Chương 1 Tổng quan du lịch

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 23

07:59 8/6/24 Chương 1 Tổng quan du lịch

CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN DU LỊCH


47K23.2 - KHOA DU LỊCH
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - ĐHĐN
Câu hỏi ôn tập.
Câu 1: Anh (chị) hãy:
a. Nêu những vấn đề chính mà “Chương 1: Bản chất, đặc điểm của du lịch” phải giải
quyết.
Mục tiêu của chương là nhằm:
 Cung cấp cho sinh viên những hiểu biết sâu sắc về các khái niệm cơ bản của du lịch,
bao gồm các khái niệm về khách du lịch, du lịch, sản phẩm du lịch và loại hình du lịch;
 Giới thiệu cho sinh viên những kiến thức tổng quát về quá trình phát triển du lịch,
những xu hướng tương lai của phát triển du lịch;
 Giới thiệu cho sinh viên những đặc điểm của sản phẩm du lịch, rèn luyện kỹ năng phân
tích xác định những tác động đến hoạt động quản trị kinh doanh sau này của mình do
ảnh hưởng của những đặc điểm này;
 Rèn luyện kỹ năng phân tích quá trình phát triển du lịch của một khu vực, một quốc gia,
một vùng;
 Xây dựng thái độ năng động trong hoạt động quản trị kinh doanh với một ngành phát
triển và thay đổi nhanh chóng như du lịch.
b. Theo anh (chị), chương này hỗ trợ cho các chương còn lại của học phần như thế
nào?
Chương sẽ cung cấp những kiến thức nền tảng, những định nghĩa, nhận định, so sánh
với các ngành khác để thấy ngành du lịch khác như thế nào. Chúng ta sẽ nắm vững các
kiến thức đó và tiếp tục nghiêm cứu sâu vào từng loại hình hay từng loại sản phẩm khác
nhau. Từ đó sẽ có một cái nhìn toàn diện và đầy đủ nhất về du lịch.
c. Từ nghiên cứu đặc điểm của sản phẩm du lịch, anh (chị) thấy đâu là đặc điểm mà
anh (chị) quan tâm nhất khi kinh doanh du lịch sau này? Vì sao?
Sản phẩm du lịch được định nghĩa như trên là sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, nó là sự tập
hợp tất cả các hàng hóa và dịch vụ tạo nên toàn bộ chuyến đi. Mỗi bộ phận của nó thỏa
mãn một nhu cầu riêng lẻ nào đó trong chuyến đi, tạo nên các sản phẩm du lịch riêng lẻ.
từng dịch vụ như dịch vụ tham quan, dịch vụ giải trí, dịch vụ đi lại, dịch vụ lưu trú, dịch
vụ ăn uống, dịch vụ mua sắm,… cũng là những sản phẩm du lịch nhưng là những sản
phẩm du lịch riêng lẻ. Việc phối hợp chúng tạo nên sản phẩm du lịch hoàn chỉnh.

Câu 2: Anh (chị) hãy:


a. Nêu 3 tiêu chí để phân biệt một khách du lịch và một người lữ hành không phải là
khách du lịch.
Việc phân biệt giữa du khách và những người lữ hành khác dựa vào 3 tiêu chí:
- Mục đích chuyến đi,
- Thời gian chuyến đi,
- Không gian của chuyến đi.
b. Phân tích ý nghĩa về khía cạnh thống kê và khía cạnh pháp luật của việc phân biệt
rõ khách du lịch với người lữ hành không phải khách du lịch.
- Khía cạnh thống kê giúp chúng ta thống nhất được khái niệm :Khách du lịch quốc
tế(international visitor) là những người thăm viếng một số nước khác ngoài nước cư trú

about:blank 1/23
07:59 8/6/24 Chương 1 Tổng quan du lịch

của mình cho bất kỳ lý do nào ngoài mục đích hành nghề để nhận thu nhập từ trong
nước được viếng thăm
- Khía cạnh pháp luật giúp chúng ta phân biệt đươc: Những người không thỏa mãn những
điều kiện như trên sẽ không được coi là khách du lịch quốc tế, đặc biệt những người
“sau khi đã vào một nước nào đó với tư cách là một khách tham quan hay lưu trú du
lịch, lại tìm cách kéo dài thời gian lưu trú của mình để ở lại hẳn nước này”. Vi phạm
điều này, họ sẽ không còn hưởng những quy chế của các Công ước quốc tế về du lịch và
có thể bị trục xuất khỏi quốc gia đến viếng
c. Anh (chị) có nhận xét gì về áp dụng các tiêu chí này của Việt Nam?
Nước ta cũng không quy định nơi đến: Theo khoản 2, điều 4, Luật Du lịch nước
CHXHCN Việt Nam, "khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ
trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến".

Câu 3: Anh (chị) hãy:


a. Định nghĩa du lịch như là hiện tượng nhân văn (hiện tượng của con người nói
chung).
Du lịch là hiện tượng những người đi đến một nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên
của mình theo nhiều nguyên nhân khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiền và ở đó họ
phải tiêu tiền mà họ đã kiếm được ở nơi khác.
b. Phân tích sự mở rộng các nội hàm của thuật ngữ du lịch.
Khái niệm này chỉ mới giải thích hiện tượng “đi du lịch”.
Trước thế kỷ XIX, du lịch chỉ là hiện tượng lẻ tẻ của một số ít người thuộc tầng lớp bên
trên. Cho đến đầu thế kỷ XX, khách du lịch vẫn tự do lấy việc đi lại và ăn ở của mình.
Lúc đó, du lịch chưa được coi là đối tượng kinh doanh, nó nằm ngoài lề của nền kinh tế.
Ở thời kỳ này, người ta coi du lịch chỉ là một hiện tượng trong hoạt động làm phong phú
thêm cuộc sống của con người.
c. Với tư cách là người nghiên cứu du lịch, chúng ta nên hiểu du lịch như thế nào? Vì
sao?
Du lịch là một lĩnh vực là toàn bộ các hoạt động mà có mục tiêu là chuyển các nguồn
lực, vốn, nguyên vật liệu thành những dịch vụ, sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách du
lịch.
Câu 4: Anh (chị) hãy:
a. Định nghĩa du lịch như là tổng thể các quan hệ.
Một ngành công nghiệp, là toàn bộ các hoạt động mà có mục tiêu là chuyển các nguồn
nhân lực, vốn và nguyên vật liệu thành những dịch vụ, sản phẩm đáp ứng nhu cầu của
khách du lịch.
b. Phân tích các mối quan hệ giữa khách du lịch, doanh nghiệp du lịch, chính quyền
và cộng đồng cư dân địa phương trong du lịch.
+ Đối với khách du lịch, du lịch mang lại cho họ một sự hài lòng vì được hưởng một
khoảng thời gian thú vị, đáp ứng các nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi, thăm viếng…của họ.
Những khách du lịch khác nhau sẽ có những nhu cầu du lịch khác nhau, do đó họ sẽ
chọn những điểm đến khác nhau với những dịch vụ vận chuyển, giải trí, lưu trú, ăn
uống, mua sắm,.. của các doanh nghiệp khác nhau.

about:blank 2/23
07:59 8/6/24 Chương 1 Tổng quan du lịch

+ Đối với các đơn vị kinh doanh du lịch, họ xem du lịch như là một cơ hội kinh doanh thu
lợi nhuận thông qua việc cung ứng những hàng hóa và dịch vụ du lịch có khả năng cạnh
tranh để thu hút khách du lịch.
+ Đối với chính quyền, du lịch được xem như là một nhân tố thuận lợi đối với nền kinh tế
trong lãnh thổ của mình. Chính quyền quan tâm đến số công việc mà du lịch tạo ra, thu
nhập mà cư dân của mình có thể kiếm được, khối lượng ngoại tệ mà khách du lịch quốc
tế mang vào cũng như những khoản thuế nhận được từ khách và hoạt động kinh doanh
du lịch.
+ Đối với cộng đồng cư dân địa phương, du lịch được xem như là một cơ hội để tìm việc
làm, tạo thu nhập nhưng đồng thời họ cũng là nhân tố hấp dẫn khách bởi lòng hiếu
khách và bản sắc văn hóa của họ. Ở các điểm đến, giữa khách du lịch và cư dân địa
phương luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau. Sự tác động này có thể có lợi, có thể có
hại, cũng có thể vừa có lợi vừa có hại.
c. Anh (chị) đánh giá như thế nào về sự giải quyết hài hòa các lợi ích này trong phát
triển du lịch tại Đà Nẵng?

Câu 5: Anh (chị) hãy:


a. Nêu định nghĩa về sản phẩm du lịch.
Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai
thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoản thời gian thú vị, một
trải nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng
b. Anh (chị) hãy chỉ ra những nhu cầu của con người mà sản phẩm du lịch có thể
thỏa mãn.
Sản phẩm du lịch được định nghĩa như trên là sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, nó là sự tập
hợp tất cả các hàng hóa và dịch vụ tạo nên toàn bộ chuyến đi. Mỗi bộ phận của nó thỏa
mãn một nhu cầu riêng lẻ nào đó trong chuyến đi, tạo nên các sản phẩm du lịch riêng lẻ.
từng dịch vụ như dịch vụ tham quan, dịch vụ giải trí, dịch vụ đi lại, dịch vụ lưu trú, dịch
vụ ăn uống, dịch vụ mua sắm,… cũng là những sản phẩm du lịch nhưng là những sản
phẩm du lịch riêng lẻ. Việc phối hợp chúng tạo nên sản phẩm du lịch hoàn chỉnh.
c. Anh (chị) sinh ra và lớn lên ở đâu? Hãy giới thiệu sản phẩm du lịch (hoặc sản
phẩm du lịch tiềm năng) tại địa phương của anh (chị).

Câu 6: Anh (chị) hãy:


a. Giới thiệu mô hình của Mc Intosh về cấu trúc sản phẩm du lịch.( ở câu 7)
b. Từ vị trí của tài nguyên du lịch trong mô hình, hãy phân tích vai trò nền tảng của
tài nguyên du lịch trong quan hệ với các dịch vụ thành phần của sản phẩm du lịch.
Như đã phân tích trên, toàn bộ các dịch vụ tạo nên sản phẩm du lịch đều dựa vào nguồn
tài nguyên du lịch tại điểm đến. Dựa vào bản chất và vị trí của tài nguyên du lịch, các
dịch vụ tham quan, giải trí được hình thành với nội dung và vị trí gắn liền với tài nguyên
du lịch
c. Từ các quan hệ đã chỉ ra ở câu b, phân tích quan hệ giữa tài nguyên du lịch và các
dịch vụ du lịch tại Đà Nẵng (hoặc địa phương của anh (chị)).
Ở Đà Nẵng, tài nguyên biển hình thành các điểm tắm biển và giải trí biển hấp dẫn.
Furama resort hình thành tại đây. Nhưng mãi đến khi đường ven biển Hoàng Các,
Trường Sa hình thành mới kéo theo việc xuất hiện một loạt các resort và khách sạn ven

about:blank 3/23
07:59 8/6/24 Chương 1 Tổng quan du lịch

biển. Điều này dẫn đến sự ra đời các nhà hàng hải sản và các cửa hàng bán quà tặng là
hải sản dọc bờ biển. Cũng tương tự như vậy là sự ra đời của bến thuyền, các khách sạn
Hương Giang, Century rồi các nhà hàng, cửa hàng lưu niệm bên bờ sông Hương, Huế.

Câu 7: Anh (chị) hãy:


a. Giới thiệu mô hình của Mc Intosh về cấu trúc sản phẩm du lịch.

Dịch vụ Dịch vụ
vậnlưu trú &
chuy năn
ể uốống

Dịch vụ Dịch vụ
mua săốmtham quan,
giải trí

Marketng
DU LỊCH
TÀI NGUYÊN

b. Từ mô hình này, hãy giải thích phát biểu "Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch
+ Các dịch vụ, hàng hóa du lịch".
Robert W. McIntosh, khi mô hình hóa sản phẩm du lịch (hình 1.3), ông đã đưa tài
nguyên du lịch như là một phần của sản phẩm du lịch, thậm chí là phần nền tảng của sản
phẩm du lịch. Như đã phân tích trên, toàn bộ các dịch vụ tạo nên sản phẩm du lịch đều
dựa vào nguồn tài nguyên du lịch tại điểm đến. Dựa vào bản chất và vị trí của tài
nguyên du lịch, các dịch vụ tham quan, giải trí được hình thành với nội dung và vị trí
gắn liền với tài nguyên du lịch. Các dịch vụ này tạo nên sức hút khách của nơi đến. Điều
này đòi hỏi phải xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và hệ thống các phương tiện vận
chuyển cho phép tiếp cận tài nguyên du lịch. Hệ thống các dịch vụ tham quan, giải trí và
điều kiện tiếp cận quy định quy mô và đặc điểm nguồn khách. Đến lượt nó, quy mô và
đặc điểm nguồn khách du lịch quyết định số lượng, loại hình, phong cách, cấp hạng của
hệ thống cơ sở lưu trú trong khi sự phân bố tài nguyên quyết định vị trí của các cơ sở
lưu trú tại điểm đến. Cùng với hệ thống cơ sở tham quan, giải trí, hệ thống cơ sở lưu trú
xác định sự phân bố, quy mô và đặc điểm của hệ thống nhà hàng, cửa hàng bán hàng lưu
niệm. Chính vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng du lịch là một ngành định hướng tài
nguyên hay một cách đơn giản, chúng ta có thể nói:Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du
lịch + Các dịch vụ, hàng hóa du lịch.
c. Minh họa phát biểu trên tại điểm đến du lịch Đà Nẵng (hoặc một điểm đến du lịch
nào khác do anh (chị) chọn).

about:blank 4/23
07:59 8/6/24 Chương 1 Tổng quan du lịch

Ở Đà Nẵng, tài nguyên biển hình thành các điểm tắm biển và giải trí biển hấp dẫn.
Furama resort hình thành tại đây. Nhưng mãi đến khi đường ven biển Hoàng Các,
Trường Sa hình thành mới kéo theo việc xuất hiện một loạt các resort và khách sạn ven
biển. Điều này dẫn đến sự ra đời các nhà hàng hải sản và các cửa hàng bán quà tặng là
hải sản dọc bờ biển. Cũng tương tự như vậy là sự ra đời của bến thuyền, các khách sạn
Hương Giang, Century rồi các nhà hàng, cửa hàng lưu niệm bên bờ sông Hương, Huế.

Câu 8: Anh (chị) hãy:


a. Kể ra các đặc điểm của sản phẩm du lịch xuất phát từ tính chất dịch vụ.
1. Sản phẩm du lịch có tính phi vật thể
Trải nghiệm du lịch mà khách du lịch nhận được là phi vật thể. Trong cấu trúc sản phẩm
du lịch, các dịch vụ tham quan, giải trí, vận chuyển cho đến lưu trú, ăn uống về cơ bản
là chuỗi các hành động, chúng có tính không thể sờ mó được (intagible).
Tính phi vật thể khiến cho việc cung ứng và tiêu dùng dịch vụ có những đặc điểm:
Chất lượng dịch vụ khó đồng nhất: Sự vận hành của máy móc là không đổi dẫn đến chất
lượng sản phẩm vật chất khá đồng nhất. Nhưng trong dịch vụ, chất lượng dịch vụ phụ
thuộc nhiều vào yếu tố con người, bao gồm cả kỹ năng và thái độ phục vụ của nhân viên
lẫn kinh nghiệm sử dụng dịch vụ và sự hợp tác của khách hàng. Khó có thể đòi hỏi thao
tác của nhân viên luôn luôn có độ chuẩn mực chính xác. Đã vậy, thái độ phục vụ của
nhân viên bị chi phối bởi các yếu tố bất định như tình trạng tâm lý, tình cảm, sức khỏe,
… của họ và thái độ của khách hàng. Đặc điểm này dẫn đến những khó khăn trong quản
lý chất lượng dịch vụ. Để quản lý chất lượng tốt, giải pháp thường được sử dụng là xây
dựng các chuẩn mực chất lượng cụ thể cho từng hoạt động phục vụ trên cơ sở xây dựng
quy trình phục vụ hết sức chi tiết.
Do tính phi vật thể, chúng ta khó bảo vệ bản quyền. Một chương trình du lịch mới, hay
quy trình phục vụ độc đáo dễ bị sao chép vì chúng ta không thể gắn thương hiệu lên
những sản phẩm này. Từ đó, người tiêu dùng tin tưởng vào thương hiệu của Công ty hơn
là thương hiệu của sản phẩm. Tên của một chương trình du lịch cụ thể ít ý nghĩa hơn tên
công ty cung cấp chương trình đó. Xây dựng thương hiệu chung của Công ty, thường
xuyên đổi mới sản phẩm là yêu cầu của kinh doanh du lịch. Ngoài ra, vì đặc điểm này,
chúng ta cần chú trọng các bằng chứng vật chất và vật thể hóa các thông tin quảng bá;…
2. Quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra cùng lúc, cùng nơi
Do tính phi vật thể, dịch vụ khó có thể thể vận chuyển, đặc biệt là sản phẩm du lịch, các
sản phẩm du lịch gắn liền với tài nguyên du lịch, khách du lịch phải đến nơi cung ứng
để thụ hưởng. Mặt khác, chỉ với sự có mặt và yêu cầu tiêu dùng dịch vụ của khách quá
trình cung ứng dịch vụ mới được khởi động. Điều này làm cho việc sản xuất và tiêu
dùng dịch vụ diễn ra cùng lúc, cùng nơi và dẫn đến:
Sản phẩm dịch vụ không thể lưu kho được, sản phẩm không được tiêu thụ là sản phẩm
bị mất hoàn toàn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những ngành mà tỷ trọng chi phí
cố định lớn như ngành khách sạn, nhà hàng, giải trí, vận chuyển hàng không…Điều này
dẫn đến yêu cầu khai thác công suất thiết kế là yêu cầu sống còn của doanh nghiệp du
lịch;
Do không có kho để điều tiết lượng sản phẩm đưa ra thị trường, trong kinh doanh dịch
vụ, vấn đề dăng ký giữ chỗ là cực kỳ quan trọng. Nó được coi là
sự dự trữ lượng cầu, bảo đảm sự điều chuyển cầu tương thích với lượng cung cố định;

about:blank 5/23
07:59 8/6/24 Chương 1 Tổng quan du lịch

Đối với sản phẩm vật chất, chúng ta có thể kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi sản
xuất, trước khi bán cho khách hàng tiêu dùng. Trong dịch vụ, chúng ta không thể đánh
giá chất lượng sản phẩm trước khi nó được tiêu dùng. Quản lý chất lượng toàn bộ quá
trình là cần thiết trong kinh doanh du lịch.
3. Sự tham gia của khách hàng trong quá trình tạo ra và đánh giá chất lượng dịch vụ
Do không vận chuyển được, khách hàng phải có mặt trong nơi sản xuất dịch vụ, không
những thế, họ còn tham gia vào quá trình tạo ra dịch vụ. Vì vậy, chất lượng dịch vụ còn
phụ thuộc vào kinh nghiệm, trình độ và sự hợp tác của khách hàng. Nhưng rủi thay, kinh
nghiệm, trình độ và sự hợp tác của khách hàng là những biến số mà doanh nghiệp không
thể kiểm soát được.
Sự tham gia của khách hàng khiến:
Việc quản lý sự tham gia của khách hàng và tổ chức luồng khách hàng là một nội dung
quan trọng trong quản trị cung ứng dịch vụ.
Nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng có vai trò to lớn trong cảm nhận của khách
hàng về chất lượng dịch vụ.
b. Hãy phân tích “Tính phi vật thể của sản phẩm du lịch” ảnh hưởng như thế nào đến
quản trị doanh nghiệp du lịch?
Trong một sản phẩm du lịch, yếu tố phi vật thể luôn chiếm tỉ trọng cao. Và chính yếu tố
này quyết định tới lượng khách tham quan, giá trị của sản phẩm du lịch và là yếu tố
hàng đầu để các doanh nghiệp du lịch khai thác ,tạo thương hiệu và cạnh tranh nguồn
khách.
c. Vận dụng điều này như thế nào trong doanh nghiệp lữ hành (cho sinh viên K3)
hoặc khách sạn (cho sinh viên K23) hoặc doanh nghiệp tổ chức sự kiện, lễ hội (cho
sinh viên K26).
Đối với các doanh nghiệp khách sạn cần phải nâng cao trình độ, thái độ, phong cách
phục vụ của nhân viên đối với khách du lịch. Nhân viên phục vụ phải có kiến thức sâu
về chuyên môn, có kĩ năng giao tiếp. các nhân viên nếu có các kĩ năng này sẽ mang lại
lợi ích cho doanh nghiệp và cho du khách. Đồng thời doanh nghiệp cần phải bố trí
không gian phòng, vị trí phòng phù hợp, biết cách tạo ra hiệu ứng, bắt mắt, tuân thủ các
giá trị văn hóa thẩm mỹ đều đó sẽ càng tăng thêm chất lượng cho sản phẩm du lịch.

Câu 9: Anh (chị) hãy:


a. Kể ra các đặc điểm của sản phẩm du lịch xuất phát từ tính chất dịch vụ.
b. Hãy phân tích: “Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm du lịch diễn ra cùng
lúc, cùng nơi” ảnh hưởng như thế nào đến quản trị doanh nghiệp du lịch?
"Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm du lịch diễn ra cùng lúc cùng nơi" ảnh hưởng
tới việc doanh nghiệp phải tính toán trong việc làm thế nào để tạo ra lượng sản phẩm đủ
để cung ứng tại thời điểm khách cần. Vì sản phẩn không thể lưu trữ nên dể gây ra việc
dư thừa hoặc thiếu hụt
c. Vận dụng điều này như thế nào trong doanh nghiệp lữ hành (cho sinh viên K3)
hoặc khách sạn (cho sinh viên K23) hoặc doanh nghiệp tổ chức sự kiện, lễ hội (cho
sinh viên K26).
Đối với doanh nghiệp khách sạn cần phải dự trữ phòng tại thời điểm được cho là cao
điểm đồng thời liên kết với các doanh nghiệp lữ hành để tăng lượng khách cho doanh
nghiệp.

about:blank 6/23
07:59 8/6/24 Chương 1 Tổng quan du lịch

Câu 10: Anh (chị) hãy:


a. Kể ra các đặc điểm của sản phẩm du lịch xuất phát từ tính chất dịch vụ.
b. Hãy phân tích: “Việc tham gia của khách hàng trong quá trình tạo ra và đánh giá
chất lượng dịch vụ du lịch” ảnh hưởng như thế nào đến quản trị doanh nghiệp du
lịch?
Việc không thể vận chuyển sản phẩm du lịch đều đó ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp
phải lựa chọn ví trí phát triển 1 cách dể tiếp cận với khách du lịch. Đồng thời việc đánh
giá chất lượng của khách nó ảnh hưởng đến việc nhân viên phục vụ phải tạo cho khách
1 cảm giác thõa mái và tính chuyên nghiệp nhất.
c. Vận dụng điều này như thế nào trong doanh nghiệp lữ hành (cho sinh viên K3)
hoặc khách sạn (cho sinh viên K23) hoặc doanh nghiệp tổ chức sự kiện, lễ hội (cho
sinh viên K26).
Đối với doanh nghiệp khách sạn, việc chọn vị trí phát triển là vô cùng quan trọng.
Doanh nghiệp cần hợp táctác với các tour du lịch để tiếp cận với khách hàng 1 cách dễ
dàng hơn. Đồng thời đẩy mạnh việc training cho nhân viên biết cách để tạo thiện cảm
với khách hàng.

Câu 11: Anh (chị) hãy:


a. Kể ra các đặc điểm riêng có của sản phẩm du lịch
1. Sản phẩm du lịch thỏa mản những nhu cầu đặc biệt và thứ yếu của con người.
Sản phẩm du lịch thỏa mãn những nhu cầu đặc biệt như nhu cầu hiểu biết kho tàng văn
hóa lịch sử, nhu cầu thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, nhu cầu gặp gỡ người thân,…
Đó là những nhu cầu riêng có của con người, nằm ở lớp trên trong Tháp nhu cầu
Maslow. Mặc dù trong cấu thành sản phẩm du lịch, có những hàng hóa và dịch vụ thiết
yếu thỏa mãn nhu cầu ăn, ở, đi lại…, nhưng mục đích chính của chuyến du lịch là nhằm
thỏa mãn những nhu cầu cấp cao. Ngoài ra, sản phẩm du lịch là những trải nghiệm và
việc tiêu dùng nó đòi hỏi chi phí thời gian. Từ đó,
Ngay cả các nhu cầu thiết yếu trong chuyến đi, khách du lịch có đòi hỏi cao về chất
lượng phục vụ, thường cao hơn mức bình thường hàng ngày của họ;
Khách du lịch thường là những khách hàng có trình độ văn hóa cao, họ ý thức về về
những tác động tiêu cực có thể có do hoạt động du lịch của họ;
Nhu cầu du lịch chỉ xuất hiện khi con người có thời gian nhàn rỗi và thu nhập đủ lớn sau
khi đã được dùng để đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu;
Nếu việc mua hàng hóa thông thường chỉ bị ràng buộc bởi đường ngân sách thì việc
mua sản phẩm du lịch còn bị ràng buộc thêm bởi quỹ thời gian rảnh dành cho du lịch;
Lượng cầu du lịch khá nhạy cảm với những biến động về giá cả, thu nhập và điều kiện
an toàn, an ninh;
2. Sản phẩm du lịch sử dụng cả những nguồn lực khan hiếm và không khan hiếm
Kinh tế học giải quyết việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khan hiếm. Tuy nhiên,
trong du lịch, các tài nguyên du lịch như thắng cảnh, di tích tham quan, khí hậu dễ chịu,
lòng hiếu khách của cư dân địa phương,… là những nguồn lực không khan hiếm hoặc ít
khan hiếm. Việc tiêu dùng của du khách này không hoặc ít ảnh hưởng đến sự tiêu dùng
của du khách khác. Từ đó:

about:blank 7/23
07:59 8/6/24 Chương 1 Tổng quan du lịch

Nhiều lợi ích tại điểm đến được khách du lịch hưởng thụ miễn phí. Ở những nơi có bán
vé tham quan thì việc định giá không theo các quy luật kinh tế thông thường, nó có thể
chỉ được sử dụng để hạn chế lượng khách, để hỗ trợ cho kinh phí hoạt động và bảo tồn,

Do là nguồn lực không hoặc ít khan hiếm nên có thể bị sử dụng quá mức dẫn đến tình
trạng xói mòn nguồn lực, ảnh hưởng đến sự khai thác lâu dài. Phát triển du lịch bền
vững là vấn đề phải luôn được đặt ra trong chiến lược phát triển của các điểm đến.
3. Sản phẩm du lịch được tiêu dùng chủ yếu ở địa điểm ngoài nơi cư trú thường xuyên
của khách du lịch
Đặc thù này cần xem xét trên hai khía cạnh. Thứ nhất, nơi cư trú và nơi đến của du
khách thường xa nhau về không gian, khác biệt về điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội.
Tùy đặc điểm tâm lý của khách, hướng ngoại hay hướng nội, mà sự khác biệt nói trên là
thu hút hay cản trở du lịch. Ngoài ra, chi phí tài chính, chi phí thời gian và hao tổn sức
khỏe để đi từ vùng gửi khách đến vùng nhận khách là những biến số âm tính ảnh hưởng
đến dòng khách (hai vấn đề này sẽ lần lượt được phân tích sâu hơn ở chương 3). Thứ
hai, do dịch vụ du lịch gắn liền với sự tương tác giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất
trong suốt quá trình tiêu dùng dịch vụ du lịch nên bản chất di động của du lịch đòi hỏi
phải xem xét tiến trình tiêu dùng và vì vậy cả tiến trình sản xuất theo thời gian và không
gian. Tại mỗi nơi, mỗi lúc, chúng ta xem xét việc làm thế nào các yếu tố khác nhau của
tiêu thụ và sản xuất đến với nhau tạo ra những trải nghiệm khác nhau và do đó kết quả
khác nhau cho người tiêu dùng và nhà sản xuất. Để hiểu được tính phức tạp và đa dạng
của sản phẩm du lịch, nhiều nhà nghiên cứu sử dụng khái niệm về hệ thống không gian
của du lịch. Theo Cooper và Hall, hệ thống này bao gồm 4 thành phần:
Vùng gửi khách (A generating or source region): là nơi cư trú thường xuyên của khách
du lịch. Nó cũng là nơi bắt đầu và kết thúc chuyến đi.
Tuyến đường (A transit route): Lộ trình khách du lịch phải đi để đến nơi du lịch.
Vùng nhận khách (A destination region): là vùng khách du lịch chọn để viếng thăm. Nó
cũng là nơi tạo ra phần cốt lõi của sản phẩm du lịch.
4. Việc cung ứng sản phẩm du lịch liên quan đến nhiều đơn vị thuộc nhiều ngành khác
nhau và diễn ra trên địa bàn rất rộng
Do việc tiêu thụ sản phẩm diễn ra ngoài căn nhà của họ cho nên trong quá trình thực
hiện chuyến đi để thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, họ cần có những sản phẩm, dịch
vụ khác nhau thỏa mãn những nhu cầu hết sức đa dạng trong cuộc sống thường ngày của
khách du lịch. Vì vậy, trong sản phẩm du lịch có các hàng hóa, dịch vụ của các ngành có
các đặc điểm kinh tế, kỹ thuật rất khác nhau: ngành giao thông vận chuyển hành khách,
lưu trú, ăn uống, văn hóa, thể thao, giải trí, ngành tiểu thủ công mỹ nghệ,… Việc đi lại
của du khách gắn liền với yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, sinh hoạt hàng
ngày của du khách trong chuyến đi gắn liền với yêu cầu phát triển hệ thống thông tin
liên lạc, an ninh và y tế. Đối với khách du lịch quốc tế, việc đi lại xuyên quốc gia còn
đòi hỏi sự phát triển và phối hợp của ngành hải quan, xuất nhập cảnh,… Hơn nữa, hành
trình du lịch nối liền các điểm tham quan, giải trí kéo dài qua các địa phương khác nhau
đòi hỏi sự phối hợp, liên kết các hoạt động trên giữa các quốc gia, tỉnh, huyện khác
nhau. Từ đó:
Để phát triển du lịch, cần có một sự phối hợp giữa các tổ chức, doanh nghiệp vượt ra
khỏi giới hạn của ngành du lịch,

about:blank 8/23
07:59 8/6/24 Chương 1 Tổng quan du lịch

Bộ máy quản lý nhà nước vốn thường được tổ chức theo ngành và địa giới hành chính
khó đảm đương được việc tổ chức, quản lý quá trình phát triển du lịch của hệ thống
tuyến điểm du lịch. Vì vậy, một mô hình quản lý đặc thù, cluster chẳng hạn (trong du
lịch là DMO: Destination Management Organisation), được một số nơi áp dụng thông
qua việc hình thành một Hội đồng mà thành viên sẽ bao gồm đại diện chính quyền một
số địa phương, đại diện cơ quan quản lý nhà nước các ngành có liên quan, các doanh
nghiệp du lịch và các tổ chức tư vấn du lịch và đại diện các cộng đồng cư dân các địa
phương.
5. Việc kinh doanh sản phẩm du lịch có tính thời vụ
Trong du lịch, lượng cầu biến động có tính chu kỳ theo mùa vụ. Trong khi đó, lượng
cung khá ổn định trong thời gian tương đối dài. Điều đó dẫn đến có lúc cung không đáp
ứng được cầu du lịch, có lúc cầu du lịch quá thấp so với khả năng cung ứng của nguồn
cung. Hiện tượng này gọi là tính thời vụ trong kinh doanh du lịch. Hiện tượng này làm
cho du lịch giữ một khối lượng lớn các nguồn lực xã hội nhưng không khai thác đầy đủ.
Tính thời vụ càng căng thẳng, hiệu quả kinh doanh du lịch càng thấp. Từ đó, thực hiện
các giải pháp hạn chế tính thời vụ luôn là sự quan tâm của các nhà quản lý vùng du lịch
và doanh nghiệp du lịch.
b. Hãy phân tích: “Sản phẩm du lịch sử dụng cả những nguồn lực khan hiếm và
không khan hiếm” ảnh hưởng như thế nào đến quản trị doanh nghiệp du lịch?
Ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp sẽ thuận lợi tạo thiện cảm hơn cho khách trong việc
khai thác tài nguyên không khan hiếm. Vừa không tốn chi phí vừa hiệu quả trong việc
tạo hình ảnh cho doanh nghiệp.
c. Vận dụng điều này như thế nào trong doanh nghiệp lữ hành (cho sinh viên K3)
hoặc khách sạn (cho sinh viên K23) hoặc doanh nghiệp tổ chức sự kiện, lễ hội (cho
sinh viên K26).
Đối với doanh nghiệp khách sạn nên chọn vị trí phát triễn là những nơi có phong cảnh
đẹp,có nhiều danh lam thắng cảnh để làm nơi phát triển.

Câu 12: Anh (chị) hãy:


a. Kể ra các đặc điểm của sản phẩm du lịch xuất phát từ tính chất dịch vụ.
b. Hãy phân tích: “Sản phẩm du lịch được tiêu dùng chủ yếu ở địa điểm ngoài nơi cư
trú thường xuyên của khách du lịch” ảnh hưởng như thế nào đến quản trị doanh
nghiệp du lịch?
“Sản phẩm du lịch được tiêu dùng chủ yếu ở địa điểm ngoài nơi cư trú thường xuyên
của khách du lịch” làm cho các đơn vị cung ứng vạch ra các kế hoạch phù hợp để phục
vụ đúng theo nhu càu của khách hàng trên hệ thống du lịch
Hoạt động của các đơn vị cung ứng:
Vùng gửi khách:Các kênh phân phối và quảng bá cho vùng nhận khách tại vùng gửi
khách:
 Đại lý du lịch
 T.O.
 Các nhà bán lẻ trực tuyến
Tuyến đường: Tuyến giao thông nối liền vùng gửi khách và vùng nhận khách
 Dịch vụ hàng không
 Dịch vụ đường bộ, đường sắt

about:blank 9/23
07:59 8/6/24 Chương 1 Tổng quan du lịch

 Dịch vụ đường thủy


 Xe riêng và xe thuê tự lái
 Các trạm dừng xe, trạm trung chuyển, dịch vụ ăn uống, lưu trú trên đường
Vùng nhận khách: Tiện nghi và các điểm tham quan, giải trí
 Dịch vụ lưu trú
 Dịch vụ ăn uống
 Dịch vụ tổ chức hội nghị và triển lãm
 Dịch vụ tham quan, giải trí
 Dịch vụ mua sắm
 Lòng hiếu khách
 Giao thông nội vùng
 An ninh, an toàn
c. Vận dụng điều này như thế nào trong doanh nghiệp lữ hành (cho sinh viên K3,
K26) hoặc khách sạn (cho sinh viên K23) hoặc doanh nghiệp tổ chức sự kiện, lễ hội
(cho sinh viên K3, K26).
Khách sạn:
- Vùng gửi khách: tạo lập các trang web để khách hàng dễ dàng xem xét book phòng,
dịch vụ đặt vé máy bay, tour du lịch…
- Tuyến đường: Hỗ trợ đưa đón khách hàng từ vùng gửi khách đến khách sạn ( dịch vụ xe
đưa đón sân bay…)
- Vùng nhận khách:
+ Chú trọng đầu tư và thường xuyên nâng cấp tiện nghi cơ bản của khách sạn: chăn, ga,
gối, đệm, khăn tắm…
+ Mở rộng các dịch vụ mà khách sạn cung cấp: nhà hàng, quầy bar, café, spa, giặt ủi, dịch
vụ trông trẻ, karaoke…
+ Nhân viên khách sạn thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ khách hàng.
+ An ninh trật tự của khách sạn được kiểm soát nghiêm ngặt.
Câu 13: Anh (chị) hãy:
a. Kể ra các đặc điểm của sản phẩm du lịch xuất phát từ tính chất dịch vụ.
b. Hãy phân tích: “Sản phẩm du lịch thỏa mản những nhu cầu đặc biệt và thứ yếu
của con người” ảnh hưởng như thế nào đến quản trị doanh nghiệp du lịch?
“Sản phẩm du lịch thỏa mản những nhu cầu đặc biệt và thứ yếu của con người” buộc
các doanh nghiệp du lịch phải thấu hiểu tâm lý của khách hàng và linh động đáp ứng
đầy đủ các nhu cầu của khách hàng.
c. Vận dụng điều này như thế nào trong doanh nghiệp lữ hành (cho sinh viên K3)
hoặc khách sạn (cho sinh viên K23) hoặc doanh nghiệp tổ chức sự kiện, lễ hội (cho
sinh viên K26).
- Chất lượng phục vụ cao, nhân viên sẵn sàng giúp đỡ khách hàng về những vấn đề của
khách , các tiện nghi đầy đủ, phù hợp với khách hàng.
- Cung cấp đầy đủ các thông tin cho khách hàng.
- Đảm bảo bảo mật thông tin của khách hàng 1 cách an toàn.

Câu 14: Anh (chị) hãy:


a. Giới thiệu những hoạt động của khách du lịch tại nơi sinh sống, tại điểm đến và
trên đường.

about:blank 10/23
07:59 8/6/24 Chương 1 Tổng quan du lịch

- Hoạt động của khách du lịch


+Vùng gửi khách:
1. Lập quyết định du lịch và chuẩn bị hành trình.
5. Hồi tưởng về chuyến đi và bổ sung kinh nghiệm cho quyết định du lịch sau này
+ Tuyến đường:
4. Hành trình về nhà.
+ Vùng nhận khách:
3.Trải nghiệm du lịch tại vùng nhận khách
b. Theo đó, anh (chị) hãy giới thiệu các hoạt động của doanh nghiệp du lịch tại 3 khu
vực: vùng gửi khách, tuyến đường và điểm đến du lịch (vùng nhận khách).

- Hoạt động của doanh nghiệp du lịch:


+ Vùng gửi khách: Các kênh phân phối và quảng bá cho vùng nhận khách tại vùng gửi
khách:
 Đại lý du lịch
 T.O.
- Các nhà bán lẻ trực tuyến
+ Tuyến đường: Tuyến giao thông nối liền vùng gửi khách và vùng nhận khách
 Dịch vụ hàng không
 Dịch vụ đường bộ, đường sắt
 Dịch vụ đường thủy
 Xe riêng và xe thuê tự lái
- Các trạm dừng xe, trạm trung chuyển, dịch vụ ăn uống, lưu trú trên đường
+ Vùng nhận khách: Tiện nghi và các điểm tham quan, giải trí.
 Dịch vụ lưu trú
 Dịch vụ ăn uống
 Dịch vụ tổ chức hội nghị và triển lãm
 Dịch vụ tham quan, giải trí
 Dịch vụ mua sắm
 Lòng hiếu khách
 Giao thông nội vùng
- An ninh, an toàn.
c. Theo anh (chị), tại Đà Nẵng (hoặc tại địa phương của anh (chị)), đâu là những
hoạt động tiềm năng cho phép anh (chị) có thể mở doanh nghiệp.
- Với dòng sông Hàn thơ mộng: phát triển các tàu du lịch phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn
của du lịch.
- Bờ biển đẹp: Mở các khách sạn, resort.
- Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế tổ chức song song với các chương trình lễ hội
đường phố, không gian ẩm thực ngũ hành, không gian nghệ thuật đường phố.

Câu 15: Anh (chị) hãy:


a. Kể ra các đặc điểm của sản phẩm du lịch xuất phát từ tính chất dịch vụ.

about:blank 11/23
07:59 8/6/24 Chương 1 Tổng quan du lịch

b. Hãy phân tích: “Việc cung ứng sản phẩm du lịch liên quan đến nhiều đơn vị thuộc
nhiều ngành khác nhau và diễn ra trên địa bàn rất rộng” ảnh hưởng như thế nào
đến quản trị điểm đến và quản trị doanh nghiệp du lịch?
“Việc cung ứng sản phẩm du lịch liên quan đến nhiều đơn vị thuộc nhiều ngành khác
nhau và diễn ra trên địa bàn rất rộng” buộc điểm đến của du khách phải có sơ sở hạ tầng
giao thông và các hệ thống thông tin liên lạc, an ninh và y tế phát triển; các doanh
nghiệp du lịch phải cung cấp dịch vụ về nghỉ dưỡng cũng như giải trí phù hợp nhất và
tốt nhất cho du khách. Các doanh nghiệp du lịch và điểm dến phải có sự phối hợp chặt
chẽ với các ngành hải quan, xuất nhập cảnh,… cũng như các chính quyền của các quốc
gi, tỉnh, huyện, địa phương khác nhau.
c. Vận dụng điều này như thế nào trong doanh nghiệp lữ hành (cho sinh viên K3)
hoặc khách sạn (cho sinh viên K23) hoặc doanh nghiệp tổ chức sự kiện, lễ hội (cho
sinh viên K26).
Vận dụng điều này cho khách sạn:
Để đảm bảo việc phục vụ khách hàng trong trạng thái tốt nhất và cung cấp từng dịch vụ
phù hợp với từng khách hàng khác nhau, các khách sạn phải không ngừng phát triển và
hợp tác với nhiều đơn vị của nhiều ngành khác nhau cũng như phải diễn ra trên địa bàn
rộng lớn. Cụ thể đối với các du khách trong chuyến đi không thể thiếu các nhu cầu về
thông tin và sinh hoạt cá nhân nên các khách sạn phải luôn phát triển hệ thống thông tin
liên lạc, an ninh, y tế,.. Ngoài ra đối với khách du lịch quốc tế thì các khách sạn phải
đảm bảo tốt sự phối hợp với các ngành hải quan, xuất nhập cảnh, các cơ quan chính
quyền địa phương khác nhau để nguồn thông tin luôn chính xác. Chính vì vậy để phát
triển du lịch, thì các khách sạn phải có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, doanh
nghiệp vượt ra khỏi giới hạn của ngành du lịch.

Câu 16: Anh (chị) hãy:


a. Kể ra các đặc điểm của sản phẩm du lịch xuất phát từ tính chất dịch vụ.
b. Hãy phân tích: “Việc kinh doanh sản phẩm du lịch có tính thời vụ” ảnh hưởng
như thế nào đến quản trị doanh nghiệp du lịch?
“Việc kinh doanh sản phẩm du lịch có tính thời vụ” sẽ gây bất lợi lớn cho việc kinh
doanh du lịch của các doanh nghiệp du lịch. Cụ thể các bất lợi như sau: Chất lượng
phục vụ du lịch giảm, việc tổ chức và sử dụng nguồn nhân lực sẽ trở nên khó khăn hơn,
việc tổ chức các hoạt động cung ứng, các ngành kinh tế và dịch vụ có liên quan, dịch vụ
công cộng cũng căng thẳng hơn, tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kĩ thuật sẽ kém hiệu
quả. Tính thời vụ càng cao thì hiệu quả kinh doanh du lịch càng thấp.
c. Vận dụng điều này như thế nào trong doanh nghiệp lữ hành (cho sinh viên K3)
hoặc khách sạn (cho sinh viên K23) hoặc doanh nghiệp tổ chức sự kiện, lễ hội (cho
sinh viên K26).
Tính thời vụ ảnh hưởng rất lợn đến việc kinh doanh của khách sạn:
- Tính thời vụ trong khách sạn làm cho việc sử dụng tài nguyên du lịch bất hợp lý, gây
ra lãng phí lớn.Cụ thể là trong mùa chính thì sử dụng quá tải nguồn tài nguyên dẫn đến
xuống cấp, cạn kiệt hoặc những hư hỏng.Trong khi đó khoảng thời gian trái vụ lại hầu
như không được sử dụng cũng như không kịp để sửa chữa, phục hồi.
- Với cường độ hoạt động cao trong mùa vụ sẽ dẫn đến những tác động không nhỏ tới
môi trường sinh thái.Xả rác thải bừa bãi, ô nhiễm nguồn nước, làm hỏng cảnh quan.

about:blank 12/23
07:59 8/6/24 Chương 1 Tổng quan du lịch

- Tính thời vụ làm cho hoạt động của cơ sở kinh doanh không đều, vào mùa vụ thì
cường độ hoạt động cao dẫn đến doanh thu, lợi nhuận cao còn ngoài vụ thì cường độ
hoạt động thấp chỉ mang tính chất duy trì.
- Việc sử dụng cũng như trình độ nhân lực gặp rất nhiều tác động xấu. Cụ thể là trong
thời gian chính vụ cần một đội ngũ lao động đông đảo, với rất nhiều các công đoạn,
công việc cụ thể khác nhau trong khi đó ngoài vụ thì chỉ cần một lượng lao động vừa
phải với tính chất công việc chỉ là nhằm duy trì. Điều này dẫn tới rất khó khăn cho đơn
vị kinh doanh du lịch trong việc tuyển chọn đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong
mùa vụ, thường thì khi chuẩn bị vào mùa vụ lại phải tổ chức tuyển chọn và đào tạo cho
một số lao động lớn nhưng khi hết mùa vụ thì lượng lao động này lại không có việc và
họ phải tìm kiếm các công việc khác nhằm duy trì cuộc sống, đến vụ sau việc tuyển
chọn và đào tạo gần như phải làm mới hoàn toàn với những con người mới. Chính vì
vậy trình độ của đội ngũ lao động không được đảm bảo.
- Đó là việc khách vào chính vụ thì qúa đông dẫn đến nhìn xung quanh lúc nào cũng
chỉ thấy người là người, các dịch vụ thì có khi lại không đảm bảo chất lượng với việc xô
bồ lộn xộn, giá cả cao hoặc bị chèn ép, có khi lại gặp những trường hợp quá tải dẫn đến
không có dịch vụ đáp ứng như không có phòng cho thuê, không có hàng ăn, giải khát...
- Đối với dân cư địa phương bị ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế xã hội đặc biệt là đối
với những người có đời sống gắn liền với hoạt động kinh doanh du lịch khách sạn ví dụ
những người bán hàng rong... ; chính quyền địa phương thất thu các khoản thuế, lệ phí
không nhỏ ngoài mùa vụ; các ngành nghề lĩnh vực kinh tế khác như ngành nông nghiệp,
ngành nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ, điện, nước, viễn thông cũng bị ảnh hưởng
trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho hoạt động du lịch.

Câu 17: Anh (chị) hãy cho biết:


a. Thế nào là loại hình du lịch?
Sở thích, thị hiếu và nhu cầu của du khách là hết sức đa dạng, phong phú, chính vì vậy
cần phải tiến hành phân loại các loại hình du lịch, chuyên môn hóa các sản phẩm du lịch
nhằm thỏa mãn cho sự lựa chọn và đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của du khách.
b. Ý nghĩa của việc xác định các loại hình du lịch cho một điểm đến du lịch?
Ý nghĩa của việc xác định các loại hình du lịch cho một điểm đến du lịch:
Việc xác định các loại hình du lịch cho một điểm đến du lịch sẽ giúp cho khách hàng
thoải mái chọn lựa cho mình những chuyến đi phù hợp với với những mục đích của họ
hay tùy thuộc vào những yêu cầu của họ, hơn nữa việc xác định rõ ràng như trên sẽ giúp
các du khách có được sự phục vụ tốt và phù hợp nhất.
c. Chỉ ra và nhận xét về các loại hình du lịch chính, phụ, bổ sung của điểm đến du
lịch Đà Nẵng (hay điểm đến nào đó các anh (chị) chọn).
Các loại hình chính: du lịch sinh thái, tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng.
Các loại hình phụ: du lịch cộng đồng, có trách nhiệm, thể thao
Các loại hình bổ sung: du lịch sáng tạo, flashpack
 Nhìn chung Đà Nẵng đã phát triển các loại hình du lịch chính khá tốt và không ngừng
nâng cao mặt chất lượng của từng loại hình du lịch để đảm bảo phục vụ du khách tốt
hơn. Hơn thế nữa, các loại hình du lịch phụ và bổ sung cũng ngày càng được chú ý và
phát

about:blank 13/23
07:59 8/6/24 Chương 1 Tổng quan du lịch

Câu 18: Anh (chị) hãy:


a. Giới thiệu các tiêu thức phân loại loại hình du lịch.
Các tiêu thức phân loại loại hình du lịch:
Phân chia theo: + Môi trường
+ Mục đích chuyến đi
+ Lãnh thổ hoạt động
+ Đặc điểm địa lý của địa điểm du lịch
+ Phương tiện giao thông
+ Loại hình lưu trú
+ Lứa tuổi du lịch
+ Độ dài chuyến đi
+ Hình thức tổ chức
+ Phương thức hợp đồng
b. Hãy nêu các loại hình du lịch phân theo mục đích chuyến đi.
Các loại hình du lịch phân theo mục đích chuyến đi:
 Du lịch tham quan
 Du lịch giải trí
 Du lịch nghỉ dưỡng
 Du lịch khám phá
 Du lịch thể thao
 Du lịch lễ hội
 Du lịch tôn giáo
 Du lịch nghiên cứu (học tập)
 Du lịch hội nghị
 Du lịch thể thao kết hợp
 Du lịch chữa bệnh
 Du lịch thăm thân
 Du lịch kinh doanh
c. Lần lượt theo các tiêu thức đã nêu ở trên, chỉ ra những loại hình du lịch phát triển
ở Đà Nẵng và đánh giá mức độ đa dạng hóa loại hình du lịch của nó.
Những loại hình du lịch phát triển ở Đà Nẵng:
Phân chia theo môi trường tài nguyên
 Du lịch thiên nhiên
 Du lịch văn hoá
Phân loại theo mục đích chuyến đi
 Du lịch tham quan
 Du lịch giải trí
 Du lịch nghỉ dưỡng
 Du lịch khám phá
 Du lịch thể thao
 Du lịch lễ hội
 Du lịch hội nghị
 Du lịch thăm thân
 Du lịch kinh doanh
Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch

about:blank 14/23
07:59 8/6/24 Chương 1 Tổng quan du lịch

 Du lịch biển
 Du lịch núi
Phân loại theo phương tiện giao thông
 Du lịch máy bay
Phân loại theo loại hình lưu trú
 Khách sạn
 Nhà trọ thanh niên
 Camping
 Bungaloue
 Làng du lịch
Phân loại theo lứa tuổi du lịch
 Du lịch thiếu niên
 Du lịch thanh niên
 Du lịch trung niên
 Du lịch người cao tuổi
Phân loại theo độ dài chuyến đi
 Du lịch ngắn ngày
 Du lịch dài ngày
Phân loại theo hình thức tổ chức
 Du lịch tập thể
 Du lịch cá thể
 Du lịch gia đình
Phân loại theo phương thưc hợp đồng
 Du lịch trọn gói
 Du lịch từng phần
 Nhìn chung mức độ đa dạng hóa loại hình du lịch ở Đà Nẵng khá cao và phong phú. Đà
Nẵng luôn phát triển và trau dồi các loại hình du lịch để đem đến cho du khách sự đáp
ứng tuyệt vời nhất.

Câu 19: Anh (chị) hãy:


a. Nêu những nét chính về lịch sử phát triển du lịch thế giới.
Những nét chính về lịch sử phát triển du lịch thế giới:
Cổ đại: Vào buổi bình minh của loài người, việc đi lại chỉ nhằm phục vụ cho nhu cầu về
đồ ăn, thức uống và chỗ trú ẩn.Từ khi phát hiện ra lửa, con người chuyển từ hái lượm
sang trồng trọt và thuần hóa súc vật, tích lũy lương thực dự trữ. => DU LỊCH. Súc vật
được thuần hóa, trở thành nguồn thức ăn dự trữ và chuyên chở lương thực, vũ khí, con
người
Trung đại: Du lịch thường gắn với giao thương buôn bán. Nổi bật là con đường tơ lụa.
Năm 1271, Marco Polo đã từ Venise đi tới Trung Quốc và nhiều nước khác ở phương
ĐôngTại một số nước châu Á, các chuyến đi lại bằng đường biển cũng xuất hiện khá
sớm. Những tài liệu về du lịch trong thời kỳ : “Travel record literature”(youji wenxue),
“The Voyage of Italy”.
Cận đại: Năm 1772, Hình thành các chuyến tàu thủy phục vụ cho việc đi lại giữa
Manchester và London Bridge. Năm 1784, James Watt đã chế tạo ra động cơ hơi nước
liên tục đầu tiên. Đầu thế kỉ 17, phát minh ra loại xe chạy trên đường ray. Năm 1885,

about:blank 15/23
07:59 8/6/24 Chương 1 Tổng quan du lịch

Benz – 1 kĩ sư người Đức đã sang chế ra chiếc ô tô đầu tiên và công nghiệp ô tô ra đời.
Vào những năm sau, con người còn phát minh ra các phương tiện truyền tin Thomas
Cook là người sáng lập ra Thomas Cook Travel Inc.
- 6/ 1841, ông đã vận động và tổ chức được cho 570 người đi xe lửa từ Leicester tới
Loughborough dưới dạng một tour hướng dẫn và mở ra hãng lữ hành đầu tiên vào năm
1842.
 1854 Thomas Cook và các con đã bắt đầu tổ chức tuyến du lịch quốc tế sang Châu Âu.
 Năm 1871, ông thiết lập trụ sở tại New York.
 Năm 1872: Cook vòng quanh thế giới với 11 du khách.
 Năm 1875: “Chuyến du lịch ngắm mặt trời” tại bán đảo Scandinavia.
 Đến 1890, những chuyến lữ hành của Cook đã chiếm lĩnh cả thế giới.
 Từ năm 1850 đến 1900, Công ty lữ hành của Cook chính là điềm báo cho thời đại du
lịch thực sự.
Xu hướng phát triển: Đô thị hóa đã thúc đẩy quá trình cải thiện điều kiện vật chất và văn
hóa cho nhân dân. Mức sống của người dân tăng, có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn.
 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như lưu trú, vận chuyển, giao thông ngày càng thuận tiện
và thoải mái hơn.
 Xu thế quần chúng hóa thành phần du khách trở nên phổ biến ở mọi nước.
 Hai hướng đi: Bắc-Nam và Đông-Tây, là hai hướng chủ đạo trong du lịch.
 Tính thời vụ mang đến một số bất lợi: Đối với người dân: Ảnh hưởng sinh hoạt, mất
việc. Đối với chính quyền: Khó kiểm soát , tiền thu từ thuế, chi phí dịch vụ công cộng
giảm.Đối với khách du lịch: Khó tìm nơi lưu trú phù hợp, nạn chặt chém, bị giảm chất
lượng dịch vụ. Đối với nhà kinh doanh: Ảnh hưởng đến chất lượng về phục vụ, tổ chức,
quản lí nhân lực, khai thác tài nguyên, cơ sở vật chất.
 Cách khắc phục: Nghiên cứu thị trường, tăng thời gian, nâng cao khả năng đón tiếp,
tăng cường quảng bá.
Tương lai: Thế kỷ 21 Với những đột phá lớn về khoa học công nghệ cùng với những
bước nhảy vọt về kinh tế khi mà con người ngày càng có nhu cầu vui chơi giải trí thì du
lịch, một ngành công nghiệp không khói hứa hẹn với nhiều triển vọng phát triển và ngày
càng giữ vai trò quan trọng
+ Trang thiết bị công nghệ hiện đại tiện nghi
+ Hàng loạt căn bệnh mới, du lịch sức khỏe được chú trọng
+ Sức ép về đô thị và các vấn đề ô nhiễm môi trường, tìm đến các vùng có môi trường
trong sạch bằng các đi du lịch.
+ Máy móc thay thế con người trong công việc, tăng thời gian rảnh
 Du lịch là ngành quan trọng tạo việc làm cho người dân. Ở Việt Nam mức đóng góp
trực tiếp của ngành vào tổng GDP năm 2015 là 6.6% và dự đoán là có thể tăng.
Từ đây, du lịch là ngành kinh tế có đầy tiềm năng và hứa hẹn.
b. Từ những bước thăng trầm của du lịch thế giới, anh (chị) có thể rút ra những bài
học kinh nghiệm gì?
Từ những bước thăng trầm của du lịch thế giới, chúng ta rút ra những bài học về việc
xây dưng các chiến lược phát triển kinh tế du lịch, các chính sách, kế hoạch phát triển
du lịch của từng vùng cũng như là nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, hoạt động quảng bá
để phát triển thị trường của ngành du lịch.

about:blank 16/23
07:59 8/6/24 Chương 1 Tổng quan du lịch

c. Với địa phương mà anh (chị) sinh sống, anh (chị) có thể vận dụng gì ở những bài
học này?
Với địa phưng mà tôi đang sinh sống (Đà Nẵng) chúng ta có thể vận dụng việc xây
dựng chiến lược phát triển kinh tế du lịch vùng, phát huy lợi thế, tiềm năng vùng, miền
để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; xây dựng kế hoạch phát triển
du lịch phù hợp với từng giai đoạn, thời kỳ. có chính sách đầu tư đạt hiệu quả kinh tế
cao, nhất là đầu tư về hạ tầng cơ sở cho du lịch; xây dựng và phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao bao gồm các nhà quản lý, chuyên gia và nhân viên ngành Du lịch đáp
ứng yêu cầu phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng; đẩy mạnh hoạt động tuyên
truyền, quảng bá du lịch, mạnh dạn đầu tư cho công tác phát triển thị trường của ngành
Du lịch.

Câu 20: Anh (chị) hãy:


a. Giới thiệu sơ lược tình hình phát triển du lịch thế giới từ sau chiến tranh thế giới
lần 2 đến nay.
Tình hình phát triển du lịch thế giới từ sau chiến tranh thế giới lần 2 đến nay:
- Sau chiến tranh thế giới lần II, du lịch mới trở thành một ngành kỹ nghệ có vị trí quan
trọng trên thế giới và du lịch quần chúng cũng là một hiện tượng gần đây nhưng hoạt
động du lịch thì đã có từ lâu, với nhiều bằng chứng về sự xuất hiện rất sớm của du lịch.
- Năm 1992, Robert Smart (Anh) đã mở một hãng đại lý cho hãng tàu hơi nước. Tuy
nhiên, ngành du lịch được đưa vào kinh doanh thật sự khi một ngươi Anh tên Thomas
Cook tổ chức một hãng đại lý du lịch. Công ty này phát triển rất nhanh chóng đã đánh
dấu một bước phát triển mới của du lịch. Có thể nói rằng, nó đã mở ra một thời kỳ du
lịch đại chúng.
- Thời kỳ hòa bình giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, du lịch nghỉ biển phát triển rầm
rộ. Trong thời kỳ này, du lịch biển ở Địa Trung Hải phát triển mạnh nhất và trở thành
mode của tầng lớp thượng lưu thời đó. Cho đến thời điểm này, du lịch nói chung cũng
chỉ là dịch vụ của một số ít người thuộc tầng lớp trên của xã hội.
- Sau chiến tranh thế giới thứ II, người ta chứng kiến sự phát triển kinh tế của Mỹ, sự
hồi phục nhanh chóng của Châu Âu, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, đặc
biệt là ngành giao thông vận tải kể cả đường bộ, đường sắt, đường thủy nhất là hàng
không dân dụng. Đặc biệt là từ khi lần lượt ở các nước, người lao động được hưởng chế
độ nghỉ phép có lương. Tất cả điều đó, dẫn đến sự bùng nỗ của du lịch, từ các nước
Châu Âu, Bắc Mỹ, sang đến thập kỷ 70 là của Nhật Bản và các nước Đông Á khác. Lần
lượt ở các nước này, du lịch đã trở thành một hiện tượng quần chúng.
- Trong những năm gần đây, số lượng khách du lịch đến và thu nhập của ngành du lịch
tăng lên rất nhanh và cùng với nó, sự cạnh tranh trên thị trường du lịch cũng gay gắt và
khốc liệt hơn.
b. Hãy chỉ ra phân tích những xu hướng phát triển tương lai của thế giới.
Xu hướng phát triển du lịch tương lai của thế giới:
Ngành Du lịch thế giới đang chứng kiến sự phát triển của nhiều xu hướng du lịch khách
như: tour tự thiết kế, tour cao cấp, du lịch mạo hiểm, du lịch trải nghiệm du lịch giải trí
với các thiết bị hiện đại. Xu hướng tiêu dùng du lịch cũng có thay đổi mới mẻ từ chi trả
tiền mặt sang thanh toán thẻ, sử dụng các ứng dụng thanh toán trên điện thoại thông
minh. Sự phát triển của công nghệ thông tin đang làm thay đổi hoàn toàn phương thức

about:blank 17/23
07:59 8/6/24 Chương 1 Tổng quan du lịch

tiếp cận, chia sẻ thông tin của khách du lịch. Đặc biệt, sự bùng nổ của mạng xã hội và
các ứng dụng trên điện thoại di động tác động rất lớn đến việc lựa chọn điểm đến, nơi
lưu trú, địa điểm ăn uống của du khách; hoạt động đầu tư kinh doanh du lịch. Đồng thời
đặt ra những yêu cầu mới trong công tác quản lý hoạt động du lịch phù hợp với xu thế
mới.
c. Du lịch nước ta cần làm gì để khai thác được những xu hướng đó?
Thực tế hiện nay, xu hướng khách du lịch quan tâm nhiều hơn tới chất lượng trải
nghiệm thay vì hình ảnh điểm đến đơn thuần. Khách sẽ lưu lại dài ngày hơn nếu điểm
đến có nhiều trải nghiệm thú vị và ngược lại. Nếu trước đây, du lịch biển theo trào lưu là
phổ biến thì những năm gần đây đã chuyển hướng sang nghỉ dưỡng núi, trải nghiệm văn
hóa địa phương. Khách du lịch thế hệ mới là những người yêu môi trường, tôn trọng và
có trách nhiệm với môi trường, vì vậy, xu hướng tìm về những giá trị văn hóa đặc sắc và
sinh thái nguyên sơ cũng đang thịnh hành. Du lịch công nghệ cao như du lịch thông
minh, du lịch thực tế ảo, du lịch điện tử… thông qua các khu vui chơi giải trí hiện đại,
các công viên, tổ hợp giải trí cũng ngày càng thu hút số lượng lớn khách du lịch.
Trong khi đó, các loại hình và sản phẩm du lịch phổ biến của Việt Nam chủ yếu vẫn
mang tính truyền thống như tham quan, nghỉ dưỡng, lễ hội và tâm linh... Sản phẩm du
lịch của các địa phương còn nhiều trùng lặp, chưa thật sự phong phú, đa dạng. Bên cạnh
đó, các sản phẩm du lịch nói chung chưa tập trung khai thác được thế mạnh của từng
vùng, từng địa phương. Việc cập nhật xu hướng mới cũng chưa có hoặc cập nhật chưa
đồng đều.
Các đại biểu đã đề xuất các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch phù hợp với xu hướng
phát triển trên thế giới và Việt Nam, trong đó nhấn mạnh giải pháp về đầu tư, nguồn
nhân lực, khoa học công nghệ (đặc biệt là ứng dụng công nghệ 4.0, phát triển du lịch
thông minh), xúc tiến quảng bá và định vị thương hiệu du lịch Việt Nam. Đồng thời có
những định hướng chiến lược trên cơ sở thực hiện đồng bộ các giải pháp mang tính đột
phá, cụ thể và có tính thực tiễn cao, phát huy, khai thác và bảo tồn các giá trị văn hóa
đặc sắc vùng miền.

Câu 21: Anh (chị) hãy cho biết:


a. Thế nào là xu hướng phát triển du lịch bền vững?
Nhu cầu của du khách và trách nhiệm xã hội của điểm đến gặp nhau dẫn đến sự xuất
hiện và phát triển nhanh chóng của các loại hình du lịch có trách nhiệm, bảo đảm cho du
lịch phát triển bền vững. Du lịch bền vững là hướng phát triển du lịch đáp ứng các nhu
cầu hiện tại của du khách và vùng dùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp
ứng nhu cầu cho các thế hệ tương lai.
b. Vì sao nói du lịch bền vững là xu hướng tất yếu của du lịch hiện nay?
Phát triển du lịch bền vững là xu hướng tất yếu của toàn cầu, hầu hết được mọi quốc gia
trên thế giới đều quan tâm và cho đây là xu hướng phát triển hợp lí nhất bởi vì nó đem
lại một cuộc sống cho con người lâu dài, lành mạnh và đầy đủ. Và nếu chúng ta chỉ
dừng lại ở phát triển thì chưa đủ mà trong thực tế cần kéo dài cuộc sống đầy đủ và lạnh
mạnh ấy theo thời gian, qua nhiều thế hệ khác nhau.
Phát triển du lịch bền vững làm cho nền kinh tế ổn định, nền kinh tế bền vững là sản
phẩm của phát triển bền vững.

about:blank 18/23
07:59 8/6/24 Chương 1 Tổng quan du lịch

Phát triển du lịch bền vững sẽ tạo cân đối giữa người với người qua các thế hệ, cân bằng
giữa con người với tự nhiên trong hiện tại và tương lai.
c. Anh (chị) nghĩ gì về việc thực hiện yêu cầu phát triển du lịch bền vững tại Đà Nẵng
(hay địa phương của anh (chị))?
Thời gian qua, ngành Du lịch Đà Nẵng có mức tăng trưởng bền vững với lượng du
khách ngày càng gia tăng. Sở dĩ đạt được những kết quả trên là do cơ quan quản lý nhà
nước, doanh nghiệp du lịch, người dân Đà Nẵng đã “chung sức, chung lòng” hướng tới
mục tiêu bảo tồn, tu tạo các nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triển bền vững. Mặc dù,
ngành công nghiệp “không khói” đem lại lợi nhuận cao, nhưng bên cạnh đó, cũng tồn tại
những mặt trái tác động đến môi trường, thiên nhiên. Để du lịch là thế mạnh và hướng
tới bền vững, các nhà quản lý, cũng như đơn vị lữ hành cần có định hướng để các điểm
du lịch có môi trường trong lành, hấp dẫn.
Tận dụng nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, vị trí địa lý thuận lợi, Đà Nẵng
đã và đang tạo ra những sản phẩm du lịch khác biệt, thu hút khách du lịch trong và
ngoài nước. Nếu như trước đây, sản phẩm du lịch được phát triển mang tính đa dạng với
mọi loại hình thì những năm gần đây, Đà Nẵng đã “đặc biệt hóa” sản phẩm du lịch dựa
trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch bền vững. Bên cạnh việc đầu tư, hình thành các
cơ sở lưu trú du lịch, Đà Nẵng còn là TP biển có hê › thống các khu nghỉ dưỡng chất
lượng cao, nổi tiếng thế giới như: Furama, Novotel, Vinpearl, Intercontinental, Hyatt,
Crowne Plaza, Pullman, Mercure…
Ngoài ra, Đà Nẵng đã đầu tư và đưa vào hoạt động 9 bãi tắm sạch đẹp, có nhiều tiện ích
công cộng phục vụ du khách, các dịch vụ vui chơi giải trí thể thao biển như: ca nô, dù
kéo, lặn biển, tham quan vòng quanh bán đảo Sơn Trà, lặn biển ngắm san hô… góp
phần tăng thêm trải nghiệm cho du khách.
Bên cạnh đó, Đà Nẵng còn là nơi diễn ra các sự kiện lớn tầm cỡ quốc tế như: Cuộc thi
trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng; Chương trình Đà Nẵng - Điểm hẹn mùa hè,
Chương trình Khai trương mùa du lịch biển; Cuộc đua thuyền buồm thế giới Clipper
Race…

Câu 22: Anh (chị) hãy cho biết:


a. Thế nào là xu hướng phát triển du lịch bền vững?
b. Hãy giới thiệu các loại hình du lịch thể hiện xu hướng phát triển du lịch bền vững
hiện nay.
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với
giáo tích cực của cộng đồng địa phương.
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức,
quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi trường chung thông
qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương.
Du lịch có trách nhiệm là một cách tiếp cận quản lý trong đó yếu tố then chốt là sự
chấp nhận trách nhiệm của tất cả các đối tác: khách du lịch, doanh nghiệp du lịch, chính
quyền và cộng đồng cư dân địa phương nhằm tạo ra lợi ích kinh tế lớn hơn, hạn chế tối
đa các tác động tiêu cực về kinh tế, môi trường và xã hội.
c. Theo anh (chị), tại địa phương của mình, đâu là loại hình du lịch cần phát triển
phục vụ xu hướng phát triển du lịch bền vững?

about:blank 19/23
07:59 8/6/24 Chương 1 Tổng quan du lịch

Quảng Nam được cả nước và thế giới biết đến với một tỉnh có hai di sản thế giới là phố
cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn. Do đặc điểm vùng quê với nhiều di tích văn hóa lịch
sử, lâu đời, nên cần phát triển loại hình du lịch cộng đồng để tiếp tục giữ gìn và phát
triển vẻ đẹp vốn có của địa phương.

Câu 23: Anh (chị) hãy:


a. Nêu các đặc điểm của giới trẻ thời đại hiện nay (thời đại kỹ thuật số).
- Đa số thanh niên ngày nay ưa thích sử dụng thời gian rỗi của mình vào hoạt động văn
hóa, nghệ thuật, thể thao, tiếp xúc bạn bè, giải trí….Đồng thời với nó, sự tiêu dung văn
hóa của thanh niên cũng có sự biến đổi mạnh mẽ. Lớp trẻ hiện nay có xu hướng thích
những loại hình nghệ thuật hiện đại, quan niệm và cách nhìn về cái đẹp cũng có sự thay
đổi so với trước đây.
- Giới trẻ ngày nay đề cao sự năng động, tự chủ của cá nhân hơn là sự phụ thuộc
- Đã kế thừa và phát huy tốt những giá trị xã hội tích cực, hướng về cái tốt, cái đẹp, cái
thiện, sống tình nghĩa, bảo vệ chính nghĩa.
b. Hãy giới thiệu các loại hình du lịch mà giới trẻ thời đại hiện nay đang quan tâm.
- Du lịch kiểu nông dân: vườn dâu, vườn hoa, vườn trái cây nhiệt đới, cơ sở trồng dâu
nuôi tằm, chế biến dừa hay vườn rau củ đều trở thành một điểm dừng dân thú vị. Đây là
loại hình du lịch mang cho những người muốn tìm kiếm một không gian giản dị, mộc
mạc, bình yên,
- Đi phượt: rất nhiều phượt thủ xe đẹp xuyên Việt, thậm chí đi từ quốc gia này sang quốc
gia khác. Đi đến đâu, ngắm cảnh đến đó và làm những công việc tình nguyện có ích cho
xã hội.
- Du lịch mạo hiểm: leo núi, nhảy dù, chèo thuyền vượt thác, thám hiểm hang động,.. cho
những người ưa mạo hiểm và chinh phục bản thân.
- Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, homestay, du lịch cộng đồng,..
c. Theo anh (chị), trong các loại hình du lịch trên, đâu là loại hình du lịch nước ta có
thể phát triển? Vì sao anh (chị) chọn chúng?
Trong các loại hình du lịch nêu trên, Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, homestay, du lịch
cộng đồng,.. là loại hình nước ta có thể phát triển. Vì nước ta được thiên nhiên ban tặng
những cảnh đẹp, danh lam thắng cảnh.. những địa danh như Sapa, Tam Đảo, Đà Lạt..,
những vùng quê trù phú ở đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long, là những nơi rất giàu
tiềm năng để tổ chức loại hình du lịch này.

Câu 24 : Anh (chị) hãy:


a. Phát biểu định nghĩa về điểm đến du lịch (destination).
b. Phân biệt điểm du lịch (điểm thu hút (attraction)) và điểm đến du lịch.
c. Phải chăng có sự khác biệt trong quản trị điểm thu hút và điểm đến du lịch?

Câu 25 : Anh (chị) hãy cho biết:


a. Thế nào là Du lịch quần chúng (Mass tourism)?
Du lịch quần chúng là du lịch đại trà, là hiện tượng điểm đến du lịch phát triển quá nóng
thu hút quá nhiều du khách trong cùng một khoảng thời gian.

about:blank 20/23
07:59 8/6/24 Chương 1 Tổng quan du lịch

b. Trên thế giới, loại hình du lịch này xuất hiện từ khi nào? Điều kiện ra đời và tác
động của hiện tượng này?
- Loại hình du lịch này xuất hiện khi các điểm đến du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch
tại đó bắt đầu phát triển nóng hơn.
- Điều kiện ra đời và tác động :
- Điều kiện ra đời : có địa điểm du lịch đắc địa, chất lượng dịch vụ tốt, các vấn đề chính
trị an ninh xã hội,…
- Tác động tích cực :
+ Mang lại nguồn thu nhập khổng lồ.
+ Góp phần định hướng phát triển du lịch địa phương.
+Giúp quảng bá hình ảnh quốc gia địa phương ra thế giới.
- Tác động tiêu cực :
+ Môi trường có thể bị hủy hoại.
+Cơ sở hạ tầng mới sẽ lấn át không gian xanh của địa phương.
+ Xuất hiện tình trạng chèo kéo khách, gia tăng tệ .
c. Sự tăng trưởng ào ạt của du khách Trung Quốc và Hàn Quốc là kết quả của phát
triển du lịch quần chúng tại 2 thị trường gửi khách này. Anh (chị) có quan điểm
như thế nào về sự đón nhận loại khách này tại Đà Nẵng?
Khi xảy ra tình trạng cao điể trong mùa du lịch, lượng khách đến Đà Nẵng trong cùng
một lúc là quá đông thì theo tôi, tất cả các lượng khách đều nên được đón tiếp chu đáo.

Câu 26 : Không cần quá chi tiết nhưng anh (chị) cho biết:
a. Các quốc gia và khu vực chi tiêu du lịch và nhận khách lớn nhất thế giới?
Các quốc gia có chi tiêu và đón nhận khách du lịch lớn nhất : Pháp (82.6 triệu) Mỹ
( 75.6 triệu) Tây Ban Nha ( 75,6 triệu ) Trung Quốc 9 59.3 triệu) Ý ( 52,4 triệu) Anh
( 35.8 triệu) Đức (35.6 triệu ).
b. Triển vọng của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Đông Á, Đông Nam Á và Việt
Nam trong thu hút khách thời gian đến?

Triển vọng của châu Á – Thái Bình Dương, Đông Nam Á, Đông Á, Vệt Nam trong việc
thu hút khách trong thời gian tới :
- Lượng khách quốc tế tới du lịch cũng như khách nội địa sẽ tiếp tục tăng mạnh trong
tương lai.
- Dáp ứng được tất cả các nhu cầu của du khách với tiêu chí tốt nhất đảm bảo nhất.
c. Việt Nam nên làm gì trước các xu hướng về các dòng khách này?
Trước các xu hướng dòng khách này, việt nam nên đầu tư nhiều hơn cho du lịch, xây
dựng thêm khách sạn để đáp ứng nhu càu nghỉ dưỡng của khách hàng đặc biệt là vào
mùa cao điểm, đào tạo đội nguc nhân viên chuyên nghiệp hơn, phát triển du lịch nhưng
vẫn làm nổi bậ đặc sắc văn hóa việt nam, bên cạng có cũng phải tăng cường để tâm tới
vấn đề môi trường……

Câu 27 : Anh (chị) hãy cho biết:


a. Xu hướng phát triển các loại hình du lịch trên thế giới thời gian qua và trong thời
gian đến?

about:blank 21/23
07:59 8/6/24 Chương 1 Tổng quan du lịch

Xu hướng phát triển du lịch trên thế giới trong thời gian vừa qua và thời gian tới : trước
kia, du lịch chưa phát triển, con người chỉ quan tâm tới việc đi du lịch với các mục đích
tham quan giải trí, lưu trú, vận chuyeerm, mua sắm. nhưng ngày nay, du lịch càng trở
nên phát triển, con người cũng có nhiều nhu cầu hơn nên để đáp ứng được, thế giới phái
bắt kịp các xu hướng : khách du lịch tóc bạc, thế hệ Y và Z, sự gia tăng của tầng lớp
trung lưu, các điểm đến mới nổi, căng thẳng chính trị và khủng bố, sự phát triển của kỹ
thuật, các kênh kỹ thuật số, sự trung thành của du khách, y tế và lối sống lành mạnh,
tính bền vững.
b. Hãy phân tích xu hướng phát triển các loại hình du lịch tại Việt Nam (hay tại địa
phương của bạn)
- Đa dạng về cơ cấu nguồn khách :
 Đa dạng về đối tượng khách.
 Đa dạng về độ tuổi.
 Đa dạng về giới tính.
 Đa dạng về loại hình.
- Du lịch bền vững ngày càng phát triển : đây là xu hướng khách quố tế tới viêt nam, nhất
là từ các nước châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật… họ có ý thức cao, yêu cầu về an toàn sức khỏe
nên cần triển khai thực hiện và tập trung tuyên truyền cho các chương trình dịch vụ thân
thiện với môi trường và thiên nhiên.
- Du lịch kêt hợp với sức khỏe và sắc đẹp.
- Da dạng hóa loại hình du lịch : kết hợp du lịch với công tác, vừa nghỉ ngơi vừa thăm
quan trang trại làm vườn, tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí trên biển.
- Phát triển du lịch tự túc : tự chọn tour tự thiết kế và tổ chức lựa chọn dịch vụ phù hợp
với mình.
c. Bây giờ bạn sẽ nghiên cứu thêm những mảng kiến thức và kỹ năng gì để tiếp nhận
xu hướng này nhằm chuẩn bị cho việc kinh doanh sau khi tốt nghiệp?
Thứ cần chuẩn bị tốt nhất chính là kinh nghiệm và sự khéo léo trọng kinh doanh, tiếp
theo đó chính là trau dồi khả năng ngoại ngữ và cuối cùng là tích cực mở rộng quan hệ
với mọi người….

Câu 28 : Là một đại diện điển hình của "Thế hệ kỹ thuật số", anh (chị) cho biết:
a. Anh (chị) có những hành vi tiêu dùng du lịch gì khác với thế hệ trước?
Nhu cầu xuất phát từ một mong muốn được đáp ứng một cảm xúc hoặc nhu càu của bản
thân.
 Muốn tìm niềm vui, giải tỏa căng thẳng.
 Muốn khám phá, trải nghiệm.
 Thỏa mãn đam mê sở thích.
 Hoàn thiện bản thân.
 Dặc biệt thích một nơi nào đó.
 Muốn đi xa một mình.
Nhu cầu cải thiện và phát triển các mối quan hệ.
 Muốn tận hưởng thời gian cùng người thương , bạn bè và gia đình.
Nhu cầu xuất phát từ các yếu tố khách quan bên ngoài.
b. Là người kinh doanh du lịch đón nhận thế hệ này, bạn sẽ đưa ra những dự đoán gì
cho kinh doanh du lịch tại Việt Nam?

about:blank 22/23
07:59 8/6/24 Chương 1 Tổng quan du lịch

Dự đoán của tôi về du lịch của việt nam trong tương lai : lượng khách du lịch đến với
việt nam sẽ không ngừng tăng, chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện và nâng
cao, du lịch phát triển sẽ giải quyết được vấn đề việc làm, nền kinh tế cũng được cải
thiện đáng kể nhưng vẫn đề môi trường sẽ là vẫn đề đáng lo ngại.
c. Bây giờ, ở trong trường, anh (chị) chuẩn bị gì và khi ra trường, anh (chị) sẽ mang
lại điều gì khác biệt cho đối tượng khách này?
Sự khác biệt tôi mang lại cho đối tượng khách này đó là sự gần gũi với họ nhưng lại ở
một nơi xa lạ, thay vì ở khách sạn, homestay sẽ là một sự lựa chọn khá hợp lý, vừa được
nghỉ dưỡng, vừa thoải mái làm những gì mình muốn, bớt ồn ào và thư giãn hơn.

about:blank 23/23

You might also like