Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 48

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

------

ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG PHÁP LUẬT


EU ĐẾN SẢN PHẨM CÀ PHÊ CỦA TẬP ĐOÀN
INTIMEX GROUP
MARKETING QUỐC TẾ
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hương

NHÓM SIZE:
Nguyễn Hoàng Diễm Quyên 45K01.4

Nguyễn Vinh Kỳ Nam (Leader) 46K01.5

Nguyễn Lý Nhật Nam 46K01.5

Phan Thị Mỹ Trang 46K01.5

Nguyễn Thị Lê Trâm 46K08.3

Đà Nẵng, ngày 23 tháng 10 năm 2023


GIỚI THIỆU

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát triển, chính trị pháp luật
Châu Âu đã trở thành một yếu tố quan trọng trong việc định hình chính sách và quyết
định kinh doanh của các công ty đa quốc gia. Trong đó, Intimex Group, một tập đoàn
chuyên về sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp, không thể tránh khỏi
sự tác động của chính trị pháp luật Châu Âu đối với sản phẩm của mình.

Đề tài “Ảnh hưởng của môi trường chính trị pháp luật EU đến sản phẩm Cà phê
của tập đoàn Intimex Group" nhằm tìm hiểu và đánh giá sự ảnh hưởng của quy định
và chính sách Châu Âu đối với các sản phẩm nông nghiệp của Intimex Group. Qua
việc phân tích và đánh giá, đề tài sẽ tập trung vào 3 khía cạnh sau:

Thứ nhất, các quy định cụ thể áp dụng lên mặt hàng Cà phê của Việt Nam xuất
khẩu theo diện hiệp định thương mại EVFTA.

Thứ hai, nghiên cứu những hành động của doanh nghiệp trong việc điều chỉnh
sản phẩm dưới tác động của Pháp luật Châu Âu.

Thứ ba, phân tích SWOT của tập đoàn Intimex Group từ đó Nhóm đưa ra đề
xuất cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Từ việc nghiên cứu và phân tích sự ảnh hưởng của chính trị pháp luật Châu Âu
lên sản phẩm của Intimex Group, đề tài này hy vọng mang lại cái nhìn tổng quan về
tác động của môi trường chính trị và pháp luật đối với hoạt động kinh doanh của
công ty và rộng hơn, là các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
MỤC LỤC

I. Tổng quan tình hình xuất khẩu Cà phê của Việt Nam ............................
II. Tổng quan về tập đoàn Intimex (Intimex Group).....................................
1. Giới thiệu chung về tập đoàn Intimex:...............................................................................
2. Sản phẩm Cà phê của Tập đoàn Intimex:...........................................................................
3. Quy mô, vị trí và vai trò của tập đoàn Intimex trên thị trường...........................................

III. Tổng quan Môi trường chính trị pháp luật của EU................................
IV. HẠN CHẾ VÀ QUY ĐỊNH CỦA EU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CÀ
PHÊ....................................................................................................................
1. Thuế quan:........................................................................................................................
2. Quy định tiêu chuẩn, hiện hành:.......................................................................................
3. EU ban hành luật chống phá rừng mới:............................................................................

V. THỰC TIỄN ÁP DỤNG SẢN PHẨM CÀ PHÊ CỦA INTIMEX


GROUP TRONG MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ PHÁP LUẬT EU:...........
1. Rainforest Alliance...........................................................................................................
2. 4C......................................................................................................................................
3. Thực tiễn áp dụng tại Intimex Group................................................................................

VI. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho Intimex
Group trong môi trường chính trị pháp luật EU..................................................
1. Điểm mạnh (Strength – S)................................................................................................
2. Điểm yếu (Weak – W)......................................................................................................
3. Cơ hội (Opportunities – O)...............................................................................................
4. Thách thức (Threats – T)..................................................................................................

VII. Đề xuất cho doanh nghiệp Intimex Group.............................................


TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................
MARKETING QUỐC TẾ (IBS300_1)

I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM [1]

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã đạt mức xuất khẩu gần 1,8 triệu tấn
Cà phê ra thị trường thế giới trong năm 2022, với kim ngạch thu về hơn 4 tỷ USD, tăng
13,8% về lượng và tăng 32% về giá trị so với năm 2021. Đây là kim ngạch xuất khẩu cao
nhất của ngành Cà phê trong 4 năm qua và giá trị kim ngạch cao nhất từ trước đến nay.

Trong năm 2022, hoạt động tiêu thụ Cà phê tăng vọt, nhất là về cả giá trị lẫn số lượng.
Có thời điểm mặc dù lượng Cà phê xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng giá trị
lại tăng cao nhờ giá xuất khẩu tăng.

Biểu đồ Kim ngạch xuất khẩu Cà phê Việt Nam 2009 - 2022
(Nguồn: Số liệu từ Tổng cục Hải quan)
4.5
4.06
4 3.67 3.56 3.5 3.54
3.5 3.33
3.07
3 2.75 2.72 2.86 2.74
2.67
2.5
2 1.73 1.85
1.5
1
0.5
0
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

Đv: tỷ USD

Biểu đồ Các doanh nghiệp xuất khẩu Cà phê năm 2022


(Nguồn: VICOFA)
450,000
400,000
350,000
300,000
250,000
200,000
150,000
100,000
50,000
0
Intimex Vĩnh Hiệp Cô ng ty Louis Giao dịch Neumann Olam Việt Phú c Sinh Suden Việt Acom Việt
Group 2/9 Drefus hàng hó a Việt Nam Nam Nam Nam
Việt Nam Tây
Nguyên

Đv: Tấ n

NHÓM: SIZE 2
MARKETING QUỐC TẾ (IBS300_1)

Thị trường xuất khẩu Cà phê của Việt Nam, trong năm 2022, tăng trưởng trong sản
lượng Cà phê xuất khẩu sang các thị trường quốc tế chủ yếu (tăng so với năm 2021) như
Nga tăng 26,5%; Anh tăng gần 40%; Ấn Độ tăng trưởng đặc biệt 123,5% và Mexico tăng
18 lần. Tuy nhiên, cũng ghi nhận một sự sụt giảm đáng kể ở các quốc gia lớn như Hoa Kỳ,
Nhật Bản và Trung Quốc.

Trong đó, Liên minh Châu Âu (EU) tiếp tục là thị trường tiêu thụ Cà phê lớn nhất của
Việt Nam với thị phần chiếm khoảng 39% lượng xuất khẩu. Trong năm 2022, Việt Nam đã
xuất khẩu Cà phê sang thị trường này đạt mức 689.049 tấn, trị giá gần 1,5 tỷ USD, tăng
25,8% về lượng và tăng 45,4% về giá trị so với năm 2021. Thị trường các nước mà nước ta
xuất khẩu sang chủ yếu là Đức, Italia, Bỉ và Tây Ban Nha.

Những thay đổi trong thị EU về sự tăng trưởng lạm phát là yếu tố khiến cho người tiêu
dùng khu vực này cắt giảm chi tiêu đối với mặt hàng Cà phê đắt tiền và lựa chọn những sản
phẩm có giá rẻ hơn. Đây chính là cơ hội cho Việt Nam dưới vai trò là quốc gia sản xuất Cà
phê Robusta giá rẻ số một thế giới. Đồng thời, trong khuôn khổ hiệp định EVFTA, Việt
Nam được hưởng lợi từ việc cắt giảm rào cản thuế quan đã mang lại động lực lớn cho nước
ta xuất khẩu sang thị trường này. Qua đó, nhờ nhu cầu đối với Cà phê của thị trường EU
tăng cao đã góp phần giúp cho ngành Cà phê đạt được con số xuất khẩu kỷ lục hơn 4 tỷ
USD trong năm 2022.

II. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN INTIMEX (INTIMEX GROUP)


1. Giới thiệu chung về tập đoàn Intimex:
1.1 Giới thiệu về tập đoàn Intimex: [2]

Vào ngày 10/08/1979, Công ty XNK Intimex được thành lập với tên gọi ban
đầu là Công ty XNK nội thương. Vào năm 1995 chuyển sang trực thuộc Bộ Công
Thương, Công ty đã được cổ phần hóa để trở thành Công ty Cổ phần XNK Intimex
và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/07/2006. Sau 5 năm mở rộng và phát

NHÓM: SIZE 3
MARKETING QUỐC TẾ (IBS300_1)

triển, năm 2011, doanh nghiệp chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn
Intimex (Intimex Group).

Trong hơn 30 năm nỗ lực phát triển, Tập đoàn Intimex đã trở thành một
trong những thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam ở các lĩnh vực: chế biến, xuất khẩu
nông sản (Cà phê, hồ tiêu, gạo, hạt điều...); nhập khẩu thực phẩm đông lạnh, sắt
thép; kinh doanh siêu thị và sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng,...

Tên công ty: Công ty Cổ phần Tập Đoàn Intimex (Intimex Group)
Tên quốc tế: INTIMEX GROUP JOINT STOCK COMPANY
Trụ sở chính: 61 Nguyễn Văn Giai, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: +(84) 28 3820 8052
Website: https://www.intimexcoffee.com.vn/vi/
Email: intimexhcm@intimexhcm.com
Mã số thuế: 0304421306

Tầm nhìn: “Trở thành Tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập
khẩu nông sản và dịch vụ trong khu vực và thế giới”.
Sứ mệnh: “Đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước thông
qua việc cung ứng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao”.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức tập đoàn Intimex: [3]

NHÓM: SIZE 4
MARKETING QUỐC TẾ (IBS300_1)

1.2 Lịch sử phát triển của tập đoàn Intimex: [4]

Nội dung

Vào ngày 10/08/1979, Công ty XNK Intimex được thành lập với tên gọi ban đầu
là Công ty XNK nội thương. Đây là doanh nghiệp xuất nhập khẩu đầu tiên của Bộ
1979 Nội Thương và có vai trò cung cấp hàng tiêu dùng từ nước ngoài cho người dân
trong nước trong một khoảng thời gian sau đó. Sau một năm, Intimex bắt đầu
tham gia vào việc chế biến nông sản và đặt mục tiêu xuất khẩu ra thế giới.

Sau nhiều năm hoạt động không hiệu quản. Năm 1995, công ty được chuyển
1995 Trách nhiệm quản lý công ty sang Bộ Công Thương.

NHÓM: SIZE 5
MARKETING QUỐC TẾ (IBS300_1)

Chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần XNK Intimex –
2006 TP.HCM từ tháng 7/2006, trên cơ sở Chi nhánh Công ty XNK Intimex trực thuộc
Bộ Công Thương (1995)

Doanh nghiệp thành lập hai chi nhánh mới tại Hà Nội và Nha Trang; nhờ vào quá
2007 trình mở rộng hoạt động kinh doanh đa ngành và phát triển mạnh ( kim ngạch
XNK đạt 291,7 triệu USD và doanh thu đạt 5.200 tỷ đồng).

Tại Khu công nghiệp Mỹ Phước III – Bình Dương, công ty Intimex đầu tư xây
dựng và vận hành nhà máy chế biến Cà phê chất lượng cao đầu tiên. Đồng thời,
2009
Khai trương Trung Tâm Thương mại đầu tiên trong hệ thống là Intimex Buôn Ma
Thuột

Công ty Intimex tiếp tục mua lại các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả trên
thị trường, và đầu tư thành lập Công ty Cổ phần Intimex Đắk Nông ( nhà máy chế
biến Cà phê hiện đại tại Đắk Nông, với công suất 100.000 tấn/năm).
2010
Trong năm này, tập đoàn Intimex trở thành cổ đông chi phối tại Công ty Cổ phần
Bê tông Hòa Cầm (đổi tên thành Công ty Cổ phần Bê tông Hòa Cầm – Intimex)
và Công ty Cổ phần XNK Cà phê Intimex Nha Trang.

Công ty chính thức trở thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex trong lễ kỷ niệm
5 năm thành lập, với mục tiêu phát triển theo định hướng “đa ngành, đa nghề, đa
quốc gia”.

Theo đó, hàng loạt công ty mới của tập đoàn Intimex được thành lập, bao gồm:

 Intimex Xuân Lộc tại Đồng Nai (nhà máy chế biến Cà phê với công suất
60.000 tấn/năm)
2011
 Intimex Bảo Lộc tại Lâm Đồng (chuyên kinh doanh Cà phê và sản xuất gạch
xây dựng tuynel
 Intimex Food tại Đồng Tháp ( nhà máy chế biến gạo công suất 300.000 tấn/
năm) và VSCOM tại Singapore.

Hai chi nhánh ở Bình Dương và Mỹ Phước cũng chuyển đổi sang hình thức công
ty cổ phần.

2012 Tập đoàn mở rộng xây dựng nhà máy chuyên chế biến Cà phê xuất khẩu Intimex
Buôn Ma Thuột.

Đầu tư mở rộng nhà máy chế biến Cà phê xuất khẩu Intimex Mỹ Phước (Bình
Dương) và xây dựng nhà máy chế biến Cà phê xuất khẩu Intimex Nha Trang tại
Gia Lai.

NHÓM: SIZE 6
MARKETING QUỐC TẾ (IBS300_1)

Khai trương Trung tâm Thương mại Intimex Tây Ninh (Tây Ninh); Trung tâm
Thương mại Intimex Đắk Mil (Đắk Nông) và Siêu thị Intimex Phan Đình Phùng
(Đà Nẵng).

Doanh nghiệp liên tiếp đứng thứ nhất với sản lượng xuất khẩu lên đến 375.000 tấn
Cà phê, chiếm 29% lượng xuất khẩu tại Việt Nam.
2013
Tiến hành lắp đặt thiết bị chế biến Cà phê tiên tiến tại Công ty Cổ phần Intimex
Bình Dương và khai trương siêu thị Intimex Hải Phòng trong năm 2013.

Đưa vào hoạt động 3 nhà máy chế biến Cà phê chất lượng cao Intimex Mỹ Phước
II, Intimex Bảo Lộc và Intimex Đắk Mil, nâng tổng số nhà máy chế biến Cà phê
lên con số 9.
2015
Tập đoàn Intimex đã mua cổ phần chi phối Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu
Nông sản và Thực phẩm Sài Gòn (Agrexport Saigon) và Công ty Cổ phần môi
giới thương mại Châu Á (ATB).

Khởi công xây dựng Nhà máy Chế biến Cà phê Xuất khẩu Intimex Bình Dương
(Cơ Sở 2) và Nhà máy Chế biến Cà phê Xuất khẩu Intimex Long Thành, nâng
2017
tổng số nhà máy chế biến Cà phê của Tập đoàn lên con số 11, tổng công suất vượt
480.000 tấn/ năm.

Tháng 12/2019, chính thức khánh thành nhà máy Cà phê hòa tan đầu tiên của
Intimex tại khu công nghiệp Việt Nam Singapore II-A (Bình Dương), sử dụng
2019
công nghệ hàng đầu của Đức và Đan Mạch, có công suất ước tính 4.000 tấn Cà
phê hòa tan/ năm.

Thành lập Công ty Cổ phần Intimex Đông Đô, vốn điều lệ 1 tỷ đồng, để phục vụ
2022 kinh doanh nông sản và phân phối các sản phẩm của công ty như Cà phê hòa tan,
gạo đặc sản…bán buôn, bán lẻ trong và ngoài nước, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc.

2. Sản phẩm Cà phê của Tập đoàn Intimex: [5]

Cà phê Intimex là một trong những thương hiệu Cà phê nổi tiếng nhất của Việt
Nam với hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành, đã được người tiêu dùng trong nước
và nước ngoài đặc biệt yêu thích sử dụng. Sản phẩm Cà phê Intimex có nguồn gốc từ
hạt Cà phê sản xuất tại các nông trại chất lượng ở Tây Nguyên như Đắk Lắk, Đắk
Nông và Lâm Đồng,... Do đó, từng hạt Cà phê tại công ty Intimex được tuyển chọn
rất nghiêm ngặt trong dự án phát triển bền vững để đạt đến sự kết hợp cân bằng giữa
vị chua thanh đặc trưng của Cà phê Arabica và vị đắng đậm đà của Cà phê Robusta.
Đồng thời, công ty Intimex còn giữ cho chất lượng Cà phê đạt tuyệt đối nhờ vào đổi

NHÓM: SIZE 7
MARKETING QUỐC TẾ (IBS300_1)

mới dây chuyền sản xuất hoàn toàn từ nước ngoài. Cho đến nay, Cà phê Intimex trên
thị trường đã trở nên đa dạng hơn với nhiều dòng sản phẩm khác nhau như:

 Cà phê hòa tan Cappuccino Glocal Coffee, cà phê hòa tan 3in1 - Glocal Coffee,
Cà phê hạt rang Global Coffe, Cà phê túi lọc Global Coffe, Cà phê rang xay hút
chân không.

 Ngoài ra Intimex Group còn có dòng sản phẩm cà phê hòa tan ITGCOFFEE cho
thị trường trong nước. Và sản phẩm mới nhất, cà phê sữa KABEV cũng đã dần
chiếm được thiện cảm của người tiêu dùng.
 Dẫu vậy, sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Intimex Group vẫn là cà phê Nhân với
loại cà phê mang lại giá trị kinh tế cao như Robusta và Arabica.

NHÓM: SIZE 8
MARKETING QUỐC TẾ (IBS300_1)

3. Quy mô, vị trí và vai trò của tập đoàn Intimex trên thị trường. [6] [7] [8]

Trong hơn 30 năm hình thành và phát triển, kể từ khi thành lập vào năm 1979,
Công ty Cổ phần - Tập đoàn Intimex đã song hành vững chức cùng nền kinh tế Việt
Nam qua các giai đoạn khác nhau. Cho đến bây giờ, Intimex đã khẳng định chắc chắn
vị thế của mình trên thị trường Việt Nam và quốc tế, bằng những thành tựu mà doanh
nghiệp đạt được trong suốt quá trình phát triển. Bên cạnh đó, Tập đoàn Intimex cũng
tự hào khi trở thành một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh xuất
nhập khẩu, đặc biệt là công ty xuất khẩu Cà phê lớn nhất cả nước năm 2022.

Tập đoàn Intimex khởi đầu là một công ty xuất nhập khẩu với ba chi nhánh nhỏ,
chỉ gồm 91 nhân sự, vốn điều lệ 14,4 tỷ đồng và cơ sở vật chất hạn chế. Tuy nhiên,
trải qua một khoảng thời gian nỗ lực không ngừng cùng phương châm “Uy tín là
hàng đầu”, Intimex đã đạt được sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực kinh doanh xuất
khẩu nhập khẩu, cụ thể là sự tăng trưởng trong kim ngạch xuất khẩu. Năm 2007, kim
ngạch xuất khẩu của Intimex đạt con số kỷ lục 227 triệu USD (gấp 10 lần xấp xỉ so
với năm 1999), trong đó mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là Cà phê và hạt tiêu. Từ đó,
trong nhiều năm liền, Intimex vẫn giữ kỉ lục là một trong những doanh nghiệp đứng
đầu về xuất khẩu Cà phê.

Từng bước, mạng lưới hoạt động của Tập đoàn Intimex đã trải dài từ Bắc vào
Nam, tổng cộng 7 chi nhánh và 17 đơn vị thành viên mà tập đoàn đang nắm giữ cổ

NHÓM: SIZE 9
MARKETING QUỐC TẾ (IBS300_1)

phần. Trong lĩnh vực chế biến nông sản, Tập đoàn đang vận hành 11 nhà máy chế
biến Cà phê xuất khẩu Cà phê chất lượng cao nằm ở các vùng trọng điểm sản xuất Cà
phê với tổng công suất 570.000 tấn/ 1 năm. Ở thị trường quốc tế, hoạt động kinh
doanh của Intimex đã mở rộng ra khắp các khu vực tiềm năng trên toàn cầu, như
Châu Âu, Tây Á, Trung Đông, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, ASEAN…
Đến năm 2022, sản lượng xuất khẩu Cà phê đạt mức 404.533 tấn (giữ 23,5% tỉ trọng
cả nước) và giữ vị trí số một về xuất khẩu Cà phê.

Những thành tích nổi bật mà Tập Đoàn Intimex được ghi nhận trong hoạt động
kinh doanh có thể kể đến:

o Doanh nghiệp tiêu biểu 3 năm liên tiếp đoạt giải thưởng Thương mại Dịch vụ
Việt Nam (2007-2008-2009) của Bộ Công Thương và Báo Công Thương.
o Năm 2010, nhận giải thưởng "Nhà chế biến sản phẩm hồ tiêu xuất sắc" của Hiệp
hội Hồ tiêu quốc tế (IPC) trao tặng và chứng nhận Top 10 Doanh nghiệp Thương
mại Dịch vụ xuất sắc do Bộ Công Thương trao tặng.
o Năm 2011, đón nhận Huân chương Lao động hạng ba của Chủ tịch nước trao
tặng, Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của Thủ tướng Chính phủ, Cờ truyền
thống của UBND TPHCM và giải thưởng "Doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu xuất
sắc" do Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC) trao tặng.
o 8 năm liên tiếp nhận bằng khen Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín do Bộ Công
Thương trao tặng (từ năm 2006 đến năm 2013).
o Được bầu chọn là doanh nghiệp tư nhân lớn thứ 3 ở Việt Nam theo bảng xếp
hạng VNR500 năm 2013.
o Năm 2014, đón nhận Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua do Chính phủ trao
tặng.
o Năm 2015, đón nhận Cờ “Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua” của Chính
phủ.
o Năm 2016, đón nhận Huân chương Lao động hạng II do Chủ tịch nước trao tặng
trong đợt Kỷ niệm 10 năm thành lập
o Năm 2017, Intimex Group được lọt vào TOP 9 trong Top 500 Doanh nghiệp tư
nhân lớn nhất Việt Nam năm 2017 theo bảng xếp hạng VNR500.
o Năm 2021, đón nhận Huân chương Lao động hạng I do Chủ tịch nước trao tặng
vào dịp trao thưởng cuối năm.

NHÓM: SIZE 10
MARKETING QUỐC TẾ (IBS300_1)

III. TỔNG QUAN MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ PHÁP LUẬT CỦA EU

Liên minh Châu Âu (EU) là một tổ chức quốc tế có 28 thành viên tại Châu Âu, mục
tiêu chính của nó là thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển kinh tế và xã hội trong khu vực.
EU có một hệ thống pháp luật phức tạp và toàn diện, được áp dụng trong đa dạng các lĩnh
vực của đời sống kinh tế và xã hội của các quốc gia thành viên. [9]

Cơ sở pháp lý hình thành Liên minh Châu Âu bao gồm các hiệp ước được ký kết và
chấp thuận bởi các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu. Những hiệp ước ban đầu
đã đánh dấu sự thành lập Cộng đồng Châu Âu và Liên minh Châu Âu, trong khi các hiệp
ước tiếp theo đã sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các hiệp ước ban đầu. [10]

Liên minh Châu Âu được xây dựng trên cơ sở tôn trọng chủ quyền các nước thành
viên. [11] Không một nước thành viên nào có thể áp đặt quan điểm của mình lên một nước
khác, các cơ quan của Châu Âu cũng không thể áp đặt quyết định của mình lên các nước
thành viên đơn lẻ. Để đảm bảo điều này, cũng như đảm bảo dân chủ, Liên minh Châu Âu
chủ trương chia sẻ quyền lực. Ba cơ quan quyền lực quan trọng nhất là:
 Ủy ban Châu Âu (European Commission): có vai trò như một chính phủ liên quốc gia.
 Hội đồng Châu Âu (Council of European Union): bao gồm nội các chính phủ của 28
quốc gia thành viên.
 Quốc hội Châu Âu (European Parliament): bao gồm các nghị sĩ đại diện cho tất cả các
cử tri Châu Âu.

Cơ cấu này buộc Châu Âu phải đối thoại mỗi khi ra một chính sách hay một quy định
mới cho tất cả các nước thành viên. Hai văn bản pháp lý có tính lập pháp là Chỉ thị và Quy
định đều phải được đề xuất bởi Ủy ban Châu Âu, nhưng được thông qua bởi Hội đồng Châu
Âu và Quốc hội trên cơ sở thương lượng và biểu quyết. Ba cơ quan này giữ ba mảnh quyền
lực, không cơ quan nào có thể đơn phương tự quyết định

Trong phạm vi thẩm quyền của EU, pháp luật của nước thành viên không còn quyền
điều chỉnh và được thay thế bởi pháp luật của Liên minh [12]. Nhiều lĩnh vực phải thực hiện
có thể kể đến như lĩnh vực thương mại, môi trường, nông nghiệp và tiêu chuẩn hàng hóa
[13].

Theo đó, những quốc gia thành viên vẫn có thể có những quy định khác cho từng lĩnh
vực nhưng không được mâu thuẫn với Luật của Liên minh, tạo nên môi trường pháp luật và
chính trị phức tạp và đa dạng. Sự thay đổi và cải tiến liên tục trong các quy định và chính
sách có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp và người lao động, đặc biệt là trong bối cảnh
thách thức về bền vững và biến đổi khí hậu ngày càng trở nên quan trọng.

NHÓM: SIZE 11
MARKETING QUỐC TẾ (IBS300_1)

Đối với mặt hàng Cà phê, EU đã thiết lập nhiều quy định và tiêu chuẩn về chất lượng,
an toàn thực phẩm, và bảo vệ môi trường. Việc hiểu rõ các luật hiện hành của EU liên quan
đến Cà phê sẽ giúp chúng ta phân tích được tác động của chúng lên ngành công nghiệp Cà
phê Việt Nam. Điều này cũng đặt ra một thách thức cho doanh nghiệp Cà phê Việt Nam,
khi họ phải đáp ứng được các tiêu chuẩn và yêu cầu mà EU đề ra để xuất khẩu sản phẩm Cà
phê đến thị trường này.

Bên cạnh đó, việc tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn của EU cũng có thể mang lại lợi
ích dài hạn cho ngành công nghiệp Cà phê Việt Nam, bằng cách nâng cao chất lượng sản
phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế và xây dựng lòng tin từ phía người
tiêu dùng.

IV. QUY ĐỊNH CỦA EU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CÀ PHÊ

Các sản phẩm Cà phê của Intimex Group hiện tại đang được xuất khẩu theo hiệp định
EVFTA. EVFTA đối với Cà phê Việt Nam ngoài thuế quan và quy định về sản xuất 1 cách
có đạo đức thì không có quy định tiêu chuẩn gì khác so với trước khi có hiệp định.
1. Thuế quan:

Theo hiệp định EVFTA EU cam kết xóa bỏ thuế quan Cà phê xuất khẩu sang thị
trường EU sẽ có 93% dòng thuế về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực.

Đối với Cà phê nhân, thuế cơ sở 0%, thuế cam kết cuối cùng 0% ngay lập tức
sau khi kí kết hiệp định EVFTA.

Để được hưởng các ưu đãi thuế quan theo EVFTA, Cà phê phải có xuất xứ thuần
túy, tức là được trồng tại Việt Nam. Đối với các chế phẩm từ Cà phê: không tái sản
xuất lại từ các sản phẩm không xuất xứ trong cùng nhóm với sản phẩm đầu ra; và
trọng lượng đường sử dụng trong sản phẩm không được vượt quá 40% trọng lượng
sản phẩm
2. Quy định tiêu chuẩn, hiện hành:
2.1 An toàn thực phẩm:

An toàn thực phẩm là một vấn đề quan trọng trong Luật Thực phẩm Châu Âu
và được điều chỉnh bởi Luật Thực phẩm chung. Quy định EC số 178/2002, ngày
28/01/2002 – Luật chung về an toàn thực phẩm đối với tất cả các giai đoạn sản xuất
và phân phối. Quy định EC số 852/2004, ngày 29/4/2004 của Nghị viện và Hội
đồng Châu Âu về vệ sinh thực phẩm. Tuân thủ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
như ISO 9001, ISO 22000 và các nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát điểm
tới hạn (HACCP).

NHÓM: SIZE 12
MARKETING QUỐC TẾ (IBS300_1)

Áp dụng Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu GLOBAL G.A.P bao gồm các
tiêu chuẩn tự nguyện để chứng nhận quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn và sản
phẩm có thể truy nguyên nguồn gốc.

Quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm được điều chỉnh bởi bộ luật EC số
178/2002 và EC số 852/2004.

Tổng quan nội dung chính của 2 nguồn luật liên quan đến việc thành lập 1 tổ
chức quản lí lĩnh vực an toàn thực phẩm và cơ cấu tổ chức cũng như nhiệm vụ của
nó.
a. Mục đích

Bảo vệ sức khoẻ trong Cộng đồng, cũng như đ bảo tính công bằng đến lợi
ích về kinh tế và xã hội của họ.
b. Phạm vi áp dụng:

Tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến và phân phối hàng hóa
thực phẩm và thức ăn gia súc hoặc các thức ăn khác dùng cho động vật để chế
biến thực phẩm cho người. Kể cả các nhà nhập khẩu vào Châu Âu.

Ngoại trừ các cá nhân tự sản xuất thực phẩm và tự tiêu thụ.
c. Yêu cầu chung

● Bảo đảm an toàn thực phẩm từ nơi sơ chế trở đi và bao gồm cả công đoạn
đưa sản phẩm ra thị trường.

● Người kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo rằng tất cả các khâu sản xuất,
chế biến và phân phối thực phẩm đều chịu sự kiểm soát của họ thỏa mãn các
yêu cầu vệ sinh có liên quan

● Giám sát đến từng nhà máy trong lĩnh vực thực phẩm hoặc thức ăn động vật,
bao gồm cả nhà nhập khẩu.

● Truy xuất nguồn gốc của hàng hoá thực phẩm, thức ăn động vật, động vật để
sản xuất thực phẩm và tất cả những chất khác dự định đưa vào hoặc có khả
năng được đưa vào hàng hoá thực phẩm hay thức ăn cho động vật phải được
thiết lập ở tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất, chế biến và phân phối.

● Lập ra một Cơ quan thẩm quyền của Châu Âu về an toàn thực phẩm, hiện
nay là cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA), phải đồng thời tăng

NHÓM: SIZE 13
MARKETING QUỐC TẾ (IBS300_1)

cường hệ thống trợ giúp khoa học và kỹ thuật hiện tại với mục tiêu đối mặt
với những đòi hỏi ngày càng tăng. Những nhiệm vụ cơ bản của cơ quan:

o Vai trò cố vấn khoa học cho ủy ban Châu Âu và các nước thành viên
trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm.

o Cung cấp một nguồn thông tin, trao đổi, tư vấn khoa học độc lập về các
mối nguy.

o Xác định các mối nguy.

o Cung cấp một cái nhìn khoa học mang tính toàn cầu và độc lập về vệ
sinh an toàn và các khía cạnh khác của dây chuyền thực phẩm.
d. Kiểm tra – giám sát:

Trách nhiệm Thanh tra và đánh giá các cơ sở sản xuất thực phẩm do DG
SANCO - Tổng cục Sức khỏe và An toàn Thực phẩm, thực hiện, ủy ban này sẽ
nhận sự hỗ trợ từ các tổ chức an toàn thực phẩm ở các quốc gia thành viên như
Bộ Y tế (Phòng Sức khỏe tiêu dùng), Bộ Kinh tế (Phòng Cạnh tranh và chống
hàng giả), và Bộ Nông nghiệp (Phòng Thực phẩm). Nhà chức trách gửi thanh tra
đi kiểm tra định kỳ xem các cơ sở sản xuất & kinh doanh có tuân thủ các quy
định An toàn thực phẩm. Quá trình thanh tra kết thúc bằng việc lập một biên
bản, trên đó ghi rõ có hay không có sai phạm. Trong trường hợp có sai phạm thì
có thể áp dụng các chế tài phạt.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có trách nhiệm trong việc quản lí an toàn thực
phẩm trong sản xuất và phân phối. Theo quy định EC số 852/2004 các nhà sản

NHÓM: SIZE 14
MARKETING QUỐC TẾ (IBS300_1)

xuất thực phẩm bao gồm cả nhà sản xuất thực phẩm nhập khẩu vào thị trường
Châu Âu bắt buộc thực hiện HACCP - viết tắt của Hazard Analysis Critical
Control Points. Phương pháp này định nghĩa các điểm tới hạn trong quá trình sản
xuất thực phẩm, là những điểm mà rủi ro vệ sinh ATTP cao. Các chủ thể tham
gia chuỗi thực phẩm phải tự mình xây dựng HACCP, tự đánh giá các điểm tới
hạn có thể gây nguy hiểm trong hệ thống của mình và tự đưa ra giải pháp kiểm
tra An toàn thực phẩm nội bộ tại các điểm tới hạn này. Liên minh Châu Âu chỉ
hướng dẫn, giám sát và tiến hành kiểm tra khi cần thiết.
2.2 Kiểm soát chất gây ô nhiễm trong thực phẩm

EU quy định các chất gây ô nhiễm cần được đảm bảo ở mức thấp nhất có thể
để không đe dọa sức khỏe con người hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng thực
phẩm. Các chất gây ô nhiễm phổ biến có thể được tìm thấy trong các sản phẩm Cà
phê là: thuốc trừ sâu; độc tố nấm mốc; salmonella; dung môi chiết; polycyclic
aromatic hydrocarbons (PAHs); Acrylamide.

Ngoài ra các quy định về nồng độ độc tố, kim loại nặng, PCBs, PAH, 3-
MCPD, melamine, erucic acid, và nitrates trong Cà phê được xác định theo từng
mặt hàng và mùa vụ.
a. Kiểm soát dư lượng thuốc trừ sâu

EU quy định mức dư lượng tối đa (MRLs) cho thuốc trừ sâu trong và trên
các sản phẩm thực phẩm. Các sản phẩm có chức mức thuốc trừ sâu vượt quá
mức cho phép sẽ bị thu hồi khỏi thị trường Châu Âu. Một số quy định về kiểm
soát dư lượng thuốc trừ sâu như:

● Quy định EC số 396/2005, ngày 23/02/2005 thiết lập mức MRLs đối với
thuốc trừ sâu được phép trong các sản phẩm thực phẩm, bao gồm cả Cà phê.

● Quy định EU số 540/2011, ngày 25/5/2011 xác định các hoạt chất đã được
phê duyệt.

● Quy định EU số 2019/1793, ngày 22/10/2019 xác định một số biện pháp tạm
thời về kiểm soát chất lượng hàng nhập khẩu từ nước thứ ba.
b. Độc tố nấm mốc

Đối với Cà phê rang hạt và rang xay: mức Ochratoxin A (OTA) – một dạng
độc tố nấm phổ biến thường xuất hiện ở hạt Cà phê, tối đa được đặt ở mức 5
μg/kg và đối với Cà phê hòa tan: mức tối đa được đặt ở mức 10 μg/kg

NHÓM: SIZE 15
MARKETING QUỐC TẾ (IBS300_1)

c. Salmonella

Salmonella là một dạng ô nhiễm vi sinh, xảy ra do kỹ thuật thu hoạch và sấy
khô không đảm bảo.

Theo EC số 2073/2005, Cơ quan An toàn thực phẩm Châu Âu (EFSA) có thể


thu hồi các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu khỏi thị trường khi tìm thấy
Salmonella trong quá trình kiểm soát. Chiếu xạ là cách thức để chống lại vi sinh
nhưng lại không được EU cho phép sử dụng trên các sản phẩm Cà phê. Điều đó
bắt buộc các nhà sản xuất Cà phê phải sử dụng phương pháp khác.
d. Dung môi chiết xuất.

Dựa theo Chỉ thị số 2009/32/EC, Dung môi có thể được sử dụng để khử Cà
phê. Giới hạn dư lượng tối đa đối với các dung môi chiết xuất như methyl
acetate (20 mg/kg trong Cà phê), dichloromethane (2 mg/kg trong Cà phê rang)
và ethylmethylketone (20 mg/kg trong Cà phê).
2.3 Truy xuất nguồn gốc, tuân thủ và trách nhiệm trong thực phẩm

Quy định EC số 178/2002, ngày 28/01/2002 cho biết, nhà sản xuất phải tuân
thủ các nghĩa vụ trong tất cả các giai đoạn của sản xuất và phân phối. Các nhà kinh
doanh thực phẩm cần phải xác định được nhà cung cấp và người nhận hàng gần
nhất.
2.4 Quy định về bao gói và ghi nhãn.

Nhãn của Cà phê nhân phải được viết bằng tiếng Anh và phải bao gồm các
thông tin sau: Tên sản phẩm; Mã nhận dạng của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO);
Nước xuất xứ; Phân loại; Khối lượng tịnh tính bằng kg; Đối với Cà phê được chứng
nhận: tên/mã của cơ quan kiểm tra và số chứng nhận.

Tên mà sản phẩm được bán, EU giải thích rằng, "Trừ khi áp dụng các quy
định cụ thể của EU hoặc quốc gia, tên này phải là tên thông thường hoặc mô tả. Có
thể sử dụng nhãn hiệu, tên thương hiệu hoặc tên ưa thích nhưng ngoài tên chung."

Danh sách thành phần, bao gồm cả chất phụ gia, trừ khi tên thực phẩm trùng
với tên thành phần. Bất kỳ chất nào có thể gây phản ứng dị ứng phải được chỉ định
rõ ràng.

● Khối lượng tịnh của sản phẩm thực phẩm đóng gói sẵn

● Ngày hết hạn

NHÓM: SIZE 16
MARKETING QUỐC TẾ (IBS300_1)

● Tên hoặc tên doanh nghiệp và địa chỉ của nhà sản xuất, nhà đóng gói hoặc
người bán được thành lập tại EU.

● Nơi xuất xứ hoặc xuất xứ, nếu bỏ sót có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu
dùng.

● Điều kiện để sử dụng hoặc lưu trữ kho hàng

● Đánh dấu lô hàng

Thực phẩm đến tay người tiêu dùng cần phải đáp ứng các thông tin bắt buộc
về tên sản phẩm, danh sách thành phần, khối lượng ròng, ngày hết hạn, điều kiện
bảo quản, nước xuất xứ, hướng dẫn sử dụng, đánh dấu lô và bảng tuyên bố dinh
dưỡng.
3. Luật chống phá rừng 2023:

Theo quy định của Liên minh Châu Âu (EU), những sản phẩm như Cà phê, ca
cao, gỗ và cao su... nếu xuất xứ từ vùng đất có rừng bị tàn phá, suy thoái sau ngày 31-
12-2020 sẽ không được xuất khẩu vào thị trường này. Nhằm hạn chế các sản phẩm
liên quan đến phá/suy thoái rừng được nhập khẩu vào EU, đồng thời khuyến khích
mua bán các mặt hàng hợp pháp và không gây phá rừng.

Các doanh nghiệp sẽ phải chứng minh nguồn gốc “sạch” (không gây mất rừng)
của 7 mặt hàng, gồm: gia súc, cacao, Cà phê, dầu cọ, đậu nành, cao su và gỗ, cùng
các sản phẩm được làm từ 7 nguyên liệu chính nêu trên như: thịt bò, đồ nội thất, giày
da, chocolate. Đặc biệt là Cà phê khi nhập khẩu vào EU đều cần có thông tin định vị
(GPS) đến từng vườn, dựa trên đó xác nhận về nguy cơ gây mất rừng bằng các hệ
thống giám sát viễn thám.

EU cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối lớn có 18 tháng để
chuẩn bị, sắp xếp lại chuỗi cung ứng để tuân thủ các quy định mới; trong khi đó, các
doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có thời gian chuẩn bị là 24 tháng.

EU yêu cầu các doanh nghiệp sẽ cần xác định chính xác lô đất nơi sản phẩm
được sản xuất và chứng minh rằng không có khu rừng nào bị chặt phá trên lô đất đó
kể từ năm 2020. Các doanh nghiệp sẽ cần cung cấp bằng chứng để thẩm định, có thể
sẽ bao gồm hình ảnh vệ tinh.

NHÓM: SIZE 17
MARKETING QUỐC TẾ (IBS300_1)

Các công ty sẽ chỉ được phép bán sản phẩm ở EU nếu nhà cung cấp đưa ra tuyên
bố xác nhận sản phẩm không đến từ vùng đất bị phá rừng hoặc đã dẫn đến suy thoái
rừng, kể cả rừng nguyên sinh không thể thay thế, sau ngày 31/12/2020.

Các doanh nghiệp không tuân thủ quy định mới sẽ bị EU phạt lên đến 4% doanh
thu hàng năm của họ ở thị trường EU. Quy định mới yêu cầu các cơ quan chức năng
ở các nước thành viên của EU kiểm tra 9% lô hàng đến từ các các nước được coi là
có rủi ro phá rừng cao, 3% lô hàng đối với các nước được dán nhãn rủi ro tiêu chuẩn
và 1% lô hàng từ các nước có rủi ro thấp.

Theo yêu cầu của EP (Nghị viện Châu Âu ), các công ty cũng sẽ phải xác minh
sản phẩm của mình tuân thủ luật pháp liên quan của quốc gia sản xuất, bao gồm cả
quyền con người và quyền của người dân bản địa bị ảnh hưởng. [14]

NHÓM: SIZE 18
MARKETING QUỐC TẾ (IBS300_1)

V. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG PHÁP LUẬT EU ĐẾN SẢN PHẨM CỦA
DOANH NGHIỆP INTIMEX GROUP:

Pháp luật Châu Âu ngày càng siết chặt về những quy định về lao động, môi trường và
an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Để xuất khẩu hàng hóa sang thị trường
Châu Âu, doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ đầy đủ các quy định pháp lý ngày càng khắt
khe này.

Intimex Group nhận thức rõ điều này. Trước hết, Intimex đã xây dựng và ban hành
quy chế lao động, quy trình sản xuất, bảo vệ môi trường tuân thủ pháp luật Việt Nam và
pháp luật Châu Âu. Công ty thường xuyên kiểm tra, giám sát và đánh giá tác động môi
trường, an toàn lao động tại các khâu sản xuất.

Không chỉ dừng lại ở việc thực hiện các quy định kiểm soát điểm tới hạn như HACCP
hay hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001 và ISO 22000 mà Liên minh Châu Âu bắt buộc
thực hiện. Intimex đã nâng cao hơn nữa thông qua tham gia tiêu chuẩn Toàn cầu về An toàn
thực phẩm – BRC.

Ngoài ra Intimex đã nỗ lực trong việc cải cách sản xuất hướng đến phát triển theo mô
hình sản xuất nông nghiệp bền vững, bắt đầu từ năm 2012 đến nay công ty đã được công
nhận các chứng nhận về nông nghiệp như Rainforest Alliance, UTZ và 4C. Những chứng
chỉ này không chỉ làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm Cà phê của Intimex Group trên thị
trường Châu Âu mà còn phù hợp với những yêu cầu bắt buộc đã có sẵn ở thị trường này.

Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ khám phá chi tiết 3 chứng chỉ BRC, Rainforest
Alliance và 4C để có 1 góc nhìn về Intimex Group đã phải thay đổi những gì để có thể cạnh
tranh trên thị trường thế giới hay cụ thể hơn là EU. [15]
1. BRC
1.1 Giới thiệu

BRC viết tắt từ cụm từ “British Retail Consortium” dịch sang tiếng Việt là
“Hiệp hội Bán lẻ Anh Quốc”. BRC được lấy làm tên gọi của một tổ chức ra đời vào
năm 1992. Tổ chức BRC là tập hợp các thành viên là các nhà sản xuất, cung cấp
thực phẩm, hàng hóa. Tổ chức BRC chuyên trách làm nhiệm vụ nhằm thúc đẩy lợi
ích của các nhà bán lẻ trong các lĩnh vực khác nhau bằng cách cung cấp đào tạo, tư
vấn chuyên gia, đo điểm chuẩn chất lượng và các dịch vụ liên quan.

Tiêu chuẩn BRC dành cho thực phẩm có tên gọi là “Global Standard for
Food Safety” dịch sang tiếng Việt là “Tiêu chuẩn Toàn cầu về An toàn thực phẩm”
hay còn gọi tắt là BRC Food. Tiêu chuẩn BRC Food được Tổ chức BRC phát triển
từ rất sớm và thuộc quyền sở hữu của Hiệp hội Bán lẻ Anh Quốc. BRC Food là một

NHÓM: SIZE 19
MARKETING QUỐC TẾ (IBS300_1)

tiêu chuẩn quốc tế, tự nguyện và đầy đủ nhằm nhằm hỗ trợ quản lý vấn đề vệ sinh
an toàn thực phẩm trên phạm vi toàn cầu.
1.2 Nội dung

Dưới đây là 12 yêu cầu cơ bản của tiêu chuẩn BRC:

 Cam kết của quản lý cấp cao và cải tiến liên tục

Quản lý cấp cao cần thể hiện cam kết đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn
BRC bằng cách cung cấp đủ nguồn lực, thông tin liên lạc, xem xét và
thực hiện các hành động để cải tiến.

 Kế hoạch an toàn thực phẩm - HACCP

Một nhóm đa ngành cần xây dựng Kế hoạch An toàn Thực phẩm kết hợp
các nguyên tắc CODEX HACCP toàn diện. Kế hoạch này sau đó cần
được thực hiện và duy trì. Kế hoạch phải tham chiếu đến luật pháp, quy
tắc hoạt động và các hướng dẫn ngành liên quan.

 Đánh giá nội bộ

Cần có một hệ thống đánh giá hiệu quả để xác minh rằng hệ thống quản
lý chất lượng an toàn thực phẩm và các thủ tục liên quan đáp ứng những
yêu cầu của tiêu chuẩn, có hiệu lực và được tuân thủ.

 Quản lý các nhà cung cấp nguyên liệu và bao bì

Phải có một hệ thống giám sát và phê duyệt nhà cung cấp hiệu quả để
đảm bảo rằng mọi rủi ro tiềm ẩn từ nguyên liệu thô (bao gồm cả bao bì
sơ cấp) đến sự an toàn, tính xác thực, tính hợp pháp và chất lượng của
sản phẩm cuối cùng đều được xác định và quản lý.

 Các hành động khắc phục và phòng ngừa

Cần sử dụng thông tin từ các lỗi đã xác định trong hệ thống quản lý chất
lượng và an toàn thực phẩm, tiến hành phân tích nguyên nhân gốc rễ và
thực hiện các sửa chữa cần thiết, đồng thời ngăn ngừa tái diễn.

 Truy xuất nguồn gốc

Cần phải có một hệ thống để theo dõi các thành phẩm theo số lô từ
nguyên liệu thô trong suốt quá trình đến sản phẩm cuối cùng và việc
phân phối chúng cho khách hàng. Hệ thống phải sao cho thông tin này có
thể được truy xuất trong một khoảng thời gian hợp lý.

 Bố cục, dòng sản phẩm và sự phân tách

NHÓM: SIZE 20
MARKETING QUỐC TẾ (IBS300_1)

Cơ sở vật chất, dòng sản phẩm và thiết bị cần phải được thiết kế, xây
dựng và bảo trì để ngăn ngừa sự nhiễm bẩn của sản phẩm và tuân thủ luật
pháp liên quan.

 Dọn phòng và vệ sinh

Các tiêu chuẩn vệ sinh và vệ sinh nhà cửa cần được duy trì để đáp ứng
các yêu cầu vệ sinh thích hợp và ngăn ngừa sự nhiễm bẩn của sản phẩm.

 Quản lý các chất gây dị ứng

Cần có hệ thống để quản lý các nguyên liệu gây dị ứng nhằm giảm thiểu
nguy cơ ô nhiễm chất gây dị ứng của sản phẩm và đáp ứng các yêu cầu
pháp lý về việc ghi nhãn cho sản phẩm.

 Kiểm soát hoạt động

Cần có các thủ tục để xác minh hoạt động hiệu quả của thiết bị và quy
trình, tuân thủ kế hoạch an toàn thực phẩm, để đảm bảo tính hợp pháp,
chất lượng và an toàn của sản phẩm.

 Ghi nhãn và kiểm soát đóng gói

Việc kiểm soát các hoạt động ghi nhãn sản phẩm phải đảm bảo rằng sản
phẩm được dán nhãn và mã hóa một cách chính xác - yêu cầu này được
đưa ra cụ thể để giải quyết nguyên nhân chính của việc thu hồi / triệu hồi
sản phẩm, ghi nhãn và đóng gói sản phẩm.

 Đào tạo: khu vực xử lý, chuẩn bị, chế biến, đóng gói và bảo quản
nguyên liệu

Cần phải có một hệ thống để chứng minh rằng nhân viên có thể ảnh
hưởng đến tính hợp pháp, chất lượng và / hoặc an toàn của sản phẩm là
có năng lực dựa trên trình độ chuyên môn, đào tạo hoặc kinh nghiệm làm
việc.
2. Rainforest Alliance
2.1 Giới thiệu

Rainforest Alliance – Liên minh Rừng mưa xuất hiện vào đầu những năm
1990, với vai trò tích hợp sản xuất nông nghiệp có hiệu quả, bảo tồn đa dạng sinh
học và phát triển con người

Chương trình nông nghiệp bền vững của RA bao gồm các chương trình đào
tạo và chứng nhận. Thực hiện cho các trang trại lớn, vừa và nhỏ sản xuất các cây

NHÓM: SIZE 21
MARKETING QUỐC TẾ (IBS300_1)

trồng nhiệt đới. Trong đó có Cà phê, chuối, cacao, cam, các loại hoa tươi, dương xỉ
và trà. [16]

Chứng nhận Rainforest Alliance đi kèm với một tập hợp dài và toàn diện các
yêu cầu về trang trại được chia thành các cấp và được thiết kế với ý tưởng “cải tiến
liên tục”; Sau khi đạt được sự tuân thủ với một loạt các yêu cầu cốt lõi đạt / không
đạt, các trang trại sẽ được yêu cầu cải tiến hàng năm sau đó. Một số cải tiến này là
bắt buộc, được đánh giá trên cơ sở đạt / không đạt và được kiểm tra trong các
chương trình định kỳ 3 hoặc 6 năm, trong khi các cải tiến khác được sử dụng rộng
rãi hơn để đặt ra các mục tiêu và ít cấp thiết hơn trong cấu trúc của chúng.

● Rainforest Alliance Nhắm Đến 6 Mục Tiêu Chính: [17]

⮚ Quản lý trang trại – Tiêu chí đầu tiên tập trung vào hiệu quả quản lý, cho
cả trang trại mô nhỏ và lớn, và những trang trại được quản lý bởi một nhóm.
Có các quy định về đại diện lãnh đạo liên quan đến giới tính và nhóm tuổi
và yêu cầu đánh giá rủi ro chính xác cũng như trách nhiệm giải trình trong
các tranh chấp khiếu kiện, phân phối quỹ, nguồn lực, đào tạo, v.v.

⮚ Thu nhập – Các tiêu chuẩn này tập trung vào thu nhập đủ sống, việc thanh
toán các khoản chênh lệch về tính bền vững cho nông dân và tính minh bạch
liên quan đến các khoản đầu tư của đối tác (người mua) vào các kế hoạch
cải thiện ở các trang trại tham gia.

⮚ Truy xuất nguồn gốc – Các trang trại phải cung cấp tài liệu và ước tính sản
lượng chính xác.

⮚ Thực tiễn canh tác – Các yêu cầu khác nhau liên quan đến các hoạt động
nông trại bao gồm kỹ thuật trồng và luân canh cây trồng, tỉa cành, sử dụng
phân bón, áp dụng an toàn hóa chất nông nghiệp và thuốc trừ sâu đã được
phê duyệt, đào tạo và thực hiện các quy trình thu hoạch và sau thu hoạch tập
trung vào chất lượng.

⮚ Nhân quyền – Bộ quy định này cấm trẻ em và lao động cưỡng bức cũng
như bạo lực hoặc quấy rối tại nơi làm việc; Yêu cầu hợp đồng lao động cho
tất cả những người làm việc trên ba tháng liên tục; Khẳng định quyền của
người lao động và yêu cầu những điều kiện cơ bản cho người lao động,
chẳng hạn như nhà ở an toàn và các điều kiện vệ sinh.

NHÓM: SIZE 22
MARKETING QUỐC TẾ (IBS300_1)

⮚ Môi trường – Điểm mấu chốt của RFA là sự giao thoa giữa tất cả các tiêu
chí ở trên và một bộ tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường. Các yêu cầu chứng
nhận này kêu gọi bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng, các dự án trồng
rừng, tăng cường hiệu quả năng lượng trong trang trại và nhà máy, bảo tồn
nước, tôn trọng tương tác giữa con người và động vật.
2.2 Các yêu cầu để đạt được chứng nhận [18]

● Rainforest Alliance có 4 kiểu yêu cầu:

 Các yêu cầu cốt lõi: là điều kiện “cần” để doanh nghiệp đạt được chứng
nhận Rainforest.

 Thước đo thông minh bắt buộc: khi thực hiện “bước chuẩn bị”, doanh
nghiệp phải tự xây dựng những tiêu chuẩn, và nguyên tắc trong quá trình sản
xuất của công ty dưới những hạn mục mà Rainforest Alliance yêu cầu từ

trước. Sau khi đạt chứng nhận Rainforest Alliance, doanh nghiệp tiến hành
triển khai thước đo thông minh bắt buộc, và sẽ được kiểm tra mỗi năm một
lần.

 Cải tiến bắt buộc: sau khi nhận được chứng nhận Rainforest Alliance, năm
thứ 3 doanh nghiệp tiến hành thực hiện “cải tiến bắt buộc”. Cứ mỗi 3 năm
tiến hành nâng cấp lên cải tiến bắt buộc L2 (nếu có).

 Các yêu cầu tự chọn: không bắt buộc, doanh nghiệp có thể chọn không thực
hiện hoặc thực hiện vào bất kì thời điểm nào. Nếu thực hiện sẽ được thêm
giấy chứng nhận cho phần yêu cầu tự chọn đó.

NHÓM: SIZE 23
MARKETING QUỐC TẾ (IBS300_1)

Ngoài các “ĐỢT THANH TRA GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ” mỗi 3 năm khi
nhận được chứng chỉ, sẽ có các đợt “ĐỢT THANH TRA GIÁM SÁT” hàng năm
để xác minh xem hệ thống quản lý của tổ chức có đảm bảo tuân thủ tất cả các hoạt
động thuộc trách nhiệm của mình hay không và theo dõi tiến độ cải tiến.

Phần bên dưới sẽ tập trung vào những nội dung liên quan đến chủ đề chính
của đề tài và một số quy định “cực kì thú vị” có trong Rainforest Alliance.
2.3 Một số quy định của Rainforest Alliance tương đồng với Quy định, tiêu
chuẩn Liên minh Châu Âu:

● Yêu cầu cốt lõi 1.2.12:

“Đối với 100% trang trại, dữ liệu định vị của các của đơn vị trang trại lớn
nhất có cây trồng được chứng nhận được thu thập và có sẵn. Đối với ít nhất
10% trang trại, dữ liệu này định vị dưới dạng một bản đồ khoanh vùng/ chu
vi GPS. Đối với tất cả các trang trại khác, dữ liệu này có thể định vị dưới
dạng một điểm.”
(Luật ATTP Châu Âu yêu cầu truy xuất nguồn gốc).

● Yêu cầu cốt lõi 1.3.4:

“Ban quản lý cung cấp cho người lao động các dịch vụ dựa trên kế hoạch
quản lý. Các dịch vụ có thể bao gồm hoạt động đào tạo, nâng cao nhận thức,
v.v. Ban quản lý cung cấp tài liệu về các dịch vụ” (Luật ATTP Châu Âu yêu
cầu thực hiện HACCP trong đó phải đảm bảo người lao động được đào tạo
nhận thức về ATTP)

● Yêu cầu cốt lõi 2.1.4

“Ban quản lý vẽ sơ đồ dòng sản phẩm từ điểm đầu đến điểm kết thúc trong
phạm vi chứng nhận, bao gồm các bên trung gian (điểm thu mua, đơn vị vận
chuyển, chế biến, kho bãi, v.v.) và các hoạt động thực hiện trên sản phẩm.”
(Theo quy định của EU về vệ sinh thực phẩm, doanh nghiệp phải có hệ
thống theo dõi và truy xuất để có thể xác định nguồn gốc nguyên liệu, địa
điểm sản xuất, kiểm tra chất lượng và phân phối sản phẩm)

● Yêu cầu cốt lõi 4.6.1

Không sử dụng hóa chất nông nghiệp:

NHÓM: SIZE 24
MARKETING QUỐC TẾ (IBS300_1)

• Nằm trong Danh Mục Thuốc Trừ Sâu Bị Cấm hoặc Danh Mục Thuốc Trừ
Sâu Đã Lỗi Thời của Rainforest Alliance

• Bị cấm bởi luật hiện hành

• Không được đăng ký hợp pháp tại quốc gia có trang trại

(Quy định EU số 540/2011 quy định những loại thuốc trừ sâu được phép sử
dụng với hàm lượng nhất định).

● Yêu cầu cốt lõi 6.1.1

Từ ngày 1 tháng 1 năm 2014 trở đi, rừng tự nhiên và các hệ sinh thái tự
nhiên không được chuyển đổi thành sản xuất nông nghiệp hoặc các mục đích
sử dụng đất khác.

Vui lòng xem Phụ lục SA-S-SD-24 Chương 6: Môi Trường

(Luật chống phá rừng EUDR quy định Cà phê nếu xuất xứ từ vùng đất có
rừng bị tàn phá, suy thoái sau ngày 31-12-2020 sẽ không được xuất khẩu
vào thị trường EU)
2.4 Khám phá thêm về Rainforest Alliance (đọc thêm)

● Yêu cầu cốt lõi 4.3.1

Cây trồng được chứng nhận không là giống/cây biến đổi gen (GMO).

● Cải tiến bắt buộc 4.4.6 cấp 1

Phân bón được bón đúng cách để cung cấp các chất dinh dưỡng vào thời
điểm và vị trí cây trồng cần, để giảm thiểu mức ô nhiễm môi trường.

● Thước đo thông minh 4.5.7

Các nhà sản xuất giám sát và giảm mức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Chỉ số

• Hoạt chất trên mỗi hec-ta (ha) (tính theo kg/ha, mỗi năm hoặc mỗi chu kỳ
canh tác)

• Hoạt chất sử dụng được liệt kê trong danh sách Sử Dụng Ngoại Lệ và danh
sách Giảm Thiểu Rủi Ro

NHÓM: SIZE 25
MARKETING QUỐC TẾ (IBS300_1)

● Cải tiến tự chọn 5.3.13

Ở các quốc gia mà mức lương tối thiểu không được điều chỉnh hàng năm
hoặc không được quy định trong CBA, tiền lương của người lao động được
điều chỉnh hàng năm theo lạm phát dựa trên mức lạm phát quốc gia công bố.

● Yêu cầu cốt lõi 6.4.4

Nhà sản xuất không sử dụng động vật hoang dã để chế biến hoặc thu hoạch
bất kỳ loại cây trồng nào (ví dụ như chồn để tạo cà phê chồn, khỉ đối hái dừa,
v.v.)

● Yêu cầu cốt lõi 6.7.2

Nhà sản xuất không được đốt rác thải,ngoại trừ được đốt trong các lò đốt
được thiết kế kỹ thuật dành cho loại rác thải cụ thể

● Thước đo thông minh 6.8.2

Ban quản lý đặt ra các mục tiêu để tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng
và giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng không tái tạo. Theo dõi và
báo cáo tiến trình hàng năm.

Đối với Ban Quản Lý Nhóm, điều này áp dụng nếu các nhóm có sử dụng
năng lượng cho việc chế biến.

Chỉ số:

• Số lượng năng lượng tái tạo và không tái tạo được sử dụng, theo từng loại
(ví dụ: khối lượng nhiên liệu, kWhđiện, số lượng (củi) năng lượng sinh khối)

• Tổng mức sử dụng năng lượng

• Tổng mức sử dụng năng lượng trên mỗi kg sản phẩm

● Thước đo thông minh tự chọn 6.9.1

Các nhà sản xuất lập hồ sơ về lượng phát thải Hiệu Ứng Nhà Kính
(Greenhouse Gases, GHG) từ các nguồn phát thải chính trong hoạt động sản
xuất và chế biến. Điều này bao gồm phát thải từ việc sử dụng nhiên liệu hóa
thạch và điện, phân bón, rác thải và nước thải hoặc thay đổi mục đích sử
dụng đất.

NHÓM: SIZE 26
MARKETING QUỐC TẾ (IBS300_1)

Các nhà sản xuất thiết lập các mục tiêu giảm thiểu khí thải nhà kính (GHG),
xây dựng và thực hiện chiến lược để đạt được các mục tiêu này và giám sát
hàng năm.

Chỉ số:

• Tổng lượng phát thải GHG hàng năm từ các nguồn nêu trên (tấn CO2)

• Lượng phát thải ròng của GHG từ các nguồn trên đây trên một đơn vị sản
phẩm cuối cùng của trang trại (tấn CO2 mỗi đơn vị)

Vui lòng xem Tài Liệu SA-G-SD-16 Hướng Dẫn O: Giảm Lượng Khí Thải
Nhà Kính (KTNK)
3. 4C (đọc thêm)
3.1 Giới thiệu: [19]

4C là Bộ Quy tắc chung cho Cộng đồng Cà phê, nó là một tiêu chuẩn bền
vững độc lập, được định hướng bởi các bên liên quan và được quốc tế công nhận
đối với toàn ngành Cà phê, nhằm mục đích củng cố tính bền vững trong các chuỗi
cung ứng Cà phê.

NHÓM: SIZE 27
MARKETING QUỐC TẾ (IBS300_1)

Bộ quy tắc 4C bao gồm 12 nguyên tắc về các phương diện kinh tế, xã hội và
môi trường. Những nguyên tắc này dựa trên thực hành nông nghiệp và quản lý tốt
cũng như các công ước quốc tế và hướng dẫn được công nhận được ngành Cà phê
chấp nhận, và các nguyên tắc được chia nhỏ thành nhiều tiêu chí.

Đánh giá độc lập của bên thứ ba giúp đảm bảo việc tuân thủ theo tiêu chuẩn
bền vững đối với sản xuất và chế biến Cà phê trên các phương diện kinh tế, xã hội
và môi trường để thành lập các chuỗi cung ứng tin cậy và có thể truy xuất nguồn
gốc của Cà phê bền vững.

Bộ quy tắc 4C được đánh giá và sửa đổi khi cần thiết, không quá 5 năm một
lần.
3.2 Các yêu cầu để đạt được chứng nhận [20]

Chia ra là 3 phương diện, kinh tế, xã hội, môi trường và các thực hành không
được chấp nhận. trong 3 phương diện sẽ chia ra làm 2 mức độ thực hiện nguyên tắc
với kết quả Đạt, tương ứng với màu xanh lá và vàng. Và màu đỏ với mức độ thực
hiện nguyên tắc KHÔNG ĐẠT. Một doanh nghiệp để đạt được chứng chỉ 4C phải
tuân thủ loại bỏ 10 Thực Hành Không Được Chấp Nhận trong tất cả các đối tác
kinh doanh của Đơn vị và mức độ thực hiện phải đạt cấp độ vàng tính trung bình
theo từng phương diện và đạt yêu cầu của đợt đánh giá độc lập (tức nếu như có 1
nguyên tắc không đạt – màu đỏ, thì trong phương diện chứa nguyên tắc đó – ví dụ
phương diện kinh tế sẽ có nhiều nguyên tắc, doanh nghiệp phải cân bằng lại một
nguyên tắc đạt màu xanh).

Chúng ta sẽ đi qua “một vài” nguyên tắc cụ thể hơn. Vì số lượng các nguyên
tắc khá nhiều nên nhóm sẽ chọn ra 2 nguyên tắc tiêu biểu cho mỗi phương diện.
“Bạn đọc” có thể tìm hiểu nhiều hơn tại Bộ Quy tắc 4C (vicofa.org.vn).
a. PHƯƠNG DIỆN KINH TẾ

Yêu cầu 1.1 Truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Có các cơ chế truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong Đơn vị 4C.

Trong Đơn vị 4C, Cà Cà phê có thể truy xuất Không có quy trình rõ
phê được xác định, tách được nguồn gốc trong Đơn ràng giúp đảm bảo Cà phê có
riêng, lưu trữ và bảo vệ để vị 4C thể được truy xuất nguồn gốc
không bị trộn lẫn với Cà phê trong Đơn vị 4C.
từ các nguồn khác. Có tài
liệu ghi chép và việc ghi
chép được triển khai thực

NHÓM: SIZE 28
MARKETING QUỐC TẾ (IBS300_1)

hiện.

CHỈ SỐ

Cà phê tuân thủ 4C được Cà phê tuân thủ 4C được Cà phê có nguồn gốc
xác định, tách riêng, lưu trữ xác định rõ ràng theo chuỗi khác nhau có khả năng bị
và bảo vệ để không bị trộn cung ứng. VÀ Mỗi tác nhân pha trộn mà không thể truy
lẫn với Cà phê từ các nguồn trong chuỗi cung ứng của xuất được nguồn gốc của Cà
khác. VÀ Có quy trình vận Đơn vị 4C đều biết họ mua phê tuân thủ 4C. VÀ Không
hành tiêu chuẩn về truy xuất Cà phê tuân thủ 4C từ ai và có quy trình xác định Cà phê
nguồn gốc sản phẩm và quy bán cho ai. VÀ Có văn bản tuân thủ 4C rõ ràng.
trình đang được thực hiện. ghi chép ở cấp Ban quản lý.
VÀ Có văn bản ghi chép.

Yêu cầu 1.5 Thông tin thị trường và thương mại

Có thể tiếp cận thông tin thị trường trong nội bộ Đơn vị 4C; Cơ chế định giá minh
bạch phản ánh chất lượng Cà phê và các thực hành sản xuất bền vững.

Những yêu cầu về chất Những yêu cầu về chất Những yêu cầu về chất
lượng Cà phê và giá cả thị lượng Cà phê và giá cả thị lượng Cà phê và giá cả thị
trường được cập nhật, trao trường có thể tiếp cận được trường không thể tiếp cận
đổi và có thể tiếp cận được trong nội bộ Đơn vị 4C. Cơ được trong nội bộ Đơn vị
trong nội bộ Đơn vị 4C. Cơ chế giá phản ánh chất lượng 4C. Cơ chế giá không phản
chế giá phản ánh chất lượng Cà phê ánh chất lượng Cà phê.
Cà phê và các thực hành sản
xuất bền vững.

CHỈ SỐ

Ban quản lý thường Ban quản lý thường Đối tác kinh doanh
xuyên cung cấp thông tin thị xuyên cung cấp thông tin thị không được tiếp cận thông
trường cập nhật cho các đối trường cập nhật cho các đối tin về giá Cà phê và những
tác kinh doanh trong Đơn vị tác kinh doanh trong Đơn vị yêu cầu chất lượng hoặc họ
4C, đặc biệt là giá cả nội địa 4C, đặc biệt là giá cả nội địa không hiểu những thông tin
có phân biệt theo các mức có phân biệt theo các mức này. VÀ Không có bằng
chất lượng. Đối tác trồng Cà chất lượng. VÀ Đối tác chứng cho thấy cơ chế giá
phê biết về các cơ chế giá trồng Cà phê biết về các cơ phản ánh thuộc tính chất
tùy theo thuộc tính chất chế giá tùy theo thuộc tính lượng của Cà phê.
lượng của Cà phê và thực chất lượng của Cà phê VÀ

NHÓM: SIZE 29
MARKETING QUỐC TẾ (IBS300_1)

hành sản xuất bền vững VÀ Cơ chế giá phản ánh thuộc
Cơ chế giá phản ánh thuộc tính chất lượng Cà phê
tính chất lượng của Cà phê
và thực hành sản xuất bền
vững 4C.

b. PHƯƠNG DIỆN XÃ HỘI

Yêu cầu 2.1 Phân biệt đối xử (Công ước ILO 110, 111, 100)

Đảm bảo quyền bình đẳng về giới tính, chế độ thai sản, tôn giáo, sắc tộc, điều kiện thể
chất và về quan điểm chính trị.

Các chương trình hành Nhận thức về việc bảo Không thực hiện hành
động tích cực nhằm bảo vệ quyền bình đẳng được động tích cực để nâng cao
đảm quyền bình đẳng được nâng cao và các bước cụ thể nhận thức hoặc bảo vệ
thực hiện. để phát triển các chương quyền bình đẳng.
trình hành động tích cực
được thực hiện.

CHỈ SỐ

Có chính sách và thủ tục Chính sách và quy trình Không tồn tại chính sách
bao gồm các cơ chế khiếu bảo vệ quyền bình đẳng tồn hoặc quy trình về quyền
nại để bảo vệ quyền bình tại và được truyền thông bình đẳng VÀ Tình trạng
đẳng và được truyền thông trong Đơn vị 4C. VÀ Trong phân biệt đối xử, quấy rối
trong Đơn vị 4C. VÀ Chính trường hợp xảy ra tình trạng hoặc lạm dụng đã xảy ra.
sách và quy trình đang được phân biệt đối xử, quấy rối
thực hiện, cụ thể là các hoặc lạm dụng, những vấn
nhóm dễ bị tổn thương được đề này đang được giải
xác định và những nỗ lực đã quyết.
được thực hiện nhằm giải
thích các quy trình chi tiết
hơn cho họ, đặc biệt là các
cơ chế khiếu nại. Có bằng
chứng cho thấy hành động
này và những hành động
khác đang được xây dựng
để loại bỏ các trở ngại làm
gia tăng sự phân biệt đối xử.

NHÓM: SIZE 30
MARKETING QUỐC TẾ (IBS300_1)

VÀ Không có bằng chứng


cho thấy vi phạm quyền
bình đẳng hoặc xảy ra tình
trạng quấy rối hoặc lạm
dụng.

Yêu cầu 2.5 Điều kiện làm việc – Hợp đồng lao động

Toàn bộ người lao động nhận được hợp đồng lao động và biết rõ quyền của mình.

Toàn bộ người lao động Thỏa thuận hợp đồng Thỏa thuận hợp đồng
nhận được hợp đồng lao không chính thức nhưng với người lao động không
động bằng văn bản. Thỏa minh bạch, được sử dụng và được thực hiện hoặc không
thuận trong hợp đồng được thực hiện. được tuân thủ.
tuân thủ.

CHỈ SỐ

Có hợp đồng lao động Tối thiểu phải tồn tại Đại diện hợp pháp của
dưới dạng văn bản cho toàn thỏa thuận hợp đồng bằng người lao động hoặc tổ chức
bộ người lao động. VÀ lời nói cho toàn bộ người của người lao động đưa ra
Toàn bộ người lao động lao động. Người lao động khiếu nại về việc thỏa thuận
nhận được một bản sao hợp biết quyền lợi và nghĩa vụ hợp đồng không được tuân
đồng lao động. VÀ Các thỏa của mình. VÀ Thỏa thuận thủ.
thuận trong hợp đồng được hợp đồng được thực hiện.
tuân thủ.

c. PHƯƠNG DIỆN MÔI TRƯỜNG

Yêu cầu 3.4 Bảo tồn đất

Các thực hành bảo tồn đất được triển khai.

Đất được bảo vệ tránh Các biện pháp bảo tồn Có bằng chứng về các
xói mòn bởi các biện pháp đất đã bắt đầu được triển thực hành góp phần gây ra
bảo tồn đất phù hợp khai. xói mòn đất.

CHỈ SỐ

Áp dụng các biện pháp Một số biện pháp được Không có biện pháp nào
bảo tồn đất khỏi xói mòn thực hiện để bảo vệ đất được thực hiện để bảo vệ
bao gồm thảm thực vật, chống xói mòn. Trong đất khỏi xói mòn mặc dù có
và/hoặc các phụ phẩm cây trường hợp có dấu hiệu của thể áp dụng. VÀ Có bằng

NHÓM: SIZE 31
MARKETING QUỐC TẾ (IBS300_1)

trồng, và/hoặc kỹ thuật làm xói mòn, cần có kế hoạch chứng về các thực hành góp
đất tối thiểu, và các kỹ thuật triển khai các biện pháp phần gây ra xói mòn đất.
bảo tồn đất khác. Trong kiểm soát xói mòn và phục
trường hợp có dấu hiệu của hồi đất. Ở nông hộ quy mô
xói mòn, các hành động nhỏ, kế hoạch có thể được
kiểm soát xói mòn và phục giải thích bằng lời.
hồi đất được thực hiện.

Yêu cầu 3.7 Nước – Nguồn nước

Các nguồn nước được bảo tồn và sử dụng hiệu quả.

Các bước cần thiết được Các thực hành bảo tồn Sử dụng quá mức tài
thực hiện để bảo tồn các tài nguyên nước đã được nguyên nước.
nguồn nước. thực hiện.

CHỈ SỐ

NHÓM: SIZE 32
MARKETING QUỐC TẾ (IBS300_1)

Các nguồn nước được Các nguồn nước được Nguồn nước không được
xác định và được bảo tồn xác định và một số biện bảo toàn. VÀ Không có
bằng cách tái sử dụng và sử pháp bảo toàn nguồn nước bằng chứng về việc sử dụng
dụng ít hơn để không đe dọa được thực hiện. Đối với chủ nước hiệu quả.
đến tính bền vững. VÀ Ban hộ quy mô nhỏ, họ đang
quản lý đối thoại với các được tập huấn về bảo tồn
bên liên quan khác để điều nguồn nước VÀ Ban quản
phối các nỗ lực bảo toàn các lý đã có nhận thức về các
nguồn nước được biết đến nguồn nước được biết đến
hoặc được coi là đang trong hoặc được coi là đang trong
giai đoạn báo động hoặc bị giai đoạn báo động hoặc bị
sử dụng quá mức VÀ Nước sử dụng quá mức. VÀ Một
dùng để chế biến Cà phê và số biện pháp giảm sử dụng
tưới được sử dụng một cách nước được thực hiện. Đối
hiệu quả. Trong trường hợp với hộ quy mô nhỏ, họ đang
chủ hộ quy mô nhỏ, có bằng được tập huấn về tưới và
chứng cho thấy Ban quản lý chế biến hiệu quả, nếu thích
đang tạo điều kiện tập huấn hợp. Đối với các đối tác là
sử dụng nước hiệu quả hơn. trung tâm chế biến, việc sử
Đối với các đối tác chế biến, dụng nước phải được đo
mức độ sử dụng nước phải lường và phải thực hiện các
được đo lường và ghi chép nỗ lực để sử dụng nước hiệu
lại cho thấy việc sử dụng quả.
nước hiệu quả.

d. CÁC THỰC HÀNH KHÔNG ĐƯỢC CHẤP NHẬN

Thực hành
ST
không được Chỉ số
T
chấp nhận

Có những thực hành tương tự với hình thức nô lệ, gán nợ và lao
Những hình động nô lệ, và cưỡng bức trẻ em làm việc trong Đơn vị 4C HOẶC
thức lao động Trẻ em dưới 18 tuổi thực hiện công việc nguy hiểm hoặc công việc
1
trẻ em tồi tệ có thể xâm hại đến sức khỏe và sự an toàn của trẻ (ví dụ: thiết bị,
nhất máy móc nguy hiểm, vật nặng, chất độc hại hoặc phải làm việc thời
gian nhiều hơn so với mức pháp luật cho phép, làm việc ca đêm).

NHÓM: SIZE 33
MARKETING QUỐC TẾ (IBS300_1)

Người lao động không được phép rời khỏi nơi làm việc và/hoặc
khu nhà ở do chủ lao động cung cấp. HOẶC Người lao động không
được phép rời bỏ công việc sau khi có thông báo thích hợp. HOẶC
Lao động Giấy tờ cá nhân hoặc giấy tờ đi lại, tiền lương/tiền hoặc tài sản ký
cưỡng bức và quỹ khác của người lao động bị người sử dụng lao động thu giữ.
ràng buộc HOẶC Các điều kiện hoàn trả nợ của người lao động có khả năng
(tham khảo mắc nợ cho người sử dụng lao động vượt mức chi phí sử dụng nợ
2
công ước 29 của chính người sử dụng lao động. HOẶC Người lao động phải trả
và 105 của cho người sử dụng lao động toàn bộ phí tuyển dụng hoặc phí thuê
ILO) và Buôn người lao động. HOẶC Trường hợp người sử dụng lao động quản lý
bán người các cơ chế chi tiêu cho thực phẩm, chỗ ở và/hoặc đi lại, có tình
trạng chi phí này cao hơn giá thị trường địa phương để nhằm duy trì
hoặc tăng nợ đối với người lao động. HOẶC Người sử dụng lao
động sử dụng hành vi buôn bán người để tuyển dụng lao động.

Công đoàn không thể đại diện cho người lao động, vì công đoàn
không được công nhận bởi người sử dụng lao động. HOẶC Người
Cấm là thành
sử dụng lao động can thiệp vào việc thành lập, hoạt động và điều
viên hoặc
hành của các tổ chức công đoàn. HOẶC Người lao động là thành
được đại diện
viên của công đoàn hoặc tham gia vào các hoạt động công đoàn, bị
bởi một tổ
3 phân biệt đối xử hoặc gặp phải những hành động bất lợi chống lại
chức của công
họ. (cụ thể như không được thăng chức, xử lý kỷ luật, thuyên
nhân hoặc bởi
chuyển công tác, sa thải) HOẶC Công việc của người lao động dựa
một tổ chức
trên điều kiện là họ phải rút tư cách là thành viên công đoàn. HOẶC
công đoàn
Đại diện công đoàn không được tiếp cận với người lao động cũng
như tiếp cận các thông tin nhằm thực hiện trách nhiệm của họ.

Có bằng chứng về việc cưỡng bức thu hồi xảy ra từ năm 2006
nhằm chiếm được vùng đất để trồng và chế biến Cà phê. HOẶC
Chiếm đoạt đất đai mà không thông tin và không có được sự đồng
thuận trước đó của những người có quyền sử dụng đất hợp pháp bị
Cưỡng bức thu ảnh hưởng, bao gồm những người đòi quyền sử dụng đất mà họ
4
hồi được hưởng theo truyền thống, đặc biệt là người bản địa. HOẶC
Trường hợp xảy ra việc cưỡng bức thu hồi hợp pháp, có tác động
tiêu cực của việc di dời mà không được giảm thiểu. Không bồi
thường dựa trên thỏa thuận (về nhà ở, đất đai, tiền bạc) cho tất cả
các nạn nhân trong trường hợp xảy ra trục xuất hoặc di dời.

5 Không cung Lao động thường xuyên và/hoặc thời vụ có nhu cầu về nhà ở,

NHÓM: SIZE 34
MARKETING QUỐC TẾ (IBS300_1)

nhưng không được người sử dụng lao động cung cấp. HOẶC Nhà ở
được người sử dụng lao động cung cấp nhưng các điều kiện sau
không được đáp ứng: ∙ giường ngủ riêng cho mỗi công nhân, ∙ chỗ ở
được phân riêng biệt theo giới tính đối với người lao động độc thân,
cấp nhà ở đầy
∙ hệ thống thoát nước ∙ vệ sinh ∙ hệ thống thông gió, ∙ nguồn cấp
đủ
nước cho sinh hoạt. HOẶC Nhà ở được cung cấp nhưng không thể
ở được: kích thước tuân theo quy định của quốc gia, nếu có, vật liệu
xây dựng phù hợp, an toàn tránh khỏi các mối nguy hiểm và ô
nhiễm.

Không cung Có bằng chứng về tình trạng mất nước trong khi lao động do
cấp nước uống không cung cấp đủ lượng nước uống cho toàn bộ người lao động.
6
cho toàn bộ HOẶC Có bằng chứng về các bệnh do việc sử dụng nước. HOẶC
người lao động Có bằng chứng trực quan về nguồn nước sử dụng bị ô nhiễm.

Chặt phá rừng


nguyên sinh
hoặc phá hủy
Có bằng chứng về việc rừng nguyên sinh bị chặt phá bởi bất kỳ
các dạng tài
đối tác kinh doanh nào của Đơn vị 4C, kể từ năm 2006. HOẶC Có
nguyên thiên
7 bằng chứng về việc phá hoại các khu vực được bảo tồn (được luật
nhiên khác
pháp quốc gia và/hoặc luật quốc tế nêu rõ) bởi bất kỳ đối tác kinh
được luật pháp
doanh nào của Đơn vị 4C, kể từ năm 2006.
quốc gia
và/hoặc quốc
tế nêu rõ

Sử dụng thuốc
BVTV thuộc
Danh mục Có bằng chứng cho thấy việc sử dụng thuốc BVTV bị cấm trên
8
thuốc BVTV đất trồng Cà phê hoặc với Cà phê tuân thủ 4C.
không được
chấp nhận.

Các đơn vị 4C
không sử dụng
các giống và Có bằng chứng cho thấy cây Cà phê biến đổi gen (chuyển gen)
9 sinh vật đang được sử dụng HOẶC Ban quản lý (ME) mua bán hoặc giao
(chuyển gen) dịch liên quan đến Cà phê biến đổi gen (chuyển gen).
biến đổi gen
(GMO)

NHÓM: SIZE 35
MARKETING QUỐC TẾ (IBS300_1)

Giao dịch trái


đạo đức trong
các quan hệ
kinh doanh
Có bằng chứng về việc gian lận, tham nhũng, hối lộ và/hoặc
10 theo các công
tống tiền trong Đơn vị 4C.
ước quốc tế,
luật pháp và
thực hành
quốc gia

4. Thực tiễn thực hiện tại Intimex Group

Hàng năm, Intimex đều thực hiện kiểm tra, đánh giá của các tổ chức chứng nhận
quốc tế như Rainforest Alliance, ISO, UTZ... nhằm đảm bảo hoàn toàn tuân thủ các
tiêu chí nghiêm ngặt của các tổ chức này về môi trường, xã hội, đối xử công bằng với
nông dân tại các vùng Cà phê trọng điểm như Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm
Đồng. Đến nay, số nông hộ tham gia chương trình Cà phê bền vững trên 39,900 nông
hộ, diện tích 73,700 hecta, sản lượng 294,000 tấn

Để làm được điều này, Intimex Group đã liên kết với các địa phương tại các
vùng nguyên liệu trọng điểm, xây dựng chương trình đào tạo về nông nghiệp bền
vững dành cho nông dân, nâng cao chất lượng hạt Cà phê

Không dừng lại ở chương trình đào tạo, Intimex Group còn tổ chức chương trình
cho vay vốn, hỗ trợ nông dân hoạt động sản xuất, kinh doanh Cà phê, qua đó, họ
được toàn quyền quyết định giá bán, thời điểm bán và người mua với sản phẩm Cà
phê làm tài sản đảm bảo.

Ngoài ra, Intimex Group và các ngân hàng liên kết cũng dành nhiều ưu đãi cho
nông dân như miễn phí bảo quản Cà phê tại khu vực kho riêng của Tập đoàn, miễn
phí hao hụt, phí lưu kho, phí cân, phí bóc xếp và phí bảo hiểm hàng hóa.
4.1 Chương trình hỗ trợ nông dân huyện Ea H'leo làm Cà phê bền vững 2021
[21]

Vào tháng 22/1/2021 Chi nhánh Intimex Buôn Ma Thuột, Tổ chức sáng kiến
thương mại bền vững Hà Lan IDH và Tập đoàn JDE tổ chức ra mắt 2 hợp tác xã
(HTX) nông nghiệp trong khuôn khổ Dự án cung ứng dịch vụ nông nghiệp phát
triển Cà phê bền vững giai đoạn 2020 – 2022 (SDM) tại xã Ea Hiao (huyện Ea
H’leo).

NHÓM: SIZE 36
MARKETING QUỐC TẾ (IBS300_1)

Đó là HTX Nông nghiệp bền vững Đại Thắng – Ea Hiao và HTX Nông
nghiệp bền vững Trọng Phú – Ea Hiao. Hai HTX này hiện có 27 thành viên tham
gia, sản xuất 100 ha Cà phê, sản lượng Cà phê đặc sản khoảng 100 tấn/năm, được
Intimex Buôn Ma Thuột ký thỏa thuận bao tiêu.
4.2 Tập huấn nâng cao kiến thức cho bà con nông dân vùng nguyên liệu của
công ty Intimex Mỹ Phước tháng 5 - 2022 [22]

TMT Consulting - một tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các chứng chỉ
bền vững như 4C hay Rainforest, đã triển khai lớp Tập huấn nâng cao kiến thức cho
bà con nông dân trồng Cà phê vối và cây trồng xen tại 4 xã Hòa Nam, Hòa Bắc,
Hòa Trung, và Hòa Ninh – vùng nguyên liệu của Công ty Intimex Mỹ Phước.

Tại lớp tập huấn, qua phương pháp “lấy nông dân làm trung tâm”, các học
viên đã được nâng cao kiến thức, trang bị kỹ năng lồng ghép qua việc học và thực
hành. Theo đó, bà con đã được trao đổi về Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cà phê,
cây ăn trái; Quản lý sâu bệnh hại trên vườn cây; Quản lý thảm cỏ và tuyên truyền
bà con nông dân NÓI KHÔNG với thuốc diệt cỏ có hoạt chất Glyphosate; Thực
hành về kỹ thuật đào hố, trồng cây con Cà phê, cây ăn trái; Thực hành về sâu bệnh
hại trên vườn…

Lớp tập huấn nằm trong một chuỗi hoạt động của Dự án “Mô hình cảnh quan
về sản xuất Cà phê bền vững và giảm phát thải” là một phần của chương trình Cà
phê cảnh quan ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng (Di Linh Compact). Tiếp nối
những thành công đạt được trong giai đoạn 2018-2020, Di Linh Compact hướng
đến mục tiêu trở thành một Vùng Sản xuất bền vững được xác nhận (VISA-
Verified Sourcing Area) vào năm 2025. Dự án này là sự hợp tác thực hiện giữa tập
đoàn Cà phê hàng đầu thế giới JDE, tổ chức phi chính phủ Hà Lan IDH và công ty
Cổ Phần Intimex Mỹ Phước. Với mục tiêu thúc đẩy sản xuất Cà phê ít các bon,
không phá rừng kết hợp với cải thiện sinh kế cho nông dân Cà phê thông qua việc
áp dụng các thực hành nông nghiệp tái sinh ở 4 xã Hòa Bắc, Hòa Nam, Hòa Trung
và Hòa Ninh, dự án sẽ góp phần vào việc xây dựng cảnh quan Cà phê bền vững cho
toàn huyện Di Linh.

Intimex Mỹ Phước là công ty Cà phê lớn ở Việt Nam, việc tham gia dự án sẽ
giúp hình thành mối quan hệ hợp tác bền vững và hiệu quả với nông dân Cà phê.
Các xã vùng dự án có tiềm năng phát triển thành vùng sản xuất nông nghiệp bền
vững. Với sự tài trợ từ JDE, IDH và hỗ trợ kỹ thuật từ TMT consulting, Intimex
Mỹ Phước đã triển khai thực hiện dự án này nhằm nâng cao tính bền vững trong
sản xuất Cà phê ở Việt Nam nói chung và đặc biệt ở tỉnh Lâm Đồng nói riêng.
4.3 Chương trình PPI Compact Di Linh [23]

NHÓM: SIZE 37
MARKETING QUỐC TẾ (IBS300_1)

Từ ngày 20 đến ngày 22 tháng 5 năm 2023 vừa qua, Intimex Mỹ Phước -
công ty con của tập đoàn Intimex Group, hân hoan chào mừng ngài Đại sứ và Tổng
lãnh sự quán Hà Lan cùng Đoàn Lãnh đạo cấp toàn quốc của IDH đến tham dự
buổi họp Ban chỉ đạo Chương trình liên minh vùng sản xuất kết hợp bảo tồn và an
sinh xã hội huyện Di Linh (PPI COMPACT DI LINH).

Buổi họp đã triển khai với 2 nội dung chính, gồm:

● Cập nhật tiến độ các dự án thuộc Chương trình PPI Compact Di Linh.

● Thảo luận về Kế hoạch Thí Điểm "Xây Dựng Hệ Thống Thông Tin - Cơ
Chế Giải Trình Nhằm Đáp Ứng Yêu Cầu Của Dự Luật EUDR" về sản
xuất Cà phê không gây mất rừng.”

Theo đó, Intimex Mỹ Phước nhận thấy vấn đề mà Dự Luật EUDR đưa ra là
vô cùng cấp bách và cần thiết, do đó sẽ nỗ lực hỗ trợ hết mình để hoàn thành tốt dự
án vì an sinh xã hội, góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân Việt.
4.4 Tập huấn Tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững Rainforest Alliance [24]

Từ ngày 10-14/7/2023, Intimex Mỹ Phước đã tham gia triển khai tập huấn
cho hơn 2000 bà con nông dân vùng nguyên liệu Cà phê thuộc địa bàn huyện Lâm
Hà và Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. .

Các nội dung chủ yếu sau:

● Tập huấn cách thực hành nông nghiệp tốt, bao gồm: các kỹ thuật liên
quan đến quy trình sản xuất Cà phê bền vững như: tưới nước tiết kiệm,
bón phân cân đối và hợp lý, thu hái, chế biến và bảo quản Cà phê,…
cùng một số vấn đến liên quan khác.

● Tập huấn Tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững Rainforest Alliance phiên
bản 1.3, bao gồm:

o Các chủ đề Quản lý IMS, truy nguyên, canh tác bền vững.
o Lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, phân biệt đối xử,…
o Bình đẳng giới.
o Thanh tra nội bộ.

VI. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO
INTIMEX GROUP TRONG MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ PHÁP LUẬT EU

NHÓM: SIZE 38
MARKETING QUỐC TẾ (IBS300_1)

1. Điểm mạnh (Strength – S)

Tiềm lực tài chính mạnh mẽ: Kết thúc kiểm toán cuối năm 2022, Intimex Group
đang nắm giữ hơn 200 tỷ tiền mặt, tăng gần 100 tỷ so với cùng ký năm 2021. Đây là
nguồn vốn có tính thanh khoản cao, doanh nghiệp có thể sử dụng ngay vào việc đầu
tư nhà máy hoặc trang thiết bị để thúc đẩy khối lượng sản xuất cho việc xuất khẩu.

Chất lượng sản phẩm tốt: Intimex đã luôn duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất
lượng như ISO, HACCP, BRC, HALAL… tại tất cả các nhà máy. Ngoài ra, công ty
đã kiểm soát tốt nguyên liệu cung ứng đầu vào thông qua các chương trình Cà phê
bền vững chứng nhận 4C, RFA, UTZ.. làm đa dạng thêm các nguồn cung cho nhà
máy. Sản phẩm của Intimex Group khi được chứng minh độ tin cậy, sẽ tạo bước đệm
vững chắc trong việc phát triển tại môi trường Châu Âu.

Uy tín thương hiệu: Trong nhiều năm liền, Intimex Group đã đạt được danh hiệu
“Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín”. Gần đây nhất, tại danh sách “Doanh nghiệp xuất
khẩu uy tín” năm 2021, Intimex Group đứng đầu trong nhóm 13 doanh nghiệp xuất
khẩu Cà phê (dựa theo kim ngạch xuất khẩu), theo sau là hai công ty con - công ty Cổ
phần Intimex Mỹ Phước đứng thứ 3 và công ty Cổ phần Intimex Đắk Nông đứng thứ
10. Với uy tín được kiểm định bởi Chính phủ Việt Nam như vậy, công ty dễ dàng
bước đầu tạo dựng niềm tin với những đối tác xuất khẩu của mình.

Công nghệ hiện đại: Intimex Group ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật
tân tiến nhất là sản phẩm bởi những công ty công nghệ hàng đầu thế giới như dây
chuyền công nghệ RG nhà sản xuất máy rang Neuhaus Neotec (Đức) nổi tiếng, dây
chuyền sản xuất và công nghệ xử lý từ tập đoàn GEA-Niro (Đan Mạch) hay hệ thống
áp dụng công nghệ FIC® được thiết kế riêng cho công ty nhằm đảm bảo chất lượng
và hương vị Cà phê nguyên bản trong khi tối ưu hoá hiệu năng và chi phí sản xuất.
Đây là một lợi thế cạnh tranh của Intimex Group trong chiến lược mở rộng kinh
doanh xuất khẩu.
2. Điểm yếu (Weak – W)

Kinh nghiệm trong quản lý và tổ chức: Hiện tại, Intimex Group đang sở hữu 11
nhà máy chế biến Cà phê trải khắp các vùng trọng điểm đất nước. Tuy nhiên, thông
qua tìm hiểu, chỉ một số ít nhà máy được báo cáo là có công suất ổn định tiêu biểu
nhất phải kể đến công ty Cổ phần Intimex Mỹ Phước, Công ty cổ phần Intimex Bình
Dương và công ty Cổ phần Intimex Đắk Nông. Có thể nhận thấy, do quy mô hoạt
động rộng lớn, Intimex Group phải đối mặt với nhiều yếu điểm trong việc quản lý và
tổ chức sao cho thúc đẩy đồng bộ hiệu suất, hiệu quả ở tất cả các công ty con và bộ
phận nhà máy. Điều này có thể đặt ra gánh nặng cho những nhà máy kể trên khi phải
nhận thêm khối lượng sản xuất xuất khẩu, có thể dẫn đến sự cố quá tải.

NHÓM: SIZE 39
MARKETING QUỐC TẾ (IBS300_1)

Mức độ đa dạng hoá sản phẩm: Intimex Group chuyên cung cấp ba dòng sản
phẩm: Cà phê hoà tan, Cà phê nhân và sản phẩm Cà phê bán lẻ. Trong đó, ngoại trừ,
Cà phê hoà tan bao gồm hai loại sản phẩm, Cà phê nhân và Cà phê bán lẻ đều bao
gồm 6 loại sản phẩm. Số lượng dòng sản phẩm và loại sản phẩm tương ứng chưa đủ
nhiều và đa dạng để thực sự cạnh tranh với nhiều thương hiệu cùng ngành hàng khác
cũng như gây thu hút với người tiêu dùng cuối tại thị trường Châu Âu.
3. Cơ hội (Opportunities – O)

Thị trường EU đang chứng kiến lạm phát, điều này đã khiến người tiêu dùng
trong khu vực này giảm chi tiêu cho các mặt hàng Cà phê đắt tiền và tìm kiếm những
sản phẩm có giá rẻ hơn. Điều này tạo cơ hội cho Việt Nam, quốc gia sản xuất Cà phê
Robusta giá rẻ hàng đầu thế giới.

EU đang là thị trường xuất khẩu trọng điểm của Cà phê Việt Nam: Trong những
năm gần đây, chính phủ đã có những chính sách ngoại giao với Châu Âu, lẫn chính
sách hỗ trợ doanh nghiệp khi xuất khẩu đến thị trường này. Tiêu biểu nhất phải kể
đến hiệp định thương mại EVFTA năm 2020 [25], giúp thuế suất của Cà phê Việt
Nam khi xuất khẩu trở về mức 0, tạo điều kiện giúp ngành hàng Cà phê Việt Nam gia
tăng giá trị và mở rộng thị phần tại EU. Ngoài ra, dựa theo các mục tiêu tăng trưởng
xuất khẩu vào thị trường EU của chính phủ ban hành năm 2022 [26], các doanh
nghiệp xuất khẩu Cà phê như Intimex sẽ được bảo hộ mạnh mẽ hơn. Mặt khác, chính
sách thương mại của EU đang tập trung vào các quốc gia ở khu vực châu Á để tháo
gỡ khó khăn cho thị trường nội địa; mà Việt Nam là một trong 4 nước có hiệp định
thương mại với EU ở khu vực này nên đây là những yếu tố sẽ giúp Việt Nam có
nhiều cơ hội tăng xuất khẩu sang EU.

Dự luật mới của Châu Âu: Luật chống phá rừng được Nghị viện Liên minh Châu
Âu thông qua ngày 19 tháng 4 năm 2023, có hiệu lực từ ngày 26 tháng 6 năm 2023.
Theo luật mới, nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu các sản phẩm liên quan đến nạn phá
rừng và suy thoái rừng, 100% nông sản Việt Nam, bao gồm cả Cà phê, khi nhập khẩu
vào EU phải được truy tìm thông tin định vị (GPS) về xuất xứ đất trồng. Luật này
cấm nhập khẩu nông sản được tạo ra trên đất có nguồn gốc từ nạn phá rừng hoặc suy
thoái rừng sau ngày 31 tháng 12 năm 2020. Đây là một cơ hội lớn cho Việt Nam khi
trước đó Intimex Group tuân thủ các quy định trong chứng nhận Rainforest Alliance,
doanh nghiệp đã thực hiện việc định vị GPS về vị trí đất trồng. Do đó Dự luật mới
của Châu Âu thực sự là một cơ hội rất lớn cho Intimex để gia tăng sản lượng xuất
khẩu khi các đối thủ cạnh tranh cần thời gian để thích nghi.
4. Thách thức (Threats – T)

NHÓM: SIZE 40
MARKETING QUỐC TẾ (IBS300_1)

Hạn chế về khả năng số hoá dữ liệu trong chuỗi sản xuất [27]: Liên quan đến dự
luật mới của Châu Âu, theo chia sẻ từ thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, truy xuất
nguồn gốc Cà phê liên quan đến việc liên kết dữ liệu với một cá nhân hoặc một nhóm
nhà sản xuất, làm gia tăng yêu cầu thu thập dữ liệu cho tất cả các tác nhân trong
chuỗi”. Điều này có ý nghĩa là để đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc chính xác
nhất, mỗi tác nhân trong chuỗi sản xuất và cung ứng cần ghi lại dữ liệu khi những hạt
Cà phê thay đổi chủ sở hữu. Đồng thời, Intimex Group cần thu thập nhiều thông tin
đa dạng như tọa độ địa lý của khu vực sản xuất, số lượng nhà sản xuất trên mỗi lô, số
lượng và chất lượng của hạt Cà phê, dự báo năng suất. Đây là một thách thức dành
cho Intimex Group khi phải đối mặt với lỗ hổng kiến thức và kỹ năng sử dụng các
giải pháp kỹ thuật số để thu thập dữ liệu định vị và truy xuất nguồn gốc trong khi đó
hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật mạng tại Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển toàn
diện. Mặt khác, cũng sẽ phải tốn kém một mức chi phí và thời gian để Intimex Group
triển khai và ứng dụng những giải pháp công nghệ này vào hoạt động kinh doanh
nhằm tuân thủ nội dung của luật mới của EU.

Chi phí tiếp cận thị trường gia tăng [28]: Trong khi được hưởng lợi từ việc cắt
giảm thuế theo lộ trình của hiệp định EVFTA, một thách thức mới được đặt ra là chi
phí tiếp cận thị trường gia tăng, khiến cho cánh cửa xuất khẩu sang thị trường EU
đang dần khép lại. Một mặt, dựa theo các quy định của hiệp định EVFTA, sản phẩm
Cà phê xuất khẩu cần được đảm bảo biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS)
nghiêm ngặt. Trong khi đó, do thiếu tính đồng nhất trong từng lô hàng và do công tác
thu hoạch bảo quản chưa tốt, nên rất nhiều lô hàng Cà phê bị trả về từ Châu Âu. Mặt
khác, EU đang siết chặt quy định dư lượng thuốc trừ sâu đối với các Cà phê là 0,1
mg/kg, đây cũng là một khó khăn, đòi hỏi nông dân phải điều chỉnh phương thức sản
xuất để có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn mới phục vụ hoạt động xuất khẩu. Chính
vì vậy hoạt động của Intimex Group do vậy cũng sẽ bị ảnh hưởng không nặng nề
không kém.

VII. ĐỀ XUẤT CHO CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP INTIMEX
GROUP [29]

Như đã đề cập ở phần cơ hội, tình hình lạm phát ở nửa đầu năm 2023 đã khiến cho nền
kinh tế Châu Âu lâm vào tình trạng trì trạch khó tăng trưởng, khi nền kinh tế gặp khó khăn,
người dân sẽ cân nhắc hơn trong quyết định mua hàng của mình. Do đó Intimex có thể thực
hiện việc tăng thêm 1 dòng sản phẩm giá rẻ trong thời điểm này, vừa giữ ổn định sản lượng
xuất khẩu vừa tăng tính nhận diện thương hiệu và chiếm lĩnh thêm thị phần Cà phê của công
ty tại Châu Âu.

NHÓM: SIZE 41
MARKETING QUỐC TẾ (IBS300_1)

Nhưng điều này cũng có một nhược điểm đó là Sản phẩm giá rẻ có thể ảnh hưởng đến
hình ảnh thương hiệu của Intimex, khiến người tiêu dùng liên kết công ty với chất lượng
kém hơn. Do đó cần thiết kế sản phẩm và chiến dịch tiếp thị phù hợp để tránh ảnh hưởng
này.

Trong ngắn hạn, ảnh hưởng của quy định “Chống phá rừng” mới của Châu Âu có thể
sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung Cà phê trên thị trường này, dẫn đến giá cả Cà phê trên thị
trường có thể sẽ tăng cao. Do đó, trong ngắn hạn, Intimex nên xem xét gia tăng sản lượng
Cà phê xuất khẩu của mình để gia tăng doanh thu bằng cách:

 Tăng năng suất nông nghiệp: Đảm bảo rằng các khu vực trồng Cà phê được quản
lý và chăm sóc tốt. Giám sát kĩ lưỡng hơn nữa việc sử dụng phân bón, thuốc trừ
sâu và các biện pháp bảo vệ thực vật kĩ lưỡng để đảm bảo cây Cà phê phát triển
khỏe mạnh và cho năng suất cao.
 Thúc đẩy tiếp thị và quảng bá: Tăng cường hoạt động tiếp thị và quảng bá để giới
thiệu và quảng bá Cà phê của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể quảng bá mình
là một doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp bền vững, đã thực hiện các cam kết về
bảo vệ rừng của Châu Âu từ rất sớm.
Ngoài ra doanh nghiệp trong khoảng thời gian này có thể thay đổi bao bì sản phẩm Cà
phê hạt rang của mình mà hiện tại ở Doanh nghiệp vẫn đang sử dụng dạng bao polime
truyền thống để tăng tính thiện cảm của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp hơn. Khi mà
sự quan tâm của người tiêu dùng Châu Âu ngày càng lớn đối với các vấn đề về tài nguyên
và môi trường. Cụ thể nhóm đề xuất:

 Giảm lượng màu in trên bao bì: Bằng cách giảm lượng màu in trên bao bì, Intimex
có thể giảm lượng mực in và các chất hóa học có thể gây ô nhiễm môi trường.
Điều này có thể đạt được bằng cách sử dụng thiết kế bao bì đơn giản hơn, chỉ sử
dụng màu sắc cần thiết và tránh sử dụng các màu sắc quá phức tạp hoặc màu nền
đậm.
 Thay đổi sang vật liệu thân thiện hơn với môi trường: Doanh nghiệp có thể xem
xét thay đổi từ bao polime truyền thống sang vật liệu thân thiện hơn với môi
trường, chẳng hạn như bao bì tái chế, bao bì sinh học hoặc bao bì compostable.
Các vật liệu này có thể giảm thiểu tác động đến môi trường và có khả năng phân
hủy tự nhiên hoặc tái chế sau khi sử dụng.
Tóm lại, các đề xuất chính sách sản phẩm cho Doanh nghiệp Intimex Group bao gồm
mở rộng dòng sản phẩm giá rẻ trong thời điểm kinh tế khó khăn, tăng sản lượng Cà phê xuất
khẩu, thúc đẩy tiếp thị và quảng bá, giảm lượng màu in trên bao bì và thay đổi sang vật liệu
bao bì thân thiện với môi trường. Những điều này sẽ giúp Intimex tăng tính nhận diện
thương hiệu, giữ vững thị phần và đáp ứng các yêu cầu và quan tâm của người tiêu dùng
Châu Âu về chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.

NHÓM: SIZE 42
MARKETING QUỐC TẾ (IBS300_1)

NHÓM: SIZE 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] [Online]. Available:


https://mediacdn.vietnambiz.vn/1881912202208555/files/2023/01/19/bao-cao-thi-
truong-ca-phe-nam-2022-20230119151616421.pdf.
[2] [Online]. Available: https://www.intimexcoffee.com.vn/vi/gia-tri-cot-loi/.
[3] [Online]. Available: http://intimexco.com/?act=content&pid=2&cid=8.
[4] [Online]. Available: https://doanhnhanvn.vn/intimex-group-doanh-nghiep-chu-luc-xuat-
khau-ca-phe-hang-dau-viet-nam.html.
[5] [Online]. Available: https://intimexmp.com/san-pham.
[6] [Online]. Available: https://vnr500.com.vn/Thong-tin-doanh-nghiep/CONG-TY-CP-TAP-
DOAN-INTIMEX-Chart--289-2022.html.
[7] [Online]. Available: https://Cà phêbiz.vn/intimex-group-tap-doan-kin-tieng-xuat-khau-ca-
trieu-tan-gao-ca-phe-moi-nam-thu-ve-ca-ty-do-176230903092126686.chn.
[8] [Online]. Available: http://intimexco.com/?act=content&pid=2&cid=6.
[9] [Online]. Available: https://luatminhkhue.vn/lien-minh-chau-au-eu-la-gi.aspx.
[10] [Online]. Available: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/khung-phap-luat-chung-cua-
cong-dong-aec-xay-dung-tu-goc-nhin-cua-eu-75948.htm#:~:text=C%C6%A1%20s
%E1%BB%9F%20ph%C3%A1p%20l%C3%BD%20h%C3%ACnh,c%C3%A1c%20hi
%E1%BB%87p%20%C6%B0%E1%BB%9Bc%20%C4%91%E1%BA%A7u%20ti
%C3%AAn..
[11] "AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG SẢN," NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP, 2016.
[12] [Online]. Available: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/khung-phap-luat-chung-cua-
cong-dong-aec-xay-dung-tu-goc-nhin-cua-eu-75948.htm#:~:text=C%C6%A1%20s
%E1%BB%9F%20ph%C3%A1p%20l%C3%BD%20h%C3%ACnh,c%C3%A1c%20hi
%E1%BB%87p%20%C6%B0%E1%BB%9Bc%20%C4%91%E1%BA%A7u%20ti
%C3%AAn..
[13] [Online]. Available: https://lsvn.vn/ti-m-hie-u-pha-p-lua-t-lien-minh-chau-au-ve-quye-n-
con-nguo-i-va-lien-he-thu-c-tie-n-ta-i-vie-t-nam-1693885912.html.
[14] [Online]. Available: https://wtocenter.vn/file/18163/Cà phê_0846.pdf.
[15] [Online]. Available: https://mekongasean.vn/intimex-group-xuat-khau-ca-phe-nhieu-
nhat-ca-nuoc-nien-vu-20212022-post16146.html#:~:text=Trong%20ni%C3%AAn%20v
%E1%BB%A5%202021%2F2022%2C%20t%E1%BB%95ng%20l%C6%B0%E1%BB
%A3ng%20c%C3%A0%20ph%C3%AA%20Vi%E1%BB%87t,v%C3%A0%20C
%C3%B4ng%20.
[16] [Online]. Available: https://clv.vn/tieu-chuan-rainforest-alliance-la-gi/.
[17] [Online]. Available: https://www.google.com/url?q=https://primecoffea.com/chung-nhan-
rainforest-alliance-utz-tren-ca-
phe.html&sa=D&source=docs&ust=1696604224525912&usg=AOvVaw3L4dJLMyhuR1
XaeXtNcUc6.
[18] [Online]. Available: https://www.rainforest-alliance.org/vi/resource-item/tieu-chuan-
nong-nghiep-ben-vung-rainforest-alliance-cac-yeu-cau-doi-voi-trang-trai/.
[19] [Online]. Available: http://www.vicofa.org.vn/bo-quy-tac-4c-bid46.html.
[20] [Online]. Available: http://www.vicofa.org.vn/bo-quy-tac-4c-bid46.html.
[21] [Online]. Available: https://eahleo.daklak.gov.vn/ho-tro-nong-dan-huyen-ea-h-leo-lam-
ca-phe-ben-vung-1423.html.
[22] [Online]. Available: https://tmt.org.vn/tap-huan-nang-cao-kien-thuc-cho-ba-con-nong-
dan-vung-nguyen-lieu-cua-cong-ty-intimex-my-phuoc.html.
[23] [Online]. Available: https://vbcsd.vn/detail.asp?id=2315.
[24] [Online]. Available: https://intimexmp.com/tap-huan-ims-va-nong-dan-ve-san-xuat-ca-
phe-ben-vung-theo-tieu-chuan-ra-rainforest-alliance-phien-ban-13-nam-2023.
[25] [Online]. Available: https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/nhin-lai-hiep-dinh-
evfta-sau-gan-3-nam-thuc-thi.html#:~:text=Hi%E1%BB%87p%20%C4%91%E1%BB
%8Bnh%20Th%C6%B0%C6%A1ng%20m%E1%BA%A1i%20t%E1%BB%B1,chi
%E1%BB%81u%20s%C3%A2u%2C%20thi%E1%BA%BFt%20th%E1%BB%B1c%20v
%C3.
[26] [Online]. Available: https://vioit.org.vn/Resources/vioit/2023/03/31/To%C3%A0n%20v
%C4%83n%20LATS%20-%20final.pdf.
[27] [Online]. Available: https://trungtamwto.vn/thi-truong-duc/23151-eu-thay-doi-quy-dinh-
nhap-khau-xuat-khau-ca-phe-viet-doi-dien-thach-thuc.
[28] [Online]. Available: https://kinhtedothi.vn/nam-2023-xuat-khau-hang-hoa-sang-eu-doi-
mat-nhieu-kho-khan.html.
[29] [Online]. Available: https://nongnghiep.vn/luat-chong-pha-rung-cua-chau-au-va-thich-
ung-cua-nong-san-viet-d357040.html?
fbclid=IwAR2Chswlmur_SN61EyCdiP2axupAT3R9K3KaCqgl546758ey31ApEFkFP0s.
[30] [Online]. Available: http://www.vicofa.org.vn/bo-quy-tac-4c-bid46.html.

You might also like