Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Họ và tên: Nguyễn Hoàng Lan

Lớp: CLCQTL47A

MSSV: 2253401020108

I. Tổng quan về BRICS


I.1 BRICS là gì?

BRICS là một nhóm các nền kinh tế mới nổi, là một tổ chức quốc tế bao gồm các
nước thành viên như Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Ai Cập, Ethiopia,
Iran, Ả Rập Xê Út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Vào năm 2009,
“BRIC” được thành lập như một câu lạc bộ không chính thức dưới sự khởi xướng của
Nga với các quốc gia như Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ. Cho đến năm 2010, với sự
gia nhập của Nam Phi, khối này đã đổi tên thành “BRICS” và tiếp tục duy trì tên gọi
này cho đến ngày hôm nay. Vào Hội nghị thượng đỉnh “BRICS” lần thứ 15 diễn ra
trong ngày 24 tháng 8 năm 2023, Khối này thông báo kết nạp thêm 6 quốc gia bao
gồm Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Xê Út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống. Đến
ngày 1 tháng 1 năm 2024, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Xê Út và Các Tiểu vương
quốc Ả Rập Thống nhất chính thức gia nhập vào tổ chức này.
Theo trang bbc.com

Không như Ngân hàng thế giới (World Bank) hay Liên hợp quốc (United Nations) – là
những tổ chức đa phương chính thức – tổ chức này sẽ có các cuộc họp thường niên, và
mỗi quốc gia thành viên sẽ giữ vai trò là chủ tịch “BRICS” với nhiệm kỳ 1 năm.

Trong kinh tế học, “BRIC” là một thuật ngữ viết tắt tiếng Anh lần đầu được đề cập
trong một bài viết của nhà kinh tế học Jim O’Neil vào tháng 11 năm 2001 về “Xây
dựng các nền kinh tế toàn cầu BRIC”. Theo ông, các quốc gia gồm Brazil, Trung
Quốc, Ấn Độ và Nga có tốc độ tăng trưởng GDP của nhóm quốc gia này có thể tăng
nhanh trong nhiều thập kỷ tiếp theo. Vị chuyên gia của Goldman Sachs – tổ chức ngân
hàng đa quốc gia tại Hoa Kỳ – đặc biệt lưu ý đến 2 quốc gia là Ấn Độ và Trung Quốc
với sự phát triển thần tốc của nền kinh tế.

I.2 Các thành tựu đã đạt được.


a) Thành lập Ngân hàng Đa quốc gia (NDB):

2
Các nước BRICS đã đạt được nhiều thành tựu lớn kể từ khi thành lập. Vào tháng 7
năm 2014, năm quốc gia BRICS - Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi - đã
công bố thành lập Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) để cung cấp tài chính cho các
dự án cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển. Ngân hàng cung cấp vốn đầu tư cho
các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển ở các nước thành viên. Các nước BRICS đã có
những bước đi mạnh mẽ để mở rộng ảnh hưởng thông qua Ngân hàng Phát triển Mới
(NDB), đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính. [1]

Elizabeth Sidiropoulos, giám đốc điều hành của Viện Quan hệ Quốc tế Nam Phi, cho
biết Ngân hàng Phát triển Mới và Thỏa thuận Dự trữ Dự phòng đi kèm là một thỏa
thuận giữa các ngân hàng trung ương BRICS nhằm noi gương Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF) trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng tiền tệ. trong các cuộc đàm phán
diễn ra sau nhiều năm thất bại trong việc cải cách các thể chế do Mỹ thống trị. [1]

Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh rằng BRICS là khá bình đẳng và thống
nhất. Bên cạnh đó, cơ cấu Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) cho phép mỗi thành
viên BRICS có quyền bỏ phiếu như nhau chứ không phải bỏ phiếu bất cân đối như
tại Ngân hàng Thế giới (WB). Những thông cáo và tuyên bố tại hội nghị thượng đỉnh
thực sự là kết quả của sự đồng thuận. [2]

Ngân hàng Phát triển Mới, được thành lập vào năm 2016 với số vốn ban đầu là 50 tỷ
USD, đã tìm được chỗ đứng bằng cách phê duyệt khoản tài trợ 32 tỷ USD cho 96 dự
án ở 5 quốc gia thành viên ban đầu. Vào năm 2021, ngân hàng lần đầu tiên mở rộng
thành viên bao gồm Bangladesh, Ai Cập và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Để so sánh, Ngân hàng Thế giới đã cam kết cấp tín dụng, cho vay, viện trợ và bảo
lãnh trị giá 98,8 tỷ USD cho gần 190 quốc gia vào năm 2021. Mặc dù có quy mô hạn
chế, sứ mệnh của NDB là tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển bền vững
ở miền Nam bán cầu—đáng chú ý nhất là cơ sở hạ tầng năng lượng xanh rất cần
thiết để giúp các nền kinh tế đang phát triển thoát khỏi sự phụ thuộc vào nhiên liệu
hóa thạch. Ngân hàng Phát triển Mới cho biết, trong vòng 4 năm từ 2022 đến 2026,
40% tổng số phê duyệt sẽ được dành cho các dự án giúp giảm thiểu và thích ứng với
biến đổi khí hậu.
3
Một điểm đặc biệt từ Ngân hàng BRICS trong việc cho vay là cam kết bằng nội tệ,
theo mong muốn lâu dài của các nước BRICS là thoát khỏi sự thống trị của đồng đô la
Mỹ. Trong khi hầu hết các khoản vay quốc tế phải được hoàn trả bằng Dollar Mỹ,
điều này làm tăng gánh nặng nợ nần của các nước đang phát triển khi đồng đô la
tăng giá, thì việc cho vay bằng nội tệ có thể giúp người đi vay ít bị ảnh hưởng bởi
chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (FED) hơn. Nó cũng sẽ khiến họ ít bị tổn
thương hơn trước các biện pháp trừng phạt tài chính đơn phương do chính phủ Mỹ
áp đặt, lợi dụng vị thế đồng đô la Mỹ là tiền tệ dự trữ quốc tế.

Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng, dù cho được cam kết nhưng đồng nội tệ của NDB
vẫn ở mức thấp, chiếm chưa tới một phần tư số tiền giải ngân vào năm ngoái. Và
phần lớn trong số đó được tính bằng đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc và gần đây
hơn là đồng Rand của Nam Phi. [1]

b) Thúc đẩy thương mại và đầu tư:

Cũng như các tổ chức về kinh tế, các quốc gia trong khối BRICS đã cam kết giảm
thuế quan và các rào cản thương mại khác, đồng thời tăng cường đầu tư vào nhau.

Ý tưởng về một đồng tiền chung đã được các quốc gia BRICS đề cập trong nhiều
năm. Đồng tiền mới này dự kiến mang tên "R5". Theo giải thích của nhà kinh tế học
Nogueira Batista, đại diện của Brazil tại Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Phó Chủ tịch
Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) - Ngân hàng BRICS, sở dĩ tên của loại tiền tệ mới
này bắt đầu bằng chữ "R" vì tên của các loại tiền của các quốc gia BRICS đều bắt
đầu bằng chữ "R": đồng real của Brazil, ruble của Nga, rupee của Ấn Độ, Nhân dân
tệ (NDT) của Trung Quốc và rand của Nam Phi. [3]

BRICS sở hữu dân số hơn 3 tỷ người, chiếm gần một nửa dân số thế giới. Điều này
tạo nên thị trường tiêu dùng khổng lồ với nhu cầu đa dạng, mang đến cơ hội to lớn cho
các doanh nghiệp trong khối và trên toàn cầu. Đồng thời, các nước BRICS đều có tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao, hứa hẹn tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Ấn Độ được dự đoán sẽ trở thành nền
kinh tế lớn thứ ba vào năm 2030, trong khi Brazil, Nga và Nam Phi cũng có tốc độ
tăng trưởng ấn tượng.

4
Mục tiêu thúc đẩy thương mại và vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong nội bộ khối, các
nước trong BRICS muốn phối hợp để có tiếng nói mạnh hơn trên các diễn đàn quốc
tế và đưa ra các chương trình nghị sự phù hợp với lợi ích các nước đang phát triển và
các nền kinh tế mới nổi.

Theo thống kê của Statista, tới cuối năm 2023, ước tính tổng GDP tính theo phương
pháp ngang giá sức mua (PPP) của BRICS đã vượt nhóm G7 (gồm Anh, Mỹ, Đức,
Nhật Bản, Pháp, Canada và Ý) năm thứ 3 liên tiếp. Tới cuối 2023, GDP của BRICS
chiếm hơn 32% thế giới, trong khi đó G7 là 29,9%. Trong năm 2020, con số của 2
nhóm này đều ở mức xấp xỉ 31%.

Nguồn: Economist. Tỷ trọng trong GDP toàn cầu của các khối qua thời gian.

II. Mối quan hệ giữa khối BRICS và Việt Nam.


II.1Khái quát chung.

5
Cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa phải là thành viên chính thức của BRICS.
Tuy nhiên, nước ta luôn tích cực tham gia các hoạt động của nhóm với tư cách là
khách mời. Đồng thời, Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 9/5 đã chính thức "bày tỏ sự
quan tâm" tới việc mở rộng của khối này với tuyên bố: “"Cũng như nhiều nước trên
thế giới, chúng tôi theo dõi thảo luận về tiến trình mở rộng thành viên của
BRICS."[1]

Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 7 năm 2014 tại Ufa, Nga và
Phiên Đối thoại BRICS với các nước đang phát triển năm 2024 tại Nizhny
Novgorod, Nga. Việt Nam bày tỏ mong muốn thúc đẩy hợp tác với BRICS trong các
lĩnh vực như: Kinh tế, thương mại, đầu tư, Khoa học công nghệ, Văn hóa, Giáo dục,
Biến đổi khí hậu, An ninh lương thực. BRICS cũng đánh giá cao vai trò và tiềm năng
của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.

Việt Nam đã cử đại diện tham dự hội nghị Ngoại trưởng khối BRICS năm 2024 diễn
ra từ 10 đến 11/6 tại thành phố Nizhny Novgorod, Liên bang Nga.

Theo tường thuật từ báo chí trong nước, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn
Minh Hằng, trưởng đoàn Việt Nam dự phiên “Đối thoại BRICS với các nước đang
phát triển” tại Nga, đã "đề xuất BRICS tiếp tục phối hợp với các nước đang phát
triển thúc đẩy ba trọng tâm, gồm tăng cường hợp tác đa phương, nâng cao vai trò của
các nước đang phát triển trong quản trị và thực hiện các chương trình nghị sự về phát
triển toàn cầu và tăng cường tính tự cường, khả năng thích ứng và năng lực của các
nước đang phát triển trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu".

II.2Lợi ích và thách thức khi Việt Nam gia nhập BRICS.
a) Lợi ích tiềm năng cho Việt Nam nếu gia nhập BRICS:

Có thể nói, lợi ích đầu tiên khi Việt Nam trở thành một thành viên của khối này đó
được tiếp cận thị trường lớn với hơn 3 tỷ dân của các nước BRICS, thúc đẩy xuất
khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Mở rộng thị trường hàng hóa của Việt Nam từ đó
tăng thêm nguồn thu của nước ta. Tiếp theo đó là sự hợp tác kinh tế. Hằng năm,
BRICS sẽ tổ chức các cuộc họp thường niên để thảo luận về những vấn xoay quanh
các quốc gia thành viên để tìm ra giải pháp chung. Khi tham gia BRICS, các sáng

6
kiến kinh tế của BRICS như Ngân hàng Phát triển mới, quỹ đầu tư cơ sở hạ tầng,…
có thể sẽ giúp ích trong công cuộc phát triển nền kinh tế nói riêng và đất nước Việt
Nam nói chung. Thêm vào đó, khi trở thành một thành viên chính thức, Việt Nam
cũng đồng thời có thể nâng cao vị thế quốc tế và ảnh hưởng của Việt Nam trên
trường quốc tế theo đó cũng sẽ tăng cao. Cuối cùng, chúng ta có thể học hỏi kinh
nghiệm, trao đổi kinh nghiệm và học hỏi từ các nước BRICS trong các lĩnh vực như
phát triển kinh tế, khoa học công nghệ… Vì hầu hết, các nước thành viên đều là các
nước đang phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực của đời
sống. Có thể nói việc gia nhập BRICS sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho quốc gia
chúng ta.

b) Thách thức đối với Việt Nam:

Mức độ phát triển chênh lệch giữa các quốc gia thành viên đặc biệt là Trung Quốc.
Sức mạnh kinh tế của Việt Nam còn hạn chế so với các nước BRICS. Đồng thời
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn hạn chế, cần nâng cao
năng lực cạnh tranh để có thể tham gia hiệu quả vào thị trường BRICS. Với 11 quốc
gia thành viên điều đó sẽ gần như tương đương với 11 thể chế kinh tế khác nhau. Để
có thể hòa nhập và phát triển trong một môi trường đa quốc gia ấy, Việt Nam cần
hoàn thiện thể chế và môi trường đầu tư để thu hút đầu tư từ các nước BRICS.

III. Kết luận

Mối quan hệ giữa Việt Nam và BRICS đang phát triển tốt đẹp với nhiều tiềm năng
hợp tác. Việc Việt Nam có gia nhập BRICS hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
đòi hỏi cần đánh giá kỹ lưỡng lợi ích và thách thức trước khi đưa ra quyết định.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cpee27dzjq3o

[2] https://trungtamwto.vn/tin-tuc/10085-brics-thuc-day-thuong-mai-tu-do-va-cong-
bang-hon

[3] https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/24/201433/nhom-cac-nen-kinh-te-moi-noi-
hang-dau-the-gioi-brics-dinh-hinh-chang-duong-phat-trien-moi

7
8

You might also like