Lao Tiết Niệu - Sinh Dục

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

BÀI 11.

LAO TIẾT NIỆU SINH DỤC


TS. BS. Nguyễn Hữu Lân
ThS. BS. Lê Thành Đạt
MỤC TIÊU BÀI GIẢNG
1. Trình bày được sinh lý bệnh lao tiết niệu sinh dục
2. Chỉ định được các xét nghiệm chẩn đoán lao tiết niệu sinh dục
3. Chẩn đoán đúng và sớm được lao tiết niệu sinh dục
4. Điều trị được lao tiết niệu sinh dục
1 ĐẠI CƯƠNG LAO TIẾT NIỆU SINH DỤC
- Bệnh lao xuất hiện trên toàn thế giới, không thay đổi theo chu kỳ hoặc theo mùa và
có tỷ lệ phổ biến cao hơn ở các vùng có mật độ dân số đông và tình trạng vệ sinh -
kinh tế xã hội kém phát triển . Người ta ước tính rằng 30% dân số thế giới (1,7 tỷ n
gười) là người mang vi khuẩn lao tiềm ẩn.[1] Bất chấp sự sẵn có của thuốc kháng la
o và những đột phá về công nghệ, 3 thập kỷ qua đã chứng kiến sự tái phát của nhiễ
m trùng do sự xuất hiện của trực khuẩn kháng thuốc, sự di cư của con người và đại
dịch AIDS. Trên thực tế, bệnh lao vẫn là một thách thức nghiêm trọng đối với sức
khỏe cộng đồng thế giới, chủ yếu ở các nước đang phát triển.[2]
- Vi khuẩn lao có thể lây nhiễm và gây bệnh ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể. Khi bệnh la
o xảy ra bên ngoài nhu mô phổi gọi là lao ngoài phổi và là kết quả của sự lây lan trực k
huẩn lao khắp cơ thể kể từ quá trình nhiễm lao ban đầu. [3,4] Bệnh nhân nhiễm HIV có t
hể có nhiều khả năng mắc bệnh ngoài phổi hơn và nguy cơ lao ngoài phổi tăng lên khi
số lượng tế bào lympho CD4 giảm. Hai vị trí lao ngoài phổi thường gặp nhất là lao hạc
h và lao màng phổi. Nhưng bất kỳ vị trí hoặc cơ quan nào trong cơ thể cũng có thể bị n
hiễm lao, trong đó có hệ tiết niệu sinh dục .[5,6]
- Lao tiết niệu sinh dục là một thể lao diễn tiến âm thầm, thường chỉ xuất hiện triệu chứ
ng ở giai đoạn muộn dẫn đến sự chậm trễ trong chẩn đoán và để lại nhiều di chứng. Hậ
u quả của lao tiết niệu sinh dục rất nghiêm trọng, có thể dẫn đến sự phá hủy các cơ qua
n tiết niệu sinh dục, suy thận, vô sinh. Bệnh lao tiết niệu sinh dục là một thể lao khó ch
ẩn đoán và ít khi được nghĩ đến, chẩn đoán sớm lao tiết niệu sinh dục là điều rất quan t
rọng.[7]
2 DỊCH TỄ HỌC LAO TIẾT NIỆU SINH DỤC
- Lao tiết niệu sinh dục chiếm khoảng 7% - 15% các trường hợp lao ngoài phổi, tỷ lệ đư
ợc báo cáo nhiều hơn ở các nước đang phát triển. Bệnh lao tiết niệu sinh dục là thể lao
ảnh hưởng đến thận tiết niệu hoặc cơ quan sinh dục. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa t
uổi, nhưng thường xuất hiện ở người trẻ, thường gặp ở nam giới hơn nữ giới (theo tỷ
lệ 2:1).[8,9] Lao tiết niệu sinh dục xảy ra ở 2%–20% bệnh nhân có lao phổi đi kèm.[10,11]
3 SINH LÝ BỆNH HỌC LAO TIẾT NIỆU SINH DỤC
- Sau khi hít phải vi khuẩn lao, trực khuẩn lao nhân lên trong phế nang phổi và hình
thành u hạt nguyên phát. Tổn thương lao nguyên phát thường không có triệu chứn
g và tự giới hạn. Từ tổn thương nguyên phát này, trực khuẩn lao có thể đi theo đườ
ng máu đến các cơ quan khác trong cơ thể. Trong lao niệu sinh dục, trực khuẩn lao
theo đường máu từ phổi đi đến hệ niệu sinh dục và xâm nhập vào nhu mô thận. Tổ
n thương ban đầu ở hai bên thận, vỏ thận, cầu thận và hệ mao mạch thận. Vi khuẩn
lao còn có thể đi đến tuyến tiền liệt, các cơ quan sinh dục và các cơ quan khác ngo
ài hệ thống tiết niệu sinh dục. Các ổ lao này thường tự giới hạn và tồn tại dưới dạng
tiềm ẩn sau 6 tháng kể từ khi nhiễm khuẩn. Khả năng phát lao niệu sinh dục trong
vòng 2 năm là 5%, và những năm sau đó là 5% . [12,13] Thời gian tiềm ẩn trung bình
là 22 năm,[14] khi khả năng miễn dịch của bệnh nhân giảm thì các ổ lao tiềm ẩn tại t
hận sẽ bị kích hoạt. Các ổ tiềm ẩn được kích hoạt lại thường do tình trạng suy dinh
dưỡng, đái tháo đường, sử dụng steroid và thuốc ức chế miễn dịch và suy giảm miễ
n dịch.
- Trong sinh lý bệnh của bệnh lao niệu sinh dục, có sự phát triển tăng dần từ các dạn
g tổn thương ban đầu, từ tổn thương niệu sinh dục tối thiểu và ít triệu chứng đến b
ệnh nặng với bàng quang co rút , tổn thương thận hai bên và có thể suy thận giai đo
ạn cuối .[15] Do vậy việc chẩn đoán sớm lao hệ tiết niệu sinh dục là rất quan trọng.
Sau khi ổ lao tiềm ẩn bị kích hoạt, nhiễm trùng lao tiến triển từ một ổ duy nhất,
ảnh hưởng đến một quả thận và không ảnh hưởng đến quả thận còn lại. [16] Trự
c khuẩn lao sau đó sẽ gây viêm niệu quản cùng bên và bàng quang. Lao niệu q
uản có thể gây hẹp dẫn đến tắc nghẽn, làm thận ứ nước gây suy thận. Bàng qua
ng viêm, xơ hóa do lao có thể dẫn đến biến chứng bàng quang co thắt. [17] Viêm
lao làm giảm độ giãn nở của bàng quang, điểm nối niệu quản - bàng quang bị b
iến dạng dẫn đến trào ngược bàng quang - niệu quản. Ngoài ra còn có trào ngư
ợc thứ phát do bàng quang co thắt dẫn đến biến đổi vùng thu thập nước tiểu (ni
ệu quản và ngã ba bể thận). Trào ngược bàng quang - niệu quản không được c
hẩn đoán và điều tri sẽ dẫn đến suy thận giai đoạn cuối.[17]
- Mặc dù tổn thương thận một bên chiếm ưu thế trong bệnh lao, [8,15] tổn thương h
ai bên có thể xảy ra và có nguy cơ suy thận. [18] Lao thận hai bên có thể do ba c
ơ chế. Cơ chế đầu tiên là do tình trạng trầm trọng của giai đoạn lây lan theo đư
ờng máu dẫn đến hình thành nhiều ổ nhiễm ở cả hai thận, gặp ở những bệnh nh
ân bị suy giảm miễn dịch và lao kê. [12,19] Cơ chế thứ hai là sự kích hoạt ổ lao tiề
m ẩn ở cả hai thận và lan dần xuống gây viêm hẹp niệu quản hai bên mà không
có viêm bàng quang co thắt. Cơ chế thứ ba là tổn thương thận một bên, lan xuố
ng niệu quản và bàng quang cùng bên rồi lan ngược sang thận bên kia do trào
ngược.[17] Cơ chế thứ ba là cơ chế chính gây tổn thương thận hai bên ở bệnh la
o. Theo đó, tổn thương thận hai bên ở bệnh lao thường không đối xứng, một tr
ong hai thận bị tổn thương nặng hơn (hẹp nhiều hệ thống thu thập và giãn đài t
hận không đối xứng).
- Lao niệu quản và bàng quang thường thứ phát sau lao thận do nhiễm lao qua h
ệ bạch huyết hoặc hệ thống thu thập nước tiểu. Trong lao niệu quản, nhiều chỗ
hẹp phát triển khắp niệu quản, thường gặp ở các vị trí hẹp về mặt giải phẫu như
điểm nối bàng quang niệu quản và điểm nối niệu quản thận và giữa niệu quản.
Hẹp niệu quản là nguyên nhân chính gây rối loạn chức năng thận trong bệnh la
o, lên đến 93,7% của tất cả các trường hợp .[20]
- Lao bàng quang thường có triệu chứng lâm sàng và X - quang rất đặc hiệu là bàng
quang co thắt. Bàng quang bị co thắt được tìm thấy ở 8,9% các trường hợp lao niệ
u sinh dục.[21] Về mặt X - quang, bàng quang co thắt biểu hiện với hình ảnh thành
dày lan tỏa, không có bè hoặc túi thừa. Điểm nối bàng quang niệu quản nằm ở phần
trên, bàng quang co lại ngoại trừ vùng tam giác.[22] Bệnh nhân có biểu hiện tiểu nhiều, t
ần suất tiểu trung bình trong ngày dưới 20 phút và dung tích bàng quang dưới 100 ml.
Có thể xuất hiện tiểu không tự chủ. Sự hiện diện của bàng quang co thắt biểu thị tình tr
ạng nhiễm lao niệu sinh dục tiến triển.
- Mặc dù niệu đạo tiếp xúc liên tục với trực khuẩn lao trong nước tiểu, nhưng lao ni
ệu đạo chỉ xảy ra trong 1,9 đến 4,5% lao niệu sinh dục và luôn đi kèm với lao cơ q
uan khác của hệ tiết niệu. Viêm niệu đạo cấp tính, tiết dịch niệu đạo, hẹp và rò niệ
u đạo mạn tính là những biểu hiện lâm sàng phổ biến của lao niệu đạo.[23]
- Bệnh lao có thể ảnh hưởng đến toàn bộ đường sinh dục nam, với các tổn thươn
g ở tuyến tiền liệt, túi tinh, ống dẫn tinh, mào tinh hoàn, tuyến Cooper, dương
vật và tinh hoàn. Lao sinh dục thông qua đường máu hoặc trực tiếp từ hệ thống
tiết niệu. lao sinh dục nam thường kèm theo lao thận niệu, hoặc biểu hiện đơn
độc.
- Trong lao tuyến tiền liệt, vi khuẩn lao thường lây qua đường máu hơn là qua h
ệ thống tiết niệu.[24] Trong lao tuyến tiền liệt, có hoại tử bã đậu với vôi hóa.[25]
Bệnh lao tuyến tiền liệt thường không có triệu chứng và thường được chẩn đoá
n tình cờ khi phẫu thuật tuyến tiền liệt. Áp xe lao tuyến tiền liệt rất hiếm gặp, xả
y ra ở bệnh nhân AIDS.[26]
- Mào tinh hoàn bị ảnh hưởng ở 10 đến 55% nam giới mắc bệnh lao niệu sinh dục v
à những thay đổi ở bìu là dấu hiệu chính khi khám thực thể.[27] Lao mào tinh ở cả h
ai bên trong 34% trường hợp, biểu hiện dưới dạng nốt sần hoặc xơ cứng bìu, rò bì
u ở một nửa trường hợp và tràn dịch màng tinh hoàn chỉ khoảng 5%. [28] Sự hiện di
ện của một lỗ rò ở bìu là một dấu hiệu nhận biết của bệnh lao mào tinh hoàn.
- Tắc nghẽn ống dẫn tinh gây vô sinh có thể là triệu chứng đầu tiên của bệnh lao. La
o dương vật hiếm gặp, phát triển sau khi tiếp xúc trực tiếp hoặc thứ phát sau m
ột ổ nhiễm trùng niệu sinh dục khác, với sự xuất hiện của một nốt ban đỏ có th
ể có loét. Vi khuẩn lao xâm nhập thể hang có thể dẫn đến biến dạng dương vật
và rò niệu đạo, dễ bị nhầm lẫn với ung thư biểu mô dương vật.[29]
- Tỷ lệ mắc bệnh lao sinh dục nữ nằm trong khoảng từ 0,002 đến 0,56% ở những
phụ nữ nhập viện và từ 0,2% đến 21% ở những người bị vô sinh. Lao sinh dục n
ữ chiếm ưu thế trong độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi. [30,31] Lao sinh dục nữ là bệnh lao
thứ phát do nhiễm trực khuẩn lao theo đường máu từ một ổ nguyên phát, thường là
ở phổi. Một số trường hợp lây qua đường bạch huyết từ lao các cơ quan trong ổ bụng.
Tuy nhiên, bệnh lao sinh dục nguyên phát có thể phát triển sau khi quan hệ tình dục
với một người đàn ông mắc bệnh lao dương vật hoặc mào tinh hoàn. Sau khi trực k
huẩn lao xâm nhập vào ống dẫn trứng, sau đó nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến n
ội mạc tử cung, hiếm gặp hơn là vùng cơ tử cung và lan đến vỏ buồng trứng thông q
ua vùng tiếp giáp. Ống dẫn trứng bị ảnh hưởng trong 90 đến 100% các trường hợp,
[30,31]
với phần lớn các tổn thương ở nằm ở vùng bóng, tiếp theo là vùng eo ống dẫn
trứng. 50 đến 70% trường hợp có tổn thương tử cung với tổn thương nội mạc tử cu
ng chiếm ưu thế, viêm cơ tử cung hiếm gặp hơn. Lao buồng trứng thường là di chứng
của lao ống dẫn trứng. Lao âm hộ hoặc âm đạo cực kỳ hiếm gặp. [30,31]
4 LÂM SÀNG
- Ngoài các triệu chứng nhiễm lao chung như sốt và các triệu chứng toàn thân ít gặp. 50,
5% bệnh nhân có các triệu chứng dự trữ: tiểu nhiều lần, tiểu đêm và tiểu gấp. Ngoài ra
triệu chứng tiểu máu và đau thắt lưng cũng thường gặp với tỷ lệ 35.6% và 34.4%. Tron
g nhiều trường hợp, bệnh nhân có thể không có triệu chứng. Triệu chứng thường xảy r
a một bên. Xét nghiệm nước tiểu có thể thấy tiểu mủ vô khuẩn, tiểu máu máu hoặc cả
hai. Tổn thương bộ phận sinh dục thường gặp ở bệnh nhân lao thận.[32,33]
- Nam giới thường xuất hiện một khối lớn dần trong túi tinh, tuyến tiền liệt hoặc mào tin
h hoàn. Viêm mào tinh hoàn là vị trí sinh dục phổ biến nhất ở nam giới với biểu hiện s
ưng hoặc xơ cứng mào tinh hoàn. Lao tuyến tiền liệt có thể phát hiện nhân cứng qua th
ăm khám trực tràng. Lao dương vật cực kỳ hiếm gặp và ban đầu thường bị chẩn đoán n
hầm là bệnh lây truyền qua đường tình dục.[34]
- Ở nữ giới, ống dẫn trứng là vị trí tổn thương chính ảnh hưởng đến 90%–100% trường
hợp.[35] Triệu chứng ở hai bên là điển hình với các tổn thương xảy ra ở ống dẫn trứng v
à sau đó là vùng eo. Trong khoảng một nửa số bệnh nhân, nhiễm trùng lan đến nội mạ
c tử cung. Phụ nữ có thường bị đau vùng chậu hoặc bụng, chảy máu tử cung bất thườn
g, kinh nguyệt không đều, vô kinh hoặc vô sinh (0.2%–21%).[36,37,38]
5 CẬN LÂM SÀNG
- Đối với khoảng 10,4% bệnh nhân lao niệu sinh dục, chẩn đoán là giả định dựa
vào lâm sàng, xét nghiệm và X - quang gợi ý mà không có xác nhận của vi sin
h hay mô học.[39]
- Việc xác định trực khuẩn lao trong nước tiểu đạt được thông qua kỹ thuật nhuộm s
oi vi khuẩn lao hoặc thông qua nuôi cấy nước tiểu.[40,41] Nhuộm soi AFB trong nướ
c tiểu có độ đặc hiệu cao đến 96,7% nhưng độ nhạy chỉ từ 42,1 đến 52,1%.[42,43] Nu
ôi cấy là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán lao niệu sinh dục. Bởi vì trực khuẩn niệu thườ
ng có số lượng ít trong nước tiểu, nên cần phải lấy từ ba đến sáu mẫu giữa dòng và
o buổi sáng sớm. Độ nhạy rất khác nhau, từ 10,7 đến 90% và có thể mất từ 6 đến 8 t
uần để có kết quả.[44]
- Một số phát hiện trong xét nghiệm nước tiểu: tiểu mủ, tiểu máu, nước tiểu acid
và nuôi cấy tạp khuẩn âm tính có thể gợi ý lao niệu sinh dục.[44] Tuy nhiên các b
ất thường nước tiểu trên chỉ mang tính chất gợi ý và chỉ gặp trong 22% đến 27,6
% các trường hợp lao niệu sinh dục.[45,46]
- PCR để xác định vi khuẩn lao trong nước tiểu là một kỹ thuật đặc hiệu và có độ nh
ạy cao. PCR đã trở thành công cụ chẩn đoán lý tưởng vì nó cho kết quả nhanh sau
24 đến 48 giờ và cho phép chẩn đoán thậm chí khi có rất ít trực khuẩn.[47] So với nuô
i cấy, PCR có độ nhạy 95,6% và đặc hiệu 98,1%.[48]
- Soi bàng quang kèm sinh thiết là một thủ thuật có thể được thực hiện khi có nghi n
gờ lâm sàng về bệnh lao niệu sinh dục và cấy nước tiểu âm tính với trực khuẩn. Cá
c phát hiện thường gặp nhất trong lúc soi bàng quang là xung huyết cục bộ, xói mò
n và loét niêm mạc, hình thành nốt lao và sự bất thường của mô niệu quản. Tuy nh
iên, sinh thiết bàng quang chỉ có độ nhạy từ 18,5 đến 52%.[47,49]
- Các kỹ thuật hình ảnh học có độ nhạy lên đến 91,4% trong chẩn đoán bệnh lao niệ
u sinh dục, với chụp niệu đồ tĩnh mạch và chụp cắt lớp vi tính ổ bụng thường được
sử dụng.[47] Các dấu hiệu gợi ý bệnh lao niệu sinh dục là sự bất thường của đài thậ
n; hẹp cổ túi ngách; giả u hoặc sẹo thận; mất chức năng thận; tạo hang thận; vôi hó
a đường tiết niệu (7% đến 19% ); sự dày lên; hẹp lại hoặc giãn nở của hệ thống thu
thập; bàng quang co lại; và tổn thương ở các vị trí khác ngoài đường tiết niệu, chẳ
ng hạn như hạch bạch huyết, lá lách, gan và đốt sống.[47,48] Phát hiện đồng thời tổn t
hương thận và bàng quang là đặc trưng của bệnh lao. Những phát hiện sớm nhất là
sự bất thường về đường viền và giãn đài thận do hẹp ống thận.
- Chụp X-quang hệ niệu có cản quang (UIV) được lựa chọn để giúp chẩn đoán phát hiện
hơn 90% trường hợp lao thận. Chụp UIV có thể phát hiện chít hẹp, dãn, di lệch các độ
ng mạch thận hay tình trạng phá hủy đài bể thận, biến dạng thận, chít hẹp. Chụp CT - s
can vùng bụng giúp phát hiện tổn thương hoại tử từng phần hay toàn bộ thận, xơ hóa t
hận, những nốt vôi hóa trong nhu mô thận.[50]
- X-quang chụp vòi trứng có thể cho thấy những phát hiện gợi ý bệnh lao: tắc ốn
g dẫn trứng, nhiều điểm co thắt dọc theo ống dẫn trứng. Xuất hiện hình ảnh dín
h, biến dạng và tắc khoang tử cung mà không có tiền sử nạo trước đó.[50]
- FNA dưới sự hướng dẫn của siêu âm có thể xác định các đặc điểm mô bệnh học điển h
ình ở 86%–94% bệnh nhân và nuôi cấy mẫu dương tính khoảng 45%. [51] Lao sinh dục
ở nam thường được chẩn đoán bằng FNA hoặc cấy nước tiểu. Lao sinh dục ở nữ thườn
g được chẩn đoán bằng cấy nước tiểu, sinh thiết hoặc nạo nội mạc tử cung. Cấy niêm
mạc tử cung dương tính với vi khuẩn lao ở khoảng một phần ba số bệnh nhân và kết
quả mô học lao dương tính ở 60% – 70% trường hợp. [52,53] Ở một số trường hợp hiếm,
cấy máu kinh nguyệt có thể có kết quả lao dương tính.
- X quang phổi và xét nghiệm tìm vi khuẩn lao trong đàm được thực hiện thường qui tro
ng chẩn đoán lao niệu sinh dục. [50]
6 CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH
- Theo Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao của Bộ Y tế năm 2023,
chẩn đoán lao tiết niệu sinh dục cần có sự phối hợp giữa lâm sàng và cận lâm sàng [54]:
 Lâm sàng :
 Hay gặp triệu chứng rối loạn bài tiết nước tiểu (đái buốt, đái dắt) kéo dà
i từng đợt, điều trị kháng sinh đỡ sau đó lại bị lại, có thể đái máu không
có máu cục, đái đục, đau thắt lưng âm ỉ.
 Lao sinh dục nam : sưng đau tinh hoàn, mào tinh hoàn, ít gặp viêm cấp
tính, tràn dịch màng tinh hoàn
 Lao sinh dục nữ : ra khí hư, rối loạn kinh nguyệt, dần dần “mất kinh”,
vô sinh.
 Cận lâm sàng :
 Chụp CT Scans thấy hình ảnh gợi ý lao ( đài thận cắt cụt, hang lao, niệu
quản chít hẹp…)
 Soi bàng quang, soi tử cung và sinh thiết xét nghiệm mô bệnh, tế bào có
nang lao, xét nghiệm vi khuẩn lao
 Chọc hút dịch màng tinh hoàn ( có đặc điểm như lao các màng khác
trong cơ thể), chọc dò “u” tinh hoàn xét nghiệm tế bào có viêm lao.
 Có thể tìm vi khuẩn lao trong các bệnh phẩm đường tiế niệu sinh dục
( nước tiểu, dịch màng tinh hoàn, dịch dò, khí hư) bằng phương pháp
GeneXpert, TRC và nuôi cấy
 Cân nhắc làm TST hoặc TBST hoặc IGRA đối với trẻ em.
7 CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
- Lao tiết niệu :
 Viêm đường tiết niệu
 Sỏi tiết niệu
 Ung thư
 Các căn nguyên khác
- Lao sinh dục nam :
 Ung thư tinh hoàn
 Viêm mào tinh hoàn, tinh hoàn do vi khuẩn
 Các căn nguyên khác
- Lao sinh dục nữ :
 Viêm phần phụ do tạp trùng
 Ung thư tử cung, buồng trứng
 Các bệnh lý sinh dục nữ khác
8 ĐIỀU TRỊ
8.1 Điều trị nội khoa
- Phác đồ 6 tháng thuốc kháng lao được khuyến cáo cho bệnh nhân lao tiết niệu sinh dục
nhạy cảm với thuốc, theo “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao của
Bộ Y tế Việt Nam 2023”. Sử dụng phác đồ A1 ở đối tượng người lớn và A2 ở đối tượn
g trẻ em.[54]
 Phác đồ A1: 2RHZE/4RHE
 Giai đoạn tấn công kéo dài 2 tháng, gồm 4 loại thuốc H, R, Z, E dùng h
àng ngày.
 Giai đoạn duy trì kéo dài 4 tháng, gồm 3 loại thuốc là R, H, E dùng hàn
g ngày.
 Phác đồ A2: 2RHZE/4RH
 Giai đoạn tấn công kéo dài 2 tháng, gồm 3 loại thuốc H, R, Z, E dùng h
àng ngày.
 Giai đoạn duy trì kéo dài 4 tháng, gồm 2 loại thuốc là R, H, E dùng hàn
g ngày.
- Có thể dùng thêm corticoid trong trường hợp lao bàng quang có triệu chứng rầm rộ, ho
ặc lao niệu quản để tránh phù nề và chít hẹp. thường dùng prednisolone: liều lượng 20
mg dùng 2 – 3 lần một ngày trong 4-6 tuần. Dùng kháng sinh phối hợp nếu có nhiễm tr
ùng đường niệu. [50]
8.2 Điều trị ngoại khoa
- Phẫu thuật cắt bỏ thận nên được xem xét khi thận bị mất chức năng, bệnh thận tiến tri
ển gây tăng huyết áp hoặc tiểu máu mạn tính. [50]
- Nếu xảy ra tắc nghẽn niệu quản, phẫu thuật tái tạo hoặc đặt stent nong giải phóng tắc n
ghẽn được chỉ định nhằm phục hồi chức năng thận. Hoặc có thể chỉ định dẫn lưu bể th
ận qua da để giải quyết tắc nghẽn. [50,58]
- Ở các trường hợp có biến chứng bàng quang co thắt, phẫu thuật mở rộng bàng qua
ng (90%) và chỉnh hình bàng quang (10%) được chỉ định.[55,56,57]
- Ở lao đường sinh dục nữ, phẫu thuật có thể được chỉ định đối với áp xe buồng trứng lớ
n. Tình trạng vô sinh thường phổ biến ngay cả sau khi điều trị thành công.[58]
9 THEO DÕI
- Cần theo dõi chức năng thận (creatinine, BUN, luợng nước tiểu…) định kỳ mỗi 2 tuần
để phát hiện các biến chứng gây suy thận như tắc hẹp niệu quản. [50]
TỪ KHOÁ
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Lao hệ tiết niệu có thể gặp ở cơ quan nào
A. Thận
B. Niệu đạo
C. Bàng quang
D. A,B,C đều đúng
2. Lao sinh dục ở nữ giới thường gặp nhất ở cơ quan nào
A. Buồng trứng
B. Ống dẫn trứng
C. Tử cung
D. Âm đạo
3. Lao sinh dục ở nam giới thường gặp nhất ở cơ quan nào
A. Mào tinh hoàn
B. Tuyến tiền liệt
C. Dương vật
D. Túi tinh
4. Phương pháp nào sau đây được dùng để chẩn đoán lao hệ tiết niệu
A. Xét nghiệm nước tiểu
B. Chụp X-quang hệ niệu có cản quang
C. Nội soi bàng quang niệu quản
D. A, B, C đều đúng
5. Phương pháp nào sau đây được dùng để chẩn đoán lao hệ sinh dục nữ giới nào
sau đây là KHÔNG ĐÚNG
A. CT - scan bụng
B. X-quang chụp vòi trứng
C. Cấy tìm lao trong nước tiểu
D. Nội soi bàng quang niệu quản
6. Phương pháp nào sau đây được dùng để chẩn đoán lao hệ sinh dục nam giới
A. FNA
B. Cấy tìm lao trong nước tiểu
C. CT - scan bụng
D. A, B, C đều đúng
7. Điều trị phẫu thuật được chỉ định ở những trường hợp biến chứng lao tiết niệu
nào sau đây
A. Lao thận có biến chứng mất chức năng thận
B. Tắc nghẽn niệu quản
C. Viêm bàng quang co thắt
D. A, B, C đều đúng
Đáp án: 1D; 2B; 3A; 4D; 5D; 6D; 7D
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Leite OHM. 2001. Tuberculosis. Probl Gen Surg 18: 69–78.
2. Gow JG. 1998. Genitourinary tuberculosis, p 807–836. In Walsh PC, Retik AB, Vaughan
ED, Wein AJ (ed), Campbell’s Urology, 7th ed. WB Saunders Company, Philadelphia, PA.
3. Reported Tuberculosis in the United States, 2017. Atlanta, GA: US Department of Health
and Human Services, CDC, 2018.
4. Global Tuberculosis Report, 2018. Geneva: World Health Organization. License CC BY-
NC-SA 3.0 IGO, 2018.
5. Naing C, Mak JW, Maung M, Wong SF and Kassim AI. Metaanalysis: The association
between HIV infection and extrapulmonary tuberculosis. Lung. 2013;191(1):27–34.
6. Jones BE, Young SM, Antoniskis D, Davidson PT, Kramer F and Barnes PF. Relationship
of the manifestations of tuberculosis to CD4 cell counts in patients with human
immunodeficiency virus infection. Am Rev Respir Dis. 1993;148(5):1292–7.
7. Figueiredo AA, Lucon AM, Gomes CM, Srougi M. 2008. Urogenital tuberculosis: patient
classification in seven different groups according to clinical and radiological presentation. Int
Braz J Urol 34:422–432; discussion, 432.
8. Figueiredo AA and Lucon AM. Urogenital tuberculosis: Update and review of 8961 cases
from the world literature. Rev Urol. 2008;10(3):207–17.
9. Figueiredo AA, Lucon AM, Junior RF and Srougi M. Epidemiology of urogenital
tuberculosis worldwide. Int J Urol 2008;15(9):827–32.
10. Psihramis KE and Donahoe PK. Primary genitourinary tuberculosis: Rapid progression
and tissue destruction during treatment. J Urol. 1986;135(5):1033–6.
11. Gokalp A, Gultekin EY and Ozdamar S. Genito-urinary tuberculosis: A review of 83
cases. Br J Clin Pract. 1990;44(12):599–600.
12. Leite OHM. 2001. Tuberculosis. Probl Gen Surg 18: 69–78.
13. Narayana A. 1982. Overview of renal tuberculosis. Urology 19:231–237.
14. Christensen WI. 1974. Genitourinary tuberculosis: review of 102 cases. Medicine
(Baltimore) 53:377–390.
15. Figueiredo AA, Lucon AM, Gomes CM, Srougi M. 2008. Urogenital tuberculosis: patient
classification in seven different groups according to clinical and radiological presentation. Int
Braz J Urol 34:422–432; discussion, 432.
16. Narayana A. 1982. Overview of renal tuberculosis. Urology 19:231–237.
17. de Figueiredo AA, Lucon AM, Srougi M. 2006. Bladder augmentation for the treatment of
chronic tuberculous cystitis. Clinical and urodynamic evaluation of 25 patients after long term
follow-up. Neurourol Urodyn 25:433–440.
18. Garcı´a-Rodrı´guez JA´ , Garcı´a Sa´nchez JE, Mun ˜oz Bellido JL, Montes Martı´nez I,
Rodrı´guez Herna´ndez J, Ferna´ndez Gorostarzu J, Urrutia Avisrror M. 1994. Genitourinary
tuberculosis in Spain: review of 81 cases. Clin Infect Dis 18:557–561.
19. Medlar EM, Spain DM, Holliday RW. 1949. Post-mortem compared with clinical
diagnosis of genito-urinary tuber
culosis in adult males. J Urol 61:1078–1088.
20. Carl P, Stark L. 1997. Indications for surgical management of genitourinary tuberculosis.
World J Surg 21:505– 510.
21. Figueiredo AA, Lucon AM, Junior RF, Srougi M. 2008. Epidemiology of urogenital
tuberculosis worldwide. Int J Urol 15:827–832.
22. Figueiredo AA, Lucon AM, Arvellos AN, Ramos COP, Toledo ACT, Falci R Jr, Gomes
CM, Recaverren FE, Netto JM, Srougi M. 2010. A better understanding of urogenital
tuberculosis pathophysiology based on radiological findings. Eur J Radiol 76:246–257.
23. Indudhara R, Vaidyanathan S, Radotra BD. 1992. Urethral tuberculosis. Urol Int 48:436–
438.
24. Sporer A, Auerbach O. 1978. Tuberculosis of prostate. Urology 11:362–365.
25. Kostakopoulos A, Economou G, Picramenos D, Macrichoritis C, Tekerlekis P,
Kalliakmanis N. 1998. Tuberculosis of the prostate. Int Urol Nephrol 30:153–157.
26. Trauzzi SJ, Kay CJ, Kaufman DG, Lowe FC. 1994. Management of prostatic abscess in
patients with human immunodeficiency syndrome. Urology 43:629–633.
27. Mochalova TP, Starikov IY. 1997. Reconstructive surgery for treatment of urogenital
tuberculosis: 30 years of observation. World J Surg 21:511–515.
28. Ross JC. 1953. Renal tuberculosis. Br J Urol 25:277– 315.
29. 39. Ramesh V, Vasanthi R. 1989. Tuberculous cavernositis of the penis: case report.
Genitourin Med 65:58–59.
30. . Aliyu MH, Aliyu SH, Salihu HM. 2004. Female genital tuberculosis: a global review. Int
J Fertil Womens Med 49:123–136.
31. Mondal SK, Dutta TK. 2009. A ten year clinicopathological study of female genital
tuberculosis and impact on fertility. JNMA J Nepal Med Assoc 48:52–57.
32. Gokalp A, Gultekin EY, Ozdamar S. 1990. Genito-urinary tuberculosis: a review of 83
cases. Br J Clin Pract 44: 599–600.
33. . Hemal AK, Gupta NP, Rajeev TP, Kumar R, Dar L, Seth P. 2000. Polymerase chain
reaction in clinically suspected genitourinary tuberculosis: comparison with intravenous
urography, bladder biopsy, and urine acid fast bacilli culture. Urology 56:570–574.
34. Singal A, Pandhi D, Kataria V and Arora VK. Tuberculosis of the glans penis: An
important differential diagnosis of genital ulcer disease. Int J STD AIDS. 2017;28(14):1453–5.
35. Abbara A, Davidson RN and Medscape. Etiology and management of genitourinary
tuberculosis. Nat Rev Urol. 2011;8(12):678–88.
36. Figueiredo AA, Lucon AM and Srougi M. Urogenital tuberculosis. Microbiol Spectr.
2017;5(1).
37. Aliyu MH, Aliyu SH and Salihu HM. Female genital tuberculosis:A global review. Int J
Fertil Women’s Med 2004;49(3):123–36.
38. Parikh FR, Nadkarni SG, Kamat SA, Naik N, Soonawala SB and Parikh RM. Genital
tuberculosis—A major pelvic factor causing
infertility in Indian women. Fertil Steril. 1997;67(3):497–500.
39. Figueiredo AA, Lucon AM, Junior RF, Srougi M. 2008. Epidemiology of urogenital
tuberculosis worldwide. Int J Urol 15:827–832.
40. Mallinson WJW, Fuller RW, Levison DA, Baker LRI, Cattell WR. 1980. Diffuse
interstitial renal tuberculosisan unusual cause of renal failure. Q J Med 198:137–148.
41. Marques LPJ, Rioja LS, Oliveira CAB, Santos OD. 1996. AIDS-associated renal
tuberculosis. Nephron 74:701– 704.
42. Mortier E, Pouchot J, Girard L, Boussougant Y, Vinceneux P. 1996. Assessment of urine
analysis for the diagnosis of tuberculosis. BMJ 312:27–28.
43. Moussa OM, Eraky I, El-Far MA, Osman HG, Ghoneim MA. 2000. Rapid diagnosis of
genitourinary tuberculosis by polymerase chain reaction and non-radioactive DNA
hybridization. J Urol 164:584–588.
44. Figueiredo AA, Lucon AM, Gomes CM, Srougi M. 2008. Urogenital tuberculosis: patient
classification in seven different groups according to clinical and radiological presentation. Int
Braz J Urol 34:422–432; discussion, 432.
45. . Mondal SK, Dutta TK. 2009. A ten year clinicopathological study of female genital
tuberculosis and impact on fertility. JNMA J Nepal Med Assoc 48:52–57.
46. Ferrie BG, Rundle JSH. 1985. Genito-urinary tuberculosis in Glasgow 1970 to 1979: a
review of 230 patients. Scott Med J 30:30–34.
47. Hemal AK, Gupta NP, Rajeev TP, Kumar R, Dar L, Seth P. 2000. Polymerase chain
reaction in clinically suspected genitourinary tuberculosis: comparison with intravenous
urography, bladder biopsy, and urine acid fast bacilli culture. Urology 56:570–574.
48. Moussa OM, Eraky I, El-Far MA, Osman HG, Ghoneim MA. 2000. Rapid diagnosis of
genitourinary tuberculosis by polymerase chain reaction and non-radioactive DNA
hybridization. J Urol 164:584–588.
49. Shapiro AL, Viter VI. 1989. Cystoscopy and endovesical biopsy in renal tuberculosis.
Urol Nefrol (Moscow) 1:12–15. (In Russian.)
50. Schlossberg, D. L. (2020). Tuberculosis and Nontuberculous Mycobacterial Infections.
Wiley
51. Das KM, Vaidyanathan S, Rajwanshi A and Indudhara R. Renal tuberculosis: Diagnosis
with sonographically guided aspiration cytology. AJR Am J Roentgenol. 1992;158(3):571–3.
52. Sutherland AM. Tuberculosis of the female genital tract. Tubercle. 1985;66(2):79–83.
53. Falk V, Ludviksson K and Agren G. Genital tuberculosis in women. Analysis of 187
newly diagnosed cases from 47 Swedish hospitals during the ten-year period 1968 to 1977.
Am J Obstet Gynecol. 1980;138(7 Pt 2):974–7.
54. Bộ Y Tế. (2020). Hướng dẫn chẩn đoán điều trị và dự phòng bệnh lao. vol 1314/QĐ -
BYT. Bộ Y Tế; 2020.
55. De Figueiredo AA, Lucon AM, Srougi M. 2006. Bladder augmentation for the treatment
of chronic tuberculous cystitis. Clinical and urodynamic evaluation of 25 patients after long
term follow-up. Neurourol Urodyn 25:433–440.
56. Mochalova TP, Starikov IY. 1997. Reconstructive surgery for treatment of urogenital
tuberculosis: 30 years of observation. World J Surg 21:511–515.
57. Kerr WK, Gale GL, Peterson KSS. 1969. Reconstructive surgery
58. Friedman, L. N., Dedicoat, M., & Davies, P. D. O. (2022). Clinical Tuberculosis. Taylor
& Francis.

You might also like