Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

THÔNG TIN DỰ THI

CUỘC THI “ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC 2022”

1. Thông tin của thí sinh dự thi


Họ và tên: Lê Ngọc Bảo Trân
Ngày sinh: 13/03/2005
Lớp: 11A6 Trường: THPT Hai Bà Trưng
Quận/ huyện: Tỉnh/ thành phố: Huế
Số điện thoại cá nhân (nếu có): 0858840005
2. Thông tin trường
Địa chỉ: 14 Lê Lợi, Vĩnh Ninh, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Thầy/ cô phụ trách cuộc thi: Dương Nữ Uyên Nhi
Số điện thoại: 0848260596 Email: Uyennhi260596@gmail.com
3. Thông tin gia đình (bố hoặc mẹ)
Họ và tên bố/ mẹ: Lê Văn Tuấn Nghề nghiệp: Nhân viên
Số điện thoại: 0914415818 Email:
Địa chỉ gia đình: 13/15 Tố Hữu, Phú Hội, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

BỐ/MẸ THÍ SINH THÍ SINH ĐĂNG KÝ THÔNG TIN


(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
Đề 1
Câu 1: Chia sẻ cảm nhận của em về một cuốn sách đã truyền cảm
hứng, hướng em tới lối sống tích cực, có ý thức xây dựng môi trường sống
văn hóa lành mạnh, có trách nhiệm với xã hội, khơi dậy khát vọng cống
hiến và phát triển đất nước.
Bài làm:
Tôi vẫn nhớ cái lần đầu tiên đọc quyển “Đắc Nhân Tâm“ là hồi tôi học lớp
7. Điều duy nhất khiến tôi ráng đọc hết là vì đó là “ quyển sách hay nhất của mọi
thời đại “. Có thể lúc đó tôi còn quá nhỏ để đủ hiểu được những lời dạy của Dale
Carnegie chăng ?

Và giờ đây, tôi lại cầm quyển “ Đắc Nhân Tâm “ trên tay, đọc một cách cẩn
thận, suy ngẫm và ghi chú lại tỉ mỉ. Có gì đó khác với ngày xưa rất nhiều, tôi
thấy hình ảnh mình trong từng mẩu truyện, từng ví dụ của “ Đắc Nhân Tâm “.
Tôi cảm nhận thấy từng lỗi lầm tôi đã phạm phải, chợt xấu hổ và chợt thấy may
mắn…Một cô bé chuẩn bị sống xa gia đình đang cần một sự thay đổi lớn trong
cách ứng xử với mọi người. Hơn bao giờ hết, “ Đắc Nhân Tâm “ là quyển sách
có thể giúp bạn một cách tuyệt vời nhất.

“ Đắc Nhân Tâm của thời đại mới đòi hỏi sự hiện diện của cái Tâm, cái
Tầm và cái Tài trong mỗi con người chúng ta “

Tôi đọc phần đầu của quyển sách là “ nghệ thuật ứng xử căn bản “. Trong
đó có bài viết “ cha đã quên “ kể về một người cha nhìn con mình bằng đôi mắt
già cỗi và muộn phiền đầy thành kiến, người cha chẳng thèm biết đến những cái
tốt, điều hay và sự chân thành, hồn nhiên trong tư chất của con mình. Tôi đã giật
mình khi đọc bài viết này, đã bao lần tôi cũng giận dữ vô cớ với những người
xung quanh. Cảm giác xấu hổ và hối lỗi tràn ngập, lẽ ra tôi có thể làm tốt hơn
nhiều. Lẽ ra tôi nên biết thông cảm thay vì oán trách họ. Lẽ ra tôi nên khen ngợi
họ thay vì vạch lá tìm sâu những sai lầm của họ. Lẽ ra tôi nên đặt mình vào vị trí
của họ để thấu hiểu cảm xúc, mong muốn của họ. Lẽ ra tôi đã có nhiều bạn hơn,
thành công hơn…Và có khi nào đọc quyển sách này, bạn cũng phải thốt ra “ lẽ
ra…” như tôi không. Chưa có gì là quá trễ đâu, bạn à!
Bạn biết không, nụ cười là cách dễ dàng nhất để kết nối mọi người với
nhau. Đó là cách tôi thích nhất trong “những cách tạo thiện cảm với người
khác”. Và chỉ khỉ quan tâm đến người khác bạn mới có thể khiến họ quan tâm
tới mình. Bằng cách lắng nghe những cảm xúc, vấn đề của họ, bạn đã ghi một
dấu ấn trong trái tim họ rồi đó. Và bạn biết đấy, cái tên của bạn chính là âm
thanh êm đềm nhất mà bạn luôn muốn nghe và tôi cũng vậy, hãy để tôi cất nó
lên bằng tất cả sự thân thiện và quý trọng nhất. Bạn sẽ thấy rằng bạn quan trọng
như thế nào trong trái tim tôi, điều bạn mong muốn cũng là điều tôi muốn thấu
hiểu nhất ở bạn. Hãy mở rộng tấm lòng bạn với với người khác cũng như cách
tôi lắng nghe nhịp đập chân thành của con tim bạn vậy.

Phần tiếp theo của quyển sách là “ 12 cách hướng suy nghĩ của người khác
theo bạn “. Nghe thật thực dụng phải không, nhưng hãy thử nghĩ đi, đã bao lần
bạn nói mà người khác mà họ không tiếp thu? Và sau những tiếng “ vâng, dạ “
của người khác luôn là một thái độ chống đối. Nếu thực sự như vậy thì tôi nghĩ
phần này thực sự đáng để đọc đấy bạn à! Vì tranh cãi có thể bạn sẽ thắng nhưng
sẽ chẳng bao giờ giúp bạn lấy được lòng tin của người khác. Bản chất con người
luôn có lòng tự trọng, đừng chỉ thẳng cái sai của họ, vì sau đó chỉ là một sự ức
chế không cần thiết thôi. Cái bạn cần là một chút tĩnh lặng, cho sự suy nghĩ
trước cái lợi, cái hại của vấn đề. Đôi khi phải biết dằn mình lại, nhận sai nếu có
lỗi. Sự đồng cảm luôn là kim chỉ nam cho mọi thành công trong giao tiếp, hãy
trao quyền làm chủ cuộc nói chuyện và đề xuất ý tưởng cho họ. Bằng cách đó,
họ có thể thoải mái bộc lộ hết suy nghĩ cũng như khơi gợi nguồn cảm hứng,
sáng tạo. Tôi rất thích câu “ khen ngợi trước, yêu cầu sau “, chẳng có cách nào
hay hơn nếu bạn muốn người khác nghe theo bạn đâu nhỉ! Ngoài ra bạn cũng có
thể khơi gợi sự cao thượng và tinh thần thử thách để khuyến khích mọi người.
Bằng những cách như vậy, thật đơn giản để khiến người khác nghe theo bạn.
Ngày mai, bạn hãy thử bắt đầu một ngày mới như vậy nhé, bạn sẽ thấy niềm
hứng khởi của người khác cũng sẽ là niềm hứng khởi của bạn đấy.

Bạn biết đấy, thay đổi một người thật khó mà phải không, “ giang sơn dễ
đổi, bản tính khó dời “ mà. Vì vậy hãy quên việc thay đổi người khác đi, bằng
cách đơn giản hơn cho họ nhìn nhận vấn đề bằng chính con mắt của họ. Phần 4 “
chuyển hoá người khác mà không gây ra sự chống đối hay oán giận “ sẽ giúp
bạn làm điều đó. Đầu tiên, hãy “ngừng” phê bình người khác. Chỉ “ngừng“ thôi
nhé, vì tôi biết có rất nhiều điều bạn muốn xổ ra mọi thứ vì chẳng ai chịu hiểu
bạn cả. Nhưng hãy chọn cách ít gây hiểu lầm hơn, một chút khen ngợi hay tự
nhận sai lầm, có khi là một lời phê bình gián tiếp sẽ dễ chịu hơn rất nhiều. Ngoài
ra khuyến khích, gợi ý cũng như khơi gợi niềm tự hào nơi họ cũng là những
cách rất hay để thay đổi suy nghĩ của họ. Sẽ thật tuyệt nếu bạn là người đầu tiên
cho “ Marie rửa bát “ thấy được nét đáng yêu của cô ấy, chỉ sau một năm cô ấy
đã thay đổi hoàn toàn vẻ ngoài của mình.

Gấp quyển sách lại, bạn hãy dành một phút để suy nghĩ, thầm tưởng tượng
ra những sai lầm mình mắc phải. Tuy hơi xấu hổ đấy nhưng sau đó hãy thử biến
nó thành một trò hề. Rồi thử nghĩ đến những điều tốt đẹp hơn mà bạn có thể làm
được và hình dung những thứ bạn sẽ nhận được. Thật tuyệt phải không nào!
Cũng giống như tôi từ ngày đọc quyển sách này, tôi đã cố gắng rèn luyện để
thay đổi bản thân và làm được nhiều điều có ích cho mọi người. Cuộc sống trở
nên ý nghĩa hơn rất nhiều, tôi có thể mỉm cười mọi lúc mọi nơi. Xin cảm ơn
Dale Carnegie đã tặng cho tôi và các bạn một món quà vô giá như vậy.

Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa
đọc cho bản thân hoặc cộng đồng?
Bài làm:
Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, việc đọc sách
góp phần không nhỏ vào quá trình bồi dưỡng nâng cao kiến thức, hình thành và
phát triển nhân cách con người. Phát triển văn hoá đọc luôn là một vấn đề mang
ý nghĩa chiến lược của mọi quốc gia trong việc nâng cao dân trí, góp phần phát
triển bền vững nguồn nhân lực - nhân tố quyết định mọi thành công. Do đó, em
đã xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc
cộng đồng.
+ Vẽ các hình ảnh và sơ đồ tư duy liên quan đến văn hóa đọc: Các hình ảnh
sáng tạo, hợp thời đại, sinh động và gần gũi đối với giỏi trẻ hiện nay
+ Lên kế hoạch kĩ lưỡng cho bài phát biểu về văn hóa đọc
+ Chia sẻ các kinh nghiệm đọc và chọn sách sao cho đúng và dễ tiếp thu
kiến thức nhất
+ Mở các hội chợ bán sách giá rẻ đối với lứa tuổi học sinh

You might also like