Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG GIỮA HK II KHTN 8

A.Một số câu hỏi tự luận


Câu 1. Kể tên một số bệnh về hệ thần kinh? Trình bày nguyên nhân, biểu hiện và cách
phòng các bệnh này.
- Bệnh Parkinson
+ Nguyên nhân: do thoái hóa tế bào thần kinh, do cao tuổi, nhiễm khuẩn(viêm não) hoặc
nhiễm độc thần kinh,…
+ Biểu hiện: run tay, mất thăng bằng, di chuyển khó khăn,..
+ Cách phòng ngừa: bổ sung vitamin D từ thực phẩm/tắm nắng, luyện tập thể dục hợp lí,
tránh xa môi trường độc hại
- Bệnh động kinh:
+ Nguyên nhân: rối loạn hệ thần kinh trung ương do: di truyền, chấn thương/bệnh về não,..
+ Biểu hiện: co giật, có những hành vi bất thường, đôi lúc mất ý thức.
+ Cách phòng ngừa: giữ tinh thần vui vẻ, ngủ đủ giấc, luyện tập thể thao hợp lí, ăn uống
đủ chất,..
- Bệnh Alzheimer:
+ Nguyên nhân: rối loạn thần kinh
+ Biểu hiện: thường gặp ở người cao tuổi, triệu chứng: mất trí nhớ, giảm khả năng ngôn
ngữ, lẩm cẩm, khả năng hoạt động kém.
+ Cách phòng ngừa: đọc sách để luyện trí não, ăn uống hợp lí, giữ tinh thần thoải mái,
tăng cường vận động,..
Câu 2. Nêu vị trí, chức năng của các tuyến nội tiết. Vai trò của tuyến tụy trong điều hòa
nồng độ glucose trong máu là gì?
* Tuyến yên
- Vị trí: trong não
- Chức năng: tiết ra các hormone điều hòa hoạt động của hầu hết các tuyết nội tiết khác
trong cơ thể; tiết ra hormone ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cơ và xương.
* Tuyến giáp
- Vị trí: phía trước cổ
- Chức năng: tiết ra hormone thyroxine(chứa iodine) có vai trò quang trọng với quá trình
trao đổi chất và chuyên hóa năng lượng trong tế bào; tiết ra hormone calcitonin tham gia
điều hòa calcium và phosphorus trong máu.
* Tuyến tụy
- Vị trí: nằm trong khoang bụng
- Chức năng: tiết ra hormone insulin và glucagon điều hòa đường huyết.
* Tuyến trên thận:
- Vị trí: nằm ở thận
- Chức năng: tiết ra hormone adrenaline và noradrenaline có vai trò điều hòa tim mạch, hô
hấp, đường huyết; tiết ra hormone điều hòa nhiệt độ muối sodium và potassium trong máu,
điều hòa sinh dục nam, gây biến đổi đặc tính sinh dục nam.
* Tuyến sinh dục:
- Ở nam(tinh hoàn): tiết ra hormone testosterone kích thích sinh tinh trùng, gây biến đổi cơ
thể ở tuổi dậy thì.
- Ở nũ( buồng trứng): tiết ra hormone estrogen kích thích sự phát triển và rụng trứng, gây
biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì.
Câu 3. Em hãy kể tên một số biện pháp phòng chống nóng, lạnh cho cơ thể?
- Biện pháp có vai trò chống nóng cho cơ thể: trồng cây xanh, chống nóng cho nhà ở, sử
dụng quạt, điều hòa, uống nhiều nước, ăn thức ăn nhiều vitamin, hoa quả,..
- Biện pháp có vai trò chống lạnh cho cơ thể: mặc áo ấm, luyện tập thể dục thể thao, sử
dụng điều hòa 2 chiều,..
Câu 4. Em sẽ xử lí thế nào trong các tình huống sau:
a. Khi gặp 1 người bị say nắng (cảm nóng)
b) Khi gặp 1 người bị cảm lạnh
- Em sẽ:
a) Chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước
mát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những vị trí có động mạch
lớn đi gần ngoài da như nách, bẹn, cổ.
b) + Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt: ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi đầy đủ, làm dịu
cổ họng, làm dịu đổ mồ hôi, làm thông mũi, duy trì độ ẩm trong phòng,..
+ Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
+ Bổ sung các loại thực phẩm làm tăng sức đề kháng cho người bệnh: thực phẩm chứa
vitamin C(cam,ổi, C sủi,..); thực phẩm chứa tỏi, gừng giúp làm nóng cơ thể;..
Câu 5. Những hiểu biết về sức khỏe sinh sản vị thành niên có ý nghĩa như thế nào? Em
cần làm gì để bảo vệ sức khỏe bản thân?
- Ý nghĩa: đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tương lai sự nghiệp của mỗi
người cũng như chất lượng dân số của toàn xã hội
- Em cần: hình thành lối sống tốt, lành mạnh, luyện tập thể dục, thể thao, giũ gìn vệ sinh
cơ quan sinh dục,..
+ Rèn luyện về kỹ năng sống

+ Chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm lý


+ Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên

B.Một số câu hỏi trắc nghiệm


Câu 1: Môi trường trong cơ thể không được tạo thành bởi thành phần nào?
A. Máu
B. Nước mô
C. Bạch huyết
D. Tuyến nội tiết
Câu 2: Môi trường trong cơ thể có vai trò chính là gì?
A. Giúp tế bào thường xuyên trao đổi chất với môi trường ngoài.
B. Giúp tế bào có hình dạng ổn định
C. Giúp tế bào không bị xâm nhập bởi các tác nhân gây hại
D. Sinh tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào
Câu 3. Chỉ số glucose trong máu của người bình thường là:
A. 0,8 – 1,2 (mmol/l) n
B. 2,4 – 3,9 (mmol/l)
C. 3,9 – 6,4 (mmol/l)
D. 5,2 – 7,5 (mmol/l)
Câu 4. Chỉ số Cholesterol trong máu của người bình thường là:
A. 3,9 – 5,2 (mmol/l)
B. 2,4 – 3,9 (mmol/l)
C. 3,9 – 6,4 (mmol/l)
D. 5,2 – 7,5 (mmol/l)
Câu 5. Chỉ số Uric acid trong máu của người bình thường là:
A. 309 – 520 (mmol/l)
B. 208 – 428 (mmol/l)
C. 135– 150 (mmol/l)
D. 520 – 750 (mmol/l)
Câu 6: Ở hệ thần kinh người, bộ phận ngoại trung ương không bao gồm thành phần nào
dưới đây?
A. Tiểu não. B. Trụ não.
C. Tủy sống. D. Hạch thần kinh
Câu 7: Vì sao trẻ bị viêm họng thường dễ dẫn đến viêm tai giữa ?
A. Vì vi sinh vật gây viêm họng và vi sinh vật gây viêm tai giữa luôn cùng chủng loại
với nhau.
B. Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể theo vòi nhĩ tới khoang tai giữa và gây viêm
tại vị trí này.
C. Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể biến đổi về cấu trúc và theo thời gian sẽ gây
viêm tai giữa.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng
Câu 8: Cận thị có thể phát sinh do nguyên nhân nào dưới đây ?
1. Do cầu mắt quá dài
2. Do cầu mắt ngắn
3. Do thể thủy tinh bị lão hóa
4. Do thường xuyên nhìn vật với khoảng cách quá gần
A. 1, 4 B. 2, 4 C. 1, 3 D. 2, 3
Câu 9: Viễn thị có thể phát sinh do nguyên nhân nào dưới đây ?
1. Do cầu mắt quá dài
2. Do cầu mắt ngắn
3. Do thể thủy tinh bị lão hóa
4. Do thường xuyên nhìn vật với khoảng cách quá gần
A. 1, 4 B. 2, 4 C. 1, 3 D. 2, 3
Câu 10: Trong cơ thể người tuyến nào dưới đây là tuyến pha (vừa có chức năng ngoại
tiết, vừa có chức năng nội tiết)?
A. Tuyến cận giáp. B. Tuyến yên.
C. Tuyến trên thận. D. Tuyến tụy
Câu 11: Trong cơ thể người, tuyến nội tiết nào đóng vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu
hết các tuyến nội tiết khác ?
A. Tuyến sinh dục. B. Tuyến yên.
C. Tuyến giáp. D. Tuyến tuỵ.
Câu 12: Trong cơ thể người, tuyến nội tiết nào sau đây có kích thước lớn nhất ?
A. Tuyến sinh dục. B. Tuyến yên.
C. Tuyến giáp. D. Tuyến tuỵ.
Câu 13: Ở nữ giới, hormone nào có tác dụng sinh lí tương tự như testosteron ở nam giới
?
A. Ađrenalin. B. Insulin. C. Progesteron. D. Ơstrogen
Câu 14: Để phòng ngừa các bệnh ngoài da,biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất là gì ?
A. Tránh để da bị xây xát. B. Luôn vệ sinh da sạch sẽ.
C. Bôi kem dưỡng ẩm cho da. D. Tập thể dục thường xuyên.
Câu 15: Khi bị sốt cao, chúng ta không nên làm điều gì sau đây?
A. Lau cổ, nách, bẹn bằng khăn ấm .
B. Lau cơ thể bằng khăn ướp lạnh.
C. Uống thuốc hạ sốt.
D. Bổ sung nước điện giải.
Câu 16. Cơ quan nào đóng vai trò quan trọng hơn cả trong quá trình điều hòa thân
nhiệt?
A. Phổi B. Da C. Lưỡi D. Bàn chân
Câu 17: Ở cơ quan sinh dục nam, bộ phận nào là nơi sản xuất ra tinh trùng ?
A. Ống dẫn tinh. B. Túi tinh.
C. Tinh hoàn. D. Mào tinh.
Câu 18: Trong cơ quan sinh dục nữ, sự thụ tinh thường diễn ra ở đâu ?
A. Âm đạo. B. Ống dẫn trứng.
C. Buồng trứng. D. Tử cung.
Câu 19: Thông thường, sau khi thụ tinh thì mất bao lâu để hợp tử di chuyển xuống tử
cung và làm tổ tại đấy ?
A. 7 ngày. B. 14 ngày. C. 24 ngày. D. 3 ngày.
Câu 20: Hiện tượng kinh nguyệt là dấu hiệu chứng tỏ
A. trứng đã được thụ tinh nhưng không rụng.
B. hợp tử được tạo thành bị chết ở giai đoạn sớm.
C. trứng không có khả năng thụ tinh.
D. trứng chín và rụng nhưng không được thụ tinh.
Câu 21: Chu kì rụng trứng ở người bình thường nằm trong khoảng
A.14 – 20 ngày. B. 24 – 28 ngày.
C. 28 – 32 ngày. D. 35 – 40 ngày.
Câu 22: Ở nữ giới có chu kì kinh nguyệt đều đặn là 28 ngày thì trong các thời điểm sau,
nồng độ LH đạt giá trị cao nhất ở thời điểm nào ?
A. Ngày thứ 28 tính từ ngày kinh đầu tiên của chu kì gần nhất
B. Ngày thứ 14 tính từ ngày kinh đầu tiên của chu kì gần nhất
C. Ngày kinh đầu tiên của mỗi chu kì
D. Ngày kinh cuối cùng của mỗi chu kì
Câu 23. Vì sao chúng ta không nên mang thai khi ở tuổi vị thành niên ?
A. Vì con sinh ra thường nhẹ cân và có tỉ lệ tử vong cao.
B. Vì mang thai sớm thường mang đến nhiều rủi ro như: sẩy thai, sót rau, băng huyết,
nhiễm khuẩn.
C. Vì sẽ ảnh hưởng đến học tập, vị thế xã hội và tương lai sau này.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 24. Việc nạo phá thai có thể dẫn đến hậu quả nào sau đây ?
A. Vỡ tử cung khi chuyển dạ ở lần sinh sau
B. Chửa ngoài dạ con ở lần sinh sau
C. Vô sinh
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 25. Biện pháp tránh thai nào sau đây có tác dụng kép, vừa giúp tránh thai, vừa
tránh lây truyền các bệnh qua đường tình dục
A. Sử dụng viên uống tránh thai.
B. Sử dụng bao cao su
C. Đặt vòng tránh thai
D. Đình sản nam và đình sản nữ.
Câu 26: Người mắc bệnh lậu thường có triệu chứng nào sau đây ?
A. Xuất hiện mủ trắng hoặc xanh ở bộ phận sinh dục. B. Đái buốt.
C. Xuất hiện vết loét ở cơ quan sinh dục D. Phù nề, tiểu dắt.

----- HẾT ----

You might also like