Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Thực trạng rạn san hô ở việt nam

Tổng quan
Theo đánh giá của các cơ quan bảo tồn về sinh vật biển, Việt Nam là một trong những quốc gia sở hữu
nhiều loài san hô đa dạng nhất thế giới. Tuy nhiên, đến nay, hệ sinh thái này đang bị suy thoái nghiêm
trọng cả về số lượng, chất lượng và rơi vào “báo động đỏ”. Nói một cách khác, rạn san hô kêu cứu khẩn
thiết. (https://vasi.gov.vn/Pages/bao-ton-he-sinh-thai-ran-san-ho--bai-2-ran-san-ho-keu-cuu-d87b.aspx)
Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của vùng biển Việt Nam nói chung là thuận lợi cho sự phát triển của san
hô tạo rạn. Trừ các vùng chịu ảnh hưởng của các lưu vực sông với độ muối thấp và độ đục cao, rạn san hô
phân bố ở hầu hết các vùng nước nông ven bờ, ven đảo có nền đáy chắc và rất giàu có ở các quần đảo
Trường Sa và Hoàng Sa. Ở vùng biển thềm lục địa Việt Nam, chỉ mới ghi nhận hai kiểu cấu trúc là rạn
riềm (fringing reef) và rạn dạng nền (platform reef). Rạn dạng nền (platform) cũng tồn tại với cấu trúc là
các đảo hoặc bãi ngầm không liên kết thành dải hình vành khuyên rộng lớn. Đây có thể coi là các “đảo
san hô vòng giả” (pseudo-atoll). Ở vùng biển khơi xa, rạn san hô thuộc về một kiểu cấu trúc hoàn toàn
khác - đó là các đảo san hô vòng (atoll). Vùng biển Việt Nam trải dài qua nhiều vĩ tuyến khác nhau và
nằm gần với trung tâm đa dạng sinh học của san hô thế giới nên rạn san hô ở đây tương đối giàu có về
thành phần loài san hô cứng. Điều đó cho thấy mức độ giàu có về thành phần giống loài san hô ở vùng
biển ven bờ Việt Nam. https://doc.edu.vn/tai-lieu/bao-cao-ve-san-ho-o-viet-nam-11419/
Vùng biển Việt Nam hiện đang tập trung khoảng 340 loài san hô trong tổng số 800 loài của thế giới, phân
bố rộng rãi từ Bắc tới Nam. Rạn san hô biển tập trung với mật độ cao ở vùng biển Nha Trang, Trường Sa,
Hoàng Sa, biển hòn Mun, Khánh Hòa. Ở vịnh Hạ Long, hiện nay các nhà bảo tồn cũng đã phát hiện được
205 loài san hô cứng, 27 loài san hô mềm. Ở Côn Đảo, có 219 loài san hô, tập trung thành khu vực lớn
kèm theo 160 loài cá san hô. (https://vasi.gov.vn/Pages/bao-ton-he-sinh-thai-ran-san-ho--bai-2-ran-san-
ho-keu-cuu-d87b.aspx)
Nhìn chung, hệ sinh thái rạn san hô có cấu trúc rất phức tạp và rất nhạy cảm với sự đe dọa của môi
trường. Khi san hô còn là ấu thể, chúng có thể dễ dàng trở thành mồi ngon của nhiều động vật biển. Khi
đã phát triển bộ xương, chúng không còn là món ăn ngon cho những động vật này nữa, tuy nhiên, cũng có
một số loài cá, sâu biển, ốc và sao biển lùng bắt san hô trưởng thành. Đặc biệt, ở nhiều vùng biển thuộc
Thái Bình Dương, loài sao biển gai là những kẻ săn san hô vô cùng tích cực. https://vast.gov.vn/tin-chi-
tiet/-/chi-tiet/mot-so-nguyen-nhan-cua-su-suy-thoai-ran-san-ho-47814-2.html
Mối đe dọa
Báo cáo điều tra san hô Việt Nam cho biết, 96% san hô bị đe dọa trong đó 75% bị đe dọa nghiêm trọng và
rất nghiêm trọng. Theo những khảo sát tại 8 điểm rạn san hô trong vịnh Nha Trang, từ năm 1994 đến năm
2005 độ phủ của san hô sống đã giảm từ 52,4% xuống 21,2%, tốc độ giảm trung bình 2,8%/năm. Những
nguyên nhân của tình trạng này là khai thác thủy sản mang tính hủy diệt bằng chất nổ, thuốc độc, các hoạt
động du lịch, sinh vật địch hại, bệnh san hô... Thời gian gần đây, tình trạng khai thác san hô trái phép,
đặc biệt là san hô đen ở vùng biển đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị) đang có chiều hướng gia tăng, đe doạ đến
môi trường sinh thái ở vùng biển đảo này. https://doc.edu.vn/tai-lieu/bao-cao-ve-san-ho-o-viet-nam-
11419/
Năm 1985, hầu như chỗ nào ven đảo Hạ Long cũng đều có san hô. Đến năm 1998, mất 1/3 rạn san hô so
với năm 1985. Khảo sát hồi giữa tháng 6 năm nay cho thấy vịnh Hạ Long và Bái Tử Long hầu như không
còn san hô nữa. Riêng khu vực vùng biển đảo san hô Cô Tô, bao gồm 15 đảo lớn nhỏ, theo báo cáo của
Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản, Bộ Thủy sản, thì san hô chết khoảng từ 80-85%. Bên cạnh
đó, nhiều rạn san hô tại khu vực Rạn Mè và phía Nam Bãi bắc của khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã bị
chết. 30 năm nữa, vịnh Nha Trang có thể không còn san hô sống. Nguy cơ trên được Viện Hải dương học
nêu ra ngày 11/6/2007 trong tham luận tại Hội thảo “Vì sự phát triển bền vững vịnh Nha Trang”do UBND
tỉnh Khánh Hòa tổ chức. https://doc.edu.vn/tai-lieu/bao-cao-ve-san-ho-o-viet-nam-11419/

San hô ở vịnh Nha Trang


Một trong những ngyuên nhân ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của san hô là tình trạng khai thác
san hô trái phép. Cần chấm dứt nạn khai thác san hô trái phép trên đảo Cồn Cỏ. Tại bờ Đông Nam của
đảo Cồn Cỏ thường xuyên bị các đối tượng lặn xuống và dùng cưa để khai thác san hô đen, rồi đem bán
sang Trung Quốc với giá không dưới 2 triệu đồng/kg. Chính vì siêu lợi nhuận, các đối tượng càng liều
lĩnh để khai thác loại san hô này, do đó đã làm ảnh hưởng đến sự hình thành tự nhiên của dải san hô đồng
thời gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. https://doc.edu.vn/tai-lieu/bao-cao-ve-san-ho-o-viet-nam-
11419/
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến gây chết đến 85% san hô là do ngư dân dùng thuốc nổ, chất độc xyanua
khai thác trong thời gian dài. Như chúng ta đã biết, san hô tạo rạn chỉ sinh trưởng trong những vùng nước
ấm, có chiếu sáng tốt và cần nền đáy rắn để bám vào. Những yếu tố này hạn chế sự phân bố của san hô ...
https://doc.edu.vn/tai-lieu/bao-cao-ve-san-ho-o-viet-nam-11419/
Ngoài ra khí thải CO2 là kẻ hủy diệt các dải san hô ngầm. Sự sống của các dải san hô ngầm sẽ bị đe dọa
nghiêm trọng vào năm 2050 nếu lượng khí thải CO2, tác nhân gây biến đổi khí hậu và làm tăng nồng độ
a-xít trong nước biển, tiếp tục tăng cao như mức hiện nay. Khí CO2 sinh ra từ việc đốt xăng dầu hay than,
củi, một phần trong số đó được hấp thụ vào các đại dương. "Khoảng 1/3 CO2 bay vào khí quyển được đại
dương hấp thụ", "Quá trình này làm chậm lại hiệu ứng nhà kính, nhưng lại là tác nhân chính gây ô nhiễm
biển". Khi CO2 đi vào nước, nó sinh ra axit carbonic - loại axit dùng để tạo ra tiếng xèo xèo cho các loại
nước đóng chai. Axit này cũng khiến cho một số khoáng chất dễ hoà tan hơn trong nước biển, đặc biệt là
aragonite - khoáng chất được san hô và nhiều loài sinh vật biển khác dùng để tạo nên bộ khung xương.
Theo các nhà khoa học, lượng khí thải CO2 tăng cao tỷ lệ thuận với sự gia tăng nồng độ a-xít trong nước
biển. Điều này sẽ dẫn tới "hội chứng trắng", hay còn gọi là vôi hóa các dải san hô do các khoáng chất
nuôi dưỡng san hô bị a-xít phân hủy và các dải san hô có thể chết sau 1 năm nhiễm bệnh. Với vai trò hấp
thụ 1/3 lượng khí thải CO2 nhằm giúp hạn chế sự biến đổi khí hậu, môi trường biển đang ngày càng bị ô
nhiễm nghiêm trọng do lượng khí CO2, sản sinh từ các hoạt động của con người và chủ yếu là từ việc sử
dụng nhiên liệu, tăng cao. https://doc.edu.vn/tai-lieu/bao-cao-ve-san-ho-o-viet-nam-11419/
Nhiệt độ nước cao do sự ấm lên toàn cầu, cùng với nạn ô nhiễm nguồn nước và các nhân tố khác đang
gây áp lực và hủy diệt dần các rạn san hô. Ngoài ra động đất cũng là nguyên nhân quan trọng hủy diệt san
hô. Một trận động đất mạnh tại quần đảo Sumatra của Indonesia cách đây 2 năm đã làm san hô chết hàng
loạt. https://doc.edu.vn/tai-lieu/bao-cao-ve-san-ho-o-viet-nam-11419/
Một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với san hô chính là hiện tượng bạc màu (mất lớp sắc tố) hay còn
gọi là tẩy trắng (bleaching). Hiện tượng này xảy ra khi nhiệt độ nước biển bề mặt tăng lên ảnh hưởng tới
sự sống của tảo zooxanthellae cộng sinh với san hô. Nhiệt độ nước biển trên 30oC có thể gây ra quá trình
tẩy trắng. Hiện tượng tẩy trắng kéo dài có thể giết chết các quần xã san hô hoặc khiến chúng dễ bị tổn
thương trước các mối đe dọa khác. Trong những năm gần đây, nhiều rạn san hô nhiệt đới đã suy thoái do
san hô bị tẩy trắng hoặc chết. Quá trình axit hóa đại dương – nước biển tăng tính axit – cũng khiến san hô
khó có thể hình thành khung xương canxi cacbonat. Nếu quá trình axit hóa diễn ra với tốc độ nhanh hơn,
những cấu trúc xương đã hình thành của các rạn san hô cũng có thể bị phá vỡ. https://vast.gov.vn/tin-chi-
tiet/-/chi-tiet/mot-so-nguyen-nhan-cua-su-suy-thoai-ran-san-ho-47814-2.html
Cách đây 1 năm, sự việc hệ sinh thái và các rạn san hô tại khu bảo tồn biển Hòn Mun, nằm trong vịnh
Nha Trang bị tàn phá nghiêm trọng nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận, các nhà khoa học và quản
lý. Thời điểm đó, nhiều vùng san hô tại khu vực Hòn Mun bị xóa trắng khiến những người yêu thiên
nhiên cảm thấy rất xót xa. Sau đó, tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều chỉ đạo để xử lý, phục hồi lại khu bảo tồn
biển được xem là một trong những nơi có hệ sinh thái rạn san hô đa dạng sinh học cao thuộc hàng đầu của
Việt Nam và thế giới, có giá trị cao về mặt sinh học, kinh tế quan trọng. https://ictvietnam.vn/yeu-cau-
buc-thiet-bao-ve-tinh-da-dang-sinh-hoc-cua-cac-ran-san-ho-vung-bien-viet-nam-60326.html

Kết quả khảo sát, đánh giá nhanh thời gian gần đây nhất cho thấy, giá trị trung bình độ phủ san hô sống
(bao gồm san hô cứng và san hô mềm) đối với rạn ở phía bắc Hòn Mun khoảng 65,5%. Theo tiêu chuẩn
sức khỏe rạn thì độ phủ san hô sống ở bắc Hòn Mun nằm ở khoảng giữa thang bậc xếp loại tốt (từ 51-
75%). Trong đó san hô cứng chiếm 60%, san hô mềm chiếm khoảng 5%. https://ictvietnam.vn/yeu-cau-
buc-thiet-bao-ve-tinh-da-dang-sinh-hoc-cua-cac-ran-san-ho-vung-bien-viet-nam-60326.html
Còn ở phía tây nam Hòn Mun, khu vực mà rạn san hô bị ảnh hưởng nặng nề nhất của cơn bão Rai năm
2021 đã làm gãy đổ và sóng đánh lên bờ tới 80 -90% diện tích rạn san hô gần bờ, độ phủ san hô còn lại
10%. https://ictvietnam.vn/yeu-cau-buc-thiet-bao-ve-tinh-da-dang-sinh-hoc-cua-cac-ran-san-ho-vung-
bien-viet-nam-60326.html
Còn ở phía nam Hòn Mun, kết quả khảo sát cho thấy độ phủ san hô khoảng 70-80%, tập trung ở độ sâu từ
5 -15 m. Theo tiêu chuẩn sức khỏe rạn thì độ phủ san hô sống ở Nam Hòn Mun nằm ở khoảng của thang
bậc xếp loại tốt (từ 51-75%). Thành phần loài san hô đa dạng, trong đó san hô mềm có kích thước trung
bình đến khá lớn, do đó khu vực này có nhiều loài cá rạn quay về và tập trung sinh sống.
https://ictvietnam.vn/yeu-cau-buc-thiet-bao-ve-tinh-da-dang-sinh-hoc-cua-cac-ran-san-ho-vung-bien-viet-
nam-60326.html
Nha Trang không phải nơi duy nhất mất mát rạn san hô, ngay sát đó là rạn san hô ở Núi Chúa, Ninh Hải,
Ninh Thuận cũng có mức suy giảm ở các điểm đo lên tới 90%, giáo sư Konstantin Tkachenko cho biết.
Ông đã cùng cộng sự ở Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga công bố ngay trong năm 20235. Ngay trước đó
hai năm, một công bố, đo đạc ở sáu điểm gồm Nghi Sơn (Thanh Hóa), Kỳ Lợi (Kỳ Anh, Hà Tĩnh), Sơn
Trà (Đà Nẵng), Ghềnh Ráng (Bình Định), Tuy An (Phú Yên) và Vũng Rô (Khánh Hòa) của TS. Lê Đoàn
Dũng cũng cho thấy chỉ còn 5% san hô vẫn đang trong tình trạng khỏe mạnh, tức là có độ che phủ từ
75%, còn lại hầu hết ở trong tình trạng có độ che phủ thấp, dưới 25%. https://doc.edu.vn/tai-lieu/bao-cao-
ve-san-ho-o-viet-nam-11419/
Các rạn san hô không còn gồng gánh nổi gần trăm nghìn tàu cá lớn nhỏ ngày đêm quăng lưới. Hậu quả đã
nhìn thấy rõ. Tôm cá rạn san hô ở các ngư trường lớn giàu có nhất của Việt Nam cũng đã cạn kiệt. Một
kết quả nghiên cứu mới công bố năm ngoái cho thấy ở ngay khu bảo tồn biển Phú Quốc, cá lớn có chiều
dài trên 20 cm chỉ còn chiếm khoảng 1% tổng số cá rạn7. Trong hai năm quan sát, các nhà nghiên cứu ghi
nhận mật độ các loài thủy sản có giá trị cao đều rất thấp, như cá sạo dưới 0,01%, cá khế dưới 0,2%, cá hè
dưới 0,3%, cá hồng dưới 0,4%, cá mú dưới 2% và cá bướm dưới 3%. https://doc.edu.vn/tai-lieu/bao-cao-
ve-san-ho-o-viet-nam-11419/
Ngay ở Côn Đảo, được các nhà khoa học đánh giá là nơi quyết liệt giữ gìn, nguồn cá rạn cũng suy giảm
nhiều. Từ năm 2005 đến nay, các loài mà trước đây những ngư dân như ông Hải “phải lựa lựa con to lắm
mới bắt” như cá hồng, cá mú, cá dìa suy giảm rõ rệt, các loài thường được giới nghiên cứu sinh học lấy
làm chỉ tiêu đánh giá như trai tai tượng, ốc đụn trước đây dày đặc nay hiếm lắm mới gặp.
https://doc.edu.vn/tai-lieu/bao-cao-ve-san-ho-o-viet-nam-11419/
https://vast.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/mot-so-nguyen-nhan-cua-su-suy-thoai-ran-san-ho-47814-2.html
theo số liệu thống kê từ Tổng cục Biển đảo Việt Nam, hiện nước ta chỉ còn 1% trong số 1.300km2 rạn san
hô dọc bờ biển đang trong tình trạng rất tốt; 26% các rạn san hô trong điều kiện tốt; 41% các rạn san hô
trung bình, còn lại 31% là các rạn san hô nghèo. Ðiều đáng lo ngại, hiện có 96% các rạn san hô trên khắp
vùng biển cả nước đang hứng chịu tác động tiêu cực từ các hoạt động khai thác của con người, trong đó
gần 75% các rạn có mức độ rủi ro cao và rất cao bởi tình trạng khai thác thể hiện sự hủy diệt. Đi cùng với
sự suy thoái của san hô là sự biến mất của nhiều loài sinh vật biển quý. (https://vasi.gov.vn/Pages/bao-
ton-he-sinh-thai-ran-san-ho--bai-2-ran-san-ho-keu-cuu-d87b.aspx)
Hướng khắc phục
Ngày 6-5, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Chỉ thị số 15/2003/CT-UB về việc nghiêm cấm các hành vi
khai thác san hô ở vùng ven biển Bình Định có nội dung như sau: https://doc.edu.vn/tai-lieu/bao-cao-ve-
san-ho-o-viet-nam-11419/
+ Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân khai thác san hô, phá hủy các sạn đá, thảm cỏ biển, hủy hoại môi
trường sống các loài thủy sản ở các vùng nước ven biển.
+ Cấm khai thác san hô, hủy hoại môi trường sống các loài thủy sản nhằm làm cho mọi người có ý thức,
tự giác chấp hành và coi việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản là trách nhiệm của toàn dân.
+ Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục đến từng hộ nhân dân thực hiện nghiêm túc việc cấm khai thác
san hô; có kế hoạch điều tra phân loại, vận động từng hộ cam kết không khai thác san hô; có biện pháp
giúp đỡ các hộ này vay vốn giải quyết việc làm, vốn xóa đói giảm nghèo, vốn tín dụng thương mại...
+ Tiến hành kiểm tra, kiểm soát, truy quét, bắt giữ các đối tượng có hành vi vi phạm để xử lý theo quy
định hiện hành.
+ Vận động tuyên truyền, giáo dục nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, đấu tranh
ngăn chặn kịp thời các hành vi khai thác san hô, phá hủy các rạn đá, thảm cỏ biển nhằm bảo vệ môi
trường sống các loài thủy sản phục vụ phát triển kinh tế biển của tỉnh.
+ Một cơ quan có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện Chỉ thị này và định kỳ báo cáo UBND tỉnh về kết
quả thực hiện.
- Những thân san hô này bám vào hàng chục khung kim loại bị đánh chìm xuống biển, và được nuôi sống
bằng những dây cáp phát đi dòng điện có điện áp thấp. Các nhà bảo tồn cho rằng dòng điện yếu sẽ giúp
khôi phục và gia tăng tốc độ lớn của san hô.
- Dự án (có tên gọi Bio-Rock, hay Đá Nhân tạo) là phát kiến của nhà khoa học Thomas Goreau và kiến
trúc sư Wolf Hilbertz. Hai người đã đặt những cấu trúc tương tự như vậy ở khoảng 20 quốc gia khác,
nhưng thí nghiệm tại Bali là hiệu quả nhất
- Trong dự án, Goreau và cộng sự đã chế tạo những khung kim loại, thường hình vòm hoặc hình nhà kính,
và đánh chìm xuống vịnh. Khi cho một dòng điện có điện áp thấp đi qua, đá vôi (thành phần cơ bản của
san hô) sẽ tụ lại trên khung kim loại. Các công nhân sau đó sẽ thu nhặt những mảnh san hô bị gẫy của rạn
san hô hư hại cũ và gắn nó vào khung trên. Một nhà báo đang kiểm tra sự tăng trưởng của san hô trên một
khung kim loại được các nhà bảo tồn đánh chìm xuống biển vịnh Pemuteran, Bali, Indonesia.

Vừa qua, tại Khánh Hòa, hội nghị khởi động Dự án “Thúc đẩy đối thoại, hợp tác giữa cộng đồng, khối tư
nhân với cơ quan nhà nước trong bảo tồn rạn san hô, phát triển bền vững khu vực biển Hòn Mun, vịnh
Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa”. Dự án được Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc, Chương trình tài trợ
các dự án nhỏ, Quỹ Môi trường Toàn cầu (UNDP/GEF SGP) tài trợ thực hiện trong 2 năm 2023, 2024.
Dự án hướng tới ba mục tiêu chính: xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế đối thoại công-tư trong bảo
vệ môi trường Vịnh Nha Trang, bảo tồn rạn san hô phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Hòn Mun, Vịnh Nha
Trang; tăng cường sự hợp tác giữa cộng đồng, khối tư nhân với cơ quan nhà nước trong bảo vệ môi
trường.
Tại TP. Quy Nhơn, thời gian qua, Tổ chức Cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Lý được thành
lập đã góp phần phục hồi hệ sinh thái rạn san hô, phát triển sinh kế cộng đồng bền vững gắn với du lịch
sinh thái. Kết quả quan trắc năm 2022 cho thấy rạn san hô ở Bãi Dứa có độ phủ san hô sống cao nhất đạt
hơn 62%. https://ictvietnam.vn/yeu-cau-buc-thiet-bao-ve-tinh-da-dang-sinh-hoc-cua-cac-ran-san-ho-
vung-bien-viet-nam-60326.html
Giải pháp tương lai: Giúp san hô thích nghi khi nhiệt độ tăng: Trong suốt mùa hè năm 2005, những trận
bão đã làm lạnh nước biển và nhờ đó làm giảm hiện tượng tẩy trắng trên san hô tại các dải đá ngầm. Khi
nhiệt độ nước biển tăng lên khoảng 310C, các rạn san hô tống ra ngoài loài tảo cộng sinh có tên gọi
zooxanthellae, là thực vật giúp hấp thu ánh sáng mặt trời và quang hợp, cho phép các polip (sinh vật đơn
bào dạng ống) của san hô tăng trưởng và tạo ra các khung xương đá vôi, qua đó hình thành rạn san hô.
Khi không có tảo, san hô có vẻ ngoài màu trắng hay bị "tẩy trắng". Nếu hiện tượng tẩy trắng kéo dài,
quần thể san hô có thể chết. Ở nhiệt độ nước cao, tổ chức quang hợp ở tảo zooxanthellae bị phá vỡ. Tảo
sẽ sản sinh ra chất độc và polip san hô phải đẩy chúng ra ngoài. Bởi vậy, tại phòng thí nghiệm, các nhà
khoa học đang nuôi trồng các dòng tảo zooxanthellae thích nghi với nhiệt độ và tăng khả năng chịu nhiệt
tự nhiên của tảo sống trong rạn san hô. Họ hy vọng sẽ thực hiện một vài thí nghiệm với san hô tại Vịnh
Biscayne và các dải đá ngầm Florida. https://doc.edu.vn/tai-lieu/bao-cao-ve-san-ho-o-viet-nam-11419/

You might also like