Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

CHUẨN BỊ BÀI TUẦN 4

CHƯƠNG 4: Nguồn gốc, sự phát triển và phân


loại ngôn ngữ.

4.1.Nguồn gốc và sự phát triển của ngôn ngữ


- Vấn đề nguồn gốc : lao động đã tạo nên con người và
ngôn ngữ của loài người.
● Một số giả thuyết về nguồn gốc ngôn ngữ loài người :
+ thuyết tượng thanh
+ thuyết cảm thán
+ thuyết tiếng kêu trong lao động
+ thuyết khế ước xã hội
+ thuyết ngôn ngữ cử chỉ
- Ta có thể nói rằng : lao động, tư duy và ngôn ngữ đã
đồng thời tạo ra những tiền đề cho sự hình thành và phát
triển của tư duy cùng ngôn ngữ của con người.
- Sự phát triển của ngôn ngữ: trong sự phát triển của ngôn
ngữ , có những thời điểm chúng có thể dần dần chia tách
thành nhiều ngôn ngữ khác biệt và có quan hệ họ hàng với
nhau vì được tách ra từ 1 ngôn ngữ mẹ tạo thành 1 ngữ hệ.
- Giữa chúng có 2 loại quan hệ cơ bản :
+ quan hệ cội nguồn ( họ hàng) khi xét theo nguồn gốc
và quá trình phát triển
+ quan hệ loại hình khi xét theo cơ cấu tổ chức bên
trong ngôn ngữ
- Phương pháp xác định : đó là phương pháp so sánh- lịch
sử . Thông qua việc so sánh các từ , các dạng thức của từ
có sự tương ứng về ý nghĩa và hình thức âm thanh trong
một số ngôn ngữ khác nhau nhằm phát hiện ra nguồn gốc
và sự phát triển trong lịch sử của chúng . Từ đó tìm ra các
quy luật tương ứng về ngữ âm, ngữ nghĩa của các từ thuộc
lớp từ vựng cơ bản.
- Nguồn gốc tiếng Việt : tiếng Việt bắt nguồn từ một họ
ngôn ngữ lớn là họ Nam Á
4.2.Phân loại ngôn ngữ theo cội nguồn
-Trong sự phát triển của ngôn ngữ , có những thời điểm
chúng có thể dần dần chia tách thành nhiều ngôn ngữ khác
biệt và có quan hệ họ hàng với nhau vì được tách ra từ 1
ngôn ngữ mẹ tạo thành 1 ngữ hệ.
-Trong mỗi họ ngôn ngữ , tùy thuộc vào mức độ giống nhau
và mức độ khác biệt của ngôn ngữ mà phân biệt thành các
dòng của ngôn ngữ .Trong mỗi dòng ngôn ngữ lại tách ra
mỗi nhánh ngôn ngữ .
- Cơ sở và phương pháp xác định quan hệ cội nguồn của
ngôn ngữ : trên cơ sở so sánh , đối chiếu các từ thuộc lớp
từ vựng cơ bản trong các ngôn ngữ, ngôn ngữ học rút ra
những sự tương ứng về âm thanh và nghĩa của các từ đó,
tiến tới xác định các quan hệ nguồn gốc của chúng
- Phương pháp xác định : phương pháp so sánh - lịch sử
- Ngôn ngữ học đã xác định được khoảng 20 họ ngôn ngữ :
+ họ ngôn ngữ Ấn - Âu
+ họ ngôn ngữ Ugo - Phần Lan
+ họ Tuyếc
+ họ Xê mít Kha mít
+ họ Kap-ka-dơ
+ họ ngôn ngữ Hán- Tạng
+ họ ngôn ngữ Nam Phương
+ họ Mã Lai- Đa Đảo
+ các ngôn ngữ thổ dân châu Phi
+ họ các ngôn ngữ Bắc, Trung,Nam Mỹ
4.3.Phân loại ngôn ngữ theo loại hình
A, Khái niệm
Các loại ngôn ngữ trên thế giới có quan hệ nguồn gốc
với nhau , có thể phân loại chúng theo nguồn gốc ,theo
quan hệ họ hàng và theo cấu tạo bên trong
- Muốn xác định loại hình ngôn ngữ người ta có thể căn
cứ các đặc điểm chung về ngữ âm nhưng chủ yếu căn
cứ vào cấu tạo ngữ pháp
B, Cơ sở và phương pháp xác định quan hệ loại hình
- Ta phải dùng phương pháp so sánh loại hình
học.Thông qua đó phân biệt được 3 thuộc tính:
+ những thuộc tính loại hình
+ những thuộc tính riêng biệt
+ những thuộc tính phổ quát
C, Các loại hình ngôn ngữ chủ yếu
Loại hình ngôn ngữ hòa kết
+ mỗi từ thường có 2 bộ phận: căn tố và phụ tố
+ khi sử dụng trong hđ giao tiếp, từ thường biến đổi hình
thức để biểu hiện các ý nghĩa , quan hệ chức năng ngữ
pháp khác nhau
+ nhóm các ngôn ngữ hoà kết phân tích tính
+ nhóm các ngôn ngữ hòa kết tổng hợp tính
Loại hình ngôn ngữ chắp dính
+ mỗi từ thường cũng gồm căn tố và phụ tố
+ căn tố không biến đổi hình thái và có thể tồn tại và hoạt
động một mình
+ mỗi phụ tố chỉ biểu hiện một ý nghĩa ngữ pháp và
ngược lại
Loại hình ngôn ngữ đa tổng hợp
+ có một loại đơn vị đặc biệt vừa là từ, vừa là câu
+ có sự chắp nối các yếu tố , có thể có sự biến đổi ngữ
âm khi kết hợp
Loại hình ngôn ngữ đơn lập
+ từ không biến đổi hình thái
+ các nghĩa và quan hệ ngữ pháp được biểu hiện chủ
yếu bằng từ, trật tự từ và các ngữ điệu
+ âm tiết được tách bạch rõ rệt và thường là đơn vị có
nghĩa
D, Các đặc điểm loại hình của tiếng Việt
*Tính phân tiết và đặc điểm, vai trò của âm tiết
- Âm tiết là thành phần cơ bản của ngôn ngữ được sử
dụng để tạo thành các câu . Đối với mỗi ngôn ngữ, cách
thức phân tiết và đặc điểm của âm tiết có thể khác nhau.
Phân tích âm tiết : đây là quá trình phân chia các từ thành
các phần nhỏ hơn gọi là âm tiết thường dựa trên các
nguyên tắc phụ âm , nguyên âm và nhóm các âm này trong
một từ
Vai trò của âm tiết : là cơ sở ngôn ngữ nói và viết, đóng vai
trò quan trọng trong việc truyền đạt ý nghĩa, văn hóa và
tương tác trong cộng đồng ngôn ngữ
* Từ không biến đổi hình thái
Các từ không thay đổi hình thái hay dạng của chúng để
thích nghi với ngữ cảnh hay chức năng ngữ pháp khác
nhau
*Các phương thức ngữ pháp chủ yếu
+ trật tự từ
+ hư từ

You might also like