Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Mẫu KHCN-SV.

01

ĐẠI HỌC QUỐC GIA


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

THUYẾT MINH
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2024

1. TÊN ĐỀ TÀI 2. MÃ SỐ
Tích hợp hệ thống ERP và SCM nhằm tối ưu hóa dòng tồn kho: một (do P.KHCN&DA
trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam ghi)

3. LOẠI ĐỀ TÀI (chọn một trong các loại sau)


Sinh OISP (Không làm LVTN) KSTN định hướng Nghiên
viên Đại OISP hướng học phần Tốt nghiệp cứu
học Tiêu KSTN định hướng gắn kết
chuẩn Doanh nghiệp
KSTN định hướng sản phẩm
ứng dụng
4. THỜI GIAN THỰC HIỆN 6 tháng,
Từ tháng 01 năm 2024 đến tháng 07 năm 2024
5. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI (trưởng nhóm sinh viên)
Họ và tên: Vũ Hoàng Thiên Phú Mã số sinh viên:
2312662
Khoa: Cơ Khí Khoá nhập học: 2023
Địa chỉ: Ký túc xá khu A: Đường Tạ Quang Bửu, Khu phố 6, Phường Linh Trung, Thành
phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0869273619 Email:
phu.vu0401@hcmut.edu.vn
6. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Họ và tên, học hàm học vị: PGS. Lê Ngọc Quỳnh Lam SHCC: 002199
Bộ môn/PTN: KTHTCN; Logistics và QLCCỨ Điện thoại NB:
Khoa: Cơ Khí
Địa chỉ liên hệ: 101B11, 268 Lý Thường Kiệt, Q.10, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại DĐ: 0903686060 Email: lnqlam@hcmut.edu.vn
7. CƠ QUAN CHỦ TRÌ
Tên
cơ Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Tp. HCM
quan:
Địa
268 Lý Thường Kiệt, Q.10, Tp. Hồ Chí Minh
chỉ:
Điện Email: khcn@hcmut.edu.vn
028-38647256
thoại:
8. SINH VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Chương trình Nội dung
ST Email học (Tiêu chuẩn nghiên cứu Chữ ký
Họ và tên Mã số SV
T
/ OISP / KSTN) dự kiến
Mẫu KHCN-SV.01

1. Tìm hiểu và
mô tả chi tiết
về vai trò của
SCM và
ERP, cách
vận hành và
tương tác của
chúng trong
Vũ Hoàng phu.vu0401@hcmut.e
2312662 Tiêu chuẩn quản lý hàng
Thiên Phú du.vn
tồn kho. Dựa
vào đó đưa ra
đánh giá tiềm
năng của việc
triển khai
chúng vào
các doanh
nghiệp
2. Tìm số liệu,
mô hình thực
tế để minh
họa. Đồng
thời đề xuất
Huỳnh Thị luyen.huynhthingocli và phân tích
Ngọc 2311993 Tiêu chuẩn
n@hcmut.edu.vn các giải pháp
Luyến
để các doanh
nghiệp có thể
kết nối và
chia sẻ thông
tin với nhau.
3 Đánh giá
tiềm năng của
việc triển
khai các giải
Văn Bá son.vanba205brian@ pháp này
2312984 Tiêu chuẩn
Sơn hcmut.edu.vn trong thực tế
doanh nghiệp
và dự toán lợi
ích chúng có
thể mang lại
4 Bùi Trần 2310329 chau.buiqlcn05@hcm Tiêu chuẩn Tóm lại
Hồng Châu ut.edu.vn những điểm
chính và kết
Mẫu KHCN-SV.01

quả quan
trọng của đề
tài nghiên
cứu.
9. CƠ QUAN PHỐI HỢP TRONG, NGOÀI NƯỚC VÀ NỘI DUNG PHỐI HỢP (nếu có)
ST Họ và tên người đại
Tên đơn vị phối hợp Nội dung phối hợp
T diện
1.
2.
10. TỔNG HỢP TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC (ghi rõ tài liệu
tham khảo)
Năm 1990, Tập đoàn Gartner đã đặt ra định nghĩa ERP system (Enterprise Resource
Planning system) hay “Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp”[1]. Phần mềm
ERP được hiểu là mô hình công nghệ all-in-one. Cụ thể, đây là nền tảng tích hợp nhiều
công cụ như quản lý nhân sự, tự động hóa toàn bộ việc lưu trữ, thu thập và phân tích dữ
liệu cũng như liên kết nhiều ứng dụng hay module có chức năng khác nhau của từng bộ
phận trong công ty. Từ đó, các hoạt động liên quan đến tài nguyên doanh nghiệp sẽ được
tự động hóa giúp giảm thời gian xử lý cũng như tối ưu hóa các nghiệp vụ quản lý doanh
nghiệp. Hệ thống ERP phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp thu thập và lưu trữ dữ liệu vào một
nơi ở đa dạng lĩnh vực như: quản lý nhân sự, quản lý sản xuất, quản lý hàng tồn kho,
điểm bán hàng (POS), quản lý chuỗi cung ứng, tài chính và kế toán,...[2].
SCM là sự phối hợp nhiều bước nhằm cải thiện cách thức các công ty tìm kiếm những
nguồn nguyên liệu thô cấu thành sản phẩm/dịch vụ, sau đó sản xuất ra sản phẩm/dịch vụ
đó và phân phối tới các khách hàng. Về cơ bản, SCM sẽ cung cấp giải pháp cho toàn bộ
các hoạt động đầu vào của doanh nghiệp, từ việc đặt mua hàng của nhà cung cấp, cho đến
các giải pháp tồn kho an toàn của công ty. Trong hoạt động quản trị nguồn cung ứng,
SCM cung cấp những giải pháp mà theo đó, các nhà cung cấp và công ty sản xuất sẽ làm
việc trong môi trường cộng tác, giúp cho các bên nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
và phân phối sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng. SCM tích hợp hệ thống cung ứng mở
rộng và phát triển một môi trường sản xuất kinh doanh thực sự, cho phép công ty của bạn
giao dịch trực tiếp với khách hàng và nhà cung cấp ở cả hai phương diện mua bán và chia
sẻ thông tin.[3]
Trong vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, ERP
(Enterprise Resources Planning) đã nhanh chóng trở thành giải pháp được nhiều công ty
trong và ngoài nước đầu tư thích đáng do những lợi ích to lớn mà nó mang lại. Theo
Olson (2004), ERP mang lại nhiều lợi ích hứa hẹn như: tương tác thông tin nhanh hơn,
tương tác trên toàn bộ doanh nghiệp, giảm chi phí tài chính, hoạt động, cải tiến quản lí
tồn kho, hỗ trợ tương tác giữa khách hàng và nhà cung cấp… Tuy nhiên, những lợi ích
này không phải dễ dàng đạt được. Triển khai hệ thống ERP trong doanh nghiệp là một
quá trình dài, tốn nhiều chi phí, con người và các nguồn lực khác của doanh nghiệp, với
những áp lực về thời gian và nhiều thách thức.[4] Ở Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng
kinh tế khá cao (Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2023 ước tính tăng 5,33% so
với cùng kỳ năm trước)[5] và xu thế hội nhập quốc tế, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng
cường năng lực quản lý, một trong những giải pháp được ưu tiên chọn lựa là ứng dụng
ERP.
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có hai phân khúc các giải pháp ERP chủ yếu: (1) giải
pháp phổ biến dành cho DN lớn là SAP, Oracle và Microsoft (phân khúc 1), (2) giải pháp
dành cho DN vừa và nhỏ (phân khúc II): Microsoft, Baan, Epicor, Exact, IFS, Infor,
Lawson, Netsuite, Sage, Syspro và nhiều giải pháp khác. Ngoài ra, một số công ty phần
Mẫu KHCN-SV.01

mềm Việt Nam đã bắt tay phát triển phần mềm ERP “made in Việt Nam” như: Pythis,
EFFECT, FAST, Phúc Hưng Thịnh, DigiNet, FPT, Lạc Việt… theo nhu cầu khách hàng,
mà chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các sản phẩm nội này thường được phát
triển từ các sản phẩm ERP gốc và sửa đổi cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp
trong nước.[4]
Hệ thống ERP có thể mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp như: lợi thế cạnh tranh,
khả năng trợ giúp ra quyết định, năng lực kinh doanh thông minh (Ghazanfari & cộng sự,
2011) nên số lượng doanh nghiệp triển khai và sử dụng ERP ngày càng tăng. Tuy nhiên,
theo báo cáo của Standish Group, tỷ lệ triển khai ERP thất bại ước tính khoảng 75%
(Garg, A. & Garg, P., 2013). Những dự án này thường vượt 54% ngân sách, vượt 72%
thời gian dự kiến và 66% đạt được lợi ích kỳ vọng dưới mức 50% (Panorama, 2014).
Theo Website Cộng đồng ERP Việt Nam, hiện mức đầu tư thực hiện ERP vào khoảng
300.000 USD đến 3 triệu USD tùy theo nhu cầu của từng doanh nghiệp (quy mô và các
phân hệ triển khai). So với nước ngoài thì giá giải pháp ERP Việt Nam rẻ hơn 25-30%.
Các ERP nước ngoài có chi phí khá cao, thường chỉ phù hợp với các doanh ngiệp lớn,
hoặc có vốn nước ngoài. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường phù hợp với các giải pháp
ERP trong nước. Theo PcWorld, tuy số lượng các dự án ký được của các ERP trong nước
là khá cao, nhưng giá trị hợp đồng thì các ERP nước ngoài vẫn chiếm thị phần lớn.
Bởi những thách thức về việc tiếp thu công nghệ, chi phí thực hiện cao, phải thay đổi cơ
cấu nhân sự để phù hợp với công nghệ mới, và trình độ nhân lực tại Việt Nam chưa cao,
nên việc ứng dụng ERP và SCM chưa thực sự phổ biến và lâu dài.[4]
Nhìn thấy được tiềm năng của việc tích hợp ERP và SCM trong việc tối ưu hóa quản lý
dòng tồn kho tại Việt Nam và những thách thức phải đối mặt, chúng tôi đã lên ý tưởng và
thực hiện nghiên cứu và tìm giải pháp, nhằm mục đích thúc đẩy việc ứng dụng nó tại các
doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ tại Việt Nam trong tương lai

[1]: Luminița HURBEAN, Doina FOTACHE ,“ERP III: THE PROMISE OF A NEW
GENERATION”, the IE 2014 International Conference, 2014.
[2]: “Phần Mềm ERP Là Gì? Phân Loại Phần Mềm ERP, Ứng Dụng Trong Doanh Nghiệp”,
CareerBuilder, [Online], Available: https://careerbuilder.vn/vi/talentcommunity/phan-mem-
erp-la-gi-phan-loai-phan-mem-erp-ung-dung-trong-doanh-nghiep.35A520D5.html
[3]: “Tìm Hiểu Về SCM Và Phần Mềm Quản Lý SCM – Supply Chain Management”,
Logistic4vn, [Online], Available: https://logistics4vn.com/tim-hieu-ve-scm-va-phan-mem-
quan-ly-scm-supply-chain-management
[4]: Nguy Thi Hien, Pham Quoc Trung, “KEY FACTORS AFFECTING ON THE
SUCCESS OF ERP PROJECTS IN VIETNAM”, HCMC University of Technology, VNU-
HCM

11. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI


Nghiên cứu nhằm giải đáp câu hỏi vì sao việc quản lý hàng tồn kho quan trọng và đưa ra các
lập luận, lý do cụ thể về tầm quan trọng của việc này trong hoạt động kinh doanh. Theo đó xây
dựng một phương pháp cụ thể để áp dụng tích hợp giữa ERP và SCM trong việc quản lý hàng
tồn kho của các doanh nghiệp. Từ đó đề xuất một phương thức giải quyết vấn đề dòng hàng
thông qua việc chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp.
12. TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN (ghi thành mục rõ
ràng)
Tóm tắt : Việc xử lý và kiểm soát dòng hàng tồn kho đã và đang là một vấn đề rắc rối và
phức tạp đối với các doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam. Vì vậy, việc áp dụng tích hợp hệ
Mẫu KHCN-SV.01

thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ( ERP) vào hệ thống quản lý chuỗi cung ứng
(SCM) là một giải pháp giúp tối ưu hóa dòng hàng tồn kho cũng như nâng cao hiệu suất làm
việc của các doanh nghiệp. Mục tiêu của nghiên cứu này là đưa ra phương pháp tối ưu nhất
trong việc áp dụng tích hợp hai hệ thống ERP và SCM đồng thời phân tích tác động của việc
tích hợp ERP và SCM lên việc xử lý và kiểm soát dòng hàng tồn kho. Từ phân tích này,
nghiên cứu cũng đưa ra tiềm năng phát triển của tích hợp lên các doanh nghiệp nói chung ở
Việt Nam.
Từ khóa: SCM, ERP, Dòng hàng tồn kho
Quá trình thực hiện:
1. Xác định đề tài nghiên cứu:
- Chọn đề tài nghiên cứu: “Tích hợp hệ thống ERP và SCM nhằm tối ưu hóa dòng
hàng tồn kho: một trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam.”
- Đưa ra câu hỏi nghiên cứu để xác định hướng đi của bài nghiên cứu:
+ Dòng hàng tồn kho là gì? Tại sao quản lý và kiểm soát hàng tồn kho là một vấn
đề quan trọng của mỗi doanh nghiệp?
+ ERP và SCM là gì? Làm thế nào để áp dụng tích hợp ERP và SCM hiệu quả?
Tác động của tích hợp lên việc quản lý và kiểm soát dòng hàng tồn kho là gì?
+ Tiềm năng để áp dụng tích hợp tại thị trường Việt Nam như thế nào?
2. Tham khảo các tài liệu liên quan: các bài nghiên cứu khoa học liên quan từ nguồn
Science direct, google scholar,…
3. Xây dựng Tổng quan lý thuyết: Dựa trên những câu hỏi đã đưa ra ở phần 1.
4. Thu thập số liệu: tiến hành khảo sát các công ty đã áp dụng tích hợp ERP và SCM
5. Phân tích và đánh giá dữ liệu: sử dụng phương pháp thống kê để để tìm ra mô hình và
so sánh với tổng quan lý thuyết đã nêu trên
6. Soạn bài báo cáo: chú ý về lỗi chính tả và ngữ pháp
13. KẾT QUẢ DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI (ghi rõ theo đúng yêu cầu của từng loại đề tài)

14. KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHUYỂN GIAO (chỉ dùng cho đề tài hướng ứng
dụng và hợp tác doanh nghiệp)

15. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI


Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 5.000.000 đồng,
trong đó từ:
- nguồn trường 5.000.000 đồng
- các nguồn kinh phí khác đồng

Ngày 08 tháng 01 năm 2024 Ngày 08 tháng 01 năm 2024


Chủ nhiệm đề tài Người hướng dẫn khoa học
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Ngọc Quỳnh Lam


Mẫu KHCN-SV.01

Vũ Hoàng Thiên Phú

Ngày 08 tháng 01 năm 2024 Ngày 08 tháng 01 năm 2024


KT. TRƯỞNG KHOA KT. HIỆU TRƯỞNG
PHÓ TRƯỞNG KHOA PHÓ HIỆU TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký tên và đóng dấu)

Trần Anh Sơn Lê Văn Thăng

You might also like