(Ptlh) Lễ Hội Carnival Tại ý

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 25

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


KHOA VĂN HÓA HỌC

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


Đề tài: LỄ HỘI CARNIVAL THÀNH VENICE - LỄ HỘI
HÓA TRANG ĐẦY MÀU SẮC TẠI Ý (ITALY)
Học phần: PHONG TỤC VÀ LỄ HỘI

SINH VIÊN: Phạm Thảo Vy

MSSV: 2256140104

LỚP: VHH K16.1, 2022 - 2026

GIẢNG VIÊN: ThS. Bạch Thị Thu Hiền

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2024


MỤC LỤC

MỤC LỤC ................................................................................................................ 1


DẪN NHẬP .............................................................................................................. 2
NỘI DUNG ............................................................................................................... 3
Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 3
Khái niệm lễ hội ............................................................................................... 3
Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................... 3
1. Tổng quan về đất nước Ý (Italy) và thành Venice ........................................ 3
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ............................................................. 3
1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội ........................................................ 5
1.3. Thành Venice - hòn ngọc trong lòng nước Ý ........................................ 6
2. Lễ hội hóa trang Carnival thành Venice - di sản đặc biệt của nước Ý ........... 9
2.1. Nguồn gốc và sự hình thành của lễ hội ................................................. 9
2.2. Tổng quan về lễ hội ............................................................................ 12
2.2.1. Thời gian diễn ra ........................................................................ 13
2.2.2. Đặc trưng của lễ hội ................................................................... 14
2.2.3. Các hoạt động của lễ hội ............................................................. 18
4. Ý nghĩa của lễ hội Carnival thành Venice................................................... 19
5. Giá trị của lễ hội Carnival thành Venice ..................................................... 20
5.1. Về mặt văn hóa................................................................................... 20
5.2. Về mặt kinh tế xã hội ......................................................................... 21
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 21
Câu hỏi kiểm tra cuối kỳ ........................................................................................ 22

1
DẪN NHẬP
Mỗi lễ hội đều gắn liền với phong tục của một quốc gia, thể hiện văn hóa của
quốc gia đó; khi ấy, lịch sử phát triển lễ hội cũng gắn với quốc gia đó. Lễ hội hóa trang
Carnival chứa đựng những giá trị và có vai trò như là biểu tượng của Venice. Lễ hội
đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển và có thay đổi nhưng vẫn giữ được tinh thần của lễ
hội, thông qua sự kiện này hàng năm người Venice và khách tham quan có cơ hội chiêm
ngưỡng, tận hưởng vẻ đẹp không chỉ của các bộ trang phục và còn là kiến trúc mang
đặc trưng văn hóa châu Âu, với vai trò như những nghệ sĩ đang biểu diễn trên sân khấu
là đường phố Venice. Lễ hội này ảnh hưởng rất lớn đến Venice và nước Ý khi tác động
đến các vấn đề về kinh tế, văn hóa và xã hội.
Khi tìm kiếm tài liệu liên quan đến đề tài này, nhận thấy được có rất ít tài liệu
nghiên cứu về lễ hội này vì với vị trí địa lý và về văn hóa đây không phải ưu tiên hàng
đầu. Mặc dù vậy thì trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về Venice và lễ hôi
hóa trang Carnival, với các mặt khác nhau và vào những thời kỳ. Trên vị thế của mình,
thành phố Venice và lễ hội hóa trang có nhiều yếu tố để khai thác làm nguồn tư liệu.
Khi làm về đề tài này đối tượng nghiên cứu là lễ hội hóa trang Carnival tại
Venice. Việc kết hợp nhiều phương pháp phương pháp luận để làm bài tiểu luận là cần
thiết; trong đó có các phương pháp như phương pháp dân tộc học định tính, sử dụng
ảnh, như một phần của phân tích, kết hợp với các góc nhìn phê bình từ nghiên cứu trình
diễn cùng với các tài liệu lịch sử, tranh vẽ và bản khắc của thành phố và lễ hội. Ngoài
ra phương pháp phân tích - tổng hợp được áp dụng thông qua việc thu thập nguồn tư
liệu thứ cấp là những sách, bài báo khoa học, bài giảng của giảng viên hướng dẫn, tin
tức, thông tin báo chí được sưu tầm, có liên quan đến đề tài (phân tích), qua đó tìm
hiểu mối quan hệ và tác động giữa các yếu tố đến đối tượng nghiên cứu và rút ra kết
luận (tổng hợp). Việc thực hiện thao tác phân tích - tổng hợp là quá trình từ những
nguồn tư liệu để phân tích đối tượng, sau đó đưa ra những đánh giá. Phương pháp liên
ngành là liên kết các môn học và các ngành với nhau. Khi nghiên cứu đề tài, việc sử
dụng phương pháp này nhằm tổng hợp tri thức và phân tích mối quan hệ tác động qua
lại giữa các ngành học và các ngành học được nói đến chủ yêu qua đề tài là Văn hóa
học và kiến trúc, nghệ thuật. Ngoài hai phương pháp nêu trên, trong bài tiểu luận còn

2
sử dụng phương pháp mô tả và phương pháp quan sát khách quan, hai phương pháp
này được sử dụng dựa trên nguồn tài liệu thứ cấp và video thu thập được nhằm mục
đích diễn giải về cấu trúc, nội dung và giá trị của lễ hội.
NỘI DUNG
Cơ sở lý luận
Khái niệm lễ hội
Trong quá trình tìm hiểu về lễ hội, trước tiên cần xác định khái niệm của lễ hội.
Khái niệm này có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng tựu chung lại có những đặc điểm
nhất định. Theo từ điển lễ hội của Bùi Thiết: “Lễ là phần tín ngưỡng, phần thế giới tâm
linh sâu lắng nhất của con người, phần đạo. Hội là phần tập trung vui chơi giải trí, là
đời sống văn hóa thường nhật, phần đời của mỗi con người, của cộng đồng. Hội gắn
liền với lễ và chiun sự quy định của lễ, có lễ mới có hội”. Bên cạnh khái niệm này,
cũng có khái niệm khác về lễ hội như sau: “Lễ hội là hoạt động định kỳ tổng hòa giữa
lễ và hội gắn với những sự kiện trọng đại của cộng đồng như dạng thức có tính biểu
trưng để thể hiện ý nghĩa của đời sống cộng đồng” (Trần Quốc Vượng). Ngoài hai khái
niệm trên, có một số khái niệm khác nhưng tựu chung lại lễ hội thường chia thành hai
phần là phần lễ và phần hội, mỗi phần sẽ đảm nhiệm chức năng riêng góp phần hình
thành và duy trì lễ hội trong cộng đồng. Trong lễ hội phần lễ là cách ứng xử của con
người trước tự nhiên. Các nghi thức, nghi lễ của lễ toát lên sự cầu mong phù hộ, độ trì
của các thần và giúp người tìm ra những giải pháp tâm lý mặc dù phảng phất chất linh
thiêng và huyền bí. Còn đối với phần hội là đông người tập trung trong một địa điểm
vui chơi với nhau, thông thường phần hội gồm hai yếu tố là để kỷ niệm sự kiện quan
trọng liên quan đến cộng đồng tổ chức lễ hội đó và lễ hội đem lại lợi ích tinh thần cho
mọi thành viên của cộng đồng, mang tính cộng đồng từ các tổ chức lẫn mục đích (Bài
giảng môn “Phong tục và lễ hội”, 13/04/2024, ThS. Bạch Thị Thu Hiền).
Cơ sở thực tiễn
1. Tổng quan về đất nước Ý (Italy) và thành Venice
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Đất nước Ý (Italy) - đất nước hình chiếc ủng với nền văn hóa rực rỡ

3
Nước Ý hay Italia là một quốc gia nằm ở Đông Nam châu Âu và tiếp giáp với
Pháp, Thụy Sĩ, Áo, Slovenia; được tạo thành từ nhiều bán đảo. Quốc gia này giáp biển
Địa Trung Hải và có vai trò đặc biệt tại châu Âu. Nước Ý có lịch sử lâu đời từ thời kỳ
đế quốc La Mã cổ đại, sang thế kỉ II sau công nguyên thì bước vào thời kỳ suy thoái,
mãi cho đến thế kỷ XIV khi bắt đầu thời kỳ Phục Hưng thì nơi đây nổi lên phát triển
thành trung tâm văn hóa, thương mại của châu Âu trong thế kỷ XV - XVI. Quốc gia
này nổi tiếng với rất nhiều di sản văn hóa thế giới, trở thành điểm đến du lịch hàng đầu
tại châu Âu và trên thế giới.
Với những đặc điểm về vị trí khi nằm trong khu vực khí hậu ôn đới, giáp biển
Địa Trung Hải và có các biển lớn bao quanh: Phía tây – Tyrrhenian, phía đông –
Adriatic, phía nam – Lonian. Cộng với đó khi địa hình chủ yếu là núi và có một số
đồng bằng, vùng đất thấp ven biển; với dãy Alps ở phía bắc, dãy Apennines chạy xuyên
qua trung tâm đã tạo nên sự đa đạng với khí hậu tại đây khi mỗi vùng sẽ có những đặc
trưng khí hậu riêng biệt. Phía bắc nước Ý mang đặc trưng của khí hậu lục địa. Nơi đây
đặc trưng bởi mùa hè nóng, mùa đông lạnh. Trong khi đó miền Trung và miền Nam lại
mang đặc trưng của khí hậu Địa Trung Hải. Với mùa hè nóng khô, mùa đông ẩm ướt,
ôn hòa. Khu vực quần đảo thì mang khí hậu cận nhiệt, tiết trời ấm áp quanh năm. Khí
hậu đa dạng, ôn hòa và dễ chịu đã tạo nên một nước Ý với nhiều thành phố nổi tiếng
và đặc biệt.

Nước Ý (Italy). Nguồn: https://google.com/maps/

4
1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội
Về kinh tế: Sự kết hợp giữa khí hậu, vị trí địa lý và các điều kiện thuận lợi, nền
kinh tế Ý phát triển đa dạng với tổng sản lượng và mức thu nhập bình quân đầu người
tương đương Pháp và Anh. Hiện nay, nền kinh tế nước này chú trọng phát triển các
ngành công nghiệp, thương mại; ngoài ra, với “vốn văn hóa đồ sộ” thì ngành du lịch
cũng là ngành kinh tế trọng điểm của nước này.
Về văn hóa: Đối với Ý, đây là một lợi thế với nền văn hóa nổi tiếng thế giới. Lễ
kỷ niệm, lễ hội và những bữa tiệc bên đường phố là một phần trong cuộc sống của
người Ý. Nơi đây là cái nôi của nhiều biểu tượng văn hóa nổi tiếng, trong đó có thể
nhắc đến: Về ẩm thực, món ăn nổi tiếng nhất là mì (spaghetti) với hơn 400 loại khác
nhau. Cũng có rất nhiều loại nước sốt khác nhau và chính điều đó làm cho món mì Ý
khác với món mì ở nơi khác. Mỗi loại nước sốt, kem, cà chua, phô mai, thịt hay cá đều
có công thức kết hợp với mì. Ngoài ra, chiếc bánh pizza đầu tiên ra đời tại thành phố
Napoli của Ý khi hoàng hậu Margherita Maria Teresa Giovanna ngự giá đến đây vào
năm 1889. Pizza chính là đại diện tiêu biểu nhất cho phong cách hòa trộn độc đáo. Về
nghệ thuật, đây là nơi sản sinh ra dòng nhạc Opera; ngoài ra, Ý được nhắc đến là đất
nước với các danh họa nổi tiếng; nền hội họa - kiến trúc với các tác phẩm và công trình
nổi tiếng đã trở thành điểm thu hút; cùng với đó văn học Ý có truyền thống nổi tiếng
lâu đời về tính chất sáng tạo mới mẻ và tính độc đáo. Nền văn học Ý thể hiện một quá
trình thay đổi lớn qua sự phát triển của thời kỳ Phục Hưng. Về thời trang, cùng với
Pháp thì quốc gia này được cho là “kinh đô thời trang”; đây là điểm nổi bật khi nhắc
đến quốc gia này với các thương hiệu thời trang nổi tiếng thế với như Valentino,
Versace, Gucci, Emilio Pucci, Roberto Cavalli,... đây là các thương hiệu có tầm ảnh
hưởng rộng lớn trên toàn cầu.
Về xã hội: Xã hội Ý là một xã hội đa dạng tạo nên từ các tộc người sinh sống
tại quốc gia này, ngoài người Ý cổ đại sinh sống thì còn có nhiều bộ tộc người Nam
Âu, bên cạnh đó còn có những tộc người mới nhập cư và nguồn du khách lớn. Với vai
trò là trung tâm văn hóa, thương mại của châu Âu thời La Mã cổ đại và thời kỳ Phục
hưng đã tạo nên cho người Ý những tính cách đặc biệt. Người Ý nổi tiếng là những
người phóng khoáng và thân thiện; các yếu tố cốt lõi sâu xa hình thành nên tính cách
người Ý là họ có dòng máu nghệ sĩ, được sinh ra và lớn lên tại mảnh đất xem như là
5
bảo tàng lịch sử nhân loại với nhiều công trình văn hóa và nghệ thuật nổi tiếng cho nên
đây có thể là lý do mà mỗi người Ý có một nét nghệ thuật rất riêng và được ví như có
dòng máu nghệ sĩ; có thể thấy được tính cách này của họ thông qua việc họ trang trí
nhà cửa hay trong cách họ nấu và bài trí món ăn. Ngoài tính cách nên, những người Ý
luôn trân trọng giá trị truyền thống; với lịch sử phát triển nghệ thuật lâu đời, người Ý
đặt việc giữ gìn nét văn hóa truyền thống lên hàng đầu, họ thường hào hứng tham gia
các lễ hội hay việc họ hay kể về văn hóa nước họ với các đặc trưng phổ biển như các
thành phố cổ, món mì Ý hay pizza,... Khi quan sát, có thể thấy rằng người Ý luôn biết
cách tận hưởng cuộc sống họ cho rằng bên cạnh khi làm việc thì việc tận hưởng một
khoảng thời gian để nghỉ ngơi hay vui chơi là rất quan trọng và họ tận hưởng điều đó.
Cách sống này được biểu hiện qua việc tại Ý có nhiều ngày lễ nghỉ trong năm: Kỳ nghỉ
lễ Giáng Sinh và năm mới kéo dài 2 tuần, kỳ nghỉ lễ Lao động vào tháng 8, lễ Phục
Sinh,... ngoài ra còn có rất nhiều lễ hội khác nhau hàng năm diễn ra trên đất nước này.
1.3. Thành Venice - hòn ngọc trong lòng nước Ý
Venice (hay Venezia theo tiếng Ý) là một thành phố nhỏ với khoảng 50 nghìn
dân nằm ở Đông Bắc của nước Ý. Thành phố này hình thành từ 118 hòn đảo nhỏ, với
hơn 160 con kênh và gần 400 cây cầu. Do đó thành phố này được mệnh danh là thành
phố kênh đào hay thành phố nổi, đây chính là là thủ phủ của vùng Veneto và của tỉnh
Venezia ở Ý.
Thành phố Venice từng là một trung tâm thương mại lớn trong lịch sử châu Âu.
Thành phố này đã từng là một nước độc lập hơn 1.000 năm, nơi đây là nơi giáp biển
Địa Trung Hải, nơi giao thoa đông - tây với một khoảng thời gian giàu có và thịnh
vượng.
Lịch sử của Venice đã có từ lâu đời. Vào khoảng những năm giữa thế kỷ III sau
Công nguyên, Attila là một thống lĩnh người Hung Nô sau khi đã chiếm nhiều thành
trì tại châu Âu đã đến Aquileia, sau khi thành này thất thủ thì những gia đình trong
thành đã di chuyển bằng thuyền ra những hòn đảo đầy cát, xung quanh bị nước bao
phủ; tại đây từ một nơi đầy cát, cây cối và đầm lầy những người tị nạn này đã tạo nên
thành phố Venice

6
Thành phố Venice. Nguồn: https://google.com/maps/
Đến với Venice, thành phố này nổi bật với nhiều công trình kiến trúc cổ kính,
với hơn 120 nhà thờ kiểu Phục hưng, 100 tháp chuông, 40 cung điện,... đã biến Venice
trở thành một châu Âu thu nhỏ với lối kiến trúc đặc trưng, một trong những kiến trúc
nổi bật có thể kể đến Vương cung Thánh đường San Marco (St. Mark), cung điện
Doges (Doge’s Palace), tháp chuốn St. Mark. Cùng với đó là những cây cầu bắt ngang
qua các con kênh đã trở thành biểu tượng của nơi đây, những cây cầu này chính là cung
đường để nối liền thành phố trên những con kênh, trong số đó có cây cầu trở thành biểu
tượng nổi tiếng của thành phố như cây cầu Rialto, cây cầu này được xây từ thế kỷ XVI,
giờ đây cây cầu chỉ còn một vòm bằng đá nối liền hai hòn đảo lớn của thành phố. Ngoài
ra, các con kênh đào cũng chính là điểm đặc biệt tại Venice khi mà phương tiện chủ
yếu để di chuyển và tham quan thành phố thường thông qua những con kênh này, kênh
đào Grand nổi tiếng khi là con kênh chính của thành phố, đầy chính là lối vào thành
phố và nó có vị trí vô cùng quan trọng. Trên những con kênh quanh thành phố, luôn có
những chiếc thuyền Gondola nhẹ nhàng trôi trên mặt nước, những chiếc thuyền này có
cấu trúc đặc biệt cũng trở thành một biểu tượng của thành phố Venice.
Venice được mệnh danh là thành phố
của những di sản, do không chịu ảnh hưởng
của sự đô hộ nên kiến trúc nơi đây giữ lại
được nhiều công trình cổ xây dựng từ thời
Trung Cổ châu Âu (đầu thế kỷ V đến thế kỷ
XV) và thời Phục Hưng (thế kỷ XV - XVI),
những công trình gây ấn tượng, một trong số Cung điện Doge. Nguồn:
7
đó là: Ca d’Oro - nhà mạ vàng xây vào thế kỷ XV, lâu đàiVedramin - Calergi xây vào
thế kỷ XVI, lâu đài Rezzonico và nhà thờ Đức Bà Santa Maria della Salute,... Các công
trình này mang đặc trưng của kiến trúc châu Âu với thiết kế mái vòm tại các cửa và
trần của nhà thờ; cùng với đó là các cột trụ cao vút và nhọn đầu đều nhau; các họa tiết
dùng trang trí công trình cũng chịu ảnh hưởng của kiến trúc Công giáo rõ rệt, bên cạnh
đó còn là sự kết hợp thêm kiến trúc Gothic, Baroque,... tất cả đã tạo nên một Venice
vừa cổ kính nhưng cũng tráng lệ.
Bên cạnh công trình kiến trúc đẹp thì
một phần không thể thiếu tại Venice là
những cây cầu; cầu là điểm hẹn, là nơi để
người ta chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó, có thể
đứng trên cầu mà ngắm nhìn cảnh sông nước
len lỏi vào thành phố và những con
thuyền êm ả. Khi đi quanh thành phố, Thánh đường St. Mark. Nguồn:
để cảm nhận được không khí yên
bình và hơi thở thời đại hay văn hóa
Ý trong Venice thì những cây cầu là
lựa chọn tuyệt vời.
Ngoài những cây cầu, Venice Gondola di chuyển tại Venice.
còn nổi tiếng với những con thuyền Nguồn: https://vnexpress.net

Gondola, khi mà trước khi xung quanh thành phố là vùng đầm lầy nước nông thì cư
dân nơi đây đã sử dụng thuyền này để di chuyển, những chiếc Gondola đã xuất hiện từ
thế kỷ XI sau đó vào thế kỷ XVII - XVIII những chiếc thuyền này trở nên phổ biến
hơn cả. Có một đặc điểm dễ nhận thấy là Gondola hiện nay chủ yếu được sơn màu đen,
tuy nhiên trước đó vào thế kỷ XVI những chiếc thuyền Gondola lại được trang trí sặc
sỡ để làm nổi bật hơn chiếc thuyền của mình. Thông thường, để bảo đảm độ bền vững
cho thuyền di chuyển thường xuyên, Gondola được chế tác từ 8 loại gỗ phổ biến như:
Vôi, đường tùng, linh sam, anh đào, quả óc chó, cây du, cây gụ và đôi khi cũng có thể
là 9 loại nếu thêm gỗ sồi. Việc thiết kế của Gondola gắn với địa lý của Venice, chi tiết
trên thuyền được tạo ra để giúp cho những chiếc thuyền này hoạt động hiệu quả tại
đây. Mũi sắt đặc biệt của Gondola phục vụ chức năng thực tế là giữ thăng bằng cho
8
thuyền, hình dạng “S” của thuyền đại diện cho các khúc cua trong kênh đào Grand,
trong khi sáu chiếc răng tượng trưng cho các quận của Venice. Mũ lưỡi trai được đại
diện bởi đỉnh cong, trong khi chiếc răng nhọn nhô ra khỏi phía sau mũi đại diện cho
đảo Giudecca. Do thiết kế đặc biệt của mình cho nên những người chèo thuyền Gondola
thường phải được đào tạo rất lâu trước khi có thể vận hành chính thức con thuyền. Do
cách bố trí của Venice cho nên hình ảnh những người lái thuyền mặc áo sọc kẻ ngang
trên những con kênh đã trở thành hình ảnh không thể thiếu của Venice. Nền tảng độc
đáo của Venice và sự trỗi dậy đáng kinh ngạc của nó như một trung tâm thương mại
và sức mạnh hàng hải, cùng với lịch sử đáng kinh ngạc của một quốc gia độc lập, biến
nó thành một thực thể rất đặc biệt, do đó đảm bảo thành phố vẫn giữ được sức hấp dẫn
đặc biệt.
Venice là sự độc đáo trong diện mạo của thành phố, kết hợp kiến trúc cổ kính,
đẹp đẽ, xa hoa với vùng nước của đầm phá và các kênh đào. Vẻ đẹp của Venice có
phần siêu thực vì sự phát triển trên quần đảo đầm phá, khiến nó trông giống như một
thành phố nổi. Thành phố thực sự không nổi trên mặt nước của đầm phá, nhưng vẻ bề
ngoài của nó gợi lên một mức độ khéo léo, trình bày, phô trương - tất cả đều liên quan
đến sân khấu. Cung điện Doge là một ví dụ điển hình đặc biệt về màn trình diễn thẩm
mỹ của Venice khi không giống như các thành phố châu Âu khác yêu cầu những pháo
đài và lâu đài đồ sộ, Venice có cung điện tinh tế, trang trí công phu làm nơi ở cho tổng
trấn và là nơi đặt trụ sở chính phủ, tòa án và nhà tù. Mặt tiền xinh đẹp che đậy những
công việc mờ ám của chính phủ và ẩn giấu những điều kiện tồi tệ của nhà tù bên dưới
vẻ ngoài dễ chịu của nó. Cung điện Doge thực sự hoạt động như một phần của kiến
trúc sân khấu, nhằm gây ấn tượng với người dân và du khách.
2. Lễ hội hóa trang Carnival thành Venice - di sản đặc biệt của nước Ý
2.1. Nguồn gốc và sự hình thành của lễ hội
Trước đây lễ hội hóa trang này là nét đặc trưng cơ bản của thành phố Venice.
Theo lưu trữ của thành phố, lễ hội đã là một phần của đời sống người Venice gần một
thiên niên kỷ và có thể còn có nguồn gốc xa hơn nữa, gắn liền với các lễ hội ngoại giáo
thời tiền Cơ đốc. Lễ hội này được đề cập lần đầu tiên trong sách sử của Venice vào
năm 1094 và phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ Cộng hòa độc lập Venice, trước khi nơi
này thất thủ trước Napoleon vào năm 1797. Trải qua các giai đoạn khác nhau, đến năm
9
1866, Venice đã trở thành một phần của vương quốc Ý mới thành lập; mặc dù từ năm
1797 trở đi, các hoạt động lễ hội hóa trang vẫn tồn tại theo nhiều cách khác nhau, nhưng
sự kiện này đã đánh dấu thời kỳ suy tàn kéo dài gần hai thế kỷ trước khi được hồi sinh
của lễ hội.
Lễ hội hóa trang Carnival bắt nguồn từ năm 1094 và đây là thời điểm từ
“Carnevale” được nhắc đến lần đầu trong một tài liệu của Doge Vitale Falier, khi đề
cập đến lễ hội này thì ban đầu nó như một sự kiện để giải trí cho cộng đồng. Cho đến
khi sự kiện này được xem như lễ hội bắt đầu từ trận chiến diễn ra Cộng hòa Venice và
Ulrico, thượng phụ của Aquileia diễn ra vào năm 1162, trong trận chiến này thì khi
đánh bại đối thủ thì cộng hòa Venice sẽ tổ chức lễ kỷ niệm. Khi tổ chức, mọi người sẽ
giết bò và lợn tại quảng đường San Marco để ăn mừng chiến thắng và lễ kỷ niệm này
diễn ra vào ngày “thứ ba Shrove” (có nghĩa là "thú nhận" hoặc "xưng tội") hay ngày
“thứ ba béo - the Fat Tuesday” (đề cập đến việc thực hành bữa ăn của đêm cuối cùng
phong phú hơn, ăn nhiều chất béo trước khi ăn chay nghi lễ của Mùa Chay, bắt đầu từ
ngày Thứ Tư Lễ Tro). Trong sự kiện này thì ngoài việc giết thịt động vật thì mọi người
còn đến quảng trường San Marco để tụ tập, do vậy nơi này chính là nơi bắt đầu hình
thành lễ hội hóa trang Carnival, không có văn bản chính thức nào về điều này nhưng
nó được mọi người thực hiện. Đến thời kỳ Phục Hưng, lễ hội mới được công nhận
chính thức. Vào thế kỷ 17, vì muốn lan tỏa lễ hội đến gần hơn với cộng đồng và thế
giới cho nên lễ hội thường hóa trang theo phong các Baroque lan tỏa nhiều hơn đến thế
giới. Mặc dù sau này lễ hội trở nên nổi tiếng nhưng trong quá trình phát triển có sự
gián đoạn vào năm 1797 đến năm 1980.
Lễ hội hóa trang tại Venice hiện nay được “hồi sinh” lại từ năm 1980, lễ hội này
mang những đặc trưng và nổi tiếng với những chiếc mặt nạ và những trang phục đẹp
mắt được hóa trang bởi người vũ công. Sự hồi sinh của lễ hội vào thế kỷ 20 là một điều
cần thiết, với sự nổi tiếng của Venice và là một lễ hội rực rỡ. Được coi như một bản
thu nhỏ của chính thành phố, lễ hội góp phần tạo nên nhiều kiến thức về Venice, gợi
lên những nét thẩm mỹ về vẻ đẹp, sân khấu, sự tĩnh lặng, sự xa hoa, bí ẩn, sự suy đồi
và cái chết.
Sự hồi sinh của lễ hội hóa trang vào năm 1980 sau gần hai thế kỷ gián đoạn là
kết quả của việc cố gắng đưa đến sự trở lại của lễ hội trong những năm 1970 và sự
10
quan tâm gia tăng đối với các truyền thống lễ hội hóa trang của thời Cộng hòa cũ. Ngoài
năm 1991, khi lễ hội bị hủy bỏ do Chiến tranh vùng Vịnh nổ ra, sự kiện này đã được
tổ chức hàng năm và củng cố vững chắc vị trí của nó như một nét văn hóa thiết yếu của
Venice.
1797 đến khi được “Phục Hưng” vào cuối thế kỷ XX: Giai đoạn “biến mất”
của lễ hội Carnival
Đối với lễ hội hóa trang, cho đến năm 1797 thì sự kiện này bị chấm dứt khi
Napoleon chính thức chinh phục được Venice, sau khi thuộc về Áo thì nền độc lập tại
đây đã bị chấm dứt sau hơn 1.000 năm. Sau khi lễ hội cùng các phong tục khác bị bãi
bỏ, những luật lệ và sắc lệnh đã bóp nghẹt lễ hội, việc tổ chức lễ hội trở nên mơ hồ và
chỉ còn lại thông qua sự truyền miệng hay các vở diễn của đoàn kịch Commedia
dell’Arte. Tuy vậy, có nhiều bằng chứng cho thấy lễ hội không hoàn toàn biến mất
trong giai đoạn này mà vẫn được duy trì với những thay đổi. Dưới thời Áo, lễ hội hóa
trang không còn được cảm nhận theo cách cũ. Tuy nhiên, các vũ hội năm 1846 và 1856
có rất nhiều người tham dự, cho thấy những dấu vết đáng kể của sự kiện vẫn còn tồn
tại.
Sau khi có sự thống nhất thành lập nên Vương quốc Ý và sự gia nhập của Venice
vào năm 1866 thì có các ý kiến nêu lên việc tổ chức lại lễ hội để đưa Venice về thời kỳ
huy hoàng trong quá khứ. Kết quả là, đến năm 1867 đã có các hoạt động mang đặc
điểm của lễ hội hóa trang diễn ra với sự tham gia của những nhân vật trong hoàng gia
cho thấy vai trò của Venice khi đó khi gia nhập nước Ý và đồng thời gợi nhớ đến vinh
quang của những lễ hội hóa trang xa xưa thường xuyên có sự tham dự của hoàng gia,
quý tộc và các vị chức sắc đáng kính. Trong quá trình này cho đến trước Thế chiến thứ
nhất cũng có các hoạt động, sự kiện và cố gắng để khôi phục lễ hội nhưng vẫn chưa
đạt được hiệu quả rõ rệt. Sau Thế chiến thứ nhất, việc đeo mặt nạ bị cấm trong thành
phố, ảnh hưởng đến sự biểu hiện của lễ hội hóa trang, dưới sự lãnh đạo phát xít của
Benito Mussolini, đời sống của người dân bị quản lý chặt chẽ. Mặc dù việc đeo mặt nạ
đã bị cấm ở Venice dưới thời phát xít, "vì nó được coi là sự che giấu tiềm năng cho các
hành động lật đổ", chế độ này đã quyết định khôi phục lễ hội hóa trang. Do đó, lễ hội
hóa trang năm 1933 chứng kiến một chương trình sự kiện được tổ chức, cho phép đeo
mặt nạ ở Quảng trường San Marco, và vào năm 1934, lễ hội thời trung cổ “festa delle
11
Marie” được tái lập, sau hơn nửa thiên niên kỷ gián đoạn và đây là dấu hiệu để lễ hội
Carnival khôi phục việc tổ chức.
Mặc dù có nhiều quan điểm cho rằng lễ hội hóa trang này đã biến mất vào năm
1797 và được hồi sinh vào năm 1980 tuy nhiên trong suốt quá trình này người Venice
không hề lãng quên lễ hội. Lễ hội Carnival tại Venice được chính thức khôi phục vào
năm 1980, dù vậy trong các thập niên 60 - 70 đã có các sự kiện liên quan đến lễ hội
được tổ chức. Điều này ám chỉ rằng sự kiện đã tái xuất một cách tự nhiên, người Venice
sau thời kỳ bất ổn đang rất muốn khôi phục lại lễ hội. Thị trưởng khi đó của Venice là
Mario Rigo và cả người tiền nhiệm trước của ông đã có những vai trò trong việc hồi
sinh lễ hội này. Một hình ảnh khác từ lễ hội hóa trang năm 1979 cho thấy một đám
đông tập trung bên ngoài nhà thờ, đội đủ loại trang phục hóa trang; thật vậy, năm 1978
và 1979 chứng kiến sự quan tâm mạnh mẽ đến lễ hội hóa trang trong thành phố, với
năm 1979 là năm đầu tiên có chương trình được thiết lập, nhằm mục đích lôi kéo người
dân Venice tham gia sự kiện. Tiết mục quan trọng này vào cuối sự kiện gắn liền với
các phiên bản lịch sử vì việc đốt tượng Pantalone trở thành thông lệ để chào tạm biệt
lễ hội hóa trang và chào đón mùa Chay. Trong lễ hội năm 1979, các cửa hàng trang trí
cửa sổ và bán bánh rán theo mùa, trong khi những người làm mặt nạ thủ công đã hồi
sinh các phương pháp truyền thống để tái tạo lại những chiếc mặt nạ xưa cũ của thành
phố.
Từ 1980 đến nay: Giai đoạn phát triển và lan tỏa trên phạm vi toàn cầu của
lễ hội
Cho đến hiện nay, lễ hội vẫn được tổ chức hàng năm và nhận được sự hưởng
ứng nhiệt tình về người dân. Trong khía cạnh này, việc sử dụng thuật ngữ "thay thế"
để mô tả cách thức văn hóa tự tái tạo và sáng tạo lại dường như là một góc nhìn đặc
biệt phù hợp; dù không thể tái hiện lại hoàn toàn lễ hội Carnival trước năm 1797 nhưng
lễ hội vẫn giữ những đặc trưng tạo nên tinh thần của lễ hội. Bản chất đa tầng văn hóa
của nó có nghĩa là sự kiện này hòa quyện với những địa điểm và con người trong quá
khứ, biến nó thành đa hướng và xuyên thời gian.
2.2. Tổng quan về lễ hội
Trong tiểu luận này khi tìm hiểu về lễ hội hóa trang Carnival tại Venice, do
nguồn tài liệu và thực tiễn nghiên cứu, nên khi tìm hiểu về lễ hội sẽ tập trung vào việc
12
tổ chức lễ hội từ năm 1980 đến hiện nay chứ không thể trình bày hết tất cả đặc điểm
của lễ hội từ khi hình thành đến hiện nay. Cho nên, trong bài tiểu luận này, nội dung
sẽ chú trọng đến lễ hội hóa trang hiện đại tại Venice nhiều hơn.

2.2.1. Thời gian diễn ra

Lễ hội này diễn ra hàng năm trước Mùa Chay, có một bề dày lịch sử phong phú.
Lễ hội hóa trang kéo dài trong mười ngày, trong đó này cuối cùng là ngày “thứ Ba Béo
- the Fat Tuesday”. Mặc dù lễ hội đã trải qua các khoảng thời gian khác nhau, với lễ
hội năm 1989 kéo dài cả tháng, nhưng thời gian tổ chức lễ hội trung bình vẫn là mười
ngày. Trong quá khứ của Venice, người dân và du khách có thể cảm thấy lễ hội hóa
trang kéo dài đến sáu tháng trong năm, một số tài liệu có ghi chép về điều này.
Tuy nhiên, sự thật không phải lễ hội kéo dài sáu tháng, mà là việc cho phép đeo
mặt nạ được kéo dài trong khoảng thời gian đó, vì mùa sân khấu bắt đầu vào tháng
Mười, và có một số dịp khác trong suốt cả năm mà người Venice được phép đeo mặt
nạ cho mình, bao gồm ngày lễ thánh Mark, lễ Thăng thiên và lễ nhậm chức (ingresso)
của một Doge mới - người đứng đầu nhà nước Venice. Lễ hội hóa trang được thực hiện
ngay trước khi bắt đầu Mùa Chay đảm bảo sự kiện này vẫn duy trì mối liên hệ với lịch
Công giáo. Mùa Chay là thời gian để ăn chay và kiêng khem, vì vậy trước đó mọi người
sẽ tham gia lễ hội hóa trang trên khắp châu Âu.
Nguồn gốc từ nguyên của từ lễ hội hóa trang (carnevale trong tiếng Ý) được cho
là carnem levare, có nghĩa là "dừng ăn thịt", vì theo phong tục, mọi người sẽ ngừng ăn
thịt và các món ăn nhiều chất béo trong Mùa Chay. D. K. Feil khẳng định carne vale
có nghĩa là "tạm biệt thịt", thể hiện thêm ý nghĩa kiêng khem lạc thú tình dục. Vì được
liên kết với giáo lý và lịch Công giáo, lễ hội hóa trang Venice do đó được kết nối với
các xã hội nông nghiệp và ngoại giáo thời tiền Công giáo, những truyền thống của họ
đã được hòa nhập vào lịch Công giáo. Lễ hội hóa trang Venice thường diễn ra trước
khi bắt đầu 40 ngày khắc khổ của mùa Chay hằng năm. Lễ hội hóa trang Venice thu
hút hàng triệu lượt du khách, trở thành điểm nhấn văn hóa nổi bật của thành phố nổi,
mộng mơ xứ Italy. Do đó, lễ hội hóa trang có mối liên hệ với các lễ hội phóng túng
thời cổ đại, chẳng hạn như Bacchanalia, Lupercalia và Saturnalia, được đánh dấu bởi
tính chất hoang dã, phóng khoáng, đảo lộn trật tự xã hội và tính cộng đồng.
13
2.2.2. Đặc trưng của lễ hội

Trang phục và mặt nạ - đặc trưng trên của lễ hội hóa trang Carnival
Những người tham gia lễ hội
sẽ đeo mặt nạ và mặt những trang
phục mang đặc trưng cho văn hóa
châu Âu trong các thời kỳ phát triển.
Những chiếc váy có phần tà váy xèo
rộng và thắt eo, kèm theo đó là phụ
kiện như áo choàng, chiếc quạt và
mũ được làm từ lông vũ, cây quyền
trượng được xem là trang phục phổ Trang phục nữ giới (Marie Antoinette - bên trái)
biến đối với phụ nữ; đây được xem
là trang phục phổ biến trong thời kỳ Phục Hưng (thế kỷ XV - XVII), Baroque - Rococo
(thế kỷ 18) với ba thứ đồ không thể thiếu trong Âu phục của nữ giới là áo gi-lê, váy có
khung, áo thắt bụng, thời kỳ này áo gi-lê được mặc ra ngoài, phía trên được trang trí
với những hình vẽ cùng trang sức hoa lệ. Đối với đàn ông, trang phục phổ biến nhất là
các trang phục của những vị bá tước, vương hầu trong giai đoạn lịch sử thời kỳ
Baroque, Rococo với việc duy trì kiểu áo và quần, những chiếc áo được thiết kế riêng,
quần dài đến đầu gối, quần nội y mặc bên trong bó sát. Đường viền cổ tay, ống tay áo
và phần trên quần cùng được trang trí với những đường viền ren lớn. Ngoài ra, các chi
tiết khác như lưu hành đeo găng tay, đội nón rộng vành thể hiện sự phóng khoáng và
khoan thai của người đàn ông. Đây được xem là giai đoạn mà trang phục người đàn
ông phức tạp nhất trong lịch sử với nhiều chi tiết phối hợp khác nhau. Những trang
phục hóa trang thường đi kèm với các chi tiết có đính kèm lông vũ, phụ kiện như chiếc
quạt hay quyền trượng cũng được sử dụng nhiều; ngoài ra thì các kiểu mũ khác nhau
cũng được sử dụng như kiểu mũ đính lông vũ, mũ của chú hề, mũ của vương hầu - bá
tước vào thế kỷ 18 cũng được các “maschere” sử dụng nhiều trong các trang phục hóa
trang. Có thể thấy, trang phục được sử dụng trong lễ hội này thường có nhiều màu sắc
sặc sỡ, lấp lánh; trang phục càng cầu kỳ thì càng được mọi người chú ý vì sự đầu tư;
các trang phục đều có ý nghĩa riêng và sự kết hợp hài hòa giữa các chi tiết. Cùng với

14
sự phổ biến và phát triển của mình, các trang phục được sử dụng trong lễ hội cũng trở
nên đa dạng và sự xuất hiện các trang phục có phần hiện đại, kết hợp với các yếu tố
sáng tạo hay các trang phục từ các nền văn hóa khác là không thể tránh khỏi, tuy nhiên
mọi người đều hướng đến sự vui vẻ, những người hóa trang như những nghệ sĩ đang
biểu diễn trên sân khấu của mình.

Trang phục hóa trang của “maschere” trong lễ hội năm 2022 và 2024.
Nguồn: youtube.com

Kimono (bên trái) và văn hóa Trung Hoa kết hợp văn hóa châu Âu
15
trong trang phục (bên phải). Nguồn: youtube.com
Ngoài những trang phục như đã nêu ở phần trên, một điều không thể thiếu của
lễ hội hóa trang là mặt nạ. Mặt nạ hóa trang (maschere) khoác lên mình bộ trang phục
sang trọng từ đầu đến chân, cùng chiếc mặt nạ volto che kín toàn bộ khuôn mặt, chỉ trừ
đôi mắt, đã trở thành hình ảnh tiêu biểu của lễ hội hóa trang hiện đại. Không một mảnh
da thịt nào lộ ra, thậm chí vùng da quanh mắt còn được sơn đen để chỉ tròng trắng mắt
là còn nhìn thấy. Đối với nhiều người, những chiếc mặt nạ này là điểm nhấn chính của
lễ hội, và những người tham dự sự kiện đều háo hức được nhìn ngắm và giao lưu với
những người hóa trang. Việc mặt nạ xuất hiện trong lễ hội này có nguồn gốc từ xưa,
với các nghệ nhân nổi tiếng tại Venice đã tạo nên những chiếc mặt nạ độc đáo và ấn
tượng; ngoài ra, Venice còn được biết đến là một thành phố nổi tiếng về nghệ thuật,
nơi đây có một nhà hát nổi tiếng dùng để biểu diễn, cũng từ đó, chiếc mặt nạ như một
công cụ để các nghệ sĩ biểu diễn trên sân khấu được tự tin và thu hút ánh nhìn của khán
giả. Những người hóa trang tại lễ hội này từ xưa đến nay thường chủ yếu là các diễn
viên, việc trình diễn trang phục lộng lẫy trên đường phố với sự theo dõi của mọi người
như một sân khấu thực thụ. Hình ảnh chiếc mặt nạ kèm những trang phục rực rỡ đã trở
thành biểu tượng không chỉ cho lễ hội mà còn cho cả thành phố Venice, thông qua đó
thể hiện sự sang trọng, tinh tế và thanh lịch. Chất lượng khó hiểu này được phản ánh
trong mối quan hệ cộng sinh của Venice với mặt nạ; Alessandro Falassi viết: "Mặt nạ
là biểu tượng của Lễ hội hóa trang; Lễ hội hóa trang là biểu tượng của Venice; do đó
mặt nạ là biểu tượng của Venice", ông nói thêm rằng mọi người đã mô tả chính thành
phố này như một chiếc mặt nạ, bao trùm bản sắc. Mặc dù lịch sử lễ hội hóa trang khá
phong phú và lâu đời, nhưng những chiếc mặt nạ có giá trị quan trọng hơn sau khi lễ
hội được tổ chức trở lại vào năm 1980; khi mà trước đó những chiếc mặt nạ bị cấm
trong thời gian dài nên khi người Venice được đeo lại chiếc mặt nạ nó đã trở thành
niềm an ủi to lớn cho họ. Ngày nay, có một hoạt động nổi tiếng trong lễ hội mà mọi
người luôn hào hứng tham gia với cái tên “Maschere più Bella” nghĩa là “chiếc mặt

16
nạ đẹp nhất”.

Những chiếc mặt nạ là biểu tượng của lễ hội. Nguồn: youtube.com


Những chiếc mặt nạ mang một ý nghĩa quan trọng đối với người Venice nói
riêng và người Ý nói chung; khi những chiếc mặt nạ này có lịch sử quan trọng. Nguồn
gốc của chiếc mặt nạ là một câu chuyện khá thú vị vì nó trải qua nhiều thời kỳ bị hạn
chế, chưa rõ về nguồn gốc rõ ràng của mặt nạ nhưng trong các giai đoạn người Venice
bị cấm đeo mặt nạ tại nơi công cộng, trong nhiều trường hợp thì vào ngày diễn ra lễ
hội hóa trang thì điều này được đình chỉ nhưng vẫn khá nghiêm ngặt vào các khoảng
thời gian khác của năm. Một đạo luật tại Venice từ năm 1339 cấm người dân mặc trang
phục thô tục tại nơi công cộng và trong đó bao gồm những việc như đội tóc giả, để râu,
vẽ mặt và đeo mặt nạ. Vì trong năm người dân chỉ có một dịp đặc biệt khi diễn ra lễ
hội là được đeo mặt nạ cho nên mọi người đầu tư lớn cho những chiếc mặt nạ này và
truyền thống này được kéo dài đến tận ngày
nay khi luôn muốn tạo ra chiếc mặt nạ độc đáo
và mê hoặc nhất.
Cùng với giá trị của những chiếc mặt nạ
nên những người đảm nhiệm công việc làm
mặt nạ cũng có giá trị quan trọng. Người làm
mặt nạ được gọi là “mascherari”, họ ở nơi rất
Làm mặt nạ là nghề truyền thống của
đặc quyền và được coi có đẳng cấp vượt trội người Ý. Nguồn: youtube.com
nhờ kỹ năng và tài năng của họ. Theo luật, những người này được trao cho vị trí cao
hơn trong xã hội thông qua nghệ thuật hội họa và họ chịu trách nhiệm làm ra những
chiếc mặt nạ theo như mong muốn người mua, việc này giúp người làm mặt nạ kiếm
được số tiền lớn. Người sản xuất cung cấp nhiều loại cho mọi người lựa chọn, các chất
liệu như da và sứ là phổ biến, các kỹ thuật chế tác khác nhau cũng được sử dụng như
17
chế tác thủy tinh để làm cho mặt nạ được nổi bật. Mặc dù vậy, theo thời gian thì các
kỹ thuật này có sự thay đổi cho phù hợp; ngày nay, các nhà sản xuất để tăng thêm độc
cầu kỳ cho thiết kế thì họ gắn thêm các dải ruy băng và các họa tiết như đính đá để
trang trí mặt nạ. Sự kết hợp giữa trang phục, giày và tóc cùng chiếc mặt nạ tạo nền
những bộ trang phục rực rỡ trong các cuộc
diễu hành của lễ hội.

2.2.3. Các hoạt động của lễ hội

Hơn một triệu người đến thăm lễ hội


mỗi năm, con số này thật đáng kinh ngạc khi Phủ màu cho mặt nạ. Nguồn:
người ta lưu ý rằng Venice không phải là một youtube.com
thành phố đặc biệt lớn: dân số chỉ hơn 55.000
người vào năm 2014, với tổng dân số trên 260.000 người sống trong toàn bộ khu vực
thành phố, bao gồm các đảo trên phá và một phần đất liền.
Khi diễn ra lễ hội, mọi người thường đi dạo các đường phố xung quanh thành
phố, đặc biệt là những địa điểm nổi tiếng như quảng trường St. Mark,… để được chiêm
ngưỡng các trang phục rực rỡ, lộng lẫy được các người hóa trang thực hiện.
Thành phố được xây dựng trên 118 đảo nhỏ, tựa như lững lờ trên mặt nước của
đầm phá, tạo nên một khung cảnh khó quên với vẻ đẹp kỳ diệu đã truyền cảm hứng
cho Canaletto, Guardi, Turner và nhiều họa sĩ khác. Vùng đầm phá Venice cũng sở
hữu một trong những mật độ kiệt tác nghệ thuật cao nhất thế giới: từ Nhà thờ Torcello
đến nhà thờ Santa Maria della Salute. Những năm tháng huy hoàng của Cộng hòa
Venice được thể hiện qua các công trình kiến trúc có vẻ đẹp tuyệt vời. Venice như một
sân khấu cho màn biểu diễn của các nghệ sĩ hóa trang, khi mà từ kiến trúc đến khung
cảnh đều rất phù hợp để tạo nên một khung cảnh vừa tráng lệ nhưng vẫn thơ mộng. Lễ
hội hóa trang là một mô hình thu nhỏ đặc biệt phù hợp của thành phố bởi bản chất sân
khấu của nó: Đây là khoảng thời gian trong năm thành phố tổ chức một buổi trình diễn
đặc biệt, với những người tham gia hóa trang sử dụng phông nền đẹp mắt của kiến trúc
thành phố và cảnh nước cho các màn trình diễn của họ, họ tạo dáng và diễu hành trong
trang phục và mặt nạ đẹp mắt, khoác lên mình bản sắc lễ hội hóa trang. Những
“Maschere”hóa trang đầy đủ với mặt nạ đứng yên lặng để những du khách khác trong
18
lễ hội, chủ yếu ở Quảng trường San Marco và Piazzetta liền kề, có thể chiêm ngưỡng,
chụp ảnh; vì họ hoàn toàn ẩn náu bên dưới bộ trang phục lễ hội, nên sự liên tưởng này
với tượng được cảm nhận mạnh mẽ hơn nhiều so với những người tham dự lễ hội khác.
Lễ hội có mối liên hệ chặt chẽ với sân khấu, không chỉ vì nhiều người tham gia
thay đổi bản thân bằng trang phục và mặt nạ, mà còn vì cách họ sử dụng thành phố như
một sân khấu cho những màn tương tác lễ hội. Thêm vào đó, lễ hội luôn là dịp để trình
diễn hoành tráng trên đường phố và trong các nhà hát của Venice. Sự kiện đã truyền
cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật, bao gồm kịch, truyện, phim và các tác phẩm
âm nhạc, do đó lễ hội trở thành một tổ chức văn hóa quan trọng ở địa phương, quốc gia
và quốc tế. Mọi người với trang phục rực rỡ sẽ tiến đến quảng đường San Marco là nơi
có nhiều khán giả, những người này sẽ chiêm ngưỡng, khen ngợi đối với những bộ
trang phục được chuẩn bị kĩ lưỡng, người nghệ sĩ sẽ đi khắp quảng trường để phô diễn
trang phục và chiếc mặt nạ của mình.
Trong suốt 10 ngày diễn ra lễ hội sẽ có các cuộc thi và giải thưởng được trao dựa
trên trang phục và mặt nạ của người biểu diễn, sẽ có một ban giám khảo để chọn ra
những người xứng đáng cho giải thưởng. Ngoài ra, vào chủ nhật cuối trước khi kết thúc
lễ hội sẽ có một cuộc diễu hành đặc biệt gọi là “Diễu hành trang phục - The Costumes
Parades” trong cuộc diễu hành này những người chiến thắng sẽ được mời đến tham gia
cuộc thi, đây như một sự vinh danh dành cho những bộ trang phục đẹp nhất. Ngoài
việc biểu diễn trang phục thì cũng có cuộc thi về “mặt nạ đẹp nhất” do một hội đồng
thẩm định gồm các nhà thiết kế và nhà sản xuất trang phục từ khắp nơi trên thế giới để
đánh giá và chọn ra mặt nạ đẹp nhất
4. Ý nghĩa của lễ hội Carnival thành Venice
Lễ hội hóa trang Venice là một bản thu nhỏ của chính thành phố Venice, nơi
cũng là nguồn cảm hứng vô tận cho nghệ thuật, góp phần tạo nên một nền mỹ học
Venice đặc trưng. Lễ hội cũng là để nhắc đến thời kỳ hoàng kim của thành phố Venice
với nền cộng hòa hùng mạnh, lễ hội luôn là một khía cạnh quan trọng của huyền thoại
về thành phố, bản thân nó cũng mang tính chất thần thoại. Lễ hội hóa trang gắn liền
với việc phục hồi các màn trình diễn, vì mỗi lần lặp lại của sự kiện đều hướng đến
những sự kiện trong quá khứ và những gì còn sót lại. Mặc dù có sự gián đoạn nhưng
thông qua những đặc trưng thể hiện của lễ hội hóa trang hiện nay, vẫn thấy được văn
19
hóa và những giá trị mang tính truyền thống, lễ hội như màn tài hiện lại châu Âu những
giai đoạn trước, đầy độc đáo và màu sắc.
Venice là một trung tâm văn hóa, nghệ thuật nổi tiếng tại châu Âu và chính lễ
hội hóa trang này cũng thể hiện cho một nền văn hóa chú trọng đến nghệ thuật trong
đó có nghệ thuật biểu diễn. Lễ hội hóa trang là nơi những người nghệ sĩ được khoác
lên bộ trang phục do mình chuẩn bị, dạo quanh đường phố để biểu diễn cho khán giả
xem tác phẩm của mình, khi đó khoảng cách về sân khấu dần được xóa bỏ. Lễ hội này
được hình thành nên tại vùng đất chú trọng đến nghệ thuật sự phát triển của nó thể hiện
thông qua các lễ hội, con người nơi đây đều có tinh thần nghệ sĩ. Việc nghiên cứu cho
thấy lễ hội hóa trang có mối liên hệ chặt chẽ với sân khấu, luận án tiến sĩ được Adrian
Giurgea nộp cho Đại học California vào năm 1987 thiết lập mối liên hệ chặt chẽ giữa
lễ hội hóa trang Venice với sân khấu.
5. Giá trị của lễ hội Carnival thành Venice
5.1. Về mặt văn hóa
Sự tương tác giữa những người đeo mặt nạ và không đeo mặt nạ tại lễ hội hóa
trang Venice, diễn ra trong bối cảnh của thành phố, đặt ra câu hỏi về sự phân đôi thông
thường giữa người biểu diễn và khán giả.
Lễ hội Carnival tôn vinh tinh thần cộng đồng, gạt bỏ đi những khác biệt của cá
nhân và những ràng buộc được giải phóng; qua lễ hội mọi người cùng hòa chung một
không khí, sự khác biệt tạo nên một lễ hội đầy màu sắc và mọi người cùng hòa chung
một không khí vui tươi trên đường phố. Sự kiện này tôn vinh tinh thần cộng đồng vì
nó tập hợp mọi người lại với nhau, và nó có thể được coi là một ví dụ về “phản cấu
trúc (anti-structure)” do tính tự phát và tính tương tác tự do giữa những người tham
gia, bất chấp tình trạng thương mại hóa, toàn cầu hóa và du lịch của nó. tính cộng đồng,
tính tương tác và sự đa dạng của lễ hội, đồng thời chỉ ra chất lượng nổi loạn của nó.
Hiện nay, lễ hội hóa trang được tổ chức thường xuyên hàng năm như sự nhắc
nhớ về lịch sử thời kỳ cộng hòa của vùng đất này. Các hoạt động chế tác những chiếc
mặt nạ đã từng là một nghề truyền thống tại đây có cơ hội để phát triển và tiếp tục nuôi
dưỡng lễ hội, những chiếc mặt nạ đã trở nên đa dạng và phức tạp hơn nhưng vẫn thể
hiện được cái hồn của lễ hội.

20
5.2. Về mặt kinh tế xã hội
Ngay khi được tổ chức trở lại thì lễ hội hóa trang tai Venice đã thu hút rất nhiều
sự quan tâm không chỉ tại nước Ý mà còn trên toàn thế giới thông qua việc lễ hội nhận
được nhiều sự tài trợ, ngay từ năm 1984, lễ hội hóa trang đã được tài trợ bởi các doanh
nghiệp tư nhân, khi một công ty thực phẩm hàng đầu của Ý, tập đoàn Alivar, bảo trợ
sự kiện. Ngoài ra lễ hội này cũng thu hút lượng lớn du khách đến tham gia, mặc dù dân
số của Venice chỉ khoảng 50.000 người nhưng vào những dịp lễ hội này lại thu hút
khoảng một triệu người đến tham dự, đây được xem là con số nổi bật, cho thấy sức lan
tỏa của lễ hội.
Đối với lễ hội, thấy được rằng lễ hội kéo gần mọi người lại với nhau, nói cách
khác lễ hội có tinh thần cố kết cộng đồng cao. Thông qua các hoạt động trình diễn
những bộ trang phục rực rỡ, mọi người sẽ chuẩn bị từ trước rất lâu và hóa trang với
những trang phục yêu thích của mình, còn những người sẽ chụp ảnh hay ngắm những
bộ trang phục sống động, cầu kỳ được trình diễn ngay trên đường phố tại cự ly gần là
một trải nghiệm vô cùng độc đáo. Vì điều này cho nên lễ hội này thu hút sự chú ý lớn
làm tiền đề để phát triên kinh tế, nhất là về mặt du lịch, ngoài ra các hoạt động đi kèm
như khách sạn, nhà hàng, di chuyển cũng chịu tác động theo.
KẾT LUẬN
Lễ hội hóa trang Carnival đã trở thành một lễ hội có sự lan tỏa trên thế giới với
lịch sử hình thành lâu đời. Bên cạnh các yếu tố về kinh tế xã hội thì lễ hội cũng chứa
đựng nhiều nét văn hóa hình thành từ phong tục của người Venice để tạo nên một lễ
hội đặc biệt được đặc trưng là những bộ trang phục cầu kỳ và chiếc mặt nạ. Lễ hội này
chứa đựng cả lịch sửa văn hóa và truyền thống của người Venice, trải qua những khó
khăn những lễ hội vẫn được duy trì và phát triển, trở thành một trong những lễ hội nổi
tiếng trên thế giới, gắn liền chặt chẽ với một Venice cổ kính và hoa lệ. Chiếc mặt nạ là
biểu tượng của lễ hội và lễ hội hóa trang chính là biểu tượng tạo nên Venice.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] I-ta-li-a (Ý) | Hồ sơ - Sự kiện - Nhân chứng. (01/10/2015). Truy cập ngày 18
tháng 05 năm 2024, từ https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ho-so-su-kien-nhan-
chung/cac-nuoc-vung-lanh-tho/chau-au/i-ta-li-a-italy-

21
1568#:~:text=V%E1%BB%8B%20tr%C3%AD%20%C4%91%E1%BB%8Ba%20l%
C3%BD%3A%20%E1%BB%9E,12050%20kinh%20%C4%91%C3%B4ng.
[2] Norwich, J. J. (2003). A History of Venice. Penguin UK.
[3] Nghĩa Nguyễn (07/11/2023). Báo Thanh Niên. Venice và dấu ấn lịch sửa trên mặt
nước. Truy cập ngày 19 tháng 05 năm 2024, từ
https://thanhnien.vn/thoi-trang-tre/venice-va-dau-an-lich-su-tren-mat-nuoc-
185231105113617357.htm
[3] Lịch sử trang phục Tây Phương thời cổ đại (Phần 2). Truy cập ngày 01 tháng 06
năm 2024, từ https://mythuatms.com/hoc-ve--d1915.html
[4] Anh Vũ (23/04/2024). Báo Người Lao động. Venice - thành phố đầu tiên trên thế
giới thu vé vào cửa. Truy cập ngày 01/06/2024, từ
https://dulich.laodong.vn/kham-pha/venice-thanh-pho-dau-tien-tren-the-gioi-thu-ve-
vao-cua-1331100.html
[5] Peter John O’Rourke (2015). Carnevale di Venezia. The University of Leeds
[6] Travel Corcer 360 (2022). YouTube. Do you know the History of Carnival festivity
in Venice?. Truy cập ngày 30/05/2024, từ
https://www.youtube.com/watch?v=WeA5P7n53ww&list=WL&index=1&t=47s

Câu hỏi kiểm tra cuối kỳ


Người Việt có câu Đất có lề, Quê có thói chính là muốn đề cập đến những tập
tục riêng của vùng miền. Tập tục phản ánh đời sống tinh thần của người Việt. Anh, chị
hãy lý giải một số các tập tục có nguồn gốc, cơ sở đời sống và ý nghĩa của nó.

22
BÀI LÀM
Đất nước ta với bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời, sở hữu kho tàng
phong tục tập quán vô cùng phong phú và đa dạng. Mỗi tập tục đều mang những giá
trị và ý nghĩa riêng, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc. Trong số
đó, tục xông đất ngày Tết là một trong những nét đẹp văn hóa nổi bật, thể hiện niềm
tin và mong ước về một năm mới an khang, thịnh vượng của người Việt Nam.
Tục xông đất có nguồn gốc từ xa xưa, gắn liền với tín ngưỡng dân gian về thần
Tài và quan niệm về sự may mắn, tài lộc trong năm mới. Theo quan niệm truyền thống,
thời khắc giao thừa là lúc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, cũng là lúc mà các vị
thần linh giáng trần. Do đó, người ta tin rằng người đầu tiên bước vào nhà trong năm
mới (hay còn gọi là "người xông đất") sẽ mang theo vận may cho gia chủ suốt cả năm.
Tập tục xông đất có cơ sở từ chính đời sống tinh thần và vật chất của người Việt
Nam. Nông nghiệp là ngành sản xuất chính từ xa xưa của người Việt, do đó họ luôn
mong muốn có được một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Việc xông
đất với mong muốn mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ cũng thể hiện cho khát vọng
về một cuộc sống sung túc, ấm no của người dân.

Tập tục xông đất ngày Tết mang nhiều ý nghĩa quan trọng như thể hiện mong muốn về
một năm mới may mắn, tài lộc: Đây là ý nghĩa chính của tập tục xông đất. Người ta tin
rằng người xông đất có ảnh hưởng đến vận may của gia chủ trong năm mới, do đó họ
thường chọn những người có tuổi hợp, có công việc làm ăn phát đạt, gia đình hạnh
phúc để xông đất. Gắn kết tình cảm cộng đồng: Tập tục xông đất còn là dịp để các
thành viên trong gia đình, dòng họ, làng xóm quây quần bên nhau, trao nhau những lời
chúc tốt đẹp cho năm mới. Điều này góp phần củng cố tình cảm cộng đồng, tạo nên sự
gắn kết giữa con người với nhau. Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống: Tập tục xông
đất là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Việc duy trì tập tục này
góp phần bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Việc xông đất thường diễn ra ngay sau khoảnh khắc giao thừa. Người xông đất
cần đáp ứng một số tiêu chí như: có tuổi hợp với gia chủ, gia đình hạnh phúc, công
việc làm ăn phát đạt,... Khi xông đất, người đó cần bước vào nhà với tâm trạng vui vẻ,

23
mang theo những lời chúc tốt đẹp cho gia chủ. Gia chủ sẽ chuẩn bị một số lễ vật nhỏ
để trao cho người xông đất như: tiền mừng tuổi, bánh kẹo, trái cây,...

Tục xông đất ngày Tết là một nét đẹp văn hóa truyền thống quý báu của người
Việt Nam. Tập tục này không chỉ thể hiện niềm tin và mong ước về một năm mới may
mắn, tài lộc mà còn góp phần gắn kết tình cảm cộng đồng và bảo tồn bản sắc văn hóa
dân tộc. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tập tục xông đất chỉ mang ý nghĩa tinh thần, không
nên quá coi trọng vào việc xem tướng, chọn người xông đất. Điều quan trọng nhất là
mỗi người cần tự nỗ lực, phấn đấu để có được một năm mới an khang, thịnh vượng.

24

You might also like