3 Cong C Nhân Cách....

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

3.

Dạy học là nghề mà công cụ chủ yếu là năng lực và nhân cách của
nhà giáo
Nghề nhà giáo luôn là một nghề cao quý và thiêng liêng trong tất cả các nghề.
Dầu xã hội có hàng trăm nghề nghiệp khác nhau, nhưng khi đề cập đến nghề nhà giáo,
dù thời nào cũng được xã hội tôn vinh, vì đây là một nghề quan trọng, giáo dục và đào
tạo nên những lớp người tri thức, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp.

Vì thế sản phẩm hoạt động của nhà giáo là kỷ năng, tri thức, kỷ xảo và các
phẩm chất nhân cách được hình thành ở học sinh.

Sản phẩm của nghề dạy là nhân cách trong những con người chuẩn bị đi vào
cuộc sống theo những chuẩn mực đã định mục đích giáo dục. Đó là những con người
có sự biến đổi về chất so với thời điểm xuất xứ của họ, xét về mặt nhân cách. Với sản
phẩm này theo quan điểm kinh tế, thì đây là một dạng lao động sản xuất phi vật chấit.

Con tin rằng người thầy vĩ đại là một người nghệ sĩ, và cũng hiếm có như bao
người nghệ sĩ khác. Đó là người vĩ đại tự biến mình như cây cầu đưa học sinh đi qua,
cho đến khi xứ mệnh hoàn thành, vui vẻ, khuyến khích học trò mình tự xây cây cầu
mới.1

Cũng là nghề khai tâm, khai trí, khai đức đào tạo nên những con người có ích
cho xã hội, thế nên được ví như hình ảnh là nghề trồng người.

Nhân gian bao đời đã khái quát “ không Thầy đố mày làm nên”.

Chính vì vậy bằng năng lực và nhân cách của mình, nhà giáo đã giúp người học
chuyển tải nền văn hóa xã hội vào bên trong thành những phẩm chất, năng lực thông
qua hoạt động của chính học sinh mình.

Khi nói đến nghề dạy học thì không thể thiếu đến công cụ lao động, vậy công
cụ lao động của nhà giáo khác với các ngành nghề khác như thế nào?

Công cụ lao động chủ yếu của nhà giáo là chính năng lực và nhân cách của họ.
Dù cuộc sống vật chất khó khăn nhưng thầy cô luôn sống mẫu mực, nguyên tắc và là
tấm gương sáng cho học sinh noi theo, bởi thế Thầy dạy học không chỉ mang trách
nhiệm là dạy chữ mà là chuyển tải đạo lý làm người đến học sinh qua hình ảnh của
mình còn gọi là “thân giáo”.

Với đối tượng lao động đặc biệt là những con người, chúng ta phải tìm ra được
những công cụ đặc biệt tương ứng nhằm tác động hữu hiệu tới đối tượng đó là hệ
thống tri thức mà giáo viên sẽ truyền dạy cho học sinh.
1
TCCS(2017) : Nâng Cao Đạo Đức Nghề Nghiệp Của Nhà Giáo Trong Tình Hình Hiện Nay [trực tuyến] tại:
<http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Văn-hoa-xa-hoi/2017/48681/Nang-cao-dao-duc-nghe-nghiep-cua-
nha-giao-trong-tinh-hinh.aspx >.

1
Vì thế tâm vị thầy luôn rộng lớn, luôn chia sẽ những tri thức đến người học.
Chúng ta cũng biết rằng mỗi cây đuốc có thể làm mồi cho hàng trăm cây đuốc khác.
Nhưng vì thế mà không thể cướp đi ánh sáng của cây đuốc ban đầu, mà ngược lại còn
tạo ra ánh sáng hy hoàng rực rỡ. Nếu chỉ cố giữ lại ngọn lữa cho mình, ngọn lữa đó
không bao giờ giữ lâu được, mà rất nhanh tàn. Nếu không chia sẽ chỉ là một đốm lửa
nhỏ không thể thắp sáng được cánh đồng hoang lạnh, không sưởi ấm được những
người nơi xa.2

Kinh Pháp Cú có dạy: “Hương các loài hoa thơm

Không ngược bay chiều gió

Nhưng hương người đức hạnh

Ngược gió khắp tung bay”3

(Kinh Pháp Cú số 54)

Cho nên nhờ có năng lực nhà giáo năm bắt được đối tượng, thiết kế mô hình
nhân cách tương lai của học sinh, sử dụng những tác động phù hợp và phát huy được
tính chủ thể của học sinh. Có thể nói rằng nếu trong lĩnh vực sản xuất vật chất, công
cụ lao động là những vật chất cụ thể mà người lao động sử dụng chúng tác động lên
đối tượng lao động của mình, thì trong nghề dạy học, phần lớn công cụ lao động của
người giáo viên chính là tinh thần gắn bó hữu cơ với chính bản thân họ, lượng tri
thức, năng lực, thiết kế nhân cách của chính mình.

Sao nói công cụ của nhà giáo là năng lực và phẩm chất đạo đức? Chúng ta hiểu
rằng năng lực là sức mạnh tiềm ẩn bên trong phát ra bên ngoài mang đến sự thành
công, còn phẩm chất đạo đức là người có phẩm chất đạo đức, có nội tâm trong sáng,
phong phú và trái tim nhân hậu. Mà các nghề công cụ là máy móc, công cụ hiện đại,
nghề nhà giáo thì ngược lại không cần thiết bị bên ngoài khi làm việc, chỉ cần con
người có năng lực tiềm ẩn bên trong một trái tim nhiệt huyết, trái tim ấm áp sưởi ấm
bao trái tim khác, tưới tẩm lên những mảnh tâm khô cằn lâu ngày chưa được tưới tẩm.
Để cho ra sản phẩm là những con người tri thức đạo đức và kỷ năng, với công cụ này
thì không bộ máy nào không hoạt động thành công. cho nên người thầy dạy trò không
bao giờ biết mệt mỏi, với câu:

“Hối nhân bất quyện”

(Dạy người không biết mệt mỏi)

2
Tham khảo tại: < http://truongchinhtribentre.edu.vn/noi-dung/nhung-pham-chat-co-ban-cua-nguoi-thay-giao>.
3
Kinh Pháp Cú số 54, trang 65.

2
Vì vậy với trái tim nhiệt huyết và muốn chia sẽ người thầy luôn hy sinh thầm
lặng và bao giờ cũng là con người vĩ đại. Đã tạo nên những con người có ích cho
tương lai, bên cạnh đó có những phẩm chất nhân cách tốt đẹp, nhà giáo trở thành tấm
gương tốt đẹp, là mẫu hình cho học sinh noi theo.

*Tài liệu tham khảo:

1. Tâm Lý Học Giáo Dục, Phạm Thành Nghị, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
2. TCTBT (2014): Những Phẩm Chất Cơ Bản Của Người Thầy Giáo [ trực tuyến]
tại: < http://truongchinhtribentre.edu.vn/noi-dung/nhung-pham-chat-co-ban-
cua-nguoi-thay-giao>
3. TCCS(2017) : Nâng Cao Đạo Đức Nghề Nghiệp Của Nhà Giáo Trong Tình
Hình Hiện Nay [trực tuyến] tại:< http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Văn-
hoa-xa-hoi/2017/48681/Nang-cao-dao-duc-nghe-nghiep-cua-nha-giao-trong-
tinh-hinh.aspx>
4. Kinh Pháp Cú số 54, trang 65.

3
i

You might also like