nghiệp. Việc tái cơ cấu của doanh
nghiệp đƣợc thực hiện bởi nhiều tổ chức công và tƣ và các khoản trợ cấp
này đã gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến lợi ích của các cộng đồng Châu
Âu, vi phạm Điều 5, 6 Hiệp định SCM.
Đối với khiếu nại về trợ cấp xuất khẩu:
Điều 1.1 (a) Hiệp định SCM quy định một hình thức trợ cấp tồn tại nếu
nhƣ có sự đóng góp về mặt tài chính của Chính phủ hoặc bất kỳ tổ chức công
nào trên lãnh thổ của quốc gia thành viên mang lại lợi ích cho đối tƣợng đƣợc
nhận..Trợ cấp xuất khẩu là trợ cấp theo quy định pháp lý hoặc trên thực tế phụ
thuộc vào việc xuất khẩu. Theo EC, các chƣơng trình của Hàn Quốc cấp trợ cấp
pháp lý trên cơ sở luật, nghị định và quy định thành lập các chƣơng trình trên đã
tính đến việc trợ cấp xuất khẩu vì các viên chức chính phủ Hàn Quốc có thể trợ
cấp cho các nhà xuất khẩu Hàn Quốc thông qua các chƣơng trình này, do vậy đã
vi phạm nghĩa vụ theo WTO vì các khoản trợ cấp xuất khẩu này là bị cấm.
Hàn Quốc cho rằng những biện pháp trên không đem lại đóng góp tài
chính do đó không thể là việc trợ cấp theo ý nghĩa của Điều 1.1 Hiệp định SCM
vì các tổ chức này không phải là tổ chức công và họ không tham gia vào bất kỳ
hình thức nào của hoạt động chính phủ.
Vấn đề cần phải làm rõ là thế nào là một tổ chức công, khả năng phản đối
các biện phá “nhƣ đã đề ra” và việc trợ cấp xuất khẩu.
Về “tổ chức công”, EC cho rằng KEXIM là tổ chức công vì đƣợc thành
lập và hoạt động theo luật cho phép Hàn Quốc thực thi quyền kiểm soát các
quyết định của cơ quan này. Cơ quan này theo đuổi các mục tiêu chính sách
công và có khả năng tiếp cận các nguồn tài chính nhà nƣớc để bù đắp cho các
khoản thua lỗ của mình.
Hàn Quốc cho rằng một cơ quan phải tham gia vào hoạt động nhà nƣớc
mới là một tổ chức công, hoạt động nhà nƣớc là hoạt động nhƣ thu thuế và quản
lý. Theo Hàn Quốc, do KEXIM hoạt động với chức năng ngân hàng truyền

49
thống chứ không phải với các chức năng của Chính phủ, nên không phải là một
tổ chức công.
Ban hội thẩm phản đối lập luận của Hàn Quốc vì cho rằng một tổ chức
công là tổ chức đƣợc kiểm soát bởi chính phủ (hoặc tổ chức công khác). Nếu
một tổ chức bị kiểm soát bởi chính phủ (hoặc tổ chức công khác) thì bất cứ hành
động nào của cơ quan này cũng nhằm đóng góp cho Chính phủ, do đó thuộc
phạm vi Điều 1.1 của Hiệp định SCM. Theo nhận định của Ban hội thẩm thì
KEXIM là một tổ chức công vì cơ quan này do Chính phủ Hàn Quốc kiểm soát
và do đó, khoản cho vay và bảo lãnh của KEXIM là các “đóng góp tài chính”
thuộc phạm vi điều 1.1 Hiệp định SCM.
Về các biện pháp “nhƣ đã đề ra”, EC khiếu nại rằng cơ chế pháp lý của
KEXIM là các biện pháp trợ cấp xuất khẩu „nhƣ đã đề ra” do các tài liệu xác lập
cơ chế pháp lý của KEXIM đã tính đến việc trợ cấp xuất khẩu. Ban hội thẩm cho
rằng việc EC chỉ ra rằng pháp luật Hàn Quốc đã tính đến việc trợ cấp xuất khẩu
là chƣa đủ để khiếu nại các biện pháp của Hàn Quốc là các hình thức trợ cấp
xuất khẩu “nhƣ đã đề ra”. Để chỉ ra rằng các chƣơng trình của Hàn Quốc
(KEXIM, PSL s và APRGs) là các hình thức trợ cấp xuất khẩu “nhƣ đã đề ra”,
EC phải chứng minh rằng đây là các “tổ chức công” có trách nhiệm phải trợ cấp
xuất khẩu. Ban hội thẩm xác định rằng các chƣơng trình của Hàn Quốc đƣơc
quản lý thông qua các “tổ chức công”. Tuy nhiên, Ban hội thẩm xác định rằng
EC đã không chỉ ra các yếu tố khác chứng minh rằng các chƣơng trình này bắt
buộc phải trợ cấp xuất khẩu. Tƣơng tự, Ban hội thẩm bác bỏ khiếu nại của EC
cho rằng APRGs và PSLs là các hình thức trợ cấp xuất khẩu “nhƣ đã đề ra”.
Theo đó, EC đã không chứng minh đƣợc rằng các “tổ chức công” của Hàn Quốc
buộc phải thực hiện trợ cấp xuất khẩu. Và vì không đáp ứng đƣợc nghĩa vụ cung
cấp bằng chứng, Ban hội thẩm đã bác bỏ khiếu nại của EC và xác định rằng các
chƣơng trình của Hàn Quốc không phải là các hình thức trợ cấp “nhƣ đã đề ra”.
Về vấn đề trợ cấp xuất khẩu, EC lập luận rằng APRGs và PSLs thông qua
KEXIM là các hình thức trợ cấp xuất khẩu bị cấm và vi phạm điều 3.1 (a) của
50
Hiệp định SCM. Ban hội thẩm xác định rằng KEXIM là một tổ chức công và các
khoản cho vay và bảo lãnh thông qua các chƣơng trình này là các khoản đóng
góp hỗ trợ tài chính. Vì thế Ban hội thẩm phải xác định xem các khoản đóng góp
tài chính này có đem lại lợi ích cho bên đƣợc hƣởng hay không và việc trợ cấp
có phát sinh khi thực hiện xuất khẩu hay không. Sau khi xem xét, Ban hội thẩm
xác định rằng, các thƣơng vụ cụ thể đã mang lại lợi ích trên cơ sở APRG và PSL
cấp tài chính dƣới mức lãi suất của thị trƣờng. Do Hàn Quốc không phản đối
khiếu nại của EC rằng việc cung cấp tài chính thông qua các chƣơng trình trên
phát sinh trên cơ sở thực hiện xuất khẩu nên Ban hội thẩm xác định rằng việc
cung cấp tài chính thông qua APRGs và PSLs phát sinh trên cơ sở thực hiện
xuất khẩu, thuộc phạm vi của Điều 3.1 (a) Hiệp định SCM.
Đối với khiếu nại về trợ cấp trong nước
EC khiếu nại rằng một số hình thức trợ cấp của Hàn Quốc là các hình thức
trợ cấp thực hiện theo Điều 5, 6 Hiệp định SCM. EC cũng khiếu nại rằng một số
hình thức trợ cấp thực hiện trong nƣớc mà họ phát hiện ra cũng là các hình thức
trợ cấp xuất khẩu bị cấm. Hàn Quốc lập luận rằng một biện pháp “về mặt pháp
lý và thực tế không thể” vừa là một hình thức bị cấm vừa là một hình thức trợ
cấp thực hiện. Điều này có nghĩa đối với mỗi biện pháp EC chỉ có thể phản đối
theo một nghĩa vụ theo Hiệp định SCM. Ban hội thẩm kết luận rằng không có
quy định nào trong Hiệp định SCM loại trừ các khiếu nại về một biện pháp theo
cả Phần 2 và Phần 3 của Hiệp định này. Phán quyết này phù hợp với cách tiếp
cận của các Ban hội thẩm khác và Cơ quan phúc thẩm. Việc một thành viên
WTO thông qua một biện pháp vi phạm một số nghĩa vụ WTO là điều có thể.
Trong những trƣờng hợp này, các thành viên WTO có quyền phản đối biện pháp
tranh chấp trên cơ sở biện pháp này vi phạm bất cứ nghĩa vụ nào hay toàn bộ các
nghĩa vụ này. Thành viên phản đối biện pháp không bắt buộc phải hạn chế khiếu
nại của mình nếu thành viên này có thể chứng minh biện pháp tranh chấp vi
phạm một số nghĩa vụ của WTO.

51
Liên quan đến vấn đề này, EC khiếu nại rằng các chủ nợ tƣ tham gia vào
tái cơ cấu doanh nghiệp là các bên đƣợc “ủy thác” hoặc”chỉ đạo” bởi Chính phủ
nhằm cung cấp trợ cấp, do đó cũng là cung cấp trợ cấp. Theo đó, tranh luận của
các bên lại xuay quanh các vấn đề về nghĩa của “ủy thác”, “chỉ đạo” trong Điều
1.1 (a) 1 (iv) và nghĩa của từ “đóng góp tài chính” “lợi ích”, “ảnh hƣởng nghiêm
trọng” trong Điều 6.3 (c) Hiệp định SCM.
Về vấn đề “ủy thác” hoặc “chỉ đạo”, EC khẳng định Chính phủ Hàn quốc
đã hành động một cách ngụ ý để “ủy thác” hoặc “chỉ đạo” cho các tổ chức tƣ và
tìm cách chứng minh điều này thông qua “chứng cứ tình huống”. Ban hội thẩm
cho rằng có thể khẳng định đƣợc dựa vào chứng cứ tình huống với điều kiện
chứng cứ rõ ràng, thuyết phục và thể hiện đƣợc rằng mỗi bên cho vay tƣ nhân đã
đƣợc ủy thác hoặc chỉ đạo tham gia vào hoạt động tái cơ cấu. Sau khi xem xét
bằng chứng mà EC đệ trình, Ban hội thẩm xác định rằng mặc dù bằng chứng thể
hiện sự tham gia của Chỉnh phủ vào thị trƣờng dịch vụ tài chính song không
chứng minh hành động ủy quyền hoặc nhận định liên quan đến vấn đề tái cơ cấu.
Do đó, Ban hội thẩm xác định rằng, EC đã không chứng minh đƣợc các tổ chức
tƣ đã đƣợc Chính phủ Hàn Quốc “chỉ đạo” hoặc “ủy thác” thực hiện theo nghĩa
của Điều 1.1 (a) 1 (iv) Hiệp định SCM.
Về “đóng góp tài chính”, Ban hội thẩm đã bác bỏ lập luận của Hàn Quốc
rằng việc tái cơ cấu doanh nghiệp không phát sinh chuyển giao lợi ích bằng tiền.
Ban hội thẩm lƣu ý rằng việc hoán nợ thành tài sản, cắt giảm lãi suất và trả chậm
chính là đóng góp tài chính theo nghĩa của Điều 1.1 (a) 1 (iv) Hiệp định SCM.
Theo đó, Ban hội thẩm xác định rằng các hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp đã
bao gồm “đóng góp tài chính” nhằm thực hiện mục tiêu của Hiệp định SCM. Vì
các thực thể công tham gia tái cơ cấu doanh nghiệp đƣợc xác định là các tổ chức
công cho mục tiêu của Hiệp định SCM, Ban hội thẩm cho rằng các cơ quan này
đã “đóng góp tài chính” qua các hoạt động của mình. Vì Ban hội thẩm xác định
rằng các tổ chức tƣ không đƣợc ủy thác hay chỉ đạo cấp trợ cấp, họ không đóng
góp tài chính cho các xƣởng đóng tàu của Hàn Quốc.
52
Về “lợi ích”, đóng góp tài chính là trợ cấp nếu nó mang lại lợi ích cho bên
nhận. Một hoạt động đóng góp tài chính có mang lại lợi ích hay không phải
đƣợc xác định bằng cách so sánh đóng góp tài chính đó với mốc chuẩn thích hợp.
EC cho rằng việc đánh giá tính hợp lý về mặt thƣơng mại của hoạt động tái cơ
cấu phải dựa vào hành vi của bên cho vay/nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vì họ nằm
ngoài ảnh hƣởng của chính phủ Hàn quốc. Hàn Quốc cho rằng họ không có một
mốc chuẩn thích hợp vì các khoản trợ cấp cáo buộc đƣợc cung cấp qua các tổ
chức tài chính của Hàn quốc. Ban hội thẩm xác định việc EC có chứng minh
đƣợc các hoạt động tái cơ cấu thƣơng mại là không hợp lý về mặt thƣơng mại
hay không trên cơ sở xem xét tất cả các khía cạnh của việc tái cơ cấu thƣơng
mại.
Về “ảnh hƣởng nghiêm trọng”, Điều 5 Hiệp định SCM quy định rằng
không thành viên nào đƣợc sử dụng bất kỳ hình thức trợ cấp nào để ảnh hƣởng
tới lợi ích của bất kỳ thành viên nào. Điều 5 liệt kê các ảnh hƣởng bất lợi có thể
phát sinh từ việc trợ cấp, trong đó có “ảnh hƣởng nghiêm trọng” (điều 5(c)).
Điều 6.3 Hiệp định SCM liệt kê các trƣờng hợp có thể ảnh hƣởng nghiêm trọng
theo nghĩa của Điều 5(c). Theo đó, ảnh hƣởng nghiêm trọng có thể phát sinh nếu
“tác động của trợ cấp là hạ đáng kể giá của sản phẩm đƣợc trợ cấp so với giá của
sản phẩm tƣơng tự của thành viên khác trên cùng thị trƣờng hoặc kìm hãm giá,
giảm giá nghiêm trọng hoặc thua thiệt doanh số trên cùng thị trƣờng”. EC khiếu
nại đã bị ảnh hƣởng nghiêm trọng do việc kiềm chế giá và giảm giá tàu chở
container, tàu chở sản phẩm/hóa chất và tàu chở khí hóa lỏng (LNG). EC cho
rằng trợ cấp đã giúp các hãng tàu Hàn Quốc giảm giá, hoặc giữ giá dù nhu cầu
tăng mạnh thƣờng đẩy giá lên và áp lực về giá từ việc trợ cấp đã khiến cho
xƣởng đóng tàu của EC không thể tham gia đấu thầu hoặc thua thầu vì họ không
thể đáp ứng đƣợc mức giá hoặc phải chịu thua thiệt về doanh thu và giảm lợi
nhuận từ các thƣơng vụ thầu mà họ thắng đƣợc.
Trƣớc khi xem xét khiếu nại cụ thể của EC, Ban hội thẩm đã rà soát “ảnh
hƣởng nghiêm trọng” bằng việc thảo luận về các yếu tố nhƣ: kiềm chế giá và
53
giảm giá, sự liên quan của „sản phẩm tƣơng tự”, phạm vi của thị trƣờng địa lý, ý
nghĩa của thuật ngữ “đáng kể”, phƣơng pháp kiểm tra nếu-thì và các yếu tố khác.
Tiếp đó, Ban hội thẩm xem xét đến các bằng chứng và lập luận cho từng loại
trong số ba loại tàu thƣơng mại mà EC khiếu nại. Trong mỗi trƣờng hợp Ban hội
thẩm cho rằng EC đã không thể chứng minh đƣợc có sự kìm chế giá đáng kể, do
đó Ban hội thẩm từ chối xem xét các lập luận cụ thể hơn do các bên đƣa ra liên
quan đế định nghĩa về sản phẩm, thị trƣờng địa lý và thời gian. Ban hội thẩm
thấy rằng một số chƣơng trình cụ thể đã trợ cấp nhƣng các thƣơng vụ cụ thể liên
quan bao gồm không chỉ ba loại tàu bị khiếu nại mà cả một số loại tàu khác. Do
đó, hầu hết các chƣơng trình bị EC khiếu nại là trợ cấp gây ảnh hƣởng nghiêm
trọng đã không đƣợc Ban hội thẩm nhất trí. Vấn đề là EC đã chứng minh đƣợc
việc một số tƣơng đối ít các thƣơng vụ APRG và PSL trợ cấp và làm giảm đáng
kể giá loại tàu LNG và kìm chế đáng kể giá tàu chở sản phẩm/hóa chất và tàu
chở container. Ban hội thẩm lƣu ý rằng EC đã không phân biệt tác động của các
thƣơng vụ cụ thể trợ cấp cho ba loại tàu thƣơng mại nói trên tách biệt với tác
động của các thƣơng vụ này đối với tất cả các loại tàu khác, không chỉ ra đƣợc
việc trợ cấp cho kinh doanh các loại tàu khác có thể ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến
giá của ba loại tàu thƣơng mại kể trên nên Ban hội thẩm quyết định giới hạn
phân tích trong phạm vi các thƣơng vụ cụ thể liên quan đến ba loại tàu mà EC đã
xác định. Sử dụng phƣơng pháp kiểm tra nếu – thì, Ban hội thẩm cho rằng các
khoản trợ cấp có thể tạo ra mức giảm giá tƣơng đƣơng cho từng thƣơng vụ cụ
thể và do đó, có thể làm “giảm đáng kể giá” loại tàu LNG nói chung. Tuy nhiên
Ban hội thẩm xác định rằng không có bằng chứng hoặc lập luận để chứng minh
tác động tổng thể của các thƣơng vụ đƣợc trợ cấp là sự giảm giá đáng kể đối với
loại tàu LNG. Tƣơng tự đối với các loại tàu chở sản phẩm/hóa chất và tàu chở
container, Ban hội thẩm xác định mặc dù trợ cấp có thể “kiềm chế giá đáng kể”
song xét thấy không có bằng chứng hoặc lập bằng chứng minh đƣợc rằng tác
động tổng thể của các thƣơng vụ đƣợc trợ cấp là kìm hãm giá đáng kể. Do vậy,

54
Ban hội thẩm đã bác bỏ khiếu nại của EC rằng trợ cấp của Hàn quốc gây ảnh
hƣởng nghiêm trọng đến lợi ích của EC bởi sự giảm giá và kìm chế giá đáng kể.
2.4.5 Vụ DS 309: Trung Quốc - mạch tích hợp (IC) (thuế)
Tranh chấp này liên quan đến việc áp dụng thuế suất VAT ƣu đãi của
Trung Quốc đối với các sản phẩm IC đƣợc sản xuất hoặc thiết kế tại lãnh thổ
Trung Quốc liên quan đến Điều I và III của Hiệp định thuế quan và mậu dịch
1994 (GATT 1994), Điều XVII của GATS (Hiệp định chung về thƣơng mại
trong lĩnh vực dịch vụ của WTO). Mỹ là bên khiếu kiện đối với Trung Quốc.
Nội dung tranh chấp và quá trình giải quyết:
Ngày 18/03/2004, Mỹ đệ đơn lên WTO yêu cầu đƣợc đối thoại với Trung
Quốc về việc Trung Quốc áp dụng thuế suất VAT ƣu đãi đối với các sản phẩm
IC đƣợc sản xuất hoặc thiết kế trong lãnh thổ Trung Quốc.
Mặc dù thuế suất VAT Trung Quốc áp dụng đối với mặt hàng IC là 17%,
phía Mỹ cho rằng các doanh nghiệp chế tạo IC tại Trung Quốc đƣợc hƣởng thuế
suất thấp hơn do đƣợc hoàn một phần thuế VAT đã nộp. Theo quan điểm của
phía Mỹ, phía Trung Quốc rõ ràng cố tình áp thuế cao hơn đối với IC nhập khẩu
và do đó, đối xử không công bằng với IC nhập ngoại.
Bên cạnh đó, phía Mỹ cũng cho rằng Trung Quốc cho phép thực hiện chế
độ hoàn một phần thuế VAT đối với IC đƣợc thiết kế trong nƣớc nhƣng đƣợc
sản xuất bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc do hạn chế về mặt công nghệ. Theo
quan điểm của phía Mỹ, Trung Quốc rõ ràng đã tạo điều kiện đối xử ƣu đãi việc
nhập khẩu (IC) từ một quốc gia thành viên WTO này hơn là đối với các quốc gia
khác, và do đó đã phân biệt đối xử với dịch vụ và các doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ của các quốc gia thành viên khác.
Phía Mỹ cho rằng các biện pháp nêu trên của Trung Quốc không phù hợp
với các quy định đối với Trung Quốc theo Điều I và III của Hiệp định thuế quan
và mậu dịch 1994 (GATT 1994), Nghị định thƣ về việc gia nhập WTO của
Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc (WT/L/432) và Điều XVII của GATS (Hiệp
định chung về thƣơng mại trong lĩnh vực dịch vụ của WTO).
55
Ngày 26/03/2004, Cộng đồng châu Âu (EC) đệ trình văn bản yêu cầu
đƣợc tham gia đối thoại. Ngày 31/03/2004, Nhật Bản cũng có yêu cầu tƣơng tự.
Ngày 1/04/2004, Mêxicô và vùng lãnh thổ Đài Loan, Penghu, Kinmen và Matsu
có chế độ hải quan riêng (gọi tắt là Trung Hoa Đài Bắc-WTO) đồng loạt yêu cầu
đƣợc tham gia đối thoại chung với Mỹ.
Ngày 28/04/2004, phía Trung Quốc có văn bản thông báo với DSB (Cơ
quan giải quyết tranh chấp thƣơng mại của WTO) về việc nƣớc này chấp thuận
yêu cầu tham gia đối thoại của EC, Nhật Bản và Mêxicô.
Ngày 14/07/2004, Trung Quốc và Mỹ thông báo bằng văn bản với DSB
về việc hai bên đã đạt đƣợc một thoả thuận chung về vấn đề do phía Mỹ nêu ra
trong yêu cầu tham vấn.
Theo thông báo chung Mỹ - Trung, phía Trung Quốc đồng ý điều chỉnh
hoặc bãi bỏ các biện pháp gây tranh chấp để tiến tới xoá bỏ chế độ hoàn thuế
VAT áp dụng đối với mặt hàng IC đƣợc sản xuất và tiêu thụ trên lãnh thổ Trung
Quốc trƣớc ngày 01/11/2004, đối với mặt hàng IC đƣợc thiết kế trong nƣớc
nhƣng sản xuất tại nƣớc ngoài trƣớc ngày 01/12/2004. Các điều chỉnh của Trung
Quốc bắt đầu có hiệu lực từ các ngày tƣơng ứng là 01/04/2005 và ngày
1/10/2004.
Ngày 05/10/2005, Trung Quốc và Mỹ thông báo bằng văn bản lên DSB về
việc hai bên đã đạt đƣợc thoả thuận về các điều khoản của thoả thuận đã đƣợc
tiến hành thông suốt, và do đó hai bên đã đạt đƣợc thoả thuận song phƣơng về
các biện pháp hữu hiệu để giải quyết các vấn đề tranh chấp do phía Mỹ nêu.
2.5 Nhận xét về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO từ góc độ các
nƣớc đang phát triển
Lợi ích từ việc gia nhập WTO là điều không phải nghi ngờ đối với tất cả
các nƣớc thành viên, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển, trong số đó có lợi ích
từ việc tiếp cận đƣợc một cơ chế giải quyết tranh chấp công bằng và hiệu quả
trên cơ sở các quy định của DSU. Tuy nhiên, tham gia vào cơ chế giải quyết
tranh chấp của WTO, với vị thế là những nƣớc yếu, dù đƣợc dành cho những ƣu
56
đãi nhất định, các nƣớc thành viên đang phát triển cũng gặp phải không ít các
khó khăn. Từ góc độ các nƣớc đang phát triển có thể đánh giá về cơ chế giải
quyết tranh chấp của WTO với những thuận lợi và khó khăn nhƣ sau:
Về thuận lợi, do cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là một cơ chế
giải quyết tranh chấp đa phƣơng mang tính bắt buộc mà ở đó, tất cả các thành
viên đều có khả năng tiếp cận bình đẳng và các phán quyết đƣợc đƣa ra trên cơ
sở luật pháp thay vì dựa vào thế lực kinh tế, việc trở thành chủ thể có thể tham
gia vào hệ thống này, về mặt lý thuyết, có thể coi là một lợi ích đặc biệt dành
cho các nƣớc thành viên đang phát triển và các nƣớc thành viên nhỏ. Mặc dù
vẫn còn những hạn chế nhất định, nhìn chung, trong cơ chế này, các nƣớc nhỏ,
yếu có vị thế bình đẳng với các nƣớc lớn, mạnh. Thực tế đã chứng minh điều đó
qua nhiều vụ tranh chấp mà kết quả là các nƣớc lớn phải rút bỏ các biện pháp bị
các nƣớc thành viên đang phát triển kiện là không phù hợp với quy định của
WTO.
Một điều kiện thuận lợi khác dành cho các nƣớc thành viên đang phát
triển đó là có thể áp dụng những quy định ƣu đãi nhƣ đã trình bày trên đây trong
tiến trình giải quyết tranh chấp. Các quy định ƣu đãi về tiến trình thời gian giải
quyết tranh chấp cũng nhƣ đƣợc ƣu đãi trong việc sử dụng các hỗ trợ pháp lý
dành cho các nƣớc đang phát triển giúp giảm bớt những khó khăn cho các nƣớc
đang phát triển trong việc theo đuổi các vụ kiện thƣờng là rất phức tạp và kéo
dài của WTO. Đặc biệt phải kể đến sự hỗ trợ pháp lý của Trung tâm tƣ vấn luật
WTO, đã bắt đầu hoạt động từ tháng 10/2001. Với phƣơng thức trợ giúp pháp lý
cho các nƣớc thành viên đang phát triển thông qua (i) đào tạo các viên chức
chính phủ về luật của WTO, và (ii) cung cấp tƣ vấn pháp lý về luật của WTO,
Trung tâm tƣ vấn luật WTO đã tiến hành hỗ trợ pháp lý cho nhiều vụ việc tranh
chấp liên quan đến các nƣớc đang phát triển và giúp các nƣớc này thành công.
Phát huy những thuận lợi trên, các nƣớc đang phát triển đã tham gia nhiều
hơn, chủ động hơn và gặt hái đƣợc nhiều thành công hơn trong cơ chế giải quyết
tranh chấp của WTO. Mặc dù các nƣớc tham gia phần lớn là các nƣớc đang phát
57
triển lớn và có mức độ phát triển cao hơn nhƣ Braxin, Ấn độ, Mêhicô, Hàn Quốc,
Thái Lan và Ác hen ti na, việc các nƣớc đang phát triển sử dụng ngày càng
nhiều hơn đến cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO cho thấy cơ chế này đã trở
nên ngày càng hữu ích hơn đối với các nƣớc đang phát triển. Một số chiến thắng
của các nƣớc đang phát triển nhƣ Braxin, Veneduela, Costa Rica, Pê-ru trong
các tranh chấp thƣơng mại với các nƣớc phát triển, buộc các nƣớc này phải thay
đổi chính sách kinh tế thƣơng mại trong nƣớc cho phù hợp với các quy định của
WTO theo phán quyết của DSB càng khẳng định về hiệu quả của cơ chế này đối
với các nƣớc đang phát triển.
Mặc dù vậy, so với các nƣớc phát triển, các nƣớc đang phát triển vẫn gặp
nhiều khó khăn hơn trong việc sử dụng một cách hiệu quả cơ chế giải quyết
tranh chấp của WTO. Những khó khăn này xuất phát một phần từ chính những
quy định còn hạn chế của cơ chế giải quyết tranh chấp và một phần lớn hơn là từ
bản thân nội lực của các nƣớc đang phát triển.
Về khó khăn, khó khăn trƣớc hết phải kể đến là xét từ bản thân các quy
định về đối xử đặc biệt và khác biệt của DSU dành cho các nƣớc đang phát triển.
Thực tế đã chứng minh rằng các quy định này mang tính tuyên bố nhiều hơn là
thực tiễn [8]. Có thể lấy một số ví dụ, Điều 4.10 DSU quy định về “sự quan tâm
đặc biệt” đối với các vấn đề và lợi ích cụ thể của các nƣớc đang phát triển trong
quá trình tham khảo ý kiến. Tuy nhiên khái niệm này không có nội dung thực tế
và không đƣợc thể hiện rõ trong các báo cáo của cơ quan giải quyết tranh chấp.
Mặc dù vấn đề này đã đƣợc đề cập đến trong một cuộc họp của DSB nhằm giúp
đỡ các nƣớc đang phát triển song đã không có sự thảo luận một cách triệt để để
có thể có một kết quả rõ ràng. Một thực tế nữa là mặc dù các điều khoản về đối
xử đặc biệt và khác biệt đã đƣợc một số Ban hội thẩm xem xét (khoảng 10
trƣờng hợp) nhƣng việc xem xét đó cũng không mang lại những kết quả hay
những lợi ích cần phải đạt đƣợc cho các nƣớc đang phát triển. Trong vụ Sò,
tranh chấp giữa Chilê và EC, Chilê va Pê-ru đã yêu cầu thành lập một uỷ ban về
buôn bán sò để có thể bảo vệ đƣợc các lợi ích chính đáng của Chilê và Pê-ru
58
trong vụ kiện song EC đã loại bỏ vấn đề này khỏi chƣơng trình nghị sự của DSB
với lập luận rằng khoảng thời gian cho việc lấy ý kiến và đƣa vào trong chƣơng
trình nghị sự đã không đƣợc tôn trọng. Tuy nhiên, theo Chilê, EC đã không xem
xét vấn đề là các ý kiến của Chilê đã đƣợc bắt đầu thực hiện từ khi EC đồng ý
cho Chilê tham gia vào việc tƣ vấn do Canada tổ chức về cùng vấn đề. Theo đó,
Chilê đã yêu cầu tiếp tục trao đổi để giải quyết vấn đề này phù hợp với tinh thần
và quy định tại điều 3.7, 4.2 và 4.5 của DSU song yêu cầu này đã không đƣợc
EC xem xét, thể hiện sự phân biệt đối xử với Chilê, trái với quy định tại điều
4.10 của DSU [1].
Một vấn đề khác xuất phát từ bản thân hệ thống gây khó khăn cho các
nƣớc thành viên đang phát triển đó là quy trình giải quyết tranh chấp, theo quy
định, là một quy trình phức tạp và kéo dài. Đây là một trong những nhƣợc điểm
hay bị chỉ trích của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO gây bất lợi cho tất cả
các bên tham gia và càng bất lợi hơn cho các nƣớc đang phát triển. Nếu tất cả
các thời hạn đƣợc thực hiện đúng thì một tranh chấp cũng kéo dài gần 3 năm.
Quá trình này có thể đƣợc kéo dài hơn nếu thời gian biểu không đƣợc giữ đúng
hay có sự không nhất trí về việc thực hiện. Ví dụ, tranh chấp về chuối đã kéo dài
hơn 4 năm. Trong khoảng thời gian một tranh chấp đang đƣợc phân xử, các
nƣớc có thể duy trì luật không phù hợp với WTO, đôi lúc gây nhiều thiệt hại cho
các thành viên khác của WTO. Điều này có thể tác động đến các nƣớc đang phát
triển một cách không cân xứng vì họ thƣờng ít đa dạng hoá hàng xuất khẩu hơn
và có thể phụ thuộc vào hàng xuất khẩu sang một thị trƣờng nhất định.
Ngoài ra, các điều khoản trong DSU liên quan đến việc giám sát thực hiện
các khuyến nghị và quyết định của DSB cũng quá yếu, không thể hiện đƣợc
những điểm khác nhau giữa khả năng dành cho các nƣớc phát triển và các nƣớc
đang phát triển. Quy định tại Điều 21.7 DSU về việc khi một vấn đề đƣợc một
nƣớc đang phát triển nêu ra, DSB sẽ xem xét hành động tiếp theo sao cho phù
hợp với hoàn cảnh cũng chƣa từng đƣợc áp dụng bởi lẽ điều kiện tiên quyết để
áp dụng là nƣớc đó phải dùng các nguồn lực để phân tích và theo đuổi vụ việc.
59
Sự trợ giúp kỹ thuật đối với các nƣớc đang phát triển theo quy định tại Điều 27.2
chỉ đƣợc thực hiện bởi một số nhà tƣ vấn và thực tế là rất không đủ do số lƣợng
quá lớn và ngày càng tăng các vụ tranh chấp đƣợc đƣa ra giải quyết theo WTO
trong khi số lƣợng các chuyên gia tƣ vấn thì hết sức hạn chế. Hơn nữa, phạm vi
hỗ trợ của Ban Thƣ ký WTO đối với các nƣớc đang phát triển cũng bị hạn chế vì
không thể thiên vị, họ cũng cần phải thực hiện các yêu cầu tƣ vấn từ phía các
quốc gia phát triển. Cứu cánh hữu hiệu nhất cho các nƣớc đang phát triển có lẽ
chỉ là Trung tâm tƣ vấn luật của WTO nhƣ đã trình bày ở trên.
Liên quan đến thực thi các phán quyết, việc thực hiện cƣỡng chế thực thi
các phán quyết của cơ quan xét xử để bảo vệ lợi ích chính đáng của các nƣớc
đang phát triển thực sự gặp nhiều khó khăn trên thực tế. Theo quy định của DSU,
chế tài duy nhất cho việc cƣỡng chế thực thi mà quy trình giải quyết tranh chấp
của WTO cho phép đó là trả đũa thƣơng mại - tức là sự áp đặt những biện pháp
thƣơng mại phân biệt đối xử của nƣớc khiếu nại đối với thƣơng mại của nƣớc vi
phạm. Nếu một nƣớc không chịu tuân theo phán quyết của Ban hội thẩm hay
Toà Phúc thẩm, hay không chịu bồi thƣờng thì bên khiếu kiện có thể, về cơ bản,
có thể đƣa ra trừng phạt thƣơng mại. Tuy nhiên, các biện pháp trả đũa dƣới hình
thức trừng phạt thƣơng mại không có tính hệ thống đối với các nƣớc đang phát
triển vì hai lý do. Thứ nhất, hầu hết các nƣớc đang phát triển không đủ sức mạnh
kinh tế để đe doạ bằng các trừng phạt thƣơng mại với tƣ cách là một công cụ
quan trọng để ép buộc tuân thủ các Hiệp định WTO. Đe doạ bằng trừng phạt
thƣơng mại từ một nƣớc đang phát triển chắc chắn là không hiệu quả nhƣ một đe
doạ từ EU hay Mỹ. Mặc dù vậy, điều này khác nhau giữa các nhóm nƣớc đang
phát triển. Các nƣớc đang phát triển lớn nhƣ Trung Quốc hay Ấn Độ rất có thể
sẽ sử dụng đe doạ trừng phạt thƣơng mại. Thứ hai, nếu một nƣớc đang phát triển
áp dụng trừng phạt đối với một nƣớc phát triển, điều này có thể cuối cùng làm
thiệt hại hơn cho nƣớc đang phát triển. Việc sử dụng trừng phạt thƣơng mại nhƣ
một công cụ hữu hiệu đối với việc tuân thủ Hiệp định WTO là dựa vào quan
niệm của chủ nghĩa trọng thƣơng rằng xuất khẩu là tốt và nhập khẩu là xấu đối
60
với một quốc gia. Trên thực tế, các nƣớc đang phát triển thƣờng phụ thuộc vào
hàng xuất khẩu từ các nƣớc phát triển. Trong trƣờng hợp tranh chấp chuối giữa
Ecuado và EU. Ecuado đã "chiến thắng" trong tranh chấp này nhƣng EU đã
không thực hiện phán quyết ngay lập tức. Vì Ecuado đã đánh giá rằng trừng phạt
thƣơng mại (thuế quan trừng phạt) sẽ làm cho Ecuado chịu tổn thất lớn hơn so
với EU, nên nƣớc này đã yêu cầu quyền huỷ bỏ quyền của EU theo các Hiệp
định WT0 khác (kể cả Hiệp định về Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thƣơng
mại). Ban hội thẩm đã phê chuẩn yêu cầu của Ecuado nhƣng, vì EU cuối cùng
đã điều chỉnh luật, nên Ecuado đã không áp dụng trừng phạt. Một ví dụ khác, giả
sử nƣớc thắng kiện là nƣớc nhỏ và nghèo nhƣ Việt Nam và nƣớc thua kiện là
Mỹ. Sau khi có phán quyết của DSB, giả sử Mỹ không tuân thủ phán quyết và
theo quy định thì Việt Nam đƣợc quyền trả đũa thƣơng mại ở mức độ thiệt hại
tƣơng ứng. Nếu Việt Nam bị thiệt hại khoảng 1 tỷ USD/năm do việc Mỹ không
tuân thủ phán quyết. Trong bối cảnh này, ít ai không nhận ra việc trả đũa hợp
pháp của Việt Nam đối với thƣơng mại Mỹ với trị giá là 1 tỷ USD hầu nhƣ
không có ý nghĩa gì so với việc Mỹ xuất khẩu trên 10.000 tỷ USD/năm. Trong
khi đó, 1 tỷ USD thiệt hại đối với xuất khẩu Việt Nam là một con số quá lớn.
Tất nhiên, có nhiều nhóm nƣớc đang phát triển với các quy mô kinh tế khác
nhau, chẳng hạn nhƣ các nƣớc đang phát triển lớn nhƣ Trung Quốc hay Ấn Độ,
Braxin có nhiều khả năng sử dụng hiệu quả hơn biện pháp trả đũa thƣơng mại.
Trong nhiều trƣờng hợp, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, do bị sức ép
trong nƣớc nên các nƣớc phát triển sẵn sàng chấp nhận bị áp dụng các biện pháp
trả đũa. Suy cho cùng biện pháp trả đũa đã đem lại cho các nƣớc phát triển một
lợi thế lớn hơn so với những nƣớc đang phát triển vốn không thể sử dụng nó một
cách hữu hiệu.
Bên cạnh khó khăn xét từ những hạn chế nhất định của cơ chế giải quyết
tranh chấp cũng cần phải kể đển những khó khăn trong việc tiếp cận cơ chế giải
quyết tranh chấp từ bản thân các nƣớc đang phát triển. Đây chính là những khó

61
khăn thực sự mà các nƣớc đang phát triển phải nỗ lực vƣợt qua nếu muốn tiếp
cận và sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO một cách có hiệu quả.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực giải quyết
tranh chấp theo WTO, mặc dù các nƣớc đang phát triển đã có những thay đổi
đáng kể về chính sách thƣơng mại, họ vẫn luôn phải đối mặt với những thách
thức to lớn khi tiếp cận và sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, trong
đó có ba thách thức cơ bản, bao gồm: (i) thiếu các chuyên gia am hiểu về luật
của WTO nói chung, giải quyết tranh chấp theo WTO nói riêng; (ii) hạn chế về
nguồn lực tài chính; và (iii) sức ép về kinh tế, chính trị. Có thể nói tóm gọn là
khó khăn về pháp lý, về tài chính và chính trị [16]. Quy trình giải quyết tranh
chấp theo cơ chế của WTO, nhƣ trên đã nêu là một quy trình hết sức phức tạp và
đòi hỏi nhiều về năng lực pháp lý, chính sách thƣơng mại và hành chính để có
thể sử dụng một cách hiệu quả. Để bảo vệ lợi ích thƣơng mại quốc gia thông qua
giải quyết tranh chấp, một nƣớc phải có năng lực xác định lợi ích thƣơng mại.
Điều này liên quan đến việc kiểm tra các lập luận, các vấn đề, các khả năng và
so sánh các kinh nghiệm, kết quả để tìm ra những lý lẽ pháp lý cũng nhƣ các lập
luận kinh tế mới. Ngoài ra, ở trong nƣớc cần phải xây dựng đƣợc một mối liên
hệ hiệu quả và minh bạch giữa nhà nƣớc và ngành nhằm cập nhật đƣợc các
thông tin về các rắc rối thƣơng mại mà các nƣớc đang phát triển có quyền lợi
liên quan. Các nƣớc đang phát triển đòi hỏi cần phải có những chuyên gia có
trình độ cao cùng các nguồn lực tài chính khác để tiến hành các hoạt động này.
Những yêu cầu này có thể là gánh nặng to lớn đối với các nƣớc đang phát triển.
Chi phí để có đƣợc các chuyên gia luật bên ngoài là rất cao, Hơn nữa, chi phí
theo đuổi các vụ khiếu kiện cao hơn một cách không tƣơng xứng đối với những
nƣớc đang phát triển hạn chế về các nguồn lực. Nói cách khác, những lợi ích
tiềm năng từ việc theo đuổi một vụ kiện với một nền kinh tế nhỏ là rất thấp so
với chi phí bỏ ra. Việc thiếu nguồn lực ở các nƣớc đang phát triển trong lĩnh vực
tƣơng ứng ngăn cản họ trong việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp, hay ít
nhất là sử dụng không hiệu quả. Theo đó, không có gì đáng ngạc nhiên là hầu
62
hết các vụ kiện đƣợc các nƣớc đang phát triển theo đuổi là các nƣớc có chuyên
môn cao về luật và chính sách thƣơng mại nhƣ Ấn Độ, Braxin và Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, sức ép về chính trị trong mối quan hệ có phần không tƣơng xứng
giữa các nƣớc thành viên đang phát triển và các nƣớc phát triển cũng là một hạn
chế đáng kể khiến các nƣớc đang phát triển khó có thể thành công trong các
tranh chấp thƣơng mại với các nƣớc phát triển, điển hình nhƣ việc áp dụng các
biện pháp cƣỡng chế thi hành phán quyết nhƣ đã phân tích ở trên.
Những phân tích trên cho thấy, điều đáng quan tâm nhất chính là mặc dù
cơ chế giải quyết tranh chấp đƣợc thiết lập theo DSU tỏ ra khá công bằng, không
nghiêng về bên nào song, với vị thế yếu hơn, đặc biệt về tài chính và năng lực
chuyên môn, các nƣớc đang phát triển và kém phát triển thực sự chƣa đƣợc
hƣởng những lợi ích công bằng theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Để
có thể vận dụng đƣợc cơ chế giải quyết tranh chấp thƣơng mại của WTO một
cách có hiệu quả, bảo vệ đƣợc những lợi ích chính đáng của mình trong quan hệ
thƣơng mại quốc tế, các nƣớc đang phát triển sẽ cần phải nỗ lực hơn nữa để vƣợt
qua đƣợc những khó khăn to lớn đã nêu. Ngoài ra, bản thân các quy định của
DSU cũng cần phải đƣợc cải cách để khắc phục tình trạng mất cân đối trong các
quy trình giải quyết tranh chấp của WTO đang nghiêng về các nƣớc phát triển.
Một số cải cách đã đƣợc các nhà nghiên cứu đƣa ra nhƣ quy định về việc đền bù
cho những thiệt hại đã xảy ra, các hình thức khác của trả đũa thƣơng mại
[1][13]. Mặc dù vậy, các cải cách này vấn đang đƣợc xem xét và đến thời điểm
này, do những bế tắc của vòng đàm phán Doha nên việc liệu cơ chế này có đƣợc
cải cách theo hƣớng có lợi cho các nƣớc đang phát triển hay không vẫn là điều
chƣa chắc chắn. Và điều mà các nƣớc đang phát triển cần phải thực hiện là tìm
cách khắc phục những khó khăn mang tính chủ quan để có thể vận dụng đƣợc cơ
chế này một cách hiệu quả hơn.

63
CHƢƠNG 3. VIỆT NAM VÀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
THƢƠNG MẠI CỦA WTO
3.1 Việt Nam trong các tranh chấp thƣơng mại quốc tế trƣớc khi vào
WTO
Trƣớc khi là thành viên của WTO, Việt Nam đã phải đƣơng đầu với khá
nhiều vụ tranh chấp thƣơng mại quốc tế. Tổng số vụ tranh chấp thƣơng mại
quốc tế mà Việt Nam phải đối phó trong thời gian qua lên đến gần 30 vụ, trong
đó đa phần là các vụ kiện chống bán phá giá và Việt Nam thƣờng là bên bị kiện.
Riêng trong năm 2004 có đến 6 vụ kiện chống phá giá đối với Việt Nam. Giai
đoạn từ năm 2004-2005 là năm kỷ lục về số vụ bán phá giá do các thị trƣờng
nhƣ EU, Achentina, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Pê-ru khởi kiện doanh nghiệp Việt
Nam [10]. Các vụ tranh chấp điển hình có thể kể đến nhƣ vụ kiện thƣơng hiệu cá
da trơn và vụ kiện bán phá giá tôm ở Mỹ, vụ kiện bán phá giá xe đạp và giầy ở
EU, vụ kiện bán phá giá bật lửa ga ở Hàn Quốc,… Nƣớc khởi kiện nhiều nhất
đối với Việt Nam là EU (chín vụ), tiếp đến là Mỹ (hai vụ), Canada (hai vụ), còn
lại là Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Pê-ru. Các sản phẩm bị kiện của Việt Nam chủ yếu
là những mặt hàng xuất khẩu lớn nhƣ cá, tôm, giày dép, dệt may... và các trƣờng
hợp bị kiện của Việt Nam đều có chung thời điểm và sản phẩm với các nƣớc bị
kiện khác nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ. Trong các vụ tranh chấp đã diễn
ra, có 23 trƣờng hợp đƣợc kết luận là có bán phá giá và đã bị áp thuế chống bán
phá giá với mức thuế chống bán phá giá khá cao.
Mặc dù bán phá giá không phải là lĩnh vực duy nhất phát sinh tranh chấp
thƣơng mại quốc tế mà Việt Nam phải đối phó song những vụ kiện trong lĩnh
vực này là những vụ kiện đã đang và có nguy cơ xảy ra thƣờng xuyên, đặc biệt
ngay cả khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO.
Biện pháp chống bán phá giá thông thƣờng là đánh thuế bổ sung lên sản
phẩm đã bán phá giá, làm cho giá sản phẩm đó đƣợc đẩy lên ngang bằng với
“giá trị hợp lý” của sản phẩm để làm giảm bớt sự thiệt hại của ngành sản xuất
nƣớc nhập khẩu. Tuy nhiên phải có một trình tự hợp lý để thực hiện biện pháp
64
này. Hiệp định chống bán phá giá của WTO và luật của nhiều quốc gia thành
viên đã khẳng định điều này. Nƣớc đi kiện phải chứng minh đƣợc hành vi bán
phá giá là có thật, gây thiệt hại vật chất cho ngành sản xuất sản phẩm tƣơng tự
của nƣớc đi kiện, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá với thiệt hại
vật chất.
Việc chứng minh do chính các nhà sản xuất hoặc đại diện của họ là các
hiệp hội nộp đơn đến cơ quan có thẩm quyền nƣớc họ đề nghị tiến hành điều tra
hành vi bán phá giá. Cơ quan có thẩm quyền (ở Mỹ là DOC và ITC, ở cộng
đồng châu Âu là EU) xem xét đơn, nếu thấy có bằng chứng thì sau một thời hạn
nhất định (trên mỗi quốc gia quy định về thời hạn) sẽ thực hiện thông báo đến cơ
quan có thẩm quyền nƣớc bị kiện, báo cho họ biết các Công ty của họ có hành vi
bán phá giá trên nội địa nƣớc đi kiện. Đồng thời cũng báo cho hiệp hội nộp đơn
kiện hỏi ý kiến để họ chứng minh rõ thêm và báo cho hội ngƣời tiêu dùng trong
nƣớc. Sau khi đã có những câu trả lời từ các phía, cơ quan có thẩm quyền nƣớc
đi kiện sẽ tiến hành kiểm tra tại chỗ, cả trong nƣớc và nƣớc bị kiện, chủ yếu là
kiểm tra các Công ty sản xuất sản phẩm bán phá giá tại các nƣớc bị kiện. Nếu cơ
quan có thẩm quyền của nƣớc đi kiện xét thấy biên độ bán phá giá quá nhỏ, dƣới
2% giữa giá nội địa nƣớc bị kiện với giá bán tại thị trƣờng nƣớc đi kiện thì sẽ ra
quyết định sơ bộ chấm dứt điều tra. Cuộc điều tra có thể tiếp tục nếu phát hiện ra
những bằng chứng mới. Nếu xét thấy biên độ bán phá giá lớn hơn 2%, lƣợng
hàng hoá bán phá giá quá lớn thì cơ quan có thẩm quyền tuyên bố áp dụng thức
chống bán phá giá. Loại thuế này là thuế đánh bổ sung vào các sản phẩm bị coi
là bán phá giá một mặt để sản phẩm đó đƣợc đẩy lên ngang bằng với giá trị hợp
lý của sản phẩm, mặt khác chấm dứt sự thiệt hại của ngành sản xuất trong nƣớc
về sản phẩm đó.
Về căn cứ định mức đánh thuế, mức đánh thuế phải đƣợc tính toán kỹ
lƣỡng sao cho không có thiệt hại lớn cho Công ty nhập khẩu, bù đắp đƣợc thiệt
hại cho nhà sản xuất trong nƣớc. Đánh thuế chống bán phá giá cần có sự cân
nhắc nhu cầu lợi ích của ngƣời tiêu dùng, nếu đánh quá cao ngƣời tiêu dùng
65
đang mua với giá thấp, nay phải mua giá cao, họ sẽ phản đối. Ví dụ, trong vụ
kịên tôm, Hội ngƣời tiêu dùng ở Mỹ kịch liệt phản đối quyết định của Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng Mỹ (DOC) và Ủy ban TMHK (ITC) đánh thuế chống bán
phá giá tôm vào các Công ty chế biến thuỷ sản Việt Nam. Đây là một điển hình
của sự phản bác nhân dân đối với quyết định của Chính phủ. Hiệp hội các nhà
phân phối thức ăn biển của Mỹ, một trong những Tập đoàn kinh doanh chế biến
thực phẩm từ hải sản cực kỳ lớn trên thế giới đã lên tiếng “Ở Mỹ, tôm là món ăn
hạng sang, hiện nay giá cả hợp với túi tiền mọi ngƣời, nay tăng thuế, không phải
ngƣời nào cũng có khả năng mua đƣợc”.
Đánh thuế chống bán phá giá đƣơng nhiên là để bảo hộ ngành sản xuất
trong nƣớc, bù đắp thiệt hại cho họ nhƣng cũng không thể không tính toán đến
lợi ích của nhà nhập khẩu, nếu quá cao họ sẽ giảm bớt lƣợng hàng nhập khẩu và
tìm kiếm thị trƣờng mới ở nƣớc khác. Vụ kiện về bán phá giá giầy mũ da của
liên minh ngành sản xuất da giầy châu Âu đối với 8 Công ty da giầy Việt Nam
đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền của EU quyết định áp dụng mức thuế từ 4,2%
lên tới 16,8%. Vì áp đặt quá cao nên trong số các nƣớc thành viên của EU khi bỏ
phiếu đánh thuế chỉ có 3 nƣớc tán thành, 9 nƣớc phản đối, 11 nƣớc bỏ phiếu
trắng. Hãng bán lẻ lớn nhất của Anh đặt tại châu Âu cho biết một nửa trong số
27 triệu đôi giầy da của hãng đƣợc sản xuất tại Việt Nam, nếu đột ngột đánh
thuế, tăng giá, chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn không chỉ cho Việt Nam mà cả
cho hãng bán lẻ này [9].
Nguyên nhân thất bại của Việt Nam trong các vụ kiện tranh chấp thƣơng
mại quốc tế trƣớc đây có nhiều, cả khách quan lẫn chủ quan song nhìn chung là
do các vụ tranh chấp này đƣợc giải quyết trên cơ sở các Hiệp định thƣơng mại
song phƣơng và phần nào bất lợi cho Việt Nam. Điển hình là Hiệp định thƣơng
mại song phƣơng Việt - Mỹ. Do cơ sở phán quyết là dựa trên luật pháp của các
nƣớc mạnh và Việt Nam không có cơ hội đƣợc đàm phán nên Việt Nam đã gặp
phải nhiều khó khăn trong việc giải quyết đồng thời chịu sự áp đặt bất bình đẳng
từ phía nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, do các doanh nghiệp Việt Nam bị kiện thƣờng
66
chƣa chủ động và chƣa có kinh nghiệm đối phó với các vụ kiện này đồng thời
chƣa có ý thức cạnh tranh lành mạnh và công bằng thƣơng mại trong nền kinh tế
thị trƣờng, ý thức tự vệ và chủ động tham gia kháng kiện của doanh nghiệp
trong nƣớc cũng còn thấp nên thua kiện là điều không thể tránh khỏi.
Một nguyên nhân quan trọng khiến Việt Nam gặp thất bại trong các tranh
chấp liên quan đến kiện chống bán phá giá do các nƣớc phát triển khởi kiện đó
là việc Việt Nam bị coi là có nền kinh tế phi thị trƣờng. Luật chống bán phá giá
của Mỹ và EU quy định việc áp dụng phƣơng pháp nền kinh tế thị trƣờng thay
thế cho các nền kinh tế phi thị trƣờng để đánh giá việc bán phá giá và do đó mức
thuế chống bán phá giá. Phƣơng pháp này không sử dụng chi phí sản xuất và giá
trong nƣớc của nền kinh tế phi thị trƣờng để tính giá bán của sản phẩm tại thị
trƣờng nƣớc này mà sử dụng giá và chi phí của một nền kinh tế thị trƣờng đƣợc
chọn lựa làm thay thế. Kết quả là giá bán các sản phẩm tại thị trƣờng trong nƣớc
của các nền kinh tế phi thị trƣờng thƣờng bị đánh giá cao hơn nhiều so với giá
thực tế và do đó dẫn đến kết luận bán phá giá và thuế chống bán phá giá cao.
Những nền kinh tế thị trƣờng đƣợc chọn làm thay thế thƣờng có nền kinh tế phát
triển cao hơn so với các nƣớc chuyển đổi. Ví dụ, năm 2004, tổng thu nhập dân
(GNI) trên đầu ngƣời của Việt Nam tính theo ngang bằng sức mua (PPP) là
2.700 USD nhƣng của Mêxicô, nƣớc thay thế cho Việt Nam trong vụ kiện bán
phá giá xe đạp là 9.640 USD và của Brazil, trong vụ giày dép vào thị trƣờng
châu Âu là 7.940 USD [10]. Đa số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay
cạnh tranh chủ yếu trên cơ sở chi phí nhân công rẻ. Khi chọn một nƣớc kinh tế
phát triển cao hơn, chắc chắn chi phí nhân công của họ sẽ cao hơn nhiều so với
các nhà sản xuất của Việt Nam. EU cho rằng Việt Nam là một nền kinh tế phi thị
trƣờng nên không có một thị trƣờng lao động tự do và vì thế không coi chi phí
nhân công thấp đúng là lợi thế so sánh của Việt Nam. Chính vì vậy khi chọn
nƣớc thay thế, EU không hề để ý đến sự khác biệt về chi phí lao động. Điều
đáng nói là khi đánh giá về nền kinh tế Việt Nam, Bộ Thƣơng mại Mỹ (DOC)
nhận định Việt Nam đã có thị trƣờng lao động tƣ do tƣơng đối phát triển. Phi lý
67
ở một cách khác, DOC đã áp đặt chi phí lao động cho Việt Nam bằng giá trị hồi
quy mức lƣơng và thu nhập quốc dân của nhiều nền kinh tế thị trƣờng, trong đó
bao gồm cả những nền kinh tế hàng đầu thế giới nhƣ Thụy Sỹ, Mỹ, Anh và
Canada. Bằng việc áp đặt mức lƣơng 0,63 USD/giờ cho những ngƣời nông dân
nuôi trồng cá tra và basa và 0,70 USD/giờ cho nuôi trồng tôm trong khi thù lao
thực tế của họ hàng tháng chỉ khoảng 500.000 đồng/tháng (32,3 USD) đã đẩy
chí phí sản xuất cho hàng xuất khẩu của Việt Nam lên mức cao hơn nhiều so với
thực tế. Sự chênh lệch về trình độ kinh tế luôn đi kèm với chênh lệch về trình độ
công nghệ sản xuất và khả năng tự túc về nguyên liệu dẫn đến sự cạnh tranh trên
những phân đoạn thị trƣờng xuất khẩu có giá trị khác nhau. Trong vụ kiện giày
da xuất khẩu của Việt Nam cạnh tranh trên phân đoạn giá trung bình và thấp đã
bị so sánh với giày da xuất khẩu của Brazil và giày sản xuất nội địa của EU cạnh
tranh trên phân đoạn giá xa xỉ và giá cao. Thậm chí ngay cả khi hai nƣớc có nền
kinh tế khá tƣơng đồng xét trên khía cạnh GNI trên đầu ngƣời (PPP) thì sự khác
biệt về phƣơng thức và điều kiện sản xuất cũng dẫn đến sự chênh lệch về chi phí
sản xuất. Bangladesh, nƣớc đƣợc chọn thay thế cho Việt Nam trong vụ cá sa,
batra và tôm, không có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhƣ đồng bằng sông Cửu
Long của Việt Nam và nghề nuôi trồng và chế biến thủy hải sản phát triển nhƣ
của Việt Nam nên chi phí sản xuất cao hơn.
Trong vụ kiện tôm, Liên minh Tôm miền Nam Mỹ (SSA) đã đệ đơn kiện
Việt Nam và năm nƣớc khác bán phá giá tôm vào Mỹ. SSA cáo buộc là tôm đã
đƣợc bán “thấp hơn giá hợp lý” và “gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại vật
chất” cho lĩnh vực tôm của Mỹ. Tháng Bảy 2004, chính phủ Mỹ đƣa ra phán
quyết sơ bộ rằng Trung Quốc và Việt Nam đã bán phá giá tôm dƣới giá thị
trƣờng và đề nghị đánh thuế bù trừ lên đến 112 phần trăm. Hai nƣớc này đƣợc
tách riêng khỏi bốn nƣớc còn lại để đối xử bởi Mỹ xếp họ là các nền kinh tế phi
thị trƣờng. Nghiên cứu của Action Aid ở Việt Nam cho thấy cáo buộc của Mỹ là
không công bằng. Báo cáo của tổ chức này kết luận ngành nuôi tôm Việt Nam
có sức cạnh tranh cao và lĩnh vực nuôi tôm không đƣợc trợ cấp có nghĩa là
68
không thuộc vào quy chế phi thị trƣờng (độc quyền thƣơng mại của nhà nƣớc
hoặc giá cả do Nhà nƣớc ấn định). Tháng Tám 2004, Bộ Thƣơng mại Mỹ thừa
nhận một số tôm xuất khẩu của Việt Nam, thực tế không bị Nhà nƣớc kiểm soát,
và Bộ này đã hạ thuế chống phá giá cho ít nhất hai doanh nghiệp của Việt Nam.
Việc bị coi là nền kinh tế phi thị trƣờng đồng nghĩa với việc bị đối xử một
cách bất bình đẳng. Đây là một trong những khó khăn lớn nhất của Việt Nam,
ngay cả khi đã trở thành thành viên của WTO vì thời hạn Việt Nam bị coi là nền
kinh tế phi thị trƣờng kéo dài đến 12 năm sau khi gia nhập WTO. Việt Nam chỉ
có thể sử dụng đƣợc một cách hiệu quả cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
khi không còn bị coi là có nền kinh tế phi thị trƣờng. Chỉ đến khi đó, Việt Nam
mới có thể đệ trình những bằng chứng chống lại các buộc tội Việt Nam phá giá
và cũng có thể tuyên bố các nƣớc khác bán phá giá tại thị trƣờng Việt Nam. Cho
đến khi VN chƣa đƣợc công nhận là “nền kinh tế thị trƣờng”, các đối tác thƣơng
mại lớn nhƣ Mỹ và EU sẽ không chấp nhận các dữ liệu từ Việt Nam để xem xét
trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Đây là một trong những khía cạnh
cần đƣợc xem xét cụ thể hơn vì có tác động nghiêm trọng đến việc vận dụng có
hiệu quả cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đối với Việt Nam. Chi tiết về
vấn đề này sẽ đƣợc trình bày trong phần tiếp theo về những thuận lợi và khó
khăn của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp thƣơng mại quốc tế theo WTO.
3.2 Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi tham gia cơ chế giải quyết
tranh chấp của WTO
Gia nhập WTO, Việt Nam đã và sẽ gặp phải nhiều thách thức to lớn, trong
số đó phải kể đến nguy cơ phải đối mặt nhiều hơn với các vụ kiện quốc tế,
không chỉ là các vụ kiện chống bán phá giá mà sẽ là nhiều loại vụ kiện khác
trong các lĩnh vực liên quan đến thƣơng mại quốc tế nhƣ trợ cấp và các biện
pháp đối kháng, nhãn mác hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm, đầu tƣ,…. Đặc
biệt trong vòng 12-15 năm là thời gian Việt Nam bị coi là có nền kinh tế phi thị
trƣờng. Thời hạn này có thể bị các nƣớc đối tác tận dụng để áp đặt biện pháp
chống bán phá giá và các biện pháp tự vệ đặc biệt cũng nhƣ tự vệ đối với từng
69
loại hàng hóa của Việt Nam. Hơn lúc nào hết, cần nhận thức rõ ràng và đầy đủ
hơn về những thuận lợi và khó khăn mà Việt Nam sẽ gặp phải trong việc tham
gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp theo WTO.
Tham gia WTO nói chung và cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nói
riêng, với tƣ cách là một nƣớc phát triển, Việt Nam sẽ có đƣợc những thuận lợi
và sẽ gặp phải những khó khăn nhất định nhƣ đối với bất kỳ một nƣớc đang phát
triển nào theo phân tích trên đây. Tuy nhiên, xét trong điều kiện nhất định của
Việt Nam về kinh tế, chính trị, xã hội, địa lý và lịch sử có thể thấy nổi bật lên
những thuận lợi và khó khăn sau đây.
Thuận lợi trƣớc tiên phải kể đến là với tƣ cách là thành viên của WTO,
Việt Nam sẽ có tiếng nói mạnh hơn, có quyền thƣơng lƣợng và khiếu nại một
cách công bằng hơn với các cƣờng quốc thƣơng mại dựa trên những luật lệ
chung để giải quyết những tranh chấp phát sinh, đặc biệt là các lĩnh vực mà Việt
Nam hay gặp phải các tranh chấp thƣơng mại quốc tế từ trƣớc đến nay nhƣ
chống bán phá giá, nhãn mác sản phẩm, nhập khẩu,…Mặc dù vẫn còn những
hạn chế nhất định, song về nguyên tắc, Việt Nam sẽ có quyền tiếp cận cơ chế
giải quyết tranh chấp của WTO bình đẳng nhƣ bất kỳ quốc gia thành viên nào
khác. Theo đó, điều quan trọng là Việt Nam sẽ có thể tiến hành đàm phán song
phƣơng hoặc có thể tranh thủ sự ủng hộ của các nƣớc thành viên khác trong quá
trình giải quyết tranh chấp để giải quyết đƣợc các tranh chấp phát sinh một cách
ổn thoả nhất .
Thuận lợi thứ hai phải kể đến đó là việc thay đổi, điều chỉnh hệ thống
pháp luật của Việt Nam cho phù hợp với luật chơi quốc tế phổ biến. Việc sửa
đổi và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật cho phù hợp nhằm phòng tránh và xử lý
hiệu quả các tranh chấp thƣơng mại quốc tế phát sinh vừa là cơ hội, vừa là thách
thức đối với Việt Nam. Cơ hội vì đây là dịp để Việt Nam nhìn lại những chính
sách, luật lệ của mình, tiến hành sửa đổi những chính sách pháp luật không phù
hợp trong một sân chơi chung nhằm tránh những bất đồng có thể làm phát sinh
tranh chấp hoặc gây bất lợi trong việc giải quyết các tranh chấp. Thách thức
70
cũng chính là ở sự sửa đổi này vì cần phải rà soát, kiểm tra, chấp nhận và thực
hiện các sửa đổi cho phù hợp. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ phía Việt
Nam vì sự tốn kém về tài chính và nhu cầu nguồn năng lực có đủ trình độ là rất
cao. Theo báo cáo về việc gia nhập WTO của Việt Nam do tổ chức Oxfam thực
hiện, Việt Nam đã tiến hành các cuộc cải cách về luật pháp, thiết chế và kinh tế
song song với việc tự do hoá thƣơng mại quốc tế một cách có chọn lọc từ đầu
những năm 90. Những cải cách đó đã mang lại cho Việt Nam những điều kiện
ngày càng trở nên tƣơng thích với các yêu cầu của WTO. Về luật pháp, theo Báo
cáo rà soát văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành với các quy định của WTO và
cam kết của VN với WTO do Bộ Tƣ pháp thực hiện năm 2007 , hệ thống pháp
luật Việt Nam đã đƣợc cải cách và điều chỉnh một cách đáng kể nhằm thực thi
có hiệu quả các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO [5]. Tuy nhiên vẫn
còn những khó khăn nhất định liên quan đến hệ thống pháp luật trong nƣớc cần
phải khắc phục nhằm thực hiện có hiệu quả các cam kết của Việt Nam, các quy
định của WTO nói chung và cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nói riêng.
Thuận lợi thứ ba có thể kể đến là Việt Nam, khi đã trở thành thành viên
của WTO có thể đƣợc hƣởng những lợi ích thiết thực mà các nƣớc đang phát
triển khác đã đấu tranh để giành đƣợc trong các tranh chấp thƣơng mại quốc tế.
Ví dụ nhƣ trƣờng hợp Braxin kiện Mỹ trợ cấp bông vải và EU trợ cấp cho ngành
đƣờng là bán phá giá bất hợp pháp, thắng lợi của Braxin có thể thúc đẩy những
thay đổi về chính sách làm lợi cho tất cả thành viên WTO. Để có thể tận dụng
đƣợc thuận lợi này Việt Nam cũng cần chủ động tích cực hơn nữa trong việc tìm
hiểu và cập nhật các thông tin về giải quyết tranh chấp của WTO.
Về khó khăn, khó khăn đối với Việt Nam liên quan đến các tranh chấp
thƣơng mại quốc tế có nhiều, trong đó có nguy cơ phải đối mặt với nhiều tranh
chấp nhƣ đã nêu trên do việc phải gia nhập WTO với các điều kiện WTO cộng.
Trong nỗ lực để gia nhập WTO, Việt Nam đã đƣa ra những cam kết có thể vƣợt
quá khả năng thực tế, có những cam kết cần phải đƣợc thực hiện ngay lập tức
sau khi gia nhập WTO mặc dù điều kiện kinh tế xã hội trong nƣớc còn nhiều
71
khó khăn. Trong khi điều kiện kinh tế chính trị, pháp luật trong nƣớc chƣa đƣợc
kịp thời cải cách cho phù hợp thì nguy cơ bị kiện do vi phạm các cam kết, các
quy định của WTO sẽ xảy ra và có thể ngày càng tăng. Xu hƣớng này rất rõ
ràng, ít nhất trong vòng 12-15 năm, là thời gian VN bị coi là có nền kinh tế phi
thị trƣờng và dễ bị các nƣớc đối tác tận dụng để áp đặt biện pháp chống bán phá
giá và các biện pháp tự vệ đặc biệt cũng nhƣ tự vệ đối với từng loại hàng hóa
[4]. Vì Việt Nam là nƣớc có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, song đa
phần lại là những hàng hoá có giá trị thặng dự thấp nên rất dễ có nguy cơ phát
sinh các tranh chấp thƣơng mại. Việc phải đƣơng đầu với các vụ kiện tranh chấp
thƣơng mại quốc tế với một quy trình phức tạp, kéo dài, tốn kém và có thể phải
chịu những sức ép về chính trị là một khó khăn không dễ dàng vƣợt qua.
Khó khăn thứ hai là vấn đề năng lực về tài chính và nhân sự. Về tài chính,
là một nƣớc nghèo, tài chính chỉ trông vào xuất khẩu, Việt Nam không có điều
kiện rộng rãi để theo đuổi các vụ kiện tranh chấp quốc tế. Về nhân sự, có thể nói
trình độ năng lực nhân sự của các chủ thể tham gia vào các hoạt động liên quan
đến luật pháp của Việt Nam, đặc biệt là hoạt động lập pháp phục vụ cho quá
trình hội nhập quốc tế vẫn còn quá yếu. Trên thực tế, Quốc hội là cơ quan lập
pháp song các đạo luật do Quốc hội ban hành thƣờng chƣa thể đƣa vào triển
khai ngay trong thực tế mà phải chờ có các văn bản hƣớng dẫn do Chính phủ,
các Bộ ban hành. Đôi khi những quy định hƣớng dẫn lại không phù hợp với các
đạo luật đã ban hành hoặc vƣợt quá thẩm quyền của cơ quan ban hành khiến cho
hiệu lực của các quy phạm pháp luật bị hạn chế. Trong khi điều kiện năng lực
tài chính và nhân sự đều hạn chế song phải thực hiện việc xây dựng và ban hành
văn bản pháp luật một cách gấp rút đáp ứng nhu cầu hội nhập, các quy định
pháp luật đƣợc ban hành đôi khi không tránh khỏi việc không sát với thực tế và
việc tuân thủ gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, hạn chế của đội ngũ những nhà làm
luật của Việt Nam trong việc hiểu biết pháp luật quốc tế nói chung, các quy định
của WTO nói riêng cũng khiến cho các quy định pháp luật đƣợc ban hành của
Việt Nam thiếu sự phù hợp với luật chơi quốc tế phổ biến, từ đó dễ dẫn đến việc
72
phát sinh các tranh chấp. Bên cạnh đó, hai mảng dịch vụ pháp lý quan trọng là
luật sƣ và trọng tài của Việt Nam cũng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của quá trình
hội nhập. Cả nƣớc hiện nay chỉ có gần 4.000 luật sƣ, đã tăng gần 200% so với
năm 2001 tuy nhiên tỷ lệ luật sƣ mới chỉ đạt 1/21.215 ngƣời dân, trong khi tỷ lệ
này ở Nhật là 1/4.546; Thái Lan: 1/1.526; Singapore: 1/1.000; Mỹ: 1/250, Trung
Quốc: 1/10.000, Ấn Độ: 1/12000, Đức: 1/630, Anh: 1/500 [6]. Trong khi năng
lực về nhân sự hạn chế, khó khăn về tài chính dẫn đến việc Việt Nam khó có thể
thuê các chuyên gia, các luật sƣ tài năng để hỗ trợ trong quá trình giải quyết
tranh chấp. Hạn chế này khiến cho việc theo đuổi các vụ kiện cũng nhƣ đối phó
với các vụ kiện của Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn, rất có thể xảy ra trƣờng
hợp phải buông xuôi để mặc cho vụ kiện đi theo tiến trình do bên khiếu kiện đề
ra dẫn đến khó có thể thành công. Điều đáng lƣu ý là những thất bại của các vụ
kiện trƣớc có thể là những tiền lệ không tốt cho việc khiếu kiện của các nƣớc
khác trong vấn đề tƣơng tự và gây khó khăn nhiều hơn cho Việt Nam trong giải
quyết các tranh chấp quốc tế.
Khó khăn về tài chính và trình độ năng lực nhân sự còn có thể dẫn đến
thực trạng là các Hiệp định, các cam kết theo WTO có thể không đƣợc thực thi
đầy đủ, nghiêm chỉnh và do đó có thể là nguyên nhân phát sinh các tranh chấp,
khiếu kiện buộc Việt Nam phải theo đuổi. Những vụ kiện phức tạp, kéo dài, tốn
kém và nhiều sức ép chính trị có thể khiến Việt Nam lao đao. Theo ƣớc tính của
Ngân hàng Thế giới, chi phí thực thi một Hiệp định lên tới khoảng 100 triệu
USD [10]. Với khối lƣợng gần 20 Hiệp định của WTO cần phải tuân theo,
nguồn tài chính mà Việt Nam cần dành cho việc thực hiện pháp luật quốc tế khi
gia nhập WTO quả là không nhỏ và là một khó khăn thực sự đáng quan tâm.
Hơn thế nữa, việc tƣơng thích với các Hiệp định của WTO là một tiến trình hết
sức phức tạp. Ví dụ, Hiệp định SPS (Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động
thực vật) yêu cầu phải hài hoà các tiêu chuẩn quốc gia về nông sản và thuỷ sản.
Điều này đem đến những khó khăn chồng chất cho những ngƣời nghèo, những
nhà sản xuất không đủ vốn liếng, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa của Việt Nam
73
các chắc chắn phải tốn nhiều thời gian mới đạt đƣợc. Là một nƣớc có thu nhập
thấp, nhiều nợ với ƣu tiên chính sách dành cho các lĩnh vực gắn với giảm nghèo
nhƣ y tế, giáo dục, Việt Nam đã yêu cầu một thời kỳ quá độ trong việc thực thi
các cam kết và quy định của WTO song thời gian đó cũng rất ngắn, chỉ trong
vòng ba năm. Trong ba năm này, khắc phục chỉ một khó khăn này thôi đối với
Việt Nam cũng đã là một vấn để rất lớn, đòi hỏi sự quyết tâm và cải cách cao độ.
Khó khăn thứ ba phải kể đến đó là việc Việt Nam bị coi là có nền kinh tế
phi thị trƣờng, nghĩa là nền kinh tế mà Nhà nƣớc giữ độc quyền thƣơng mại
hoặc giá cả do nhà nƣớc ấn định. Phƣơng pháp nền kinh tế phi thị trƣờng lần đầu
tiên đƣợc áp dụng vào năm 1967 đối với việc gia nhập GATT của Ba Lan.
Những luật lệ về chống bán phá giá của khá nhiều quốc gia trong đó có Mỹ và
EU có quy định riêng cách áp dụng phƣơng pháp này và các tiêu chuẩn để đánh
giá nền kinh tế hoặc ngành hoặc công ty vận hành theo thị trƣờng. Tuy nhiên,
ngay cả những nền kinh tế thị trƣờng đƣợc coi là phát triển nhất cũng không thể
đáp ứng đƣợc những tiêu chuẩn của EU và Mỹ do vẫn duy trì thƣơng mại nhà
nƣớc, kiểm soát giá đối với các mặt hàng trọng yếu, hoặc đồng nội tệ không
hoàn toàn có khả năng chuyển đổi hoặc không hoàn toàn có sự tự do tuyển dụng
và sa thải nhân công. Quyết định về nền kinh tế phi thị trƣờng mang nhiều tính
chính trị hơn là dựa trên những đánh giá kinh tế. Mỹ và EU giữ quyền thay đổi
quyết định khi cảm thấy cần thiết mà không cần quan tâm đến sự thực là khi các
nền kinh tế chuyển đổi này gia nhập WTO, họ đã phải chứng minh đƣợc với các
thành viên của WTO về thành tựu cải cách theo hƣớng thị trƣờng của mình.
Theo đàm phán song phƣơng với Mỹ, Việt Nam đã phải chấp nhận là nền kinh
tế phi thị trƣờng trong vòng tối đa 12 năm sau khi gia nhập WTO. Sự áp đặt này
đƣợc đánh giá là phi lý vì nó không dựa trên sự phân tích những thành tựu cải
cách của Việt Nam mà chỉ là một sự "mặc cả chính trị". Do Mỹ lo ngại hàng hóa
xuất khẩu của Việt Nam sẽ gia tăng đáng kể ở thị trƣờng của họ giống nhƣ hàng
xuất khẩu Trung Quốc. Quy chế nền kinh tế phi thị trƣờng tạo thuận lợi để các
doanh nghiệp của họ dễ dàng thắng các vụ kiện về bán phá giá và áp đặt thuế
74
chống bán giá cao đối với các doanh nghiệp Việt Nam. WTO buộc các nƣớc
phải cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan chính vì vậy các biện
pháp bảo hộ nhƣ thuế chống bán phá giá trở nên thƣờng xuyên đƣợc áp dụng.
Trƣớc năm 1995 khi WTO chính thức thành lập, số vụ kiện chống bán phá giá
chỉ khoảng 100 nhƣng từ năm 1996 số vụ khởi kiện hàng năm lên đến 300 vụ
một năm [10].
Bị coi là có nền kinh tế phi thị trƣờng là một bất lợi lớn nhất đối với Việt
Nam khi tham gia WTO. Đây hoàn toàn là hành động đơn phƣơng từ Mỹ và EU,
nhƣng không may nó lại tuân thủ đúng theo luật của WTO. Vấn đề là không có
các luật lệ nào của WTO đƣợc quốc tế chấp nhận về việc tuyên bố một nƣớc là
phi thị trƣờng hay thị trƣờng. Do vậy trong thực tế Mỹ và EU có thể từ chối
công nhận một nƣớc là “kinh tế thị trƣờng” hay “phi kinh tế thị trƣờng” bao lâu
tùy ý họ. Theo thỏa thuận gia nhập WTO của Trung Quốc, phía Mỹ đƣợc phép
coi Trung Quốc có nền kinh tế phi thị trƣờng trong thời gian 15 năm kể từ khi
gia nhập. Theo đó, trong 15 năm, Trung Quốc sẽ không đƣợc tiếp cận với cơ chế
giải quyết tranh chấp của WTO trong các vụ kiện phá giá, tƣơng tự nhƣ vậy đối
với Việt Nam trong thời hạn suốt 12 năm sau khi gia nhập WTO.
Một khó khăn khác phải kể đến đối với Việt Nam đó là tính minh bạch
của hệ thống pháp luật trong nƣớc và việc hoàn thiện hệ thống này cho phù hợp
với WTO. Mặc dù về cơ bản các quy định của pháp luật Việt Nam về minh bạch
hoá là phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong WTO song sự minh bạch
thực sự của các quy định pháp luật phù hợp với các cam kết của Việt Nam và
các quy định của WTO chƣa cao. Điều đó thể hiện qua việc quy định các thủ tục
hành chính áp dụng chung và điều hành hoạt động thƣơng mại ở các cấp, đặc
biệt là ở địa phƣơng vẫn chƣa đƣợc rõ ràng và thống nhất. Ngoài ra, Việt Nam
cũng chƣa có một tạp chí, trang web, công báo hoặc một cơ quan, tổ chức chịu
trách nhiệm thống nhất đăng tải tất cả các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
từ trung ƣơng đến địa phƣơng và cho phép công chúng có một thời hạn hợp lý
để góp ý cho dự thảo xây dựng luật [5]. Theo quy định của WTO các văn bản dự
75
thảo về pháp luật và chính sách thƣơng mại phải đƣợc đăng tải công khai trong
một thời gian hợp lý, không ít hơn 60 ngày để mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân góp
ý kiến. Việt nam đã có hệ thống công báo đăng tải các văn bản đã đƣợc ban
hành song dự thảo văn bản pháp luật thì phần lớn chƣa đƣợc đăng tải kịp thời và
phù hợp theo quy định nhƣ trên. Theo đó, một số quy định của Luật ban hành
văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam hiện nay cần phải sửa đổi để nội luật
hoá các quy định liên quan đến việc tạo điều kiện cho các chủ thể có liên quan
đƣợc đóng góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật cũng nhƣ tìm hiểu về các
quy định pháp luật mới đƣợc ban hành trƣớc khi đƣa vào thực hiện. Có rất nhiều
công việc cần thiết phải lập kế hoạch thực hiện để đảm bảo xây dựng đƣợc một
hệ thống pháp luật công khai, minh bạch, phù hợp với các quy định của WTO,
tránh làm phát sinh các khiếu kiện dẫn đến tranh chấp.
3.3 Bài học kinh nghiệm về giải quyết tranh chấp theo WTO
Từ những phân tích về các thuận lợi và khó khăn nêu trên có thể tổng kết
về bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong giải quyết các tranh chấp quốc tế
nhƣ sau:
Một là cần xây dựng và hoàn thiện một hệ thống pháp luật phù hợp với
các quy định của WTO cũng nhƣ các cam kết của Việt nam trong WTO. Hệ
thống pháp luật hoàn thiện và phù hợp với luật chơi quốc tế phổ biến sẽ giúp cho
Việt nam tránh đƣợc các tranh chấp mà việc giải quyết nó khó hơn gấp nhiều lần
phòng tránh, lại có thể mang đến những ảnh hƣởng to lớn cho sự nghiệp phát
triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc. Trong quá trình lập pháp, ban hành các quy
định pháp luật thực hiện các cam kết gia nhập WTO và các Hiệp định của WTO,
những nhà làm luật của Việt Nam cần phải chú trọng xem xét tới không chỉ bản
thân các quy định của WTO mà cả các báo cáo, các phán quyết của cơ quan giải
quyết tranh chấp của WTO. Điều này rất quan trọng bởi lẽ, một trong những
chức năng và mục tiêu của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là làm rõ các
quyền và nghĩa vụ của các nƣớc thành viên WTO thông qua việc giải thích các
quy định trong các Hiệp định có liên quan và mặc dù các báo cáo, phán quyết
76
của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO không đƣợc coi nhƣ những án lệ
song những nhận định, những giải thích trong đó thƣờng khó thay đổi và có rất
giá trị tham khảo trong việc tìm hiểu và nắm rõ các quy định trong các Hiệp
định của WTO. Nhìn từ góc độ lập pháp, để có thể xây dựng đƣợc một hệ thống
pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp với các cam kết quốc tế trong khi những điều
khoản pháp lý trong các Hiệp định quốc tế thƣờng thiếu sự rõ ràng do đƣợc viết
ra với ngôn ngữ chung nhằm áp dụng chung và bao trùm một số lƣợng lớn các
trƣờng hợp, các tình huống cụ thể [7], việc tìm đến các giải thích trong các báo
cáo, các phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO sẽ là một việc
làm hết sức hữu ích, giúp tạo nên sự phù hợp của các quy định pháp luật trong
nƣớc với các quy định pháp luật quốc tế, giảm thiểu đƣợc đáng kể các tranh
chấp có thể phát sinh. Để thực hiện đƣợc điều này thì cần phải nâng cao năng
lực, trình độ cho những nhà lập pháp, những nhà hoạch định chính sách pháp
luật. Việc ban hành văn bản pháp luật cũng cần phải đảm bảo tính công khai
minh bạch, tạo điều kiện cho các đối tƣợng, các chủ thể áp dụng có thể nắm bắt
và hiểu rõ đƣợc các quy định liên quan trong quá trình tồn tại và hoạt động của
mình từ đó tránh những sai phạm có thể dẫn đến các tranh chấp thƣơng mại
quốc tế.
Hai là, xây dựng kế hoạch cụ thể chuẩn bị và đối phó với các tranh chấp.
Trong kế hoạch này cần phải thực hiện chuẩn bị về kiến thức pháp lý, các thủ
tục và luật pháp liên quan về các loại tranh chấp thƣơng mại trong khuôn khổ
giải quyết tranh chấp của WTO, thực hiện đào tạo một đội ngũ luật sƣ giỏi
chuyên về giải quyết tranh chấp thƣơng mại quốc tế nhằm tăng thêm nguồn lực
nhân sự, bù đắp cho sự hạn chế về tài chính, duy trì nguồn tài chính và hợp tác
với chính quyền địa phƣơng và trung ƣơng trong các cuộc điều tra và vận động
hành lang để giành đƣợc sự ủng hộ của họ trong quá trình điều tra xem xét vụ
kiện. Ngoài ra, cũng cần có sự phối hợp giữa các bộ ngành để đào tạo và cung
cấp kiến thức cho các doanh nghiệp về hệ thống quy định của WTO, về các quy
định pháp luật liên quan của các nƣớc đối tác nhƣ luật thuế chống bán phá giá
77
quốc gia, nhất là của Mỹ và EU cũng nhƣ thể thức để doanh nghiệp có thể theo
kiện các vụ tranh chấp thƣơng mại quốc tế.
Ba là, học tập kinh nghiệm về giải quyết tranh chấp thƣơng mại quốc tế từ
các vụ tranh chấp đã đƣợc giải quyết liên quan đến các nƣớc thành viên đang
phát triển hoặc thông qua các hình thức tham gia với tƣ cách là bên thứ ba trong
các vụ kiện. Ví dụ Việt Nam có thể học tập những kinh nghiệm của Pê-ru trong
giải quyết tranh chấp quốc tế. Kinh nghiệm của Pêru trong vụ tranh chấp sò với
EC năm 1995, tranh chấp cá mòi năm 1999 là những bài học rất đáng giá đối với
Việt Nam. Qua thắng lợi của Pê-ru trong các vụ kiện, một bài học rút ra cho Việt
Nam là cần có cơ sở pháp lý vững chắc cho các lập luận của mình trong tham
vấn và/hoặc trƣớc cơ quan giải quyết tranh chấp. Chẳng hạn, Pêru đã bám sát
vào các nguyên tắc chung của GATT và thoả thuận các rào cản kỹ thuật trong
thƣơng mại (TBT), thậm chí Pêru còn dẫn chứng bằng Điều 2.4 trong đó quy
định các nƣớc thành viên sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế đã có là cơ sở cho các
quy định kỹ thuật của mình. Mà theo bộ luật cam kết dinh dƣỡng có ghi tiêu
chuẩn về cá mòi đóng hộp và các sản phẩm làm từ cá mòi thì cá mòi Pêru đƣợc
định nghĩa là cá mòi. Tuy Pêru đã có đầy đủ các lý lẽ nhƣ vậy nhƣng EC vẫn
không thoả hiệp ngay từ đầu, chính vì thế khi đƣa lên hội thẩm, phần thắng
nghiêng về phía Pêru.
Bài học thứ tƣ là sử dụng các bên tƣ vấn (hỗ trợ từ các điều kiện tiếp cận
thị trƣờng, khuyến khích bằng chứng bên ngoài từ các tổ chức phi chính phủ.
Trong trƣờng hợp của Pê-ru, một nguyên nhân thắng lợi cần phải kể đến là Pê-ru
đã biết tìm kiếm sự giúp đỡ của Trung tâm tham vấn về luật WTO, một tổ chức
đƣợc thành lập năm 2001 với tƣ cách là một tổ chức liên chính phủ độc lập
chuyên tƣ vấn cho các nƣớc đang phát triển cần các chuyên gia pháp luật với chi
phí thấp trong các vụ tranh chấp của WTO. Khi trình vụ việc lên Ban hội thẩm,
Pêru vẫn gặp một số khó khăn nhất định vì thiếu kinh nghiệm theo kiện và các
chuyên gia về luật thƣơng mại. Thông thƣờng, các nƣớc thƣờng phải thuê các
công ty tƣ vấn tƣ nhân với mức phí lên tới 300.000 USD/vụ kiện của WTO. Tuy
78
nhiên Trung tâm tham vấn về luật WTO chỉ thu phí dựa trên mức thu nhập
tƣơng đối của nƣớc thành viên, vì thế Pêru chỉ phải trả 100 USD cho mỗi giờ
dịch vụ luật pháp. Các luật sƣ của Pêru thừa nhận rằng nếu không có trung tâm
này, họ không thể thắng lợi đƣợc.
Bài học thứ năm đó là tìm kiếm sự ủng hộ của các thành viên WTO, khởi
xƣớng các vụ tranh chấp cùng với các thành viên WTO giàu kinh nghiệm. Trong
vụ tranh chấp sò với EC, Pêru đã đạt đƣợc rất nhiều lợi ích khi khởi kiện tập thể
cùng với Canada. Trong vụ tranh chấp cá mòi, mặc dù Pêru là nƣớc duy nhất
theo kiện nhƣng Canada, Chilê, Côlômbia, Equađo, Vênêduêla và Mỹ đều tham
gia vào quá trình theo kiện với tƣ cách là bên thứ ba. Đặc biệt, Mỹ đã lên tiếng
ủng hộ Pêru và chỉ trích EC có những quy định quá ngặt nghèo về nhãn mác
thực phẩm. Bên cạnh đó, Pêru còn tận dụng đƣợc sự ủng hộ của các tổ chức xã
hội, mà cụ thể là Hiệp hội ngƣời tiêu dùng Anh đã lên tiếng ủng hộ Pêru trong
vụ kiện này. EC đã buộc phải hành động theo các phán quyết mà DSB đã đƣa ra
để làm hài lòng tất cả các đối tƣợng này, nếu không một trong số các nƣớc trên
sẽ yêu cầu lập ra một Ban hội thẩm để xử lý tranh chấp tƣơng tự giữa họ với EC.
Thứ sáu, một kinh nghiệm đƣợc các nƣớc hay dùng đó là trì hoãn lại các
vụ tranh chấp càng lâu càng tốt khi vụ kiện chƣa bắt đầu, hoặc một khi vụ kiện
đã bắt đầu thì phải cố gắng giải quyết càng nhanh càng tốt. Với một quy trình
phức tạp và kéo dài, việc giải quyết tranh chấp có thể làm thiệt hại cho các bên
tham gia, ngay cả trong trƣờng hợp chủ động khiếu kiện thì cách thức này sẽ
giúp các bên tham gia giảm thiểu đƣợc những thiệt hại có thể xảy ra. Tuy nhiên,
thực hiện đƣợc điều này là điều không phải đơn giản và không chỉ do ý chỉ chủ
quan của bên tham gia mà còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan.
Nhƣ vậy, nhìn chung, sau khi gia nhập WTO, Việt Nam cần chú ý đến tất
cả những lợi ích và thách thức của cơ chế giải quyết tranh chấp đặt ra đối với
các nƣớc thành viên đang phát triển. Đặc biệt, do không phải là một tác nhân
hùng mạnh trong thƣơng mại thế giới, việc đƣơng đầu với những khiếu kiện hay
cáo buộc của nƣớc thành viên khác đối với Việt Nam sẽ vô cùng khó khăn.
79
Chính vì vậy, ngay từ lúc này, Việt Nam cần quan tâm nghiên cứu để hiểu rõ các
quy định, nguyên tắc của WTO để áp dụng cho phù hợp. Luôn luôn nghiên cứu,
tích luỹ kinh nghiệm của chính Việt Nam cũng nhƣ của các nƣớc đang phát triển
khác, xây dựng đội ngũ am hiểu pháp luật quốc tế, tăng cƣờng tuyên truyền và
nâng cao nhận thức của giới doanh nghiệp sẽ giúp Việt Nam đạt đƣợc nhiều
thành công hơn trong các vụ việc tranh chấp thƣơng mại trong khuôn khổ WTO.

80
KẾT LUẬN
WTO, với vai trò là một diễn đàn mà ở đó, mọi thành viên có quyền tự
bảo vệ mình khi xảy ra tranh chấp thƣơng mại, đã thực hiện đƣợc một cách có
hiệu quả một trong các chức năng cơ bản và hết sức quan trọng của mình là giải
quyết ổn thoả các tranh chấp thƣơng mại quốc tế góp phần ổn định và phát triển
các quan hệ thƣơng mại đa phƣơng, đáp ứng nhu cầu tất yếu của hội nhập quốc
tế và toàn cầu hoá. Cơ chế giải quyết tranh chấp thƣơng mại của WTO, một
trong những điều kiện thiết yếu bảo đảm hiệu lực cho các quy định của WTO
cho đến nay vẫn luôn đƣợc coi là đóng góp lớn nhất của WTO vào sự ổn định
của nền kinh tế toàn cầu, giúp giảm nguy cơ các tranh chấp thƣơng mại leo
thang thành xung đột chính trị hoặc quân sự. Do những bế tắc đang diễn ra trong
vòng đàm phán Doha, tranh chấp thƣơng mại quốc tế có khả năng gia tăng, vai
trò giải quyết các tranh chấp thƣơng mại quốc tế của WTO càng trở nên quan
trọng.
Với nhiều ƣu điểm hơn thể hiện ở tính thống nhất và chắc chắn, khuyến
khích và cho phép các nƣớc thành viên đàm phán để đi đến một giải pháp hoà
bình trƣớc khi đƣa tranh chấp ra giải quyết tại cơ quan xét xử cùng những điều
kiện ƣu đãi dành cho các nƣớc đang phát triển và kém phát triển, cơ chế giải
quyết tranh chấp của WTO đã góp phần nâng cao hiệu quả của hệ thống thƣơng
mại đa biên. Theo cơ chế này, những nƣớc đang phát triển ở vị thế còn yếu nhƣ
Việt Nam có quyền thƣơng lƣợng và khiếu nại một cách công bằng hơn với các
quốc gia thành viên, đặc biệt là các cƣờng quốc công nghiệp trong các tranh
chấp thƣơng mại quốc tế dựa trên những luật lệ chung. Tuy nhiên, để các nƣớc
đang phát triển có đƣợc vị thế thực sự bình đẳng trong WTO nói chung và trong
cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nói riêng, cùng với những nỗ lực phát
triển của chính bản thân các nƣớc này, những thông lệ và quy định của WTO nói
chung và DSU nói riêng cũng cần phải thay đổi theo xu hƣớng tích cực hơn,
hƣớng đến và vì lợi ích chính đáng của các nƣớc đang phát triển, chậm phát
triển nhiều hơn. Các thành viên WTO đã, đang và vẫn cố gắng thực hiện điều đó
81
với vòng đàm phán Doha. Và mặc dù diễn biến chậm và có phần bế tắc của
vòng đàm phán Doha, vòng đàm phán mà ở đó các nƣớc đang phát triển đã,
đang và sẽ cố gắng để làm chủ diễn đàn vì những lợi ích chính đáng của mình,
tất cả các nƣớc đang phát triển có quyền hy vọng về một tƣơng lai tốt đẹp hơn
trong một sân chơi thực sự công bằng và bình đẳng hơn, ở đó các tranh chấp sẽ
đƣợc giải quyết một cách hoà bình, lợi ích chính đáng của các nƣớc thành viên
đang phát triển đƣợc bảo vệ.
Trở thành thành viên của WTO, đƣợc hƣởng những ƣu đãi mà DSU dành
cho các nƣớc đang phát triển, Việt Nam sẽ tránh đƣợc những cuộc chạm trán
song phƣơng một cách không cân sức với các cƣờng quốc công nghiệp phát
triển trong các tranh chấp thƣơng mại quốc tế. Các tranh chấp phát sinh sẽ đƣợc
giải quyết theo một cơ chế chung, trên nền tảng pháp luật thống nhất và bình
đẳng đối với tất cả các thành viên, theo đó, thắng lợi không còn là điều không
tƣởng đối với Việt Nam nếu phải đối mặt với các tranh chấp quốc tế. Tuy nhiên,
còn rất nhiều các công việc mà Việt Nam phải làm để thực hiện các cam kết, các
quy định của WTO cũng nhƣ chuẩn bị cho việc tham gia các tranh chấp theo cơ
chế của WTO. Một trong những việc quan trọng hàng đầu trong số đó là tìm
hiểu và nắm rõ về pháp luật WTO nói chung và cơ chế giải quyết tranh chấp của
WTO nói riêng. Do pháp luật WTO, cũng giống nhƣ pháp luật của bất kỳ quốc
gia nào khác, luôn luôn thay đổi cho phù hợp với những thay đổi và đòi hỏi của
cuộc sống, của tình hình kinh tế chính trị thế giới, khu vực và mỗi quốc gia nên
việc tìm hiểu về pháp luật của WTO để có thể tiếp cận và ứng dụng hiệu quả các
quy định này cần phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên. Từ góc độ đó, tôi hy vọng
luận văn của mình có thể góp một phần nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn tất cả các
bộ, ban, ngành trong cả nƣớc đang tích cực tìm hiểu, trao đổi, phổ biến về WTO
nhằm thực thi các cam kết của Việt Nam, các quy định của tổ chức này, nhanh
chóng đƣa đất nƣớc phát triển, hội nhập cùng thế giới.

82
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bernard Hoekman, Aaditya Mattoo và Philip English, Nguyễn Mạnh


Hùng dịch (2004), Sổ tay về phát triển, thương mại và WTO, NXB Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Ngoại giao – Vụ hợp tác kinh tế đa phƣơng (2000), Tổ chức Thương
mại thế giới(WTO), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Bộ Thƣơng mại phối hợp cùng Uỷ ban Châu Âu (2007), Báo cáo Hội
thảo về Thủ tục giải quyết tranh chấp trong WTO, Hà Nội.
4. Bộ Tƣ pháp (2005), Một số vấn đề pháp lý của hội nhập kinh tế quốc tế
và giải quyết tranh chấp trong bối cảnh Việt Nam.
5. Bộ Tƣ pháp (2007), Báo cáo tổng thuật kết quả rà soát, đối chiếu các
văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành với các quy định của WTO và các
cam kết của Việt Nam với WTO.
6. Nguyễn Tấn Dũng, Đỗ Hoài Nam, Lê Thị Băng Tâm (2004), “Việt
Nam sẵn sàng gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới”, Kỷ yếu diễn đàn
ngày 3-4/6/2003 tại Hà Nội, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
7. Hoàng Phƣớc Hiệp (2007), "Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm thực thi
các cam kết của Việt nam với WTO", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật Số
chuyên đề về Hội nhập kinh tế quốc tế, tr.34.
8. Lan Hƣơng (2006), "Tiếp cận hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO
từ góc độ các nƣớc đang phát triển", Tạp chí Công nghiệp, 7/2006 (1), tr.
50.
9. Nguyễn Thị Mơ (2006), “Nhận dạng các loại hình tranh chấp thƣơng
mại”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, 16, tr.3.
10. Oxfam Quốc tế, Nguyễn Văn Thanh dịch (2004), Báo cáo gia nhập
WTO, Website:www. oxfaminternational.org.

83
11. Nguyễn Vĩnh Thanh, Lê Thị Hà (2006), Các nước đang phát triển với
cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO),
NXB Lao động xã hội, Hà Nội.
12. Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2005), Sổ tay về cơ chế giải
quyết tranh chấp của WTO, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Tiếng Anh
13. International Center for Trade and Substainable Depvelopment
(2006), Exploring strategies to enhance the participationof developing
countries in WTO Dispute Settlement, Website: http://www.ictsd.org.
14. James S. Shikwati (2002), Developing Countries in WTO,
Website: ://www.hawaiireporter.com/story.
15. Roderick Abbott (2005), Are Developing Countries deterred from the
WTO Dispute Settlement System, Website:
http://jiel.oxfordjournals.org/cgi/content/abstract.
16. Roderick Abbott (2006), "Developing countries and Dispute Settlement:
Having One‟s day in court", Bridge - ICTSD 8, pp. 3-5.

84

You might also like