A-2022. HDC CHÍNH THỨC ĐỊA LÍ BẢNG A

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

TỈNH QUẢNG NINH CẤP TỈNH THPT NĂM 2022


Môn thi: ĐỊA LÍ – Bảng A
Ngày thi: 02/12/2022
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Hướng dẫn này có 05 trang)

I. HƯỚNG DẪN CHUNG


1. Giám khảo chấm thi chấm đúng như hướng dẫn chấm của Sở GD&ĐT.
2. Hướng dẫn chấm chủ yếu được biên soạn theo hướng “mở” chỉ nêu các ý chính, từ đó phát triển
thành các ý cụ thể. Trong quá trình chấm cần quan tâm đến lý giải, lập luận của thí sinh.
3. Nếu có câu nào, ý nào mà thí sinh có cách diễn đạt khác với hướng dẫn chấm nhưng đúng thì vẫn
cho điểm tối đa của câu, ý đó theo thang điểm.
4. Giám khảo chấm thi không làm tròn điểm bài thi.
II. HƯỚNG DẪN CHẤM CHI TIẾT
Câu Ý Nội dung Điểm
Câu 1 a Giải thích sự khác biệt về thời tiết giữa miền Bắc, Duyên hải miền Trung, miền
3,0
( 5,0 Nam trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
điểm) * Biểu hiện: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau:
- Miền Bắc: có một mùa đông lạnh, nhiệt độ hạ thấp, khô hanh, xen kẽ có những 0,25
ngày nắng ấm, nửa cuối mùa đông có mưa phùn, khoảng tháng 3, 4 có hiện tượng 0,25
nồm ẩm.
- Miền Trung: mưa lớn vào những tháng 11, 12. 0,25
- Miền Nam: nóng khô ổn định. 0,25
* Nguyên nhân: Do hoạt động của các khối khí có tính chất khác nhau ở từng khu
0,25
vực:
- Miền Bắc:
+ Chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc có tính chất lạnh khô. Cuối mùa qua biển
0,25
mang theo hơi ẩm nên gây mưa phùn.
+ Giữa các đợt gió mùa có hoạt động xen kẽ của gió Tín phong nên có những ngày
0,25
nắng ấm.
+ Tháng 3, 4 do sự kết hợp gió mùa Đông Bắc yếu (nhiệt độ hạ thấp, tăng ẩm) với
gió Tín phong nhiệt độ cao hơn nên hơi nước ngưng tụ, gây nồm ẩm đặc trưng cho 0,25
miền Bắc.
- Miền Trung: Do địa hình đón gió là dãy Trường Sơn, gió mùa Đông Bắc và Tín
0,5
phong Bắc bán cầu thổi qua biển tăng hơi ẩm gây mưa vào thu đông.
- Miền Nam: Gió Tín phong Bắc bán cầu nóng khô hoạt động độc lập ổn định tạo nên
0,5
mùa khô sâu sắc với thời tiết đặc trưng là nóng, khô.
b Tại sao nói đất feralit là sản phẩm chủ yếu của quá trình hình thành đất ở Việt
Nam? Việc khai thác, sử dụng đất và rừng không hợp lí ở miền đồi núi đã gây hậu 2,0
quả gì cho môi trường sinh thái nước ta?
* Đất feralit là sản phẩm chủ yếu của quá trình hình thành đất ở Việt Nam là do:
- Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, ¾ diện tích là đồi núi, chủ yếu là đồi núi
0,25
thấp nên đây là quá trình hình thành đất đặc trưng cho khí hậu nước ta.
+ Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo
0,25
nên một lớp đất dày.

Trang 1/5
+ Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan (Ca 2+, Mg2+, K+) làm cho đất chua, đồng
thời có sự tích tụ oxit sắt (Fe 2O3) và ôxít nhôm (Al2O3) tạo ra màu đỏ vàng. Vì thế 0,25
loại đất này được gọi là đất feralit đỏ vàng.
- Quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp trên đá mẹ axit (loại đá chiếm diện
tích lớn ở vùng đồi núi nước ta), do đó đất feralit là sản phẩm chủ yếu của quá trình hình 0,25
thành đất ở Việt Nam.
*Việc khai thác và sử dụng đất và rừng không hợp lí ở miền đồi núi đã gây hậu quả:

- Gây lũ quét, lũ bùn, lũ ống ở miền núi, lũ lụt ở đồng bằng. 0,25
- Gây rửa trôi, xói mòn đất. 0,25
- Thu hẹp môi trường sống của động vật. 0,25
- Góp phần vào việc làm mất cân bằng sinh thái môi trường. 0,25
Giải thích tại sao tỉ lệ dân thành thị của nước ta không ngừng tăng lên nhưng vẫn 2,0
còn thấp hơn nhiều so với tỉ lệ dân nông thôn?
- Biểu hiện:
Tỉ lệ dân thành thị nước ta đang tăng lên (dẫn chứng) nhưng vẫn thấp hơn nhiều so 0,5
với tỉ lệ dân nông thôn (dẫn chứng).
- Tỉ lệ dân thành thị không ngừng tăng là do:
+ Quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa đang được đẩy mạnh. 0,25
Câu 2
+ Các đô thị ngày càng được mở rộng cả về quy mô, chức năng,… 0,25
(2,0
điểm) + Điều kiện sống ở thành thị tốt hơn so với nông thôn nên dân nông thôn nhập cư vào 0,25
thành thị ngày càng tăng.
- Tỉ lệ dân thành thị vẫn thấp hơn nhiều so với dân nông thôn là do:
+ Xuất phát điểm của nền kinh tế nước ta thấp, đi lên từ một nền nông nghiệp lạc 0,25
hậu, lúa là cây trồng chủ yếu...
+ Tiến hành công nghiệp hóa muộn. 0,25
+ Trình độ đô thị hóa còn thấp. 0,25
Câu 3 a Phân tích tình hình phát triển và phân bố cây lúa ở nước ta trong những năm 4,0
(5,0 qua. Nước ta cần thực hiện những giải pháp chủ yếu nào nhằm đẩy mạnh sản
điểm) xuất lúa gạo theo hướng bền vững?
* Tình hình phát triển và phân bố cây lúa ở nước ta trong những năm qua
- Tình hình phát triển:
+ Diện tích lúa giảm nhẹ (dẫn chứng) nguyên nhân do chuyển đổi mục đích sử dụng 0,5
(sang đất đô thị, đất chuyên dùng,...) hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trông (trồng rau
đậu, cây ăn quả,...), thay đổi cơ cấu mùa vụ, vấn đề phát triển công nghiệp hoá, đô thị
hoá ảnh hưởng đến diện tích đất nông nghiệp khai hoang,...
+ Năng suất lúa tăng khá nhanh (dẫn chứng) do thâm canh, áp dụng các tiến bộ 0,5
KHKT trong nông nghiệp.
+ Sản lượng lúa tăng nhanh (dẫn chứng). Sản lượng lúa tăng trong khi diện tích lúa 0,5
giảm là do năng suất lúa tăng nhanh hơn.
+ Trong giai đoạn 2000 - 2007 do tốc độ tăng sản lượng lúa và tốc độ tăng dân số đạt 0,5
mức xấp xỉ nhau nên sản lượng lúa bình quân theo đầu người tăng chậm từ
419kg/người lên 422kg/người.
- Phân bố:

Trang 2/5
+ Lúa có phạm vi phân bố rộng khắp trên lãnh thổ nước ta cả đồng bằng, trung du và 0,25
miền núi.
+ Lúa tập trung nhiều nhất ở đồng bằng châu thổ (đồng bằng sông Hồng, đồng bằng 0,25
sông Cửu Long) điều đó phù hợp với đặc điểm sinh thái của cây lúa nước là ưa khí
hậu nóng ẩm, chân ruộng ngập nước, cần nhiều công chăm sóc, đất phù sa màu mỡ.
+ Phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ và được thể hiện thông qua tỉ lệ diện 0,5
tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực của từng vùng.
. Tỉ lệ rất cao (trên 90%) gồm tất cả các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long, một số
tỉnh ở đồng bằng sông Hồng ...
. Tỉ lệ cao (80 - 90%) Đồng bằng sông Hồng ..., một số tỉnh ở Duyên hải Nam Trung
Bộ...
. Tỉ lệ trung bình (trên 70% đến 80%) phần lớn các tỉnh Duyên hải miền Trung, một
số tỉnh có địa hình thấp của Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ...
. Tỉ lệ thấp (60 - 70%) phần lớn các tỉnh thuộc Đông Bắc, rải rác ở Duyên hải miền
Trung
. Tỉ lệ rất thấp (dưới 60%) gồm các tỉnh ở vùng núi cao của Trung du và miền núi
Bắc Bộ, Tây Nguyên, một số tỉnh Đông Nam Bộ.
+ Trên cả nước nổi lên 2 vùng trọng điểm có diện tích và sản lượng lúa cao nhất cả 0,25
nước: Đồng bằng Sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất, Đồng bằng sông Hồng là vựa
lúa lớn thứ hai.

* Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh sản xuất lúa gạo theo hướng bền vững: 0,75
- Xây dựng cơ cấu mùa vụ hợp lí, thích ứng với biến đổi khí hậu; chú trọng cải tạo
đất, nâng cao hệ số sử dụng đất, thâm canh, quy hoạch diện tích lúa thích ứng với sự
biến đổi của điều kiện sinh thái; phát triển thuỷ lợi.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học - kĩ thuật và công nghệ vào tất cả các khâu trong quy
trình sản xuất (giống, chăm sóc, thu hoạch, chế biến...).
- Đẩy mạnh sản xuất hàng hoá gắn với nhu cầu của thị trường, xây dựng thương hiệu
sản phẩm, tăng cường xuất khẩu, đáp ứng các quy định khắt khe về thương mại quốc
tế và chất lượng sản phẩm.
b Giải thích tại sao trong cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu của nước ta hiện nay hàng 1,0
điện tử và dệt may chiếm tỉ trọng cao?
- Điện tử chiếm tỉ trọng cao do: 0,5
+ Nhu cầu thị trường quốc tế tăng, điện tử là một trong những ngành công nghiệp
mũi nhọn được ưu tiên phát triển của nước ta.
+ Một số tập đoàn điện tử lớn của thế giới đầu tư vào Việt Nam,…
- Dệt may chiếm tỉ trọng cao do là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta dựa trên 0,5
lợi thế về:
+ Nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ.
+ Nhu cầu của thị trường trong nước, thế giới ngày càng lớn.
Câu 4 a Chọn biểu đồ thích hợp nhất tương ứng với mỗi nội dung và giải thích tại sao lại 2,0
(4,0 có sự lựa chọn đó?
điểm) 0,5
- Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2005 -
2020: Chọn biểu đồ miền vì đây là biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ
cấu trong khoảng thời gian dài (> 4 năm).

Trang 3/5
- Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng của 0,5
nước ta giai đoạn 2005 - 2020: Chọn biểu đồ đường vì đây là biểu đồ thích hợp nhất
thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng của nước ta
giai đoạn 2005 - 2020 với mốc thời gian > 4 năm.
- Biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu thủy sản nước ta năm 2005 và 2020: Chọn biểu 0,5
đồ tròn có bán kính khác nhau vì biểu đồ tròn thể hiện được quy mô và cơ cấu với số
năm là 2 năm.
- Biểu đồ thể hiện sản lượng và tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản nước ta giai 0,5
đoạn 2005 - 2020: Chọn biểu đồ kết hợp (cột + đường) vì đây là biểu đồ thích hợp
nhất thể hiện hai đối tượng với 2 đơn vị khác nhau (nghìn tấn và %) trong khoảng
thời gian dài (> 4 năm).
b Nhận xét và giải thích về sản lượng và sự thay đổi cơ cấu sản lượng của ngành 2,0
thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2020
* Nhận xét:
- Tổng sản lượng thủy sản tăng nhanh, liên tục (dẫn chứng) 0,5
- Trong đó:
+ Thủy sản khai thác tăng (dẫn chứng)
+ Thủy sản nuôi trồng tăng (dẫn chứng)
+ Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng khai thác (dẫn chứng)
- Trong cơ cấu sản lượng thủy sản, thủy sản khai thác có xu hướng giảm nhanh tỉ 0,5
trọng (dẫn chứng), tỉ trọng thủy sản nuôi trồng đã vượt tỉ trọng khai thác từ năm 2010
(dẫn chứng).
* Giải thích:
- Tổng sản lượng thủy sản nước ta tăng nhanh, liên tục do: 0,5
+ Thị trường ngày càng được mở rộng cả trong và ngoài nước ( EU, Hoa Kì,…)
+ Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển cả nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
+ Các nguyên nhân khác: cơ sở vật chất kĩ thuật, trang thiết bị đánh bắt, chính sách,
lao động,...
- Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng khai thác là do: 0,5
+ Chủ động được đối tượng nuôi, thời điểm thu hoạch sản phẩm.
+ Các sản phẩm nuôi trồng có giá trị khá cao và đáp ứng nhu cầu lớn trên thị trường.
+ Các nguyên nhân khác: khắc phục được một số trở ngại của thiên nhiên, còn nhiều
tiềm năng để mở rộng diện tích nuôi trồng, đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến,...
Câu 5 a Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích tại sao Đông Nam 2,5
(5,0 Bộ trở thành vùng có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất cả nước.
điểm)
Do Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên và kinh tế - xã hội:
* Điều kiện tự nhiên:
- Vị trí địa lí: Tiếp giáp với Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải 0,25
Nam Trung Bộ là những vùng giàu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương
thực thực phẩm và thị trường rộng lớn, tiêu thụ sản phẩm công nghiệp.
- Địa hình: bán bình nguyên, có nhiều mặt bằng diện tích rộng để xây dựng các khu 0,25
công nghiệp.
- Gần các ngư trường lớn, có điều kiện lí tưởng để xây dựng các cảng cá, thuận lợi 0,25
để nuôi trồng thủy sản nước lợ => tạo nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp
chế biến.

Trang 4/5
- Khoáng sản: Nổi bật với dầu khí trên vùng thềm lục địa, trữ lượng lớn; ngoài ra có 0,25
đất sét cho công nghiệp vật liệu xây dựng và cao lanh là nguyên liệu cho công
nghiệp gốm, sứ.
- Tài nguyên rừng: tuy không lớn nhưng là nguồn nguyên liệu giấy. 0,25
- Hệ thống sông Đồng Nai: có tiềm năng thủy điện lớn và nguồn nước dồi dào. 0,25
* Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Là nơi tập trung và thu hút nhiều lực lượng lao động có chuyên môn cao. 0,25
- Có cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt về giao thông vận tải và thông tin liên lạc; 0,25
có TP Hồ Chí Minh lớn nhất cả nước về dân số, đồng thời cũng là trung tâm công
nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước.
- Có sự tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật, thu hút nhiều đầu tư trong nước và quốc tế. 0,25
- Chính sách ưu tiên phát triển của Nhà nước. 0,25
b Tỉnh Quảng Ninh đang sớm nhận diện được hướng đi, thực hiện chuyển đổi mô 1,5
hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”. Em hiểu thế nào về xu hướng chuyển dịch
cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đó trong giai đoạn hiện nay?
Là xu hướng chuyển từ nền kinh tế tăng trưởng dựa chủ yếu vào khai thác tài nguyên 0,5
thiên nhiên sang nền kinh tế tăng trưởng gắn với phát triển bền vững.
- Kinh tế “nâu”: là nền kinh tế khai thác và sử dụng nhiều năng lượng từ nhiên liệu 0,5
hóa thạch và các nguồn tài nguyên thiên nhiên gây tổn hại môi trường, suy giảm đa
dạng sinh học, gây biến đổi khí hậu và đe dọa cuộc sống con người.
- Kinh tế “xanh”: là nền kinh tế có mức phát thải thấp (ít phát thải các - bon), sử 0,5
dụng hiệu quả tài nguyên và hướng tới công bằng xã hội. Phát triển kinh tế “xanh” là
phát triển nhanh, bền vững, kiểm soát ô nhiễm môi trường => là xu hướng lựa chọn
cho một tương lai xanh, thân thiện với môi trường.

TỔNG SỐ ĐIỂM TOÀN BÀI THI 20,0

....................................HẾT....................................

Trang 5/5

You might also like