Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Tác giả Nguyễn Đình Thi từng nhận định thơ của TH:“Trọn đời, Tố Hữu là một

chiến sĩ cách mạng làm thơ và là nhà thơ của cách mạng (…), và trong lửa của thơ
anh, có biết bao thương yêu dịu dàng đối với đất nước, quê hương và những con người
của đất nước, quê hương. Từ cuộc sống hiện đại, thơ anh ngày càng bắt nguồn trở lại
vào hồn thơ cổ điển của dân tộc”. Bởi lẽ ấy mà ta dễ dàng bắt gặp những nét thơ mang
đậm phong cách trữ tình chính trị qua những tác phẩm của TH trong suốt chặng đường
sáng tác và hoạt động nghệ thuật của ông. Nhắc đến những tác phẩm tiêu biểu của TH
không thể không kể đến ‘’VB’’- bài thơ khắc họa rõ nét những kỉ niệm tuyệt đẹp,
đáng trân trọng trên con đường hoạt động cách mạng của nhà thơ và qua đó gợi lên
tình yêu, sự gắn bó, tình nghĩa thủy chung giữa người miền ngược và người miền xuôi
và tình yêu quê hương đất nước sâu nặng. Và nơi đây cũng được biết đến là cái nôi
của Cách mạng, rất nhiều sự kiện lịch sử vẻ vang của dân tộc ta diễn ra dưới đầu não
Việt Bắc.
Nếu như ở những đoạn thơ trước là những nỗi nhớ khôn nguôi da diết, đầy nghĩa
tình. Thì đây thi nhân đang dần dần chuyển mình cho bài thơ sang một hồi ức, giai
đoạn buổi đầu kháng chiến tuy gian lao, vất vả nhưng cũng đầy hào hùng, thiêng
liêng, những hình ảnh kì vĩ, lớn lao của đất trời VB:
“ Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng”
Mở đầu đoạn thơ vẫn là động từ “ nhớ” quen thuộc, là cảm xúc chủ đạo trong xuyên
suốt thi phẩm. Thế nhưng khi đang trong giai đoạn này thì lại gợi lên kí ức khi “ giặc
đến giặc lùng”. Như là một thước phim lịch sử quay chậm về cuộc kháng chiến oanh
liệt của VB, thấy rõ được sự yếu thế trong những bước đi đầu tiên của dân tộc ta. Tuy
nhiên không vì thế mà quân ta chùng bước. Đất trời như đang hòa làm một với con
người
“ Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây”
Thiên nhiên như hiểu thấu lòng người, cảm phục trước tinh thần bảo vệ dân tộc
của đất nước ta. Nguyện hòa làm một “ cùng đánh Tây”, những hình ảnh thiên nhiên
quen thuộc “ rừng cây” và cả “ núi đá” đã được thi nhân trao cho một trọng trách vô
cùng to lớn. Giữ vai trò quan trọng không kém những người lính trong cuộc chiến
này. Đại từ xưng hô “ ta” tuy chỉ đơn giản một từ nhưng chứa đựng cả nhân dân, cán
bộ và thiên nhiên. Tất cả hòa làm một dưới từ “ ta” bật lên được sự gắn bó, keo sơn
không thể tách rời . Dù không còn chữ “mình” trong lối xưng hô quen thuộc “ mình-
ta” nhưng cũng có thể hiểu được vẫn có hình bóng quen thuộc ẩn sau. Đất nước ta rất
sáng tạo trong việc đánh du kích nên khi những cuộc chiến xảy ra thì “rừng, núi”
chính là đoàn quân, người cán bộ thứ hai cùng đồng hành với quân dân trong những
ngày gian khổ. Các động từ “ giăng, vây, che” khơi gợi nên một thế trận được chuẩn
bị một cách rất tỉ mỉ chỉnh chu. Cả thiên nhiên như hóa thân thành lá chắn, bao bọc
quân ta trước sự tàn ác của quân xâm lược. Hơn thế từ “ rừng, núi” được điệp đến năm
lần như nhấn mạnh tầm quan trọng cũng như sự sát cánh của núi rừng Việt Bắc. Họ đã
bên nhau từ những ngày đầu, trải qua những ngọt bùi “ trám bùi, măng mai, củ sắn lùi
cùng bát cơm sẻ nửa” và cả những cay đắng “ miếng cơm chấm muối, mưa nguồn
suối lũ”. Tất cả những kỉ niệm như chuyển hóa thành tình nghĩa vô cùng sâu sắc, tăng
thêm mối liên kết giữa thiên nhiên và con người nơi đây. Mẹ thiên nhiên đang gồng
lên bảo vệ những người con bé bỏng của mình, dồn quân thù vào thế yếu. Khi nói đến
“ thành lũy” khiến chúng ta nghĩ ngay đến lũy tre đã cùng cha ông một thời dựng
nước, xây nên cuộc sống ấm no thì giờ đây lại một lần nữa thiên nhiên tạo nên thành
lũy như sắt dày bao bọc người dân và cả bao vây quân thù khi chúng tàn phá đất nước
ta.
“ Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng “
Tiếp nối tinh thần ấy chính là truyền thống đoàn kết của dân tộc ta, từ láy “
mênh mông” được đảo lên đầu câu gợi sự lan tỏa bao trùm bốn phương của lớp sương
mù. Nếu ở thi phẩm Tây Tiến “ sương lấp” làm cho người lính trở nên mỏi mệt, cản
trở bước chân hành quân, thì VB lại mang khí thế hào hùng, bùng cháy. Dù lớp sương
có vây kín khắp lối nhưng “ đất trời ta “ vẫn một lòng, giữ nguyên ý chí thép mà xông
pha. Từ ngữ “ ta” lại một lần nữa ôm trọn những vật thể và con người nơi đây, góp
phần tạo nên khí thế mạnh mẽ, toàn quân dốc sức tiến phía trước mà không gì có thể
khiến họ dừng lại. Kết hợp với cụm từ “ một lòng”, tuy chỉ vỏn vẹn hai từ nhưng đã
đại diện cho truyền thống tốt đẹp của đất nước ta.
Bốn câu thơ tiếp theo chính là diễn tả niềm vui của quân ta, và cả những sự kiện
lịch sử vẻ vang một thời.
“ Ai về ai có nhớ không
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao- Lạng, nhớ sang Nhị Hà “
Mở đầu bằng câu hỏi tu từ thể hiện niềm vui bất tận, sự từ hào về những chiến công
lịch sử vang dội. Phép liệt kê: “Phủ Thông, đèo Giàng’’ là nơi diễn ra những trận hồi
đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Sông Lô, suối Giàng: trận sông Lô đánh tàu
chiến Pháp trong chiến dịch Việt Bắc và trận đánh trận phố Ràng, Cao- Lạng: Cao
Bằng và Lạng Sơn là hai địa điểm mà vào năm 1950 quân ta mở chiến dịch giải phóng
biên giới Việt-Trung. Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi nên việc nhắc đến các địa
danh là điều dễ hiểu. và cũng là đặc trưng quen thuộc của ông . “Ta về ta nhớ” lại một
lần nữa từ “nhớ” xuất hiện trong sự hồi tưởng kỉ niệm kí ức những ngày kháng chiến.
Là sự nhắc nhớ cũng như niềm vui mà nhà thơ muốn nhắc lại cho chính bản thân cho
tất cả mọi người như một truyền thống đạo đức quý báu tự bao đời ta- Truyền thống “
Uống nước nhớ nguồn”.Điệp từ “nhớ” kết hợp với những cụm từ “nhớ từ”, “nhớ
sang”, những địa danh gắn liền với những chiến công, tất cả cho ta cảm nhận về nỗi
nhớ trải dài khắp chiến khu Việt Bắc. Những chiến thắng oanh liệt, những kỉ niệm vui
buồn, những nỗi mất mát khổ đau, những lần đồng hành cùng người đồng đội nay chỉ
còn lại những kỉ niệm đẹp về một quá khứ hào hùng, oanh liệt của nhân dân ta và
những mảnh ký ức ấy sẽ mãi đc lưu lại trên những trang viết của Tố Hữu, sống mãi
với thời gian, sống mãi với thời đại.

Khổ thơ với nhịp điệu thơ vừa phải, vừa đủ để thể hiện khúc hùng ca bi tráng, hào
hùng của dân tộc.Lời thơ mạnh mẽ, hình ảnh thơ sinh động cùng việc sử dụng những
biện pháp nghệ thuật tu từ đã giúp nhà thơ khẳng định sức mạnh vĩ đại của dân tộc,
đồng cũng bộc lộ nỗi nhớ và niềm tri ân sâu sắc đối với núi rừng Việt Bắc thấm đẫm
tình thương.Tố Hữu thực sự đã thổi hồn vào thiên nhiên Việt Bắc khiến cho mỗi cánh
rừng, ngọn núi trở thành người đồng hành với người kháng chiến trong cuộc kháng
chiến trường kỳ của dân tộc. Sức mạnh thiên nhiên hòa quyện với sức mạnh con người
đã tạo thành sức mạnh của cả dân tộc, cả thời đại. Và thế rồi không ai bảo ai, cả kẻ ở
người đi đều nhớ đến những ngày ráo riết chuẩn bị hành quân cho cuộc chiến đấu
chống lại chiến dịch của thực dân Pháp. Khi ấy chính là lúc tình quân dân thể hiện rõ
nhất:

You might also like