Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ĐỀ 3

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)


Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Có câu chuyện kể rằng, một đôi vợ chồng trẻ vừa dọn đến ở trong một khu phố mới. Sáng hôm sau, vào
lúc hai vợ chồng ăn điểm tâm, người vợ thấy bà hàng xóm giăng tấm vải trên giàn phơi.
“Tấm vải bẩn thật” - Cô vợ thốt lên. “Bà ấy không biết giặt, có lẽ bà ấy cần một loại xà phòng mới thì giặt
sẽ sạch hơn”. Người chồng nhìn cảnh ấy nhưng vẫn lặng im. Thế là, vẫn cứ lời bình phẩm ấy thốt ra từ miệng
cô vợ mỗi ngày, sau khi nhìn thấy bà hàng xóm phơi đồ trong sân.
Một tháng sau, vào một buổi sáng, người vợ ngạc nhiên vì thấy tấm vải của bà hàng xóm rất sạch, nên cô
nói với chồng: “Anh nhìn kìa! Bây giờ bà ấy đã biết cách giặt tấm vải rồi. Ai đã dạy bà ấy thế nhỉ?”
Người chồng đáp: “Không. Sáng nay anh dậy sớm và đã lau kính cửa sổ nhà mình đấy”.
Thực ra mỗi người trong chúng ta, ai cũng đều giống như cô vợ trong câu chuyện kia. Chúng ta đang nhìn
đời, nhìn người qua lăng kính loang lổ những vệt màu của cảm xúc, bám dày lớp bụi bặm của thành kiến và
những kinh nghiệm thương đau. Chúng ta trở nên phán xét, bực dọc và bất an trước những gì mà tự mình cho là
“lỗi lầm của người khác”.
Một điều dễ nhận diện là khi tâm trạng vui vẻ, chúng ta nhìn ai cũng thấy dễ chịu, gặp chuyện gì cũng dễ
thứ tha. Chúng ta có thể mỉm cười trước những trò nghịch ngợm của lũ trẻ, đủ khoan thứ để nhẫn nại một lời
nói khó nghe, những chuyện tưởng chừng khó chấp nhận, thì chúng ta cũng dễ dàng thỏa hiệp. Những lúc ấy,
dường như cả thế giới đều trở nên hòa ái, mọi chuyện trôi qua một cách nhẹ nhàng.
Vậy mà, chỉ cần một chút lo lắng dâng lên trong lòng, những muộn phiền về quá khứ, nỗi sợ hãi về tương
lai sẽ lập tức khiến cho cái thế giới vốn đang đẹp đẽ nhường kia liền biến thành một chốn đầy những chuyện
xấu xa, phiền phức. Khi ấy những tiếng hò hét cười đùa của lũ trẻ sẽ trở thành những âm thanh khó chịu, một
lời nói không vừa ý dễ dàng khiến cho ta sân giận hoặc tổn thương, những chuyện nhỏ mà lúc bình thường
không đáng bận tâm, bỗng trở thành một nỗi phiền não quá sức chịu đựng.” [...]
(Dẫn theo Thảo Yukimoon, Luôn nhìn thấy lỗi ở người khác: Nỗi bất hạnh lớn lao của những cái đầu
chứa đầy thành kiến, http://kenhl4.vn)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
……………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
Câu 2. Vì sao người vợ lại bình phẩm về việc giặt vải của người hàng xóm, khi thực tế điều đó không liên quan
đến cô ta?
……………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 3. Anh/Chị hiểu thế nào là thành kiến? Thành kiến là tích cực hay tiêu cực? Nêu một ví dụ thực tế về thành
kiến trong xã hội ngày nay.
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 4. Bài học về lẽ sống anh/chị rút ra từ văn bản trên?
……………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………….
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. (2 điểm) Từ văn bản đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến về quan
điểm “ Đừng phán xét người khác một cách dễ dàng”
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 2. (5,0 điểm)
Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy
lúc chỉ đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá
qua bên kia vách. Có quãng con nai con hỗ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè
mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào
vửa tắt phụt đèn điện.
Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè
suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ suýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng
dễ lật ngửa bụng thuyền ra.
Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả
xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa sống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay
lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng
sông, y như ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững
mà phòng qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như rót dầu sôi vào. Những bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là
những cái giếng hút ấy nó lôi tụt xuống. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến
đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới. Tôi sợ hãi mà nghĩ đến một anh bạn
quay phim táo tợn nào muốn truyền cảm giác lạ cho khán giả, đã dũng cảm ngồi vào một cái thuyền thúng tròn vành rồi cho cả
thuyền cả mình cả máy quay xuống đáy hút Sông Đà-từ đây cái hút nhìn ngược lên vách thành hút mặt sông chênh nhautới một cột
nước cao đến vài sải. Thế rồi thu ảnh. Cái thuyền xoay tít, những thước phim màu cũng quay tít, cái máy lia ngược contre-plonggée
lên một cái mặt giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thuỷ tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ
tan ụp vào cả máy cả người quay phim cả người đang xem. Cái phim ảnh thu được trong lòng giếng xoát tít đáy, truyền cảm lại cho
người xem phim kí sự thấy mình đang lấy gân ngồi giữ chặt ghế như ghì lấy mép một chiếc lá rừng bị vứt vào một cốc pha lê nước
khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh phèn.
(Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân)
Cảm nhận của anh/ chị vẻ đẹp hình tượng sông Đà ở đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng
sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân.
HƯỚNG DẪN
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Câu Điền câu trả lời

Câu 1 Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
- Chú ý cách diễn đạt trong văn bản thiên về tính: tự sự, miêu tả, biểu cảm hay nghị luận
Câu 2 Vì sao người vợ lại bình phẩm về việc giặt vải của người hàng xóm, khi thực tế điều đó không liên quan
đến cô ta?
- Để trả lời câu hỏi, các em chú ý bám sát văn bản, với dạng câu hỏi nhận biết và thông hiểu, câu trả lời
phần nhiều đều nằm trong văn bản

Câu 3 Anh/Chị hiểu thế nào là thành kiến? Thành kiến là tích cực hay tiêu cực? Nêu một ví dụ thực tế về thành
kiến trong xã hội ngày nay.
- Câu hỏi có ba vế, chú ý trả lời hết các vế, mỗi vế sẽ tương đương với 0.5 điểm
Anh/Chị có đồng ý với quan niệm “Một điều dễ nhận diện là khi tâm trạng vui vẻ, chúng ta nhìn ai
cũng thấy dễ chịu, gặp chuyện gì cũng dễ thứ tha ” không? (trình bày trong 5 -7 dòng)
Câu 4 - Đừng phán xét người khác qua vể bề ngoài.
- Trước khi phán xét người khác, hãy phán xét chính mình.
- Hạnh phúc là khi biết nhìn cuộc đời bằng cái nhìn tích cực, bằng trái tim thấu cảm, yêu thương
LÀM VĂN
1. “Trước khi bạn phán xét ai đó, hãy thử đặt mình vào trường hợp của họ. Khi đó, bạn sẽ hiểu họ và hiểu cả
chính mình.” – Vô danh
a. Giải thích: Phán xét người khác một cách dễ dàng là việc chỉ dựa vào ngoại hình hoặc một lời nói, một hành
động của người khác để nhận xét họ, đưa ra những lời lẽ, những suy nghĩ không hay, chưa thực sự đúng về họ.
Đây là một hành động thiển cận mà con người không nên có.
b. Phân tích
- Biểu hiện của người phán xét người khác một cách dễ dàng:
Dựa vào một hành động, một lời nói mà chưa rõ nguyên nhân, đầu đuôi câu chuyện đã đưa ra ý kiến, quan điểm
của mình trước con người, sự việc đó.
Có cái nhìn phiếm diện, một chiều, không đủ tinh tế khi phán xét người khác.
- Hậu quả của việc phán xét người khác một cách dễ dàng:
Việc phán xét người khác một cách dễ dàng dễ gây tổn thương cho người bị phán xét, từ đó làm ảnh hưởng trực
tiếp đến bản thân họ cũng như mối quan hệ giữa mình và người đó.
Việc đánh giá người khác một cách dễ dàng không thể hiện phong cách hay tầm hiểu biết mà nó chứng tỏ rằng
người đánh giá người khác một cách dễ dàng là người nông cạn, thiếu hiểu biết, thiếu tinh tế.
Việc phán xét người khác thường mang tính tiêu cực, có tác động đến cuộc sống của họ.
c. Chứng minh.
d. Phản đề: Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người sống tôn trọng người khác, biết lắng nghe quan điểm của họ và
không phán xét ai qua một lời nói hay một hành động. Họ là những người biết nhìn nhận vấn đề một cách đa
chiều, có tư duy, chiều sâu… những người này đáng được học tập.
e. Bài học: Cuối cùng, phán xét người khác cũng có thể gây hại cho chính người phán xét, nó làm giảm sự tôn
trọng và uy tín của họ trong cộng đồng. Vì vậy, chúng ta nên cẩn trọng trong lời nói và tránh phán xét người
khác một cách dễ dàng. Bác sĩ Alex Lickerman viết trong tác phẩm The Underfeated Mind, “Nếu chúng ta ngay
từ đầu có thể tiếp cận con người mà không phải với sự phán xét mà là sự tò mò thì chúng ta đã tiến một bước
quan trọng trên chặng đường dẫn đến lòng trắc ẩn và sau đó là hướng đến một tâm trí không bị đánh bại.”

You might also like