Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA MÔN: PHÁP LUẬT DÂN SỰ

PHẦN 1. CÂU HỎI TỰ LUẬN


1. Phân tích nội dung quy định về quyền bề mặt quy định tại Điều 271 Bộ Luật dân sự
năm 2015?
2. Điều kiện để cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ?
3. Phân tích các điều kiện của một tổ chức là pháp nhân? Cho ví dụ minh hoạ?
4. Nêu khái niệm, đặc điểm của thừa kế kế vị?
5. Giao dịch dân sự là gì? Phân loại các giao dịch dân sự? Cho ví dụ minh hoạ?
6. Phân biệt động sản và bất động sản? Ý nghĩa của việc phân loại? Cho ví dụ minh
hoạ?
7. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, các quyền khác với tài sản? Ưu, nhược điểm
của từng biện pháp?
8. Phân biệt chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình và chiếm hữu
không có căn cứ pháp luật nhưng không ngay tình? Cho ví dụ minh hoạ?
9. Phân tích nội dung của quyền sở hữu? Cho ví dụ minh hoạ?
10. Phân tích nội dung của quyền hưởng dụng? Cho ví dụ minh hoạ?
11. Phân biệt sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo phần? Cho ví dụ minh hoạ?
12. Phân tích các trường hợp người thứ ba được bảo vệ quyền lợi khi giao dịch dân sự
vô hiệu theo quy định tại Điều 133 Bộ luật dân sự 2015? Cho ví dụ minh hoạ?
13. Phân biệt giữa chia pháp nhân và tách pháp nhân? Cho ví dụ minh hoạ?
14. Phân biệt xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ và xác lập quyền sở hữu đối
với tài sản không xác định được chủ sở hữu? Cho ví dụ minh hoạ?
15. Phân biệt thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật?
16. Phân biệt cá nhân mất năng lực hành vi dân sự và cá nhân có khó khăn trong nhận
thức và làm chủ hành vi? Cho ví dụ minh hoạ?
17. Phân biệt huỷ bỏ hợp đồng và đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng? Cho ví dụ
minh hoạ?
18. Phân tích các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,
quy định về xác định thiệt hại ngoài hợp đồng? Cho ví dụ minh hoạ?
19. Phân biệt giao dịch dân sự vô hiệu tương đối và giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối?
Cho ví dụ minh hoạ?
20. So sánh thực hiện nghĩa vụ tương đối và thực hiện nghĩa vụ đối với nhiều người có
quyền liên đới? Cho ví dụ minh hoạ?
21. Phân biệt nghĩa vụ hoàn lại và nghĩa vụ bổ sung? Cho ví dụ minh hoạ?
22. Phân biệt nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp
luật và nghĩa vụ hoàn trả do được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật? Cho ví
dụ minh hoạ?
23. Phân tích quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản? Ý nghĩa
vủa quy định trên? Cho ví dụ minh hoạ?
24. Nêu và phân tích quy định về bồi thường thiệt hại khi tính mạng bị xâm phạm?
Thời hạn được hưởng bồi thường khi tính mạng bị xâm phạm? Cho ví dụ minh hoạ?
25. Phân tích các các điều kiện để người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng có thể được giảm mức bồi thường? Cho ví dụ minh hoạ?
PHẦN 2: CÂU HỎI BÁN TRẮC NGHIỆM
1. Quyền nhân thân không thể tính được bằng tiền và không thể chuyển giao dân sự.
2. Người bị bệnh tâm thần là người mất năng lực hành vi dân sự.
3. Cha mẹ là người giám hộ đương nhiên của con chưa thành niên.
4. Người chưa thành niên thì có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
5. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân là trách nhiệm hữu hạn.
6. Người thành niên thì có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
7. Người chưa thành niên thì không được tham gia các giao dịch dân sự.
8. Mọi pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự giống nhau.
9. Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự khi tham gia giao dịch dân sự phải thông
qua người giám hộ.
10. Người đã thành niên có thể tự mình xác lập mọi giao dịch dân sự.
11. Người bị nghiện ma tuý hoặc các chất kích thích khác thì bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự.
12. Thành viên của pháp nhân chịu trách nhiệm liên đới đối với tài sản của pháp nhân.
13. Tài sản của người bị toà án tuyên bố mất tích được giải quyết theo quy định của
pháp luật về thừa kế.
14. Người lập di chúc không có quyền truất quyền thừa kế của con mất khả năng lao
động.
15. Vợ của người để lại di sản mà bị truất quyền thừa kế thì vẫn được hưởng 2/3 xuất
thừa kế theo pháp luật.
16. Di chúc hợp pháp là di chúc được lập bằng văn bản.
17. Ký quỹ là biện pháp bảo đảm chỉ được áp dụng cho trường hợp bảo đảm nghĩa vụ
của tổ chức.
18. Bên bán trong hợp đồng mua bán phải là chủ sở hữu tài sản bán.
19. Thời điểm xác lập quyền sở hữu của bên mua đối với tài sản bán là thời điểm hợp
đồng có hiệu lực pháp luật.
20. Hợp đồng mua bán là hợp đồng chỉ bao gồm bên mua và bên bán.
21. Hợp đồng tặng cho là hợp đồng song vụ.
22. Hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng ưng thuận.
23. Hợp đồng tặng cho tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết.
24. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh trong mối quan hệ thuộc đối
tượng điều chỉnh của luật dân sự.
25. Vô ý gây thiệt hại thì không phải bồi thường thiệt hại.
26. Trong mọi trường hợp người gây ra thiệt hại đều phải bồi thường thiệt hại.
27. Người gây ra thiệt hại và người bị thiệt hại có thể thoả thuận với nhau về mức bồi
thường.
28. Việc bồi thường tổn thất về tinh thần được xác định dựa trên yêu cầu của bên bị
thiệt hại tương ứng với mức độ thiệt hại mà họ phải gánh chịu.
29. Thiệt hại do nhiều người gây ra làm phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt
hại giữa họ.
30. Người gây ra thiệt hại trong tình thế cấp thiết thì không phải bồi thường.
31. A tổ chức lễ cưới, người đến dự lễ cưới sau khi ăn tiệc bị ngộ độc. A phải bồi
thường.
32. A học sinh lớp 8, học nội trú gây ra thiệt hại thì nhà trường phải bồi thường.
33. Khi Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán cùng sai lầm dẫn đến oan sai trong tố
tụng thì cả ba cơ quan cùng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường.
34. Khi người có thẩm quyền trong cơ quan tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại trong oan
sai, Nhà nước phải chịu trách nhiệm bồi thường.
35. Chủ sở hữu tài sản gây ô nhiễm môi trường phải bồi thường thiệt hại khi có lỗi gây
ra ô nhiễm môi trường.
36. A không làm chủ tốc độ gây ra thiệt hại. Đây là trường hợp thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra.
37. Do sét đánh, dây điện bị đứt làm chết người, không phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại.
38. Nhà A có chó dữ, B là con nhà hàng xóm đứng ngoài cổng trêu chó, chó đuổi theo
cắn B. A không phải bồi thường.
III. DẠNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Bài tập 1. Ông A và bà B là vợ chồng. C và D là con chung của họ (Không thuộc
trường hợp quy định tại Điều 644 BLDS 2015). C có vợ là H và có E là con nuôi, F
là con đẻ.
Giả sử A có di sản để lại là 2 tỷ đồng và các trường hợp sau đây độc lập thì di sản
của A được chia cho ai và mỗi người được bao nhiêu?
1. A chết không để lại di chúc
2. A chết có di chúc để lại toàn bộ di sản cho E và F cùng hưởng
3. A và C chết cùng thời điểm mà A để lại di chúc cho C hưởng toàn bộ di sản
4. A và B chết cùng thời điểm, A để lại di chúc cho B và C cùng hưởng
5. A chết và D chết trước A
6. A và C chết cùng thời điểm và A có để lại di chúc truất quyền hưởng di sản thừa
kế của D
7. A chết có để lại di chúc cho C hưởng toàn bộ di sản. C chết sau A nhưng trước
thời điểm chia di sản. Hãy chia di sản của A và C để lại. Biết rằng di sản mà C
để lại là 300 triệu đồng.
Bài tập 2: A mượn xe ô tô của B để đi đám cưới bạn. Dù A chưa có bằng lái xe
nhưng B vẫn cho A mượn. Trên đường đi, xe bị nổ lốp dẫn đến A mất lái đâm vào
C (C đang lái xe tải), C bị bất ngờ đâm vào nhà ông H bên đường dẫn đến nhà ông
H bị hư hỏng nặng (20 triệu đồng). C bị thương nặng nhập viện. Sau 4 tháng điều trị
sức khoẻ của C tử vong. Biết C có hai con nhỏ dưới 18 tuổi. Mức thu nhập của C
trước khi bị tai nạn là 15 triệu đồng/1 tháng.
Hỏi.
1. Xác định thiệt hại được bồi thường trong trường hợp trên?
2. Xác định ai là người có trách nhiệm bồi thường?
3. Xác định mức bồi thường cụ thể trong trường hợp trên?

You might also like