Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

NHẬN ĐỊNH

“Thơ, đong từng ngao nhưng tát bể

Là cái cân nhỏ xíu lại cân đời”

(Chế Lan Viên)

“Thơ phát khởi từ trong lòng người ta” (Lê Quý Đôn),“Thơ là sự sung mãn của tình cảm mãnh liệt” (Ban
zắc),“Thơ là người thư ký trung thành của những trái tim” (Đuybray), “Thơ hay, lời thơ chín đỏ trong
cảm xúc” (Xuân Diệu

“Hãy nhặt lấy chữ đời mà góp nên trang” (Chế Lan Viên)

Cầu Puente Sol Naciente


Đề: Khu vực sông Choluteca thuộc Honduras (một quốc gia khu vực Trung Mỹ) là nơi thường xuyên chịu
tác động của thiên tai như giông bão và lốc xoáy. Vì vậy, chính quyền nơi đây muốn đầu tư xây dựng
một cây cầu mới bắc qua sông Choluteca. Yêu cầu đặt ra là cây cầu có thể chống chọi được những điều
kiện khắc nghiệt của thời tiết.

Cầu Puente Sol Naciente được khởi công xây dựng vào năm 1996 bởi một công ty Nhật Bản. Cây
cầu được mong đợi sẽ thật vững chắc và có thể chống chọi với các tác động xấu từ thiên nhiên. Cây cầu
Puente Sol Naciente khánh thành vào năm 1998 đã thực sự là một kỳ quan về công nghệ. Nó được xem
là hiện đại bậc nhất cả về kỹ thuật lẫn thiết kế.

Vào tháng 10 năm 1998, cơn bão lớn thứ hai từ Đại Tây Dương - bão Mitch - đã đổ bộ vào
Honduras. Ngoài hậu quả nặng nề ảnh hưởng trực tiếp lên người dân địa phương thì cơn bão này còn
gây ra một biến cố lớn, làm thay đổi sứ mệnh của cây cầu Choluteca mới vừa được khánh thành trước
đó không lâu. […]Cây cầu Puente Sol Naciente không hề suy chuyển trong trận bão lịch sử nhưng trận
bão lại biến nó trở thành cây cầu vô dụng nhất thế giới. Bão Mitch đã phá hủy toàn bộ hệ thống hạ tầng
trong khu vực và đường sá dẫn đến cầu. Chưa dừng lại ở đó, cơn bão còn thay đổi cả dòng chảy của
sông Choluteca, khiến dòng sông không còn chảy dưới chân cầu như xưa. […] Kể từ đó, cây cầu dường
như bị cô lập, không có đường đến cũng không có đường ra và không bắc qua con sông cần bắc. Mặc dù
được kết nối với một đường cao tốc vào năm 2003, cầu Choluteca vẫn không dẫn đến bất cứ một nơi
nào.

Giải:

Giải thích câu chuyện, rút ra vấn đề nghị luận:

- Cầu Puente Sol Naciente là cây cầu hiện đại bậc nhất, là một kì quan về công nghệ, được xây dựng với
mong ước có thể chống chọi với các tác động xấu từ thiên nhiên, biểu tượng cho khả năng vô tận của
con người.

- Cơn bão Mitch trong đoạn trích có ý nghĩa biểu tượng cho sức mạnh khủng khiếp của thiên nhiên,
tượng trưng cho những biến cố, tai ương, bất trắc xảy ra trong cuộc sống của con người.
- Nhà thầu chỉ tập trung xây dựng cây cầu mà không tính toán đến trường hợp dòng chảy của dòng sông
có thể thay đổi, vì vậy sau cơn bão, Puente Sol Naciente trở thành cây cầu vô dụng nhất thế giới bởi nó
“không có đường đến cũng không có đường ra và không bắc qua con sông cần bắc”, “không dẫn đến bất
cứ một nơi nào”…

=> Rút ra bài học:

+ Cuộc sống vô thường, luôn tồn tại những tai ương, bất trắc ngoài khả năng dự đoán của con người,
cần có tầm nhìn xa trông rộng, có sự linh hoạt, sáng tạo trong công việc và cuộc sống. Đừng biến mình
thành cây cầu nguy nga, tráng lệ, hiện đại nhưng vô dụng! Cần biết thích ứng linh hoạt với hoàn cảnh.

Bàn luận

- Như những dòng sông không bao giờ chảy thẳng, cuộc sống không bao giờ dễ dàng, thuận lợi đối với
bất kì ai. Cuộc sống luôn vận động, biến đổi không ngừng, cũng như luôn tồn tại nhiều tình huống bất
ngờ, những biến cố, bất trắc, những rủi ro…không thể đoán biết trước. Trong cuộc sống, biến cố, thử
thách luôn luôn tồn tại như một quy luật tất yếu trong sự vận động và phát triển của mỗi cá nhân cũng
như của toàn xã hội.

- Cuộc sống nhiều bất trắc, biến cố, thử thách vì vậy con người cần có sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo
để thích ứng được với mọi tình huống hay những thay đổi nhanh chóng của cuộc sống, nhất là trong xã
hội hiện đại khi khoa học công nghệ phát triển như vũ bão.

- Sự linh hoạt, chủ động, sáng tạo, tầm nhìn xa trông rộng sẽ giúp con người vượt qua những trở ngại,
khó khăn, tránh được những tổn thương, mất mát. Đó là những yếu tố quan trọng giúp chúng ta biết
thích nghi với những thay đổi, tìm ra những giải pháp phù hợp, nắm bắt thời cơ, cơ hội…để không trở
nên vô dụng, thừa thãi hay tụt lại phía sau.

- Thực tế cho thấy, mọi lí thuyết chỉ là màu xám. Khi bắt tay vào thực hiện bao giờ cũng sẽ có nhiều vấn
đề phát sinh, nhiều biến cố xảy ra ngoài khả năng lường trước của con người. Vì vậy tri thức, khoa học
tân tiến là cần thiết nhưng cần thêm tầm nhìn xa trông rộng, khả năng quan sát, đúc kết, sự linh hoạt,
sáng tạo để thích ứng với những biến động của thực tiễn…Đó là những yếu tố quan trọng để con người
có được thành công trong cuộc sống.

(Thí sinh cần chọn dẫn chứng phù hợp, lập luận thuyết phục.)

Mở rộng vấn đề

- Khẳng định sự linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong mọi hoàn cảnh là lối sống tích cực, đem đến thành
công.

- Câu chuyện về cây cầu Puente Sol Naciente còn gợi nhiều suy ngẫm:

+ Suy ngẫm về khả năng vô tận của con người trong khoa học công nghệ; niềm khao khát chinh phục và
chế ngự thiên nhiên của con người.

+ Suy ngẫm về giá trị của sự vật, hiện tượng và con người: Cây cầu Puente Sol Naciente không hề suy
chuyển sau trận bão lịch sử cho thấy nó tuy mất giá trị thực tiễn nhưng vẫn có giá trị tự thân, vẫn là một
kỳ quan về công nghệ. Đừng chỉ thấy nó vô dụng mà phủ nhận mọi giá trị. Bởi vậy không nên chỉ nhìn
thấy sai lầm, hạn chế, thất bại… của người khác để đánh giá, cần có cái nhìn nhiều chiều, sâu sắc, đánh
giá con người, sự vật ở nhiều phương diện…

- Bài học nhận thức và hành động: Khát vọng càng lớn, khó khăn càng nhiều. Vì vậy để thành công, mỗi
cá nhân không chỉ cần có tri thức mà còn cần sự linh hoạt, có cách ứng xử phù hợp trong mọi hoàn cảnh
để biết thích ứng và trở nên hữu ích.

Người ta cần có một ngọn hải đăng trong tâm hồn mình.
... Tôi thích hình ảnh ngọn hải đăng. Những ngọn hải đăng đứng yên, đêm đêm sáng lên, để người lái tàu
nào cũng có thể nhìn thấy từ ngoài biển khơi và biết đó là bờ, biết đó là đích đến.

Người ta cần có một ngọn hải đăng trong tâm hồn mình.

Ngọn hải đăng của tôi là niềm tin cậy vào cuộc đời có trước có sau, trao yêu thương để nhận yêu
thương, chân thành, tha thiết, hết lòng.

(Đỗ Bích Thúy, Than đỏ dưới tro tàn, NXB Hội nhà văn, HN 2023, tr 7)

Vượt qua thử thách


Có một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Đang bò, kiến gặp
phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát, đặt chiếc lá ngang qua vết nứt rồi vượt
qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tiếp tục tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành
trình”.

Dàn ý:

Trước hết, ta cần tìm hiểu thông điệp câu chuyện gửi đến: Những khó khăn, trở ngại vẫn thường xảy
ra trong cuộc sống, luôn vượt khỏi toan tính và dự định của con người. Vì vậy, mỗi người cần phải có
nghị lực, sáng tạo để vượt qua.
- Giải thích ý nghĩa truyện:
+ Chiếc lá và vết nứt: Biểu tượng cho những khó khăn, vất vả, trở ngại, những biến cố có thể xảy ra
đến với con người bất kì lúc nào.
+ Con kiến dừng lại trong chốc lát để suy nghĩ và nó quyết định đặt ngang chiếc lá qua vết nứt, rồi
vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đó là biểu tượng cho con người biết chấp nhận thử thách, biết
kiên trì, sáng tạo, dũng cảm vượt qua bằng chính khả năng của mình.
- Bàn luận
+ Thực tế: những người biết chấp nhận thử thách, biết kiên trì, sáng tạo, dũng cảm vượt qua bằng
chính khả năng của mình sẽ vươn đế thành công.
+ Tại sao con người cần có nghị lực trong cuộc sống?
Cuộc sồng không phải lúc nào cũng êm ả, xuôi nguồn mà luôn có những biến động, những gian truân
thử thách. Con người cần phải có ý chí, nghị lực, thông minh, sáng tạo và bản lĩnh mạnh dạn đối mặt với
khó khăn gian khổ, học cách sống đối đầu và dũng cảm; học cách vươn lên bằng nghị lực và niềm tin.
Dẫn chứng: Lê Lợi mười năm nếm mật nằm gai đưa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đến thắng lợi.
- Phê phán những quan niệm, suy nghĩ sai trái:
+ Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những người bi quan, chán nản, than vãn, buông xuôi, ỷ lại, hèn
nhát, chấp nhận, đầu hàng, đổ lỗi cho số phận…. cho dù những khó khăn ấy chưa phải là tất cả.
+ Dẫn chứng (lấy từ thực tế cuộc sống).
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Về nhận thức: Khi đứng trước thử thách cuộc đời cần bình tĩnh, linh hoạt, nhạy bén tìm ra hướng
giải quyết tốt nhất (chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo).
+ Về hành động: Khó khăn, gian khổ cũng là điều kiện thử thách và tôi luyện ý chí, là cơ hội để mỗi
người khẳng định mình. Vượt qua nó, con người sẽ trưởng thành hơn, sống có ý nghĩa hơn.
c) Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề.
- Liên hệ.
Ví dụ: cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Khó khăn, thử thách, sóng gió có thể
nổi lên bất cứ lúc nào. Đó là qui luật tất yếu mà con người phải đối mặt. Vì thế cần phải rèn luyện nghị
lực và có niềm tin vào cuộc sống. “Đường đi trải đầy hoa hồng sẽ không bao giờ dân đến vinh quang”.

CHÂN QUÊ
(Nguyễn Bính)

Hôm qua em đi tỉnh về,

Đợi em ở mãi con đê đầu làng.

Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng.

Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!

Nào đâu cái yếm lụa sồi?

Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?

Nào đâu cái áo tứ thân?

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Nói ra sợ mất lòng em,

Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa.

Như hôm em đi lễ chùa,

Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.

Hoa chanh nở giữa vườn chanh,

Thầy u mình với chúng mình chân quê.

Hôm qua em đi tỉnh về,

Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

(Nguyễn Bính, Nước giếng thơi, NXB Hội Nhà văn, 1957)
Chú thích:

Nguyễn Bính (1918-1966) là một nhà thơ và nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Ông được coi là một trong
những nhà thơ lớn của thời kỳ trước đổi mới văn học Việt Nam. Sinh ra trong một gia đình nghèo ở miền
Nam, Nguyễn Bính đã có cuộc đời rất khó khăn và đầy biến động.

Các tác phẩm của Nguyễn Bính có thể chia làm hai dòng "lãng mạn" và "cách mạng" mà dòng nào cũng
có số lượng đồ sộ nhưng khi nói về Nguyễn Bính là nói về nhà thơ lãng mạn của làng quê Việt Nam. Thơ
Nguyễn Bính đến với bạn đọc như một cô gái quê kín đáo, mặn mà, duyên dáng. Người đọc thấy ở thơ
ông những nét dung dị, đằm thắm, thiết tha, đậm sắc hồn dân tộc, gần gũi với ca dao. Cái tình trong thơ
Nguyễn Bính luôn luôn mặn mà, mộc mạc, sâu sắc và tế nhị hợp với phong cách, tâm hồn của người Á
Đông. Vì vậy thơ Nguyễn Bính sớm đi sâu vào tâm hồn của nhiều lớp người và đã chiếm lĩnh được cảm
tình của đông đảo bạn đọc từ thành thị đến nông thôn. Đặc biệt là lớp người bình dân, họ thuộc lòng,
ngâm nga nhiều nhất. Vì ngoài phần ngôn ngữ bình dân dễ hiểu, dễ thuộc còn một vấn đề khác khiến
thơ ông trường tồn chính là tiếng nói trong thơ ông cũng là tiếng nói của trái tim nhân dân thời đó.

Trong khi hầu hết các thi sĩ trong phong trào Thơ mới chịu ảnh hưởng của thơ phương Tây, Nguyễn Bính
lại gắn bó và hấp thụ tinh hoa ca dao, dân ca, truyện thơ dân gian cả về nội dung lẫn hình thức. Bài thơ
"Chân quê" chính là tuyên ngôn của thơ Nguyễn Bính.

XUÂN KHÔNG MÙA


(Xuân Diệu)

Một ít nắng, vài ba sương mỏng thắm

Mấy cành xanh, năm bảy sắc yêu yêu

Thế là xuân. Tôi không hỏi chi nhiều

Xuân đã sẵn trong lòng tôi lai láng

Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng

Xuân là khi nắng rạng đến tình cờ

Chim trên cành há mỏ hót ra thơ

Xuân là lúc gió về không định trước.

Đông đang lạnh bỗng một hôm trở ngược

Mây bay đi để hở một khung trời

Thế là xuân. Ngày chỉ ấm hơi hơi

Như được nắm một bàn tay son trẻ...

Xuân ở giữa mùa đông khi nắng hé;

Giữa mùa hè khi trời biếc sau mưa;


Giữa mùa thu khi gió sáng bay vừa

Lùa thanh sắc ngẫu nhiên trong áo rộng.

Nếu lá úa trên cành bàng không rụng,

Mà hoa thưa ửng máu quá ngày thường;

Nếu vườn nào cây nhãn bỗng ra hương,

Là xuân đó. Tôi đợi chờ chi nữa?

Bình minh quá, mỗi khi tình lại hứa,

Xuân ơi xuân vĩnh viễn giữa lòng ta

Khi những em gặp gỡ giữa đường qua

Ngừng mắt lại, để trao cười, bỡ ngỡ.

Ấy là máu báo tin lòng sắp nở

Thêm một phen, tuy đã mấy lần tàn.

Ấy là hồn giăng rộng khắp không gian

Để đánh lưới những duyên hờ mới mẻ?

Ấy những cánh chuyển trong lòng nhẹ nhẹ

Nghe xôn xao rờn rợn đến hay hay...

Ấy là thư hồi hộp đón trong tay;

Ấy dư âm giọng nói đã lâu ngày

Một sớm tim bỗng dịu dàng đồng vọng...

Miễn trời sáng, mà lòng ta dợn sóng,

Thế là xuân. Hà tất đủ chim, hoa?

Kể chi mùa, thời tiết, với niên hoa,

Tình không tuổi, và xuân không ngày tháng.

1939

Nguồn (Thơ Xuân Diệu. NXB Văn học, 2019)


Ngô Xuân Diệu (1916-1985) là nhà thơ, nhà báo, nhà văn viết truyện ngắn và phê bình văn học
người Việt Nam. Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ Mới đầu thế kỷ XX. Ông
được đánh giá giá là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Xuân Diệu nổi tiếng với tập Thơ Thơ
(1938) thể hiện tiếng nói riêng biệt chịu ảnh hưởng văn hóa phương Tây, đặc biệt là chủ nghĩa tượng
trưng Pháp.

TIẾNG CHỔI TRE


- Tố Hữu –

(1) (2) (3)


Những đêm hè Những đêm đông Sáng mai ra
Khi ve ve Khi cơn dông Gánh hàng hoa
Đã ngủ Vừa tắt Xuống chợ
Tôi lắng nghe Tôi đứng trông Hoa Ngọc Hà
Trên đường Trần Phú Trên đường lặng ngắt Trên đường rực nở
Tiếng chổi tre Chị lao công Hương bay xa
Xao xác Như sắt Thơm ngát
Hàng me Như đồng Đường ta
Tiếng chổi tre Chị lao công Nhớ nghe hoa
Đêm hè Đêm đông Người quét rác
Quét rác... Quét rác... Đêm qua.
Nhớ em nghe
Tiếng chổi tre
Chị quét
Những đêm hè
Đêm đông gió rét
Tiếng chổi tre
Sớm tối
Đi về
Giữ sạch lề
Đẹp lối
Em nghe!
(Trích Thơ Tố Hữu, NXB Văn học, 2007)

Chú thích:

̶ Tố Hữu (1920 – 2002) là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ ông theo sát
những chặng đường lớn của cách mạng Việt Nam và thể hiện lẽ sống lớn, những tình cảm lớn của người
công dân, người chiến sĩ cách mạng đối với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, với Bác Hồ, … Thơ Tố Hữu
mang giọng điệu tâm tình ngọt ngào và đậm đà tính dân tộc.

̶ Bài thơ Tiếng chổi tre ra đời vào tháng 6 năm 1960, in trong tập Gió lộng. Tập thơ gồm những
bài thơ được Tố Hữu sáng tác từ năm 1945 tới năm 1961.

“Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa.” (Xuân Diệu).
Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng bài thơ Việt Bắc và Tiếng chổi tre, anh/chị hãy làm sáng tỏ
nhận định trên.
2.1. Giải thích

- Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời: đề cập đến khía cạnh nội dung thơ ca. Xuân Diệu khẳng định mối
quan hệ không thể tách rời giữa thơ và hiện thực – bao gồm cả hiện thực khách quan (thế giới thiên
nhiên, tạo vật, con người…) và hiện thực chủ quan (hiện thực trong tinh thần, tâm hồn nhà thơ). Thơ ca
có khả năng biểu hiện cuộc đời với muôn màu muôn vẻ. Thơ ca nói lên được những vấn đề lớn lao sâu
sắc, thuộc về bản chất của hiện thực, của đời sống con người.

- Thơ còn là thơ nữa nhấn mạnh đặc trưng nghệ thuật của thơ: tính chất tinh tế, huyền diệu, khó nắm
bắt của thơ.

=> Xuân Diệu là một nhà thơ, vì vậy những nhận định về thơ của ông không chỉ là hệ quả của quá trình
chiêm nghiệm, suy tưởng mà còn là sự trải nghiệm thực tế sáng tạo. Nhận định của Xuân Diệu chủ yếu
đề cập đến mối quan hệ giữa thơ ca với hiện thực cuộc sống, đồng thời nhấn mạnh đặc trưng nghệ
thuật riêng biệt của thơ ca – một loại hình nghệ thuật thăng hoa từ cuộc sống và tâm hồn con người.

2.2 Bàn luận: cơ sở lí luận,

- Về nội dung:

+ Cái thực trong thơ: Cuộc sống mênh mông vô tận sẽ là nơi cung cấp chất liệu cho Thơ. Cuộc sống với
hơi thở ấm nóng sẽ tô điểm cho những câu thơ, cho nghệ thuật: “Hãy nhặt lấy chữ đời mà góp nên
trang” (Chế Lan Viên). Thơ ca khơi nguồn từ cuộc sống nên thơ bao giờ cũng chứa đựng bóng hình cuộc
đời, bóng dáng con người. Thơ ca là cuộc đời nhưng thơ ca không phải là những trang giấy in nguyên
vẹn bóng hình cuộc sống.

+ Nhưng quan trọng hơn, thơ là biểu hiện của tâm hồn người. Thơ ca bao giờ cũng là tấm gương của
tâm hồn, là tiếng nói tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời. “Thơ phát khởi
từ trong lòng người ta” (Lê Quý Đôn),“Thơ là sự sung mãn của tình cảm mãnh liệt” (Ban zắc),“Thơ là
người thư ký trung thành của những trái tim” (Đuybray), “Thơ hay, lời thơ chín đỏ trong cảm xúc” (Xuân
Diệu).

++ Tư tưởng trong thơ là tư tưởng gắn liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống. Tư tưởng gắn liền với
cảm xúc, tình tự.

++ Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức. Nó đòi hỏi nhà thơ phải có sự rung động mạnh
mẽ từ bên trong, sự giày vò, chấn động trong tâm hồn, buộc tác giả phải sống rất sâu vào thế giới nội
tâm của mình. Thiếu tình cảm chân thành, sâu sắc, nhà thơ không thể làm được thơ, họa chăng chỉ có
những câu vần vè, chắp nối.

- Về hình thức:

+ Hình ảnh thơ: là hình ảnh thực nảy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một hoàn cảnh, trạng thái nào
đó. Cũng như văn học, thơ ca phản ánh cuộc sống bằng hình tượng. Nhưng hình tượng trong thơ không
phải được xây nên từ óc quan sát, chiều sâu nhận thức, tư duy lôgic của lý trí, mà nó gắn với cảm xúc,
với tâm hồn.

+ Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ giàu nhịp điệu, tính nhạc; ngôn ngữ hàm súc “ý tại ngôn ngoại” và là ngôn
ngữ giàu tính truyền cảm.

You might also like