Hà Nội, ngày 23 tháng 3 năm 2022: Khoa Lãnh Đạo Học Và Chính Sách Công Đảng Cộng Sản Việt Nam

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 8

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

KHOA LÃNH ĐẠO HỌC VÀ


CHÍNH SÁCH CÔNG
* Hà Nội, ngày 23 tháng 3 năm 2022

TỔNG QUAN GIỚI THIỆU LUẬN ÁN TIẾN SĨ

A. Thông tin khái quát


Tên đề tài luận án: Phát triển năng lực cho công chức lãnh đạo, quản lý phòng
chuyên môn cấp huyện ở các tỉnh miền núi phía Bắc
Ngành: Quản lý công
Mã số: 9 34 04 03
Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Kiều
Khóa đào tạo: Khóa 12 (2015-2019)
Người hướng dẫn khoa học: 1) PGS, TS. Vũ Duy Yên; 2) TS. Nguyễn Tiến Dĩnh
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Hành chính Quốc gia
Bảo vệ ngày 19 tháng 10 năm 2020
B. Tóm tắt các kết quả mới của luận án
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính
nhà nước (HCNN) đáp ứng yêu cầu cải cách HCNN, đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ
cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
có ý nghĩa quyết định, trong đó phát triển năng lực cho công chức lãnh đạo, quản lý
trong cơ quan HCNN nói chung và năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ này nói
riêng càng có ý nghĩa quyết định hơn. Hồ Chí Minh dạy rằng: “Cán bộ là cái gốc
của mọi công việc” [43, tr.269]. “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán
bộ tốt hoặc kém” [43, tr.240].
Công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện có vai trò lãnh đạo, quản lý đối
với đơn vị mình đứng đầu, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện đường lối chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quyết định quản lý của cấp trên;
tham mưu, giúp cấp trên thực hiện nhiệm vụ chuyên môn quản lý nhà nước về
nghiệp vụ trên các lĩnh vực phụ trách và quản trị nội bộ đơn vị nhằm thực hiện có
hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
mình bên cạnh năng lực chuyên môn thì công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp
huyện cần phải có năng lực lãnh đạo, quản lý. Theo các tác giả Nguyễn Thị Lan
Hương và Vũ Công Thương (2017) cho rằng: “Năng lực lãnh đạo, quản lý là tổng
hợp các kiến thức, kỹ năng và hành vi thái độ mà một nhà lãnh đạo, quản lý cần có
để tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu của tổ chức đề ra” [35, tr.34 - 35].
Các tỉnh miền núi phía Bắc gồm các tỉnh: Lạng Sơn, Phú Thọ, Hòa Bình, Yên
Bái, Bắc Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên và Quảng Ninh [16], là khu vực có vị
trí rất quan trọng trên phương diện địa – chính trị, địa – kinh tế của đất nước, là địa
bàn có nhiều dân tộc anh em đã cư trú từ lâu đời, có tiềm lực kinh tế, có nguồn tài
nguyên phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, đây lại là vùng có xuất phát điểm thấp
trong cả nước, hầu hết là đều thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao hơn so với các vùng trong cả nước.
Thực tiễn cho thấy, thời gian qua các cấp ủy Đảng, chính quyền ở các tỉnh
miền núi phía Bắc đã rất quan tâm đến việc phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý
cho công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan HCNN, trong đó có công chức lãnh
đạo, quản lý PCM cấp huyện thông qua các hoạt động như đào tạo, bồi dưỡng, luân
chuyển và đãi ngộ,... nhưng vẫn còn những hạn chế dẫn đến năng lực lãnh đạo,
quản lý của công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện chưa đáp ứng được với
yêu cầu, nhiệm vụ, biểu hiện ở các mặt, từ kiến thức đến thái độ và kỹ năng lãnh
đạo, quản lý.
Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Phát triển năng
lực cho công chức lãnh đạo, quản lý phòng chuyên môn cấp huyện ở các tỉnh miền
núi phía Bắc” làm luận án tiến sỹ, chuyên ngành Quản lý công.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu: Đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm
phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp
huyện ở các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống hóa các công trình nghiên cứu trong và
ngoài nước về năng lực lãnh đạo, quản lý và phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý
trong cơ quan HCNN; Làm rõ cơ sở lý luận về năng lực lãnh đạo, quản lý và phát
triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện;
Đánh giá năng lực lãnh đạo, quản lý và thực trạng hoạt động phát triển năng lực cho
công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện ở các tỉnh miền núi phía Bắc; Đề xuất

2
quan điểm và một số giải pháp phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho công chức
lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Năng lực lãnh đạo, quản lý và hoạt động phát
triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện ở
các tỉnh miền núi phía Bắc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Phát triển năng lực cho công chức lãnh
đạo, quản lý PCM cấp huyện là một vấn đề lớn với nhiều nội dung, trong luận án
chỉ tập trung nghiên cứu về năng lực lãnh đạo, quản lý trong năng lực tổng thể của
công chức lãnh đạo, quản lý và hoạt động phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý với
phạm vi giới hạn vào khách thể là công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện ở
các tỉnh miền núi phía Bắc.
- Giới hạn về khách thể nghiên cứu: Công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp
huyện – Là người đứng đầu phòng chuyên môn cấp huyện.
- Giới hạn về thời gian: Điều tra thực trạng trên các khách thể khảo sát từ
năm 2010 đến nay và đề xuất một số giải pháp phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý
cho công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện ở các tỉnh miền núi phía Bắc đến
những năm 2030.
- Giới hạn về không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại huyện ở 7 tỉnh miền
núi phía Bắc – Việt Nam, là: Lạng Sơn, Phú Thọ, Hòa Bình, Yên Bái, Bắc Giang,
Tuyên Quang, Thái Nguyên
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận: Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp phân tích tài liệu;
Phương pháp so sánh; Phương pháp điều tra xã hội học; Phương pháp phỏng vấn
sâu và phỏng vấn chuyên gia; Công cụ SPSS
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Về lý luận: Hệ thống hóa các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về
năng lực lãnh đạo, quản lý và phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý trong cơ quan
HCNN; Làm phong phú thêm cơ sở lý luận về năng lực lãnh đạo, quản lý và phát
triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện.

3
- Về thực tiễn: Đề xuất bảng các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo, quản lý
của công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện ở các tỉnh miền núi phía Bắc;
Thực trạng hoạt động phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho công chức lãnh đạo,
quản lý PCM cấp huyện ở các tỉnh miền núi phía Bắc; Đề xuất được quan điểm và
một số giải pháp chủ yếu phù hợp, khả thi nhằm phát triển năng lực lãnh đạo, quản
lý cho công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, Luận án kết cấu thành 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho công
chức lãnh đạo, quản lý phòng chuyên môn cấp huyện
Chương 3: Thực trạng phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho công chức
lãnh đạo, quản lý phòng chuyên môn cấp huyện ở các tỉnh miền núi phía Bắc
Chương 4: Quan điểm và giải pháp phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho
công chức lãnh đạo, quản lý phòng chuyên môn cấp huyện ở các tỉnh miền núi phía Bắc
Chương 1 đã tổng quan các công trình khoa học của các tác giả trong và
ngoài nước về năng lực lãnh đạo, quản lý trong cơ quan HCNN của các tác giả
trong và ngoài nước đã làm rõ nhiều khái niệm như năng lực lãnh đạo; năng lực
lãnh đạo, quản lý. Nhất là các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo, quản lý cho các
vị trí lãnh đạo, quản lý trong cơ quan HCNN nhằm gợi ý cho tác giả luận án trên cơ
sở cách tiếp cận nghiên cứu để lựa chọn, đề xuất các yếu tố cấu thành năng lực lãnh
đạo, quản lý cho chức vụ lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện nhằm đánh giá cụ thể
năng lực lãnh đạo, quản lý làm cơ sở cho hoạt động phát triển năng lực lãnh đạo,
quản lý cho đội ngũ này. Tổng quan những nghiên cứu về phát triển năng lực lãnh
đạo, quản lý trong cơ quan HCNN của các tác giả trong và ngoài nước đã làm sáng
tỏ các khái niệm về phát triển năng lực, phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý của
luận án được làm sáng tỏ. Đặc biệt là các hoạt động phát triển năng lực lãnh đạo,
quản lý như thông qua đào tạo, bồi dưỡng, chế độ đãi ngộ,..và hoạt động tự đào tạo,
rèn luyện. Qua tổng quan cũng cho thấy, có mối liên hệ chặt chẽ giữa đánh giá năng
lực lãnh đạo, quản lý với hoạt động phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho đội
ngũ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan HCNN.
Chương 2 đã đi sâu phân tích và làm rõ quan niệm về năng lực lãnh đạo,
quản lý của công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện. Trên cơ sở các nghiên
4
cứu về năng lực lãnh đạo, quản lý, cũng như căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của
PCM cấp huyện và vị trí, vai trò của công chức lãnh đạo, quản lý là người đứng đầu
PCM giữ vai trò lãnh đạo, quản ly và những nét đặc thù của vùng miền núi phía Bắc
đặt ra yêu cầu về năng lực lãnh đạo, quản lý. Từ đó, tác giả luận án đã tổng hợp và
đề xuất được 22 yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo, quản lý của công chức lãnh
đạo, quản lý PCM cấp huyện với 3 nhóm về kiến thức, thái độ và kỹ năng theo cách
tiếp cận nghiên cứu.
Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu về phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý
cho công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan HCNN, tác giả luận án đã làm rõ lý
luận về phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho công chức lãnh đạo, quản lý PCM
cấp huyện với các nội dung như: Quan niệm, căn cứ, đặc biệt chỉ ra những hoạt
động nhằm phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý như: quy hoạch, luân chuyển, đào
tạo, bồi dưỡng, xây dựng và thực hiện chính sách đãi ngộ và hoạt động tự đào tạo,
rèn luyện của bản thân công chức lãnh đạo, quản lý. Luận án, cũng đã chú ý chỉ ra
những tác động của điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hoá, kinh tế - xã hội ở các tỉnh
miền núi phía Bắc để lựa chọn hình thức, nội dung, điều kiện và chính sách phù
hợp. Dù phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho công chức lãnh đạo, quản lý PCM
cấp huyện thông qua phương thức nào thì việc mỗi cá nhân tự học, tự trau dồi, tự
phát triển là phương thức quan trọng nhất. Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh còn chỉ ra
yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho công chức lãnh đạo,
quản lý PCM cấp huyện.
Những nội dung nghiên cứu của chương 2 chính là cơ sở cho tác giả luận án
tiến hành khảo sát đánh giá, thực trạng phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho
công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện ở các tỉnh miền núi phía Bắc ở chương
3, làm căn cứ đề xuất giải pháp phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ
này được trình bày trong chương 4.
Chương 3 của luận án đã phân tích điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hoá, kinh
tế - xã hội ở các tỉnh miền núi phía Bắc có ảnh hưởng thuận và không thuận đến
hoạt động phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho công chức lãnh đạo, quản lý
PCM cấp huyện. Các quy định về đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ
quan HCNN hiện hành về cơ bản đã thể hiện được tương đối đầy đủ, đồng bộ. Tuy
nhiên, các quy định về đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý còn chung chung,
không rõ ràng, nhất là nội dung, tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo, quản lý dẫn
đến kết quả đánh giá còn mang tính hình thức, cảm tính. Kết quả khảo sát cho thấy,
5
22 yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo, quản lý của công chức lãnh đạo, quản lý
PCM cấp huyện được khảo sát mới chỉ đạt tới cấp độ 3 (mức cơ bản đáp ứng yêu
cầu công việc và cần được đào tạo, bồi dưỡng), thậm chí nhiều yếu tố mới đạt ở cấp
độ 2 (mức chưa đáp ứng được công việc cần được bồi dưỡng nhiều). Các tỉnh miền
núi phía Bắc đã có sự quan tâm nhất định đến hoạt động phát năng lực lãnh đạo,
quản lý cho công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện, qua góp phần mang lại
hiệu quả hoạt động cho cả bộ máy hành chính cấp huyện. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn
tại, hạn chế như mới chỉ tập trung vào nâng cao về chuyên môn, trình độ học vấn
cho đội ngũ nhằm đáp ứng tiêu chuẩn chức danh. Các hoạt động phát triển năng lực
lãnh đạo, quản lý cho công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện phụ thuộc vào
các hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương, các chính sách chưa cụ thể hóa cho
từng đối tượng công chức lãnh đạo, quản lý trong việc phát triển năng lực lãnh đạo,
quản lý. Hạn chế trên là do nhiều nguyên nhân như do điều kiện khó khăn về địa lý
cũng như điều kiện tự nhiên, kinh tế kém phát triển; nhận thức của các cấp ủy đảng
chưa thật sự đầy đủ, sâu sắc, toàn diện nhất là đối với hoạt động phát triển năng lực
lãnh đạo, quản lý, nhưng nguyên nhân cơ bản nhất là chưa xây dựng được tiêu
chuẩn năng lực lãnh đạo, quản lý cho công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện
làm căn cứ đánh giá và đề xuất các hoạt động phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý
cho công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện ở các tỉnh miền núi phía Bắc thời
gian qua.
Chương 4 của luận án đã khẳng định 3 định hướng cơ bản nhằm phát triển
năng lực lãnh đạo, quản lý cho công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện ở các
tỉnh miền núi phía Bắc như sau: Thứ nhất, phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho
công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện phù hợp với đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động cán bộ, phát huy tính chủ
động, sáng tạo của các tỉnh miền núi phía Bắc; Thứ hai, phát triển năng lực lãnh
đạo, quản lý xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh
miền núi phía Bắc và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của PCM cấp huyện; Thứ ba,
phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp
huyện phải tập trung nâng cao những kiến thức, phát triển kỹ năng và cải thiện thái
độ lãnh đạo, quản lý còn hạn chế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Từ những định hướng trên, tác giả luận án đề xuất 7 giải pháp phù hợp, khả
thi nhằm giải quyết các hạn chế trong phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho
công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện. Đó là hoàn thiện đánh giá công chức
6
lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện; hoàn thiện quy hoạch công chức lãnh đạo, quản
lý; tiếp tục luân chuyển cũng như việc đào tạo, bồi dưỡng năng lực lãnh đạo, quản
lý; đổi mới chính sách tiền lương theo hướng chức danh lãnh đạo; kiểm tra, thanh
tra, giám sát việc thực trách nhiệm của công chức lãnh đạo, quản lý gắn với khen
thưởng, kỷ luật và phát huy tính tích cực, chủ động của công chức lãnh đạo, quản lý
trong việc phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý của bản thân. Có thể thấy, phát triển
năng lực lãnh đạo, quản lý cho công chức lãnh đạo, quản lý PCM cấp huyện đáp
ứng được yêu cầu nhiệm vụ còn đứng trước nhiều khó khăn, phức tạp với những
biến đổi khôn lường của thực tiễn. Do đó, việc thực hiện một cách đồng bộ, toàn
diện các giải pháp trên như trong phần phân tích mối quan hệ của các giải pháp là
một vấn đề vô cùng quan trọng.
Trên cơ sở phân tích các giải pháp, tác giả luận án đã có những kiến nghị đối
với Bộ Nội vụ, Ủy ban Dân tộc và cơ quan TC - NV ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
C. Những giá trị trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Học viện
Chính trị khu vực I:
- Tài liệu tham khảo trong giảng dạy các môn học của các hệ đào tạo tại Học
viện:
+ Là tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ giảng dạy tất cả chuyên đề của môn
Khoa học lãnh đạo. Đồng thời, là tài liệu tham khảo giảng dạy một số chuyên đề
của môn Xây dựng Đảng thuộc chương trình đào tạo Cao cấp lý luận chính trị.
+ Tài liệu hữu ích phục vụ cho đào tạo cao học môn Khoa học lãnh đạo, quản
lý và môn Tâm lý học lãnh đạo, quản lý hệ cử nhân Chính trị.
- Phân tích những nội dung gắn với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
+ Quán triệt quan điểm xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ người đứng đầu
có phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ theo tinh thần của Nghị quyết số
26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là
cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
+ Thực hiện nghiêm, nhất quán nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo trực
tiếp, toàn diện công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị.
Ngoài ra, kết quả của luận án là tài liệu tham khảo đối với các đề tài khoa học
hướng xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ
phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay/.
NGƯỜI GIỚI THIỆU
7
TS. Nguyễn Văn Kiều

You might also like