ÔN TẬP VẬT LÍ 11 - moi

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

ÔN TẬP VẬT LÍ 11

Câu 1: Trong dao động điều hòa, gia tốc biến đổi
A. cùng pha với vận tốc. B. ngược pha với vận tốc.
C. sớm pha π/2 so với vận tốc. D. trễ pha π/2 so với vận tốc.
Câu 2: Trong dao động điều hoà, gia tốc biến đổi
A. cùng pha với li độ. B. sớm pha π/2 so với li độ.
C. ngược pha với li độ. D. trễ pha π/2 so với li độ.
Câu 3: Li độ và vận tốc trong dao động điều hoà luôn dao động
A. lệch pha π/2. B. ngược pha. C. lệch pha π/3. D. cùng pha.
Câu 4: Li độ và gia tốc trong dao động điều hoà luôn dao động
A. ngược pha. B. cùng pha. C. lệch pha π/3. D. lệch pha π/2.
Câu 5: Một vật dao động điều hoà, khi qua vị trí cân bằng thì
A. vận tốc bằng 0, gia tốc bằng 0. B. vận tốc cực đại, gia tốc bằng 0.
C. vận tốc bằng 0, gia tốc cực đại. D. vận tốc cực đại, gia tốc cực đại.
Câu 6: Biểu thức li độ của DĐĐH có dạng x = Acos(t + ), vận tốc của vật có giá trị cực đại là
A. vmax= A2. B. vmax= 2A. C. vmax= A2. D. vmax = A.
Câu 7: Một vật dao động điều hoà theo pt: x = 10cos(4πt+π/3) (cm). Vận tốc cực đại vật là
A. 40 cm/s. B. 10 cm/s. C. 1,256 m/s. D. 40 m/s.
Câu 8: Một vật DĐĐH với tần số 50 Hz, biên độ dao động 5 cm, vận tốc cực đại của vật đạt được
A. 50π cm/s. B. 50 cm/s. C. 5π m/s. D. 5π cm/s.
Câu 9. Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình li độ x = 2cos(2πt +π/2) (x tính bằng cm, t
tính bằng s). Tại thời điểm ¼ s, chất điểm có li độ bằng
A. 2 cm. B. - 3 cm. C. – 2 cm. D. 3 cm.
Câu 10: Một vật DĐ điều hòa, biết rằng khi vật có li độ x1=6 cm thì vận tốc của nó là v1=80 cm/s; khi
vật có li độ x2=5 3 cm thì vận tốc của nó là v2=50 cm/s. Tần số góc và biên độ dao động của vật
A. 10 rad/s; 10 cm. B. 10 rad/s; 3,18 cm. C.8 2 rad/s; 3,14 cm. D. 10 rad/s; 5 cm.
Câu 11: Một con lắc lò xo có quả cầu khối lượng m, dao động với phương trình x=6cos(20t) (cm).
Xác định chu kỳ, tần số dao động chất điểm
A. f =10 Hz; T= 0,1 s. B. f =1 Hz; T= 1 s. C. f =100 Hz; T= 0,01 s. D. f =5 Hz; T= 0,2 s.
Câu 12: Một vật dao động điều hòa với biên độ 5 cm, khi vật có li độ x = -3 cm thì có vận tốc 4
cm/s. Tần số dao động là
A. 5 Hz. B. 2 Hz. C. 0, 2 Hz. D. 0,5 Hz.
Câu 13: Sóng cơ học là
A. sự lan truyền dao động của vật chất theo thời gian.
B. những dao động cơ học lan truyền trong một môi trường vật chất theo thời gian.
C. sự lan toả vật chất trong không gian.
D. sự lan truyền biên độ dao động của các phân tử vật chất theo thời gian
Câu 14: Chọn câu đúng:
A. Năng lượng của sóng không phụ thuộc tần số của sóng.
B. Công thức tính bước sóng:  = vf.
C. Vận tốc truyền sóng không phụ thuộc môi trường.
D.Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng.
Câu 15: Một sóng cơ học lan truyền trong môi trường vật chất đàn hồi với tốc độ v, khi đó bước sóng
được tính theo công thức
A.  =v/2f B.  = vf. C.  = 2vf. D.  =v/f
Câu 16: Chọn phát biểu đúng:
A. Tần số sóng thay đổi khi sóng truyền từ môi trường này sang môi trường khác.
B. Tần số sóng được xác định bởi nguồn phát sóng.
C. Tần số sóng là tích số của bước sóng và chu kì dao động của sóng.
D. Tần số sóng trong mọi môi trường đều không phụ thuộc vào chu kì dao động của sóng.
Câu 17: Khoảng cách giữa hai điểm gần nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha bằng

1
A. λ/4. B. λ. C. λ/2. D. 2λ.
Câu 18: Khoảng cách giữa hai điểm gần nhất trên phương truyền sóng dao động ngược pha bằng
A.  /4. B.  /2. C.  . D. 2  .
Câu 19. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ học?
A. Sóng âm truyền được trong chân không.
B. Sóng dọc là sóng có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng.
C. Sóng dọc là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng.
D. Sóng ngang là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng.
Câu 20. Khi nói về sóng cơ học, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sóng cơ học có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng là sóng ngang.
B. Sóng cơ học là sự lan truyền dao động cơ học trong môi trường vật chất.
C. Sóng cơ học truyền được trong tất cả các môi trường rắn, lỏng, khí và chân không.
D. Sóng âm truyền trong không khí là sóng dọc.
Câu 21: Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?
A. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà
dao động tại hai điểm đó ngược pha nhau.
B. Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng
gọi là sóng dọc.
C. Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền
sóng gọi là sóng ngang.
D. Tại mỗi điểm của môi trường có sóng truyền qua, biên độ của sóng là biên độ dao động của
phần tử môi trường.
Câu 22: Một sóng có chu kì 0,125 s thì tần số của sóng này là
A. 8 Hz. B. 4 Hz. C. 16 Hz. D. 10 Hz.
Câu 23. Một sóng âm truyền trong không khí, trong số các đại lượng: biên độ sóng, tần số sóng,
vận tốc truyền sóng và bước sóng; đại lượng không phụ thuộc vào các đại lượng còn lại là
A. bước sóng. B. biên độ sóng. C. vận tốc truyền sóng. D. tần số sóng.
Câu 24. Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Sóng ngang là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua vuông
góc với phương truyền sóng.
B. Khi sóng truyền đi, các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua cùng truyền đi theo sóng.
C. Sóng cơ không truyền được trong chân không.
D. Sóng dọc là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua trùng với
phương truyền sóng.
Câu 25. Một sóng âm truyền từ không khí vào nước thì
A. tần số và bước sóng đều thay đổi. B. tần số thay đổi, còn bước sóng không thay đổi.
C. tần số không thay đổi, còn bước sóng thay đổi. D. tần số và bước sóng đều không thay đổi.
Câu 26. Một âm có tần số xác định lần lượt truyền trong nhôm, nước, không khí với tốc độ tương ứng
là v1, v2, v3. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. v2 >v1> v3. B. v1 >v2> v3. C. v3 >v2> v1. D. v2 >v3> v2.
Câu 27. Một sóng âm truyền trong không khí, trong số các đại lượng: biên độ sóng, tần số sóng,
vận tốc truyền sóng và bước sóng; đại lượng không phụ thuộc vào các đại lượng còn lại là
A. bước sóng. B. biên độ sóng. C. vận tốc truyền sóng. D. tần số sóng.
Câu 28: Sóng dọc
A. chỉ truyền được trong chất rắn.
B. truyền được trong chất rắn và chất lỏng và chất khí.
C. truyền được trong chất rắn, chất lỏng, chất khí và cả chân không.
D. không truyền được trong chất rắn.
Câu 29: Chọn phát biểu đúng khi nói về sóng cơ học
A. Sóng cơ học là quá trình lan truyền trong không gian của các phần tử vật chất.
B. Sóng cơ học là quá trình lan truyền của dao động theo thời gian.
C. Sóng cơ học là những dao động cơ học lan truyền trong môi trường vật chất theo thời gian.
D. Sóng cơ học là sự lan truyền của biên độ theo thời gian trong môi trường vật chất đàn hồi
Câu 30: Sóng ngang là sóng có phương dao động
2
A. trùng với phương truyền sóng. B. nằm ngang.
C. vuông góc với phương truyền sóng. D. thẳng đứng.
Câu 31: Sóng dọc là sóng có phương dao động
A. thẳng đứng. B. nằm ngang.
C. vuông góc với phương truyền sóng. D. trùng với phương truyền sóng.
Câu 32: Vận tốc truyền sóng cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Tần số sóng. B. Bản chất của môi trường truyền sóng.
C. Biên độ của sóng. D. Bước sóng.
Câu 33. Chọn câu đúng nhất: hai nguồn kết hợp là hai nguồn
A. cùng tần số và có độ lệch pha không đổi. B. cùng tần số và cùng pha.
C. cùng tần số và ngược pha. D. cùng tần số.
Câu 34. Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có sự gặp nhau của hai sóng
A. xuất phát từ hai nguồn dao động cùng biên độ.
B. xuất phát từ hai nguồn truyền ngược chiều nhau.
C. xuất phát từ hai nguồn bất kì.
D. xuất phát từ hai nguồn sóng kết hợp cùng phương.
Câu 35. Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm
trên đường nối tâm sóng bằng
A. bằng hai lần bước sóng. B. bằng một bước sóng.
C. bằng một nửa bước sóng. D. bằng một phần tư bước sóng.
Câu 36. Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng
A. một phần tư bước sóng. B. hai lần bước sóng. C. một nửa bước sóng. D. một bước sóng.
Câu 37. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe Young, tại vị trí cách vân trung tâm 4 mm,
ta thu được vân tối thứ 3. Vân sáng bậc 4 cách vân trung tâm một khoảng là
A. 6,4 mm. B. 5,6 mm. C. 4,8 mm. D. 5,4 mm.
Câu 38. Cho các vùng bức xạ điện từ: I. Ánh sáng nhìn thấy. II. Tia tử ngoại. III. Tia hồng ngoại. IV.
Tia X. Hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần về bước sóng:
A. I, II, III, IV B. IV, II, I, III. C. IV, III, II, I D. III, I, II, IV.
Câu 39: Bước sóng là
A. quãng đường mà mỗi phần tử của môi trường đi được trong 1 giây.
B. khoảng cách giữa hai phần tử của sóng dao động ngược pha.
C. khoảng cách giữa hai phần tử sóng gần nhau nhất dao động cùng pha.
D. khoảng cách giữa hai vị trí xa nhau nhất của mỗi phần tử sóng.
Câu 40: Tốc độ truyền âm trong môi trường nào sau đây là lớn nhất?
A. Môi trường không khí loãng. B. Môi trường không khí.
C. Môi trường nước nguyên chất. D. Môi trường chất rắn.
Câu 41: Hai sóng kết hợp là hai sóng cùng phương
A. chuyển động cùng chiều và cùng tốc độ. B. luôn đi kèm với nhau.
C. có cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian.
D. có cùng bước sóng và có độ lệch pha biến thiên tuần hoàn.
Câu 42. Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm
trên đường nối hai tâm sóng bằng
A. hai lần bước sóng. B. một bước sóng.
C. một nửa bước sóng. D. một phần tư bước sóng.
Câu 43: Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực tiểu liên tiếp nằm
trên đường nối hai tâm sóng có độ dài là
A. hai lần bước sóng. B. một bước sóng.
C. một nửa bước sóng. D. một phần tư bước sóng.
Câu 44: Sóng nào sau đây không có cùng bản chất với sóng còn lại?
A. Sóng âm. B. Sóng mặt nước. C. Sóng ánh sáng. D. Sóng trên sợi dây.
Câu 45. Để hai sóng giao thoa được với nhau thì chúng phải có
A. Cùng tần số, cùng biên độ và cùng pha.
B. Cùng tần số, cùng biên độ và hiệu số pha không đổi theo thời gian.
C. Cùng tần số và cùng pha.
3
D. Cùng tần số, cùng phương và hiệu số pha không đổi theo thời gian.
Câu 46. Xét hiện tượng sóng dừng trên dây đàn hồi nhẹ AB. Đầu A dao động theo phương vuông góc
với với sợi dây biên độ a. Khi đầu B cố định, sóng phản xạ tại B
A. cùng pha với sóng tới tại B. B. ngược pha với sóng tới tại B.
C. vuông pha với sóng tới tại B. D. lệch pha π/2 với sóng tới tại B.
Câu 47. Xét hiện tượng sóng dừng trên dây đàn hồi nhẹ AB. Đầu A dao động theo phương vuông góc
với với sợi dây biên độ a. Khi đầu B tự do, sóng phản xạ tại B
A. cùng pha với sóng tới tại B. B. ngược pha với sóng tới tại B.
C. vuông pha với sóng tới tại B. D. lệch pha π/4 với sóng tới tại B.
Câu 48. Một sợi dây AB dài l = 21 cm được treo vào một âm thoa, âm thoa dao động với tần số 100
Hz, đầu B tự do. Cho biết khoảng cách từ B đến nút thứ 3 là 5 cm. Số nút sóng và số bụng sóng quan
sát được trên dây là
A. 11 nút, 10 bụng. B. 11 nút, 11 bụng. C. 6 nút, 5 bụng. D. 6 nút, 6 bụng.
Câu 49: Đơn vị đo cường độ âm là
A. Oát trên mét (W/m). B. Ben (B).
C. Niutơn trên mét vuông (N/m2). D. Oát trên mét vuông (W/m2).
Câu 50. Công thức tính khoảng vân giao thoa là :
D a D D
A. i= B. i= C. i= D. i=
a D 2a a
Câu 51. Thân thể con người bình thường có thể phát ra được bức xạ nào dưới đây?
A. Tia X. B. Ánh sáng nhìn thấy. C. Tia hồng ngoại. D. Tia tử ngoại.
Câu 52. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có cùng bản chất là sóng điện từ.
B. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn tia tử ngoại.
C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều là những bức xạ không nhìn thấy.
D. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có tác dụng nhiệt.
Câu 53. Sắp xếp các tia hồng ngoại, tử ngoại, gamma, X theo chiều tăng của tần số:
A. tia X, hồng ngoại, gamma, tử ngoại. B. tia hồng ngoại, gamma, tử ngoại, X.
C. tia hồng ngoại, tử ngoại, X, gamma. D. tia tử ngoại, hồng ngoại, gamma, X.

You might also like