Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

BÀI 15 - KHÁNG SINH NHÓM BETA – LACTAM

Câu 1. Nếu từ khung PENAM, biến đổi thay S bằng O thì được KHUNG gì?
A. Carbacephem. B. Carbapenam. C. Oxacephem. D. Oxapenam.
Câu 2. Cấu trúc CƠ BẢN của các PENICILLIN gồm:
A. Vòng β-lactam + thiazolidin. B. Chỉ vòng β-lactam.
C. Vòng β-lactam + dihydrothiazin. D. Vòng β-lactam + azetidin-2-on.
Câu 3. Nếu từ khung PENAM, biến đổi thay S bằng C thì được KHUNG gì?
A. Oxacephem. B. Oxapenam. C. Carbapenam. D.
Carbacephem.

Câu 4. Đặc điểm KHÔNG PHẢI của các Penicillin THIÊN NHIÊN:
A. Phổ tác dụng rộng gồm hầu hết vi khuẩn gram (-) và gram (+).
B. Gây dị ứng thường xuyên và nặng, phải thử (test) trước khi tiêm đủ liều.
C. Bị β-lactamase phá hủy.
D. Tiêm bắp đau; tiêm tĩnh mạch có thể viêm mạch máu.
Câu 5. HÓA TÍNH của PENICILLIN, chọn câu ĐÚNG:
A. Có tính chất lưỡng tính.
B. Vòng β-lactam không bền bị mở vòng bởi kiềm.
C. Có tính chất base.
D. Vòng β-lactam bền vững không bị mở vòng bởi kiềm.
Câu 6. Penicillin THIÊN NHIÊN được ly trích từ NẤM:
A. Amoxicillin và Penicillin G. B. Meticillin.
C. Penicillin G và Penicillin V. D. Ticarcillin và Penicillin V.
Câu 7. ĐẶC ĐIỂM của các Penicillin THIÊN NHIÊN:
A. Phổ tác dụng rộng gồm hầu hết vi khuẩn gram (-) và gram (+).
B. Penicillin V không bền với acid, chỉ tiêm IM hoặc IV.
C. Bị β-lactamase phá hủy.
D. Penicillin G bền trong môi trường acid, có thể uống được.
Câu 8. Penicilin G còn có TÊN GỌI KHÁC là:
A. Amoxicillin. B. Phenoxybenzylpenicillin.
C. Benzylpenicillin kali. D. Ampicillin.
Câu 9. Penicillin nào dễ bị β-lactamase phá hủy?
A. Meticillin. B. Penicillin G. C. Oxacillin. D.
Cloxacillin.
Câu 10. PENICILLIN G được CHỈ ĐỊNH trong các trường hợp sau, NGOẠI TRỪ:
A. Nhiễm khuẩn: vết thương, hô hấp và phổi.
B. Nhiễm Pseudomonas aeruginosa.
C. Lậu, giang mai.
D. Viêm màng não, nhiễm trùng máu.
Câu 11. PHỔ TÁC DỤNG của PENICILLIN G:
A. Chủ yếu vi khuẩn yếm khí.
B. Chủ yếu trên gram (+). Vi khuẩn gram (-): lậu cầu, màng não cầu.
C. Đề kháng tự nhiên trên gram (+).
D. Chủ yếu vi khuẩn gram (-).

Câu 12. KHÁNG SINH nào BỀN trong môi trường ACID có thể dùng bằng đường UỐNG?
A. Meticillin. B. Penicillin V. C. Penicillin G. D. Ticarcillin.
Câu 13. Penicilin V còn có TÊN GỌI KHÁC là:
A. Amoxicillin. B. Benzylpenicillin kali.
C. Phenoxymethylpenicillin. D. Ampicillin.

Câu 14. Đặc điểm KHÔNG ĐÚNG của các Penicilin KHÁNG β-lactamase:
A. Bị β-lactamase phá hủy.
B. Trừ meticillin cần tiêm IM; các penicillin kháng acid uống được.
C. Dùng thay thế penicillin thiên nhiên đã bị vi khuẩn kháng.
D. Có phổ tác dụng hẹp chủ yếu trên vi khuẩn gram (+).
Câu 15. ĐỘC TÍNH khi sử dụng Meticillin:
A. Thường xuyên dị ứng. B. Gây viêm thận.
C. Độc gan. D. Loét dạ dày - tá tràng.
Câu 16. CLOXACILLIN được CHỈ ĐỊNH trong trường hợp:
A. Nhiễm vi khuẩn yếm khí.
B. Thay thế Penicillin G khi vi khuẩn đề kháng.
C. Nhiễm Pseudomonas aeruginosa.
D. Nhiễm trùng vi khuẩn gram (-).
Câu 17. PHỔ TÁC DỤNG của CLOXACILLIN:
A. Chủ yếu vi khuẩn gram (-).
B. Giống penicillin G; nhưng kháng β-lactamase.
C. Chủ yếu vi khuẩn yếm khí.
D. Phổ rộng hầu hết trên gram (+) và gram (-).
Câu 18. PENICILLIN có khả năng KHÁNG β-lactamase:
A. Ampicillin. B. Piperacillin. C. Amoxicillin. D. Meticillin.

Câu 19. AMOXICILLIN được CHỈ ĐỊNH trong các trường hợp sau, NGOẠI TRỪ:
A. Nhiễm khuẩn mật, viêm màng trong tim.
B. Loét DD - TT do H. pylori.
C. Nhiễm khuẩn hô hấp.
D. Nhiễm Pseudomonas aeruginosa.
Câu 20. PHỔ TÁC DỤNG của AMOXICILLIN:
A. Chủ yếu vi khuẩn yếm khí.
B. Phổ rộng hầu hết trên gram (+) và gram (-), nhạy cảm với H. pylori.
C. Giống penicillin G; nhưng kháng β-lactamase.
D. Chủ yếu vi khuẩn gram (-).
Câu 21. Chọn phát biểu ĐÚNG:
A. Tỉ lệ hấp thu Ampicillin cao đạt tới > 90%.
B. Hiệu lực với H. pylori: Amoxicillin >> Ampicillin.
C. Amoxcilin, Ampicillin có khả năng kháng β-lactamase.
D. Tỉ lệ hấp thu Amoxcillin thấp đạt 30-40%.
Câu 22. PENICILLIN có phổ tác dụng RỘNG:
A. Oxacillin. B. Amoxicillin. C. Penicillin V. D. Penicillin
G.
Câu 23. Cách PHỐI HỢP nào sau đây THÍCH HỢP NHẤT:
A. Acid clavuclanic + Amoxicillin. B. Acid clavuclanic + Ampicillin.
C. Sulbactam + Amoxicillin. D. Acid clavuclanic + Oxacillin.
Câu 24. Chất ỨC CHẾ β-lactamase BẢO VỆ cho các hoạt chất PENICILLIN:
A. Sulfaguanidin. B. Sulfadoxin. C. Sulbactam. D.
Sulfacetamid.

Câu 25. Kháng sinh KHÔNG BỀN trong môi trường ACID chỉ dùng đường TIÊM:
A. Oxacillin. B. Penicillin V. C. Amoxicillin. D. Ticarcillin.
Câu 26. PENICILLIN có tác dụng KHÁNG Pseudomonas aeruginosa:
A. Oxacillin. B. Ampicillin. C. Meticillin. D. Ticarcillin.
Câu 27. Các PENICILLIN có tác dụng KHÁNG Pseudomonas aeruginosa, NGOẠI TRỪ:
A. Piperacillin. B. Ticarcillin. C. Carbenicilin. D. Oxacillin.

Câu 28. HÓA TÍNH các CEPHALOSPORIN:


A. Kém bền với acid. B. Có tính base.
C. Có tính lưỡng tính. D. Bị kiềm, alcol phá vòng β-lactam.
Câu 29. Cấu trúc CƠ BẢN của các CEPHALOSPORIN gồm:
A. Vòng β-lactam + azetidin-2-on. B. Vòng β-lactam + thiazolidin.
C. Vòng β-lactam + dihydrothiazin. D. Chỉ vòng β-lactam.
Câu 30. Các CEPHALOSPORIN hiện nay được chia làm mấy THẾ HỆ?
A. 5 B. 4 C. 2 D. 3
Câu 31. CEPHALOSPORIN thế hệ II:
A. Cephalexin. B. Cefepim. C. Cefixim. D. Cefaclor.
Câu 32. CEPHALOSPORIN thế hệ IV:
A. Cephalexin. B. Cefepim. C. Cefixim. D. Cefaclor.
Câu 33. CHỈ ĐỊNH của các CEPHALOSPORIN thế hệ II:
A. Nhiễm vi khuẩn gram (-): lậu, tiêu hóa do Enterobacter, tiết niệu.
B. Nhiễm đa khuẩn, bao gồm đường tiêu hóa; nhiễm trực khuẩn mủ xanh.
C. Nhiễm vi khuẩn gram (-) và (+): nhiễm khuẩn hô hấp, lậu, nhiễm khuẩn phẫu thuật.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 34. CEPHALOSPORIN thế hệ I:
A. Cefaclor. B. Cephalexin. C. Cefepim. D. Cefixim.
Câu 35. Các TÁC DỤNG PHỤ của CEPHALOSPORIN, NGOẠI TRỪ:
A. Thường xuyên như các penicillin.
B. Tiêm IM rất đau, nguy cơ hoại tử cơ chỗ tiêm.
C. Độc tính với thận.
D. Độc dây thần kinh thính giác.
Câu 36. CHỈ ĐỊNH của các CEPHALOSPORIN thế hệ III:
A. Nhiễm vi khuẩn gram (-) và (+): nhiễm khuẩn hô hấp, lậu, nhiễm khuẩn phẫu thuật.
B. Nhiễm đa khuẩn, bao gồm đường tiêu hóa; nhiễm trực khuẩn mủ xanh.
C. Nhiễm vi khuẩn gram (-): lậu, tiêu hóa do Enterobacter, tiết niệu.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 37. CEPHALOSPORIN thế hệ III:
A. Cefaclor. B. Cefepim. C. Cephalexin. D. Cefixim.
Câu 38. Các ĐẶC ĐIỂM của CEPHALOSPORIN thế hệ I, NGOẠI TRỪ:
A. Nhạy cảm trực khuẩn mủ xanh (Ps. aeruginosa).
B. Nhạy cảm với vi khuẩn gram (+): Staphylococcus; hoạt lực < penicillin.
C. Nhạy cảm với vi khuẩn gram (-): E. coli, Klebciella pneumoniae, Salmonella.
D. Bị β-lactamase phân hủy.

Câu 39. PHỔ TÁC DỤNG của CEFUROXIM:


A. Chủ yếu vi khuẩn gram (+).
B. Vi khuẩn gram (+), gram (-), một phần vi khuẩn yếm khí.
C. Chủ yếu vi khuẩn gram (-).
D. Chủ yếu vi khuẩn yếm khí.
Câu 40. PHỔ TÁC DỤNG của CEFOTAXIM:
A. Vi khuẩn gram (-) ; hiệu lực cao với Enterobacter.
B. Phổ rộng cả vi khuẩn gram (+), gram (-).
C. Chủ yếu vi khuẩn gram (+).
D. Chủ yếu vi khuẩn yếm khí.
Câu 41. PHỔ TÁC DỤNG của CEFEPIM:
A. Nhạy cảm với vi khuẩn gram (-) chủ yếu, trực khuẩn mủ xanh.
B. Không nhạy cảm với trực khuẩn mủ xanh.
C. Chủ yếu vi khuẩn yếm khí.
D. Phổ rộng cả vi khuẩn gram (+), gram (-).

BÀI 16 - KHÁNG SINH NHÓM AMINOSID

Câu 1. Aminosid CHỦ YẾU gây độc trên ỐC TAI:


A. Amikacin. B. Streptomycin. C. Netilmicin. D.
Gentamycin.
Câu 2. Aminosid GÂY ĐỘC trên CẢ ỐC TAI và TIỀN ĐÌNH:
A. Gentamycin. B. Netilmicin. C. Amikacin. D.
Streptomycin.
Câu 3. Aminosid CHỈ ĐỊNH trị nhiễm Pseudomonas và Serratia:
A. Paramomycin. B. Spectinomycin. C. Gentamycin. D.
Streptomycin.
Câu 4. Aminosid dùng phối hợp điều trị LAO:
A. Paramomycin. B. Spectinomycin. C. Gentamycin. D.
Streptomycin.
Câu 5. Các ĐỘC TÍNH của Aminosid, NGOẠI TRỪ:
A. Dị ứng thuốc, giảm thị lực.
B. Gây vàng răng vĩnh viễn ở trẻ sơ sinh.
C. Hoại tử ống thận gây bí tiểu, phù.
D. Tổn thương thần kinh thính giác.
Câu 6. Phương định tính GENTAMICIN SULFAT:
A. Sắc ký. B. Cho màu tím với ninhydrin.
C. Phản ứng của ion SO4 .
2-
D. Tất cả đều đúng.
Câu 7. Aminosid CHỦ YẾU gây độc trên TIỀN ĐÌNH:
A. Gentamycin. B. Netilmicin. C. Amikacin. D.
Streptomycin.
Câu 8. TOBRAMYCIN KHÔNG được CHỈ ĐỊNH trong trường hợp:
A. Nhiễm khuẩn mắt.
B. Phối hợp các aminosid khác.
C. Nhiễm trực khuẩn mủ xanh.
D. Nhiễm khuẩn toàn thân: tiêm IM hoặc truyền.
Câu 9. Các NGUYÊN TẮC sử dụng kháng sinh Aminosid, NGOẠI TRỪ:
A. Dẫn chất thế 4,5 deoxy-2 streptamin dùng đường tiêm.
B. Không phối hợp với các thuốc có cùng độc tính trên thận.
C. Không tiêm liều cao, liên tục thời gian dài.
D. Theo dõi thính lực và lượng nước tiểu khi tiêm aminosid.
Câu 10. Aminosid HIỆU LỰC CAO với LẬU CẦU:
A. Paramomycin. B. Spectinomycin. C. Streptomycin. D.
Gentamycin.
Câu 11. PHỔ TÁC DỤNG của kháng sinh nhóm Aminosid:
A. Nhạy cảm chủ yếu vi khuẩn gram (-). B. Phổ rộng cả gram (-) và gram (+).
C. Nhạy cảm chủ yếu vi khuẩn gram (+). D. Nhạy cảm chủ yếu vi khuẩn yếm khí.
Câu 12. Aminosid ÍT GÂY ĐỘC trên ỐC TAI nhất:
A. Gentamycin. B. Netilmicin. C. Streptomycin. D. Amikacin.
Câu 13. Chọn phát biểu KHÔNG ĐÚNG về NEOMYCIN SULFAT:
A. Làm sạch ruột trước phẫu thuật ổ bụng.
B. Nhạy cảm vi khuẩn gram (-).
C. Phối hợp với gramicidin, nystatin điều trị đa nhiễm da.
D. Dùng đường tiêm.
Câu 14. Aminosid có tác dụng diệt AMIP và tẩy SÁN ruột:
A. Paramomycin. B. Spectinomycin. C. Streptomycin. D.
Gentamycin.

BÀI 17 - KHÁNG SINH NHÓM CYCLIN

Câu 1. Kháng sinh nhóm TETRACYCLIN dùng ƯU TIÊN trị TIÊU CHẢY KHI ĐI DU
LỊCH:
A. Tetracyclin. B. Minocyclin. C. Doxycyclin. D.
Clotetracyclin.
Câu 2. Chọn phát biểu KHÔNG ĐÚNG về DOXYCYCLIN:
A. Phổ hẹp.
B. Thời hạn tác dụng kéo dài.
C. Hiệu lực kháng khuẩn cao hơn Tetracyclin 2 lần.
D. Ít ảnh hưởng đến sự phát triển xương và răng của trẻ.
Câu 3. PHỔ TÁC DỤNG của kháng sinh nhóm TETRACYCLIN:
A. Vi khuẩn gram (+). B. Vi khuẩn yếm khí. C. Vi khuẩn gram (-). D. Tất cả đều
đúng.
Câu 4. Các phương pháp ĐỊNH TÍNH nhóm Cyclin, NGOẠI TRỪ:
A. Acid – bazơ. B. Sắc ký, so với chuẩn.
C. Tạo màu với ZnCl2 và H2SO4 đậm đặc. D. Phát huỳnh quang vàng dưới đèn UV.
Câu 5. Tác dụng phụ KHÔNG PHẢI của kháng sinh nhóm TETRACYCLIN:
A. Gây sạm vùng da hở.
B. Gây dị ứng nặng, phải thử (test) trước khi sử dụng.
C. Cản trở phát triển xương, trẻ em chậm lớn.
D. Xỉn màu răng, hư men răng.

BÀI 18 - KHÁNG SINH NHÓM MACROLID

Câu 1. Kháng sinh nhóm MACROLID nhạy cảm đặc hiệu với H. pylori:
A. Azithromycin. B. Clarithromycin. C. Spiramycin. D.
Erythromycin.
Câu 2. Phương pháp định tính ERYTHROMYCIN:
A. Phát huỳnh quang xanh lơ dưới tia UV.
B. Phản ứng của nhóm Nitrophenyl và Clo hữu cơ.
C. Phản ứng tạo phức với CuSO4.
D. Phản ứng tạo màu với HCl đặc đậm.
Câu 3. PHỔ TÁC DỤNG của kháng sinh nhóm MACROLID:
A. Phổ rộng, chủ yếu vi khuẩn gram (-). B. Phổ hẹp.
C. Không nhạy cảm vi khuẩn yếm khí. D. Phổ hẹp, chủ yếu vi khuẩn gram (+).
Câu 4. Tác dụng phụ ĐIỂN HÌNH của LINCOMYCIN:
A. Độc tai. B. Viêm gan.
C. Độc thận. D. Tiêu chảy do viêm ruột kết màng giả.
Câu 5. Kháng sinh NHÓM NÀO có thể dùng thay thế cho nhóm Penicillin?
A. Cephalosporin. B. Aminosid. C. Cloramphenicol. D. Macrolid.
Câu 6. Kháng sinh nhóm MACROLID ƯU TIÊN trị nhiễm khuẩn TỦY RĂNG, KHOANG
MIỆNG:
A. Spiramycin. B. Erythromycin. C. Clarithromycin. D.
Azithromycin.
Câu 7. KHÁNG SINH nhóm MACROLID có vòng Lacton 16 nguyên tử:
A. Spiramycin. B. Erythromycin. C. Clarithromycin. D.
Roxithromycin.

BÀI 19 - KHÁNG SINH NHÓM PHENICOL- FOSFORMYCIN – PEPTID

Câu 1. KHÁNG SINH nhóm POLYPEPTID là:


A. Polymycin B và Colistin. B. Vancomycin và Colistin.
C. Polymycin B. D. Colistin.
Câu 2. PHỔ TÁC DỤNG của POLYMYCIN B:
A. Phổ rộng vi khuẩn gram (-), vi khuẩn gram (+), và vi khuẩn yếm khí.
B. Nhạy cảm chủ yếu vi khuẩn yếm khí.
C. Nhạy cảm chủ yếu vi khuẩn gram (+).
D. Nhạy cảm chủ yếu vi khuẩn gram (-).
Câu 3. Các TÁC DỤNG PHỤ khi dùng VANCOMYCIN, NGOẠI TRỪ:
A. Suy tủy.
B. Thoát mạch khi tiêm tĩnh mạch sẽ gây hoại tử chỗ tiêm.
C. Gây hư thận.
D. Truyền tốc độ nhanh gây đỏ mặt và cổ.
Câu 4. POLYMYCIN B có thể dùng THAY THẾ cho KHÁNG SINH nhóm:
A. Macrolid. B. Penicillin. C. Aminosid. D.
Vancomycin.
Câu 5. KHÁNG SINH nào dùng ĐẶC HIỆU trị trực khuẩn LAO và trực khuẩn PHONG:
A. Penicillin G. B. Vancomycin. C. Rifampicin. D. Polymyxin
B.
Câu 6. PHỔ TÁC DỤNG của CLORAMPHENICOL:
A. Phổ hẹp chủ yếu vi khuẩn gram (-).
B. Phổ rộng, nhưng đặc hiệu vi khuẩn gram (-).
C. Chủ yếu vi khuẩn yếm khí.
D. Phổ hẹp chủ yếu vi khuẩn gram (+).
Câu 7. KHÁNG SINH dùng trị VIÊM RUỘT KẾT MÀNG GIẢ do Clostridium difficile:
A. Penicillin G. B. Vancomycin. C. Rifampicin. D. Polymyxin
B.
Câu 8. PHỔ TÁC DỤNG của VANCOMYCIN:
A. Nhạy cảm vi khuẩn gram (+) và vi khuẩn Clostridium difficile.
B. Nhạy cảm chủ yếu vi khuẩn yếm khí.
C. Nhạy cảm chủ yếu vi khuẩn gram (+).
D. Nhạy cảm chủ yếu vi khuẩn gram (-).
Câu 9. Kháng sinh nhóm Glycopeptid:
A. Vancomycin. B. Vancomycin và Polymycin B.
C. Polymycin B. D. Colistin.
Câu 10. Tác dụng phụ ĐIỂN HÌNH của CLORAMPHENICOL:
A. Suy tủy khó hồi phục. B. Gây dị ứng thường xuyên và nặng.
C. Xỉn màu răng, hư men răng. D. Độc cho tai.
Câu 11. Phương pháp định tính CLORAMPHENICOL:
A. Phản ứng tạo phức với CuSO4.
B. Phản ứng tạo phức với FeCl3.
C. Phát huỳnh quang xanh lơ dưới tia UV.
D. Phản ứng của nhóm Nitrophenyl và Clo hữu cơ, IR, UV.
Câu 12. Phương pháp định lượng CLORAMPHENICOL:
A. Acid-Base. B. Chuẩn độ tạo phức. C. Quang phổ UV. D. Đo Iod.

BÀI 20 - THUỐC KHÁNG NẤM

Câu 1. Các LOẠI NẤM sau đây là NẤM MEN, NGOẠI TRỪ:
A. Candida. B. Aspergillus. C. Cryptococcus. D.
Blastomyces.
Câu 2. LOẠI NẤM CANDIDA nào THƯỜNG chiếm TỶ LỆ CAO NHẤT trong các trường
hợp nhiễm NẤM?
A. Candida guilermondii. B. Candida albicans.
C. Candida glabrata. D. Candida krusei.

Câu 3. Chọn phát biểu SAI về TƯƠNG TÁC của nhóm KHÁNG NẤM CONAZOL:
A. Với INH: giảm nồng độ Itraconazole.
B. Với Phenytoin, Rifampicin: giảm tác dụng Fluconazol.
C. Với Sulfonylurea: làm giảm tác dụng hạ đường huyết.
D. Với Coumarin và thuốc chống đông kháng vitamin K: tăng tác dụng.
Câu 4. Chọn phát biểu SAI về TƯƠNG TÁC của nhóm KHÁNG NẤM CONAZOL:
A. Với Sulfonylurea: làm tăng tác dụng hạ đường huyết.
B. Với Coumarin và thuốc chống đông kháng vitamin K: tăng tác dụng.
C. Với Phenytoin, Rifampicin: tăng tác dụng Fluconazol.
D. Với INH: giảm nồng độ Itraconazole.
Câu 5. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG của các CONAZOL:
A. Giảm tính dính của nấm.
B. Ức chế thành lập thể germ tube của nấm.
C. Ức chế enzym cytochrom P450 oxydase của nấm.
D. Tăng tính miễn dịch của cơ thể.

Câu 6. CLOTRIMAZOL được CHỈ ĐỊNH CHỦ YẾU trong trường hợp:
A. Nấm ngoài da và nhiễm nấm máu. B. Nấm ngoài da và niêm mạc âm đạo.
C. Nấm ruột và nấm âm đạo. D. Nấm âm đạo và nhiễm nấm phổi.
Câu 7. CLOTRIMAZOL KHÔNG NÊN dùng đường TOÀN THÂN bởi vì:
A. Không hấp thu qua đường tiêu hóa. B. Gây rối loạn tiêu hóa nặng.
C. Gây độc khi dùng toàn thân. D. Khoảng trị liệu hẹp.

Câu 8. Thuốc KHÁNG NẤM là dẫn chất TRIAZOL:


A. Ketoconazol. B. Flucytosin. C. Fluconazol. D.
Itraconazol.
Câu 9. Kháng sinh CHỐNG NẤM chỉ dùng TẠI CHỖ:
A. Natamycin. B. Amphotericin B. C. Flucytosin. D.
Griseofulvin.
Câu 10. Các thuốc có tác dụng KHÁNG NẤM TOÀN THÂN, NGOẠI TRỪ:
A. Fluconazol. B. Griseofulvin. C. Providon - iod. D. Flucytosin.
Câu 11. Thuốc KHÁNG NẤM dẫn chất Imidazol:
A. Acid salicylic. B. Ketoconazol. C. Flucytosin. D. Nystatin.

Câu 12. Thuốc KHÁNG NẤM toàn thân dẫn chất PYRIMIDIN:
A. Flucytosin. B. Fluconazol. C. Itraconazol. D.
Ketoconazol.

Câu 13. Các thuốc KHÁNG SINH KHÁNG NẤM thuộc nhóm POLYEN, NGOẠI TRỪ:
A. Flutrimazol. B. Nystatin. C. Amphotericin B. D.
Candicidin.

Câu 14. Các PHƯƠNG PHÁP định lượng phổ biến NAFTIFIN HYDROCLORID, NGOẠI
TRỪ:
A. Đo kiềm môi trường nước. B. Đo phổ UV.
C. HPLC. D. Đo acid môi trường khan.
Câu 15. CHỈ ĐỊNH QUAN TRỌNG của AMPHOTERICIN B là:
A. Candida âm đạo. B. Candida ở lưỡi trẻ nhỏ.
C. Nhiễm nấm ngoài da. D. Nhiễm nấm nội tạng.

Câu 16. NYSTATIN được CHỈ ĐỊNH trong trường hợp:


A. Candida ở lưỡi trẻ nhỏ. B. Candida ruột.
C. Candida âm đạo. D. Tất cả đều đúng.
Câu 17. Cách dùng NYSTATIN:
A. Bôi, thuốc đặt âm đạo. B. Tiêm tĩnh mạch, bôi.
C. Uống, tiêm tĩnh mạch. D. Uống, bôi.

Câu 18. GRISEOFULVINE được CHỈ ĐỊNH trong trường hợp:


A. Candida âm đạo. B. Nấm ruột.
C. Nhiễm nấm phổi, máu. D. Nấm da.
Câu 19. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG của GRISEOFUNVIN:
A. Ức chế thành lập thể germ tube của nấm.
B. Ức chế tổng hợp nucleic và quá trình polymer hóa của nấm.
C. Tăng tính miễn dịch của cơ thể.
D. Ức chế enzym cytochrom P450 oxydase của nấm.

Câu 20. Các phát biểu ĐÚNG về XANH METHYLEN, NGOẠI TRỪ:
A. Có tác dụng sát khuẩn.
B. Dùng bôi hoặc uống.
C. Dùng giải độc các chất gây methemoglobin ở máu.
D. Khi uống cho nước tiểu màu đỏ cam.

Câu 21. Các phát biểu ĐÚNG về Thuốc DIETHYL PHTALAT DEP, NGOẠI TRỪ:
A. Không bôi lên niêm mạc, gần mắt.
B. Trị nấm candida ở da, niêm mạc.
C. Dùng diệt cái ghẻ và côn trùng muỗi, vắt.
D. Dùng ngoài da.

BÀI 21 - THUỐC TRỊ BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG

Câu 1. IVERMECTIN được CHỈ ĐỊNH trong trường hợp:


A. Nhiễm giun lòng ruột, giun xoắn cơ.
B. Nhiễm sán dãi.
C. Nhiễm giun lòng ruột, giun xoắn cơ, sán nang.
D. Nhiễm giun chỉ mù sông, giun chỉ bạch huyết.

Câu 2. Thuốc TẨY GIUN thuộc dẫn chất Benzimidazole:


A. Pyrantel pamoat. B. Albendazole. C. Piperazin. D. Ivermectin.
Câu 3. Các thuốc TẨY GIUN thuộc dẫn chất Benzimidazole, NGOẠI TRỪ:
A. Pyrantel pamoat. B. Albendazole. C. Flubendazole. D.
Mebendazole.

Câu 4. Thuốc ĐẶC TRỊ GIUN CHỈ là:


A. Pyrantel pamoat. B. Niclosamid.
C. Mebendazole. D. Diethylcarbamazin.

Câu 5. MEBENDAZOL được CHỈ ĐỊNH trong trường hợp:


A. Nhiễm sán dãi.
B. Nhiễm giun chỉ mù sông, giun chỉ bạch huyết.
C. Nhiễm giun lòng ruột, giun xoắn cơ, sán nang.
D. Nhiễm giun lòng ruột, giun xoắn cơ.
Câu 6. Thuốc KHÔNG có tác dụng DIỆT SÁN:
A. Mebendazole. B. Niclosamid. C. Albendazole. D.
Praziquantel.
Câu 7. Chọn phát biểu KHÔNG ĐÚNG về MEBENDAZOL:
A. Tẩy được giun lòng ruột; giun xoắn cơ.
B. Hiệu lực cao với giun chỉ.
C. Hấp thu rất kém ở ruột, tăng hấp thu trong thức ăn chứa mỡ.
D. Chống chỉ đinh phụ nữ có thai, trẻ em < 2 tuổi.

Câu 8. Thuốc DIỆT GIUN còn có tác dụng diệt NANG SÁN:
A. Pyrantel pamoat. B. Mebendazole. C. Piperazin. D.
Albendazole.
Câu 9. ALBENDAZOL được CHỈ ĐỊNH trong trường hợp:
A. Nhiễm sán dãi.
B. Nhiễm giun chỉ mù sông, giun chỉ bạch huyết.
C. Nhiễm giun lòng ruột, nang sán.
D. Nhiễm giun lòng ruột, giun xoắn cơ.
Câu 10. Chọn phát biểu KHÔNG ĐÚNG về ALBENDAZOL:
A. Diệt giun lòng ruột.
B. Diệt nang ấu trùng sán dãi.
C. Uống cùng thức ăn giàu mỡ sẽ tăng hấp thu.
D. Diệt sán dãi.
Câu 11. Thuốc điều trị giun có CƠ CHẾ GÂY CĂNG CƠ GIUN, NGƯỢC với tác dụng của
PIPERAZIN:
A. Pyrantel palmoat. B. Mebendazole.
C. Diethylcarbamazin. D. Albendazole.

Câu 12. ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG NICLOSAMID dựa vào các YẾU TỐ sau, NGOẠI
TRỪ:
A. Nitro thơm. B. Chức amid. C. Tính bazơ. D. OH
phenol.
Câu 13. CÁCH DÙNG thuốc NICLOSAMID:
A. Ngậm dần cho tan viên thuốc.
B. Nhai nát viên thuốc trước khi nuốt; uống kèm magnesi sulfat để dễ tống sán ra ngoài.
C. Uống trước bữa ăn sáng 30 phút.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 14. NICLOSAMID được CHỈ ĐỊNH trong các trường hợp, NGOẠI TRỪ:
A. Tẩy sán máng. B. Tẩy sán cá. C. Tẩy sán lợn. D. Tẩy sán
bò.
Câu 15. Chọn phát biểu KHÔNG ĐÚNG về NICLOSAMID:
A. Hấp thu nhanh và hoàn toàn khi uống.
B. Ức chế hấp thu glucose khi thuốc tiếp xúc với đầu sán.
C. Đặc trị sán dãi ký sinh lòng ruột.
D. Cần nhai nát viên thuốc trước khi nuốt.

Câu 16. Các thuốc ĐIỀU TRỊ SÁN LÁ, NGOẠI TRỪ:
A. Emetin. B. Praziquantel.
C. Carbontetracloride. D. Diloxanid furoat.

Câu 17. PRAZIQUANTEL dùng ĐẶC TRỊ trong trường hợp:


A. Nhiễm sán dãi. B. Nhiễm sán lá, sán máng.
C. Nhiễm sán nang. D. Tất cả đều đúng.
Câu 18. Chọn phát biểu KHÔNG ĐÚNG về PRAZIQUANTEL:
A. Có thể cắt nhỏ viên thuốc cho dễ uống, nhưng không nhai.
B. Hấp thu rất ít ở ruột.
C. Uống thuốc cùng thức ăn.
D. Gây co rút mạnh các sợi cơ làm liệt sán.
Câu 19. TÁC DỤNG nào sau đây của PRAZIQUANTEL:
A. Diệt sán và ấu trùng ngoài lòng ruột.
B. Diệt sán lá gan lớn: gồm sán trưởng thành và ấu trùng; sán lá phổi.
C. Diệt hầu hết sán dãi ký sinh lòng ruột.
D. Diệt sán nang.
Câu 20. Các thuốc trị LỴ AMID, NGOẠI TRỪ:
A. Metronidazole. B. Secnidazole. C. Flubendazole. D. Tinidazole.

Câu 21. LOẠI TRICHOMONAS THƯỜNG gây viêm quanh răng, chảy mũ là:
A. Trichomonas intestinalis. B. Trichomonas buccalis.
C. Trichomonas vaginalis. D. Tất cả đều đúng.
Câu 22. LOẠI TRICHOMONAS THƯỜNG sống ở âm đạo, niệu đạo nam, nữ và tuyến tiền
liệt gây viêm là:
A. Trichomonas buccalis. B. Trichomonas intestinalis.
C. Trichomonas vaginalis. D. Tất cả đều đúng.

Câu 23. Chọn phát biểu ĐÚNG về METRONIDAZOL:


A. Phối hợp trị viêm loét dạ dày - tá tràng do H. pylori.
B. Không diệt được vi khuẩn yếm khí.
C. Diệt giun phổ rộng bao gồm giun lòng ruột và giun di trú tổ chức.
D. Không diệt lỵ amip.
Câu 24. Tác dụng KHÔNG ĐÚNG của METRONIDAZOL:
A. Diệt vi khuẩn yếm khí. B. Diệt trùng roi sinh dục.
C. Diệt lỵ amip. D. Tẩy được giun lòng ruột.
Câu 25. Thuốc có tác dụng diệt LỴ AMID và VI KHUẨN YẾM KHÍ:
A. Mebendazole. B. Flubendazole. C. Metronidazole. D.
Albendazole.
Câu 26. Thuốc ĐẶC TRỊ TRICHOMONAS là:
A. Cloroquin. B. Paromomycin. C. Emetin. D.
Metronidazole.

Câu 27. Phương pháp THƯỜNG DÙNG để ĐỊNH TÍNH và ĐỊNH LƯỢNG DILOXANID
FUROAT là:
A. SKLM. B. IR. C. UV. D. HPLC.

BÀI 22 - THUỐC CHỐNG VIRUS

Câu 1: Các phát biểu ĐÚNG khi nói về VIRUS, NGOẠI TRỪ:
A. Virus như một loại ký sinh tế bào.
B. Kháng sinh hầu như không có tác dụng đối với các virus.
C. ADN virus nguy hiểm hơn ARN virus.
D. Phòng chống virus hiệu quả nhất là sử dụng vaccin.
Câu 2: Các phát biểu ĐÚNG khi nói về VIRUS, NGOẠI TRỪ:
A. Virus như một loại ký sinh tế bào.
B. Phòng chống virus hiệu quả nhất là sử dụng thuốc diệt virus.
C. Kháng sinh hầu như không có tác dụng đối với các virus.
D. Y học thường phân virus ra 2 nhóm là ADN virus và ARN virus.

Câu 3: Sắp xếp theo TRÌNH TỰ sự nhân lên của VIRUS:


A. Chui vào tế bào, kết dính, thời kỳ tích hợp, ADN nhân lên, phóng thích.
B. Chui vào tế bào, kết dính, ADN nhân lên, thời kỳ tích hợp, phóng thích.
C. Kết dính, chui vào tế bào, ADN nhân lên, thời kỳ tích hợp, phóng thích.
D. Kết dính, chui vào tế bào, thời kỳ tích hợp, ADN nhân lên, phóng thích.

Câu 4: Thuốc điều trị HIV/AIDS có tác dụng ỨC CHẾ SAO MÃ NGƯỢC:
A. Indinavir. B. Enfuvirtide. C. Saquinavir. D.
Zidovudine.
Câu 5: Các thuốc điều trị HIV/AIDS có tác dụng ỨC CHẾ SAO MÃ NGƯỢC, NGOẠI
TRỪ:
A. Lamivudine. B. Saquinavir. C. Didanosin. D.
Zidovudine.
Câu 6: Các thuốc điều trị HIV KHÔNG có cấu trúc Nucleosid:
A. Nevirapin. B. Stavudine. C. Lamivudine. D.
Zidovudine.

Câu 7: Thuốc điều trị HIV/AIDS có tác dụng phong bế HIV-protease:


A. Zidovudine. B. Indinavir. C. Nevirapin. D.
Enfuvirtide.
Câu 8: Thuốc điều trị HIV/AIDS có tác dụng phong bế HIV-protease, NGOẠI TRỪ:
A. Saquinavir. B. Indinavir. C. Enfuvirtide. D. Nelfinavir.

Câu 9: Các phát biểu ĐÚNG về virus HIV, NGOẠI TRỪ:


A. Thuộc nhóm lentivirus (thời gian ủ bệnh kéo dài, gây tổn thương chậm dần dần).
B. HIV-1 (bắt nguồn từ loài khỉ Sooty Mangabey ở Châu Phi).
C. Đây là các retrovirus (ARN virus).
D. AIDS là giai đoạn cuối của nhiễm HIV.
Câu 10: Các phát biểu ĐÚNG về virus HIV, NGOẠI TRỪ:
A. HIV-1 (bắt nguồn từ tinh tinh).
B. HIV-2 có khả năng lây truyền cao trên toàn cầu.
C. HIV-2 (bắt nguồn từ loài khỉ Sooty Mangabey ở Châu Phi).
D. Đây là các retrovirus (ARN virus).

Câu 11: TIÊN LƯỢNG về bệnh nhân nhiễm HIV khi có số lượng CD4 > 500/mm3:
A. Có nguy cơ xuất hiện nhiễm trùng cơ hội trong vòng 18 tháng.
B. Cần kiểm tra huyết thanh.
C. Tỷ lệ tử vong rất cao.
D. Chưa có nguy cơ, tái khám sau 6 tháng.
Câu 12: TIÊN LƯỢNG về bệnh nhân nhiễm HIV khi có số lượng CD4 < 50/mm3:
A. Cần kiểm tra huyết thanh.
B. Có nguy cơ xuất hiện nhiễm trùng cơ hội trong vòng 18 tháng.
C. Chưa có nguy cơ, tái khám sau 6 tháng.
D. Tỷ lệ tử vong rất cao.

Câu 13: Các CHỐNG CHỈ ĐỊNH khi dùng ZIDOVUDIN, NGOẠI TRỪ:
A. Suy tủy. B. Thiếu máu.
C. Phối hợp với Lamivudin. D. Dùng thuốc chống phân bào.
Câu 14: TÁC DỤNG PHỤ nào sau đây của ZIDOVUDIN?
A. Rối loạn tiêu hóa, mất ngủ, rối loạn thần kinh.
B. Giảm bạch cầu trung tính bạch cầu đa nhân.
C. Ức chế tủy xương.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 15: Thuốc nào vẫn CÓ HIỆU LỰC khi VIRUS đã KHÁNG lại AZT (ZIDOVUDIN):
A. Lamivudine. B. Saquinavir. C. Zancitabin. D. Indinavir.

Câu 16: Chỉ định nào KHÔNG ĐÚNG của LAMIVUDIN:


A. Viêm gan B mạn tính.
B. Cúm.
C. Nhiễm HIV.
D. Phối hợp với zidovudin (AZT) trị nhiễm HIV.
Câu 17: Thuốc vừa có tác dụng điều trị HIV vừa có tác dụng điều trị VIÊM GAN B:
A. Lamivudine. B. Stavudine. C. Zidovudine. D. Nevirapin.
Câu 18: Biệt dược Combivir: 150mg Lamivudin + 300mg AZT, được đánh giá là:
A. Một trong những thuốc điều trị AIDS tốt nhất hiện nay.
B. Một trong những thuốc điều trị AIDS có ít tác dụng phụ nhất hiện nay.
C. Một trong những thuốc điều trị AIDS có giá thành rẻ nhất hiện nay.
D. Một trong những thuốc điều trị AIDS có hiệu quả cao, thời gian dùng ngắn.

Câu 19: DẠNG DÙNG của thuốc IDOXURIDIN:


A. Thuốc nhỏ mắt. B. Thuốc mỡ tra mắt. C. Uống. D. Tất cả đều
đúng.

Câu 20: Chọn phát biểu ĐÚNG về SAQUINAVIR:


A. Hầu như không tác dụng phụ.
B. Điều trị HIV giai đoạn muộn.
C. Có tác dụng với các virus HIV đã kháng với Zidovudin.
D. Là thuốc phong bế HIV-protease.

Câu 21: INDINAVIR được CHỈ ĐỊNH trong trường hợp:


A. HIV giai đoạn muộn.
B. Mang thai nhiễm HIV.
C. HIV người lớn, sau khi đã dùng zidovudin nhiều ngày.
D. HIV giai đoạn sớm.
Câu 22: Các phát biểu ĐÚNG về DIDANOSIN, NGOẠI TRỪ:
A. Thường được sử dụng trước AZT trong điều trị HIV.
B. Thuốc được FDA chấp nhận lưu hành trên thị trường.
C. Cho phép chỉ định thay AZT với số lượng CD4 < 200/mm3.
D. Có tác dụng chống lại HIV-1 và HIV-2, kể cả trường hợp đã kháng Zidovudin.

Câu 23: Thuốc dùng điều trị CÚM:


A. Adefovir. B. Rimantadin. C. Stavudine. D. Acyclovir.
Câu 24: Các thuốc dùng điều trị CÚM, NGOẠI TRỪ:
A. Oseltamivir. B. Idoxuridin. C. Rimantadin. D.
Amantadin.
Câu 25: Biệt dược TAMIFLU điều trị nhiễm Virus cúm A có HOẠT CHẤT là:
A. Oseltamivir. B. Ribavirin. C. Rimantadin. D.
Amantadin.

Câu 26: Các phương pháp ĐỊNH LƯỢNG AMANTADIN. HCL, NGOẠI TRỪ:
A. UV - vis. B. Phương pháp môi trường khan.
C. Chuẩn độ acid - bazơ. D. Phương pháp sắc ký khí.
Câu 27: TÁC DỤNG nào sau đây của AMANTADIN?
A. Hoạt tính cao với virus cúm tuýp A và B.
B. Nhạy cảm virus: cúm, sởi, quai bị và các virus đường hô hấp khác.
C. Kìm hãm phát triển của các virus cúm, đặc biệt cúm tuýp A.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 28: TÁC DỤNG nào sau đây của OSELTAMIVIR?


A. Hoạt tính cao với virus cúm tuýp A và B.
B. Nhạy cảm virus: cúm, sởi, quai bị và các virus đường hô hấp khác.
C. Kìm hãm phát triển của các virus cúm, đặc biệt cúm tuýp A.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 29: TÁC DỤNG nào sau đây của RIBAVIRIN?
A. Hoạt tính cao với virus cúm tuýp A và B.
B. Nhạy cảm virus: cúm, sởi, quai bị và các virus đường hô hấp khác.
C. Kìm hãm phát triển của các virus cúm, đặc biệt cúm tuýp A.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 30: Thuốc vừa có TÁC DỤNG điều trị CÚM vừa có tác dụng trị VIÊM GAN B:
A. Ribavirin. B. Rimantadin. C. Lamivudine. D. Adefovir.

Câu 31: Thuốc điều trị nhiễm Herpes simplex virus DA và NIÊM MẠC:
A. Rimantadin. B. Oseltamivir. C. Zidovudin. D. Acyclovir.
Câu 32: Các thuốc dùng điều trị nhiễm HERPES VIRUS, NGOẠI TRỪ:
A. Oseltamivir. B. Acyclovir. C. Ganciclovir. D. Idoxuridin.

Câu 33: Chỉ định KHÔNG ĐÚNG của ACYCLOVIR:


A. Phòng, điều trị thủy đậu. B. Viêm gan siêu vi.
C. Viêm não do Herpes. D. Bệnh Zona.
Câu 34: Chọn phát biểu ĐÚNG về ACYCLOVIR:
A. Uống, tiêm đều không hiệu quả.
B. Dùng trị nhiễm HIV.
C. Không ảnh hưởng hoạt động tủy xương.
D. Thuốc qua bào thai và sữa mẹ.

Câu 35: Thuốc có TÁC DỤNG điều trị viêm gan B:


A. Amantadin. B. Adefovir. C. Oseltamivir. D. Acyclovir.

Câu 36: Các thuốc có TÁC DỤNG điều trị viêm gan B, NGOẠI TRỪ:
A. Rimantadin. B. Lamivudine. C. Ribavirin. D. Adefovir.

Câu 37: Thuốc trị HIV nào thường sử dụng cho PHỤ NỮ MANG THAI nhưng không may
nhiễm HIV để GIẢM tỉ lệ mắc bệnh của THAI NHI?
A. Lamivudine. B. Nevirapin. C. Zidovudine. D. Stavudine.

Câu 38: NEVIRAPINE được CHỈ ĐỊNH trong các trường hợp sau, NGOẠI TRỪ:
A. Mang thai nhiễm HIV. B. Nhiễm HIV-1.
C. Phòng HIV trẻ sơ sinh. D. HIV giai đoạn sớm.

You might also like