Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 140

CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU

(LT:2, BT:0, TL:0)

1.1 ĐỊNH NGHĨA CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ


(LT:1, BT:0, TL:0)

1.1.1 Định nghĩa hạ tầng kỹ thuật đô thị


Hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm:
- Hệ thống giao thông;
- Hệ thống thông tin liên lạc;
- Hệ thống cung cấp năng lượng;
- Hệ thống chiếu sáng công cộng;
- Hệ thống cấp nước, thoát nước;
- Hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn;
- Hệ thống nghĩa trang;
- Các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.

1.1.2 Định nghĩa hạ tầng xã hội đô thị


Hạ tầng xã hội đô thị bao gồm:
- Các công trình nhà ở;
- Các công trình công cộng, dịch vụ: y tế, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao, thương
mại và các công trình dịch vụ đô thị khác;
- Các công trình quảng trường, công viên, cây xanh, mặt nước;
- Các công trình cơ quan hành chính đô thị;
- Các công trình hạ tầng xã hội khác.

1.2 CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA CÁC CÔNG TRÌNH HẠ
TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ (LT:0.5, BT:0, TL:0)

1.2.1 Các đặc điểm của những người có liên quan (Stakeholders)
a/ Người sử dụng các dịch vụ hạ tầng
- Những người sử dụng các dịch vụ hạ tầng rất đa dạng: có thể là cá nhân hoặc tập thể
(cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, trường học v,v). Các cá nhân sử dụng cũng đa dạng: già
trẻ, người tàn tật, thậm chí cả em bé trong bụng mẹ v,v.
- Những người sử dụng phải tuân thủ các qui tắc nhất định khi sử dụng các công trình
hạ tầng kỹ thuật. Vd: khi gặp đèn đỏ phải dừng lại v,v.

1
- Nhu cầu sử dụng rất phức tạp và có thể thay đổi theo mùa, theo năm. Vd: nhu cầu sử
dụng nước, điện v,v. Thông thường người sử dụng có quyền lựa chọn, tuy nhiên trong
nhiều trường hợp thì người sử dụng bắt buộc phải sử dụng dịch vụ của một nhà cung cấp
độc quyền.
Tất cả các đặc điểm trên cần chú ý khi thiết kế, quản lý và vận hành các công trình hạ
tầng kỹ thuật.
b/ Những người cung cấp các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật
- Những người cung cấp các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật có thể là nhà nước, tư nhân tuy
nhiên nhà nước vẫn giữ vai trò chính bởi các lý do sau đây:
+ Các công trình hạ tầng kỹ thuật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hầu hết chúng không
thể chia cắt, tách ra để làm việc độc lập. Vd: tàu điện ngầm không thể hoạt động được
khi bị mất điện v,v.
+ Việc điều phối của các nhà cung cấp tư nhân dễ gặp khó khăn. Để tư nhân hóa các
HTHTKT là vấn đề có nhiều yếu tố rủi ro, tuy nhiên thực tế ở các nước phát triển cho
thấy việc tư nhân hóa các HTHTKT thường mang lại hiệu quả cao hơn với chất lượng
cung cấp các dịch vụ HTKT tốt hơn so với nhà nước cung cấp.
c/ Quản lý và vận hành các HTHTKT
- Việc quản lý và vận hành các HTHTKT thường là phức tạp do đối tượng sử dụng phức
tạp. Hầu hết các dịch vụ của công trình HTKT chỉ được sử dụng chứ không được tiêu
thụ (ngoại trừ : hệ thống cấp nước, cấp điện).
- Nhiều công trình dịch vụ hạ tầng cung cấp cho tất cả mọi người chứ không riêng cho
một đối tượng nào cả. VD: HT giao thông v,v.
Tất cả các đặc điểm này, chúng ta đều phải thiết lập các qui tắc, qui định về cung cấp
và sử dụng dịch vụ HTKT.

d/ Các đặc điểm về kỹ thuật của HTHTKT


- Đa dạng, phức tạp, không có khuôn mẫu chung cho toàn bộ hệ thống, phụ thuộc
nhiều yếu tố:
+ Mức độ phức tạp của công trình.
+ Tuổi thọ của công trình.
+ Mức độ bảo trì, sửa chữa,nâng cấp và các tác động bên ngoài tới công trình.
e/ Các đặc điểm về cấu trúc thị trường:
- Do khả năng cạnh tranh thấp nên thường dẫn đến độc quyền.
- Đối với mỗi HTHTKT phải thiết lập qui tắc sử dụng riêng.
- Mối quan hệ giữa người sử dụng và người cung cấp cần phải được thiết lập một
cách đúng đắn và thuận lợi.
f/ Các đặc điểm về tài chính, kinh tế
- Tính rủi ro cao đối với người đầu tư.
- Nền kinh tế càng phát triển thì đòi hỏi về HTKT ngày càng cao.

2
1.3 CÁC CĂN CỨ VÀ TRÌNH TỰ THIẾT KẾ HẠ TẦNG KỸ THUẬT CHO
CÁC KHU ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP (LT:0.5, BT:0, TL:0)

1.3.1 Các căn cứ thiết kế hạ tầng kỹ thuật cho các khu đô thị và khu
công nghiệp
- Tuân thủ qui hoạch chi tiết 1:500 đã được phê duyệt và hồ sơ thiết kế cơ sở. Đảm
bảo qui mô các công trình HTHTKT đã được phê duyệt:
+ Mạng lưới đường giao thông: các giải pháp thiết kế giao thông đối ngoại có liên
quan đến khu vực thiết kế, giao thông đô thị (đến từng công trình); mặt cắt, chỉ giới
đường đỏ và chỉ giới xây dựng của các tuyến đường (đến đường nội bộ); vị trí, quy
mô bến, bãi đỗ xe và hệ thống công trình ngầm, tuy-nen kỹ thuật v,v.
+ Hệ thống cấp nước: nhu cầu và nguồn cấp nước; vị trí, quy mô các công trình nhà
máy, trạm bơm nước; bể chứa; mạng lưới đường ống cấp nước đến từng công trình
và các thông số kỹ thuật chi tiết v,v;
+ Hệ thống cấp điện và chiếu sáng: nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp điện năng;
vị trí, quy mô các trạm điện phân phối; mạng lưới đường dây trung thế, hạ thế và
chiếu sáng đô thị v,v;
+ Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường: mạng lưới thoát nước; vị trí, quy mô
các công trình xử lý nước thải, chất thải rắn...

- Các tài liệu điều tra khảo sát kỹ thuật, kinh tế, xã hội.
- Các qui chuẩn, tiêu chuẩn liên quan.
1.3.2 Trình tự thiết kế hạ tầng kỹ thuật cho các khu đô thị và khu công
nghiệp
Trình tự thiết kế hạ tầng kỹ thuật cho các khu đô thị và khu công nghiệp như sau:
- Thiết kế chuẩn bị kỹ thuật cho các khu đô thị và khu công nghiệp
- Thiết kế mạng lưới đường và hệ thống thoát nước mưa.
- Thiết kế hệ thống thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường.
- Thiết kế hệ thống cấp nước.
- Thiết kế hệ thống cấp điện.
- Thiết kế hệ thống chiếu sáng.
- Thiết kế Cây xanh – Mặt nước.

3
CHƯƠNG 2 : THIẾT KẾ CHUẨN BỊ KỸ THUẬT
CHO CÁC KHU ĐẤT XÂY DỰNG ĐÔ
THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
(LT:3, BT:1, TL:0)

2.1 KHÁI NIỆM VỀ CHUẨN BỊ KỸ THUẬT CHO CÁC KHU ĐẤT XÂY
DỰNG ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP (LT:0.5, BT:0, TL:0)

Mục đích chuẩn bị kỹ thuật cho các khu đất xây dựng đô thị và khu công nghiệp là
nhằm tạo mặt bằng thi công các hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các công trình trong các lô
đất. Bao gồm các công việc:
- San nền sơ bộ để xây dựng các hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
- San nền hoàn thiện để bảo vệ kết cấu mặt đường và tạo mặt bằng thi công
các công trình trong các lô đất.
- Thoát nước bề mặt cho khu đất, đảm bảo khu đất luôn được khô ráo trong
suốt quá trình thi công.
- Xử lý các tác động môi trường tiêu cực do việc xây dựng khu đô thị gây ra
đối với khu vực lân cận.

2.2 CÁC CĂN CỨ THIẾT KẾ CHUẨN BỊ KỸ THUẬT CHO CÁC KHU ĐÔ


THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP (LT:0.5, BT:0, TL:0)

a/ Hồ sơ qui hoạch, thiết kế các hạng mục có liên quan


- Hồ sơ qui hoạch kiến trúc, cảnh quan: cho biết vị trí, kích thước, chức năng
v,v của các lô đất (vd: hồ, núi, khu cây xanh v,v).
- Hồ sơ qui hoạch, thiết kế mạng lưới giao thông: cho biết vị trí, qui mô, cao
độ thiết kế của các tuyến đường, cao độ nền các lô đất, chiều dày của kết cấu
mặt đường (số liệu này để tính toán cân đối khối lượng đào, đắp giữa đào
khuôn đường và đắp cho san nền hoàn thiện sau này) v,v.
b/ Hồ sơ khảo sát địa hình, địa chất:
- Xác định vị trí sông ngòi, ao hồ, kênh mương, hệ thống thoát nước hiện có
của khu vực v,v để có giải pháp thoát nước tạm thời cho khu đất.
- Từ điều kiện thủy văn của khu vực để xác định cao độ san nền sơ bộ và giải
pháp thoát nước tạm cho khu đất.
- Từ điều kiện địa chất, xác định vị trí, chiều dày các lớp bùn, lớp hữu cơ phải
bóc bỏ. Trong trường hợp nền đất yếu, phải đưa ra phương án kết hợp giữa
công tác san nền và công tác xử lý nền đất yếu.
- Dựa vào mặt bằng hiện trạng đưa ra phương án hoàn trả các công trình (nếu
có).

4
2.3 THIẾT KẾ SAN NỀN CHO CÁC KHU ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
(LT:1.5, BT:1.0, TL:0)

2.3.1 Các loại nền của khu đô thị và khu công nghiệp
Trong thực tế xây dựng các khu đô thị và công nghiệp, từ góc độ san nền, chúng ta
thường gặp bốn loại nền sau đây:

- Nền đào: khi cao độ tự nhiên của khu đất lớn hơn cao độ nền thiết kế (Hình 1-a)
- Nền đắp: khi cao độ tự nhiên của khu đất nhỏ hơn cao độ thiết kế (Hình 1-b)
- Nền vừa đào vừa đắp: trong trường hợp có khu vực cao độ tự nhiên lớn hơn cao
độ nền thiết kế và có khu vực cao độ tự nhiên nhỏ hơn cao độ thiết kế (Hình1-c)
- Nền không đào không đắp: khi cao độ tự nhiên của khu đất bằng hoặc xấp xỉ với
cao độ thiết kế.

cao ®é tù nhiªn
cao ®é thiÕt kÕ
cao ®é thiÕt kÕ

cao ®é tù nhiªn
a,
b,
cao ®é tù nhiªn

cao ®é thiÕt kÕ

c,
Hình 2.1: Các loại nền trong xây dựng các khu đô thị và công nghiệp

2.3.2 Các phương pháp thiết kế san nền cho các khu đất xây dựng
a/ Phương pháp mặt cắt
Để biểu diễn địa hình, người ta có thể dùng phương pháp mặt cắt bao gồm: mặt cắt
dọc và mặt cắt ngang. Các bước tiến hành như sau:
- Bố trí các mặt cắt:
Đối với mặt cắt dọc thường được chọn song song với trục chính (trên mặt bằng) của
công trình. Đối với mặt cắt ngang thường được bố trí vuông góc với mặt cắt dọc (trên
mặt bằng). Khoảng cách giữa các mặt cắt dọc và giữa các mặt cắt ngang phụ thuộc vào
độ phức tạp của địa hình, yêu cầu độ chính xác thiết kế và phụ thuộc vào đặc điểm của
công trình. Vị trí các mặt cắt dọc và các mặt cắt ngang thường tạo lưới ô vuông với cạnh
ô vuông L(m) (ở giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công thường lấy L = 10÷20m).
- Xác định vị trí các mặt cắt:
Vị trí mỗi mặt cắt được xác định bởi các điểm chi tiết (các cọc). Vị trí các cọc này
cần đặc trưng cho địa hình tự nhiên và địa hình thiết kế. Điều đó có nghĩa là tại những
điểm địa hình tự nhiên và địa hình thiết kế thay đổi (chuyển hướng dốc, chuyển độ dốc)
thì cần có những điểm chi tiết.

5
6
Hình 2.2: Phương pháp mặt cắt

- Tính khối lượng đào đắp đất:


+ Tại mỗi mặt cắt ngang tính diện tích tiết diện đào và đắp dựa vào cao độ san nền
và khoảng cách các cọc
𝐹 = ℎ .𝐿 (m2)
Trong đó: hsn – cao độ san nền (đào hoặc đắp đất) trung bình trên mặt cắt ngang.
Li – chiều rộng mặt cắt ngang thứ i (m).
+ Khối lượng đào, đắp đất nằm giữa 2 mặt cắt ngang liên tiếp được tính như sau:
𝑉 = . 𝐿 (m3)
Trong đó: Fi – diện tích đào hoặc đắp ở mặt cắt ngang thứ i.
Fi+1 – diện tích đào hoặc đắp ở mặt cắt ngang thứ i+1.
Li – khoảng cách giữa 2 mặt cắt ngang thứ i và i+1.
Vn – khối lượng đào hoặc đắp giữa 2 mặt cắt ngang thứ i và i+1.
+ Tổng khối lượng đào và đắp đất của toàn bộ khu đất được tính bằng cách cộng
khối lượng theo dọc tuyến. Hình vẽ sau đây là ví dụ về tính toán khối lượng theo
phương pháp mặt cắt:

V1-2(đào) = 50.(750+700+100+625+300+10)/2 = 62125 m3.


V1-2(đắp) = 50.(100+825+925+160+575+475)/2 = 76500m3.
V2-3(đào) = 50.(625+300+10+225+48+425)/2 = 40825 m3.
V2-3(đắp) = 50.(160+575+475+100+625+575+123)/2 = 65825m 3.
 Vđào = V1-2(đào)+ V2-3(đào) = 62125+40825 = 102950 m 3.
Vđắp = V1-2(đắp)+ V2-3(đắp) = 76500+65825 = 142325 m 3.

7
Hình 2.3: Tính toán khối lượng đào, đắp theo phương pháp mặt cắt

- Ưu, nhược điểm của phương pháp mặt cắt:


Ưu điểm:
+ Bằng trực quan có thể thấy được sự thay đổi của địa hình tự nhiên.
+ Độ chính xác tương đối cao khi mặt cắt được đo vẽ trực tiếp ở hiện trường.
+ Theo phương pháp này chuyển các điểm thiết kế ra thực địa thực hiện dễ dàng
vì ở ngoài thực địa đã cắm cọc.
Nhược điểm:
+ Đối với khu vực rộng thì không mô tả được mặt nghiêng của địa hình thiết kế,
không thấy được đường phân lưu, đường tụ thủy.
+ Khối lượng công tác đào đắp đất chỉ thấy rõ khi hoàn thành toàn bộ công tác
thiết kế cao độ san nền. Nếu vì lý do nào đó cần điều chỉnh thì phải làm lại từ đầu.
- Phạm vi áp dụng: áp dụng khi thiết kế dải đất hẹp, công trình có hình dạng tuyến,
nơi có địa hình phức tạp.

b/ Phương pháp đường đồng mức


Để biểu diễn bề mặt địa hình thiết kế, phương pháp này biểu thị độ cao thấp của
mặt đất thiết kế bằng các đường đồng mức thiết kế. Nghĩa là thông qua đường đồng mức
thiết kế thì biết cao độ thiết kế của các điểm và độ dốc thiết kế theo bất kỳ hướng nào.
Hình vẽ sau đây biểu diễn địa hình thiết kế theo phương pháp đường đồng mức.

8
Hình 2.4: San nền sơ bộ bằng phương pháp đường đồng mức

Hình 2.5: San nền hoàn thiện bằng phương pháp đường đồng mức

Khoảng cao đều h giữa các đường đồng mức thiết kế liền kề trong giai đoạn thiết
kế bản vẽ thi công thường là 0.1m (xem hình vẽ). Khoảng cách d giữa 2 đường đồng
mức liền kề là:
ℎ
𝑑=
𝑖

9
Trong đó: i – độ dốc san nền. (i được lựa chọn trước)
Ví dụ: theo hình 2.5, ta có d = 0.1/0.004 = 25m.

- Tính khối lượng đào đắp đất:


Khối lượng đào đắp của 1 ô đất được tính theo công thức:

V = S.htrung bình (m3)


Trong đó: V – Thể tích đào, đắp (m3).
S – Diện tích ô đất (m2).
htrung bình- Chiều cao đào, đắp trung bình (m) , được tính như sau :

h1  h2  h3  h4
htrungbình= (m)
4
Các giá trị h1, h2, h3, h4 được tính như sau :
h = hTK – hTN
trong đó :hTK – Cao độ thiết kế (m).
hTN – Cao độ tự nhiên (m).

- Ưu, nhược điểm của phương pháp đường đồng mức:


Ưu điểm:
+ Giúp chúng ta biết rõ được các trị số độ dốc, hướng dốc của nền khu đất xây
dựng.
+ Bằng trực quan, phương pháp này cho biết mối tương quan về cao độ giữa các
bộ phận đất xây dựng (sự chênh lệch giữa cao độ san nền và cao độ tự nhiên )
+ Thiết kế tương đối đơn giản. Khi cần điểu chỉnh thiết kế thì không phải làm lại
từ đầu.
+ Dễ dàng nhận biết được đường phân lưu, đường tụ thủy.
Nhược điểm:
+ Đối với địa hình phức tạp thì độ chính xác không cao.
- Phạm vi áp dụng: thường được áp dụng cho những khu đất rộng, địa hình không
phức tạp.
c/ Phương pháp kết hợp

10
Khu đất xây dựng được sử dụng cả hai phương pháp trên. Hầu hết trên toàn khu đất
sử dụng phương pháp đường đồng mức, còn tại những vị trí biên hoặc nơi địa hình phức
tạp thì sử dụng phương pháp mặt cắt.
2.3.3 Xác định cao độ san nền hợp lý cho các khu đất xây dựng đô thị
và khu công nghiệp
Xác định cao độ san nền hợp lý là vấn đề rất quan trọng trong thiết kế san nền cho
các khu đô thị và công nghiệp. Đối với nền đắp, cao độ san thấp sẽ dẫn tới việc phải
chuyển thêm vật liệu đắp và đắp thêm vào các lô đất một cách khó khăn khi san hoàn
thiện. Đối với nền đào, cao độ san thấp sẽ dẫn tới việc vận chuyển đất ra khỏi công trình
và sau đó lại phải vận chuyển đất trở lại để đắp hoàn thiện vào các lô đất. Trái lại, cao
độ san cao sẽ dẫn tới tình trạng phải mua đất chuyển tới đắp sau đó lại chuyển đi đối với
nền đắp hoặc sẽ phải đào đất chuyển đi trong điều kiện thi công khó khăn sau đó đối với
nền đào. Rõ ràng, việc xác định cao độ san nền có ảnh hưởng lớn tới chi phí xây dựng
và thời gian thi công. Với một khu đô thị hoặc công nghiệp cỡ trung bình 100ha, việc
xác định sai cao độ chỉ 10cm sẽ dẫn tới khối lượng đào – đắp không hợp lý là 100.000
m3. Trong mục này trình bày phương pháp xác định cao độ san nền hợp lý cho các loại
nền khác nhau trong xây dựng các khu đô thị và khu công nghiệp nhằm loại bỏ các chí
phí và thời gian thi công lãng phí do xác định cao độ san không hợp lý. Ngoài ra, phần
này cũng sẽ đề cập tới các trường hợp đặc biệt có liên quan tới xác định cao độ san nền
trong thực tế xây dựng các khu đô thị và các khu công nghiệp.
Từ góc độ xác định cao độ san nền hợp lý, chúng ta chỉ cần quan tâm cho hai trường
hợp nền đào và nền đắp vì nền vừa đào đào vừa đắp thì tùy theo tương quan khối lượng
đào – khối lượng đắp, ta có thể coi là nền đào hoặc nền đắp.

a/ Nguyên tắc xác định cao độ san hợp lý


Cần lưu ý rằng, công tác san nền thường được thực hiện qua hai giai đoạn: giai đoạn
san sơ bộ để tạo mặt bằng thi công chung cho cả khu, đặc biệt là các hệ thống hạ tầng
kỹ thuật và san nền hoàn thiện nhằm tạo mặt bằng thi công cho các công trình trong các
lô đất và bảo vệ nền, kết cấu áo đường. Cao độ san hoàn thiện trong các lô đất thường
được xác định sao cho khối lượng san bằng hoặc xấp xỉ khối lượng ứng với cao độ khống
chế của các lô. Khối lượng đất đào móng của công trình và khối lượng đất dư ra do kết
cấu sân, hè, đường chiếm chỗ sau này sẽ được đắp vào nền của các ngôi nhà. Vì vậy, với
nền đắp thì người ta sử dụng đất đào khuôn đường để đắp hoàn thiện cho các lô đất như
Hình 2.6. Với các lô cây xanh, ta sử dụng lớp đất hữu cơ cần bóc bỏ để đắp hoàn thiện
lớp trên trồng cây hoặc đắp toàn bộ nếu điều kiện kỹ thuật và thi công cho phép.

Hình 2.6: Sử dụng đất đào khuôn đường để đắp hoàn thiện cho lô đất
Nguyên tắc xác định cao độ san hợp lý được dựa trên các giả thiết hợp lý dưới đây:

11
- Chi phí và thời gian thi công để vận chuyển 1m3 vật liệu đắp (cát hoặc đất
san nền) từ ngoài công trình và đắp vào công trình với hệ số đầm chặt yêu
cầu K90 luôn lớn hơn chi phí và thời gian thi công để đào và đắp 1m3 trong
nội bộ công trình (như khi đào khuôn đường để đắp hoàn thiện lên các lô
đất).
- Chi phí và thời gian để đào và vận chuyển 1m3 đất (với nền đào) từ các lô đất
khi đã hoặc đang thi công các hệ thống hạ tầng kỹ thuật luôn lớn hơn chi phí
và thời gian để đào và vận chuyển 1m3 đất trong giai đoạn san nền rầm rộ do
mặt bằng thi công rộng rãi và điều kiện sử dụng các loại máy móc khác nhau
(máy ủi, máy cạp vv) dễ dàng hơn.

Từ hai giả thiết hợp lý trên, nguyên tắc xác định cao độ san nền hợp lý được phát
biểu như sau:
- Đối với nền đắp: Cao độ san hợp lý là cao độ san sao cho sau khi san, khối
lượng đào khuôn đường vừa đủ để san hoàn thiện vào các lô đất, không để
xảy ra tình trạng vận chuyển đất tới đắp với độ chặt K90 rồi sau đó lại đào
lên và chuyển đi (khi cao độ san cao) hoặc phải chuyển đất tới đắp thêm (khi
cao độ san thấp).
- Đối với nền đào: Cao độ san hợp lý là cao độ san sao cho trong khi hoặc sau
khi xây dựng hạ tầng kỹ thuật không phải đào đất trong các lô đất và chuyển
đi (khi cao độ san cao) hoặc đào đất đi rồi lại mang đất tới đắp hoàn thiện
(khi cao độ san thấp).

b/ Phương pháp xác định cao độ san hợp lý cho nền đắp (sinh viên tự học)
Như đã nói ở trên, đối với nền đắp thì giải pháp tổ chức thi công hợp lý là sử dụng đất
đào khuôn đường để đắp hoàn thiện cho các lô đất như mô tả trên Hình 2. Xét trường
hợp khu đô thị hoặc công nghiệp được qui hoạch tương đối bằng phẳng, không có hồ,
mương nước hay núi nhân tạo, ta ký hiệu các thông số để xác định cao độ san hợp lý
(Hình 2.7) như sau:

- Diện tích toàn khu là F (m2)


- Diện tích mặt đường trong khu là Fd (m2)
- Diện tích các lô đất (gồm cả hè) là FL (m2) FL  ( F  Fd )
- Cao độ đường bình quân theo thiết kế là H d (m)
- Chiều dày bình quân của các lớp kết cấu áo đường là h (m)
F h
1- h   di i (1)
Fi

Fi là diện tích của các tuyến đường có chiều dày lớp kết cấu áo
đường là hi
- Chiều dầy các lớp đắp nền đường là hnd (m)
- Cao độ đáy nền đường là H nd (m), là cao độ đào của đáy khuôn đường,
ta có :

12
H nd  ( H d  h  hnd ) (2)

Hình 2.7: Phương pháp xác định cao độ san

- Cao độ san hoàn thiện bình quân của các lô đất là H L (m)
- Khối lượng đất hữu cơ được sử dụng để đắp vào các lô cây xanh là Vcx
(m3)
- Khối lượng phần đào tạo ta-luy (hai bên) khi đào khuôn đường là Vtl (m3)
Vtl  ( X  H nd ) Ld ( X  H nd )tg  Ld ( X  H nd ) 2 tg (3)
 được lấy phụ thuộc vào là góc nội ma sát φ của vật liệu đắp. Vì là hố móng
tạm thời nên có thể lấy α = 300-400 nếu đắp bằng đất, α = 350-450 nếu đắp bằng cát, tùy
theo chiều sâu hố đào.
Ld là tổng chiều dài các tuyến đường.
- Khối lượng cần đào nền san để đặt hệ thống thoát nước là Vn (m3)
- Gọi cao độ san nền bình quân cần tìm (với độ dốc 0,3 - 0,5 % tùy vật liệu
đắp) là X (m).
Chú ý rằng, các cao độ nói ở trên là các cao độ xác định theo mốc quốc gia theo
qui định. Ngay sau khi đã có qui hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500, ta đã có sẵn hoặc có thể xác
định dễ dàng các thông số ở trên.

Cao độ san nền hợp lý sẽ được xác định bằng cách giải phương trình sau:

Vdao  Vdap
(4)
Tổng khối lượng đất cần đào tạo khuôn đường và đặt hệ thống thoát nước, Vdao
, là:
Vdao  Fd ( X  H nd )  Vtl  Vn  Fd ( X  H nd )  Ld ( X  H d ) 2 tg  Vn (5)

Khối lượng đào nền san để đặt hệ thống thoát nước mưa, Vn , phụ thuộc vào X
nhưng với mạng lưới thoát nước các khu đô thị và công nghiệp, chỉ có các đường ống
thóat nước mưa chính có thể cần phải đào và ta có thể xác định tương đối chính xác khối
lượng đào này. Với đường ống thoát nước bẩn, nếu chôn rất sâu thì cần đào cục bộ cho
các đường ống này và có thể tính chính xác khối lượng đào này, nếu cần.

13
Trong trường hợp sử dụng đất, cát đắp nền để đắp các lớp nền đường (K95 / K98),
khi đó khối lượng đắp hoàn thiện ngoài khối lượng đắp vào các lô trừ khối lượng đất
hữu cơ đắp vào các lô cây xanh cần cộng thêm khối lượng đắp nền đường này. Bỏ qua
sự sai khác về khối lượng đất do hệ số đầm chặt khác nhau, ta có:

Vdap  ( F  Fd )( H L  X )  Vcx  Fd hnd  Vtl  FL ( H L  X )  Vcx  Fd hnd  Vtl


Vdap  FL ( H L  X )  Vcx  Fd hnd  Ld ( X  H nd ) 2 tg
(6)

Phương trình (4) được triển khai từ các phương trình (5) và (6) :

Fd ( X  H nd )  Ld ( X  H nd ) 2 tg  Vn  FL ( H L  X )  Vcx  Fd hnd  Ld ( X  H nd ) 2 tg


(A)

Ta có:
Fd ( X  H nd )  Vn  FL ( H L  X )  Vcx  Fd hnd
Fd X  Fd H nd  Vn  FL H L  FL X  Vcx  Fd hnd

Cao độ san hợp lý khi sử dụng đất, can san đắp nền đường sẽ được xác định
theo công thức:
F H  FL H L  Fd hnd  Vn  Vcx
X  d nd
Fd  FL
Fd H nd  FL H L  Fd hnd  Vn  Vcx
X (7)
F
Trường hợp vì lý do kỹ thuật không thể sử dụng đất, cát san nền để làm nền đường,
tổng khối lượng đất cần đắp để san hoàn thiện, Vdap , là :

Vdap  FL ( H L  X )  Vcx (8)

Ta có:
Vdao  Vdap
Fd ( X  H nd )  Ld ( X  H nd ) 2 tg  Vn  FL ( H L  X )  Vcx (9)
Ld tg X 2  ( Fd  2 H nd Ld tg  FL ) X  ( H nd 2 Ld tg  Fd H nd  FL H L  Vn  Vcx )  0
Giải phương trình bậc hai trên, ta có:

(Fd  2Hnd Ld tg  FL )  ( Fd  2Hnd Ld tg  FL )2  4Ld tg ( Hnd 2 Ld tg  Fd Hnd  FL HL  Vn  Vcx )
X1,2 
2Ld tg
(10)
Ta có X 2 < 0 khi H nd > 0 nên X 2 là nghiệm ngoại lai. Trong trường hợp H nd <
0 thì X 2 cũng nhỏ hơn và tất nhiên nằm ngoài khoảng H nd  H d . Ta có một nghiệm

14
đúng là X1 với X 1  H nd . Vì vậy, cao độ san nền hợp lý được xác định theo công
thức:
( Fd  2H nd Ld tg  FL )  ( Fd  2 H nd Ld tg  FL )2  4Ld tg ( H nd 2 Ld tg  Fd H nd  FL H L  Vn  Vcx )
X 
2Ld tg
(11)

Theo kinh nghiệm thực tế, để đơn giản tính toán, có thể lấy chiều sâu đào khuôn
đường so với cao độ san sơ bộ (X-Hnd) = 1m. Lúc đó công thức (9) trở thành:

Fd ( X  H nd )  Ld tg  Vn  FL ( H L  X )  Vcx
Fd H nd  FL H L  Ld tg  Vcx  Vn
X
Fd  FL
Fd H nd  FL H L  Ld tg  Vcx  Vn
X (12)
F

Cần lưu ý rằng, trong thực tế thiết kế qui hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 hiện nay, không
phải cao độ nền của các lô đất ( H L ) trong các khu đô thị và công nghiệp nào cũng được
xác định ngay. Trong trường hợp này, người ta thường san hoàn thiện thấp hơn bó vỉa
(nếu làm hè sau) hoặc kết cấu bó gáy hè (nếu làm hè cùng với đường) khoảng 10cm để
tránh đất, cát san chảy ra đường (Hình 2.8). Từ cao độ của đỉnh vỉa hoặc bó gáy hè và
độ dốc san (i %) ta cũng dễ dàng xác định được cao độ san hoàn thiện bình quân H L .
Trong trường hợp này, có thể sau này phải đắp nền các công trình trong các lô đất.

a,

b,

Hình 2.8 – Xác định cao độ san hoàn thiện khi không biết cao độ nền các lô.
c/ Phương pháp xác định cao độ san hợp lý cho nền đào (sinh viên tự học)
Đối với nền đào, giải pháp tốt nhất là đào tới cao độ thiết kế của các lô đất. Khi thi
công mạng lưới đường sẽ sử dụng máy đào gầu nghịch để đào khuôn đường và sử dụng
ô-tô vận chuyển khối lượng đất đào khuôn ra khỏi công trường một cách dễ dàng. Ưu

15
điểm nổi bật của giải pháp này là vẫn bảo đảm các máy móc thi công với năng suất cao,
lại tránh được vận chuyển đất trong nội bộ trong công trình. Nhược điểm của phương
pháp này là có thể gặp khó khăn khi đổ đất đào khuôn đi, nhất là với các thành phố lớn.
Do việc thi công hạ tầng không phải khi nào cũng có thể bắt đầu ngay sau khi san nền
và không phải khi nào cũng tiến hành liên tục được nên việc tìm chỗ đổ đất đào khuôn
sau này có thể gặp khó khăn.
Trong trường hợp chưa thể thi công mạng lưới đường ngay nên sau này việc tìm nơi
đổ đất đào khuôn đường gặp khó khăn và điều kiện thi công thuận lợi, có thể sử dụng
các máy làm đất có năng suất cao như tổ hợp máy ủi, máy cạp để đào đất thì có thể xác
định cao độ đào đất cho toàn mặt bằng theo các công thức (7), (11) và (12) ở trên. Tuy
nhiên, cần phải các lập biện pháp thi công cụ thể để tính toán các chỉ tiêu chi phí xây
dựng, thời gian thi công và các yếu tố khác để so sánh, lựa chọn phương án tốt nhất.

d/ Một số trường hợp đặc biệt cần chú ý (sinh viên tự học)
- Trường hợp cao độ của các lô đất chênh lệch nhau quá nhiều
Đây là trường hợp trong khu đô thị hoặc khu công nghiệp có hồ nước điều hòa, có
mương nước lớn để thoát nước mưa cho khu vực hoặc núi nhân tạo để tạo cảnh quan vv.
Trường hợp có hồ và mương nước, cần thi công đào hồ và mương trước, làm kè hoặc
tường chắn cho hồ và mương trước khi đắp nền. Lúc đó, cần trừ diện tích của hồ và
mương trong tổng diện tích ở các công thức (7), (11) và (12) ở trên. Nếu khối lượng đất
đào hồ và mương được sử dụng để san hoàn thiện thì cũng phải trừ khối lượng này trong
khối lượng đắp hoàn thiện.
Nếu nền đào có đào hồ và mương, dù trường hợp này ít khi xảy ra, thì hạng mục này
được xử lý riêng, không kể trong tính toán.
Trường hợp đắp núi nhân tạo thì diện tích lô đất đắp núi cũng phải được trừ trong
tổng diện tích toàn khu ở các công thức (7), (11), (12) và khối lượng đắp núi cũng được
tính riêng.
- Trường hợp phải xử lý nền đất yếu
Trong trường hợp có nền đất yếu cần xử lý ở trong khu đô thị hoặc công nghiệp, cần
có biện pháp xử lý trước hoặc đồng thời với công tác san nền sơ bộ để tránh việc san rồi
lại phải đào lớp san để xử lý cũng như để nền đất sớm ổn định, tránh kéo dài thời gian
xây dựng do xử lý nền. Ngay cả khi sử dụng giải pháp bấc thấm, cọc cát để xử lý nền
đất yếu thì cũng cần thi công bấc thấm, cọc cát trước và lấy khối nền đắp gia tải trước
để đẩy nhanh tốc độ thoát nước và cố kết của nền đất. Trong trường hợp xử lý nền bằng
cách thay đất nền, ta tính cục bộ khối lượng đắp cho diện tích cần thay đất nền và trừ
khối lượng đắp hoàn thiện phần khối lượng đất thay có thể tận dụng để đắp vào các lô
cây xanh.
- Trường hợp xây có hàng rào bao quanh
Đây là trường hợp hay gặp khi xây dựng các khu công nghiệp. Trong trường hợp này,
người ta thường xây móng hoặc toàn bộ hàng rào trước để làm kết cấu giữ khối đắp.
Khối lượng đất đào móng hàng rào sẽ được sử dụng để đắp và khối lượng đất đắp phải
trừ đi phần khối lượng đào móng hàng rào này.

2.4 LỰA CHỌN VẬT LIỆU ĐẮP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIỮ KHỐI ĐẮP VÀ
GIỮ CHỈ GIỚI ĐƯỜNG ĐỎ (LT:0, BT:0, TL:0)

a/ Lựa chọn vật liệu đắp

16
Tùy theo điều kiện địa phương mà chúng ta lựa chọn vật liệu đắp cho phù hợp. Thông
thường, người ta sử dụng các loại vật liệu sau:
- Cát: thường sử dụng cát đen, là loại cát non cho phép lẫn đất, bùn với một tỷ lệ nhất
định, tuy nhiên cát để san nền cũng phải đủ tiêu chuẩn.
- Đất: đất san nền phải đủ tiêu chuẩn. Khi san nền, cần phải xác định mỏ đất, làm thí
nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của đất (cường độ, cấp phối v,v).
- Đất hữu cơ: được sử dụng đắp vào các lô cây xanh (thường lớp đắp 0.5-1.0m). Khi
thi công, người ta thường phải vét bùn, vét đất hữu cơ trước khi đắp nền. Khi đó, người
ta tập kết đất hữu cơ vào một vị trí để đắp hoàn thiện cho các lô cây xanh.
b/ Các phương pháp giữ khối đắp và chỉ giới đường đỏ:
- Đắp taluy: người ta có thể đắp taluy khi thi công theo hai giai đoạn nếu có hệ thống
đường bao quanh. Trong trường hợp này, chỉ làm một phần diện tích hè, còn đắp ta luy
ở phần diện tích hè còn lại (hình vẽ 2.9a). Khi đó, chúng ta phải cắm mốc để giữ chỉ giới
đường đỏ, gửi mốc và giữ mốc cẩn thận.
- Sử dụng bao tải đất (đất sét) để giữ cát: đối với khu đất san nền bằng vật liệu cát
(hình vẽ 2.9b).
- Tường chắn: sử dụng tường chắn bằng gạch, đá: được áp dụng khi giữ chiều cao
của khối đắp lớn. Đối với các công trình có thiết kế hàng rào thì xây dựng hàng rào ngay
ở giai đoạn san nền để kết hợp làm tường chắn đất (hình vẽ 2.9c).

a/ b/

c/
Hình 2.9 – Các phương pháp giữ khối đắp và chỉ giới đường đỏ

17
2.5 THIẾT KẾ THOÁT NƯỚC TẠM THỜI VÀ HOÀN TRẢ, DI DỜI CÁC
CÔNG TRÌNH HIỆN CÓ (LT:0.5, BT:0, TL:0)

- Để thoát nước tạm thời cho khu đất, độ dốc san nền tối thiểu là 0.002-0.004, tùy
thuộc vào vật liệu đắp, lưu lượng nước bề mặt (đối với vật liệu cát, độ dốc san tối thiểu
là 0.002, đối với vật liệu đất đắp thì san tối thiểu là 0.004).
- Để thu nước cho toàn bộ khu đất, có thể đào hệ thống rãnh biên và bố trí các điểm
xả nước tạm thời. Khi đó, tại các vị trí điểm xả trước khi xả ra hệ thống thoát nước bên
ngoài khu đất cần bố trí các hố lắng cát để tránh ảnh hưởng hệ thống thoát nước các vùng
lân cận (Hình 2.10).

Hình 2.10 – Giải pháp thoát nước tạm thời cho khu đất

- Đối với các khu vực lân cận: nếu cao độ thấp hơn cao độ của khu vực thiết kế thì
cần phải có giải pháp thoát nước cho các vùng lân cận (ví dụ: thiết kế hệ thống rãnh thu
nước cho các khu vực giáp ranh v,v).
- Đối với các công trình hiện hữu như: kênh, mương, đường dây điện trung thế, cao
thế v,v cần phải có phương án di dời, hoàn trả hợp lý.
- Đối với những khu vực giáp ranh với các lưu vực đồi núi, do lượng nước bề mặt từ
các lưu vực này thoát về khu vực rất lớn nên cần có các giải pháp trước khi lượng nước
này thoát vào hệ thống thoát nước của khu vực thiết kế.

18
CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
(LT:10, BT:12, TL:0)
3.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ (LT:1, BT:0, TL:0)

3.1.1 Khái niệm và chức năng đường đô thị


Đường đô thị có nhiều cách phân loại. Ví dụ: theo hình thức sở hữu (giao thông công
cộng, giao thông cá nhân), theo chức năng (giao thông đối ngoại, giao thông đối nội),
theo các loại hình phương tiện (giao thông đường bộ, giao thông đường sắt, giao thông
đường thủy, đường hàng không). Tuy nhiên, trong phạm vi môn học này chỉ đề cập về
đường bộ đô thị.
Đường bộ đô thị là dải đất nằm giữa hai đường đỏ xây dựng (gọi là chỉ giới xây
dựng) trong đô thị để cho người và xe cộ đi lại. Trên đó ngoài phần đường cho xe chạy
có thể trồng cây xanh, bố trí các công trình phục vụ công cộng như đèn chiếu sáng,
đường dây điện, đường ống cấp thoát nước v,v. Nói chung, đường nằm trong đô thị
(thành phố, thị xã, thị trấn) đều được gọi là đường đô thị.
Đường đô thị có những chức năng sau đây:
- Chức năng giao thông: liên hệ, vận chuyển, đi lại, trao đổi thông tin giữa các khu
vực, vùng, miền, các đô thị với nhau...
- Một phần của kiến trúc của đô thị, các quảng trường, đại lộ còn là nơi phục vụ các
hoạt động văn hoá, văn nghệ, tham quan, du lịch...
- Đường, phố là nơi đảm bảo thoát nước cho đô thị, là nơi thu, thoát nước mưa và là
nơi bố trí các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị (cáp thông tin, cáp điện, cống thoát nước
mưa, nước thải...)
- Đường, phố là công trình cải thiện môi trường, là phần không gian trống của đô
thị giúp đô thị thông thoáng hơn, là nơi bố trí cây xanh, giúp cải thiện môi trường, bụi
bẩn.
- Đường, phố là đầu mối liên hệ thành phố với bên ngoài.

3.1.2 Các bộ phận của đường bộ đô thị


Mặt cắt ngang đường đô thị bao gồm các bộ phận cơ bản như sau: phần xe chạy, vỉa hè,
dải phân cách, và đường dành riêng cho xe điện (nếu có).

Hình 3.1: Các bộ phận của đường bộ đô thị


19
a/ Phần xe chạy: chiều rộng của phần xe chạy phải đảm bảo xe chạy an toàn , thông
suốt. Chiều rộng của phần xe chạy do số làn xe quyết định. Số làn xe lại phụ thuộc
vào lưu lượng xe, thành phần xe chạy trong tương lai, và khả năng thông qua của mỗi
làn, tuy nhiên cũng nên xét 1 làn cho dải đỗ xe. Chiều rộng mỗi làn xe có thể là 3.0m ,
3.5m, 3.75m tuỳ thuộc vào vận tốc thiết kế.
b/ Dải phân cách: Tác dụng chính của dải phân cách là tách các luồng xe theo hướng
ngược chiều, tách giữa giao thông cơ giới và giao thông thô sơ. Dải phân cách phải
được xây dựng ở các đường cao tốc chính thành phố, đường giao thông chính toàn
thành phố. Việc quyết định chiều rộng phụ thuộc vào quĩ đất đai dành cho nền đường.
Đối với các đường cũ, đường cải tạo có thể dùng vạch sơn liền nét, hoặc dải phân cách
mềm. Nếu điều kiện cho phép tốt nhất nên chọn chiều rộng từ 3 đến 4mét, với chiều rộng
này có thể ngăn ánh sáng pha đèn ôtô đi ngược chiều về ban đêm (nếu dải phân cách nhỏ
hơn, để ngăn pha đèn chiếu sáng, có thể trồng cây xanh tán nhỏ). Cũng thể bố trí làn riêng
rẽ trái tại nút giao thông bằng cách xén dải phân cách.
Ở nước ta hiện nay thường bố trí chiều rộng dải phân cách một số đường chính chỉ
có 1m là do điều kiện đất đai không cho phép, giải phóng mặt bằng tốn kém và khó khăn.
Chiều rộng tối thiểu của dải phân cách được quy định như sau:
- Trên đường cao tốc: 5m;
- Trên đường chính cấp đô thị và đường vận tải: 4m;
- Giữa mặt đường chính cấp đô thị cho xe chạy và đường nội bộ: 5m;
- Trong điều kiện miền núi chật hẹp, chiều rộng dải phân cách giữa mặt đường
chính
- cho xe chạy và đường nội bộ cho phép giảm xuống, nhưng không nhỏ hơn
3m;
- Giữa mặt đường phố liên khu vực và đường nội bộ: 2m;
- Giữa mặt đường cho ô-tô chạy và nền đường tàu điện: 2m.
- Chiều rộng tối thiểu của dải phân cách có rào chắn trên đường cao tốc là
4m, trên đường chính đô thị và đường vận tải là 2m.
- Đối với các khu vực cải tạo, được phép sử dụng dải phân cách cứng hoặc
mềm, bề rộng tối thiểu 0,5m.
- Trên dải phân cách trung tâm có chiều rộng nhỏ hơn 5m không cho phép bố
trí cột điện, biển quảng cáo và các công trình khác không liên quan tới việc
đảm bảo an toàn giao thông.
c/ Hè đường:
Hè đường là bộ phận tính từ mép ngoài bó vỉa tới chỉ giới đường đỏ. Hè đường
có thể có nhiều chức năng như: bố trí đường đi bộ, bố trí cây xanh, cột điện,
biển báo… Bộ phận quan trọng nhất cấu thành hè đường là phần hè đi bộ và bó vỉa.
Hè đường chỉ được cấu tạo ở tuyến phố, mà không có trên đường ôtô thông thường.
Hè đường bắt buộc phải có đối với các đường phố, đây là nơi dành cho người đi bộ,
trồng cây xanh, bố trí công trình ngầm phía dưới, một số nước châu Âu còn bố trí đường
xe đạp trên hè đường. ở nước ta, hè đường đôi khi cho sử dụng với nhiều mục đích như:
đi bộ, để xe máy, hoạt động thương mại với dịch vụ nhỏ gia đình,... Chiều rộng hè
đường có thể từ 3 - 6 mét tuỳ thuộc vào loại đường, trong điều kiện cho phép, có thể
bố trí rộng hơn nhưng tối thiểu phải đạt 2,2m.

d/ Dải trồng cây:


Dải trồng cây có thể được bố trí trên hè đường, trên dải phân cách hoặc trên dải đất
dành riêng ở 2 bên đường. Ở phạm vi bề rộng dải trồng cây thường kết hợp để bố trí
các công trình hạ tầng kỹ thuật (cột điện, trạm biến áp nhỏ, hệ thống biển báo, đèn tín

20
hiệu, công trình ngầm…). Khi kết hợp thiết kế bố trí các công trình này, không
được làm ảnh hưởng xấu tới điều kiện giao thông xe cộ và đi bộ.
Chiều rộng tối thiểu của dải trồng cây có thể lấy 1-6m.
e/ Bó vỉa:
Bó vỉa là cấu tạo phổ biến dùng để chuyển tiếp cao độ giữa một số bộ phận trên
đường phố. Bó vỉa thường được bố trí ở mép hè đường, dải phân cách và đảo giao thông...
Cao độ của đỉnh bó vỉa ở hè đường, đảo giao thông phải cao hơn mép ngoài lề đường
ít nhất là 12,5 cm, chiều cao này trường hợp ở dải phân cách là 30cm.

f/ Đường xe đạp:
Giao thông xe đạp (và các loại xe thô sơ khác nếu được cơ quan quản lý đô thị cho
phép) có thể được tổ chức lưu thông trong đô thị theo những cách sau:
- Dùng chung phần xe chạy hoặc làn ngoài cùng bên tay phải với xe cơ giới.
Trường hợp này chỉ được áp dụng đối với đường phố cấp thấp hoặc phần đường dành cho xe
địa phương.
- Sử dụng vạch sơn để tạo một phần mặt đường hoặc phần lề đường làm các
làn xe đạp. Có thể áp dụng trên các loại đường phố, trừ đường phố có tốc độ 70km/h.
- Tách phần đường dành cho xe đạp ra khỏi phần xe chạy và lề đường; có
các giải pháp bảo hộ như: lệch cốt cao độ, rào chắn, dải trồng cây...
- Đường dành cho xe đạp tồn tại độc lập có tính chuyên dụng.
Khi thiết kế đường xe đạp, tối thiểu nên lấy bề rộng 3,0m nhằm mục đích ôtô có
thể đi vào được trong những trường hợp cần thiết, cũng như khi cải tạo, tổ chức giao thông
lại sẽ kinh tế hơn.

g/ Đường bộ hành qua đường:


Đường bộ hành qua đường có thể được cấu tạo theo các hình thức: cùng mức, khác mức
(cầu vượt hoặc hầm chui). Chọn loại nào tuỳ thuộc vào lưu lượng bộ hành có nhu cầu vượt
qua đường, tốc độ xe thiết kế - lưu lượng giao thông trên đường, yêu cầu kiểm soát ra vào
của đường phố, khả năng thông hành của đường, của nút giao thông tại chỗ định bố trí đường
bộ hành và các điều kiện khác như vị trí trường học, công sở, trung tâm thương mại, văn
hoá, giải trí ...

h/ Tĩnh không:
Tĩnh không là giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ đối với phần không gian bên
trên. Không cho phép tồn tại bất kì chướng ngại vật nào, kể cả các công trình thuộc về đường
như biển báo, cột chiếu sáng… nằm trong phạm vi tĩnh không.
Khổ tĩnh không tối thiểu của đường là 4,75m tính từ chỗ cao nhất của phần xe chạy
theo chiều thẳng đứng. Quy định này chưa kể đến chiều cao dự trữ cho việc tôn cao mặt
đường và những trường hợp đặc biệt. Trường hợp đường bộ trong hầm có điều kiện xây dựng
hạn chế, đường phố cải tạo, đường phố nội bộ có thể dùng trị số tĩnh không giới hạn 4,50m.
Trường hợp giao thông xe đạp (hoặc bộ hành) được tách riêng khỏi phần xe chạy của
đường ôtô, tĩnh không tối thiểu của đường xe đạp và đường bộ hành là hình chữ nhật cao
2.5m.

3.2 PHÂN LOẠI ĐƯỜNG ĐÔ THỊ (LT:1, BT:0, TL:0)

3.2.1 Phân loại theo Qui chuẩn Xây dựng Việt nam QCXDVN
01:2008/BXD
Theo QCXDVN 01: 2008/BXD, đường đô thị được phân loại như sau:

21
Bảng 3-1: Quy định về các loại đường trong đô thị

Hình 3.1: Ví dụ về các loại đường trong đô thị


3.2.2 Phân loại theo Tiêu chuẩn Xây dựng Việt nam TCXDVN 104:2007
Theo TCXDVN104:2007, đường đô thị được phân theo chức năng và tốc độ tính toán
như sau:
- Phân loại đường phố theo chức năng giao thông:

22
Chức năng giao thông được phản ánh đầy đủ qua chất lượng dòng, các chỉ tiêu giao
thông như tốc độ, mật độ, hệ số sử dụng khả năng thông hành. Chức năng giao thông
được biểu thị bằng hai chức năng phụ đối lập nhau là: cơ động và tiếp cận.
+ Loại đường có chức năng cơ động cao thì đòi hỏi phải đạt được tốc độ xe chạy cao.
Đây là các đường cấp cao, có lưu lượng xe chạy lớn, chiều dài đường lớn, mật độ xe
chạy thấp.
+ Loại đường có chức năng tiếp cận cao thì không đòi hỏi tốc độ xe chạy cao nhưng
phải thuận lợi về tiếp cận với các điểm đi - đến.
Theo chức năng giao thông, đường phố được chia thành 4 loại với các đặc trưng
của chúng như thể hiện ở bảng sau
Bảng 3-2: Phân loại đường phố theo chức năng giao thông

Đườn Tính chất giao thông Ưu tiên rẽ vào


Loại g khu nhà
TT đường Chức năng phố Dòng Lưu
phố nối Tính
Tốc xe lượng
liên hệ chất
độ thành xem
(*) dòng
phần (**)
xét
Đường Có chức năng
1 cao tốc giao thông cơ
đô thị động rất cao
Phục vụ giao thông
có tốc độ cao, giao
Đường
thông liên tục. Đáp
cao Tất cả
ứng lưu lượng và Không
tốc các loại
khả năng thông gián
đường xe ôtô Khôn
hành lớn.Thường đoạn Cao 50000
phố và xe g
phục vụ nối liền Không và ÷
chính môtô được
giữa các đô thị lớn, giao cắt rất 70000
đường (hạn phép
giữa đô thị trung cao
vận tải chế)
tâm với các trung
tâm công nghiệp,
2 Đường bếnchức
Có cảng,năng
nhà ga
phố giao thông cơ động
chính cao
đô thị
Phục vụ giao thông Không
tốc độ cao, giao Đường gián Tất cả
a-Đường thông có ý nghĩa cao tốc đoạn trừ các loại
toàn đô thị. đáp 20000
phố đường nút giao xe Khôn
ứng lưu lượng và ÷
chính phố thông có Cao Tách g nên
50000
chủ yếu KNTH cao. Nối chính bố trí tín riêng trừ
liền các trung tâm

23
Phục vụ giao thông đường hiệu đường, các
liên khu vực có tốc phố giao làn xe khu
b- độ khá lớn. Nối liền gom thông Cao đạp 20000 dân
Đường các khu dân cư tập điều và ÷ cư có
phố trung, các khu công khiển trung 30000 quy
chính nghiệp, trung tâm bình mô
thứ yếu công cộng có quy lớn
3 Đường mô Chứcliên năng
khu vực.
giao
phố thông cơ động -
gom tiếp cận trung gian
Đường
Phục vụ giao thông phố
a- có ý nghĩa khu vực chính
Trun Tất cả 10000
Đườngp như trong khu Đường Cho
g các loại ÷
hố khu nhà ở lớn, các phố phép
bình xe 20000
vực khu vực trong gom
quận Đường
nội bộ
Là đường ôtô gom
Đường
chuyên dùng cho
cao tốc Chỉ
vận chuyển hàng
Đường Giao dành
b- hoá trong khu công Trun Khôn
phố thông riêng
Đườngv nghiệp tập trung và g g cho
chính không cho xe
ận tải nối khu công bình phép
Đường liên tục tải, xe
nghiệp đến các
phố khách
cảng, ga và đường
gom
trục chính
Là đường có quy Đường
mô lớn đảm bảo phố
cân bằng chức năng chính Thấp Tất cả
Khôn
giao thông và Đường và các loại
c-Đại lộ g cho
không gian nhưng phố trung xe trừ
phép
đáp ứng chức năng gom bình xe tải
không gian ở mức Đường
phục vụ rất cao. nội bộ
Đường Có chức năng
4 phố nội giao thông tiếp
bộ cận cao
Là đường giao
thông liên hệ trong Đường Xe con,
Giao Được
a-Đường phạm vi phường, phố xe công
thông ưu
phố nội đơn vị ở, khu công gom Thấp vụ và Thấp
gián tiên
bộ nghiệp, khu công Đường xe
đoạn
trình công cộng hay nội bộ 2 bánh
thương mại…

24
b- Đường chuyên Bộ
Đường dụng liên hệ trong hành
đi bộ khu phố nội bộ;
đường song song Đường
b- với đường phố nội bộ
Đường chính, đường gom
Thấp Xe đạp
xe đạp công cộng hay
bộ thương mại…

- Phân loại đường phố theo cấp kỹ thuật


Mỗi loại đường trong đô thị được phân thành các cấp kỹ thuật tương ứng với
các chỉ tiêu kỹ thuật nhất định. Cấp kỹ thuật thường được gọi tên theo trị số tốc độ
thiết kế 20, 40, 60,... (km/h) và phục vụ cho thiết kế đường phố.
Việc xác định cấp kỹ thuật chủ yếu căn cứ vào chức năng của đường phố trong
đô thị, điều kiện xây dựng, điều kiện địa hình vùng đặt tuyến và cấp đô thị. Có thể
tham khảo các quy định trong bảng sau và cân nhắc trên cơ sở kinh tế - kỹ thuật.
Bảng 3-1: Lựa chọn cấp kỹ thuật theo loại đường, loại đô thị, điều kiện địa hình và
điều kiện xây dựng.

Loại đô thị Đô thị đặc Đô thị loại II, Đô thị loại IV Đô thị loại V
biệt, I III
(*) Đồng Núi Đồng Núi Đồng Núi Đồng Núi
Địa hình
bằng bằng bằng bằng
Đường cao tốc 100, 70,
đô thị - - - - - -
80 60
Đường Chủ 70,6
phố yếu 80,70 80,70 70,60 - - - -
0
chính
đô thị Thứ 60,5
yếu 70,60 70,60 60,50 70,60 60,50 - -
0
Đường phố gom 50,4 50,
60,50 60,50 50,40 60,50 50,40 60,50
0 40
Đường nội bộ 40,30 40,30 40,30
30,2 40,30, 30,
, 30,20 , 30,20 ,
0 20 20
20 20 20

25
Ghi chú:
1. Lựa chọn cấp kỹ thuật của đường phố ứng với thời hạn tính toán thiết kế đường nhưng
nhất thiết phải kèm theo dự báo quy hoạch phát triển đô thị ở tương lai xa hơn (30-40
năm)
2. Trị số lớn lấy cho điều kiện xây dựng loại I,II; trị số nhỏ lấy cho điều kiện xây dựng
(**)
loại II, III .
3. đối với đường phố nội bộ trong một khu vực cần phải căn cứ trật tự nối tiếp từ
tốc độ bé đến lớn
4. đường xe đạp được thiết kế với tốc độ 20km/h hoặc lớn hơn nếu có dự kiến cải tạo
làm đường ôtô
Chú thích:
(*)
: Phân biệt địa hình được dựa trên cơ sở độ dốc ngang (i) phổ biến của địa hình như
sau:
- Vùng đồng bằng i≤10%.
- Vùng núi i>30%
- Vùng đồi: đồi thoải (i=10-20%) áp dụng theo địa hình đồng bằng,
đồi cao (i=20-30%) áp dụng theo địa hình vùng núi
(**)
: Phân loại điều kiện xây dựng
- Loại I: ít bị chi phối về vấn đề giải phóng mặt bằng, nhà cửa và các vấn đề nhạy
cảm khác.
- Loại II: Trung gian giữa 2 loại I và III.
- Loại III: Gặp nhiều hạn chế, chi phối khi xây dựng đường phố với các vấn đề về
giải phóng mặt bằng, nhà cửa hoặc các vấn đề nhạy cảm khác.

3.3 THIẾT KẾ CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC ĐƯỜNG ĐÔ THỊ (LT:5, BT:10,
TL:0)

3.3.1 Thiết kế bình đồ đường đô thị


Bình đồ là hình chiếu bằng của tuyến đường và địa hình dọc theo tuyến đường.

a/ Các nguyên tắc khi thiết kế bình đồ đường đô thị


- Tuân thủ quy hoạch đô thị đã được phê duyệt, đặc biệt là quy hoạch tổng thể hệ
thống mạng lưới giao thông vận tải của đô thị
- Khi thiết kế bình đồ phải xét đầy đủ đến các bộ phận và cấu tạo của đường phố như:
làn xe phụ, cấu tạo tại chỗ giao nhau, mở thông dải phân cách… để đảm bảo ổn định chỉ
giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ của phương án quy hoạch lâu dài.
- Phải bảo đảm thiết kế phối hợp hài hoà ngoại tuyến: tuyến đường với địa hình, địa
lý, kiến trúc cảnh quan đô thị đồng thời bảo đảm thiết kế phối hợp nội tu yến: phối hợp giữa
bình đồ, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang.
- Khi thiết kế định tuyến phải đặc biệt chú trọng đến các điểm khống chế: nút giao
thông, chỗ giao với đường sắt, vị trí các cầu lớn.., các điểm bắt buộc tránh hoặc nên
tránh: các di tích lịch sử văn hoá, khu đông dân cư, các công trình quan trọng.
- Khi thiết kế cải tạo đường phố gặp khó khăn về điều kiện xây dựng cần luận chứng
đề nghị giải pháp đáp ứng tối thiểu kèm theo lựa chọn hình thức tổ chức giao thông của
đường phố được thiết kế và có xét đến khu vực liên quan để bảo đảm vận hành hệ thống
giao thông bình thường.

26
b/ Nội dung thiết kế bình đồ đường đô thị bao gồm:
- Thể hiện các yếu tố hình học của tuyến đường trên mặt bằng: chiều dài đoạn thẳng,
chiều dài đoạn cong, bán kính, cao độ đường tự nhiên và cao độ thiết kế của các cọc, phạm
vi chỉ giới xây dựng, kích thước của nền, mặt, lề đường v,v, vị trí các điểm đỗ, dừng xe,
vị trí các dải tăng, giảm tốc, dải phân cách v,v.
- Xác định các vị trí khống chế: các điểm khống chế là điểm đầu, điểm cuối của tuyến
đường, các vị trí giao nhau, những điểm chuyển hướng, những vị trí có các công trình
ngầm, các điểm vượt sông, các điểm đi qua khu bảo tồn, lăng miếu, đền, chùa v,v.

c/ Các yếu tố hình học khi thiết kế bình đồ đường đô thị


Các yếu tố hình học khi thiết kế bình đồ đường đô thị bao gồm:
- Thiết kế các đoạn thẳng, đoạn cong (tròn, chuyển tiếp).
- Thiết kế tầm nhìn, siêu cao, mở rộng.

Thiết kế đoạn thẳng:


Chiều dài của đoạn thẳng phụ thuộc vào sơ đồ quy hoạch mạng lưới đường, đặc điểm
vùng đô thị, khoảng các tới trung tâm đô thị và mật độ mạng lưới đường. Khoảng cách
tối thiểu nhất thiết phải bảo đảm điều kiện kỹ thuật vận động của xe trên đoạn đó. Các qui
định này xem lại mục 3.2 đã trình bày ở trên.

Thiết kế đường cong nằm:


Khi chạy trên đường cong xe phải chịu thêm lực ly tâm. Lực này nằm ngang trên mặt
phẳng vuông góc với trục chuyển động hướng ra ngoài đường cong. Lực ly tâm có tác dụng
xấu, có thể gây lật xe, gây trượt ngang, làm cho việc điều khiển xe khó khăn, gây khó chịu
cho hành khách, gây hư hỏng cho hàng hoá. Do đó, người ta cần xác định bán kính đường
cong nằm.

Hình 3.2. Đặc điểm xe chạy trên đường cong


(C – lực ly tâm; G – Trọng lượng bản thân của xe)
Xác định bán kính đường cong nằm: Với một vận tốc xe chạy nhất định thì bán kính
đường cong càng nhỏ thì xe chạy càng kém an toàn. Do đó trong điều kiện cho phép thì thiết
kế bán kính đường cong càng lớn càng tốt. Tuy nhiên, với điều kiện địa hình bất lợi, ta phải
thiết kế đường cong có bán kính nhỏ nhưng chỉ được nhỏ đến một giới hạn nào đó đủ để cho
xe chạy có độ an toàn bé nhất. Bán kính đó gọi là bán kính tối thiểu (Rmin). Vậy ứng với một
tốc độ tính toán đối với mỗi cấp đường bán kính để cho xe chạy với độ an toàn bé nhất gọi
là bán kính tối thiểu. Việc tính toán bán kính đường cong này có thể tham khảo trong các
tiêu chuẩn thiết kế hiện hành (sinh viên tự học theo tài liệu TCXDVN 104:2007 – Đường
Đô thị - Yêu cầu thiết kế).
Mở rộng phần xe chạy:
Khi xe chạy trên đường cong, trục sau cố định luôn luôn hướng tâm, còn bánh trước hợp

27
với trục xe một góc do đó bán kính quỹ đạo của các bánh xe khác nhau. Bán kính quỹ đạo bánh
xe phía trong của trục sau là nhỏ nhất và bán kính quỹ đạo bánh ngoài của trục trước là lớn nhất
vì vậy xe chạy trên đường cong chiếm nhiều đường hơn xe chạy trên đường thẳng nên để đảm
bảo xe chạy được an toàn phần xe chạy trong đường cong phải mở rộng thêm.

Hình 3.3: Sơ đồ mở rộng phần xe chạy trong đường cong nằm

Bố trí độ mở rộng ở những vị trí như sau:


- Độ mở rộng bố trí cả hai bên, phía bụng và lưng đường cong. Khi gặp khó khăn, có thể
bố trí một bên, phía bụng hay là lưng đường cong.
- Độ mở rộng được đặt trên diện tích phần lề gia cố. Dải dẫn hướng ( và các cấu tạo khác
như làn phụ cho xe thô sơ…) phải bố trí phía tay phải của độ mở rộng. Nền đường khi cần mở
rộng, đảm bảo phần lề đất còn ít nhất là 0,5 m.
Trị số độ mở rộng có thể tham khảo trong các tiêu chuẩn thiết kế hiện hành (sinh viên
tự học theo tài liệu TCXDVN 104:2007 – Đường Đô thị - Yêu cầu thiết kế).

Thiết kế siêu cao:


Khi chạy vào đường cong, xe chịu thêm tác dụng của lực ly tâm C. Thành phần nằm ngang
của lực ly tâm và của trọng lượng xe sẽ gây ra lực ngang làm cho xe chạy ở làn ngoài gặp bất
lợi. Muốn giảm hệ số lực ngang, có thể giảm vận tốc V hoặc tăng bán kính R của đường
cong. Tuy nhiên cả hai phương pháp trên đều có những chỗ hạn chế vì nếu tăng bán kính thì
có thể dẫn đến khối lượng thi công rất lớn, đôi khi không thể thực hiện được vì tuyến đường
còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện địa hình, còn nếu giảm vận tốc thì sẽ làm giảm tiện
nghi xe chạy và không đạt được các chỉ tiêu khai thác đề ra cho tuyến đường. Để khắc phục
những nhược điểm đã nêu, người ta thiết kế độ dốc ngang đường hướng vào phía bụng đường
cong để tạo thành siêu cao.

28
Hình 3.4: Siêu cao dốc một mái trên phần xe chạy và dốc về phía bụng của đường cong

Theo TCXDVN 104:2007 "Đường đô thị – Yêu cầu thiết kế" quy định độ dốc siêu cao
lấy theo bán kính đường cong nằm và tốc độ thiết kế (sinh viên tự học). Ngoài ra, độ dốc siêu
cao đảm bảo những yêu cầu như sau:
- Nếu chọn độ dốc siêu cao lớn, đối với những xe tải và xe thô sơ có tốc độ thấp có khả
năng bị trượt xuống dưới theo độ dốc mặt đường. Quy định độc dốc siêu cao lớn nhất không
vượt quá 7%.
- Độ dốc siêu cao phải lớn hơn hay bằng độ dốc ngang của mặt đường và không nhỏ hơn
2% để đảm bảo thoát nước.
- Lề đường phần gia cố làm cùng độ dốc và cùng hướng với dốc siêu cao, phần lề đất không
gia cố phía lưng đường cong dốc ra phía lưng đường cong.
- Để bảo đảm kiến trúc cảnh quan, phù hợp với cao độ xây dựng... giá trị siêu cao của phố
thường lấy nhỏ hơn đường ôtô thông thường.

Thiết kế tầm nhìn:

Hình 3.5: Điều kiện đảm bảo tầm nhìn

Tầm nhìn được đảm bảo nếu quỹ đạo xe chạy cách mép trong của mặt đường là 1,5 m
và chiều cao tầm mắt của người lái xe trên mặt đường là 1,2 m nhìn thấy đoạn đường phía
trước mặt trên một chiều dài bằng chiều dài tầm nhìn theo tính toán.
Tia nhìn AB là giới hạn của phạm vi tầm nhìn , mọi chướng ngại vật nằm phía trong AB đều
phải dỡ bỏ để đảm bảo tầm nhìn. Gọi Z là khoảng cách từ quỹ đạo xe chạy tới tia nhìn AB ; Z0
là khoảng cách từ quỹ đạo xe chạy tới chướng ngại vật.
Nếu Z  Z0 thì tầm nhìn được đảm bảo. Nếu Z > Z0 thì tầm nhìn không đảm bảo, khi đó
mọi chướng ngại vật nằm bên trong Z đều phải dỡ bỏ.
Phương pháp xác định phạm vi đảm bảo tầm nhìn: sinh viên tự nghiên cứu trong các tiêu
chuẩn.

29
3.3.2 Thiết kế trắc dọc đường đô thị
Trắc dọc đường là hình chiếu các yếu tố của đường lên một mặt phẳng thẳng đứng qua
tim đường (tuy nhiên, đối với tuyến đường có dải phân cách ở giữa, mặt cắt dọc đường thường
được thể hiện theo chân bó vỉa của dải phân cách).
Trên trắc dọc đường, người ta thường thể hiện độ dốc dọc đường, các cốt thiên nhiên
(cao độ đường đen) và các cốt thiết kế (cao độ đường đỏ) (Hình 3.6). Ở các chỗ đổi dốc,
đường đỏ phải được thiết kế nối dốc bằng các đường cong đứng lồi hoặc lõm dạng đường
tròn hoặc hình parabol.

Hình 3.6: Ví dụ trắc dọc đường thiết kế

a/ Nội dung thiết kế trắc dọc đường đô thị bao gồm:


- Xác định cao độ thiên nhiên và cao độ thiết kế tại các cọc.
- Tính chiều dài và độ dốc mỗi đoạn.
- Thiết kế đường cong đứng.
- Tính toán chiều cao đào, đắp tại các cọc.
b/ Những nguyên tắc khi thiết kế trắc dọc đường đô thị:
- Về độ dốc dọc: Trên cơ sở đảm bảo nền đường ổn định và địa hình thiên nhiên, đối
với đường đô thị và điều kiện xe chạy thì độ dốc dọc càng nhỏ càng tốt, nhất là những
đường có cấp bậc cao. Song không vì thế mà thiết kế độ dốc dọc bằng không, vì nếu i =
0% khó tổ chức thoát nước mặt.
+ Độ dốc dọc tối thiểu: để đảm bảo thoát nước mặt được dễ dàng, độ dốc dọc tối
thiểu của mặt đường (thông thường cũng là độ dốc dọc của rãnh biên) không nên lấy nhỏ
hơn độ dốc dọc quy định cho thoát nước (i  0.003). Trong trường hợp thiết kế độ dốc
dọc nhỏ hơn thì phải thiết kê rãnh biên hình rãnh cưa, khi đó mặt đường chủ yếu là thoát
nước theo độ dốc ngang.
+ Độ dốc dọc tối đa: nếu độ dốc dọc của mặt đường quá lớn thì xe chạy càng lâu,
tiêu hao nhiên liệu càng lớn, hao mòn săm lốp càng nhiều, tức là giá thành vận tải càng
cao đồng thời điều kiện chạy xe kém an toàn. Đối với đường trong khu dân cư, đường

30
có nhiều xe đạp, độ dốc tối đa cho phép là 4%. (Sinh viên đọc thêm tài liệu TCXDVN
104-2007).
- Chiều dài đoạn dốc:
+ Chiều dài đoạn dốc tối đa: Chiều dài dốc càng lớn thì sự ảnh hưởng của độ dốc
đến điều kiện chạy xe càng bất lợi. Nếu chiều dài lớn quá thì khi lên dốc máy phải làm
việc quá sức, dễ hao mòn và khi xuống dốc thì không an toàn. TCXDVN 104-2007 quy
định như sau:
Bảng 3-4: Chiều dài tối đa trên dốc dọc

Tốc độ tính toán (Km/h)


Độ dốc dọc,
% 100 80 70 60 40 30 20
3 1000 1100 1150 1200 - - -
4 800 900 950 1000 1100 1100 1200
5 600 700 750 800 900 900 1000
6 - 500 550 600 700 700 800
7 - - - - 500 500 600
8 - - - - - 300 400
9 - - - - - - 200
+ Chiều dài đoạn dốc tối thiểu: trên trắc dọc, trên từng đoạn ngắn ta thay đổi độ dốc
làm cho xe chạy không được êm thuận việc bố trí đường cong đứng khó khăn. Do đó để
đảm bảo cho xe chạy được êm thuận tránh việc phải thay đổi số liên tục và đảm bảo bố
trí đường cong đứng thuận lợi ta phải quy định trị số chiều dài tối thiểu. Chiều dài tối
thiểu của các đoạn dốc không nhỏ hơn các quy định ở bảng dưới đây:
Bảng 3-5: Chiều dài tối thiểu của đoạn dốc dọc
Tốc độ tính toán, km/h 100 80 70 60 50 40 30 20
Chiều dài tối thiểu của 200 150 120 100 80 70 50 30
đoạn đổi dốc,m (150) (120) (80) (60) (50) (40) (30) (20)

- Cốt thấp nhất của mặt cắt dọc phải cao hơn cốt ngập lụt, tuân thủ cốt khống chế do
quy hoạch chung xây dựng đô thị đã xác định. Cốt ở các rãnh nước biên phải lấy thấp
hơn cốt xây dựng các công trình hai bên đường phố để đảm bảo thoát nước mưa cho
đường và các công trình hai bên đường.
- Cốt thiết kế ở các ngả giao nhau trên đường nhất thiết phải theo cốt quy định chung
cho tuyến đường đó. Nếu trên đường có nhiều loại xe chạy, nhất là xe thô sơ, khi thiết
kế độ dốc dọc và chiều dài dốc nên có sự chiếu cố thích đáng.
- Các điểm khống chế phải tuân theo qui hoạch chiều cao đô thị đã được phê duyệt:
cao độ tại các nút giao nhau, điểm chuyển hướng, đầu cầu, đỉnh cống, vị trí giao nhau
với đường sắt v,v đảm bảo phù hợp cao độ nền của các công trình hai bên đường theo
qui hoạch đã được phê duyệt.
c/ Thiết kế đường cong đứng trên trắc dọc
Trên trắc dọc khi hai đoạn dốc gặp nhau có độ dốc thay đổi tạo thành một điểm gãy
khúc có thể là lồi hoặc lõm. Để đảm bảo cho xe chạy được êm thuận và đảm bảo tầm

31
nhìn người ta phải thiết kế một đường cong nối giữa hai đoạn dốc. Đường cong đó gọi
là đường cong đứng.
Điều kiện bố trí đường cong đứng. Khi hiệu đại số tuyệt đối giữa 2 độ dốc
i = i1 – i2  1% khi Vtt  60 km/h

 2% khi Vtt  60 km/h.

Phải nối tiếp bằng các đường cong đứng


Chú ý : dấu của i là dấu đại số, lên dốc mang dấu “+” và xuống dốc mang dấu “-”

Hình 3.7: Bố trí đường cong đứng


- Bán kính đường cong đứng lồi: (Sinh viên tự đọc tài liệu TCXDVN 104-2007).
Bán kính đường cong đứng lồi xác định từ điều kiện đảm bảo tầm nhìn của người
lái xe trên mặt đường. Nếu điều kiện đảm bảo tầm nhìn thì cũng đảm bảo điều kiện xe
chạy.

Hình 3.8: Bán kính đường cong đứng lồi


- Bán kính tối thiểu của đường cong đứng lõm: (Sinh viên tự đọc tài liệu TCXDVN 104-
2007).
Bán kính tối thiểu của đường cong đứng lõm được xác định từ điều kiện đảm bảo
không gây khó chịu đối với hành khách và vượt tải chịu được của lò xo ôtô bởi lực ly
tâm.

32
Hình 3.9: Bán kính của đường cong đứng lõm
- Quy định bố trí đường cong đứng:
+ Đường cong đứng nên bố trí trùng với đường cong nằm. Cố gắng để chiều dài
đường cong nằm lớn hơn chiều dài đường cong đứng một ít đối với đường cấp V=
80km/h là 50-100 m, hai đỉnh đường cong nằm và đứng không lệch nhau quá 1/4 chiều
dài đường cong ngắn hơn.
+ Bán kính đường cong đứng lõm trên mặt cắt dọc không nên nhỏ hơn 6 lần bán kính
đường cong nằm và tránh bố trí đường cong đứng có bán kính nhỏ và ngắn trên các đoạn
thẳng dài hoặc trên đường cong nằm có bán kính lớn.
+ Tránh nối tiếp điểm cuối đường cong nằm với điểm đầu của đường cong lồi hai
đường cong lõm (đường cong đứng nằm trên đoạn thẳng). Trường hợp thứ nhất, người
lái xe khi vào đường cong đứng không rõ hướng đường phía trước, trường hợp thứ hai
tầm nhìn ban đêm bị hạn chế.

3.3.3 Thiết kế trắc ngang đường đô thị


Trắc ngang đường là hình chiếu các yếu tố của đường lên một mặt phẳng cắt ngang
qua tim đường

Hình 3.10: Ví dụ mặt cắt ngang đường thiết kế

a/ Nội dung thiết kế mặt cắt ngang đường đô thị bao gồm:
- Xác định bề rộng và độ dốc ngang của các thành phần cấu thành mặt cắt
ngang đường, tính bề rộng đường.
- Xác định cao độ thiên nhiên và cao độ thiết kế cho từng thành phần của mặt
cắt ngang đường.
- Tính toán khối lượng đào, đắp.
b/ Những nguyên tắc khi thiết kế trắc ngang đường đô thị:

33
- Đảm bảo giao thông an toàn và thông suốt cho người và xe.
- Phải phù hợp với tính chất và công dụng của tuyến đường.
- Phải kết hợp chặt chẽ với điều kiện tự nhiên và các công trình xây dựng ở
hai bên, đảm bảo hợp lý tỷ lệ chiều cao công trình với bề rộng của đường
H:B =1:1,5.
- Phải đảm bảo yêu cầu thoát nước, kết hợp tốt với thoát nước khu vực.
- Phát huy tối đa tác dụng của dải cây xanh: mỹ quan, môi trường bóng mát,
an toàn giao thông.
- Phải đảm bảo bố trí được các công trình nổi và ngầm.
- Phải kết hợp chặt chẽ giữa yêu cầu trước mắt và tương lai.
-
3.4 THIẾT KẾ KẾT CẤU NỀN – MẶT ĐƯỜNG (LT:3, BT:2, TL:0)

3.4.1 Thiết kế kết cấu nền đường


a/ Khái niệm về nền đường
Nền đường là công trình bằng đất có tác dụng:
- Khắc phục địa hình thiên nhiên tạo nên một dải đất đủ rộng dọc theo tuyến đường
có các tiêu chuẩn về kỹ thuật như mặt bằng, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang đáp ứng yêu cầu
xe chạy an toàn, êm thuận, kinh tế. Trong đó tuyến đường đảm bảo cho xe chạy, người
đi bộ, dải cây xanh, và bố trí các công trình ngầm và thiết bị trên đường.
- Nền đường là cơ sở cho kết cấu áo đường, lớp đất phía trên của nền đường tham
gia cùng mặt đường chịu tải trọng xe chạy. Nền đường có ảnh hưởng đến kết cấu áo
đường, cường độ mặt đường và tình trạng khai thác đường.
b/ Các yêu cầu chung về nền đường
Để đảm bảo phát huy được tác dụng của nền đường. Khi thiết kế và xây dựng nền
đường cần đạt các yêu cầu sau:
- Nền đường phải luôn luôn ổn định toàn khối nghĩa là hình dạng và kích thước hình
học của nó trong mọi điều kiện không bị biến dạng hoặc bị phá hoại gây bất lợi cho việc
đi lại. Các hiện tượng mất ổn định toàn khối, nền đường thường xảy ra chủ yếu là: trượt
lở ta luy, lún sụt nền đất đắp trên nền đất yếu, trượt phần đất đắp trên sườn dốc.
- Nền đường phải đảm bảo đủ cường độ nhất định, trên là đủ độ bền khi chịu cãt
trượt và không bị biến dạng quá nhiều (hoặc không bị tích lũy biến dạng) dưới tác dụng
của áp lực bánh xe chay qua, nếu không đảm bảo điều kiện này thì kết cấu áo đường bị
phá hoại.
- Nền đường phải ổn định cường độ, có nghĩa là nền đường không được thay đổi
theo thời gian, khí hậu, thời tiết bất lợi. Ở trạng thái độ ẩm và độ chặt của đất bị thay đổi
do thời tiết mùa mưa thì cường độ nền đường bị giảm đi nhanh chóng.
c/ Đất để làm nền đường:
- Đất là vật liệu chú yếu để xây dựng nền đường. Tính chất và trạng thái của đất (độ
ẩm và độ chặt ảnh hưởng đến cường độ và độ ổn định của nền đường).

34
Kích cỡ hạt đất ảnh hưởng đến cường độ nền đường. Hạt càng lớn thì cường độ càng
cao, tính mao dẫn thấp, tính thấm và thoát nước tốt, không bị nở khi gặp nước, song tính
dính và tính dẻo kém. Các hạt càng nhỏ thì có tính chất ngược lại với tính chất trên.
- Do các đặc tính trên nên trong xây dựng nền đường và xây dựng công trình thường
dựa vào thành phần hạt để phân loại đất:
Phân loại đất giúp ta xử lý các loại đất xây dựng nền đường. Chất lượng nền đường
phụ thuộc từng loại đất khác nhau, cụ thể như sau:
+ Đất cát: Nếu dùng đất cát làm nền đường thì nền đường có cường độ cao và độ ổn
định nước tốt. Vì hệ số ma sát trong cát tương đối lớn, tính thấm và thoát nước tốt.
Nhưng đất cát rời rạc, ít dính nên phải có lớp đất dính bọc xung quanh (lề và ta luy), để
giữ cho nền đường không bị phá hoại bởi gió, mưa, xói lở... Vì vậy đất cát thường được
dùng để đắp nền đường qua vùng đất yếu, trũng hoặc thay thế chỗ nền đất yếu cục bộ.
+ Đất sét: Vì hạt nhỏ, cường độ, và độ ổn định nước kém, dễ thay đổi thể tích do gặp
nước, khi khô thì ở trạng thái cứng, khi ướt dễ bị nhão khó đầm nén chặt, nên chỉ dùng
đất sét nơi nền đắp cao, thoát nước tốt và biện pháp thi công khi đầm nén có hiệu quả.
Đất sét nén chặt dùng làm các lớp phòng nước hoặc đắp nền đường ở chỗ có cầu, cống.
+ Đất bụi (cỡ hạt 0,005 + 0,05mm): tính dính kém, ổn định nước kém. Đây là loại đất
gây bất lợi khi xây dựng nền đường.Đất á cát: là loại đất xây dựng nền đường thích hợp
nhất, tốt nhất. Đất á cát có một số hạt lớn nên đạt yêu cầu về cường độ và độ ổn định
nước tốt. Ngoài ra còn một sô' hạt nhỏ nên không bị rời rạc do có chỉ số dẻo thích hợp.
Một ưu điểm nữa là đất á cát do cấp phối hạt phù hợp nên khi đầm nén dễ đạt độ chặt.
+ Đất á sét: là loại đất có thể sử dụng trong xây dựng nền đường, chất lượng đứng
sau á cát.
Ngoài ra, còn có các loại đất hữu cơ là loại đất yếu không nên sử dụng làm nền đường
do thành phần hữu cơ hút nưóe manh làm giảm khả năng làm chặt.
Cần nắm vững các tính chất của các loại đất để khi xây dựng nền đường ta có thể xử
lý, cải thiện hoặc đề ra giải pháp kỹ thuật phù hợp với từng loại đất nhằm thỏa mãn yêu
cầu đối với nền đường một cách tốt nhất.
d/ Cấu tạo nền đường:
- Nền đường đắp:

Hình 3.12: Cấu tạo nền đường đắp


- Nền đường đào:

35
Hình 3.13: Cấu tạo nền đường đào
- Nền đường nửa đào, nửa đắp:

Hình 3.13: Cấu tạo nền đường nửa đào, nửa đắp
e/ Tính toán ổn định nền đường: sinh viên tự nghiên cứu theo các tài liệu tiêu chuẩn
ngành TCVN 4054 – 05; 22TCN 262-2000; 22TCN 274-01.

3.4.2 Thiết kế kết cấu áo đường


a/ Cấu tạo cơ bản về kết cấu áo đường
Áo đường là công trình được xây dựng trên nền đường bằng nhiều tầng lớp vật
liệu khác nhau, có độ cứng và cường độ lớn hơn so với đất nền đường. Áo đường trực
tiếp chịu tác dụng của tải trọng bánh xe chạy và sự phá hoại thường xuyên của các nhân
tố thiên nhiên như mưa, gió, sự thay đổi nhiệt độ v,v.
Khi xe chạy, lực tác động lên kết cấu mặt đường gồm 2 thành phần: lực thẳng đứng
do tải trọng xe chạy gây ra và lực nằm ngang do sức kéo, lực hãm, lực ngang (khi xe
chạy trong đường cong). Lực thẳng đứng này thông thường truyền xuống một phần của
đất nền vì vậy khi tính kết cấu áo đường, người ta tính bao gồm cả một phần của đất nền
tham gia chịu tải trọng bánh xe. Lực nằm ngang chủ yếu tác dụng trên gần mặt áo đường
mà không truyền sâu xuống các lớp dưới, lực nằm ngang làm cho vật liệu các lớp trên
cùng của kết cấu mặt đường dễ bị xô trượt, bào mòn dẫn đến phá hoại lớp bề mặt.

36
Cấu tạo cơ bản của kết cấu áo đường được thể hiện ở hình vẽ sau đây:

Hình 3.14: Cấu tạo cơ bản của kết cấu áo đường


- Tầng mặt:
Tầng mặt là bộ phận trực tiếp chịu tác dụng của bánh xe và ảnh hưởng của các nhân
tố thiên nhiên. Để chịu được các tác dụng đó, tầng mặt đòi hỏi phải được làm bằng các
vật liệu có cường độ cao và sức liên kết tốt. Ngoài ra tầng mặt thường dùng vật liệu kích
cỡ nhỏ hoặc vừa để giảm phá hoại bong bật do lực ngang.
Tầng mặt có thể có các lớp sau:
+ Lớp tạo nhám, tạo phẳng (nếu có).
+ Lớp bảo vệ : Là một lớp mỏng ( 0,5 ÷1,0 cm) thường bằng vật liệu cát,sỏi nhỏ rời
rạc rải trên lớp hao mòn để bảo vệ cho lớp hao mòn và tăng độ bằng phẳng của mặt
đường khi lực dính của bản thân lớp hao mòn chưa đạt yêu cầu. Chú ý khi tính toán
cường độ kết cấu áo đường, lớp hao mòn và lớp bảo vệ không được kể vào bề dày của
tầng mặt.
+ Lớp hao mòn: Khi sức liên kết của vật liệu của lớp mặt chịu lực chủ yếu không
đủ so với tác dụng của xe chạy thì tầng mặt làm thêm lớp hao mòn để hạn chế bớt được
tác dụng của xung kích; xô trượt, mài mòn trực tiếp của bánh xe và các ảnh hưởng xấu
khác của thiên nhiên xuống lớp mặt dưới. Lớp hao mòn là một lớp mỏng 1÷3 cm làm
bằng vật liệu có dính kết (nhiều hoặc ít) đặt trên lớp mặt chủ yếu.
+ Lớp mặt (lớp chịu lực chủ yếu): Có thể gồm một hay nhiều lớp lớp vật liệu. Là
lớp chịu ảnh hưởng trực tiếp của tải trọng xe chạy và các nhân tố thiên nhiên. Các lớp
này thường được làm bằng bê tông nhựa chặt hoặc rỗng, nhiều hoặc vừa đá dăm.
- Tầng móng:
Tầng móng có thể gồm một hay nhiều lớp vật liệu khác nhau có cường độ giảm dần từ
trên xuống. Do không chịu tác dụng phá hoại bề mặt như ở tầng mặt nên vật liệu làm
các lớp này không yêu cầu cao như với tầng mặt mà có thể cấu tạo chúng bằng các vật
liệu rời rạc kích cỡ lớn (cấp phối đá dăm, cấp phối sỏi cuội …) hoặc chịu bào mòn kém
(như các lớp đất gia cố vô cơ…)

37
- Lớp đáy móng:
Lớp đáy móng có những tác dụng quan trọng dưới đây:
+ Tạo được một nền chịu lực đồng nhất, có sức chịu tải cao.
+ Có tác dụng ngăn chặn ẩm thấm từ trên xuống nền đất hoặc từ dưới lên áo đường,
khiến cho tính ổn định và bề vững của kết cấu được tăng cường.
+ Tạo được “hiệu ứng đe” giúp cho chất lượng lu lèn lớp móng phía trên được đảm
bảo một cách dễ dàng.
+ Tạo điều kiện cho xe máy đi lại trên công trường trong quá trình thi công không
gây hư hại nền đất phía dưới (ngay cả thời tiết xấu).
Theo nghiên cứu gần đây người ta có thể bố trí cấu tạo áo đường theo kiểu kết cấu
ngược có nghĩa là bố trí vật liệu không theo quy luật của nguyên lý chịu lực giảm dần
theo chiều sâu mà trái lại tầng móng có thể có mô đun đàn hồi của vật liệu lớn hơn tầng
mặt hoặc mô đun đàn hồi lớp móng dưới lớn hơn mô đun đàn hồi lóp móng trên. Cách
bố trí ngược này có ưu điểm làm giảm đáng kể ứng suất thẳng đứng do tải trọng bánh xe
truyền xuống nền đường, do đó có thể giảm chiều dày tầng móng đem lại hiệu quả về
kinh tế mặt khác lóp móng bằng vật liệu gia cố tốt tạo ra lớp vững chắc là cơ sở để lu
lèn các lớp vật liệu ở trên. Tuy vậy đây là vấn đề chưa được nghiên cứu phân tích kỹ về
ảnh hưởng của lớp cứng dưới và lớp mềm trên tạo ra các ứng suất khác (kéo uốn, cắt
trượt...). Nếu bản thân móng nền đất có đủ điều kiện đảm nhận được các chức năng nói
trên thì có thể không cần bố trí lớp đáy áo đường; nếu không phải làm lớp đáy áo đường
dày 30 -50 cm (đầm nén đạt độ chặt K = 0,98 – 1,02 ) bằng loại đất chọn lọc hoặc cấp
phối tự nhiên hoặc đất, cát gia cố chất liên kết các loại .
Không nhất thiết kết cấu áo đường phải có đủ các tầng, các lớp như trên mà tuỳ theo
yêu cầu xe chạy, tuỳ loại mặt đường, cấp hạng đường... có thể chỉ có một số tầng lớp
nào đó.
b/ Phân loại kết cấu áo đường (theo tính chất cơ học)
Theo cường độ của kết cấu áo đường, người ta phân chia ra hai loại: kết cấu áo đường
cứng và kết cấu áo đường mềm.
 Áo đường cứng: là áo đường có độ cứng rất lớn, cường độ chống biến dạng (môđun
đàn hồi) cũng cao hơn hẳn so với nền đất và đặc biệt có khả năng chịu uốn lớn. Do phải
chống uốn nên kết cấu này phải lan truyền nhanh chóng áp lực của tải trọng xe ở một
điểm trên một diện tích rộng ngay ở lớp bề mặt làm cho đất nền ít phải tham gia chịu tải
(hình 3.16a), do đó kết cấu áo đường cứng làm việc theo nguyên lý tấm trên nền đàn hồi.
Áo đường bê tông xi măng thuộc loại áo đường cứng, cường độ chịu uốn và môđun
đàn hồi của tầng mặt bê tông rất cao và thực tế không thay đổi theo nhiệt độ và độ ẩm.
Với tầng mặt bê tông, tầng móng và nền đất ít tham gia chịu tải; tuy nhiên, vai trò của
tầng móng ở đây là để duy trì được tình trạng tiếp xúc tốt dưới đáy tấm bê tông trong
suốt quá trình khai thác dưới tác dụng của tải trọng trùng phục tức là móng phải đảm
bảo làm việc ở trạng thái đàn hồi.

38
Kết cấu áo đường cứng có mặt đường là bê tông xi măng với mác bê tông cao. Với
mác bê tông cao, tấm bê tông xi măng mặt đường không những có khả năng chịu kéo –
uốn cao mà còn có khả năng chịu mài mòn tốt. Để giảm ứng suất nhiệt do chênh lệch
nhiệt độ giữa mặt trên và mặt dưới của tấm mặt đường bê tông xi măng và khắc phục
hiện tượng co giãn của bê tông xi măng, mặt đường bê tông xi măng thường được cấu
tạo thành từng tấm riêng rẽ có kích thước nhất định (thông thường ở Việt Nam, kích
thước của 1 tấm có chiều rộng 3-4m, chiều dài 5-6m).

Hình 3.15: Cấu tạo kết cấu áo đường cứng (mặt đường BTXM có khe nối)

Đối với kết cấu áo đường cứng thì thường có 2 tầng: tầng mặt là tấm bê tông có số
hiệu cao (mác bê tông 300 trở lên) để chịu ứng suất kéo uốn tốt và đủ cường độ chống
lại sự phá hoại cục bộ tại góc, cạnh tấm (do tác dụng của tải trọng trùng phục và đảm
bảo chống bào mòn bề mặt (cũng có khi người ta làm thêm lớp hao mòn bề mặt đường
bê tông xi măng để giảm bớt hiện tượng nói trên); tầng móng tuy không tham gia chịu
lực lớn như kết cấu áo đường mềm nhưng có tác dụng đảm bảo sự bển vững của lớp mặt
bê tông ở trên.
- Ưu điểm của kết cấu áo đường cứng:
+ Có cường độ cao, thích hợp với xe tải trọng nặng, xe bánh xích …
+ Rất ổn định đối với nước nên thường áp dụng ở những nơi ẩm ướt.
+ Hao mòn ít, hệ số bám giữa bánh xe và mặt đường cao, ít thay đổi khi mặt
đường bị ẩm ướt.
+ Đường có màu sáng dễ phân biệt với lề đường màu sẫm do đó tăng độ an
toàn khi xe chạy về ban đêm.
+ Sử dụng được nhiều năm (30 -40 năm) gấp đôi so với mặt đường nhựa.
+ Công tác duy tu bảo dưỡng ít và đơn giản.
+ Có thể cơ giới hóa hoàn toàn công nghệ thi công.
- Nhược điểm của kết cấu áo đường cứng:
+ Không thông xe ngay sau khi thi công mà cần có thời gian bảo dưỡng dài
để bê tông đạt được cường độ thiết kế.

39
+ Phải làm nhiều loại khe, thi công phức tạp, dễ bị thấm nước và nút gãy ở
vị trí khe. Xe chạy trên mặt đường bê tông xi măng không êm thuận, chất
lượng khai thác không bằng mặt đường nhựa.
+ Giá thành tương đối cao (gấp đôi so với mặt đường nhựa).
- Phạm vi áp dụng của kết cấu áo đường cứng:
+ Thường được áp dụng cho các đường cấp cao có lưu lượng xe lớn, các
đường có xe xích, các đường chuyên dụng khai thác mỏ, các đường ở khu
vực ẩm ướt và các khu vực chật hẹp v,v.
 Áo đường mềm: là kết cấu với các tầng, lớp đều có khả năng chịu uốn nhỏ (hoặc
không có khả năng chịu uốn) do đó kết cấu áo đường mềm làm việc theo nguyên lý hệ
đàn hồi nhiều lớp; dưới tác dụng của tải trọng xe chạy các lớp chỉ chịu nén và chịu cắt
trượt là chủ yếu. Đối với kết cấu mặt đường mềm như bề mặt đường nhựa đặt trên một
lớp móng bằng cấp phối thì sự lan truyền áp lực của tải trọng xe dần dần thay đổi qua
các lớp kết cấu, do đó kết cấu áo đường mềm thường tương đối dày để bảo vệ nền đất
so với kết cấu áo đường cứng khi cùng mức độ chịu tải (hình 3.16b).
Ngoài ra, cường độ và khả năng chống biến dạng của áo đường mềm có thể phụ
thuộc vào sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm. Do đặc điểm chịu tải như vậy nên trong kết cấu
áo đường mềm nền đất cũng tham gia chịu tải cùng với áo đường ở mức độ đáng kể
(biến dạng thẳng đứng của nền đất có thể chiếm tới 60 % đến 70% biến dạng tổng cộng
của cả kết cấu áo đường mềm dưới tác dụng của tải trọng).

Hình 3.16: Sự phân bố áp lực của tại trong xe trên kết cấu áo đường cứng
và áo đường mềm

- Kết cấu áo đường mềm bao gồm tầng mặt làm bằng các vật liệu hạt hoặc các vật
liệu hạt có trộn nhựa hay tưới nhựa đường và tầng móng làm bằng các loại vật liệu khác
nhau đặt trực tiếp trên khu vực tác dụng của nền đường hoặc trên lớp đáy móng (hình
3.17).

40
Hình 3.17: Ví dụ cấu tạo kết cấu áo đường mềm

- Ưu điểm của kết cấu áo đường mềm:


+ Có khả năng thông xe ngay sau khi thi công.
+ Xe chạy trên mặt đường êm thuận, chất lượng khai thác tốt.
+ Giá thành thấp so với kết cấu áo đường cứng.
- Nhược điểm của kết cấu áo đường mềm:
+ Không ổn định đối với nước.
+ Dễ bị hao mòn, kết cấu dễ bị thay đổi khi mặt đường bị ẩm ướt.
+ Tuổi thọ thấp hơn so với với kết cấu áo đường cứng.
- Phạm vi áp dụng của kết cấu áo đường mềm:
+ Được áp dụng phổ biến ngoại trừ các khu vực ẩm ướt và các khu vực chật
hẹp v,v.
Việc phân loại áo đường cứng và áo đường mềm có ý nghĩa về mặt cơ học nhằm tìm
kiếm các phương pháp tính toán cường độ và biến dạng thích hợp đối với mỗi loại áo
đường bảo đảm cho chúng không bị phá hoại dưới tác dụng của xe chạy trong suốt quá
trình sử dụng.
c/ Yêu cầu chung khi thiết kế kết cấu áo đường
Áo đường là kết cấu chặt chẽ gồm một hoặc nhiều lớp có độ cứng nhất định chịu tác
dụng trực tiếp của tải trọng xe cộ và các yếu tố tác độmg của thiên nhiên như mưa, nắng,
gió...

41
Sự tác động của tải trọng ô tỏ chạy trên đường là tải trọng động, có lực xung kích và
trùng phục nhiều lần. Tải trọng đó gây ra lực tác dụng thẳmg đứng đồng thời cả lực nằm
ngang (khi hãm xe và khới động xe) còn yếu tố thiên nhiên gây ra trên kết cấu áo đường
làm rạn, nứt, lún kết cấu áo đường và dưới tác dụng cùa nước sẽ làm kết cấu áo đường
dễ dàng bị phá hoại. Chính vì vậy kết cấu áo đường trước hết cần có cường độ và độ ổn
định chống lại sự tác động của các yếu tố nêu ưên. Áo đường cần đạt được một số yêu cầu
cơ bản sau
- Đảm bảo đủ cường độ
Được thể hiện ở các khả năng chống biến dạng thẳng đứng, biến dạng trượt, và biến
dạng co giãn do chịu kéo uốn hoặc do nhiệt độ , đồng thời phải có đủ sức chịu đựng các
tác dụng phá hoại bề mặt của xe cộ ( chống bong bật , chống tạo vết hằn bánh xe) và
thiên nhiên. Hơn nữa cường độ và sức chịu đựng này phải ít thay đổi theo điều kiện thời
tiết, khí hậu, tức là phải ổn định về cường độ. Do vậy cấu trúc vật liệu và hình dạng bề
mặt mặt đường phải tạo điều kiện thoát nhanh nước mưa khỏi phần xe chạy.
- Đảm bảo độ bằng phẳng nhất định
Mặt đường phải đảm bảo độ bằng phẳng để giảm sức cản lăn, giảm sóc khi xe chạy
do đó nâng cao được tốc độ xe chạy , giảm tiêu hao nhiên liệu và kéo dài tuổi thọ của xe
và các phụ tùng.Nó liên quan chặt chẽ với cường độ mặt đường vì nếu cường độ thấp thì
mặt đường càng dễ bị biến dạng gây lồi lõm , bong bật, ổ gà… Để đảm bảo độ bằng
phẳng khi thiết kế phải nghiên cứu chọn kết cấu tầng lớp thích hợp (nhất là các lớp bề
mặt) và chú ý tới các biện pháp kỹ thuật và công nghệ thi công.
- Đảm bảo đủ độ nhám nhất định
Mặt đường phải đủ độ nhám nhất định để nâng cao hệ số bám giữa bánh xe và mặt
đường tạo điều kiện tốt cho xe chạy an toàn với tốc độ cao và trong trường hợp cần thiết
có thể dừng xe nhanh chóng.
- Đảm bảo phải ít bụi
Bụi là do xe cộ phá hoại, bào mòn mặt đường; bụi làm giảm tầm nhìn, gây tác dụng
xấu đến hành khách và hàng hoá; các bộ phận máy móc của xe và làm bẩn môi trường.
Không phải lúc nào cũng đòi hỏi áo đường có đủ phẩm chất đáp ứng các yêu cầu nói
trên một cách tốt nhất, vì như vậy sẽ rất tốn kém, nhất là khi cường độ vận tải còn thấp.
Do đó người thiết kế phải xuất phát từ yêu cầu thực tế, ý nghĩa xây dựng đường… để
đưa ra những kết cấu mặt đường thích hợp thoả mãn ở mức độ khác nhau với các yêu
cầu trên.
d/ Tính toán các loại kết cấu áo đường
- Thiết kế kết cấu áo đường cứng:
Áo đường cứng được thiết kế dựa theo lý thuyết ‘’tấm trên nền đàn hồi’’ đồng thời
có xét đến sự thay đổi của nhiệt độ và của các nhân tố khác có thể gây ra với tấm bê
tông.
Nội dung thiết kế áo đường cứng: (sinh viên tự nghiên cứu tài liệu 22TCVN223-95-
Áo đường cứng):
+ Thiết kế cấu tạo nhằm chọn và bố trí hợp lý kích thước tấm, các khe và liên kết
giữa các tấm, chọn vật liệu tầng móng, vật liệu chèn khe.

42
+ Tính toán kiểm tra cường độ (bề dày) tấm bê tông xi măng và lớp móng dưới tác
dụng của tải trọng và của nhiệt độ.
- Thiết kế kết cấu áo đường mềm:
Áo đường mềm được thiết kế dựa theo mô hình hệ đàn hồi nhiều lớp, mỗi lớp là
một loại vật liệu có thể giả thiết là đàn hồi, đồng nhất và đẳng hướng, vô hạn theo phương
ngang.
Nội dung thiết kế áo đường mềm: (sinh viên tự nghiên cứu tài liệu 22TCVN211-06-
Áo đường mềm):
+ Thiết kế cấu tạo kết cấu mặt đường.
+ Kiểm toán kết cấu áo đường theo ba trạng thái giới hạn (theo trạng thái độ võng
đàn hồi giới hạn; theo điều kiện giới hạn về ứng suất cắt trượt xuất hiện trong nền đất và
trong các lớp vật liệu kém dính; theo trạng thái giới hạn về ứng suất chịu kéo khi uốn
xuất hiện tại đáy các lớp vật liệu liền khối).

3.5 VÍ DỤ
Cho một đoạn đường có chiều dài 300m, có 3 điểm không chế là: H2, H4 và H5 với
cao độ khống chế theo thứ tự các điểm như sau: 6.60m; 7.40m và 7.10m. Cao độ tự nhiên
của tuyến đường được thể hiện trên hình vẽ bình đồ (hình 3.17a) và hình vẽ trắc dọc
(hình 3.17b). Biết: đoạn đường thuộc tuyến đường khu vực có tốc độ thiết kế là 50km/h,
bao gồm: lòng đường có 4 làn xe, chiều rộng 1 làn là 3.75m có độ dốc ngang đường là
2%; 1 dải phân cách ở giữa mặt đường có chiều rộng là 3m; mặt hè mỗi bên đường rộng
là 5m có độ dốc ngang đường là 1.5%; bề rộng đan rãnh đường là 30cm có độ dốc ngang
10% (xem cấu tạo hình vẽ 3.18a). Mặt đường xe chạy là kết cấu áo đường mềm có cấu
tạo như hình 3.18b; mặt hè có cấu tạo như hình vẽ 3.18c. Cấu tạo các loại bó vỉa của
tuyến đường cho trên hình vẽ 3.18 a và hình 3.19.
Yêu cầu:
1/ Thiết kế bình đồ cho đoạn đường đã cho.
2/ Thiết kế trắc dọc.
3/ Thiết kế 1 mặt cắt ngang cho đoạn đường (mặt cắt ngang hình 3.20 đã thể hiện các
cao độ tự nhiên. Yêu cầu thiết kế mặt cắt ngang và tính diện tích đào, đắp).

Hình 3.17a: Bình đồ tuyến đường

43
Hình 3.17b: Trắc dọc tự nhiên của tuyến đường

Hình 3.18a: Cấu tạo tấm đan rãnh và bó vỉa của mặt đường
(ở vị trí giáp ranh với mặt hè)

Hình 3.18b: Kết cấu mặt đường xe chạy

44
Hình 3.18c: Kết cấu mặt hè

Hình 3.19: Kết cấu bó vỉa tại vị trí dải phân cách
Giải:
1/ Thiết kế bình đồ đường:
- Dựa vào các số liệu: lòng đường có 4 làn xe, chiều rộng 1 làn là 3.75m và 1dải phân
cách ở giữa mặt đường có chiều rộng là 3m; mặt hè mỗi bên đường rộng là 5m; bề rộng
đan rãnh đường là 30cm thiết kế bình đồ cho đoạn đường như hình 3.20.

45
Hình 3.20: Bình đồ đoạn đường thiết kế
2/ Thiết kế trắc dọc: dựa vào 3 điểm khống chế H2, H4 và H5, xác định độ dốc dọc
thiết kế và cao độ thiết kế như trên hình 3.21.

Hình 3.21: Trắc dọc đoạn đường thiết kế


3/ Thiết kế mặt cắt ngang tại cọc H2:
- Dựa vào mặt cắt ngang tự nhiên đã cho ở vị trí cọc H2, thiết kế bề rộng mặt cắt ngang
và cao độ thiết kế. Sau đó, tính diện tích đào và đắp (hình 3.22).

46
Hình 3.22: Trắc ngang thiết kế tại vị trí cọc H2

47
CHƯƠNG 4 : THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP,
THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ (LT:9, BT:9, TL:0)

4.1 THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC ĐÔ THỊ (LT:4, BT:4, TL:0)

4.1.1 Khái niệm về hệ thống cấp nước


Hệ thống cấp nước là một tập hợp các công trình làm nhiệm vụ khai thác, xử lý (làm
sạch), vận chuyển, điều hoà dự trữ và phân phối nước tới các đối tượng dùng nước.

Hình 0-1: Sơ đồ Hệ thống Cấp nước


a/ Phân loại mạng lưới cấp nước
- Mạng lưới phân nhánh (mạng lưới cụt):

5 4
Qb¬m 1 6 8 10
tbcii

2 7 9

Hình 0-2: Sơ đồ MLCN phân nhánh (mạng lưới cụt).


+ Nguyên tắc làm việc: mạng lưới chỉ cho nước chảy tới một điểm trên mạng lưới
cấp nước theo một chiều nhất định và kết thúc tại các đầu nút của các tuyến ống.
+ Ưu điểm: tổng chiều dài mạng lưới nhỏ do đó giá thành xây dựng mạng lưới rẻ.
Tính toán thuỷ lực tương đối đơn giản.
+ Nhược điểm: nếu một chỗ nào đó trên đường ống bị hỏng thì toàn bộ khu vực phía
sau (theo hướng nước chảy) bị mất nước, nghĩa là mức độ an toàn cấp nước thấp.
+ Phạm vi áp dụng: thường áp dụng cho các thị trấn nhỏ, các khu vực dân cư, những
đối tượng dùng nước tạm thời (VD: công trường xây dựng …), nói chung là những đối

48
tượng cho phép ngừng cấp nước trong một thời gian nhất định đủ để sửa chữa những
chỗ hư hỏng trên đường ống hay để tẩy rửa đường ống khi cần thiết.
- Mạng lưới vòng:

2 3 4

1 11 12 13
tbcii
10 9 8 7
®n

Hình 0-3: Sơ đồ MLCN vòng.


+ Nguyên tắc làm việc: mạng lưới có thể cung cấp nước tới một điểm trên mạng lưới
cấp nước bằng hai hay nhiều đường khác nhau.
+ Ưu điểm: do các tuyến ống được liên hệ với nhau tạo thành các vòng khép kín nên
mạng lưới đảm bảo cung cấp nước an toàn. Khi một đoạn ống nào đó trên mạng lưới gặp
sự cố hoặc phải sửa chữa thì nước vẫn có thể cấp tới các điểm dùng nước. Ngoài ra,
mạng lưới vòng còn có thể giảm bớt được đáng kể tác hại của hiện tượng nước va.
+ Nhược điểm: tổng chiều dài mạng lưới lớn do đó giá thành xây dựng mạng lưới
cao. Mặt khác, nếu trên một đoạn ống của mạng lưới có sự thay đổi nhỏ thì cũng có thể
làm xáo trộn sự làm việc của toàn hệ thống cấp nước.
+ Phạm vi áp dụng: áp dụng rộng rãi trong cấp nước thành phố, khu công nghiệp, nhà
máy xí nghiệp, nói chung những nơi yêu cầu cấp nước liên tục và an toàn cao.
- Mạng lưới kết hợp:
+ Nguyên tắc làm việc: là mạng lưới kết hợp của mạng lưới vòng và mạng lưới cụt.
Các đường ống chính và ống nối tạo thành mạng lưới ống chính là mạng lưới vòng, còn
các ống phân phối là những đường ống cụt đưa nước đến các đối tượng dùng nước.
+ Ưu điểm: Đảm bảo cung cấp nước an toàn.
+ Nhược điểm: tổng chiều dài mạng lưới lớn do đó giá thành xây dựng mạng lưới
cao. Tính toán thuỷ lực tương đối phức tạp.
+ Phạm vi áp dụng: áp dụng rộng rãi trong mạng lưới cấp nước thành phố.

49
16

14 15

2 3 4

1 11 12 13
tbcii
10 9 8 7
®n
17 18

Hình 0-4: Sơ đồ MLCN kết hợp.


b/ Các loại ống dùng trong mạng lưới cấp nước và phụ tùng nối ống
Ống gang:
- Đặc điểm:
+ Ống gang có D=60-2000mm, L=1-8m (phụ thuộc đường kính ống), áp lực công tác
P=6-10at (phụ thuộc vào chiều dày của ống).
+ Ống gang có một đầu trơn, một đầu loe hoặc cả hai đầu có mặt bích. Phổ biến nhất
là ống có một đầu trơn và một đầu loe.
+ Ống thường được sản xuất bằng phương pháp đúc: đúc bằng phuơng pháp ly tâm,
đúc bằng phương pháp rót thẳng đứng liên tục hoặc đúc bằng khuôn cát.
+ Ống gang có 2 loại: gang xám và gang cầu(gang dẻo).
+ Ống được láng hỗn hợp vữa ximăng bên trong và phủ bitum bên ngoài.
- Ưu điểm của ống gang:
+ Độ bền vững tương đối tốt.
+ Khả năng chống xâm thực tốt hơn ống thép.
+ Dễ gia công lắp đặt và giải quyết mối nối.
- Nhược điểm:
+ Độ chịu uốn kém.
+ Nặng nề, khó khăn trong vận chuyển và thi công.
+ Giá thành tương đối lớn.
- Phạm vi ứng dụng:
+ Sử dụng khá rộng rãi trong xây dựng mạng lưới cấp nước bên ngoài.
- Các biện pháp nối ống:
+ Nối miệng bát: áp dụng cho ống loại một đầu trơn và một đầu loe.
+ Nối bằng ống lồng: dùng cho loại ống cả hai đầu đều trơn.

50
+ Nối bằng các phụ tùng chế tạo sẵn: dùng mối nối nhanh để nối ống hoặc dùng êcu
và bulông để nối những ống kiểu mặt bích. Thỉnh thoảng người ta xen vào một số mối
nối mềm để tuyến ống có thể chịu được lực uốn võng(xem hình vẽ).
- Để ống không bị thấm nước và sử dụng được lâu dài thì khi lắp đặt ống các mối nối
phải đảm bảo kỹ thuật.
- Ngoài ra, sử dụng các phụ tùng chế tạo sẵn như côn để nối các ống có đường kính
khác nhau, những chỗ bắt nhánh có thể sử dụng tê, thập hoặc đai khởi thuỷ, dùng cút khi
ống đổi hướng…
- Xảm ống: là công việc chèn khe hở giữa hai ống. Xảm ống là giai đoạn quan trọng
nhất để đảm bảo chất lượng mối nối.
+ Xảm ống bằng sợi gai tẩm bitum:
Mối nối xảm gồm hai lớp:
 Lớp thứ nhất: sợi đay tẩm bitum, chiếm khoảng 1/2chiều dài mối nối xảm(nếu là
kiểu miệng bát) hoặc 1/3 chiều dài (nếu bằng ống lồng). Dây đay được quấn thành từng
vòng, khoảng 2-3 vòng.
 Lớp thứ hai: lớp ximăng amiăng gồm:70% ximăng và 30% sợi amiăng(tính theo
trọng lượng). Trước khi xảm trộn nước với tỷ lệ 10-12%.
Khi không có amiăng thì có thể thay bằng vữa ximăng cát vàng, nhưng chất lượng
kém đi.
Mối nối này ít được sử dụng, chỉ sử dụng trong trường hợp thật cần thiết (không sử
dụng được mối nối bằng gioăng cao su) khi sửa chữa hoặc thay thế một đoạn ống cũ.
+ Xảm ống bằng gioăng cao su:
Gioăng cao su được chế tạo sẵn có chiều dày 1.4-1.6 lần chiều dày khe hở giữa đầu
trơn và đầu loe của ống. Khi nối, đặt gioăng cao su vào đầu loe trước, rồi dùng kích đẩy
đầu trơn vào ép chặt vòng cao su vào đầu loe chèn chặt khe hở. Tuỳ theo chiều dài mối
nối có thể sử dụng 1,2 hoặc nhiều gioăng cao su. Phần còn lại của khe hở được nhét kín
bằng vữa ximăng amiăng. Mối nối này được sử dụng rộng rãi vì cao su có độ mềm dẻo
linh động, thi công nhanh, tạo điều kiện công nghệ hoá trong xây dựng(chế tạo sẵn trong
công xưởng).
Ống fibrô ximăng:
- Đặc điểm:
+ Ống có hình dạng một đầu trơn, một đầu loe nhưng thông thường cả hai đầu đều
trơn. Ống được sản xuất có D=50 – 1000mm, L=3.0m-4.0m, chịu được áp lực P = 3-12
at.
- Ưu điểm:
+ Mặt trong ống rất nhẵn.
- Nhược điểm:
+ Không chịu được tải trọng cao.
+ Đường kính ống bị hạn chế.

51
- Phạm vi ứng dụng:
+ Ít sử dụng trong MLCN.
- Các biện pháp nối ống:
+ Nối bằng ống lồng cũng bằng fibrô ximăng và dùng gioăng bằng gang với các vòng
đệm bằng cao su khít chặt.
+ Sử dụng các phụ tùng chế tạo bằng gang đúc sẵn: những chỗ bắt nhánh có thể sử
dụng tê, thập hoặc đai khởi thuỷ, dùng cút khi ống đổi hướng…
Ống bê tông cốt thép:
- Đặc điểm:
+ Ống có hình dạng một đầu trơn, một đầu loe hoặc cả hai đầu đều trơn. D = 150-
2500mm, L=500-7000mm, chịu được áp lực P=5-10 at.
- Ưu điểm:
+ Độ bền vững tốt.
+ Công nghệ sản xuất đơn giản.
+ Giá thành thấp hơn các loại ống khác.
- Nhược điểm:
+ Độ rỗng lớn, hấp thụ hơi ẩm, chống ăn mòn kém.
+ Độ sâu chôn ống lớn do dễ bị phá hoại bởi tải trọng động.
+ Nặng nề, khó khăn trong vận chuyển và thi công.
+ Nền móng tốn kém hơn so với các ống vật liệu khác.
+ Không thích hợp cho việc dùng làm ống phân phối nước vì khó giải quyết việc bắt
nhánh nước vào các nhà.
- Phạm vi ứng dụng:
+ Dùng để xây dựng những tuyến ống dẫn nước có áp với cỡ đường kính lớn, như:
tuyến ống dẫn nước thô từ trạm bơm cấp I đến trạm xử lý hoặc ống dẫn nước sạch từ
trạm bơm cấp II đến đầu mạng lưới.
- Các biện pháp nối ống:
+ Nối bằng ống lồng khi ống có hai đầu trơn.
+ Nối bằng gioăng cao su khi ống có hình dạng một đầu trơn, một đầu loe.
+ Sử dụng các phụ tùng chế tạo bằng kim loại: để giải quyết đấu nối tại các nút trên
mạng lưới.
Ống thép:
- Đặc điểm:
+ Ống thép có D=15-2000mm, L=1-24m, chịu được áp lực P=6-10 at (loại thông
thường) hoặc chịu áp lực công tác cao từ 10-25at (loại tăng cường).

52
+ Ống thép có: ống thép tráng kẽm (khi đường kính ống cấp nước nhỏ) và ống thép
không tráng kẽm (khi đường kính ống cấp nước lớn).
+ Ống thép cả hai đầu trơn đều trơn, cũng có thể là một đầu trơn và một đầu loe hoặc
cả hai đầu có mặt bích.
+ Ống thường được sản xuất bằng phương pháp đúc nguyên(chịu được áp lực cao) và
hàn điện cuốn tấm thép dọc theo chiều dài ống ( chịu được áp lực thấp hơn).
- Ưu điểm:
+ Độ bền vững tốt, chịu được áp lực cao.
+ Độ chịu uốn cao.
+ Ít mối nối do chiều dài ống lớn.
+ Xây dựng lắp ráp dễ dàng, đơn giản.
- Nhược điểm:
+ Chống ăn mòn kém.
+ Giá thành lớn.
- Phạm vi ứng dụng:
+ Lắp đặt cho các tuyến ống dẫn áp lực cao.
+ Đặt ở những nơi yêu cầu khả năng chịu tải trọng động và lực uốn lớn: vùng đất có
lỗ hổng lớn, vùng hay bị động đất hoặc các đoạn ống đi qua cầu, qua đường sắt...
- Các biện pháp nối ống:
+ Nối bằng hàn điện là chủ yếu.
+ Đối với ống nhỏ : có thể nối bằng ren (măng sông).
+ Đối với các ống đầu trơn: nối bằng ống lồng.
+ Đối với ống cả hai đầu có mặt bích: nối bằng ê-cu và bulông.
+ Nối bằng các phụ tùng chế tạo sẵn: sử dụng mối nối nhanh, mối nối mềm. Ngoài
ra, sử dụng các phụ tùng như côn để nối các ống có đường kính khác nhau, những chỗ
bắt nhánh có thể sử dụng tê, thập hoặc đai khởi thuỷ, dùng cút khi ống đổi hướng…Các
phụ tùng ống thép có thể chế tạo sẵn trong công xưởng hay có thể chế tạo bằng phương
pháp khai triển thép tấm và hàn tại hiện trường. Đối với ống có đường kính nhỏ
(D<80mm, có chiều dài lớn) có thể uốn cong được thì không cần cút.
Ống nhựa:
- Đặc điểm:
+ Ống nhựa có D=16-500mm, L=6-12m. Ống có hình dạng một đầu trơn, một đầu
loe hoặc cả hai đầu đều trơn, chịu được áp lực P=2.5-10 at.
- Các biện pháp nối ống:
+ Nối bằng phương pháp hàn nhựa tiếp xúc mép hoặc hàn nhựa nhờ bộ phận nối đặc
biệt (ống lồng hay măng xông).
+ Nối bằng gioăng cao su khi ống có hình dạng một đầu trơn, một đầu loe.

53
- Ưu điểm:
+ Độ bền vững tốt, có độ chịu uốn cao.
+ Không bị thấm nước.
+ Không bị ăn mòn.
+ Chế độ thuỷ lực tốt vì mặt ống trơn, hệ số ma sát nhỏ.
+ Giá thành rẻ.
+ Dễ thi công lắp đặt, thay thế hoặc sửa chữa vì ống nhẹ, dễ vận chuyển, có thể cắt,
đục, khoan dễ dàng...
- Nhược điểm:
+ Đường kính ống bị hạn chế.
+ Không chịu được nhiệt độ cao.
- Phạm vi ứng dụng:
+ Sử dụng rộng rãi trong MLCN, đặc biệt là đường ống dịch vụ.
- Phụ tùng nối ống:
Phụ tùng nối ống được dùng trong các trường hợp đường ống cấp nước đổi hướng,
chia nhánh, thay đổi đường kính ...
+ Côn: là phụ tùng để nối hai đường ống có đường kính khác nhau.
+ Cút (nối góc): là phụ tùng nối ống khi ống chuyển hướng.

Hình 4-5. Các phụ tùng nối ống


+ Măng sông (ống lồng): là phụ tùng để nối hai đường ống có cùng đường kính
với nhau.
+ Nút bịt: là phụ tùng để chặn dòng chảy ở đầu hoặc cuối các tuyến ống.
+ Tê, thập: là các phụ tùng để nối với ống nhánh. Tuy nhiên, khi đấu nối ống
nhánh với đường ống cấp nước hiện có, có thể sử dụng đai khởi thủy để tránh gián đoạn
quá trình cấp nước và tránh gây ô nhiễm đường ống cấp nước hiện có. Hình 4-6 là ví dụ
chi tiết về mối nối sử dụng đai khởi thủy.

54
Hình 4-6. Chi tiết đai khởi thủy
Chụp ngồi (1) được đặt áp vào đường ống cấp nước bên ngoài (3) và sử dụng êcu
để cố định vị trí đấu nối. Máy khoan (7) khoan lỗ để tạo lỗ đấu nối ống nhánh. Giữa chụp
ngồi và ống cấp nước hiện có là tấm đệm cao su (4) hình vành khăn đặt xung quanh lỗ
khoan để tránh nước rò rỉ. Lỗ khoan có đường kính nhỏ hơn 1/3 đường kính ống cấp
nước bên ngoài. Chụp ngồi được nối với van khóa để đóng nước, sau đó tiến hành lắp
đặt đường ống nhánh.

c/ Độ sâu đặt ống và cách bố trí đường ống cấp nước


- Độ sâu đặt ống là khoảng cách tính từ mặt đất đến cao độ đáy ống.
+ Độ sâu đặt ống phụ thuộc vào tải trọng bên ngoài, độ bền của ống, nhiệt độ bên
ngoài, mực nước ngầm ...Nếu độ sâu đặt ống quá nhỏ thì ống có thể bị phá hoại bởi tải
trọng động của các phương tiện giao thông hoặc nhiệt độ của nước trong ống bị thay đổi
theo nhiệt độ không khí bên ngoài. Ngược lại, nếu độ sâu đặt ống quá lớn thì khối lượng
đào đắp nhiều, chi phí tốn kém, thi công khó khăn và không kinh tế. Vì vậy, cần phải
xác định độ sâu đặt ống.
+ Đối với nơi không có xe cộ qua lại, độ sâu đặt ống có lớp đất bảo vệ h ≥ 0.3m.
+ Đối với nơi có xe qua lại: độ sâu đặt ống có lớp đất bảo vệ h ≥ 0.7m.
- Bố trí ống trên mặt cắt ngang đường phố:
+ Ống cấp nước nên đặt song song với đường phố, và thường được đặt trên hè đường,
song song với móng nhà để tiện cho việc bắt nhánh nước vào các nhà và sửa chữa không
làm cản trở giao thông.
+ Ống cấp nước phải đặt trên ống thoát nước để tránh bị nhiễm bẩn bởi nước thải khi
có sự cố xảy ra.
+ Ống cấp nước phải đặt cách móng nhà tối thiểu là 3m để đảm bảo khi thi công
không ảnh hưởng đến đường ống và công trình.
+ Ống cấp nước phải đặt cách xa các đường ống kỹ thuật khác, các chân dốc, đường
ray tàu điện, tàu hoả, hàng cây cổ thụ một khoảng cách nhất định để đề phòng sự chấn
động, tránh dòng điện lạc (gây hiện tượng ăn mòn kim loại) hay rễ cây làm bể vỡ đường
ống khi có mưa bão.

55
+ Không nên bố trí ống cấp nước đi qua bãi rác bẩn, nghĩa địa. Trường hợp bắt buộc
phải đi qua những nơi này thì cần có biện pháp bảo vệ ống khỏi bị nhiễm bẩn (Ví dụ: di
chuyển rác bẩn, mồ mả, khử độc, đắp đất mới rồi mới đặt ống cấp nước...)
+ Ống cấp nước phải bố trí sao cho có thể dốc sạch từng đoạn ống khi cần thiết và có
thể xả được không khí bị tích tụ trong mạng lưới. Dọc chiều dài ống cấp nước phải bố
trí van xả khí ở vị trí có cao độ cao và bố trí van xả bùn cặn ở vị trí có cao độ thấp.
+ Trong các thành phố lớn mới xây dựng, khi có nhiều đường ống kỹ thuật khác nhau
thì nên đặt chung trong hào kỹ thuật để tiện cho việc lắp đặt, kiểm tra, sửa chữa, đồng
thời để chiếm ít không gian bố trí các đường ống kỹ thuật và tránh được hiện tượng xâm
thực của nước ngầm. Tuy nhiên, vốn đầu tư đợt đầu sẽ lớn, khó thực hiện khi điều kiện
kinh tế không cho phép.
4.1.2 Các đối tượng dùng nước và xác định tổng lưu lượng nước cấp
cho một đô thị
a/ Các đối tượng dùng nước:
+ Nước sinh hoạt của khu dân cư.
+ Nước tưới cây, rửa đường.
+ Nước cho các xí nghiệp, công nghiệp.
+ Nước dùng cho bản thân trạm xử lý.
+ Nước rò rỉ.
b/ Tiêu chuẩn dùng nước
- Ý nghĩa: do lượng nước tiêu thụ của từng đối tượng sử dụng nước là khác nhau nên
khi thiết kế HTCN người ta thường dùng tiêu chuẩn dùng nước làm thông số cơ bản để
xác định qui mô trung bình hay công suất cấp nước trung bình cho đô thị, xí nghiệp.
- Khái niệm: tiêu chuẩn dùng nước là lượng nước tiêu thụ của một đối tượng dùng
nước trong một đơn vị thời gian.
+ Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: mức độ tiện
nghi của khu dân cư, điều kiện khí hậu địa phương, điều kiện quản lý và cấp nước, thời
hạn xây dựng…
+ Tiêu chuẩn dùng nước sản xuất phụ thuộc vào loại sản xuất và các điều kiện sản
xuất.
+ Tiêu chuẩn dùng nước chữa cháy phụ thuộc vào quy mô dân số, mức độ chịu lửa,
khối tích của nhà…
c/ Hệ số không điều hòa
- Mục đích: Tiêu chuẩn dùng nước đã nêu là đại lượng trung bình. Trong thực tế,
nước tiêu thụ không đều theo thời gian và không gian (mùa đông sử dụng nước ít hơn
mùa hè, giờ ban đêm lượng nước tiêu thụ ít hơn so với các giờ ban ngày, những khu nhà
cao tầng có lượng nước tiêu thụ lớn hơnso với những khu nhà thấp tầng…) Vì vậy, khi
tính toán HTCN, người ta không những cần biết lưu lượng trung bình mà còn cần biết

56
cả chế độ thay đổi lưu lượng theo từng ngày trong năm, theo từng giờ trong ngày. Điều
đó được đặc trưng bởi hệ số không điều hoà.
+ Hệ số không điều hoà ngày lớn nhất và ngày nhỏ nhất:
Là tỷ số giữa lưu lượng ngày dùng nước lớn nhất hoặc lưu lượng ngày dùng nước
nhỏ nhất với lưu lượng ngày trung bình (tính trong năm).
Q max.ng
K ng.max 
Q tb.ng

Q min.ng
K ng.min 
Q tb.ng

+ Hệ số không điều hoà giờ lớn nhất và giờ nhỏ nhất:


Là tỷ số giữa lưu lượng giờ dùng nước lớn nhất hoặc lưu lượng giờ dùng nước nhỏ
nhất với lưu lượng giờ trung bình trong ngày dùng nước lớn nhất hoặc ngày dùng nước
nhỏ nhất.
Q max.h
K h.max 
Q tb.h
(trong ngày dùng nước lớn nhất)
Q min.h
K h.min 
Q tb.h
(trong ngày dùng nước nhỏ nhất)

d/ Xác định tổng lưu lượng nước cấp cho khu đô thị
- Lưu lượng nước sinh hoạt tính toán cho các khu dân cư thường được xác định
theo công thức sau:
N.q
Qmax ngđ 
1000
. K ngđ max m 3
/ ngđ 

Qmax ngđ
Qmax h 
24
.K hmax m 3
/ h

Qmax h
Qmax s  .1000  l / s 
3600
Trong đó: - Qmaxngđ, Qmaxh, Qmaxs là lưu lượng tính toán lớn nhất theo ngày, theo
giờ, theo giây.
- Kmaxngđ, Kmaxh là hệ số không điều hòa ngày đêm và hệ số không điều
hòa giờ.
- q: tiêu chuẩn dùng nước (l/ng.ngđ).
- N: dân số tính toán (người).
- Lưu lượng nước tưới đường, tưới cây được xác định theo công thức:

57
10000.q t .Ft
Qt ngđ 
1000
 10.q t .Ft m 3
/ ngđ 

Q t ngđ
Qt h 
T
m 3
/ h

Trong đó: qt: tiêu chuẩn nước tưới đường, tưới cây (l/m2.ngđ).
Ft: diện tích cần tưới (ha).
Qtngđ: lượng nước tưới trong một ngày đêm (m3/ngđ).
T: số giờ tưới trong một ngày đêm (h). Thông thường tưới đường bằng
máy từ 8h – 16h, tưới cây, hoa, thảm cỏ… bằng tay từ 5h-8h và 16h – 19h hàng ngày.
- Lưu lượng nước sinh hoạt của công nhân trong các XNCN:
q n .N1  q1.N2
Qtb ng 
1000
m 3
/ ngđ 

q n .N3.K1h  q l .N4.K2h
Qmax h 
1000.T
m 3
/ h

Qsh h
Qmax s  l / s
3, 6
Trong đó: N1, N2: số lượng công nhân của phân xưởng nóng, phân xưởng lạnh trong
ngày (người).
N3, N4: số lượng công nhân trong ca đông nhất của phân xưởng nóng,
phân xưởng lạnh (người).
qn, ql: tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt của công nhân phân xưởng nóng
và lạnh (l/ng. ca).
K1h, K2h: hệ số không diều hoà giờ của phân xưởng nóng, phân xưởng
lạnh.( K1h=2.5, K2h=3.0)
T: số giờ làm việc trong ca (h).
- Lưu lượng nước tắm của công nhân trong các XNCN:
60.Nn  40.Nl
Qtb h 
1000
m 3
/ h

Qtb ngđ  Qtb h .C  m 3 / ngđ 

Trong đó:
Qtbh: lưu lượng nước tắm của công nhân trong một ca.
Qtbngđ: lưu lượng nước tắm của công nhân trong một ngày đêm (thời gian tắm quy
định là 45 phút vào giờ sau khi tan kíp làm việc).

58
60 và 40: tiêu chuẩn nước tắm của một công nhân trong một ca thuộc các phân xưởng
nóng và phân xưởng lạnh.
Nn,Nl- số lượng công nhân sử dụng nhà tắm của phân xưởng nóng, phân xưởng lạnh.
C - số ca làm việc của nhà máy trong 1 ngày đêm.
- Lưu lượng nước sản xuất:
m.P
Qtb sx ng 
1000
m 3
/ ngđ 

m.P1.K h
Qmax sx s  l / s 
3600.T
Trong đó: m- tiêu chuẩn dùng nước cho một đơn vị sản phẩm hay là 1 tổ máy (l/sản
phẩm, l/tấn…).
P- số lượng sản phẩm hoặc số tổ máy hoạt động trong ngày (tấn, sản phẩm…).
P1- số lượng sản phẩm hoặc số tổ máy hoạt động trong ca có năng suất lớn nhất (tấn,
sản phẩm…)
T- số giờ làm việc trong ca (h).
- Công suất cấp nước của đô thị : được xác định theo công thức
Q = (a.Qsh + Qt + QshCN + QtCN + Qsx+...).b.c (m3/ngđ)
Trong đó:
Qsh, Qt , QshCN , QtCN , Qsx – theo thứ tự là lưu lượng nước sinh hoạt của khu dân
cư, lưu lượng nước tưới đường, tưới cây, nước sinh hoạt, tắm của công nhân, nước sản
xuất của nhà máy trong một ngày đêm (m3/ngđ).
a – hệ số kể đến lượng nước dùng cho công nghiệp địa phương và tiểu thủ công
nghiệp, các dịch vụ khác nằm xen kẽ trong khu dân cư (a = 1.1)
b – hệ số kể đến lượng nước rò rỉ, đối với HTCN mới b = 1.1 – 1.15.
c – hệ số kể đến lượng nước dùng cho bản thân trạm cấp nước (rửa các bể lắng,
bể lọc…). c = 1.05 – 1.1. Trị số lớn khi công suất nhỏ và ngược lại.

e/ Ví dụ:
Hãy xác định công suất trạm xử lý nước cấp cho một khu đô thị. Biết:
- Số dân trong đô thị là 10000 người, tiêu chuẩn dùng nước q= 200l/người. ngđ, hệ
số không điều hòa Kngàymax = 1.2.
- Khu đô thị có 1 xí nghiệp công nghiệp. Lưu lượng cấp nước lớn nhất theo yêu cầu
của xí nghiệp này là 500 m3/ngđ.
- Lưu lượng nước tưới cây, tưới đường của khu đô thị lấy bằng 10% Q sinh hoạt
(ngàymax).
- Lưu lượng nước cấp cho các công trình công cộng của khu đô thị lấy bằng 15% Q
sinh hoạt (ngàymax).

59
Giải:
- Lưu lượng nước sinh hoạt của khu đô thị xác định như sau:
.
Qsh max ngđ = . K ngđ (𝑚 /ngđ)

Trong đó:
q: tiêu chuẩn dùng nước (q = 200l/ng.ngđ).
N: dân số tính toán (N = 10000người).
ngđ
Kmax là hệ số không điều hòa ngày đêm (Kmaxngđ = 1.2).
.
 Qsh max ngđ = . 1.2 = 2400 (m3/ngđ).
- Lưu lượng nước tưới cây, tưới đường của khu đô thị:
Qt max ngđ = 10% .Qsh max ngđ = 10%. 2400 = 240 ((m3/ngđ).
- Lưu lượng nước cấp cho các công trình công cộng của khu đô thị
Qcc max ngđ = 15% .Qsh max ngđ = 15%. 2400 = 360 ((m3/ngđ).
- Công suất trạm xử lý nước cấp cho khu đô thị:
Q = (a.Qsh + Qt + Qcc).b.c (m3/ngđ)
Trong đó:
Qsh, Qt , Qcc – lần lượt là lưu lượng nước sinh hoạt của khu dân cư, lưu lượng
nước tưới đường, tưới cây, lưu lượng nước cấp cho các công trình công cộng trong một
ngày đêm (m3/ngđ).
a – hệ số kể đến lượng nước dùng cho công nghiệp địa phương và tiểu thủ công
nghiệp, các dịch vụ khác nằm xen kẽ trong khu dân cư (a = 1.1).
b – hệ số kể đến lượng nước rò rỉ (b = 1.1).
c – hệ số kể đến lượng nước dùng cho bản thân trạm cấp nước (rửa các bể lắng,
bể lọc…). c = 1.05.
 Q = (1.1*2400+240+360)*1.1*1.05 = 3742.2 (m3/ngđ)
4.1.3 Thiết kế mạng lưới cấp nước
Các bước cơ bản để thiết kế mạng lưới cấp nước:
- Xác định tổng lưu lượng nước cấp cho mạng lưới cấp nước.
- Lựa chọn vị trí điểm đấu nối cấp nước cho đô thị.
- Lựa chọn sơ đồ mạng lưới cấp nước.
- Vạch tuyến mạng lưới cấp nước.
- Xác định các trường hợp tính toán.
- Tính toán thủy lực mạng lưới.
a/ Nguyên tắc vạch tuyến mạng lưới cấp nước

60
- Mạng lưới cấp nước phải bao trùm tới tất cả các điểm dùng nước.
- Các tuyến ống chính phải kéo dài theo hướng vận chuyển chính của mạng lưới (mũi
tên trên hình vẽ).

2 3 4 5
400-800m
1

300-600m
11 12 6
tbcii

10 9 8 7

Hình 0-7: Nguyên tắc vạch tuyến MLCN.


- Các tuyến ống chính nên đặt dọc theo các điểm có cao độ địa hình cao để có thể tạo
ra áp lực tự do cần thiết cho các điểm thấp. Số đường ống chính ít hay nhiều là tuỳ thuộc
vào quy mô thành phố, số lượng và sự phân bố các điểm dùng nước lớn. Thông thường
khoảng cách giữa các tuyến ống chính được lấy từ 300 – 600m.
- Các tuyến ống chính phải được liên hệ với nhau bằng các ống nối, tạo thành các
vòng khép kín liên tục. Khoảng cách giữa các tuyến ống nối được lấy từ 400 – 800m
hoặc tối đa là 1000m.
- Các tuyến ống chính phải bố trí sao cho ít quanh co gấp khúc, có chiều dài ngắn
nhất và nước chảy thuận tiện nhất.
- Hạn chế đường ống đi qua các chướng ngại vật (sông, hồ, đường sắt, nút giao thông
quan trọng …) hoặc những vùng có địa hình, địa chất xấu (đồi, núi, bãi lầy…) gây nên
quản lý khó khăn phức tạp và tốn kém. Để đảm bảo chất lượng nước cung cấp, tránh bị
nhiễm bẩn thì đường ống phải đặt cách xa các nghĩa địa, bãi rác, những nơi xả nước bẩn
của thành phố.
- Khi vạch tuyến MLCN phải có sự liên hệ chặt chẽ với việc bố trí và xây dựng các
công trình kỹ thuật ngầm khác của thành phố (ống thoát nước bẩn, thoát nước mưa,
đường cấp điện, chiếu sáng, thông tin liên lạc v.v) để có sự thống nhất, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc xây dựng, quản lý, đảm bảo cho công trình làm việc tốt nhất và tránh
lãng phí.
- Kết hợp chặt chẽ giữa hiện tại và phát triển trong tương lai của khu vực. Đảm bảo
có thể dễ dàng mở rộng MLCN theo quy hoạch phát triển của thành phố và sự tăng tiêu
chuẩn dùng nước. Công tác xây dựng MLCN phải tiến hành phù hợp với kế hoạch xây
dựng chung của toàn thành phố và khu vực.
c/ Tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước:
- Tính toán thủy lực MLCN là xác định được lưu lượng nước chảy trên các đường
ống, từ đó chọn đường kính ống cấp nước, tính tổn thất áp lực trên các đường ống để
xác định áp lực tại các điểm tính toán trên mạng lưới.
- Khi tính toán MLCN thường phải tính cho hai trường hợp cơ bản sau:

61
+ Trường hợp giờ dùng nước lớn nhất.
+ Trường hợp có cháy xảy ra trong giờ dùng nước lớn nhất.
- Xác định lưu lượng tính toán
+ Lưu lượng tính toán Qtt của mỗi đoạn ống trên mạng lưới được xác định theo công
thức sau:
Q = Qtt + Qvc + Qdđ (l/s).
Trong đó:
Qtt : lưu lượng dùng nước tập trung trên đoạn ống tính toán (l/s).
(Lưu lượng tập trung là lưu lượng của các điểm lấy nước tương đối lớn.)
Qvc : lưu lượng vận chuyển qua đoạn ống đó tới đoạn ống phía sau (l/s)
Qdđ : lưu lượng dùng nước dọc đường trên đoạn ống tính toán (l/s).
(Lưu lượng nước dọc đường là lưu lượng của các điểm lấy nước nhỏ).
 : hệ số phân phối lưu lượng dọc đường, trong thực tế thường lấy  = 0.5.
Để đơn giản trong việc tính toán, người ta đưa lưu lượng dọc đường về hai đầu nút
của đoạn ống tính toán và gọi là lưu lượng nút (Qnút). Lưu lượng dọc đường của mỗi nút
được xác định theo công thức:
𝑄 ú = ∑ 𝑄 đ (𝑙/𝑠)
Khi đó, lưu lượng tính toán Q của mỗi đoạn ống trên mạng lưới sẽ được xác định theo
công thức:
QAB = Qtt(B) + Qvc + Qn(B) (l/s).

Hình 0-8: Lưu lượng tại nút


Trong đó:
Qtt(B) : lưu lượng tập trung lấy ra ở nút cuối của đoạn ống tính toán (l/s).
Qvc : lưu lượng vận chuyển cho các đoạn phía sau đoạn ống tính toán (l/s).
Qn(B) : lưu lượng dọc đường được qui về nút cuối của đoạn ống tính toán (l/s).
Qn(A) = Qn(B) = Qdd (AB) /2 (l/s)
+ Lưu lượng nước dọc đường của mỗi đoạn ống thường xác định theo công thức sau:
Qdđ = q đvdđ . L (l/s)
Trong đó:

62
L – chiều dài đoạn ống tính toán (m).
q đvdđ : lưu lượng đơn vị dọc đường (l/s.m). Xác định theo công thức sau:

q 
 Q  l / s.m 

L
đvdđ

Q dđ - tổng số lưu lượng dọc dường của toàn bộ mạng lưới:

Q dđ   QV   Q l / s
tt

 Q : tổng lưu lượng cấp vào mạng lưới (l/s).


V

 Q : tổng lưu lượng lấy ra từ các điểm lấy nước tập trung (l/s).
tt

 L : tổng số chiều dài tính toán các đoạn ống của mạng lưới cấp nước (m).
- Xác định đường kính ống
Từ công thức :
Q = 𝜔.v = 𝜋 𝑉 (𝑚 /𝑠)

4.Q
⇒ D = (𝑚)
.

Trong đó: D - đường kính trong của ống (m).


V - vận tốc trung bình nước chảy trong ống (m/s).
Q – lưu lượng của đoạn ống tính toán (m 3/s).
Khi lưu lượng tính toán đã xác định, mỗi một sự thay đổi vận tốc V sẽ ảnh hưởng
tới các chỉ tiêu kinh tế của hệ thống cấp nước. Nếu tăng vận tốc nước chảy trong đường
ống thì đường kính ống giảm, do đó giá thành xây dựng giảm. Tuy nhiên, khi đó vận tốc
nước chảy trong ống tăng, làm tăng tổn thất áp lực trong ống, dẫn tới tăng chiều cao bơm
nước của máy bơm, tăng chi phí điện năng để bơm nước. Vì vậy, khi thiết kế đường kính
ống phải xác định vận tốc chảy trong ống sao cho tổng chi phí xây dựng và quản lý là
nhỏ nhất, nghĩa là đảm bảo vận tốc kinh tế và đường kính kinh tế. (vận tốc kinh tế thường
0.5-1.5m/s). Chú ý, khi thiết kế hệ thống cấp nước chữa cháy, mạng lưới cấp nước không
cần đảm bảo vận tốc kinh tế, khi đó vận tốc dòng chảy trong mạng lưới cấp nước chỉ cần
đảm bảo vận tốc  2.5m/s (nếu vượt quá giá trị này thì đường ống và phụ tùng bị phá
hủy).
- Xác định tổn thất áp lực
Tổn thất áp lực trong đường ống cấp nước bao gồm 2 loại sau:
+ Tổn thất dọc đường: do ma sát thành ống gây nên. Tổn thất dọc đường có thể tính
theo công thức sau đây:
h = i.l (m)
Trong đó: l – chiều dài đoạn ống tính toán (m).

63
i – tổn thất áp lực đơn vị. (m/km). Tổn thất áp lực đơn vị có thể xác định
bằng các “bảng tính toán thuỷ lực” đã có sẵn đối với từng loại ống.
+ Tổn thất cục bộ: ở những chỗ dòng nước thay đổi phương hướng (cút, tê, thập…)
hay các thiết bị van, khoá v,v. Tổn thất áp lực cục bộ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, nên trong
thực tế tính toán thường bỏ qua hoặc chỉ lấy một tỷ lệ nào đó so với tổn thất áp lực dọc
đường.
Đối với trường hợp dùng nước lớn nhất, tổn thất áp lực cục bộ có thể lấy 10-15%
tổn thất áp lực theo chiều dài.
Đối với trường hợp có cháy xảy ra, tổn thất áp lực cục bộ có thể lấy 5-10% tổn thất
áp lực theo chiều dài.
- Xác định áp lực tại các điểm tính toán trên mạng lưới cấp nước

Hình 4.9: Xác định áp lực tại một điểm bất kỳ khi biết áp lực tại một điểm cho trước
Khi biết áp lực tại một điểm cho trước, ta xác định được áp lực tại một điểm bất kỳ
trên mạng lưới theo công thức sau:
H1 = H2+ i.L +(z2-z1) (m)
Trong đó: H2- áp lực tại một điểm cho trước (m) (thường là áp lực yêu cầu tại điểm
bất lợi nhất trên mạng lưới cấp nước. Áp lực đó lấy theo công thức kinh nghiệm Hyc
= 4N+4 , trong đó: N-số tầng nhà. Ví dụ: nhà 2 tầng , Hc = 12m. Chú ý: riêng tầng 1, áp
lực yêu cầu tối thiểu phải đạt là 10m).
L – chiều dài đoạn ống tính toán (m).
i – tổn thất áp lực đơn vị.
z2; z1 – Cao độ mặt đất tại vị trí điểm bất lợi nhất trên mạng lưới cấp nước
và cao độ mặt đất tại điểm tính toán (m).

d/ Ví dụ

64
Ví dụ 4.2: Xác định đường kính ống cấp nước cho một khu dân cư. Biết: số dân là
500 (người), tiêu chuẩn dùng nước: 200 (l/người.ngày đêm), hệ số không điều hòa ngày
Kngàymax = 1.2, hệ số không điều hòa giờ Kgiờ max = 1.25, vận tốc nước chảy trong
ống: 0.62 (m/s).
Giải:
- Lưu lượng nước sinh hoạt của khu dân cư xác định như sau:
.
Qsh max ngđ = . K ngđ (𝑚 /ngđ)

Trong đó:
q: tiêu chuẩn dùng nước (q = 200l/ng.ngđ).
N: dân số tính toán (N = 500người).
Kmaxngđ là hệ số không điều hòa ngày đêm (Kmaxngđ = 1.2).
.
 Qsh max ngđ = . 1.2 = 120(𝑚 /ngđ)

Qmax ngđ
Qmax h 
24
.K hmax m 3
/ h

Kmaxh hệ số không điều hòa giờ (Kmaxh = 1.25)


120
 Qmax ℎ = .1.25 = 6.25 (𝑚 /ℎ)

Qmax h
Qmax s  .1000  l / s 
3600
6.25
 Qmax = .1000 = 1.74(𝑙/𝑠)
Ta có:
𝐷
Q = 𝜔.v = 𝜋 𝑣 (𝑚 /𝑠)
4
4Q
⇒ D = (𝑚)
.

Trong đó: D - đường kính trong của ống (m).


v - vận tốc trung bình nước chảy trong ống (m/s).
- Đường kính ống cấp nước cho khu dân cư xác định như sau:

4*1.74*0.001
D = = 0.060 (𝑚) = 60mm.
. ∗ .

Ví dụ 4.3: Xác định áp lực tại điểm đầu của một tuyến ống cấp nước. Biết rằng áp lực
tại điểm bất lợi nhất trên tuyến ống cấp nước là 14m; chiều dài đoạn ống tính từ điểm
đầu tuyến ống cấp nước tới điểm bất lợi nhất trên tuyến ống là 200m với tổn thất áp lực
đơn vị (i = 0.015); cao độ mặt đất tại vị trí điểm bất lợi nhất trên mạng lưới cấp nước và
cao độ mặt đất tại điểm đầu tuyến lần lượt là 4.20m và 5.0m.

65
Giải:

Áp lực tại điểm đầu tuyến cấp nước xác định theo công thức sau:
H1 = H2+ i.L +(z2-z1) (m)
Trong đó: H2- áp lực tại điểm bất lợi nhất trên tuyến ống cấp nước. H2=14m).
L – chiều dài đoạn ống tính toán (L = 14m).
i – tổn thất áp lực đơn vị (i=0.015).
z2; z1 – Cao độ mặt đất tại vị trí điểm bất lợi nhất trên mạng lưới cấp nước và cao độ
mặt đất tại điểm tính toán (z2 = 4.20m; z1 = 5.0m).
 H1 = 14+ 0.015*14 +(4.2-5) = 13.41m
Ví dụ 4.4: Cho một mạng lưới cấp nước như hình vẽ. Biết rằng mạng lưới cấp nước
cho một khu dân cư bao gồm các nhà liền kề, 1 nhà trẻ và 1 trường học. Vận tốc dòng
chảy trong các đoạn ống 0.7-1.4m/s. Hãy xác định đường kính của từng đoạn ống trên
mạng lưới cấp nước.

Giải:
Lưu lượng của mạng lưới cấp nước bao gồm các loại như sau:
+ Lưu lượng dọc đường: lưu lượng cấp cho các nhà liền kề.
+ Lưu lượng tập trung: lưu lượng cấp cho nhà trẻ, trường học.
- Xác định lưu lượng đơn vị:

q 
 Q  l / s.m 

L
đvdđ

66
Q dđ - tổng số lưu lượng dọc dường của toàn bộ mạng lưới:

Q dđ   QV 
 Q l / s tt

Q V : tổng lưu lượng cấp vào mạng lưới (  Q = 12l/s). V

Q tt : tổng lưu lượng lấy ra từ các điểm lấy nước tập trung (  Q tt = 0.5+2 =
2.5l/s).

 L : tổng số chiều dài tính toán các đoạn ống của mạng lưới cấp nước (  L
= 200+250+300 = 750m).
.
 q đvdđ = = 0.0127(𝑙/𝑠. 𝑚)
- Xác định lưu lượng dọc đường trên các đoạn ống:
Qdđ = q đvdđ . L (l/s)
Lập bảng tính toán lưu lượng dọc đường:

Đoạn ống L(m) Qdđ(l/s)


1-2 200 2.54

2-3 300 3.81


2-4 250 3.175

- Xác định lưu lượng dọc đường được qui về các nút:
𝑄 ú = ∑ 𝑄 đ (𝑙/𝑠)
Lập bảng tính toán lưu lượng dọc đường được qui về các nút

Tên nút Cách tính Qn(l/s)


1 2.54/2 1.27

2 (2.54+3.175+3.81)/2 4.763
3 3.81/2 1.905
4 3.175/2 1.588

- Lưu lượng lấy ra tại các nút được thể hiện trên hình vẽ sau:

67
- Xác định lưu lượng tính toán cho từng đoạn ống theo công thức:
Q = Qtt + Qvc + Qn (l/s).
Lập bảng lưu lượng tính toán cho từng đoạn ống

Đoạn ống Cách tính Q(l/s) Q(m3/s)


2-4 0.5+1.588 2.088
0.0021

2-3 2+1.905 3.905 0.0039


1-2 Q2-4+Q2-3+4.763 10.756 0.0108

- Xác định đường kính cho từng đoạn ống theo công thức:

4.Q
D = (𝑚)
𝜋. 𝑉
Trong đó: V – Vận tốc dòng chảy (V=0.7-1.4m/s).
Lập bảng xác định đường kính cho từng đoạn ống:

Đoạn ống Q(m3/s) V(m/s) D(m) D(mm)


2-4 0.0021
1.05 0.050 50

2-3 0.0039 0.78 0.080 80


1-2 0.0108 1.37 0.100 100

68
4.2 THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ (LT:5, BT:5, TL:0)

4.2.1 Khái niệm hệ thống thoát nước

Hệ thống thoát nước là tổ hợp các thiết bị, công trình kỹ thuật để thu gom, vận chuyển
và xử lý nước thải đạt yêu cầu vệ sinh trước khi xả vào nguồn tiếp nhận (ao, hồ, sông,
biển …).

Hình 4-20. Sơ đồ tổng quát hệ thống thoát nước đô thị


1- Đường phân chia lưu vực, 2- Mạng lưới cống ngoài phố, 3- Cống góp
lưu vực; 4- Cống chính, 5- Đường ống áp lực, 6- Trạm bơm, 7- Trạm xử lý,
8- Cống xả, 9- Cửa xả

Các bộ phận chính của sơ đồ hệ thống thoát nước:


- Mạng lưới cống ngoài phố: thu gom nước thoát ra từ các mạng lưới thoát nước trong
sân nhà và tiểu khu.
- Cống góp lưu vực: thu gom nước thoát ra từ các lưu vực riêng biệt.
- Cống chính: thu gom nước thoát ra từ các cống góp lưu vực để dẫn tới trạm xử lý hoặc
tới cửa xả để ra nguồn tiếp nhận.
- Trạm bơm: làm nhiệm vụ vận chuyển nước thoát lên cao khi nước không thể tự chảy
được.
- Trạm xử lý: là các công trình để làm sạch nước thải và xử lý chế biến cặn bùn.

4.2.2 Các loại nước thoát


a/ Nước thải sinh hoạt:

69
Chủ yếu bị nhiễm bẩn bởi các chất hữu cơ và vi trùng (nước thải từ khu bếp, khu
vệ sinh …)
b/ Nước thải sản xuất:
- Nước bẩn: là loại nước bị nhiễm bẩn nhiều. Nước thải này có thể chứa các chất
hữu cơ (Ví dụ: Công nghiệp đồ hộp, chế biến thực phẩm, bia, rượu…), chúng cũng có
thể chứa các hoá chất độc hại (Ví dụ: Công nghiệp hoá chất, công nghiệp dệt…).
- Nước quy ước sạch: là loại nước bị nhiễm bẩn ít. (Ví dụ: Nước để làm nguội chỉ bị
thay đổi nhiệt độ và có thể sử dụng lại trong hệ thống cấp nước tuần hoàn …).
c/ Nước mưa:
Nước mưa sau khi rơi xuống, chảy trên bề mặt thường bị nhiễm bẩn, đặc biệt là trận
mưa có cường độ nhỏ hoặc thời gian đầu của trận mưa có cường độ lớn (thường là 20
phút đầu của trận mưa). Khi đó, nước thoát ra chứa nhiều cát, bụi bẩn, vi khuẩn…
Nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất bị nhiễm bẩn và nước mưa của trận mưa có
cường độ nhỏ hoặc nước mưa rơi vào thời gian đầu của trận mưa có cường độ lớn đều
được thu gom, vận chuyển tới trạm xử lý. Sau khi xử lý đạt yêu cầu vệ sinh sẽ xả ra
nguồn tiếp nhận.
Nước mưa rơi vào thời gian sau của trận mưa có cường độ lớn và nước thải sản
xuất quy ước sạch có thể xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận.

4.2.3 Phân loại hệ thống thoát nước


a/ Hệ thống thoát nước chung

Là hệ thống trong đó tất cả các loại nước thoát (Nước mưa, nước thải sinh hoạt,
nước thải sản xuất) được thu gom, vận chuyển trong cùng một mạng lưới thoát nước để
tới trạm xử lý trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

70
Hình 4-11. Sơ đồ hệ thống thoát nước chung

- Ưu điểm:
+ Đảm bảo tốt nhất về mặt vệ sinh vì toàn bộ nước thoát đều được xử lý trước khi xả
ra nguồn.
+ Đối với các khu nhà cao tầng: Mạng lưới đạt giá trị kinh tế vì tổng chiều dài của
mạng lưới ít hơn hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn.
+ Trong đô thị chỉ có một hệ thống thoát nước, vì vậy tiết kiệm không gian để bố trí
các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.
- Nhược điểm:
+ Đối với những khu vực xây dựng nhà thấp tầng: Chế độ thuỷ lực làm việc của
hệ thống không ổn định. Vào mùa mưa, nước chảy đầy cống nhưng vào mùa khô trong
cống chỉ có nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất (Lưu lượng của chúng nhỏ nhiều
lần so với nước mưa). Do đó, độ đầy và tốc độ của dòng chảy nhỏ, không đảm bảo điều
kiện kỹ thuật do lắng đọng cặn, làm giảm khả năng chuyển tải, tăng số lần nạo vét, thau
rửa cống... Mặt khác, nước thải chảy đến trạm bơm và trạm xử lý không điều hoà về lưu
lượng và chất lượng nên công tác vận hành, quản lý trạm bơm và trạm xử lý phức tạp,
khó đạt hiệu quả như mong muốn.
+ Công suất trạm bơm và trạm xử lý lớn.
+ Vốn đầu tư xây dựng ban đầu cao (không thể phân kỳ đầu tư) vì chỉ có một hệ thống
thoát nước duy nhất.
- Phạm vi áp dụng:
+ Phù hợp với những nơi xây dựng nhà cao tầng.
+ Điều kiện địa hình thuận lợi cho thoát nước, hạn chế được số lượng trạm bơm và
áp lực bơm.
+ Cường độ mưa nhỏ.
b/ Hệ thống thoát nước chung có giếng tràn tách nước
Là hệ thống thoát nước chung, trong đó tại những vị trí giao nhau giữa cống góp lưu
vực và cống chính, người ta xây dựng các giếng tràn tách nước để xả bớt lượng nước
mưa (của những trận mưa to, kéo dài) ra nguồn tiếp nhận.

71
Giếng tràn tách nước

Hình 4-12. Sơ đồ hệ thống thoát nước chung có giếng tràn tách nước
1- Cống góp lưu vực; 2- Cống chính; 3- Cống xả; 4- Giếng tràn tách nước; 5- Đập tràn
- Ưu điểm:
+ Giảm kích thước cống và công suất của trạm bơm, trạm xử lý so với hệ thống
thoát nước chung không có giếng tràn.
- Nhược điểm:
+ Dễ gây ô nhiễm cho nguồn tiếp nhận.
- Phạm vi áp dụng: ở những khu vực có cường độ mưa lớn.
c/ Hệ thống thoát nước riêng

Là hệ thống thoát nước có hai hay nhiều mạng lưới, một mạng lưới dùng để thu
gom, vận chuyển nước bẩn (Nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất bị nhiễm bẩn) tới
trạm xử lý trước khi xả ra nguồn, một mạng lưới khác dùng để thu gom, vận chuyển
nước qui ước sạch và nước mưa xả thẳng trực tiếp ra nguồn.
Trong một số trường hợp nước thải sản xuất có chứa chất độc hại (Kiềm, axít…)
thì nhất thiết phải vận chuyển trong một mạng lưới riêng biệt.

72
Hình 4-13. Sơ đồ hệ thống thoát nước riêng

Các loại nước thoát được thu gom, vận chuyển bằng hệ thống cống ngầm.
Tuy nhiên, nước thải sản xuất quy ước sạch và nước mưa có thể được thu gom, vận
chuyển bằng hệ thống mương, rãnh lộ thiên.
- Ưu điểm:
+ Chế độ thuỷ lực làm việc của hệ thống ổn định.
+ Công suất trạm xử lý nhỏ hơn các hệ thống khác.
+ Giảm được vốn đầu tư xây dựng đợt đầu.
+ Công tác quản lý, vận hành duy trì hiệu quả.
- Nhược điểm:
+ Dễ gây ô nhiễm cho nguồn tiếp nhận.
+ Trong đô thị tồn tại nhiều hệ thống thoát nước song song.
+ Tổng giá thành xây dựng và quản lý cao.
- Phạm vi áp dụng:
+ Phù hợp với những đô thị lớn, xây dựng tiện nghi và các xí nghiệp công nghiệp.
+ Những vùng có khả năng xả toàn bộ nước mưa vào nguồn tiếp nhận.

73
+ Những khu vực có địa hình không thuận lợi đòi hỏi phải xây dựng nhiều trạm bơm
nước thải trong khu vực.
+ Những khu vực có cường độ mưa lớn.

d/ Hệ thống thoát nước riêng không hoàn toàn


Là hệ thống thoát nước riêng, trong đó tại những điểm giao nhau giữa hai mạng
lưới độc lập (Mạng lưới thoát nước bẩn và mạng lưới thoát nước mưa), người ta xây
dựng các giếng tràn tách nước mưa. Khi lưu lượng nước mưa ít, nước mưa sẽ cùng nước
bẩn vận chuyển tới trạm xử lý trước khi xả ra nguồn. Khi lưu lượng nước mưa lớn, chất
lượng tương đối sạch, nước mưa sẽ tràn qua giếng tràn theo cống xả để ra nguồn tiếp
nhận.
- Ưu điểm:
+ Về mặt vệ sinh: tốt hơn hệ thống thoát nước riêng vì trong thời gian mưa các
chất bẩn không xả trực tiếp vào nguồn.

Giếng tràn tách nước

Hình 4-13. Sơ đồ hệ thống thoát nước riêng không hoàn toàn

74
1- Cống thoát nước bẩn; 2- Cống chính; 3- Cống xả;
4- Giếng tràn tách nước; 5- Cống thoát nước mưa
- Nhược điểm:
+ Tại những vị trí đặt giếng tràn tách nước mưa, thường không đạt hiệu quả mong
muốn về mặt vệ sinh.
- Phạm vi áp dụng:
+ Phù hợp những đô thị có dân số > 50000 người.
+ Phù hợp giai đoạn đầu xây dựng hệ thống thoát nước của các đô thị.
+ Những vùng có nguồn tiếp nhận công suất nhỏ và không có dòng chảy.
Mỗi một loại hệ thống thoát nước đều có những ưu, nhược điểm. Trong mọi
trường hợp việc lựa chọn hệ thống thoát nước cần dựa trên cơ sở tính toán kinh tế kỹ
thuật và yêu cầu vệ sinh. Hệ thống thoát nước được lựa chọn phải là hệ thống ổn
định nhất theo các chỉ tiêu vệ sinh, kinh tế nhất về giá thành xây dựng và quản lý.

4.2.4 Cấu tạo mạng lưới thoát nước


a/ Những yêu cầu về cấu tạo mạng lưới thoát nước
- Phải có độ bền vững tốt: là khả năng chống tải trọng bên ngoài và áp lực bên
trong. Tải trọng bên ngoài: xe cơ giới khi đi lại…Tải trọng bên trong do áp lực nước gây
ra (cống tự chảy không có áp lực nhưng để dự phòng khi cống tắc, thường tính bằng 10m
cột nước).
- Sử dụng được lâu dài.
- Không bị thấm nước: là khả năng chống lại hiện tượng thẩm thấu qua thành cống
và kênh mương. Tuỳ theo mực nước ngầm mà hiện tượng thẩm thấu có thể xảy ra từ
trong ra hay từ ngoài vào.
- Không bị ăn mòn: là khả năng chống được sự ăn mòn do nước thải và nước
ngầm gây ra.
- Chịu được nhiệt độ cao.
- Đáp ứng yêu cầu về mặt thuỷ lực: là phải vận chuyển nước thải và cặn lơ lửng
được dễ dàng. Khi đó mặt trong của cống và kênh mương phải đảm bảo về độ nhẵn cần
thiết.
- Giá thành thấp, tận dụng vật liệu địa phương.
- Có khả năng công nghiệp hoá khâu sản xuất, cơ giới hoá thi công.
b/ Cấu tạo giếng thăm
- Mục đích giếng thăm: dùng để xem xét, kiểm tra chế độ công tác của mạng lưới thoát
nước một cách thường xuyên, đồng thời dùng để thông rửa trong trường hợp cần thiết.
- Vị trí: xây dựng tại những chỗ cống thay đổi hướng, thay đổi đường kính, thay đổi
độ dốc, nơi có cống nhánh đổ vào và trên những đoạn cống dài.

75
- Phân loại:
+ Giếng trên đường thẳng: là giếng thăm được bố trí trên những đoạn cống dài theo
khoảng cách qui định để tiện lợi cho quản lý, khoảng cách đó có thể tham khảo Bảng 2.1
Bảng 2. 1 - Bảng tham khảo khoảng cách giữa các giếng thăm theo đường kính ống
Đường kính ống(mm) Khoảng cách giữa các giếng thăm(m)

- D150-300 20 - 30
- D400-600 40
- D700-1000 60
- Trên 1000 100

Đối với các cống D=400-600mm, nếu độ đầy dưới 0.5d và tốc dộ tính toán bằng
tốc độ nhỏ nhất thì khoảng cách giữa các giếng có thể lấy 30m.
+ Giếng ngoặt: là giếng thăm xây dựng tại những nơi cống thoát nước đổi hướng.
Khác với giếng thăm đặt trên đoạn cống thẳng ở chỗ lòng máng được uốn cong với bán
kính 2-3 lần đường kính cống, góc chuyển hướng lớn hơn hoặc bằng 90 0.
+ Giếng nút: xây dựng ở những chỗ có cống nhánh đổ vào cống chính.
+ Giếng kiểm tra: xây dựng ở cuối mạng lưới thoát nước sân nhà hoặc tiểu khu trước
khi đổ vào cống đường phố, đặt ở phía trong đường đỏ.
+ Giếng tẩy rửa: tẩy rửa cống, thường đặt ở đoạn đầu mạng lưới khi tốc độ nước
chảy không đảm bảo tự làm sạch.
+ Giếng đặc biệt: khi cống có D > 600mm thì trên khoảng cách 300-500m phải
xây dựng một giếng mà cổ giếng có kích thước lớn để đưa các dụng cụ nạo vét vào cống.
- Cấu tạo: Giếng thăm có thể là gạch, bê tông hay bê tông cốt thép...
+ Máng hở: có nhiệm vụ dẫn nước từ cống vào tới cống ra (hướng dòng). Máng
thường làm bằng bê tông M ≥100, dùng ximăng poóclăng và các phụ gia chống thấm,
sau đó trát vữa và đánh màu kỹ.
+ Ngăn công tác: mặt bằng có thể tròn hoặc hình chữ nhật. Kích thước mặt bằng lấy
phụ thuộc vào đường kính cống.
Ví dụ: giếng kiểu tròn
D ≤ 600 mm  D giếng 1000mm
D = 700 mm  D giếng 1250mm
D = 800-1000 mm  D giếng 1500mm

76
Hình 4-14. Giếng thăm hệ thống thoát nước bẩn
+ Tấm đan: có nhiệm vụ liên kết ngăn công tác và cổ giếng.
+ Cổ giếng: có nhiệm vụ để người quản lý có thể lên xuống được phần công tác.
Kích thước của cổ giếng B=600-700mm. Trên cùng có nắp đậy tròn bằng gang.
c/ Cấu tạo giếng thu
- Mục đích giếng thu: thu gom nước mưa trước khi chảy vào hệ thống cống ngầm.
- Vị trí: thường đặt ở rãnh biên của đường với khoảng cách xác định theo tính toán,
ngoài ra còn bố trí ở những chỗ trũng, các ngả đường giao nhau và trước dải đi bộ
qua đường.
- Phân loại:
+ Cửa thu bó vỉa: khả năng thu nước kém, đặc biệt là khi độ dốc địa hình lớn thì lượng
nước trượt khỏi cửa thu càng nhiều, vì vậy nên áp dụng cho những khu vực nhỏ, địa hình
bằng phẳng (Hình 4.17).

77
Hình 4-15. Giếng thu loại cửa thu bó vỉa

+ Cửa thu mặt đường: khả năng thu nước tốt hơn, các thanh lưới chắn rác phải đặt
song song với chiều dòng nước, nhưng khi bị rác cản trở thì lượng nước trượt khỏi cửa
thu tăng lên (Hình 4.18).

Hình 4-16. Giếng thu loại cửa thu mặt đường

78
+ Cửa thu kết hợp: có cấu tạo là cửa thu bó vỉa kết hợp với cửa thu mặt đường nên có
khả năng khắc phục được các nhược điểm của các loại cửa thu nêu trên. Ở nước ta mưa
nhiều, vì vậy nên sử dụng loại này. (Hình 4.19)

Hình 4-17. Giếng thu loại cửa thu hỗn hợp


- Cấu tạo: Giếng thu có thể là gạch, bê tông hay bê tông cốt thép...
Mặt bằng là hình tròn, hình vuông hoặc hình chữ nhật có kích thước 0.6m-1.0m.
Khoảng cách giữa các giếng thu có thể tham khảo bảng sau:
Bảng 2. 2. Bảng tham khảo khoảng cách giữa các giếng thu theo độ dốc dọc đường
phố
Độ dốc dọc đường phố Khoảng cách giữa các giếng thu(m)
i ≤ 0.004 50
Từ 0.004-0.006 60
Từ 0.006-0.01 70
Từ 0.01-0.03 80

+ Chiều dài của đoạn ống nối từ giếng thu đến giếng thăm của hệ thống cống ngầm
không lớn hơn 40m.
+ Đáy của giếng thu nước mưa phải có hố thu cặn chiều sâu 0.3m-0.5m và cửa thu
phải có song chắn rác.

79
4.2.5 Những vấn đề cơ bản khi thiết kế mạng lưới thoát nước đô thị
a/ Các yếu tố thủy lực của dòng chảy và một số phương trình thủy lực
cơ bản khi thiết kế mạng lưới thoát nước
- Độ sâu dòng chảy (h): là chiều cao của mặt cắt ướt (mặt cắt vuông góc với đáy
kênh). Tuy nhiên, khi kênh (cống) có độ dốc đáy nhỏ, mặt cắt ướt và độ sâu dòng chảy
thường tính theo phương thẳng đứng (Hình 4-20).
- Độ dốc đáy kênh, cống (i): là tỉ số giữa độ hạ thấp hoặc dâng cao của đáy kênh
(cống) trên một đơn vị chiều dài của đáy kênh (cống). Độ dốc đáy kênh (cống) thường
được biểu thị bằng % hoặc (m/km). Độ dốc đáy kênh (cống) có ba loại: kênh (cống) dốc
thuận (i > 0); kênh (cống) đáy ngang (i = 0) và kênh (cống) dốc nghịch (i < 0) (Hình 4-
21).
- Độ dốc thủy lực J (Độ dốc ma sát): là tỉ số giữa độ hạ thấp của đường tổng cột
nước (đường năng) trên một đơn vị chiều dài dòng chảy thực hiện độ hạ thấp đó (Hình
4-22).

J= ( 3.1 )
L

Trong đó :
J - độ dốc thủy lực
hw - tổn thất cột nước giữa hai mặt cắt (m)
L - chiều dài tính toán giữa hai mặt cắt (m)

Hình 4-80. Độ sâu dòng chảy Hình 4-21. Các loại độ dốc

80
Trong tính toán đường ống thoát nước, để đơn giản cho việc tính toán, người ta coi
dòng chảy trong cống là dòng chảy đều và ổn định, khi đó i = J.
- Chu vi ướt (): là chu vi của phần tiếp xúc giữa chất lỏng và thành rắn trên mặt
cắt ướt.
- Bán kính thủy lực (R): là tỷ số giữa diện tích mặt cắt ướt và chu vi ướt.


R  m ( 3.2 )

- Lưu lượng (Q): là thể tích chất lỏng đi qua một mặt cắt ướt trong một đơn vị
thời gian.

Q   .V ( 3.3 )

Trong đó :
Q - lưu lượng của dòng chảy (m3/s)
 - diện tích mặt cắt ướt (m2)
V - vận tốc trung bình của dòng chảy (m/s)

- Vận tốc trung bình (V) tại một mặt cắt: là tỷ số giữa lưu lượng và diện tích của
mặt cắt ướt đó.

Q ( 3.4 )
V 

Trong dòng chảy đều, vận tốc trung bình có thể xác định theo công thức Chezy:

V = C RJ ( 3.5 )

Trong đó:
V - vận tốc trung bình (m/s)
R - bán kính thủy lực (m)
J - độ dốc thủy lực (có thể lấy bằng độ dốc đặt cống i).

C - hệ số Chezy (√𝑚/s), hệ số này tính đến ảnh hưởng của độ


nhám trên bề mặt trong của cống (n, e), hình dạng tiết diện cống (R), thành phần tính
chất của nước thải.

81
Hệ số Chezy có thể xác định theo công thức thực nghiệm của Manning như sau:
1 1
C  .R 6
n
Trong đó: n- hệ số nhám (phụ thuộc vào vật liệu làm cống, kênh mương).
R: bán kính thủy lực (m)
- Độ đầy tương đối (h/D): là tỉ lệ giữa chiều cao lớp nước chảy trong cống và đường
kính cống (hình 4-22).

Hình 4-22. Độ đầy tương đối

- Tổn thất cột nước


Tổn thất cột nước (hW) bao gồm hai loại:
Tổn thất dọc đường (hd): được sinh ra trên toàn bộ bề dài dòng chảy do ma sát giữa
chất lỏng và thành ống. Tổn thất dọc đường xác định như sau:
hd =i.L (m)
L – chiều dài đoạn ống tính toán (m).
i – tổn thất áp lực đơn vị.
Tổn thất cục bộ (hc): được sinh ra tại các vị trí cá biệt, ở đó dòng chảy có sự thay
đổi đột ngột về hình dạng, phương chuyển động (Ví dụ: tại vị trí giếng thăm, vị trí chuyển
hướng dòng chảy, ống mở rộng ...). Tổn thất cục bộ trong mạng lưới thoát nước thường
không đáng kể, vì vậy khi tính toán có thể bỏ qua.

b/ Một số yêu cầu chung khi thiết kế mạng lưới thoát nước đô thị
Khi thiết kế mạng lưới thoát nước phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
 Đường kính tối thiểu
Mục đích qui định đường kính tối thiểu: Trong những đoạn đầu của cống thoát
nước, lưu lượng tính toán thường không lớn, do đó có thể dùng các loại cống đường kính
nhỏ. Tuy nhiên, đối với các loại đường kính quá nhỏ, khả năng tắc cống dễ xảy ra làm
tăng chi phí quản lý. Vì vậy không phải lúc nào cống có đường kính nhỏ cũng là kinh tế,
mà nó cần một giới hạn nhất định.

Bảng 3. 1 - Bảng qui định đường kính nhỏ nhất của cống thoát nước trong đô thị

82
Đường kính nhỏ nhất D (mm)
Loại hệ thống thoát nước
Trong tiểu khu Đường phố
Hệ thống thoát nước sinh hoạt 150 200
Hệ thống thoát nước mưa 200 400
Hệ thống thoát nước chung 300 400

- Ống nối từ giếng thu nước mưa đến tuyến cống thoát nước có đường kính
D = 200mm -300mm.
- Các khu dân cư có lưu lượng nước thải dưới 500(m 3/ngđ) cho phép dùng ống
D200mm đặt ở đường phố.
- Trong các trường hợp đặc biệt, ống thoát nước thải sản xuất cho phép có
đường kính dưới 200mm.
 Độ đầy tối đa
Mục đích xác định độ đầy tối đa:
Đối với nước thải, nước không bao giờ được chảy đầy cống vì các lí do sau :
- Nước thải có chứa các chất hữu cơ thường xuyên bị phân hủy và sinh ra các
khí CO2, CH4, H2S... do đó cần một khoảng không để đảm bảo việc thông hơi cho đường
cống, đẩy các chất khí này ra ngoài.
- Tạo điều kiện tốt về thủy lực để vận chuyển những chất lơ lửng.
- Tạo thành thể tích dự trữ cho những lưu lượng bổ sung mà khi tính toán chưa
lường trước (Ví dụ: nước thâm nhập từ lòng đất vào trong cống..)
- Đối với hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước chung: cống được
thiết kế chảy đầy hoàn toàn (h/D=1).
Độ đầy tính toán lớn nhất của đường cống phụ thuộc vào đường kính cống và
được lấy như sau :
+ Đối với cống D = 200-300mm, độ đầy không quá 0,6D.
+ Đối với cống D = 350-450mm, độ đầy không quá 0,7D.
+ Đối với cống D = 500-900mm, độ đầy không quá 0,75D.
+ Đối với cống D > 900mm, độ đầy không quá 0,8D.
+ Cống thoát nước mưa và cống thoát nước chung được thiết kế chảy đầy hoàn
toàn.
+ Đối với tuyến cống đầu tiên là tuyến cống không tính toán, độ đầy của cống
không qui định.

83
 Vận tốc tính toán
Mục đích xác định vận tốc tính toán: Trạng thái của dòng chảy phụ thuộc chủ yếu
những chất không hòa tan (vô cơ hoặc hữu cơ), tùy thuộc vào trọng lượng riêng mà nó
có thể nổi trên mặt nước, phân tán đều trong dòng chảy hay lắng đọng trong lòng cống.
Sự làm việc bình thường của cống thể hiện ở chỗ các chất không hòa tan đó được vận
chuyển liên tục nhờ dòng nước và không bị lắng đọng. Vì vậy, khi tính toán thủy lực
vận tốc dòng chảy phải đảm bảo các yêu cầu trên. Ngoài ra, vận tốc đó không gây ảnh
hưởng lớn tới độ bền của cống và không làm xói mòn vật liệu cống.
Quy định vận tốc tính toán : Tốc độ phân bố rất không đều theo mặt cắt ướt của
cống, ở trung tâm dòng chảy có tốc độ lớn hơn ở các vùng khác. Trong tính toán hệ
thống thoát nước, người ta sử dụng vận tốc trung bình mặt cắt ướt dòng chảy, thường
lấy trong khoảng vận tốc không lắng cặn và vận tốc tới hạn xói mòn vật liệu làm cống
(Vk l< V< Vkx).
Tốc độ giới hạn không lắng (vận tốc tự làm sạch : là tốc độ mà dòng chảy đủ
sức chuyển tải lượng cặn lắng với tổ hợp thành phần xác định.
Thực tế, V > Vkl chỉ có ý nghĩa lý thuyết vì trong đó chưa đề cập đến những yếu
tố quan trọng như số lượng chất lơ lửng và thành phần các hạt.
Khi tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước, người ta qui ước tốc độ tối thiểu
bằng hoặc lớn hơn tốc độ không lắng áp dụng cho các loại cống.
Đối với nước thải sinh hoạt và nước mưa, vận tốc chảy nhỏ nhất Vmin ứng với độ
đầy tính toán lớn nhất của cống qui định như sau :
- Cống có đường kính 150 - 200mm Vmin = 0,7 m/s
- Cống có đường kính 300 - 400mm Vmin = 0,8 m/s
- Cống có đường kính 400 - 500mm Vmin = 0,9 m/s
- Cống có đường kính 600 - 800mm Vmin = 1,0 m/s
- Cống có đường kính 900 - 1200mm Vmin = 1,15 m/s
- Cống có đường kính 1300 - 1500mm Vmin = 1,2 m/s
- Cống có đường kính > 1500mm Vmin = 1,3 m/s
Đối với nước thải sản xuất có tính chất giống với nước thải sinh hoạt thì vận tốc
chảy nhỏ nhất lấy theo nước thải sinh hoạt. Ngoài ra, đối với các loại nước thải sản
xuất khác, vận tốc này lấy theo qui định của cơ quan chuyên ngành hoặc theo các tài liệu
nghiên cứu.
Đối với đoạn cống ở đầu mạng lưới không đảm bảo Vmin như đã qui định hoặc
độ đầy tính toán dưới 0,2D thì nên xây dựng các giếng tẩy rửa.

84
Tốc độ giới hạn không xói mòn: là tốc độ lớn nhất cho phép của dòng chảy ở
trong cống, với tốc độ lớn hơn sẽ làm mài mòn vật liệu làm cống.
- Vận tốc dòng chảy lớn nhất của nước thải trong cống bằng kim loại không
quá 8m/s, trong cống phi kim loại không quá 4m/s. Đối với nước mưa lấy tương ứng
bằng 10m/s và 7m/s.
- Vận tốc dòng chảy tính toán của nước thải trong ống siphon không được nhỏ
hơn 1m/s, tốc độ dòng chảy của nước thải trong đoạn cống nối với ống siphon không
được lớn hơn tốc độ chảy trong ống siphon.
 Độ dốc tối thiểu
Mục đích xác định độ dốc tối thiểu: Để đạt vận tốc không lắng, trong một số
trường hợp phải tăng độ dốc đặt cống (Ví dụ: những đoạn cống ở đầu mạng lưới). Khi
đó giá thành xây dựng cống tăng lên đáng kể, vì vậy cần xác định độ dốc tối thiểu.
Định nghĩa độ dốc tối thiểu: Là độ dốc mà khi ta tăng lưu lượng đạt mức độ đầy
tối đa, thì tốc độ dòng chảy đạt tốc độ không lắng.
Độ dốc tối thiểu xác định theo công thức kinh nghiệm là:
1
imin 
D
Trong đó: D - đường kính cống (m). Ví dụ: D min=1000mm thì imin= 0,001.
- Độ dốc nhỏ hơn 0,0005 rất ít khi được sử dụng trong thực tế.
Chú ý: Việc tính toán theo độ dốc tối thiểu chỉ hạn chế trong trường hợp đặc
biệt. Nói chung, độ dốc phải chọn xuất phát từ yêu cầu về vận tốc cho phép như đã nêu
ở trên.
c/ Một số nguyên tắc nối cống có ảnh hưởng tới tính toán thủy lực
Điều kiện thủy lực của mạng lưới được đảm bảo không chỉ tính toán thủy lực
đúng đắn mà còn đảm bảo cấu tạo mạng lưới đúng nguyên tắc sau :
- Đoạn cống nằm giữa hai giếng phải thẳng, ở những chỗ đường cống đổi hướng,
thay đổi độ dốc, thay đổi đường kính, những chỗ có ống nhánh nối phải có giếng thăm.
Khoảng cách tối đa giữa các giếng thăm lấy theo Bảng 3.16.

Bảng 3. 2 - Khoảng cách tối đa giữa các giếng thăm

85
Đường kính cống D Khoảng cách tối đa giữa các
(mm) giếng thăm (mm)

150 - 300 20 - 30

400 - 600 40

700 - 1000 60

Trên 1000 100

(Đối với các ống D400 – 600mm nếu độ đầy dưới 0,5D và vận tốc tính toán bằng
vận tốc nhỏ nhất thì khoảng cách tối đa giữa các giếng thăm lấy 30m)
Để tránh hiện tượng dềnh nước, nối cống ở các giếng phải thực hiện một trong
hai cách sau (Hình 0-9):
+ Khi cùng đường kính và độ đầy, hoặc độ đầy ở đoạn cống sau lớn hơn ở đoạn
cống trước thì dùng cách nối ngang mặt nước.
+ Trong các trường hợp khác thì áp dụng nối ngang đỉnh cống.

Hình 0-9. Sơ đồ nguyên tắc nối cống


a/ Nối ngang mặt nước; b/ Nối ngang đỉnh cống

- Tốc độ tính toán trong các đoạn cống phải tăng theo hướng dòng chảy. Việc giảm
tốc độ tính toán (nhưng không nhỏ hơn Vkl) chỉ cho phép sau giếng chuyển bậc. Khi vận
tốc V > 1,5m/s thì cho phép đoạn sau có thể nhỏ hơn đoạn trước khoảng 15-20%.
- Tại những giếng hội lưu, tốc độ trong các cống nhánh không được lớn hơn tốc độ
trong cống chính.
- Tại những chỗ đổi hướng ở trong giếng phải tạo dòng lượn (cống được thay bằng
máng hở lượn đều) để tránh tổn thất cục bộ và hiện tượng dồn nước. Vì vậy, góc vòng
bằng 900 chỉ dùng với cống có D < 400mm, góc vòng ≥ 1200 dùng với cống có D ≥
400mm.
d/ Ví dụ tính toán

86
Ví dụ 4.4: Một cống thoát nước mưa được thiết kế chảy đầy hoàn toàn trong cống
(h/D=1) với một lưu lượng là 70 l/s. Hãy xác định đường kính cống và độ dốc thủy lực,
biết rằng cống làm bằng bê tông cốt thép (hệ số nhám n=0,013) và vận tốc trung bình
dòng chảy trong cống là 1,0m/s.
Bài giải:
Theo công thức 3.1, ta có:
.
𝑄 = . 𝑉 = .𝑉 (m3/s)

Trong đó: D – đường kính cống (m).


.
 𝐷 = 2. = 2. = 0,299 m  300mm.
. , . ,

Độ dốc thủy lực được xác định dựa theo công thức 3.2 và 3.4, ta có:
/ /
V = C RJ = .𝑅 .𝐽
𝑉.𝑛 . ,
 𝐽=( 2/3 ) =( /
) = 0,0053
𝑅 ,
Trong đó: R – bán kính thủy lực được xác định như sau:
.

R= = = D/4 = 0,3/4 = 0,075 (m)
 .
Kết luận: đường kính cống D = 300mm và độ dốc thủy lực J = 0,0053.

Ví dụ 4.5: Một cống dẫn nước thải xả ra từ một xí nghiệp công nghiệp có đường kính
là 200mm, ống làm bằng bê tông cốt thép (hệ số nhám n=0,013), độ dốc thủy lực là 0,006
và độ đầy h/D = 0,5. Hãy xác định vận tốc trung bình và lưu lượng nước chảy trong ống.
Bài giải:
Theo ví dụ tính toán 3.1, vận tốc trung bình nước chảy trong cống được xác định như
sau:
/ /
V = .𝑅 .𝐽
Trong đó: R – bán kính thủy lực (m).
.

R=

=
.
= D/4 = 0,2/4 = 0,05 (m)

 Vận tốc nước chảy trong cống: V = . 0,05 /


. 0,006 /
= 0,81 m/s.
,

Theo công thức 3.1, ta có lưu lượng nước chảy trong cống như sau:

87
. , . ,
𝑄= .𝑉 = . 0,81 = 0,0127 (m3/s).

Ví dụ 4.6: Hãy xác định đường kính và vận tốc trung bình dòng chảy trong một cống dẫn
nước thải ra từ một trường học. Biết lưu lượng nước thải là 11,90(l/s), độ đầy h/D = 0,5,
độ dốc đáy cống là 0,006, cống được làm bằng bê tông cốt thép (hệ số nhám n=0,013).
Bài giải:
Theo ví dụ tính toán 3.1 và tính toán 3.2, vận tốc trung bình nước chảy trong cống
được xác định như sau:
/ / / /
V = .𝑅 .𝐽 = .( ) .𝐽

Trong đó: độ dốc thủy lực J lấy bằng độ dốc đáy cống i=0,006.
. .
Mặt khác, 𝑄 = .𝑉 V=
.
 Đường kính cống được xác định như sau:
.
= .( ) /
.𝐽 /
.
. , .
 = .( ) /
. 0,006 /
, . ,

 𝐷 /
= 0,0128  D = 0,195m  200mm.
,
 Vận tốc dòng chảy: V = .( ) /
.𝐽 /
= .( ) /
. 0,006 /
= 0,81m/s.
,

4.2.6 Vạch tuyến và bố trí mạng lưới thoát nước


a/ Phân chia lưu vực thoát nước
Lưu vực thoát nước là phần diện tích tập trung nước thoát về tuyến cống chính. Ranh
giới giữa các lưu vực là đường phân thuỷ. Các tuyến cống chính thường đặt theo đường
tụ thuỷ. Tùy theo điều kiện địa hình và quy mô đô thị, mạng lưới thoát nước đô thị có
thể có một hay một vài tuyến cống chính.
Trong các ô đất (các tiểu lưu vực), việc phân chia lưu vực sao cho đường ống dẫn
nước thoát ra từ các công trình đến cống trên đường phố là ngắn nhất. Điều đó phụ
thuộc các yếu tố sau :
- Chức năng, hình dạng của ô đất.
- Cao độ khống chế.
- Lưu lượng tính toán sơ bộ thoát ra từ ô đất.
b/ Xác định vị trí trạm xử lý và điểm xả

88
Mục đích: Do trạm xử lý và điểm xả có ảnh hưởng lớn về kinh tế - kỹ thuật, điều
kiện vệ sinh môi trường nên cần xác định vị trí trạm xử lý và điểm xả cho phù hợp.
Yêu cầu
- Phải đặt ở phía thấp hơn so với địa hình thành phố nhưng không bị ngập lụt.
- Phải đặt cuối hướng gió chính đặc biệt về mùa hè, cuối nguồn nước và đảm bảo
khoảng cách vệ sinh đối với khu dân cư và các xí nghiệp công nghiệp (khoảng
cách ly vệ sinh này lấy theo tiêu chuẩn, qui phạm).
- Thuận tiện trong việc sử dụng nước thải và cặn lắng của nó vào mục đích nông
nghiệp, đồng thời có thể tận dụng khả năng làm sạch tự nhiên để giảm nhẹ việc xây dựng
công trình làm sạch nhân tạo.
- Địa hình thuận lợi, địa chất tốt, mực nước ngầm nằm sâu.

c/ Nguyên tắc vạch tuyến mạng lưới thoát nước


Vạch tuyến mạng lưới thoát nước và lựa chọn sơ đồ mạng lưới là giai đoạn rất quan
trọng trong việc thiết kế thoát nước vì nó quyết định toàn bộ giá thành hệ thống thoát
nước.
Nguyên tắc vạch tuyến mạng lưới thoát nước
- Vạch tuyến theo nguyên tắc “tự chảy” nghĩa là phải lợi dụng độ chênh cao địa
hình để đặt cống theo chiều nước chảy từ khu vực cao xuống khu vực thấp.
- Đảm bảo tất cả các đối tượng thải nước có thể kết nối được với mạng lưới.
- Tổng chiều dài của mạng lưới là nhỏ nhất, tránh trường hợp nước chảy quanh co,
tránh đào đắp nhiều và hạn chế đặt trạm bơm.
- Hạn chế cống đi qua các chướng ngại vật như: sông, hồ, cầu, đường sắt, đê, đập và
các công trình ngầm khác …
- Phù hợp với sự phát triển trong tương lai của đô thị.

d/ Lựa chọn độ sâu chôn cống


Mục đích: do ảnh hưởng nhiều đến kinh phí đầu tư và thời gian xây dựng nên
việc lựa chọn độ sâu chôn cống nhỏ nhất đảm bảo về mặt kinh tế và kỹ thuật là vấn đề
quan trọng.
Các yêu cầu khi chọn độ sâu chôn cống
- Phải đảm bảo cống không bị phá hoại do các tác động cơ học. Trong điều kiện
thông thường, độ sâu chôn cống ngoài phố không nhỏ hơn (0,5m+D) đối với nơi không
có xe cơ giới qua lại, không nhỏ hơn (0,7m+D) đối với nơi có xe cơ giới qua lại, (D là
đường kính cống ngoài phố). Nếu các điều kiện trên không đảm bảo thì phải có biện
pháp bảo vệ cống.

89
- Độ sâu chôn cống còn phụ thuộc vào địa hình và qui hoạch tầng hầm của các
ngôi nhà. Tuy nhiên, nếu cống thoát nước trong sân nhà và tiểu khu đặt quá sâu không
cần thiết thì sẽ làm tăng chiều sâu của toàn bộ mạng lưới và tăng giá thành xây dựng. Vì
vậy cần phải xác định độ sâu chôn cống ban đầu.
Độ sâu chôn cống ban đầu (Hình 4-) được xác định theo công thức:
H  h0  L.i1  l.i2  d  Z1  Z 2 ( 3.6 )
Trong đó: H- độ sâu chôn cống ban đầu của cống thoát nước ngoài phố (m).
ho- độ sâu chôn cống ban đầu của cống trong sân nhà hay trong tiểu khu (m)
ho = (0,3 0,5)m + d (d – đường kính của cống trong sân nhà hay trong tiểu
khu) (m).
L, i1 - chiều dài và độ dốc của cống trong sân nhà hay tiểu khu.
l, i2 - chiều dài và độ dốc của đoạn cống nối từ giếng kiểm tra tới cống ngoài
phố.
Δd - độ chênh giữa kích thước của cống ngoài phố và cống trong sân nhà
(tiểu khu) (m).
Z1 - cao độ mặt đất tại giếng thăm đầu tiên của cống ngoài phố (m).
Z2 - cao độ mặt đất tại giếng thăm đầu tiên của cống trong sân nhà (tiểu
khu) (m).

Hình 4-23. Sơ đồ xác định độ sâu chôn cống ban đầu


- Độ sâu đặt cống lớn nhất xác định theo tính toán, tùy thuộc vào vật liệu làm cống,
điều kiện địa kỹ thuật và địa chất thủy văn, phương pháp thi công và các yếu tố kỹ thuật

90
khác. Tuy nhiên, độ sâu chôn cống không nên đặt quá sâu sẽ gây khó khăn cho công tác
xây dựng và quản lý. Nói chung, trong điều kiện địa chất công trình và địa chất thủy văn
thuận lợi, độ sâu tối đa không nên vượt quá 6-8m, trường hợp đất yếu không nên vượt
quá 4-4,5m. Với độ sâu lớn hơn cần đặt trạm bơm để đưa nước lên cao. Khi đó, việc bố
trí trạm bơm cần đảm bảo các điều kiện sau:
+ Nên đặt ở những vị trí có địa hình thấp nhất so với khu vực.
+ Đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh.
+ Tránh đặt nhiều trạm bơm hoặc phải bơm cho những khu vực quá lớn.
+ Nên đặt vào những khu xây dựng đợt đầu để thuận lợi cho việc phân đợt xây
dựng.

e/ Bố trí cống trên mặt cắt ngang đường phố


- Cống thoát nước thường được bố trí dọc theo đường phố, có thể dưới hè, dưới lòng
đường hoặc dưới dải phân cách. Nếu bố trí mạng lưới ở một phía đường phố thì nên bố
trí ở phía có nhiều ống nhánh thoát nước đổ vào. Trên những đường phố rộng trên 30m,
có thể bố trí đường ống thoát nước thải ở hai bên đường (nếu chỉ tiêu kinh tế cho phép).
- Bố trí phù hợp với từng loại đô thị và xu hướng phát triển lâu dài của đô thị.
- Không ảnh hưởng đến sự an toàn của các công trình ngầm khác trong quá trình thi
công, quản lý, khai thác và sử dụng.
- Đảm bảo kết nối thuận tiện cho các đối tượng thải nước.
- Khoảng cách đặt cống so với các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm khác (Hình
4-10) phải tuân thủ quy chuẩn xây dựng.

Hình 4-10. Sơ đồ bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật


trên mặt cắt ngang đường phố
E - Mạng điện chiếu sáng T- Mạng lưới thoát nước
ĐT - Mạng điện thoại N - Mạng dẫn nhiệt
G - Mạng dẫn gas GT - Giếng thu nước mưa

91
C - Mạng lưới cấp nước NM - Mạng lưới thoát nước mưa
- Đối với đường phố có cường độ giao thông lớn và có nhiều loại đường ống hạ tầng kỹ
thuật thì nên bố trí chúng trong tuy-nen hoặc hào kỹ thuật (Hình 4-).

Hình 4-25. Hào kỹ thuật

4.2.7 Thiết kế mạng lưới thoát nước bẩn


a/ Tiêu chuẩn thải nước
- Tiêu chuẩn thải nước là lượng nước thải ra của một đối tượng dùng nước trong
một đơn vị thời gian.
- Tiêu chuẩn thải nước thường lấy bằng tiêu chuẩn cấp nước.
- Tiêu chuẩn thải nước sinh hoạt phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện thiết bị vệ
sinh, điều kiện khí hậu, điều kiện vệ sinh, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế
xã hội, trình độ dân trí, khoa học kĩ thuật...
- Tiêu chuẩn thải nước sinh hoạt và các nhu cầu khác của khu dân cư phụ thuộc
vào từng loại đô thị và giai đoạn xây dựng (chi tiết xem tiêu chuẩn ngành).

b/ Hệ số không điều hòa


Khi tính toán mạng lưới thoát nước, người ta thường sử dụng hệ số không điều hòa
Kc. Hệ số này có thể lấy căn cứ vào lưu lượng trung bình giây nước thải sinh hoạt (Bảng
3.15).
Bảng 3. 3 – Bảng hệ số không điều hòa chung

92
Lưu lượng trung bình giây nước thải sinh hoạt Qtb (l/s)
Hệ số không điều
hòa chung Kc
5 10 20 50 100 300 500 1000 5000

K cmin 0,38 0,45 0,50 0,55 0,59 0,62 0,66 0,69 0,71

K cmax 2,50 2,10 1,90 1,70 1,60 1,55 1,50 1,47 1,44

Khi lưu lượng trung bình của nước thải nhỏ hơn 5l/s thì Kc lấy bằng 5.

c/ Tổng lưu lượng nước thải


Tương tự như phần tính toán lưu lượng mạng lưới cấp nước.

d/ Tính toán thủy lực


Tính toán thủy lực bao gồm xác định đường kính ống, độ dốc, tốc độ, độ đầy, độ
sâu chôn cống và cao độ đáy cống của từng đoạn cống tính toán.
- Khái niệm đoạn cống tính toán
Đoạn cống tính toán là khoảng cách giữa hai điểm (giếng thăm) mà lưu lượng
dòng chảy quy ước là không đổi.
- Các loại lưu lượng
Lưu lượng dọc đường: là lượng nước từ các khu nhà thuộc lưu vực nằm dọc hai bên
đoạn cống đổ vào đoạn cống tính toán.
Lưu lượng dọc đường là một đại lượng biến đổi (
Hình 4-).

Hình 4-11. Các loại lưu lượng trên


Hình 4-26a. Biểu đồ về sự thay đổi đoạn cống tính toán
lưu lượng dọc đường
Qtt – lưu lượng tính toán Qdđ – lưu lượng dọc đường
Qcs – lưu lượng cạnh sườn Qcq – lưu lượng chuyển qua

93
Qttr – lưu lượng tập trung
Để đơn giản trong tính toán, người ta coi lưu lượng dọc đường mà đoạn cống phục
vụ đều đổ vào điểm đầu và không đổi trên đoạn cống đó.
Lưu lượng chuyển qua: là lượng nước của đoạn cống phía trên đổ vào điểm đầu của
đoạn cống tính toán.
Lưu lượng cạnh sườn: là lượng nước từ cống nhánh cạnh sườn đổ vào điểm đầu của
đoạn cống tính toán.
Lưu lượng tập trung: là lượng nước chuyển qua đoạn cống từ các đơn vị thải nước
lớn nằm riêng biệt ở phía trên đoạn cống tính toán (xí nghiệp công nghiệp, trường học,
bệnh viện...).
- Lưu lượng thoát nước trên đoạn ống tính toán
Lưu lượng thoát nước trên đoạn ống tính toán được xác định như sau:
Qtt = Qdđ+ Qcs+Qttr+Qcq (l/s)
Sau khi xác định được lưu lượng thoát nước bẩn của đoạn ống tính toán, áp dụng các
công thức đã trình bày ở mục 4.2.5 hoặc tra bảng thủy lực được các giá trị độ dốc, vận
tốc dòng chảy, độ đầy (các giá trị này phải thỏa mãn các điều kiện đã trình bày ở mục
4.2.5).

4.2.8 Thiết kế mạng lưới thoát nước mưa


a/ Chu kỳ tràn cống
Chu kỳ tràn cống P (năm): là thời gian lặp lại của trận mưa có cường độ vượt quá
cường độ tính toán (vượt quá sức chuyển tải của cống).
Việc xác định đúng giá trị P trong thiết kế mang lại nhiều ý nghĩa về kinh tế - kĩ
thuật:
- Nếu P nhỏ thì kích thước cống sẽ nhỏ, nhưng hay xảy ra tình trạng ngập lụt.
- Nếu P lớn thì tránh được ngập lụt nhưng kích thước cống lớn, không kinh tế.
Căn cứ vào tính chất qui mô công trình và điều kiện địa hình để chọn P cho phù
hợp, có thể tham khảo Bảng 3.19 và Bảng 3.20.
+ Đối với các đô thị hay khu vực đô thị địa hình đồi núi, khi diện tích lưu vực
thoát nước lớn hơn 150ha, độ dốc địa hình lớn hơn 0,02 và nếu tuyến cống chính nằm ở
vệt trũng của lưu vực thì không phân biệt qui mô đô thị, giá trị P cần lấy lớn hơn qui
định trong Bảng 3.19. Có thể chọn P là 10 – 20 năm dựa trên sự phân tích độ rủi ro tổng
hợp và mức độ an toàn của công trình.
+ Khi tuyến thoát nước ở những nơi có các công trình quan trọng (tuyến tàu điện
ngầm, nhà ga xe lửa, hầm qua đường… hoặc trên những tuyến đường giao thông quan

94
trọng mà việc ngập nước có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng thì chu kỳ P lấy lớn
hơn so với qui định trong Bảng 3.19, có thể giá trị P lấy là 25 năm. Đối với khu vực có
địa hình bất lợi có thể lấy cao hơn (50 hoặc 100 năm) dựa trên sự phân tích tổng hợp độ
rủi ro và yêu cầu an toàn.
Bảng 3. 4 – Bảng chu kỳ tràn cống đối với khu vực đô thị

Qui mô công trình


Tính chất đô thị
Kênh, mương Cống chính Cống nhánh
khu vực

Thành phố lớn, loại I 10 5 2-1

Đô thị loại II,III 5 2 1 – 0,5

Các đô thị khác 2 1 0,5 – 0,33

Bảng 3. 5 - Bảng chu kỳ tràn cống đối với khu công nghiệp

Tính chất khu công nghiệp Giá trị P

Khu công nghiệp có công nghệ bình thường 5 - 10

Khu công nghiệp có các cơ sở sản xuất có yêu cầu 10 - 20


đặc biệt

b/ Thời gian mưa


Khái niệm: Thời gian mưa tính toán là thời gian kéo dài của trận mưa, được tính
bằng giờ hay bằng phút, thường được đo bằng máy đo tự ghi.
Khi xác định lưu lượng tính toán nước mưa theo phương pháp cường độ giới
hạn, người ta xác định theo thời gian dòng chảy mưa (giả thiết là thời gian tập trung
nước mưa từ điểm xa nhất tới tiết diện tính toán) Hình 3 – 26.

95
Hình 0-12. Sơ đồ xác định thời gian mưa

Công thức tính toán thời gian dòng chảy mưa như sau :

t  tm  tr  tc  phút  ( 3.7 )

Trong đó : tm - thời gian nước chảy từ điểm xa nhất của bề mặt lưu vực tới rãnh biên của
đường (thường từ 5 – 10 phút).
tr - thời gian nước chảy theo rãnh đường đến giếng thu đầu tiên (thường từ 1
– 2 phút)
tc : thời gian nước mưa chảy trong cống đến tiết diện tính toán và được xác
định theo công thức:
Lc
tc  0, 017   phút  ( 3.8 )
Vc
Trong đó :
Lc: chiều dài mỗi đoạn cống tính toán (m).
Vc: vận tốc chảy trong mỗi đoạn cống tương đương (m/s).
- Đối với khu vực đô thị mà hệ thống thoát nước mưa chưa rõ rệt (không bố trí giếng
thu, không có rãnh đường) thì thời gian tập trung nước mưa bề mặt ( tm  tr ) xác định
theo công thức sau:
1,5n 0,6 .L0,6
t  tm  tr   phút  ( 3.9 )
Z 0,3 .i 0,5 .I 0,3
Trong đó :
n: hệ số nhám Manning
L: chiều dài dòng chảy (m)
Z: hệ số mặt phủ, lấy theo Bảng 3.21.
I: cường độ mưa (mm/phút)
i: độ dốc bề mặt.
Bảng 3. 6 – Hệ số mặt phủ

Loại mặt phủ Hệ số Z


Mái nhà mặt đường nhựa 0,24
Mặt đường lát đá 0,224
Mặt đường cấp phối 0,145

96
Mặt đường ghép đá 0,125
Mặt đường đất 0,084
Công viên, đất trồng cây (á sét) 0,038
Công viên, đất cây xanh (á cát) 0,020
Bãi cỏ 0,015

Khi diện tích bề mặt có nhiều loại mặt phủ khác nhau thì hệ số Z trung bình xác
định bằng phương pháp bình quân theo diện tích.
c/ Cường độ mưa
Cường độ mưa được đo bằng các dụng cụ đo mưa và thường bao gồm hai loại sau:
- Cường độ mưa theo chiều cao lớp nước (I): là tỉ số giữa chiều cao lớp nước mưa
rơi xuống với thời gian mưa.

h
i  mm / phút  ( 3.10 )
t

- Cường độ mưa theo thể tích (q): là thể tích lượng nước mưa rơi xuống trên một
đơn vị diện tích trong một đơn vị thời gian.

q  166, 7.I  l / s.ha  ( 3.11 )

Trong đó: h - chiều cao lớp nước mưa (mm).


t - thời gian mưa (phút).
166,7 - hệ số chuyển đổi từ cường độ mưa tính theo lớp nước sang
cường độ mưa tính theo thể tích.
+ Khi thiết kế hệ thống thoát nước mưa, cường độ mưa có thể xác định theo TCVN
7957:2008:
A 1  C lg P 
q  l / s.ha  ( 3.12 )
t  b
n

Trong đó: A, C, b,n - hằng số khí hậu phụ thuộc vào điều kiện mưa địa phương,
có thể lấy theo Bảng 3.22.
t - thời gian dòng chảy mưa (phút).
P - Chu kỳ tràn cống (năm).

97
Bảng 3. 7 - Hằng số khí hậu của từng địa phương

98
d/ Hệ số dòng chảy
Ý nghĩa: Lượng mưa rơi xuống chỉ chảy một phần vào cống, phần còn lại thấm xuống
đất, bốc hơi hoặc đọng lại trên mặt đất, vì vậy cần xác định hệ số dòng chảy.

99
Khái niệm: Hệ số dòng chảy là tỷ số giữa lượng nước mưa chảy trong cống và lượng
nước mưa thực rơi.
qc
 ( 3.1 )
qb

Trong đó : qc - lượng nước mưa chảy trong cống (l/s).


qb - lượng nước mưa thực rơi (l/s).
Khi diện tích bề mặt không thấm nước lớn hơn 30% diện tích lưu vực thì hệ số dòng
chảy φ có thể coi là đại lượng không đổi (nghĩa là không phụ thuộc vào q, t). Khi đó, φ tb
tính như sau:
1 F1   2 F2  3 F3
tb  ( 3.1 )
F i

Trong đó :
φ1, φ2 , φ3 - hệ số dòng chảy của mặt phủ lưu vực, lấy theo Bảng 3.24.
F1, F2, F3 - diện tích lưu vực tương ứng.
Bảng 3. 8 - Hệ số dòng chảy
Tính chất bề mặt thoát Chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán P (năm)
nước
2 5 10 25 50
Mặt đường atphan 0,73 0,77 0,81 0,86 0,90
Mái nhà, mặt phủ bêtông 0,75 0,80 0,81 0,88 0,92
Mặt cỏ, vườn, công viên
(cỏ chiếm dưới 50%)
- Độ dốc nhỏ 1-2% 0,32 0,34 0,37 0,40 0,44
- Độ dốc trung bình 2-7% 0,37 0,40 0,43 0,46 0,49
- Độ dốc lớn 0,40 0,43 0,45 0,49 0,52

Khi khu vực chưa có qui hoạch chi tiết về sử dụng đất thì φtb có thể lấy theo kinh
nghiệm như sau:
- Đối với những thành phố hoàn chỉnh φtb=0,7- 0,8.
- Đối với những khu quy hoạch mới φtb = 0,5 – 0,6.
- Đối với những khu ngoại thành φtb = 0,3 – 0,4.
e/ Xác định lưu lượng nước mưa tính toán
Phương pháp cường độ giới hạn (D.F.Gorbatrep)

100
Khái niệm: Là phương pháp xác định lưu lượng nước mưa tính toán dựa vào thời
gian tập trung dòng chảy.
Lưu lượng tính toán thoát nước mưa của tuyến cống xác định theo công thức:

Qtt  q.F . l / s ( 3.2 )


Trong đó:
q - cường độ mưa tính toán (l/s.ha).
φ - hệ số dòng chảy.
F- diện tích lưu vực mà tuyến cống phục vụ (ha).
Phương pháp thích hợp (Rational Method)
Bản chất của phương pháp này hoàn toàn giống phương pháp cường độ giới
hạn.
Lưu lượng tính toán thoát nước mưa của tuyến cống xác định theo công thức:
Qtt  K .I .F . l / s ( 3.3 )
Trong đó:
K - hệ số qui đổi (K = 2,78).
I - cường độ mưa (mm/h).
φ - hệ số dòng chảy.
F- diện tích lưu vực mà tuyến cống phục vụ (ha).
Sau khi xác định được lưu lượng nước mưa của đoạn ống tính toán, áp dụng các công
thức đã trình bày ở mục 4.2.5 hoặc tra bảng thủy lực được các giá trị độ dốc, vận tốc
dòng chảy, độ đầy (các giá trị này phải thỏa mãn các điều kiện đã trình bày ở mục 4.2.5).
f/ Ví dụ:
Cho một tuyến đường dài 500m, có hai lưu vực thoát nước như hình vẽ. Biết lưu vực
I của tuyến đường có diện tích 2ha và số dân là 300 người; lưu vực II của tuyến đường
có diện tích 1.3ha và số dân là 150 người. Lưu lượng thải nước của 1 người là
250l/người.ngđ. Tuyến đường thuộc thành phố Hà Nội, hệ thống thoát nước được thiết
kế theo loại hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn, hệ số dòng chảy φ = 0.75, chu kỳ tràn
cống P =2 năm. Hãy xác định đường kính thoát nước bẩn và đường kính thoát nước mưa
của tuyến đường.

101
a/ Xác định đường kính thoát nước bẩn:
- Lưu lượng thoát nước bẩn trên tuyến đường được xác định như sau:
Qth = N.q/1000 = (300+150).250/1000 = 90(m3/ngđ).
 lưu lượng thải nước trung bình tính theo giây là :
Qs(tb) = 90*1000/86400 = 1.302(l/s)
Lưu lượng thải nước bẩn lớn nhất tính theo giây được xác định như sau:
Qs(max) = Qs(tb).Kc = 1.302x5 = 6.51 (l/s).
Trong đó: Kc – hệ số không điều hòa chung được tra bảng 3.15.
- Đường kính thoát nước bẩn của tuyến đường được xác định như sau:
Từ lưu lượng thải Qs (max) dùng bảng tra thủy lực, ta được các thông số D = 200mm;
i =0.009 (thỏa mãn điều kiện 1/D – đã trình bày ở mục 4.2.5); v= 0.75m/s (thỏa mãn
điều kiện v0.7m/s -đã trình bày ở mục 4.2.5) ; h/D = 0.32(h/D0.6 - đã trình bày ở
mục 4.2.5). Vậy cống D200mm là hợp lý.

b/ Xác định đường kính thoát nước mưa:


- Lưu lượng tính toán thoát nước mưa của tuyến cống xác định theo công thức:

Qtt  q.F . l / s
Trong đó:
φ - hệ số dòng chảy φ = 0.75.
F- diện tích lưu vực mà tuyến cống phục vụ (F = 2+1.3=3.3ha).

102
q - cường độ mưa tính toán (l/s.ha), xác định như sau:
A 1  C lg P 
q  l / s.ha 
t  b
n

Trong đó: A, C, b,n - hằng số khí hậu phụ thuộc vào điều kiện mưa địa phương.
Theo bảng 3.22, khu vực thuộc thành phố Hà nội nên A = 5890; C = 0.65; b = 20; n=0.84
P - Chu kỳ tràn cống (P =2năm).
t - thời gian dòng chảy mưa (phút), xác định như sau:
t  tm  tr  tc  phút 

Trong đó : tm - thời gian nước chảy từ điểm xa nhất của bề mặt lưu vực tới rãnh biên
của đường (thường từ 5 – 10 phút).
tr - thời gian nước chảy theo rãnh đường đến giếng thu đầu tiên (thường từ 1
– 2 phút)
tc : thời gian nước mưa chảy trong cống đến tiết diện tính toán và được xác
định theo công thức:
Lc
tc  0, 017   phút 
Vc

= 0.017x(500/1.0) = 8.5 (phút)


Trong đó: Lc – chiều dài đoạn cống tính toán (lấy bằng chiều dài tuyến đường; Lc =
500m).
Vc -Vận tốc nước chảy trong cống (vận tốc này giả thiết là 1.0m/s. Sau khi tính toán
được lưu lượng thoát nước mưa, tra bảng thủy lực nếu kết quả vận tốc gần bằng vận tốc
giả thiết thì kết quả tính toán là đạt yêu cầu. Nếu trường hợp không thỏa mãn điều kiện
này thì phải giả thiết lại vận tốc dòng chảy).
Thay các giá trị trên vào các công thức, ta có t = 10+2+8.5 = 20.5 (phút)  cường độ
mưa tính toán q = 314.39 (l/s.ha).
Vậy lưu lượng nước mưa của đoạn cống tính toán là Qtt = 0.75x3.3x314.39 =
778.12(l/s).
- Đường kính thoát nước mưa của tuyến đường được xác định như sau:
Từ lưu lượng thoát nước mưa 778.12l/s, dùng bảng tra thủy lực, ta được các thông số
D = 1000mm; i =0.0012 (thỏa mãn điều kiện 1/D – đã trình bày ở mục 4.2.5); v=
0.99m/s (thỏa mãn vì gần bằng vận tốc giả thiết V = 1.0m/s và đảm bảo vận tốc không
lắng, vận tốc không xói – đã trình bày ở mục 4.2.5); h/D = 1(thỏa mãn điều kiện h/D- đã
trình bày ở mục 4.2.5). Vậy cống D1000mm là hợp lý.

103
104
CHƯƠNG 5 : THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP
ĐIỆN VÀ CHIẾU SÁNG TRONG ĐÔ
THỊ (LT:6, BT:6, TL:0)

5.1 THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP ĐIỆN ĐÔ THỊ CHO MỘT KHU DÂN DỤNG
VÀ CÔNG NGHIỆP (LT:4, BT:4, TL:0)

5.1.1 Khái niệm về hệ thống cấp điện


Hệ thống cấp điện là một tập hợp các công trình làm nhiệm vụ sản xuất, truyền tải và
phân phối điện năng đến các đối tượng tiêu thụ điện. Hình 5-1 minh họa sơ đồ tổng quát
của một hệ thống cấp điện.

Hình 5.1. Sơ đồ tổng quát hệ thống cấp điện


1.Nhà máy điện; 2.Trạm biến áp tăng áp; 3.Mạng lưới điện cao áp; 4.Trạm biến áp
trung gian; 5.Trạm phân phối; 6.Mạng lưới điện trung áp; 7.Trạm biến áp phân phối;
8. Mạng lưới điện hạ áp; 9. Các đối tượng tiêu thụ điện
Điện năng được sản xuất từ nhà máy điện với điện áp 6KV; 10KV hoặc 15K, sau
đó qua trạm biến áp tăng áp để trở thành dòng điện cao áp (110KV; 220KV; 500KV) và
được truyền tải đi xa bằng mạng lưới điện cao áp. Khi đến nơi tiêu thụ, dòng điện cao áp
được trạm biến áp trung gian biến đổi trở thành dòng điện trung áp (35KV; 22KV; 10KV;
6KV) và đi qua trạm phân phối để tới các trạm biến áp phân phối. Nhiệm vụ của trạm
biến áp phân phối là biến đổi dòng điện trung áp thành dòng điện hạ áp (điện áp nhỏ hơn
1KV) và phân phối đến các đối tượng tiêu thụ điện. Trong phạm vi giáo trình này, nội
dung chủ yếu trình bày các vấn đề liên quan tới mạng lưới điện hạ áp.
Mạng lưới điện hạ áp thường được sử dụng với điện áp 0,4KVvà người ta thường
sử dụng hai loại: loại điện một pha và loại điện ba pha. Mạng lưới điện một pha được sử
dụng phổ biến cho nhu cầu sinh hoạt hoặc các thiết bị có công suất nhỏ. Mạng điện một
pha bao gồm một dây pha và một dây trung tính, trong đó điện áp (hiệu điện thế) giữa hai
dây này là 220V. Mạng lưới điện một pha được lấy ra từ một pha của mạng lưới điện ba
pha. Đối với mạng lưới điện ba pha, thường được sử dụng trong các xí nghiệp công nghiệp
hoặc các thiết bị có công suất lớn. Mạng điện ba pha thường bao gồm ba dây pha và một
dây trung tính, trong đó điện áp giữa hai dây pha là 380V, điện áp giữa một dây pha và
dây trung tính là 220V (Hình 5-2). Dây trung tính có vai trò cân bằng pha trong mạch
điện ba pha và làm kín mạch trong mạch điện một pha. Về mặt lý thuyết, dây trung tính
có mức điện áp bằng 0.

Hình 5.2. Mạng lưới điện ba pha


Đối với mạng lưới điện đường dây trên không, ngoài các dây pha và dây trung tính,
người ta còn bố trí thêm dây nối đất (dây tiếp địa) để tránh những tác hại do rò rỉ điện.
Để thuận tiện cho công tác thiết kế, người ta thường sử dụng thống nhất các ký hiệu
của hệ thống cấp điện như sau:

1
Hình 5.3. Một số ký hiệu của hệ thống cấp điện
5.1.2 Cấu tạo mạng lưới cấp điện
- Dây dẫn điện gồm hai loại: dây trần và dây bọc cách điện.
+ Dây trần: là loại dây dẫn điện làm từ vật liệu đồng, nhôm hoặc thép kéo sợi để
trần không bọc cách điện (Hình 5.4). Trong đó, dây nhôm và nhôm lõi thép được dùng
phổ biến cho đường dây trên không (phần nhôm làm nhiệm vụ dẫn điện và phần thép để
tăng độ bền cơ học). Dây trần được dùng cho mọi cấp điện áp. Tuy nhiên, do dây trần gây
nguy hiểm tới con người nên chúng chỉ được sử dụng mạng điện đường dây trên không
ở ngoài đô thị.

Hình 5.4. Cấu tạo dây trần dẫn điện


Ký hiệu loại dây trần: (A,AC)-F. Trong đó, A là ký hiệu dây nhôm; AC là ký hiệu
dây nhôm lõi thép; F là tiết diện dây (đơn vị mm 2).
+ Dây bọc cách điện: là loại dây dẫn điện trong đó mặt ngoài của lõi dẫn điện (lõi
dẫn điện bằng đồng hoặc nhôm) được bọc một hay nhiều lớp cách điện. Lớp cách điện
làm bằng các loại vật liệu: nhựa tổng hợp, cao su. (Hình 5.5). Dây bọc cách điện thường
dùng trên mạng lưới điện hạ áp và bao gồm nhiều loại: một sợi, nhiều sợi, dây cứng, dây
mềm, dây đơn, dây đôi v,v.

Hình 5.5. Cấu tạo dây bọc cách điện


1-Lõi dẫn điện; 2-Lớp cách điện riêng cho từng lõi dẫn điện;3- Lớp cách điện chung
Ký hiệu loại dây bọc cách điện: M(n,F). Trong đó, M là ký hiệu dây đồng; n: ký
hiệu số dây; F: tiết diện dây (mm2). Đối với mạng lưới điện, người ta thường ký hiệu như
sau: (nxF+1xF0). Trong đó: n là ký hiệu số dây pha; F: tiết diện dây pha (mm 2); F0: tiết
diện dây trung tính (mm2).
- Cáp điện là loại dây dẫn điện đặc biệt. Cáp điện lực bao gồm: các lõi dẫn điện
bằng đồng hoặc nhôm, vỏ cách điện riêng cho mỗi lõi, vỏ cách điện chung của các lõi và
vỏ bảo vệ. Trong đó, vỏ cách điện làm bằng nhựa tổng hợp (PVC, XLPE); vải sợi; giấy

2
tẩm dầu hoặc cao su cách điện. Vỏ bảo vệ có tác dụng che kín cáp và chịu được các tác
động cơ học và hóa học của môi trường xung quanh. (Hình 5.6).

Hình 5.6. Cấu tạo cáp điện


1-Lõi dẫn điện; 2-Lớp cách điện riêng cho từng lõi dẫn điện;
3- Lớp cách điện chung; 4- Vỏ bảo vệ
- Cáp điện có hai loại: cáp đơn và cáp nhiều lõi. Cáp đơn (chỉ có một lõi): ký hiệu
là CV hoặc CE. Cáp nhiều lõi: ký hiệu CVV, CEV, CVE (trong đó, C: ký hiệu đồng; E:
ký hiệu XLPE; V: ký hiệu PVC).
Cáp điện hạ áp thường có ký hiệu như sau: n. Chất cách điện (mxF+1xF0).
Trong đó: n là ký hiệu số cáp (nếu n =1 thì không cần ghi trị số này); m: ký hiệu
số lõi cáp; F: tiết diện cáp (mm2); F0: tiết diện dây trung tính (mm2).
Ví dụ: Cu/ XLPE/ PVC (n.F + Fo) + E mm2. Ký hiệu này thể hiện là dây cáp đồng
có lớp cách điện PE và lớp vỏ bảo vệ PVC; n là ký hiệu số dây pha; F: tiết diện dây pha
(mm2); Fo: tiết diện dây trung tính (mm2); E: là tiết diện dây nối đất (mm2).
- Dây dẫn điện và cáp điện được bố trí, lắp đặt như sau:
+ Đối với đường dây ở ngoài công trình: dây dẫn được bố trí đi trên các cột điện.
Cáp điện được đặt dưới mặt đất và thường đặt trong các hào kỹ thuật (Hình 5.7).

Bố trí dây dẫn điện Bố trí cáp điện


Hình 5.7. Bố trí dây dẫn và cáp điện

3
- Trạm biến áp (TBA): bao gồm máy biến áp và các thiết bị đóng cắt dòng điện, bảo
vệ hệ thống cấp điện. Hình 5.8 thể hiện sơ đồ nguyên lý của một trạm biến áp phân phối
bao gồm hai máy biến áp. Trạm biến áp phân phối (TBAPP) còn gọi là trạm biến áp khách
hàng và chủ yếu là trạm biến áp hạ áp có nhiệm vụ biến đổi điện áp trung áp (35KV;
22KV; 10KV; 6KV) thành điện áp 0,4KV để cấp điện cho các đối tượng tiêu điện.
- Máy biến áp: là thiết bị điện có nhiệm vụ biến đổi điện áp (tăng hoặc hạ điện áp)
với tần số không đổi và truyền tải công suất. Máy biến áp được hoạt động theo nguyên lý
cảm ứng điện từ. Cấu tạo của máy biến áp có hai bộ phận chủ yếu là lõi thép và cuộn dây
(Hình 5.9).
+ Lõi thép: được chế tạo từ các lá thép đặc biệt (thép kỹ thuật điện bằng tolesilic)
để tạo thành một mạch từ kín.
+ Cuộn dây: thường được chế tạo bằng đồng hoặc nhôm và bên ngoài được bọc
cách điện. Các cuộn dây có nhiệm vụ nhận năng lượng vào (cuộn dây sơ cấp) và truyền
năng lượng ra (cuộn dây thứ cấp).
Số lượng máy biến áp trong trạm không qui định nhưng người ta thường bố trí một
máy, hai máy hoặc tối đa là ba máy.

Hình 5.8. Sơ đồ nguyên lý của trạm biến áp phân phối gồm hai máy biến áp
(DCL- Dao cách ly trung áp; CSV:Chống sét van; CC – Cầu chì; BA: Máy biến áp
phân phối; NĐ: nối đất; CT: cáp tổng; BI: Máy biến dòng điện; A: Các đồng hồ đo điện
năng; AT: Áptômát tổng; KWh: Công tơ điện; PĐ: Thanh cái 3 pha và thanh cái trung
4
tính; A: Áptômát nhánh; PT: Phụ tải; ALL: Áptômátliên lạc; TPP: Tủ phân phối; TLL:
Tủ liên lạc).

Hình 5.9 Cấu tạo máy biến áp


Trạm biến áp bao gồm các loại sau đây:
- Trạm treo: là trạm có tất cả các thiết bị điện và máy biến áp được treo trên cột
(Hình 5.10a). Ưu điểm của trạm treo: đơn giản, rẻ tiền, lắp đặt nhanh, tốn ít diện tích.
Nhược điểm của trạm: kém mỹ quan và không an toàn. Vì vậy, trạm treo được áp dụng ở
những nơi quĩ đất hạn chế và điều kiện mỹ quan cho phép.

a/ Trạm treo b/ Trạm bệt

5
c/ Trạm trong nhà
Hình 5.10 Các loại trạm biến áp
- Trạm bệt: là trạm có các thiết bị điện đặt trên cột, máy biến áp đặt ở mặt đất
(Hình 5.10b). Ưu điểm của trạm bệt là an toàn nhưng có nhược điểm là tốn diện tích. Do
đó, trạm thường áp dụng ở những nơi quĩ đất không bị hạn chế.
- Trạm trong nhà: là trạm có tất cả các thiết bị điện và máy biến áp đều được đặt
trong nhà trạm (Hình 5.10c). Nhà trạm chia thành nhiều ngăn để thuận lợi cho công tác
quản lý, vận hành. Dưới gầm bệ máy biến áp phải xây hố dầu sự cố để chứa dầu cho máy
biến áp khi có sự cố, tránh cháy nổ lan rộng. Ưu điểm của trạm trong nhà là an toàn và
không ảnh hưởng mỹ quan. Tuy nhiên, nhược điểm của trạm là tốn diện tích. Vì vậy, trạm
trong nhà được áp dụng ở những nơi quĩ đất không bị hạn chế và yêu cầu không được ảnh
hưởng mỹ quan khu vực.
- Cột điện (trụ điện): có nhiệm vụ chủ yếu để đỡ đường dây trên không và trạm
biến áp (đối với trạm treo). Cột điện làm từ các vật liệu gỗ, thép, bê tông cốt thép v,v.
Trên cột có thể bố trí xà, sứ, trạm biến áp v,v (Hình 5.11).
+ Xà: có nhiệm vụ đỡ dây dẫn và cố định khoảng cách giữa các dây dẫn điện. Xà
có thể làm bằng sắt hoặc bê tông.Trên xà có khoan sẵn các lỗ để bắt sứ.
+ Sứ: có nhiệm vụ để cách điện giữa dây dẫn và xà.

6
Hình 5.11 Cột điện
1- Cột; 2- Xà; 3- Sứ; 4 – Móng cột; 5 – Mối nối trụ; 6- Dây dẫn
b/ Các thiết bị trên mạng lưới cấp điện
Các thiết bị điện có vai trò bảo vệ mạng lưới cấp điện khi bị quá tải hoặc ngắn
mạch và trong một số trường hợp bị sự cố khác. Ngoài ra, chúng phục vụ cho công tác
vận hành, sửa chữa mạng lưới điện.
- Quá tải: là hiện tượng xảy ra khi dòng điện yêu cầu của phụ tải lớn hơn dòng điện
cho phép cung cấp đến các thiết bị, làm cho dây dẫn bị phát nóng quá mức gây giòn gãy
và cháy dây dẫn điện. Vì vậy, cần phải cắt điện để loại bỏ các phụ tải gây quá tải ra khỏi
mạch điện.
- Ngắn mạch: là hiện tượng xảy ra khi có sự tiếp xúc đột xuất của các dây pha
hoặc giữa dây pha và dây trung tính. Khi đó, cường độ dòng điện tăng lên đột ngột, dễ
gây cháy nổ nếu không được cắt nguồn kịp thời.
Các thiết bị trên mạng lưới cấp điện bao gồm:
- Máy cắt điện (ký hiệu MC): là thiết bị có nhiệm vụ đóng cắt mạch điện khi cần
thiết để bảo vệ các phần tử của hệ thống cung cấp điện và để thuận tiện khi vận hành, sửa
chữa.
Máy cắt hợp bộ (MCHB) là loại máy cắt được đặt trong tủ, trong đó máy cắt được
bố trí chung với hai dao cách ly. Máy cắt hợp bộ thường áp dụng cho các loại trạm biến
áp, đặc biệt là trạm phân phối loại trạm trong nhà.
Máy cắt phụ tải (MCPT) là thiết bị bao gồm dao cắt phụ tải dùng kết hợp với cầu
chì, trong đó dao cắt phụ tải để đóng cắt dòng phụ tải còn cầu chì để đóng cắt dòng ngắn
mạch. Máy cắt phụ tải rẻ tiền hơn máy cắt nhưng làm việc không ổn định.
- Dao cách ly và cầu chì:
+ Dao cách ly (đối với mạng điện hạ thế gọi là cầu dao) có nhiệm vụ chủ yếu là
cách ly phần có điện và phần không có điện để tạo ra khoảng cách an toàn trông thấy phục
7
vụ cho công tác sửa chữa, kiểm tra, bảo dưỡng (Hình 5.12a). Dao cách ly không được
dùng để đóng cắt mạch điện khi đang mang tải vì không có bộ phận dập hồ quang. Tuy
nhiên, dao cách ly có thể cho phép đóng cắt không tải của máy biến áp khi công suất máy
biến áp không lớn (công suất nhỏ hơn 1000KVA) hoặc đóng cắt dòng điện có điện áp nhỏ
(cầu dao phụ tải). Dao cách ly thường được dùng kết hợp với máy cắt và cầu chì.
+ Cầu chì: là thiết bị để cắt đứt mạch điện khi mạch điện bị ngắn mạch, chủ yếu bảo
vệ quá tải cho thiết bị áptômát hoặc khởi động từ (Hình 5.12b). Cầu chì thường được
dùng kết hợp với dao cách ly hoặc dao cắt phụ tải.
+ Dao cách ly và cầu chì được chế tạo với mọi cấp điện áp.

a/ Cấu tạo dao cách ly b/ Cấu tạo cầu chì


Hình 5.12 Cấu tạo dao cách ly và cầu chì
1-Sứ cách điện; 2-Lưỡi dao; 3- Ngàm cố định; 4-Dây dẫn; 5-Hệ thống truyền động

- Chống sét van: có nhiệm vụ chống sét đánh từ ngoài đường dây trên không truyền
vào trạm biến áp.
- Cáp tổng: có nhiệm vụ dẫn điện từ máy biến áp vào tủ phân phối hạ áp (có thể dùng
thanh dẫn thay cho cáp tổng).
- Áptômát (CB- Circuir Breakers - Hình 5.16) bao gồm các loại sau đây:
+ Áptômát tổng: có nhiệm vụ đóng cắt mạch điện, bảo vệ quá tải cho máy biến áp và
bảo vệ ngắn mạch cho thanh cái hạ áp.
+ Áptômát nhánh: có nhiệm vụ đóng cắt mạch điện, bảo vệ quá tải và ngắn mạch cho
các đường dây hạ áp.
+ Áptômát liên lạc: được sử dụng để chuyển đổi mạch điện.

Hình 5.9 Áptômát đóng cắt mạch điện


- Thiết bị tự động chuyển đổi đóng ngắt mạch (ATS – Automatic Transfer Switch): có
nhiệm vụ chuyển đổi mạch điện hoặc đóng ngắt nguồn dự phòng.

8
- Thanh cái: là các thanh bằng đồng có nhiệm vụ dẫn điện và phân chia dòng điện từ
lưới điện hoặc máy phát điện tới các dây dẫn (Hình 5.17). Ngoài ra, thanh cái là thiết bị
trung gian để kết nối các thiết bị trong tủ điện, trạm điện như: đường dây dẫn, máy biến
áp, máy cắt, dao cách ly v,v.

Hình 5.10 Thanh cái trong hệ thống cấp điện


- Thiết bị tiêu thụ điện: trong hệ thống cấp điện, các đối tượng tiêu thụ điện được
gọi là phụ tải điện. Phụ tải điện thường được phân loại thành ba nhóm cơ bản sau đây:
+ Phụ tải điện sinh hoạt: là các thiết bị sử dụng điện cho nhu cầu sinh hoạt (ví dụ: ti
vi, tủ lạnh, quạt gió v,v). Nếu các thiết bị là loại có động cơ thì chủ yếu là loại động cơ
một pha (thiết bị có tụ điện khởi động hoặc cổ góp - chổi than). Nguồn điện cấp cho phụ
tải sinh hoạt có thể là một pha hoặc ba pha.
+ Phụ tải điện chiếu sáng: là các thiết bị sử dụng điện cho nhu cầu chiếu sáng, bao
gồm: thiết bị chiếu sáng làm việc, thiết bị chiếu sáng an toàn và thiết bị chiếu sáng trang
trí. Khi công trình yêu cầu số lượng đèn chiếu sáng lớn, cần sử dụng nguồn điện ba pha
để ánh sáng được ổn định.
+ Phụ tải điện sản xuất: là các thiết bị sử dụng điện trong các xí nghiệp, nhà máy hoặc
là trạm bơm, máy chế biến nông sản v,v trong nông nghiệp.

5.1.3 Thiết kế mạng lưới cấp điện


a/ Yêu cầu chung của mạng lưới cấp điện
Tùy theo qui mô và tầm quan trọng của công trình, mạng lưới cấp điện phải đảm
bảo các yêu cầu sau đây:
 Đảm bảo độ tin cậy
Theo mức độ tin cậy, phụ tải điện được phân thành ba loại: phụ tải loại 1, phụ tải
loại 2 và phụ tải loại 3.
- Phụ tải loại 1: là nếu phụ tải bị gián đoạn cung cấp điện thì có thể gây ra nguy hiểm
chết người, tổn thất lớn về kinh tế, chính trị. (Ví dụ: sân bay, khu quân sự,nhà máy xi
măng v,v).
Phụ tải loại 1 phải được cung cấp bằng hai nguồn điện độc lập (ví dụ: hai trạm biến
áp phân phối độc lập) hoặc có nguồn điện dự phòng (ví dụ: ắc quy, máy phát điện điều
khiển bằng thiết bị tự động).
9
- Phụ tải loại 2: là nếu phụ tải bị gián đoạn cung cấp điện thì ảnh hưởng lớn đến sinh
hoạt hoặc gây tổn thất tương đối lớn về kinh tế. (Ví dụ: trung tâm thương mại, siêu thị,
các xí nghiệp chế tạo hàng tiêu dùng v,v). Các phụ tải loại 2 yêu cầu không mất điện quá
15 phút. Thời gian này cho phép để đóng nguồn dự trữ hoặc xử lí sự cố nhỏ.
Phụ tải loại 2 thường được cấp điện từ một trạm biến áp phân phối nhưng phải có
nguồn dự phòng để cấp điện khi có sự cố. Nguồn dự phòng này có thể điều khiển bằng
thủ công và có thể chỉ phục vụ cho một số thiết bị điện quan trọng trong công trình.
- Phụ tải loại 3: là nếu phụ tải bị gián đoạn cung cấp điện thì chỉ ảnh hưởng sinh hoạt
của một số đối tượng sử dụng điện. (ví dụ: nhà ở dưới 5 tầng, kí túc xá, câu lạc bộ v,v.).
Các loại phụ tải loại 3 không được mất điện quá 12h. Nguồn cấp điện có thể chỉ lấy từ
một nguồn điện.
 Đảm bảo chất lượng điện năng
Chất lượng điện năng cần đảm bảo ba chỉ tiêu: độ lệch điện áp, độ lệch tần số và
sự đối xứng của mạng điện ba pha.
- Độ lệch điện áp là hiệu giữa trị số điện áp thực tế với điện áp định mức của mạng
điện (đơn vị tính là %). Đối với phụ tải chiếu sáng, độ lệch điện áp cho phép từ -2,55%.
Đối với phụ tải động lực (ví dụ: máy bơm, thang máy v,v) độ lệch điện áp cho phép từ -
510%.
- Độ lệch tần số là hiệu giữa tần số thực của dòng điện với tần số định mức (đối
với dòng điện xoay chiều của nước ta, tần số định mức là 50Hz). Khi mạng điện làm việc
bình thường (không xảy ra sự cố), độ lệch tần số cho phép là ±0,1Hz.
- Sự đối xứng của mạng điện ba pha là sự phân bố đều phụ tải trên ba pha (tổng trở
của các pha là bằng nhau). Khi đó, các pha sẽ có trị số điện áp bằng nhau và lệch pha
nhau 1200.
 Đảm bảo kinh tế: khi xây dựng phải có nhiều phương án cấp điện và sau đó tiến
hành tính toán kinh tế, kỹ thuật để chọn phương án hợp lý nhất.
 Vận hành thuận lợi: mạng lưới điện phải thuận lợi khi sửa chữa, vận hành.
 Đảm bảo mỹ quan và tuyệt đối an toàn cho người, thiết bị: mạng lưới điện
phải tuân thủ các quy tắc an toàn điện và không ảnh hưởng mỹ quan đô thị.
b/ Nguồn cấp điện cho một khu đô thị và công nghiệp, các sơ
đồ mạng lưới cấp điện
Để cấp điện an toàn, nguồn điện có thể là hai trạm biến áp trung áp độc lập (Hình
5.18a) hoặc là hai đường dây độc lập của cùng một trạm biến áp (Hình 5.18b). Lựa chọn
nguồn cung cấp điện phụ thuộc vào mạng lưới cung cấp điện của khu vực và tầm quan
trọng của phụ tải.

10
a/ b/

Hình 5.11 Mạng lưới điện được cung cấp từ hai nguồn độc lập
1-Trạm biến áp trung áp; 3- Trạm biến áp hạ áp; 4- Cầu dao liên lạc;
Sơ đồ mạng lưới cấp điện thường theo ba loại cơ bản sau:
- Sơ đồ hình tia (hình 5.19a): mỗi nhóm phụ tải được cấp điện từ một đường dây cung
cấp riêng (mỗi đường dây ra gọi là một lộ ra). Ưu điểm của sơ đồ này là cung cấp điện an
toàn nhưng nhược điểm là do sơ đồ có nhiều đường dây cung cấp điện nên chi phí mạng
lưới điện cao.

Hình 5.12 Các loại sơ đồ mạng lưới cấp điện


a/ Sơ đồ hình tia; b/ Sơ đồ đường dây chính; c/ Sơ đồ kết hợp
1-Trạm biến áp; 2- Tủ phân phối (nếu cần);
3- Các nhóm phụ tải

- Sơ đồ đường dây chính (hình 5.19b): mỗi đường dây cung cấp điện cho một số
nhóm phụ tải. Ưu điểm của sơ đồ này là tiết kiệm đường dây nhưng nhược điểm là mạng
lưới điện cung cấp điện không an toàn.
- Sơ đồ kết hợp (hình 5.19c): là sơ đồ kết hợp giữa sơ đồ hình tia và sơ đồ đường
dây chính. Trong đó, các phụ tải có công suất nhỏ được cấp điện chung trên một đường
dây, các phụ tải có công suất lớn được cấp điện từ mỗi đường dây riêng.

11
c/ Tính toán công suất phụ tải của mạng lưới điện
Công suất phụ tải của mạng lưới điện là một trong những đại lượng quan trọng khi
tính toán thiết kế hệ thống cấp điện và được đặc trưng bởi ba đại lượng (Hình 5.24):
- Công suất tác dụng P (công suất hữu dụng): là công suất sinh công có ích trong các
phụ tải, có thể biến đổi điện năng thành các loại năng lượng có ích khác (cơ năng, nhiệt
năng, hóa năng v,v).
- Công suất phản kháng Q (công suất vô công): là công suất gây tổn hao điện năng
khi chuyển hóa thành năng lượng từ trường.
- Công suất biểu kiến S (công suất toàn phần): là công suất tổng hợp của công suất
tác dụng và công suất phản kháng.

Hình 5.13 Các đại lượng đặc trưng cho công suất phụ tải của mạng lưới điện
- Hệ số công suất cos : là hệ số được tính bằng tỷ số giữa công suất tác dụng P và
công suất biểu kiến S.
Để giảm công suất phản kháng, người ta thường nâng cao hệ số công suất cos 
(bù hệ số cos). Mục đích là để giảm tổn thất điện năng trên dây dẫn và trên các thiết bị
của hệ thống cấp điện (giảm công suất phản kháng).
Mục đích xác định trị số công suất phụ tải tính toán là để lựa chọn và kiểm tra các
thiết bị điện, dây dẫn điện đồng thời lựa chọn chế độ làm việc cho hệ thống cấp điện. Trên
cơ sở đó, tính toán độ sụt áp để lựa chọn thiết bị bù điện và thiết bị bảo vệ hệ thống cấp
điện.
 Tính toán công suất tác dụng
Công suất tác dụng tính toán được xác định như sau:
𝑃 = 𝐾 . 𝐾 . 𝑃đ + 𝑃 (kW) (4.1)

Trong đó: Ksd - hệ số sử dụng (tra sổ tay kỹ thuật).


𝐾 - hệ số dự phòng phát triển ( 𝐾 = 1,1-1.4).
Pđ: công suất đặt (công suất định mức) của các phụ tải xác định như sau:

12
𝑃đ = 𝑝 . 𝑆/1000 (kW) (4.2)

Trong đó: p0 – suất phụ tải điện, đơn vị tính như sau: đối với phụ tải sinh hoạt, phụ
tải công cộng hoặc phụ tải sản xuất (W/m2); đối với phụ tải của bệnh viện (W/giường
bệnh); đối với phụ tải của khách sạn (W/chỗ) v,v.
S – diện tích m2 sàn nhà (đối với nhà ở, công trình công cộng hoặc nhà sản xuất);
số lượng giường bệnh (đối với bệnh viện); số lượng chỗ ở (đối với khách sạn) v,v.
𝑃 - công suất tổn hao trên mạng lưới điện
𝑃 = 10% . 𝐾 . 𝑃đ (kW)

 Tính toán công suất phản kháng


- Công suất phản kháng xác định như sau:
𝑄 = 𝑃 . 𝑡𝑔 ( kVar) (4.3)

Trong đó: PTT - công suất tác dụng tính toán ( kW).
tg - hệ số được xác định dựa vào hệ số số công suất cos
Đối với khu đô thị hoặc khu công nghiệp có nhiều loại phụ tải, mỗi loại phụ tải có hệ
số cos thì có thể tính toán hệ số số công suất cos trung bình cho toàn khu như sau:
. .  … .  (4.4)
𝑐𝑜𝑠 =
⋯.

Trong đó: P1; P2; Pn – công suất tác dụng của phụ tải loại thứ 1.2…n (kW).
cos1; cos2; cosn - hệ số công suất của phụ tải loại thứ 1,2….n.

 Tính toán công suất toàn phần


- Công suất biểu kiến (công suất toàn phần) xác định theo công thức:
(4.5)
𝑆 = 𝑃 +𝑄 (kVA)

Hoặc có thể xác định như sau:


(4.6)
STT = (kVA)

Trong đó: PTT - công suất tác dụng tính toán (kW).
QTT - công suất phản kháng (KVar).
Ví dụ tính toán 4.5: Hãy tính công suất phụ tải của một khu dân cư bao gồm 30 nhà
biệt thự; 50 nhà liền kề; 1 trường tiểu học có 500 học sinh, 2 nhà trẻ (mỗi nhà trẻ 150
13
cháu). Biết công suất định mức và hệ số công suất của từng loại phụ tải như sau: công
suất định mức của 1 biệt thự là 8kw/hộ với cos = 0,92; công suất định mức của 1 nhà
liền kề là 5kw/hộ với cos = 0,98; công suất định mức của trường học là 0.15kw/hs với
cos = 0,8; công suất định mức của 1 nhà trẻ là 0.2kw/cháu với cos = 0,8; Hệ số sử dụng
là 0.7; Hệ số phát triển là 1.2.
Giải:
a/ Xác định công suất tác dụng tính toán
- Công suất đặt (công suất điện định mức) của khu dân cư được thể hiện ở bảng 4.5.
Bảng 4.1 Bảng xác định công suất điện định mức của khu dân cư
Công suất 1 phụ tải Công suất
Số (kW) định mức Pđm
STT Phụ tải
lượng (kW)

Nhà biệt thự (hộ) 30 8 8*30=240


01
Nhà liền kề (hộ) 50 5 50*5=250
02
Trường tiểu học (học 500*0.15 = 75
03 500 0.15
sinh)
Nhà trẻ (cháu) 150 0.2 150*0.2 *2= 60
04
Tổng 625

- Công suất tác dụng tính toán của khu dân cư xác định như sau:
𝑃 = 𝐾 . 𝐾 . 𝑃đ + 𝑃 (4.7)

Trong đó: Ksd - hệ số sử dụng (Ksd =0.7).


𝐾 - hệ số dự phòng phát triển ( 𝐾 = 1,2).
𝑃 - công suất tổn hao trên mạng lưới điện
𝑃 = 10% . 𝐾 . 𝑃đ (kW)
𝑃 = 0.7 . 625 . (1.2 + 1.1) = 1006.25 kW.
- Công suất phản kháng xác định như sau:
𝑄 = 𝑃 . 𝑡𝑔 ( kVar) (4.8)

Trong đó: PTT - công suất tác dụng tính toán ( kW).
tg - hệ số được xác định dựa vào hệ số số công suất cos
Hệ số số công suất cos trung bình của khu dân cư xác định như sau:

𝑐𝑜𝑠 =
∗ . ∗ . ∗ . ∗ . (4.9)

14
= 0.92  𝑡𝑔 = 0.43
𝑄 = 𝑃 . 𝑡𝑔 = 1006.25*0.43 = 432.69 ( kVar)
- Công suất toàn phần của khu dân cư:
(kVA)
𝑆 = √1006.25 + 432.69 = 1095.34 (kVA).
d/ Lựa chọn trạm biến áp và dây dẫn
 Lựa chọn máy biến áp
- Khi bố trí trạm biến áp, vị trí đặt trạm biến áp phải đảm bảo yêu cầu sau:
+ Gần tâm phụ tải.
+ Không ảnh hưởng giao thông đi lại và các hoạt động sản xuất.
+ Điều kiện thông gió, phòng chống cháy nổ của nhà trạm phải tốt, tránh bụi và
hơi hóa chất.
- Khi lựa chọn máy biến áp, công suất máy biến áp phải thỏa mãn điều kiện sau:
+ Đối với trạm đặt 1 máy biến áp:
SđmBA ≥ STT (kVA) (4.10)

Trong đó: SđmBA – công suất định mức của máy biến áp (kVA).
STT – công suất toàn phần của phụ tải do trạm biến áp phục vụ (kVA).

+ Đối với trạm đặt 2 máy biến áp, công suất định mức của mỗi máy biến áp phải
thỏa mãn điều kiện:

SđmBA ≥ (kVA) (4.11)


,

Ví dụ tính toán 4.6: Hãy chọn trạm biến áp cho khu dân cư đã cho ở ví dụ 4.5.
Giải:
Dựa vào công suất tính toán toàn phần STT = 1095.34 (kVA), lựa chọn trạm loại
1 máy biến áp công suất: 1200KVA hoặc chọn trạm loại 2 máy biến áp 2x800KVA.
 Lựa chọn dây dẫn (sinh viên có thể tự nghiên cứu trong giáo trình cung cấp
điện của TS. Ngô Hồng Quang – nhà xuất bản giáo dục Việt Nam)
Lựa chọn dây dẫn, cáp điện là lựa chọn loại vật liệu dây dẫn, cáp điện và tiết diện.
Các căn cứ để lựa chọn dây dẫn, cáp điện là loại đường dây, vị trí và môi trường lắp
đặt đường dây, các yêu cầu về kinh tế và an toàn điện. Tiết diện dây dẫn, cáp điện được
chọn theo ba điều kiện: điều kiện phát nóng cho phép, điều kiện tổn thất điện áp cho phép
và điều kiện mật độ dòng kinh tế.
15
5.2 THIẾT KẾ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TRONG ĐÔ THỊ (LT:2, BT:2, TL:0)

5.2.1 Khái niệm chung về hệ thống chiếu sáng – Các đại lượng đo ánh
sáng

a/ Quang thông
Năng lượng là đại lượng vật lý quan trọng, một nguồn ánh sáng bức xạ vào không gian
trước hết được đánh giá bằng năng lượng bức xạ theo đơn vị thời gian, đo bằng W (J/s).
Các thực nghiệm về ánh sáng cho thấy, cùng một năng lượng nhưng bức xạ dưới các
bước sóng khác nhau lại không gây hiệu quả giống nhau trong mắt chúng ta, do vậy cần
phải hiệu chỉnh đơn vị đo năng lượng bức xạ theo độ nhạy cảm phổ của mắt người. Công
cụ hiệu chỉnh đó ta gọi là đường cong hiệu quả ánh sáng v (l ) . Theo Hình đường cong 1
ứng với thị giác ban ngày và đường cong 2 ứng với thị giác ban đêm.

Hình 5.25. Đường cong hiệu quả ánh sáng.


Do đó, một đại lượng mới, sử dụng trong kỹ thuật chiếu sáng, gọi là quang thông ký
hiệu  định nghĩa theo công thức sau:
 = 𝐾. ∫ 𝑊 . 𝑉 𝑑 (0.4)
với W(λ) là phân bố phổ năng lượng của các tia sáng liên tục (W/nm), và
K = 683 lm / W là hằng số vật lý xuất phát từ định nghĩa đơn vị cường độ sáng
(Cadela), biểu thị sự chuyển đổi đơn vị năng lượng sang đơn vị cảm nhận thị giác. Giá trị
683 được đưa vào để tạo ra giá trị tương đương với định nghĩa của cadela.
V - hàm số nhạy tương đối của mắt theo bước sóng.

b/ Cường độ ánh sáng


Xét trường hợp một nguồn sáng điểm đặt tại O và ta quan sát theo phương Ox. Gọi dΦ
là quang thông phát ra trong góc khối dΩ lân cận phương Ox. Cường độ sáng của nguồn
theo phương Ox được định nghĩa là:

𝐼 = lim (0.5)
→ 
16
Hình 5.26. Cường độ sáng.
Đơn vị : Cd (cadela). Cadela có nghĩa là “ngọn nến”, đây là một trong 7 đơn vị đo
lường cơ bản (m, kg, s, A, K, mol, cd) trong hệ SI. Cadenla là cường độ sáng theo một
phương đã cho của nguồn phát bức xạ đơn sắc có tần số 540.1012Hz (λ=555mm) và
cường độ năng lượng theo phương này là 1/683 W/Sr”.

c/ Độ rọi
Độ rọi là mật độ quang thông trên bề mặt được chiếu sáng. Giả thiết mặt S được rọi
sáng bởi một nguồn sáng. Độ rọi tại một điểm nào đó trên mặt S là tỉ số:

𝐸= , (0.6)

trong đó dΦ là quang thông toàn phần do nguồn gửi đến diện tích vi phân dS lân cận điểm
đã cho. Nếu mặt S được chiếu sáng đều với tổng quang thông gửi đến S là Φ thì độ rọi tại
mọi điểm trên mặt S là:

𝐸= . (0.7)

Đơn vị đo: Lux (lx); 1lux = 1lm/m 2.


Độ rọi thể hiện lượng quang thông chiếu đến 1 đơn vị diện tích của một bề mặt được
chiếu sáng, nói cách khác nó chính là mật độ phân bố quang thông trên bề mặt chiếu sáng.

Hình 5.27. Độ rọi.

d/ Độ chói
Độ chói L của một bề mặt phát sáng dS theo một hướng khảo sát là tỷ số giữa cường
độ sáng dI theo hướng đó và diện tích mặt bao nhìn thấy dS từ hướng đó.
r
r dI
L= . (0.8)
dS cos a
Đơn vị đo độ chói là cd/cm2. 1 Cd/m2 là độ chói của một mặt phẳng phát sáng đều có
diện tích 1 m2 và có cường độ sáng 1 Cd theo phương vuông góc với nguồn đó.
17
Độ chói thể hiện mật độ phân bố cường độ sáng phát ra từ một đơn vị diện tích của bề
mặt đó theo một hướng xác định đến một người quan sát.
Độ chói phụ thuộc vào tính chất phản quang của bề mặt và hướng quan sát (không phụ
thuộc vào khoảng cách từ mặt đó đến điểm quan sát.
Nhìn chung mọi vật thể được chiếu sáng ít nhiều đều phản xạ ánh sáng (đóng vai trò
như nguồn sáng thứ cấp) nên cũng có thể gây ra chói mắt người. Ví dụ ban đêm ánh sáng
hắt lên từ mặt đường nhựa được chiếu sáng cũng có thể làm chói mắt người lái xe.
Độ chói đóng vai trò rất quan trọng khi thiết kế chiếu sáng, là cơ sở khái niệm về tri
giác và tiện nghi nhìn.
Độ chói trung bình của mặt đường là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá chất lượng của
chiếu sáng đường phố.

Hình 5.21. Định nghĩa độ chói.

5.2.2 Thiết kế chiếu sáng ngoài trời


a/ Bộ đèn chiếu sáng giao thông
Bộ đèn chiếu sáng giao thông có cấu tạo cơ bản như trong Hình .
Một số thông số là đặc trưng riêng cho đèn chiếu sáng đường giao thông, có ảnh hưởng
trực tiếp tới quá trình thiết kế hệ thống chiếu sáng.
- Hệ số sử dụng của bộ đèn
Xét một diện tích S được chiếu sáng bởi một bộ đèn có quang thông tổng phát ra là Φ,
gọi  S là quang thông do đèn chiếu đến mặt S (quang thông hữu ích). Như vậy lượng
quang thông Φ -  S không chiếu đến mặt S nên phần quang thông này là quang thông vô
ích. Trên cơ sở này người ta đưa ra hệ số sử dụng  của bộ đèn và được định nghĩa bằng
tỉ số giữa quang thông hữu ích với tổng quang thông do đèn phát ra

𝜂= (0.9)

18
Hình 5.27. Bộ đèn chiếu sáng giao thông.

Giá trị  được tính toán dựa theo tỉ lệ l / h như theo hình vẽ:
Các đường cong trên hình 5.28 là đặc trưng của từng bộ đèn do nhà sản xuất cung cấp.
Ngoài ra còn có công thức đơn giản hơn được nội suy từ các giá trị cho theo bảng sau:

Bảng 0.2. Gía trị hiệu suất bộ đèn theo TCXDVN 259:2001.
l/h 1  2
Bóng đèn 0,5 1 1,5
Sodium áp suất thấp 0,15 0,25 0,30
Bóng đèn mờ 0,20 0,25 0,4
Bóng đèn trong 0,25 0,4 0,45

19
Hình 5.28. Xác định hiệu suất của bộ đèn.
- Cấp bộ đèn:
Với đèn chiếu sáng công cộng do độ chói của bộ đèn là một trong những tiêu chí để
đánh giá chất lượng của hệ thống chiếu sáng, do đó người ta căn cứ vào phương của
cường độ sáng lớn nhất Imax trên đuờng cong trắc quang làm căn cứ để phân loại như sau.
Bộ đèn chiếu sáng bán rộng: là bộ đèn có các giá trị Imax nằm trong khoảng 0 – 65o. Sự
phân bố ánh sáng của bộ đèn này cũng có khả năng hạn chế chói loá, đảm bảo độ đồng
đều của độ rọi trên mặt đường nên nó được dùng phổ biến.
Bộ đèn chiếu sáng rộng: là bộ đèn có Imax nằm trong khoảng 0 – 75o. Sự phân bố ánh
sáng của bộ đèn này gây ra chói loá cho người lái xe nhưng khả năng đảm bảo độ đồng
đều của độ rọi trên mặt đường tốt. Phạm vi sử dụng là các đường đi bộ, đường dân cư,
đường có ít phương tiện qua lại.
Lưu ý {Imax} là tập hợp các vectơ cường độ sáng cực đại trên mọi mặt phẳng kinh
tuyến của bộ đèn.
- Hệ số suy giảm quang thông (V):
Hay còn gọi là hệ số dự trữ là hệ số an toàn cần tiết trong thiết kế. Đối với chiếu sáng
ngoài trời, TCXDVN 259:2001 quy định hệ số dự trữ và số lần lau đèn trong năm tại bảng
sau.
Bảng 0.3. Bảng hệ số dự trữ và số lần lau đèn trong năm.
Đèn nung sáng Đèn phóng điện
Hệ số dự trữ khi sử dụng 1,3 1,5
Số lần lau đèn trong năm 4 4

20
b/ Các thông số hình học khi bố trí đèn trên đường giao thông
Các thông số hình học liên quan đến việc phân bố ánh sáng, khi bố trí đèn phải tuân
thủ các quy tắc trong TCXDVN259 :2001 đối với từng loại đường cụ thể, thể hiện tại hai
điểm chính sau:
 Góc nghiêng α của cần đèn.
 Khoảng cách cột và chiều cao treo đèn.

Hình 5.29. Các thông số hình học bố trí đèn.

c/ Các phương án bố trí đèn trên đường giao thông

- Lắp một bên


Phương án này sử dụng khi bề rộng lòng đường hẹp (l ≤ 7,5m) hoặc một phía có hàng
cây hoặc đường uốn cong để dẫn hướng. Hệ số đồng đều của độ rọi đảm bảo khi l ≤ h.

- Lắp hai bên so le


Nhược điểm : tính dẫn hướng thấp, độ đồng đều dọc trục của độ rọi không cao, chi
phí xây dựng lớn. Hệ số đồng đều của độ rọi đảm bảo khi 1,5h ≥ l ≥ h hay l ≥ h ≥2/3l.

21
- Lắp hai bên đối diện
Áp dụng khi lòng đường rất rộng hoặc khi cần phải đặt đèn lên rất cao. Độ đồng đều
của độ rọi đảm bảo khi l > 1,5h.
Ưu điểm là dẫn hướng tốt, thuận lợi cho trang trí chiếu sáng, kết hợp chiếu sáng vỉa
hè.
Nhược điểm : chi phí lắp đặt cao.

- Lắp đặt trên dải phân cách trung tâm


Áp dụng khi trục đường nhiều cây, chiều rộng dải phân cách ≥1,5 m và nhỏ hơn ≤ 6m.
Ưu điểm : dẫn hướng tốt, hệ số sử dụng cao, chi phí xây dựng thấp.
Nhược điểm phân bố ánh sáng không đều, hạn chế chiếu sáng vỉa hè.
Điều kiện đảm bảo độ rọi đồng đều là l ≤ h, trong đó l là bề rộng dải phân cách.

d/ Các phương pháp tính toán hệ thống chiếu sáng trên đường giao
thông
 Phương pháp tính toán theo tỉ số R
Phương pháp tỉ số R về bản chất cũng tính toán dựa trên độ rọi nhưng có xét tới độ
chói của mặt đường thông qua tỉ số R là tỉ số giữa độ rọi trung bình trên độ chói trung
bình:
Etb (lux)
R (0.10)
Ltb (cd / m 2 )
Nếu tuân thủ các phương pháp bố trí như đã trình bày, bằng thực nghiệm người ta
nhận thấy R là hằng số đối với mỗi loại đường như bảng sau:

Bảng 0.4. Chỉ số R.

Như vậy với mỗi loại đường ta biết chỉ số R đặc trưng của nó, đồng thời căn cứ vào
tiêu chuẩn độ chói trung bình quy định trong tiêu chuẩn TCXDVN259 :2001 cho mỗi cấp
22
đường ta suy ra được độ rọi trung bình Etb. Quang thông tính toán qui định của một đèn
sẽ được xác định bởi công thức sau:
Etb  l  e R  Ltb  l  e
d  V  V (0.11)
 
Trên cơ sở quang thông tính toán ta chọn công suất đèn có quang thông gần nhất theo
catolgue của các nhà chế tạo.
Tiếp theo kiểm tra chỉ số chói loá, nếu đảm bảo yêu cầu thì giải pháp bố trí đèn là hợp
lý, ngược lại ta phải bố trí lại đèn.
Tiếp tục kiểm tra độ chói theo phương pháp độ chói điểm (trình bày ở phần sau).
Phương pháp tỉ số R được coi là phương pháp thiết kế sơ bộ, sau khi hoàn thành phải
kiểm tra giải pháp thiết kế này bằng phương pháp độ chói điểm. Tuy nhiên nếu không
yêu cầu độ chính xác cao thì phương pháp tỉ số R coi như là giải pháp thiết kế hoàn chỉnh.
 Phương pháp tính toán theo độ chói điểm
Xét điểm P trên mặt đường trong tầm quan sát của người lái xe được chiếu sáng bởi 1
đèn như trên. Hệ số phản xạ tại điểm này là không đều và phụ thuộc các yếu tố sau đây :
- Góc lệch khi quan sát β.
- Góc tia sáng tới điểm P là γ (tức là góc kinh tuyến của bộ đèn).
- Góc nhìn của người lái xe α. Tầm nhìn của người lái xe 60 -170m tương ứng với
góc quan sát α=1,4o-0,5o, do đó có thể coi tầm quan sát trung bình α có giá trị
không đổi bằng 1o, như vậy hệ số phản xạ chỉ phụ thuộc vào hai góc trên.
Dựa theo một số định luật cơ bản quang học, độ chói tại điểm P do 1 đèn gây ra tỉ
lệ với độ rọi và cường độ sáng như sau:
I I
L  q (  ,  )  E  q(  ,  )  2
cos3   R(  ,  )  2 (0.12)
h h
Với q (  ,  ) , R(  ,  ) gọi là hệ số độ chói quy đổi được xác định bằng thực nghiệm.
Giá trị này phụ thuộc vào tính chất của các lớp phủ mặt đường và được lập thành bảng để
sử dụng (tham khảo tài liệu [1])

23
Hình 5.30. Xác định độ chói mặt đường.

Tính chất phản xạ ánh sáng của mặt đường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như vật
liệu chế tạo, công nghệ thi công, điều kiện sử dụng .. do vậy để thống nhất CIE đưa ra 4
loại lớp phủ mặt đường tiêu chuẩn ký hiệu R1÷R4 (

Bảng 0.5) dựa trên hai chỉ tiêu là độ nhìn rõ Q0 và các hệ số sử dụng S1, S2 từ đó làm
căn cứ để xác định các giá trị hệ số độ chói quy đổi.

Q0 
 qd  (0.13)
 d
R(0, 2)
S1  (0.14)
R(0, 0)
Q0
S2  (0.15)
R(0, 0)

Bảng 0.5. Phân cấp các lớp phủ mặt đường.


24
Cấp S1 S1 điển Q0 Mô tả cấu tạo các lớp phủ mặt đường
hình điển
hình
R1 < 0,45 0,25 0,10 Đường có bitum <15% vật liệu nhân tạo màu
sáng hoặc 30% đá rất sáng; Đường bêtông
ximăng.
R2 0,45 – 0,58 0,07 Nhựa đường đang ở trạng thái còn mới sau khi
0,85 thi công
R3 0,85 – 1,11 0,07 Bitum nguội có hạt <10mm với kết cấu chắc
1,35

R4 > 1,35 1,55 0,08 Đường nhựa sau nhiều tháng sử dụng
Mạng lưới điểm chia tính toán được bố trí như theo hình 5.31 và tuân theo một số quy
tắc sau:

Hình 5.31. Điểm tính toán.


 Theo chiều ngang, khoản cách các hàng nhỏ hơn hoặc bằng 6m.
 Theo chiều dọc, mỗi làn đường bố trí 2 hàng cách đều nhau.
Giá trị độ chói tính toán là cộng tác dụng của các đèn trong phạm vi.

25
Nhìn chung thì phương pháp tính toán không có nhiều phức tạp, nhưng ngược lại khối
lượng tính rất lớn, vì vậy phương pháp này phù hợp với việc sử dụng hỗ trợ của các phần
mềm tính toán chuyên dụng về chiếu sáng đường phố.

5.2.3 Thiết kế chiếu sáng trong nhà


Chiếu sáng trong nhà có thể là chiếu sáng chung (như phòng làm việc hành chính, nhà
ở, nhà trẻ, kho) hoặc chiếu sáng hỗn hợp bao gồm chiếu sáng chung và chiếu sáng cục bộ
(như xưởng thiết kế, thư viện vv). Dưới đây là phương pháp thiết kế chiếu sáng chung
còn chiếu sáng cục bộ sẽ tùy nhu cầu và do người sử dụng chọn cho phù hợp.

Nguồn trung áp
10KV-35KV

TA

QL SH SXP TC

SXP
QL SH TC

SXP
QL SH SXP TC
QL SH TC

QL Tủ điệ n tổng cấp cho quản lý

SH Tủ điệ n tổng cấp cho sinh hoạt

SXP Tủ điệ n tổng cấp cho sản xuất phụ

TC Tủ điệ n tổng cấp cho thih công

Hình 5.32: Ví dụ sơ đồ cấp điện cho công trường (với một trạm biến áp)
Với mỗi đối tượng cần chiếu sáng trong nhà trên công trường, có thể thiết kế chiếu
sáng một cách đơn giản và nhanh chóng (với giả thiết hợp lý rằng các đèn được gắn sát
trần) như sau.
1) Căn cứ vào tính chất và yêu cầu chiếu sáng, đặc điểm môi trường trong
phòng, chọn loại đèn phù hợp, bao gồm bóng đèn và dụng cụ đi theo.
2) Xác định chỉ số khoảng cách :

26
e
n  (0.16)
H p

Trong đó:
e là khoảng cách giữa các đèn,
Hp là chiều cao treo đèn tính từ mặt cần chiếu sáng (bàn làm việc)tới đèn, được lấy
phụ thuộc vào đặc điểm của phòng cần chiếu sáng (gắn vào trần, treo cách trần vv).
Trên công trường, có thể lấy n= 1,0 – 1,2. Ta có, khoảng cách giữa các đèn được xác
định theo công thức
e  1, 0 – 1, 2  H p  m (0.17)

3) Tính số lượng đèn cần thiết:


- Theo phương chiều dài A của phòng, số lượng đèn cần thiết NA = A/e
- Theo phương chiều rộng B của phòng, số lượng đèn cần thiết N B = B/e
Ta có, số lượng đèn cần thiết cho phòng :
N  N A N B (chiếc) (0.18)
Chú ý rằng, khái niệm ‘chiếc đèn’ ở đây không nhất thiết là một chiếc đèn đơn mà có
thể là một mảng phát sáng gồm nhiều đèn đơn ghép lại.
4) Tổng quang thông yêu cầu để chiếu sáng phòng được xác định theo công
thức :
E yc AB
 yc  (lm) (0.19)
d
Trong đó:
Eyc là độ rọi yêu cầu (lux) lấy theo tiêu chuẩn.
A, B là kích thước của phòng (m)
d là hệ số suy giảm quang thông do môi trường gây ra. Với nhà ở và nhà
làm việc trên công trường, lấy d = 0,8. Với nhà sản xuất phụ, lấy d=0,7.
 là hiệu suất của đèn phụ thuộc vào cấp đèn, sự phản xạ của các bề mặt
trong phòng, khoảng cách từ đèn tới tường, trần nhà vv. Với nhà ở và nhà
làm việc trên công trường, lấy 𝜂 = 0,8. Với nhà sản xuất phụ, lấy 𝜂= 0,4-
0,5. Có thể tra giá trị của 𝜂 theo nhà sản xuất.
5) Xác định quang thông yêu cầu của một đèn theo công thức :
 yc
đ  (lm) (0.20)
N
Tra catalog của các nhà sản xuất loại đèn đã chọn có trên thị trường, ta tìm được bóng
đèn phù hợp.

27
5.2.4 Ví dụ
- Hãy thiết kế hệ thống chiếu sáng cho một tuyến đường phân khu vực có bề
rộng lòng đường xe chạy là 14m, hè rộng 5m. Biết: Tuyến đường có cấp
hạng chiếu sáng loại C, lưu lượng giao thông lớn hơn 500xe/h.
Giải:
- Tuyến đường có cấp hạng chiếu sáng loại C, lưu lượng giao thông lớn hơn
500xe/h.
⇒ Tra tiêu chuẩn, ta có: Ltb = 0.6 Cd/m2.
- Sử dụng các loại đèn có phân bố ánh sáng bán rộng (Imax nằm trong khoảng
từ 0-650) và mặt đường được phủ lớp bê tông nhựa màu trung bình nên chọn,
R = 20 (tra bảng 8 TCXDVN 259:2001).
- Lắp đặt đèn ở hai bên đối xứng hình vẽ :

- Để đảm bảo độ đồng đều với bề rộng mặt đường là 14m, chiều cao cột đèn
khi bố trí 2 bên chọn: h =10m.
- Ta có với Imax = 0÷650 bố trí hai bên đối xứng ⇒ e h max = 3
⇒ e ≤ 30 m. Chọn e = emax = 30m để tính toán.
- Thiết kế đèn đặt cách mép đường 0.5m, chọn cột đèn có độ vươn cần s =
2.4m, hệ số suy giảm quang thông của đèn là k = 1.3

- Tính toán hệ số sử dụng của đèn: Sử dụng bộ đèn có bầu đục.


Theo TCXDVN 259-2001 ta tra hệ số 𝜂 ; 𝜂 trong bảng 7:
l2 = 2.4 – 0.5 = 1.9 m
l1 = l – l2 = 14 – 1.9 = 12.1 m
𝑙 12.1 𝑙 1.9
= = 1.21 ; = = 0.19
ℎ 10 ℎ 10
28
Tra bảng 7 TCXDVN 259-2001:
l/h 0.5 1.0 1.5
Nguồn sáng
Đèn Sodium thấp áp 0.15 0.25 0.30
Đèn có bầu đục 0.20 0.25 0.4
Đèn có bầu trong 0.25 0.4 0.45
 𝜂 = 0.313 ; 𝜂 = 0.169
Với 2 đèn đối diện:
 𝜂 = 2. (𝜂 + 𝜂 ) = 2𝑥(0.313 + 0.169) = 0.984

- Chọn đèn :

+ Quang thông tổng:


R. L . l. e 20 × 0.6 × 14 × 30
ϕ= .k = x 1.3 = 6798 (lm)
𝜂 0.964
 Ta chọn đèn cao áp OPALO 1/SMOOTH POLYCABONATE/1640/SON-
T/150/- 23/120/12° có công suất 100W, quang thông 10500lm.

- Tính lại khoảng cách giữa các cột đèn etk:


ϕ. 𝜂 10500 x 0.964
e = = = 46.3 (m)
R. L . l. k 20 x 0.6 x 14 x 1.3
 Vậy chọn etk = emax = 30 m.

 Kiểm tra chỉ số tiện nghi: G


Theo CIE để đánh giá chỉ số tiện nghi ta xét phương diện gây chói lóa mắt
(ISL)
G= ISL + 0,97.logLtb + 4,41.logh – 1,46.logp. (G ≥ 4).

 Độ cao của đèn tính từ tầm mắt: h’ = h-1,5 = 10 – 1,5 = 8.5 (m).
 Độ chói trung bình của mặt đường: Ltb = 0.6 (cd/m2).
 Chỉ số đặc trưng của chóa đèn: ISL=4
 P: Số lượng cột đèn cho 1km P =(1000/30)+1=35 đèn
 G = 4 + 0,97log0.6 + 4,41log8,5 - 1,46log29 = 5.96 ≥ 4 . (Thỏa mãn)

29
CHƯƠNG 6 : THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÂY
XANH ĐÔ THỊ (LT:3, BT:0, TL:3)
6.1 THIẾT KẾ CÔNG VIÊN VÀ CÂY XANH TRÊN ĐƯỜNG(LT:3, TL:3)

6.1.1 Chức năng cây xanh


- Cây xanh làm giảm sự nhiễm bẩn của không khí, bảo vệ môi trường.
- Cây xanh với quá trình quang hợp của mình đã hấp thụ một lượng lớn khí CO2, giúp
làm giảm đáng kể lượng khí thải, đồng thời không ngừng gia tăng lượng khí O2 cho khí
quyển. Bên cạnh đó cây xanh còn có thể hạn chế cá chất độc khác nhờ khả năng hấp thụ
của hệ lá, bề mặt đất trồng cây với các chất nhơ S02, monoxitcacbon…
- Cây xanh có tác dụng điều hòa nhiệt độ không khí, tạo nơi vui chơi , giải trí cho
người dân.
Trong các khu đô thị thì nhiệt độ cao, do hoạt động của các khu công nghiệp, mật độ
dân số và tốc độ bê tông hóa nhanh. Các vườn cây, công viên cây xanh trong các khu đô
thị góp phần tạo nên không khí mát mẻ, trong lành cho người dân nghỉ ngơi, tránh tạo
nên những khu vực ẩm thấp, mất vệ sinh.
Ở các khu bệnh viện, trường học, bến xe…cây xanh tạo nên một vòm trời im mát, góp
phần làm giảm mệt nhọc sau mỗi giờ làm việc căng thẳng.
Bên cạnh đó, cây xanh còn có tác dụng hấp thụ và khúc xạ tiếng ồn, góp phần giảm
bớt ô nhiếm tiếng ôn trong các khu đô thị đông đúc
Tác dụng phòng hộ của cây xanh
Cây xanh tạo kiến trúc cảnh quan đô thị , gây hiệu ứng thẩm mỹ cao
Cây xanh trồng hai bên đường phố, tại các khu nhà tập thể, cơ quan, trường học . ..
không chỉ góp phần cải thiện mô hình sinh thái mà nó còn tạo nên nét đẹp mới, độc đáo
riêng cho mỗi thành phố, công trình.
6.1.2 Các loại hình cây xanh trong đô thị
- Cây xanh công cộng: vườn hoa, công viên v,v.
- Cây xanh đường phố: Cây xanh trên đường được bố trí với khoảng cách theo tiêu
chuẩn quy định( 7-10m)
Tại vị trí các ngả giao nhau cây xanh không được làm mất tầm nhìn của các phương
tiện tham gia giao thông
Các cây trồng trên đường phố phải đảm bảo chất lượng, chủng loại theo tiêu chuẩn
quy định và phải được trồng trong bồn..
a/ Nguyên tắc chung lựa chọn cây xanh

30
- Lựa chọn cây xanh trồng trên tuyến đường nghiên cứu phải tuân thủ theo các
hướng dẫn trong Thông tư số 20/2005/TT-BXD về hướng dẫn quản lý cây xanh
đô thị.
- Trồng cây xanh trên tuyến đường phải thực hiện theo quy hoạch tuyến đường đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Việc lựa chọn chủng loại và trồng cây xanh phải mang bản sắc địa phương, phù
hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, đồng thời đảm bảo đáp ứng các yêu cầu
về sử dụng, mỹ quan, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường đô thị, hạn chế
làm hư hỏng các công trình cơ sở hạ tầng trên mặt đất, dưới mặt đất cũng như trên
không.
- Cây xanh được chọn để trồng phải phù hợp với quy mô của tuyến đường.
- Cây xanh phải đảm bảo tiêu chuẩn:
+ Cây bóng mát có chiều cao tối thiểu 3,0m và đường kính thân cây tại chiều cao tiêu
chuẩn tối thiểu 6 cm.
+ Tán cây cân đối, không sâu bệnh, thân cây thẳng
b/ Nguyên tắc trồng cây xanh trên đường phố
Theo Thông tư số 20/2005/TT-BXD:
+ Đối với các tuyến đường lớn có chiều rộng hè phố trên 5m nên trồng các cây loại 2
hoặc loại 3 theo quy định phân loại cây đô thị tại địa phương.
+ Đối với các tuyến đường trung bình có chiều rộng hè phố từ 3m đến 5m nên trồng
các cây loại 1 hoặc loại 2 theo quy định phân loại cây đô thị tại địa phương.
+ Đối với các tuyến đường nhỏ có chiều rộng hè phố hẹp dưới 3m, đường cải tạo, bị
khống chế về mặt bằng và không gian thì cần tận dụng những cây hiện có hoặc trồng tại
những vị trí thưa công trình, ít vướng đường dây trên không và không gây hư hại các công
trình sẵn có, có thể trồng dây leo theo trụ hoặc đặt chậu cây.
+ Khoảng cách giữa các cây trồng được quy định tuỳ thuộc vào việc phân loại cây
hoặc theo từng vị trí cụ thể của quy hoạch trên khu vực, đoạn đường. Chú ý trồng cây ở
khoảng trước tường ngăn giữa hai nhà phố, tránh trồng giữa cổng hoặc trước chính diện
nhà dân đối với những nơi có chiều rộng hè phố dưới 5m.
+ Cây xanh đường phố và các dải cây phải hình thành một hệ thống cây xanh liên tục
và hoàn chỉnh, không trồng quá nhiều loại cây trên một tuyến phố. Trồng từ một đến hai
loại cây xanh đối với các tuyến đường, phố có chiều dài dưới 2km. Trồng từ một đến ba
loại cây đối với các tuyến đường, phố có chiều dài từ 2km trở lên hoặc theo từng cung,
đoạn đường.
+ Đối với các dải phân cách có bề rộng dưới 2m chỉ trồng cỏ, các loại cây bụi thấp,
cây cảnh. Các dải phân cách có bề rộng từ 2m trở lên có thể trồng các loại cây thân thẳng
có chiều cao và bề rộng tán lá không gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông, trồng cách
điểm đầu giải phân cách, đoạn qua lại giữa hai giải phân cách khoảng 3m - 5m để đảm
bảo an toàn giao thông.

31
+ Tại các trụ cầu, cầu vượt, bờ tường nghiên cứu thiết kế bố trí trồng dây leo để tạo
thêm nhiều mảng xanh cho đô thị, có khung với chất liệu phù hợp cho dây leo để bảo vệ
công trình. Tại các nút giao thông quan trọng ngoài việc phải tuân thủ các quy định về
bảo vệ an toàn giao thông tổ chức trồng cỏ, cây bụi, hoa tạo thành mảng xanh tăng vẻ mỹ
quan đô thị.
+ Cây xanh được trồng cách các góc phố 5m - 8m tính từ điểm lề đường giao nhau gần
nhất, không gây ảnh hưởng đến tầm nhìn giao thông.
+ Cây xanh được trồng cách các họng cứu hoả trên đường 2m - 3m; cách cột đèn chiếu
sáng và miệng hố ga 1m - 2m.
+ Cây xanh được trồng cách mạng lưới đường dây, đường ống kỹ thuật (cấp nước,
thoát nước, cáp ngầm) từ 1m - 2m.
+ Cây xanh được trồng dọc mạng lưới đường dây dẫn điện phải đảm bảo hành lang an
toàn lưới điện theo quy định của Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 về quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công
trình lưới điện cao áp.
c/ Ô đất trồng cây xanh đường phố
Kích thước và loại hình ô đất trồng cây được sử dụng thống nhất đối với cùng
một loại cây trên cùng một tuyến phố, trên từng cung hay đoạn đường.
Xung quanh ô đất trồng cây trên đường phố phải được xây bó vỉa có cao độ cùng
với cao độ của hè phố nhằm giữ đất tránh làm bẩn hè phố hoặc các hình thức thiết kế khác
để bảo vệ cây và tạo hình thức trang trí.
Tận dụng các ô đất trồng cây bố trí trồng cỏ, cây bụi, hoa tạo thành khóm xung
quanh gốc cây hoặc thành dải xanh để tăng vẻ đẹp cảnh quan đô thị.
d/ Các loại cây xanh thường được phép sử dụng trồng trên đường phố
- Cây vàng anh, lát hoa, me, sưa, sao đen, nhội, Sấu, sến, ban, móng bò, ngọc lan,
long não, lan tây, muồng vàng yến, muồng hoa đào, hoàng lan, bằng lăng, sấu.
- Những loại cây này có nguồn gốc Châu Á, Đông Nam Á, Châu Phi. Chúng có đặc
điểm là: có dáng đẹp, rễ ăn sâu, sống lâu, chịu hạn tốt, hoa đẹp…

6.2 THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH MẶT NƯỚC TRONG ĐÔ THỊ

6.2.1 Hồ điều hòa lưu lượng nước mưa


a/ Vị trí xây dựng và ưu, nhược điểm của hồ điều hòa
Vị trí xây dựng:
- Trước những đoạn cống có chiều dài lớn hơn 0,5-1km.
- Tại những nơi nối mương hở với cống ngầm.

32
- Trước trạm bơm và trong một số trường hợp đặc biệt khác.
Ưu điểm:
- Giảm bớt kích thước cống dẫn, công suất của trạm bơm nước mưa.
- Điều tiết nước mưa nhằm giảm lưu lượng đỉnh, nhằm chống ngập lụt.
- Giảm sự ô nhiễm từ nước mưa vào các nguồn tiếp nhận (sông, suối…).
- Giữ ổn định nước ngầm và tạo cảnh quan môi trường.
Nhược điểm:
- Dễ xảy ra hiện tượng phú dưỡng.
- Điều kiện thay nước hồ khó khăn và tốn kém.
- Lớp cặn bùn lắng và tích lũy ở đáy hồ theo thời gian, nếu không được nạo vét thì
sẽ gây ô nhiễm nguồn nước trong hồ.
b/ Phân loại hồ điều hòa

a/ Dòng chảy hở b/ Dòng chảy kín

Hình 6-1. Sơ đồ các loại hồ điều hòa


- Hồ điều hòa với dòng chảy hở: trong suốt thời gian mưa, toàn bộ dòng chảy đi qua
hồ. Khi lưu lượng mưa tăng lên và dòng chảy ra bị hạn chế, mực nước trong hồ điều hòa
sẽ tăng. Tới khi vượt quá khả năng chứa của hồ, lưu lượng sẽ tràn qua đập để ra nguồn
tiếp nhận. Sau trận mưa, dung tích điều tiết của hồ trở về trạng thái ban đầu nhờ ống thoát
nước tự chảy.
- Hồ điều hòa với dòng chảy kín: khi lưu lượng mưa tăng lên, vượt quá khả năng
chuyển tải của cống thì lưu lượng sẽ tràn qua đập số 1 để vào hồ điều hòa. Khi vượt quá
khả năng chứa của hồ thì lưu lượng tiếp tục tràn qua đập số 2 (có ngưỡng tràn cao hơn

33
đập số 1) để ra nguồn tiếp nhận. Sau trận mưa, dung tích điều tiết của hồ cũng trở về
trạng thái ban đầu nhờ ống thoát nước tự chảy hoặc máy bơm.
Dòng chảy ra khỏi hồ được điều khiển bằng thủ công hay tự động nhờ các thiết bị
điều chỉnh như: van điều tiết, phai chắn, trạm bơm …

6.2.2 Thiết kế hồ điều hòa lưu lượng nước mưa


a/ Yêu cầu khi thiết kế hồ điều hòa:
- Cửa dẫn nước vào hồ và xả nước ra khỏi hồ phải tính toán và bố trí hợp lý để
thuận tiện trong việc khống chế và điều khiển mực nước trong hồ, phù hợp với
diễn biến cơn mưa, phù hợp với khả năng chứa của cống ở phía hạ lưu hoặc nguồn
tiếp nhận và đảm bảo cảnh quan đô thị.
- Khi vận hành hồ điều hòa, cần tính đến việc thay nước hồ để đảm bảo các điều
kiện vệ sinh (trung bình mỗi năm 2 lần thay nước).
- Độ sâu lớp nước tính từ mực nước tối thiểu đến đáy hồ không nhỏ hơn 1m.
- Nên sử dụng những hồ hiện có làm hồ điều hoà, trong trường hợp đặc biệt mà xét
thấy hợp lý thì có thể xây dựng hồ nhân tạo. Khi đó, cần căn cứ vào số liệu diện
tích, tính chất thoát nước, tài liệu khí hậu và địa chất, thủy văn của khu vực xây
dựng.
b/ Tính toán dung tích hồ điều hòa: sinh viên tự nghiên cứu trong TCVN7957-
2008- Tiêu chuẩn Thiết kế Mạng lưới Thoát nước

34
CÁC TÀI LIỆU THAM
KHẢO

1/ Bài giảng “Thiết kế hệ thống giao thông đô thị” do Bộ môn biên soạn.
2/ Bài giảng “Thiết kế hệ thống cấp, thoát nước đô thị” do Bộ môn biên
soạn.
3/ Bài giảng “Thiết kế hệ thống chiếu sáng đô thị” do Bộ môn biên soạn.
4/ Đỗ Bá Chương, Thiết kế đường ô tô tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, 2015
5/ Dương Ngọc Hải, Nguyễn Xuân Trục, Thiết kế đường ô tô tập 2, Nhà
xuất bản Giáo dục, 2005
6/ Nguyễn Xuân Trục, Thiết kế đường ô tô tập 3, Nhà xuất bản Giáo dục,
2004
7/ Urban Road Design: A Guide to the Geometric Design of Major Urban
Roads, Austroads Incorporated, 2002
8/ James H. Kell, Iris J. Fullerton, Design of urban streets, Dept. of
Transportation, Federal Highway Administration, Offices of Research and
Development, 1980
9/ Arthur Garfield Bruce, Highway Design and Construction, International
Textbook Company, 1937
10/ Wilson Gardner Harger, Edmund Arnold Bonney, Handbook for
highway engineers, McGraw-Hill book company, 1919
11/ Larry W.Mays, Ph.D, P.E, P.H, Water Distribution Systems Handbook,
McGraw – Hill HandBooks, 2000.
12/ Larry W.Mays, Ph.D, P.E, P.H - Urban Water Supply Handbook -
McGraw – Hill HandBooks, 2000.
13/ David Butler and John W.Davies - Urban Drainage - Spon Press.
14/ Bộ Xây dựng, Tiêu chuẩn thiết kế Cấp nước – Mạng lưới đường ống và
công trình, TCXDVN 33:2006.
15 Bộ Xây dựng, Tiêu chuẩn thiết kế Thoát nước – Mạng lưới và công trình
bên ngoài, TCXDVN 7957:2008.

35

You might also like