De 19

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ

THÔNG 2024
ĐỀ MINH HỌA
Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
ĐỀ 19
Môn thi thành phần: SINH HỌC
(Đề thi có 06 trang)
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát
đề

Câu 81: Trong một quần xã sinh vật hồ nước, nếu hai loài cá có ổ sinh thái
trùng nhau thì giữa chúng thường xảy ra mối quan hệ gì?

A. cộng sinh. B. cạnh tranh. C. sinh vật này ăn sinh vật


khác. D. kí sinh.

Câu 82: Trong các phân tử sau, phân từ nào trực tiếp làm khuôn cho quá trình
tổng hợp chuỗi pôlipeptít?

A. ADN. B. mARN. C. tARN. D. rARN.

Câu 83: Khi nói về hệ sinh thái trên cạn, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Thực vật đóng vai trò chủ yếu trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô
sinh vào quần xã sinh vật.

B. Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là không
đáng kể.

C. Vật chất và năng lượng đều được trao đổi theo vòng tuần hoàn kín.

D. Vi khuẩn là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng phân giải các chất hữu cơ
thành các chất vô cơ.

Câu 84: Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào
sau đây đúng?

A. Kích thước của quần thể không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

B. Sự phân bố cá thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong môi
trường.

C. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo
năm.
D. Khi kích thước quần thể đạt mức tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là
lớn nhất.

Câu 85: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình nhân đôi ADN?

A. Trên mạch khuôn 5’ → 3’, mạch bổ sung được tổng hợp liên tục.

B. Enzim ADN pôlimeraza tham gia tháo xoắn phân tử ADN.

C. Enzim ligaza xúc tác tổng hợp mạch đơn mới theo chiều từ 5’ → 3’.

D. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 5’ → 3’.

Câu 86: Trường hợp nào dưới đây là cơ quan tương đồng?

A. Mang của cá và mang của tôm.

B. Chân của loài chuột chũi và chân của loài dế trũi.

C. Gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng.

D. Gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan.

Câu 87: Một quần thể có thành phần kiểu gen là: 0,16AA: 0,48Aa: 0,36aa. Tần
số alen A của quần thể này là bao nhiêu?

A. 0,7. B. 0,3. C. 0,4. D. 0,5.

Câu 88: Trong phương pháp tạo giống thực vật, người ta tiến hành tự thụ phấn
bắt buộc để tạo ra các dòng thuần chủng, các dòng thuần tạo ra nhằm vào mục
đích

A. loại bỏ một số gen lặn có hại. B. tạo ra các dòng chứa toàn gen trội.

C. tạo ra có dòng có ưu thế lai cao. D. duy trì đặc điểm quý của giống.

Câu 89: Để biết chính xác kiểu gen của một cá thể có kiểu hình trội, người ta
thường sử dụng phép lai

A. lai phân tính. B. lai thuận nghịch. C. lai phân tích. D. tự thụ
phấn.

Câu 90: Trong cơ chế điều hòa biểu hiện gen ở E.coli, Vùng khởi động (P) nằm
trong cấu trúc operon Lac có vai trò rất quan trọng trong sự điều hòa hoạt động
các gen cấu trúc (Z, Y, A) của operon, Vùng khởi động là

A. Vùng chứa bộ ba quy định axit amin mở đầu của chuỗi polipeptit.
B. Trình tự các nuclêôtít nằm trước gen cấu trúc Z, là vị trí để cho protein ức
chế bám vào.

C. Trình tự các nuclêôtít nằm ở đầu 5’ của mạch mang mã gốc của gen và chứa
tín hiệu mã hóa cho axit amin mở đầu.

D. Trình tự các nuclêotít nằm trước vùng vận hành (O), đây là vị trí để enzym
ARN-polymeraza bám vào khởi động quá trình phiên mã các gen Z, Y, A.

Câu 91: Giả sử một chuỗi thức ăn trong quần xã sinh vật được mô tả bằng sơ
đồ sau: Cỏ → Sâu → Gà → Cáo → Hổ. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật tiêu
thụ bậc 3 là

A. cáo. B. sâu. C. thỏ. D. hổ.

Câu 92: “Các loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các axit amin càng
có xu hướng giống nhau và ngược lại” là biểu hiện của bằng chứng

A. tế bào học. B. sinh học phân tử. C. phôi sinh học. D. giải phẫu
so sánh.

Câu 93: Một loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Số NST trong tế bào sinh
dưỡng của thể một nhiễm thuộc loài này là

A. 48. B. 23. C. 25. D. 28.

Câu 94: Ở sinh vật nhân thực, mARN trưởng thành là loại mARN

A. được tạo ra sau khi cắt bỏ các đoạn intron khỏi mARN sơ khai.

B. được tạo ra trực tiếp từ mạch khuôn của phân từ ADN mẹ.

C. sau khi được tổng hợp thì nó cuộn xoắn để thực hiện chức năng sinh học.

D. được tạo ra sau khi cắt bỏ các đoạn êxôn khỏi mARN sơ khai.

Câu 95: Theo lý thuyết, cơ thể có kiểu gen AaBbDD giảm phân bình thường
tạo ra bao nhiêu loại giao tử?

A. 8. B. 2. C. 4. D. 6.

Câu 96: Theo lý thuyết, phép lai tạo ra đời con có tỉ lệ kiểu gen là

A. 25%. B. 75%. C. 100%. D. 50%.


Câu 97: Có thể sử dụng hóa chất nào sau đây để phát hiện quá trình hô hấp ở
thực vật thải ra khí CO2?

A. Dung dịch NaCl. B. Dung dịch Ca(OH)2.

C. Dung dịch KCl. D. Dung dịch H2SO4.

Câu 98: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có thể làm thay đổi
đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể?

A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. chọn lọc tự nhiên.

C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Đột biến.

Câu 99: Các tế bào lưỡng bội của hai loài thực vật khác nhau có thể được dung
hợp thành một tế bào lai nhờ kĩ thuật dung hợp tế bào trần. Tế bào dung hợp sẽ
phát triển thành cây lai

A. sinh dưỡng. B. song nhị bội.

C. tứ bội đồng nguyên. D. lưỡng bội dị nguyên.

Câu 100: Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa
có màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng.
Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Kiểu gen nào sau đây quy định
kiểu hình hoa đỏ?

A. AaBb. B. AAbb. C. aaBB. D. Aabb.

Câu 101: Khi nói về thành phần hữu sinh trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau
đây đúng?

A. Tất cả các loài nấm đều là sinh vật phân giải.

B. Sinh vật tiêu thụ bậc 3 luôn có sinh khối lớn hơn sinh vật tiêu thụ bậc 2.

C. Tất cả các loài động vật ăn thịt thuộc cùng một bậc dinh dưỡng.

D. Vi sinh vật tự dưỡng được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.

Câu 102: Ở động vật có ống tiêu hoá, quá trình tiêu hoá hoá học diễn ra chủ
yếu ở cơ quan nào sau đây?

A. Thực quản. B. Dạ dày. C. Ruột non.


D. Ruột già.

Câu 103: Khi nói về đột biến lặp đoạn NST, phát biểu nào sau đây sai?
A. Đột biến lặp đoạn làm tăng số lượng gen trên 1 NST.

B. Đột biến lặp đoạn luôn có lợi cho thể đột biến.

C. Đột biến lặp đoạn có thể làm cho 2 alen của 1 gen cùng nằm trên 1 NST.

D. Đột biến lặp đoạn có thể dẫn đến lặp gen, tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo
ra các gen mới.

Câu 104: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và di truyền trội
– lặn hoàn toàn, tần số hoán vị gen giữa A và B là 40%, giữa D và E không có

hoán vị gen. Xét phép lai P: . Kiểu hình

ở đời con chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

A. 18,25% B. 12,5% con C. 22,5% D. 10%

Câu 105: Ví dụ nào sau đây thuộc loại cách li sau hợp tử?

A. Cóc không sống cùng môi trường với cá nên không giao phối với nhau.

B. Một số cá thể cừu có giao phối với dê tạo ra con lai nhưng con lai thường bị
chết ở giai đoạn non.

C. Ruồi có tập tính giao phối khác với muỗi nên chúng không giao phối với
nhau.

D. Ngựa vằn châu Phi và ngựa vằn châu Á sống ở hai môi trường khác nhau nên
không giao phối với nhau.

Câu 106: Giả sử một lưới thức ăn được mô tả như sau: Thỏ, chuột, châu chấu
và chim sẻ đều ăn thực vật; châu chấu là thức ăn của chim sẻ; cáo ăn thỏ và
chim sẻ; cú mèo ăn chuột. Phát biểu nào sau đây đúng về lưới thức ăn này?

A. Cáo và cú mèo có ổ sinh thái về dinh dưỡng khác nhau.

B. Có 5 loài cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.

C. Chuỗi thức ăn dài nhất gồm có 5 mắt xích.

D. Cú mèo là sinh vật tiêu thụ bậc 3.

Câu 107: Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí số 9 tính từ mã mở đầu
nhưng không làm xuất hiện mã kết thúc. Chuỗi polipeptit tương ứng do gen này
tổng hợp
A. mất một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit.

B. có thể thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 2 trong chuỗi polipeptit.

C. thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit.

D. có thể thay đổi các axit amin từ vị trí thứ 2 về sau trong chuỗi polipeptit.

Câu 108: Quan sát thí nghiệm ở hình bên, Hãy


cho biết nhận xét nào sau đây về thí nghiệm này
sai?

A. Do hô hấp của hạt, CO2 tích lũy lại trong


bình. CO2 nặng hơn không khí nên không thể
khuếch tán qua ống và phễu ra môi trường bên
ngoài bình.

B. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô


hấp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra CO2.

C. Trong bình chứa hạt nảy mầm đang diễn ra


quá trình hô hấp mạnh mẽ.

D. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô


hấp ở hạt đang nảy mầm có sự tạo ra CaCO3.

Câu 109: Nghiên cứu cấu trúc tuổi của 3 quần thể (M, N và P) thuộc cùng loài
thu được kết quả như sau:

Quần Số lượng cá thể của nhóm


thể
Tuổi trước sinh Tuổi đang sinh sản Tuổi sau sinh sản
sản

M 150 150 70

N 200 150 100

P 150 220 250

Nhận định não sau đây sai?


A. Quần thể M có tháp tuổi dạng ổn định.

B. Số lượng cá thể của quần thể N đang trong giai đoạn tăng lên.

C. Nếu khai thác với mức độ lớn như nhau thì quần thể p sẽ khôi phục nhanh
nhất.

D. Quần thể M có kích thước nhỏ nhất.

Câu 110: Bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cần bằng nội môi có
chức năng:

A. Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể đưa môi trường trong về trạng
thái cân bằng và ổn định.

B. Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh.

C. Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh
hoặc hoocmon.

D. Làm biến đổi điều kiện lý hóa của môi trường trong cơ thể.

Câu 111: Ở người gen quy định nhóm máu có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể
thường, trong đó kiểu gen IAIA và IAI0 đều quy định nhóm máu A; kiểu gen
IBIB và IBI0 đều quy định nhóm máu B; kiểu gen IAIB quy định nhóm máu
AB; kiểu gen I0I0 quy định nhóm máu O. Bệnh mù màu do một gen có 2 alen
quy định, trội hoàn toàn và nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể
X. Cho sơ đồ phả hệ

Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả mọi người trong phả hệ. Theo lí
thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Xác định được tối đa kiểu gen của 4 người trong phả hệ.

II. III1 và III5 có kiểu gen giống nhau.

III. II2 và II4 có thể có nhóm máu A hoặc B.


IV. Cặp vợ chồng III3 – III4 sinh con nhóm máu O và không bị bệnh với xác
suất 3/16

A. 1 B. 2 C. 4 D. 3

Câu 112: Thí nghiệm về tác động của nhiệt độ lên mối quan hệ cạnh tranh khác
loài của 2 loài cá hồi suối Salvelinus malma và S.leucomaenis đã được thực
hiện. Hai loài cá này phần lớn phân bố tách biệt theo độ cao. Chọn ba nhóm cá
thể gồm nhóm cá thể có phân bố tách biệt của S.malma, S.leucomaenis và các cá
thể cùng khu phân bố của của cả 2 loài. Cả ba nhóm đều được thí nghiệm với
nhiệt độ thấp (6°C) và nhiệt độ cao (12°C). Kết quả thí nghiệm như hình bên
dưới; biết rằng trên thực tế thường gặp các quần thể của S.malma ở vùng có
nhiệt độ thấp (6°C) và quần thể S.leucomaenis ở vùng có nhiệt độ cao hơn
(12°C).

Có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng khi nói về kết quả thí nghiệm trên?

I. Loài S.leucomaenis có ổ sinh thái hẹp hơn loài S.malma.

II. Loài S.malma phân bố tại vùng có độ cao cao hơn loài S.leucomaenis.

III. Sự cạnh tranh giữa hai loài cá này chịu ảnh hưởng của nhiệt độ và độ cao.

IV. Loài S.leucomaenis có thể thích ứng với nhiệt độ thấp tốt hơn loài S.malma.

A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.

Câu 113: Khi đánh bắt ngẫu nhiên một loài cá ở ba vùng khác nhau người ta
thống kê được tỉ lệ (%) các loại cá theo độ tuổi (tính theo năm) ở từng vùng như
sau:

Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 Tuổi 5 Tuổi 6 Tuổi 7 Tuổi 8 Tuổi 9 Tuổi


10
Vùng A 13 43 27 9 8 0 0 0 0

Vùng B 3 5 13 51 16 7 5 0 0

Vùng C 1 3 4 6 18 39 21 8 0

Một số nhận xét được rút ra từ lần đánh bắt này như sau.

I. Quần thể ở vùng A đang có mật độ cá thể cao nhất trong ba vùng.

II. Quần thể ở vùng C đang có tốc độ tăng trưởng kích thước quần thể nhanh
nhất.

III. Vùng B đang được khai thác một cách hợp lý.

IV. Nên thả thêm cá con vào vùng C để giúp quần thể phát triển ổn định.

Trong số các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.

Câu 114: Ở một loài lưỡng bội, xét hai cặp gen nằm trên cùng một cặp NST
thường, liên kết hoàn toàn. Gen I có hai alen A và a, gen II có hai alen B và b.
Cho cá thể trong quần thể giao phỗi với nhau. Biết giảm phân bình thường và
không phát sinh đột biến. Cho các phát biểu sau:

I. Số phép lai cho đời sau có tỉ lệ phân li kiểu gen 1:1 là 24 phép lai.

II. Số phép lai cho đời sau kiểu gen đồng nhất là 10 phép lai.

III. Số phép lai cho đời sau có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1:2:1 là 6 phép lai.

IV. Số phép lai cho đời sau có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1:1:1:1 là 15 phép lai.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 115: Ở một loài thú, tính trạng màu lông do một gen có 4 alen nằm trên
nhiễm sắc thể thường quy định, các alen trội hoàn toàn so với nhau. Biết không
xảy ra đột biến. Thực hiện 2 phép lai, thu được kết quả như sau:

Phép lai 1: Cá thể lông vàng giao phối với cá thể lông xám, F1 có tỉ lệ: 2 vàng :
1 xám : 1 trắng.
Phép lai 2: Cá thể lông đỏ giao phối với cá thể lông vàng, F1 có tỉ lệ: 2 đỏ : 1
vàng : 1 xám.

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong loài này, có 4 kiểu gen quy định kiểu hình lông đỏ.

II. Nếu cho cá thể lông xám ở P của phép lai 1 lai với cá thể lông trắng thì đời
con có 50% số cá thể lông trắng.

III. Ở phép lai 2, có tối đa 3 sơ đồ lai thỏa mãn.

IV. Cho cá thể lông vàng ở thế hệ P của phép lai 1 giao phối với cá thể lông
vàng ở thế hệ P của phép lai 2, thì có thể thu được đời con có tỉ lệ 3 vàng : 1
trắng.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 116: Cho sơ đồ hình thành đột biến


NST ở một tế bào sinh tinh như hình vẽ bên.
Biết gen A có chiều dài là 5100 Ao và tỉ lệ
=. Gen P có chiều dài 4080 Ao và số liên kết
hiđrô là 3200, không xảy ra đột biến gen. Có
bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến trên thuộc dạng mất đoạn.

II. Tỉ lệ giao tử bình thường được sinh ra từ


tế bào trên là .

III. Đột biến dạng này làm thay đổi nhóm


gen liên kết.

IV. Có thể làm xuất hiện giao tử chứa số


nucleotit A = T = 800; G = X = 1600 về cả
hai gen A và P.

A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.

Câu 117: Ở vi khuẩn E.coli kiểu dại, sự biểu hiện của gen lac Z (mã hóa β-
galactosidaza), gen lac Y (mã hóa permaza), gen lac A (mã hóa transacetylaza)
thuộc opêron Lac phụ thuộc vào sự có mặt của lactôzơ trong môi trường nuôi
cấy. Bằng kỹ thuật gây đột biến nhân tạo, người ta đã tạo ra được các chủng vi
khuẩn khác nhau và được nuôi cấy trong hai môi trường: không có lactôzơ và
có lactôzơ. Sự biểu hiện gen của các chủng vi khuẩn được thể hiện ở bảng dưới.

Bảng: Sự biểu hiện gen của các chủng vi khuẩn E.coli

Chủn Môi trường không có lactôzơ Môi trường có lactôzơ


g vi
khuẩ
β- Permas Transacetyla Β- Permas Transacetyla
n
galactosida e se galactosida e se
se se

A - - - + + +

B - - - - + -

C + + + + + +

D - - - - - -

Biết dấu “-” không có sản phẩm, dấu “+” có sản phẩm; dựa vào kết quả thu
được ở bảng 3, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Chủng A là chủng vi khuẩn E.coli đột biến.

II. Chủng E. coli kiểu dại bị đột biến ở gen lac Z, lac A tạo ra chủng B.

III. Chủng C tạo ra do đột biến ở vùng khởi động hoặc đột biến ở cả ba gen lac
Z, lac Y, lac A của chủng E. coli kiểu dại.

IV. Chủng D tạo ra do đột biến ở gen điều hòa hoặc đột biến ở vùng vận hành
của chủng E. coli kiểu dại.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 118: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với
alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b
quy định quả dài. Cho cây thân cao, quả tròn giao phấn với cây thân cao, quả
dài (P), thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình trong đó số cây thân cao, quả tròn
chiếm tỉ lệ 40%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, có bao nhiêu
phát biểu sau đây là đúng?

I. Ở F1 số cây thân cao, quả dài chiếm tỉ lệ 4%.


II. Khoảng cách giữa 2 gen A và B là 40 cM.

III. Ở F1, trong tổng số cây thân cao, quả dài cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ
lệ 50%.

IV. Ở đời F1, có 3 kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, quả tròn.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 119: Một loài côn trùng S chuyên ăn hạt của hai loài cây một năm, thân
thảo X và Y. Để tìm hiểu ảnh hưởng của loài côn trùng S đối với đa dạng thực
vật trong khu vực, người ta thực hiện nghiên cứu trên hai lô đất:

- Lô 1: được che lưới kín nhằm ngăn không cho loài côn trùng S xâm nhập.

- Lô 2: không được che lưới (lô đối chứng).

Sau khi theo dõi số lượng các loài thực vật và số cá thể của hai loài X và Y
trong 48 tháng, số liệu được biểu diễn trên hình C13.1 và hình C13.2 dưới đây:

Dựa vào sơ đồ trên, theo lý thuyết, có bao nhiêu phát sau đây sai?

I. Ở Hình C13.1, số lượng loài lô 1 cao và tăng đều theo thời gian.

II. Ở Hình C13.1, số lượng loài lô 2 đồng đều một cách tuyệt đối trong suốt thời
gian thí nghiệm.

III. Từ Hình C13.2, có thể thấy loài côn trùng S không có vai trò trong việc
khống chế số lượng cá thể của loài X và Y.

IV. Loài S đóng vai trò sinh thái là loài đặc trưng.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 120: Hình ảnh mô tả hai loài sóc đất ở Hoa kì phân bố ở hai vùng khác
nhau do bị chia cắt bởi khe núi sâu, dần dần chúng bị cách li về mặt sinh sản.
Quan sát hình ảnh và cho biết trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát
biểu đúng?

I. Khe núi sâu là chướng ngại địa lí gây ra sự biến đổi vốn gen của các quần thể
của tất cả các loài sinh vật.

II. Khe núi sâu ngăn cản sự giao phối giữa hai quần thể, góp phần phân hóa vốn
gen.

III. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố gián tiếp gây ra sự phân hóa gen giữa hai quần
thể.

IV. Hai quần thể sóc không giao phối được với nhau nên phát sinh các đột biến,
biến dị tổ hợp theo các hướng khác nhau; từ đó hình thành hai loài khác nhau.

A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.

You might also like