Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

HÔ HẤP Ở THỰC VẬT

6
BÀI

PHẦN I: NỘI DUNG


I. Khái quát về hô hấp ở thực vật
1. Khái niệm
Hô hấp ở thực vật là quá trình .......(1)........... các hợp chất hữu cơ thành các chất .......
(2)...........đơn giản (CO2 và H2O), đồng thời giải phóng năng lượng dưới dạng .......
(3)...........
Phương trình tổng quát của quá trình hô hấp hiếu khí:
C6H12O6 + 6O2 —› 6CO2 + 6H2O +Q (ATP + nhiệt)
Hô hấp hiếu khí diễn ra trong mọi cơ quan của cơ thể thực vật, đặc biệt diễn ra mạnh ở
các cơ quan có hoạt động sinh lí mạnh (rễ, hạt đang nảy mầm, hoa và quả,...).
2. Vai trò của hô hấp
- Cung cấp năng lượng cần thiết để duy trì các .......(4)...........của tế bào và cơ thể như vận
chuyển các chất, sinh tổng hợp các chất hữu cơ(protein, lipid, nucleic acid,...), sinh
trưởng và phát triển,...
- Một phần năng lượng giải phóng dưới dạng .......(5)...........giúp thực vật có khả năng
chịu lạnh, duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cơ thể.
- Tạo ra các sản phẩm .......(6)...........cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất .......
(7)...........khác trongcơ thể (pyruvic acid được dùng để tổng hợp protein, auxin, phenol,...;
acetyl - CoA được dùngđể tổng hợp acid béo, các sắc tố,...; các keto acid tham gia quá
trình đồng hoá NH1 tạo nên một số amino acid).
- Tăng khả năng .......(8)...........của thực vật. Khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, thực vật
tăngcường độ hô hấp, chuyển hoá năng lượng và tích luỹ các hợp chất có tính chống chịu
(phenol,tannin, chlorogenic acid....).
II. Các con đường hô hấp ở thực vật
Quá trình hô hấp ở thực vật có thể diễn ra theo hai con đường: phân giải.......(9)...........
(gồm đường phân và hô hấp hiếu khí) khi có O2 hoặc phân giải .......(10)..........(gồm
đường phân và lên men) trong điều kiện thiếu O2.
Con đường phân giải hiếu khí ở thực vật gồm ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Đường phân diễn ra ở .......(11)............ Phân tử glucose bị oxi hoá thành 2
phân tử pyruvic acid, năng lượng giải phóng được tích luỹ trong 2 phân tử NADH và 2
phân tử ATP.
- Giai đoạn 2: 2 phân tử pyruvic acid sẽ được .......(12)...........vào chất nền tỉ thể và bị oxi
hoá thành 2 phân tử acetyl - CoA. Sau đó, acetyl - CoA sẽ bị oxi hoá hoàn toàn thành
CO2 trong chu trình Krebs. Sản phẩm thu được gồm 6 phân tử CO2 phân tử ATP, 8 phân
tử NADH và 2 phân tử FADH..
- Giai đoạn 3: Các phân tử NADH và FADH, được tạo ra ở các giai đoạn trước sẽ tham
gia vào chuỗi truyền .......(13)...........và quá trình phosphoryl hoá oxi hoá diễn ra ở màng
trong tỉ thể, tạo ra ATP và H2O.
Nếu không có O2 phân tử pyruvic acid được giữ lại trong tế bào chất và tham gia vào quá
trình .......(14)...........tạo ra lactic acid hoặc rượu ethanol.

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật


1. Hàm lượng nước
- Hàm lượng nước trong mô, cơ quan, cơ thể thực vật ảnh hưởng trực tiếp đến......(15)........
vì nước là nguyên liệu, dung môi và môi trường diễn ra các .......(16)...........hoá học trong
quá trình hô hấp. Bên cạnh đó, nước còn ảnh hưởng đến hoạt động của các enzyme hô hấp.

2. Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng đến hô hấp thông qua ảnh hưởng đến .......(17)...........của enzyme
tham gia .......(18)...........các phản ứng. Nhiệt độ tối ưu cho quá trình hô hấp trong
khoảng 30 - 35 °C, nhiệt độ cực đại mà hô hấp có thể diễn ra được khoảng 40 - 45 °C,
nếu nhiệt độ môi trường tăng cao (trên 55 °C) thì hô hấp không diễn ra do nhiệt độ
cao làm mất hoạt tính của enzym hô hấp. Nhiệt độ ảnh hưởng đến cường độ hô hấp ở
thực vật tuỳ thuộc từng loài, vùng sinh thái, thời kì sinh trưởng,...

3. Nồng độ O2 và CO2

a. O2 là .......(19)........... của quá trình hô hấp, tham gia vào quá trình .......(20)...........các chất hữu
cơ và là chất nhận electron cuối cùng của chuỗi chuyền electron hô hấp trong hô hấp hiếu khí.
Nồng độ O2 trong không khí thuận lợi cho quá trình hô hấp khoảng 21 %, nếu nồng độ O2 giảm
xuống dưới 5 % thì cường độ hô hấp giảm và cây chuyển sang phân giải kị khí.

b. Nồng độ CO2 trong không khí thuận lợi cho quá trình hô hấp là 0,03 %.

Nếu nồng độ CO2 trong không khí tăng cao sẽ gây .......(21)...........quá trình hô hấp.
IV. Ứng dụng của hô hấp ở thực vật vào thực tiễn
1. Trong trồng trọt

Trong sản xuất nông nghiệp, cần đảm bảo các điều kiện môi trường (ánh sáng, nhiệt độ, hàm
lượng nước, thành phần không khí) thuận lợi cho quá trình hô hấp .......(22)...........của các loại
cây trồng, qua đó giúp cây sinh trưởng, .......(23)...........và đạt năng suất cao.

Một số biện pháp nhằm tăng hiệu quả hô hấp ở cây trồng như: trồng cây đúng mùa vụ; cung cấp
đầy đủ nước và các .......(24)...........; cày, xới đảm bảo cho đất được tơi xốp và thoáng khí; xây
dựng hệ thống cấp và thoát nước đảm bảo việc tưới tiêu hợp lí,...

2. Trong bảo quản hạt và nông sản

Hô hấp là quá trình .......(25)...........chất hữu cơ nên làm giảm hàm lượng chất hữu cơ trong cơ
thể thực vật, do đó, ảnh hưởng đến chất lượng của hạt và nông sản trong quá trình bảo quản.
Để bảo quản hạt và nông sản trong thời gian dài mà vẫn giữ được tối đa về số lượng và chất
lượng, người ta có thể chủ động sử dụng các biện pháp nhằm giảm .......(26)...........đến mức tối
thiểu.

Một số biện pháp được dùng để bảo quản hạt và nông sản chủ yếu dựa trên cơ sở điều khiển các
yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hô hấp ở thực vật:

- .......(27)...........: bảo quản trong các kho lạnh, tủ đông, ngăn đá hoặc ngăn mát tủ lạnh,...

- .......(28)...........: sấy khô hoặc phơi khô trước khi cho vào kho bảo quản.

- Bảo quản trong điều kiện .......(29)...........cao: bảo quản trong các kho

kín có nồng độ CO2 cao hoặc trong túi polyethylene. Bảo quản trong điều kiện nông độ O2 thấp:
bảo quản trong các túi được hút chân không.

Sấy khô để bảo quản hạt được tốt hơn

V. Mối quan hệ giữa quan hợp và hô hấp


Quang hợp và hô hấp là hai quá trình có mối liên hệ .......(30).......... và phụ thuộc lẫn nhau. Trong
đó, sản phẩm của quang hợp (chất hữu cơ và O2) là nguyên liệu cho quá trình hô hấp; ngược lại,
sản phẩm của hô hấp lại được sử dụng làm nguyên liệu cho quang hợp.

PHẦN II: BÀI TẬP


1. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là
A. Thân
B. Lá
C. Rễ
D. Quả

Câu 2. Hô hấp là quá trình:


A. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng
cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể
B. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng
cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể
C. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng
cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể
D. Khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần
thiết cho các hoạt động sống của cơ thể

Câu 3. Nhiệt độ tối thiểu cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng:
A. (-5oC) - (5oC), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau
B. (5 oC) - (10 oC), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau
C. (0oC) - (10oC), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau
D. (10oC) - (20oC), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau

Câu 4. Thực vật thường sử dụng nguồn cung nào để làm nguồn cung cấp năng lượng:
A. Dầu
B. Đạm
C. Vitamin
D. Tinh bột

Câu 5. Điền thành phàn còn thiếu vào sơ đồ khối dưới đây:

A. Acid
B. Ánh nắng mặt trời
C. Nhiệt năng
D. Glucose

Câu 6. Trong phương trình tổng quát của quá trình hô hấp, không có:
A. Glucose
B. Nhiệt
C. ADP
D. Nước

Câu 7. Phương trình tổng quát của quá trình hô hấp được cân bằng với hệ số glucose, oxy,
khí carbon, nước và nhiệt lần lượt là:
A. 1:6:6:6:1
B. 6:1:1:1:6
C. 1:6:1:6:1
D. 6:1:6:1:6

Câu 8. Trong quá trình hô hấp, từ một glucose thì có:


A. 20-22 ATP hình thành
B. 30-32 ATP hình thành
C. 40-42 ATP hình thành
D. 50-52 ATP hình thành

Câu 9. Nơi diễn ra quá trình đường phân:


A. Ti thể
B. Tế bào chất
C. Bộ máy golgi
D. Nhân tế bào

Câu 10. Nơi diễn ra chu trình Krebs:


A. Ti thể
B. Nhân
C. Tế bào chất
D. Bộ máy Golgi

Câu 11. Nơi diễn ra chuỗi truyền electron hô hấp


A. Ti thể
B. Nhân
C. Tế bào chất
D. Bộ máy Golgi

Câu 12. Số ATP hình thành qua quá trình đường phân:
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2

Câu 13. Nguyên liệu của quá trình đường phân:


A. Glucose
B. Acetyl CoA
C. Pyruvic acid
D. ADP

Câu 14. Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ, tế bào thu được:
A. 1 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
B. 2 phân tử axit piruvic, 6 phân tử ATP và 2 phân tử NADH
C. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH
D. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 4 phân tử NADH

Câu 15. Chuỗi truyền electron tạo ra:


A. 34 ATP
B. 32 ATP
C. 30 ATP
D. 28 ATP

Câu 16. Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự
A. Đường phân → Chu trình Crep→ Chuỗi truyền electron hô hấp
B. Chu trình crep → Đường phân → Chuối truyền electron hô hấp
C. Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp→ Chu trình Crep
D. Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Crep → Đường phân

Câu 17. Sản phẩm của phân giải kị khí (đường phân và lên men) từ axit piruvic là:

A. Rượu etylic + CO2 + năng lượng


B. Axit lactic + CO2 + năng lượng
C. Rượu etylic + năng lượng
D. Rượu etylic + CO2
Câu 18. Phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic tạo ra:
A. Chỉ rượu etylic
B. Chỉ axit lactic
C. Rượu etylic hoặc axit lactic
D. Đồng thời rượu etylic và axit lactic

Câu 19. Số CO2 được tạo ra sau mỗi quá trình hô hấp của thực vật với nguyên liệu là một
glucose:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 20. Yếu tố không ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật:

A. Nước
B. Nhiệt độ
C. Nồng độ oxy
D. Acid

Câu 21. Nước ảnh hưởng đến hô hấp thực vật thông qua:
A. Là nguyên liệu của hô hấp
B. Nước càng ít thì hô hấp càng mạnh
C. Áp suất thẩm thấu và hoạt động của enzyme trong quá trình hô hấp
D. Áp suất keo và hoạt động của vitamin trong quá trình hô hấp
Câu 22. Vai trò không thuộc hô hấp:
A. Tạo ra enzyme cho cơ thể
B. Tạo ra ATP
C. Tạo ra nhiệt năng để giữ ấm
D. Tạo ra các chất trung gian

Câu 23. Hô hấp có vai trò trong:


A. Chuyển hóa năng lượng và trao đổi chất
B. Tích lũy năng lượng trong cơ thể dưới dạng ADP
C. Tạo các chất acid
D. Vận hành cơ thể

Câu 24. Việc tạo ra các chất trung gian trong hô hấp:
A. Là làm nguyên liệu của các quá trình tổng hợp nhiều lần chất hữu cơ khác nhau
B. Là làm nguyên liệu xây dựng nơi cư trú cho động vật
C. Là làm nguyên liệu để tích lũy trong cơ thể sinh vật
D. Chưa có một tác dụng cụ thể

Câu 25. Nước cần thiết cho quá trình:


A. Tái hấp thu
B. Thủy phân
C. Đào thải
D. Điều hòa

Câu 26. Muốn tăng cường độ hô hấp, thì:


A. Giảm hàm lượng nước trong tế bào và cơ thể thực vật
B. Tăng hàm lượng nước trong tế bào và cơ thể thực vật
C. Giảm oxy trong hô hấp
D. Tăng cacbonic trong hô hấp

Câu 27. Cây dễ bị thiếu oxy trong điều kiện:


A. Đất khô cằn
B. Bị ngập úng hoặc ngâm trong nước lâu
C. Đất tơi xốp
D. Đất phèn

Câu 28. Khi cây bị thiếu oxy, hô hấp sẽ diễn ra theo:


A. Con đường hiếu khí
B. Chu trình Krebs
C. Chuỗi truyền điện tử
D. Con đường lên men

Câu 29. Khi tăng nồng độ khí carbonic thì hô hấp sẽ:
A. Giảm
B. Tăng
C. Ngừng lại
D. Giảm rồi tăng

Câu 30. Hô hấp và quang hợp là:


A. Hai mặt của một quá trình không thống nhất
B. Hai mặt của một quá trình thống nhất
C. Không có sự gắn kết cụ thể
D. Đối nghịch

Câu 31. Điền vào chỗ trống:


Hô hấp là quá trình … các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng
năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
A. Hợp nhất
B. Chuyển hóa
C. Nhiệt hóa
D. Oxy hóa

Câu 32. Điền vào chỗ trống:


Quá trình hô hấp được chia thành 3 giai đoạn gồm có đường phân, …, chuỗi truyền
electron hô hấp.
A. Phản ứng oxy hóa pyryvic acid thành acetyl-CoA và chu trình Krebs
B. Phản ứng hợp hóa pyryvic acid thành ATP
C. Chu trình Krebs
D. Phản ứng thủy phân glucose

Câu 33. Điền vào chỗ trống:


Thực vật không có cơ quan làm nhiệm vụ … như ở động vật.
A. Trao đổi dịch
B. Trao đổi khí
C. Trao đổi nước
D. Trao đổi năng lượng
Câu 34. Điền vào chỗ trống:
Trong quá trình …, nếu phân giải hoàn toàn một phân tử … thì tổng hợp được khoảng
30-32 ATP.
A. Hô hấp ở động vật - glucose
B. Hô hấp ở thực vật - glucose
C. Quang hợp ở thực vật - glucose
D. Quang hợp ở động vật - glucose

Câu 35. Điền vào chỗ trống:


Quá trình hô hấp … và … năng lượng tích lũy trong các hợp chất hữu cơ thành năng
lượng tích lũy trong các phân tử ATP.
A. Phóng thích – tổng hợp
B. Điều hòa – tổng hợp
C. Giải phóng – chuyển hóa
D. Đồng hóa – dị hóa

Câu 36. Điền vào chỗ trống:


Nhiệt độ cơ thể thực vật tăng cũng giúp bay hơi một số chất để … côn trùng tham gia
quá trình ...
A. Dẫn dụ - thụ phấn
B. Kích thích – quang hợp
C. Dẫn dụ - quang hợp
D. Kích thích – hô hấp

Câu 37. Điền vào chỗ trống:


Muốn tăng cường độ hô hấp thì cần phải tăng … trong tế bào và cơ thể thực vật.
A. Hàm lượng khí carbonic
B. Hàm lượng nước
C. Hàm lượng nhiệt
D. Hàm lượng ATP

Câu 38. Điền vào chỗ trống:


Hô hấp kị khí là phương thức thích nghi của thực vật với môi trường thiếu oxy nhưng
nếu để lâu sẽ gây tích tụ ... ảnh hưởng đến tế bào và cơ thể thực vật.
A. ATP
B. Glucose
C. Men
D. Lactic acid và ethanol

Câu 39. Điền vào chỗ trống:


Thông qua quang hợp và hô hấp, năng lượng … được chuyển hóa thành năng lượng …
tích lũy trong ATP.
A. Nhiệt – chất hữu cơ
B. Nhiệt – hóa học
C. Ánh sáng – chất hữu cơ
D. Ánh sáng – hóa học

Câu 40. Có bao nhiêu ý đúng khi nói về hô hấp ở thực vật:
(1) Nguyên liệu ban đầu là glucose
(2) Nguyên liệu ban đầu là khí carbonic
(3) Hô hấp kị khí diễn ra khi thiếu oxy
(4) Hàm lượng nước càng nhiều thì hô hấp càng mạnh
(5) Hàm lượng oxy càng cao thì hô hấp càng tăng (đến một mức nào đó sẽ ở trạng
thái cân bằng không tăng thêm)
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 41. Có bao nhiêu ý đúng khi nói về hô hấp ở thực vật
(1) Nhiệt độ càng thấp thì hô hấp càng mạnh
(2) Đường phân diễn ra ở tế bào chất
(3) Chuỗi electron diễn ra tại nhân
(4) Chu trình Krebs diễn ra tại nhân tế bào
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 42. Có bao nhiêu ý đúng khi nói về hô hấp ở thực vật:
(1) Nước là dung môi trong tế bào sinh vật và có ảnh hưởng đến hô hấp
(2) Nếu thiếu oxy thì hô hấp sẽ diễn ra theo quá trình kị khí
(3) Hô hấp luôn ổn định và không phụ thuộc và bất kì yếu tố nào
(4) ATP là đòng tiền năng lượng cho các hoạt động sống của sinh vật
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 43. Có bao nhiêu ý đúng khi nói về hô hấp ở thực vật:
(1) ATP có nguồn gốc từ NADH, FADH2
(2) Các giai đoạn của quá trình hô hấp hiếu khí không bao gồm đường phân
(3) Sản phẩm trung gian tạo ra sau hô hấp là ADP
(4) Nhiệt sản sinh ra trong quá trình hô hấp không có ích trên cơ thể sinh vật và làm
sinh vật chậm sinh trưởng
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 44. Có bao nhiêu ý SAI khi nói về hô hấp kị khí:


(1) Hô hấp kị khí diễn ra trong môi trường đầy đủ khí oxy
(2) Hô hấp kị khí phổ biến hơn hô hấp hiếu khí
(3) Sản phẩm của hô hấp kị khí nhiều ATP hơn hô hấp hiếu khí
(4) Hô hấp kị khí sinh ra acid lactic và ethanol
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 45. Có bao nhiêu ý đúng khi nói về vai trò của nước trong hô hấp:
(1) Không ảnh hưởng lên hô hấp
(2) Nước càng ít thì hô hấp càng mạnh
(3) Không tác động lên áp suất thẩm thấu của tế bào
(4) Có vai trò lên hoạt động của các enzyme hô hấp
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 46. Có bao nhiêu câu đúng khi nói về mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp:
(1) Là hai mặt của một quá trình thống nhất
(2) Sản phẩm của hô hấp không là nguyên liệu cho quang hợp
(3) Không ảnh hưởng qua lại với nhau
(4) Năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành năng lượng hóa học tích lũy trong
ATP không cần thông qua quang hợp và hô hấp
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 47. Có bao nhiêu ý SAI khi nói các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật:
(1) Nước đóng vai trò là dung dịch
(2) Oxy càng thấp hô hấp diễn ra càng mãnh liệt
(3) Nhiệt độ càng cao hô hấp diễn ra càng giảm sau đó tăng
(4) Khí carbonic có ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 48. Nối các quá trình sau cho phù hợp với điều kiện diễn ra quá trình đó:
a. Đủ khí oxy
1. Hô hấp hiếu khí
b. Sinh ra nhiều ATP
c. Thiếu khí oxy
2. Hô hấp kị khí
d. Gồm 3 quá trình

A. 1-abc, 2-d
B. 1-adb, 2-c
C. 1bcd, 2-a
D. 1-acd, 2-b

Câu 49. Nối các tên các giai đoạn sau sao cho phù hợp với số năng lượng chúng tạo ra.
1. Đường phân a. 26-28 ATP
2. Chu trình Krebs b. 2 ATP
3. Chuỗi truyền electron hô hấp 2 ATP và 4 CO2
A. 1-a, 2-b, 3-c
B. 1-b, 2-c, 3-a
C. 1-c, 2-a, 3-b
D. 1-c, 2-b, 3-a

Câu 50. Nối các yếu tố sau sao cho phù hợp với ý nghĩa của chúng:
1. Yếu tố có ảnh hưởng đến hô hấp a. Nhiệt độ
b. Nước
c. Acid
2. Yếu tố không ảnh hưởng đến hô hấp
d. ATP
A. 1-ab, 2-cd
B. 1-ac, 2-bd
C. 1-ad, 2-cb
D. 1-cd, 2-ad

2. Bài tập tự luận


Câu 1. Hãy vẽ sơ đồ tóm tắt ngắn gọn các giai đoạn của hô hấp hiếu khí ở thực vật.
Câu 2. Hô hấp kị khí có hại hay không? Tại sao?
Câu 3. Viết phương trình hô hấp và cân bằng.
Câu 4. Vì sao các giải pháp bảo quản nông phẩm, thực phẩm, rau quả đều nhằm mục tiêu
hạn chế cường độ hô hấp?

Câu 5. Nêu sự không giống nhau giữa hô hấp hiếu khí và lên men ở thực vật?
Câu 6. Kể tên các yếu tố có ảnh hưởng đến hô hấp, nêu cụ thể sự tác động của các yếu tố
trên
Câu 7. Tại sao khi tăng nhiệt độ, hô hấp của cây lại giảm?
Câu 8. Nêu một số ứng dụng của hô hấp kị khí.
Câu 9. Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp có sự liên kết như thế nào theo sự hiểu
biết của em?
Câu 10. Tại sao ở các cùng đất ngập úng, cây thường khó phát triển?

You might also like