Tài liệu VLĐ

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 84

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

BÀI GIẢNG
VẬT LIỆU ĐIỆN
(LƯU HÀNH NỘI BỘ)

Mã môn học: ELE309


Số tín chỉ: 02
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

Bài mở đầu: CẤU TẠO VẬT CHẤT - PHÂN LOẠI

1. Cấu tạo nguyên tử


Mọi vật chất đều cấu tạo từ các hạt cơ bản là Proton, nơtron và điện tử. Hạt
nhân nguyên tử cấu tạo bởi Proton và nơtron mang điện tích dương và bao quanh
hạt nhân là các điện tử mang điện tích âm cân bằng với điện tích dương của hạt
nhân. Thông qua các dạng liên kết cơ bản mà hình thành nên vật chất.
Mô hình nguyên tử của Bohr.
Trong nguyên tử điện tử chỉ có thể chuyển động trên những
quỹ đạo xác định, có bán kính nhất định, khi quay trên những quỹ
đạo đó năng lượng được bảo toàn.
Hình 0.1: Các lớp e trong nguyên tử Si
Mỗi quỹ đạo ứng với một mức năng lượng xác định, quỹ đạo ở gần hạt nhân
có mức Nlượng nhỏ và ngược lại.
Khi điện tử CĐ từ quỹ đạo này sang quỹ đạo khác thì xảy ra sự hấp thụ hoặc
giải phóng năng lượng.
Theo cơ học lượng tử: chuyển động của các điện tử được mô tả bởi một hàm
sóng. Đối với một nguyên tử biệt lập thì hàm số này có tính đối xứng cầu, do đó
điện tích của điện tử phân bố tản và tạo thành một đám mây.
2. Các dạng liên kết
a. Liên kết cộng hoá trị:
Là mối liên kết của các nguyên tử hình thành phân tử bằng cách góp chung vác
điện tử.
Phân tử có trọng tâm điện tích âm và dương trùng nhau là phân tử trung tính
(trung hoà). Các chất cấu tạo từ các phân tử này gọi là chất trung tính.
Phân tử có trọng tâm điện tích âm và dương không trùng nhau là phân tử lưỡng
cực (cực tính).
Phân tử lưỡng cực được đặc trưng bởi mô men lưỡng cực: m = q.l. Được tính
bằng tích số của điện tích với khoảng cách giữa 2 trọng tâm điện tích âm và dương.
b. Liên kết ion:
Được xác lập bởi lực hút giữa các ion trái dấu: NaCl = Na+ + Cl-
Vật rắn có cấu tạo ion được đặc trưng bởi tính chất khá bền vững về cơ học và
nhiệt độ nóng chảy tương đối cao.
c. Liên kết kim loại:
Dạng liên kết này tạo nên tinh thể rắn. Kim loại được xem như 1 hệ thống cấu
tạo từ các ion (+) nằm trong môi trường các điện tử tự do chung. Lực hút giữa các
ion (+) và điện tử đã tạo nên tính nguyên khối của kim loại.
Sự tồn tại các điện tử tự do làm cho kim loại có tính óng ánh và tính dẫn điện
dẫn nhiệt cao. Tính dẻo của kim loại được giải thích bằng sự dịch chuyển và trượt
lên nhau giữa các lớp ion nên kim loại dễ cán kéo thành lớp mỏng.

Bài giảng Vật liệu điện 2


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

d. Liên kết Vanđecvan:


Dạng liên kết này yếu, được tạo nên nhờ lực hút giữa các phân tử trung hòa,
mạng tinh thể không vững chắc. Thường có ở những chất có nhiệt độ nóng chảy
thấp như: Parapin ...
3. Phân loại vật liệu
a. Phân loại vật chất theo lý thuyết phân vùng năng lượng trong vật rắn:
Việc nghiên cứu quang phổ phát xạ của các chất khác nhau đã chứng tỏ rằng
các nguyên tử khác nhau có những trạng thái (mức) năng lượng xác định, khác
nhau. Khi nguyên tử ở trạng thái bình thường, mỗi lớp vỏ điện tử ứng với một trạng
thái năng lượng xác định (1 số trong các mức năng lượng được các điện tử lấp đầy)
còn ở các mức năng lượng khác cao hơn điện tử chỉ có thể có mặt khi nguyên tử
nhận năng lượng từ bên ngoài. Khi mất kích thích nguyên tử trở về trạng thái ban
đầu và phát ra năng lượng thừa.
Khi các nguyên tử liên kết với nhau để tạo thành mạng tinh thể của vật rắn, do
sự tương hỗ giữa chúng lamg phân chia các
mức năng lượng, dẫn đến sự xuất hiện nhiều
mức năng lượng mới nắm gần nhau trong
phạm vi một lớp. Các mức năng lượng đó tạo
nên các dải năng lượng khác nhau. Trong đó
người ta quan tâm đến hai dải chính đó là “dải
hóa trị” (vùng điền đầy các điện tử) và “dải
dẫn” (các điện tử được tự do ở vùng này),
giữa hai dải này được ngăn cách bởi “dải cấm”. Hình 0.2: Mô hình dải năng lượng của
nguyên tử (a), và của vật rắn (b).

Người ta dựa vào chiều rộng của dải cấm, để phân chia vật liệu.
Điện môi: Là chất có vùng cấm lớn đến mức ở điều kiện bình thường sự dẫn
điện bằng điện tử không xảy ra. Chiều rộng vùng cấm của điện môi trong khoảng từ
1,5 đến vài eV (1 eV = 1,60207.10-19J)
Chất bán dẫn: Là chất có vùng cấm khá nhỏ có thể khắc phục nhờ nguồn
năng lượng bên ngoài.Chiều rộng vùng cấm chất bán dẫn bé: (0,2 ÷1,5) eV
Chất dẫn điện (Vật dẫn): Là chất có vùng đầy điện tử và vùng các mức năng
lượng tự do nằm kề nhau hoặc chồng lên nhau một phần. Vì vậy chỉ cần một tác
động rất nhỏ điện tử dễ dàng chuyển trạng thái.
b. Phân loại theo từ tính: 3 loại.
Nghịch từ: Là chất có độ từ thẩm  < 1 và không phụ thuộc vào cường độ từ
trường ngoài. Ví dụ: Cu, Ag, Au, H2, khí hiếm, đa số các hợp chất hữu cơ, …
Thuận từ: Là chất có độ từ thẩm  > 1 (  1) và không phụ thuộc vào cường
độ từ trường ngoài. VD, muối sắt, các muối Côban và Niken,kim loại kiềm
Chất dẫn từ: Là chất có độ từ thẩm  >>1 và phụ thuộc vào cường độ từ
trường ngoài. Ví dụ: Fe, Ni, Coban và các hợp kim của chúng.

Bài giảng Vật liệu điện 3


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

PHẦN 1: VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN


ĐIỆN MÔI TRONG ĐIỆN TRƯỜNG
Khi đặt vật liệu cách điện vào trong điện trường, tuỳ theo dạng cường độ điện
trường (mạnh hay yếu, 1 chiều hay xoay chiều hay xung kích, tần số của điện
trường...), thời gian tác động của điện trường cũng như các yếu tố môi trường: độ
ẩm (%), nhiệt độ (T), áp suất (P) … mà trong điện môi xảy ra những hiện tượng
với bản chất vật lý rất khác nhau. Trong đó có hai hiện tượng cơ bản là hiện tượng
dẫn điện và hiện tượng phân cực điện môi.
Hiện tượng phân cực: Là sự dịch chuyển có giới hạn của các điện tích liên kết
hoặc sự định hướng của các phân tử lưỡng cực.
Trong quá trình phân cực tạo nên dòng phân cực, và thường được đánh giá
bằng hằng số điện môi  và góc tổn thất điện môi  (nếu quá trình phân cực kèm
theo phân tán năng lượng sẽ làm cho điện môi nóng lên)
Do trong điện môi kỹ thuật bao giờ cũng có điện tích tự do nên dưới tác động
của điện áp trong nó sẽ xuất hiện dòng điện dẫn có trị số nhỏ chạy xuyên qua bề dày
điện môi và theo bề mặt của nó. Dòng điện rò, kết hợp với dòng phân cực tạo nên
tính dẫn điện của điện môi.
Do trong điện môi xuất hiện dòng dẫn nên gây nên tổn thất điện môi, làm cho
điện môi nóng lên. Tổn thất điện môi được đánh giá thông qua hệ số tổn thất điện
môi, tg
Mỗi điện môi ứng với chiều dày nhất định chỉ chịu được một giá trị điện áp
nhất định. Khi điện áp vượt quá giá trị tới hạn đó điện môi sẽ bị đánh thủng, vật liệu
mất hoàn toàn các thuộc tính cách điện. Được đánh giá thông qua độ bền điện Eđt
Trong quá trình vận hành ngoài tác động của điện trường, điện môi còn chịu
tác động của các yếu tố môi trường và các tác động cơ, nhiệt khác… Sau một thời
gian các tính chất cơ, lí, hoá và điện.. của điện môi bị thay đổi (thường là kém đi) -
đó là sự hoá già điện môi.

Chương I
SỰ PHÂN CỰC ĐIỆN MÔI
1.1. SỰ PHÂN CỰC ĐIỆN MÔI VÀ HẰNG SỐ ĐIỆN MÔI

1. Sự phân cực điện môi


Xét 1 điện môi đặt giữa 2 bản cực nối vào 1 mạch
điện.
Dưới tác dụng của điện trường ngoài, các điệntích của
điện môi dịch chuyển về các điện cực cùng chiều
hoặc ngược chiều điện trường tuỳ theo dấu của chúng.
Hình 1.1. Hiện tượng phân cực điện môi

Bài giảng Vật liệu điện 4


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

Các phân tử lưỡng cực (nếu có) sẽ định hướng theo hướng điện trường.
Khi điện trường càng tăng mật độ di chuyển càng lớn, sự phân cực càng mạnh.
Khi điện trường giảm sự phân cực giảm dần cho đến khi điện trường ngoài = 0 thì
các điện tích trở về trạng thái ban đầu.
Kết quả của quá trình phân cực: tại bề mặt tiếp giáp của điện môi với các điện
cực xuất hiện các lớp điện tích trái dấu. Trong điện môi xuất hiện điện trường phụ
E’ ngược chiều với điện trường ngoài.
Khi điện môi được đặt giữa 2 điện cực và nối vào mạch điện thì có thể xem
như 1 tụ điện và điện tích Q của tụ được xác định:
Q = C.U với C: Điện dung của tụ
U: Điện áp đặt vào tụ
Điện lượng Q ở giá trị điện áp xác định có 2 thành phần: Q = Q0 + Q’ (1.1)
Q0: Điện tích của tụ có cùng kích thước, nhưng giữa 2 điện cực là chân không.
Q’: Điện tích tạo bởi sự phân cực điện môi.
2. Hằng số điện môi
Để đánh giá mức độ phân cực của điện môi, người ta đưa ra khái niệm hằng
số điện môi tương đối, ký hiệu là , gọi tắt là “Hằng số điện môi”. Nó được dùng để
đặc trưng cho chất lượng điện môi và không phụ thuộc vào việc chọn hệ đơn vị.
Q Q  Q0 Q'
  1 (1.2)
Q0 Q0 Q0
Hằng số điện môi là tỷ số giữa điện tích của tụ chứa điện môi ấy khi có điện
áp xác định với điện tích của tụ cùng kích thước cùng điện áp nhưng giữa các cực là
chân không.

1.2. CÁC CƠ CHẾ PHÂN CỰC CHÍNH CỦA ĐIỆN MÔI


1. Các dạng phân cực: Dựa vào thời gian phân cực ta có 2 dạng phân cực
điện môi
*) Phân cực nhanh: Sự phân cực xảy ra tức thời, đàn hồi hoàn toàn, không
phát tán năng lượng. Trên sơ đồ thay thế được biểu diễn bằng một tụ điện.
*) Phân cực chậm: Sự phân cực không xảy ra tức thời, tăng giảm 1 cách chậm
chạp và có kèm theo sự phát tán năng lượng trong điện môi và làm cho điện môi
nóng lên. Trên sơ đồ thay thế được biểu diễn bằng một tụ điện mắc nối tiếp một
điện trở.
2. Các cơ chế phân cực
Một số cơ chế phân cực có thể thấy ở nhiều điện môi khác nhau, trong một
loại điện môi có thể thấy tồn tại đồng thời nhiều cơ chế phân cực khác nhau.
a. Phân cực điện tử nhanh
Là sự chuyển dịch đàn hồi và sự biến dạng các lớp vỏ điện tử của nguyên tử
hoặc ion. Thời gian xảy ra rất nhanh (t  10-15s) do đó sự phân cực điện tử được coi

Bài giảng Vật liệu điện 5


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

là tức thời. Sự phân cực điện tử có ở tất cả các loại điện môi và không gây tổn thất
năng lượng.
Hệ số phân cực điện tử phụ thuộc vào bán kính phân tử R0:  = 4..0R03 (1.5)
b. Phân cực ion nhanh
Đặc trưng cho vật rắn có cấu tạo ion và được xác định bởi sự chuyển dịch đàn
hồi của các ion liên kết. Khi nhiệt độ tăng phân cực ion tăng. Thời gian xác lập phân
cực này: t  10-13s.
Hệ số phân cực:  = 4..0(a/2)3 (1.6)

Với a là khoảng các giữa các ion (+) và (-) khi E  0
c. Phân cực Lưỡng cực chậm
Xảy ra ở các điện môi có cấu tạo phân tử lưỡng cực. Các phân tử lưỡng cực ở
trạng thái chuyển động nhiệt hỗn loạn được định hướng 1 phần dưới tác dụng của
điện trường gây nên sự phân cực. Quá trình định hướng của các phân tử phải thắng
được lực của chuyển động nhiệt và vì vậy có kèm theo tổn hao năng lượng.
m02
Hệ số phân cực phụ thuộc vào mômen lưỡng cực và nhiệt độ:  lc  (1.7)
3KT
Với: m0 - mômen lưỡng cực trung bình; K =1,38. 10-23J/0K – hằng số
Bônzơmal; T- nhiệt độ tuyệt đối.
d. Phân cực ion chậm
Xảy ra trong các điện môi có cấu tạo ion mà mối liên kết ràng buộc giữa các
ion không chặt chẽ. Các ion liên kết yếu của chất trong khi chuyển động nhiệt hỗn
loạn còn nhận thêm các chuyển dịch thừa theo hướng điện trường.
Thường quan sát thấy ở thuỷ tinh vô cơ và 1 số chất vô cơ mà tinh thể ion
ràng buộc không chặt.
Sau khi loại bỏ điện trường sự định hướng của các ion yếu dần theo quy luật
hàm số mũ.
Sự phân cực ion chậm tăng cùng với sự tăng của nhiệt độ.
e. Phân cực điện tử chậm
Đặc trưng cho các điện môi có hệ số khúc xạ cao, trường bên trong lớn và có
tính dẫn điện - điện tử. Nói cách khác: là các điện môi có các điện tử khuyết tật thừa
hoặc các lỗ hổng được kích thích bằng nhiệt năng.
Hằng số điện môi phụ thuộc vào nhiệt độ và có 1 vài điểm cực đại thậm chí cả
khi nhiệt độ âm.
f. Phân cực cấu kết cấu
Xảy ra trong vật rắn có cấu tạo không đồng nhất và khi có tạp chất. Sự phân
cực này biểu hiện ở tần số thấp kèm theo tổn hao năng lượng đáng kể. Nguyên nhân
của sự phân cực này là do các chất dẫn điện và bán dẫn lẫn trong điện môi kỹ thuật,
sự tồn tại của các lớp có độ dẫn điện khác nhau.
g. Phân cực tự phát

Bài giảng Vật liệu điện 6


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

Dạng phân cực này tồn tại ở dạng điện môi đặc biệt Xec-nhit kèm theo khuếch
tán năng lượng đáng kể (có toả nhiệt).
 của phân cực tự phát phụ thuộc không đường thẳng vào trị số cường độ điện
trường và đặc trưng bởi điểm cực đại ở 1 nhiệt độ xác định.
*) Sơ đồ đẳng trị (Sơ đồ thay thế) của điện môi mà trong đó xảy ra đầy đủ
các cơ chế phân cực được chỉ ra trên hình vẽ.

Hình 1.2: Sơ đồ đẳng trị của điện môi


Trong đó: U là điện áp nguồn.
Nhánh 1: Điện dung C0 và điện tích Q0 của tụ khi điện môi là chân không.
Nhánh 2÷ 8: Điện dung và điện tích của các cơ chế phân cực: Phân cực điện
tử, phân cực ion, phân cực lưỡng cực chậm, phân cực ion chậm, điện tử chậm, phân
cực tự phát và phân cực cấu (kết cấu).
Nhánh 9: RCĐ là điện trở cách điện hay còn gọi là điện trở thật của điện môi.
Nhánh này đặc trưng cho dòng điện rò qua điện môi.

1.3. HẰNG SỐ ĐIỆN MÔI CỦA CÁC ĐIỆN MÔI KHÍ – LỎNG – RẮN
1. Hằng số điện môi của điện môi khí
Các chất khí có mật độ phân tử rất nhỏ do đó sự phân cực của chất khí không
đáng kể và hằng số điện môi của chất khí  = 2  1.
Bảng 1.1: Hằng số điện môi của 1 số điện môi khí
Tên khí Hêli Hyđro Ô xi Agon Nitơ Cacbonic

 1,000072 1,00027 1,00055 1,00056 1,00060 1,00096

Để xác định hằng số điện môi, ta có thể sử dụng phương trình Claudiut-
  1 N .
Môxôpchi:  (1.8)
  2 3. 0
N . P.
Đối với điện môi khí 1, nên (1.8)   1  1 (1.9)
0 K .T . 0
P
Với N  là mật độ phân tử,
K .T
P (at), T(0K),  là hệ số phân cực.

Hình 1.2: Quan hệ =f(P), khi T là hằng số và =f(T), khi P là hằng số


Bài giảng Vật liệu điện 7
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

* Với điện môi khí trung tính:


Chỉ tồn tại cơ chế phân cực điện tử nhanh, nên  = e=4..0R03
Từ (1.9), ta nhận thấy bán kính phân tử càng lớn, hằng số điện môi càng lớn.
Hằng số điện môi tỷ lệ thuận với áp suất (P), tỷ lệ nghịch với nhiệt độ (T),
hình 1.2.
Để đánh giá ảnh hưởng của  vào nhiệt độ, người ta tính hệ số nhiệt của hằng
1 d
số điện môi: TK      [độ-1] (1.10)
 dt
1 d  (  1)
Với chất khí trung hòa : TK    0 (1.11)
 dT  .T
*Với chất khí cực tính tồn tại hai cơ chế phân cực chính đó là cơ chế phân cực
điện tử nhanh (là chủ yếu), và cơ chế phân cực lưỡng cực chậm. Do vậy  = e+lc,
N P. e P.m02
phương trình (1.8)    1  ( e   lc )  1   (1.12)
0 K .T . 0 3( K .T ) 2 . 0
Hằng số điện môi phụ thuộc vào bán kính nguyên tử, mức độ cực tính, áp suất
và nhiệt độ.
  1   2
Hệ số nhiệt của hằng số điện môi : TK     (độ-1) (1.13)
.T .T
2. Hằng số điện môi của điện môi lỏng
Do đặc điểm cấu tạo phân tử, điện môi lỏng được phân thành hai nhóm: Điện
môi lỏng trung tính (Dầu máy biến áp, benzen, toluene…) và điện môi lỏng cực tính
(Dầu thầu dầu, xôvôn, xôvtôn, rượu, nước …)
*. Hằng số điện môi của điện môi lỏng trung tính
Điện môi của chất lỏng trung tính được đặc
trưng bởi phân cực điện tử nhanh
do vậy  22÷ 2,5 và chỉ phụ thuộc vào
nhiệt độ mà không phụ thuộc vào áp suất và tần số.

Hình 1.3. Quan hệ giữa  của chất lỏng trung hoà với nhiệt độ và tần số

Về trị số tuyệt đối TK của chất lỏng trung tính gần bằng hệ số giãn nở thể
tích của chất lỏng  (nhưng ngược dấu).
1 d    1  2
TK    TK v (độ-1) (1.14)
 dT 3
1 dV
với TKv = là hệ số nhiệt của thể tích.
V dT
*. Hằng số điện môi của chất lỏng cực tính
Chất lỏng cực tính tồn tại đồng thời phân cực điện tử và phân cực lưỡng cực
chậm (chủ yếu).

Bài giảng Vật liệu điện 8


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

Có nhiều thuyết đưa ra để tính  của điện môi cực tính, nói chung việc tính 
của chất lỏng cực tính rất phức tạp. Mỗi công thức trên đều kèm giả thiết nên đều có
tính chất gần đúng. Thường dùng phương trình Clauđiút-Môxốtchi:
  1  N 
 e 
m02 
 (1.15)
2 3 0  3KT 
Quan hệ giữa  và nhiệt độ của chất lỏng lưỡng cực phức tạp hơn của chất
lỏng trung hoà. Khi nhiệt độ tăng lúc đầu  biến đổi rất ít. Sau đó tăng mạnh theo
đường dốc đứng đạt cực đại rồi giảm dần. Nhiệt độ mà
ở đó  tăng nhanh ứng với khi đó chất lỏng có độ nhớt
giảm đột ngột  phân tử lưỡng cực có khả năng tự định
hướng tạo nên sự phân cực phụ của điện môi.
Nếu tiếp tục tăng nhiệt độ thì  giảm do chuyển
động nhiệt của phân tử tăng lên, cản trở sự định hướng
theo chiều điện trường. Hình 1.4: =f(t0), f1<f2<f3
Bảng 1.2: Hằng số điện môi của 1 số điện môi lỏng
Tªn chÊt Điện môi lỏng trung tính Điện môi lỏng cực tính yếu
láng
Dầu biến áp Ben zen Tuluen Thầu dầu Xôvôn Xôvtôn
0
(20 c , 2,2 2,218 2,294 4,5 5,0 3,2
50hz)
3. Hằng số điện môi của điện môi rắn
Đặc điểm của điện môi rắn là rất đa dạng về cấu trúc và thành phần, do vậy
hằng số điện môi có giá trị lớn và nằm trong một dải rộng.
a. Hằng số điện môi của điện môi rắn trung hoà
Điện môi này cấu tạo từ các phân tử trung hoà và chỉ có phân cực điện tử:
= , là loại có  bé nhất. Quan hệ của  theo nhiệt độ được xác định bởi sự biến đổi
2

số phân tử trong 1 đơn vị thể tích.


Hệ số nhiệt của hằng số điện môi vẫn có thể tính theo công thức (1.14)
b. Hằng số điện môi của điện môi rắn có kết cấu tinh thể ion
Điện môi rắn là các tinh thể ion mà các hạt được ràng buộc chặt chẽ có phân
cực điện tử và ion nhanh. Có hằng số điện môi nằm trong 1 phạm vi rộng.
Khi nhiệt độ tăng không phải chỉ có mật độ của vật chất bị giảm mà còn xảy
ra hiện tượng tăng khả năng phân cực của các ion nên hệ số nhiệt độ của  có thể có
giá trị dương.
Điện môi rắn là các tinh thể ion có kết cấu ion
không chặt chẽ ngoài phân cực điện tử và ion nhanh còn
có phân cực ion chậm. Trong nhiều trường hợp đặc trưng
bằng  không cao và hệ số nhiệt độ dương có trị số lớn.
Hình 1.5: Quan hệ =f(t0) của sứ cách điện

Bài giảng Vật liệu điện 9


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

c. Hằng số điện môi của điện môi rắn hữu cơ cực tính
Điện môi này có phân cực lưỡng cực chậm ở trạng thái rắn (Xenlulo, và các
sản phẩm của nó như: Giấy, bông vải, sợi, bìa cattong ....Ngoài ra còn các chất nhựa
hữu cơ được trùng hợp như: phenol focmađêhyt, golovac...) và cả nước đá. Hằng số
điện môi của chúng phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ và tần số của điện áp đặt vào
giống ở các chất lỏng lưỡng cực.
d. Hằng số điện môi của điện môi rắn có cấu tạo không đồng nhất
Điện môi loại này là hỗn hợp của các thành phần có hằng số điện môi khác
nhau.  của điện môi phức tạp này có thể tính gần đúng theo công thức tổng quát:
x = 11x + 22x (1.16a)
Trong đó: , 1, 2 là hằng số điện môi của hỗn hợp và của từng thành phần;
1, 2 là nồng độ theo thể tích của các thành phần: 1 + 2 = 1
x là hằng số đặc trưng cho sự phân bố các thành phần, có giá trị từ 1  -1
Khi mắc song song các thành phần (các điện môi đặt song song với phương
của điện trường nghĩa là mắc nối tiếp 2 tụ): x = +1   = 11 + 22 (1.16b)
Khi mắc nối tiếp các thành phần (các điện môi đặt vuông góc với phương của
1 1 
điện trường nghĩa là mắc song song 2 tụ): x = -1    2 (1.16c)
 1 2
Khi các thành phần phân bố hỗn loạn: ln = 1ln1+ 2ln2 (1.16d)
Trường hợp tổng quát ta có tổ hợp cách điện gồm n chất điện môi khác nhau
thì ta tính  cho từng cặp 2 chất một rồi tính tiếp cho đến n chất.
Hệ số nhiệt của  của tổ hợp cách điện: TK = TK11 + TK22 (1.17)
e. Hằng số điện môi của điện môi Xenhit:
 rất lớn và phụ thuộc rõ rệt vào cường độ điện trường và nhiệt độ.
Đặc điểm nổi bật của điện môi Xenhit là hiện tượng điện trễ (cảm ứng điện
biến đổi chậm sau cường độ điện trường)
Nhiệt độ mà ở đó  đạt trị số cực đại gọi là điểm Quyri. Với nhiệt độ lớn hơn
nhiệt độ Quyri thuộc tính Xenhit của vật liệu không còn nữa.  không phụ thuộc
cường độ điện trường nữa.

Bảng 1.3: Hằng số điện môi của 1 số điện môi rắn


Tên chất Điện môi rắn trung tính Điện môi rắn cực tính
rắn
Parafin Lưu Kim Nhựa Sáp Galovac Xenlulo
huỳnh cương Fênolfoman
đêhit
 1,9 - 2,2 3,6 - 4 5,6-5,8 4,5 5,0 6,5
0
(20 c,
50hz)

Bài giảng Vật liệu điện 10


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

Tên chất ĐM rắn có kết cấu tinh thể Ion Điện môi rắn Xéc - nhét
rắn
Muối mỏ Cương Rutin Muối Barimetatitanat Barimetatitanat
(NaCl) ngọc (TiO ) Xéc -nhét có thêm chất phụ
2
(Al O ).. . gia
2 3

 6 10 110 500 - 600 1000 - 1500 7000 - 9000


0
(20 c,
50hz)

Chương 2
TÍNH DẪN ĐIỆN CỦA ĐIỆN MÔI

2.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG


Trước khi ổn định và đạt được trạng thái cân bằng
quá trình phân cực và chuyển dịch các điện tích ràng buộc
trong vật sẽ tạo nên dòng phân cực hoặc chuyển dịch trong
điện môi.
Mặt khác: trong các điện môi kỹ thuật luôn tồn tại điện tích Hình 2.1
tự do làm xuất hiện các dòng điện rò có trị số nhỏ.
*) Tóm lại: Khi đặt điện môi trong điện trường E,
điện áp là U, đo trị số dòng điện đi qua điện môi, ta thấy
dòng biến thiên theo thời gian và: i = irò+ipc (2.1)
Quan hệ của dòng điện qua điện môi theo thời gian, hình
2.2 Hình 2.2
Từ đồ thị ta thấy: Khi đặt điện áp 1 chiều sau khi quá trình phân cực hoàn
thành chỉ còn dòng điện rò chạy qua điện môi. Ở điện áp xoay chiều nó tồn tại trong
suốt thời gian có điện áp.
Cần chú ý, người ta thường dựa vào trị số dòng điện dò để đánh giá chất
lượng của vật liệu cách điện
U
Điện trở thật của điện môi Rcđ tính như sau: RCĐ = (2.2)
i   i pc
i: Dòng điện đo được; U: Điện áp đặt vào
iPC: Tổng các dòng điện do các cơ chế phân cực chậm gây nên
Việc xác định các dòng phân cực gặp khó khăn nên điện trở của điện môi
U
thường được tính: RCĐ  (2.3)
I'
Với I’ là dòng đo được sau 1 phút kể từ lúc đóng điện áp một chiều.
Độ dẫn điện của vật liệu cách điện được xác định bởi trạng thái của chất khí,
lỏng, rắn và phụ thuộc vào độ ẩm và nhiệt độ của môi trường xung quanh.

Bài giảng Vật liệu điện 11


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

Để so sánh, đánh giá các vật liệu khác nhau ta có thể dùng điện trở suất khối
v và điện trở suất mặt s.
Về trị số điện trở suất khối v bằng điện trở của khối lập phương có cạnh
bằng 1 cm khi dòng điện chạy qua 2 mặt đối diện của khối đó. (cm). Với mẫu vật
S
liệu phẳng và điện trường đồng nhất ta có: v  R v (cm) (2.4)
h
(với: Rv là điện trở khối của khối mẫu (), S là diện tích điện cực (cm2), h là
chiều dày khối mẫu (cm)). Điện dẫn suất khối  v  v1 (-1cm-1).
Về trị số điện trở suất mặt s bằng điện trở của 1 hình vuông trên bề mặt của
vật liệu khi dòng điện chạy qua 2 cạnh đối diện của hình vuông đó. (). Có thể tính
d
điện trở suất mặt s theo công thức:  s  R s () (2.5)
l
(Rs là điện trở bề mặt của mẫu vật liệu giữa các điện cực song song có chiều
rộng d nằm cách nhau 1 khoảng l),  s  s1 (-1).

2.2. TÍNH DẪN ĐIỆN CỦA ĐIỆN MÔI KHÍ


Trong các chất khí luôn tồn tại các điện tử tự do, các ion dương va ion âm.
Những điện tích này được tạo nên nhờ quá trình ion hóa và kết hợp tự nhiên
Quá trình ion hóa là quá trình tách các điện tử ra khỏi phân tử hoặc ion khi
phân tử hoặc ion nhận được năng lượng tác động từ bên ngoài. (bức xạ mặt trời, các
tia phóng xạ, điện trường... ). Quá trình ion hóa tự nhiên là quá trình ion hóa xảy ra
dưới tác động của các yếu tố tự nhiên.
Ngược lại, quá trình tái hợp là quá trình kết hợp các điện tích trái dấu tạo
thành phân tử trung hòa, khi đó năng lượng được giải phóng dưới dạng các photon.
Số lượng điện tích xuất hiện trong quá trình ion hóa tự nhiên là rất nhỏ, do
vậy điện dẫn của điện môi khí là rất bé, hầu hết các chất khí ở một điều kiện nào đó
là những điện môi tốt. Nếu vì l do nào đó quá trình ion
hóa phát triển mạnh thì lượng điện tích trong điện môi khí
tăng nhanh và điện dẫn cũng tăng lên đáng kể.
Đặc tính Von-Ampe (V-A) của điện môi khí được
thể hiện như hình vẽ 2.3
Ở đoạn đầu đường cong quan hệ dòng và áp là tuyến
tính Hình 2.3
Khi điện áp đạt giá trị U1 các ion chưa kịp tái hợp đã bị kéo về các điện cực
và bị trung hoà trên các điện cực (dòng bão hoà).
Khi điện áp đạt giá trị U2 (giới hạn thứ hai) điện dẫn tự duy trì xuất hiện làm
cho dòng trong chất khí lại tăng.
Điều này có thể giải thích dựa trên cơ sở của hiện tượng ion hóa do va chạm
khi cường độ điện trường đặt lên điện môi có trị số lớn sẽ gây nên phóng điện tạo

Bài giảng Vật liệu điện 12


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

thành dòng Plasma nối liền giữa 2 điện cực, chất khí trở nên dẫn điện, dòng tăng lên
theo hàm số mũ.

2.3. TÍNH DẪN ĐIỆN CỦA ĐIỆN MÔI LỎNG


Độ dẫn điện của điện môi lỏng có liên quan chặt chẽ với cấu tạo phân tử của
chất lỏng. Nhiệt độ, nồng độ tạp chất có ảnh hưởng đáng kể tới điện dẫn của điện
môi lỏng. Dòng điện trong chất lỏng có thể xác định được bởi sự chuyển dịch của
các ion hoặc hạt mang điện tương đối lớn ở dạng keo.
2.3.1 Điện dẫn ion của điện môi lỏng.
Khác với điện môi khí, trong điện môi lỏng các điện tích tự do xuất hiện
không chỉ do quá trình ion hóa tự nhiên mà còn do quá trình phân ly các phân tử của
chính bản thân chất lỏng và tạp chất.
Trong điện môi kỹ thuật bao giờ cũng tồn tại một số lượng
tạp chất nhất định. Thông thường các phân tử tạp chất rễ bị phân
ly hơn các phân tử của chính điện môi đó. Do vậy điện dẫn của
điện môi lỏng bao gồm điện dẫn của điện môi chính và điện dẫn
của tạp chất.
Trên hình vẽ biểu diễn mối quan hệ giữa dòng và áp của
Hình 2.4: Đặc tính
điện môi lỏng.
V-A của điện môi
Đường (1): Đặc tuyến V-A của điện môi lỏng có chứa
lỏng
nhiều tạp chất. Trên đồ thị ta không thấy dòng điện bão hòa,
dòng điện tăng tuyến tính với
điện áp đến giá trị Uth, sau đó xuất hiện quá trình ion hóa va chạm, điện tích tăng
theo hàm mũ, I tăng nhanh và dẫn tới phóng điện trong điện môi lỏng.
Đường (2): Các chất lỏng tinh khiết (Được điều chế trong phòng thí nghiệm),
trên đường đặc tuyến V-A vẫn xuất hiện một đoạn nhỏ giống như đoạn bão hòa của
điện môi khí.
Điện dẫn ion của điện môi lỏng phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ. Khi nhiệt độ
tăng, chuyển động nhiệt của các phân tử điện môi lỏng sẽ tăng, lực liên kết giữa các
phân tử giảm, độ nhớt cũng giảm theo, mức độ phân ly của các phân tử do nhiệt sẽ
tăng lên và làm tăng điện dẫn của điện môi lỏng.
Bảng 2.1: Giá trị điện trở suất khối (v) và hằng số điện môi () của một số điện môi lỏng

Chất lỏng Cấu tạo Điện trở suất khốiv 


(cm) ở 200C
Ben zen 1013 - 1014 2,2
Dầu biến thế Trung hoà 12
10 - 10 15
2,2
Dầu xăng 12
10 - 10 15
2,0
10 12
Xôvôn Cực tính yếu 10 - 10 4,5
Thầu dầu 1010 - 1012 4,6

Bài giảng Vật liệu điện 13


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

Axêtôn 106 - 107 22


Rượu Êtylíc Cực tính mạnh 106 - 107 33
Nước cất 105 - 106 82

2.3.2. Điện dẫn điện di


Được tạo nên bởi sự chuyển động có hướng của các phân tử mang điện tích
dưới tác dụng của điện trường bên ngoài
Điện môi lỏng chứa các tạp chất ở dạng keo, xơ, sợi, bụi bẩn, huyền phù ... lơ
lửng bên trong, do quá trình chuyển động nhiệt các tạp chất này ma sát với phân tử
điện môi và chúng bị nhiễm điện. Tùy theo () của tạp chất lớn hay nhỏ so với ()
của điện môi lỏng mà tạp chất có thể bị nhiễm điện tích dương hay âm.
Dưới tác dụng của điện trường các khối điện tích này sẽ chuyển động (Khối
điện tích + sẽ chuyển động về phía bản cực – và ngược lại), chúng tạo nên dòng
điện dẫn điện di. Thực chất dòng điện này là sự chuyển động của khối mang điện
tích dưới tác dụng của điện trường. Đối với điện áp một chiều, sẽ xảy ra hiệu ứng
lam sạch điện môi, với điện áp xoay chiều thì không có.
Ngoài những yếu tố trên thì điện dẫn của điện môi lỏng còn phụ thuộc vào
tính chất cực tính của điện môi. Điện dẫn của điện môi sẽ tăng lên nếu () lớn.

2.4. TÍNH DẪN ĐIỆN CỦA ĐIỆN MÔI RẮN


2.4.1. Điện dẫn của điện môi rắn có cấu trúc mạng lưới nguyên tử phân tử.
Trong các điện môi có mạng lưới nguyên tử hoặc phân tử tính dẫn điện chỉ tồn
tại khi có tạp chất.
Trong các chất kết tinh có mạng phân tử (lưu huỳnh, parafin...) điện dẫn xuất
nhỏ và được xác định chỉ bởi tạp chất.
Điện dẫn của các chất không định hình liên quan trước hết đến thành phần của
chúng. Các chất hữu cơ cao phân tử có điện dẫn suất phụ thuộc mạnh vào các yếu
tố: thành phần hoá học, các tạp chất, mức độ trùng hợp, mức độ lưu hoá... Các thuỷ
tinh vô cơ hợp thành 1 nhóm lớn các chất không kết tinh. Độ dẫn điện của nó liên
quan chặt chẽ tới thành phần hoá học, cho phép nhận được điện dẫn xuất theo yêu
cầu định trước.
Nếu đưa vào thành phần của thuỷ tinh những axít kim loại kiềm sẽ làm điện
dẫn suất tăng mạnh, độ tăng phụ thuộc vào bán kính của các ion: bán kính nhỏ thì
điện dẫn suất tăng nhiều hơn. Nếu đưa vào các a xít kim loại nặng (bari, chì ...) sẽ
làm giảm đáng kể điện dẫn suất của thuỷ tinh.
Điện dẫn suất của các điện môi rắn xốp khi bị hút ẩm với 1 lượng không
đáng kể cũng tăng lên rất mạnh.
Điện dẫn của nhóm điện môi này phụ thuộc nhiều vào độ ẩm không khí

Bài giảng Vật liệu điện 14


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

Bảng 2.2: Ảnh hưởng của độ ẩm không khí (%), và nhiệt độ tới v của điện môi rắn xốp
Điện trở suất khối v (cm)
Tên vật liệu Độ ẩm tương đối %=70%, t=20oC %=0%, t=100oC
%=0%, t=20oC
Đá hoa 1014  1016 108  1010 10121014
Gỗ 1013  1014 108  109 10121013
Phíp 1013  1014 108  109 10101011

2.4.2. Điện dẫn của điện môi rắn có cấu trúc tinh thể ion.
Trong điện môi rắn có cấu trúc tinh thể ion độ dẫn điện được xác định chủ yếu
do sự chuyển dịch các ion đã được giải phóng bởi ảnh hưởng dao động của chuyển
động nhiệt.
Ở nhiệt độ thấp các ion chuyển dịch là các ion liên kết yếu (ion của tạp chất).
Ở nhiệt độ cao cả 1 số ion của mạng tinh thể cũng được giải phóng.
Trên đây ta nghiên cứu độ dẫn điện của vật rắn khi cường độ điện trường
tương đối thấp. Khi cường độ điện trường có trị số lớn cần phải tính đến khả năng
xuất hiện dòng điện từ trong điện môi tinh thể. Dòng này sẽ tăng nhanh khi cường
độ điện trường tăng.
2.4.3. Điện dẫn bề mặt của điện môi rắn
Khi điện môi rắn đăt trong môi trường khí hoặc lỏng, trên bề mặt điện môi rắn
tồn tại các điện tích của bản thân điện môi và do các bụi bẩn hay lớp nước gây nên.
Các điện tích này sẽ tạo nên dòng điện dẫn bề mặt
Điện dẫn này phụ thuộc chủ yếu vào bề dày của lớp ẩm, lượng tạp chất, tình
trạng bề mặt và bản chất của điện môi.
Trị số độ ẩm tương đối của môi trường xung quanh là yếu tố quyết định đối
với điện dẫn suất mặt của điện môi. Khi độ ẩm tương đối > 60  80% thì điện dẫn
suất mặt tăng rõ rệt.
Điện dẫn suất mặt càng thấp khi cực tính của vật liệu càng yếu, bề mặt điện
môi càng sạch và nhẵn.
Theo điện dẫn mặt có thể phân tích vật liệu thành 3 nhóm:
+ Điện môi không hoà tan trong nước: Các điện môi trung hoà và cực tính yếu
không bị nước thấm ướt (parafin, polystirol...). Các điện môi có cực tính bị nước
thấm ướt (1 số loại gốm). Loại này có điện trở suất bề mặt cao, ít phụ thuộc độ ẩm
của môi trường xung quanh (điện môi cực tính chỉ có thể có điện trở suất bề mặt cao
trong môi trường ẩm nếu bề mặt không bẩn).
+ Điện môi hoà tan 1 phần trong nước (thuỷ tinh kỹ thuật): có điện trở suất
mặt thấp hơn và phụ thuộc đáng kể vào độ ẩm.
+ Điện môi có cấu tạo xốp (sợi, chất dẻo, đá hoa ...): Trong môi trường ẩm
loại này có điện dẫn suất mặt lớn.

Bài giảng Vật liệu điện 15


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

*) Nhận xét: Muốn nâng cao điện trở suất mặt người ta dùng phương pháp
làm sạch bề mặt: Rửa bằng nước, bằng các chất hoà tan, xấy khô trong chân không
(ở 600  7000C) sau đó ngâm trong sơn tẩm hoặc dầu, sử dụng sơn quét hoặc tráng
men, thường xuyên vệ sinh thiết bị nếu có thể, cũng có thể đun lâu trong nước cất
với những vật liệu không thấm nước.

Chương 3
TỔN THẤT ĐIỆN MÔI
3.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
*) Khái niệm: Tổn thất điện môi là phần năng lượng tản
ra trong điện môi trên 1 đơn vị thời gian làm cho điện môi
nóng lên khi có điện trường tác động.
Đối với điện áp 1 chiều tổn thất điện môi chủ yếu do
dòng điện rò: P = R.I2 (3.1) Hình 3.1
Đối với điện áp xuay chiều tổn thất do cả dòng điện rò và dòng phân cực gây
nên P  U .I . cos  (3.2a)
Từ hình vẽ 3.1 ta thấy Ptt  U .I . cos  U .I R  U .I C .tg  U 2 .C..tg (3.2b)
IR 1
Với tg   (3.3a)
I C R.C.
Từ (3.2b), ta nhận thấy công suất tổn thất tỷ lệ thuận với tg, do vậy tg được
gọi là “Hệ số tổn thất công suất”
Khi điện môi có tổn thất điện môi lớn thì nhiệt độ phát nóng trong điện môi
tăng, đến một giá trị nào đó vượt mức cho phép làm cho điện môi bị phân huỷ nhiệt,
và mất tính chất cách điện, người ta gọi đó là hiện tượng phóng điện vì nhiệt
Tổn thất điện môi liên quan chặt chẽ với hằng số điện môi, thông thường nếu
hằng số điện môi lớn thì tổn thất điện môi cũng lớn.
Công thức (2.2b) có thể viết P  U 2 . .C0 ..tg (3.2c)
Ngoài ra tổn thất điện môi còn có thể được xác định thông qua “suất tổn hao”,
đó là giá trị công suất tản trong 1 đơn vị thể tích hoặc suất tổn hao.

3.2. CÁC DẠNG TỔN THẤT ĐIỆN MÔI


3.2.1. Tổn thất điện môi do điện dẫn rò.
trong điện môi kỹ thuật bao giờ cũng chứa các điện tích và điện tử tự do. Dưới
tác dụng của điện trường chúng tạo nên dòng rò. Trong điện môi rắn có dòng điện
rò đi trên bề mặt và trong khối điện môi, còn điện môi khí và lỏng chỉ có dòng điện
1,8.1012
khối. Nếu dòng rò lớn thì tổn hao có giá trị đáng kể. tg  (3.4)
 . f .

Bài giảng Vật liệu điện 16


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

Tổn thất dạng này tỷ lệ nghịch với tần số của điện trường, hằng số điện môi và
1 1
tăng theo nhiệt độ theo quy luật hàm số mũ:   (3.5)
  0 .et
Với 0 là điện dẫn suất ở 250C và P= 1 at,  - hệ số mũ, t - Nhiệt độ (0C)
3.2.2. Tổn thất điện môi do phân cực.
Thấy rõ ở các chất có phân cực chậm, trong các điện môi có cấu tạo lưỡng cực
và các điện môi có cấu tạo ion ràng buộc không chặt chẽ.
Tổn thất điện môi do phân cực chậm được gây bởi sự phá huỷ chuyển động
nhiệt của các hạt dưới ảnh hưởng của cường độ điện trường. Sự phá huỷ này làm
năng lượng tiêu tán và điện môi bị nóng lên. Tổn thất phân cực chậm tăng theo tần
số của điện áp đặt. (Rõ nhất ở tần số vô tuyến và tần số siêu cao)
Quan hệ của tg=f(t0) của các điện môi cực tính có giá trị cực đại ở nhiệt độ
nào đó, đặc trưng cho mỗi loại.
3. Tổn thất do ion hoá.
Dạng tổn thất thấy rõ trong điện môi khí hoặc trong các điện môi lỏng và rắn
nhưng có tồn tại các bọt khí. Trong quá trình ion hóa, các phân tử khí tiếp thu năng
lượng điện trường và gây tổn thất điện môi. Khi bị ion hoá trong chất khí có thêm
điện tích và điện tử tự do làm cho điện dẫn khí tăng lên, chúng góp phần tạo nên tổn
hao điện môi lớn.
Tổn hao có thể tính theo công thức: Pi = A.f. (U - U0)3 (3.6)
Với UU0, A - Hằng số, f - Tần số điện trường
U, U0: Điện áp đặt vào và điện áp ứng với điểm bắt đầu ion hoá
4. Tổn thất điện môi do tính không đồng nhất của điện môi.
Loại tổn hao này có rất nhiều trong thực tiễn, gây bởi các tạp chất ngẫu nhiên
hoặc các thành phần riêng biệt được chủ định đưa vào điện môi để làm biến đổi theo
yêu cầu định trước các thuộc tính của nó. Do đặc điểm cấu tạo nên không có công
thức chung để tính tổn thất.
VD: Giấy tẩm, chất dẻo có lớp độn, chất cách điện xốp có chứa không khí và
tạp chất ẩm...
Đơn giản nhất có thể hình dung điện môi không đồng nhất dưới dạng 2 lớp nối
tiếp nhau. Sơ đồ thay thế có thể gồm 2 tụ điện mắc nối tiếp nhau. Trị số tg của
C2 tg 1  C1tg 2
điện môi nhiều lớp khi đó có thể tính: tg  (3.7)
C1  C2
3.3. SƠ ĐỒ THAY THẾ VÀ TÍNH TOÁN TỔN THẤT ĐIỆN MÔI
3.3.1. Sơ đồ thay thế và đồ thị véc tơ
Bất kỳ một khối điện môi nào đều có thể thay thế bằng một tụ điện mắc nối
tiếp hoặc song song với một điện trở (hình 3.2), sao cho khi thay thế phải không
làm thay đổi bản chất vật lý của các quá trình diễn ra trong điện môi. Nghĩa là công
suất tổn thất phải bằng công suất thực và góc tổn thất  không đổi.

Bài giảng Vật liệu điện 17


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

Hình 3.2. Sơ đồ thay thế


và đồ thị véc tơ

3.3.2. Cách xác định tổn thất điện môi.


*) Sơ đồ nối tiếp
1 U 2 .Cn ..tg
Ptt  U .I . cos   I .U R  I .U C .tg  I .
2
.tg  (3.8)
Cn . ( Rn .Cn . ) 2  1
UR
Với tg   Rn .Cn . (3.9)
UC
*) Sơ đồ song song
Từ (3.2) và (3.3a) ta có: Ptt  U 2 .Cs ..tg (3.2d)
IR 1
Với tg   (3.3b)
I C Rs .Cs .
*) Cân bằng (3.8) với (3.2d) và (3.9) với (3.3b) ta có
1 1 1
Cs   2 và Rs  Rn (1  2 ) (3.10)
( Rn .Cn . )  1 tg   1
2
tg 
Công thức (3.10) cho ta mối quan hệ thông số mạch song song và nối tiếp.

3.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỔN THẤT ĐIỆN MÔI
Trong thực tế có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tổn thất điện môi, trong đó có
bốn yếu tố quan trọng nhất, đó là: Nhiệt độ, tần số điện trường, độ ẩm không khí, và
giá trị điện áp.
1. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới tổn thất điện môi.
Nhiệt độ được xem là yếu tố quan trọng nhất, khi nhiệt độ thay đổi sẽ làm cho
các tính chất của điện môi thay đổi.
Đối với điện môi trung tính hoặc cực tính yếu, tổn thất điện môi chủ yếu do
dòng điện rò gây nên, hệ số tổn thất có thể tính theo công thức sau:
  .e .t
tg   0  A.e .t (3.11)
 0 .  .  0 .  .

Với  0  (F/m) hằng số điện môi tuyệt


4. .9.10 9
đối của chân không,  Hằng số điện môi đo ở tần số
cao vô cùng,  tần số góc,  và 0 - điện dẫn suất tại
nhiệt độ t và tại t0 =250C, P=1 at,  - hệ số mũ Hình 3.3: tg = f(t0)
Từ (3.11) ta nhận thấy, khi  là hằng số, tg =f(t0) có dạng đường số (1) hình 3.3

Bài giảng Vật liệu điện 18


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

Đối với điện môi cực tính mạnh nhưng có điện dẫn nhỏ, tổn thất điện môi chủ
yếu do dòng phân cực gây nên, tg có thể tính theo
công thức (3.12)
(    )..
tg  bd (3.12)
 bd    . 2 . 2
Với bđ – Hằng số điện môi đo ở tần số thấp (một
chiều),  - Thời gian tích thoát năng lượng, nó tăng Hình 3.4: tg=f()
tuyến tính với thời gian và ngược lại. Do vậy tg =f(t ), khi  là hằng số có dạng
0

đường số (2) hình 3.3.


Đối với điện môi cực tính mạnh và có điện dẫn cao, tổn thất điện môi do cả
dòng rò và dòng phân cực gây nên. tg=f(t0) khi  là hằng số có dạng đường số
(3)=(1)+(2), hình 3.3.
2. Ảnh hưởng của tần số điện trường tới tổn thất điện môi.
Đối với điện môi trung tính hoặc cực yếu, tổn thất điện môi chủ yếu do dòng
điện rò gây nên, tg có thể xác định theo (3.11), khi t0 là hằng số thì  cũng là hằng
số, do vậy tg =f() có dạng đường số (1) hình 3.4.
Đối với điện môi cực tính mạnh nhưng có điện dẫn nhỏ tổn thất điện môi chủ
yếu do dòng phân cực gây nên, ở miền tần số thấp các phân tử lưỡng cực được định
hướng hoàn toàn, nhưng ở miền tần số cao các phân tử lưỡng cực không kịp định
hướng theo hướng điện trường do vậy tổn thất điện môi giảm. từ (3.12) ta thấy khi
t0 là hằng số, tg =f() có dạng đường số (2) hình 3.4.
Đối với điện môi cực tính mạnh và có điện dẫn lớn, ở vùng tần số thấp tổn
thất điện môi chủ yếu do dòng rò gây nên, ở vùng tần số cao lại chủ yếu do dòng
phân cực, khi tần số quá cao các phân tử không kịp định hướng nên tg giảm.
tg=f() khi t0 là hằng số có dạng đường số (3)=(1)+(2), hình 3.4.
3. Ảnh hưởng của độ ẩm không khí
Khi điện môi đặt trong môi trường có độ ẩm %,
sau một thời gian điện môi sẽ bị ngấm ẩm, hoặc hấp phụ
một lớp hơi nước trên bề mặt, điều đó làm tăng điện dẫn
khối và điện dẫn mặt của vật liệu và làm tổn thất điện
môi tăng khi % tăng. Mối quan hệ tg=(%) có dạng
Hình 3.5: tg=f(%)
hình 3.5.
4. Ảnh hưởng của điện áp tới tổn thất điện môi.
Ở vùng điện áp thấp tổn thất điện môi gần như ít
phụ thuộc vào điện áp, nhưng khi điện áp tăng cao quá
trình ion hóa trong các chất khí nói chung và trong các
điện môi lỏng và rắn có chứa các bọt khí, sẽ phát triển
mạnh làm tổn thất điện môi tăng nhanh. Khi điện áp quá
cao thì điện dẫn của chất khí tăng cao làm cho sụt áp
Hình 3.6: tg=f(U)

Bài giảng Vật liệu điện 19


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

trên nó giảm đi, do vậy tổn thất điện môi lại giảm. Mối quan hệ tg=f(U) có dạng
hình 3.6.
3.5. TỔN THẤT ĐIỆN MÔI TRONG CHẤT KHÍ
Các chất khí ở điều kiện bình thường và trong điện trường thấp có tổn hao rất
bé, vì vậy có thể xem chất khí là điện môi ly tưởng. Nguyên nhân gây nên tổn thất
điện môi khí chủ yếu là do dòng điện dò, còn sự định hướng của các phân tử lưỡng
cực ít kèm theo năng lượng. Do vậy tg có thể xác định theo công thức (3.4)
Ở điện áp cao và điện trường không đồng nhất,khi cường độ điện trường vượt
quá trị số tới hạn các phân tử khí sẽ bị ion hóa và có thể tính theo công thức (3.6),
Mối quan hệ tg=f(U) có dạng hình 3.6.
Ở tần số cao hiện tượng ion hoá và tổn thất năng lượng trong chất khí tăng
đến mức làm cho các vật có khí cách điện bị cháy và phá huỷ nếu điện áp vượt trị số
ion hoá.
3.6. TỔN THẤT TRONG ĐIỆN MÔI LỎNG
Trong các chất lỏng trung tính: tổn thất điện môi chỉ do dòng điện rò gây nên
nếu như chất lỏng không chứa tạp chất có các phân tử lưỡng cực. Điện dẫn suất của
điện môi lỏng trung tính tinh khiết vô cùng bé nên tổn thất điện môi cũng bé, tg có
thể tính theo công thức (3.4)
Các điện môi có cực tính tuỳ theo điều kiện (nhiệt độ, tần số) ngoài tổn thất do
điện dẫn còn có tổn thất do sự phân cực lưỡng cực chậm gây nên. Các điện môi
dùng trong kỹ thuật là hỗn hợp của 2 loại trên.
Ở điện môi lỏng lưỡng cực tổn thất điện môi phụ thuộc vào độ nhớt. Tổn hao
trong các chất lỏng nhớt khi điện áp xoay chiều đặc biệt là khi tần số cao lớn hơn
tổn thất do điện dẫn gây nên rất nhiều. Đó là tổn thất phân cực lưỡng cực chậm.
Tổn thất phân cực lưỡng cực chậm trong chất lỏng có độ nhớt bé và tần số
thấp không đáng kể và có thể nhỏ hơn tổn thất do điện dẫn rò. ở tần số cao tổn thất
phân cực lưỡng cực chậm sẽ rất lớn so với tổn thất do điện dẫn ngay cả khi độ nhớt
bé. Vì vậy chất lỏng lưỡng cực không sử dụng trong trường hợp có tần số cao.

3.7. TỔN THẤT ĐIỆN MÔI TRONG ĐIỆN MÔI RẮN


3.7.1. Tổn thất điện môi trong điện môi có cấu tạo phân tử
Phụ thuộc vào loại phân tử:Trong các chất trung tính khi không có tạp chất thì
tổn thất điện môi nhỏ không đáng kể, chúng được dùng làm điện môi cao tần.
VD: Parafin, lưu huỳnh, các chất cao phân tử không phân cực: polietylen, chất
dẻo chứa flo...
Khi điện môi cấu tạo từ những phân tử cực tính: do sự phân cực lưỡng cực
chậm nên có tổn thất lớn đặc biệt ở tần số vô tuyến. Tổn thất điện môi trong các
điện môi này có liên quan tới nhiệt độ.
VD: Các vật liệu dựa trên cơ sở xenlulo như giấy, các tông, các chất cao phân
tử cực tính, các vật liệu cao su: êbônit...

Bài giảng Vật liệu điện 20


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

Ở 1 vài trị số nhiệt độ tổn thất có giá trị cực đại và cực tiểu, sau điểm cực tiểu
tổn thất tăng lên do sự tăng của tổn thất điện dẫn.
3.7.2. Tổn thất điện môi của chất rắn có cấu tạo ion
Liên quan đến đặc điểm sắp xếp các ion trong mạng.
Các chất cấu tạo tinh thể có các ion ràng buộc chặt chẽ: khi không có tạp chất
thì tổn thất điện môi rất nhỏ. Ở nhiệt độ cao sẽ xuất hiện tổn thất do điện dẫn. Chỉ
cần 1 lượng tạp chất rất nhỏ gây biến dạng mạng lưới tinh thể cũng làm tăng tổn
thất điện môi lên rất nhiều.
Loại này gồm nhiều hợp chất tinh thể có ý nghĩa to lớn trong sản xuất gốm kỹ
thuật hiện nay (bột đá mài nằm trong thành phần của sứ cao tần), hoặc là muối mỏ...
Các chất cấu tạo tinh thể có các ion không ràng buộc chặt chẽ bao gồm 1 loại
chất kết tinh. Chúng được đặc trưng bởi các loại phân cực chậm làm tăng tổn thất
điện môi.
Mulit trong sứ cách điện, khoáng siricon trong gốm chịu lửa...
Tổn thất điện môi trong các chất không kết tinh có cấu tạo ion (thuỷ tinh vô
cơ) liên quan với hiện tượng phân cực và sự tồn tại của điện dẫn.
Yếu tố chủ yếu xác định tổn thất trong thuỷ tinh vô cơ phụ thuộc vào cách kết
hợp của các ôxit chứa trong nó, vì cách kết hợp ảnh hưởng đến cấu tạo của thuỷ
tinh.
3.7.3. Tổn thất trong điện môi xec- nhét
Tổn thất điện môi có giá trị lớn,do đặc điểm của điện môi này là có hiện tượng
phân cực tự phát phụ thuộc rõ rệt vào nhiệt độ và có điểm cực đại ở nhiệt độ nhất
định (điểm Quyri). Sau điểm Quyri phân cực tự phát mất đi, thuộc tính Xenhit cũng
mất.
Tổn thất trong điện môi xenhit ít biến đổi theo nhiệt độ ở vùng phân cực tự
phát và giảm đột ngột sau điểm Quyri.

3.7.4. Tổn thất điện môi trong chất rắn có cấu tạo không đồng nhất
Chất rắn dùng làm điện môi này gồm vật liệu mà trong thành phần của nó
chứa không ít hơn 2 chất gốc bị xáo trộn cơ học với nhau (các chất gốm)
Một vật liệu gốm bất kỳ đều là hệ phức tạp nhiều pha. Trong thành phần của
gốm ta phân biệt pha tinh thể, pha thuỷ tinh, pha thể khí (khí trong các lỗ hổng kín).
Tổn thất điện môi trong gốm phụ thuộc vào tỷ lượng của pha tinh thể và pha
thuỷ tinh. Pha thể khí trong gốm làm tăng tổn thất điện môi khi điện trường có
cường độ cao hơn do sự ion hoá tăng lên.
Tổn thất trong gốm tăng nếu nó chứa các tạp chất lẫn tính bán dẫn với tính
dẫn điện bằng điện tử. Tổn thất cũng tăng do hút ẩm khi có các lỗ xốp hở.
Ngoài ra còn có giấy tẩm, mica ... Hiện nay người ta dùng nhiều điện môi
không đồng nhất gồm chất dẻo với các chất độn khác nhau, chất dẻo nhiều lớp, vật
liệu cao su có chất độn khác nhau ...

Bài giảng Vật liệu điện 21


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

CHƯƠNG 4
SỰ PHÓNG ĐIỆN TRONG ĐIỆN MÔI

4.1. KHÁI NIỆM VỀ SỰ PHÓNG ĐIỆN TRONG ĐIỆN MÔI


Khi cường độ điện trường đặt lên điện môi vượt quá một giới hạn nào đó sẽ
xảy ra hiện tượng phóng điện đánh thủng, khi đó điện môi mất hoàn toàn các thuộc
tính cách điện. Hiện tượng đó chính là sự phóng điện trong điện môi, hay còn gọi là
hiện tượng đánh thủng điện môi.
Trị số điện áp mà ở đó xảy ra đánh thủng điện môi được gọi là điện áp đánh
thủng (Uđt), trị số cường độ điện trường tương ứng gọi là cường độ điện trường
U đt
đánh thủng (Eđt) hoặc độ bền điện của điện môi. E đt  (KV/mm) (4.1)
h
h là chiều dày điện môi (mm)
Vậy, độ bền điện chính là khả năng chịu đựng giá trị điện áp giới hạn trên một
milimét chiều dày mà điện môi chưa bị đánh thủng.
Khi tính toán để chọn chiều dày cách điện của một thiết bị làm việc ở điện áp
U đm
định mức nào đó (Uđm), ta cần nhân thêm với hệ số an toàn. h  K. , (mm)
E đt
Trong thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới cường độ điện trường cách
điện của điện môi: Dạng điện trường, dạng điện áp, thời gian tác động của điện áp,
điều kiện môi trường….
Đối với điện môi khí sự đánh thủng xảy ra do hiện tượng ion hoá do va chạm
và ion hoá quang. Trong điện trường đồng nhất hiện tượng đánh thủng khí xảy ra
đột ngột, trong điện trường không đồng nhất trước khi chất khí bị đánh thủng có
hiện tượng vầng quang điện.
Đối với điện môi lỏng hiện tượng đánh thủng xảy ra do kết quả của quá trình
nhiệt và ion hoá. Một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng đánh
thủng chất lỏng là do sự tồn tại của tạp chất.
Đối với điện môi rắn hiện tượng đánh thủng có thể do quá trình nhiệt hoặc quá
trình điện dưới ảnh hưởng của điện trường.
+) Hiện tượng đánh thủng về điện liên quan đến quá trình điện tử trong điện
môi nó xuất hiện ở điện trường mạnh và làm tăng mạnh mẽ, đột ngột, có tính chất
cục bộ mật độ dòng điện lúc đánh thủng.
+) Hiện tượng đánh thủng về nhiệt là hậu quả của sự giảm bớt điện trở tác
dụng của điện môi khi nó bị đốt nóng trong điện trường. Điều đó làm tăng thành
phần tác dụng của dòng điện và làm cho điện môi càng bị đốt nóng cho đến khi bị
phân huỷ vì nhiệt.
+) Dưới tác dụng lâu dài của điện áp hiện tượng đánh thủng còn gây bởi các
quá trình điện hoá xảy ra trong điện môi dưới tác dụng của điện trường.

Bài giảng Vật liệu điện 22


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

4.2. SỰ PHÓNG ĐIỆN TRONG ĐIỆN MÔI KHÍ


4.2.1.Yêu cầu chung của các chất khí cách điện
+ Phải là khí trơ, nghĩa là không phản ứng hoá học với các chất cách điện
khác trong cùng kết cấu cách điện hoặc với kim loại của thiết bị điện.
+ Có cường độ cách điện cao để giảm kích thước của kết cấu cách điện và
thiết bị.
+ Nhiệt độ hoá lỏng thấp để có thể sử dụng chúng ở trạng thái có áp suất cao.
+ Tản nhiệt tốt.
+ Phải rẻ tiền và dễ kiếm.
4.2.1. Điều kiện xác định khả năng ion hoá và các dạng ion hóa chất khí
Ở điều kiện bình thường, các phân tử khí chuyển động hỗn loạn dưới tác động
của năng lượng nhiệt, khi đặt trong điện trường chúng nhận thêm một năng lượng
bổ xung: Wbx  q.U  (4.3)
với q- Điện tích, U- Điện áp giáng trên đoạn đường chuyển động tự do của hạt
Nếu trong điện trường đồng nhất: U = E.  (4.4)
Với: E- Cường độ điện trường, - Khoảng cách trung bình mà hạt mang điện đã di
chuyển qua không gặp va chạm.=> Wbx = q. E. (4.5)
Năng lượng này truyền cho các phân tử khí mà nó va chạm phải. Nếu năng
lượng đủ lớn thì phân tử bị ion hoá. Nếu năng lượng còn nhỏ, các phân tử khí chỉ bị
kích thích và khi trở về trạng thái ban đầu năng lượng sẽ được giải phóng dưới dạng
các photon.
Vậy: Điều kiện để xác định khả năng ion hoá chất khí: W  Wi (4.6)
W- Bao gồm cả năng lượng của chuyển động nhiệt, Wi - Năng lượng ion hoá,
vác chất khí khác nhau thì Wi cũng khác nhau và thường bằng (4÷25) ev
*. Các dạng ion hoá trong chất khí
Tuỳ thuộc vào dạng năng lượng cung cấp cho chất khí trong quá trình ion hoá,
có thể có các dạng ion hoá sau:
a. Ion hoá va chạm:
Khi các phần tử đang chuyển động va chạm nhau, động năng của chúng sẽ
mv2
chuyển cho nhau và có thể xảy ra ion hoá nếu:  Wi (4.7)
2
m - khối lượng hạt, v - Tốc độ chuyển động của hạt.
b. Ion hoá quang:
Năng lượng cần thiết để ion hoá có thể lấy từ bức xạ sóng ngắn với điều kiện:
c.h
h.f  Wi hoặc   (4.8)
Wi
C
Với:  - Độ dài sóng của sóng ngắn   , f - Tần số bức xạ của sóng ngắn,
f
c - Tốc độ ánh sáng, h= 6,63.10-34J.s là hằng số Planck

Bài giảng Vật liệu điện 23


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

c. Ion hoá nhiệt:


Ở nhiệt độ cao có thể phát sinh các khả năng sau:
- Ion hoá va chạm do các phân tử, điện tử chuyển động nhiệt với tốc độ lớn.
- Ion hoá quang do các bức xạ nhiệt gây nên.
- Cả hai quá trình trên
Trên thực tế, ở bất kỳ nhiệt độ nào cũng có khả năng xảy ra ion hóa, chỉ có ít
hay nhiều. Theo Nhiệt động học, nhiệt độ cần thiết để có quá trình ion hoá được xác
3
định theo công thức: W  kT  Wi (4.9)
2
Với T - nhiệt độ tuyệt đối của chất khí, k =1,38.10-23 J/0K - hằng số Boltzman.
d. Ion hoá bề mặt:
Ba dạng ion hoá trên xảy ra trong thể tích chất khí còn dạng ion hoá bề mặt thì
xảy ra ngay trên bề mặt của các điện cực.
Muốn giải phóng điện tử ra khỏi bề mặt điện cực cũng cần 1 năng lượng nhất
định gọi là "công thoát". Trị số công thoát này phụ thuộc vào loại vật liệu làm điện
cực và trạng thái bề mặt của điện cực.
4.2.3. Quá trình hình thành, phát triển thác điện tử và quá trình phóng
điện trong điện môi khí:
Quá trình ion hoá chất khí sẽ đưa đến sự hình thành thác điện tích trong khu
vực giữa 2 điện cực. Nếu tiếp tục tăng điện áp thác điện tích phát triển mạnh, khi
mật độ điện tích đủ lớn sẽ gây nên sự phóng điện trong điện môi khí tạo thành dòng
Plazma nối liền giữa 2 điện cực.
Chúng ta xét quá trình ion hoá chất khí giữa
hai điện cực với nguồn điện áp một chiều như hình
4.1. Giả thiết rằng ban đầu vì lý do nào đó có tồn tại
một điện tử tự do ở phía cực âm. Dưới tác dụng của

điện trường E , điện tử bay về phía cực dương.
Trong quá trình chuyển động điện tử sẽ va chạm với
các phân tử khí và gây nên ion hoá với hệ số ion hoá
là . Sau mỗi lần ion hoá xuất hiện thêm điện tử tự
do và ion dương. Các điện tử tự do mới được sinh ra Hình 4.1: Thác điện tử và sự phân bố
cũng được gia tốc, tích luỹ năng lượng và gây nên điện tích và điện trường
ion hoá, đồng thời các ion dương mới được sinh ra
cũng được sinh ra sẽ chuyển động theo chiều ngược lại bay về phía cực âm cũng có
thể gây ion hoá chất khí với hệ số  (thường <<)… Do đó số lượng điện tích (ion
dương và điện tử tự do) trong khoảng không gian giữa hai điện cực tăng lên nhiều
lần, chúng tập hợp thành thác điện tích; thường gọi là thác điện tử.
Trên hình 4.1a cho ta mô hình thác điện tử khi thác phát triển tới độ dài x. Do
điện tử bé và nhẹ nên tốc độ lớn và dễ khuếch tán dồn về phía đầu thác và rải trên
khoảng không gian rộng. Còn các ion dương do có khối lượng và kích thước lớn,
Bài giảng Vật liệu điện 24
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

nên di chuyển chậm với tốc độ chậm hơn (bằng khoảng 1/100 tốc độ của điện tử),
chúng phân bố ở khu vực thân và đuôi thác. Hình 4.1b cho sự phân bố điện tử tự do
(ne) và ion dương (ni). Sự tồn tại các điện tích của thác điện tử sẽ tạo nên điện
trường phụ do các điện tử tự do (Ee) và ion dương (Ei) gây nên (hình 4.1c). Chúng
làm biến dạng điện trường tổng, đường biểu diễn trên hình 4.1d
Xét về sự biến dạng của trường (hình 4.1d) ta thấy phía đầu thác trường được
tăng cường nhiều, nhưng ngay sau đầu thác trường lại giảm đột ngột, cả hai nơi này
đều có khả năng bức xạ phô tôn. Ở đầu thác trường được tăng cường cao hơn điện
trường E bên ngoài, do vậy dẽ dàng gây nên ion hoá phần khí tiếp theo tạo nên các
thác điện tử mới hướng về phía điện cực đối diện. Mặt khác, do trường tăng cao làm
cho các phân tử khí ở gần sẽ bị kích thích, khi chúng trở lại trạng thái ban đầu sẽ trả
lại năng lượng dưới dạng các phô tôn. Còn ở phía sau đầu thác do trường giảm đột
ngột nên xảy ra hiện tượng kết hợp và cũng trả lại năng lượng đươi dạng phô tôn.
Các phô tôn này chuyển động với tốc độ tương đương tốc độ ánh sáng, nên trong
khi thác ban đầu đang phát triển (giả thiết một đoạn là x) thì các phô tôn dã vượt
trước thác, gây ion hóa và hình thành các thác thứ cấp phía trước thác ban đầu hoặc
cũng có khả năng giải thoát các điện tử từ bề mặt điện cực góp phần tăng thêm số
lượng điện tích và để kế tiếp thác điện tử ban đầu kểt trên.
Dưới tác dụng của điện trường, thác điện tích càng được phát triển đồng thời
được kéo dài ra và khi tiếp cận với các điện cực các điện tích của thác điện tử sẽ
trung hoà trên điện cực, kết thúc quá trình hình thành và phát triển thác điện tử.
Quá trình đó chưa thể gọi là phóng điện vì chưa tạo nên dòng điện lưu thông
liên tục giữa hai điẹn cực. Như vậy để có phóng điện cần thiết phải có xuất hiện các
điện tử mới để hình thành các thác mới, trước khi thác thứ nhất kết thúc và hình
thành các thác thứ cấp ngay phía trước thác ban đầu.
Trong giai đoạn tiếp theo, các thác này đuổi kịp nhau và hình thành “dòng”
hướng từ cực âm đến cực dương. Đồng thời hình thành dòng các điện tích dương
hướng ngược lại (gọi là dòng dương). Thực tế cho ta thấy khi thác điện tích có mật
độ điện tích lớn (khoảng 1012 ion/cm3) và gần tiếp cận tới điện cực dương, toàn bộ
điện áp giữa hai điện cực dồn đặt lên một khe khí hẹp ở tại đó cường độ điện trường
rất lớn làm bứt các ion dương từ cực dương chuyển động theo chiều ngược lại của
thác điện tử. Khi chúng hoà nhập làm một sẽ gây nên phóng điện chọc thủng điện
môi khí tạo thành dòng plazma, kết thúc bằng quá trình phóng điện.
Thường phóng điện trong chất khí xảy ra rất nhanh gần như tức thời, nếu khe
hở khí là 1 cm thì thời gian phát triển phóng điện chọc thủng khoảng 10-8÷10-7giây.
4.2.4. Các dạng phóng điện của điện môi khí
Tuỳ thuộc vào công suất nguồn, áp suất khí và dạng của điện trường, quá trình
hình thành dòng Plasma có khác nhau và đưa đến các dạng phóng điện khác nhau:
*) Phóng điện toả sáng

Bài giảng Vật liệu điện 25


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

Xảy ra khi áp suất thấp, Plasma không thể có điện dẫn lớn vì số lượng phân tử
khí quá ít. Phóng điện toả sáng thường chiếm toàn bộ khoảng không gian giữa các
điện cực và được ứng dụng trong các ống phát sáng, đèn nêon...
*) Phóng điện tia lửa
Xảy ra khi áp suất lớn, Plasma không chiếm hết toàn bộ khoảng không gian
mà chỉ là tập trung vào một khe khí hẹp nối giữa các điện cực. Mật độ ion trong
dòng Plasma rất lớn nên có thể dẫn được dòng điện lớn nhưng không lớn quá vì bị
giới hạn bởi công suất nguồn, VD: sét
*) Phóng điện hồ quang
Tương tự như phóng điện tia lửa nhưng ở đây công suất nguồn lớn và tác
dụng trong thời gian dài. Dòng điện hồ quang rất lớn, đốt nóng dòng Plasma làm
cho điện dẫn của nó tăng thêm và do đó dòng điện hồ quang càng tăng. Dòng điện
sẽ tăng tới mức ổn định khi có sự cân bằng giữa phát nóng và toả nhiệt của khe hồ
quang. VD: hàn hồ quang, lò hồ quang…
*) Phóng điện vầng quang
Chỉ tồn tại trong điện trường không đồng nhất và xuất hiện trong khu vực
xung quanh điện cực. Dạng phóng điện này không hoàn toàn vì dòng Plasma không
nối liền 2 điện cực và do đó không thể có dòng điện lớn. Phóng điện vầng quang
chưa làm mất hẳn tính chất cách điện của khe hở nhưng cũng không nên để phát
sinh vầng quang vì nó gây nhiều tác hại khác: gây tổn thất năng lượng lớn trên
đường dây truyền tải...
4.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền điện của điện môi khí
a. Khái quát
Độ bền điện của điện môi khí trước hết phụ thuộc vào dạng điện trường, trong
điện trường đồng nhất độ bền điện cao hơn nhiều đối với trường không đồng nhất
Điện áp đặt vào khoảng khí càng lớn sự đánh thủng càng phát triển nhanh.
Nếu khoảng thời gian tác động của điện áp càng nhỏ thì điện áp đánh thủng sẽ
phải tăng lên.
- Độ ẩm không khí: Khi độ ẩm không khí % 70%, thường ít ảnh hưởng,
nhưng khi độ ẩm tăng cao sẽ làm giảm đáng kể độ bền điện của điện môi khí.
b. Đánh thủng chất khí trong trường đồng nhất
Trị số trường tại mọi điểm đều bằng nhau (E = const)
nên quá trình hình thành và phát triển của phóng điện không
phụ thuộc vào cực tính.
Sự đánh thủng xảy ra tức thời khi điện áp đạt đến 1 trị số
nhất định tuỳ thuộc vào nhiệt độ và áp suất của khí. Nếu nguồn
áp đủ lớn giữa các bản cực xuất hiện tia lửa rồi biến thành hồ
quang.
Khi nhiệt độ và khoảng cách điện cực không đổi thì độ
bền điện phụ thuộc vào áp suất chất khí (hay mật độ phân tử),
Hình 4.2 và 4.3
Bài giảng Vật liệu điện 26
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

hình 4.2.
Trong trường có nhiệt độ và áp suất không đổi thì cường độ điện trường đánh
thủng chất khí phụ thuộc vào khoảng cách giữa các điện cực hình 4.3.
c. Trong điện trường không đồng nhất
Sự đánh thủng khí là hiện tượng xuất hiện phóng điện 1 phần dưới dạng
phóng điện vầng quang tại những chỗ mà ở đó cường độ điện trường đạt đến trị số
tới hạn. Hiện tượng vầng quang sẽ chuyển sang phóng điện tia lửa và hồ quang khi
điện áp tăng lên.
Xét dạng điện cực điển hình cho trường không đồng nhất
là đôi cực mũi nhọn (kim) - cực bản (mặt phẳng):
Sự phân bố điện trường được mô tả như hình 4.4. Do sự
tăng cường độ trường ở phía điện cực có bán kính cong bé nên
mọi quá trình ion hoá, quá trình phóng điện cũng đều bắt nguồn
từ đấy dù điện cực là dương hay âm nhưng sự khác nhau về cực Hình 4.4
tính lại ảnh hưởng rất lớn đến các giai đoạn phát triển về sau.
*) Khi mũi nhọn có cực tính dương
Mũi nhọn là khu vực có điện trường mạnh nên trước khi xuất hiện vầng quang
ở đấy đã có quá trình ion hoá và tạo nên thác điện tử. Các thác này sẽ di chuyển về
phía mũi nhọn và khi tới nơi các điện tử của thác sẽ đi vào điện cực để lại các ion
dương tạo nên lớp điện tích không gian ở khu vực mũi nhọn, trường của điện tích
không gian dương E' sẽ làm biến dạng trường tổng (hình 4.5a) và kết quả là ở bên
phải nó trường được tăng cường (E' cùng phương với trường ngoài E) tạo điều kiện
cho quá trình lan truyền của điện tích từ vầng quang đi ra điện cực đối diện, ngược
lại ở phía bên trái tức là ở khu vực điện cực mũi nhọn trường bị giảm (E' ngược
phương với E) do đó hạn chế quá trình ion hoá và gây khó khăn cho sự hình thành
vầng quang. Vì thế quá trình đánh thủng trong trường này rất dễ xảy ra khi điện áp
tăng lên (hình 4.5b).

Hình 4.5: Quá trình phóng điện Hình 4.6:Quá trình phóng điện
vầng quang khi mũi nhọn có cực vầng quang khi mũi nhọn có cực
tính dương tính âm
Bài giảng Vật liệu điện 27
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

*) Khi mũi nhọn có cực tính âm:


Cường độ điện trường ngoài giảm dần từ mũi nhọn đến cực bản - đường (1).
Quá trình ion hoá và hình thành các thác điện tử cũng xảy ra ở khu vực điện
cực mũi nhọn (cực âm). Các điện tử của thác sẽ di chuyển về phía điện cực dương
(cực bản) nhưng khi bay về phía này, điện tử rơi vào khu vực trường yếu dần (phân
bố của trường ngoài E theo đường chấm trên hình 4.6a) nên ngoài 1 số bay được tới
cực dương và bị hút vào đấy, số còn lại do tốc độ bị giảm dần nên dễ bị hút vào các
nguyên tử ôxy, hình thành 1 lớp điện tích không gian âm ở lưng chừng khoảng giữa
các điện cực (hình 4.6a).
Điện tích dương của thác sẽ di chuyển về phía mũi nhọn và hình thành 1 lớp
điện tích không gian dương ở khu vực này. Chúng không bị hút ngay vào cực âm vì
khối lượng của chúng quá lớn nên tốc độ di chuyển bé. Trường của các lớp điện tích
không gian (E+- của lớp điện tích không gian dương; E- của lớp điện tích không
gian âm) sẽ làm biến dạng trường chung. Do mật độ của lớp điện tích không gian
âm bé hơn so với điện tích không gian dương nên tác dụng làm biến dạng trường
của nó yếu hơn và do đó cường độ trường tổng ở khu vực mũi nhọn được tăng
cường làm cho quá trình ion hoá cũng như phóng điện vầng quang phát triển dễ
dàng, cùng lúc hình thành nhiều thác điện tử mới. Thực nghiệm cũng cho thấy: điện
áp vầng quang khi mũi nhọn có cực tính dương cao hơn so với khi mũi nhọn có cực
tính âm nếu cùng 1 khoảng cách điện cực.
Nhưng ngay sau đó thì điện trường giảm mạnh có tác dụng ngăn cản điện
tích lan truyền từ vầng quang sang phía điện cực phẳng. Vì thế, sự đánh thủng là
khó khăn hơn so với trường mũi nhọn có cực tính (+) (Trị số điện áp phóng điện có
thể cao hơn từ 2 đến 2,5 lần). Khi điện áp tăng lên mức độ nào đó điện trường phân
bố ở phía điện cực phẳng cũng sẽ tăng cao và ở đó cũng xuất hiện sự ion hoá tạo
nên quá trình phóng điện ngược có tốc độ phát triển rất nhanh (109cm/s) hình thành
dòng điện có điện dẫn lớn nối liền 2 điện cực, kết thúc quá trình phóng điện (hình
4.6b).
*. Biện pháp để nâng cao trị số Uđt trong trường không đồng nhất:
Một trong những biện pháp tiêu biểu là sử dụng màn chắn, màn chắn làm
bằng vật liệu cách điện mà độ bền điện của nó không quan trọng lắm, nó đặt trong
khoảng giữa mũi nhọn và mặt phẳng. Hiệu quả của màn chắn phụ thuộc vào vị trí
của màn chắn và cực tính mũi nhọn.

Hình 4.7: Tác dụng của màn chắn đối với mũi nhọn có các cực tính khác nhau
Bài giảng Vật liệu điện 28
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

4.2.7. Phóng điện ở điện áp xung


Thực tế cách điện còn có thể phải chịu tác dụng của loại điện áp xung kích
như quá điện áp khí quyển gây bởi các phóng điện sét lên đường dây trên không
hoặc khi sét đánh gần khu vực đường dây. Phóng điện xung kích có thể tác động
trực tiếp đến cách điện của thiết bị hoặc có thể lan truyền trên đường dây đến cách
điện của trạm. Cường độ và biên độ của sét khá lớn có thể gây ra sự phóng điện
giữa các đường dây, giữa đường dây với đất và trên cách điện đầu vào của thiết bị.
Có thể làm ngắn mạch hệ thống hoặc hư hại đến cách điện bên trong của thiết bị.
Đặc điểm của dạng sóng này là có biên độ lớn,
độ rốc sườn trước rất rốc, thời gian tồn tại nhanh.
Để thử điện áp phóng điện xung kích cho cách
điện người ta dùng 1 thiết bị phát điện áp xung kích
dạng sóng của máy phát tạo ra được tiêu chuẩn trên
toàn thế giới: độ dài đầu sóng 1,2/s  30 % và độ
dài sóng 50/s  20 % (ký hiệu sóng  = 1,2/50),
hình 4.8 Hình 4.8: Dạng sóng xung kích tiêu chuẩn

4.3. SỰ ĐÁNH THỦNG ĐIỆN MÔI LỎNG


Điện môi lỏng ở điều kiện bình thường có độ bền điện cao hơn chất khí rất
nhiều. Sự tồn tại tạp chất (nước, khí, bụi bẩn, các hạt cơ học rất nhỏ...) làm cho hiện
tượng đánh thủng chất lỏng rất phức tạp và việc xây dựng lý thuyết chính xác về sự
đánh thủng chất lỏng rất khó khăn. Sau mỗi lần phóng điện sẽ sinh ra các tạp chất là
muội khói do chất lỏng bị đốt cháy.
*.Lý thuyết nhiệt: (áp dụng với các điện môi lỏng kỹ thuật) gắn sự đánh
thủng điện môi lỏng với sự quá nhiệt cục bộ và sự sôi cục bộ trong chất lỏng và sự
nổi bọt ở những chỗ có lượng tạp chất nhiều nhất dẫn đến việc tạo thành 1 cầu bằng
khí giữa các điện cực.
*. Lý thuyết ion hóa: Đối với chất lỏng đã lọc sạch tạp chất ta áp dụng lý
thuyết đánh thủng ion hoá như đối với chất khí. Do mật độ phân tử chất lỏng cao
hơn nên độ bền của chất lỏng cao hơn chất khí vì trong chất lỏng chiều dài đoạn
đường tự do của điện tử giảm đi nhiều.
*.Lý thuyết đánh thủng điện thuần tuý: (điện môi lỏng tinh khiết) gắn hiện
tượng đánh thủng với sự bứt các điện tử ra khỏi điện cực kim loại hoặc với sự phân
huỷ bản thân phân tử của chất lỏng dưới tác dụng của điện trường mạnh.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến sự đánh thủng điện môi lỏng:
+ Tạp chất: Khi nồng độ tạp chất tăng lên, độ bền điện của điện môi lỏng
giảm đi rõ rệt.
+ Khi nhiệt độ làm việc < 800C thì độ bền điện ít phụ thuộc vào nhiệt độ. Khi
nhiệt độ tăng cao độ bền điện giảm xuống, đặc biệt đối với điện môi chứa nhiều tạp
chất.

Bài giảng Vật liệu điện 29


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

+ Áp suất: điện môi lỏng bình thường không phụ thuộc áp suất, nếu có chứa
bọt khí thì cường độ cách điện sẽ tăng khi áp suất tăng.
+ Thời gian tác động của điện áp tăng thì độ bền điện sẽ giảm. Chất lỏng chứa
nhiều tạp chất thì càng suy giảm mạnh.

4.4. SỰ ĐÁNH THỦNG ĐIỆN MÔI RẮN


Khi nghiên cứu về phóng điện điện môi rắn ta thấy có 2 khả năng xảy ra là
phóng điện đánh thủng hay còn gọi là phóng điện xuyên qua điện môi rắn và phóng
điện bề mặt điện môi rắn.
4.4.1. Phóng điện đánh thủng điện môi rắn.
Điện môi rắn khi bị đánh thủng sẽ mất hoàn toàn tính cách điện, không khôi
phục được. Người ta phân biệt thành bốn dạng phóng điện sau.
a. Sự đánh thủng điện môi vĩ mô đồng nhất
Sự đánh thủng phát triển nhanh, xảy ra trong khoảng thời gian nhỏ 10-7  10-8s
và không phải do năng lượng nhiệt. Về bản chất nó là quá trình điện tử thuần tuý
khi trong chất rắn hình thành nên thác điện tử từ 1 số điện tử ban đầu.
b. Sự đánh thủng các điện môi không đồng nhất
Đặc trưng cho các điện môi kỹ thuật mà hầu hết đều chứa các tạp chất khí. Uđt
của điện môi không đồng nhất (trong trường đồng nhất hay không đồng nhất)
thường không cao và khác nhau rất ít. Hiện tượng đánh thủng cũng phát triển rất
nhanh. Khi tăng chiều dày mẫu thí nghiệm độ không đồng nhất của cấu trúc tăng
lên, số lượng các chỗ yếu, các bọt khí tăng lên và độ bền điện trong điện trường
đồng nhất hay không đồng nhất đều giảm.
c. Sự đánh thủng điện hoá
Có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi nhiệt độ và độ ẩm không khí cao. Dạng
đánh thủng này có thể thấy ở điện áp một chiều hoặc xoay chiều tần số thấp khi quá
trình điện phân phát triển trong vật liệu làm cho điện trở cách điện bị giảm và không
hồi phục được. Hiện tượng này gọi là sự hoá già điện môi. Nó làm cho độ bền điện
giảm dần và cuối cùng điện môi bị đánh thủng ở cường độ thấp hơn rất nhiều so với
khi thí nghiệm.
* Những quá trình hoá học chủ yếu gây nên sự hoá già của vật liệu cách điện:
Sự ôxy hóa, sự rùng hợp, sự khử trùng hợp, sự thủy phân, sự bay hơi …
d. Sự đánh thủng nhiệt
Sự đánh thủng điện nhiệt (đánh thủng nhiệt) thực chất là sự nung nóng vật liệu
trong điện trường đến nhiệt độ làm vật liệu bị nứt phồng, cong vênh, biến màu hoặc
phá huỷ nhiệt, liên quan tới sự tăng quá mức điện dẫn rò hoặc tổn thất điện môi.
4.4.2. Phóng điện bề mặt điện môi rắn
Khi điện môi rắn được đặt trong môi trường khí hay dầu thì quá rình phóng
điện xảy ra men theo mặt ngoài của điện môi với trị số điện áp phóng điện bé hơn
nhiều so với trị số điện áp đánh thủng của khe khí hay dầu, cũng như của bản thân
điện môi rắn. Hiên tượng này rất phổ biến trong cách điện thiết bị điện, cách điện

Bài giảng Vật liệu điện 30


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

đường dây điện cao áp, các phóng điện này thường không làm hư hỏng cách điện
nhưng có thể dẫn tới ngắn mạch hệ thống, gây tổn hao… Do vậy ta cần hạn chế
không để xảy ra.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến phóng điện bề mặt:
- Tình trạng bề mặt của điện môi rắn.
- Nhiệt độ, áp suất khí (nhiệt độ cao, áp suất giảm thì Upđbm giảm).
- Độ ẩm môi trường (kk tăng thì Upđbm giảm).
- Thời gian tác động của điện áp (thời gian ngắn thì Upđbm tăng). Điều này
không chỉ đúng với bề mặt mà đúng với cả khoảng khí.
- Hình dáng của điện cực và sự phân bố của trường: trong trường đồng nhất
Uđt giảm. Trong trường không đồng nhất Uđt cũng phụ thuộc vào hình dáng điện cực
và sự phân bố của trường.
* Biện pháp để nâng cao trị số điện áp phóng điện:
- Sử dụng sơn quét hoặc tráng men, tạo độ bóng bề mặt và hạn chế ảnh hưởng
của độ ẩm không khí
-Thường xuyên vệ sinh thiết bị.
-Tăng chiều dài phóng điện bề mặt, chiều dài rò điện bằng cách tạo các gờ tán.
-Đối với trường theo phương tiếp tuyến lớn người ta sử dụng cực ngầm. Bằng
cách này làm cho trường sẽ tập trung về phía cực ngầm, làm tăng điện áp phóng
điện mặt ngoài.
- Đối với trường theo phương pháp tuyến lớn người ta sơn 1 lớp sơn bán dẫn ở
khu vực phân bố trường theo phương pháp tuyến lớn làm đẳng thế giữa các lớp sơn
nên làm giảm trường phân bố theo phương pháp tuyến.

Chương 5
TÍNH CHẤT CƠ - LÝ - HOÁ CỦA ĐIỆN MÔI
5.1. TÍNH HÚT ẨM CỦA VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN
5.1.1. Độ ẩm của không khí.
Trong không khí luôn chứa 1 lượng hơi nước nhất định
Độ ẩm tuyệt đối của không khí: Được đánh giá bằng khối lượng (mg) của hơi
m
nước chứa trong 1 đơn vị thể tích không khí (m3). t  (mg/m3) (5.1)
V
Ứng với mỗi nhiệt độ xác định, không khí không thể chứa 1 lượng nước lớn
hơn mmax vì nó sẽ rơi xuống dưới dạng sương. 
- Độ ẩm tương đối của không khí:
m
 kk %  100% (5.2) (2)
m max cb
5.1.2. Độ ẩm của vật liệu (1)
Các vật liệu cách điện với mức độ nhiều hay ít t
đều hút ẩm tức là khi đặt mẫu vật liệu có độ ẩm vl, Hình 5.1

Bài giảng Vật liệu điện 31


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

trong môi trường có kk, sau một thời gian vật liệu sẽ đạt độ ẩm cân bằng cb
Trên hình 5.1, nếu vl<kk, vật liệu bị ngấm ẩm (đường 1), nếu vl<kk, vật
liệu bị sấy khô tự nhiên (đường 2),
Việc xác định độ ẩm của vật liệu cách điện rất quan trọng để chọn những điều
kiện thử nghiệm các tính chất điện của vật liệu.
5.1.3. Tính thấm ẩm
Là khả năng cho hơi nước đi xuyên qua bản thân vật liệu. Tất cả những vật
liệu có khảng cách giữa các phân tử lớn hơn kích thước một phân tử nước, đều cho
hơi nước đi xuyên qua. Đặc điểm này rất quan trọng khi đánh giá chất lượng của
các vật liệu dùng để sơn phủ bảo vệ. Phần lớn các vật liệu đều thấm ẩm qua các lỗ
xốp rất nhỏ.
Để làm giảm độ thấm ẩm và hút ẩm của vật liệu cách điện xốp người ta dùng
sơn tẩm hoặc dầu.
Ở các điện môi hữu cơ thường có nấm mốc phát triển và huỷ hoại. Nấm mốc
làm xấu điện trở suất mặt của điện môi, tăng tổn thất và giảm độ bền cơ của chất
cách điện, gây ăn mòn các bộ phận kim loại tiếp xúc với nó.
Để chống nấm mốc người ta thêm vào thành phần của các vật liệu cách điện
hữu cơ chất Fungixit hoặc phủ lên chất cách điện lớp sơn chứa Fungixit.
5.1.4. Sự hấp phụ hơi nước trên bề mặt điện môi.
Đối với vật liệu không thấm ẩm khi đặt trong môi trường ẩm thì trên bề mặt
vật liệu hình thành màng ẩm hay bị ngưng tụ lớp nước. Quá trình ngưng tụ hơi nước
trên bề mặt vật liệu gọi là sự hấp phụ hơi nước trên bề mặt vật liệu.
Lớp hơi nước này phụ thuộc vào độ ẩm, cấu trúc bề mặt và loại vật liệu. Độ
ẩm càng lớn thì bề dày của lớp hấp phụ lớn. Những vật liệu có kết cấu tinh thể ion
hay cực tính mạnh thì có khả năng hấp phụ mạnh, còn các vật liệu trung tính hay
cực tính yếu có sự hấp phụ nhỏ.
Khả năng dính nước (hoặc chất lỏng khác) của điện môi được đặc trưng bởi
“góc nghiêng dính nước”  của giọt nước đổ lên mặt phẳng của vật liệu.  càng nhỏ
sự dính nước càng mạnh

 < 900  > 900

Hình 5.2: Giọt chất lỏng trên bề mặt vật liệu

5.2 TÍNH CHẤT CƠ HỌC CỦA ĐIỆN MÔI


5.2.1. Độ bền chịu kéo, nén, uốn
Mỗi vật liệu ứng với hình dạng và kích thước xác định đều có khả năng chịu
kéo, chịu nén, chịu uốn nhất định. Chúng được đặc trưng bởi các ứng suất cơ tới
hạn, khi làm việc yêu cầu ứng suất phải nhỏ hơn giá trị tới hạn đó.

Bài giảng Vật liệu điện 32


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

Độ bền cơ của vật liệu cách điện phụ thuộc vào nhiệt độ và thường giảm khi
nhiệt độ tăng. Độ bền của vật liệu hút ẩm phụ thuộc đáng kể vào độ ẩm.
5.2.2. Tính giòn
Độ giòn của vật liệu, chính là khả năng của vật liệu chống chịu tác dụng của
các lực cơ học đột ngột, bất ngờ.
5.2.3. Độ cứng
Là khả năng lớp bề mặt vật liệu chống lại biến dạng do lực nén truyền từ vật
có kích thước nhỏ vào nó.
Đối với vật liệu vô cơ: Độ cứng được xác định theo thang khoáng vật hay là
thang thập phân quy ước của độ cứng
Đối với vật liệu hữu cơ: Xác định bằng phương pháp Brinel và phương pháp
con lắc của Cuznexôp.
5.2.4. Độ nhớt
Là đặc tính quan trọng của vật liệu cách điện lỏng và nửa lỏng.
Độ nhớt động lực học  hay còn gọi là hệ số ma sát bên trong của chất lỏng.

Độ nhớt động học:   . (N là mật độ phân tử của chất lỏng) (5.3)
N
Tất cả các chất không bị biến đổi hoá học khi nung nóng có độ nhớt giảm theo
hàm số mũ khi nhiệt độ tăng.
5.3 TÍNH CHẤT NHIỆT CỦA ĐIỆN MÔI
Nhiệt độ là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn tới các tính chất về điện,
cơ của điện môi. Những tính chất nhiệt quan trọng nhất của điện môi là: Độ bền
chịu nóng, độ bền chịu lạnh, độ dẫn nhiệt và giãn nở dài.
5.3.1. Tính chịu nóng của vật liệu cách điện.
Khả năng chịu nóng là khả năng của vật liệu và các chi tiết chịu đựng không bị
hư hỏng trong thời gian ngắn cũng như lâu dài dưới tác động của nhiệt độ cao hoặc
sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ.
Đối với điện môi vô cơ: Khả năng chịu nóng được xác định bởi nhiệt độ (đo
bằng oC) mà ở đó điện môi bắt đầu có sự thay đổi mạnh về tính chất điện (tg tăng
hay điện trở suất giảm).
Đối với điện môi hữu cơ: Khả năng chịu nóng được xác định bởi nhiệt độ (đo
bằng oC) mà ở đó điện môi bắt đầu có sự thay đổi mạnh về các tính chất cơ học:
Khả năng chịu kéo giảm mạnh, độ cứng giảm hay khả năng chịu uốn giảm mạnh…
Đối với điện môi lỏng cần phân biệt nhiệt độ cháy và nhiệt độ chớp cháy.
Nhiệt độ chớp nháy: Là nhiệt độ mà khi nung nóng chất lỏng đến nhiệt độ đó
hỗn hợp hơi của nó với không khí sẽ bốc cháy khi đưa tia lửa vào gần.
Nhiệt độ cháy: Là nhiệt độ cao hơn mà khi đưa ngọn lửa lại gần bản thân chất
lỏng thử nghiệm bắt đầu cháy.

Bài giảng Vật liệu điện 33


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

*)Độ bền chịu nóng hay nhiệt độ làm việc cao nhất cho phép, là nhiệt độ mà
khi sử dụng vật liệu ở nhiệt độ ấy trong các thiết bị thì thời gian phục vụ định trước
theo các yêu cầu kinh tế và kĩ thuật của thiết bị được đảm bảo.
Độ bền chịu nóng có thể được giải quyết trên cơ sở độ bền chịu nóng của vật
liệu có chú ý đến hệ số dự trữ. Hệ số này phụ thuộc vào điều kiện làm việc, mức độ
an toàn cần thiết và tuổi thọ chất cách điện.
*) Tiêu chuẩn của Uỷ ban Kỹ thuật điện Quốc tế đã xem xét và phân loại vật
liệu cách điện theo độ bền chịu nóng (nhiệt độ làm việc lớn nhất cho phép), như sau
Cấp cách điện Y A E B F H C
Nhiệt độ cho phép ( C)
o
90 105 120 130 155 180 >180
Cấp Y: bao gổm các vật liệu sợi gốc xenlulô và tơ(vải, sợi, giấy, gỗ...)chưa
được ngâm tẩm trong vật liệu cách điện lỏng.
Cấp A: Là các vật liệu cấp Y đã được ngâm tẩm (giấy tẩm, vải tẩm, nhựa
pôlyamit...).
Cấp E: gồm các chất dẻo có chất độn hữu cơ và lớp nhựa liên kết chịu nhiệt
loại Fenol focmalđêhit và các loại khác (Hêtinắc,Téctôlit...)
Cấp B: mica vụn, sợi Amian, vải sơn thuỷ tinh, téctôlit thuỷ tinh...
Cấp F: Micanit, Êpoxi poliête chịu nhiệt, silic hữu cơ...
Cấp H: tương tự như cấp F, nhưng chất liên kết là loại nhựa silic hữu cơ có
độ bền nhiệt đặc biệt cao.
Cấp C: Gồm các vật liệu vô cơ thuần túy, hoàn toàn không có thành phần kết
dính hay tẩm.
Các loại Y, A, E gồm chủ yếu là vật liệu thuần tuý hữu cơ, Các loại có độ bền
chịu nóng cao hơn chứa thành phần vô cơ nhiều hơn.
Việc phân loại các vật liệu cách điện hoặc hỗn hợp của chúng theo độ bền chịu
nóng đồi hỏi phải làm thử nghiệm rất công phu và lâu dài đối với mẫu vật liệu về sự
hoá già do nhiệt trong những điều kiện gần nhất với các điều kiện làm việc bình
thường của vật liệu đó (như: cường độ trường, độ ẩm không khí …)
Với các vật liệu cách điện đặc biệt giòn, dễ vỡ (thuỷ tinh, vật liệu gốm...) cần
phải thử nghiệm độ bền xung nhiệt.
Thông thường nhiệt độ làm việc của các thiết bị điện bị giới hạn bởi nhiệt độ
làm việc của vât liệu cách điện. Vì vậy, khả năng nâng cao nhiệt độ làm việc của
chất cách điện rất quan trọng. Trong máy điện và thiết bị điện, việc nâng cao nhiệt
độ cho phép nhận được công suất cao hơn khi kích thước không đổi, hoặc nếu giữ
nguyên công suất thì có thể giảm kích thước, trọng lượng và giá thành của thiết bị.
Nâng cao nhiệt độ làm việc đặc biệt quan trọng đối với các động cơ kéo và cầu
trục, với các thiết bị điện trên máy bay... mà nhiệm vụ giảm kích thước và trọng
lượng đặt lên hàng đầu. Ngoài ra còn liên quan đến các biện pháp phòng cháy và
phòng nổ.

Bài giảng Vật liệu điện 34


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

Sự giảm xấu chất lượng cách điện chỉ có thể phát hiện được khi nhiệt độ tác
động lâu dài do các quá trình hoá học diễn ra một cách chậm chạp gọi là sự hoá già
nhiệt chất cách điện. VD: ở màng sơn và xen lu lô: tăng độ rắn và giòn, tạo thành
vết nứt...Ngoài ra, tốc độ hoá già còn chịu ảnh hưởng của áp suất không khí, nồng
độ ôxy, các chất phản ứng hoá học làm nhanh hoặc chậm quá trình hoá già.
5.3.2. Tính chịu băng giá: (Hay độ bền chịu lạnh)
Là khả năng chất cách điện làm việc không bị giảm độ tin cậy khi vận hành ở
nhiệt độ thấp (-70  -60oC)
Thường ở nhiệt độ thấp tính chất điện của vật liệu cách điện tốt hơn nhưng
cũng có nhiều vật liệu dẻo và đàn hồi sẽ trở nên giòn và cứng ở nhiệt độ thấp, gây
khó khăn cho sự làm việc của chất cách điện.
Các chất lỏng cách điện ở nhiệt độ thấp có thể đông cứng làm cho các thiết bị
có cách điện là chất lỏng khó có thể thao tác được, ví dụ: máy cắt dầu..
5.3.3. Độ dẫn nhiệt.
Độ dẫn nhiệt của vật liệu cách điện có ý nghĩa quan trọng vì trong quá trình
làm việc, nhiệt toả ra do tổn thất công suất trong dây dẫn bọc cách điện, trong lõi
thép của máy điện, tổn thất điện môi trong chất cách điện, được truyền qua môi
trường xung quanh qua nhiều lớp vật liệu khác nhau. Sự truyền nhiệt kém sẽ gây ra
phát nóng cục bộ ảnh hưởng đến độ bền nhiệt của vật liệu.
5.3.4. Sự giãn nở nhiệt của điện môi:
1 dl
Đánh giá bằng sự giãn nở dài theo nhiệt độ: l  [độ-1] (5.4)
l dt
Những vật liệu có hệ số giãn nở dài theo nhiệt độ nhỏ thường có độ bền chịu
nóng cao và ngược lại.
5.4. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA ĐIỆN MÔI
5.4.1- Tính chất hoá học
Phải nghiên cứu tính chất hoá học của điện môi vì hai nguyên nhân:
Độ tin cậy của vật liệu phải được đảm bảo khi làm việc lâu dài ,không bị phân
huỷ để giải thoát ra những sản phẩm phụ, không ăn mòn các kim loại tiếp xúc với
nó. Không phản ứng với các chất khác.
Khi sản xuất các chi tiết có thể gia công vật liệu bằng các phương pháp hoá
công khác nhau: dính được, hoà tan được trong dung dịch thành sơn.
5.4.2 Tính chịu tác động của bức xạ năng lượng cao
Độ bền bức xạ là mức độ bền vững của vật liệu đối với tác động bức xạ, mức
độ duy trì tính chất điện và cơ của chúng.
Bức xạ năng lượng cao có thể sử dụng trong quá trình công nghệ để tạo ra vật
liệu mới có những tính chất quý giá đối với thực tế,
VD: nâng cao độ chịu nóng hoặc đối với việc tổng hợp các vật liệu mới...

Bài giảng Vật liệu điện 35


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

Sự hấp thụ phóng xạ trong vật liệu phụ thuộc vào bản chất vật liệu và chất
lượng của chính sự phóng xạ. Khi gặp bề mặt vật liệu năng lượng phóng xạ giảm
theo mức độ thấm vào chiều sâu vật liệu.
Tác động của bức xạ có thể dẫn đến hàng loạt các biến đổi phân tử và phản
ứng hoá học. Khi bức xạ lâu dài hoặc với cường độ rất mạnh các chất bị bức xạ đều
bị phân huỷ.

Chương 6
VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN
6.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN - PHÂN LOẠI
* Tầm quan trọng của vật liệu cách điện:
Vật liệu cách điện có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với kỹ thuật điện. Chúng
được dùng để ngăn cách giữa phần mang điện và phần không mạng điện hoặc giữa
những phần mang điện với nhau.Nếu không có vật liệu cách điện thì sẽ không thể
chế tạo được bất kỳ một loại thiết bị nào, cho dù là đơn giản nhất.
* Phân loại:
- Phân theo trạng thái: Khí, lỏng, rắn. Ngoài ra còn có vật liệu hoá rắn.
- Phân theo bản chất hoá học: Vật liệu cách điện vô cơ và hữu cơ.
+ Cách điện hữu cơ có tính cơ học đáng quý là tính dẻo, đàn hồi tuy nhiên
chúng có độ bền nhiệt thấp.
+ Cách điện vô cơ thường giòn, không có tính dẻo và đàn hồi. Chế tạo phức
tạp nhưng có độ bền nhiệt cao.
+ Ngoài ra còn có những vật liệu có tính trung gian giữa vô cơ và hữu cơ: đó
là những vật liệu hữu cơ nhưng trong phân tử của chúng có chứa cả những nguyên
tố đặc trưng cho vật liệu vô cơ: Si, Al, P...
- Phân theo khả năng chịu nhiệt: vật liệu được phân thành các cấp Y, A, E, B,
F, H, C. Việc phân cấp theo nhiệt độ làm việc lớn nhất cho phép có ý nghĩa thực
tiễn quan trọng.
6.2. VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN THỂ KHÍ
Trước tiên ta cần phải nhắc đến không khí. Nó thường tham gia vào các thiết
bị điện và giữ vai trò như vật liệu cách điện hỗ trợ thêm cho các vật liệu cách điện
rắn hoặc lỏng. Hay là tạo nên 1 lớp cách điện duy nhất giữa các dây dẫn trần của
đường dây tải điện trên không.
1) Hiđro: H2 là 1 chất khí nhẹ. Dùng làm mát thay không khí trong các máy
điện sẽ giảm được tổn thất công suất do ma sát của rôto với chất khí và do quạt gió
gây ra. Do không có tác dụng ôxy hoá (vì không có ôxy) nên dùng H 2 làm chậm sự
hoá già chất cách điện hữu cơ trong dây quấn máy điện và loại trừ khả năng hoả
hoạn trong trường hợp bị ngắn mạch bên trong máy điện.
2) Nitơ: N2 đôi khi được dùng thay cho không khí để lấp đầy tụ điện khí vì
có đặc tính điện gần giống không khí.

Bài giảng Vật liệu điện 36


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

3) Khí Elêga: Khí điện (êlêga-SF6) có độ bền điện lớn hơn không khí 2,5
lần. Nó không độc, chịu được tác dụng hoá học, không phân huỷ khi đốt nóng tới
800oC. Đặc biệt ở áp suất cao êlêga có những ưu điểm rất lớn. Chỉ 1 lượng nhỏ
êlêga lẫn vào không khí cũng làm tăng độ bền điện của nó lên rất nhiều, điều đó
được ứng dụng vào 1 số thiết bị điện cao áp.
6.3. VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN THỂ LỎNG
1- Dầu mỏ cách điện:
a. Dầu biến áp: Được dùng nhiều trong kỹ thuật điện. Nó có công dụng chính:
+ Lấp đầy các lỗ xốp trong vật liệu cách điện gốc sợi và khoảng trống giữa
các dây dẫn của cuộn dây và giữa cuộn dây với vỏ máy biến áp, làm tăng độ bền
điện của lớp cách điện lên rất nhiều.
+ Tăng cường sự thoát nhiệt do tổn hao công suất trong dây quấn và lõi thép
MBA sinh ra.
+ Ngoài ra còn dùng trong các máy cắt dầu cao áp.
- Dầu biến áp được chế tạo từ dầu mỏ bằng phương pháp chưng cất. Nó phải
có nhiệt độ chớp cháy cao và độ nhớt thấp.
- Độ bền điện của dầu giảm nhiều nếu có lẫn nước và tạp chất. Khi sấy khô
đúng mức thì độ bền điện được phục hồi.
Sau một thời gian làm việc dầu bị hóa già và người ta phải lọc và tái chế lại,
tốc độ hoá già dầu tăng lên trong các trường hợp sau:
+ Khi có ôxy lọt vào. Đặc biệt nó tiến triển mạnh khi tiếp xúc với ôzon
+ Khi nhiệt độ tăng.
+ Khi có sự tiếp xúc của dầu với 1 số kim loại (đồng, sắt, chì...)
+ Khi có tác dụng của ánh sáng.
+ Khi có tác dụng của điện trường cường độ cao.
b. Dầu tụ điện: Để tẩm các tụ điện giấy, đặc biệt là các tụ động lực dùng để bù
trong các thiết bị điện. Khi được tẩm dầu điện trở cách điện cũng như độ bền điện
tăng lên, làm giảm kích thước, trọng lượng và giá thành của tụ điện.
c. Dầu cáp: Dùng để tẩm lớp giấy cách điện của cáp làm tăng độ bền điện
dùng cho cáp điện lực. Có nhiều loại dầu cáp khác nhau.
2. Điện môi lỏng tổng hợp:
a. Xôvôn: Là chất lỏng không mầu và trong suốt, nặng hơn dầu mỏ. Độ nhớt
cao hơn đầu biến áp nhiều. Ở nhiệt độ bình thường và ở tần số thấp   5. (nó phụ
thuộc vào nhiệt độ và tần số theo tính quy luật đặc trưng cho các điện môi cực tính).
Xôvôn và xôvtôn không dùng được trong các máy cắt chứa chất lỏng vì khi
dập hồ quang thì trong xôvôn có bồ hóng thoát ra cùng với hơi có tính độc và tính
ăn mòn. Khi làm việc cần chú ý không để dính vào da và đảm bảo thông gió tốt.
b. Chất lỏng Silic hữu cơ: Có  nhỏ, độ hút ẩm nhỏ, độ bền nhiệt cao. Có thể
dùng tẩm tụ điện nhưng đắt tiền và độ bền cơ thấp.

Bài giảng Vật liệu điện 37


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

c. Chất lỏng Flo hữu cơ: Có tổn hao điện môi rất nhỏ, độ hút ẩm nhỏ không
đáng kể và độ bền nhiệt cao. Độ nhớt nhỏ, tương đối dễ bay hơi, khả năng đảm bảo
thoát nhiệt ra khỏi dây quấn và lõi từ của chất lỏng Flo hữu cơ mạnh hơn nhiều so
với dầu mỏ.
Ưu điểm: Không cháy được, có độ bền chịu hồ quang cao nhưng đắt tiền.
3. Dầu thực vật:Là những chất lỏng nhớt thu được từ hạt của những loại thực
vật khác nhau. Cần đặc biệt chú ý tới dầu khô. Nó thường dùng chế tạo sơn dầu
cách điện, vải sơn, tẩm gỗ...
Có 2 loại dầu khô phổ biến là dầu gai và dầu trẩu. (Thu được từ hạt gai và
hạt trẩu). Dầu trẩu chóng khô hơn dầu gai.

A. VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN HỮU CƠ


6.4. KẾT CẤU - PHÂN LOẠI ĐIỆN MÔI HỮU CƠ
1. Kết cấu:
Trong các loại vật liệu cách điện, VLCĐ hữu cơ đóng vai trò quan trọng, nó
tham gia vào hầu hết cách điện của thiết bị điện.
Vật liệu hữu cơ cao phân tử có tầm quan trọng đặc biệt. Đó là các hợp chất
của các bon (C) với các nguyên tố khác.
Cấu trúc phân tử có ảnh hưởng chính đến những tính chất của các chất hữu
cơ. Một số vật liệu cách điện hữu cơ là những chất thấp phân tử (số nguyên tử hình
thành phân tử là 1 vài đến hàng trăm) VD: các hyđrôcacbon của dầu mỏ, Xôvôn. Đa
số là chất cao phân tử: số lượng nguyên tử rất lớn (1 phân tử có hàng chục ngàn
nguyên tử) VD: các polime
2. Phân loại:
* Theo nguồn gốc: Tự nhiên, tổng hợp và nhân tạo.
* Theo cấu trúc phân tử:
- Pôlime đường thẳng: cấu trúc phân tử hình chuỗi xích. Loại này khá mềm,
co giãn tốt. Khi nhiệt độ tăng lên vừa phải thì chúng hoá dẻo sau đó nóng chảy.
Chúng dễ hoà tan trong nhiều loại dung môi thích hợp, có khả năng tạo ra các sợi
mảnh, dẻo và bền có thể tạo ra các sản phẩm dệt và màng mỏng.
- Pôlime không gian: cấu trúc phân tử phát triển theo nhiều hướng khác nhau.
Chúng chỉ hoá dẻo ở nhiệt độ cao và có khi chưa đạt tới nhiệt độ hoá dẻo thì nhiều
loại đã bị phá huỷ về mặt hoá học (cháy, phồng lên...), khó hoà tan trong dung môi,
có loại không thể hoà tan được. Chúng cũng không thể tạo ra sợi dệt và màng mỏng
được.
* Theo tính chất nhiệt:
- Loại nhiệt dẻo: khi nhiệt độ thấp thì ở trạng thái rắn, khi bị nung nóng thì
hoá dẻo và dễ biến dạng. Khi nguội đi chúng rắn trở lại và không gây nên sự biến
đổi không phục hồi tính chất của chúng. Chúng dễ hoà tan trong nhiều loại dung
môi thích hợp. Vật liệu nhiệt dẻo thường là các pôlime mạch thẳng

Bài giảng Vật liệu điện 38


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

- Loại nhiệt cứng: khi bị nung nóng thì biến đổi tính chất không phục hồi
được như trở nên rắn lại, không hoá dẻo và không hoà tan. Vật liệu nhiệt cứng
thường là các pôlime không gian hoặc polime chuyển sang cấu trúc không gian khi
bị đốt nóng.
* Theo tính hút ẩm và các tính chất điện:
- Loại có phân tử trung hoà: ít hút ẩm, tg bé, độ bền cơ học không cao.
- Loại có phân tử cực tính: tính hút ẩm nhiều hơn, tính chất điện kém hơn
nhưng độ bền cơ cao hơn.
6.5. NHỰA CÁCH ĐIỆN
1. Khái niệm:
Là tên gọi của một nhóm rất rộng các vật liệu có nguồn gốc và bản tính rất
khác nhau nhưng có 1số đặc điểm rất giống nhau về bản chất hoá học cũng như 1 số
tính chất vật lý chung. Ở nhiệt độ thấp thì nó cứng và giòn nhưng khi nhiệt độ tăng
lên thì nó trở nên dẻo, đàn hồi. Nhựa không hòa tan trong nước, nhưng lại hòa tan
trong một số dung môi.
1. Nhựa thiên nhiên:
Là những chất do một số động vật (cánh kiến) hoặc những loại cây có nhựa
(nhựa thông) tiết ra. Người ta khai thác chúng ở dạng sẵn có trong tự nhiên và chỉ
cần tẩy sạch, nấu chảy...
* Cánh kiến:
Do 1 số côn trùng tiết ra trên các cành cây ở xứ nóng. Người ta thu nhặt theo
kiểu thủ công, lọc sạch bẩn và nấu chảy.
Đặc tính cách điện:  =3,5;  =1015 1016.cm; tg = 0,01;Eđt= 2030 KV/mm
* Nhựa thông (Colofan):
Là loại nhựa giòn mầu vàng hoặc nâu, dùng nhựa thông hoà tan trong dầu mỏ
vào việc sản xuất các hợp chất để tẩm và ngâm cáp.
Đặc tính cách điện:  =1014 1015.cm; Eđt= 1015 KV/mm;  và tg phụ
thuộc nhiệt độ đặc trưng cho điện môi cực tính. Nhiệt độ hoá dẻo: 50700C
* Nhựa khoáng sản (điển hình là Copan):
Là loại nhựa khó nóng chảy. Nó bóng, cứng, khó hoà tan. Nhựa này 1 phần
khai thác trong khoáng sản do các loại cây có nhựa đã sinh trưởng trước đây tách ra.
1 phần thu được từ nhựa của các loại cây đang mọc hiện nay.
Chúng dùng làm chất phụ gia cho sơn dầu nhằm tăng độ cứng của màng sơn.
Hổ phách thuộc loại Côpan có:  = 2,8;  =1017 1019.cm và tg = 0,001 có
thể dùng làm đầu vào của các thiết bị cần có điện trở cách điện rất cao.
2. Nhựa nhân tạo:
Gồm ete xenlulo (Điển hình) và este xenlulo. Chúng được tạo ra từ việc xử lý
hoá học các xenlulo tự nhiên. Chúng thuộc loại nhiệt dẻo, kém chịu nóng. được
dùng chế tạo vật liệu dệt, màng mỏng, sơn, chất dẻo.
3. Nhựa tổng hợp:
Bài giảng Vật liệu điện 39
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

Nhựa tổng hợp có vai trò quan trọng trong kỹ thuật cách điện. Theo bản chất
người ta lại chia nhựa tổng hợp ra thành nhựa trùng hợp và nhựa ngưng tụ.
a. Nhựa trung hoà: Êtylen, Polyêtylen (PE), Polypropylen (PP) hay Polystyrol (PS)
b. Nhựa cực tính: Rượu Polyvinyl, nhựa Polimetylmetacrilat (thuỷ tinh hữu cơ),
nhựa Flo hữu cơ, nhựa tổng hợp nhiệt dẻo, nhựa Phenolfomandehit.

6.6. SƠN VÀ HỢP CHẤT CÁCH ĐIỆN


1. Khái niệm:
Sơn: Là dung dịch keo của nhựa, của dầu khô, bi tum ... các chất ấy gọi là nền
sơn hoà tan trong dung môi dễ bay hơi. Khi sơn được sấy khô thì dung môi bay hơi
còn lại nền sơn thì chuyển sang trạng thái rắn và tạo thành màng sơn.
Hợp chất khác với sơn ở chỗ thành phần của nó không có dung môi. Nó gồm
các loại nhựa, bi tum, sáp dầu ... ở trạng thái đầu nếu nó là chất rắn thì trước lúc
đem dùng người ta đun nóng nó lên để thu được 1 chất có độ nhớt khá thấp.
2. Sơn:
* Theo cách sử dụng sơn cách điện có thể chia làm 3 nhóm chính: Sơn tẩm,
sơn phủ, sơn dán.
- Sơn tẩm: Dùng để tẩm những chất cách điện xốp và đặc biệt là cách điện ở
dạng xơ (giấy, vải, sợi, cách điện của dây quấn máy điện và thiết bị điện).
Khi được tẩm chất cách điện có điện áp đánh thủng cao hơn, độ dẫn nhiệt lớn
hơn, tính thấm ẩm giảm đi, tính cơ học tốt hơn. Sau khi tẩm chất cách điện hữu cơ ít
bị ảnh hưởng ôxy hoá của không khí vì vậy tính chịu nóng tăng lên.
- Sơn phủ: Dùng để tạo trên bề mặt của vật được quét sơn 1 lớp màng nhẵn
bóng, chịu ẩm và bền về cơ học.
Quét sơn này lên cách điện rắn xốp để cải thiện đặc tính của chất cách điện đó
(tăng điện áp phóng điện bề mặt và điện trở bề mặt, chống hơi ẩm...). Có 1 số loại
sơn phủ (Emay) dùng quét trực tiếp lên kim loại nhằm tạo ra trên bề mặt của nó 1
lớp cách điện (cách điện của dây emay, các lá tôn silic...)
+ Men màu cũng được xếp vào loại sơn phủ.
+ Sơn bán dẫn cũng là 1 loại men màu đặc biệt.
- Sơn dán: Dùng để dán các vật liệu cách điện rắn lại với nhau hoặc gắn vật
liệu cách điện vào kim loại. Ngoài các đặc tính cần thiết cho sơn cách điện nó còn
phải có lực bám dính cao.
* Theo chế độ sấy sơn được chia thành 2 loại:
Sơn sấy nóng: (dùng dung môi sôi ở nhiệt độ cao) là loại sơn lâu khô ở nhiệt
độ thấp, phải sấy khô ở nhiệt độ > 1000C.
Sơn sấy nguội: (dùng dung môi dễ bay hơi) khô khá nhanh và tốt trong không
khí ở nhiệt độ trong phòng.
* Một số loại sơn cách điện quan trọng: Sơn nhựa, sơn Bakêlit, sơn
Polyclovinyl, sơn Polistirol, sơn cánh kiến, sơn xenlulo, sơn dầu, Sơn dầu nhựa…

Bài giảng Vật liệu điện 40


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

3. Hợp chất cách điện:


Gồm 2 nhóm chính là: hợp chất tẩm và hợp chất làm đầy, dùng để tẩm và
làm đầy các lỗ trống giữa các chi tiết khác nhau trong thiết bị điện, giữa các mối
nối... nhằm bảo vệ chất cách điện chống ẩm và chống tác dụng của các chất có hoạt
tính hoá học, tăng cường điện áp phóng điện, hoàn thiện điều kiện toả nhiệt... có thể
làm tăng công suất của các thiết bị.
4. Tẩm sấy cách điện:
- Mục đích: Nhằm tạo ra trên bề mặt lớp cách điện và trong thiết bị 1 lớp cách
điện tốt hơn nhằm tăng tuổi thọ của các thiết bị điện.
- Trước khi tẩm chất cách điện cần đem sấy khô cẩn thận. Sau khi sơn tẩm cần
đem sấy khô lần nữa để loại bỏ dung môi. Nếu là sơn nhiệt cứng thì cần nhiệt luyện
để làm rắn màng sơn.
6.7.VẬT LIỆU XƠ
1. Xơ và nguồn gốc của nó
* Xơ là vật liệu mà toàn bộ hoặc chủ yếu được cấu tạo bằng các phần tử nhỏ và
dài. Độ bền cơ và độ dẻo khá cao, sản xuất thuận tiện, rẻ tiền. Độ bền điện và độ
dẫn điện không cao, độ hút ẩm cao.
* Nguồn gốc:
- Phần lớn là vật liệu gốc hữu cơ gồm có:
+ Vật liệu gốc thực vật (gỗ, bông, giấy chủ yếu là xenlulô)
+ Vật liệu gốc động vật (tơ, len)
+ Xơ nhân tạo: Thu được bằng cách chế biến hoá học nguyên liệu xơ thiên
nhiên chủ yếu là xenlulô.
+ Xơ tổng hợp: Sản xuất từ các polyme tổng hợp.
- Ngoài ra còn có xơ vô cơ: Trên cơ sở mica, xơ thuỷ tinh.
3. Vật liệu dệt
Được chế tạo từ các loại xơ dài để làm vải, băng cách điện. Nó có độ bền cơ
cao hơn giấy tẩm nhưng đắt tiền và có độ bền điện nhỏ hơn.
Vải và băng thường dùng bảo vệ phần cách điện chủ yếu của máy điện và
thiết bị điện chống tác dụng cơ từ phía ngoài. Nó còn dùng để sản xuất vải sơn cách
điện (đó là vải được tẩm sơn vừa có độ bền cơ vừa có độ bền điện cao) dùng làm
cách điện trong máy điện và thiết bị điện, trong các sản phẩm cáp...
B. VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN VÔ CƠ
6.8. THUỶ TINH
Là những chất không định hình và là hệ phức tạp của nhiều loại ôxit khác
nhau. Thành phần chủ yếu trong đa số các loại thuỷ tinh là SiO2 => được gọi là thuỷ
tinh Silicat.
1. Các đặc tính của thuỷ tinh:
Biến đổi trong 1 phạm vi rộng tuỳ theo thành phần cấu tạo và chế độ nhiệt
luyện của chúng.

Bài giảng Vật liệu điện 41


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

+ Đặc tính cơ: Độ bền nén lớn hơn bền kéo rất nhiều. Trong điều kiện bình
thường thuỷ tinh rất giòn.
+ Đặc tính nhiệt: Không có nhiệt độ nóng chảy nhất định. Nhiệt độ hoá dẻo
của các loại thuỷ tinh từ 400  16000C. Khi thêm chất phụ vào thì nhiệt độ hoá dẻo
của thuỷ tinh giảm dần.
+ Đặc tính quang học: Phần lớn các thuỷ tinh kỹ thuật đều hấp thụ mạnh tia
tử ngoại.
+ Đặc tính điện: Phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nó.
2. Phân loại và 1 vài ứng dụng của thuỷ tinh:
* Phân loại theo công dụng:
- Thuỷ tinh tụ điện: Dùng làm điện môi cho tụ dùng trong bộ lọc cao thế, trong
máy tạo xung, trong mạch dao động của các thiết bị cao tần.
- Thuỷ tinh định vị: Chế tạo các chi tiết định vị, sứ cách điện...
- Thuỷ tinh bóng đèn:Làm bóng đèn thắp sáng và nhiều loại ống điện tử khác.
- Men thuỷ tinh:Là 1 loại thuỷ tinh đục và dễ nóng chảy dùng để phủ lên mặt
ngoài của nhiều loại sản phẩm.
- Thuỷ tinh có chất độn: Thuỷ tinh mica. Là những chất dẻo được ép nóng
bằng thuỷ tinh và bột mica.
- Xơ thuỷ tinh:Là thuỷ tinh kéo ra thành sợi nhỏ (đường kính 4-7 micron), dài,
mềm dùng để sản xuất ra vật liệu dệt.
- Sợi quang học: được làm bằng thuỷ tinh gồm 2 lớp có chiết suất khác nhau,
hệ số chiết suất của lớp lõi cao hơn lớp vỏ. Đường kính mỗi sợi khoảng  0,125mm
(đường kính trong của sợi quang khoảng 4m).
* Phân loại theo thành phần hoá học:
- Thuỷ tinh kiềm không chứa ôxit nặng: làm cửa kính, chai lọ.
- Thuỷ tinh kiềm có chứa ôxit nặng (BaO...): Làm kính quang học và thuỷ tinh
cách điện. Các loại thuỷ tinh này có độ dẫn điện không đáng kể và tg nhỏ.
- Thuỷ tinh vô kiềm: (thuỷ tinh thạch anh thuần khiết và kể cả các loại có hàm
lượng ôxit kiềm rất nhỏ) dùng vào mục đích quang học và cách điện...
6.9. VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN BẰNG GỐM
Vật liệu gốm là những vật liệu vô cơ có thể dùng để sản xuất những sản phẩm
bất kỳ sau đó đem nung ở nhiệt độ cao.
Nếu ta chọn thành phần cấu tạo và quá trình công nghệ chế tạo thích hợp thì
gồm có độ bền cơ học cao, góc tổn thất điện môi nhỏ, hằng số điện môi rất cao, chịu
nóng tốt. Gốm có độ bền hoá già vì điện và vì nhiệt cao hơn vật liệu cách điện hữu
cơ. Nó không bị biến dạng khi chịu tải trọng cơ trong 1 thời gian dài.
1. Sứ cách điện: Sứ được dùng rộng rãi vào mục đích cách điện. Sứ được chế
tạo từ những loại đất sét đặc biệt cùng với khoáng thạch anh SiO2 và fenspat.
Công nghệ chế tạo sứ:

Bài giảng Vật liệu điện 42


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

+ Lọc sạch tạp chất khỏi các chất thành phần và nhào kỹ với nước.
+ Gia công tạo hình  đem sấy khô để loại lượng nước thừa.
+ Tráng men (ngăn không cho hơi ẩm thấm vào trong làm tăng độ bền cơ
cho sứ, giảm độ rò điện theo bề mặt, loại bỏ các vết nứt nhỏ trên bề mặt).
+ Nung: Là nguyên công cơ bản làm cho sứ có độ bền cơ học cao, chịu được
nước và có đặc tính cách điện tốt.
Đặc tính điện quan trọng nhất của sứ cách điện điện áp cao là trị số điện áp
phóng điện bề mặt. Có 2 loại điện áp phóng điện: Điện áp phóng điện khô và điện
áp phóng điện ướt.
Điện áp đánh thủng: Là điện áp gây ra sự đánh thủng qua chiều dày của sứ
nằm giữa các điện cực. Trị số này lớn hơn điện áp phóng điện khô.
* Những yêu cầu của cách điện bằng sứ:
- Bề dày của lớp sứ không quá dày (trường hợp cần lớp sứ dày người ta gắn
các lớp sứ mỏng lại bằng men sứ hoặc chất kết dính khác).
- Tránh sự thay đổi đột ngột của bề dày lớp sứ, các góc cạnh của sứ cần nhẵn
và tròn.
- Nên để cho sứ chịu nén trong quá trình làm việc.
- Cần đảm bảo điện áp phóng điện bề mặt sứ (kể cả phóng điện khô và ướt).
- Điện áp đánh thủng qua bề dày lớp sứ phải nằm trong phạm vi cho phép.
2. Các loại sứ cách điện:
a. Sứ cách điện đường dây:
Sứ đứng: Đảm bảo siết cứng dây dẫn vào những vị trí nhất định của cột, dùng
ở U < 35 KV.
Sứ treo: Dùng cho U  35 KV. Ta nối sứ treo riêng biệt thành chuỗi và treo
dây dẫn vào đấy. Số lượng bát sứ được xác định theo điện áp làm việc của đường
dây. Cũng có thể sử dụng ở dạng thanh.
b. Sứ dùng trong trạm:
Sứ đỡ: Siết cứng thanh dẫn của thiết bị phân phối điện và các chi tiết khác
nhau của thiết bị điện.
Sứ xuyên: Luồn dây dẫn có điện áp cao đi xuyên qua tường hoặc vách ngăn.
c. Sứ dùng trong điện báo điện thoại: Kích thước nhỏ hơn và yêu cầu kém chặt chẽ
hơn sứ đứng.
d. Sứ đặt trên các thiết bị: Có hình dáng và kích thước khác nhau. Quan trọng nhất
là sứ đầu vào (đưa dây dẫn vào trong vỏ hoặc thùng chứa thiết bị bằng kim loại của
MBA, của máy cắt dầu...).
e. Sứ định vị: Gồm các puly sứ, các chi tiết của ổ cắm và phích cắm...
6.10. MIKA
1. Đặc tính của Mika:
Là loại vật liệu quan trọng nhất trong các vật liệu cách điện bằng chất
khoáng thiên nhiên. Theo thành phần hoá học thì mika là những loại nhôm silicat
Bài giảng Vật liệu điện 43
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

ngậm nước. Vì có độ bền cơ và điện cao, tính chịu nhiệt và chịu ẩm tốt, khá dẻo nên
Mika được dùng làm cách điện ở những chỗ quan trọng và làm điện môi cho 1 số tụ
điện.
Điểm đặc biệt của Mika là có thể tách ra thành từng bản mỏng dễ dàng theo
chiều song song giữa các bề mặt.
Phần lớn Mika vẫn giữ được đặc tính điện và cơ khá tốt khi đốt nóng lên vài
trăm độ. (Nhiệt độ nóng chảy của mika: 1250  13000C). Khi tới 1 nhiệt độ khá
cao nào đó nước trong cấu tạo mika bắt đầu thoát ra, các đặc tính cơ và điện kém đi.
Mika bị trương phồng lên. Mika xếp vào cách điện cấp C.
*)Mikanít: Được sản xuất thành tấm hoặc cuộn do những cánh mica rời dán lại với
nhau, có thể dùng thêm nền bằng xơ giấy hoặc xơ bông. Nó có độ bền nhiệt cao.
6.11. AMIAN
Là nhóm khoáng vật có cấu trúc xơ, xơ càng dài chất lượng càng tốt và càng
đắt tiền. Nó chịu được nhiệt độ cao, nhưng tính cách điện không cao  không
dùng làm cách điện cao áp, cao tần.
Xi măng Amian: Là chất dẻo được ép nguội. Thành phần của nó là những
chất vô cơ, chất độn là amian, kết dính là xi măng. Sản xuất thành tấm, ống. Có đặc
tính cơ không tồi và chịu được nhiệt độ cao, chống được tác dụng của tia lửa và hồ
quang => dùng làm bảng phân phối và tấm chắn ngăn cách các buồng dập hồ
quang. Vì đặc tính cách điện không cao nên khi dùng làm cách điện phải tẩm.

CHƯƠNG VII
CÁCH ĐIỆN TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN
7.1. ĐẶC TÍNH ĐIỆN VÀ CƠ CỦA CÁCH ĐIỆN
7.1.1. Đặc tính điện
Cách điện dùng trong hệ thống điện thường gặp là các loại điện môi thể khí
(không khí), thể rắn (sứ, thuỷ tinh...) và thể lỏng (dầu cách điện...). Với cách điện
rắn đặc tính cách điện của nó có thể bị phá huỷ theo 1 trong 2 khả năng sau:
Chọc thủng nghĩa là khi phóng điện xảy ra trong nội bộ thể tích của điện
môi. Trường hợp này coi như bị hỏng hoàn toàn vì tính cách điện không thể phục
hồi được kèm theo các phá hoại về cơ khí.
Phóng điện theo bề mặt cách điện. Khi xảy ra chỉ cần chú ý đến tình trạng
bề mặt bị đốt cháy dưới tác dụng của tia lửa điện. Nếu phóng điện được loại trừ
nhanh chóng (VD:Khi có rơle bảo vệ cắt mạch điện áp..) cách điện vẫn có thể tiếp
tục làm việc. Do đó trong chế tạo cách điện thể rắn đã chọn sao cho điện áp phóng
điện mặt ngoài bé hơn điện áp đánh thủng một cách đáng kể đảm bảo chỉ để xảy ra
phóng điện theo bề mặt...
Đặc tính điện của cách điện được đặc trưng bởi:

Bài giảng Vật liệu điện 44


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

+ Điện áp phóng điện tần số công nghiệp khi bề mặt cách điện khô và ướt.
Trị số này dùng để tính toán chọn cách điện theo yêu cầu của điện áp nội bộ.
+ Đặc tính Vôn-giây dùng để chọn cách điện theo yêu cầu của quá điện áp
khí quyển.
a. Điện áp phóng điện tần số công nghiệp
Đối với cách điện làm việc trong nhà dùng điện áp phóng điện khô còn với
cách điện ngoài trời dùng điện áp phóng điện ướt. Điện áp phóng điện khô được xác
định khi mặt ngoài cách điện sạch sẽ, khô ráo và có hiệu chỉnh về điều kiện khí hậu
và độ ẩm tuyệt đối tiêu chuẩn của môi trường không khí.
Trị số điện áp phóng điện ướt ứng với điều kiện mặt ngoài cách điện bị mưa
ướt, trị số này phụ thuộc rất nhiều vào tình hình mưa (cường độ mưa, điện dẫn của
mưa...) cho nên để có thể so sánh cần phải tiêu chuẩn hoá mưa.
Ở LX: mưa nhân tạo có cường độ 3mm/phút; điện trở suất nước mưa khoảng
104cm (ở nhiệt độ 200C); mưa xiên góc 450 so với trục của cách điện...
Điện áp phóng điện ướt cũng phải hiệu chỉnh về điều kiện khí hậu tiêu chuẩn
nhưng chỉ cần hiệu chỉnh theo áp suất còn nhiệt độ thì không có ảnh hưởng đáng kể.
Để đơn giản, thường giả thiết là khe hở khí chiếm 1 nửa đường phóng điện, như vậy
  P 
việc hiệu chỉnh theo áp suất sẽ tính theo công thức: U  U - 0,5 1  
  760 
Trong đó: Uư - Trị số điện áp phóng điện ướt ở điều kiện áp suất tiêu chuẩn.
U - Điện áp phóng điện ướt khi áp suất khác tiêu chuẩn.
P - áp suất của không khí, mmHg
b. Đặc tính vôn - giây
Biểu thị mức cách điện xung kích của cách điện. Nó được xác định với dạng
sóng tiêu chuẩn  1,5/40s ở cả 2 cực tính dương và âm. Xây dựng đặc tính vôn -
giây khi mặt ngoài cách điện khô và sạch, cách điện bị ướt có làm giảm điện áp
phóng điện nhưng không đáng kể (khoảng 2 - 3%).
Trường hợp không xây dựng được hoặc không có đường đặc tính vôn - giây
có thể dùng trị số điện áp phóng điện bé nhất U50% để biểu thị mức cách điện xung
kích của cách điện.
Ngoài ra, điện áp thí nghiệm tần số công nghiệp là điện áp mà cách điện phải
chịu được trong thời gian 1 phút khi mặt ngoài của nó khô và sạch. Điện áp thí
nghiệm xung kích tiến hành với dạng sóng tiêu chuẩn khi toàn sóng và sóng cắt ở
2s (cắt bằng khe hở của 2 quả cầu). Cách điện phải chịu đựng được 3 lần tác dụng
của điện áp thí nghiệm xung kích toàn sóng và sau đó chịu tác dụng của 3 lần điện
áp thí nghiệm xung kích sóng cắt.
7.1.2. Đặc tính cơ và độ bền điện cơ
Ở tình trạng làm việc bình thường cũng như khi có sự cố cách điện đều phải
chịu tác dụng của những lực cơ học rất lớn, VD: cách điện treo trên đường dây
chịu lực kéo, loại cách điện đỡ chịu lực uốn...
Bài giảng Vật liệu điện 45
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

Đặc tính cơ chủ yếu của cách điện là "độ bền cơ giới đảm bảo", đó là tải trọng
nhỏ nhất có thể phá hoại cách điện với điều kiện là tải trọng đó tăng dần đều. Nó
không đánh giá toàn diện về chất lượng cách điện vì ngay cả tải trọng cơ nhỏ hơn
cũng có thể có những vết nứt nhỏ gây ảnh hưởng xấu đến đặc tính điện. Do đó đối
với cách điện phải tiến hành thí nghiệm phối hợp cả 2 loại phụ tải cơ - điện: đồng
thời với việc tăng dần tải trọng cơ còn cho tác dụng điện áp bằng 75 - 80% trị số Upđ
khô. Các hư hỏng nhỏ sẽ được phát hiện do cách điện bị chọc thủng và trị số tải cơ
học lúc này được gọi là độ bền cơ điện.
Trong vận hành còn có "tải trọng thí nghiệm 1 giờ": Cách điện phải chịu được
tải trọng có trị số bằng khoảng 75% độ bền cơ điện trong 1 giờ mà không bị hỏng
(vẫn cho tác dụng điện áp bằng 75- 80% trị số điện áp phóng điện khô).
Trị số "tải trọng cực đại cho phép" của loại cách điện treo được lấy bằng 1 nửa
tải trọng thí nghiệm 1 giờ.

7.2. ĐIỆN ÁP TÁC DỤNG LÊN CÁCH ĐIỆN


7.2.1. Các loại điện áp tác dụng lên cách điện
a. Điện áp làm việc:
Là điện áp tác dụng lên cách điện trong thời gian dài, liên tục trong quá trình
thiết bị vận hành. Điện áp làm việc có tần số 50Hz hoặc 60Hz dạng sin; trong 1 số ít
trường hợp là điện áp 1 chiều.
Trị số điện áp thường giữ ổn định trong suốt quá trình vận hành. Trong kỹ
thuật cao tần trị số điện áp và tần số có thể biến đổi nhiều trong quá trình vận hành,
tần số có thể tăng trị số lên nhiều MHz.
b. Điện áp thử:
Trong trường hợp kiểm tra cách điện, thì cách điện phải chịu tác dụng của điện
áp thử trong 1 phút. Trong kỹ thuật điện công nghiệp, tần số của điện áp thử từ 50 -
120Hz; còn trong kỹ thuật cao tần thì thử với tần số lớn nhất có thể có. Trị số điện
áp thử nói chung bằng 2 lần trị số điện áp dây, chi tiết được quy định trong bảng
sau:

Bảng 7.1: Điện áp thử cách điện với tần số 50Hz


Điện áp cách điện Điện Điện áp thử, với tần số 50Hz, KV
đánh thủng, KV áp Trên Trên cách Máy Biến thế đo lường
Lưới điện Lưới vận chỗ điện của biến Trường Trường Biến
có trung điện hành cắt ở khí cụ thế hợp cả hợp 1 dòng
tính cách có cho cầu điện, 2 đầu đầu ra
đất hoặc trung phép dao, đường ra được được
nối đất tính lớn máy dây, thanh cách tiếp đất
gián tiếp nối nhất, cắt, đế cái trong điện
đất tác KV cầu nhà
dụng chì So với vỏ máy

Bài giảng Vật liệu điện 46


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

1 - 1,15 15 10 3,25 10 - 10
3 - 3,45 22 16 10 16 - 16
6 - 6,9 40 33 20 33 - 33
10 - 11,5 53 42 32,5 42 - 42
20 - 23 86 64 50 64 - 64
30 - 34,5 119 86 67,5 86 67,5 86
35 - 40 13,6 97 76 97 76 97
60 - 69 218 152 120 152 120 152
- 66 76 218 152 120 152 120 152
- 120 132 380 250 195 250 195 250
- 220 242 580 400 340 400 340 400

c. Quá điện thế nội bộ


Là quá điện thế phát sinh do sự biến đổi đột ngột các thông số của hệ thống
điện. Tần số dao động của quá điện thế có thể biến thiên từ tần số điện áp nguồn
đến tần số dao động riêng của lưới điện; dạng sóng là dao động tắt dần hoặc di
động.
d. Quá điện thế khí quyển
Xuất hiện với dạng sóng di động, có biên độ rất lớn và tăng đột biến, và điện
thế thử xung kích, mô phỏng quá điện thế khí quyển. Dạng sóng điện áp thử xung
kích trình bày trên hình vẽ: U
Các thông số của sóng thử xung kích là: 0,9 B
- Cực tính.
0,5
- Biên độ cực đại (gọi tắt là đỉnh).
0,3 A
- Thời gian sườn trước T1.
- Thời gian sườn sau T2. 01 t
- Thời gian cắt Tc, trong trường hợp sóng bị cắt. T2
T' T0

Trong đó:
T0 là thời gian tính từ thời điểm sóng đạt 30% trị số đỉnh (điểm A) cho đến
thời điểm đạt 90% trị số đỉnh (điểm B).
Thời gian sườn trước T1 = 1,67T0. Tiêu chuẩn quy định T1 = 1,2 s.
Thời gian sườn sau T2 được tính từ thời điểm 01 đến thời điểm mà trị số điện áp trên
sườn sau giảm đến 50% của trị số đỉnh. T2 được quy định bằng 50 s.
T' = 0,3T1  0,5T0

7.2.2. Phối hợp các mức cách điện


Trong việc thiết kế cách điện cho 1 thiết bị, chúng ta không thể tính với tất cả
các loại điện áp nêu trên, mà chỉ tính với điện áp nào có tác dụng trên thiết bị.
Không thể tính với quá điện áp khí quyển nhưng phải thiết kế cách điện sao
cho nó có thể chịu được quá điện thế có trị số bất kỳ. Trước hết ta giảm quá điện

Bài giảng Vật liệu điện 47


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

thế xâm nhập vào thiết bị và tác dụng lên cách điện của nó bằng các dây dẫn bảo vệ
và thiết bị bảo vệ khác. Trường hợp có quá điện thế lớn xâm nhập vào thiết bị, có
thể xảy ra đánh thủng nơi nào yếu nhất trong hệ thống cách điện.
Trong hệ thống cách điện bao gồm sứ đỡ, sứ xuyên, và cách điện cuộn dây
máy biến áp hoặc máy phát, thì nên để cho đánh thủng xảy ra ở sứ đỡ hoặc sứ xuyên
hơn là trong các cuộn dây. Vì vậy chúng ta cố gắng bảo vệ cách điện bên trong của
thiết bị bằng cách tạo ra những chỗ yếu cách điện hơn trong hệ thống cách điện. Ta
thiết kế cách điện của các bộ phận của thiết bị với độ bền cách điện từ nhỏ đến lớn,
sắp xếp theo bậc thang và phối hợp các mức cách điện với nhau.
a. Mức dưới:
Trong hệ thống cách điện là điện áp kích thích và điện áp dư của thiết bị bảo
vệ quá điện thế.
Điện áp kích thích là trị số lớn nhất của điện áp làm việc làm tác động thiết bị bảo
vệ quá điện thế.
Điện áp dư là điện áp lớn nhất
Mức trên
trên cực của thiết bị bảo vệ trong quá
trình dẫn điện. Điện áp dư tối đa Mức giữa
bằng điện áp kích thích. Mức dưới
b. Mức giữa:
Là điện áp làm phóng điện khoảng cách phóng điện (trên sứ đỡ, sứ xuyên)
hoặc điện áp làm phóng điện bộ phóng điện.
c.Mức trên:
Là điện áp đánh thủng cách điện của thiết bị điện (máy biến thế, máy biến
thế đo lường, máy phát, động cơ, khí cụ điện, dây cáp..) ở mức này cũng cần
tính đến cách điện giữa 2 cực của cầu dao đang mở, cách điện giữa các pha, cách
điện giữa các dây dẫn thuộc các hệ thống khác nhau...
Các mức cách điện được quy định của uỷ ban kỹ thuật điện quốc tế IEC.71 (1972)
Bảng 7.2: Điện áp làm việc dưới 110KV:
Điện áp làm việc lớn Điện áp thử xung Điện áp thử tần số
nhất, < 100KV kích, KV công nghiệp, KV
3,6 45 16
7,2 60 22
12,0 75 28
17,5 95 38
24,0 125 50
36 170 70
52 250 95
72,5 325 140
Điện áp kích thích của bộ phận bảo vệ quá điện thế không thể chọn nhỏ quá để
nó có thể tác động với bất kỳ quá điện thế nội bộ nào. Khả năng chịu nhiệt của chất
bán dẫn trong bộ phận bảo vệ quá điện thế quyết định mức điện áp kích thích của
Bài giảng Vật liệu điện 48
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

nó. Trên cơ sở đó, điện áp kích thích được quy định bằng 1,8  2,5 lần điện áp làm
việc (điện áp dây), chu kỳ 50Hz; Trong thực tế chế tạo thì nó bằng 2 (0,8  1,3)
lần (với điện áp làm việc cao thì chế tạo trị số nhỏ). Mức điện áp giữa đương nhiên
phải lớn hơn trị số trên, thường bằng 1,25 lần trị số điện áp mức dưới; Mức điện áp
trên thì bằng 1,25 lần trị số điện áp mức giữa. Như vậy mức điện áp trên bằng: 2,5.
2 .1,3.1,25.1,25 = 7.2 lần điện áp làm việc (điện áp dây) với giới hạn trên hoặc
bằng: 1,8. 2 .0,8.1,25.1,25 = 3,15 lần điện áp làm việc (điện áp dây) với giới hạn
dưới.
Bảng 7.3: Điện áp làm việc trên 110KV:
Điện áp làm việc Điện áp thử xung kích, KV Điện áp thử tần số công
lớn nhất,  100KV nghiệp, KV
Toàn phần Giảm Toàn phần Giảm
100 450 380 185 150
123 550 450 230 185
145 650 550 275 230
170 750 650 325 275
245 1050 900 460 395
300 - 1050 - 460
420 - 1425 - 630

Mức điện áp dưới và giữa tương ứng với điện áp đánh thủng và điện áp
phóng điện bề mặt. Mức điện áp trên quyết định trị số điện áp thử; điện áp thử phải
chọn nhỏ hơn mức điện áp trên như vậy cần có hệ số an toàn, do người thiết kế
chọn.
7.2.3. Xác định trị số điện áp làm cơ sở thử nghiệm cách điện
a. Điện áp làm việc:
Điện áp làm việc của cách điện có thể xác định dễ dàng. Đối với cuộn dây thì
nó bằng điện áp làm việc giữa vòng dây, giữa lớp vòng dây và điện áp làm việc của
cuộn dây. Ở những điểm khác nhau trong hệ thống 3 pha thì điện áp làm việc của
cách điện chính có trị số khác nhau, nó bằng từ 0 (gần điểm 0) đến điện áp pha (ở
đầu cực ra của dây). Ở sứ đỡ và sứ xuyên điện áp làm việc cũng bằng ấy. Trường
hợp có ngắn mạch chạm đất thì có thể có điện áp bằng 3 lần điện áp nói trên.
b. Điện áp thử:
Được quy định trong tiêu chuẩn. Điện áp đánh thủng cách điện phải lớn hơn
điện áp thử. Hệ số an toàn là tỷ số giữa điện áp đánh thủng và điện áp thử, do người
thiết kế cách điện quyết định mà tiêu chuẩn không quy định.
c. Quá điện thế nội bộ:
Phụ thuộc vào tính chất của hệ thống điện mà thiết bị điện được đặt. Nó
cũng còn phụ thuộc vào người vận hành thiết bị có thực hiện đúng các quy định về
vận hành hay không.
Có thể tính với trị số nhỏ nhất bằng 2 lần điện áp vận hành.
Bài giảng Vật liệu điện 49
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

d. Quá điện thế khí quyển:


Có thể phân loại thành 3 nhóm:
- Nhóm 1: gồm cách điện không bị quá điện thế khí quyển tác động (máy biến
áp làm việc trong hệ thống cáp ngầm) nên không phải tính.
- Nhóm 2: Gồm cách điện chịu 1 phần tác dụng của quá điện thế khí quyển
(cách điện của máy phát nối qua máy biến áp vào lưới điện bằng dây dẫn trên
không).
- Nhóm 3: gồm cách điện chịu tác dụng hoàn toàn của quá điện thế (cách điện
của máy biến áp nối với lưới điện dây dẫn trên không).
Với cách điện loại này phải tính với trị số điện áp xung còn cách điện nhóm 2
thì tính với trị số điện áp nhỏ hơn. Vì độ bền của cách điện giảm xuống rất nhiều
khi bị điện áp xung tác dụng lặp lại nhiều lần (có thể tới 30 - 40%) nên khi mức độ
giảm sút lớn hơn tỷ lệ giữa mức điện áp trên và mức điện áp dưới thì ta tính với
điện áp dưới, còn nếu nhỏ hơn thì tính với điện áp trên. Những điều này áp dụng với
cách điện chính.
Cách điện chính: là cách điện giữa cuộn cao thế và lõi thép; giữa cuộn cao
thế và cuộn hạ thế; giữa cuộn cao thế và và bộ phận có điện thế gần bằng điện thế
đất như thùng chứa cuộn dây.
Tóm lại: Trị số điện áp để thử nghiệm cách điện lấy bằng trị số điện áp
xung, lấy tương ứng với mức trên của các điện áp trong hệ thống phối hợp cách
điện. Số lần phóng điện là 5 trong đó có thể thử với sóng xung cắt trong 2 lần.
Chỉ được thử 1 lần với toàn phần trị số điện áp thử quy định. Khi kiểm nghiệm cách
điện theo bảo dưỡng định kỳ thì chỉ được thử với 50 - 80% trị số điện áp thử đã quy
định.
Khi thử với điện áp tần số công nghiệp thì trị số điện áp thử bằng 2 - 3 lần
điện áp định mức. Thời gian duy trì điện áp là 1 phút; riêng cáp điện là 20 phút. Thử
khí cụ điện với điện áp tần số công ngiệp:
Bảng 7.4:
Điện áp định mức của khí cụ điện (V) Điện áp thử - trị số hiệu dụng (V)
Đến 24 500
24 - 60 1000
60 - 300 2000
300 - 660 2500
660 - 800 3000
800 - 1200 3500
Với khí cụ điện điều khiển trong mạch điện có điện áp định mức > 60V thì
cho phép thử với điện áp thử: Uthử = 2Uđm + 1000V. Thử bằng điện áp 1 chiều áp
dụng với thiết bị dòng 1 chiều, thời gian duy trì điện áp 1 phút, trừ cáp điện. Ngoài
ra thử bằng điện áp 1 chiều cũng áp dụng với vật thử có điện dung lớn (dây cáp
điện, máy phát). Nhưng khi thử cách điện hỗn hợp có phân lớp thì sự phân bố điện

Bài giảng Vật liệu điện 50


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

áp trên các lớp do điện trở trung bình của cách điện quyết định; còn với điện áp
xoay chiều thì hằng số điện môi quyết định.

7.3. CÁCH ĐIỆN CỦA ĐƯỜNG DÂY TRÊN KHÔNG


7.3.1. Yêu cầu của cách điện đường dây
Các dây dẫn của đường dây trên không phải cách điện với nhau (cách điện giữa
các pha) và cách điện đối với đất (cách điện giữa các pha với đất). Để thực hiện sự
cách điện đó, dây dẫn được đặt hoặc treo trên cột bằng cách điện sứ hoặc thuỷ tinh
còn ở trong khoảng vượt sẽ dựa vào cách điện của không khí. Khi xuất hiện quá
điện áp khí quyển hoặc quá điện áp nội bộ, các phóng điện trên cách điện của đường
dây sẽ dẫn đến các sự cố ngắn mạch. Ở cột điện, các phóng điện này thường xảy ra
men theo bề mặt của cách điện hoặc chọc thủng khoảng không khí giữa dây dẫn tới
các bộ phận kim loại của cột. k
Hình vẽ a và b cho ví dụ m
về các khả năng phóng điện n n
m
khi đường dây dùng cột sắt
k
và cột bê tông: đường mk -
n n m
phóng điện theo bề mặt cách
điện, đường mm hoặc n-n
phóng điện chọc thủng
k k
không khí. Hình c ứng với
đường dây cột xà gỗ, ở đây m n m
a) b) c)
có thể xuất hiện các khả
năng phóng điện giữa pha -
pha (đường mk - km) hoặc
s
phóng điện giữa pha - đất
Các khả năng phóng điện trên cột điện
(đường nns). a. Cột sắt; b. Cột bê tông; c. Cột gỗ không có dây chống sét

Ở trong khoảng vượt phóng điện xảy ra dưới hình thức phóng điện chọc thủng
khoảng không khí giữa các pha hoặc giữa pha với đất (dây chống sét). Để hạn chế
hoặc loại trừ các phóng điện nói trên cần phải nâng cao mức cách điện của đường
dây như tăng thêm số cách điện trong chuỗi hoặc tăng khoảng cách không khí. Tuy
nhiên việc tăng cường cách điện sẽ làm tăng giá thành xây dựng đường dây do phải
tăng kích thước cột và tăng số cách điện trong chuỗi. Hiện nay ngoài biện pháp
tăng cường cách điện còn có các biện pháp khác như dùng các thiết bị số quá điện
áp khí quyển hoặc các thiết bị tự động (cuộn dập hồ quang, thiết bị tự động đóng lại
TĐL...) có khả năng loại trừ sự cố nhanh chóng, đảm bảo cung cấp điện liên tục.
Trong việc chọn cách điện của đường dây trên không, thường xuất phát từ các
yêu cầu sau đây:
- Cách điện của đường dây phải chịu được tác dụng của đa số các loại quá điện
áp nội bộ, trừ một vài loại có biên độ quá lớn nhưng xác suất xuất hiện bé.
Bài giảng Vật liệu điện 51
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

- Đối với yêu cầu của quá điện áp khí quyển, phải giải quyết sao cho được hợp
lý về kinh tế kỹ thuật. ở các đường dây 110kV trở lên yêu cầu này được thoả mãn
dễ dàng vì cách điện đường dây khi chọn theo yêu cầu của quá điện áp nội bộ đã có
được mức cách điện xung kích rất cao, chỉ cần có các biện pháp bảo vệ chống sét
tương đối đơn giản là đủ đảm bảo cho đường dây có mức chịu sét cao.
Ngược lại với đường dây  3kV, để thoả mãn yêu cầu của quá điện áp khí
quyển cách điện phải tăng rất cao và như vậy sẽ rất tốn kém. Bởi vậy cách điện
đường dây chỉ cần chọn tới mức cần thiết hợp lý kết hợp với một số biện pháp khác
để hạn chế số lần sự cố gây nên như cải thiện nối đất cột điện, dùng cuộn dập hồ
quang v.v...
Cách điện của đường dây trên không ngoài các cách điện thể rắn (sứ, thuỷ tinh)
còn dùng cách điện không khí của gỗ.
Cường độ cách điện xung kích của gỗ rất tản mạn, phụ thuộc vào tình trạng độ
ẩm của gỗ và các yếu tố có liên quan đến sự bố trí và kích thước của nó trong cách
điện tổ hợp (cách điện gỗ phối hợp với cách điện thể rắn). Trong tính toán thiết kế
có thể lấy trị số gần đúng khoảng 100kV/m (điện áp phóng điện xung kích bé nhất -
U50%).
Như trên hình c, có thể tính được mức cách điện theo đường mk - mk :
U 50%  2U ch50%  100. kk  2.645 100.4  1690(kV)
Trong đó: Uch50% = 645kV là điện áp phóng điện xung kích 50% của chuỗi
gồm 7 sứ treo II - 4,5.
 kk  4m  chiều dài của đoạn xà gỗ k - k.
Và theo đường nns:
U 50%  U nn50%  100. ns  720 100.11,2  1840(kV)
Unn50% = 720kV là điện áp phóng điện xung kích 50% của khoảng cách
không khí n-n dài 115cm.  ns  11,2m là độ dài đoạn n-s của thân cột gỗ.
7.3.2. Vật liệu và kết cấu của cách điện đường dây
Cách điện đường dây gồm thành phần điện môi, bộ phận kim loại (làm mũ
hoặc chân) và vật liệu gắn giữa điện môi với bộ phận kim loại. Điện môi thường
được chế tạo bằng sứ hoặc thuỷ tinh, chúng có cường độ cách điện cao, độ bền cơ
giới lớn và chịu đựng được các tác dụng của môi trường khí quyển.
Cường độ cách điện của sứ trong trường đồng nhất với độ dầy của mẫu sứ
1,5mm có thể đạt tới (2228) KV/mm. Khi độ dày tăng, cường độ cách điện có
giảm và nếu là điện trường không đồng nhất thì nó còn giảm bé hơn nữa.

Bài giảng Vật liệu điện 52


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

KV/mm
E0
70
90
80
1
60 70
60
50
50 2
40
3
30
40 20
10

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 200
0 10 20 mm
Cường độ cách điện xoay chiều của Biến thiên về độ bền cơ giới của sứ theo tiết
sứ đặt trong trường không đồng nhất diện.
1. Khi bị nén; 2. Khi bị kéo; 3. Khi bị uốn

Hình vẽ cho cường độ cách điện xoay chiều trung bình của sứ theo độ dày
trong trường không đồng nhất. Cường độ cách điện xung kích của sứ cao hơn so với
trị số xoay chiều khoảng 5070%. Về độ bền cơ giới của sứ còn phụ thuộc vào kết
cấu của bộ phận kim loại và cách gắn nó vào sứ và bao giờ cũng giảm đi tiết diện
tăng. Hình vẽ cho biết sự biến thiên về độ bền cơ giới của trụ sứ theo tiết diện của
nó.
Trong chế tạo, độ dày của sứ thường không quá (3040) cm (trừ trường hợp
sứ thanh) vì nếu dày quá sẽ không tránh được các bọt khí bên trong làm ảnh hưởng
đến đặc tính điện. Với độ dày đó nếu không đảm bảo được yêu cầu về cách điện để
sẽ được dùng kết cấu nối cấp (ví dụ cách điện 110kV do 4 phần tử 35kV ghép nối
tiếp).
Bảng 7.5: Đặc tính điện và cơ giới của các loại điện môi
Điện môi
Đặc tính Thuỷ tinh Ống giấy
Sứ
Ít kiềm Kiềm bakêlit
Cường độ cách điện của mẫu 2228 48 17,9 1015
Hệ số điện môi  5,57 5,510 5,510 45
tg ở 20oC 24% 23% 67% 6%
Điện trở xuất mặt ở độ ẩm
3.1013 4.1014 1,5.109 1010
tương đối 65%, cm
Hệ số dãn nở nhiệt 3.1013 5.10-6 9,4.10-6 -
Điện trở xuất khối ở nhiệt độ
1013 4,5.1014 4.109 109
20oC, .cm
Khi nén 4500 7000 400
650 (khi tôi nóng tới
Khi uốn 700 800
2500)
Khi kéo 300 600 500

Bài giảng Vật liệu điện 53


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

Hiện nay cách điện thuỷ tinh ngày càng được áp dụng rộng rãi vì rẻ tiền hơn
nhiều so với cách điện sứ trong khi các đặc tính về điện và cơ giới không bị giảm
sút. Các đặc tính này phụ thuộc vào thành phần kiềm. Khi thành phần kiềm nhiều
(thuỷ tinh kiềm) thì cường độ cách điện thấp; Dưới tác dụng của điện áp một chiều
sẽ có hiện tượng điện phân xúc tiến quá trình già cỗi, có hệ số giãn nở nhiệt cao nên
dễ bị vỡ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột... Do đó loại cách điện được chế tạo bằng
cách điện chế tạo bằng thuỷ tinh kiềm chỉ dùng cho điện áp xoay chiều và đặt trong
nhà. Đối với loại cách điện dùng ngoài trời do có thành phần kiềm ít hơn nên có
cường độ cách điện cao (có thể tới 49kV/mm trong khi đó loại thuỷ tinh kiềm chỉ
đạt 17, 9kV/mm) và có khả năng chịu xung nhiệt tốt hơn.
Để tăng độ bền cơ giới, trong chế tạo thường dùng phương pháp tôi nóng ở
nhiệt độ cao (6500C đối với thuỷ tinh kiềm và 7800C đối với thuỷ tinh ít kiềm) sau
đó được thổi bằng không khí lạnh lúc này lớp bên ngoài của thuỷ tinh sẽ rắn lại và
khi tiếp tục làm lạnh thì các lớp bên trong do nguội dần nên giảm thể tích. Kết quả
là lớp bên ngoài chịu ứng xuất nén và lớp bên trong chịu ứng xuất kéo. Do đó khi
có tải trọng kéo, cách điện chỉ bị hư hỏng nếu lực kéo thắng được lực nén của lớp
bên ngoài ... Vì vậy độ bền cơ giới của loại thuỷ tinh tôi cao hơn nhiều so với khi
dùng phương pháp nung.
Đường dây trên không thường dùng các loại cách điện sau đây:
a. Loại cách điện có chân sắt:
Đường dây điện áp từ 35 kV trở xuống thường dùng loại cách điện có chân sắt,
đây là loại cách điện đỡ vì dây dẫn được đặt trên cách điện. Điện áp càng cao thì
yêu cầu về đường kính và chiều cao của cách điện càng lớn nghĩa là độ dày của điện
môi phải lớn và như vậy trong chế tạo rất khó đảm bảo phẩm chất.
Do đó đối với cách điện 35 kV đã phải dùng 2  3 lớp ghép lại như trên hình vẽ.
Đối với đường dây điện áp cao hơn sẽ
không dùng loại có chân sắt vì kết cấu sẽ
rất cồng kềnh và không đạt được độ bền H H
chịu uốn cần thiết mà dùng loại cách điện
treo kiểu đĩa và kiểu thanh. Ở Liên Xô loại D
D
cách điện có chân sắt được chế tạo theo các a. Loại ШС 6-10kV; b. loại ШД 35kV
kiểu ШД và ШС như trên hình vẽ.
Chân sắt vặn vào ngang mức cổ cách điện để cho mô men uốn do lực căng của
dây dẫn tác dụng lên nó là bé nhất.
Điện áp phóng điện chọc thủng (tiến hành trong dầu) có trị số cao hơn điện áp
phóng điện khô mặt ngoài khoảng (3040)%. Khi bị mưa phần ngoài của cách điện
bị ướt hoàn toàn, chỉ có phần dưới là khô ráo và nó phải chịu đựng toàn bộ điện áp.
Do đó trị số điện áp phóng điện ướt rất bé so với trị số phóng điện khô.

Bài giảng Vật liệu điện 54


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

Để tăng trị số điện áp phóng điện ướt thường đặt thêm lá giữ cho mặt ngoài
không bị ướt hoàn toàn (kiểu ШД), kết cấu loại này phức tạp hơn do trong quá trình
chế tạo phải qua khâu tiện và hàn gắn các bộ phận với nhau.
Bảng 7.6: Kích thước và đặc tính của loại cách điện có chân sắt.
Kích thước Điện áp phóng điện
Độ bền cơ
Loại cách điện đảm bảo khi Tần số 50 Hz Xung kích
H D
uốn (kg) (kV) +1,5/40, (kVmax)
(mm) (mm)
Khô Ướt Ở 2s 50%
ШC-6 94 96 1400 50 28 109 83

ШC-6 (thuỷ tinh) 91 96 1800 50 28 - -


ШД-6 108 100 1300 52 30 108 75
ШC-10 110 147 1400 60 34 130 101
ШC-10 (thuỷ tinh) 110 150 1800 60 36 - -
ШД -10 95 19 1900 62,5 38 117 90
ШД -20 190 185 3500 68 64 170 132
ШД -35 270 250 6000 99 95 270 179

b. Cách điện treo


Vì dây dẫn được treo trên chuỗi cách điện nên khi làm việc cách điện ở trạng
thái bị kéo và như vậy tận dụng được ưu điểm sẵn có về độ bền cơ giới của cách
điện. Cách điện treo được phân thành hai loại: loại đĩa và loại thanh.
*) Loại đĩa
Kết cấu đĩa cách điện treo trên hình vẽ. Mũ và thanh kim loại được chế tạo
bằng gang mềm và gắn vào điện môi bằng xi măng pooc-lăng mã hiệu 400-500 pha
một nửa cát. Việc ghép các đĩa thành chuỗi được tiến hành bằng cách cho thanh kim
loại của đĩa này khớp vào
mũ của đĩa khác và
dùng chốt hãm. Các
H
loại sứ đĩa (điện môi
bằng sứ) được chế
tạo theo hai kiểu D
khác nhau: kiểu có Cấu tạo loại cách điện treo.
đầu hình nón và đầu a. cấu tạo một đĩa sứ (bát sứ); b. chuỗi sứ 4 bát (35kV)
hình trụ.
Đối với kiểu đầu hình nón, mặt ngoài và mặt trong của đầu sứ đều được tráng men
láng nên không thể bám với xi măng, vì vậy có thể xảy ra chuyển dịch tương hỗ
giữa xi măng và sứ khi có tải trọng hoặc khi có nhiệt độ thay đổi (hệ số giãn nở
nhiệt

Bài giảng Vật liệu điện 55


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

của xi măng lớn hơn của sứ) và tạo nên các ứng suất phụ. Để ứng suất không đạt tới
mức độ nguy hiểm thì góc nón không được bé hơn 10130, nhưng như vậy sẽ phải
tăng kích thước mũ sứ và ảnh hưởng không tốt đến đặc tính phóng điện của chuỗi
sứ. Đối với kiểu sứ có đầu hình trụ, để xi măng gắn chặt với sứ thì mặt trong của
đầu sứ có bọc một lớp vụn sứ. Ngoài ra còn có các cải tiến khác như trên bề mặt của
xi măng cũng như của sứ cho quét lớp bitum để khử các ứng xuất phụ gây nên bởi
giãn nở nhiệt đầu thanh kim loại có lỗ trống để giảm sức cơ ở phía đầu thanh do đó
kiểu sứ có đầu hình trụ có kích thước và kết cấu gọn nhẹ hơn so với kiểu kích thước
có đầu hình nón.
Kích thước và hình dạng của phần đĩa ảnh hưởng rất lớn đến phần đặc tính
điện. Phải đảm bảo không cho các phóng điện chọc thủng xảy ra trước khi có phóng
điện mặt ngoài bằng cách giữ tỷ lệ giữa điện áp phóng điện chọc thủng và điện áp
phóng điện khô (mặt ngoài) không bé hơn trị số 1,5. Thường trị số điện áp phóng
điện khô khoảng 75kV do đó để có điện áp phóng điện chọc thủng lớn gấp 1,5 thì
chiều dài của lớp sứ ở đầu sứ phải từ 2530mm trở lên. Má trên của đĩa sứ nghiêng
một góc khoảng 50100 để thoát nước còn bên dưới có gờ để tăng chiều dài rò điện
và trị số điện áp phóng điện ướt.
Cách điện treo bằng thuỷ tinh (thuỷ tinh đĩa) có hình dáng kết cấu tương tự
với loại sứ đĩa. Loại thuỷ tinh tôi nóng có kích thước và trong lượng giảm đi rất
nhiều so với loại sứ đĩa. Bất kỳ sự hư hỏng nào của thuỷ tinh cũng đều làm cho nó
vỡ tan nên các sự cố của cách điện dễ phát hiện. Dùng thuỷ tinh làm điện môi cho
phép cơ giới hoá và tự động hoá toàn bộ quá trình sản xuất do đó mang lại hiệu quả
kinh tế rất lớn và dẫn đến xu hướng ngày càng sử dụng rộng rãi loại thuỷ tinh cách
điện thay thế cho loại sứ cách điện. Bảng sau cho kích thước và đặc tính của loại
cách điện treo (Liên xô) trong đó: ∏ và ∏C là ký hiệu loại sứ và thuỷ tinh cách
điện.
Bảng 7.8: Kích thước và đặc tính của loại cách điện treo
Kích thước Tải Độ bền Cường độ Điện áp phóng
Trọng
Loại trọng thí cơ giới phóng điện điện tần số
H D lượng
cách điện nghiệm đảm chọc thủng 50Hz (kV)
(mm) (mm) (kg)
1 giờ (T) bảo (T) (kV) Khô Ướt
∏-4,5 170 270 6,0 4,5 7,0 110 75 40
∏C-4,5 90 255 4,0 4,5 9,0 135 75 40
∏-8,5 240 320 9,3 8,5 11,0 95
∏C-8,5 160 270 5,5 8,5 15,0 135
∏-11 215 350 1,2 11 14,5 95
∏C-11 170 270 6,0 11 18,0 135
∏C-16 190 320 9,0 16 25,0 150
∏C-4,5* 130 255 3,0 4,5 7,0 87 62 40

*) Loại thanh

Bài giảng Vật liệu điện 56


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

Trên hình vẽ cho kết cấu của loại cách điện treo kiểu thanh, thường là loại sứ
thanh. Là loại thanh dài có lá, hai đầu có mũi kim loại. Đường kính của thanh được
chọn theo độ bền khi kéo.
Dùng sứ thanh thì tiết kiệm được nhiều kim loại và
giảm nhẹ trọng lượng. Ví dụ chuỗi sứ 110kV (gồm 7 đĩa sứ
∏-45) nặng 48kg trong khi đó dùng sứ thanh thì chỉ nặng
23kg, trọng lượng phần kim loại của chuỗi sứ 110kV là
15kg còn ở sứ thanh chỉ có 3,5kg.
Khuyết điểm của sứ thanh là khi bị hư hỏng (do hồ
quang hoặc do va chạm cơ giới) thì phải thay thế toàn bộ.
Về mặt chế tạo có phức tạp hơn vì yêu cầu phải có trình độ
khoa học kỹ thuật hiện đại. Số liệu kỹ thuật của sứ thanh
cho ở bảng sau:

Cấu tạo sứ thanh 110kV


Bảng 7.9: Kích thước và đặc tính của sứ thanh
Kích thước Điện áp phóng
Độ bền cơ điện tần số
Đường Đường
Loại sứ thanh giới đảm 50Hz, kV
H kính của kính
(mm) thanh, của lá bảo, kg
Khô Ướt
mm sứ, mm
Liên xô CT-110 970 75 150 6000 90 300
Nhật bản CA-45022 525 60 90 7000 150 90
Nhật bản CA-4524 970 75 150 11000 400 340
Nhật bản CA-45025 1305 85 160 13000 400 340
Nhật bản CA-15429 1050 25 215 30000 310 245

7.4. CÁCH ĐIỆN CỦA MÁY BIẾN ÁP


7.4.1. Đặc điểm cách điện của máy biến áp
Cách điện của máy biến áp nhất là khi máy biến áp có điện áp định mức cao
là 1 kết cấu cách điện phức tạp.
- Điện áp làm việc lớn; cuộn dây có số vòng dây lớn; tiết diện dây nhỏ.
- Chênh lệch lớn giữa nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp trong cách điện, do cuộn
dây không thể làm mát được bằng quạt gió mà chủ yếu bằng dầu mà sự luân chuyển
của dầu khó khăn hơn không khí.
- Máy biến áp thường nối với dây dẫn trên không, nên phải chịu tác dụng của
quá điện thế khí quyển.
7.4.2. Các cách điện chính trong máy biến áp
Thành phần cách điện chủ yếu là cách điện vòng dây và cách điện lớp cuộn
dây. Đó là cách điện giữa cuộn dây các pha, giữa cuộn dây có điện áp khác nhau,

Bài giảng Vật liệu điện 57


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

giữa cuộn dây với đất (gông từ, vỏ thùng). Ngoài ra còn có thành phần cách điện
dọc là cách điện giữa các vòng dây (đĩa dây, lớp dây) trong cùng cuộn dây. Môi
trường cách điện trong máy biến áp là dầu máy biến áp phối hợp với điện môi rắn
(các tông cách điện, bakêlit, giấy, vải cách điện). Điện môi rắn được sử dụng dưới
các hình thức lớp bọc, lớp cách và màn chắn.
Kết cấu cách điện của máy biến áp từ 35kV trở xuống như hình vẽ:
1. Lõi thép.
4
2. Ống cách điện. 5
3. Cuộn dây.
4. Gông từ. hB
B

5. Tấm chắn cách điện.


- Lớp bọc: Là lớp vật liệu cách điện tương đối A
mỏng (lớp sơn hoặc giấy bọc điện cực có chiều dày
3
không quá 1 - 2mm). Tác dụng chủ yếu của nó là 1
2
hạn chế việc hình thành các cầu dẫn điện trong dầu.
Theo kết quả thực nghiệm trong trường đồng nhất, do có lớp bọc nên điện
áp phóng điện tần số công nghiệp của khe hở dầu có thể tăng  50%.
- Lớp cách: là lớp cách điện khá dày (hàng chục mm) quấn quanh dây dẫn. Nó làm
giảm cường độ trường ở xung quanh cực nên được sử dụng ở những nơi trường
không đồng nhất như dùng để bọc dây dẫn của cuộn dây, bọc dây ở nơi có khe dầu
lớn...
- Màn chắn: Thường chế tạo bằng các tông cách điện, bakêlit.
Khi đặt trong trường không đồng nhất (khe hở dầu) tác dụng của màn chắn
tương tự như trong khe hở khí: đặt ở khu vực trường cực đại có thể làm cho điện áp
phóng điện tần số công nghiệp tăng hơn 2 lần... nhưng khi có màn chắn thì sự ion
hoá ở khu vực có điện trường mạnh sẽ xuất hiện rất sớm (trước khi có phóng điện),
tình trạng này kéo dài sẽ không có lợi vì quá trình ion hoá sẽ phân hoá dầu và phá
huỷ màn chắn. Do đó biện pháp này chỉ dùng trong các trường hợp cần tăng cường
điện áp phóng điện khi điện áp tác dụng trong thời gian ngắn như các loại máy biến
áp nội bộ.
Trong trường đồng nhất, màn chắn có tác dụng ngăn cản sự hình thành các
cầu dẫn điện trong dầu.
VD: kết cấu cách điện của máy biến áp  35KV: cường độ cách điện lớn nhất
là ở đầu cuộn dây cao áp nên ống cách 2 và tấm chắn cách điện 5 cần có kích
thước đủ lớn để ngăn cản phóng điện tới lõi thép và gông từ. Cách điện của cuộn
cao áp với cuộn hạ áp được thực hiện tương tự như đối với lõi thép.
ở các máy biến áp  110KV do cường độ điện trường lớn nên kết cấu cách
điện càng phức tạp hơn. Trên tất cả các đường có khả năng phóng điện đều phải
đặt màn chắn (ống cách điện, tấm chắn cách điện phẳng hoặc vuông góc) với số
lượng từ 2 trở lên.

Bài giảng Vật liệu điện 58


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

Gông từ

Lõi thép

70
63
57
HA CA pha 1 C
6
A
Kết cấu cách điện của máy biến áp 110kV
CA - Cuộn dây cao áp; HA - Cuộn dây hạ áp.
p
h
Gông từ a

2
Lõi thép

TA HA

CA

Kết cấu cách điện của máy biến áp ba dây quấn 220/110/35kV có đầu
ra cao áp ở giữa cuộn dây.
CA - Cuộn dây cao áp; TA - Cuộn dây trung áp; HA - Cuộn dây hạ áp.

Khi đầu cao áp lấy từ giữa cuộn dây trong máy biến áp có điểm trung tính
nối đất thì kết cấu cách điện được giảm nhẹ đi nhiều. Đầu cao áp ở giữa cuộn dây
được cách xa lõi thép và gông từ nên dễ thực hiện cách điện, đồng thời đầu và cuối

Bài giảng Vật liệu điện 59


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

cuộn dây là nơi gần lõi thép, gông từ thì được nối với nhau làm điểm trung tính có
điện áp thấp và yêu cầu cách điện không cao (cách điện ở các điểm trung tính của
cuộn dây có thể được giảm đi 1 cấp nghĩa là cuộn 220kV được chọn theo cấp điện
áp 110kV và cuộn 110kV được chọn theo 35kV).
Trong hệ thống có điểm trung tính trực tiếp nối đất vẫn có 1 số máy biến áp
mà điểm trung tính đặt cách điện đối với đất. Kết cấu cách điện của chúng không
có gì khác so với loại máy biến áp có điểm trung tính được nối đất vì điểm trung
tính đã được bảo vệ bằng chống sét van có điện áp định mức phù hợp với điện áp
được chọn thiết kế của điểm trung tính.
Cách điện giữa các vòng dây được thực hiện bằng các lớp vải còn giữa các
lớp dây, đĩa dây thì dùng giấy hoặc các khe hở dầu có màn chắn...

7.5. CÁCH ĐIỆN CỦA MÁY ĐIỆN QUAY


7.5.1. Đặc điểm
Cách điện của cuộn dây Stato của máy điện bao gồm các thành phần sau:
Cách điện giữa các thanh dẫn song song trong cùng vòng dây của máy điện
công suất lớn.
Cách điện giữa các vòng dây trong cùng bối dây.
Cách điện giữa các bối dây các pha khác nhau đặt trong cùng rãnh stato.
Cách điện của bối dây đối với lõi thép Stato (vỏ) - cách điện chủ yếu.
Trong vận hành, cách điện của máy điện chịu tác dụng của chấn động cơ do
đó cần có kết cấu chắc chắn và độ bền cơ cao. Kết cấu cách điện trong rãnh stato
gồm nhiều lớp, độ dày các lớp cách điện được chọn theo điện áp tác dụng lên cách
điện.
VD: Trong các máy phát đồng bộ điện áp 6,3 - 10,5KV thường dùng cách
điện loại B: cách điện của thành dẫn và vòng dây được thực hiện bằng các băng
Mika quấn liên tục (thường dùng băng dày 0,08 - 0,17mm rộng 12 - 35mm). Sau
từng đợt cuốn cách điện thì cho sấy khô và tẩm sơn sau đó lại quấn tiếp tục, các lần
sấy về sau được tiến hành trong chân không để khử hơi ẩm và bọt khí trong mika và
giấy... quá trình tẩm sơn được tiến hành ở nhiệt độ khoảng 150 0C với áp suất 7 -
8at. Đối với các máy điện điện áp cao phải tiến hành vài ba đợt như vậy để khử ẩm
tốt hơn và tẩm sơn thấm sâu vào bên trong cách điện.
Các thành tựu trong chế tạo vật liệu tổng hợp được vận dụng vào cách điện
của máy điện. Có thể dùng băng thuỷ tinh (vải sợi thuỷ tinh) tẩm nhựa êpoxi cho
máy phát điện áp 11KV hay dùng băng thuỷ tinh dán bằng escapon cho các loại
máy điện 3,3 và 6,6KV. Các cách điện loại này có độ bền cơ rất tốt nhưng không
chịu được tác dụng của vầng quang.
Ngoài ra còn dùng cách điện bằng giấy mika tẩm nhựa nhiệt cứng. Sau khi
quấn, giấy mika sẽ đặt trong tủ nhiệt chân không để khử bọt khí và hơi ẩm rồi tiến
hành tẩm nhựa nhiệt cứng lấp kín các lỗ xốp của cách điện và đưa vào máy ép

Bài giảng Vật liệu điện 60


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

trong lò nung để nhựa chuyển sang trạng thái rắn. Vì có hệ số giãn nở nhiệt bé nên
cách điện không bị biến dạng do nhiệt.
Loại máy điện dùng nhựa silic hữu cơ có các đặc tính nhiệt, điện, cơ rất tốt
nhưng quá đắt nên chỉ dùng chế tạo động cơ làm việc ở môi trường xấu (hầm lò...)

7.5.2. Cách điện trong máy điện điện áp thấp


a. Cách điện của máy điện xoay chiều hạ thế:
Điện áp làm việc là 380V, 550V, điện áp thử là 2000 - 2500V. Kích thước
cách điện được xác định chủ yếu do những yêu cầu về cơ tính. Phần lớn là máy điện
không đồng bộ. Cách điện của dây là emay; cách điện vòng dây bằng 2 lần bề dày
của cách điện dây; cách điện lớp không cần thiết vì điện áp vòng dây nhỏ. Cách
điện cuộn dây gồm cách điện rãnh và cách điện đầu bối dây.
* Cách điện vòng dây:
Dây có đường kính đến 2mm thì bọc cách điện bằng emay. Nếu đường kính
lớn hơn 0,3mm thì dùng cách điện tăng cường bằng emay. Điện áp vòng dây chỉ
đến 400V dùng cách điện tăng cường thì hệ số an toàn lớn tuy nhiên giá cả của cách
điện so với giá của động cơ không đáng kể nhưng cách điện chiếm nhiều chỗ hơn.
Khi thử cách điện của động cơ thường chưa phát hiện được hư hỏng do bị
xây xát, mà thường trong quá trình cuộn dây làm việc dài hạn những xây xát này
mới dẫn đến hư hỏng nghiêm trọng.
* Cách điện lớp:
Ở máy điện hạ thế không dùng cách điện lớp vì cách điện vòng dây đủ sức
chịu đựng những tác dụng về điện giữa các lớp. Với dây có cách điện cấp B có thể
quấn ngoài bằng sợi thuỷ tinh, băng vải thuỷ tinh, băng lụa mica hoặc màng mỏng
mica.
* Cách điện cuộn dây:
Cách điện pha giữa các bối dây được thực hiện tương đối dễ, vì có chỗ để đặt
cách điện. Cách điện này có thể làm bằng vải tẩm sơn dầu hoặc bằng các chất khác
chịu nhiệt cấp A. Phần của cách điện lót giữa các đầu bối dây cần được buộc hoặc
dán vào đầu bối dây để khỏi rơi văng ra. Bề dày cách điện chủ yếu do cơ tính quyết
định.
Với cách điện rãnh cần xem xét độ bền cơ học và độ bền điện ở góc rãnh và
2 đầu rãnh có bị giảm nhiều không do cách điện bị uốn. Bởi vì ngắn mạch xảy ra
nhiều nhất ở phần bị uốn của 2 đầu cách điện rãnh.
Có thể tiến hành kiểm tra trong rãnh. ở trạng thái vận hành bình thường,
cách điện chịu tác dụng của điện áp pha, hệ số an toàn bằng 7 với điện áp 380V;
bằng 4 với ngắn mạch chạm đất ở lưới điện có điểm sao không nối đất.
Cách điện cuộn dây rôto cũng giống ở stato. Tuy nhiên vì điện áp rôto có
trường hợp có thể lớn hơn của stato, và khi đảo chiều rôto thì ở đó có điện áp tăng
lên gấp đôi. Ngoài ra khi buộc các đầu dây bằng dây thép thì dưới dây thép phải lót

Bài giảng Vật liệu điện 61


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

cách điện. cách điện này có khả năng chịu nén bề mặt, làm bằng vải thuỷ tinh đã
tẩm hoặc tấm mỏng mica.
b. Cách điện của máy điện một chiều:
* Cách điện vòng dây:
Dây nhỏ thì bọc cách điện bằng 2 lớp vải được tẩm bằng emay gốc nhựa tổng
hợp hoặc bằng sợi thuỷ tinh đã tẩm; Dây lớn hoặc dây có tiết diện hình chữ nhật thì
bọc bằng sợi đã tẩm, bằng giấy mica hoặc bằng thuỷ tinh. trong 1 rãnh thường có 2
cạnh bên của 2 cuộn dây, do đó giữa chúng phải lót tấm cách điện đã tẩm nhựa, dày
ít nhất 0,8mm. Trường hợp dùng dây cách điện cấp B thì lót bằng mica hoặc vải
thuỷ tinh đã tẩm dày từ 1 - 2mm.
* Cách điện bối dây:
Cách điện rãnh ở máy điện trung bình và lớn thường dùng mica hoặc vải
thuỷ tinh. Cách điện rãnh phải dôi ra ở 2 đầu rãnh ít nhất 10 mm mỗi đầu. với rãnh
miệng hở bối dây có thể tẩm và sấy rồi đặt vào rãnh. Với rôto: sau khi đặt bối dây
vào rãnh ta còn phải tẩm và sấy rôto để làm kín các lỗ hổng giữa bối dây và lõi thép.
Đồng thời còn thêm 1 lớp cách điện bọc chung ở ngoài.
* Cách điện vòng dây cực từ chính:
ở máy điện kích thích song song có số cực = 2 thì dây thường có tiết diện
tròn. Cách điện của dây hoặc là 2 lớp vải hoặc emay và thường bọc 1 lớp sợi vải. ậ
máy có công suất trung bình và lớn, thường dùng dây tiết diện chữ nhật, cách điện
của dây là sợi vải hoặc lụa thuỷ tinh.
Ở máy kích thích song song công suất nhỏ cuộn dây có ống lót và được quấn
trên khuôn mẫu. Sau khi bỏ khuôn ra ta quấn lên ngoài cuộn dây băng vải tẩm dầu.
Băng cách điện này được quấn chồng lên nhau 1 nửa bề rộng của băng. Bề dày lớp
vải khoảng 1mm. Cuộn dây có thể nguyên, có thể chia thành nhiều đĩa:
+ Cuộn dây nguyên cách điện với lõi thép cực từ là giấy tẩm nhựa bakelit
hoặc mica mềm. Bề dày của cách điện này khoảng 3 mm. Trên và dưới cuộn dây có
tấm bakelit dày 10 - 15 mm, có khi còn có thêm 1 tấm kim loại không nhiễm từ
(nếu làm bằng sắt sẽ tăng từ thông tản). Đầu dây ra được quấn cách điện bằng vải
tẩm nhựa.
+ Cuộn dây gồm nhiều đĩa: giữa các đĩa cuộn dây có đệm cách điện bằng gỗ,
phù hợp với điều kiện lưu thông không khí để làm mát cuộn dây. Cũng có thể tăng
bề mặt làm mát bằng cách lồng các cuộn dây vào nhau và coi như cuộn dây được
phân chia thành những cuộn dây hình trụ đồng tâm. Cách điện giữa 2 cuộn dây này
là đệm gỗ đã tẩm dầu. Cách điện giữa cuộn dây với lõi cực từ dùng bakelit.
* Cách điện cuộn dây bù:
Gồm những thanh dẫn bọc cách điện bằng mica dày 0,8 mm. Cũng có thể
gồm nhiều vòng dây được quấn sẵn, quấn cách điện sẵn và đặt vào rãnh. Cách điện
vòng dây là lớp vải phin nõn đã tẩm. Bọc cuộn dây là vải phin nõn hoặc giấy đã tẩm
dày 0,6mm.

Bài giảng Vật liệu điện 62


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

* Cách điện cuộn dây cực từ phụ:


Phần lớn là cuộn dây có khung dây. Kích thước của dây đồng và cách điện
của dây cũng giống ở cuộn dây cực từ chính.
Trường hợp dòng điện lớn, dây có tiết diện chữ nhật và quấn trên cạnh nhỏ.
Giữa 2 vòng dây có quấn dây gai dày 1 - 2mm. Vòng thứ nhất và vòng cuối cùng
được quấn bằng vải phin đã tẩm, quấn 1 lớp chồng lên nhau 1 nửa bề rộng của băng
vải. Các vòng khác thì quét sơn tẩm. trên và dưới cuộn dây có tấm bakelit dày 15 -
25mm. Các đầu dây ra được quấn 1 lớp băng vải tẩm sơn.

7.5.3. Cách điện trong máy điện điện áp cao


Hiện nay đang có xu hướng chế tạo máy điện điện áp cao (35, 110 và
220KV) để tránh sự biến áp trung gian và giảm dòng điện trong cuộn stato. Vấn đề
then chốt khi chế tạo loại máy điện này là cách điện và làm mát.
VD: máy điện 110KV-500KW có cách điện dùng băng mika nhưng hệ thống
làm mát được thực hiện bằng các khe dầu đặt trong lõi thép stato và đặt trong 1 số
thanh dẫn rỗng.
Vấn đề có tầm quan trọng lớn đối với cách điện của máy điện điện áp cao (
6,6KV) là biện pháp khử vầng quang. Theo quan điểm khử các tác dụng của vầng
quang thì nên dùng hệ thống thông gió hở hoặc dùng môi trường làm mát bằng
Hyđrô thay không khí.
Để hạn chế sự phát sinh vầng quang thường dùng các biện pháp sau:
- Trong rãnh, dùng lớp vật liệu dẫn điện hoặc bán dẫn điện bọc ngoài lớp cách
điện của bối dây để triệt tiêu các građiên điện áp lớn xuất hiện trong các khe hở khí
giữa cách điện và vách rãnh stato.
- Đầu rãnh, chỗ đi ra của dây dẫn, là nơi điện trường lớn nhất và có khả năng
phát sinh vầng quang. Có thể giảm cường độ điện trường bằng cách kéo dài lớp bọc
nói trên ra ngoài phạm vi của rãnh.
VD: với máy phát điện công suất 100MVA của Liên xô, lớp sơn dùng trong
rãnh được kéo dài ra ngoài 40 - 50mm sau đó trên phần uốn cong của bối dây được
bọc lớp sơn dùng ngoài rãnh, lớp này kéo dài 1 đoạn 200mm. Điện trở suất mặt của
lớp sơn dùng trong rãnh khoảng 104- 105 còn của lớp sơn dùng ngoài rãnh
khoảng 2(108-109) .
a. Cách điện trong máy điện cao thế trừ máy phát tua bin:
Ở loại máy này cách điện phải được thiết kế theo yêu cầu cả về cơ tính cả về
điện. Do máy điện cao thế chỉ sản xuất với số lượng nhỏ nên kỹ thuật cách điện
không áp dụng hàng loạt.
Động cơ cao thế được chế tạo với điện áp 3 - 6kV, phần nhiều có công suất
lớn. Nếu dùng cách điện cấp A thì cách điện dây là vải, cách điện lớp là prespan,
cách điện rãnh bằng mica (bởi vì luôn luôn có phóng điện ở trên mặt trong và ngoài
của cách điện rãnh). Như vậy cách điện không đồng đều về cấp chịu nhiệt. ở chỗ

Bài giảng Vật liệu điện 63


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

chuyển tiếp từ cách điện rãnh sang cách điện đầu dây cần tránh góc cạnh bằng cách
tạo ra sự chuyển tiếp dần dần hoặc không để có ranh giới chuyển tiếp, nghĩa là cách
điện rãnh và cách điện đầu dây nối tiếp liên tục nhau hay cách điện rãnh cũng làm
bằng băng giấy mica như cách điện đầu dây.
* Cách điện vòng dây:
Nếu dùng cách điện cấp B thì dùng băng thuỷ tinh hoặc băng mica. ở giữa vòng dây
lót bằng những miếng nhỏ mica.
* Cách điện cuộn dây:
Cách điện cuộn dây luôn luôn là mica. Cách điện phải quấn kín quanh cuộn
dây. Tốt nhất là cách điện rãnh và cách điện đầu dây giống nhau. Khi cần nối dây
phải cẩn thận các mối nối, đấy là điểm yếu của cách điện cuộn dây.
* Cách điện Rôto:
Về cơ bản giống như cách điện ở stato nhưng khoảng cách cách điện nhỏ
hơn.
* Cách điện của cuộn kích từ của máy đồng bộ:
Giống như ở cuộn kích từ trong máy điện 1 chiều. Chỉ khác là cuộn dây kích
từ này đặt ở rôto , chịu tác dụng của lực ly tâm nên cách điện phải có độ bền cơ phù
hợp.
b. Cách điện của máy phát tua bin:
Cách điện của stato đơn giản: dây dẫn mỏng bằng đồng bện kết thành thanh
dẫn; dùng màng mica quấn lên thanh dẫn và ép nóng thành ống mica. Bên ngoài
ống có bọc 1 lớp kim loại mỏng hoặc giấy để bảo vệ ống mica khỏi bị xây xát.
Thanh dẫn sau khi được bọc cách điện thì được luồn vào rãnh nửa kín. Các đầu dây
được bọc cách điện bằng vải tẩm nhựa.
Cách điện Rôto: dây dẫn đặt trong rãnh được cách điện với nhau bằng phiến
nhỏ mica hoặc giấy mica. Cách điện rãnh bằng ống mica hở ở phía trên. Phía ngoài
mica còn có 1 tấm thép mỏng uốn theo thành rãnh, phía trên hở miệng. Tấm thép
này để bảo vệ ống mica chống không khí được thổi vào. Có thể thay lớp này bằng
mica dễ uốn.

7.6. CÁCH ĐIỆN CỦA CÁP CAO ÁP


Cáp là dây dẫn mềm được cách điện và bọc vỏ kim loại để ngăn chặn các tác
dụng bên ngoài đối với cách điện. Thường dùng dây xoắn bằng đồng hoặc nhôm để
có độ chịu uốn và độ bền cơ cần thiết. Vật liệu cách điện dùng trong cáp phải có
phẩm chất tốt (chủ yếu là cường độ cách điện) để giảm kích thước của cáp đồng
thời phải có đủ độ bền cơ trong phạm vi biến thiên tương đối rộng của nhiệt độ.
Theo kết cấu cáp được phân thành các loại sau:
- Cáp tẩm dầu: vật liệu cách điện chủ yếu là giấy cáp được tẩm dầu. Dầu tẩm là
dầu mỏ, dầu thông pha nhựa đường để tăng độ nhớt và ngăn chặn quá trình ôxy
hoá trong dầu.

Bài giảng Vật liệu điện 64


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

- Cáp đổ dầu: vật liệu cách điện ngoài giấy cáp còn có dầu lỏng có thể lưu
thông dọc theo đường cáp.
- Cáp chứa khí nén: lõi cáp các pha sau khi được quấn cách điện (giấy cáp) và
bọc bằng vỏ chì sẽ đặt trong ống thép chứa khí nén.
Loại cáp tẩm dầu có ưu điểm hơn cáp đổ dầu là ở các đầu nối cáp, chất tẩm
không bị rỉ ra ngoài do đó không tạo nên các khoảng trống lớn bên trong. Nhưng
nhược điểm là khi phụ tải thay đổi đột ngột sẽ hình thành các bọt khí ảnh hưởng xấu
đến cách điện.
Nguyên nhân hình thành bọt khí là do hệ số giãn nở của cách điện rất lớn so
với vỏ chì, khi phụ tải tăng cáp bị nóng và vỏ chì bị cách điện căng phồng ra, khi
phụ tải giảm cáp nguội lạnh, vỏ co lại ít hơn so với cách điện... do đó hình thành các
lỗ trống chứa đầy khí thoát ra từ chất cách điện. Các bọt khí này ban đầu ở gần vỏ
chì là nơi trường yếu nhưng do khuếch tán chúng cũng sẽ xuất hiện ở gần lõi là khu
vực có điện trường lớn. Do nhược điểm này nên cáp tẩm dầu chỉ dùng ở điện áp
xoay chiều  35KV ở điện áp cao hơn phải dùng cáp đổ dầu để dùng dầu lấp kín các
bọt khí
7.6.1. Cáp tẩm dầu 1 2
3
* Xét cáp tẩm dầu 3 lõi điện áp 6 KV: lõi có dạng cánh
4
quạt để giảm đường kính ngoài của cáp. Cách điện pha
là băng giấy cáp (rộng 10 - 30mm dày 20 - 120 micron) 5
quấn quanh dây dẫn sao cho khoảng cách giữa các mép 6
giấy khoảng 1,5 - 3,5 mm để khi uốn cáp băng giấy 7

không bị hư hỏng. Như vậy khe dầu giữa các mép băng 8
Cáp tẩm dầu 6 kV:
là điểm cách điện yếu nên khi quấn cần chú ý không để 1: lõi; 2: cách điện pha;
cho khe dầu cuả các lớp giấy trùng lên nhau. 3: đai cách điện; 4: độn chất dẻo;
5: vỏ chì; 6: lớp đệm; 7: vỏ
Khi quấn xong, cách điện pha được sấy trong tôn;
chân không ở nhiệt độ 120 - 1350C để khử ẩm và được 8: lớp nhựa bitum.
tẩm dầu cũng trong chân không. Khi giấy đã được tẩm
thì cách điện được cải thiện nhiều.
Tuy nhiên cường độ cách điện của loại này giảm rất nhanh theo thời gian tác dụng
của điện áp mà nguyên nhân chủ yếu là do sự hình thành các bọt khí. (Quá trình ion
hoá các bọt khí ở gần lõi có thể xảy ra ngay cả khi điện áp không lớn lắm so với
điện áp làm việc).
* Đối với cáp 20 và 35KV mỗi pha đều dùng vỏ chì riêng hoặc có màn che kim
loại. Trong đó lõi còn được bọc giấy tráng kim loại nên khử được sự tăng cục bộ
của trường trên bề mặt dây xoắn. Khi dùng vỏ chì riêng do trường phân bố xuyên
tâm nên có thể tăng cường độ làm việc của cách điện cao hơn 2 lần so với khi
dùng chung vỏ chì đồng thời do điều kiện tản nhiệt được cải thiện nên khả năng
truyền tải công suất tốt hơn.

Bài giảng Vật liệu điện 65


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

Khi dùng ở điện áp 1 chiều đặc


1
tính điện của cáp tẩm dầu tốt hơn
2
nhiều vì không có khả năng hình
3
thành phóng điện toả nhánh. Các bọt
4
khí ở gần lõi cáp cũng bị ion hoá 5
nhưng các ion được tạo nên sẽ bám 6
trên vách bọt khí làm giảm trường
ngoài do đó hạn chế quá trình ion a: 3 lõi chung vỏ chì; b: Mỗi pha có vỏ chì riêng
1: dây dẫn; 2: cách điện; 3: vỏ chì từng pha;
hoá phát triển. Hiện nay cáp tẩm dầu 4: độn chất dẻo; 5: lớp giấy bọc;
dùng ở điện áp 1 chiều đã chế tạo tới 6: đai dùng 2 lớp dây thép
điện áp 220 kV.
Bảng 7.10: Đặc tính của giấy cáp, dầu tẩm và giấy tẩm dầu
Cường độ cách điện 1 phút
Vật liệu cách điện tg
ở 200C, kV/mm
Xoay chiều Một chiều 200C 1000C
Giấy cáp sấy khô 10,5 14,9 2.10-3 3,6.10-3
Dầu tẩm 24 43 0,8.10-3 23.10-3
Giấy tẩm dầu 57,5 174 2,6.10-3 8,5.10-3
Bảng 7.11: Độ dày cách điện và cường độ trường làm việc cực đại của cáp tẩm dầu:
Điện áp định Độ dày cách điện,mm Cường độ trường cực
mức, KV Cách điện pha Đai cách điện đại cho phép, KV/mm
3 1,25 0,95 1,5
6 2,2 1,05
10 3,0 1,4
20 67 2,5  3
30 9  11
(Độ dày cách điện lớn ứng với khi tiết diện lõi bé)
7.6.2. Cáp đổ dầu
Dùng ở điện áp cao ( 110KV) và thường chỉ có 1 lõi. Trong loại cáp này
dầu có áp suất cao chảy dọc theo đường cáp để lấp kín các bọt khí được hình thành
trong thời gian của các chu trình nhiệt. Tăng áp suất dầu còn có mục đích tăng khả
năng cách điện của dầu và giảm kích thước cáp.
Cáp đổ dầu 110KV: lõi cáp rỗng để cho dầu (áp suất 3 at) chuyển dịch tự do
dọc theo đường cáp và thấm vào cách điện qua các lỗ nhỏ của lõi.
Đa số các loại cáp đổ dầu hiện nay 1
4
đều có áp suất 3  5 at nên cường độ xoay
chiều có thể đạt tới 6  8 kV/mm, gấp 3 lần 2 4

so với cáp tẩm dầu 20  35kV. Nếu tăng áp 3 2

suất lên 10  15 at thì cường độ trường cho


Sơ đồ đường cáp đổ dầu:
1: Đầu cáp; 2: Hộp nối cáp;
3: Hộp phân chia; 4: Thùng áp lực

Bài giảng Vật liệu điện 66


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

phép có thể tới 10  15 kV/mm nhưng kết cấu rất phức tạp và phải tăng cường bằng
những đai lớn.
Để giữ áp suất trong cáp không thay đổi trong thời gian vận hành, cách 1 
2,5 km dọc theo đường cáp có đặt thùng áp lực và hộp phân chia.
+ Thùng áp lực là 1 hình vỏ kiểu lượn sóng chứa dầu và đặt trong thùng chứa
khí nén. Khi cáp bị nóng thì áp suất dầu trong cáp tăng, dầu sẽ chảy vào bình lượn
sóng làm bình giãn nở. Khi cáp nguội lạnh, dầu sẽ chảy ngược vào cáp.
+ Hộp phân chia có tác dụng chia cáp ra nhiều đoạn khiến dầu không thể lưu
thông với nhau. Khoảng cách giữa các vị trí đặt thùng áp lực và hộp phân chia được
chọn sao cho biến đổi của áp suất ở khoảng giữa của đoạn cáp không vượt quá giới
hạn cho phép.
Hiện tượng rò dầu là 1 sự cố nghiệm trọng của loại cáp này, vì vậy dọc theo
đường cáp phải đặt các đồng hồ đo và báo hiệu tự động để thường xuyên theo dõi
tình trạng áp suất của dầu.
Trong cáp đổ dầu xác suất hình thành bọt khí rất bé và nếu có bọt khí thì do
áp suất lớn nên quá trình ion hoá chỉ có thể xảy ra khi cường độ trường lớn hơn
nhiều so với cường độ trường làm việc. Hiện tượng phóng điện chủ yếu trong loại
cáp này là do nhiệt, xảy ra khi nhiệt lượng sinh ra bởi tổn hao điện môi vượt quá
nhiệt lượng được tản ra ngoài. Vì vậy vật liệu dùng trong cáp phải có tổn hao điện
môi bé và trong quá trình chế tạo cần đo trị số tg nhiều lần.
7.6.4. Cáp khí nén
Là cáp chứa khí azôt, khí than. Do áp suất của 1

khí nén truyền vào cách điện của lõi nên các bọt khí 2

cũng có áp suất cao và chỉ bị ion hoá khi cường độ 3

trường rất lớn. Thường khí azôt, khí than được nén tới 4

áp suất 12  15 at. Với áp suất này cho phép tăng cường 5

độ trường làm việc tới 12  15 kV/mm.


6

Hiện nay đã dùng khí Êlêga và Frêon là những Cáp chứa khí nén:
khí có khả năng cách điện cao hơn nhiều so với không 1: lõi; 2: cách điện; 3: vỏ;
4: ống thép; 5: khí nén;
khí. Việc giữ áp suất được thực hiện bằng các bình khí 6: lớp bảo vệ chống ăn mòn
nén có van tự động, điều khiển bởi tiếp điểm của áp kế.
Nhược điểm của cáp chứa khí nén là điều kiện tản nhiệt xấu nên việc sử dụng
chúng ở điện áp cao bị hạn chế. Hiện nay cáp chứa khí nén được dùng nhiều ở điện
áp 35 kV trên các tuyến đường dốc hoặc yêu cầu đặt cáp thẳng đứng.

7.7. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA DỰ PHÒNG CÁCH ĐIỆN CAO ÁP


7.7.1. Khái niệm chung
Kiểm tra dự phòng cách điện là 1 hệ thống thí nghiệm điện để phán đoán tình
hình cách điện, đảm bảo vận hành an toàn.

Bài giảng Vật liệu điện 67


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

Chất lượng của cách điện giảm sút do sự già cỗi chung của điện môi hoặc do
có chỗ xấu trong nội bộ làm cho cách điện mất dần các tính chất ban đầu của nó.
Các chỗ xấu trong điện môi được phân thành 2 loại:
+ Chỗ xấu tập trung (cục bộ), chiếm 1 phần không lớn của thể tích điện môi
như các vết rạn nứt, các bọt khí, tạp chất trong điện môi ...
+ Chỗ xấu phân bố (toàn bộ), có thể tồn tại trong toàn bộ hoặc phần lớn thể
tích điện môi (khoảng cách giữa các điện cực) như khi cách điện bị ẩm, bề mặt bị
ướt hoặc bám bụi...
Các phương pháp để kiểm tra dự phòng cách điện bao gồm các thí nghiệm đo
tổn hao điện môi, trị số điện dung, trị số dòng điện và điện áp khi nạp và phóng điện
của cách điện - các thí nghiệm này liên quan đến quá trình phân cực trong điện môi
- ... Ngoài ra còn có các thí nghiệm về phân bố điện áp, phóng điện cục bộ và thí
nghiệm điện áp tăng cao.
Những thí nghiệm trên bổ sung lẫn nhau vì bất kỳ 1 thí nghiệm riêng lẻ nào
cũng không thể cho được đầy đủ các nhận định chính xác và toàn diện về tình trạng
của cách điện. Phương pháp thông dụng để phán đoán chất lượng cách điện là đo
tổn hao tg vì nó là chỉ tiêu phẩm chất của điện môi. Tuy nhiên phương pháp này
chỉ có tác dụng khi điện môi có các chỗ xấu phân bố hoặc bị già cỗi, còn với các
chỗ xấu tập trung thì không nhạy bằng phương pháp thí nghiệm điện áp tăng cao.
VD: điện môi có 2% thể tích có trị số tg rất lớn (lớn gấp 5 lần) thì tổng tổn hao
chỉ tăng lên được 5.2% = 10%, do đó không gây chú ý và không thể dựa vào đó để
phân tích tình trạng cách điện.
Ở các chỗ xấu cục bộ, trường phân bố lại theo chiều hướng bất lợi đối với
cách điện hoặc do tổn hao điện môi tăng cao sẽ gây phát nóng và phân huỷ vật
liệu... cả 2 khả năng này đều có thể xuất hiện đồng thời dẫn đến kết quả chung là
làm giảm trị số điện áp phóng điện. Do đó thí nghiệm điện áp tăng cao có thể phát
hiện chỗ xấu này tương đối nhạy bén và chính xác.
7.7.2. Sự phân cực trong điện môi nhiều lớp và biện pháp kiểm tra dự phòng
cách điện

Trong thực tế thường dùng nhiều loại điện môi phối hợp với nhau nên trong
vận hành sẽ xuất hiện quá trình phân cực kết cấu. Quá trình này càng phát triển
mạnh khi có 1 lớp điện môi nào đó bị ẩm trầm trọng.
Trường hợp đơn giản nhất là 2 lớp điện môi có hằng số điện môi 1 và 2;
điện dẫn suất 1, 2. Nếu diện tích điện môi là S và độ dày của chúng là d1 và d2 thì
điện dung và điện dẫn của các lớp sẽ bằng:
g1 C1
d1 1 1
U
 S  S d2 2
C1  1 ; C2  2
d1 d2 g2 C2 2

Bài giảng Vật liệu điện 68


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

 1S  2S
g1  ; g2 
d1 d2
Khi cho tác dụng nguồn điện áp 1 chiều thì lúc ban đầu trường phân bố theo
điện dung nhưng về sau sẽ phân bố lại theo điện dẫn. Do đó khi dòng điện nạp chấm
dứt thì vẫn còn dòng điện trong các lớp điện môi và vì điện dẫn của chúng khác
nhau nên có tập trung điện tích ở mặt biên giới. Hiện tượng đó được gọi là hiện
tượng hấp thụ.
Có thể dùng tính toán để nghiên cứu quá trình phân cực:
Lúc đóng nguồn (t = 0) điện áp phân bố trên các lớp:
UC2 UC1
U 10  ; U 20 
C1  C2 C1  C2
Điện tích trên các điện dung bằng nhau và bằng:
UC1C2
Q10  Q10  C1U10  C2U 20  ;
C1  C2
Tốc độ nạp điện phụ thuộc công suất nguồn: nếu nguồn có công suất lớn
nghĩa là có điện trở trong bé thì tốc độ nạp lớn và quá trình nạp sẽ rất nhanh chóng.
Sau khi nạp xong sẽ bắt đầu quá trình quá độ do hiện tượng phóng điện cục bộ qua
điện dẫn của các lớp.
+ Xét trường hợp g1 >> g2 (lớp thứ nhất bị ẩm trầm trọng), điện dung C1 xem
như bị ngắn mạch bởi điện dẫn g1. Điện áp trên C1 sẽ giảm dần tới 0 còn trên C2 sẽ
tăng dần tới điện áp nguồn. Phương trình của điện áp như sau:
UC2 
t
 C  
t
U1  e ; U 2  U 1  2
e 

C1  C2  C  C 
 1 2 
C  C2 C  C2
Trong đó  là hằng số thời gian:   1  1
g1  g 2 g1
Khi quá trình quá độ chấm dứt thì năng lượng điện tập trung vào lớp điện
môi có điện dẫn bé tức là vào C2: Q2 = UC2
Số điện tích được nạp thêm cho C2 gọi là điện tích hấp thụ:
C22
Qht = Q2 - Q20 = U
C1  C2
Nó tạo nên dòng hấp thụ xác định theo biểu thức:
t 2 t
C22 U   C2   
i ht  e  U.g1 .  e
C1  C2   C1  C2 
Trong quá trình phân cực điện dung của toàn bộ kết cấu cách điện được tăng
 CC 
dần từ trị số điện dung hình học lúc đầu  Chh  1 2
 tới trị số điện dung
 C1  C2 

Bài giảng Vật liệu điện 69


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

vật lý (ở trường hợp đang xét nó có trị số gần bằng điện dung của lớp điện môi có
điện dẫn bé: Cvl  C2).
Điện môi rắn khi khô ráo có điện dẫn suất  = 10-11  10-13[cm]-1 và hằng
số điện môi  thường lấy bằng 5 (0 = 5.8,86.10-14F/cm). Nếu chọn độ dày các lớp
2 0
như nhau và lấy trị số 1 = 2 = 10-13[cm]-1 thì hằng số thời gian  =  0,45s.
2
Thời gian này rất lớn so với thời gian của nửa chu kỳ dòng điện xoay chiều tần số
T
công nghiệp = 0,01s do đó khi cho tác dụng điện áp xoay chiều quá trình phân
2
cực sẽ không phát triển kịp.
Ngược lại nếu có 1 lớp bị ẩm trầm trọng, trị số  của nó có thể tăng tới 10-10
[cm]-1 và hằng số thời gian sẽ gần bằng khoảng thời gian của nửa chu kỳ tần số
công nghiệp. Trường hợp này quá trình phân cực bộc lộ rõ và gây tổn hao năng
lượng.
Để tính tổn hao điện môi (điện áp xoay chiều) vẫn dùng mạch đẳng trị nhưng
bỏ qua trị số g2:
 2 C vl  C hh  C1C2
tg  với C hh  và Cvl  C2
C vl  C hh  2  2 C1  C2
Từ đó ta thấy tg phụ thuộc vào hằng số thời gian  và tần số của điện áp.
Những quan hệ này được sử dụng trong các thí nghiệm kiểm tra dự phòng cách
điện.
Thí nghiệm đo điện dung theo nhiệt độ:
Thí nghiệm này dựa trên hiện tượng khi cách điện chủ yếu của máy biến áp
khô ráo, trị số điện dung của nó không thay đổi theo nhiệt độ. Ngược lại: khi bị ẩm
thì điện dung thay đổi rõ rệt - nhiệt độ càng tăng cao điện dung càng lớn. Điều này
cũng đúng cho cách điện dùng vải sợi hữu cơ và dầu biến áp.
Thí nghiệm đo điện dung theo nhiệt độ được tiến hành ở tần số công nghiệp
(50Hz). Như đã biết: khi cách điện khô ráo thì quá trình phân cực phát triển không
kịp với sự biến thiên của tần số (không kể đến phân cực ion và điện tử) nên điện
dung của nó không thay đổi ngay cả khi nhiệt độ biến thiên trong phạm vi rộng từ
10  800C và có trị số bằng trị số điện dung hình học của kết cấu cách điện.
Khi cách điện bị ẩm, điện dẫn tăng cao do sự hình thành các dung dịch muối
và axit trong nội bộ điện môi. Độ hoà tan của muối và axit lại tăng theo nhiệt độ do
đó khi nhiệt độ tăng cao thì điện dẫn tăng gấp bội và hằng số thời gian  càng giảm
thấp. Ta có thể viết gần đúng trị số điện dung tại 2 nhiệt độ khác nhau, nhiệt độ lúc
bình thường 200C và lúc 700C: C20  Chh và C70  Cvl.

Bài giảng Vật liệu điện 70


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

C70
Như vậy khi bị ẩm điện dung thay đổi rõ rệt theo nhiệt độ và nếu  1,3
C20
thì cách điện phải đem sấy vì đã bị ẩm trầm trọng.

Thí nghiệm đo điện dung theo tần số


Có thể phát hiện tình trạng bị ẩm bằng cách so sánh trị số điện dung ở 2 tần
số khác nhau (VD: 2 và 50Hz). Khi điện môi bị ẩm trầm trọng, hằng số thời gian
giảm hàng chục lần và tần số  ảnh hưởng rõ rệt đến trị số của điện dung, nghĩa là
điện dung đo được ở 2 tần số đó chênh lệch nhau nhiều. Tiêu chuẩn phán đoán tình
C2
trạng ẩm cũng tương tự như trên và khi tỷ số > 1,3 chứng tỏ cách điện bị ẩm và
C50
phải đem sấy.
Chú ý:
Hai thí nghiệm trên chỉ dùng trong các kết cấu cách điện tương đối đồng nhất
còn ở trường hợp cách điện có kết cấu không đồng nhất (như trong máy điện) thì
ngay cả khi khô ráo cũng đã có quá trình phân cực kết cấu, và chúng sẽ không còn
tác dụng trong việc phán đoán tình trạng ẩm của cách điện.
Các thí nghiệm về tg:
Thí nghiệm đo tg được xem là 1 thí nghiệm cơ bản và được sử dụng rộng
rãi. Trong cách điện rắn các nguyên nhân làm tăng trị số tg là khi bị ẩm hoặc có
bọt khí; Riêng trường hợp có bọt khí, trị số tg chỉ tăng rõ rệt khi cường độ trường
trong nó vượt quá trị số tới hạn để gây nên ion hoá khí.
Quan hệ của tg theo điện áp tác dụng lên cách điện như hình vẽ sau.
Khi điện áp < Ui (điện áp ion hoá của chất tg
khí) thì trị số tg rất bé và hầu như không thay đổi tg
theo điện áp nhưng khi bọt khí bắt đầu bị ion hoá 
tgi
thì trị số tg tăng vọt (điểm A). lúc này ngoài tg A
thành phần tổn hao điện môi tg0 còn có tổn hao 0 tg
năng lượng do ion hoá tgi. 0
Ui U U
Vì vậy thí nghiệm này được dùng để kiểm tra phẩm chất vật liệu và đối với
các kết cấu cách điện thường bị ăn mòn bởi các sản phẩm của vầng quang và của
quá trình ion hoá thì thí nghiệm này là bắt buộc.
Khi cách điện bị ẩm trị số tg tăng. Có thể so sánh nó với các tiêu chuẩn quy
định hoặc với các kết quả đo lúc cách điện khô ráo để phán đoán tình trạng ẩm.
Ngoài ra còn có thể sử dụng các quan hệ của tg theo nhiệt độ và tần số để kiểm tra
cách điện.
Thí nghiệm đo điện áp phản hồi:
Xét trường hợp kết cấu cách điện gồm 2 lớp điện môi với giả thiết g1>>g2.

Bài giảng Vật liệu điện 71


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

Theo sơ đồ, cho kết cấu cách điện nạp điện 1 chiều trong thời gian khá lâu để quá
trình quá độ kịp chấm dứt. Sau đó cắt nguồn và cách điện được ngắn mạch trong
thời gian ngắn (cầu dao K đóng rồi mở ngay). Trong thời gian này điện tích trên C 2
sẽ phân bố lại theo điện dung và điện áp trên các lớp sẽ bằng nhau và bằng:
C2
U1  U 2  U U
C1  C2 1 
C1
g1 + g C
Hình (a): Sơ đồ thí nghiệm U
1 1

k V
đo điện áp phản hồi. C2U -
U
Hình (b): Quan hệ của C1  C2 +
C2
-
điện áp phản hồi heo thời
(a) (b)
gian.
Khi mở K thì điện áp trên toàn bộ kết cấu cách điện bằng 0 (điện áp trên các
lớp bằng nhau nhưng ngược dấu) và Vônmet chỉ số 0, sau đó vì C1 sẽ phóng điện
qua g1 còn điện áp trên C2 giữ không đổi nên số đọc trên Vônmet tăng dần tới mức
U2 (về sau điện áp giảm rất chậm đến trị số 0 do lớp điện môi C2 cũng có điện dẫn).
Với thí nghiệm này có thể phán đoán được các vấn đề:
+ Phán đoán được lớp môi chất nào bị ẩm:
C2 U
Nếu lớp I bị ẩm, điện áp phản hồi đo được sẽ có trị số như trên.
C1  C2
C1U
Nếu lớp II bị ẩm, điện áp phản hồi đo được sẽ có trị số
C1  C2
+ Mức độ ẩm của lớp điện môi bị ẩm: thể hiện ở tốc độ tăng của điện áp phản hồi.
Nếu lớp I bị ẩm trầm trọng thì g1 lớn và hằng số thời gian  bé, điện áp phản hồi
tăng nhanh tới trị số cực đại.
7.7.3. Thí nghiệm phát hiện phóng điện cục bộ
Ta đã biết, các vết rạn nứt, bọt khí là các chỗ xấu tập trung thường gặp trong
kết cấu cách điện. Cường độ trường trong bọt khí lớn hơn nhiều so với trị số trường
trung bình trong cách điện do hệ số điện môi của khí bé. Bởi vậy quá trình ion hoá
trong bọt khí có thể xuất hiện sớm, ngay cả khi ở điện áp làm việc, gây nên hiện
tượng phóng điện cục bộ trong nội bộ điện môi. Với đa số vật liệu cách điện (trừ
gốm cách điện) hiện tượng phóng điện cục bộ này thường làm cho điện môi bị phân
huỷ mãnh liệt, chỗ xấu được phát triển nhanh chóng và dẫn đến phóng điện hoàn
toàn. Bởi vậy trong chế tạo cách điện rất chú trọng đến việc khử bọt khí như dùng
các phương pháp tẩm sấy trong chân không, sơn mặt ngoài, bịt kín... và yêu cầu ở
điện áp làm việc hiện tượng ion hoá bọt khí không được xảy ra.
Xét trường hợp đơn giản về cách điện có chứa bọt khí như ở sơ đồ :
Trong đó: CB - điện dung của bọt khí. Z C
C0- điện dung của phần điện môi còn lại nối tiếp U C
0

với bọt khí. CB


ip

Bài giảng Vật liệu điện 72


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

C - điện dung của các phần điện môi khác (ghép


song song với mạch CB, C0)
Z - tổng trở mạch ngoài.
Nếu điện áp tác dụng trên bọt khí vượt quá trị số điện áp phóng điện của nó:
UC 0
UB   U 0 thì sẽ có phóng điện làm ngắn mạch điện dung CB
C0  CB
và làm sụt điện áp tác dụng lên cách điện 1 lượng:
U B C0 UC20
U  
C0  C C0  CC0  CB 
Hiện tượng sụt áp này chỉ tạm thời vì nguồn sẽ tiếp tục nạp điện cho cách
điện qua tổng trở Z và như vậy trong mạch sẽ có dòng điện nạp dạng xung kích với
thời gian tồn tại khoảng 10-7  10-8s. Nếu điện áp nguồn là xoay chiều thì phóng
điện cục bộ cũng như thành phần dòng điện xung sẽ xuất hiện theo chu kỳ. Tương
tự với phóng điện vầng quang xoay chiều, do ảnh hưởng của các điện tích còn lại
của nửa chu kỳ trước quá trình ion hoá (phóng điện) trong nửa chu kỳ sau được xuất
hiện sớm hơn nghĩa là ở điện áp phóng điện thấp hơn so với của nửa chu kỳ trước.
Bởi vì trong điện môi thường có nhiều bọt khí riêng lẻ và sự phóng điện
trong các bọt khí ấy không đồng thời nên trong thời gian nửa chu kỳ có thể phát
hiện được nhiều đợt xung dòng điện. Những xung ấy có 1 phổ tần số nhất định, biến
thiên trong phạm vi từ hàng trăm đến hàng chục MHz.
Có thể phát hiện phóng điện cục bộ trong điện môi bằng các phương pháp sau:
+ Đo điện áp trên cách điện.
+ Đo dòng điện trong mạch ngoài.
+ Đo cường độ sóng điện từ do phóng điện cục bộ phát ra trong không gian.
a. Phương pháp đo điện áp
Thực hiện theo sơ đồ: C
CĐ: Cách điện. CĐ
L,C: Mạch giao động. 
KĐ: Mạch khuếch đại. MHS
L KĐ
MHS: Máy hiện sóng

Cứ mỗi nửa chu kỳ thì điện áp bị tụt đi 1 lượng U nhưng do C0 < CB và <<
C nên U rất bé (không quá 1% của điện áp tác dụng lên cách điện)... không thể đo
lường trực tiếp mà phải dùng mạch giao động LC có độ nhạy chọn lọc đối với tần số
cuả phóng điện, sau đó qua bộ phận khuếch đại và đưa vào máy hiện sóng.
Phương pháp đo dòng điện trong mạch ngoài
C
Dòng điện xung gây nên giao động C Đ

trong mạch gồm điện dung C và điện cảm L.
MH
L K
S
Đ
Bài giảng Vật liệu điện 73
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

Giao động đó cũng được khuếch đại và đưa


vào máy hiện sóng.
c. Phương pháp đo cường độ sóng điện từ do phóng điện cục bộ phát ra trong
không gian:
Để có thể xác định phóng điện cục
bộ ngay trong thời gian vận hành, có thể
dùng đồng hồ cao tần phát hiện chỗ xấu.

Nó có liên hệ cảm ứng với vật thí nghiệm

qua bộ thăm dò đặc biệt. Ăng ten
Dòng điện đi qua mạch nối đất của
thiết bị sẽ gây trong ăngten khung của bộ KĐ MHS
thăm dò 1 sức điện động cảm ứng, nó sẽ
được khuếch đại và đo bằng máy hiện
sóng hoặc Vônmet điện tử.
Biện pháp kiểm tra dự phòng cách điện thông qua phóng điện cục bộ có
nhiều triển vọng vì nó cho khả năng kiểm tra cách điện ngay trong điều kiện vận
hành bình thường, tuy nhiên còn nhiều khó khăn.
Khó khăn chính là do các nhiễu loạn bên ngoài như của phóng điện vầng
quang trên đường dây hoặc trong các điện cực mũi nhọn của thiết bị điện. Loại
phóng điện này cũng có nguồn gốc và tính chất tương tự với phóng điện cục bộ làm
cho việc phân tích kết quả đo sẽ rất khó khăn.
Ngoài ra thí nghiệm này chỉ phát hiện được là có phóng điện cục bộ mà
không xác định cụ thể vị trí chỗ xấu trong điện môi. Ngay đối với các rạn nứt, khi bị
ẩm thì các nơi này sẽ trở thành dẫn điện và không còn phát sinh phóng điện cục bộ.
Trong điện môi hữu cơ nếu phóng điện cục bộ tồn tại trong thời gian dài thì ở chỗ
này điện môi sẽ bị phân huỷ mà trở thành các vết dẫn điện và cũng không thể phát
sinh phóng điện cục bộ...
7.7.4. Các biện pháp kiểm tra dự phòng cách điện khác
a. Thí nghiệm đo điện trở cách điện (dòng điện rò):
Dùng phổ biến vì yêu cầu về thiết bị, phương tiện thí nghiệm đơn giản.
* Phương pháp đo điện trở cách điện dùng mêgômet:
Vì đồng hồ Mêgômet là nguồn điện áp 1 chiều nên khi cho tác dụng lên điện
môi sẽ có 3 thành phần dòng điện:
- Dòng điện nạp (chuyển dịch) biểu thị cho các quá trình phân cực nhanh.
- Dòng điện hấp thụ biểu thị cho các quá trình phân cực chậm và có tiêu hao
năng lượng.
- Dòng điện rò do điện môi không phải là hoàn toàn cách điện mà có điện dẫn
nhất định.
Hai thành phần trên tắt rất nhanh còn dòng điện rò ăng dần tới mức ổn định như
hình vẽ:

Bài giảng Vật liệu điện 74


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

Trong quá trình đo, trị số điện trở cách điện tăng i
inap
dần tới mức ổn định theo quan hệ:
ihấp thụ
R i nap  i ht
 1 irò
R0 i ro
R0 - Trị số điện trở cách điện lúc bắt đầu đo (t = 0).
t
R - Trị số điện trở cách điện lúc ổn định (t = ).
Dòng trong điện môi khí khi
Khi điện môi bị ẩm dòng điện rò tăng nên trị số tuyệt cho tác dụng điện áp 1 chiều
R
đối của điện trở cách điện giảm đồng thời tỷ số cũng giảm tới giới hạn bằng 1.
R0
* Phương pháp đo dòng điện rò:
Trong thí nghiệm này nguồn 1 chiều được cung cấp bởi hệ thống chỉnh lưu
cao áp và dùng các loại Ampemet nhạy để đo dòng điện. Điện cao áp 1 chiều được
quy định ứng với từng cấp điện áp của thiết bị để đảm bảo cho cách điện không bị
hư hỏng trong quá trình thí nghiệm.
So với phương pháp đo điện trở cách điện, phương pháp này có độ nhạy cao
hơn đồng thời còn có thể xác lập được quan hệ Vôn - Ampe để theo dõi trị số dòng
điện rò ở nhiều mức điện áp khác nhau.
b. Thí nghiệm đo sự phân bố điện áp:
Được dùng để phát hiện các phần tử xấu (bị chọc thủng) của chuỗi cách điện
treo, cách điện đỡ có nhiều tầng nhiều lá hoặc ghép nối cấp. Dụng cụ chính là cần
phóng điện như hình vẽ:
1: Cần phóng điện. 3
2: Khe hở giữa 2 quả cầu. C
3: Chuỗi cách điện. 2
1
Nếu cách điện của đĩa tốt và khi điều chỉnh khoảng cách giữa 2 quả cầu sao
cho điện áp phóng điện của nó bằng trị số điện áp phân bổ trên đĩa cách điện thì sẽ
có phóng điện giữa 2 quả cầu. Khi đĩa cách điện đã bị chọc thủng thì sẽ không có
phóng điện dù khoảng cách giữa 2 quả cầu có giảm bé. Tụ điện C phải chịu được
mức điện áp lớn nhất phân bố trên các đĩa của chuỗi cách điện, tác dụng của nó là
để ngăn chặn sự phóng điện xảy ra trên cả chuỗi trong trường hợp chuỗi cách điện
đã có 1 hay vài đĩa bị xấu mà cần phóng điện lại đặt trên đĩa còn tốt.
c. Thí nghiệm bằng điện áp cao:
Trong tất cả các biện pháp kiểm tra dự phòng cách điện, thí nghiệm bằng
điện áp cao được tiến hành sau cùng và cũng là mục kiểm tra cách điện có ý nghĩa
quyết định nhất. VD: theo phương pháp của hiện tượng hấp thụ đã phát hiện cách
điện bị ẩm trầm trọng và đã đem sấy nhưng chưa thể đảm bảo là cách điện có đủ
khả năng để chịu đựng được tác dụng của các loại quá điện áp.

Bài giảng Vật liệu điện 75


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

Thí nghiệm bằng điện áp cao có thể gây nên phá hoại cách điện nên phải
được tiến hành rất thận trọng, mức điện áp thí nghiệm phải chọn hợp lý sao cho có
thể phát hiện được các chỗ xấu mà vẫn đảm bảo an toàn cho cách điện. Phải căn cứ
vào độ lớn, thời gian tác dụng và số lần xuất hiện các loại quá điện áp tác dụng lên
cách điện, căn cứ vào phẩm chất kết cấu cách điện, tình trạng cụ thể của thiết bị và
các hoàn cảnh khác có liên quan để lựa chọn mức điện áp thí nghiệm hợp lý.
Thời gian tác dụng của điện áp thí nghiệm có ảnh hưởng trực tiếp đến quá
trình phóng điện của cách điện nên không thể kéo dài vô thời hạn. Khi thí nghiệm
với điện cao áp xoay chiều, thời gian tác dụng của điện áp quy định là 1 phút, đủ để
kiểm tra tình trạng của cách điện bằng thị giác và thính giác. Khi dùng điện cao áp 1
chiều, vì tổn hao điện môi bé nên cách điện không bị phát nóng và không bị phá
hoại như khi dùng điện cao áp xoay chiều, do đó thời gian tồn tại của điện áp lâu
hơn (10 hoặc 20 phút) đồng thời mức điện áp thí nghiệm cũng được tăng cao gấp
rưỡi hoặc gấp đôi so với điện áp xoay chiều.
Thí nghiệm bằng điện áp 1 chiều thường được tiến hành đối với các thiết bị
có điện dung lớn (cáp, máy điện...) vì nó yêu cầu công suất của thiết bị thí nghiệm
(nguồn) không lớn. Trong quá trình thí nghiệm có thể kết hợp đo dòng điện rò và
xây dựng quan hệ Vôn - Ampe để phối hợp kiểm tra tình trạng cách điện. Trong 1
số trường hợp cụ thể cách điện còn được thí nghiệm với điện áp xung kích.

PHẦN 2: VẬT LIỆU DẪN ĐIỆN


Chương VIII
VẬT LIỆU DẪN ĐIỆN

8.1. PHÂN LOẠI VÀ CÁC TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA VẬT DẪN
1. Phân loại:
* Phân loại theo trạng thái: Vật liệu dẫn điện có thể là vật rắn, lỏng và trong
những điều kiện nhất định có thể là thể khí.
* Phân loại theo điện dẫn:
Vật dẫn có điện dẫn cao: Dùng làm dây dẫn, cáp, dây quấn máy biến áp...
Vật dẫn có điện trở cao: Dùng trong các dụng cụ đốt nóng bằng điện: Biến trở,
đèn sợi đốt, điện trở mẫu...
* Phân theo tính chất:
- Vật dẫn loại 1: Có dòng điện là dòng chuyển dịch của các điện tử tự do(kim
loại rắn và lỏng).
- Vật dẫn loại 2: Có dòng điện là dòng chuyển dịch của các điện tích, gồm các
ion và điện tử (dung dịch điện phân, axit, kiềm…).
2. Các tính chất cơ bản:
a. Điện dẫn suất: Đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện của vật liệu

Bài giảng Vật liệu điện 76


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

S
R (.mm2/m) (8.1)
l
b. Hệ số nhiệt của điện trở suất: Khi nhiệt độ thay đổi, điện trở suất của vật liệu
cũng thay đổi, gần đúng có thể tính theo (7.2), t  0 .(1    .t ) (8.2)
Với t và 0 là điện trở suất tại nhiệt độ t0, và nhiệt độ ban đầu,  - Hệ số nhiệt của
1 d 1   0
điện trở suất    TK   .  . t (độ-1) (8.3)
 dt 0 t
c. Tính siêu dẫn:
Ở nhiệt độ thấp điện trở suất của kim loại trở nên rất nhỏ. Theo lý thuyết thì
điện trở suất của kim loại thuần khiết có thể coi bằng 0 ở nhiệt độ không tuyệt đối
(O0K = - 2730C), khi đó chúng đạt tới trạng thái siêu dẫn.
d. Sự biến đổi điện trở suất khi biến dạng.
Đối với kim loại khi bị kéo hay bị nén, điện trở suất có thể thay đổi
l  .(1  . ) (8.4)
Với:  - Ứng suất cơ,  - Hệ số ứng suất cơ, dấu (+) khi bị éo, dấu (-) khi bị nén
e. Độ dẫn nhiệt: Kim loại khác nhau có mức độ dẫn nhiệt khác nhau, thông thường
kim loại dẫn điện tốt thì cũng dẫn nhiệt tốt
1 dl
f. Hệ số nhiệt giãn nở dài của vật dẫn:  l  TK l  . (độ-1) (8.5)
l dt
g. Sức nhiệt điện động:
Khi cho hai kim loại khác nhau tiếp xúc giữa chúng phát sinh hiệu
điện thế tiếp xúc, được gọi là sức nhiệt điện động
h. Tính chất cơ học của vật dẫn: Là khả năng chống lại tác dụng của lực bên ngoài
lên kim loại. Đặc trưng bởi độ đàn hồi, độ bền, độ dẻo, độ cứng, độ dai va chạm, độ
chịu mỏi...

8.2. VẬT LIỆU ĐIỆN DẪN CAO


1. Đồng và hợp kim của đồng:
a. Đồng: Là kim loại được sử dụng rộng rãi nhất trong lỹ thuật điện, đồng có một
số ưu điểm sau:
- Điện trở suất nhỏ ( = 0,017241mm2/m)
- Có độ bền cơ tương đối cao.
- Trong đa số các trường hợp đồng có tính chống ăn mòn tốt (bị ôxi hoá chậm
trong không khí).
- Dẫn nhiệt tốt, nhiệt độ nóng chảy cao (tnc= 10830C).
- Dễ gia công (Rất dẻo, dễ biến dạng khi kéo, cán, dát mỏng ), hàn gắn dễ
dàng.
*) Tính chất của đồng: Điện dẫn suất rất nhạy với tạp chất ở trong đồng, với
gia công cơ khí và sự xử lý nhiệt. Cơ tính của đồng phụ thuộc vào công nghệ ra
công.

Bài giảng Vật liệu điện 77


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

+ Đồng cứng (MT): Cứng, chịu mài mòn tốt, chủ yếu được sử dụng làm tiếp
điểm, thanh cái, thanh dẫn …
+ Đồng mềm (MM), đồng có ủ: Dẻo, chịu uốn và chịu kéo tốt, chủ yếu được
dùng làm dây dẫn, dây quấn …
b. Hợp kim của đồng:
Trong nhiều trường hợp người ta sử dụng hợp kim của đồng, với một lượng nhỏ
thiếc, silic, crom, magie… Hợp kim đồng có cơ tính tốt và vẫn giữ được những tính
chất đáng quy của đồng.
* Theo thành phần hoá học: có 2 nhóm chính
- Đồng thau (Latông): Là hợp kim đồng kẽm trong đó kẽm  46%. Nó có độ
giãn dài tương đối khá cao, độ bền kéo và điện trở suất cao hơn đồng tinh khiết.
Được dùng để sản xuất mọi chi tiết dẫn điện. Có thể phân thành: đồng thau dùng để
đúc, dùng để cán mỏng, dùng để hàn gắn.
- Đồng thanh (Brông): Là hợp kim của đồng với 1 lượng nhỏ thiếc, Si, P, Mg,
Cr ... Nó có độ bền cơ và điện trở suất lớn hơn đồng tinh khiết, được dùng để chế
tạo lò xo dẫn điện, vòng cổ góp điện, dây dẫn...
-Ngoài ra còn Đồng - Cadimi : là hợp kim chịu mài mòn , được ứng dụng ở
những chỗ tiếp xúc và phiến góp có công dụng đặc biệt.
2. Nhôm và hợp kim của nhôm
a. Nhôm: Là kim loại nhẹ hơn đồng 3,5 lần, có màu bạc trắng. Hệ số nhiệt độ giãn
nở dài của nhôm lớn hơn đồng. Nhưng nhôm kém đồng cả về độ bền cơ cũng như
các đặc tính điện. Khó khăn trong việc thực hiện tiếp xúc điện. Các tạp chất cũng
làm giảm điện dẫn của nhôm.
Nếu đem so sánh hai dây dẫn có cùng chiều dài và cùng điện trở, thì dây nhôm
nhẹ hơn dây đồng khoảng 2,2 lần. Điều đó có nghĩa rất lớn khi sử dụng nhôm làm
dây dẫn trên không. Ngoài ra nhôm còn được dùng làm vỏ tụ điện, làm điện cực bể
điện phân, làm dây quấn rotor máy điện quay… Trong đại đa số các trường hợp
khác nếu dùng dây nhôm thay dây đồng thì không cớ lợi về mặt kinh tế.
*) Tính chất của nhôm: Điện trở suất cũng rất nhạy với các tạp chất, cơ tính
cũng phụ thuộc vào công nghệ gia công, nhôm bị ôxy hoá mạnh tạo nên màng ôxy
hoá mỏng có điện trở lớn. Lớp màng này bảo vệ nhôm khỏi bị ăn mòn nhưng tạo
nên điện trở lớn ở chỗ tiếp xúc, ngoài ra nhôm còn bị ăn mòn điện hóa mạnh…
b. Hợp kim của nhôm:
Theo tính công nghệ hợp kim nhôm phân thành: hợp kim biến dạng (chế tạo
bán thành phẩm bằng gia công áp lực) và hợp kim đúc (đúc chi tiết).
Hợp kim nhôm biến dạng dùng để chế tạo các bán thành phẩm hoặc chi tiết
bằng gia công áp lực nóng hoặc nguội (ủ mềm, tôi, tôi và hoá già nhân tạo, biến
cứng, biến cứng không hoàn toàn...). Ta còn có thể phân biệt thành loại có thể hoá
bền bằng nhiệt luyện và loại không hoá bền bằng nhiệt luyện.
Hợp kim nhôm đúc dùng để đúc các chi tiết có hình dạng và công dụng khác
nhau.
Bài giảng Vật liệu điện 78
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

3. Sắt: Là vật liệu rẻ tiền, có độ bền cơ học cao, sắt tinh khiết có  0,1
mm2/m, trong nhiều trường hợp sắt cũng được dùng làm vật dẫn. Trong kỹ thuật
chủ yếu sắt được dùng dưới dạng hợp kim (thép)
Khi sử dụng vật dẫn bằng thép sẽ gặp hiệu ứng mặt ngoài và tổn hao từ trễ, do vậy
thép chủ yếu được dùng trong mạch điênh một chiều, xoay chiều tần số thấp hoặc
trong những trương hợp vừa là vật dẫn vừa là vật liệu kết cấu.
4. Lưỡng kim: Là vật dẫn bằng thép được bọc đồng, hai kim loại gắn chặt với
nhau trên suốt chiều dài của thanh dẫn. Các tính chất cơ và điện là trung bình của
hai kim loại đó.

8.3. CÁC HỢP KIM ĐIỆN TRỞ CAO VÀ THAN KỸ THUẬT ĐIỆN
1- Các hợp kim điện trở cao:
a. Manganin: Là hợp kim gốc đồng (với 12%Mn, 2%Ni) dùng phổ biến trong
các dụng cụ đo điện và điện trở mẫu (nhiệt độ làm việc  600C với điện trở và
khoảng 3000C với biến trở).
b. Conxtantan:
Là hợp kim 60% đồng - 40% niken, dùng để sản xuất dây biến trở và dụng cụ
đốt nóng bằng điện có nhiệt độ làm việc không quá 4000C.
Có thể kéo thành sợi và cán thành tấm như Manganin. Khi đốt nóng đến nhiệt
độ tương đối cao trên bề mặt sẽ tạo màng ôxít có tính cách điện.
c. Hợp kim Crôm - Niken:
Dùng trong các dụng cụ đốt nóng bằng điện: thiết bị nung, lò điện, mỏ hàn...
Chịu được nhiệt độ cao, khả năng chống ôxy hoá tốt.
d. Hợp kim Crôm - nhôm:
Là hợp kim rẻ tiền dùng trong các thiết bị đốt nóng bằng điện công suất lớn
và lò điện công nghiệp. Hợp kim này cứng và giòn, khó kéo thành sợi và thành băng
dài.
2- Than kỹ thuật điện:
Dùng làm chổi than của máy điện, các điện cực đèn chiếu, điện cực các lò
điện và các bể điện phân. Từ than có thể làm các điện trở có trị số cao, cái phóng
điện cho mạng thông tin và dùng cả than trong kỹ thuật chân không.
Nguyên liệu sản xuất than kỹ thuật điện có thể dùng bồ hóng, than chì hay
than gầy tự nhiên. Các thanh điện cực được chế tạo bằng cách nghiền nguyên liệu
với chất dính kết - nhựa than đá hay đôi khi là thuỷ tinh lỏng - ép qua miệng phun.
Có thể chế tạo hình dạng phức tạp bằng khuôn ép. Phôi than đi qua quá trình nung
và chế độ nung sẽ quyết định dạng của cácbon trong sản phẩm. ở nhiệt độ cao
cacbon chuyển sang dạng Graphit, do đó quá trình này gọi là graphit hoá.

Bài giảng Vật liệu điện 79


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

Chổi than của các máy điện được nung ở 8000C. Chổi điện Graphit hoá nung
đến 22000C. Các điện cực than làm việc ở nhiệt độ cao được nung ở nhiệt độ rất
cao, đến 30000C.

8.4. MỘT SỐ KIM LOẠI KHÁC


1- Vonfram: Là kim loại rắn rất nặng, màu xám. Nó có nhiệt độ nóng chảy
cao nhất trong các kim loại, bị ôxy hoá ở nhiệt độ 7000C. Sợi Vonfram mảnh có tính
dẻo, càng giảm chiều dày của nó giới hạn bền kéo càng tăng. Nó có thể làm việc ở
nhiệt độ cao trong chân không. ở điều kiện khí quyển tạo thành màng ôxit.
2- Môlipđen: Được dùng làm tiếp điểm, các lưới của bóng đèn điện tử, phần
tử đốt nóng trong chân không, trong những lò điện trở có nhiệt độ đến 16000C.
3- Vàng: Có màu vàng sáng chói, có tính dẻo cao, được dùng như vật liệu tiếp
xúc để làm lớp mạ chống ăn mòn, làm điện cực của tế bào quang điện... Có thể
dùng hợp kim (Au + 20% Cr) làm dây dẫn ở các điện trở trong điện kế vì chúng có
hệ số biến đổi của điện trở suất theo nhiệt độ bé.
4- Bạch kim (Platin): Dùng để sản xuất cặp nhiệt ở nhiệt độ làm việc đến
16000C. Do độ cứng thấp nó ít dùng làm tiếp điểm nhưng hợp kim của nó lại được
dùng làm tiếp điểm (Platin- Inđi). Cũng dùng làm điện cực trong các quy trình điện
phân hay mạ platin các chi tiết. Nhược điểm là đắt tiền nên chỉ dùng trong những
việc quan trọng.
5- Thuỷ ngân: Là kim loại duy nhất có trạng thái lỏng ở nhiệt độ bình
thường. Nó được dùng trong các dụng cụ phóng điện chứa khí vì hơi thuỷ ngân có
điện thế ion hoá thấp. Nó có tính bền hoá học tốt, chỉ bị ôxy hoá ở nhiệt độ gần
nhiệt độ sôi.
Nó cũng dùng làm tiếp điểm trong các rơle, chế tạo đèn chỉnh lưu thuỷ ngân,
làm điện cực thuỷ ngân khi đo tính chất điện của các điện môi rắn...
6- Chất hàn: Là hợp kim đặc biệt dùng khi hàn. Nó được chọn theo kim loại
được hàn, theo yêu cầu độ bền cơ, độ chống ăn mòn. Khi hàn chất hàn sẽ nóng chảy
(nhiệt độ nóng chảy của chất hàn << nhiệt độ nóng chảy vật hàn), điền kín vào mối
nối, bám dính vào vật liệu được hàn tạo liên kết của mối hàn được chắc chắn.
Khi hàn các bộ phận dẫn điện phải chú ý đến điện dẫn của chất hàn (chất hàn
cứng: Đồng - kẽm, mềm là chì - thiếc).
7- Chất giúp chảy: Là vật liệu để giúp mối hàn được đảm bảo bền về cơ hoc,
tiếp xúc tốt và đẹp. Chất giúp chảy có nhiệm vụ.
+ Hoà tan, khử ôxit và chất bẩn ở bề mặt kim loại được hàn.
+ Bảo vệ bề mặt kim loại trong quá trình hàn, cũng như chất hàn nóng chảy
khỏi bị ôxy hoá.
+ Giảm lực căng mặt ngoài chất hàn nóng chảy.
+ Cải thiện tính chảy và dính của chất hàn với bề mặt được nối.

Bài giảng Vật liệu điện 80


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

PHẦN 3: VẬT LIỆU TỪ


Chương IX: VẬT LIỆU TỪ

9.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TÍNH CHẤT TỪ CỦA VẬT LIỆU


1. Khái niệm chung về vật liệu sắt từ:
Nguyên nhân chủ yếu gây nên từ tính của vật liệu là do các điện tích luôn luôn
chuyển động ngầm theo những quỹ đạo kín tạo nên những dòng điện vòng. Đó là sự
quay của các điện tử xung quanh trục của mình gọi là các Spin điện tử và sự quay
của các điện tử trong nguyên tử (theo quỹ đạo).
Hiện tượng sắt từ là do trong vật liệu ở nhiệt độ thấp hơn điểm Quyri đã phân
sẵn thành các vùng gọi là đômen từ mà trong đó các Spin điện tử định hướng song
song nhau.
Như vậy tính đặc trưng cho trạng thái sắt từ của các chất là nó có độ nhiễm
từ tự phát ngay cả khi không có từ trường ngoài. Mặc dù có những vùng từ hoá tự
phát nhưng mômen từ của các đômen lại có hướng khác nhau nên từ thông ở không
gian bên ngoài bằng không (hiện tượng này được gọi là hiện tượng từ hoá tự nhiên,
đặc trưng cho vật liệu sắt từ). Dưới tác dụng của từ trường ngoài, vật liệu từ sẽ bị từ
hóa, quá trình từ hóa gồm hai giai đoạn sau:
+ Tăng thể tích của các đômen từ có véc tơ mômen tạo với hướng từ trường
1 góc nhỏ nhất và giảm kích thước của các đômen khác (Quá trình chuyển dịch mặt
phân cách).
+ Quay các vectơ mômen từ theo hướng từ trường ngoài (quá trình định
hướng).
Khi thể tích của các đômen không tăng được nữa và mômen từ của tất cả các
miền vimô đã trùng với hướng của từ trường là lúc có bão hoà từ.
2. Các đặc trưng cơ bản của vật liệu từ
a. Đường cong từ hóa: Quá trình từ hoá vật liệu sắt từ có thể đặc trưng bằng đường
cong từ hoá B = f(H) có dạng tương tự đối với tất cả các vật liệu sắt từ như hình vẽ.
b. Độ từ thẩm: B
- Độ từ thẩm tuyệt đối là tỷ số của đại lượng cảm
ứng từ B và cường độ từ trường H ở điểm xác định trên
B
đường cong từ hoá cơ bản. t  (9.1) (độ từ thẩm tuyệt
H
đối của chân không 0 = 4.10-7 H/m)
 B
Độ từ thẩm tương đối   t  (9.2) H
0 H .0 Hình 9.1: Đường
cong từ hóa của VLT
Bài giảng Vật liệu điện 81
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

Trong từ trường xoay chiều, độ từ thẩm của vật liệu được


Bmax
đặc trưng bởi độ từ thẩm động  ~  (9.3)
H max
c. Chu trình từ trễ của vật liệu sắt từ: Nếu tiến
hành từ hoá vật liệu sắt từ trong từ trường xoay
ngoài sau đó bắt đầu ở 1 điểm nào đó trên đường
cong từ hoá cơ bản ta giảm cường độ từ trường thì
cảm ứng từ cũng giảm nhưng không theo đường cũ
mà giảm chậm hơn do hiện tượng từ trễ. Khi tăng
từ trường theo hướng ngược lại thì vật liệu bị khử
từ sau đó được từ hoá lại và nếu đổi chiều từ
trường thì cảm ứng từ sẽ quay về điểm ban đầu.
=> Ta có đường cong kín đặc trưng cho quá trình từ Hình 9.2: Chu trình từ trễ
hoá của vật liệu gọi là vòng từ trễ hay chu trình từ trễ. của vật liệu từ
d. Tổn hao từ trễ và tổn hao do dòng xoáy.
Trong quá trình từ hóa vật liệu từ trong từ trường xoay chiều bao giờ cũng gặp tổn
hao dưới dạng nhiệt, bao gồm: tổn hao từ trễ, Pt  . f .Bmax
n
.V (9.4)
Và tổn hao do dòng xoáy, Px   . f 2 .Bmax
2
.V (9.5)
Với ,  là các hệ số phụ thuộc vật liệu, f là tần số từ trường, V là thể tích khối
vật liệu, n=1,6÷2 hệ số mũ.
Ta nhận thấy tổn hao này tỷ lệ thuận với tần số và thể tích khối vật liệu, trong
kỹ thuật để giảm tổn hao người ta dùng các lá thép mỏng ghép cách điện với nhau.
3. Phân loại vật liệu từ. Tùy theo công dụng, VLT được phân thành” Vật liệu từ
mềm, vật liệu từ cứng, vật liệu từ có công dụng đặc biệt.

9.2. VẬT LIỆU TỪ MỀM


Có độ từ thẩm cao, lực kháng từ và tổn hao từ trễ nhỏ, được dùng làm lõi
MBA, nam châm điện, trong các dụng cụ đo diện và trong các trường hợp cần có
cảm ứng từ lớn nhất với lượng tiêu phí năng lượng nhỏ.
* Sắt (thép các bon thấp): Vì điện trở suất tương đối thấp nên phần lớn chỉ dùng cho
các lõi từ. Thường dùng làm mạch từ có từ thông không đổi.
* Thép kỹ thuật (tôn silic): Thép lá kỹ thuật điện là vật liệu từ mềm được dùng rộng
rãi nhất.Nó là hợp kim của sắt và silic (Si chiếm từ 1÷4%), do thành phần có Silic
làm tăng điện trở suất và tổn hao dòng xoáy giảm.
Ký hiệu: 11, 21, 310, 330A.
+ Con số thứ nhất chỉ hàm lượng Silic theo %. (Số càng lớn hàm lượng silic
càng nhiều, thép có độ từ tính càng tốt nhưng độ giòn tăng, điện trở suất tăng. Quá
5% thép trở nên giòn).

Bài giảng Vật liệu điện 82


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

+ Con số thứ 2 đặc trưng cho tính chất điện và từ của thép (chỉ chất lượng về
mặt tổn hao. Số càng lớn tổn hao càng ít).
+ Con số thứ 3 (0) chỉ tôn cán nguội.
+ Có 2 chữ số 0 liên tiếp là thép cán nguội và ít thớ.
+ Chữ A ký hiệu suất tổn hao rất thấp.
* Fecmalôi:
Là hợp kim Fe - Ni, có độ từ thẩm ban đầu lớn trong vùng từ trường yếu. Nó
không có hiện tượng dị hướng và từ giảo. Để nâng cao điện trở suất của nó người ta
đưa thêm vào các tạp chất Mn, Si...
Fecmalôi nhiều niken (72 - 80% Ni) dùng làm lõi cuộn cảm kích thước nhỏ,
biến áp âm tần nhỏ, các biến áp xung...
Fecmalôi ít niken (40 - 50% Ni) có từ cảm bão hoà lớn hơn gần 2 lần
fecmalôi nhiều Niken, thường dùng làm lõi thép máy biến áp điện lực, cuộn cảm và
các dụng cụ cần có từ thông cao...
Các Fecmalôi với vòng từ trễ hình chữ nhật dùng làm khuyếch đại từ, cơ cấu
chuyển mạch, thiết bị chỉnh lưu và các phần tử của máy tính.
* Alusipe:
Hợp kim sắt với nhôm và silic. Có đặc tính cứng và giòn nhưng dễ đúc định
hình. Dùng để sản xuất màn từ, thân các dụng cụ... Do tính giòn nó có thể nghiền
bột để sản xuất lõi ép cao tần.
9.3. VẬT LIỆU TỪ CỨNG
Chủ yếu được ứng dụng làm nam châm vĩnh cửu, theo thành phần, trạng thái,
phương pháp chế tạo vật liệu từ cứng được chia thành các loại sau:
* Thép hợp kim hoá: Chế tạo nam châm vĩnh cửu. Chúng được hợp kim hoá
với các chất phụ như: Vonfram, Crôm, Côban ...
* Hợp kim từ cứng đúc: Là hợp kim của 3 nguyên tố Al - Ni - Fe (Aluni). Vì
có độ giòn và cứng chỉ có thể gia công bằng phương pháp mài nên khó chế tạo các
chi tiết có kích thước chính xác.
* Các nam châm bột: Chế tạo nam châm vĩnh cửu bằng phương pháp luyện
kim bột từ hợp kim Fe - Ni - Al. Nó được ép từ bột nghiền sau đó thiêu kết ở nhiệt
độ cao.
* Ferit từ cứng: Loại được biết đến nhiều nhất là Ferit bari: BaO. 6Fe2O3.
Thường dùng để sản xuất nam châm bari. Chúng có tính ổn định cao với tác dụng
của từ trường ngoài, chịu được lắc, va đập, điện trở suất lớn. Có thể dùng ở tần số
cao. Nhưng độ bền cơ thấp, độ giòn lớn, tính chất từ phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ.

9.4. VẬT LIỆU TỪ CÓ CÔNG DỤNG ĐẶC BIỆT


* Ferit: Là vật liệu ôxit phức tạp, nó khác với các chất sắt từ là trị số từ cảm
nhỏ hơn, quan hệ giữa nhiệt độ và từ cảm phức tạp hơn và có điện trở suất cao hơn

Bài giảng Vật liệu điện 83


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

hoặc rất cao. Nó không phải là kim loại. Ferit là gốm từ có thể xếp vào loại bán dẫn
điện tử (vì có điện dẫn điện tử không đáng kể). Năng lượng tổn hao ở vùng tần số
cao tương đối nhỏ làm cho Ferit được dùng rộng rãi ở tần số cao. Các Ferit là những
vật liệu cứng và giòn, không cho phép gia công bằng cắt gọt, chỉ có thể mài hoặc
đánh bóng.
Ferit từ mềm: Có  lớn, có trị số tổn hao lớn và tăng nhanh khi tần số tăng. Có
hằng số điện môi tương đối lớn phụ thuộc vào tần số và thành phần của Ferit, khi
tần số tăng  giảm.
Ferit từ cao tần: Ngoài Ferit từ mềm ở tần số cao có thể dùng thép lá kỹ thuật
điện hoặc Fecmalôi cán nguội và điện môi từ (Điện môi từ chế tạo bằng cách nén
bột sắt từ có chất kết dính cách điện).
Ferit có vòng từ trễ hình chữ nhật: Được đặc biệt chú ý trong kỹ thuật máy
tính để làm bộ nhớ, trong các thiết bị chuyển mạch
* Gang và thép kết cấu: Dùng trong ngành chế tạo máy điện, thiết bị điện và
dụng cụ cần có đặc tính cơ tốt và khả năng áp dụng rộng rãi các phương pháp công
nghệ. Phân thành vật liệu từ tính (gang xám, thép các bon, thép hợp kim) và vật liệu
không từ tính (thép không từ tính, gang không từ tính).
Gang xám: Dùng đúc vỏ máy điện, các chi tiết ghép chặt, đúc các chi tiết có
hình dáng đặc biệt lớn.
Thép cacbon: thường dùng thép có hàm lượng cacbon từ 0,08 - 0,2%. Với
những máy chuyên dụng và đặc biệt quan trọng dùng thép có độ bền cơ tăng cường
bằng cách hợp kim hoá với niken, crôm, môlipđen.
Gang không từ `tính: Gang có pha thêm Ni, Mn. Dễ gia công cắt, điện trở
gang không từ tính lớn nên giảm tổn hao dòng xoáy. Dùng chế tạo nắp, vỏ, các ống
của máy cắt dầu, vòng cách của máy biến áp điện lực...
Thép không từ tính: Đưa thêm Ni, Mn vào thép. Thép không từ tính có cơ tính
cao, dùng chế tạo nhiều chi tiết mà dùng hợp kim đồng, nhôm không đủ độ bền cơ.

Bài giảng Vật liệu điện 84

You might also like