Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

Câu 1: Giáo dục tâm vận động là gì?

Tại sao giáo dục TVĐ cho trẻ em lại cần


thiết? (cái nào highlights thì cho vào powerpoint)
- Khái niệm: Giáo dục tâm vận động là hệ thống những tác động giáo dục nhằm
phát triển chức năng tâm vận động của trẻ em, thông qua đó phát triển toàn diện
tâm lý- nhân cách trẻ. Bằng cách sử dụng những khả năng của trẻ, thông qua sự
tác động qua lại với môi trường và con người, thông qua những trải nghiệm và
luyện tập về vận động, giúp trẻ phát triển về nhận thức, tình cảm, có được
những khả năng cần thiết để học tập ở trường phổ thông, có khả năng thích ứng
với xã hội.
Giáo dục TVĐ cần thiết vì:
Phát triển toàn diện tâm lý nhân cách trẻ: Tác động đến 3 mặt cơ bản trong đời
sống của trẻ: Nhận thức, hành động và tình cảm.

- Giúp trẻ phát triển về tư duy nhận thức: Có những hoạt động tâm vận động
thường đòi hỏi trẻ phải nghĩ, tính toán và quyết định nhanh chóng. Điều này
giúp cải thiện kỹ năng tư duy, tập trung, và giải quyết vấn đề.

- Giúp trẻ phát triển về hành động: giúp phát triển về hành động bằng cách
khuyến khích trẻ thể hiện bản thân qua các hoạt động vận động. Thông qua việc
tham gia vào các trò chơi, hoặc hoạt động nhảy, trẻ học cách tự tin thể hiện khả
năng của mình.

- Giúp trẻ phát triển về tình cảm: Giáo dục tâm vận động giúp trẻ phát triển về
mặt tình cảm bằng cách tạo ra niềm vui, xây dựng tự tin, và học cách quản lý
cảm xúc. tạo ra mối quan hệ xã hội tích cực, duy trì cân bằng trong cuộc sống.
Câu 2: Giáo dục tâm vận động có đặc trưng gì? Phân tích vai trò của giáo dục
TVĐ đối với sự phát triển của trẻ em; lấy ví dụ minh họa.
(cái nào highlights thì cho vào powerpoint)

Đặc trưng của GDTVĐ

- Giáo dục thông qua trải nghiệm của cơ thể.

Trẻ tham gia các hoạt động trò chơi, các bài thể dục giúp trẻ phát huy tốt về các tiềm
năng, trẻ cảm nhận được các bộ phận cơ thể của mình khi tiếp xúc với xung quanh, trẻ
có hứng thú, niềm vui. Niềm vui vận động chính là yếu tố quan trọng tạo dựng thành
sự thống nhất cơ thể cùng với sự phát triển của toàn bộ thể chất.

- Tạo cho trẻ những cơ hội và cách thức để hiểu biết cơ thể mình, trong mối liên hệ
với không gian và thời gian trong quan hệ với môi trường ( con người, môi trường tự
nhiên và đồ vật ) thực chất là cho phép trẻ trở thành chủ thể của quá trình xây dựng
nên nhân cách của mình.

Trẻ em luôn hứng thú với những điều mới mẻ, chính vì vậy cần tổ chức những trò
chơi, những tình huống để trẻ có thể phát huy khả năng về cơ thể của mình như : đi
thăng bằng trên sợi dây, nhảy lò cò,... Từ đó giúp trẻ làm chủ được quá trình, đồng
thời cũng từ đó nắm bắt được tính cách của trẻ.

Vai trò của giáo dục TVĐ

Giáo dục tâm vận động giúp trẻ đạt được những kết quả sau:

- Hình thành những hiểu biết, nắm được các khái niệm thông qua những hành
động vận động.

Thông qua những hành động vận động, trẻ sẽ được trải nghiệm thế giới xung
quanh một cách trực quan, sinh động. Điều này giúp trẻ dễ dàng hình thành
những hiểu biết, nắm được khái niệm một cách sâu sắc và bền vững hơn.

VD: Để cho trẻ hiểu khái niệm sát vào nhau

- Cho trẻ tựa lưng vào tường trước


- Sau đó cho trẻ quay lưng vào nhau => trẻ sẽ cảm nhận rõ lưng tiếp xúc vs
nhau bởi vì diện tích tiếp xúc nhiều hơn.

VD: Trong trò chơi "Xếp hình", trẻ cần ghép các mảnh ghép sát vào nhau để tạo
thành hình. Khi thực hiện hành động này, trẻ sẽ cảm nhận được các mảnh ghép
sát vào nhau như thế nào. Từ đó, trẻ hình thành được khái niệm biểu tượng "sát
vào nhau".

VD: Khi trẻ ngồi vào trong một cái hộp bằng bìa, trẻ tiếp cận các khái niệm về sức
chứa, vật chứa, bên trong, bên ngoài và qua đó trẻ còn có hiểu biết về một không gian
sống nhất định.

- Biết thể hiện bằng các hành động vận động.


Đứa trẻ thể hiện ý nghĩ, tình cảm bằng cơ thể nó trước khi thể hiện bằng lời nói
và biết thể hiện bằng cơ thể là cơ sở vững chắc để lời nói phát triển. Không cảm
nhận rõ ràng bằng cơ thể cái mình cảm, mình nghĩ sẽ khó khăn khi dùng lời để
miêu tả.

Biết thể hiện bằng các hành động vận động là một trong những cách để trẻ thể
hiện bản thân. Thông qua các hành động vận động, trẻ có thể thể hiện cảm xúc,
suy nghĩ, ý tưởng,... của mình một cách trực quan, sinh động.
VD: Trò chơi "Đóng kịch": Trò chơi này giúp trẻ thể hiện các vai diễn khác
nhau thông qua các hành động vận động.

● Trẻ cần thể hiện các hành động, cử chỉ phù hợp với vai diễn.
● Trẻ cần phối hợp các hành động vận động với lời nói và biểu cảm trên
khuôn mặt.

- Tự chủ và năng động.

Một đứa trẻ cảm nhận tốt về cơ thể mình, hoạt động thoải mái và có hiệu quả
bằng cơ thể sẽ dễ dàng và cân bằng hơn trong tiếp xúc với người khác. Sự phát
triển tâm vận động hài hòa giúp trẻ phát triển về mặt xã hội.

- Tự chủ giúp trẻ kiểm soát hành vi, vượt qua thử thách và giúp trẻ giải tỏa
căng thẳng.
- Năng động giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh, phát triển các kĩ năng
xã hội và giúp trẻ phát triển khả năng thích nghi.

VD: Trò chơi "Đi trên dây thừng": Trò chơi này giúp trẻ rèn luyện khả năng
kiểm soát cơ thể, từ đó giúp trẻ trở nên tự tin và chủ động hơn

- Có những khả năng cần thiết để học ở trường phổ thông.

VD: Giáo dục tâm vận động giúp trẻ định hướng không gian, trẻ biết cách viết
đúng trong khổ trang giấy, viết đầu dòng, viết từ trái qua phải.

- Tự tin, sẵn sàng tiếp xúc với người lớn khác.


Khả năng tự tin, sẵn sàng tiếp xúc với người lớn khác là khả năng của trẻ thể
hiện bản thân, giao tiếp với người khác một cách tự nhiên, thoải mái
● Rèn luyện khả năng tự tin: Trẻ sẽ được học cách tự tin thể hiện bản thân,
ý kiến của mình, từ đó giúp trẻ trở nên tự tin hơn.
● Rèn luyện khả năng giao tiếp: Trẻ sẽ được học cách giao tiếp với người
khác một cách hiệu quả, từ đó giúp trẻ trở nên sẵn sàng tiếp xúc với
người lớn khác.

VD: "Tham gia các hoạt động ngoại khóa": Trong các hoạt động ngoại khóa, trẻ
sẽ được tham gia các hoạt động cùng với người lớn khác như tham quan, dã
ngoại,... Để tham gia các hoạt động này, trẻ cần tự tin giao tiếp với người lớn
khác để hỏi thăm, tìm hiểu thông tin . Điều này giúp trẻ học cách tự tin thể hiện
bản thân và lắng nghe ý kiến của người lớn.

- Có khả năng thích ứng với xã hội.


● Rèn luyện khả năng hòa nhập: Trẻ sẽ được học cách hòa nhập với các bạn
khác, từ đó giúp trẻ trở nên dễ thích nghi với môi trường mới.
● Rèn luyện khả năng ứng xử: Trẻ sẽ được học cách ứng xử phù hợp với
các tình huống khác nhau, từ đó giúp trẻ trở nên dễ thích ứng với những
thay đổi trong xã hội.

VD: Trò chơi "Đội bóng đá": Trong trò chơi này, trẻ sẽ được chia thành hai đội
và thi đấu với nhau. Để giành chiến thắng, trẻ cần phối hợp ăn ý với các bạn
trong đội, giải quyết các tình huống phát sinh trong trận đấu và ứng xử phù hợp
với các đối thủ. Trò chơi này giúp trẻ rèn luyện khả năng hòa nhập với tập thể,
giải quyết vấn đề và ứng xử phù hợp.

Câu 3 (phần này đã cắt cho hết vào 🙂)

Giáo dục tâm vận động là một phương pháp giáo dục sử dụng vận động cơ thể để
tác động đến sự phát triển tâm lý, cảm xúc, nhận thức và giao tiếp xã hội của trẻ em.

Giáo dục thể chất là một môn học nhằm phát triển thể chất toàn diện cho học sinh,
bao gồm các yếu tố: thể lực, kỹ năng vận động, thể hình, sức khỏe và thẩm mỹ.

Phân biệt giáo dục tâm vận động và giáo dục thể chất
Đặc điểm Giáo dục tâm vận động Giáo dục thể chất

Mục Phát triển tâm lý, cảm xúc, nhận Phát triển thể chất toàn diện
tiêu thức và giao tiếp xã hội

Phươn Sử dụng vận động cơ thể để tác Sử dụng các bài tập thể
g pháp động đến sự phát triển tâm lý, cảm dục, thể thao để phát triển
xúc, nhận thức và giao tiếp xã hội thể chất

Đối Trẻ em, đặc biệt là trẻ có nhu cầu Tất cả trẻ em
tượng đặc biệt.

Mức có 3 mức độ: GD TVĐ, can thiệp, có 5 mức độ:


độ trị liệu ( giới hạn về số lượng 5 trẻ - Mức độ 1: Vận động sơ
trở xuống) sinh (0-12 tháng)
- Mức độ 2: Vận động cơ
bản (1-3 tuổi)
- Mức độ 3: Vận động
chuyên biệt (3-6 tuổi)
- Mức độ 4: vận động tổng
hợp (6-11 tuổi)
- Mức độ 5: vận động
chuyên nghiệp (11 tuổi trở
lên)

Nội Các hoạt động vận động mang tính Các bài tập thể dục, thể
dung tích cực, sáng tạo, giúp trẻ phát thao giúp phát triển thể lực,
triển các phẩm chất tâm lý, cảm kỹ năng vận động, thể hình,
xúc, nhận thức và giao tiếp xã hội sức khỏe và thẩm mỹ

Cơ sở Không cần yêu cầu cao về cơ sở Yêu cầu về cơ sở vật chất


vật vật chất phù hợp với các bài tập thể
chất dục, thể thao

Thời Có thể tổ chức trong thời gian linh Thường được tổ chức theo
gian hoạt, phù hợp với nhu cầu của trẻ thời khóa biểu nhất định
Hoạt - Trò chơi vận động: kéo co, ô ăn - Bài tập vận động cơ bản:
động quan, trốn tìm,... đi, chạy, nhảy,...
giáo - HĐ sáng tạo: vẽ tranh, nặn - Bài tập vận động chuyên
dục tượng, nhảy múa,... môn: Bóng đá, bóng
- HĐ vận động tự do: chạy nhảy, chuyền, bơi lội,...
đá bóng,... - Bài tập thể dục dưỡng
sinh: thiền, yoga,...

Mối liên hệ giữa giáo dục thể chất và giáo dục tâm vận động
● Giáo dục tâm vận động là nền tảng cho giáo dục thể chất.
● Giáo dục thể chất là phương tiện để giáo dục tâm vận động.

Ví dụ về mối liên hệ giữa giáo dục tâm vận động và giáo dục thể chất:

● Trò chơi "Tập thể dục theo nhạc" là một hoạt động vận động mang tính tích
cực, sáng tạo, giúp trẻ phát triển các phẩm chất tâm lý, cảm xúc, nhận thức
và giao tiếp xã hội. Trong trò chơi này, trẻ cần thực hiện các động tác vận
động theo nhịp điệu của bài hát. Khi thực hiện hoạt động này, trẻ sẽ cảm thấy
vui vẻ, hứng thú và được giải phóng năng lượng. Ngoài ra, trẻ cũng cần suy
nghĩ, vận dụng trí tưởng tượng để thực hiện các động tác theo nhịp điệu của
bài hát. Điều này giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo và giao tiếp.
● Bài tập thể dục nhịp điệu là một hoạt động thể dục, thể thao giúp phát triển
thể lực, kỹ năng vận động, thể hình, sức khỏe và thẩm mỹ. Trong bài tập này,
trẻ cần thực hiện các động tác vận động theo nhịp điệu của bài hát. Khi thực
hiện hoạt động này, trẻ sẽ được rèn luyện sức khỏe, tăng cường sức dẻo dai
và khả năng phối hợp các động tác. Ngoài ra, trẻ cũng được thư giãn và giải
tỏa căng thẳng.

Câu 4 : (phần này đã cắt cho hết vào 🙂)


Người tác động giáo dục
● Nhà giáo dục :
- Cần có hiểu biết, kiến thức, năng lực, kĩ năng giáo dục tâm vận động phù
hợp.
- Hiểu trẻ, yêu thương trẻ, kết nối mối quan hệ tốt đẹp với trẻ, thái độ của
nhà giáo dục: nhiệt tình, thái độ kiên trì, linh hoạt .
- Khả năng sáng tạo, không máy móc và cứng nhắc mà phải linh hoạt, sáng
tạo của địa phương ( sử dụng linh hoạt, sáng tạo các đồ dùng ở MTXQ)
- Không chỉ có kiến thức mà nhà giáo dục cần tạo ra mối quan hệ thân thiết
với trẻ để tạo nên hiệu quả giáo dục .
● Cha mẹ của trẻ và các thành viên có liên quan khác .
- Thiết lập mối quan hệ tốt với cha mẹ để có thể trao đổi thông tin về con .
- Chia sẻ, hướng dẫn, truyền cho họ những kiến thức để giáo dục trẻ
- Có 3 kiểu chính :
1> Kiểu chỉ đạo : Tất cả hoạt động giáo dục được nhà giáo dục quyết
định , các bên liên quan làm theo, thực hiện .
2> Kiểu dễ dãi : Trẻ có nhiều thời gian để thực hiện các hoạt động mà trẻ
thích, tự tham gia, tự lựa chọn .
3> Kiểu dân chủ : Tính đến hứng thú, khả năng của trẻ, kiến thức được
học mới của trẻ => Kiếu học tích cực, nên thực hiện .
Môi trường giáo dục
● Địa điểm (không gian)
- Nơi diễn ra quá trình học tập
- Có con người, đồ dùng, đồ chơi
- Môi trường vật chất : lớp, phòng học, đồ dùng, đồ chơi
- Môi trường tâm lí : Nhân cách và tình cảm của con người trong
mối quan hệ với môi trường đó .
- Tất cả các yếu tố của MTGD đều phải mang yếu tố kích thích
- Giúp cho trẻ phát triển, có tính tích cực, hấp dẫn, phong phú
- Không gian linh hoạt : không gian trẻ phải được thoải mái hoạt động, có
tính linh hoạt, thuận lợi cho trẻ vận động .
● Loại vận động
- Do người lớn chỉ đạo, thực hiện, khởi xướng
- Do trẻ khởi xướng, chủ động thực hiện,tự chơi ( căn cứ vào
đặc điểm phát triển lứa tuổi / nhu cầu hứng thú của đứa trẻ ).
● Thời gian: linh hoạt, mọi lúc, mọi nơi, phù hợp với trẻ, có tác động tích
cực đến sự phát triển của trẻ.
Công cụ giáo dục
Quy trình giáo dục
+ Bước 1: Quan sát trẻ ( để hiểu đặc điểm phát triển của trẻ để lựa
chọn các tác động phù hợp với trẻ
+ Bước 2: Lập kế hoạch và tổ chức hoạt động
+ Bước 3: Bắt đầu tác động giáo dục
+ Bước 4: Phân tích hoạt động giáo dục
+ Bước 5: Đánh giá tác động tác giáo dục
*Đánh giá khả năng hoạt động dễ dàng hay không
*Đánh giá về tính tự chủ: là làm chủ bản thân trong hoạt động: có
thể tự làm hay còn phụ thuộc vào ai đó. Quan sát tính hợp tác giữa
trẻ
* Đánh giá kết quả: xem trẻ đã làm được những gì
Tác động kích thích
- Tác động thu hút sự chú ý của trẻ, giúp hoạt động tích cực về mặt TVĐ,
có tính đến đặc điểm của trẻ và mọi khía cạnh phát triển tổng thể
● Cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi có kích thích sự chú ý của trẻ
+ Kết hợp đồ dùng, đồ chơi với một bộ phận cơ thể.
+ Thay đổi số lượng đồ dùng, đồ chơi cần lấy để trẻ hứng thú hơn
+ Kết hợp đồ vật này với đồ vật khác.
+ Thay đổi số lượng người tham gia .
+ Thay đổi hành động với đồ vật.
+ Sử dụng đồ dùng đồ chơi theo sự thay đổi của không gian, thời
gian.
● Sáng tạo sự lôi cuốn thu hút trẻ
+ Thu hút về mặt thị giác: màu sắc , hình dạng, vị trí đồ dùng đồ chơi
+ Thu hút hấp dẫn trẻ về mặt vận động: sử dụng một cử chỉ hay vận
động cho trẻ hấp dẫn, thấy vui khi trẻ ngồi yên
+ Thu hút bằng thính giác: dùng âm thanh ( có thể âm nhạc) để kích
thích sự chú ý của trẻ
+ Thu hút về mặt trí tuệ: Đặt ra những tình huống, hoàn cảnh, yêu
cầu; có vấn đề đối với trẻ để trẻ suy nghĩ và phán đoán, khiến trẻ
tham gia vào tìm kiếm cách giải quyết
+ Thu hút về mặt biểu tượng: kích thích trí tưởng tượng của trẻ.
Biến đổi vận động
- Tạo ra biến đổi vận động, biến thể chuyển động hoặc vận động; liên quan
đến không gian; thời gian
- Thường có 4 loại biến thể:
+ Hướng
+ Mức độ
+ Hình thức/dạng thức
+ Tốc độ

Tác động thích hợp (highlights phần này k cho vào ppt)

Đặc điểm và khả năng của trẻ: tác động phải phù hợp với hứng thú, mức
độ phát triển và đặc điểm của trẻ
- Liều lượng yêu cầu đối với trẻ phải phù hợp, nhà giáo dục cần nắm vững mức
độ phát triển của trẻ, đặc điểm của từng trẻ và những khó khăn trẻ có thể gặp
trong hoạt động

- Tác động cần:

+ Sắp xếp từ dễ đến khó

+ Không nên lặp lại những gì trẻ đã biết

+ Giúp trẻ học cách lường trước khó khăn hoặc các vấn đề mới so với khả năng
bản thân

+ Tác động hướng vào vùng phát triển gần nhất

- Nhà giáo dục cần quan sát và giải mã những hành vi của trẻ để có thể đưa ra
những tác động/ can thiệp phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ về cả 3 lĩnh
vực:

+ Các thành phần của sự phát triển tâm vận động

+ Nhận thức và ngôn ngữ

+ Tình cảm – xã hội

Trong một hoạt động giáo dục tâm vận động, trẻ và nhà giáo dục có thể bắt gặp
1 hoặc 2 hoặc cả 3 thách thức này, ngoài ra còn có những thách thức khác mà
nhà giáo dục chưa nghĩ đến. Vì vậy nhà giáo dục cần quan sát và giải mã những
hành vi của trẻ để có thể đưa ra những tác động can thiệp phù hợp với đặc điểm
phát triển của trẻ

VD: Nhà giáo dục khi đưa ra một nhiệm vụ cho trẻ 3-4 tuổi về trò chơi xếp
hình. Đầu tiên phải đưa ra một hình ảnh đơn giản, ít mảnh ghép để xem xét về
khả năng của trẻ. Nếu trẻ làm nhanh và đúng thì tiếp tục nâng cao độ khó với
hình ảnh nhiều mảnh ghép hơn sao cho trẻ phải dành thời gian suy nghĩ và thử -
sai để lắp được đúng các mảnh ghép. Hình ảnh đưa ra không được quá dễ sẽ làm
trẻ cảm thấy nhàm chán, nhưng cũng không được quá khó so với khả năng của
trẻ bởi cũng sẽ làm trẻ chán nản, mệt mỏi.

Điều chỉnh phù hợp với đặc điểm riêng của trẻ: Mỗi trẻ sẽ có những đặc
điểm khác nhau và có những phản ứng khác nhau đối với các kích thích tác
động từ bên ngoài. Chính vì vậy nhà giáo dục cần nắm được những đặc điểm
riêng đó để điều chỉnh sao cho phù hợp với trẻ
Điều quan trọng là nhà giáo dục cần quan tâm đến tính chất phản ứng của mỗi
trẻ hoặc đặc điểm riêng cá nhân trẻ để có những phương pháp phù hợp với mỗi
trẻ

Ví dụ: Có những trẻ không chịu được tiếng ồn quá lớn hoặc ánh sáng quá chói,
có trẻ thích những quả bóng trong suốt, có những trẻ thích những quả bóng to,
có những trẻ thích mưa, có những trẻ thích thư giãn bằng cách nằm dài, nhà
giáo dục cần nắm được đặc điểm về tính nhạy cảm giác quan của trẻ để có sự
điều chỉnh những tác động giáo dục sao cho phù hợp với đặc điểm của trẻ.

Điều chỉnh thích ứng với nhiều độ tuổi: Điều chỉnh tác động giáo dục đối với
từng độ tuổi của trẻ mầm non thì người giáo viên cần phải có kiến thức

VD: Ở những độ tuổi khác nhau thì trẻ sẽ có những đặc điểm khác nhau, căn cứ
vào đó nhà giáo dục sẽ điều chỉnh những tác động để phù hợp với những độ tuổi
đó như: ở những độ tuổi từ 0-10 tháng tuổi sẽ lựa chọn những tác động kích
thích tới giác quan và vận động như: cầm nắm rồi thả ra hay lăn tròn, đu đưa…
Hay những trò chơi về kích thích phát âm hay đụng chạm cơ thể như: bế và đưa
lên cao, tạo ra tiếng kêu các con vật…

Lập kế hoạch giáo dục

Để có thể thực hiện được quá trình tác động giáo dục tâm vận động, nhà giáo
dục cần phải xác định và lập kế hoạch giáo dục. Khi lập kế hoạch giáo dục, nhà
giáo dục mới có thể xác định mục tiêu phát triển tâm vận động cũng như cách tổ
chức để đạt được mục tiêu đó. Từ đó, đánh giá và điều chỉnh các tác động cho
phù hợp với trẻ.

Ví dụ:

Kế hoạch chuẩn bị hoạt động GD tâm vận động

1. Ý tưởng hoạch hứng thú hoạt động của trẻ


2. Xác định mục tiêu phát triển tâm vận động
3. Soạn thảo một hoạt động phong phú và hấp dẫn
4. Xác định lĩnh vực phát triển cần tác động
5. Xác định và định lượng các thách thức
6. Tổ chức hoạt động (chuẩn bị đồ dùng, các hoạt động và thời gian hoạt
động)
7. Xác định các xưởng hoạt động song song
8. Phản hồi về hoạt động của trẻ
9. Chuyển sang kết thúc và trở lại yên tĩnh
10. Đánh giá: lợi ích, mức độ tham gia của trẻ, hứng thú
11.Theo dõi, dự kiến hoạt động tiếp theo

You might also like