Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 285

KINH DOANH LOGISTICS

1
BÀI 1
TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH LOGISTICS

2
Học liệu
▪ An Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Văn Minh,
Nguyễn Thông Thái (2018). Giáo trình
Quản trị logistics kinh doanh. NXB Hà
Nội

▪ Lê Công Hoa, Nguyễn Thành Hiếu


(2022). Giáo trình Quản trị Hậu cần (tái
bản lần thứ nhất). NXB ĐH Kinh tế quốc
dân

▪ Trần Thanh Hải (2020), Hỏi đáp về


Logistics, NXB Công Thương

▪ Bộ Công Thương (2017 - nay), Báo cáo


Logistics Việt Nam
Các nội dung chính

▪ Logistics và các giác độ tiếp cận


▪ Quá trình phát triển của logistics
▪ Dịch vụ logistics
▪ Động lực phát triển của logistics

4
LOGISTICS VÀ CÁC GIÁC ĐỘ TIẾP CẬN

5
Micro - Meso - Macro Logistics

6
Macro logistics
▪ Logistics là một hệ thống bao gồm tất cả các
hoạt động có liên hệ với nhau nhằm chuyển
đưa nguyên vật liệu và hàng hóa hữu hình từ
tổ chức đầu nguồn qua tất cả các khâu trung
gian đến người sử dụng cuối cùng trong một
nền kinh tế (Dimitrov, 2002)

▪ Hệ thống logistics bao gồm một chuỗi các


hoạt động cơ bản, từ vận tải, kho bãi, gom
hàng và thông quan đến phân phối hàng hóa
trong nội bộ quốc gia và hệ thống thanh toán
liên quan đến hàng loạt các chủ thể công
cộng và tư nhân (World Bank, 2007)

7
Hệ thống logistics quốc gia (ADB)

Kết cấu hạ tầng

Các nhà cung cấp Hệ thống Người sử dụng


dịch vụ logistics dịch vụ

Khung khổ thể chế,


8
chính sách
Chỉ số LPI của Ngân hàng thế giới
▪ LPI (Logistics performance index) được tính toán dựa trên các khảo sát đối với các nhà cung cấp
trong chuỗi hoạt động logistics (bao gồm giao nhận hàng hóa và vận tải).
▪ Trung bình trọng số của 6 tiêu chí đánh giá về hệ thống logistics của một quốc gia trên thang điểm
từ 1 đến 5:
▪ Timeliness: Khả năng đảm bảo hàng hóa được chuyển đến đúng địa điểm trong khoảng
thời gian đã xác định;
▪ Customs: Mức độ hiệu quả trong quản lý thông quan tại cửa khẩu quốc gia và hải quan;
▪ Tracking and tracing: Khả năng lưu trữ, theo dõi và truy xuất thông tin lô hàng hóa;
▪ Logistics competence: Năng lực và chất lượng của các công ty cung cấp dịch vụ;
▪ International shipments: Mặt bằng giá cước cạnh tranh trong vận tải hàng hóa
▪ Infrastructure: hất lượng cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho hoạt động thương mại và vận tải.

9
Meso logistics
▪ Một hệ thống logistics trung mô thể hiện sự hợp
tác và liên kết với nhau giữa các chủ thể khác
nhau trong lĩnh vực vận tải và logistics như các
nhà cung cấp dịch vụ logistics và các cơ quan
hoạch định chính sách trong phạm vi một vùng
địa lý nhất định

10
Micro logistics
▪ Logistics là một bộ phận của chuỗi
cung ứng, thực hiện việc lập kế
hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng
chu chuyển và lưu kho hàng hoá,
dịch vụ và các thông tin liên quan
một cách hiệu quả từ điểm xuất phát
đến nơi tiêu dùng để đáp ứng yêu
cầu của khách hàng
(Hiệp hội Logistics chuyên nghiệp Hoa Kỳ)

11
Chuỗi cung ứng - một số khái niệm
▪ Chuỗi cung ứng là một nhóm gồm các tổ chức kết nối trực tiếp bằng một
hay nhiều dòng chảy xuôi hoặc ngược của sản phẩm, dịch vụ, tài chính và
thông tin từ một nhà cung ứng đến khách hàng
▪ Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các công ty tham gia vào quá trình thiết kế,
sản xuất, lắp ráp và chuyển đưa sản phẩm đến khách hàng
▪ Chuỗi cung ứng là tập hợp các quy trình, các chức năng và các hoạt động
có mối quan hệ tương hỗ, liên quan mật thiết đến nhau, bao gồm việc mua
hàng và giải phóng hàng, vận tải xuất nhập, nhận hàng, xử lý nguyên liệu,
lưu kho và phân phối, kiểm soát và quản lý tồn kho, lên kế hoạch cung cầu,
xử lý đơn hàng, lên kế hoạch sản xuất, vận tải đường biển, gia công hàng
và dịch vụ khách hàng
12
Các dòng trong Chuỗi cung ứng
▪ Dòng thông tin: dòng giao và nhận của các đơn đặt hàng,
theo dõi quá trình dịch chuyển của hàng hoá và chứng từ giữa
người gửi và người nhận
▪ Dòng sản phẩm (vật chất): con đường dịch chuyển của hàng
hoá và dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng, đảm bảo đúng
đủ về số lượng và chất lượng
▪ Dòng tài chính: chỉ dòng tiền bạc và chứng từ thanh toán
giữa các khách hàng và nhà cung cấp, thể hiện hiệu quả kinh
doanh
13
Mô tả Chuỗi cung ứng

14
Các hoạt động logistics trong doanh nghiệp

15
Bao gồm các hoạt động chức năng chính:

▪ Xử lý đơn hàng
▪ Mua sắm
▪ Dự trữ
▪ Vận chuyển
▪ Lưu kho
▪ Làm hàng
▪ Đóng gói…
16
SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LOGISTICS

17
Sự ra đời…

▪ Logistics có nguồn gốc từ lĩnh vực quân sự


▪ Một khía cạnh của khoa học quân sự chịu trách nhiệm về các vấn
đề tạo nguồn, bảo trì và vận chuyển các vật liệu, thiết bị, vũ khí và
nhân lực quân sự
▪ Logistikos = skilled in calculating

▪ Sau đó phát triển sang lĩnh vực dân sự


▪ Logistics kinh doanh (business logistics)

18
▪ Kinh doanh logistics (logistics business)
Logistics trong lĩnh vực dân sự: từ đơn giản đến phức tạp

▪ Logistics tại chỗ (workplace logistics)

▪ Logistics cơ sở sản xuất (facility logistics)

▪ Logistics công ty (corporate logistics)

▪ Logistics chuỗi cung ứng (supply chain logistics)

▪ Logistics toàn cầu (global logistics)

19
Logistics: 5Ps

▪ 3Ps (vận hành/operational logistics)


▪ Place (Địa điểm)
▪ Pace (Thời gian)
▪ Pattern (Số lượng/Quy cách sản phẩm)

▪ 2Ps (tích hợp/integrated logistics)


▪ Process (Quá trình): đầu vào, chuyển hóa, đầu ra
▪ Pliancy (Linh hoạt): thích ứng với các thay đổi)

20
PHÂN LOẠI LOGISTICS

21
Phân loại logistics

22
Phân loại logistics

▪ Theo lĩnh vực và phạm vi:


▪ Logistics kinh doanh
▪ Logistics quân sự
▪ Logistics sự kiện
▪ Logistics dịch vụ

23
Phân loại hoạt động logistics
▪ Theo vị trí của các bên tham gia:
▪ 1PL logistics
▪ 2PL logistics
▪ 3PL logistics
▪ 4PL logistics
▪ 5PL logistics

24
Phân loại hoạt động logistics
▪ Theo dòng vận động vật chất:
▪ Logistics đầu vào (Inbound logistics)
▪ Logistics đầu ra (Outbound logistics)
▪ Logistics ngược (Reverse logistics)

25
DỊCH VỤ LOGISTICS

26
Dịch vụ

▪ DV là làm một công việc cho người khác hay cộng đồng, là một việc mà
hiệu quả của nó đáp ứng một nhu cầu nào đó của con người như: vận
chuyển, cung cấp nước, đón tiếp, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị máy
móc hay công trình…

▪ Dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích được một bên cung cấp cho bên
kia. Quá trình cung dịch vụ có thể liên quan đến những yếu tố hữu hình
nhất định, nhưng về bản chất thì dịch vụ thường là vô hình và không
được tạo ra từ sự sở hữu của bất kỳ yếu tố sản xuất nào.

27
Dịch vụ - Hàng hóa hữu hình

28
Các đặc điểm của dịch vụ: 4 KHÔNG

▪ Không có hình thái biểu hiện vật chất


▪ Không tách rời giữa sản xuất/cung ứng và tiêu dùng - Không thể dự trữ
▪ Không có tiêu chuẩn rõ ràng để đánh giá chất lượng
▪ Không cố định: Có tính thời điểm, phụ thuộc vào không gian, thời gian,
cách thức cung ứng và người thực hiện

29
Thảo luận

▪ Các đặc điểm của dịch vụ ảnh hưởng


gì đến sự lựa chọn của khách hàng?
▪ Là nhà quản trị, anh/chị sẽ làm gì?

30
Dịch vụ logistics

▪ Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức
thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm: nhận hàng, vận chuyển,
lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn
khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch
vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để
hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch
vụ lô-gi-stíc (Điều 233 Luật Thương mại 2005).

31
Thảo luận

▪ Các đặc điểm của dịch vụ logistics?

32
Phân loại dịch vụ logistics: Theo NĐ 140/NĐ-CP (2007)

33
Các dịch vụ logistics chủ yếu (NĐ 140)

▪ Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;

▪ Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh
kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;

▪ Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan
và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa;

▪ Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản
lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt
cả chuỗi logistics; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại,
hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa
đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container.
34
Các dịch vụ logistics l/quan đến vận tải (NĐ 140)

▪ Dịch vụ vận tải hàng hải;

▪ Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa;

▪ Dịch vụ vận tải hàng không;

▪ Dịch vụ vận tải đường sắt;

▪ Dịch vụ vận tải đường bộ.

▪ Dịch vụ vận tải đường ống

35
Các dịch vụ logistics liên quan khác (NĐ 140)

▪ Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;

▪ Dịch vụ bưu chính;

▪ Dịch vụ thương mại bán buôn;

▪ Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu
kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng;

▪ Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác

36
Phân loại dịch vụ logistics: Theo NĐ 163/NĐ-CP (2017): 17 loại (1)

1. Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay.

2. Dịch vụ kho bãi container thuôc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.

3. Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải.

4. Dịch vụ chuyển phát.

5. Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa.

6. Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan).

7. Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa,
kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng;
dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải.

8. Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập
37
hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng.
Phân loại dịch vụ logistics: Theo NĐ 163/NĐ-CP (2017): 17 loại (2)

9. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển.

10. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa

11. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt.

12. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ.

13. Dịch vụ vận tải hàng không.

14. Dịch vụ vận tải đang phương thức.

15. Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật.

16. Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.

17. Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận
phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại.
38
KINH DOANH LOGISTICS

39
Kinh doanh logistics
▪ Kinh doanh logistics là sự
đầu tư tiền của, công sức,
nguồn lực của một cá nhân
hay một tổ chức vào lĩnh
vực logistics nhằm tìm
kiếm lợi nhuận.
▪ Kinh doanh logistics là quá
trình tìm kiếm, lựa chọn và
khai thác cơ hội kinh doanh
trong lĩnh vực logistics để
tìm kiếm lợi nhuận
40
Nội dung Kinh doanh Logistics

1. Nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trường dịch vụ logistics

2. Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh logistics

3. Huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực đưa vào kinh doanh

4. Tổ chức các nghiệp vụ kinh doanh logistics

5. Quản trị các yếu tố và kiểm soát hoạt động kinh doanh logistics

41
(1) Nghiên cứu thị trường: xác định cơ hội kinh doanh
▪ Nghiên cứu Thị trường
▪ Nhu cầu khách hàng (Cầu)
▪ Khả năng đáp ứng (Cung)
▪ Các yếu tố khác của thị trường
▪ Nhận diện cơ hội kinh doanh:
▪ là tập hợp các hoàn cảnh thuận lợi tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm/dịch vụ
▪ Một cơ hội tốt:
▪ Tính hấp dẫn
▪ Tính thời điểm
▪ Tính ổn định
42
(2) Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh
▪ Chiến lược kinh doanh là định hướng hoạt động có mục tiêu của doanh nghiệp cho
một thời kỳ dài và hệ thống các chính sách, biện pháp, điều kiện để thực hiện các
mục tiêu đề ra.
▪ Xây dựng chiến lược kinh doanh:
▪ Xác định mục tiêu chiến lược
▪ Xác lập triết lý chủ đạo (tôn chỉ) của doanh nghiệp.
▪ Phân tích các yếu tố của môi trường bên ngoài để nhận diện những cơ hội và nguy cơ
đe dọa.
▪ Phân tích môi trường bên trong để xác định những điểm mạnh, điểm yếu của DNTM
▪ Xây dựng và lựa chọn các phương án chiến lược

43
(3) Huy động và sử dụng các nguồn lực
▪ Nguồn lực:
▪ Vốn hữu hình như tiền, vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ...;
▪ Cơ sở VCKT: nhà cửa, kho tàng, phương tiện vận tải, bốc dỡ...
▪ Vốn vô hình như sự nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hóa, sự tín nhiệm của khách hàng...
▪ Con người với tài năng, học vấn, kinh nghiệm, nghề nghiệp được đạo tạo, trình độ quản lý...
▪ Nguồn lực của DN là có hạn → kết hợp các nguồn lực vật chất với con người cụ
thể một cách có hiệu quả
▪ Huy động nguồn lực là điều kiện tiền đề không thể thiếu được nhưng việc sử dụng
nguồn lực một cách hợp lý, có kết quả và hiệu quả mới là hoạt động quyết định sự
thành công của kinh doanh

44
(4) Tổ chức các nghiệp vụ kinh doanh

45
(5) Quản trị các yếu tố và kiểm soát hoạt động kinh doanh
▪ Quản trị các yếu tố cơ bản của kinh doanh: vốn kinh doanh, chi phí kinh doanh,
hàng hóa, nhân sự, tài sản, mối quan hệ... của doanh nghiệp
▪ Quản trị vốn: huy động vốn kịp thời, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển
vốn...
▪ Quản trị chi phí: kế hoạch hóa chi phí, hợp lý, hợp lệ, tiết kiệm…
▪ Quản lý hàng hóa: bảo vệ giá trị sử dụng của hàng hóa, làm tăng giá trị của hàng
hóa, luân chuyển hàng nhanh, thỏa mãn nhu cầu toàn diện của khách hàng
▪ Quản trị nhân sự: hoạch định, tuyển dụng, tổ chức sắp xếp, đào tạo và phát triển,
đãi ngộ nhân sự và phân quyền, giao quyền, tạo dựng ê kíp, cũng như đánh giá
nhân sự
▪ ...

46
KINH DOANH LOGISTICS

1
BÀI 2
THỊ TRƯỜNG VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH LOGISTICS

2
Học liệu
▪ Quyết định 200/QĐ-TTg (2017) phê duyệt Kế
hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh
tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam
đến 2025

▪ Quyết định 221/QĐ-TTg (2021) sửa đổi, bổ


sung Quyết định 200/QĐ-TTg (2017)

▪ Trần Thanh Hải (2020), Hỏi đáp về Logistics,


NXB Công Thương

▪ Bộ Công Thương (2017 - nay), Báo cáo Logistics


Việt Nam
Các nội dung chính

▪ Động lực phát triển của lĩnh vực logistics


▪ Thị trường kinh doanh logistics và các yếu tố
cấu thành
▪ Phát triển thị trường của doanh nghiệp kinh
doanh logistics
▪ Môi trường kinh doanh logistics
▪ Các xu hướng của thị trường và môi trường
kinh doanh

4
CÁC ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

5
(1) Toàn cầu hóa về thương mại và đầu tư

▪ Thương mại
▪ Nguồn nguyên liệu và thị trường quốc tế → phức tạp hơn về địa lý

▪ Đầu tư
▪ Phân bố mạng lưới sản xuất toàn cầu → phức tạp hơn về mặt điều phối

▪ Mua bán và sáp nhập


▪ Tái cấu trúc đầu vào và đầu ra

6
Các cột mốc quan trọng trong TMQT
▪ Hội nghị Bretton Woods

▪ Sự ra đời của WTO (World Trade Organization)

▪ Sự phê chuẩn Hiệp ước Rome

▪ Sự ra đời của EU (European Union)

▪ Sự ra đời của đồng Euro

▪ Ký kết và thực thi nhiều Hiệp định thương mại

7
Hội nghị Bretton Woods (1944, in the US)
▪ Là khởi nguồn cho sự ra đời của IMF (The International Monetary Fund) 27/12/1945) --
> thiết lập hệ thống thanh toán quốc tế và ổn định tỷ giá hối đoái

▪ Thiết lập GATT (The General Agreement on Tariffs and Trade (GATT)

8
Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

▪ Thúc đẩy tự do hóa thương mại

▪ Thành viên: 164; Quan sát viên: 22

▪ 2001 - 2018: Vòng đàm phán Doha

▪ Nhiều vấn đề về tự do thương mại chưa được


giải quyết

9
Hiệp ước Rome (1957) và sự ra đời của đồng Euro (2002)

▪ 6 quốc gia châu Âu ký kết hiệp định để thành lập


EEC (the European Economic Community)
▪ Đặt nền móng cho sự ra đời của European Union
(EU)
▪ Mở rộng bởi Hiệp ước Maastricht Treaty (1992) →
sự ra đời của đồng EURO
▪ Mở rộng bởi Hiệp ước Lisbon Treaty (2009) để thúc
đẩy tiến trình ra đời của EU
▪ Thúc đẩy sự ra đời của nhiều khối thương mại trên
thế giới

10
Các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế
Nhóm hợp tác: Economic Community of Central African States (ECCAS)
+ Giảm/Xóa bỏ các rào cản thương mại
Free Trade Area: TPP → CPTPP
+ Mở rộng phạm vi thương mại
Custom Union: Central American Integration System (SICA)
+ Di chuyển lao động/vốn
Common Market: Eurasian Economic Union (EEU)
+ Chính sách kinh tế/chính trị chung
Economic and Political Union: EU

11
(2) Nhu cầu của khách hàng
▪ Kỳ vọng và yêu cầu của khách hàng:
▪ Kỳ vọng về sản phẩm/dịch vụ ngày càng
cao
▪ Kỳ vọng về chi phí ngày càng thấp
▪ Đổi, trả, dùng lại sản phẩm

▪ Khách hàng ngày càng trở nên am hiểu


thị trường

▪ Khách hàng ngày càng trở nên “toàn cầu


hóa”

12
(3) Các động lực về chi phí
▪ Các nhà sản xuất tìm kiếm nhà cung cấp chi phí thấp ở nước ngoài → Outsourcing
▪ Các doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng nước ngoài:
▪ Để bù đắp chi phí đầu tư vào nhà máy và sản xuất (Ford Motor Company, Toyota
Motors, and Volkswagen)
▪ Để bù đắp chị phí phát triển (Microsoft)
▪ Các công ty hiện nay đang phải đương đầu với chi phí sản xuất ở nước ngoài tang lên, đặc
biệt là ở Trung Quốc:
▪ Mang các hoạt động SX quay về nước sở tại → reshoring
▪ Lựa chọn SV ở các nước láng giềng → near-shoring

13
(4) Các động lực về cạnh tranh
▪ Các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đang đầu tư ra nước ngoài →
DN phải làm tương tự để tránh mất thị phần (Carrefour, Walmart)
▪ Các DN mở rộng hoạt động ra nước ngoài để phản ứng với việc đối thủ
cạnh tranh gia nhập thị trường trong nước (The Gap gia nhập thị
trường Italy sau khi Benetton gia nhập thị trường Mỹ)

14
(5) Các động lực về công nghệ
▪ Sự phát triển về công nghệ:
▪ Mọi người quen thuộc hơn với các sản phẩm từ nước ngoài
▪ Mua sắm từ nước ngoài thuận tiện hơn
▪ Định vị toàn cầu
▪ Nhận dạng sản phẩm/phương tiện
▪ Trao đổi dữ liệu điện tử
▪ Các hệ thống hỗ trợ ra quyết định

▪ Chuẩn hóa phương tiện và quy định về vận tải


▪ Thế giới phẳng/The world is flat (Thomas Friedman)
15
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
CỦA DOANH NGHIỆP LOGISTICS

16
Thị trường của doanh nghiệp

17
Phát triển sản phẩm/dịch vụ

▪ Phát triển dịch vụ mới

▪ Hoàn thiện dịch vụ hiện tại

▪ Lý do phát triển dịch vụ mới:


• Dịch vụ hiện hành đã chín muồi, suy thoái
• Dư thừa công suất các CSVC cung cấp dịch vụ
• Giảm mạo hiểm
• Duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng
• Có cơ hội đáp ứng nhu cầu chưa được thoả mãn của khách hàng

18
Phát triển địa bàn hoạt động
▪ Xác định địa điểm hoạt động, căn cứ vào:
▪ Độ linh hoạt trong sản xuất của nhà cung cấp dịch vụ
▪ Tính linh hoạt của cơ sở hạ tầng cung cấp dịch vụ (địa điểm, máy móc, trang thiết
bị...)
▪ Đặc tính của dịch vụ
▪ Khả năng (năng lực quản lý, tài chính, nhân sự...) của doanh nghiệp
▪ Nhu cầu khách hàng (độ linh hoạt trong tiêu dùng của khách hàng):
▪ Loại hình dịch vụ và tầm quan trọng với khách hàng
▪ Cơ hội lựa chọn các nhà cung cấp khác
▪ Phân nhóm khách hàng

▪ Phát triển mạng lưới phân phối:


▪ Cung cấp dịch vụ trực tiếp
▪ Cung cấp dịch vụ qua trung gian: Đại lý dịch vụ; Nhà bán buôn, bán lẻ; Franchise…
19
Phát triển Khách hàng

▪ Giữ khách hàng hiện tại

▪ Thu hút khách hàng mới

20
CÁC XU HƯỚNG CỦA THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ
LOGISTICS

21
(1) Xu hướng thuê ngoài dịch vụ logistics

22
(2) Dịch vụ giao hàng chặng cuối

23
(3) Tiếp xúc đa kênh/Omni - channel

24
(4) Xử lý gián đoạn/Dealing with discruption

▪ Nguyên nhân chính:


▪ Thảm họa tự nhiên
▪ Thời tiết khắc nghiệt
▪ Đại dịch
▪ Cơ sở hạ tầng
▪ Sự biến động về:
▪ giá cả hàng hóa
▪ lao động

25
▪ năng lượng
(5) Các ứng dụng công nghệ

▪ Phương tiện tự hành


▪ AI
▪ Chia sẻ dữ liệu
▪ Đám mây

26
QUY MÔ VÀ CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG LOGISTICS

27
Cấu trúc thị trường logistics toàn cầu

28
Cấu trúc thị trường logistics Việt Nam

29
Quy mô thị trường logistics Việt Nam

30
Xu hướng biến động của thị trường

▪ Xu hướng biến động cầu:

▪ Biến động về cơ cấu thị trường: tỷ trọng logistics trong chế biến chế tạo
lớn nhất → logistics cho tiêu dùng cuối cùng

▪ Tối ưu hóa → gói dịch vụ tích hợp (3PL, 4PL, 5PL)

▪ Tăng thuê ngoài các dịch vụ để giảm chi phí hoạt động, chi phí đầu tư và
đối phó với sự phức tạp ngày càng tăng của CCU

▪ Tham khảo: Báo cáo logistics Việt Nam, Báo cáo của VLI

31
Xu hướng biến động của thị trường

▪ Xu hướng biến động cung:

▪ Thị trường có xu hướng ngày càng tập trung hơn vào các công ty lớn

▪ Sáp nhập các công ty để hình thành các công ty lớn hơn

▪ Mở rộng quy mô và tích hợp dịch vụ

▪ Gia tăng hợp tác để chia sẻ nguồn lực và khai thác cơ hội

▪ Tham khảo: https://vietnamreport.net.vn/Top-10-cong-ty-uy-tin-nganh-


Logistics-nam-2022-10462-1006.html
32
KINH DOANH LOGISTICS

1
BÀI 3
CƠ SỞ HẠ TẦNG LOGISTICS

2
Học liệu
▪ Alderton, P. M., & Saieva, G. (2013). Port
management and operations. Taylor & Francis,
chương 1

▪ Taniguchi, E., & Thompson, R. G. (Eds.).


(2018). City Logistics: New Opportunities and
Challenges. John Wiley & Sons, chương 1

▪ Bộ Công Thương (2017-nay), Báo cáo Logistics


Việt Nam

▪ Trần Thanh Hải (2020), Hỏi đáp về Logistics,


NXB Công Thương
3
CƠ SỞ HẠ TẦNG

4
Khái niệm Cơ sở hạ tầng
▪ Cơ sở hạ tầng (infrastructure) là các hệ thống và dịch vụ cơ bản có vai trò cần
thiết cho một quốc gia hoặc một tổ chức vận hành một cách trôi chảy, ví dụ như
hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước… (Từ điển Oxford)

▪ Cơ sở hạ tầng là một bộ phận đặc thù của cơ sở vật chất kỹ thuật trong nền kinh
tế quốc dân có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là đảm bảo những điều kiện chung
cần thiết cho quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng được diễn ra bình
thường, liên tục

▪ Cơ sở hạ tầng là tổng thể các cơ sở vật chất, kỹ thuật, kiến trúc đóng vai trò nền
tảng cho các hoạt động kinh tế - xã hội được diễn ra một cách bình thường.

5
Phân loại Cơ sở hạ tầng (theo lĩnh vực)
▪ CSHT kinh tế: là bộ phận cơ sở hạ tầng thuộc những ngành phục vụ cho quá trình trực tiếp sản xuất tạo ra sản
phẩm hoặc tiếp tục quá trình sản xuất trong lĩnh vực lưu thông. Nó bao gồm có hệ thống giao thông vận tải, hệ
thống thuỷ lợi, cấp thoát nước, hệ thống truyền tải điện, sân bay, bến cảng…

▪ CSHT xã hội: là bộ phận CSHT thuộc các ngành, các lĩnh vực đảm bảo những điều kiện chung cho các hoạt
động văn hoá, xã hội và đời sống sinh hoạt của con người. Đó là bộ phận CSHT ở các ngành giáo dục, y tế,
văn hoá, xã hội, lĩnh vực nhà ở và các công trình công cộng.

▪ CSHT môi trường: là bộ phận cơ sở hạ tầng ở các lĩnh vực phục vụ cho việc bảo vệ, giữ gìn và cải tạo môi
trường sinh thái như: các công trình phòng chống thiên tai, các công trình bảo vệ đất đai rừng biển và các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống xử lý chất thải công nghiệp…

▪ CSHT an ninh quốc phòng: Là một bộ phận của cơ sở hạ tầng đảm bảo những điều kiện vật chất kỹ thuật
chung cho lĩnh vực an ninh - quốc phòng như hệ thống cơ sở vật chất cho sản xuất và bảo quản vũ khí, bảo
dưỡng vũ khí, khí tài, các chính sách phát triển quốc phòng…
6
Phân loại Cơ sở hạ tầng (các tiêu chí khác)
▪ Theo ngành kinh tế quốc dân: CSHT ngành giao
thông vận tải, bưu chính viễn thông, năng lượng, xây
dựng, thuỷ lợi, giáo dục, y tế, văn hoá xã hội…

▪ Theo vùng lãnh thổ, khu vực dân cư: CSHT đô thị;
CSHT nông thôn; CSHT kinh tế biển; CSHT vùng đồng
bằng và trung du miền núi;

▪ Theo cấp quản lý: CSHT do trung ương quản lý và


CSHT do địa phương quản lý.

▪ Theo tính chất, đặc điểm của mỗi loại: CSHT mang
hình thái vật chất và phi vật chất.
7
CƠ SỞ HẠ TẦNG LOGISTICS

8
Khái niệm CSHT logistics
▪ CSHT logistics được hiểu là các nguồn vật chất cấu trúc
không gian và kỹ thuật trong hệ thống logistics, bao gồm kho
bãi, phương tiện vận chuyển, băng tải, kho lưu trữ, công nghệ
và các cơ sở vật chất khác và hệ thống thông tin liên lạc
tương ứng (Dimitrov, 2002)
▪ Cơ sở hạ tầng logistic là tổng thể các yếu tố vật chất, kỹ
thuật, kiến trúc đóng vai trò nền tảng cho các hoạt động
logistics nói chung và các dịch vụ logistics nói riêng diễn ra
một cách bình thường (WB)
9
Đặc điểm của CSHT logistics
▪ CSHT logistics là một bộ phận không tách rời của CSHT kinh tế - xã hội, nên có những đặc điểm
chung của CSHT kinh tế - xã hội

▪ CSHT logistics bao gồm nhiều yếu tố có tính chất liên kết và bổ sung cho nhau, đòi hỏi sự đồng bộ
trong toàn bộ quá trình đầu tư, xây dựng cũng như vận hành

▪ CSHT logistics chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố điều kiện tự nhiên

▪ CSHT logistics mang tính cố định, đi qua nhiều địa bàn thuộc các địa phương, thậm chí quốc gia
khác nhau quản lý, nên yêu cầu sự tổng thể và dài hạn trong quy hoạch, xây dựng và vận hành

▪ CSHT logistics có tính chất dịch vụ, có vai trò cung cấp dịch vụ để các ngành/doanh nghiệp tạo ra
sản phẩm/dịch vụ cuối cùng

▪ CSHT đường bộ thường giữ vai trò thành phần/yếu tố kết nối các vùng, miền, khu vực và lãnh thổ
khác nhau cũng như các yếu tố CSHT logistics khác
10
Phân loại CSHT logistics

Tính chất Nội dung


Các tiêu thức

Hình thức vận tải

11
Cơ sở hạ tầng logistics

12
CSHT giao thông vận tải
▪ Là hệ thống các công trình vật chất
kỹ thuật, công trình kiến trúc và các
phương tiện về tổ chức cơ sở hạ
tầng mang tính nền móng cho vận
chuyển hàng hóa trong nền kinh tế

▪ Bao gồm:
▪ hệ thống cầu, đường, cảng biển, cảng
sông, nhà ga, sân bay, bến bãi…
▪ hệ thống trang thiết bị phụ trợ như
thông tin tín hiệu, biển báo, đèn
đường
13
Các phương tiện giao thông vận tải
▪ Bao gồm: xe tải, tàu hỏa, tàu biển, máy bay liên quan đến
phương thức vận tải tương ứng

14
Hệ thống kho bãi, trung tâm logistics
▪ Là một dạng thành tố điểm của hệ thống mạng lưới logistics,
đóng vai trò quan trọng hỗ trợ luồng hàng hóa luân chuyển,
lưu kho bãi hàng hóa, xử lý hàng hóa, tái thu gom hàng hóa
vận chuyển, xử lý các lô hàng vận chuyển,… (Langevin và
Riopel)

15
Hệ thống công nghệ thông tin (1)
▪ Bao gồm: mạng máy tính, mạng lưới điện thoại cố định, di
động, vệ tinh, internet, cáp viễn thông, hệ thống định vị
GPS… quyết định đến việc lựa chọn, xử lý và thu thập thông
tin trong logistics, đồng thời tối ưu lộ trình vận tải

16
Hệ thống công nghệ thông tin (2)
▪ Hệ thống vệ tinh và định vị vệ tinh (satellite systems and
satellite navigation):
▪ Sử dụng để định vị liên lục địa đối với các lĩnh vực vận tải
và các hệ thống logistics
▪ Xác định vị trí và theo dõi hàng hóa được vận chuyển,
cập nhật vị trí phương tiện, hàng hóa và các chủ thể liên
quan trong chuỗi cung ứng theo thời gian thực

17
CSHT logistics (theo loại hình vận tải)

18
CSHT logistics đường bộ
▪ Bao gồm:
▪ hệ thống các loại đường (quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, đường xã…),
▪ hệ thống các loại cầu trên đường,
▪ các loại phương tiện vận chuyển,
▪ các yếu tố vật chất khác phục vụ cho việc vận chuyển trên đường bộ như bến
bãi đỗ xe, đèn tín hiệu, biển báo giao thông, đèn chiếu sáng trên đường…

19
Phương tiện/Thiết bị trong VT đường bộ
▪ Phương tiện có tính linh hoạt cao: được tải nhanh chóng, ít bị ràng
buộc về tuyến đường

▪ Phương tiện, thiết bị là tài sản vận hành lớn nhất của nhà vận tải

▪ Đòi hỏi sự kết hợp phù hợp giữa các loại đầu kéo và rơ mooc tại một
bến cụ thể để khai thác và vận hành có hiệu quả

20
Các loại phương tiện: Xe tải theo tuyến
▪ Xe tải theo tuyến/Line-haul vehicle: một
tổ hợp đầu kéo và rơ mooc có từ 3 trục
trở lên

▪ Thường được sử dụng để vận chuyển


hàng hóa đường dài

▪ Khả năng chuyên chở thực của phương


tiện bị ảnh hưởng với:
▪ Kích thước phương tiện
▪ Mật độ vận chuyển

21
Các loại phương tiện: Đầu kéo
Chiều dài Chiều rộng Chiều cao

Đầu kéo thông thường 6m-7m 2.4m 3.7m-3.9m

Chiều dài Chiều rộng Chiều cao

Đầu kéo Container 20' 10m-11m 2.4m 3.7m-3.9m

Đầu kéo Container 40' 16m-17m 2.4m 3.7m-3.9m

Đầu kéo Container 40'HC 16m-17m 2.4m 4.2m-4.3m

Đầu kéo Container 45' 17.5m-18.5m 2.4m 4.2m-4.3m

22
Các loại phương tiện: Rơ mooc (1)

23
Các loại phương tiện: Rơ mooc (2)

24
Các loại phương tiện: Rơ mooc (3)

25
Các loại phương tiện: Xe tải

26
Các loại phương tiện: Xe tải đô thị
▪ Xe tải đô thị/city straight truck: nhỏ hơn
xe tuyến và thường tương đương một
đơn vị chứa đựng hàng hóa

▪ Được sử dụng trong thành phố để thực


hiện dịch vụ giao/nhận hàng

▪ Có thể sử dụng rơ mooc nhỏ (28 feet)


để chở hàng

27
Bến bãi trong VT đường bộ
▪ Cung cấp các dịch vụ:
▪ Cho hàng hóa: Giao hàng, Nhận
hàng, Gom hàng, Tách hàng, Điều
phối...
▪ Cho phương tiện: Cấp nhiên liệu,
Bảo trì, Vệ sinh phương tiện, Sửa
chữa
▪ Cho người lao động: ăn uống, lưu
trú,...

28
Các loại bến/Terminals (1)
Bến giao/nhận hàng/Pickup and
Delivery Terminal - PUD

▪ Là loại bến phổ biến nhất

▪ Còn gọi là bến cuối tuyến/end-of-


the-line terminals

▪ 2 thông số quan trọng:


▪ Thời gian hành trình/Stem
▪ Thời gian giao gom hàng/Peddle

29
Các loại bến/Terminals (2)
Bến Tách - Gom hàng/Break-Bulk
Terminal

▪ Điểm trung gian nơi hàng hóa


đi đến một điểm chung từ các
bến nhận hàng được kết hợp
lại trong các rơ mooc để đưa
đến các bến giao hàng

▪ Cung cấp dịch vụ khác cho


phương tiện và lái xe

30
Các loại bến/Terminals (3)
Bến chuyển tiếp/Relay Terminal

▪ Thường sử dụng để thay đổi lái xe: một lái xe mới thay cho lái xe khác
đã tích lũy đủ số giờ lái tối đa

31
CSHT logistics đường sắt
▪ Bao gồm:
▪ đường sắt (bao gồm đường chính tuyến, đường ga, đường nhánh);
▪ ghi, cầu các loại (cầu đi riêng của đường sắt, cầu đi chung cả đường sắt và đường
bộ);
▪ cổng, nhà ga, sân, ke ga, kho hàng hóa/hành lý,
▪ đường ngang (điểm giao cắt giữa đường sắt và đường bộ cùng mặt bằng có người
gác và không có người gác)
▪ hệ thống thông tin tín hiệu đi kèm.

32
Các loại thiết bị: Toa xe/Car (1)

▪ Boxcar (trơn): toa xe chở hàng có mái che tiêu chuẩn với cửa trượt bên hông
được sử dụng cho các mặt hàng thông thường

▪ Box car (equipped): toa xe được sửa đổi đặc biệt để sử dụng cho chuyên chở
các mặt hàng chuyên dụng, ví dụ xe ô tô

33
Các loại thiết bị: Toa xe/Car (2)

▪ Hopper car: Toa xe chở hàng dạng phễu có sàn dốc xuống, có 1 hay nhiều
cửa bản lề dùng để xả vật liệu rời

▪ Covered hopper car: Xe phễu có mái che được thiết kết để vận chuyển các
hàng hóa cần được bảo vệ khỏi các yếu tố môi trường

34
Các loại thiết bị: Toa xe/Car (3)

▪ Flatcar: toa xe chở hàng không có nóc hoặc các cạnh được sử dụng cho
máy móc, vật liệu xây dựng, dịch vụ TOFC/COFC

▪ Toa lạnh (Refrigerator car): toa xe chở hàng mà các thiết bị làm lạnh được
bổ sung để kiểm soát nhiệt độ

35
Các loại thiết bị: Toa xe/Car (4)

▪ Gondola car: toa chở hàng không có đỉnh, đáy phẳng và các mặt cố định
được sử dụng để vận chuyển hàng hóa số lượng lớn

▪ Tank car: toa xe chuyên dụng để vận chuyển chất lỏng và chất khí

36
Nhà ga
▪ Nhà ga là một điểm kết nối:
▪ Đường sắt và đường bộ: thường để
chuyển tải
▪ Đường sắt và đường sắt: các tuyến
tránh và/hoặc giao cắt khổ đường
▪ Đường sắt và đường thủy (đường
biển, đường thủy nội địa)

37
CSHT logistics đường thủy
▪ Bao gồm: hệ thống cảng, đội tàu, phương tiện, cầu cảng, và các yếu tố phụ trợ…

▪ Thường được chia thành đường thủy nội địa và đường biển.

38
Phương tiện: Tàu chở hàng rời/Bulk carrier
▪ Có các cửa sập thủy lực lớn trên boong tàu

▪ Sử dụng để vận chuyển hàng hóa dạng thô, khô


(bulk) như ngũ cốc, quặng, gỗ, vật liệu… không
cần đóng bao/thùng ở dưới hầm chứa

▪ Là loại tàu một boong, có cấu trúc vững chắc, có


két hông và két treo ở hai bên mạn hầm hàng để
làm thoáng hầm hàng và dễ điều chỉnh trọng tâm
tàu khi cần thiết

▪ Có miệng hầm rộng, thuận lợi cho việc xếp dỡ

▪ Trung bình dài khoảng 800 feet (243m)


39
Phương tiện: Tàu bách hóa/General cargo ship
▪ Dùng để chuyển chở hàng tạp hóa.

▪ Các loại hàng này thường được đóng trong


thùng hoặc sắp xếp riêng ở một vị trí cố định
(máy móc, thiết bị công nghiệp, tấm kim loại…).

▪ Được trang bị một số thiết bị xếp dỡ, chằng


buộc container để giúp cho quá trình xếp dỡ
hàng hóa trở nên thuận tiện.

▪ Trung bình mỗi tàu có thể nhận 5-10 container


để vận chuyển đường biển

▪ Thường có kích thước 500 feet


40
Phương tiện: Tàu container/Container ship (1)
▪ Chở các loại hàng hóa được đặt trong các
container.

▪ Có thể vận chuyển hầu hết các hàng hóa


(trừ hàng rời) bằng đường biển.

▪ Có trọng tải rất lớn

▪ Với khoảng 90% lượng hàng hóa thương


mại trên thế giới được vận chuyển, chúng
là phương tiện được sử dụng phổ biến
nhất trong vận chuyển đường biển.
41
Phương tiện: Tàu container/Container ship (3)

42
Phương tiện: Tàu bồn/dầu/Tanker ship
▪ Được thiết kế đặc biệt để chuyên chở hàng
hóa ở dạng chất lỏng.

▪ Có kết cấu vững chắc, chia thành nhiều


khoang riêng biệt để chứa được nhiều loại
chất lỏng khác nhau

▪ Được chia thành:


• Tàu chở dầu thô (Crude Oil Tankers)
• Tàu chở hóa chất (Chemical Tankers)
• Tàu chở khí đốt hóa lỏng (Liquefied
Petroleum Gas Carriers)
• Tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng (Liquefied
Natural Gas Carriers)
43
Phương tiện: Sà lan/Barge
▪ Từ gốc tiếng Pháp: Chaland

▪ Là một loại tàu đáy bằng, dùng chở các loại hàng hóa
nặng, di chuyển chủ yếu trên sông/kênh

▪ Có 2 loại:
▪ Thông thường/mù (blind): cần có tàu lai dắt mới di
chuyển được
▪ Tự hành ((Self-propelled barge):
▪ có thể tự di chuyển với động cơ và hệ thống điều
khiển riêng
▪ không gian giành cho chở hàng ít hơn loại sà lan
không có động cơ vì một phần dung tích của sà
lan phải dành cho buồng máy (nơi để động cơ)

44
Phương tiện: Tàu RO-RO/RO-RO ship
▪ Roll-on/Roll-off
▪ Có trang bị cầu dẫn (Ramp) để hàng hóa là các loại phương tiện tự hành có thể lên hoặc
xuống dễ dàng.
▪ Gồm:
▪ Tàu được chuyên dùng để chở ô tô gọi là tàu thuần chở ô tô: PCC (Pure Car Camer)
▪ Tàu thuần chở ô tô và rơ móc gọi là tàu PCTC (Pure Car Truck Camer).
▪ Tàu RO-RO đo bằng đơn vị số làn xe trên mét- LIM (lanes in meters). Đó là nhân chiều dài
của hàng tính bằng mét với chiều rộng của làn xe. Ví dụ tàu RO-RO 6900 có nghĩa là tàu
chở được 6900 xe dạng tiêu chuẩn.
▪ RO-RO có những biến thể như sau:
• Tàu RO-PAX để chỉ tàu RO-RO có kèm theo những ca bin để chở hành khách. Trong
tương lai gần Vinashin sẽ đóng loại tàu này theo thiết kế của Ba Lan để xuất khẩu.
• Tàu Con - Ro: Tàu được lai ghép giữa tàu RO-RO và tàu Container. Những boong dưới
chở xe hơi còn trên boong chở container.
• Tàu RO-LO: Tàu vừa có cầu dẫn nhận xe hơi vừa có cẩu để bốc xếp các loại hàng khác.
45
Phương tiện: Tàu RO-RO/RO-RO ship

46
Phương tiện: Tàu LO-LO/LO-LO ship
▪ Lift-on/Lift-off
▪ Thực hiện phương pháp xếp dỡ theo
phương thẳng đứng qua thành tàu bằng cần
cẩu của cảng.
▪ Có cấu trúc một boong, được chia thành
nhiều hầm có vách ngăn cách. Trong hầm
tàu có những kết cấu đặc biệt gọi là những
ngăn trượt có thể được nâng hạ trực tiếp
bằng cẩu dàn.
47
Cảng/Port
▪ Nguồn gốc:
▪ Tiếng Hy Lạp: poros
▪ Tiếng Latinh: portus
▪ Nghĩa: “passage” + “journey”

48
Khái niệm cảng
▪ Cảng là tập hợp các công trình xây
dựng và thiết bị đảm bảo cho tàu đậu an
toàn, đồng thời cho phép bốc dỡ nhanh
chóng và thuận tiện (GT Công trình
cảng - ĐH Xây dựng)

▪ Cảng là một nơi nằm ở bờ sông, hồ hay


biển có các trang thiết bị phục vụ cho
việc bốc dỡ hàng hóa hoặc nơi đón
hoặc đưa hành khách đi lại bằng đường
thủy. Cảng bao gồm các cầu tàu ở một
khu nước có độ sâu và rộng nhất định
phục vụ cho tàu neo đậu hoặc cập bờ.
Cảng có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo
(Wikipedia)
49
Khái niệm cảng biển/Hải cảng

▪ Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây
dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để
bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác (Nghị định
104/2012/NĐ-CP)
▪ Có vùng nước nối thông với biển.
▪ Có điều kiện địa lý tự nhiên đáp ứng yêu cầu xây dựng cầu, bến cảng, khu
neo đậu, chuyển tải và luồng hàng hải cho tàu biển đến, rời, hoạt động an
toàn.
▪ Có lợi thế về giao thông hàng hải.
▪ Là đầu mối giao thông phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa trong nước;
vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và trung chuyển bằng đường
biển.
Yếu tố cấu thành (về kỹ thuật) (1)
▪ Vùng nước: là vùng nước được giới
hạn để thiết lập vùng nước trước cầu
cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu,
khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón
trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng để
xây dựng luồng cảng biển và các công
trình phụ trợ khác.

▪ Vùng đất: là vùng đất được giới hạn để


xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà
xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống
giao thông, thông tin liên lạc, điện,
nước, các công trình phụ trợ khác và
lắp đặt trang thiết bị.
51
Yếu tố cấu thành (về kỹ thuật) (2)
CSHT logistics đường không
▪ Bao gồm: các sân bay, đường băng, máy bay và các hệ thống phụ trợ…

53
Phương tiện và thiết bị
▪ Phương tiện chính:
▪ Tàu bay
▪ Thiết bị chứa đựng hàng hóa ▪ Thiết bị tải đơn vị
▪ Tàu bay ▪ Container
▪ Máy bay vận tải thân rộng (wide-body ▪ Pallet
freighter)
▪ Máy bay vận tải thân hẹp (narrow-
body freighter)
▪ Máy bay trung chuyển (feeder aircraft)
▪ Máy bay chở khách (passenger
aircraft)
54
Máy bay vận tải thân rộng
▪ Chở hàng hóa đóng trong container hoặc
trong pallet ở các boong trên hoặc bụng
máy bay

▪ Thường hoạt động ở các sân bay lớn


▪ Được sử dụng trên các tuyến dài, xuyên
đại dương

▪ Yêu cầu đường cất và hạ cánh (đường


băng) dài

▪ Ví dụ: Boeing 747-8F, Boeing 777F,


Airbus 380F
55
Máy bay vận tải thân hẹp
▪ Thường sử dụng chở hàng cho các
chặng ngắn và trung bình

▪ Các boong trên chứa container, các


boong dưới thường chứa hàng lẻ

▪ Ví dụ: Boeing 737-800BCF

56
Máy bay chuyển tải
▪ Các doanh nghiệp chuyển phát nhanh sử
dụng máy bay nhỏ để vận chuyển hàng
hóa đến và đi các thị trường và các trung
tâm phân phối

▪ Thường là máy bay nhỏ, thậm chí là máy


bay cánh quạt, không yêu cầu đường
băng dài để cất và hạ cánh

▪ Ví dụ: ATR72 - 600

57
Máy bay chở khách
▪ Khoảng 50% hàng hóa được chuyên chở trong hàng không quốc tế đi
trong khoang hành lý hoặc boong dưới của máy bay chở khách

▪ Gọi là Belly Cargo

58
Sân bay/Terminals
▪ Hầu hết các sân bay do Nhà nước đầu tư

▪ Là nơi diễn ra các hoạt động:


▪ giao nhận hàng hóa của các hãng hàng
không
▪ đóng container/pallet
▪ kiểm tra an ninh cho hàng hóa XNK
▪ thông quan hang hóa XNK
▪ xếp dỡ máy bay

59
Trung tâm liên lục địa (Intercontinental Hub)
▪ Kết nối 2-3 lục địa bằng máy bay chở hàng/hành
khách
▪ Cung cấp dịch vụ:
▪ Trung chuyển hàng hóa
▪ Dịch vụ máy bay: tiếp nhiên liệu, thay đổi đội
bay…
▪ Giảm chi phí hoạt động bằng cách loại bỏ các
chặng bay có doanh thu thấp, nâng cao hiệu suất
sử dụng máy bay
▪ Ví dụ: Singapore Changi
60
Cửa ngõ quốc tế (International Gateway)
▪ Có chức năng là một điểm tập kết, phân phối và
giao nhận hàng hóa

▪ Sân bay là cửa ngõ quốc tế không phụ thuộc vào


khu vực thị trường xung quanh để tạo ra đủ
lượng hàng hóa phù hợp với các hoạt động liên
quan đến hàng không

▪ Phần lớn hàng hóa di chuyển qua sân bay cửa


ngõ không xuất phát và không dành cho khu vực
thị trường xung quanh cửa ngõ

61
Trung tâm vận chuyển hàng hóa quốc gia (National Cargo Hub)

▪ Là xương sống của các DN chuyển


phát nhanh tích hợp, cung cấp các
kết nối đến từng thị trường trong hệ
thống của DN chuyển phát nhanh
tích hợp

▪ Sau khi đến trung tâm, các gói hàng


được bốc dỡ, phân loại đến thị
trường đích thích hợp, sau đó được
tải trở lại máy bay xuất bến thích
hợp

62
Trung tâm khu vực (Regional Hub) và Ga địa phương (local
market station)

▪ Trung tâm khu vực phục vụ khu vực mà chúng được đặt tại đó bằng cách
thực hiện chức năng phân loại và phân phối hàng hóa của trung tâm chính
của hang vận tải

▪ Ga địa phương: điểm xuất phát và điểm đến khu vực thị trường xung
quanh sân bay, thường là các trung tâm nơi tập trung các cơ sở công
nghiệp, thương mại và hạ tầng giao thông

63
Cơ sở dịch vụ hàng hóa đường hàng không
(air cargo service facility)

▪ Gom hàng hóa đường hàng không đi (out) của khách hàng

▪ Phân phối hàng hóa đường hàng không đến (in) của khách hàng đến khu
vực thị trường xung quanh sân bay

64
TRUNG TÂM LOGISTICS

65
Khái niệm (1)
▪ Trung tâm logistics là một khu vực nơi thực
hiện các hoạt động liên quan đến vận tải,
logistics và phân phối hàng hóa nội địa cũng
như quốc tế, được thực hiện bởi nhiều chủ thể
khác nhau. Các chủ thể này có thể là người chủ
sở hữu hoặc là người thuê sử dụng các cơ sở
vật chất và trang thiết bị của trung tâm logistics
như kho bãi, văn phòng, khu vực xếp dỡ
hàng,… Trung tâm logistics cần được kết nối
với các phương thức vận tải khác nhau như
đường ôtô, đường sắt, đường biển, đường
sông, đường hàng không,…. (European
Association of Freight Villages)
66
Khái niệm (2)
▪ Trung tâm logistics là một cơ sở hạ tầng nhằm
lưu giữ và xử lý hàng hóa và tạo ra các giá trị
gia tăng cho hàng hóa (Trần Thanh Hải, 2020)

▪ Bao trùm lên kho hàng, cảng cạn, kho ngoại


quan, kho bảo thuế, bãi container…

67
Khái niệm (3)
▪ Là terminal vận tải đa phương thức nơi diễn ra
các hoạt động khai thác các luồng hàng hóa
cho các đơn vị vận tải khác nhau, phục vụ thị
trường cấp vùng, cấp quốc gia và cấp quốc tế.
Các DV của trung tâm logistics bao gồm vận
tải, làm hàng, lưu kho bãi, phân loại và làm
nhãn (Krzyzanowski)

▪ Là một dạng thành tố điểm của hệ thống mạng


lưới logistics, đóng vai trò quan trọng hỗ trợ
luồng hàng hóa luân chuyển, lưu kho bãi hàng
hóa, xử lý hàng hóa, tái thu gom hàng hóa vận
chuyển, xử lý các lô hàng vận chuyển,…
(Langevin và Riopel)

68
Khái niệm (4)

▪ Một TT logistics KHÔNG phải là một nhà kho được xây dựng nên để
chứa hàng. Một TT logistics là một khu vực tại đó rất nhiều hoạt
động tạo ra giá trị gia tăng logistics được thực hiện để giảm chi phí
logistics tổng thể (Kerry Logistics)

69
Khái niệm (5)
▪ Một thực thể tách biệt ở một vùng địa lý được bảo vệ
trong đó tất cả các hoạt động logistics (vận tải, giao
nhận, kho hàng, quản lý dự trữ, chuyển tải, phân phối
vật lý…) được thực hiện trên nguyên tắc thương mại.

▪ Có vai trò quan trọng trong việc tích hợp các dịch vụ
logistics nhằm cung cấp cho khách hàng các dịch vụ
toàn diện với chất lượng cao và có thể kết nối với các
loại phương thức vận tải khác nhau (đường bộ,
đường sắt, đường thủy, đường hàng không).

(JICA, 2015)
70
Đặc điểm
▪ Chủ thể tham gia hoạt động:
▪ Chủ sở hữu
▪ Khách hàng: thuê sử dụng CSVC, sử dụng dịch vụ
▪ Cơ sở VCKT: được đầu tư đầy đủ để thực hiện các hoạt động DV, thường bao gồm:
▪ Hệ thống kho
▪ Bãi chứa container, hàng rời
▪ Khu vực xử lý, gia công, gia tăng giá trị cho hàng hóa: phân loại, đóng gói, dán nhãn
▪ Bãi đỗ cho các phương tiện vận tải, bốc xếp…
▪ Điểm sửa chữa, bảo dưỡng, cấp nhiên liệu cho phương tiện
▪ Đường giao thông nội bộ và kết nối với mạng lưới giao thông (đường bộ, đường sắt)
▪ Khu văn phòng điều hành, hải quan, kiểm dịch, bảo hiểm, đại lý hàng hóa, trung tâm dịch vụ, phòng
họp, các dịch vụ khác (ăn, nghỉ, y tế…)
▪ Kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động của trung tâm
▪ Hoạt động: đa dạng, được thực hiện bởi nhiều chủ thể
▪ Tính kết nối:
▪ Kết nối với các phương tiện vận tải và hình thức vận tải khác nhau
▪ Kết nối các đối tượng khách hàng và LSP
71
Các tên gọi
▪ logistics centers,

▪ distribution centers,

▪ freight villages,

▪ logistics hub,

▪ logistics clusters,

▪ logistics park,

▪ logistics nodes,

▪ logistics zones,

▪ cargo shipment centers,

▪ logistics platform…
72
Thảo luận
Tìm kiếm thông tin để phân biệt Trung tâm Logistics với:
▪ Logistics park
▪ Trung tâm phân phối/Distribution center
▪ Cảng cạn/dry port
▪ Điểm thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu /Inland
Clearance Depot – ICD
▪ Kho hàng không kéo dài/Off-airport terminal
▪ Kho ngoại quan/Bonded warehouse
▪ Kho bảo thuế/Tax suspension warehouse

73
Một vài phân biệt
▪ Logistics park/khu logistics: là nơi tập
hợp nhiều trung tâm logistics và công trình
phụ trợ để tạo nên một tổ hợp có khả năng
cung cấp các dịch vụ đa dạng, hoàn chỉnh
▪ Có thể bao gồm các khu nhà ở, cơ sở đào
tạo, cơ sở dịch vụ… phục vụ nhu cầu của
các trung tâm logistics và người lao
động/khách hàng ở đó

74
Một vài phân biệt
▪ Distribution center/Trung tâm phân phối: là môt nhà kho lưu giữ hàng hóa và là điểm xuất phát
giao hàng của chủ doanh nghiệp

75
Một vài phân biệt
▪ Cảng cạn/dry port
▪ Điểm thông quan hàng hóa xuất nhập
khẩu /Inland Clearance Depot – ICD
▪ Kho hàng không kéo dài/Off-airport
terminal
▪ Kho ngoại quan/Bonded warehouse
▪ Kho bảo thuế/Tax suspension
warehouse

76
Chức năng
▪ Lưu kho bãi (Storage)
▪ Xếp dỡ hàng/Làm hàng (Materials/Products Handling)
▪ Gom hàng (Consolidation)
▪ Chia nhỏ hàng (Break Bulk)
▪ Phối hợp phân chia hàng (Cross docking)
▪ Tạo giá trị gia tăng (Value Added Logistics):
▪ Tạo GTGT cho hàng hóa: làm nhãn, đánh dấu SP, trộn hàng hạt, pha hàng lỏng, lắp ráp, khử trùng
hàng hóa/bao bì…
▪ Tạo GTGT cho dịch vụ: quản lý luồng luân chuyển hàng hóa, thông tin, bảo hiểm, thông quan, đào tạo
bồi dưỡng…
▪ Tạo GTGT cho phương tiện: bảo dưỡng, duy tu, cho thuê, làm sạch phương tiện, thiết bị…
▪ Chuyển tải (Transhipment)
▪ Logistics ngược (Reverse Logistics): thu hồi hàng hóa lỗi, bao bì…
77
Vai trò (1)

▪ Đối với khách hàng (DN logistics)


▪ Giảm thời gian luân chuyển của hàng hóa trong chuỗi cung ứng,
▪ Giảm chi phí logistics, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh cho các DN
nói chung và DN KDDV logistics nói riêng
▪ Hoàn thiện chất lượng dịch vụ logistics;
▪ Quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả hơn;
▪ Đảm bảo chuyển giao hiệu quả hàng hóa được vận chuyển bằng các phương
thức vận tải khác nhau;

78
Vai trò (2)
▪ Đối với nền kinh tế, địa phương:
▪ Góp phần tối ưu hóa các dòng trong hệ thống logistics quốc gia
▪ Thúc đẩy lưu thông hàng hóa, XNK
▪ Sử dụng tối ưu hệ thống giao thông vận tải quốc gia và quốc tế;
▪ Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cấp vùng, cấp quốc gia và cấp khu vực, quốc tế thông qua
đáp ứng hiệu quả dịch vụ logistics phục vụ sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ.
▪ Góp phần thực hiện hiệu quả liên kết kinh tế các liên kết kinh tế ngành, địa phương, vùng
lãnh thổ…
▪ Tạo việc làm
▪ Đóng góp vào ngân sách địa phương.

79
Phân loại (1)
Căn cứ quy mô và vai trò:
• Trung tâm logistics loại I:
• Các TT logistics quốc gia và quốc tế, kết nối các khu vực kinh tế lớn của đất nước và
kết nối với các nước bên ngoài.
• Diện tích tối thiểu 20ha (2020) và 50ha (2030)
• Trung tâm logistics loại II:
• Các TT logistics cấp khu vực, kết nối các tỉnh, thành phố thành mạng liên kết phân
phối.
• Diện tích 15ha (2020) và 30ha (2030)
(Tham khảo Quyết định 1012/2015/QĐ-TTg, nội dung phân hạng TT logistics)
80
Phân loại (2)
Căn cứ vị trí địa lý: Căn cứ loại hàng hóa/dịch vụ:
• Trung tâm logistics hàng không • Trung tâm logistics tổng hợp
• Trung tâm logistics hàng hải • Trung tâm logistics chuyên dụng
• Trung tâm logistics đường bộ • Trung tâm logistics theo nhóm
ngành hàng hóa/dịch vụ
Căn cứ hình thức sở hữu:
• Trung tâm logistics thuộc sở hữu tư nhân
• Trung tâm logistics thuộc sở hữu nhà nước
• Trung tâm logistics PPP (hợp tác công – tư)
81
Phân loại (3)

Nguồn: Higgins et al, 2012


82
Phân loại (3)
Căn cứ cấp độ và tầm quan trọng:
• Cấp độ 3: Cụm cửa ngõ/Gateway clusters: thường gồm các cảng lớn
• Cấp độ 2: Cụm phân luồng hàng hóa: bao gồm các loại làng vận tải (freight
village), cảng nội địa (inland port), bến vận tải liên phương thức (intermodal
terminal)
• Cấp độ 1: Cụm kho hàng và phân phối/ warehousing and distribution cluster: bao
gồm các loại cảng container nội địa (inland container depot), trung tâm phân phối
(distribution center), bãi container (container yard) và kho hàng (warehouse)
Nguồn: Higgins et al, 2012
83
KINH DOANH LOGISTICS

1
BÀI 4
KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS

2
Học liệu
▪ An Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Văn Minh,
Nguyễn Thông Thái (2018). Giáo trình Quản
trị logistics kinh doanh. NXB Hà Nội

▪ Lê Công Hoa, Nguyễn Thành Hiếu (2022).


Giáo trình Quản trị Hậu cần (tái bản lần thứ
nhất). NXB ĐH Kinh tế quốc dân

▪ Bộ Công Thương (2017-nay), Báo cáo


Logistics Việt Nam

▪ Trần Thanh Hải (2020), Hỏi đáp về


Logistics, NXB Công Thương
3
KHÁT QUÁT CHUNG

4
Các dịch vụ logistics cơ bản
▪ Dịch vụ vận tải

▪ Dịch vụ kho bãi và lưu kho

▪ Dịch vụ quản lý hàng hóa: mua hàng, quản lý tồn


kho, xử lý hàng bị trả lại…

▪ Dịch vụ giao nhận

▪ Dịch vụ bao gói

▪ …
5
Tạo lợi thế cạnh tranh

6
DỊCH VỤ VẬN TẢI

7
Khái niệm
▪ Vận tải/Vận chuyển hàng hoá là sự di chuyển hàng hoá trong không gian bằng sức
người hay phương tiện vận tải nhằm thực hiện các yêu cầu của quá trình sản xuất và lưu
thông hàng hóa

▪ DV vận tải hàng hóa là hoạt động di chuyển hàng hóa trong không gian mà nhà cung cấp
dịch vụ (DN vận tải) cung cấp cho khách hàng để thỏa mãn nhu cầu của các bên liên quan
trong quá trình vận tải.

8
Đặc điểm
▪ Bất định:
▪ Không biết trước chuyến hàng sẽ như thế nào cho đến khi nhận
▪ Chất lượng không ổn định do:
▪ Điều kiện thời tiết, giao thông
▪ Người vận hành phương tiện
▪ Chất lượng phương tiện
▪ Điều kiện bến bãi…
▪ Nhu cầu về vận tải hàng hóa dao động lớn
▪ 9 Là loại hình liên kết nhiều thành phần tham gia trong chuỗi cung ứng tổng thể
Các chủ thể tham gia

Công chúng

Chính phủ

Người gửi Người nhận

DN vận tải

Dòng hàng hóa Dòng chứng từ Dòng thông tin


thanh toán

10
Phân loại (theo phương thức vận tải)

DV vận tải
đường sắt

DV vận tải
đường bộ
DV vận tải
đường thủy
DV vận tải
hàng hóa

DV vận tải DV vận tải


đường không đường ống

11
Các phương thức vận tải

▪ Các phương thức vận tải mô tả cách


thức hàng hóa được di chuyển trong
không gian

▪ 5 phương thức vận tải (modes of


transport) chính
▪ Đường sắt
▪ Đường bộ
▪ Đường thủy
▪ Đường ống
▪ Đường không

12
Dịch vụ vận tải đường sắt
▪ Có chi phí cố định cao (tàu, nhà ga, bến bãi) và chi phí biến đổi thấp.
▪ Thích hợp với các loại hàng có trọng lượng lớn, khối lượng vận
chuyển nhiều và cự li vận chuyển dài (NVL như than, gỗ, hoá chất và
hàng tiêu dùng giá trị thấp như giấy, gạo, thực phẩm) và với khối
lượng cả một toa hàng.
▪ Kém linh hoạt:
▪ Chỉ cung cấp dịch vụ từ ga này tới ga kia (terminal-to-terminal),
chứ không thể đến một địa điểm bất kì (point-to-point) theo yêu
cầu của doanh nghiệp.
▪ Tàu hoả thường đi, đến theo lịch trình cố định.
▪ Tần suất khai thác các chuyến không cao, tốc độ chậm.
▪ Thường ít được áp dụng trong logistics như một phương thức vận tải
độc lập, mà thường được phối hợp sử dụng với các phương tiện
khác.
13
Dịch vụ vận tải đường bộ
▪ Có chi phí cố định thấp (ô tô) và chi phí biến đổi trung bình (nhiên liệu, lao động, và
bảo dưỡng phương tiện).
▪ Ưu điểm nổi bật của đường bộ là có tính cơ động và tính tiện lợi cao, có thể đến
được mọi nơi, mọi chỗ, với lịch trình vận chuyển rất linh hoạt (door - to - door)
▪ Là phương thức vận chuyển nội địa phổ biến, cung cấp dịch vụ nhanh chóng, đáng
tin cậy, an toàn, thích hợp với những lô hàng vừa và nhỏ, tương đối đắt tiền với cự
li vận chuyển trung bình và ngắn

14
Dịch vụ vận tải hàng không
▪ Có chi phí cố định cao (máy bay, và hệ thống điều
hành) và chi phí biến đổi cao (nhiên liệu, lao động,
sửa chữa bảo hành).

▪ Có tốc độ nhanh nhất, an toàn hàng hoá tốt,


nhưng vì chi phí rất cao, nên thường chỉ thích hợp
với những mặt hàng mau hỏng, gọn nhẹ, có giá trị
lớn, nhất là khi có yêu cầu vận chuyển gấp.

▪ Khả năng tiếp cận thấp, khối lượng vận chuyển


hạn chế
▪ Đòi hỏi đầu tư lớn về CSHT, công nghệ thông tin
và trình độ nhân lực
15
Dịch vụ vận tải đường ống
▪ Có chi phí cố định rất cao và chi phí biến đổi thấp nhất:
▪ CP đầu tư ban đầu rất lớn và thiết kế phức tạp, (xây dựng đường
ống, trạm bơm, trạm điều khiển và kiểm soát)
▪ CP vận hành rất thấp (rất ít CP lao động), và gần như không có
hao hụt trên đường, ngoại trừ trường hợp đường ống bị vỡ hoặc
rò rỉ.
▪ Hữu hiệu và an toàn để vận chuyển chất lỏng và khí hoá lỏng (xăng
dầu, gas, hoá chất).
▪ Vận tốc trung bình của phương tiện này khá chậm, chỉ khoảng 5-7
km/giờ,
▪ Khả năng vận chuyển liên tục 24 giờ cả ngày lẫn đêm, cả 365 ngày
trong một năm
▪ Gần như không chịu ảnh hưởng của thời tiết và các yếu tố môi
trường
16
Vận tải đường thủy/đường biển
▪ Phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá trong buôn bán quốc tế.

▪ Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao
thông tự nhiên.
▪ Năng lực chuyên chở rất lớn, nhìn chung không bị hạn chế như các công
cụ của các phương thức vận tải khác.
▪ Ưu điểm nổi bật: giá thành thấp.
▪ Nhược điểm:phụ thuộc rất nhiều vào điệu kiện tự nhiên; tốc độ của tầu biển
còn thấp và việc tăng tốc độ khai thác của tầu biển còn bị hạn chế.

▪ Thích hợp với chuyên chở hàng hoá có khối lượng lớn, cự ly dài, không đòi
hỏi t/gian giao hàng nhanh chóng
17
Phân loại (theo khả năng phối hợp phương tiện)

▪ Unimodal transport: Vận tải đơn phương thức

▪ Multimodal transport: Vận tải đa phương thức

▪ Intermodal transport: Vận tải liên hợp/liên phương thức

▪ Combined transport: Vận tải kết hợp

▪ Cross-border transport: Vận tải xuyên biên giới

18
Vận tải đơn phương thức (unimodal transport)

▪ Sử dụng một loại phương tiện vận tải,

▪ Chuyên doanh hoá cao, tạo khả năng cạnh tranh và hiệu quả.

▪ Nhược điểm: kém linh hoạt khi phải vận chuyển trên nhiều tuyến
đường khác nhau lại phải tiến hành giao dịch với từng người vận
chuyển

19
VT liên hợp/liên phương thức (Intermodal transport)

▪ Là hoạt động vận chuyển hàng hóa từ điểm lấy hàng đến điểm trả
hàng bằng nhiều phương thức vận chuyển (đường bộ, đường biển,
đường không…).
▪ Mỗi phương thức có một nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển khác
nhau, với các hợp đồng cung cấp dịch vụ vận chuyển riêng lẻ.
▪ Có nhiều bên cung cấp dịch vụ tham gia vào quá trình giao nhận lô
hàng.
▪ Không phải xếp dỡ hàng trong quá trình vận chuyển

20
VT kết hợp (combined transport)

▪ Là hoạt động vận tải mà phần chính của hành trình được thực
hiện bằng đường sắt, đường thủy nội địa hoặc đường biển;
▪ Chặng đầu và/hoặc chặng cuối được thực hiện bằng đường
bộ càng ngắn càng tốt

21
VT đa phương thức (multimodal transport)

▪ Là hình thức vận tải hàng hóa sử dụng hai hay nhiều hình thức
vận tải khác nhau trên cơ sở một bộ chứng từ vận tải đa phương
thức

▪ Do một đơn vị đứng ra quản lý, điều phối cả quá trình vận tải và
khớp nối các công đoạn để hàng hóa vận chuyển không bị gián
đoạn, nằm chờ tại các điểm trung chuyển

▪ Sử dụng một vận đơn chở suốt thay cho mỗi công đoạn một vận
đơn khác nhau

22
Thảo luận

▪ Cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến quyết


định lựa chọn phương thức vận tải của
khách hàng?

23
Các quyết định vận tải cơ bản

(1) Xác định mục tiêu vận tải

(2) Lựa chọn phương thức/loại hình vận tải

(3) Lựa chọn lộ trình vận tải, phân tuyến và sắp xếp lịch vận tải

(4) Tập hợp hàng hóa


(5) Chuẩn bị chứng từ vận tải

(6) Tính toán chi phí vận tải


(7) Cung cấp các dịch vụ đi kèm với DV vận tải

24
(1) Mục tiêu vận tải: Chi phí

25
(1) Mục tiêu vận tải: chất lượng dịch vụ

▪ Khả năng có sẵn ▪ Độ tin cậy của dịch vụ


▪ Tỷ lệ đầy đủ hàng hóa
▪ Không có hư tổn
▪ Tần số thiếu hàng
▪ Hóa đơn không có sai sót
▪ Tỷ lệ đơn hàng được giao hoàn chỉnh
▪ Giao hàng theo đúng đơn đặt
hàng
▪ Hiệu quả vận hành
▪ Gửi hàng đến đúng nơi
▪ Tốc độ
▪ .v.v…
▪ Độ ổn định
▪ Độ linh hoạt
▪ Khả năng phục hồi sau sự cố

26
Khả năng có sẵn/Availability

▪ Khả năng có hàng khi khách hàng yêu cầu

▪ Bao gồm:
▪ Tỷ lệ đầy đủ hàng hóa (Fill rates) đo lường tỷ lệ hàng hóa thiếu bán trong 1
đơn vị thời gian hoặc một đơn hàng
▪ Tần số thiếu hàng (stockout frequency) cho biết số lần thiếu hàng hóa bán
trong 1 đơn vị thời gian
▪ Tỷ lệ đơn hàng được giao hoàn chỉnh (Orders shipped complete) cho biết
số đơn hàng hoàn thành trong tổng số đơn hàng ký kết trong 1 đơn vị thời gian
(quý/năm)

27
Hiệu quả hoạt động/Operational Performance

▪ Thể hiện thời gian hoàn thành 1 đơn hàng


▪ Bao gồm:
▪ Tốc độ (Speed): khoảng thời gian thực hiện 1 đơn hàng tính từ khi đặt
hàng đến khi khách hàng nhận hàng
▪ Độ ổn định (Consistency): thể hiện dao động thời gian của khoảng thời
gian đặt hàng bình quân
▪ Độ linh hoạt (Flexibility): khả năng công ty đáp ứng tình hình và yêu cầu
bất thường hay bất ngờ của khách hàng
▪ Khả năng khôi phục sau sự cố (Malfunction Recovery): khả năng thi
hành nhanh chóng và hiệu quả các kế hoạch dự phòng khi có sự cố xảy ra
trong chuỗi cung ứng
28
Độ tin cậy của dịch vụ/Reliability
▪ Khả năng công ty có thể tiến hành mọi hoạt động có liên quan đến đơn đặt hàng, thể hiện
uy tín của doanh nghiệp
▪ Bao gồm:
▪ Không có hư tổn (Damage free): thể hiện số lần gửi hàng đến không có sản phẩm bị
hư hại
▪ Hóa đơn không có sai sót (Error-free invoices): đo phần trăm số hóa đơn không có
sai sót
▪ Giao hàng theo đúng đơn đặt hàng (Shipment matches order): đo số lần gửi hàng
chứa đúng lượng sản phẩm được đặt hàng
▪ Gửi đến đúng nơi (Shipped to correct location) đo số lần gửi hàng đến đúng nơi
khách hàng đã lựa chọn
▪ Thêm vào: khả năng và thái độ luôn sẵn lòng cung cấp cho khách hàng các thông tin chính
29
xác có liên quan đến việc hoạt động và tình trạng đơn hàng
(2) Lựa chọn phương thức vận tải

30
Các đặc điểm của khách hàng (người nhận hàng)
▪ Vị trí địa lý
▪ Đặc điểm của địa điểm giao nhận
▪ Các điều kiện về thời gian
▪ Các yêu cầu về giao nhận và Lead time
▪ Quy mô lô hàng
▪ Phương tiện giao nhận, bốc dỡ được sử dụng/Material
handling equipment (MHE)
▪ Yêu cầu về dịch vụ
▪ Phương thức giao hang (COD, FOB, …)
31 ▪ Yêu cầu về dịch vụ sau bán….
Các đặc điểm về môi trường vận tải
▪ Điều kiện về cơ sở hạ tầng và giao thông

▪ Điều kiện về công nghệ (phương tiện, trang


thiết bị)

▪ Điều kiện về thời tiết

▪ Điều kiện về pháp lý


▪ Các lý do về chính trị
32
Các đặc điểm về hàng hóa
▪ Khối lượng, trọng lượng

▪ Kích thước, hình dạng

▪ Đặc tính của sản phẩm (dễ


vỡ,…)

▪ Phế liệu, phế phẩm

▪ Các nguy hiểm và rủi ro

33
Đặc điểm của doanh nghiệp SXKD
o Chính sách dịch vụ

o Mạng lưới và vị trí kho

o Mạng lưới và vị trí sản xuất

o Chính sách tài chính

o Vị thế cạnh tranh

o Lựa chọn tự làm hay thuê ngoài (3PL,


4PLs)

34
Đặc điểm của các phương thức vận tải

35
(3) Lựa chọn lội trình, phân tuyến, xếp lịch

Lựa chọn lộ trình vận tải


(1) Vận chuyển thẳng đơn giản

(2) Vận chuyển thẳng với tuyến đường vòng

(3) Vận chuyển qua trung tâm phân phối

(4) Vận chuyển qua trung tâm phân phối với tuyến đường vòng

36
Vận chuyển thẳng đơn giản/direct shipment
▪ Tất cả các lô hàng được chuyển trực tiếp
từ từng nhà cung ứng tới từng địa điểm của
khách hàng.
▪ Ưu điểm: xoá được các khâu kho trung
gian, đẩy nhanh quá trình dịch vụ khách
hàng và quản lí đơn giản
▪ Phù hợp với trường hợp:
▪ nhu cầu tại từng địa điểm khách hàng là đủ lớn
để vận chuyển đầy xe
▪ những mặt hàng cồng kềnh, trọng lượng lớn
▪ Không phù hợp với địa điểm chỉ cần khối
lượng hàng nhỏ vì tổng chi phí vận chuyển
tăng, do cước phí cao cộng với chi phí lớn
cho việc giao nhận nhiều lô hàng nhỏ
37
Vận chuyển thẳng với tuyến đường vòng/
direct shipping with milk runs

38
Vận chuyển thẳng với tuyến đường vòng/
direct shipping with milk runs
⚫ Tuyến đường vòng (milk run) là hành trình vận chuyển trong đó xe tải sẽ giao
hàng từ một nhà cung ứng tới lần lượt nhiều khách hàng hoặc gộp các lô hàng
từ nhiều nhà cung ứng tới một khách hàng.

⚫ Việc phối hợp các lô hàng như vậy cho một tuyến đường của một xe tải sẽ khắc
phục được hạn chế nói trên của vận chuyển thẳng, làm tăng hiệu suất sử dụng
trọng tải xe.

⚫ Thiết kế tuyến đường vòng đặc biệt phù hợp khi mật độ khách hàng dày đặc,
cho dù khoảng cách vận chuyển là dài hay ngắn.

39
Vận chuyển qua trung tâm phân phối/
all shipment via distribution center

40
Vận chuyển qua trung tâm phân phối với tuyến đường vòng/
shipping via DC using milk runs

41
(3) Lựa chọn lội trình, phân tuyến, xếp lịch

Phân tuyến, xếp lịch


▪ Các điểm dừng tương đối gần nhau, đảm bảo thời gian đi lại giữa
các điểm là nhỏ nhất
▪ Sắp xếp các nhóm điểm dừng hợp lý để giảm số phương tiện cho
toàn tuyến và giảm thời gian và quãng đường di chuyển
▪ Hình giọt nước, không có đường giao nhau
▪ Tuyến sử dụng phương tiện có trọng tải lớn nhất có thể

42
(4) Tập hợp hàng hóa

Nguyên tắc: KẾT HỢP


▪ Kết hợp hàng hóa
▪ Kết hợp phương tiện vận chuyển
▪ Kết hợp kho bãi vận chuyển
▪ Kết hợp thời gian vận chuyển

43
(5) Chuẩn bị chứng từ vận tải

▪ 3 loại chứng từ vận tải cơ bản:


▪ Vận đơn (bill of lading - B/L)
▪ Hóa đơn vận chuyển (freight bill):
▪ Khiếu nại vận chuyển (freight claims)

▪ Ngoài ra, trong XNK còn có:


▪ Hóa đơn cảng
▪ Hướng dẫn giao hàng
▪ Khai báo XK, NK
▪ Thư tín dụng (LC)
▪ Chứng nhận xuất xứ (CO)...

44
(6) Tính toán chi phí vận tải

▪ Chi phí vận tải dao động tùy thuộc đặc điểm của hàng hóa, khối lượng và
quãng đường vận tải

▪ Gồm nhiều khoản mục khác nhau:


▪ Cước vận chuyển: Chi phí lớn nhất và dễ nhận thấy nhất, tính bằng đơn
vị tấn-km.
▪ Chi phí tại bến (xe, cảng, tàu): phí thuê bến bãi, bốc dỡ chất xếp hàng
hoá (có thể được tính trọn gói, cũng có thể tính riêng ngoài cước vận
chuyển)
▪ Phí bảo hiểm: tuỳ thuộc giá trị lô hàng và phương tiện giao thông
45
(7) Cung cấp dịch vụ đi kèm

▪ DV bảo vệ đối với những hàng hóa đặc biệt: hàng đông lạnh, hàng dễ vỡ

▪ DV vận chuyển liên tuyến

▪ DV bến bãi: nhận hàng, dồn toa, nộp phạt…

▪ DV nhận hàng và giao hàng…

46
DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA

47
Khái niệm

o DV giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ
nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục
giấy tờ và các loại DV khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo
sự ủy thác của khách hàng (Luật Thương mại 2005)

o Là DV tổng hợp

o Khách hàng:
o Chủ hàng

o Người vận tải

o Người làm Dv giao nhận khác


48
Phân loại

Thay mặt
người gửi hàng

Dịch vụ
DV hàng hóa giao nhận DV khác
đặc biệt hàng hóa

Thay mặt
người nhận hàng
49
Thay mặt người gửi hàng (người XK) (1)

▪ Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp
▪ Nhận hàng và cung cấp các chứng từ có liên quan (giấy chứng nhận giao
hàng của người giao nhận, giấy chứng nhận chuyên chở của người giao
nhận…)
▪ Chuẩn bị các chứng từ cần thiết phù hợp với quy định về việc giao hàng
của nước XK, NK và quá cảnh
▪ Đóng gói hàng hóa (nếu cần thiết) phù hợp với tuyến đường, phương thức
vận tải, bản chất của hàng hóa và những luật lệ áp dụng ở nước XK, NK và
quá cảnh
50
Thay mặt người gửi hàng (người XK) (2)

▪ Lưu kho hàng hóa (nếu cần)


▪ Mua bảo hiểm cho hàng hóa (nếu người gửi yêu cầu)
▪ Vận tải hàng hóa, khai báo hải quan, thực hiện các thủ tục chứng từ liên
quan và giao hàng cho người chuyên chở
▪ Giám sát việc vận tải (nếu cần)
▪ Thu xếp việc chuyển tải trên đường (nếu cần)
▪ Hỗ trợ việc khiếu nại với người chuyên chở về tổn thất hàng hóa (nếu có)
▪ ...

51
Thay mặt người nhận hàng (người NK)

▪ Giám sát việc vận tải hàng hóa


▪ Nhận và kiểm tra chứng từ liên quan đến vận tải
▪ Nhận hàng từ người chuyên chở, thanh toán cước (nếu cần)
▪ Thu xếp khai báo hải quan, trả lệ phí, thuế…
▪ Thu xếp việc lưu kho quá cảnh (nếu cần)
▪ Giao hàng cho người nhận hàng
▪ Hỗ trợ khiếu nại với người vận chuyển về tổn thất hàng hóa (nếu có)
▪ Lưu kho và phân phối (nếu cần)

52
DV giao nhận hàng hóa đặc biệt

▪ Giao nhận và vận chuyển hàng công trình: các máy móc thiết bị nặng, đặc
thù… từ nơi sản xuất đến công trường xây dựng
▪ Giao nhận và vận chuyển quần áo treo trên mắc/giá: hàng may mặc được
treo trên mắc/giá trong container và được chuyển trực tiếp từ container vào
cửa hàng bày bán
▪ Triển lãm ở nước ngoài: giao nhận và vận chuyển hàng tham dự triển lãm ở
nước ngoài
▪ …

53
Dịch vụ khác

▪ Gom hàng
▪ Tư vấn cho khách hàng về: Đóng gói; Tuyến đường VT; Bảo hiểm cho hàng
hóa; Thủ tục hải qua; Chứng từ vận tải; Quy định về L/C của ngân hàng…
▪ DV vận chuyển đặc biệt…

54
Quy trình dịch vụ

55
DỊCH VỤ KHO HÀNG

56
Khái niệm kho hàng
▪ Giác độ hình thái tự nhiên: là một bộ phận cơ sở
VCKT của SXKD dùng để dự trữ và bảo quản vật
tư hàng hóa phục vụ cho sản xuất và lưu thông.
Bao gồm: Nhà kho, bãi, các thiết bị chứa đựng…

▪ Giác độ kinh tế: Kho là loại hình cơ sở logistics


thực hiện việc dự trữ, bảo quản và chuẩn bị hàng
hóa nhằm cung ứng hàng hóa cho khách hàng với
trình độ dịch vụ cao nhất và chi phí thấp nhất

57
Phân loại kho hàng

58
Lợi ích của kho hàng
▪ Lợi ích kinh tế: Tổng chi phí logistics giảm
▪ Hợp nhất và phân tách hàng/Consolidation
▪ Phân loại/Chia chọn/Sorting
▪ Bảo quản theo mùa/Seasonal Storage
▪ Hậu cần ngược/Reverse logistics

▪ Lợi ích dịch vụ: đáp ứng nhu cầu khách hàng
▪ Lưu trữ gần địa điểm/Spot stocking
▪ Lưu trữ đủ các dòng sản phẩm/full line stocking
▪ DV giá trị gia tăng/value-added services
59
Các chức năng của kho hàng
• Gom hàng: Khi hàng hoá/nguyên liệu được nhập từ nhiều nguồn nhỏ, lẻ
khác nhau thì kho đóng vai trò là điểm tập kết để hợp nhất thành lô hàng
lớn, như vậy sẽ có được lợi thế nhờ qui mô khi tiếp tục vận chuyển tới nhà
máy/thị trường bằng các phương tiện đầy toa/xe/thuyền.
• Phối hợp hàng hoá: Để đáp ứng tốt đơn hàng gồm nhiều mặt hàng đa dạng
của khách hàng, kho bãi có nhiệm vụ tách lô hàng lớn ra, phối hợp và ghép
nhiều loại hàng hoá khác nhau thành một đơn hàng hoàn chỉnh, đảm bảo
hàng hoá sẵn sàng cho quá trình bán hàng. Sau đó từng đơn hàng sẽ được
vận chuyển bằng các phương tiện nhỏ tới khách hàng.
• Bảo quản và lưu giữ hàng hoá: đảm bảo hàng hoá nguyên vẹn về số lượng,
chất lượng trong suốt quá trình tác nghiệp; tận dụng tối đa diện tích và dung
tích kho; chăm sóc giữ gìn hàng hoá trong kho
60
Các quyết định quản trị

61
Quyết định mức độ sở hữu
▪ Là quyết định của doanh nghiệp tự đầu tự xây và khai thác kho riêng
hay thuê không gian chứa hàng trong một khoảng thời gian nhất định
▪ Căn cứ:
▪ Cân đối giữa năng lực tài chính và chi phí kho: kho riêng cần phải có
đầu tư ban đầu lớn về đất đai, thiết kế/xây dựng và trang thiết bị (bất
động sản), bởi vậy doanh nghiệp có qui mô lớn, nhu cầu thị trường ổn
định, lưu chuyển hàng hoá qua kho cao thì thường mới tính đến việc
đầu tư cho kho riêng.
▪ Cân đối giữa tính linh hoạt và khả năng kiểm soát: ưu điểm nổi trội của
kho công cộng là tính linh hoạt về vị trí/qui mô với nhiều loại hình dịch
vụ khác nhau tuy nhiên khi nhu cầu thời vụ tăng đột biến thì kho công
cộng có thể không đáp ứng được nhu cầu thuê chứa hàng của doanh
nghiệp.
62
Quyết định mức độ tập trung
▪ Doanh nghiệp cần quyết định sẽ sử dụng bao nhiêu kho? Ít kho với qui mô lớn hay nhiều kho với qui
mô nhỏ? Địa điểm kho ở khu vực nào: gần thị trường/gần nguồn hàng?

▪ Căn cứ vào:
▪ Thị trường mục tiêu
▪ Quá trình phát triển thị trường của doanh nghiệp: tăng số điểm nhu cầu, tăng qui mô và cơ cấu nhu
cầu
▪ Tăng trưởng qui mô và cơ cấu nhu cầu trên thị trường mục tiêu
▪ Nhu cầu về dịch vụ logistics của khách hàng: mặt hàng, thời gian, địa điểm,….
▪ Nguồn hàng
▪ Số lượng và qui mô và cơ cấu nguồn hàng cung ứng cho thị trường
▪ Vị trí phân bố nguồn hàng cả về địa điểm và khoảng cách
▪ Điều kiện giao thông vận tải
▪ Mạng lưới các con đường giao thông
▪ Hạ tầng cơ sở kĩ thuật của các điểm dừng đỗ: bến cảng, sân bay, ga tàu
▪ Sự phát triển các loại phương tiện vận tải
▪ Cước phí vận chuyển: Phải xem xét xu hướng chuyển dịch chi phí vận tải khi xác định địa điểm phân
bố giữa nguồn và thị trường. Nếu xu hướng giảm thì nên đặt vị trí phân bố ở ngay khu vực nhu cầu thị
trường.
63
Bố trí không gian nhà kho
▪ Căn cứ:
▪ Nhu cầu về hàng hoá lưu trữ và trung chuyển qua kho (hiện tại và tương lai)
▪ Khối lượng/thể tích hàng hoá và thời gian lưu hàng trong kho
▪ Bố trí đủ diện tích các khu vực dành cho các tác nghiệp như nhận hàng, giao
hàng, tập hợp đơn hàng, dự trữ dài ngày/ngắn ngày, văn phòng, chỗ cho bao
bì và đường đi cho phương tiện/thiết bị kho

▪ Nguyên tắc:
▪ Sử dụng hiệu quả mặt bằng kho;
▪ Sử dụng tối đa độ cao của kho; Sử dụng hiệu quả thiết bị bốc dỡ, chất xếp;
▪ Di chuyển hàng hoá theo đường thẳng nhằm tối thiểu hoá khoảng cách vận
đông của sản phẩm dự trữ.
64
Quy trình nghiệp vụ kho hàng

65
DỊCH VỤ BAO GÓI

66
Khái niệm bao bì

▪ Bao bì là một sản phẩm đặc biệt dùng để bao gói, chứa đựng các loại
sản phẩm khác nhằm bảo vệ giá trị sử dụng của các sản phẩn đó, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ, tiêu thụ và
tiêu dùng sản phẩm, đảm bảo an toàn môi trường.

67
Chức năng của bao bì
▪ Chức năng chứa đựng, bảo vệ, bảo quản hàng hóa trong quá trình lưu
thông

▪ Chức năng nhận biết/cung cấp thông tin:


▪ Nhận biết sản phẩm
▪ Phân biệt SP này với SP khác, SP của DN này với SP của DN khác
▪ Cung cấp thông tin về sử dụng/bảo quản SP

▪ Chức năng thương mại: quảng cáo, bán hàng, thu hút khách hàng, thuận
tiện cho vận chuyển và tiêu dùng
68
Đặc điểm của bao bì
▪ Bao bì không tạo nên giá trị sử dụng mới cho sản phẩm mà nó chứa
đựng nhưng có thể làm tăng giá trị của sản phẩm đó

▪ Bao bì gắn liền với sản phẩm trong quá trình lưu thông

▪ Bao bì thể hiện hình ảnh của doanh nghiệp (tính pháp lý)

▪ Bao bì có thể được sử dụng lại hoặc thay đổi mục đích sử dụng

69
Phân loại bao bì (1)

▪ Theo tác dụng:


▪ Bao bì ngoài (bao bì công nghiệp/bao
bì vận chuyển)
▪ Bao bì trong
▪ Theo số lần sử dụng:
▪ Bao bì dùng một lần
▪ Bao bì có thể sử dụng lại
▪ Theo độ cứng:
▪ bao bì cứng
▪ bao bì nửa cứng
▪ bao bì mềm
70
Phân loại bao bì (2)

▪ Theo kết cấu:


▪ Bao bì nguyên dạng
▪ Bao bì tháo lắp
▪ Bao bì gấp xếp…
▪ Theo nguyên liệu sản xuất ra bao
bì:
▪ Bao bì kim loại
▪ Bao bì gỗ
▪ Bao bì carton, giấy
▪ Bao bì nhựa…

71
Bao gói/Đóng bao bì
▪ Đóng bao bì/Bao gói là tập hợp các kỹ thuật định lượng, bao bọc hoặc bảo vệ các
sản phẩm nhằm hỗ trợ cho việc xếp dỡ, vận chuyển, phân phối, kho bãi, bán lẻ,
tiêu thụ được đảm bảo an toàn, năng suất và hiệu quả; đồng thời tăng khả năng
phục hồi, tái sử dụng hoặc tiêu hủy kết hợp với tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận
của sản phẩm

72
Yêu cầu khi bao gói
▪ Phù hợp với loại hình vận chuyển ( tàu biển, máy bay, xe tải, hàng rời, hàng container…)

▪ Có kích thước phù hợp để dễ dàng trong việc lưu kho bãi, trên pallet hoặc trong
container.

▪ Đáp ứng được yêu cầu về độ bền, dẻo dai để chịu được sự va chạm, kéo, đẩy trong quá
trình lưu trữ, bốc xếp và vận chuyển của các phương thức vận chuyển.

▪ Phù hợp với việc thay đổi khí hậu, thời tiết ở các khu vực khác nhau.

▪ Đảm bảo tính năng bảo vệ sản phẩm của bao bì để không làm sản phẩm bị biến mùi, ẩm
mốc, hư hỏng.

▪ Thể hiện rõ những yêu cầu cần lưu ý trong quá trình xếp hàng, vận chuyển, bốc xếp ….
trên bao bì.
73
Các phương pháp bao gói/đóng gói
• Đóng gói đơn vị: cách đóng gói này tương ứng với các đơn vị mua của người tiêu dùng cuối cùng. Bao bì
đóng gói phải phù hợp với hàng hóa, được sử dụng trong 1 thời gian dài và có mã vạch đi kèm phục vụ cho việc
thanh toán.

• Đóng gói theo nhóm: (bulking packaging) tương ứng với đơn vị mua bởi 1 nhà bán lẻ hoặc nhà phân phối.
Hàng hóa thường được đóng gói vào thùng giấy, carton rồi tập hợp trên pallet.

• Đóng gói theo nhóm: (group packaging) toàn bộ kiện hàng trên pallet sẽ được gắn thẻ SSCC (Serial
Shipping Container Code - số seri hàng hóa vận chuyển bằng container) để xác định số lượng thùng/hộp carton
của toàn bộ lô hàng, hạn sử dụng và số của lô hàng.

• Đóng gói hàng trong kho (Warehouse packaging): Các sản phẩm được lưu trữ trên hệ thống kệ/giá đỡ. Kích
thước bao bì phải phù hợp với kích thước của từng vị trí. Bao bì sản phẩm quá khổ sẽ được đặt ở dưới cùng
hoặc trên cùng của giá đỡ. Kho đóng gói phải được mở hoặc đóng cửa thường xuyên; tránh độ ẩm mốc, côn
trùng và các yếu tố ô nhiễm từ bên ngoài.

• Đóng gói bao bì vận chuyển: được xác định dựa trên tuyến đường vận chuyển. thời gian vận tải, các phương
tiện xếp dỡ, nâng hạ hàng hóa, khí hậu và môi trường của khu vực có liên quan. Việc đóng gói bao bì vận
chuyển tuân theo các chỉ tiêu bao bì quốc tế – đặc biệt là ISO, Uỷ ban kĩ thuật 122 và WPO (World Packaging
Organization – Tổ chức bao bì thế giới)

74
75
KINH DOANH LOGISTICS

1
BÀI 5
KINH DOANH LOGISTICS
TRONG CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU

2
Học liệu
▪ An Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Văn Minh,
Nguyễn Thông Thái (2018). Giáo trình Quản
trị logistics kinh doanh. NXB Hà Nội

▪ Lê Công Hoa, Nguyễn Thành Hiếu (2022).


Giáo trình Quản trị Hậu cần (tái bản lần thứ
nhất). NXB ĐH Kinh tế quốc dân

▪ Bộ Công Thương (2017-nay), Báo cáo


Logistics Việt Nam

▪ Trần Thanh Hải (2020), Hỏi đáp về


Logistics, NXB Công Thương
3
CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU

4
Từ Logistics đến Chuỗi cung ứng (1)

5
Từ Logistics đến Chuỗi cung ứng (2)

6
Từ Logistics đến Chuỗi cung ứng (3)

7
Từ Logistics đến Chuỗi cung ứng (4)

8
Chuỗi cung ứng

9
Chuỗi cung ứng - một số khái niệm (1)
▪ Chuỗi cung ứng là một nhóm gồm các tổ chức kết nối trực tiếp
bằng một hay nhiều dòng chảy xuôi hoặc ngược của sản phẩm,
dịch vụ, tài chính và thông tin từ một nhà cung ứng đến khách
hang (Robert and Ernest, 1999)
▪ Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các tổ chức thông qua các
liên kết xuôi – ngược tham gia vào quá trình và các hoạt động
khác nhau nhằm tạo ra giá trị dưới hình thức là các sản phẩm
và dịch vụ được cung cấp cho các khách hàng cuối cùng
(Christopher, 1992)
10
Chuỗi cung ứng - một số khái niệm (2)

▪ Chuỗi cung ứng là tập hợp của 3 chủ thể hoặc nhiều hơn (tổ
chức và cá nhân) liên quan trực tiếp đến các dòng hạ nguồn và
thượng nguồn của sản phẩm và dịch vụ, tài chính và/hoặc
thông tin từ một nguồn cung cấp đến một khách hàng cuối cùng
(Mentzer, 2001)

11
Mô tả Chuỗi cung ứng

12
Ví dụ về chuỗi cung ứng (1)

13
Ví dụ về chuỗi cung ứng (2)

14
Các dòng trong Chuỗi cung ứng
▪ Dòng thông tin: dòng giao và nhận của các đơn đặt hàng,
theo dõi quá trình dịch chuyển của hàng hoá và chứng từ giữa
người gửi và người nhận
▪ Dòng sản phẩm (vật chất): con đường dịch chuyển của hàng
hoá và dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng, đảm bảo đúng
đủ về số lượng và chất lượng
▪ Dòng tài chính: chỉ dòng tiền bạc và chứng từ thanh toán
giữa các khách hàng và nhà cung cấp, thể hiện hiệu quả kinh
doanh
15
Các hoạt động chủ yếu trong CCU

16
Mạng lưới sản xuất toàn cầu (GPN)

17
Mạng lưới sản xuất toàn cầu (GPN)

18
LOGISTICS TRONG CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU

19
Logistics vs Logistics toàn cầu

▪ Môi trường kinh doanh khác biệt

▪ Hoạt động vận tải và quá trình tổ


chức logistics phức tạp hơn

▪ Nhiều trung gian tham gia

▪ Các thủ tục qua biên giới là thách


thức lớn

20
VẬN TẢI QUỐC TẾ

21
Vận tải quốc tế - một số khái niệm (1)

▪ Unimodal transport: Vận tải đơn phương thức

▪ Multimodal transport: Vận tải đa phương thức

▪ Intermodal transport: Vận tải liên hợp/liên phương thức

▪ Combined transport: Vận tải kết hợp

▪ Cross-border transport: Vận tải xuyên biên giới

22
Vận tải quốc tế - một số khái niệm (2)

▪ Intermodal transport: Vận tải liên hợp/liên phương thức:


▪ Là hoạt động vận chuyển hàng hóa từ điểm lấy hàng đến điểm trả
hàng bằng nhiều phương thức vận chuyển (đường bộ, đường biển,
đường không…).
▪ Mỗi phương thức có một nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển khác nhau,
với các hợp đồng cung cấp dịch vụ vận chuyển riêng lẻ.
▪ Có nhiều bên cung cấp dịch vụ tham gia vào quá trình giao nhận lô
hàng.
▪ Không phải xếp dỡ hàng trong quá trình vận chuyển

23
Vận tải quốc tế - một số khái niệm (3)

▪ Combined transport: Vận tải kết hợp:


▪ Là hoạt động vận tải mà phần chính của hành trình được thực
hiện bằng đường sắt, đường thủy nội địa hoặc đường biển;
▪ Chặng đầu và/hoặc chặng cuối được thực hiện bằng đường bộ
càng ngắn càng tốt

24
Vận tải quốc tế - một số khái niệm (4)

▪ Cross-border transport: Vận tải xuyên biên giới (CBT)


▪ Là quá trình vận tải có đi qua biên giới quốc gia từ một nước này
sang nước khác. Là hình thức vận tải không giới hạn trong phạm
vi một nước mà điểm đầu nằm ở một nước và điểm cuối nằm ở
một nước khác
▪ Thường dùng để chỉ vận tải đường bộ, đường sắt và đường thủy
ở các nước có biên giới giáp nhau
▪ Phổ biến là cross-border trucking
25
Vận tải đa phương thức

▪ Là hình thức vận tải hàng hóa sử dụng hai hay nhiều hình thức
vận tải khác nhau trên cơ sở một bộ chứng từ vận tải đa
phương thức

▪ Do một đơn vị đứng ra quản lý, điều phối cả quá trình vận tải và
khớp nối các công đoạn để hàng hóa vận chuyển không bị gián
đoạn, nằm chờ tại các điểm trung chuyển

▪ Sử dụng một vận đơn chở suốt thay cho mỗi công đoạn một vận
đơn khác nhau

26
Vận tải đa phương thức

27
(1) Air - Sea
▪ Mang lại hiệu quả vận chuyển nhanh chóng.
▪ Giúp tận dụng sức chở lớn, chi phí thấp của vận tải biển trong một chặng đường
biển từ nơi sản xuất nhiều sản phẩm cần đem đi tiêu thụ cùng với tính ưu việt về
mạng lưới rộng khắp quốc tế và tốc độ nhanh của vận tải hàng không.

28
(1) Air - Sea

29
(2) Air – Road
▪ Tận dụng tối đa tính linh hoạt và cơ động của đường bộ và tốc độ của đường
hàng không.
▪ Phương tiện đường bộ: gom hàng, đi vào các cơ sở của người giao hàng, nhận
hàng dễ dàng
▪ Phương tiện hàng không: trung gian chuyên chở hàng hóa phục vụ cho các
tuyến đường bay dài liên lục địa, từ lục địa này sang lục địa khác

30
(3) Rail - Road/Piggyback
▪ Vận chuyển các xe rơ-moóc đường bộ trên các toa xe đường sắt chuyên dụng.
▪ Kết hợp tính an toàn, năng lực vận tải lớn của đường sắt và tính linh hoạt của
đường bộ
▪ Phương tiện đường bộ: gom hàng và giao/nhận hàng hai đầu
▪ Đường sắt: chặng vận tải chính, giảm thời gian vận chuyển, tiết kiệm chi phí
▪ Đầu kéo có thể vẫn lắp với rơ-moóc hoặc có thể tháo rời (không vân chuyển
cùng rơ-moóc), tùy theo phương tiện và cách thức vận chuyển cụ thể.
▪ Toa xe có thể là loại sàn phẳng hoặc sàn lõm có chỗ để xếp rơ-moóc vào đó,
phù hợp với tiêu chuẩn vận chuyển của đường sắt quốc gia.
▪ Phương pháp vận chuyển này được sử dụng cho cự ly trung bình và cự ly dài
để bảo đảm các yêu cầu về môi trường và hiệu quả kinh tế.

31
(4) Rail/Road/Inland Waterway - Sea
▪ Áp dụng phổ biến đối với việc xuất khẩu hàng hóa từ nước này sang nước khác
▪ Các hình thức vận tải thường kết hợp để chuyên chở hàng hóa từ nơi sản xuất
đến cảng
▪ Xuất khẩu bằng đường biển
▪ Đến nước nhập khẩu, hàng hóa lại tiếp tục được vận chuyển vào sâu nội địa
bằng các phương thức vận tải khác

32
(5) Transcontinental bridge
▪ Là thuật ngữ dùng riêng cho vận chuyển container, được hiểu là đoạn vận chuyển trên đất liền nối
liền với các đoạn hành trình đường biển, được các hãng tàu áp dụng với mục đích là giảm thời
gian vận chuyển, tăng mức độ dịch vụ door-to-door...
▪ Chỉ có một vận đơn được phát hành bởi người vận chuyển trên suốt hành trình. Hàng hóa nằm yên
trong container - nghĩa là không trường hợp rút/đóng hàng trong lúc vận chuyển.
▪ Phân loại:
1) Landbridge (Sea - Land - Sea)
▪ Hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển qua đại dương đến cảng 1 lục địa thứ 2 => sử
dụng phương thức đường bộ xuyên đất liền => Tiếp tục ành trình đường biển => Điểm đích.
▪ Phương thức phổ biến nhất
2) Minibridge (Sea - Land - Port)
• Từ cảng nước thứ 1 => cảng nước thứ 2, bao gồm 1 chặng vận tải đất liền ở nước xuất phát/
nước đến
3) Microbridge: Giống như Minibridge, chỉ khác là nơi kết thúc hành trình là một trung tâm công
33
nghiệp, thương mại trong nội địa
Mạng lưới vận tải quốc tế

34
Mạng lưới vận tải quốc tế
▪ Hình thức phổ biến: Hub-and-spoke
▪ Vai trò quan trọng của các cảng container lớn (hubs)
▪ Các tuyến đường lớn thường là cố định trong thời gian tương đối dài
▪ Nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến lựa chọn tuyến đường:
▪ Chi phí
▪ Kích cỡ tàu qua các kênh đào
▪ Một số cơ hội mới:
▪ Sáng kiến Vành đai và Con đường (Belt and Road Initiative)
▪ Kênh Nicaragua
▪ Tuyến đường biển phương Bắc (Northern Sea Route)

35
MUA HÀNG/TẠO NGUỒN HÀNG QUỐC TẾ

36
Mua hàng/Tạo nguồn hàng

▪ Mục tiêu: ▪ Tạo nguồn hàng liên quan đến xác định
nhu cầu, đánh giá các lựa chọn mua hang,
▪ Đảm bảo nguồn cung liên tục đánh giá nguồn hàng, tiếp cận các nguồn
▪ Tối thiểu hóa chi phí dự trữ lực để đảm bảo tạo ra nguồn hang phù hợp
với mục tiêu kinh doanh, hiệu quả về chi phí
▪ Nâng cao chất lượng mua hàng và bền vững.
▪ Phát triển mối quan hệ với
NCC
▪ Tổng chi phí sở hữu thấp nhất

37
Mua hàng toàn cầu/Global sourcing (1)

▪ Vai trò của các nước đang phát


triển
▪ Châu Á
▪ Trung Quốc và Đông Nam Á

▪ Đông Âu
▪ Nam Mỹ
▪ Châu Phi

38
Global sourcing (2): lý do

▪ Chi phí lao động thấp

▪ Tăng số lượng nguồn để giảm sức ép từ các


nhà cung cấp nội địa

▪ Tăng cường năng lực phát triển sản phẩm và


cải tiến quy trình công nghệ

▪ Thiết lập sự hiện diện để thúc đẩy bán hàng


trên thị trường quốc tế

39
Global sourcing (3): Thách thức
▪ Số lượng và chất lượng nguồn hàng
▪ Bảo vệ sở hữu trí tuệ
▪ Tuân thủ các quy định về xuất/nhập khẩu
▪ Ví dụ “Made in the USA” yêu cầu 95% lượng nguyên liệu là nội địa
▪ Giao dịch với nhà cung cấp và vận tải
▪ Sự khác biệt về múi giờ, ngôn ngữ và công nghệ
▪ Đảm bảo an toàn hàng hóa khi vận chuyển
▪ Rủi ro trong dự trữ do tăng thời gian chuyển tải
▪ …

40
Global sourcing (4): một số hướng dẫn
▪ Sử dụng các tiêu chuẩn khi phân tích và đánh giá mua hàng
▪ Đánh giá cẩn trọng các chỉ tiêu:
▪ Tổng chi phí
▪ Kết quả kinh doanh

41
Vai trò của các 3PLs
▪ Tạo nguồn nguyên liệu: 3PLs giúp các công ty xác định nguồn nguyên liệu tốt nhất
và hoạch định chiến lược tạo nguồn hiệu quả
▪ Theo dõi các cơ sở sản xuất: 3PLs làm việc với các DNSX, lựa chọn các nhà máy
phù hợp với sản phẩm của công ty
▪ Lập lịch trình sản xuất: dựa trên dự báo nhu cầu, 3PLs giúp công ty thiết lập kế
hoạch sản xuất và lập lịch trình sản xuất hiệu quả
▪ Tạo nguồn các sản phẩm cuối cùng: 3PLs giúp công ty có được thông tin về
nguồn sản xuất, tạo nguồn hoặc giúp khách hàng tùy biến sản phẩm có sẵn theo yêu
cầu khách hàng

42
KHO HÀNG VÀ TRUNG TÂM PHÂN PHỐI
QUỐC TẾ

43
Kho hàng
▪ Kho hàng là một bộ phận của chuỗi cung ứng, có
thể:
▪ Upstream: tham gia vào quá trình mua hàng
của doanh nghiệp
▪ Downstream: tham gia vào quá trình phân
phối sản phẩm của doanh nghiệp → Trung
tâm phân phối/Distribution center (DCs)

44
Vận hành kho hàng trong CCU toàn cầu

45
Lợi thế của kho hàng quốc tế

▪ Tiết kiệm chi phí vận tải


▪ Lợi ích về thời gian đáp ứng
▪ Tiết kiệm chi phí sản xuất
▪ Lợi ích về marketing
▪ Các lý do khác liên quan đến TMQT:
▪ Thuế suất
▪ Hạn ngạch
▪ …
46
Trung tâm phân phối toàn cầu/Global DC
▪ Là một địa điểm cho phép định vị và cá nhân hóa
đặc điểm khách hàng (customization) các sản
phẩm để chuyển giao đến nhà bán buôn, nhà bán
lẻ hoặc người tiêu dùng trên toàn cầu.

▪ Được sử dụng bởi:


▪ Các nhà sản xuất
▪ Các nhà nhập khẩu
▪ Các nhà xuất khẩu
▪ Các nhà bán buôn
▪ Các nhà bán lẻ
▪ Các công ty vận tải
▪ Các đại lý hải quan

47
Các hoạt động của TT phân phối toàn cầu
▪ Nhận hàng:
▪ NVL, bán thành phẩm, thành phẩm

▪ Lưu trữ:
▪ Mang lại giá trị (tiền, không gian, truy xuất)
▪ Tối thiểu hóa số lượng và thời gian
▪ JIT/Just In Time

▪ Nhặt hàng/Order picking


▪ Tăng giá trị cho CCU toàn cầu

▪ Chuyển hàng: đưa hàng lên phương tiện vận chuyển theo yêu cầu

48
Vai trò của các 3PLs
▪ Quản lý hàng hóa và dự trữ: 3PLs nhận hang, bảo quản và theo dõi hàng hóa
▪ Bao gói và tích hợp hàng: 3PLs có thể thực hiện đóng gói sản phẩm, tích hợp đơn
hang, lắp ráp sản phẩm…
▪ Xử lý đơn hàng: 3PLs nhận và xử lý đơn hàng cho các nhà sản xuất
▪ Vận chuyển B2B, B2C
▪ Xử lý hang trả lại
▪ Dự báo tồn kho

49

You might also like