Hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán KTC thực hiện

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 151

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH


--------------------

LÊ NGỌC LAN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC
CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN KTC THỰC HIỆN

Chuyên ngành : Kiểm toán


Mã số : 22

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. VŨ THUỲ LINH

HÀ NỘI - 2024
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Trang bìa
--------------------

LÊ NGỌC LAN
CQ58/22.02

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC
CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN KTC THỰC HIỆN

Chuyên ngành : Kiểm toán


Mã số : 22

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. VŨ THUỲ LINH

HÀ NỘI - 2024

i
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực
tế của đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn tốt nghiệp

Lê Ngọc Lan

Lê Ngọc Lan ii CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

MỤC LỤC

Trang
Trang bìa ............................................................................................................ i
Lời cam đoan ..................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................... vii
Danh mục các bảng ........................................................................................ viii
Danh mục các sơ đồ ......................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1

Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ BÁN
HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP DO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
THỰC HIỆN ....................................................................................................... 5
1.1. Khái quát về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong báo
cáo tài chính ...................................................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm, phân loại chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp ........................................................................................................ 5
1.1.2. Đặc điểm của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ảnh
hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính .................................................... 7
1.1.3. Hoạt động kiểm soát nội bộ đối với chi phí bán hàng và chi phí quản
lý doanh nghiệp ......................................................................................... 8
1.2. Khái quát về kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
trong kiểm toán báo cáo tài chính ................................................................... 11
1.2.1. Mục tiêu kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
................................................................................................................. 11
1.2.2. Căn cứ kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
................................................................................................................. 13
1.2.3. Các sai sót thường gặp trong kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp .............................................................................. 13

Lê Ngọc Lan iii CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

1.3. Quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong
kiểm toán báo cáo tài chính ............................................................................. 15
1.3.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán ................................................. 16
1.3.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp ........................................................................................... 25
1.3.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán ........................................................ 32
Kết luận chương 1 ........................................................................................... 34
Chương 2. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ
BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG QUY TRÌNH
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN KTC
THỰC HIỆN ..................................................................................................... 35
2.1. Khái quát chung về công ty tnhh kiểm toán ktc....................................... 35
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty TNHH Kiểm
toán KTC ................................................................................................. 35
2.1.2. Đặc điểm tổ chức và tình hình hoạt động gần đây của công ty TNHH
Kiểm toán KTC ....................................................................................... 36
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý công ty TNHH Kiểm toán KTC
................................................................................................................. 39
2.1.4. Đặc điểm tổ chức công toán kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty
TNHH Kiểm toán KTC ........................................................................... 40
2.1.5. Quy trình kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán KTC .. 44
2.2. Thực trạng quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp do công ty TNHH Kiểm toán KTC thực hiện ..................................... 46
2.2.1. Thực trạng giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán ............................... 47
2.2.2. Thực trạng giai đoạn thực hiện kiểm toán .................................... 56
2.2.3. Thực trạng giai đoạn kết thúc kiểm toán ...................................... 64
Kết luận chương 2 ........................................................................................... 66

Lê Ngọc Lan iv CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ BÁN
HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP DO CÔNG TY TNHH KIỂM
TOÁN KTC THỰC HIỆN ................................................................................. 67
3.1. Đánh giá quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán KTC
thực hiện .......................................................................................................... 67
3.1.1. Đánh giá về ưu điểm ..................................................................... 67
3.1.2. Đánh giá về hạn chế ...................................................................... 69
3.1.3. Nguyên nhân của hạn chế và bài học kinh nghiệm rút ra từ thực
trạng......................................................................................................... 73
3.2. Định hướng phát triển và sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán
chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài
chính do công ty TNHH Kiểm toán KTC thực hiện ....................................... 76
3.2.1. Định hướng phát triển của công ty TNHH Kiểm toán KTC trong
những năm tới ......................................................................................... 76
3.2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí bán hàng
và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do công
ty TNHH Kiểm toán KTC thực hiện....................................................... 78
3.3. Nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và
chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty
TNHH Kiểm toán KTC thực hiện ................................................................... 81
3.3.1. Nguyên tắc hoàn thiện .................................................................. 81
3.3.2. Yêu cầu hoàn thiện........................................................................ 81
3.4. Một số giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi
phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH
Kiểm toán KTC thực hiện ............................................................................... 83
3.4.1. Giải pháp hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán ............... 83
3.4.2. Giải pháp hoàn thiện giai đoạn thực hiện kiểm toán .................... 86
3.4.3. Giải pháp hoàn thiện giai đoạn kết thúc kiểm toán ...................... 88

Lê Ngọc Lan v CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

3.5. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí
bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do
công ty TNHH Kiểm toán KTC thực hiện ...................................................... 88
3.5.1. Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng ............................... 88
3.5.2. Về phía Hiệp hội nghề nghiệp ...................................................... 90
3.5.3. Về phía các kiểm toán viên và công ty TNHH Kiểm toán KTC .. 90
3.5.4. Về phía khách hàng kiểm toán ...................................................... 92
Kết luận chương 3 ........................................................................................... 93
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. 96
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 97

Lê Ngọc Lan vi CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCĐKT : Bảng cân đối kế toán


BCKQHĐKD : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BCTC : Báo cáo tài chính
BGĐ : Ban Giám đốc
BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
CCDC : Công cụ dụng cụ
CPBH : Chi phí bán hàng
CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp
DN : Doanh nghiệp
HĐKD : Hoạt động kinh doanh
HTKSNB : Hệ thống kiểm soát nội bộ
KH : Khách hàng
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
KSNB : Kiểm soát nội bộ
KTC : Công ty TNHH Kiểm toán KTC
KTV : Kiểm toán viên
GTGT : Giá trị gia tăng
GTLV : Giấy tờ làm việc
OM : Mức trọng yếu tổng thể
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
ROMM : Rủi ro có sai sót trọng yếu
RRKS : Rủi ro kiểm soát
RRKT : Rủi ro kiểm toán
RRPH : Rủi ro phát hiện
RRTT : Rủi ro tiềm tàng
TK : Tài khoản
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
TSCĐ : Tài sản cố định
VAS : Chuẩn mực kế toán Việt Nam
VSA : Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

Lê Ngọc Lan vii CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng
Mục tiêu và trình tự xây dựng, thực hiện đối với KSNB 9
1.1.
Bảng Các tiêu chí lựa chọn và tỷ lệ (%) quy định để xác định mức
22
1.2. trọng yếu tổng thể theo VACPA
Bảng Tổng doanh thu và doanh thu theo từng dịch vụ của KTC
38
2.1. trong giai đoạn đoạn 2021 – 2023
Bảng Tổng doanh thu, tổng chi phí và lợi nhuận sau thuế của KTC
39
2.2. trong giai đoạn 2021 – 2023
Bảng
GLTV số 30-711. Phân tích sơ bộ CPBH và CPQLDN 49
2.3.
Bảng
GTLV số 20-600. Xác định mức trọng yếu 49
2.4.
Bảng
Ma trận đánh giá rủi ro phát hiện dự kiến 51
2.5.
Bảng
GTLV số 70-610. Chương trình kiểm toán chi phí bán hàng 52
2.6.
Bảng
GTLV số 70-710. Chương trình kiểm toán CPQLDN 54
2.7.
Bảng
Mẫu GTLV số 70-601. Phân tích cơ bản chi phí bán hàng 57
2.8.
Bảng
GTLV số 70-631. Kiểm tra các giao dịch bất thường 60
2.9.
Bảng
GTLV số 60-632. Kiểm tra các giao dịch bất thường 61
2.10.
Bảng GTLV số 70-603. Kiểm tra nội dung thuyết minh BCTC của
63
2.11. khoản mục CPBH
Bảng
GTLV số 70-600. Leadsheet chi phí bán hàng 64
2.12.

Lê Ngọc Lan viii CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Trang

Sơ đồ 39
Cơ cấu bộ máy của công ty TNHH Kiểm toán KTC
2.1.
Sơ đồ 41
Quy trình phân công trách nhiệm kiểm toán tại KTC
2.2.
Sơ đồ Quy trình kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán 44
2.3. KTC
Sơ đồ Quy trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN của 45
2.4. công ty TNHH Kiểm toán KTC

Lê Ngọc Lan ix CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế thế giới hiện nay đang ở ngã rẽ đầy thách thức khi phải đối
mặt với hậu quả của đại dịch COVID-19, căng thẳng địa chính trị Nga - Ukraine
và sự suy yếu của nền kinh tế Trung Quốc. Nguy cơ suy thoái kinh tế trong năm
2024 được nhiều tổ chức quốc tế cảnh báo, đặt ra những áp lực to lớn cho hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển bền vững trong môi
trường cạnh tranh gay gắt này, các doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả hoạt
động, thích ứng nhanh chóng với biến động và nắm bắt cơ hội mới. Kiểm toán
độc lập đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đạt được những
mục tiêu này. Kiểm toán độc lập cung cấp thông tin tài chính minh bạch, chính
xác, giúp nhà đầu tư, đối tác và các bên liên quan đưa ra quyết định sáng suốt,
góp phần nâng cao niềm tin vào thị trường. Hoạt động kiểm toán còn hỗ trợ
doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản trị thông qua việc phát hiện và đề xuất
giải pháp cho những sai sót, khiếm khuyết trong hệ thống kiểm soát nội bộ.
Ngày nay, kiểm toán độc lập trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng
ngày càng phát triển mạnh mẽ với sự đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp. Tuy
vậy, dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính vẫn là dịch vụ cung cấp chính của hầu
hết các công ty kiểm toán độc lập.
Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính đóng góp nguồn doanh thu chính
cho các công ty kiểm toán, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế. Trong
bối cảnh hội nhập kinh tế Việt Nam, việc hoàn thiện chất lượng dịch vụ kiểm
toán báo cáo tài chính càng trở nên cấp thiết. Kiểm toán khoản mục chi phí bán
hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là một phần quan trọng trong kiểm toán
báo cáo tài chính, góp phần đảm bảo tính minh bạch và chính xác của thông tin
tài chính. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là hai khoản mục
quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh, từ đó quyết

Lê Ngọc Lan 1 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

định lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy, việc kiểm toán hai khoản mục này
đóng vai trò thiết yếu trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động, hỗ trợ các nhà
đầu tư, chủ nợ và các bên liên quan đưa ra quyết định sáng suốt, đồng thời đảm
bảo sự quản lý hiệu quả của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Tuy nhiên, trong thực tế, quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp tại các công ty kiểm toán nói chung và công ty TNHH
Kiểm toán KTC nói riêng thực hiện với sự cẩn trọng nhưng vẫn tồn tại một số
hạn chế cần được khắc phục và hoàn thiện để nâng cao chất lượng của dịch vụ
kiểm toán báo cáo tài chính.
Nhận thức được tầm quan trọng và tính nhạy cảm của các khoản mục chi
phí – nơi tiềm ẩn nhiều rủi ro gian lận và sai sót – cùng với những lý do nêu
trên, em quyết định lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí
bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính
do công ty TNHH Kiểm toán KTC thực hiện” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của
mình.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu chung của đề tài là hoàn thiện quy trình kiểm toán
chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp do công ty TNHH Kiểm toán
KTC thực hiện.
Để đạt được mục đích chung, đề tài thực hiện nghiên cứu các mục tiêu
cụ thể sau:
Thứ nhất là hệ thống hoá và làm rõ hơn quy trình kiểm toán chi phí bán
hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do kiểm
toán độc lập thực hiện.
Thứ hai là nghiên cứu và đánh giá thực trạng quy trình kiểm toán chi phí
bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do

Lê Ngọc Lan 2 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

công ty TNHH Kiểm toán KTC thực hiện.


Thứ ba là đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán chi
phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính
do công ty TNHH Kiểm toán KTC thực hiện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình kiểm toán chi phí bán hàng
và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do kiểm toán
độc lập thực hiện.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm phạm vi không gian và phạm vi
thời gian.
Phạm vi không gian: Quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm
toán KTC. Mọi số liệu, minh hoạ được lấy từ khách hàng do công ty TNHH
Kiểm toán KTC thực hiện.
Phạm vi thời gian: Số liệu sử dụng để thực hiện đề tài được thu thập trong
năm 2023 bao gồm: Báo cáo tài chính năm 2023 và chứng từ, số liệu kế toán
(từ ngày 01/01/2023 đến ngày kết thúc niên độ 31/12/2023) và thời gian tiến
hành kiểm toán trong Quý 1 năm 2024.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
a) Phương pháp chung
Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử nhằm
nghiên cứu, nhận xét, đánh giá sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng
khách quan, từ đó có cơ sở hệ thống hóa những vấn đề về khoa học kiểm toán
nói chung và kiểm toán BCTC nói riêng.
b) Phương pháp kỹ thuật cụ thể
Một là phương pháp thu thập thông tin. Tiến hành thu thập tài liệu từ sơ
cấp, tài liệu thứ cấp như các giáo trình của bộ môn Kiểm toán và Kế toán của

Lê Ngọc Lan 3 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính, hồ sơ kiểm toán mẫu của KTC, các thông tư, nghị định…
do Chính phủ ban hành, hệ thống các chuẩn mực kế toán, hệ thống các chuẩn
mực kiểm toán, hồ sơ chương trình kiểm toán mẫu, công bố của các hiệp hội
nghề nghiệp, tạp chí chuyên ngành, sách báo, internet, các tài liệu liên quan đến
khách hàng kiểm toán phục vụ cho kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN…
Hai là phương pháp xử lý thông tin. Sử dụng phương pháp thống kê, xử
lý dữ liệu hình ảnh, ngôn từ thông qua các công cụ như excel, word, drive…
Ba là phương pháp tổng hợp, nghiên cứu, phân tích tài liệu. Thông qua
việc đọc và nghiên cứu từ các nguồn tài liệu như giáo trình, tạp chí, báo cáo…
từ đó chọn lọc ra những thông tin cần thiết và phù hợp để hoàn thiện nội dung
bài luận.
Bốn là phương pháp phỏng vấn. Phỏng vấn khách hàng kiểm toán,
trưởng nhóm kiểm toán và các KTV phụ trách của KTC để tìm hiểu và phân
tích, đánh giá được quy trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN từ đó
hoàn thiện phần thực trạng của bài luận.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, Danh
mục sơ đồ, bảng biểu, phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi
phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính.
Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm
toán KTC thực hiện.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và
chi phí quản lý doanh nghiệp do công ty TNHH Kiểm toán KTC thực hiện.

Lê Ngọc Lan 4 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ
CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP DO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC
HIỆN

1.1. Khái quát về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong
báo cáo tài chính
1.1.1. Khái niệm, phân loại chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm, phân loại chi phí bán hàng
- Khái niệm: Theo Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp (2019) của
Học viện Tài chính, chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan
đến quá trình bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ.
- Phân loại: Theo nội dung chi phí, chi phí bán hàng thường được chia
thành 7 loại chi phí, bao gồm:
+ Chi phí nhân viên bán hàng: Là toàn bộ các khoản tiền lương phải trả
cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản sản phẩm, hàng hoá, vận
chuyển đi tiêu thụ và các khoản trích theo lương (khoản trích BHXH, BHYT,
BHTN, KPCĐ).
+ Chi phí vật liệu, bao bì: Là các khoản chi phí về vật liệu, bao bì để đóng
gói, bảo quản sản phẩm, hàng hoá, vật liệu dùng sửa chữa TSCĐ dùng trong
quá trình bán hàng, nhiên liệu cho vận chuyển sản phẩm, hàng hoá.
+ Chi phí dụng cụ đồ dùng: Là chi phí về công cụ, dụng cụ, đồ dùng đo
lường, tính toán, làm việc ở khâu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: Để phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm,
hàng hoá và cung cấp dịch vụ như nhà kho, cửa hàng, phương tiện vận chuyển,
bốc dỡ.
+ Chi phí bảo hành sản phẩm: Là các khoản chi phí bỏ ra để sửa chữa, bảo

Lê Ngọc Lan 5 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

hành sản phẩm, hàng hoá trong thời gian bảo hành (riêng chi phí bảo hành công
trình xây lắp được hạch toán vào TK chi phí sản xuất chung).
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là các khoản chi phí mua ngoài phục vụ cho
quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ như chi phí thuê tài sản, thuê
kho, thuê bến bãi, thuê bốc dỡ vận chuyển, tiền hoa hồng đại lý…
+ Chi phí bằng tiền khác: Là các khoản chi phí mua ngoài phục vụ cho quá
trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ nằm ngoài các chi phí kể trên như
chi phí tiếp khác, chi phí hội nghị khách hàng, chi phí quảng cáo giới thiệu sản
phẩm, hàng hoá…
1.1.1.2. Khái niệm, phân loại của chi phí quản lý doanh nghiệp
- Khái niệm: Theo Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp (2019) của
Học viện Tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan
đến hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản
khác có tính chất chung toàn DN.
- Phân loại: Theo nội dung chi phí, chi phí quản lý doanh nghiệp thường
được chia thành 8 loại chi phí, bao gồm:
+ Chi phí nhân viên quản lý: Gồm tiền lương, phụ cấp phải trả cho ban
Giám đốc, nhân viên các phòng ban của DN và khoản trích BHXH, BHYT,
BHTN, KPCĐ trên tiền lương nhân viên quản lý theo tỉ lệ quy định.
+ Chi phí vật liệu quản lý: Trị giá thực tế các loại vật liệu, nhiên liệu xuất
dùng cho hoạt động quản lý của ban giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ của
DN, cho việc sửa chữa TSCĐ… dùng chung của DN.
+ Chi phí đồ dùng văn phòng: Chi phí về dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng
cho công tác quản lý chung của DN.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: Khấu hao của những TSCĐ dùng chung cho
DN như văn phòng làm việc, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện truyền dẫn…
+ Thuế, phí và lệ phí: Các khoản thuế như thuế nhà đất, thuế môn bài… và

Lê Ngọc Lan 6 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

các khoản phí, lệ phí giao thông, cầu phà…


+ Chi phí dự phòng: Khoản trích lập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng
phải trả tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Các khoản chi phí về dịch vụ mua ngoài phục
vụ chung toàn DN như: Tiền điện, nước, thuê sửa chữa TSCĐ…
+ Chi phí bằng tiền khác: Các khoản chi khác bằng tiền ngoài các khoản
đã kể trên, như chi hội nghị, tiếp khách, chi công tác phí, chi đào tạo các bộ…
1.1.2. Đặc điểm của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ảnh
hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính
Đầu tiên, giá trị nghiệp vụ liên quan đến CPBH và CPQLDN tuy không
quá lớn nhưng cường độ phát sinh khá thường xuyên trong suốt niên độ kế toán
nên CPBH và CPQLDN có khả năng xảy ra sai sót và gian lận cao hơn so với
các khoản chi phí khác.
Thứ hai, CPBH và CPQLDN là hai khoản chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn
trong chi phí sản xuất kinh doanh của DN, có ảnh hưởng trong việc xác định
các chỉ tiêu lợi nhuận, thuế TNDN trên BCKQHĐKD và cả các khoản mục có
liên khác trên BCĐKT. Một sự thay đổi lớn về CPBH hoặc CPQLDN sẽ làm
thay đổi số dư của TK lợi nhuận chưa phân phối, thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước... Do đó, nếu xảy ra sai phạm sẽ gây ảnh hướng có tính chất dây
chuyền đến BCTC của đơn vị. Bên cạnh đó, CPBH và CPQLDN phát sinh
thường liên quan đến các khoản phải trả ngắn hạn hoặc các khoản chi tiền, đây
là những yếu tố có khả năng tồn tại gian lận cao.
Thứ ba, nội dung CPBH và CPQLDN bao gồm nhiều yếu tố chi phí hợp
thành, tuy nhiên, DN thường bố trí nhân viên kế toán có trình độ không cao
hoặc kiêm nhiệm nhiều phần hành khác xử lý và ghi chép các nghiệp vụ này
nên việc kiểm tra hai khoản chi phí này khá phức tạp và nên khả năng xảy ra
sai sót khá cao.

Lê Ngọc Lan 7 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

1.1.3. Hoạt động kiểm soát nội bộ đối với chi phí bán hàng và chi phí quản
lý doanh nghiệp
* Khái niệm kiểm soát nội bộ đối với CPBH và CPQLDN
Kiểm soát nội bộ đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp bao gồm các chính sách kiểm soát, loại kiểm soát và thủ tục kiểm soát
do nhà quản lý doanh nghiệp thiết lập và triển khai nhằm đạt được các mục tiêu
kiểm soát nội bộ đặt ra đối với hai khoản mục chi phí này.
* Mục đích của KSNB đối với CPBH và CPQLDN
Kiểm soát nội bộ đối với CPBH và CPQLDN được thiết kế, thực hiện và
duy trì nhằm giải quyết các rủi ro kinh doanh đã được xác định, gây ra nguy cơ
đơn vị không đạt được một trong các mục tiêu liên quan đến:
Một là độ tin cậy của quy trình lập và trình bày chỉ tiêu CPBH và
CPQLDN trên BCKQHĐKD.
Hai là hiệu quả trong việc sử dụng chi phí và nâng cao hiệu suất hoạt
động.
Ba là việc tuân thủ pháp luật và các quy định hiện hành như các quy định
về thuế, kế toán, lao động và các quy định liên quan khác.
* Khái quát nội dung công việc kiểm soát nội bộ đối với CPBH và
CPQLDN
Về mặt thiết kế hệ thống KSNB đối với CPBH và CPQLDN
Đơn vị xây dựng, ban hành và thực hiện các quy định về quản lý nói
chung và kiểm soát nội bộ nói riêng đối với các nghiệp vụ liên quan đến CPBH
và CPQLDN. Những quy định bao gồm: quy định về chức năng, trách nhiệm,
quyền hạn và nghĩa vụ của người hay bộ phận có liên quan đến xử lý các công
việc và quy định về trình tự, thủ tục KSNB thông qua trình tự, thủ tục xử lý các
công việc liên quan đến các nghiệp vụ về CPBH và CPQLDN.
Các quy định cụ thể để quản lý và kiểm soát đối với chi phí bán hàng và

Lê Ngọc Lan 8 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm:


- Quy định về chức năng, trách nhiệm, quyền hạn của người hay bộ phận
có liên quan đến xử lý công việc trong hoạt động bán hàng và quản lý (ví dụ
như quy định về chức năng, trách nhiệm, quyền hạn của người hay bộ phận
kiểm tra và phê duyệt CPBH và CPQLDN; các quy định cụ thể về ghi nhận và
xử lý các hoạt động bán hàng và quản lý đối với từng nhân viên bộ phận kế
toán...).
- Quy định về trình tự, thủ tục kiểm soát nội bộ thông qua việc quy định
trình tự, thủ tục thực hiện, xử lý các công việc trong hoạt động bán hàng và
quản lý (như thủ tục kiểm tra, phê duyệt các khoản chi phí; các quy định về
công tác phí, hoa hồng, tiếp thị; các định mức về chi phí bảo hành, điện…).
Về mặt vận hành KSNB đối với CPBH và CPQLDN
Đơn vị tổ chức triển khai và thực hiện các quy trình về quản lý và kiểm
soát nói trên thông qua: việc tổ chức phân công, bố trí nhân sự; phổ biến quán
triệt về chức năng, nhiệm vụ; kiểm tra đôn đốc thực hiện các quy trình về
KSNB; xử lý các hành vi vi phạm các chính sách và quy chế KSNB đã ban
hành…
Các bước công việc trong hoạt động bán hàng và quản lý được tổ chức
thực hiện hợp lý và được kiểm soát chặt chẽ sẽ góp phần quan trọng trong việc
giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, đồng thời góp phần đảm
bảo cho các thông tin tài chính có liên quan được tin cậy hơn.
Bảng 1.1. Mục tiêu và trình tự xây dựng, thực hiện đối với KSNB

Mục tiêu KSNB Trình tự xây dựng, thực hiện đối với KSNB
Đảm bảo cho các nghiệp DN tổ chức triển khai việc thực hiện các quy định
vụ ghi nhận CPBH và về: nội dung và trách nhiệm phê chuẩn CPBH và
CPQLDN là có căn cứ CPQLDN; các chứng từ chứng minh nghiệp vụ ghi
hợp lý. nhận CPBH và CPQLDN (Hoá đơn GTGT…).

Lê Ngọc Lan 9 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Mục tiêu KSNB Trình tự xây dựng, thực hiện đối với KSNB
Đảm bảo CPBH và CPBH và CPQLDN phải được phê chuẩn phù hợp
CPQLDN được phê với chính sách về việc ghi nhận chi phí của doanh
chuẩn đúng đắn. nghiệp.
Đảm bảo sự đánh giá
đúng đắn, hợp lý của Cơ sở dùng để tính toán, ghi nhận chi phí phải đảm
nghiệp vụ ghi nhận bảo đúng phương pháp đánh giá, phù hợp với chế
CPBH và CPQLDN ghi độ kế toán hiện hành.
sổ kế toán.
Đảm bảo cho việc phân
Việc phân loại và ghi sổ phải đảm bảo theo các loại
loại và hạch toán đúng
chi phí, không được ghi trùng các loại chi phí với
đắn các nghiệp vụ ghi
nhau (thể hiện thông qua việc hạch toán ban đầu và
nhận CPBH và
ghi sổ kế toán).
CPQLDN.
Đảm bảo cho việc hạch Quy định về việc đánh số thứ tự các chứng từ,
toán đầy đủ các nghiệp nghiệp vụ về CPBH và CPQLDN. Nghiệp vụ phát
vụ ghi nhận CPBH và sinh phải được ghi sổ đầy đủ, không ghi thừa,
CPQLDN. không ghi thiếu và không ghi trùng.

Các nghiệp vụ về CPBH và CPQLDN phải được


Đảm bảo cho việc hạch
hạch toán kịp thời và đúng kỳ chi phí thực tế phát
toán đúng kỳ các CPBH
sinh, không được hạch toán sớm hoặc muộn hơn
và CPQLDN.
kỳ thực tế.
Số liệu CPBH và CPQLDN trong kỳ trước khi lập
Đảm bảo sự cộng dồn BCTC phải được cộng dồn trên các tài khoản và sổ
của CPBH và kế toán phải đảm bảo tính chính xác, việc chuyển
CPQLDN. sổ phải đảm bảo số liệu giữa các sổ kế toán chi tiết
và các sổ kế toán tổng hợp luôn khớp đúng.
Số liệu CPBH và CPQLDN trình bày hay công bố
Đảm bảo sự công bố của trên BCKQHĐKD phải trung thực đúng với số liệu
CPBH và CPQLDN. thực tế của đơn vị, đúng yêu cầu của chuẩn mực và
chế độ kế toán hiện hành.

Lê Ngọc Lan 10 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

1.2. Khái quát về kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính
1.2.1. Mục tiêu kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
* Mục tiêu tổng thể của kiểm toán báo cáo tài chính
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA số 200 - Mục tiêu tổng thể
của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán, mục
tiêu tổng thể của kiểm toán viên khi thực hiện cuộc kiểm toán báo cáo tài chính
là đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu báo cáo tài chính, xét trên phương diện
tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không, từ đó
giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập
phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, trên
các khía cạnh trọng yếu hay không.
* Mục tiêu cụ thể của kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp
Một là đánh giá mức độ hiệu lực hay yếu kém của hệ thống kiểm soát
nội bộ đối với các hoạt động làm phát sinh CPBH và CPQLDN. HTKSNB của
đơn vị được đánh giá tại 2 khâu (khâu thiết kế và khâu vận hành). Đối với khâu
thiết kế, HTKSNB được đánh giá trên các khía cạnh, cụ thể bao gồm: tồn tại;
đầy đủ và phù hợp. Đối với giá khâu vận hành, HTKSNB được đánh giá trên 2
khía cạnh (hiệu lực và hiệu lực liên tục).
Hai là xác nhận độ tin cậy của CPBH và CPQLDN. Các nghiệp vụ về
CPBH và CPQLDN phải đảm bảo các CSDL: sự phát sinh; tính chính xác;
đánh giá; hạch toán đầy đủ; phân loại và hạch toán đúng đắn; hạch toán đúng
kỳ; tổng hợp (cộng dồn) và trình bày (công bố).
(1) Sự phát sinh
Một nghiệp vụ kinh tế về CPBH và CPQLDN được ghi chép, thu nhận
vào hệ thông sổ kế toán của đơn vị và được phản ánh vào BCTC thì phải thực

Lê Ngọc Lan 11 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

sự phát sinh và có liên quan đến thời kỳ báo cáo.


(2) Tính chính xác
Các nghiệp vụ kinh tế về CPBH và CPQLDN phát sinh khi ghi nhận phải
đúng giá trị của nó. Các số liệu tính toán và phép tính toán phải đảm bảo chính
xác về mặt toán học và không có sai sót.
Phương pháp tính toán phải nhất quán trong một kỳ không được thay đổi.
(3) Đánh giá
Một khoản CPBH hoặc CPQLDN phải được đánh giá và ghi chép theo
nguyên tắc, chuẩn mực kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận phổ biến.
Phương pháp đánh giá phải nhất quán trong một kỳ không được thay đổi.
(4) Hạch toán đầy đủ
Toàn bộ các khoản CPBH, CPQLDN và nghiệp vụ kinh tế về CPBH,
CPQLDN có liên quan đến kỳ báo cáo phải được thu nhận, ghi chép đầy đủ
trong hệ thống sổ kế toán của đơn vị và phải được báo cáo đầy đủ trong hệ
thống báo cáo tài chính.
(5) Phân loại và hạch toán đúng đắn
Các khoản CPBH và CPQLDN phải được phân loại và ghi nhận một cách
đúng đắn theo yêu cầu của các chuẩn mực và chế độ kế toán.
Các khoản mục này cũng phải được ghi nhận và phản ánh theo đúng các
trình tự, sơ đồ tài khoản và phương pháp kế toán hiện hành hoặc được thừa
nhận.
(6) Hạch toán đúng kỳ
Mọi nghiệp vụ kinh tế CPBH và CPQLDN nói tiêng phải được ghi nhận
theo nguyên tắc kế toán dồn tích, tức là được ghi nhận vào kỳ kế toán mà chúng
phát sinh chứ không căn cứ vào sự phát sinh của dòng tiền.
(7) Tổng hợp (cộng dồn)
Số liệu CPBH và CPQLDN trong kỳ trước khi lập BCKQHĐKD phải

Lê Ngọc Lan 12 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

được cộng dồn trên các tài khoản và sổ kế toán phải đảm bảo tính chính xác,
việc chuyển sổ phải đảm bảo số liệu giữa các sổ kế toán chi tiết và các sổ kế
toán tổng hợp luôn khớp đúng.
Số liệu trên các sổ kế toán có liên quan phải đảm bảo thống nhất, phù
hợp với nhau.
(8) Trình bày (công bố)
Số liệu trình bày hay công bố trên BCTC phải trung thực đúng với số
liệu thực tế của đơn vị. Số liệu các khoản mục CPBH và CPQLDN trình bày
trên BCKQHĐKD phải đúng yêu cầu của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện
hành.
1.2.2. Căn cứ kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
- Dựa vào báo cáo, sổ sách được khách hàng cung cấp: bảng cân đối kế
toán, báo cáo kết quả kinh doanh các kỳ và các báo cáo khác có liên quan; sổ
cái và sổ chi tiết TK CPBH, CPQLDN và các TK liên quan.
- Các chứng từ làm căn cứ hạch toán các nghiệp vụ phát sinh về CPBH và
CPQLDN như: đơn đặt hàng; hợp đồng kinh tế; hóa đơn hợp pháp; chứng từ
thanh toán (phiếu thu, phiếu chi, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi); chứng từ vận
chuyển; giấy đề nghị thanh toán; phiếu nhập kho; phiếu xuất kho; bảng phân
bổ tiền lương; bảng phân bổ vật liệu; bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ…
- Các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan: tài liệu về định mức CPBH và
CPQLDN; hợp đồng thương mại; phụ lục hợp đồng; biên bản thanh lý hợp
đồng; kế hoạch bán hàng...
- Các quy chế KSNB liên quan.
1.2.3. Các sai sót thường gặp trong kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp
CPBH và CPQLDN là hai trong các bộ phận cấu thành nên chi phí sản
xuất kinh doanh. Do đó, trong kiểm toán CPBH và CPQLDN, KTV cũng

Lê Ngọc Lan 13 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

thường gặp những sai sót chung như đối với kiểm toán các khoản mục chi phí
bao gồm một số trường hợp sau:
* Thứ nhất, chi phí phản ánh trên báo cáo, sổ sách kế toán cao hơn chi
phí thực tế, thể hiện cụ thể như sau:
- Kế toán hạch toán trùng nghiệp vụ kinh tế phát sinh nghiệp vụ phát sinh
liên quan đến ít nhất một trong hai loại chi phí trên dẫn đến CPBH hoặc
CPQLDN hoặc cả hai loại chi phí bị ghi nhận sai tăng.
- Đơn vị tính toán sai tăng giá trị nghiệp vụ phát sinh liên quan đến đến ít
nhất một trong hai loại chi phí này dẫn đến chi phí được ghi nhận sai tăng.
- Đơn vị đã hạch toán vào CPBH và CPQLDN cả những chi phí thực tế
chưa phát sinh trong kỳ hoặc ghi vào kỳ này những khoản trích trên thực tế
chưa chi hết như trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí lãi vay… hoặc
DN đã hạch toán luôn toàn bộ giá trị của những khoản thực tế đã chi có giá lớn
cần phân bổ vào nhiều kỳ thành CPBH và CPQLDN trong kỳ.
- Kế toán hạch toán khống các khoản CPBH và CPQLDN mà thực tế
không phát sinh.
- Hạch toán vào nhầm vào CPBH và CPQLDN các khoản chi phí khác,
không nằm trong quy định.
- Đơn vị đã hạch toán vào chi phí sản xuất cả những khoản chi mà theo
quy định là không được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh như: Các
tiền phạt do vi phạm pháp luật; Các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi mua
sắm tài sản cố định; Các khoản chi phí kinh doanh vượt mức quy định…
- Đơn vị hạch toán những khoản CPBH và CPQLDN của kỳ sau vào kỳ
báo cáo, đặc biệt lưu ý đến CSDL đúng kỳ khi kiểm toán chi phí. Trên thực tế,
DN thường đẩy chi phí của kỳ trước hoặc kỳ sau vào kỳ báo cáo để đẩy CPBH
và CPQLDN tăng lên nhằm giảm lợi nhuận trong kỳ, giảm thuế TNDN phải
nộp.

Lê Ngọc Lan 14 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

* Thứ hai, chi phí phản ánh trên báo cáo, sổ sách thấp hơn chi phí
thực tế, thể hiện cụ thể như sau:
- Một số khoản thực tế đã phát sinh trong kỳ do người được giao nhiệm
vụ chưa hoàn thành nghĩa vụ. Ví dụ: Một cán bộ đã được tạm ứng tiền đi mua
vật tư dùng cho bộ phận bán hàng. Như vậy, CPBH kỳ này bị ghi thiếu.
- Đơn vị gặp phải sai sót trong tính toán giá trị nghiệp vụ phát sinh liên
quan đến CPBH và CPQLDN theo hướng sai.
- Đơn vị hạch toán sót nghiệp vụ phát sinh liên quan đến CPBH và
CPQLDN.
- Đơn vị phân loại và hạch toán nhầm CPBH và CPQLDN vào khoản mục
khác.
- Một số khoản thực tế đã chi nhưng do chứng từ thất lạc mà kế toán không
có biện pháp cần thiết để có chứng từ hợp lệ thay thế nên các khoản chi này
chưa được hạch toán vào trong kỳ.
- Kế toán đơn vị hạch toán và theo dõi các khoản chi phí dở dang cao hơn
so với CPBH và CPQLDN thực tế của kỳ này mà được treo ở một tài khoản
khác để chờ xử lý.
- Đơn vị không phân bổ khoản chi phí trả trước phải được phân bổ vào
CPBH và CPQLDN trong kỳ.
1.3. Quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
trong kiểm toán báo cáo tài chính
Mọi cuộc kiểm toán báo cáo tài chính đều được tiến hành theo ba giai
đoạn, cụ thể bao gồm:
(1) Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
(2) Giai đoạn thực hiện kiểm toán
(3) Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực của cuộc kiểm

Lê Ngọc Lan 15 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

toán cũng như để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp làm căn cứ
cho kết luận của KTV về tính trung thực và hợp lý của số liệu về khoản mục
CPBH và CPQLDN trên BCKQHĐKD, quy trình kiểm toán khoản mục CPBH
và CPQLDN cũng được tiến hành theo trình tự chung của mọi cuộc kiểm toán
BCTC.
1.3.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Theo chuẩn mực kiểm toán VSA số 300 – Lập kế hoạch kiểm toán báo
cáo tài chính, việc lập kế hoạch kiểm toán phù hợp sẽ giúp KTV tập trung đúng
mức vào các phần hành quan trọng của cuộc kiểm toán, xác định và giải quyết
kịp thời các vấn đề có thể xảy ra, tổ chức và quản lý cuộc kiểm toán thích hợp,
hiệu quả, lựa chọn thành viên nhóm kiểm toán và phân công công việc phù hợp
cho từng thành viên.
* Nội dung
Lập kế hoạch kiểm toán BCTC bao gồm việc xây dựng: (1) Chiến lược
kiểm toán tổng thể và (2) Kế hoạch kiểm toán.
Đối với kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN, nội dung lập kế hoạch
bao gồm các nội dung sau đây:
1.3.1.1. Tìm hiểu về đơn vị khách hàng và môi trường hoạt động
Để đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán và đạt được mục tiêu đề ra, KTV
cần có những hiểu biết đầy đủ về đơn vị khách hàng. Đặc biệt đối với CPBH
và CPQLDN, KTV cần tập trung thu thập những thông tin sau:
+ Ngành nghề kinh doanh, các quy định pháp lý và các yếu tố bên ngoài
khác, bao gồm cả khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.
+ Đặc điểm của đơn vị, bao gồm: lĩnh vực hoạt động; loại hình sở hữu và
bộ máy quản trị; các hình thức đầu tư mà đơn vị đang và sẽ tham gia; cơ cấu tổ
chức, sản xuất kinh doanh, quản lý và cơ cấu nguồn vốn của đơn vị… các thông
tin ngày giúp KTV hiểu được nhóm giao dịch, số dư TK và thông tin thuyết

Lê Ngọc Lan 16 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

minh cần được trình bày trên BCTC của đơn vị.
+ Các chính sách kế toán mà đơn vị lựa chọn áp dụng và lý do thay đổi
(nếu có). KTV phải đánh giá các chính sách kế toán mà đơn vị đang áp dụng
có phù hợp với lĩnh vực hoạt động kinh doanh của đơn vị, có nhất quán với
khuôn khổ về lập và trình bày BCTC và các chính sách kế toán mà các đơn vị
trong cùng lĩnh vực hoạt động đang áp dụng hay không.
+ Mục tiêu, chiến lược của đơn vị và những rủi ro kinh doanh có liên quan
mà có thể dẫn đến rủi ro các sai sót trọng yếu.
+ Việc đo lường và đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị.
Ngoài ra, KTV cần tìm hiểu thông tin pháp lý về đơn vị khách hàng thông
qua việc thu thập các giấy tờ pháp lý như giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp, điều lệ công ty, quy chế tài chính… Dựa vào đó, KTV có thể đánh giá
mức độ rủi ro kinh doanh và rủi ro tiềm tàng ảnh hưởng đến BCTC nói chung
và khoản mục CPBH, CPQLDN nói riêng.
1.3.1.2. Tìm hiểu ban đầu về KSNB đối với CPBH, CPQLDN và đánh giá
rủi ro kiểm soát
Theo chuẩn mực kiểm toán VSA số 315 – Xác định và đánh giá rủi ro có
sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường
của đơn vị: “Mục tiêu của KTV và doanh nghiệp kiểm toán là xác định và đánh
giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn ở cấp độ báo cáo tài
chính và cấp độ cơ sở dẫn liệu, trong đó có kiểm soát nội bộ, từ đó cung cấp
cơ sở cho việc thiết kế và thực hiện các biện pháp xử lý dối với rủi ro có sai sót
trọng yếu đã được đánh giá.”
KTV phải tìm hiểu các thông tin về KSNB của đơn vị có liên quan đến
cuộc kiểm toán, năm thành phần của HTKSNB bao gồm:
Một là môi trường kiểm soát. Môi trường kiểm soát bao gồm: đặc thù về
quản lý; cơ cấu tổ chức, phân công quyền hạn và trách nhiệm; chính sách nhân

Lê Ngọc Lan 17 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

sự; cam kết về năng lực và các nhân tố bên ngoài. Môi trường kiểm soát tạo
nên đặc điểm chung của một đơn vị về công tác kiểm soát. Do vậy, để tìm hiểu
về môi trường kiểm soát của đơn vị, KTV cần xem xét việc thiết kế và duy trì
văn hoá trung thực và hành vi đạo đức, phải đánh giá các điểm mạnh của môi
trường kiểm soát có kết hợp lại tạo thành cơ sở vững chắc cho các thành phần
khác của KSNB hay không, và các thành phần đó có bị suy yếu do các khiếm
khuyết của môi trường kiểm soát soát không.
Hai là quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị. Quy trình đánh giá rủi ro của
đơn vị hình thành nên cơ sở để BGĐ xác định các rủi ro cần được quản lý. Nếu
đơn vị đã có quy trình đánh giá rủi ro, KTV phải tìm hiểu nội dung và kết quả
của quy trình này, từ đó đưa ra đánh giá về sự phù hợp của quy trình đánh giá
rủi ro với điều kiện của đơn vị KH. Một quy trình đánh giá rủi ro phù hợp với
hoàn cảnh, bản chất, quy mô và mức độ phức tạp của đơn vị giúp KTV phát
hiện các ROMM. Nếu đơn vị chưa có quy trình đánh giá rủi ro hoặc quy trình
này chưa được chuẩn hoá, KTV phải trao đổi với BGĐ liệu các rủi ro kinh
doanh liên quan đến mục tiêu lập và trình bày BCTC đã được phát hiện hay
chưa; và đánh giá liệu việc không có văn bản quy định quy trình đánh giá rủi
ro có phù hợp trong trường hợp cụ thể hoặc có cho thấy khiếm khuyết trong
KSNB của đơn vị không.
Ba là hệ thống thông tin liên quan đến việc lập và trình bày BCTC, bao
gồm các quy trình kinh doanh của liên quan và trao đổi thông tin. Các thông tin
KTV cần phải tìm hiểu bao gồm: các nhóm giao dịch có tính chất quan trọng
đối với CPBH và CPQLDN; các thủ tục được thực hiện trong hệ thống thông
tin để ghi nhận, chỉnh sửa các giao dịch ghi nhận vào sổ Cái TK CPBH và
CPQLDN và trình bày các chỉ tiêu liên quan trên BCTC; các tài liệu kế toán
liên quan, thông tin hỗ trợ và khoản mục cụ thể trên BCTC được dùng để ghi
nhận và báo cáo các giao dịch phát sinh CPBH và CPQLDN; cách thức hệ

Lê Ngọc Lan 18 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

thống thông tin tiếp nhận các sự kiện và tình huống có tính chất quan trọng đối
với CPBH và CPQLDN; quy trình lập và trình bày BCTC của đơn vị, bao gồm
cả các ước tính kế toán và thông tin thuyết minh quan trọng và các kiểm soát
đối với những bút toán, kể cả bút toán ghi sổ không thông dụng để ghi nhận
các giao dịch không thường xuyên hoặc các điều chỉnh liên quan đến CPBH và
CPQLDN. Bên cạnh đó, KTV phải tìm hiểu cách thức đơn vị trao đổi thông tin
về vai trò, trách nhiệm và các vấn đề quan trọng khác liên quan đến BCTC, bao
gồm: trao đổi giữa BGĐ và ban quản trị và thông tin với bên ngoài.
Bốn là các hoạt động kiểm soát liên quan đến cuộc kiểm toán. KTV phải
tìm hiểu những hoạt động kiểm soát liên quan đến cuộc kiểm toán mà theo xét
đoán của KTV là cần thiết để có thể đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp
độ CSDL của các nghiệp vụ về CPBH, CPQLDN và thiết kế các thủ tục kiểm
toán tiếp theo đối với rủi ro đã đánh giá. Ngoài ra, KTV phải tìm hiểu cách thức
đơn vị xử lý rủi ro phát sinh từ công nghệ thông tin.
Năm là giám sát kiểm soát. KTV phải tìm hiểu những phương thức chủ
yếu mà đơn vị sử dụng để giám sát KSNB về lập và trình bày chỉ tiêu CPBH
và CPQLDN trên BCKQHĐ, gồm các hoạt động kiểm soát có liên quan đến
kiểm toán CPBH, CPQLDN và cách thức đơn vị khắc phục các khiếm khuyết
trong các kiểm soát của đơn vị. Nếu đơn vị có kiểm toán nội bộ, KTV phải tìm
hiểu về trách nhiệm và vị trí của kiểm toán nội bộ trong cơ cấu tổ chức của đơn
vị, các hoạt động mà kiểm toán nội bộ đã và sẽ thực hiện sau. Từ đó, KTV xác
định xem kiểm toán nội bộ có liên quan đến cuộc kiểm toán không. KTV phải
tìm hiểu nguồn gốc của thông tin được sử dụng trong hoạt động giám sát của
đơn vị và cơ sở để BGĐ đánh giá là thông tin đủ tin cậy cho mục đích giám sát.
1.3.1.3. Phân tích sơ bộ ban đầu đối với khoản mục CPBH và CPQLDN
Thủ tục phân tích sơ bộ ban đầu trong giai đoạn lập kế hoạch được thực
hiện là nhằm tìm hiểu về tình hình kinh doanh của đơn vị khách hàng, từ đó,

Lê Ngọc Lan 19 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

KTV có thể dự đoán các sai phạm có thể tồn tại trên BCTC, lập kế hoạch kiểm
toán hiệu quả và nâng cao chất lượng kiểm toán.
Đối với khoản mục CPBH và CPQLDN, KTV có thể áp dụng thủ tục
phân tích sơ bộ như:
+ So sánh CPBH và CPQLDN với chỉ tiêu doanh thu, KQHĐKD của kỳ
này với các kỳ trước để có thể nhận xét tổng quát về tình hình hoạt động trong
kỳ của doanh nghiệp.
+ So sánh CPBH và CPQLDN giữa các kỳ với nhau để phát hiện sự biến
động bất thường của một kỳ nào đó để tập trung tìm hiểu trong quá trình thực
hiện kiểm toán.
+ So sánh tỷ lệ giữa CPBH và CPQLDN trên doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ của kì này và kỳ trước để biết được DN quản trị chi phí có
tốt hay không.
Thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch rất có ý nghĩa
đối với việc xác định các thủ tục kiểm toán chi tiết cần thực hiện đối với các
nghiệp vụ phát sinh liên quan đến CPBH và CPQLDN.
1.3.1.4. Xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro trong cuộc kiểm toán
Xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán là một trong những
bước công việc quan trọng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Theo chuẩn
mực kiểm toán VSA số 320 – Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện
kiểm toán, tính trọng yếu trong kiểm toán, mức độ trọng yếu và rủi ro kiểm
toán có mối quan hệ ngược chiều nhau, nghĩa là nếu mức trọng yếu càng cao
thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại. Do đó, để đánh giá được mức dộ
trọng yếu của từng khoản mực thì phải xác định được mức rủi ro có thể chấp
nhận được.
* Xác định mức trọng yếu trong cuộc kiểm toán
Theo đoạn 09 của chuẩn mực kiểm toán VSA số 320 – Mức trọng yếu

Lê Ngọc Lan 20 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán:


+ Khái niệm “mức trọng yếu” được hiểu là một mức giá trị do KTV xác
định tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay sai sót được
đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia
cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần phải có. Tính trọng yếu của
thông tin phải được xem xét cả trên phương diện định lượng và định tính.
+ Khái niệm “mức trọng yếu thực hiện” được hiểu là một mức giá trị hoặc
các mức giá trị do kiểm toán viên xác định ở mức thấp hơn mức trọng yếu đối
với tổng thể báo cáo tài chính nhằm giảm khả năng sai sót tới một mức độ thấp
hợp lý để tổng hợp ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh và không
được phát hiện không vượt quá mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài
chính.
Việc xác định mức trọng yếu giúp KTV tập trung vào những khoản mục
có khả năng xảy ra sai sót cao và có ảnh hưởng lớn đến BCTC, từ đó phân bổ
nguồn lực kiểm toán hợp lý. Ngoài ra, việc xác định mức trọng yếu giúp KTV
đưa ra ý kiến kiểm toán về những khoản mục có ảnh hưởng đáng kể đến BCTC,
hạn chế nguy cơ đưa ra ý kiến kiểm toán sai lệch, góp phần nâng cao độ tin cậy
của BCTC, từ đó bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư, chủ nợ và các bên liên quan
khác.
Công thức xác định mức trọng yếu
Mức trọng yếu tổng thể = Tiêu chí lựa chọn * Tỷ lệ quy định
Mức trọng yếu thực hiện = Mức trọng yếu tổng thể * (50% - 75%)
Sai sót có thể bỏ qua = Mức trọng yếu thực hiện * (1%- 4%)

Lê Ngọc Lan 21 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Bảng 1.2. Các tiêu chí lựa chọn và tỷ lệ (%) quy định để xác định mức
trọng yếu tổng thể theo VACPA
Tiêu chí lựa chọn Tỷ lệ quy định
Lợi nhuận trước thuế 5% - 10%
Doanh thu 0,5 – 3%
Vốn chủ sỡ hữu 2%
Tổng tài sản 2%

* Đánh giá rủi ro trong cuộc kiểm toán

Đầu tiên, đánh giá rủi ro kiểm toán

Đánh giá rủi ro kiểm toán giúp KTV xác định mức độ rủi ro rằng BCTC
có thể chứa sai sót trọng yếu, từ đó lựa chọn phương pháp kiểm toán phù hợp.
Đánh giá rủi ro kiểm toán còn giúp phát hiện sớm những sai sót tiềm ẩn trong
BCTC, từ đó bảo vệ lợi ích của các bên liên quan khỏi những tổn thất do thông
tin tài chính sai lệch gây ra.
Công thức để xác định rủi ro kiểm toán:
AR = IR x CR x DR = ROMM x DR
Trong đó:
AR : Rủi ro kiểm toán
CR : Rủi ro tiềm tàng
DR : Rủi ro phát hiện
ROMM : Rủi ro có sai sót trọng yếu
Bất kỳ một cuộc kiểm toán nào cũng có thể xảy ra rủi ro. Tuy nhiên, tuỳ
vào trường hợp thực tế cụ thể, khả năng xét đoán dựa trên đánh giá tổng thể và
kinh nghiệm của KTV mà rủi ro của cuộc kiểm toán được đánh giá ở các mức
độ khác nhau.
Việc đánh giá rủi ro kiểm toán được thực hiện trong suốt kiểm toán và
mức độ rủi ro có thể thay đổi trong quá trình kiểm toán.

Lê Ngọc Lan 22 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Thứ hai, đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu


Theo chuẩn mực kiểm toán VSA số 315 - Xác định và đánh giá rủi ro có
sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường
của đơn vị, rủi ro có sai sót trọng yếu được xác định ở 2 cấp độ, bao gồm:
- ROMM ở cấp độ BCTC là những rủi ro có ảnh hưởng lan tỏa đến nhiều
khoản mục trên báo cáo tài chính và có ảnh hưởng tiềm tàng đến nhiều CSDL.
Các rủi ro này có thể không phải là rủi ro có thể phát hiện được với các CSDL
cụ thể tại các nhóm giao dịch, số dư tài khoản hoặc thông tin thuyết minh. Các
rủi ro này đại diện cho các tình huống có thể làm tăng rủi ro có sai sót trọng
yếu ở cấp độ CSDL, ví dụ: BGĐ khống chế KSNB. Các rủi ro ở cấp độ BCTC
có thể liên quan đến việc xem xét của KTV đối với rủi ro có sai sót trọng yếu
do gian lận.
- ROMM ở cấp độ CSDL: Để khẳng định rằng BCTC tuân thủ khuôn khổ
về lập và trình bày BCTC được áp dụng, Ban Giám đốc cần khẳng định chính
thức hoặc ngầm định các CSDL về việc ghi nhận, đo lường, trình bày và công
bố các thành phần của báo cáo tài chính và các thuyết minh liên quan. Các
CSDL được KTV sử dụng để xem xét các loại sai sót tiềm tàng có thể xảy ra
được đối với CPBH và CPQLDN là các CSDL đối với các nhóm giao dịch và
sự kiện trong kỳ được kiểm toán, cụ thể bao gồm: sự phát sinh; tính chính xác;
đánh giá; hạch toán đầy đủ; phân loại và hạch toán đúng đắn; hạch toán đúng
kỳ; tổng hợp (cộng dồn) và trình bày (công bố).
Rủi ro thường gặp đối với CPBH và CPQLDN là bị ghi tăng lên bằng
cách ghi sổ các chi phí không hợp lệ của DN hoặc các khoản không phải là chi
phí của DN. Để nhận diện các rủi ro này, KTV có thể dựa vào các dấu hiệu sau:
+ Hệ thống hạch toán không theo quy trình: Việc hệ thống kế toán hạch
toán không đầy đủ, không thống nhất có thể dẫn đến việc ghi nhận sai sót các
khoản chi phí.

Lê Ngọc Lan 23 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

+ Các nghiệp vụ bất thường: Những nghiệp vụ có tính chất bất thường,
hiếm gặp hoặc có sự can thiệp của ban lãnh đạo có thể tiềm ẩn rủi ro gian lận.
+ Các khoản chi phí có giá trị lớn: Các khoản chi phí có giá trị lớn, đặc biệt
là với các bên liên quan có quan hệ mật thiết với doanh nghiệp, cần được KTV
xem xét kỹ lưỡng.
+ Thiếu bằng chứng chứng minh sự phát sinh của chi phí: Việc thiếu hóa
đơn, chứng từ hoặc các bằng chứng chứng minh hợp lý cho các khoản chi phí
có thể là dấu hiệu của gian lận.
+ Sai sót trong quá khứ: Nếu doanh nghiệp có lịch sử sai sót trong việc
hạch toán CPBH và CPQLDN, KTV cần lưu ý và tăng cường kiểm tra các
khoản mục này.
Căn cứ vào các dấu hiệu trên, nếu việc hạch toán của hệ thống kế toán
đơn vị khách hàng chứa đựng nhiều dấu hiệu nêu trên thì ROMM ở cấp độ
CSDL của CPBH và CPQLDN được đánh giá là cao và ngược lại, nếu hệ thống
kế toán của doanh nghiệp không có các dấu hiệu nêu trên thì rủi ro này được
đánh giá là thấp. Tuy nhiên, tuỳ vào từng khách hàng cụ thể mà kiểm toán viên
có thể điều chỉnh mức rủi ro cho phù hợp.
Thứ ba, xác định rủi ro phát hiện dự kiến
Thông qua RRKT và ROMM đã đánh giá, KTV có thể xác định được
RRPH dự kiến dựa vào công thức sau:
AR
DR dự kiến =
ROMM
RRPH dự kiến là cơ sở để KTV đưa ra kết luận công việc kiểm toán, thời
gian, phương pháp và chi phí kiểm toán đối với CPBH và CPQLDN.
1.3.1.5. Xây dựng chương trình kiểm toán dựa vào rủi ro đối với CPBH và
CPQLDN
Chương trình kiểm toán dựa vào rủi ro đối với CPBH và CPQLDN là

Lê Ngọc Lan 24 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

một bảng liệt kê, chỉ dẫn các thủ tục kiểm toán tương ứng với mục tiêu kiểm
toán CPBH và CPQLDN thể được sắp xếp theo một trình tự nhất định.
1.3.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp
Thực hiện kế hoạch kiểm toán CPBH và CPQLDN là quá trình thực hiện
các kế hoạch và chương trình kiểm toán nhằm đưa ra kết luận xác đáng về mức
độ trung thực, hợp lý của CPBH và CPQDLN trên BCKQHĐKD. Để đạt được
mục tiêu trên thì KTV phải thực hiện hai bước công việc, bao gồm:
(1) Khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp;
(2) Khảo sát cơ bản đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp.
1.3.2.2. Khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với CPBH và CPQLDN
Khảo sát về KSNB (thử nghiệm kiểm soát) là các thủ tục kiểm toán được
thiết kế để đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát trong việc ngăn chặn
hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu ở cấp độ CSDL.
Khảo sát về KSNB chỉ được thực hiện khi tìm hiểu về HTKSNB với
đánh giá ban đầu là hiệu lực. Khi đó, thủ tục khảo sát về KSNB được triển khai
nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về sự hiện hữu và hiệu lực của
HTKSNB, từ đó đưa kết luận về mức độ RRKS phù hợp, làm cơ sở cho việc
kiểm tra chi tiết CPBH và CPQLDN, KTV thường kết hợp cùng với các khảo
sát về chi phí khấu hao TSCĐ, khảo sát chi phí tiền lương và các khoản trích
theo lương, khảo sát chi phí nguyên vật liệu, khảo sát tiền…
Để đánh giá hoạt động KSNB của khách hàng đối với CPBH và
CPQLDN, KTV sẽ tiến hành thử nghiệm kiểm soát trên ba khía cạnh sau:
(1) Khảo sát về sự thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ
- Mục tiêu: Đánh giá mức độ đầy đủ, hợp lý, chặt chẽ của các quy chế

Lê Ngọc Lan 25 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

KSNB trên khía cạnh thiết kế.


- Các thủ tục khảo sát về KSNB:
+ Yêu cầu đơn vị cung cấp và nghiên cứu các văn bản quy chế KSNB liên
quan đến CPBH và CPQLDN như quy chế tài chính, các quy định về định mức
chi phí, quy định về chế độ lương, thưởng cho cán bộ, công nhân viên…
+ Đọc, nghiên cứu tài liệu mà đơn vị cung cấp.
+ Phỏng vấn BGĐ về tính xác thực và hiệu quả của các chính sách, quy
định đã ban hành.
+ KTV đánh giá mức độ đầy đủ, chặt chẽ, hợp lý và hợp pháp của các văn
bản, quy chế KSNB mà đơn vị đã xây dựng.
(2) Khảo sát về tổ chức triển khai thực hiện (sự vận hành)
- Mục tiêu: Đánh giá về tính thường xuyên, liên tục, hiệu quả trong vận
hành của quy chế KSNB.
- Các thủ tục khảo sát về KSNB:
+ KTV trực tiếp quan sát các nhân viên phụ trách kiểm soát các nghiệp vụ
về CPBH và CPQLDN như quy trình luân chuyển chứng từ có đúng và đầy đủ
các bước, đề nghị thanh toán tạm ứng và hồ sơ kèm theo có đúng và đầy đủ hồ
sơ như quy chế đặt ra hay không.
+ Có thể phỏng vấn những người có liên quan trong đơn vị theo hệ thống
câu hỏi về khảo sát KSNB khoản mục CPBH và CPQLDN. Việc thiết lập hệ
thống câu hỏi này phải theo trình tự, đầy đủ, chặt chẽ, đòi hỏi KTV phải có sự
hiểu biết nhất định về KSNB đối với hai khoản mục chi phí này, hiểu biết về
sự vận hành nội quy và quy chế kiểm soát đặc thù của đơn vị khách hàng.
+ Kiểm tra các dấu hiệu còn lưu lại trên các chứng từ, hồ sơ tài liệu: lời
phê duyệt, chữ ký, ngày tháng... Sự phê duyệt của các khoản chi, đặc biệt là chi
phí quảng cáo, hàng khuyến mãi, chi văn phòng phẩm… phải được phê duyệt
đầy đủ và đúng định mức. Các khoản chi do nhân viên tự quyết thì cần phải

Lê Ngọc Lan 26 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

được kiểm tra định kỳ để đảm bảo số tiền đã chi là hợp lý và đúng mục đích.
(3) Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNB
- Mục tiêu: Đánh giá tính hiệu quả của quá trình vận hành các quy chế
KSNB.
- Thủ tục khảo sát về KSNB: KTV tiến hành kiểm tra quá trình thực hiện
ba nguyên tắc kiểm soát (bao gồm: (1) Nguyên tắc bất kiêm nhiệm; (2) Nguyên
tắc phân công, phân nhiệm và (3) Nguyên tắc ủy quyền phê chuẩn) xem có đảm
bảo tính thường xuyên hay không bằng cách xem xét việc bố trí nhân sự và
phân công công việc, nghiên cứu các văn bản quy chế KSNB liên quan đến
CPBH và CPQLDN, nghiệp vụ về CPBH và CPQLDN; đối chiếu với các
nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNB đã đề ra…
1.3.2.3. Khảo sát cơ bản đối với CPBH và CPQLDN
Khảo sát cơ bản (thử nghiệm cơ bản) là các thủ tục kiểm toán được thiết
kế nhằm phát hiện ra các sai sót trọng yếu ở cấp độ CSDL. Khảo sát cơ bản bảo
gồm: thủ tục phân tích cơ bản và thủ tục kiểm tra chi tiết.
a) Thực hiện thủ tục phân tích cơ bản
Theo đoạn 04 VSA số 520 – Thủ tục phân tích, khái niệm “thủ tục phân
tích” được hiểu là việc đánh giá các thông tin tài chính qua việc phân tích các
mối quan hệ đáng hợp lý giữa các dữ liệu tài chính và các dữ liệu phi tài chính.
Sau khi thu thập được thông tin và số liệu về CPBH và CPQLDN, KTV
thực hiện phân tích thông tin tài chính và thông tin phi tài chính liên quan đến
hai khoản chi phí này.
* Phân tích thông tin tài chính
Thủ tục phân tích được sử dụng phân tích thông tin gồm hai thủ tục là
phân tích dọc và phân tích ngang.

Lê Ngọc Lan 27 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

(1) Phân tích ngang (phân tích xu hướng)


- Thủ tục phân tích ngang là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các giá
trị, số liệu kỳ này với kỳ trước của cùng một chỉ tiêu trên BCTC, từ đó, KTV
đánh giá khái quát sự biến động.
- Nội dung cụ thể bao gồm:
+ So sánh số liệu CPBH và CPQLDN năm nay với năm trước hoặc giữa
kỳ với nhau, qua đó thấy được những biến động và tìm hiểu rõ nguyên nhân cụ
thể để xem xét về tính hợp lý hay nghi ngờ về khả năng sai phạm đối với biến
động bất thường.
+ So sánh số liệu CPBH và CPQLDN của khách hàng với số liệu của ngành
để nhận biết được sai phạm nếu có, cụ thể nếu số liệu của đơn vị kiểm toán có
biến động quá lớn (hoặc quá nhỏ), hay trái chiều so với sự biến động của ngành
thì KTV cần thiết phải đi sau làm rõ.
(2) Phân tích dọc (Phân tích tỷ suất):
- Phân tích dọc (Phân tích tỷ suất) là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh
các tỷ lệ tương quan của các chỉ tiêu với CPBH và CPQLDN.
- Nội dung cụ thể là so sánh CPBH và CPQLDN với chỉ tiêu doanh thu
thuần (hệ số CPBH và Hệ số CPQLDN) và chỉ tiêu Kết quả HĐKD của kỳ này
với các kỳ trước đển có thể nhận xét tổng quát về tình hình hoạt động trong kỳ
của doanh nghiệp.
* Phân tích thông tin phi tài chính
Khi tiến hành phân tích các thông tin phi tài chính, KTV cần xem xét các
biến động hợp lý và không hợp lý tác động tới CPBH và CPQLDN.
Các biến động hợp lý tác động đến các chi phí này có thể bao gồm:
+ Việc thay đổi quy mô hoạt động của DN: Nếu DN mở rộng quy mô kinh
doanh, ra mắt sản phẩm mới, CPBH và CPQLDN sẽ tăng lên. Còn nếu DN thu
hẹp quy mô kinh doanh, ngừng bán sản phẩm, CPBH và CPQLDN sẽ có xu

Lê Ngọc Lan 28 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

hướng giảm xuống.


+ Chính sách nhà nước: Ví dụ như chính sách tăng lương cơ bản được ban
hành và áp dụng dẫn đến CPBH và CPQLDN tăng do sự tăng lên của chi phí
lương và các khoản trích theo lương của nhân viên các bộ phận này.
+ Biến động giá cả thị trường: Biến động của CPBH và CPQLDN có mối
quan hệ cùng chiều với biến động của giá nguyên vật liệu đầu vào. Nếu giá
nguyên vật liệu đầu vào tăng sẽ dẫn đến CPBH, CPQLDN tăng và ngược lại.
+ Chính sách tăng lương cơ bản của Nhà nước được áp dụng sẽ khiến cho
CPBH và CPQLDN tăng lên.
+ Giá cả thị trường biến động: Nếu giá cả các yếu tố đầu vào tăng lên sẽ
làm cho chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên và ngược
lại.
Các biến động phi hợp lý tác động đến CPBH và CPQLDN bao gồm:
+ Áp lực từ các bên liên quan: Ban Giám đốc gây sức ép để tăng hoặc giảm
lợi nhuận, dẫn đến điều chỉnh CPBH và CPQLDN không hợp lý; Nhà đầu tư,
ngân hàng, chủ nợ gây sức ép để báo cáo lợi nhuận cao, dẫn đến ghi nhận CPBH
và CPQLDN thấp hơn thực tế.
+ Việc hay đổi nhân sự hoặc phần mềm kế toán: Thay đổi nhân sự kế toán
thiếu kinh nghiệm hoặc gian lận dẫn đến ghi nhận CPBH và CPQLDN sai sót.
Việt thay đổi phần mềm kế toán dẫn đến lỗi hệ thống và có thể dẫn đến ghi
nhận CPBH và CPQLDN sai sót.
Như vậy, viêc thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện rất
có ý nghĩa, giúp KTV tìm ra những xu hướng biến động quan trọng và tìm ra
những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự
chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến, từ đó xem xét bổ sung thêm các thủ tục
kiểm toán cơ bản cần thực hiện.

Lê Ngọc Lan 29 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

b) Thực hiện các thủ tục kiểm toán chi tiết


* Kiểm tra về sự phát sinh
- Kiểm tra sơ bộ chứng từ dùng làm căn cứ ghi sổ nghiệp vụ CPBH và
CPQLDN xem có đầy đủ, hợp lý, hợp pháp và được phê duyệt đúng đắn hay
không.
- Kiểm tra chi tiết các tài liệu khác chứng minh cho tính có thật của nghiệp
vụ như kế hoạch tiếp khách hàng, kế hoạch sửa chữa TSCĐ, kế hoạch đào tạo
cán bộ quản lý... và các quyết định của Hội đồng quản trị, ban Giám đốc về
việc phê duyệt các kế hoạch trên.
- Xem xét tính cân đối của sự biến động giữa CPBH, CPQLDN với sự
biến động của doanh thu thuần trong năm xem có hợp lý không.
* Kiểm tra về sự tính toán, đánh giá
- Kiểm tra các cơ sở tính toán đối với CPBH và CPQLDN xem có đảm
bảo độ tin cậy, tính hợp lý hay không, kiểm tra kết quả tính toán xem có đảm
bảo tính chính xác hay không.
- Trường hợp nghi ngờ có sự tính toán thiếu chính xác, KTV tiến hành tính
toán lại để đối chiếu với số của đơn vị và nếu thấy có sự chênh lệch thì yêu cầu
đơn vị cung cấp giải trình.
- Kiểm tra việc tính toán phân bổ CPBH và CPQLDN trong kỳ xem có
đúng đắn, hợp lý và nhất quán hay không.
* Kiểm tra về hạch toán đầy đủ
- So sánh, đối chiếu số lượng chứng từ về CPBH, CPQLDN với số lượng
bút toán ghi sổ nghiệp vụ CPBH, CPQLDN để kiểm tra việc ghi sổ có đầy đủ
hay không, có bị bỏ sót nghiệp vụ hay không. KTV có thể chọn mẫu một số
hóa đơn, chứng từ bất kỳ sau đó kiểm tra việc hạch toán vào sổ kế toán có đầy
đủ hay không.
- Đối chiếu các nghiệp vụ trên TK thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và

Lê Ngọc Lan 30 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

TK CPBH và CPQDLN để kiểm tra việc ghi nhận thuế GTGT đầu vào được
khấu trừ liên quan đến hoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp thì có các
nghiệp vụ tương ứng về các chi phí này trên TK chi phí hay không.
* Kiểm tra về phân loại và hạch toán đúng đắn
- Đọc nội dung các khoản chi phí trong phần diễn giải ở sổ chi tiết CPBH,
CPQLDN để kiểm tra việc phân loại các khoản chi phí có đúng đắn hay không
và không được coi là chi phí hợp lý của DN theo quy định của Luật thuế TNDN
hiện hành.
- Kiểm tra việc phân loại chi phí theo nội dung từng loại chi phí cấu thành
và đánh giá xem việc phân loại này có phù hợp với chính sách, chế độ và quy
định kế toán hiện hành hay không.
- Kiểm tra việc ghi nhận các nghiệp vụ vào sổ kế toán tương ứng và xem
xét quan hệ đối ứng tài khoản trong hạch toán có đảm bảo tính chính xác và
phù hợp với quy định của chế độ kế toán hiện hành hay không.
* Kiểm tra về hạch toán đúng kỳ
- Đối chiếu ngày,tháng phát sinh nghiệp vụ ghi trên chứng từ với ngày
tháng ghi sổ nghiệp vụ đó.
- So sánh, đối chiếu số liệu, ngày tháng cập nhật trên các sổ chi tiết CPBH,
CPQLDN với sổ chi tiết từng tài khoản đối ứng có liên quan.
- Kiểm tra toàn bộ đối với các nghiệp vụ bất thường và chọn mẫu các
nghiệp vụ phát sinh đầu và cuối niên độ kế toán có giá trị lớn vì liên quan đến
CSDL hạch toán tính đúng kỳ thì sai phạm thường xảy ra vào đầu hoặc cuối
niên độ.
* Kiểm tra về sự cộng dồn và báo cáo
- Kiểm tra việc tính toán lũy kế số phát sinh CPBH, CPQLDN trên từng
sổ chi tiết, sổ cái TK sau đó đối chiếu các số liệu đó với nhau và với số liệu trên
BCTC.

Lê Ngọc Lan 31 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

- Tính toán, cộng lại số liệu lũy kế phát sinh đã kết chuyển của TK CPBH,
CPQLDN và đối chiếu với kết quả tính toán của đơn vị.
- Xem xét, đánh giá việc trình bày và công bố thông tin về CPBH,
CPQLDN trên BCTC có phù hợp với quy định của chế độ kế toán hiện hành về
lập và trình bày các chỉ tiêu trên BCTC hay không.
1.3.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Trong giai đoạn này, KTV tiến hành tổng hợp, đánh giá các bằng chứng
kiểm toán và đưa ra ý kiến nhận xét của tất cả các khoản mục đã được kiểm
toán, trong đó có khoản mục CPBH và CPQLDN. Đối với các khoản mục chi
phí này, sau khi thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết, KTV lập “Trang tổng
hợp” để tổng hợp kết quả kiểm toán hai khoản mục chi phí này từ đó căn cứ để
lập báo cáo kiểm toán sau này. Thông thường kết quả kiểm toán từng khoản
mục thường gồm những nội dung sau:
(1) Kết luận về mục tiêu kiểm toán: Kiểm toán viên nêu rõ kết luận về việc
đạt hay chưa đạt được mục tiêu kiểm toán khoản CPQLDN. Có thể xảy ra một
trong hai khả năng:
+ Đạt được mục tiêu kiểm toán: KTV thỏa mãn về kết quả kiểm tra, đánh
giá về khoản mục CPBH, CPQLDN đã được kiểm toán vì đã có đủ bằng chứng
thích hợp về mọi khía cạnh để đưa ra kết luận rằng số liệu, thông tin tài chính
liên quan đến CPBH, CPQLDN đã được phản ánh hợp lý, đúng đắn hoặc chỉ
rõ thông tin đó còn chứa đựng sai sót; hoặc:
+ Chưa đạt được mục tiêu kiểm toán, KTV chưa thỏa mãn với kết quả kiểm
toán ở một khía cạnh nào đó, cần thu thập thêm bằng chứng bổ sung (ghi rõ hạn
chế phạm vi kiểm toán).
(2) Kiến nghị: KTV đưa ra các ý kiến về:
+ Kiến nghị về các bút toán điều chỉnh (nếu có) hoặc những giải trình,
thuyết minh cần bổ sung trên BCTC, trong đó ghi rõ nguyên nhân điều chỉnh

Lê Ngọc Lan 32 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

và số phải điều chỉnh.


+ Nhận xét về những tồn tại của hệ thống kế toán và HTKSNB đối với
khoản mục CPBH, CPQLDN và ý kiến đề xuất cải tiến, hoàn thiện HTKSNB
của KTV. Công ty kiểm toán gửi thư quản lý cho khách hàng nhằm tư vấn cho
KH hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống KSNB. Trong thư quản lý, đối với
khoản mục chi phí bán hàng, KTV sẽ nêu những quan sát về việc hạch toán
CPBH và CPQLDN, nêu những sai phạm ở mức độ nhỏ, không trọng yếu hoặc
những nhược điểm khi hạch toán CPBH và CPQLDN, qua đó giúp DN được
kiểm toán có những điều chỉnh để hoàn thiện HTKSNB.
(3) Các vấn đề cần tiếp tục theo dõi trong đợt kiểm toán sau liên quan đến
CPBH, CPQLDN.
+ Việc điều chỉnh số liệu kế toán theo ý kiến của KTV có được phản ánh
đầy đủ, kịp thời vào các sổ kế toán có liên quan hay không?
+ Giải pháp của đơn vị đối với các vấn đề tồn tại mà KTV đã nêu;
+ Các sai sót đã được phát hiện trong cuộc kiểm toán sơ bộ có được xử lý
không và mức độ ảnh hưởng đến BCTC cuối niên độ (nếu có).
(4) Ý kiến của ban giám đốc đơn vị (nếu có).
KTV thảo luận với ban giám đốc đơn vị về những vấn đề đã nêu trong
biên bản kiểm toán và kết luận của KTV.

Lê Ngọc Lan 33 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Chương 1 của luận văn đã trình bày những lý luận chung về quy trình
kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán
báo cáo tài chính do kiểm toán độc lập thực hiện, cụ thể:
Một là khái quát về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
trong hệ thống BCTC, trong đó làm rõ: khái niệm và phân loại, đặc điểm của
CPBH và CPQLDN và tìm hiểu ban đầu về hệ thống KSNB của doanh nghiệp
trong đó tập trung vào khoản mục Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh
nghiệp.
Hai là làm rõ những vấn đề cơ bản về kiểm toán chi phí bán hàng và chi
phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC bao gồm: mục tiêu, căn cứ
kiểm toán và các sai phạm thường gặp khi kiểm toán chi phí bán hàng và chi
phí quản lý doanh nghiệp.
Ba là hệ thống hóa quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản
lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC, trong đó đã làm rõ ba giai đoạn của
quy trình này: giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, giai đoạn thực hiện kiểm toán,
giai đoạn kết thúc kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp.
Kết quả nghiên cứu của chương 1 là cơ sở để phân tích thực trạng quy
trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm
toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán KTC thực hiện ở chương 2
và đề xuất một số phương hướng, giải pháp thực hiện ở chương 3.

Lê Ngọc Lan 34 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ BÁN
HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG QUY TRÌNH
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN
KTC THỰC HIỆN

2.1. Khái quát chung về công ty tnhh kiểm toán ktc


2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty TNHH Kiểm
toán KTC
Công ty TNHH Kiểm toán KTC được thành lập vào năm 2006, là một
trong những doanh nghiệp hàng đầu hoạt động trong các lĩnh vực kiểm toán,
định giá, tư vấn tài chính, kế toán, thuế và các dịch vụ tài chính khác tại Việt
Nam. KTC là thành viên chính thức của Russell Bedford International - một
trong những mạng lưới kiểm toán hàng đầu thế giới.
- Tên công ty : CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN KTC
- Tên tiếng Anh : KTC AUDIT COMPANY LIMITED
- Tên viết tắt : KTC AUDIT CO., LTD.

- Logo :
- Ngày thành lập : Ngày 14 tháng 7 năm 2006
- Vốn điều lệ : 5.000.000.000 đồng
- Loại hình doanh nghiệp : Công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Chủ tịch Hội đồng thành viên: Bà Đỗ Thuỳ Linh
- Tổng Giám đốc : Bà Thái Thị Vân Anh
- Trang web : ktcvietnam.com
- Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà GP Invest, 170 La Thành, Phường Ô Chợ Dừa,
Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.

Lê Ngọc Lan 35 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

KTC có 1 chi nhánh tại Hồ Chí Minh tại Số 9 đường Trương Quyền,
Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của KTC
Ngày 14 tháng 7 năm 2006, Công ty được thành lập với tên gọi là công
ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn doanh nghiệp KTC. Sau này, công ty đổi tên
thành công ty TNHH Kiểm toán KTC.
Ngày 19 tháng 9 năm 2011, công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn doanh
nghiệp KTC đã chính thức được chấp nhận là thành viên đầy đủ của RBI - Hiệp
hội Russell Bedford International - một hiệp hội các công ty cung cấp dịch vụ
kiểm toán, kế toán, thuế và tư vấn doanh nghiệp đứng hàng đầu thế giới, là Hiệp
hội được bầu về phát triển và chất lượng của năm 2019.
Sau 17 năm hoạt động, công ty đã xây dựng được uy tín nhờ nỗ lực hỗ
trợ khách hàng quản lý thành công các vấn đề kinh doanh và tài chính.
Để đạt được mục tiêu và chiến lược này, toàn thể ban Giám đốc và nhân
viên của KTC không ngừng nỗ lực cải tiến phương pháp làm việc, tăng cường
đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ KTV theo tiêu chuẩn quốc tế, hướng tới đáp ứng
ngày càng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức và tình hình hoạt động gần đây của công ty TNHH
Kiểm toán KTC
2.1.2.1. Phương châm hoạt động của công ty TNHH Kiểm toán KTC
Đầu tiên là luôn nỗ lực thấu hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng
và cung cấp dịch vụ chất lượng tối ưu nhất.
Thứ hai, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, xây dựng đội ngũ kiểm toán viên
chất lượng cao, ứng dụng công nghệ và chuẩn mực quốc tế, không ngừng cải
tiến phương pháp làm việc để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng.
Thứ ba, nâng cao đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên, tạo cơ hội phát
triển nghề nghiệp trong môi trường năng động, sáng tạo và hoàn thành đầy đủ

Lê Ngọc Lan 36 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

các nghĩa vụ với xã hội.


2.1.2.2. Các dịch vụ chủ yếu mà công ty TNHH Kiểm toán KTC cung cấp
(1) Các dịch vụ kiểm toán và soát xét, bao gồm: kiểm toán BCTC theo VAS,
các chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS), các chuẩn mực GAAP quốc tế và của
từng quốc gia; kiểm toán hoạt động; kiểm toán tuân thủ; kiểm toán và soát xét
bộ báo cáo cho mục đích đặc biệt; cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ cho DN...
(2) Các dịch vụ kế toán, bao gồm: các dịch vụ thiết kế và thiết lập hệ thống
kế toán trong đơn vị khách hàng; Cung cấp các dịch vụ về kế toán quản trị; dịch
vụ kế toán, chuẩn bị và tổng hợp BCTC; dịch vụ lập và nộp các báo cáo thuế
theo quy định của pháp luật Việt Nam; lập hoặc soát xét báo cáo tài chính cuối
năm theo các chuẩn mực kế toán khác…
(3) Dịch vụ tuân thủ và tư vấn thuế Thuế.
(4) Các dịch vụ tư vấn hoạt động, bao gồm: dịch vụ tư vấn hỗ trợ các tổ chức
phi chính phủ trong việc xây dựng chiến lược hoạt động, quản trị tài chính và
huy động nguồn vốn hiệu quả; dịch vụ tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng kế
hoạch kinh doanh chi tiết, khả thi và thực tế…
(5) Các dịch vụ về lương, bao gồm: dịch vụ hỗ trợ lập hợp đồng lao động;
hỗ trợ DN thực hiện thủ tục nộp bảng lương theo mức lương đã đăng ký với cơ
quan BHXH và dịch vụ tính lương tháng, BHXH, BHYT.
2.1.2.3. Tình hình hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
TNHH Kiểm toán KTC trong một vài năm gần đây
Đội ngũ nhân sự của KTC hiện nay có nhiều chuyên gia kiểm toán và tư
vấn cao cấp. Các chuyên gia này đều là những KTV có chứng chỉ hành nghề
tại Việt Nam và cả chứng chỉ hành nghề quốc tế, có nhiều năm kinh nghiệm
trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn, được đào tạo bài bản về chuyên ngành trong
nước và quốc tế. KTC đã cung cấp các dịch vụ kiểm toán và tư vấn cho hàng
trăm khách hàng trong nước và quốc tế. Trong đó, phần lớn khách hàng của

Lê Ngọc Lan 37 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

KTC là các công ty 100% vốn nước ngoài, các dự án tài trợ của các tổ chức
quốc tế như Adoptionscentrum, Liên đoàn bóng đá Na Uy, Tổ chức Viện trợ
Nhân dân Na Uy…
Theo số liệu tài chính kỳ kế toán từ năm 2021 đến năm 2023 của công ty
TNHH Kiểm toán KTC, bảng dưới đây biểu diễn số liệu về doanh thu theo từng
dịch vụ cung cấp và tổng doanh thu.
Bảng 2.1. Tổng doanh thu và doanh thu theo từng dịch vụ của KTC trong
giai đoạn đoạn 2021 – 2023

Doanh thu cung cấp


Doanh thu cung cấp
Tổng doanh dịch vụ kiểm toán
các dịch vụ khác
thu BCTC
Năm
(triệu đồng) Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ
(triệu đồng) (%) (triệu đồng) (%)

2021 82.320 5.242 6,37 77.090 93,63

2022 98.235 5.526 5,63 92.709 94,37

2023 113.522 4.668 4,11 108.854 95,89


(Nguồn: Tài liệu lưu hành nội bộ KTC)
Số liệu trong Bảng 2.1 cho thấy KTC có một nguồn thu lớn từ các hoạt
động khác. Doanh thu chính của công ty đến từ hoạt động thẩm định các dự án
đầu tư. Nhìn chung, tổng doanh thu và doanh thu từ các hoạt động khác ngoài
kiểm toán BCTC của KTC đều tăng dần trong suốt thời gian nghiên cứu, trong
khi đó doanh thu từ kiểm toán BCTC cũng có sự gia tăng. Xu hướng tăng doanh
thu tích cực của KTC cho thấy mặc dù hậu quả của đại dịch COVID-19 và các
xung đột địa chính trị giữa một số quốc gia gây ra tác động tiêu cực đến nền
kinh tế thế giới nhưng không ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh và
hoạt động của KTC. Điều này có thể giúp KTC vượt lên các đối thủ cạnh tranh
khác trên thị trường.
Lê Ngọc Lan 38 CQ58/22.02
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Bảng 2.2. Tổng doanh thu, tổng chi phí và lợi nhuận sau thuế của KTC
trong giai đoạn 2021 – 2023

Tổng doanh thu Tổng chi phí Lợi nhuận sau thuế
Năm
(triệu đồng) (triệu đồng) (triệu đồng)

2021 82.320 81.189 820,626

2022 98.235 97.825 363,987

2023 113.522 112.780 539,322


(Nguồn: Tài liệu lưu hành nội bộ KTC)
Theo số liệu từ bộ phận tài chính kế toán, doanh thu của KTC đã tăng
38% từ năm tài chính 2021 đến năm tài chính 2023. Tuy nhiên, lợi nhuận sau
thuế của công ty lại giảm 35% từ năm tài chính 2021 đến năm tài chính 2023.
Nguyên nhân chính có thể là do chi phí tăng 39%. Chi phí của công ty đã tăng
đáng kể, dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm. Vì vậy, KTC cần quan tâm và tập
trung hơn vào việc quản lý chi phí một cách hiệu quả.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý công ty TNHH Kiểm toán KTC
Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý KTC áp dụng là mô hình trực tuyến chức
năng, trong đó Hội đồng thành viên và BGĐ sẽ chịu trách nhiệu quản lý vĩ mô,
ban hành các quyết định, còn các bộ phận làm nhiệm vụ tham mưu, đóng góp
ý kiến và thực hiện các công việc được giao.
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu bộ máy của công ty TNHH Kiểm toán KTC
Hội đồng
thành viên

Ban Giám
đốc

Bộ phận Bộ phận tư Bộ phận kế Bộ phận tài Chi nhánh Hồ


kiểm toán vấn toán dịch vụ chính kế toán Chí Minh

(Nguồn: Tài liệu lưu hành nội bộ KTC)


Lê Ngọc Lan 39 CQ58/22.02
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Các bộ phận chuyên môn


(1) Bộ phận kiểm toán là bộ phận có bộ phận có số lượng nhân viên lớn nhất
trong KTC. Họ tiến hành thu thập các bằng chứng kiểm toán để ý kiến đánh
giá về mức độ trung thực, hợp lý của BCTC được kiểm toán với các tiêu chuẩn,
chuẩn mực đang áp dụng.
(2) Bộ phận kế toán dịch vụ cung cấp cho khách hàng các dịch vụ kế toán
cho đơn vị khách hàng.
(3) Bộ phận tư vấn cung cấp cho KH những ý kiến tư vấn về thuế, giúp khách
hàng xây dựng được một hệ thống thuế hiệu quả và tuân thủ theo những quy
định hiện hành của luật pháp Việt Nam và những chuẩn mực quốc tế liên quan
tới thuế được áp dụng tại Việt Nam.
(4) Bộ phận tài chính kế toán là bộ phận giúp việc, tham mưu trong công tác
tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động kế toán của KTC, theo dõi, phân tích và
phản ánh tình hình biến động tài sản, nguồn vốn tại KTC và cung cấp thông tin
về tình hình tài chính, kinh tế trong hoạch định sản xuất kinh doanh.
2.1.4. Đặc điểm tổ chức công toán kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty
TNHH Kiểm toán KTC
* Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán
Để hoạt động có hiệu quả, khi nhận một hợp đồng kiểm toán, nhân sự
của một cuộc kiểm toán được tổ chức phù hợp và đảm bảo thực hiện tốt nhất
cho hợp đồng kiểm toán. Công tác kiểm toán của KTC được tiến hành theo mô
hình các nhóm kiểm toán, mỗi đối tượng KH được kiểm toán bởi một nhóm
nhất định. Khi KTC chấp nhận lời mời kiểm toán từ phía công ty KH, chủ
nhiệm kiểm toán (thường là thành viên BGĐ) căn cứ vào quy mô cuộc kiểm
toán để quyết định số lượng thành viên nhóm và lựa chọn trưởng nhóm kiểm
toán (theo quy định của KTC, trưởng nhóm phải là KTV có từ 3 đến 5 năm kinh
nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán). Căn cứ vào mức độ rủi ro, tính chất chuyên

Lê Ngọc Lan 40 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

môn của hợp đồng và loại hình kinh doanh của KH, trưởng nhóm sẽ lựa chọn
thành viên nhóm (thông thường là 2-3 trợ lý kiểm toán). Tuy nhiên, nếu quy
mô KH lớn, thời gian ngắn hoặc tùy theo tính chất kiểm toán mà nhân lực của
cuộc kiểm toán được sắp xếp phù hợp. Trưởng nhóm sẽ phân công công việc
cho từng thành viên nhóm dựa vào năng lực chuyên môn của từng người. Các
thành viên nhóm sẽ thực hiện công việc dưới sự kiểm soát của trưởng nhóm.
Trưởng nhóm sẽ là người chịu trách nhiệm chính về chất lượng của cuộc kiểm
toán, soạn thảo biên bản kiểm toán, phát hành thư quản lý, thống nhất với BGĐ
công ty KH. Ngoài ra, mỗi nhóm kiểm toán còn được kiểm soát, giám sát, phụ
trách soát xét chất lượng bởi một thành viên của BGĐ và chủ nhiệm kiểm toán.
Sơ đồ 2.2. Quy trình phân công trách nhiệm kiểm toán tại KTC

Ban Giám Chủ nhiệm Trưởng Thành viên


đốc kiểm toán nhóm nhóm

* Phương pháp tiếp cận kiểm toán


Về cơ bản, hiện nay KTC áp dụng 4 phương pháp tiếp cận kiểm toán
BCTC, cụ thể bao gồm: (1) phương pháp tiếp cận dựa trên các thủ tục cơ bản,
(2) phương pháp tiếp cận dựa trên BCĐKT, (3) phương pháp tiếp cận kiểm
toán dựa trên hệ thống và (4) phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên rủi ro.
* Phần mềm kiểm toán tại KTC
Do quy mô công ty còn nhỏ và hoạt động trong phạm vi nội địa, KTC
hiện nay chưa đầu tư vào hệ thống hay phần mềm hỗ trợ kiểm toán chuyên
nghiệp. KTV chủ yếu sử dụng các phần mềm tin học cơ bản như Excel, Word
để lên giấy tờ làm việc cho cuộc kiểm toán và sử dụng Zalo để trao đổi thông
tin.

Lê Ngọc Lan 41 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

* Đặc điểm kiểm soát chất lượng


Tại KTC, mỗi cuộc kiểm toán đều được kiểm soát chặt chẽ qua nhiều
cấp. Theo quy định của KTC, việc rà soát ở tất cả các cấp sẽ phụ thuộc vào quy
mô của cuộc kiểm toán cũng như mức độ quan trọng của hợp đồng kiểm toán.
Dựa trên các yếu tố đó, mỗi cuộc kiểm toán thường được rà soát theo 3 cấp độ.
Nội dung quy trình kiểm soát theo 3 cấp độ bao gồm:
(1) Kiểm soát chất lượng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Trước mỗi cuộc kiểm toán, KTC luôn thực hiện kiểm soát chất lượng
dịch vụ cung cấp dựa trên các nguyên tắc: phân tích chiến lược, phân tích quy
trình kinh doanh, đánh giá rủi ro, phân tích hiệu quả kinh doanh, cải tiến chất
lượng liên tục.
(2) Kiểm soát chất lượng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
Đây là giai đoạn quyết định đến chất lượng của cuộc kiểm toán, vì vậy
kiểm soát chất lượng được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh việc kiểm soát chất lượng
công việc, trong giai đoạn này, yếu tố được nhấn mạnh cũng là thời gian. Bản
chất của mỗi cuộc kiểm toán đặt ra giới hạn về thời gian, đòi hỏi KTV phải tập
trung vào những thủ tục mang lại hiệu quả cao nhất và phải hoàn thành công
việc đúng tiến độ và thực hiện các quy trình có hiệu quả cao.
(3) Kiểm soát chất lượng trong giai đoạn kết thúc kiểm toán
Đây là giai đoạn lập BCTC, do đó sẽ có một đợt rà soát chung về công
việc của các thành viên khác trong nhóm kiểm toán để đảm bảo tính chính xác,
hợp lý và đầy đủ. Đồng thời, trưởng nhóm rà soát tất cả các bằng chứng kiểm
toán, nhận xét và đánh giá của các thành viên nhóm để đảm bảo tính chính xác
của các kết quả đó. Bất kỳ bất thường nào trong quá trình kiểm toán mà không
thu thập được bằng chứng sẽ yêu cầu KTV thực hiện lại hoặc thay thế trong
khoảng thời gian hợp lý hoặc ghi chú lại. Ở cấp cao hơn, các giấy tờ của KTV
lại được BGĐ rà soát trước khi trình lên Hội đồng thành viên. Nếu kết quả kiểm

Lê Ngọc Lan 42 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

toán được ban lãnh đạo phê duyệt, KTC sẽ phát hành báo cáo kiểm toán cho
khách hàng.
Nhìn chung, hệ thống kiểm soát chất lượng của KTC được tổ chức một
cách chặt chẽ ở tất cả các cấp, tất cả các giai đoạn của quy trình kiểm toán, góp
phần hạn chế tối đa sai sót có thể xảy ra và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm
toán tại công ty.
* Đặc điểm tổ chức quản lý hồ sơ kiểm toán
Hồ sơ kiểm toán chung
Là hồ sơ kiểm toán chứa đựng các thông tin chung về khách hàng liên
quan tới hai hay nhiều cuộc kiểm toán trong nhiều năm tài chính của một khách
hàng, giúp KTV có cái nhìn xuyên suốt về khách hàng kể từ khi bắt đầu cung
cấp dịch vụ đến năm kiểm toán hiện thời. Tại KTC, hồ sơ kiểm toán chung
được lưu trữ dưới dạng chứng từ bản cứng tại kho lưu trữ hồ sơ và tài liệu bản
mềm trên kho dữ liệu trực tuyến của đơn vị.
Hồ sơ kiểm toán năm
Hồ sơ kiểm toán năm chứa đựng các thông tin của khách hàng liên quan
tới cuộc kiểm toán năm hiện hành, bao gồm: báo cáo kiểm toán và thư quản lý;
dự thảo, báo cáo tổng kết công việc kiểm toán; giải trình của Ban quản lý doanh
nghiệp, giấy tờ làm việc và các kết luận của KTV về các phần hành được kiểm
toán… Các hồ sơ kiểm toán năm được chủ nhiệm kiểm toán và BGĐ của KTC
soát xét kĩ lưỡng trước khi được bảo quản và cất trữ trên các giá tài liệu. Các
tài liệu về khách hàng phân loại theo năm kiểm toán rất thuận tiện để tham khảo
và soát xét số liệu của năm kiểm toán trước. Các phần hành kiểm toán được
KTV lưu tệp và đánh số tham chiếu nhằm dễ dàng đối chiếu và tìm kiếm thông
tin. Công ty TNHH Kiểm toán KTC cũng đánh số tham chiếu cho các bước
công việc thực hiện (Phụ lục 1. Bảng chỉ mục và tham chiếu).

Lê Ngọc Lan 43 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

2.1.5. Quy trình kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán KTC
Tại KTC đang được thực hiện theo quy trình kiểm toán theo mẫu ban hành do VACPA ban hành, cụ thể được thực
hiện theo sơ đồ quy trình sau:
Sơ đồ 2.3. Quy trình kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán KTC
Quản lý cuộc kiểm toán

Tổng hợp, kết luận và lập Báo Thu hồi công nợ, chăm
Kế hoạch kiểm toán Thực hiện kiểm toán
cáo sóc khách hàng

Phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam


Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

Xem xét chấp nhận khách hàng và Tổng hợp kết quả Thu hồi Thư giải trình, lưu

quả kiểm toán


Tổng hợp kết quả kiểm toán và đánh giá chất
Kiểm tra hệ thống KSNB

Tổng hợp kết


đánh giá rủi ro hợp đồng [10] kiểm toán [100-400] hồ sơ
Xem xét chấp nhận khách hàng và Kiểm tra cơ bản tài Thư giải trình của Biên bản thanh lý hợp đồng

Kiểm tra cơ bản


lập hợp đồng kiểm toán [10-100] sản Ban Giám đốc và nếu có
Lập kế hoạch và đánh giá rủi ro

Lập và soát xét giấy tờ làm việc

BCĐKT
Xác định mức rủi ro cấp độ toàn DN Kiểm tra cơ bản nợ Ban quản trị Xuất hoá đơn
[20-600] phải trả và vốn chủ [101-000] (gửi kèm Báo cáo kiểm
Phân tích sơ bộ BCTC sở hữu [60-100 đến Báo cáo tài chính và báo toán, thanh lý)
Phân tích sơ bộ BCĐKT [30-712] 63-100] cáo Kiểm toán [100-700] Thu hồi công nợ

lượng
Phân tích sơ bộ BCKQHĐKD Kiểm tra cơ bản Bảng phân phối lương cho
Thư quản lý và các tư vấn
[30-711] BCKQHĐKD các thành viên tham gia
khách hàng khác [100-800]
Đánh giá rủi ro kinh doanh và gian lận [70-100 đến 70-900] nhóm kiểm toán
[30-200] Hoàn thiện, nghiệm thu hồ
Kiểm tra các nội dung khác Soát xét chất lượng cuộc
Tìm hiểu về khách hàng và môi sợ, lưu trữ hành chính, bản
[80-000 đến 81-000] kiểm toán [200-100]
trường hoạt động [30-800] mềm lưu hồ sơ
Đánh giá chung về hệ thống KSNB và
Đánh giá lại mức trọng yếu Hỗ trợ khách hàng chuyên
rủi ro kiểm soát [30-900] Soát xét, phê duyệt và phát
và phạm vi kiểm toán môn hàng ngày, chăm sóc
Tổng hợp kế hoạch kiểm toán hành báo cáo [200-110]
[20-600] khách hàng
[31-200]

Xác định, đánh giá và quản lý rủi ro

Lê Ngọc Lan 44 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

* Quy trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN tại công ty TNHH Kiểm toán KTC
Quy trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN cũng nằm trong quy trình kiểm toán BCTC tại KTC nên khi
thực hiện kiểm toán chu trình cũng được thực hiện đầu đủ theo 3 giai đoạn được trình bày của quy trình chung về kiểm toán
BCTC, bao gồm: (1) Lập kế hoạch kiểm toán, (2) Thực hiện kiểm toán và (3) Kết thúc kiểm toán.
Sơ đồ 2.4. Quy trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN của công ty TNHH Kiểm toán KTC

Thực hiện kiểm toán


Kế hoạch kiểm toán Kết thúc kiểm toán
CPBH và CPQLDN
Tìm hiểu về khách hàng và Tổng hợp kết quả

quả kiểm toán


Tổng hợp kết
Lập kế hoạch và đánh giá rủi ro

Lập và soát xét giấy tờ làm việc

Tổng hợp kết quả kiểm toán và


môi trường hoạt động kiểm toán [70-
Thực hiện thủ tục
[30-800] Thư giải trình của
phân tích CPBH và

đánh giá chất lượng


Đánh giá chung về hệ thống Ban Giám đốc và
CPQLDN [70-x01]
KSNB và rủi ro kiểm soát Ban quản trị
[30-900] [101-000]
Phân tích sơ bộ CPBH và Thư quản lý và các tư vấn
CPQLDN [30-712] khách hàng khác
Xác định mức rủi ro cấp độ [100-800]
toàn DN [20-600] Thực hiện kiểm tra
chi tiết [70-x30] Soát xét chất lượng kiểm
Thiết kế chương trình kiểm
toán CPBH và CPQLDN
toán CPBH và CPQLDN
[200-100]
[70-x30]

Lê Ngọc Lan 45 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

2.2. thực trạng quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp do công ty TNHH Kiểm toán KTC thực hiện
Để làm rõ thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN
do công ty TNHH Kiểm toán KTC thực hiện, em xin lấy ví dụ minh họa tại
công ty khách hàng – công ty cổ phần ABC.
* Xem xét chấp nhận khách hàng
Phát triển và mở rộng thị trường là chiến lược cốt lõi của KTC, bao gồm
cả việc tìm kiếm khách hàng mới và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng
hiện tại. Để đảm bảo hiệu quả và hạn chế rủi ro, KTC sẽ tiến hành đánh giá khả
năng chấp nhận kiểm toán và đánh giá rủi ro hợp đồng trước khi ký kết hợp
đồng với khách hàng mới hay tiếp tục hợp tác với khách hàng cũ.
Công ty TNHH Kiểm toán KTC đã hoàn tất đánh giá và quyết định tiếp
tục cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính cho công ty cổ phần ABC
trong năm 2023. Quá trình đánh giá được chủ nhiệm kiểm toán thực hiện dựa
trên GTLV 10-300 (là bảng câu hỏi dành cho khách hàng thường niên – Phụ
lục 2. GTLV số 10-300. Duy trì khách hàng kiểm toán), kết hợp với thông tin
từ hồ sơ kiểm toán năm trước của công ty cổ phần ABC và cập nhật thông qua
phỏng vấn BGĐ, kế toán trưởng.
* Đánh giá rủi ro hợp đồng
Trong năm 2023, công ty cổ phần ABC không có biến động đáng kể so
với năm 2022, bao gồm: Ban Giám đốc, cấu trúc tổ chức, hoạt động kinh doanh,
hệ thống kiểm soát nội bộ. Do vậy, KTC đánh giá rủi ro hợp đồng ở mức trung
bình.
* Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán
Sau khi đánh giá về khả năng chấp nhận khách hàng và rủi ro hợp đồng,
công ty TNHH Kiểm toán KTC tiến hành ký kết Hợp đồng kiểm toán với công
ty cổ phần ABC theo hợp đồng số RBK/HAN/23/Cxxx/AUD/ABC/YE23/V

Lê Ngọc Lan 46 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

ngày 30/11/2023 do Giám đốc kiểm toán lập (Phụ lục 3. Hợp đồng kiểm toán
ký với công ty cổ phần ABC). Hợp đồng kiểm toán nêu rõ thông tin của công ty
cổ phần ABC và công ty TNHH Kiểm toán KTC, quyền lợi và trách nhiệm của
hai bên, thời gian, địa điểm thực hiện và phí kiểm toán.
Nhóm KTV thực hiện kiểm toán tại Công ty cổ phần ABC bao gồm 5
thành viên (Phụ lục 4. Danh sách thành viên nhóm kiểm toán). Thời gian kiểm
toán BCTC của công ty cổ phần ABC cho năm tài chính kết thúc ngày
31/12/2023 được thực hiện trong một tuần bắt đầu từ ngày 26/2/2024 và kết
thúc vào ngày 1/3/2024 tại văn phòng công ty cổ phần ABC.
2.2.1. Thực trạng giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
2.2.1.1. Tìm hiểu về đơn vị và môi trường hoạt động của đơn vị liên quan
đến khoản mục CPBH và CPQLDN
Tìm hiểu về đơn vị và môi trường hoạt động của đơn vị liên quan đến
CPBH và CPQLDN do trưởng nhóm kiểm toán thực hiện.
Khi được bổ nhiệm kiểm toán BCTC, trưởng nhóm kiểm toán sẽ yêu cầu
BGĐ công ty cổ phần ABC cung cấp tài liệu có liên quan như giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp, sổ cổ đông, điều lệ doanh nghiệp… (Phụ lục 5. Trích
danh mục tài liệu cần cung cấp liên quan đến kiểm toán CPBH và CPQLDN).
Sau khi nhận được tài liệu do BGĐ công ty cổ phần ABC cung cấp, trưởng
nhóm kiểm toán tiến hành đọc và nghiên cứu các tài liệu này và thực hiện thủ
tục phỏng vấn BGĐ về chiến lược, các kế hoạch phát triển của đơn vị (nếu cần)
nhằm xác định và nắm bắt rõ các sự kiện, giao dịch và thông tin của KH có ảnh
hưởng trọng yếu tới BCTC, qua đó giúp xác định ROMM do gian lận hoặc
nhầm lẫn. Phần này được KTV trình bày chi tiết tại giấy tờ làm việc số 30-800
(Phụ lục 6. Mẫu GTLV số 30-800. Đánh giá về khách hàng và môi trường hoạt
động).
Dựa vào các thông tin đã thu thập được về đơn vị KH và môi trường hoạt

Lê Ngọc Lan 47 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

động kinh doanh, KTV đánh giá mức độ RRTT ở mức độ trung bình.
2.2.1.2. Tìm hiểu ban đầu về KSNB
Thông qua những tài liệu đã thu thập được trong hồ sơ kiểm toán năm
2022, các tài liệu do ban Giám đốc công ty cổ phần ABC cung cấp phục vụ cho
cuộc kiểm toán BCTC năm hiện hành (2023), trưởng nhóm kiểm toán đã đọc,
nghiên cứu tài liệu, thực hiện lại một số thủ tục kiểm toán và phỏng vấn BGĐ,
nhân viên có liên quan về các hoạt động kiểm soát trong nội bộ công ty ABC.
Đánh giá về hệ thống KSNB của công ty ABC được trưởng nhóm kiểm toán
trình bày trên GTLV số 30-900 (Phụ lục 7. GTLV số 30-900. Đánh giá KSNB
cấp độ toàn DN).
Thông qua tìm hiểu ban đầu về KSNB cấp độ toàn DN trên các khâu thiết
kế và vận hành, KTV đánh giá hệ thống KSNB trên cấp độ toàn DN của công
ty cổ phần ABC hoạt động hiệu quả, đảm bảo ba nguyên tắc kiểm soát, rủi ro
kiểm soát ở mức độ trung bình.
2.2.1.3. Phân tích sơ bộ chỉ tiêu CPBH và CPQLDN
Sau khi tìm hiểu về hệ thống KSNB trên cấp độ toàn DN, KTV tiến hành
thủ tục phân tích tổng quát đối với khoản mục CPBH và CPQLDN. Mục đích
của phân tích sơ bộ về CPBH và CPQLDN giúp KTV xác định được các thủ
tục kiểm toán trọng tâm, đưa ra đánh giá khái quát toàn bộ CPBH và CPQLDN
và khoanh vùng có nhiều khả năng xảy ra rủi ro đối với khoản mục CPBH và
CPQLDN.
CPBH, CPQLDN có mối quan hệ chặt chẽ với các phần hành khác trên
BCTC nên thủ tục phân tích sơ bộ ngoài thực hiện đối với CPBH và CQLDN
mà còn thực hiện đối với các khoản mục khác có liên quan trực tiếp hoặc gián
tiếp đối với CPBH và CPQLDN trên BCĐKT và BCKQHĐKD. Công việc này
được trình bày trên GTLV số 30-711 (Bảng 2.3).

Lê Ngọc Lan 48 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Bảng 2.3. GLTV số 30-711. Phân tích sơ bộ CPBH và CPQLDN


30-711
Khách hàng: Công ty cổ phần ABC Người thực hiện: LTT Ngày: 23.2.2023
Năm tài chính kết thúc: 31.12.2023 Người soát xét 1: TTL Ngày: 24.2.2023
Người soát xét 2: Ngày:
Phân tích sơ bộ - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Chênh lệch
Tương
Chỉ tiêu 31.12.2023 31.12.2022 Tuyệt đối đối Ghi chú
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
1,183,124,147,880 1,567,892,502,027 (384,768,354,147) -25%
vụ
Chi phí bán hàng 59,988,923,574 18,942,355,683 41,046,567,891 217%
Chi phí quản lý doanh nghiệp 29,930,049,366 26,309,340,079 3,620,709,287 14%

Nhận xét: Căn cứ vào số liệu trên Bảng cân đối số phát sinh các TK, BCKQHĐ và sổ nhật ký chung đã khớp đối chiếu, KTV nhận thấy:
- Trong năm 2023, doanh thu của ABC vẫn bao gồm các mảng chính như năm 2022, gồm: doanh thu bán máy xây dựng, bán linh
kiện, doanh thu từ lắp đặt các dự án điện gió, điện mặt trời và doanh thu từ dịch vụ cho thuê máy xây dựng … cho khách hàng.
Doanh thu năm 2023 giảm mạnh so với năm 2022, do công trình mới của ABC được đưa vào sử dụng gần đây nên chưa tạo ra
doanh thu nhiều. Thêm vào đó, thị trường bất động sản năm 2023 không giao dịch nhiều, hoạt động xây dựng cũng ít hơn nên
doanh thu từ dịch vụ cho thuê máy ít đi.
- Chi phí bán hàng có xu hướng tăng mạnh. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng chi phí bán hàng cao hơn nhiều trong khi doanh thu bán hàng
giảm. Đây là biến động lớn KTV cần tìm ra nguyên nhân.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2023 tăng nhẹ so với năm 2022, chủ yếu là do chi phí khấu hao máy móc và chi phí nhân viên
quản lý tăng lên.

2.2.1.4. Xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro


* Xác định mức trọng yếu
Đối với cuộc kiểm toán tại công ty cổ phần ABC cho năm tài chính kết
thúc ngày 31/12/2023, KTV lựa chọn chỉ tiêu tổng doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ để làm chỉ tiêu xác định mức trọng yếu. Dựa trên sổ sách KH cung
cấp, KTV xác định được tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của
khách hàng năm 2023. Công việc xác định mức trọng yếu của Công ty cổ phần
ABC được KTV tiến hành và ghi chép lại tại GTLV số 20-600 (Bảng 2.4).
Bảng 2.4. GTLV số 20-600. Xác định mức trọng yếu
20-600

Công ty cổ phần ABC Người thực hiện Người soát xét 1 Người soát xét 2
Năm tài chính kết thúc: 31.12.2023 LTT TTL
Mức trọng yếu (cấp độ toàn DN) Ngày: 23.2.2024 Ngày: 24.2.2024

Mục tiêu
Xác định mức trọng yếu tổng thể (OM) và mức trọng yếu thực hiện (PM) đảm báo giảm khả năng mà tổng các sai sót không được sửa
chữa hoặc phát hiện đến mức thấp có thể chấp nhận được

Xác định người dùng chủ yếu của BCTC


Người sử Các nhân tố mà ảnh hưởng đến việc ra quyết định của người sử dụng? Cân nhắc các khoản mục chính của BCTC và
dụng thuyết minh, luật pháp và các quy định, các vấn đề khác.
a) Cổ đông Các chỉ tiêu thể hiện kết quả kinh doanh

Lê Ngọc Lan 49 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

A. Mức trọng yếu tổng thể


Sử dụng xét đoán chuyên môn để xác định lượng sai sót tối đa tồn tại trong BCTC mà kkhông ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của
Tập trung
vào lợi
Mức trọng yếu khả
nhuận Cơ sở tính toán Kì này Kì trước Tỷ lệ % Nhận xét
thi
Profit-
oriented
Ban đầu Lợi nhuận sau thuế TNDN VND 10,556,952,841 VND 9,338,288,316 5% VND 527,847,642
Tổng doanh thu từ hoạt động VND 1,183,124,147,880 VND 1,067,892,502,027 2% VND 23,662,482,958
bán hàng và cung cấp dịch
vụ
Tổng tài sản VND 855,746,766,203 VND 809,834,467,584 2% VND 17,114,935,324
Tổng chi phí VND 1,174,450,975,632 VND 1,044,948,956,979 2% VND 23,489,019,513
Cuối cùng Lợi nhuận sau thuế TNDN VND 0 VND 0 5% VND 0
Tổng doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp
VNDdịch
0 vụ VND 0 2% VND 0
Tổng tài sản VND 0 VND 0 2% VND 0
Tổng chi phí VND 0 VND 0 2% VND 0
Kết luận Giá trị Nhận xét
Kì trước VND 21,357,850,041
Ban đầu VND 23,662,482,958 Hoạt động chính của ABC là là bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng
Cuối cùng VND 23,662,482,958
Ghi chú Nếu mức trọng yếu tổng thể thấp hơn cuộc kiểm toán trước, xem xét liệu các sai sót có thể xuất hiện trong số dư đầu kỳ.

B. Mức trọng yếu thực hiện


Hướng dẫn xác định mức trọng yếu thực hiện dựa trên:
(a) Đối với các công ty đã niêm yết, mức trọng yếu thực hiện được xác định dựa trên 70% của mức trọng yếu tổng thể. 70%
(b) Đối với các công ty còn lại, mức trọng yếu thực hiện được xác định dựa trên 75% mức trọng yếu tổng thể. 75%
Mức trọng yếu thực hiện được xác định dựa trên
Số tiền Nhận xét
Kì trước VND 16,018,387,530
Ban đầu VND 17,746,862,218
Cuối cùng VND 17,746,862,218

Mức trọng yếu thực hiện đã điều chỉnh


Khoản
mục trên
BCTC
hoặc TM Cuối cùng Ban đầu Kì trước Nhận xét
VND 0 VND 0 VND 0

C. Mức trọng yếu hay các mức trọng yếu cho các nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh
Những kỳ vọng cụ thể của người dùng đòi hỏi mức độ trọng yếu thấp hơn mức độ trọng yếu tổng thể cho một số khu vực nhất định. Vậy
những kỳ vọng, mức độ nhạy cảm và yêu cầu pháp lý hoặc các quy định cụ thể nào sẽ ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của người
dùng BCTC?
Mô tả kỳ vọng, mức độ nhạy cảm của người dùng và các nghiệp vụ, số dư hoặc thuyết minh cụ thể bị ảnh hưởng.
Khoản
mục trên
BCTC
hoặc TM Cuối cùng Ban đầu Kì trước Nhận xét Tham chiếu GTLV
VND 0 VND 0 VND 0

D. Mức trọng yếu thực hiện cho các trường hợp cụ thể trong mục C
Khoản
mục trên
BCTC
hoặc TM Cuối cùng Ban đầu Kì trước Nhận xét Tham chiếu GTLV
VND 0 VND 0 VND 0

E. Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua


Giá trị được đặt ra mà để đảm bảo hợp lý rằng sai sót thực tế của tổng thể không vượt quá giá trị đặt
ra. VND 709,874,489
(Được xác định dựa trên 4% của mức trọng yếu thực hiện)

Lê Ngọc Lan 50 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

F. Đánh giá trọng yếu cuối cùng


Điều chỉnh mức độ trọng yếu Có hay không Nhận xét Tham chiếu GTLV
1. Có điều chỉnh (nếu có) đối với mức Không Không điều chỉnh mức trọng yếu
2. Liệu tác động của bất kỳ điều chỉnh Không Không điều chỉnh mức trọng yếu

Các mức trọng yếu ban đầu


Tên Ngày
Người thực hiện LTT 23.2.2024
Người soát xét TTL 24.2.2024

Điều chỉnh mức trọng yếu lần cuối


Tên Ngày
KTV phụ trách LTT 1.3.2024
Chủ nhiệm kiểm toán TTL 1.3.2024
Giám đốc kiểm toán

* Đánh giá rủi ro


KTC đánh giá mức độ rủi ro kiểm toán thông qua việc đánh giá ba rủi ro
gồm: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện.
Đầu tiên là đánh giá rủi ro tiềm tàng. Dựa vào các thông tin đã thu thập
khi tiến hành tìm hiểu ban đầu về đơn vị khách hàng và môi trường hoạt động
kinh doanh, phân tích ban đầu về CPBH, KTV đánh giá mức độ RRTT của
công ty cổ phần ABC là trung bình.
Tiếp theo là đánh giá rủi ro kiểm soát. Dựa vào những hiểu biết về
HTKSNB mà KTV có được khi tìm hiểu ban đầu về KSNB, KTV đánh giá mức
độ RRKS tại công ty cổ phần ABC là trung bình.
Cuối cùng là đánh giá rủi ro phát hiện dự kiến. Dựa vào mức độ RRTT
và RRKS đã đánh giá, KTV xác định mức độ RRPH dự kiến dựa theo ma trận
đánh giá RRPH.
Bảng 2.5. Ma trận đánh giá rủi ro phát hiện dự kiến
Đánh giá rủi ro kiểm soát
Cao Trung bình Thấp
Trung
Cao Thấp nhất Thấp
Đánh giá rủi bình
ro tiềm tàng Trung bình Thấp Trung bình Cao
Thấp Trung bình Cao Cao nhất
(Nguồn: Tài liệu lưu hành nội bộ KTC)
Dựa vào Bảng 2.5, KTV đánh giá RRPH dự kiến tổng thể BCTC là trung
bình.
Lê Ngọc Lan 51 CQ58/22.02
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

2.2.1.5. Thiết kế chương trình kiểm toán


Dựa vào chương trình kiểm toán mẫu cho khoản mục chi phí bán hàng
và chi phí quản lý doanh nghiệp do VACPA ban hành (Phụ lục 8), trưởng nhóm
kiểm toán đã thiết kế chương trình kiểm toán dành cho CPBH và CPQLDN của
công ty cổ phần ABC, gồm các thủ tục chính được trình bày ở 2 mẫu GTLV:
GTLV số 70-610 (Bảng 2.6) và mẫu GTLV số 70-710 (Bảng 2.7).
Bảng 2.6. GTLV số 70-610. Chương trình kiểm toán chi phí bán hàng
Người Người soát xét 1 Người soát
thực hiện xét 2 70-610
LNL LTT TTL
Công ty cổ phần ABC Date Date Date
Năm tài chính kết thúc ngày: 31.12.2023 26.2.2024 1.3.2024 12.3.2024
Chi phí bán hàng - Chương trình kiểm toán

Rủi ro ở cấp độ báo cáo tài chính (Cao, Trung Bình, Thấp) đã đánh Trung bình (TB)
giá ở GTLV 30-000 Đầy đủ -C Sự phát sinh - O Tính chính Tính toán,
xác - A đánh giá -V
Rủi ro ở cấp độ cơ sở dẫn liệu (Cao, Trung Bình, Thấp) đã đánh giá ở Thấp Thấp Thấp Thấp
GTLV
Rủi ro đã đánh giá có thay đổi so với năm trước?
30-000
Nếu có, giải thích.
Tóm tắt các biện pháp xử lý được đề xuất trong cuộc kiểm toán
A. Thủ tục cơ bản - ban đầu
B. Thủ tục cơ bản - mở rộng (chọn mẫu, gian lận, rủi ro trọng yếu,…)
C. Thủ tục phân tích cơ bản
D. Thử nghiệm kiểm soát (tính hiệu quả hoạt động)
Hoàn thiện thủ tục kiểm toán Chương Chương trình kiểm Chương Chương trình
trình kiểm toán tiêu chuẩn trình kiểm kiểm toán tiêu
toán tiêu toán tiêu chuẩn
chuẩn chuẩn
Hoàn thành đánh giá rủi ro
Dựa vào xét đoán chuyên nghiệp, các thủ tục được nêu ở trên đã đầy đủ để đánh giá được rủi ro chưa?
Nếu không, giải thích.
Nhận xét:
Mục tiêu
1.0 Để xử lý một cách phù hợp đối với các rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá ở cấp độ báo cáo tài chính (các biện pháp
xử lý tổng thể) và ở cấp độ cơ sở dẫn liệu thông qua việc thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo
Thủ tục Mục tiêu CSDL Kết quả Thực hiện Tham chiếu
A. Thủ tục cơ bản - cơ bản
1.0 Thủ tục phân tích C O A Đã thực hiện LNL 70-601
Phát triển và ghi lại kì vọng cho CPBH dựa trên các thông tin đã
được thu thập từ việc hiểu đơn vị.
Nghiên cứu các thay đổi trọng yếu hoặc xu hướng trong các vấn
đề sau:
 So sánh CPBH với kì trước và/hoặc với ngân sách dự kiến và tính
tỷ lệ phần trăm chi phí trên doanh thu hoặc chỉ tiêu khác (ví dụ: so
sánh tỷ lệ chi phí đi lại trên doanh thu kì này với kì trước)
 Với các TK có biến động có biến động lớn, cân nhắc những biến
động này có thể cho thấy sự hiện hữu của các giao dịch chưa ghi
sổ hoặc ghi nhận nhiều hơn thực tế phát sinh không. Kết hợp với
việc kiểm tra các khoản Nợ phải trả phát sinh.
 Cân nhắc sự cần thiết của việc phân tích chỉ số khác trong các
trường hợp cụ thể.
Thu thập lời giải thích và ghi lại những phát hiện về thay đổi trọng
yếu hoặc bất thường.

Lê Ngọc Lan 52 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

2.0 Cơ cấu Chi phí bán hàng A Không áp dụng


Ghi lại các thay đổi trọng yếu ảnh hưởng đến cơ cấu CPBH. Xem
xét:
 Các sản phẩm hoặc dịch vụ mới
 Thay đổi trong các thỏa ước lao động tập thể.
 Đóng của nhà máy
 Xu hướng nghành
 Thay đổi của giá cả hàng hóa đầu vào, tỷ giá hối đoái, kinh tế và
đối thủ
 Thông tin được thu thập từ việc kiểm toán khoản mục khác
3.0 Sổ cái OA Đã thực hiện LNL 70-750
Kiểm tra việc hạch toán các giao dịch có giá trị lớn hoặc bất
thường. Nghiên cứu các giao dịch trọng yếu và kết hợp với các thủ
tục kiểm tra cơ bản bên dưới. Kết hợp phần việc với các thủ tục
kiểm toán trên các bút toán (GTLV 80-900)
4.0 Phân tích chi phí C O A Không áp dụng
Xem xét bản chất và thành phần của các CPBH trọng yếu khác
a. Kiểm tra lại tài khoản sửa chữa và bảo trì của thiết bị vốn hóa. Kết
hợp với kết quả của thử nghiệm kiểm toán khoản mục TSCĐ
b. Kiểm tra hóa đơn hợp pháp. Kết hợp với kết quả thu thập từ phỏng
vấn về pháp lý và kiểm toán tiềm tàng và các cam kết.
c. Kiểm tra các hóa đơn của các dịch vụ tư vấn để thu thập bằng
chứng về bên thứ 3 hoặc các mỗi quan hệ khác, các khoản nợ tiềm
tàng,… Kết hợp với kết quả kiểm toán với mục nợ tiềm tàng và các
cam kết.
d. Phân tích các chi phí được trừ hoặc các chi phí trình bày trong
thuyết minh.
5.0 Thủ tục phân tích cơ bản Đã thực hiện LNL 70-601
a. Đối với các chi phí thuê, thu thập thỏa thuận/ hợp đồng thuê và tính
toán chi phí thuê phát sinh trong kì. So sánh số liệu đã tính toán với
số liệu ghi nhận trong sổ cái. Điều tra bằng cách phỏng vấn cho tất
cả các chênh lệch trọng yếu.
b. Đối với chi phí lãi vay, ước tính lãi vay phát sinh trong kỳ dựa trên
lãi suất bình quân và so sánh với lãi vay đã ghi nhận trong sổ cái.
Điều tra bằng cách phỏng vấn cho tất cả các chênh lệch trọng yếu.
6.0 Kiểm tra các giao dịch liên quan đến chi phí Đã thực hiện LNL 70-630
a. Chọn mẫu chi phí từ danh sách chi phí
b. Đối chiếu các chi phí được chọn với tài liệu hỗ trợ
7.0 Các đơn vị nội bộ và các bên liên quan CA Không áp dụng
Ghi lại giao dịch với các đơn vị và các bên liên quan. Đảm bảo tất
cả các giao dịch mua hàng từ các đơn vị nội bộ và các bên bên liên
quan đã được xác định và lãi/lỗ đã được loại trừ.
8.0 Quy đổi tỷ giá V Không áp dụng
Đảm bảo các giao dịch bằng ngoại tệ đã được quy đổi theo tỷ giá
hối đoái phù hợp.
9.0 Các chính sách kế toán A Đã thực hiện LNL
Đảm bảo các chính sách kế toán đã được áp dụng một cách phù
hợp và nhất quán
10.0 Trình bày và thuyết minh C O A Đã thực hiện LNL 70-603
Đảm bảo báo cáo tài chính đã bao gồm tất cả các thuyết minh liên V
quan được yêu cầu trong chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán
Hoàn thành kế hoạch kiểm toán
1) Sử dụng tính hoài nghi chuyên nghiệp một cách phù hợp trong việc
đánh giá bằng chứng đã thu thập
2) Các sai sót đã phát hiện (trừ những sai sót được cho là nhỏ) đã
được ghi vào GTLV 335.0
3) Các rủi ro mới được phát hiện (và các rủi ro được đánh giá lại) đã
được ghi lại, đánh giá lại (trong GTLV số 31-100 hoặc GTLV
tương đương) và được giải quyết thông qua các thủ tục đã thực
hiện nêu trên
Kết luận kiểm toán (dựa trên xét đoán chuyên môn)
Các bằng chứng kiểm toán đã được thu thập là phù hợp và đầy đủ để giảm mức độ rủi ro về sai sót trọng yếu xuống mức độ thấp có
thể chấp nhận được.
Người thực hiện: LNL
Kiểm toán viên phụ trách: LTT
Chủ nhiệm kiểm toán: TTL
Giám đốc kiểm toán:

Lê Ngọc Lan 53 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Bảng 2.7. GTLV số 70-710. Chương trình kiểm toán CPQLDN


Người Người soát xét 1 Người soát
thực hiện xét 2 70-710
LNL LTT TTL
Công ty cổ phần ABC Date Date Date
Năm tài chính kết thúc ngày: 31.12.2023 26.2.2024 1.3.2024 12.3.2024
Chi phí quản lý doanh nghiệp - Chương trình kiểm toán

Rủi ro ở cấp độ báo cáo tài chính (Cao, Trung Bình, Thấp) đã đánh Trung bình (TB)
giá ở GTLV 30-000 Đầy đủ -C Sự phát sinh - O Tính chính Tính toán,
xác - A đánh giá -V
Rủi ro ở cấp độ cơ sở dẫn liệu (Cao, Trung Bình, Thấp) đã đánh giá ở Thấp Thấp Thấp Thấp
GTLV
Rủi ro đã đánh giá có thay đổi so với năm trước?
30-000
Nếu có, giải thích.
Tóm tắt các biện pháp xử lý được đề xuất trong cuộc kiểm toán
A. Thủ tục cơ bản - ban đầu
B. Thủ tục cơ bản - mở rộng (chọn mẫu, gian lận, rủi ro trọng yếu,…)
C. Thủ tục phân tích cơ bản
D. Thử nghiệm kiểm soát (tính hiệu quả hoạt động)
Hoàn thiện thủ tục kiểm toán Chương Chương trình kiểm Chương Chương trình
trình kiểm toán tiêu chuẩn trình kiểm kiểm toán tiêu
toán tiêu toán tiêu chuẩn
chuẩn chuẩn
Hoàn thành đánh giá rủi ro
Dựa vào xét đoán chuyên nghiệp, các thủ tục được nêu ở trên đã đầy đủ để đánh giá được rủi ro chưa?
Nếu không, giải thích.
Nhận xét:
Mục tiêu
1.0 Để xử lý một cách phù hợp đối với các rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá ở cấp độ báo cáo tài chính (các biện pháp
xử lý tổng thể) và ở cấp độ cơ sở dẫn liệu thông qua việc thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo
Thủ tục Mục tiêu CSDL Kết quả Thực hiện bởi
Tham chiếu
A. Thủ tục cơ bản - cơ bản
1.0 Thủ tục phân tích C O A Đã thực hiện LNL 70-701
Phát triển và ghi lại kì vọng cho CPQLDN dựa trên các thông tin đã
được thu thập từ việc hiểu đơn vị.
Nghiên cứu các thay đổi trọng yếu hoặc xu hướng trong các vấn
đề sau:
 So sánh CPQLDN với kì trước và/hoặc với ngân sách dự kiến và
tính tỷ lệ phần trăm chi phí trên doanh thu hoặc chỉ tiêu khác (ví dụ:
so sánh tỷ lệ chi phí đi lại trên doanh thu kì này với kì trước)
 Với các TK có biến động có biến động lớn, cân nhắc những biến
động này có thể cho thấy sự hiện hữu của các giao dịch chưa ghi
sổ hoặc ghi nhận nhiều hơn thực tế phát sinh không. Kết hợp với
việc kiểm tra các khoản Nợ phải trả phát sinh.
 Cân nhắc sự cần thiết của việc phân tích chỉ số khác trong các
trường hợp cụ thể.
Thu thập lời giải thích và ghi lại những phát hiện về thay đổi trọng
yếu hoặc bất thường.
2.0 Cơ cấu chi phí quản lý doanh nghiệp A Không áp dụng
Ghi lại các thay đổi trọng yếu ảnh hưởng đến cơ cấu CPQLDN.
Xem xét:
 Các sản phẩm hoặc dịch vụ mới
 Thay đổi trong các thỏa ước lao động tập thể.
 Đóng của nhà máy
 Xu hướng nghành
 Thay đổi của giá cả hàng hóa đầu vào, tỷ giá hối đoái, kinh tế và
đối thủ
 Thông tin được thu thập từ việc kiểm toán khoản mục khác

Lê Ngọc Lan 54 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

3.0 Sổ cái OA Đã thực hiện LNL 70-750


Kiểm tra việc hạch toán các giao dịch có giá trị lớn hoặc bất
thường. Nghiên cứu các giao dịch trọng yếu và kết hợp với các thủ
tục kiểm tra cơ bản bên dưới. Kết hợp phần việc với các thủ tục
kiểm toán trên các bút toán (GTLV 80-900)
4.0 Phân tích chi phí C O A Không áp dụng
Xem xét bản chất và thành phần của các CPQLDN trọng yếu khác
a. Kiểm tra lại tài khoản sửa chữa và bảo trì của thiết bị vốn hóa. Kết
hợp với kết quả của thử nghiệm kiểm toán khoản mục TSCĐ
b. Kiểm tra hóa đơn hợp pháp. Kết hợp với kết quả thu thập từ phỏng
vấn về pháp lý và kiểm toán tiềm tàng và các cam kết.
c. Kiểm tra các hóa đơn của các dịch vụ tư vấn để thu thập bằng
chứng về bên thứ 3 hoặc các mỗi quan hệ khác, các khoản nợ tiềm
tàng,… Kết hợp với kết quả kiểm toán với mục nợ tiềm tàng và các
cam kết.
d. Phân tích các chi phí được trừ hoặc các chi phí trình bày trong
thuyết minh.
5.0 Thủ tục phân tích cơ bản Đã thực hiện LNL 70-701
a. Đối với các chi phí thuê, thu thập thỏa thuận/ hợp đồng thuê và tính
toán chi phí thuê phát sinh trong kì. So sánh số liệu đã tính toán với
số liệu ghi nhận trong sổ cái. Điều tra bằng cách phỏng vấn cho tất
cả các chênh lệch trọng yếu.
b. Đối với chi phí lãi vay, ước tính lãi vay phát sinh trong kỳ dựa trên
lãi suất bình quân và so sánh với lãi vay đã ghi nhận trong sổ cái.
Điều tra bằng cách phỏng vấn cho tất cả các chênh lệch trọng yếu.
6.0 Kiểm tra các giao dịch liên quan đến chi phí Đã thực hiện LNL 70-730
a. Chọn mẫu chi phí từ danh sách chi phí
b. Đối chiếu các chi phí được chọn với tài liệu hỗ trợ
7.0 Các đơn vị nội bộ và các bên liên quan CA Không áp dụng
Ghi lại giao dịch với các đơn vị và các bên liên quan. Đảm bảo tất
cả các giao dịch mua hàng từ các đơn vị nội bộ và các bên bên liên
quan đã được xác định và lãi/lỗ đã được loại trừ.
8.0 Quy đổi tỷ giá V Không áp dụng
Đảm bảo các giao dịch bằng ngoại tệ đã được quy đổi theo tỷ giá
hối đoái phù hợp.
9.0 Các chính sách kế toán A Đã thực hiện LNL
Đảm bảo các chính sách kế toán đã được áp dụng một cách phù
hợp và nhất quán
10.0 Trình bày và thuyết minh C O A Đã thực hiện LNL 70-703
Đảm bảo báo cáo tài chính đã bao gồm tất cả các thuyết minh liên V
quan được yêu cầu trong chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán
Hoàn thành kế hoạch kiểm toán
1) Sử dụng tính hoài nghi chuyên nghiệp một cách phù hợp trong việc
đánh giá bằng chứng đã thu thập
2) Các sai sót đã phát hiện (trừ những sai sót được cho là nhỏ) đã
được ghi vào GTLV 335.0
3) Các rủi ro mới được phát hiện (và các rủi ro được đánh giá lại) đã
được ghi lại, đánh giá lại (trong GTLV số 31-100 hoặc GTLV
tương đương) và được giải quyết thông qua các thủ tục đã thực
hiện nêu trên
Kết luận kiểm toán (dựa trên xét đoán chuyên môn)
Các bằng chứng kiểm toán đã được thu thập là phù hợp và đầy đủ để giảm mức độ rủi ro về sai sót trọng yếu xuống mức độ thấp có
thể chấp nhận được.
Người thực hiện: LNL
Kiểm toán viên phụ trách: LTT
Chủ nhiệm kiểm toán: TTL
Giám đốc kiểm toán:

Lê Ngọc Lan 55 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

2.2.2. Thực trạng giai đoạn thực hiện kiểm toán


KTV tiến hành kiểm tra trực tiếp theo công ty cổ phần ABC. Công việc
được tiến hành trên cơ sở chương trình kiểm toán đã được thiết kế. Các công
việc được thực hiện bởi KTV sẽ được thể hiện trên giấy tờ làm việc và lưu file.
Đối với khoản mục CPBH và CPQLDN, HTKSNB và rủi ro được đánh
giá ở mức trung bình, kiểm toán viên không tin tưởng vào hệ thống KSNB của
công ty cổ phần ABC nên kiểm toán viên không thực hiện thử nghiệm kiểm
soát mà chỉ thực hiện các thử nghiệm cơ bản, bao gồm: thủ tục phân tích và
kiểm tra chi tiết.
2.2.2.1. Thực hiện thủ tục phân tích cơ bản
Dựa vào số liệu trên Bảng cân đối số phát sinh, sổ nhật ký năm 2023 và
BCTC đã kiểm toán năm 2022 do ban Giám đốc công ty cổ phẩn ABC, KTV
tiến hành lập bảng để phân tích biến động năm 2023 so với năm 2022 và sự
biến động theo từng tháng của CPBH. Phần công việc này được KTV trình bày
trong GTLV số 70-601. Phân tích cơ bản chi phí bán hàng (Bảng 2.8).

Lê Ngọc Lan 56 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Bảng 2.8. Mẫu GTLV số 70-601. Phân tích cơ bản chi phí bán hàng

70-601

Khách hàng: Công ty cổ phần ABC Người thực hiện: LNL Ngày: 26.2.2024
Năm tài chính kết thúc: 31.12.2023 Người soát xét 1: LTT Ngày: 1.3.2024
Mục tiêu: Phân tích cơ bản chi phí bán hàng Người soát xét 2: TTL Ngày: 12.3.2024

* Phân tích sự biến động của chi phí bán hàng năm 2023 so với năm 2022

Số
hiệu Tỷ lệ chênh
TK Tên TK Năm 2023 Tỷ trọng Năm 2021 Tỷ trọng Chênh lệch lệch Ghi chú
6411 Chi phí nhân viên 4,429,651,127 7.4% 4,250,476,982 22.4% 179,174,145 4% N2
6412 Chi phí vật liệu, bao bì 3,504,772,370 5.8% 1,475,155,428 7.8% 2,029,616,942 138%
6413 Chi phí dụng cụ, đồ dùng 1,799,417,599 3.0% 12,290,830 0.1% 1,787,126,769 14540% N3
6414 Chi phí khấu hao TSCĐ 32,645,460 0.1% 50,909,067 0.3% (18,263,607) -36%
6415 Chi phí bảo hành 286,320,624 0.5% 458,439,631 2.4% (172,119,007) -38%
6417 Chi phí dịch vụ mua ngoài 48,538,304,570 80.9% 12,037,418,233 63.5% 36,500,886,337 303% N1
6418 Chi phí bằng tiền khác 1,397,811,824 2.3% 657,665,512 3.5% 740,146,312 113%
Tổng cộng 59,988,923,574 18,942,355,683 41,046,567,891
70-600
Nhận xét
Trong năm 2023, chi phí bán hàng có xu hướng tăng mạnh, chủ yếu do chi phí dịch vụ mua ngoài tăng lên.
N1 Chi phí dịch vụ mua ngoài tăng lên chủ yếu là vì trong năm, ABC sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng bán của bên ngoài và chi thanh toán các khoản bảo
hành của hàng bán.
N2 Chi phí nhân viên năm 2023 tăng do công ty thưởng cho bộ phận bán hàng vì hoàn thành chỉ tiêu số lượng hàng hoá bán được.
N3 Chi phí dụng cụ, đồ dùng năm 2023 tăng do tăng chi phí CCDC, vật tư lắp cho các máy trước khi bán (từ 1,5 tỷ lên 5,3 tỷ)

Lê Ngọc Lan 57 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

* Phân tích sự biến động của các tài khoản chi phí bán hàng theo từng tháng

Tháng 6411 6412 6413 6414 6415 6417 6418 Tổng cộng
1 449,598,190 27,811,664 1,229,083 2,720,455 25,999,300 378,361,835 34,885,592 920,606,119
2 394,037,777 3,778,182 1,229,083 2,720,455 8,750,000 320,222,957 353,108,306 1,083,846,760
3 352,702,194 65,842,372 1,229,083 2,720,455 17,327,500 509,415,269 139,477,188 1,088,714,061
4 348,351,171 909,091 1,482,871 2,720,455 - 574,474,937 136,923,205 1,064,861,730
5 293,560,980 19,908,202 41,043,898 2,720,455 29,770,152 3,606,296,916 149,399,455 4,142,700,058
6 295,688,812 12,248,428 1,229,083 2,720,455 22,355,036 8,690,237,056 53,625,254 9,078,104,124
7 259,121,582 1,453,636 573,229,083 2,720,455 6,600,000 4,092,697,039 24,883,009 4,960,704,804
8 248,686,890 17,765,273 430,229,083 2,720,455 119,055,636 4,895,239,377 94,185,571 5,807,882,285
9 - 7,908,155 1,229,083 2,720,455 6,500,000 7,974,908,933 50,759,386 8,044,026,012
10 667,339,977 23,585,753 1,229,083 2,720,455 28,183,000 1,410,929,102 85,747,302 2,219,734,672
11 340,982,606 1,901,479,472 458,829,083 2,720,455 - 9,399,044,326 56,666,147 12,159,722,089
12 779,580,948 1,422,082,142 287,229,083 2,720,455 21,780,000 6,718,931,153 218,152,409 9,450,476,190
4,429,651,127 3,504,772,370 1,799,417,599 32,645,460 286,320,624 48,570,758,900 1,397,812,824 60,021,378,904

Nhận xét
Nhìn chung, các chi phí biến động giữa tháng chênh lệch nhau không quá lớn riêng chi phí dịch vụ mua ngoài tháng 11 tăng vượt trội và nhiều hơn so với
các tháng còn lại, kiểm toán viên cần làm rõ nguyên nhân.

Kết luận:
Số liệu chi phí bán hàng năm 2023 phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Lê Ngọc Lan 58 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

2.2.2.2. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết


Sau khi thực hiện thủ tục phân tích cơ bản, kiểm toán viên phải tiến hành
công việc kiểm tra chi tiết các tài khoản CPBH, CPQLDN của khách hàng để
thu thập bằng chứng đầy đủ làm cơ sở đưa ra ý kiến nhận xét về tính trung thực,
hợp lý của số liệu chỉ tiêu CPBH và CPQLDN được trình bày trên BCKQHĐ.
Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ đã xảy ra trong kỳ kiểm toán dựa trên các khía
cạnh trọng yếu và có thể đáp ứng được với thời điểm kiểm toán. Kiểm toán
viên thực hiện lấy mẫu các giao dịch có liên quan xảy ra theo các tiêu chí: giá
trị phát sinh, nội dung nghiệp vụ, đối ứng bất thường, kinh nghiệm của kiểm
toán viên, tần suất giao dịch xảy ra trong năm… Các yếu tố chi phí mà kiểm
toán viên khác đã thực hiện trong các phần hành khác có liên quan thì kiểm
toán viên chi phí cũng sẽ sử dụng các kết quả này. Nếu có sự chênh lệch trong
so sánh đối chiếu, kiểm toán viên sẽ cùng nhau tìm hiểu để làm rõ nguyên nhân.
Cơ sở để tiến hành thủ tục này phụ thuộc phần lớn vào xét đoán chuyên môn
của kiểm toán viên.
* Đầu tiên là kiểm tra chi tiết các giao dịch bất thường của CPBH,
CPQLDN
KTV dựa trên sổ nhật ký chung hoặc sổ chi tiết TK 641, 642 mà khách
hàng đã cung cấp để lọc giao dịch có đối ứng bất thường của tài khoản 641,
642. Dựa vào bảng đã lọc, KTV tiến hành kiểm tra các xem xét có những giao
dịch nào bất thường cần tiến hành thủ tục kiểm tra chi tiết. Đối với chi phí bán
hàng, kết quả công việc kiểm tra các giao dịch bất thường được thể hiện ở
GTLV số 70-631 (Bảng 2.9).

Lê Ngọc Lan 59 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Bảng 2.9. GTLV số 70-631. Kiểm tra các giao dịch bất thường
70-631

Người thực hiện: LNL Ngày: 26.2.2024


Người soát xét 1: LTT Ngày: 1.3.2024
Khách hàng: Công ty cổ phần ABC Người soát xét 2: TTL Ngày: 12.3.2024
Năm tài chính kết thúc: 31.12.2023
Đối tượng: Chi phí bán hàng - Chi phí dịch vụ mua ngoài
Kiểm tra các giao dịch bất thường

Ngày hạch toán Ngày CT Số chứng từ Diễn giải Tài khoản TK đối Phát sinh Có Mô tả

1 30/07/23 30/07/23 NVK23.07.72 Hạch toán chi phí vận chuyển hàng 6417 1388 8,500,000 Ghi giảm cp vận chuyển do Tại thời điểm phát sinh các CP đó dự kiến máy san
hóa nhập kho T07/2023 - vc 01 gạt này bán cho cty A thì đã HT CP vào ctrinh bán này rồi. Cuối năm rà soát lại
máy san gạt từ cảng HPhòng thấy đơn hàng chưa thực hiện
-> Xưởng KQ
2 30/07/23 30/07/23 NVK23.07.72 Hạch toán chi phí vận chuyển hàng 6417 1388 12,000,000 Ghi giảm cp vận chuyển do Tại thời điểm phát sinh các CP đó dự kiến máy san
hóa nhập kho T07/2023 - v/c linh gạt này bán cho cty A thì đã HT CP vào ctrinh bán này rồi. Cuối năm rà soát lại
kiện bơm áp 18 xưởng KQ thấy đơn hàng chưa thực hiện
-> Kho HCM
3 24/12/23 24/12/23 NVK23.12.20 Bơm 47m THB 470C-8 bán 6417 1388 4,539,319 Các chi phí đăng kiểm này trong năm đã HT CP (Khi phát sinh đăng kiểm các máy
National Beton - CP đăng kiểm và dự kiến bán thì đã HT Nợ 6417). Tuy nhiên đến cuối năm rà soát các đơn hàng
dở dang/chưa thực hiện 2023 thì sẽ đưa CP sang TK trung gian 1388 (HT Nợ 138
- Có 6417). Khi thực tế thực hiện đơn hàng thì đưa nó về lại đúng CP công trình
4 24/12/23 24/12/23 NVK23.12.20 Bơm 43m THB 430C-8 bán Tây 6417 1388 4,292,525 Các chi phí đăng kiểm này trong năm đã HT CP (Khi phát sinh đăng kiểm các máy
Yên Tử - CP đăng kiểm và dự kiến bán thì đã HT Nợ 6417). Tuy nhiên đến cuối năm rà soát các đơn hàng
dở dang/chưa thực hiện 2023 thì sẽ đưa CP sang TK trung gian 1388 (HT Nợ 138
- Có 6417). Khi thực tế thực hiện đơn hàng thì đưa nó về lại đúng CP công trình
5 24/12/23 24/12/23 NVK23.12.20 Bơm 37m THB 370C-8 bán Tây 6417 1388 1,890,778 Các chi phí đăng kiểm này trong năm đã HT CP (Khi phát sinh đăng kiểm các máy
An - CP đăng kiểm và dự kiến bán thì đã HT Nợ 6417). Tuy nhiên đến cuối năm rà soát các đơn hàng
dở dang/chưa thực hiện 2023 thì sẽ đưa CP sang TK trung gian 1388 (HT Nợ 138
- Có 6417). Khi thực tế thực hiện đơn hàng thì đưa nó về lại đúng CP công trình
6 30/12/23 30/12/23 NVK23.12.35 Hạch toán điều chỉnh chi phí đăng 6417 1388 1,231,708 Các chi phí đăng kiểm này trong năm đã HT CP (Khi phát sinh đăng kiểm các máy
kiểm HĐ 22048 - TPC và dự kiến bán thì đã HT Nợ 6417). Tuy nhiên đến cuối năm rà soát các đơn hàng
dở dang/chưa thực hiện 2023 thì sẽ đưa CP sang TK trung gian 1388 (HT Nợ 138
- Có 6417). Khi thực tế thực hiện đơn hàng thì đưa nó về lại đúng CP công trình

Kết luận: Không có giao dịch bất thường nào

Lê Ngọc Lan 60 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

* Thứ hai là kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ theo mẫu chọn ngẫu nhiên.
Để đảm bảo các khoản chi phí là hợp lý, hợp lệ, có đầy đủ chứng từ chứng minh, KTV tiến hành chọn mẫu ngẫu
nhiên các nghiệp vụ theo công thức chọn mẫu mà công ty đã thiết lập từ trước để xác định số lượng mẫu cần kiểm tra chi
tiết. KTV thực hiện xem xét chi tiết khoản mục chi phí hoạt động để xác minh tính chính xác của số dư, từ đó thu thập đầy
đủ bằng chứng kiểm toán cụ thể để làm cơ sở đánh giá báo cáo tài chính của khách hàng. Cơ sở để tiến hành thủ tục này
phụ thuộc phần lớn vào xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên. Đối với chi phí bán hàng, kết quả công việc kiểm tra các
giao dịch bất thường được thể hiện ở GTLV số 70-632 (Bảng 2.10).
Bảng 2.10. GTLV số 70-632. Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ theo mẫu chọn.
70-632

Khách hàng: Công ty cổ phần ABC Người thực hiện LNL Ngày: 26.2.2024
Năm tài chính kết thúc: 31.12.2023 Người soát xét 1: LTT Ngày: 1.3.2024
Đối tượng: Chi phí bán hàng - Chi phí dịch vụ mua ngoài Người soát xét 2: TTL Ngày: 12.3.2024
Kiểm tra chi tiết mẫu chọn

Hoá đơn Hợp đồng/ Biên bản xác nhận khối lượng công việc hoàn thành Uỷ nhiệm chi
Ngày Ngày TK Thành tiền Thành tiền Tên
hạch chứng đối trước thuế trước thuế Nhà cung ngân
toán từ Số chứng từ Diễn giải TK ứng Phát sinh Nợ Số Ngày (VND) Nhà cung cấp Mô tả Số Ngày GTGT Mô tả cấp Ghi chú Ngày hàng Số tiền

1 27/09/23 27/09/23 MDV23.09.27 Căn cứ hóa đơn 6417 3311 1,650,000,000 252 17/09/23 1,650,000,000 Công ty cổ Phí dịch vụ vận Báo giá 11/08/23 1,650,000,000 Dịch vụ vận chuyển Công ty cổ Đặt cọc 17/08/23 BIDV 500,000,000
số 252 kc giá trị phần dịch vụ chuyển trạm bê tông trạm bê tông nhựa nóng phần DEF 500.000.000đ sau khi
vận chuyển trạm thương mại nhựa nóng 160m3/h 160m3/h SANY xác nhận đặt
trộn bán Cty Đèo TCE Sany SLB2000C8 SLB2000C8(từ cửa hàng,thanh toán phần
Cả (Cảng hữu theo hợp đồng vận khẩu hữu nghị,lạng sơn còn lại ngay sau khi
Nghị -> Ninh chuyển số đến Ninh phước, Ninh thực hiện xong đơn
Thuận) phải trả 1208/2023/HĐVC/AB thuận) hàng
DEF - 655 Diff - C-DEF ký ngày Biên bản xác nhận
NA khối lượng và giá trị thực
1,650,000,000 Dịch
hiệnvụ vận chuyển Công ty cổ 21/11/23 BIDV 1,282,000,000
13.8.2023 và biên trạm bê tông nhựa nóng phần DEF
bản xác nhận khối 160m3/h SANY
lượng và giá trị thực SLB2000C8(từ cửa
hiện ký ngày khẩu hữu nghị,lạng sơn
17.9.2023 diff - 1,782,000,000
Diff 132,000,000
VAT

Lê Ngọc Lan 61 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

2 23/11/23 23/11/23 MDV23.11.32 Căn cứ hóa đơn 6417 3311 650,000,000 359 11/11/23 650,000,000 Công ty cổ Lắp dựng trạm bê Báo giá 20/08/23 650,000,000 Lắp dựng trạm bê tông Công ty cổ Thanh toán 100% 30/08/23 BIDV 250,000,000
số 359, kc giá trị phần dịch vụ tông nhựa nóng nhựa nóng 160m3/h- phần dịch vụ sau khi thực hiện
lắp dựng trạm thương mại 160m3/h-Sany Sany thương mại xong đơn hàng
SLB2000C8 (Đèo TCE Model: SLB2000C8 Model:SLB2000C8 TCE
Cả) phải trả theo hợp đồng kinh tế Biên bản xác NA 650,000,000 Xác nhận khối lượng từ Công ty cổ 20/09/23 BIDV 180,000,000
Thương mại TCE số nhận khối ngày 24.8.2023- phần dịch vụ
(HĐ 2408) 2408/HĐKT/2023/TC lượng và giá 24.9.2023 Lắp dựng thương mại
E-SC ký ngày trị thực hiện trạm bê tông nhựa nóng TCE
24.08.2023 và biên 160m3/h-Sany
bản xác nhận khối Model:SLB2000C8
lượng và giá trị thực diff - 09/12/23 BIDV 272,000,000
hiện ký ngày 702,000,000
11.11.2023 Diff 52000000
VAT

3 09/05/23 09/05/23 MDV23.05.01 Chi phí mua túi 6413 3311 39,814,815 0005696 05/05/23 39,814,815 Công ty TNHH M69837-Túi 05/05/23 BIDV 43,000,000
tặng đối tác Louis Vuitton
VN
Diff 3,185,185
VAT

Phát hiện
Không có phát hiện nào
Kết luận
Không có ngoại trừ nào.

Lê Ngọc Lan 62 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

* Kiểm tra việc phân loại lại và trình bày các khoản chi phí lên Thuyết
minh BCTC
Các loại CPBH và CPQLDN phải được phân loại hợp lý và trình bày
đúng đắn lên BCTC hợp chuẩn mực kế toán Việt Nam. KTV sẽ tiến hành kiểm
tra việc phân loại trình bày CPBH và CPQLDN trên thuyết minh BCTC để đảm
bảo CSDL Trình bày (công bố) của 2 khoản mục này. Qua việc kiểm tra được
trình bày trên GTLV số 70-603 (Bảng 2.11), KTV thấy đơn vị phân loại hoàn
toàn đúng đắn, hợp lý và được lưu ở GTLV dưới đây.
Bảng 2.11. GTLV số 70-603. Kiểm tra nội dung thuyết minh BCTC của
khoản mục CPBH

70-603

Khách hàng: Công ty cổ phần ABC Người thực hiện: LNL Ngày: 26.2.2024
Năm tài chính kết thúc: 31.12.2023 Người soát xét 1: LTT Ngày: 1.3.2024
Đối tượng: Chi phí bán hàng Người soát xét 2: TTL Ngày: 12.3.2024
Thuyết minh báo cáo tài chính

CHI PHÍ BÁN HÀNG


Đơn vị: đồng
2023 2022

Chi phí vật liệu, bao bì 246,173,442 1,487,446,258


Khấu hao tài sản cố định 32,645,460 50,909,067
Chi phí nhân viên 4,429,651,127 4,250,476,982
Chi phí bảo hàng 286,320,624 458,439,631
Chi phí dịch vụ mua ngoài 42,819,304,570 12,037,418,233
Chi phí bằng tiền khác 1,397,811,824 657,665,512
49,211,907,047 18,942,355,683
70-600 70-600
Kết luận: Số liệu khoản mục chi phí bán hàng được trình bày hợp lý và đúng chỉ tiêu
trên thuyết minh báo cáo tài chính.

Lê Ngọc Lan 63 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

2.2.3. Thực trạng giai đoạn kết thúc kiểm toán


Kết thúc kiểm toán là công việc cuối cùng quan trọng trong quy trình
kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán khoản mục CPBH, CPQLDN nói
riêng, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quy trình kiểm toán. Ở giai đoạn
này, KTV hoàn thành các thủ tục kiểm tra, soát xét GTLV để đảm bảo chất
lượng của cuộc kiểm toán và đưa ra ý kiến về các khoản mục đã thực hiện kiểm
toán.
Tất cả các phát hiện của khoản mục CPBH và CPQLDN được KTC trình
bày trên giấy tờ làm việc theo mẫu bao gồm các nội dung sau: các bút toán đề
nghị điều chỉnh; các vấn đề cần nêu trong thư quản lý, các vấn đề đề nghị ban
Giám đốc giải trình bằng văn bản; các phát hiện của các khoản mục này; các
vấn đề chưa được giải quyết cần theo dõi; các vấn đề cần xem xét ở cuộc kiểm
toán năm sau.
* Kết luận về mục tiêu kiểm toán
Kết luận về khoản mục CPBH của công ty cổ phần ABC được trình bày
ở GTLV số 70-600 (Bảng 2.12).
Bảng 2.12. GTLV số 70-600. Leadsheet chi phí bán hàng.
70-600

Khách hàng: Công ty cổ phần ABC Người thực hiện: LNL Ngày: 26.2.2024
Năm tài chính kết thúc: 31.12.2023 Người soát xét 1: LTT Ngày: 1.3.2024
Đối tượng: Chi phí bán hàng Người soát xét 2: TTL Ngày: 12.3.2024
Leadsheet

Năm 2023 chưa Năm 2023 đã Năm 2022 đã


Số hiệu TK Tên TK kiểm toán Điều chỉnh kiểm toán kiểm toán
6411 Chi phí nhân viên 4,429,651,127 - 4,429,651,127 4,250,476,982
6412 Chi phí vật liệu, bao bì 3,504,772,370 - 3,504,772,370 1,475,155,428
6413 Chi phí dụng cụ, đồ dùng 1,799,417,599 - 1,799,417,599 12,290,830
6414 Chi phí khấu hao TSCĐ 32,645,460 - 32,645,460 50,909,067
6415 Chi phí bảo hành 286,320,624 - 286,320,624 458,439,631
6417 Chi phí dịch vụ mua ngoài 48,538,304,570 - 48,538,304,570 12,037,418,233
6418 Chi phí bằng tiền khác 1,397,811,824 - 1,397,811,824 657,665,512
Total 59,988,923,574 - 59,988,923,574 18,942,355,683
100-400, 70-601 70-603, 100-700 70-603, 100-700
Kết luận: Đạt đượ mục tiêu kiểm toán. CPBH năm 2023 không có sai sót trọng yếu nào cần điều chỉnh.
Tuy nhiên, doanh thu bán hàng năm 2023 của công ty cổ phần ABC có xu hướng giảm so với năm 2022, trong khi chi phí bán hàng vẫn
tăng. Điều này cho thấy công tác quản lý CPBH nói riêng và chi phí hoạt động kinh doanh nói chung của ABC chưa hiệu quả.

Lê Ngọc Lan 64 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

* Kiến nghị của KTV


Để giúp công ty cổ phần ABC hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý
CPBH nói riêng và chi phí sản xuất kinh doanh nói chung, kiểm toán viên đưa
ra một số kiến nghị như sau:
Một là xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi phí hợp
lý. BGĐ công ty cổ phần ABC cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi
phí cho từng hoạt động, sản phẩm, dịch vụ dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá
khoa học, phù hợp với thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Hệ thống tiêu chuẩn,
định mức chi phí cần được cập nhật định kỳ để đảm bảo tính chính xác và phù
hợp với tình hình thay đổi của thị trường và điều kiện kinh doanh.
Hai là tăng cường công tác lập dự toán, theo dõi, kiểm soát chi phí thực
tế phát sinh. BGĐ công ty cần quan tâm hơn, chỉ đạo sát sao việc lập dự toán,
theo dõi, kiểm soát chi phí thực tế phát sinh. Nhân sự phòng kế toán cần lập
báo cáo chi phí định kỳ, tham mưu cho BGĐ các giải pháp để tiết kiệm chi phí,
nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Các phòng ban có liên quan cần báo cáo
kịp thời cho BGĐ và phòng kế toán về các trường hợp chi phí phát sinh vượt
dự toán hoặc có dấu hiệu lãng phí. Công ty cần theo dõi sát sao chi phí thực tế
phát sinh trong quá trình thực hiện và đối chiếu với dự toán đã lập, phân tích
nguyên nhân sai lệch (nếu có) và đề xuất biện pháp khắc phục kịp thời.
Ba là phân tích, đánh giá định kỳ hiệu quả sử dụng các nguồn lực, đề
xuất biện pháp cải thiện. Công ty ABC nên định kỳ phân tích, đánh giá hiệu
quả sử dụng các nguồn lực tài chính, vật tư, nhân công trong hoạt động sản xuất
kinh doanh, xác định các nguồn lực sử dụng chưa hiệu quả và đề xuất biện pháp
cải thiện. Ngoài ra, công ty có thể áp dụng các tiến bộ trong công nghệ để tiết
kiệm chi phí, tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt
động.
Việc thực hiện các kiến nghị trên sẽ giúp công ty cổ phần ABC quản lý

Lê Ngọc Lan 65 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

chi phí hiệu quả hơn, từ đó góp phần nâng cao lợi nhuận và hiệu quả hoạt động
kinh doanh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Chương 2 của luận văn đã trình bày thực trạng quy trình kiểm toán chi
phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC do Công
ty TNHH Kiểm toán KTC thực hiện, cụ thể:
Một là khái quát chung về công ty TNHH Kiểm toán KTC, trong đó làm
rõ: Lịch sử hình thành và quá trình phát triển, Đặc điểm tổ chức hoạt động và
các dịch vụ, Tình hình hoạt động và kết quả HĐKD trong một vài năm gần đây,
Đặc điểm tổ chức công toán kiểm toán báo cáo tài chính của công ty TNHH
Kiểm toán KTC.
Hai là thực trạng quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán
KTC thực hiện ở 3 giai đoạn: giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, giai đoạn thực
hiện kiểm toán và giai đoạn kết thúc kiểm toán.
Kết quả nghiên cứu của chương 2 là cơ sở để em đưa ra đánh giá của
mình về quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán KTC thực hiện,
từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục
CPBH và CPQLDN ở chương 3 của luận văn.

Lê Ngọc Lan 66 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ BÁN
HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP DO CÔNG TY TNHH
KIỂM TOÁN KTC THỰC HIỆN

3.1. Đánh giá quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm
toán KTC thực hiện
3.1.1. Đánh giá về ưu điểm
Quy trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN của công ty TNHH
Kiểm toán KTC thực hiện thể hiện sự tuân thủ chặt chẽ các quy định kiểm toán
hiện hành. Các bước kiểm toán được thiết kế và xây dựng theo trình tự logic,
khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác hiệu quả với khách hàng.
* Đối với giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán CPBH và CPQLDN tại công ty TNHH
Kiểm toán KTC được thực hiện một cách bài bản các bước công việc, tuân thủ
đúng theo quy định và đảm bảo hiệu quả cao. KTV thực hiện đầy đủ các bước
công việc theo quy định, thiết lập chương trình kiểm toán cụ thể, khoa học, định
hướng rõ ràng các bước công việc. Chương trình kiểm toán do công ty thiết kế
được đánh giá cao bởi tính linh hoạt, phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam
và thông lệ chung quốc tế. Bên cạnh đó, Công ty linh hoạt điều phối nhân sự
phù hợp với từng cuộc kiểm toán, đảm bảo chất lượng kiểm toán. Trưởng nhóm
kiểm toán có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, kiểm soát và hướng
dẫn chính cho cuộc kiểm toán. Việc phân công công việc được chia theo cấp
bậc của mỗi thành viên trong nhóm kiểm toán, kết hợp giữa các phần hành,
nâng cao hiệu quả công việc, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chương trình kiểm toán ưu việt, sự linh hoạt trong
điều phối nhân sự và phân công công việc hợp lý là một trong những yếu tố

Lê Ngọc Lan 67 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

quan trọng giúp KTC thực hiện hiệu quả giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
CPBH và CPQLDN.
* Đối với giai đoạn thực hiện kiểm toán
Trong giai đoạn này, Kiểm toán viên tiến hành thực hiện các thử nghiệm
cơ bản bao gồm thủ tục phân tích cơ bản và thủ tục kiểm tra chi tiết nhằm thu
thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp. Mỗi thủ tục kiểm toán được
thể hiện trên giấy tờ làm việc của KTV, các GTLV đều có đầy đủ mục tiêu,
cách thực hiện, kết luận cho từng thủ tục kiểm toán.
Ngoài ra, Kiểm toán viên sử dụng kết hợp nhiều kỹ thuật khác như kiểm
tra, tính toán, phân tích để thu thập bằng chứng kiểm toán một cách linh hoạt.
Việc kiểm toán khoản mục CPBH, CPQLDN được phối hợp chặt chẽ với
kiểm toán các khoản mục khác có liên quan để đi đến ý kiến thống nhất, tránh
thực hiện trùng lặp các thủ tục kiểm toán, qua đó giúp tiết kiệm thời gian, chi
phí.
KTC đã áp dụng các thủ tục đã thiết kế trong chương trình kiểm toán
CPBH và CPQLDN một cách bài bản, khoa học, đầy đủ, đảm bảo thu thập đầy
đủ bằng chứng kiểm toán và phối hợp hiệu quả với kiểm toán các khoản mục
khác. Nhờ đó, chất lượng kiểm toán được nâng cao, tiết kiệm thời gian và chi
phí cho cả KTC và khách hàng.
* Đối với giai đoạn kết thúc kiểm toán
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV tổng hợp kết quả kiểm toán
khoản mục CPBH, CPQLDN và báo cáo với trưởng nhóm kiểm toán về các
phát hiện trong quá trình kiểm toán. Kiểm toán viên phụ trách kiểm toán khoản
mục CPBH, CPQLDN đưa ra kết luận về mức độ tin cậy đối với hai khoản mục
này và giải thích rõ ràng cơ sở và bằng chứng xác minh cho kết.
Ngoài ra, trong giai đoạn này, KTV luôn cập nhật các sự kiện phát sinh
sau ngày lập BCTC để phát hiện sai sót (nếu có), đảm bảo số liệu CPBH,

Lê Ngọc Lan 68 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

CPQLDN trên BCTC sau khi kiểm toán được trình bày một cách trung thực và
hợp lý.
Báo cáo kiểm toán trải qua tối thiểu 3 cấp soát xét trước khi phát hành.
Quy trình kiểm soát chất lượng này góp phần tạo dựng uy tín cho KTC trên thị
trường.
Giai đoạn kết thúc kiểm toán CPBH và CPQLDN tại KTC được thực
hiện một cách cẩn trọng, đảm bảo chất lượng cao. Việc tổng hợp kết quả, quan
tâm đến sự kiện sau ngày lập BCTC và kiểm soát chất lượng báo cáo kiểm toán
chặt chẽ giúp KTC cung cấp cho khách hàng những báo cáo kiểm toán chính
xác, đáng tin cậy.
Quy trình kiểm toán CPBH và CPQLDN bài bản, khoa học cùng hệ thống
kiểm soát chất lượng chặt chẽ là yếu tố then chốt giúp KTC khẳng định vị thế
và uy tín trên thị trường dịch vụ kiểm toán.
3.1.2. Đánh giá về hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, quy trình kiểm toán BCTC nói chung
và kiểm toán khoản mục CPBH, CPQLDN nói riêng vẫn còn tồn tại một số
hạn chế, cụ thể như sau:
3.1.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch
Đối với việc thu thập thông tin khách hàng, VSA số 315 – Xác định và
đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm
toán và môi trường của đơn vị – yêu cầu KTV phải tìm hiểu các thông tin sau:
Ngành nghề kinh doanh, các quy định pháp lý và các yếu tố bên ngoài khác,
bao gồm cả khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng; Đặc
điểm của đơn vị (bao gồm: (i) Lĩnh vực hoạt động; (ii) Loại hình sở hữu và bộ
máy quản trị; (iii) Các hình thức đầu tư mà đơn vị đang và sẽ tham gia, kể cả
đầu tư vào các đơn vị có mục đích đặc biệt và (iv) Cơ cấu tổ chức, sản xuất
kinh doanh và quản lý và cơ cấu nguồn vốn của đơn vị); Các chính sách kế

Lê Ngọc Lan 69 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

toán mà đơn vị lựa chọn áp dụng và lý do thay đổi (nếu có); Mục tiêu, chiến
lược của đơn vị và những rủi ro kinh doanh có liên quan mà có thể dẫn đến rủi
ro có sai sót trọng yếu và Việc đo lường và đánh giá kết quả hoạt động của đơn
vị. Việc thu thập đầy đủ thông tin về đơn vị khách hàng và môi trường hoạt
động giúp KTV phản ánh đầy đủ tình hình thực tế của doanh nghiệp, đánh giá
rủi ro kinh doanh hợp lý và đầy đủ, từ đó xác định xác định được ROMM,
RRPH dự kiến và xây dựng chương trình kiểm toán phù hợp. Tuy nhiên, KTV
của KTC mới chỉ thu thập các thông tin cơ bản như: ngành nghề kinh doanh,
đặc điểm của đơn vị và các chính sách kế toán mà đơn vị lựa chọn áp dụng,
chưa tìm hiểu về Mục tiêu, chiến lược của đơn vị và những rủi ro kinh doanh
có liên quan mà có thể dẫn đến rủi ro có sai sót trọng yếu và Việc đo lường và
đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị. Hiểu biết về rủi ro kinh doanh mà đơn
vị đối mặt sẽ làm tăng khả năng phát hiện rủi ro có sai sót trọng yếu, vì hầu hết
những rủi ro kinh doanh sẽ gây ra hậu quả tài chính, do đó làm ảnh hưởng tới
báo cáo tài chính của đơn vị. Việc đo lường và đánh giá nội bộ có thể cho thấy
các kết quả hoặc xu hướng không mong đợi đòi hỏi Ban Giám đốc phải xác
định nguyên nhân và tiến hành những biện pháp khắc phục, đồng thời cũng có
thể chỉ ra cho kiểm toán viên thấy các rủi ro có sai sót liên quan đến báo cáo tài
chính là có thực. Việc thu thập chưa đầy đủ các thông tin cần thiết có thể không
phản ánh đầy đủ tình hình thực tế của doanh nghiệp, việc đánh giá rủi ro kinh
doanh không hợp lý và đầy đủ. Điều này có thể dẫn đến những sai sót trong quá
trình kiểm toán, gây ảnh hưởng đến uy tín của KTV.
Đối với việc phân tích sơ bộ BCTC, VSA số 520 – Thủ tục phân tích –
có nêu: “Các thủ tục phân tích bao gồm việc so sánh các thông tin tài chính của
đơn vị với: (1) Thông tin có thể so sánh của các kỳ trước; (2) Các kết quả dự
tính của đơn vị và (3) Các thông tin tương tự của ngành, như so sánh tỷ suất
doanh thu bán hàng trên các khoản phải thu của đơn vị được kiểm toán với số

Lê Ngọc Lan 70 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

liệu trung bình của ngành, hoặc với các đơn vị khác trong cùng ngành có cùng
quy mô hoạt động.” Việc thực hiện thủ tục phân tích ban đầu mà KTV của KTC
còn hạn chế vì chưa có sự so sánh với mức chi phí trung bình của ngành, lĩnh
vực mà doanh nghiệp đang hoạt động. Ngoài ra, VSA 315 cũng nêu: “Các thủ
tục phân tích cũng bao gồm việc xem xét các mối quan hệ như: (1) Mối quan
hệ giữa các yếu tố của thông tin tài chính được kỳ vọng theo một chiều hướng
có thể dự đoán được dựa trên kinh nghiệm của đơn vị được kiểm toán, như tỷ
lệ lãi gộp và (2) Mối quan hệ giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính
có liên.” Tuy nhiên, thủ tục phân tích được KTV thực hiện mới chỉ tập trung
vào các thông tin tài chính và mối quan hệ giữa các thông tin tài chính như sự
biến động của CPBH, CPQLDN và tỷ lệ CPBH, CPQLDN trên doanh thu của
năm nay so với năm trước, chưa phân tích các thông tin phi tài chính có liên
quan, mối quan hệ giữa các thông tin tài chính và thông tin tài chính có liên
quan. Điều này khiến cho đánh giá của KTV về CPBH và CPQLDN chưa đầy
đủ và chính xác.
3.1.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Đối với việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, KTV đánh giá KSNB
cấp độ toàn DN hoạt động hiệu quả nhưng lại không tiến hành thử nghiệm kiểm
soát. Chương trình kiểm toán CPBH và CPQLDN hiện tại cho thấy sự thiếu sót
trong việc áp dụng các thử nghiệm KSNB đối với hai khoản mục chi phí này.
Theo VSA số 330 – Biện pháp xử lý của kiểm toán viên đối với rủi ro đã đánh
giá, kiểm toán viên phải thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để thu
thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về tính hữu hiệu của hoạt động
kiểm soát có liên quan nếu: (a) Khi đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp
độ cơ sở dẫn liệu, kiểm toán viên kỳ vọng rằng các kiểm soát hoạt động hiệu
quả (nghĩa là: kiểm toán viên có ý định dựa vào tính hữu hiệu của hoạt động
kiểm soát để xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thử nghiệm cơ

Lê Ngọc Lan 71 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

bản); hoặc (b) Nếu chỉ thực hiện các thử nghiệm cơ bản thì không thể cung cấp
đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp ở cấp độ cơ sở dẫn liệu. Việc không
thực hiện các thử nghiệm đầy đủ khiến phải dành nhiều thời gian hơn cho các
thử nghiệm kiểm toán khác, ảnh hưởng đến chất lượng chung của cuộc kiểm
toán.
Đối với việc thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết, theo VSA số 330 yêu cầu
kiểm toán viên phải thiết kế và thực hiện các thử nghiệm cơ bản đối với từng
nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh trọng yếu. VSA số
330 có nêu: “Nếu kiểm toán viên đã xác định rủi ro có sai sót trọng yếu đã
được đánh giá ở cấp độ cơ sở dẫn liệu là rủi ro đáng kể thì kiểm toán viên phải
thực hiện các thử nghiệm cơ bản để xử lý rủi ro này. Nếu chỉ thực hiện thử
nghiệm cơ bản đối với một rủi ro đáng kể thì thử nghiệm cơ bản phải bao gồm
kiểm tra chi tiết.” Đối với CPBH và CPQLDN, sự phát sinh, đầy đủ và tính
đúng kỳ thường là các CSDL có rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu cao. Tuy nhiên,
trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV không thực hiện kiểm tra tính đúng
kỳ của CPBH và CPQLDN, điều này dẫn đến việc không đảm bảo CSDL “đúng
kỳ” của hai khoản mục này.
3.1.2.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Đối với việc soát xét công việc của kiểm toán viên thực hiện, VSA số
220 – Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính – yêu cầu
KTV phải hoàn thành việc soát xét kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán
trước ngày lập báo cáo kiểm toán, hồ sơ ghi chép việc soát xét kiểm soát chất
lượng có thể được hoàn thành tại ngày hoặc ngay sau ngày lập báo cáo kiểm
toán, như một phần của hồ sơ kiểm toán cuối cùng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy,
một số trường hợp hồ sơ ghi chép việc soát xét kiểm soát chất lượng của KTC
được hoàn thiện sau ngày lập báo cáo kiểm toán do việc soát xét kiểm soát chất
lượng của cuộc kiểm toán chưa được hoàn thành trước cuộc kiểm toán. Việc

Lê Ngọc Lan 72 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

hoàn thiện hồ sơ ghi chép việc soát xét kiểm soát chất lượng muộn không tuân
thủ quy định của chuẩn mực, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho chất lượng kiểm toán. Hồ
sơ kiểm toán không đầy đủ, thiếu minh bạch, gây khó khăn trong việc theo dõi,
đánh giá chất lượng kiểm toán.
3.1.3. Nguyên nhân của hạn chế và bài học kinh nghiệm rút ra từ thực
trạng
3.1.3.1. Nguyên nhân của những hạn chế
* Nguyên nhân từ phía Nhà nước
Nhìn chung, hệ thống luật, hệ thống chuẩn mực kế toán và hệ thống
chuẩn mực kiểm toán tại Việt Nam tương đối đầy đủ nhưng vẫn còn một số hạn
chế cần được khắc phục. Hạn chế đầu tiên các hệ thống này là thiếu tính cập
nhật. Việc ban hành các thông tư, quyết định sửa đổi, bổ sung thường diễn ra
vào cuối năm tài chính, khiến KTV gặp khó khăn trong việc cập nhật và áp
dụng kịp thời. Sự thay đổi liên tục của các văn bản liên quan đến thuế, kế toán,
kiểm toán gây áp lực cho KTV trong việc cập nhật kiến thức và áp dụng đúng
chuẩn mực. Hạn chế thứ hai của các hệ thống này là tính rườm rà. Hệ thống
luật và hệ thống chuẩn mực hiện hành còn nhiều quy định rườm rà, phức tạp
gây khó khăn cho việc áp dụng thực tế. Việc thiếu hướng dẫn cụ thể cho một
số trường hợp đặc biệt dẫn đến tình trạng KTV gặp khó khăn trong việc thực
hiện công việc kiểm toán, dẫn đến chất lượng kiểm toán bị ảnh hưởng. Doanh
nghiệp kiểm toán và khách hàng gặp bất đồng quan điểm trong việc áp dụng
luật và chuẩn mực kế toán, kiểm toán, dẫn đến tranh chấp và kiện tụng.
* Nguyên nhân từ phía Công ty kiểm toán
Công ty TNHH Kiểm toán KTC đang đối mặt với một số thách thức ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động, bao gồm:
Đầu tiên là áp lực công việc cao. Lịch kiểm toán dày đặc khiến KTV của
Công ty phải chịu áp lực công việc lớn trong thời gian ngắn. Khối lượng công

Lê Ngọc Lan 73 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

việc lớn dẫn đến tình trạng KTV phải làm việc nhiều giờ, ảnh hưởng đến sức
khỏe và hiệu suất làm việc.
Thứ hai là việc chuẩn bị tài liệu cho kiểm toán được thực hiện chưa tốt.
Do lịch công tác dày đặc, KTC chưa chú trọng đến việc yêu cầu khách hàng
chuẩn bị đầy đủ tài liệu trước khi kiểm toán. KTV phải dành thời gian tìm kiếm
và thu thập thông tin, ảnh hưởng đến tiến độ kiểm toán.
Thứ ba là quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ chưa hiệu quả.
KTC sử dụng chủ yếu bảng câu hỏi đóng để thu thập thông tin và đánh giá hệ
thống KSNB trên cấp độ toàn DN. Đầu tiên, mẫu GTLV do KTC thiết kế số
30-900 để đánh giá KSNB trên cấp độ toàn DN là bảng câu hỏi đóng, thiếu đi
tính linh hoạt và chưa thực sự phù hợp với đặc thù của từng loại hình doanh
nghiệp. Việc đánh giá dựa trên bảng câu hỏi đóng dẫn đến kết quả thiếu chính
xác, không phản ánh đầy đủ rủi ro kiểm soát của doanh nghiệp. Hạn chế tiếp
theo là viêc thiếu mẫu biểu đánh giá KSNB và bỏ qua thử nghiệm kiểm soát.
KTC chưa có mẫu biểu đánh giá KSNB dành riêng cho từng phần hành cụ thể
như CPBH và CPQLDN. Việc thiếu mẫu biểu đánh giá chuyên sâu khiến KTV
gặp khó khăn trong việc đánh giá chi tiết hệ thống KSNB của từng phần hành,
dẫn đến việc bỏ sót rủi ro kiểm soát trong quá thực hiện kiểm toán. Trong quá
trình thực hiện kiểm toán, KTV thường bỏ qua việc thực hiện các thử nghiệm
kiểm soát đối với hệ thống KSNB. Việc bỏ qua thử nghiệm kiểm soát dẫn đến
việc đánh giá rủi ro kiểm soát thiếu tin cậy, ảnh hưởng đến chất lượng kiểm
toán, dẫn đến nguy cơ phát sinh sai sót kiểm toán cao.
* Nguyên nhân từ phía khách hàng
Công tác kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán KTC thực hiện
đang gặp một số khó khăn do một số nguyên nhận từ phía đơn vị khách hàng.
Nguyên nhân đầu tiên là sự chậm trễ từ phía khách hàng trong việc cung cấp
đầy đủ các tài liệu cần thiết cho công tác kiểm toán. Một số khách hàng chưa

Lê Ngọc Lan 74 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

thực sự hợp tác trong việc cung cấp đầy đủ và đúng hạn các tài liệu cần thiết
cho công tác kiểm toán, điều này ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện kiểm toán,
dẫn đến tăng chi phí kiểm toán và giảm chất lượng kiểm toán. Nguyên nhân thứ
hai là do hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng hoạt động chưa thực
sự hiệu lực, hiệu quả. Không phải doanh nghiệp nào cũng có hệ thống KSNB
hoạt động hiệu quả. Việc thiếu hụt hoặc hoạt động kém hiệu quả của KSNB
khiến KTV gặp khó khăn trong việc đánh giá rủi ro kiểm soát và áp dụng thủ
tục kiểm soát phù hợp. Các hạn chế của đơn vị khách hàng khiến KTV gặp khó
khăn trong việc thu thập bằng chứng kiểm toán, dẫn đến chất lượng kiểm toán
bị ảnh hưởng, làm tăng nguy cơ phát sinh sai sót kiểm toán.
3.1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực trạng
Đầu tiên, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV cần tuân thủ đầy
đủ các yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán hiện hành. Việc tuân thủ chuẩn mực
kiểm toán sẽ đảm bảo tính chuyên nghiệp, khách quan và đáng tin cậy của báo
cáo kiểm toán, tránh các sai sót do làm nhanh, vội vàng hoặc thiếu sự cẩn trọng
trong việc đánh giá rủi ro kiểm soát và lập chương trình kiểm toán. Đối với
khách hàng kiểm toán cũ, KTV cần cập nhật đầy đủ thông tin về những thay
đổi của hệ thống kiểm soát nội bộ trong năm tài chính hiện tại, không nên chỉ
dựa vào các hồ sơ, tài liệu kiểm toán của những năm trước để đánh giá rủi ro
kiểm soát. Việc cập nhật thông tin KSNB giúp KTV có đánh giá chính xác hơn
về rủi ro kiểm soát và lập chương trình kiểm toán phù hợp. Ngoài ra, giấy tờ
làm việc liên quan đến đánh giá hệ thống KSNB của công ty cần cần được linh
hoạt hóa để phù hợp với từng đối tượng khách hàng cụ thể, tránh sử dụng mẫu
đánh giá chung chung cho tất cả các khách hàng. Cần có các mẫu GTLV để
đánh giá riêng biệt cho từng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động và quy mô doanh
nghiệp khác nhau.

Lê Ngọc Lan 75 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Thứ hai, trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV cần linh hoạt hơn áp
dụng các thủ tục kiểm toán phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng khách hàng,
tránh áp dụng máy móc các thủ tục kiểm toán mà không xem xét đến đặc thù
ngành nghề, lĩnh vực hoạt động và quy mô doanh nghiệp của khách hàng. Đối
với thử nghiệm cơ bản, KTV cần xây dựng GTLV riêng biệt dùng để đánh giá
KSNB đối với từng phần hành cụ thể. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, KTV
cần cân nhắc phân bổ thời gian thực hiện các phần công việc được giao một
cách hợp lý, đảm bảo dành đủ thời gian cho các phần quan trọng, có rủi ro cao,
tránh tình trạng dồn dập, vội vàng trong giai đoạn cuối của cuộc kiểm toán.
Thứ ba, để đảm bảo chất lượng cho cuộc kiểm toán, KTV cần chủ động
liên hệ với khách hàng để thu thập đầy đủ các hồ sơ bổ sung liên quan sau khi
kết thúc kiểm toán và trước thời gian phát hành báo cáo kiểm toán. Các hồ sơ
bổ sung này có thể bao gồm các văn bản giải thích, tài liệu chứng minh, số liệu
thống kê... Việc thu thập đầy đủ hồ sơ bổ sung giúp KTV có cơ sở để hoàn thiện
báo cáo kiểm toán và đưa ra ý kiến kiểm toán chính xác.
3.2. Định hướng phát triển và sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm
toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán
báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán KTC thực hiện
3.2.1. Định hướng phát triển của công ty TNHH Kiểm toán KTC trong
những năm tới
Nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều thách thức do đại dịch
COVID-19, căng thẳng địa chính trị và sự suy giảm tốc độ tăng trưởng của
Trung Quốc. Nhiều tổ chức quốc tế cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế trong
năm 2024, gây áp lực lớn lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong
bối cảnh thị trường phức tạp như hiện tại, nhiều doanh nghiệp tiềm ẩn nguy cơ
vi phạm trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ban lãnh đạo của KTC luôn coi
trọng việc tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động nghề nghiệp, đặc biệt là

Lê Ngọc Lan 76 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và kiểm toán. Đồng thời, đề xuất định hướng
phát triển tương lai, không ngừng gia tăng sức mạnh để xây dựng nền tảng vững
chắc cho sự phát triển bền vững. Công ty sở hữu đội ngũ kiểm toán viên và
chuyên gia tư vấn có trình độ, kinh nghiệm và phong cách làm việc chuyên
nghiệp. Định hướng phát triển của công ty là mang lại giá trị bền vững và thịnh
vượng cho khách hàng, hướng đến cung cấp nhiều dịch vụ kế toán và kiểm toán
hơn. Cụ thể:
+ Hoàn thành sứ mệnh niềm tin của xã hội, vì sự phát triển của khách hàng,
vì sự thành công và hạnh phúc của nhân viên công ty.
+ Duy trì sự tin cậy cho các nhà đầu tư và công chúng.
+ Các bộ và nhân viên công ty luôn có ý thức tạo dựng mối quan hệ thân
thiết và bền vững với khách hàng, luôn vì lợi ích của khách hàng nhưng không
thỏa hiệp các vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, duy trì tinh thần đồng
đội, sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trách nhiệm của nhân viên công ty
vì sự thành công và hạnh phúc của khách hàng và đồng nghiệp, lãnh đạo và
nhân viên công ty sẽ không ngừng học hỏi và rèn luyện để nâng cao nhận thức,
để tạo lập được những quan điểm đúng và hành động đúng.
+ Công ty TNHH Kiểm toán KTC sẽ tiếp tục đa dạng hóa các loại hình
dịch vụ, tiếp tục hoàn thiện và nâng cao quy trình nghiệp vụ nhằm nâng cao
chất lượng dịch vụ, đem lại giá trị gia tăng cho khách hàng. Ngoài ra, công ty
sẽ chú trọng vào đầu tư cơ sở vật chất, hoàn thiện kỹ thuật nhằm phục vụ tốt
nhất cho công việc.
Trong tương lai, số lượng khách hàng của KTC sẽ không ngừng tăng lên,
vì vậy công ty đang chú trọng vào việc tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực
đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ kiểm toán viên của KTC được
đào tạo và cập nhật liên tục các chương trình, nội dung mới về kiểm toán, kế
toán, thuế cũng như trình độ ngoại ngữ phục vụ cho các cuộc kiểm toán. Bên

Lê Ngọc Lan 77 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

cạnh đó, công ty chú trọng việc nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán tương
xứng với trình độ trong khu vực và quốc tế. Trong môi trường cạnh tranh cao
như hiện nay, công ty đang phải cạnh tranh nhiều với các công ty kiểm toán
khác. Tuy nhiên, với đội ngũ ban lãnh đạo có năng lực, giàu tâm huyết; đội ngũ
cán bộ nhân viên năng động, nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm, chắc chắn KTC sẽ
không ngừng phát triển và ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường
cung cấp dịch vụ đảm bảo và soát xét nói riêng, các dịch vụ chuyên môn khác
mà công ty cung cấp nói chung.
3.2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí bán hàng
và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do công
ty TNHH Kiểm toán KTC thực hiện
Trên hành trình đổi mới và hội nhập mạnh mẽ, Việt Nam đang nắm bắt
những thời cơ to lớn nhưng cũng đối mặt với không ít thách thức. Việc tham
gia các Hiệp định thương mại tự do quan trọng như Hiệp định Đối tác Kinh tế
Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên
minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái
Bình Dương (CPTPP)… mở ra cánh cửa cho doanh nghiệp Việt vươn ra thị
trường quốc tế, đồng thời gia tăng yêu cầu về tính minh bạch và quản trị doanh
nghiệp. Trong bức tranh phát triển chung ấy, lĩnh vực kiểm toán đóng vai trò
vô cùng quan trọng. Ý kiến của kiểm toán viên về Báo cáo tài chính không chỉ
là kim chỉ nam cho các nhà đầu tư đưa ra quyết định kinh doanh sáng suốt, mà
còn góp phần nâng cao uy tín và minh bạch cho các doanh nghiệp, đặc biệt là
các công ty tài chính.
Do đó, việc hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí bán hàng bán quản lý
và chi phí quản lý doanh nghiệp nói riêng và quy trình kiểm toán BCTC nói
chung do kiểm toán độc lập thực hiện là một vấn đề cấp thiết. Điều này xuất
phát từ những yêu cầu sau:

Lê Ngọc Lan 78 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Đầu tiên, xuất phát từ thực tiễn, vai trò của kiểm toán độc lập ngày càng
trở nên quan trọng trong nền kinh tế hiện đại. Nhu cầu sử dụng thông tin tài
chính kế toán tăng cao cùng với sự phát triển kinh tế, dẫn đến sự mở rộng và
phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực kiểm toán. Xã hội ngày càng phát triển, thông
tin dễ dàng tiếp cận hơn. Tuy nhiên, "bùng nổ thông tin" cũng đi kèm với nguy
cơ rủi ro, sai lệch và thiếu tin cậy trong các thông tin kinh tế. Trong bối cảnh
đó, nhu cầu về tính minh bạch của thông tin tài chính càng trở nên cấp thiết hơn
bao giờ hết. Các đối tượng sử dụng và quan tâm đến thông tin tài chính của
doanh nghiệp ngày càng đa dạng, bao gồm nhà đầu tư, ban quản trị, ngân hàng
và các tổ chức tín dụng, nhà cung cấp, khách hàng, người lao động... Do vậy,
việc hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN nói riêng
và tất cả các quy trình kiểm toán khác nói chung, là một yêu cầu tất yếu và
khách quan mà các doanh nghiệp kiểm toán cần thực hiện.
Thứ hai, hoàn thiện quy trình kiểm toán góp phần nâng cao năng lực cạnh
tranh trên thị trường cung cấp dịch vụ soát xét và đảm bảo nói riêng và các dịch
vụ chuyên môn khác nói chung. Ngành kiểm toán tại Việt Nam tuy mới mẻ
nhưng lại có tốc độ phát triển ấn tượng, thể hiện qua sự ra đời hàng loạt công
ty kiểm toán độc lập. Việc mở rộng nền kinh tế và hội nhập quốc tế đang và sẽ
gia tăng sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty kiểm toán, cả trong nước và
quốc tế. Do đó, nâng cao năng lực cạnh tranh là chìa khóa để các công ty kiểm
toán Việt Nam tồn tại và vươn ra thị trường toàn cầu. Để đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của khách hàng và tối ưu hóa lợi nhuận, các hãng kiểm toán cần tập
trung vào chất lượng và đa dạng hóa dịch vụ cung cấp. Chất lượng dịch vụ thể
hiện qua năng lực của đội ngũ nhân viên, ứng dụng công nghệ tiên tiến, năng
lực tổ chức và quản lý hiệu quả. Các công ty kiểm toán đều nhận thức rõ rằng
chất lượng kiểm toán chính là yếu tố then chốt quyết định năng lực cạnh tranh
và sự phát triển của doanh nghiệp.

Lê Ngọc Lan 79 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Thứ ba, hoàn thiện quy trình kiểm toán là yêu cầu thiết yếu để các công
ty kiểm toán thích ứng với những thay đổi liên tục của chuẩn mực, chế độ kế
toán và kiểm toán hiện hành. Đặc biệt tại Việt Nam, hệ thống quy định về thuế
thường xuyên được sửa đổi, bổ sung và ban hành mới. Chương trình kiểm toán
của các hãng kiểm toán thường được xây dựng dựa trên những chuẩn mực kế
toán và các chế độ kế toán đang áp dụng. Tuy nhiên, do xu thế phát triển không
ngừng thay đổi trong nước và quốc tế, các chuẩn mực và chế độ này cũng cần
được điều chỉnh để phù hợp với thực tế. Do đó, việc cập nhật thường xuyên
những thay đổi này là vô cùng quan trọng để hoàn thiện quy trình kiểm toán.
Thứ tư, hoàn thiện quy trình kiểm toán CPBH và CPQLDN là một giải
pháp thiết yếu để khắc phục những hạn chế đang tồn tại trong hoạt động kiểm
toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán KTC. Sự phát triển không ngừng của
KTC dẫn đến nhu cầu mở rộng hoạt động kiểm toán và nâng cao chất lượng
dịch vụ. Tuy nhiên, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực
phục vụ cho hoạt động kiểm toán hiện nay chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu. Đặc
biệt vào các mùa cao điểm kiểm toán, tình trạng thiếu hụt kiểm toán viên thường
xuyên xảy ra, dẫn đến việc các kiểm toán viên phải làm việc thêm giờ, ảnh
hưởng đến sức khỏe và hiệu quả công việc.
Thứ năm, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đóng vai trò
quan trọng trong BCTC của doanh nghiệp. Tuy là những chi phí gián tiếp,
CPBH và CPQLDN là các yếu tố không thể thiếu trong mỗi mô hình hoạt động,
ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh như lợi nhuận
trước thuế TNDN, chi phí thuế TNDN, lợi nhuận sau thuế TNDN... Do đó, việc
hoàn thiện quy trình kiểm toán CPBH và CPQLDN là điều thiết yếu và hết sức
quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả cuộc kiểm toán BCTC.

Lê Ngọc Lan 80 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

3.3. Nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí bán
hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính
do công ty TNHH Kiểm toán KTC thực hiện
3.3.1. Nguyên tắc hoàn thiện
Để đảm bảo cho việc hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục CPBH
và CPQLDN trong kiểm toán BCTC có tính khả thi thì các nội dung đưa ra phải
đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau:
+ Nguyên tắc phải phù hợp với thông lệ quốc tế, chuẩn mực kiểm toán Việt
Nam và luật pháp Việt Nam.
+ Nguyên tắc phải phù hợp với xu hướng thời đại.
+ Nguyên tắc phải đơn giản, rõ ràng, dễ làm, dễ kiểm tra, kiểm soát và tiết
kiệm được chi phí.
+ Việc hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN phải
được thực hiện thường xuyên và phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của khách
hàng.
3.3.2. Yêu cầu hoàn thiện
* Đối với công ty TNHH Kiểm toán KTC
Về xây dựng quy trình: KTC phải thường xuyên cập nhật các kiến thức
mới nhất về chuẩn mực kiểm toán, hệ thống pháp luật và thực tiễn kiểm toán
để hoàn thiện quy trình kiểm toán cho các khoản mục nói chung và CPBH,
CPQLDN nói riêng, sử dụng các phương pháp kiểm toán tiên tiến, khoa học để
nâng cao hiệu quả và tính chính xác của hoạt động kiểm toán. Quy trình kiểm
toán cần tuân thủ đầy đủ các quy định của chuẩn mực kiểm toán quốc tế, hệ
thống pháp luật Việt Nam và phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Về quy trình kiểm toán: Việc thực hiện các quy trình kiểm toán cần được
kiểm tra, giám sát chặt chẽ để đảm bảo tính đầy đủ, chính xác và hiệu quả. Quy
trình kiểm toán cần bao gồm đầy đủ các giai đoạn (bao gồm: lập kế hoạch kiểm

Lê Ngọc Lan 81 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán) và được thiết kế phù hợp với
đặc điểm và tính chất của từng loại khoản mục, đặc biệt là đối với các khoản
mục CPBH và CPQLDN.
Về đội ngũ nhân viên: KTC cần thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo,
bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ
kiểm toán viên, cung cấp đầy đủ về vật chất và tinh thần để đảm bảo đội ngũ
kiểm toán viên có thể hoàn thành tốt công việc. Công ty cần có chính sách khen
thưởng, đãi ngộ phù hợp để khuyến khích tinh thần làm việc cho nhân viên và
áp dụng các hình thức kỷ luật, phê bình và tự phê bình đối với những sai phạm
để đảm bảo nguyên tắc hoạt động của công ty.
* Đối với Kiểm toán viên
Về mặt đạo đức: KTV cần rèn luyện và tuân thủ các nguyên tắc đạo đức
nghề nghiệp (bao gồm: tính chính trực, khách quan, năng lực chuyên môn, tính
thận trọng, tính bảo mật và tư cách nghề nghiệp của kiểm toán viên), thực hiện
đầy đủ trách nhiệm của bản thân trong quá trình thực hiện công việc kiểm toán,
đảm bảo tính chính xác, trung thực và khách quan của thông tin kiểm toán,
tránh xa các tình huống có thể dẫn đến xung đột lợi ích, ảnh hưởng đến tính
khách quan và độc lập của hoạt động kiểm toán.
Về mặt chuyên môn, nghiệp vụ: Đối với kiểm toán viên mới vào nghề,
cần tích cực học hỏi và trau dồi kiến thức về kế toán, kiểm toán, thuế nói chung
và CPBH, CPQLDN nói riêng, cập nhật liên tục các chuẩn mực và văn bản quy
định liên quan đến hoạt động kiểm toán. Các KTV đều cần thường xuyên tham
gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng
nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc kiểm toán và tìm tòi,
nghiên cứu, sáng tạo để xây dựng hệ thống quy trình kiểm toán CPBH,
CPQLDN hiệu quả, khoa học, đồng thời góp phần hoàn thiện quy trình kiểm
toán nói chung.

Lê Ngọc Lan 82 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

3.4. Một số giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và
chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty
TNHH Kiểm toán KTC thực hiện
3.4.1. Giải pháp hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Trong giai đoạn này, KTC cần phải hoàn thiện một số bước công việc
trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, cụ thể bao gồm:
* Đối với việc tìm hiểu ban đầu về khách hàng và môi trường hoạt
động
Hiên nay, KTV của KTC mới chỉ thu thập các thông tin cơ bản như:
ngành nghề kinh doanh, đặc điểm của đơn vị và các chính sách kế toán mà đơn
vị lựa chọn áp dụng, chưa tìm hiểu về Mục tiêu, chiến lược của đơn vị và những
rủi ro kinh doanh có liên quan mà có thể dẫn đến rủi ro có sai sót trọng yếu và
Việc đo lường và đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị. VSA số 315 – Xác
định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được
kiểm toán và môi trường của đơn vị – yêu cầu kiểm toán viên phải tìm hiểu các
thông tin sau: Ngành nghề kinh doanh, các quy định pháp lý và các yếu tố bên
ngoài khác, bao gồm cả khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được
áp dụng; Đặc điểm của đơn vị (bao gồm: (i) Lĩnh vực hoạt động; (ii) Loại hình
sở hữu và bộ máy quản trị; (iii) Các hình thức đầu tư mà đơn vị đang và sẽ
tham gia, kể cả đầu tư vào các đơn vị có mục đích đặc biệt và (iv) Cơ cấu tổ
chức, sản xuất kinh doanh và quản lý và cơ cấu nguồn vốn của đơn vị); Các
chính sách kế toán mà đơn vị lựa chọn áp dụng và lý do thay đổi (nếu có); Mục
tiêu, chiến lược của đơn vị và những rủi ro kinh doanh có liên quan mà có thể
dẫn đến rủi ro có sai sót trọng yếu và Việc đo lường và đánh giá kết quả hoạt
động của đơn vị.
Để nâng cao hiệu quả thu thập thông tin về khách hàng, góp phần nâng
cao chất lượng kiểm toán, kiểm toán viên cần tiến hành thu thập thêm các thông

Lê Ngọc Lan 83 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

tin về mục tiêu, chiến lược của đơn vị và những rủi ro kinh doanh có liên quan
mà có thể dẫn đến rủi ro có sai sót trọng yếu và việc đo lường và đánh giá kết
quả hoạt động của đơn vị.
Đầu tiên là tìm hiểu về mục tiêu, chiến lược của đơn vị và những rủi ro
kinh doanh có liên quan mà có thể dẫn đến rủi ro có sai sót trọng yếu. Theo
VSA 315, chiến lược là những phương pháp mà BGĐ sử dụng để đạt được mục
tiêu đề ra, mục tiêu và chiến lược của đơn vị có thể thay đổi theo thời gian.
kiểm toán viên có thể thu thập được thông tin về mục tiêu và chiến lược của
đơn vị thông qua tài liệu mà BGĐ cung cập hoặc tiến hành phỏng vấn BGĐ,
đây là một trong những căn cứ để đánh giá rủi ro kinh doanh. VSA 315 có nêu:
“Rủi ro kinh doanh thường rộng hơn và bao gồm cả rủi ro có sai sót trọng yếu
trong báo cáo tài chính.” Rủi ro kinh doanh có thể phát sinh từ những vấn đề
như: (1) Chiến lược phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mới không thành công;
(2) Thị trường không đủ lớn để tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ và (3) Những sai sót
của sản phẩm hoặc dịch vụ có thể dẫn đến trách nhiệm pháp lý hoặc làm ảnh
hưởng đến uy tín của đơn vị. Hiểu biết về rủi ro kinh doanh mà đơn vị đối mặt
sẽ làm tăng khả năng phát hiện rủi ro có sai sót trọng yếu, vì hầu hết những rủi
ro kinh doanh sẽ gây ra hậu quả tài chính, do đó làm ảnh hưởng tới báo cáo tài
chính của đơn vị. Tuy nhiên, kiểm toán viên không có trách nhiệm phải phát
hiện hoặc đánh giá tất cả các loại rủi ro kinh doanh bởi vì không phải tất cả rủi
ro kinh doanh đều làm phát sinh rủi ro có sai sót trọng yếu. Bên cạnh đó, kiểm
toán viên có thể xem xét đến những vấn đề như (1) Sự phát triển ngành nghề;
(2) Sản phẩm hoặc dịch vụ mới; (3) Mở rộng phạm vi kinh doanh; (4) Những
yêu cầu mới về kế toán; (6) Những yêu cầu về tài chính của đơn vị trong thời
điểm hiện tại và trong tương lai; (7) Sử dụng công nghệ thông tin và (8) Ảnh
hưởng của việc thực hiện một chiến lược, đặc biệt là những ảnh hưởng dẫn đến
những yêu cầu kế toán mới.

Lê Ngọc Lan 84 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Thứ hai là tìm hiểu về việc đo lường và đánh giá kết quả hoạt động của
đơn vị. Theo VSA 315, việc đo lường kết quả, từ bên trong hay bên ngoài đơn
vị, đều sẽ tạo ra những áp lực cho đơn vị. Những áp lực này sẽ lại thúc đẩy Ban
Giám đốc thực hiện những hành động nhằm cải thiện kết quả hoạt động hoặc
làm sai lệch báo cáo tài chính. Do đó, hiểu biết về cách đo lường kết quả hoạt
động của đơn vị sẽ giúp kiểm toán viên xem xét liệu các áp lực để đạt được
mục tiêu hoạt động có thể dẫn đến các hành động của BGĐ. Việc đo lường và
đánh giá kết quả hoạt động có thể có cùng mục đích, nhưng không hoàn toàn
giống như việc giám sát các kiểm soát, kiểm toán viên nên tìm hiểu xem việc
đo lường và đánh giá kết quả hoạt động được tập trung vào liệu hoạt động kinh
doanh có đạt được mục tiêu BGĐ (hoặc bên thứ 3) đề ra hay không và giám sát
các kiểm soát có liên quan mật thiết tới hiệu quả của kiểm soát nội bộ.
* Đối với việc phân tích sơ bộ BCTC
Hiện nay, việc thực hiện thủ tục phân tích ban đầu mà kiểm toán viên
của KTC chưa có sự so sánh với mức chi phí trung bình của ngành, lĩnh vực
mà doanh nghiệp đang hoạt động và chưa phân tích các thông tin phi tài chính
có liên quan, mối quan hệ giữa các thông tin tài chính và thông tin tài chính có
liên quan. Theo VSA số 520 tích – có nêu: “các thủ tục phân tích bao gồm việc
so sánh các thông tin tài chính của đơn vị với: (1) Thông tin có thể so sánh của
các kỳ trước; (2) Các kết quả dự tính của đơn vị và (3) Các thông tin tương tự
của ngành, như so sánh tỷ suất doanh thu bán hàng trên các khoản phải thu
của đơn vị được kiểm toán với số liệu trung bình của ngành, hoặc với các đơn
vị khác trong cùng ngành có cùng quy mô hoạt động” và “các thủ tục phân tích
cũng bao gồm việc xem xét các mối quan hệ như: (1) Mối quan hệ giữa các yếu
tố của thông tin tài chính được kỳ vọng theo một chiều hướng có thể dự đoán
được dựa trên kinh nghiệm của đơn vị được kiểm toán, như tỷ lệ lãi gộp và (2)
Mối quan hệ giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính có liên quan”.

Lê Ngọc Lan 85 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

kiểm toán viên bên cạnh tính toán những biến động về mặt số học của các chỉ
tiêu trên BCTC nói chung và chỉ tiêu CPBH và CPQLDN nói riêng, kiểm toán
viên cần tiến hành tìm hiểu và chỉ rõ biến động là do đâu, kiểm toán viên cần
tập trung kiểm toán phần hành nào để giảm thiểu rủi ro. Ngoài ra, kiểm toán
viên cần thu thập dữ liệu về mức chi phí trung bình của CPBH và CPQLDN
cho các doanh nghiệp cùng ngành, cùng lĩnh vực với doanh nghiệp đang kiểm
toán từ các nguồn như: báo cáo tài chính công bố của các doanh nghiệp, các ấn
phẩm thống kê ngành, nghiên cứu thị trường…
3.4.2. Giải pháp hoàn thiện giai đoạn thực hiện kiểm toán
* Đối với việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Hiện nay, chương trình kiểm toán CPBH và CPQLDN của KTC hiện tại
cho thấy sự thiếu sót trong việc áp dụng các thử nghiệm kiểm soát đối với hai
khoản mục chi phí này. Theo VSA số 330 – Biện pháp xử lý của kiểm toán viên
đối với rủi ro đã đánh giá, kiểm toán viên phải thiết kế và thực hiện các thử
nghiệm kiểm soát để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về tính
hữu hiệu của hoạt động kiểm soát có liên quan nếu: (a) Khi đánh giá rủi ro có
sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu, kiểm toán viên kỳ vọng rằng các kiểm
soát hoạt động hiệu quả; hoặc (b) Nếu chỉ thực hiện các thử nghiệm cơ bản thì
không thể cung cấp đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp ở cấp độ cơ sở dẫn
liệu. Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát sẽ giúp cho kiểm toán viên giảm bớt
khối lượng các thử nghiệm cơ bản cần thực hiện nếu rủi ro kiểm soát được đánh
giá ở mức thấp. Bên cạnh đó, kiểm toán viên có thể đạt được mức độ đảm bảo
cao hơn về tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát khi phương pháp kiểm toán
chủ yếu sử dụng thử nghiệm kiểm soát, đặc biệt là khi không thể thu thập đầy
đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp chỉ từ các thử nghiệm cơ bản.
Để khắc phục hạn chế này, KTC cần xây dựng mẫu GTLV phù hợp, đảm
bảo đầy đủ các nội dung cần thiết để đánh giá hiệu lực, hiệu quả của hệ thống

Lê Ngọc Lan 86 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

KSNB đối với từng phần hành cụ thể. KTC có thể tham khảo từ các nguồn tài
liệu như hồ sơ chương trình kiểm toán mẫu do VACPA ban hành để xây dựng
mẫu GTLV phù hợp. Việc kiểm tra tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát khác
với việc tìm hiểu và đánh giá về mặt thiết kế và thực hiện của các kiểm soát đó,
tuy nhiên, kiểm toán viên vẫn có thể sử dụng các loại thủ tục kiểm toán giống
nhau để kiểm tra. Ngoài ra, KTV có thể thiết kế một thử nghiệm kiểm soát để
thực hiện đồng thời với việc kiểm tra chi tiết cùng một giao dịch.
* Đối với việc thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết
Đối với CPBH và CPQLDN, sự phát sinh, đầy đủ và tính đúng kỳ thường
là các CSDL có rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu cao. Tuy nhiên, trong giai đoạn
thực hiện kiểm toán, KTV không thực hiện kiểm tra tính đúng kỳ của CPBH và
CPQLDN, điều này dẫn đến việc không đảm bảo CSDL “đúng kỳ” của hai
khoản mục này. VSA số 330 – Biện pháp xử lý của kiểm toán viên đối với rủi
ro đã đánh giá – có nêu: “Nếu kiểm toán viên đã xác định rủi ro có sai sót trọng
yếu đã được đánh giá ở cấp độ cơ sở dẫn liệu là rủi ro đáng kể thì kiểm toán
viên phải thực hiện các thử nghiệm cơ bản để xử lý rủi ro này. Nếu chỉ thực
hiện thử nghiệm cơ bản đối với một rủi ro đáng kể thì thử nghiệm cơ bản phải
bao gồm kiểm tra chi tiết”. KTV cần kiểm tra việc hạch toán đúng kỳ của các
giao dịch CPBH và CPQLDN gần thời điểm kết thúc niên độ kế toán. CPBH
và CPQLDN phát sinh gần ngày kết thúc niên độ có thể bị hạch toán sai kì vì
vậy, KTC có thể tiến hành chọn các mẫu chi phí phát sinh gần ngày kết thúc
niên độ để kiểm tra chi tiết (cụ thể là trong các chi phí phát sinh trong tháng 12
năm 2023 và tháng 1 năm 2024). Theo VSA số 530 – Lấy mẫu kiểm toán, tuỳ
vào lượng giao dịch liên quan đến chi phí phát sinh trong năm, kiểm toán viên
có thể dựa vào xét đoán chuyên môn để xác định cỡ mẫu đủ lớn để giảm rủi ro
lấy mẫu xuống một mức thấp có thể chấp nhận được.

Lê Ngọc Lan 87 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

3.4.3. Giải pháp hoàn thiện giai đoạn kết thúc kiểm toán
Hiện nay, nhiều trường hợp hồ sơ ghi chép việc soát xét kiểm soát chất
lượng của KTC được hoàn thiện sau ngày lập báo cáo kiểm toán. VSA số 220
– Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính – yêu cầu kiểm
toán viên phải hoàn thành việc soát xét kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm
toán trước ngày lập báo cáo kiểm toán, hồ sơ ghi chép việc soát xét kiểm soát
chất lượng có thể được hoàn thành tại ngày hoặc ngay sau ngày lập báo cáo
kiểm toán, như một phần của hồ sơ kiểm toán cuối cùng. KTC thực hiện việc
soát xét kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán trước ngày lập báo cáo kiểm
toán và nên hoàn thiện hồ sơ ghi chép việc soát xét kiểm soát chất lượng có thể
được hoàn thành tại ngày lập báo cáo kiểm toán.
3.5. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán chi
phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài
chính do công ty TNHH Kiểm toán KTC thực hiện
3.5.1. Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng
Hoạt động kế toán và kiểm toán ở Việt Nam đang đối mặt với một số
thách thức do hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện. Mặc dù Chính phủ và cơ
quan Nhà nước đã lần lượt ban hành và từng bước hoàn thiện một hệ thống văn
bản pháp lý cho hoạt động kiểm toán, tuy nhiên hệ thống văn bản pháp lý vẫn
chưa đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kiểm toán. Hệ thống các bộ
Luật, Chuẩn mực, Nghị định, Thông tư hướng dẫn về kiểm toán và kế toán vẫn
còn ít ỏi, thiếu sự thống nhất và thay đổi quá thường xuyên, điều này gây ra rất
nhiều khó khăn cho bản thân doanh nghiệp trong thực hiện công tác kế toán
cũng như cho các công ty kiểm toán trong khâu kiểm tra kế toán tại đơn vị
khách hàng. Vì vậy, theo em, phía Nhà nước – đặc biệt là phía Bộ Tài chính –
cần tích cực phối hợp chỉ đạo với các cơ quan liên quan, xây dựng ban hành
các văn bản pháp lý có tính hiệu lực nhằm hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt

Lê Ngọc Lan 88 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

động kế toán, kiểm toán độc lập tại Việt Nam, đảm bảo tính thống nhất, đồng
bộ và phù hợp với thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp. Các văn bản luật liên
quan đã được ban hành nhưng hiện nay không phù hợp thì phải tiến hành sửa
đổi, bổ sung. Với việc hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, các chuẩn mực
cần phải được tham khảo chuẩn mực kiểm toán quốc tế, sửa đổi cho phù hợp
với tình hình thực tế tại Việt Nam. Đối với các chuẩn mực, điều mới sửa đổi bổ
sung, cần có hướng dẫn cụ thể dưới dạng thông tư, nghị định để doanh nghiệp
và kiểm toán viên dễ dàng nắm bắt và áp dụng chính xác. Với việc hội nhập
ngày càng sâu rộng với thế giới, các chuẩn mực cần phải được tham khảo chuẩn
mực kiểm toán quốc tế, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam.
Thông qua việc ban hành các văn bản hướng dẫn, kiểm soát chặt chẽ quy
trình thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh doanh với các doanh nghiệp kiểm toán,
giấy chứng nhận hành nghề với kiểm toán viên, đề ra các quy định về kiểm tra,
tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng các hoạt động kế toán, kiểm toán, Bộ
Tài chính có thể quản lý về số lượng và chất lượng của các công ty kiểm toán
độc lập đang hoạt động.
Nhà nước cần đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực
kiểm toán, tạo điều kiện cho các công ty kiểm toán hoạt động hiệu quả.
Bộ Tài chính cần đóng vai trò định hướng quan trọng trong việc xây dựng
và ban hành các văn bản pháp luật, chuẩn mực và đạo đức nghề nghiệp cho
hoạt động kiểm toán.
Bộ Tài chính cần ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết về quy trình,
thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh doanh cho doanh nghiệp kiểm toán và giấy
chứng nhận hành nghề cho kiểm toán viên, nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám
sát chất lượng hoạt động của các công ty kiểm toán.
Việc hoàn thiện hệ thống luật pháp và tăng cường quản lý chất lượng
hoạt động kiểm toán sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh

Lê Ngọc Lan 89 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

nghiệp, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư và thúc đẩy sự phát triển bền vững của
nền kinh tế.
3.5.2. Về phía Hiệp hội nghề nghiệp
Hiệp hội nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành
kiểm toán, góp phần đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả của thị trường tài
chính. Hiệp hội cần tổ chức thường xuyên các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp
vụ cho kiểm toán viên về các kiến thức chuyên môn mới, cập nhật các văn bản
quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm toán, phát triển tài liệu hướng
dẫn nghiệp vụ phù hợp với thực tiễn hoạt động kiểm toán và tổ chức các hội
thảo khoa học, chuyên đề để trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ kiến thức giữa các
kiểm toán viên. Hiệp hội cần tạo môi trường thuận lợi cho các kiểm toán viên,
các công ty kiểm toán trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, tổ chức các hội
nghị, diễn đàn để thảo luận về các vấn đề chuyên môn, giải đáp thắc mắc cho
các thành viên và hỗ trợ các thành viên trong việc kết nối với các tổ chức nghề
nghiệp quốc tế, tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế. Hiệp hội cần thường
xuyên theo dõi, cập nhật các thông tin về kế toán, kiểm toán từ các hiệp hội
nghề nghiệp trong khu vực và trên thế giới, tổ chức các hoạt động hợp tác với
các tổ chức nghề nghiệp quốc tế để học hỏi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin.
Với sự nỗ lực và trách nhiệm của mình, Hiệp hội nghề nghiệp sẽ góp
phần tạo dựng môi trường hoạt động kiểm toán chuyên nghiệp, hiệu quả, góp
phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
3.5.3. Về phía các kiểm toán viên và công ty TNHH Kiểm toán KTC
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu thị trường, quy mô thị trường kiểm
toán của Việt Nam hiện nay là nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển
của nền kinh tế. Thêm vào đó, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt
hơn do sự tham gia của các "ông lớn" kiểm toán quốc tế như Deloitte, KPMG,
E&Y, PwC... Chính vì vậy, công ty TNHH Kiểm toán KTC phải hoàn thiện

Lê Ngọc Lan 90 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

hơn nữa chất lượng kiểm toán của mình để gây dựng được uy tín và nâng cao
năng lực cạnh tranh trên thị trường ngành.
* Về phía các kiểm toán viên
Về mặt kiến thức, kiểm toán viên cần có kiến thức chuyên sâu về kế toán,
kiểm toán, thuế và pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm toán. Do đó, kiểm
toán viên cần thường xuyên cập nhật những thay đổi trong các quy định của
pháp luật, chuẩn mực kiểm toán và thực tiễn hoạt động kinh doanh. Đồng thời,
kiểm toán viên cần không ngừng học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ
chuyên môn và năng lực nghiệp vụ, tham gia các khóa đào tạo, hội thảo chuyên
đề về lĩnh vực kiểm toán là cách hiệu quả để cập nhật kiến thức mới và nâng
cao kỹ năng nghề nghiệp.
Về mặt đạo đức, kiểm toán viên cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên
tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán, bao gồm tính chính trực, khách quan, trung
thực, bảo mật thông tin và trách nhiệm giải trình, giữ vững lập trường, không
vì lợi ích cá nhân mà vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Cần từ chối mọi hối lộ, quà
cáp hoặc lợi ích vật chất khác có thể ảnh hưởng đến kết quả kiểm toán. Để đảm
bảo tính độc lập, khách quan, kiểm toán viên cần giữ thái độ khách quan, trung
lập trong quá trình thực hiện công việc kiểm toán, không có bất kỳ mối quan
hệ nào có thể ảnh hưởng đến tính độc lập và khách quan của ý kiến kiểm toán.
Việc đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về kiến thức và đạo đức trên sẽ giúp
kiểm toán viên hoàn thành tốt vai trò của mình, góp phần xây dựng môi trường
kinh doanh minh bạch, hiệu quả và tạo niềm tin cho nhà đầu tư.
* Về phía công ty TNHH Kiểm toán KTC
Để không ngừng phát triển và khẳng định vị thế trên thị trường, KTC
phải chú trọng tuân thủ đầy đủ theo chương trình kiểm toán nhưng không nên
áp dụng cứng nhắc, cần vận dụng linh hoạt chương trình kiểm toán cho từng
đối tượng khách hàng cụ thể nhằm đảm bảo mục tiêu kiểm toán đặt ra, tiết kiệm

Lê Ngọc Lan 91 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

được chi phí và duy trì chất lượng cuộc kiểm toán với khách hàng. Đồng thời,
KTC cũng cần tăng cường sự kiểm soát chất lượng kiểm toán, ứng dụng công
nghệ thông tin hiện đại trong cuộc kiểm toán và chú trọng hơn vào sự đánh giá
chủ quan của khách hàng để tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán. Ngoài ra,
KTC nên đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán,
tạo điều kiện cho kiểm toán viên tham gia các buổi tập huấn chuyên môn.
3.5.4. Về phía khách hàng kiểm toán
Trong quá trình kiểm toán, khách hàng cần phối hợp chặt chẽ với kiểm
toán viên trên tinh thần cầu thị và hướng đến mục tiêu chung là đảm bảo công
việc kiểm toán đạt được hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả hai
bên. Khách hàng cần cung cấp đầy đủ và kịp thời cho kiểm toán viên các tài
liệu, hồ sơ liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và giải trình
đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan đến các khoản mục trong báo cáo tài
chính theo yêu cầu. Đồng thời, khách hàng cũng cần sắp xếp thời gian hợp lý
để đáp ứng yêu cầu của kiểm toán viên trong việc thu thập bằng chứng kiểm
toán.
Khách hàng cần đảm bảo hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp
mình về cả mặt thiết kế và mặt vận hành. Đối với mặt thiết kế, khách hàng cần
đảm bảo kiểm soát nội bộ được thiết kê hợp lý, đầy đủ, chặt chẽ và phù hợp với
tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với mặt vận hành, kiểm soát nội
bộ cần đảm bảo hiệu lực và hiệu lực liên tục. Bên cạnh đó, khách hàng cần cải
thiện hệ thống bằng cách áp dụng cân nhắc và thực hiện các đề xuất, kiến nghị
của kiểm toán viên nhằm khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong hệ thống
kiểm soát nội bộ và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Lê Ngọc Lan 92 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Chương 3 của luận văn đã nêu ra đánh giá về thực trạng, yêu cầu và giải
pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán KTC
thực hiện dựa trên cơ sở những hạn chế khi thực tế tham gia cuộc kiểm toán.
Từ đó, em nêu ra các điều kiện cần thiết để thực hiện hiệu quả cách giải pháp
này. Những giải pháp này có thể được áp dụng thử trong thực tế để hoàn thiện
quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong
kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán KTC.

Lê Ngọc Lan 93 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của ngành kiểm toán, công ty TNHH Kiểm toán
KTC ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong thị trường kiểm toán.
Nhờ có những nỗ lực cho sự phát triển chung của công ty từ đội ngũ cán bộ đến
nhân viên, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty đã có những bước phát
triển rõ ràng qua từng năm, từ đó cho thấy công ty đang có những chiến lược
phát triển đúng đắn.
Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH Kiểm toán KTC, em đã trang
bị được những kiến thức và kinh nghiệm thực tế để có thể vận dụng tốt hơn lý
luận kiểm toán vào thực tế tại doanh nghiệp. Em đã có điều kiện tiếp cận thực
tế công tác kiểm toán tại các khách hàng, hiểu rõ hơn về quy trình kiểm toán
do công ty thực hiện tại từng khách hàng cụ thể.
Toàn bộ luận văn tốt nghiệp của em đã khái quát một số nội dung chính
của kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản
lý doanh nghiệp nói riêng tại công ty TNHH Kiểm toán KTC. Luận văn tốt
nghiệp này đã trình bày về thực trạng kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp theo từng giai đoạn của quy trình kiểm toán, đồng thời
chỉ ra những hạn chế đang tồn tại và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện
quy trình kiểm toán trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn.
Do hạn chế về mặt kiến thức, thời gian và kinh nghiệm nên luận văn tốt
nghiệp của em vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng
góp của Thầy, Cô trong Học viện và các anh chị trong công ty để luận văn tốt
nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em gửi lời tri ân sâu sắc nhất tới TS. Vũ Thuỳ Linh. Sự hướng
dẫn tận tình, những lời khuyên quý báu của Cô đã giúp em rất nhiều trong quá
trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn của mình một cách tốt nhất. Đồng thời,
em xin cảm ơn các anh chị trong công ty TNHH Kiểm toán KTC đã nhiệt tình

Lê Ngọc Lan 94 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

chỉ bảo, bổ sung cho em những kiến thức em còn thiếu.


Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Lê Ngọc Lan

Lê Ngọc Lan 95 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. PGS. TS. Nguyễn Trọng Cơ và PGS. TS. Thịnh Văn Vinh (Đồng chủ
biên) (2017), “Giáo trình kiểm toán căn bản”, Nhà xuất bản Tài chính.
2. PGS. TS. Ngô Thị Thu Hồng và PGS. TS. Trương Thị Thuỷ (Đồng chủ
biên) (2019), “Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp”, Nhà xuất bản
Tài chính.
3. TS. Phạm Tiến Hưng và TS. Lưu Đức Tuyên (Đồng chủ biên) (2012),
“Giáo trình kiểm toán các thông tin tài chính khác”, Nhà xuất bản Tài
chính.
4. PGS. TS. Nguyễn Vũ Việt và PGS. TS. Mai Ngọc Anh (Đồng chủ biên)
(2019), “Giáo trình kế toán quản trị doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Tài
chính
5. PGS. TS. Thịnh Văn Vinh (2012), Giáo trình tổ chức quá trình kiểm toán
báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Tài chính.
6. Hệ thống 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam.
7. Hệ thống 37 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.
8. Bộ Tài chính (2014), “Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày
22/12/2014 về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp”.
9. VACPA (2019), “Chương trình Kiểm toán mẫu cập nhật lần thứ 3 ban
hành”.
10. Hồ sơ năng lực của công ty TNHH Kiểm toán KTC.
11. Tài liệu lưu hành nội bộ của công ty TNHH Kiểm toán KTC.
12. Thư mục kiểm toán Báo cáo tài chính khách hàng của Kiểm toán KTC.
13. Tạp chí kiểm toán.
14. Tạp chí kế toán.

Lê Ngọc Lan 96 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Bảng chỉ mục và tham chiếu

Phụ lục 2. GTLV số 10-300. Duy trì khách hàng kiểm toán

Phụ lục 3. Hợp đồng kiểm toán ký với công ty cổ phần ABC

Phụ lục 4. Danh sách thành viên nhóm kiểm toán

Trích danh mục tài liệu cần cung cấp liên quan đến kiểm toán
Phụ lục 5.
CPBH và CPQLDN
Mẫu GTLV số 30-800. Đánh giá về khách hàng và môi trường
Phụ lục 6.
hoạt động

Phụ lục 7. Mẫu GTLV số 30-900. Đánh giá KSNB cấp độ toàn DN

Chương trình kiểm toán CPBH và CPQLDN do VACPA ban


Phụ lục 8.
hành
Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2023 của công ty cổ phần
Phụ lục 9.
ABC

Lê Ngọc Lan 97 CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Phụ lục 1. Bảng chỉ mục và tham chiếu

Chỉ mục Tham chiếu


1. Lập kế hoạch kiểm toán
Duy trì hoặc chấp nhận khách hàng kiểm toán 10
Lập kế hoạch kiểm toán 20-30
2. Thực hiện kiểm toán
Kiểm toán tài sản 40 - 55
Kiểm toán nợ phải trả và nguồn vốn 60 - 63
Kiểm toán các khoản mục trên BCKQKD 70
Thủ tục chung 80
3. Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo 100

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Phụ lục 2. GTLV số 10-300. Duy trì khách hàng kiểm toán
Người thực hiện Người soát xét SIC 10-300
TTL ĐTL
Khách hàng/ Client: Công ty TNHH ABC
Năm tài chính kết thúc/ Year End: 31.12.2023 Ngày: Ngày: EQCR
Duy trì khách hàng kiểm toán/ Existing engagement - Continuance

Biện pháp xử lý Người thực Tham chiếu/ Ref


và nhận xét/ hiện/ By
Response and
comments
1. Thông tin chung/ Information

Loại kiểm toán/ Nature of basic assignment Kiểm toán theo TTL
Kiểm toán theo luật định/ Statutory Audit luật định/ Statutory
Audit
Khuôn khổ lập BCTC/ Financial reporting framework VAS và Thông tư TTL
VAS 200/2014/TT-BTC

Các công việc khác được yêu cầu/thực hiện Không áp dụng TTL
Other assignments requested/performed N/A

Thời hạn hoàn thành cuộc kiểm toán 5.4.2024 TTL


Deadline for completion of audit

Đánh giá rủi ro hợp đồng/ Engagement risk assessment


2. Chính sách chấp nhận khách hàng/ Firm's client acceptance policies
Liệu việc tiếp tục hợp đồng này có vi phạm chính sách đảm bảo chất lượng về duy Không TTL
trì khách hàng, các yêu cầu về đạo đức (bao gồm cả tính độc lập) của công ty kiểm
toán không?
Would continuing with this engagement violate any of the firm's quality assurance
policies on client continuance or any ethical requirements (including
independence)?

* Các dịch vụ liên quan/ Related services

* Dịch vụ tư vấn và lập kế hoạch thuế/ Other consulting and tax planning
services
Ghi nhận lại tất cả các vấn đề về đạo đức được xác định và cách giải quyết chúng.
Document any ethical issues identified and how they were resolved.
3. Các nhân tố gây ra rủi ro hợp đồng/ Engagement risk factors Không TTL
Liệu có những rủi ro nào ảnh hưởng đến việc tiếp tục hợp đồng kiểm toán? TTL
Do risks exist that would impact engagement continuance?
Cần cân nhắc vấn đề: DN có kinh nghiệm hạn chế trong ngành của khách hàng. TTL
Consider the following: Firm has limited experience in the client's industry
* Cần sử dụng công việc do các Kiểm toán viên bộ phận hoặc các Chuyên gia Không áp dụng TTL
bên ngoài thực hiện N/A
Need to use work performed by component auditors or other external experts
* Đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC và nhu cầu của họ Cổ đông, nhà đầu tưTTL
Users of the financial statements and their needs
* Hệ thống KSNB yếu kém, như tính chính trực của Ban Giám đốc không được Không có TTL
đảm bảo
* Hệ thống kế toán yếu kém Không TTL
* Hệ thống quản trị yếu kém, trong đó bao gồm Ban Kiểm soát Không TTL
* Xu hướng và hiệu quả của ngành kinh doanh có tiêu cực Không TTL
* Hoạt động ở lĩnh vực có nhiều rủi ro kinh doanh Không TTL
* Sự quan tâm cao độ của truyền thông đối với doanh nghiệp hoặc ban lãnh Không TTL
* Những hạn chế về phạm vi kiểm toán do ban lãnh đạo doanh nghiệp áp đặt Không TTL
* Không thể thu thập đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về số dư đầu kỳ hoặc Không TTL
việc áp dụng nhất quán các chính sách kế toán phù hợp trong các kỳ trước.

* Khung thời gian báo cáo không thực tế Không TTL


* Lịch sử vi phạm luật hoặc quy định về ngành kinh doanh Không TTL

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

* Cấu trúc tổ chức/hoạt động doanh nghiệp hoặc các giao dịch bất thường Không TTL
hoặc quá phức tạp
* Các giao dịch lớn với các bên liên quan Không TTL
* Nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp Không TTL
* Khả năng chi trả mức phí kiểm toán Không TTL
* Thay đổi đối tượng sử dụng BCTC Không TTL
* Những khó khăn gặp phải trong các cuộc kiểm toán trước đây Không TTL
* Lo ngại về tính chính trực của ban lãnh đạo hoặc những người chịu trách Không TTL
nhiệm quản trị
* Các trường hợp gian lận đã biết hoặc bị cáo buộc, bao gồm việc ban lãnh Không TTL
đạo vượt quyền kiểm soát
* Thay đổi trong việc vận hành đơn vị (hệ thống, nhân sự, sản phẩm, địa điểm Không TTL
kinh doanh...)
* Gia tăng khối lượng giao dịch với các bên liên quan hoặc các giao dịch bất Không TTL
* Khiếm khuyết trong môi trường kiểm soát Không TTL
* Vi phạm luật/quy định ngành có thể dẫn đến tiền phạt hoặc hình phạt nghiêm Không TTL
trọng
* Giới hạn tiềm ẩn về phạm vi kiểm toán Không TTL
* Nhu cầu về nguồn lực kiểm toán chuyên môn (chuyên gia ngành/máy tính/kế Không TTL
* Không sẵn sàng hoặc không có khả năng trả phí kiểm toán (cả những chi phí Không TTL
Chú ý: Ghi lại chi tiết về bất kỳ yếu tố rủi ro nào được xác định ở trên vào Mẫu 31-
100 hoặc tương đương.
4. Các điều kiện tiên quyết cho việc nhận kiểm toán
a. Khuôn khổ báo cáo tài chính được áp dụng để lập báo cáo tài chính có phù Có TTL
hợp không

b. Ban lãnh đạo có xác nhận rằng họ hiểu và chịu trách nhiệm về: Có TTL

* Việc lập và trình bày trung thực báo cáo tài chính theo khuôn khổ lập Có TTL
báo cáo tài chính áp dụng.
* Thiết kế, triển khai và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến Có TTL
việc lập báo cáo tài chính không sai sót trọng yếu (do gian lận hoặc sai
sót)
* Các biện pháp kiểm soát nội bộ mà ban lãnh đạo xác định là cần thiết Có TTL
để cho phép lập báo cáo tài chính không chứa sai sót trọng yếu (do
gian lận hoặc sai sót)
* Cung cấp cho kiểm toán viên:
=> Quyền tiếp cận các thông tin liên quan đến việc lập và trình bày BCTC Có TTL

=> Các thông tin bổ sung mà KTV yêu cầu Ban Giám đốc giải trình cho Có TTL
mục đích kiểm toán
=> Quyền truy cập không hạn chế đến những người trong đơn vị mà Có TTL
chúng tôi xác định là cần thiết để thu thập bằng chứng kiểm toán

c. Liệu các tình huống có cho phép thực hiện kiểm toán đầy đủ và đưa ra ý kiến Có TTL
chấp nhận toàn phần đối với các cuộc kiểm toán được chấp nhận gần hoặc
sau ngày kết thúc niên độ tài chính không?

d. Nếu nhận lời thực hiện việc kiểm toán, liệu Thư cam kết kiểm toán đã được Có TTL
ban lãnh đạo hoặc những người chịu trách nhiệm về quản trị (tùy trường
hợp) ký kết (trước khi bắt đầu thực hiện việc kiểm toán) chưa?

e. Doanh nghiệp khách hàng có thay đổi trọng yếu nào cần xem xét đặc biệt để Không TTL
quyết định tiếp tục thực hiện kiểm toán hay không?
f, Nếu có giới hạn phạm vi kiểm toán do ban lãnh đạo áp đặt dẫn đến việc từ Không TTL
chối đưa ra ý kiến, kiểm toán có bắt buộc theo luật hay quy định không?
5. Các BCTC cho mục địch đặc biệt Không TTL

Trong cuộc kiểm toán BCTC cho mục đích đặc biệt, liệu đã đạt được sự hiểu biết
về
* BCTC trình bày mục đích gì?
* Đối tượng dự định sử dụng
* Các bước ban lãnh đạo đã thực hiện để xác định rằng khuôn khổ báo cáo tài
chính áp dụng là phù hợp trong những tình huống cụ thể

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

6. Kiểm tra lịch sử và uy tín


a. KTC có biết khách hàng tiềm năng không? Nếu không biết, hãy đảm bảo Không áp dụng TTL
không có vấn đề gì trong quá khứ của họ bằng cách tra cứu thông tin trên
mạng hoặc yêu cầu quyền được kiểm tra lý lịch bao gồm việc liên hệ với
ngân hàng, các cố vấn, cơ quan quản lý

b. Thu thập và nghiên cứu BCTC năm trước. Không áp dụng TTL

c. Xem xét số dư tài khoản đầu năm và hỏi ban lãnh đạo về tính nhất quán trong Không áp dụng TTL
việc áp dụng các nguyên tắc kế toán trong năm đang được kiểm toán so với
năm trước.

d. Xem xét tính nhất quán trong việc áp dụng nguyên tắc kế toán Không áp dụng TTL

7. Tính chính trực của ban lãnh đạo


Đánh giá tính chính trực của Chủ sở hữu và Ban lãnh đạo? Tham khảo ý kiến của Đã thực hiên và TTL
bên thứ ba nếu cần thiết. Công ty kiểm toán có hài lòng với tính chính trực và uy tín không phát hiện
của doanh nghiệp, ban lãnh đạo và những người chịu trách nhiệm quản trị hay bất thường nào
không? Nếu không, cần giải thích lý do tại sao và lý do chấp nhận thực hiện kiểm
toán cho doanh nghiệp đó. Cần xem xét
* Kết án và Biện pháp chế tài theo quy định Không TTL
Convictions and regulatory sanctions
* Nghi ngờ về hành vi bất hợp pháp hoặc gian lận Không TTL
Suspicion of illegal acts or fraud
* Thành viên của Ban lãnh đạo bị định chỉ hoặc loại khỏi các tổ chức nghề Không TTL
nghiệp
* Cuộc điều tra memberships
Management đang diễn ra/ inOngoing investigation
professional organizations are not in good Không TTL
* Bê bối Không TTL
* Liên quan mật thiết với những người/công ty có đạo đức đáng ngờ Không TTL
8. Kiểm toán viên tiền nhiệm Không áp dụng do TTL
KTC kiểm toán
năm 2023
a. Doanh nghiệp khách hàng tiềm năng đưa ra lý do gì về việc thay đổi kiểm
toán viên?

b. Liệu có bất kỳ kiểm toán viên nào khác gần đây đã từ chối phục vụ cho khách
hàng tiềm năng không. Nếu có, tại sao?

c. Xem xét và đánh giá mọi thông tin liên quan từ kiểm toán viên tiền nhiệm liên
quan đến việc lên kế hoạch kiểm toán, các phát hiện và thiếu sót kiểm soát

d. Kiểm toán viên tiền nhiệm đã được liên hệ để hỏi về bất kỳ lý do nào khiến
việc nhận lời thực hiện kiểm toán cho khách hàng này không nên được chấp
nhận, bao gồm:
* Liệu kiểm toán viên tiền nhiệm đã bị từ chối khi áp dụng những thủ tục
cần thiết
* Liệu kiểm toán viên tiền nhiệm có lý do để hoài nghi tính chính trực của
ban Giám đốc
* Có bất kỳ khoản phí chưa thanh toán hoặc tranh chấp về phí nào
không?
* Ban lãnh đạo doanh nghiệp có đặt ra những yêu cầu vô lý (chẳng hạn
như thời hạn hoàn thành kiểm toán quá gấp gáp) cho kiểm toán viên
tiền nhiệm không?

Nếu có những tình huống cần cân nhắc trước khi nhận lời thực hiện kiểm
toán, hãy mô tả bản chất của chúng và tác động đến việc chấp nhận thực
hiện kiểm toán
e. Liệu KTV đã xem xét giấy tờ làm việc của KTV tiền nhiệm?

Nếu không, giải thích lý do. Nếu có, mô tả các vấn đề phát hiện như (không có đủ
khả năng thu thập bằng chứng kiểm toán về số dư đầu kỳ, ảnh hưởng đến việc
chấp nhận hợp đồng)
f. Yêu cầu kiểm toán viên tiền nhiệm cho biết liệu họ có bất kỳ thông tin liên lạc
nào với ban lãnh đạo doanh nghiệp hoặc những người có thẩm quyền và
trách nhiệm tương đương về gian lận, hành vi bất hợp pháp của khách hàng,
các vấn đề liên quan đến KSNB (các khiếm khuyết của KSNB)

g. Nếu có giới hạn phạm vi kiểm toán do ban lãnh đạo áp đặt dẫn đến việc từ
chối đưa ra ý kiến, kiểm toán có bắt buộc theo luật hay quy định không?

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

9. Đánh giá năng lực của KTC


a. Liệu KTC có sẵn nguồn lực cần thiết để thực hiện hợp đồng kiểm toán? Cần
cân nhắc
* Sẵn có nhân sự của công ty với:
=> Trình độ kinh nghiệm phù hợp cho việc thực hiện kiểm toán này Có TTL
=> Kiến thức chuyên môn ngành và lĩnh vực liên quan Có TTL
=> Kinh nghiệm cần thiết về quy định và báo cáo Có TTL
* Có sẵn nhân sự hoặc nguồn để hoàn thành hợp đồng trong thời hạn Có TTL
báo cáo
* Sẵn có của các chuyên gia kiểm toán (những người có chuyên môn Có TTL
trong các lĩnh vực ngoài kế toán hoặc kiểm toán) khi cần thiết. Nếu sử
dụng chuyên gia, hãy mô tả tác động đến kế hoạch kiểm toán, bao gồm
đánh giá năng lực của chuyên gia (bao gồm cả tính độc lập) và đánh
giá kết quả thẩm định của chuyên gia
* Sẵn có của Đội ngũ Kiểm soát Chất lượng Kiểm toán khi cần thiết theo Có TTL
chính sách của công ty
b. Liệu nhóm thực hiện kiểm toán và bất kỳ chuyên gia kiểm toán nào không Có TTL
thuộc nhóm thực hiện, cùng nhau, có đủ năng lực và khả năng chuyên môn
để thực hiện kiểm toán theo các chuẩn mực chuyên môn và các yêu cầu
pháp lý, quy định hiện hành; đồng thời đảm bảo báo cáo kiểm toán phù hợp
với tình hình thực tế hay không?

10. Hạn chế về đạo đức(bao gồm cả tính độc lập)


KTC có chắc chắn không tồn tại những hạn chế về đạo đức hoặc quy định nào
ngăn cản KTC, một công ty thành viên trong mạng lưới RBI hoặc bất kỳ nhân viên
nào thực hiện việc kiểm toán này không? Hãy xem xét từng hạn chế sau đây:

* Lợi ích kinh tế trong đơn vị khách hàng Không TTL

* Khoản vay và các khoản bảo đảm từ/cho khách hàng Không TTL

* Mối quan hệ kinh doanh mật thiết với khách hàng Không TTL

* Quan hệ gia định hoặc quan hệ cá nhân với đơn vị khách hàng Không TTL

* Đã hoặc đang làm việc với khách hàng với vai trò giám đốc, thành viên góp Không TTL
vốn hoặc cổ đông, thư ký công ty của khách hàng

* Cung cấp các dịch vụ phi đảm bảo, chẳng hạn như dịch vụ tài chính doanh Không TTL
nghiệp hoặc dịch vụ pháp lý liên quan đến giải quyết tranh chấp

* Thực hiện quản trị đơn vị khách hàng Không TTL

* Thực hiện ghi nhận vào nhật ký hoặc phân loại kế toán mà chưa được sự Không TTL
chấp thuận của ban lãnh đạo doanh nghiệp

* Nhận quà từ khách hàng (quà có giá trị trọng yếu) Không TTL

* Biểu giá kiểm toán thấp hơn đáng kể so với giá thị trường cho việc thực hiện Không TTL
kiểm toán
* Cung cấp dịch vụ pháp lý Không TTL

* Preparation of source documentation Không có KTV nào TTL

* Cung cấp dịch vụ tài chính doanh nghiệp Không TTL

* Cung cấp dịch vụ lập kế hoạch thuế và tư vấn thuế Không TTL

11. Các nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập


KTC có chắc chắn rằng không có những "nguy cơ" đáng kể nào ảnh hưởng đến
tính độc lập không? Hãy phân tích từng mối đe dọa sau đây liên quan đến công ty
và bất kỳ thành viên nào trong nhóm thực hiện kiểm toán:

* Nguy cơ tư lợi Có TTL


* Nguy cơ tự kiểm tra Có TTL
* Nguy cơ bào chữa Có TTL
* Nguy cơ thân thuộc Có TTL
* Nguy cơ bị đe doạ Có TTL

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

12. Rủi ro có sai sót trọng yếu


Liệu có bất kỳ thông tin nào đã thu thập thừ việc khách hàng đồng ý các thủ tục liên Không TTL
quan trong việc phát hiện rủi ro có sai sót trọng yếu?

Conclusion

Dựa vào các thông và rủi ro đã xác định ở trên, việc thực hiện kiểm toán này được đánh giá như sau:
Rủi ro trung bình
Liệu Đội ngũ Kiểm soát Chất lượng Kiểm toán được yêu cầu trong cuộc kiểm toán?

Quyết định này nên được dựa trên các rủi ro hợp đồng đã xác định ở trên và điều kiện của KTC nếu cần Đôi ngũ Kiểm soát Chất lượng Kiểm toán.
Cơ sở của quyết định:
Ý kiến
Xác nhận của giám đốc kiểm toán:
Tôi đã đọc các phản hồi cho các nghi vấn trên và ký tên trên tài liệu này để thể hiện bản thân đã xác nhận:
1.0 Tôi đồng ý với rủi ro hợp đồng trên
2.0 Tôi không nhận thấy bất kỳ hạn chế về đạo đức, nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập chưa được giảm nhẹ hoặc yếu tố rủi ro nào khác có thể
ngăn cản công ty hoặc bất kỳ thành viên nào trong nhóm quản lý thực hiện hợp đồng này.
3.0 Tôi đã tuân thủ tất cả các yêu cầu tham vấn theo đúng các chính sách của công ty.
4.0 Tôi xác nhận rằng các thủ tục thích hợp liên quan đến việc tiếp tục mối quan hệ với khách hàng này và việc thực hiện kiểm toán
đã được tuân thủ, và tôi cũng xác định rằng những kết luận đạt được liên quan đến vấn đề này là phù hợp.
5.0 Tôi xác nhận rằng nhóm thực hiện kiểm toán và bất kỳ chuyên gia của kiểm toán viên, cộng lại, đều có đủ năng lực chuyên môn cần thiết để:
a Thực hiện kiểm toán theo các yêu cầu chuyên môn, pháp lý và quy định hiện hành, và
b Báo cáo kiểm toán là phù hợp với tình hình thực tế

Giám đốc kiểm toán/ Chủ nhiệm kiểm toán ĐTL


Ngày

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Phụ lục 3. Hợp đồng kiểm toán ký với công ty cổ phần ABC

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Phụ lục 4. Danh sách thành viên nhóm kiểm toán

STT Tên Chức vụ Vị trí


1 Bà DTL Giám đốc kiểm toán Phụ trách chung, soát xét
2 Bà TTL Chủ nhiệm kiểm toán Soát xét tổng thể
3 Bà LTT Kiểm toán viên Trưởng nhóm kiểm toán
4 Bà DTH Trợ lý kiểm toán Thành viên
5 Bà LNL Trợ lý kiểm toán Thành viên

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Phụ lục 5. Trích Danh mục tài liệu cần cung cấp liên quan đến kiểm toán
CPBH và CPQLDN

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Phụ lục 6. Mẫu GTLV số 30-800. Đánh giá về khách hàng và môi trường
hoạt động

30-800

Công ty cổ phần ABC Người thực hiện Người


thực hiện
Năm tài chính kết thúc: 31.12.2023 LTT
GTLV - Xác định rủi ro thông qua hiểu biết về đơn Ngày: 23.2.2024
vị
Mục tiêu:
Xác định các nguồn rủi ro cụ thể của doanh nghiệp có thể dẫn đến sai lệch trọng yếu trong báo cáo tài
chính

A. TỔNG QUAN
Điều tra về Phản hồi/ Response Tham chiếu
a) Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của đơn vị bán buôn máy móc, thiết bị và phụ
khách hàng tùng máy khác, lắp đặt máy móc
và thiết bị công nghiệp, hoàn thiện
công trình xây dựng
b) Loại hình doanh nghiệp Công ty cổ phần chưa được niêm
Nêu rõ cổ phiếu hoặc trái phiếu được niêm yết trên yết
sàn chứng khoán nào (nếu có)
c) Giấy phép hoạt động Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp số 0104588643
d) Cơ quan cấp Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố
Jurisdiction(s) of incorporation. Hà Nội
e) Vốn điều lệ VND 50,000,000,000
d) Địa chỉ Số 1xx Nguyễn Ngọc Vũ, phường
Trung Hoà, quận Cầu Giấy, thành
phố Hà Nội, Việt Nam
Xác định rủi ro dựa trên thông tin được cung cấp? không có rủi ro

B. CÁC YẾU TỐ NGÀNH LIÊN QUAN

Điều tra về Phản hồi/ Response Tham chiếu


a) Tác động của tình hình kinh tế hiện tại đến hoạt Không bị ảnh hưởng
động doanh nghiệp (chẳng hạn như lãi suất, lạm
phát và khả năng tiếp cận nguồn vốn)
b) Thị trường Sản phẩm/Dịch vụ của Doanh nghiệp. Thị trường máy móc, thiết bị công
Cần xem xét: nghiệp và hoàn thiện công trình
* Cạnh tranh (Xác định các đối thủ cạnh tranh chính); xây dựng là một thị trường lớn và
* Cạnh tranh về giá; tiềm năng tại Việt Nam.
* Nhu cầu đối với Sản phẩm/Dịch vụ; và * Đối thủ cạnh tranh chính: Các
* Khả năng tăng trưởng. doanh nghiệp lớn trong nước và
quốc tế như Tổng kho máy móc
thiết bị, Vincoma, Vinacom,
Bosch, Siemens...
c) Mối quan hệ với Nhà cung cấp và Khách hàng - Khách hàng chủ yếu là các công
(Xác định những khách hàng, nhà cung cấp lớn và ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp
các rủi ro mất mát tiềm ẩn) - Nhà cung cấp chính là Sany
Groups, một công ty TM và SX
nhiều máy móc, thiết bị.

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

d) Hoạt động theo chu kỳ hoặc theo mùa Hoạt động theo chu kỳ. Mỗi chu kì
là 1 năm tài chính, bắt đầu từ 1/1
và kết thúc tại 31/12.
e) Công nghệ Sản phẩm hoặc các Phát triển Công Không áp dụng
nghệ khác
f) Rủi ro liên quan đến Cung cấp và Giá năng lượng Không có rủi ro đáng kể nào
Xác định rủi ro dựa trên thông tin được cung cấp? không có rủi ro

C. YẾU TỐ QUY ĐỊNH PHÁP LÝ LIÊN QUAN


D. BẢN CHẤT CỦA ĐƠN VỊ
Hoạt động kinh doanh
Điều tra về Phản hồi/ Response Tham chiếu
a) Hoạt động kinh doanh chính Bán buôn máy móc, thiết bị công
nghiệp và hoàn thiện công trình
xây dựng
b) Vị trí của các cơ sở sản xuất, kho bãi và văn Có trụ sở chính tại Số 1xx Nguyễn
phòng Ngọc Vũ, phường Trung Hoà,
quận Cầu Giấy, Hà Nội

c) Sử dụng thương mại điện tử Không


Điều tra về Phản hồi/ Response Tham chiếu
d) Các hoạt động nghiên cứu, phát triển và các chi Không có các hoạt động này
phí
e) Các giao dịch với bên liên quan. Không có
f) Các hợp đồng lớn dài hạn Không có
Major long-term contracts
h) Các sự kiện quan trọng hoặc bất thường xảy ra Không có
(ví dụ: tái tổ chức, hệ thống kế toán mới, thay đổi
nhân sự, v.v.).
Xác định rủi ro dựa trên thông tin được cung cấp? không có rủi ro
Nhân sự
Tổng giám đốc: Ông Lê Mạnh H
Phòng tài chính - kế toán: Bà Vũ Thị Lâm H
Phòng hành chính nhân sự: Bà Lê Hương G
Phòng mua hàng: Bà Lê Thu G
Điều tra về Phản hồi/ Response Tham chiếu
a) Kinh nghiệm, tính chính trực và năng lực của các Có năng lực
thành viên chủ chốt trong ban lãnh đạo
b) Phong cách điều hành của ban lãnh đạo và những Thận trọng
tác động đến doanh nghiệp
c) Thưởng thành tích (ví dụ: Thưởng cho ban lãnh Không có
đạo, v.v.) và cách thức xác định
d) Tác động của tỷ lệ luân chuyển nhân viên (đặc Không có rủi ro
biệt là nhân viên kế toán)
e) Hợp đồng lao động Tuân theo pháp luật
Union and employment contracts.
Xác định rủi ro dựa trên thông tin được cung cấp? không có rủi ro

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Cơ cấu tổ chức

Chủ sở hữu/ Ownership


Điều tra về Phản hồi/ Response Tham chiếu
a) Các chủ sở hữu của một tổ chức 17 cá nhân
b) Khuôn khổ kế toán được công ty mẹ áp dụng Không có công ty mẹ
c) Các cổ đông lớn (xem biểu đồ bên dưới) và mức
độ tham gia của họ vào hoạt động quản lý hàng ngày
Các cổ đông lớn (cá nhân/ tổ chức) % Chức vụ trong đơn vị
Bà Lê Thu G 27 Phó Tổng giám đốc
Ông Quách Nguyễn Vân H 17 Chủ tịch Hội đồng quản trị
Ông Lê Mạnh H 40 Tổng Giám đốc
Xác định rủi ro dựa trên thông tin được cung cấp? không có rủi ro
Ban quản trị (Ban kiểm soát và Uỷ ban kiểm toán)
Tên các thành viên ban kiểm toán Chức vụ Có trong Nhận xét
Uỷ ban
kiểm
toán
không?
Bà Nguyễn Thị Q Trưởng ban Không Có đủ năng lực
Ông Chu Thế H Thành viên Không Có đủ năng lực
Bà Trần Thị H Thành viên Không Có đủ năng lực
Điều tra về Phản hồi/ Tham chiếu
Response
a) Chuyên môn tài chính của Ban kiểm soát Có đầy đủ chuyên môn
b) Tần suất họp của Ban Kiểm và Ủy ban Kiểm toán Đình kì tổ chức họp 1 quý một lần.
(nếu có)
c) Tính độc lập của Ban kiểm soát so với ban Giám Không có thành viên nào trong
đốc BKS thuộc Ban Giám đốc
d) Các quyết định quan trọng trong kỳ và tính đầy đủ Đầy đủ
của biên bản hoặc tài liệu khác được lập
Xác định rủi ro dựa trên thông tin được cung cấp? không có rủi ro

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

E. LỰA CHỌN VÀ ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN


Công ty áp dụng Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT- BTC do Bộ Tài
chính ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 (“Thông tư 200”)
* Sử dụng các ước tính kế toán:
Việc lập báo cáo tài chính riêng phù hợp với Chuẩn mực kế toán Việt Nam đòi hỏi Ban Tổng Giám đốc
phải đưa ra các ước tính và giả thiết có ảnh hưởng đến các số liệu về tài sản, nợ phải trả và việc trình
bày các tài sản và nợ tiềm tàng tại ngày lập báo cáo tài chính riêng cũng như các khoản doanh thu, chi
phí cho năm tài chính đang báo cáo. Mặc dù các ước tính kế toán được lập bằng tất cả sự hiểu biết của
Ban Tổng Giám đốc, số thực tế phát sinh có thể khác với các ước tính.
* Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: là đồng Việt Nam (“đồng”).
* Chính sách kế toán tài sản cố định:
Tài sản cố định hữu hình
Tài sản cố định được phản ánh theo nguyên giá trừ khấu hao lũy kế. Nguyên giá bao gồm giá
mua và những chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng như dự kiến.
Khấu hao
Tài sản cố định được khấu hao theo phương pháp đường thẳng để giảm dần nguyên giá tài sản
trong suốt thời gian hữu dụng ước tính, cụ thể:
Nhà cửa, vật kiến trúc 5-42 năm
Máy móc, thiết bị 3-15 năm
Phương tiện vận tải 5-10 năm
Thiết bị quản lý 3-5 năm
Tài sản cố định khác 3-6 năm

F. MỤC TIÊU, CHIẾN LƯỢC VÀ CÁC RỦI RO KINH DOANH CÓ LIÊN QUAN
G. ĐO LƯỜNG/ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
MEASUREMENT/REVIEW OF FINANCIAL PERFORMANCE
H. HIỂU VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CUỘC KIỂM TOÁN

Kết luận:
Qua tìm hiểu về đơn vị khách hàng và môi trường hoạt động, KTC không phát hiện rủi ro đáng kể nào ở
cấp độ toàn DN.

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Phụ lục 7. Mẫu GTLV số 30-900. Đánh giá KSNB cấp độ toàn DN

30-900
Công ty cổ phần ABC Người Người
thực hiện thực
hiện
Năm tài chính kết thúc 31.12.2023 LTT
23.2.2024
GTLV - Đánh giá kiểm soát nội bộ cấp độ toàn DN về mặt thiết kế và vận hành

Mục tiêu
Theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 315 (Điều 13), để thực hiện kiểm toán hiệu quả, cần phải có được
hiểu biết về các kiểm soát nội bộ liên quan đến hoạt động kiểm toán. Các kiểm soát này cần giải quyết
những rủi ro thường gặp ở cấp độ toàn DN mà hầu hết các doanh nghiệp đều gặp phải trong việc đạt được
mục tiêu báo cáo tài chính. ISA 315.13 nêu ra các bước cụ thể để đạt được điều này: Xác định các kiểm
soát liên quan, Ghi nhận các kiểm soát đã xác định, Đánh giá thiết kế và thực hiện của kiểm soát
To obtain an understanding of internal controls, relevant to the audit, that treat the entity level risks
applicable to most entities in achieving their financial reporting objectives. This includes identifying,
documenting and evaluating (control design and implementation) management's actions, policies and
controls. (ISA 315.13)

Mô tả các
Được Kiểm
kiểm soát
thiết kế soát có
hoặc hành
có hợp được Ký
động quản Bằng Tham
Môi trường kiểm soát áp hiệu
lý và cung chứng lý hay chiếu
dụng Initials
cấp tài liệu không?
hay
hỗ trợ (nếu
không?
có)
1. Rủi ro: Không nhấn mạnh đến nhu cầu về tính chính trực và giá trị đạo đức
Risk: No emphasis is placed on need for integrity and ethical values
Xác định các kiểm soát (nếu có) được áp dụng
Ban lãnh đạo liên tục thể hiện, Ban Giám Bản cam Có Có
bằng lời nói và hành động, cam kết đốc có cam kết về tiêu
với các tiêu chuẩn đạo đức cao. kết về tiêu chuẩn đạo
chuẩn đạo đức
đức với Hội
đồng quản trị
Ban lãnh đạo loại bỏ hoặc giảm Có
thiểu các động lực hoặc cám dỗ có
thể khiến nhân viên tham gia vào
các hành vi không trung thực hoặc
không đạo đức.
Doanh nghiệp có bộ quy tắc ứng Công ty có Tài liệu bộ Có Có
xử hoặc tài liệu tương đương nêu ban hành bô quy tắc
ra các tiêu chuẩn đạo đức và đạo quy tắc ứng ứng xử lưu
lý mong đợi. xử dành cho hành nội bộ
A code of conduct or equivalent nhân viên nội ABC
exists that sets out expected bộ công ty
standards of ethical and moral
behavior
2. Rủi ro: Nhân viên không có năng lực được tuyển dụng và giữ lại
Nhân viên công ty có đủ năng lực Ban hành cơ Quy định Có Có
và đào tạo cần thiết để thực hiện chế tuyển về cơ chế
các nhiệm vụ được giao. dụng 3 vòng tuyển dụng

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Ban lãnh đạo nêu rõ những kiến có Mô tả công Có Có


thức và kỹ năng cần thiết cho các việc trên
vị trí nhân viên bản tin
tuyển dụng
được đăng
tải trên
website
tuyển dụng
Doanh nghiệp cung cấp cho nhân không có không có không không
viên quyền truy cập vào các có có
chương trình đào tạo về mặt
chuyên môn.
Doanh nghiệp duy trì mức nhân sự Số lượng
đủ để thực hiện hiệu quả các nhân viên
nhiệm vụ cần thiết trong công
ty ổn định,
dao động
từ 137-139
người.
Kết luận: Rủi ro đã được giải quyết
3. Rủi ro: Giám sát quản lý của Ban Kiểm soát không hiệu quả (nếu có áp dụng)
Xác định các kiểm soát (nếu có) được áp dụng
Đa số nhân viên ban Kiểm soát độc có Quy định Có Có
lập với ban Giám đốc trong điều
lệ, quy chế
của công ty
Có đủ kinh nghiệm, vị thế và Có Hồ sơ nhân Có Có
chuyên môn tài chính (bao gồm cả viên của
ủy ban kiểm toán) để thực hiện các thành
giám sát cần thiết. viên ban
kiểm soát
Các vấn đề quan trọng và thông tin Có quy chế Có Có
khác (kết quả tài chính, v.v.) được của công ty
truyền đạt kịp thời tới TCWG.

TCWG thực hiện giám sát hiệu quả Có Có


các hoạt động của ban lãnh đạo
(bao gồm cả việc đặt ra những câu
hỏi khó khăn và yêu cầu giải đáp).
TCWG họp thường xuyên và biên có quy chế có có
bản cuộc họp được lưu hành kịp của công ty
thời.
Các cuộc thảo luận diễn ra về rủi ro có có
can thiệp của ban lãnh đạo và hiệu
quả của kiểm soát nội bộ đối với
báo cáo tài chính.
Các lỗ hổng được xác định trong có có có
kiểm soát nội bộ được khắc phục
kịp thời.
Kết luận: Rủi ro đã được giải quyết
4. Rủi ro: Ban lãnh đạo có thái độ coi nhẹ kiểm soát nội bộ và/hoặc quản lý rủi ro doanh nghiệp.
Xác định các kiểm soát (nếu có) được áp dụng
Ban lãnh đạo thể hiện thái độ tích
cực và hành động hướng tới:
* Thiết lập và duy trì hệ thống kiểm có quy chế có có
soát nội bộ vững chắc đối với việc của công ty
báo cáo tài chính (bao gồm cả việc
can thiệp của ban lãnh đạo và các
gian lận khác).

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

* Lựa chọn/Áp dụng chính sách kế có quy chế có có


toán phù hợp. của công ty
* Kiểm soát xử lý thông tin. có quy chế có có
của công ty
Ban lãnh đạo nhấn mạnh hành vi có quy chế có có
phù hợp đối với nhân viên quản lý của công ty
hành chính
Ban lãnh đạo thiết lập các thủ tục có quy chế có có
để ngăn chặn truy cập trái phép của công ty
hoặc phá hủy tài sản, tài liệu và hồ
sơ.
Ban lãnh đạo phân tích các rủi ro có có
doanh nghiệp và thực hiện các
hành động thích hợp.
Kết luận: Rủi ro đã được giải quyết

5. Rủi ro: Cấu trúc tổ chức kém hiệu quả/không phù hợp cho việc lập kế hoạch, kiểm soát và đạt
được mục tiêu
Xác định các kiểm soát (nếu có) được áp dụng
Doanh nghiệp có cấu trúc tổ chức có quy chế có có
phù hợp để hỗ trợ việc đạt được của công ty
mục tiêu, thực hiện các chức năng
hoạt động và đáp ứng các yêu cầu
theo quy định.
Ban lãnh đạo hiểu rõ trách nhiệm có quy chế có có
và quyền hạn của mình đối với các của công ty
hoạt động kinh doanh, đồng thời
sở hữu kinh nghiệm và trình độ
chuyên môn cần thiết để thực hiện
tốt vai trò của mình.
Cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp có quy chế có có
tạo điều kiện thuận lợi cho việc của công ty
luân chuyển thông tin đáng tin cậy
và kịp thời đến những người thích
hợp để phục vụ hoạt động lập kế
hoạch và kiểm soát.
Kết luận: Rủi ro đã được giải quyết

6. Rủi ro: Các cấp báo cáo và trách nhiệm không rõ ràng dẫn đến việc ra quyết định kém và có thể có
sai sót trong BCTC
Xác định các kiểm soát (nếu có) được áp dụng
Doanh nghiệp có các chính sách có quy chế có có
và quy trình để phê duyệt và ủy của công ty
quyền cho các giao dịch.
Doanh nghiệp thiết lập những cấp có quy chế có có
báo cáo phù hợp, cân nhắc đến của công ty
quy mô và loại hình hoạt động của
doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có quy trình xác định có quy chế có có
quyền sở hữu thông tin và ai được của công ty
phép tạo mới hoặc thay đổi các
giao dịch.
There is a process for assigning
ownership of information and who
is authorized to initiate or change
transactions

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Ủy ban Kiểm toán và/hoặc Ban có quy chế có có


kiểm soát xem xét cách thức ban của công ty
lãnh đạo xác định, theo dõi và kiểm
soát các rủi ro kinh doanh/tài chính
ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Kết luận: Rủi ro đã được giải quyết

7. Rủi ro: Doanh nghiệp không có chính sách/quy trình để đảm bảo quản lý nhân sự hiệu quả.
Xác định các kiểm soát (nếu có) được áp dụng
Ban lãnh đạo thiết lập và thực thi Ban hành cơ Quy định Có Có
các tiêu chuẩn tuyển dụng nhằm chế tuyển về cơ chế
lựa chọn những cá nhân có năng dụng 3 vòng tuyển dụng
lực nhất, tập trung vào trình độ học
vấn, kinh nghiệm làm việc trước
đó, đồng thời đánh giá tính liêm
chính và đạo đức.
Quy trình tuyển dụng, đặc biệt đối Ban hành cơ Quy định Có Có
với các nhân viên có quyền truy chế tuyển về cơ chế
cập vào tài sản dễ bị biển thủ, bao dụng 3 vòng tuyển dụng
gồm các buổi phỏng vấn chuyên
sâu, kiểm tra lý lịch và giới thiệu về
văn hóa doanh nghiệp, hành vi
mong đợi và phong cách hoạt
động.
Hiệu quả công việc được đánh giá có quy chế có có
và rà soát định kỳ với từng nhân của công ty
viên, và các hành động thích hợp
sẽ được thực hiện.
Các chính sách đào tạo bao gồm có quy chế có có
định hướng về các vai trò và trách của công ty
nhiệm tiềm năng, mức độ hiệu suất
mong đợi và các nhu cầu thay đổi.
Kết luận: Rủi ro đã được giải quyết

Đánh giá rủi ro Mô tả các Bằng Được Kiểm Ký Tham


kiểm soát chứng thiết kế soát có hiệu chiếu
hoặc hành có hợp được Initials
động quản lý hay áp
lý và cung không? dụng
cấp tài liệu hay
hỗ trợ (nếu không?
có)

1. Rủi ro: Ban lãnh đạo thường xuyên bất ngờ trước các sự kiện (bao gồm các sự kiện, giao dịch hoặc
tình huống bên trong và bên ngoài) chưa được xác định/đánh giá trước đó, hoặc liên tục phản ứng
với các sự kiện thay vì chủ động lên kế hoạch trước.

Xác định các kiểm soát (nếu có) được áp dụng


Ban lãnh đạo đã thiết lập sứ mệnh, có quy chế có có
chiến lược và mục tiêu báo cáo tài của công
chính của công ty, và thường ty
xuyên truyền đạt chúng đến nhân
viên.

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Các rủi ro liên quan đến báo cáo tài có quy chế có có
chính và mức độ nghiêm trọng của của công
chúng được xác định/đánh giá và ty
cập nhật thường xuyên trong quá
trình lập kế hoạch kinh doanh.

Ban lãnh đạo xác định/ đánh giá


* Rủi ro kinh doanh (cản trở việc
đạt được mục tiêu báo cáo tài
chính), rủi ro quy trình kinh doanh
và các yếu tố rủi ro gian lận, bao
gồm cả việc chi phối của ban lãnh
đạo.

* Các yếu tố rủi ro mới, chẳng hạn có quy chế có có


như hoạt động mới; mua bán/thanh của công
lý; thay đổi hệ thống CNTT (Công ty
nghệ Thông tin) và kiểm soát; các
yêu cầu báo cáo tài chính mới và
thay đổi nhân sự chủ chốt; và…
* Rủi ro báo cáo tài chính do hoạt có quy chế có có
động kinh doanh và tuân thủ pháp của công
luật, quy định. ty
Ban lãnh đạo xây dựng kế hoạch có quy chế có có
kinh doanh/dự toán, sau đó thường của công
xuyên so sánh với kết quả thực tế, ty
phân tích nguyên nhân các khoản
chênh lệch và thực hiện các biện
pháp điều chỉnh phù hợp.
Các thay đổi trong rủi ro báo cáo tài có quy chế có có
chính được xác định kịp thời và các của công
hành động thích hợp được thực ty
hiện.
Ban lãnh đạo đã triển khai quy trình có quy chế có có
quản lý rủi ro toàn diện cho toàn bộ của công
công ty. Quy trình này bao gồm: ty
Xác định/cập nhật và đánh giá mức
độ nghiêm trọng của các rủi ro báo
cáo tài chính, Phân công trách
nhiệm quản lý rủi ro cho các nhân
viên phù hợp.
Management has implemented an
entity-wide risk management
process that identifies/updates and
assesses the significance of
financial reporting risks on an
annual basis, at a minimum, and
that assigns responsibility for
managing such risks to the
appropriate employees
Ban lãnh đạo xây dựng các kế có quy chế có có
hoạch để xử lý các rủi ro đáng kể của công
đã được xác định. ty
Kết luận: Rủi ro đã được giải quyết
2. Rủi ro: Ban lãnh đạo chưa xem xét hoặc đánh giá các rủi ro gian lận có thể xảy ra (chẳng hạn như
chi phối của ban lãnh đạo và biển thủ tài sản).
Xác định các kiểm soát (nếu có) được áp dụng

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Môi trường làm việc tích cực được có quy chế có có


xây dựng, giúp giảm thiểu cảm giác của công ty
bị ngược đãi, đe dọa hoặc bỏ qua
của nhân viên.
Ban lãnh đạo phản ứng và xử lý có quy chế có có
các hành vi gian lận, hoặc nghi ngờ của công ty
gian lận, theo cách truyền đạt tới
nhân viên rằng gian lận sẽ bị xử lý
theo đúng quy định.

Ban lãnh đạo đã thiết lập quy trình


chính thức để xác định và ghi nhận
rủi ro gian lận, quy trình này bao
gồm:
* Xét đến cụ thể các hình thức và có quy chế có có
kịch bản gian lận tiềm ẩn của công ty
Explicitly considers potential
fraud schemes and scenarios.

* giải quyết hai vấn đề nghiêm có quy chế có có


trọng trong quản trị doanh nghiệp: của công ty
gian lận báo cáo tài chính và biển
thủ tài sản bởi ban lãnh đạo cấp
cao
Addresses fraudulent financial
reporting and misappropriation of
assets by senior management, and
* Đánh giá khả năng xảy ra và tác có quy chế có có
động (mức độ nghiêm trọng) của của công ty
gian lận.
Ban kiểm soát (TCWG) thường có quy chế có có
xuyên xem xét khả năng chi phối của công ty
của ban lãnh đạo đối với các biện
pháp kiểm soát
Ban lãnh đạo có chính sách thông có quy chế có có
báo cho kiểm toán viên kịp thời về của công ty
các hành vi gian lận thực tế, nghi
ngờ hoặc cáo buộc gian lận ảnh
hưởng đến hoạt động của doanh
nghiệp.
Kết luận: Rủi ro đã được giải quyết

Mô tả các
Được Kiểm
kiểm soát
thiết kế soát có
hoặc hành
có hợp được Ký
động quản Bằng Tham
Thông tin và Truyền thông áp hiệu
lý và cung chứng lý hay chiếu
dụng Initials
cấp tài liệu không?
hay
hỗ trợ (nếu
không?
có)
Kiểm toán hệ thống thông tin chung
1. Risk: Doanh nghiệp chưa có chính sách/quy trình để đảm bảo việc quản lý CNTT và giám sát nhân
viên CNTT hiệu quả.
Xác định các kiểm soát (nếu có) được áp dụng
Doanh nghiệp có mô tả công việc công ty thuê
cho quản lý IT và nhân viên hỗ trợ dịch vụ hỗ
IT (hoặc người/những người được trợ CNTT
giao trách nhiệm về CNTT) bên ngoài

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Trong trường hợp doanh nghiệp công ty thuê Hợp đồng có


thuê nhân viên hỗ trợ CNTT bán dịch vụ hỗ cung cấp
thời gian (từ công ty cung ứng trợ CNTT dịch vụ,
nhân sự hoặc cá nhân), cần có bên ngoài giấy chứng
Thư thỏa thuận dịch vụ đã được ký nhận đủ
kết nêu rõ vai trò và trách nhiệm. điều kiện
cung cấp
dịch vụ,…
Doanh nghiệp hạn chế quyền truy có quy chế có có
cập dữ liệu và phạm vi kiểm soát của công ty
của nhân viên CNTT thông qua các
thẻ từ, mật khẩu và phân chia
nhiệm vụ, khi có thể.
Doanh nghiệp ký kết hợp đồng với Công ty có
các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ bộ phận kế
ba đủ điều kiện, các hợp đồng này toán tài chính
nêu rõ những kỳ vọng, rủi ro, biện thực hiện
pháp kiểm soát bảo mật và các quy nhiệm vụ tính
trình/kiểm soát cho việc xử lý thông lương cho
tin (ví dụ: tính lương). toàn công ty
Kết luận: Rủi ro đã được giải quyết
2. Rủi ro: Doanh nghiệp đang phụ thuộc vào các hệ thống/chương trình đang xử lý dữ liệu không
chính xác hoặc xử lý dữ liệu đầu vào không chính xác.
Reliance is placed on systems/programs that are inaccurately processing data or processing
inaccurate data
Xác định các kiểm soát (nếu có) được áp dụng
Doanh nghiệp sử dụng các gói có quy chế có có
phần mềm kế toán và các phần của công ty
mềm khác thông dụng mà không
có sửa đổi.
Việc truy cập các ứng dụng được có quy chế có có
hạn chế (bằng mật khẩu, v.v.) chỉ của công ty
dành cho nhân viên được ủy
quyền.
Các nhân viên sử dụng hoặc nhập có quy chế có có
dữ liệu vào các ứng dụng phần của công ty
mềm đã được đào tạo phù hợp.
Doanh nghiệp chỉ cho phép nhân có quy chế có có
viên sử dụng các phần mềm được của công ty
ủy quyền.
Thay đổi chương trình phải tuân có quy chế có có
theo các thủ tục quản lý thay đổi. của công ty
Kết luận: Rủi ro đã được giải quyết
Báo cáo tài chính
KTC đã lập tài liệu về nhận thức của mình đối với các hệ thống thông tin, bao gồm cả các quy trình kinh doanh
liên quan, có liên quan đến báo cáo tài chính chưa?
4. Rủi ro: Các giao dịch, sự kiện và điều kiện quan trọng đến BCTC có thể không được ghi nhận hoặc
ghi chép đầy đủ
Xác định các kiểm soát (nếu có) được áp dụng

Ban lãnh đạo có thái độ tích cực có quy chế có có


đối với việc tiết lộ các sự kiện và của công ty
điều kiện có thể ảnh hưởng trọng
yếu đến BCTC.

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Nhân viên được kỳ vọng báo cáo có quy chế có có


tin xấu cho ban lãnh đạo kịp thời. của công ty
Staff is expected to communicate
bad news to management on a
timely basis
Ban lãnh đạo đã triển khai các thủ có quy chế có có
tục để xác định một số sự kiện và của công ty
điều kiện (khấu hao, giá trị thu hồi
được, giá trị thị trường hợp lý, v.v.)
có thể ảnh hưởng trọng yếu đến
BCTC.
Kết luận: Rủi ro đã được giải quyết

5. Rủi ro: Kiểm soát/Giám sát yếu kém đối với Báo cáo tài chính, các bút toán nhật ký và việc lập các
khoản mục quan trọng.
Xác định các kiểm soát (nếu có) được áp dụng
Ban lãnh đạo sử dụng nguồn nhân có quy chế có có
lực có năng lực hoặc thuê chuyên của công ty
gia phù hợp để lập Báo cáo tài
chính (bao gồm ước tính và dự
phòng).
Phần mềm kế toán được sử dụng có quy chế có có
để lập báo cáo tài chính tận dụng của công ty
các tính năng kiểm soát tiêu chuẩn
có sẵn trong hầu hết các gói phần
mềm thương mại.
Các bảng tính được sử dụng để lập có quy chế có có
Báo cáo tài chính (BCTC) được: của công ty
Bảo vệ bằng mật khẩu, Sao lưu
định kỳ và Kiểm tra lỗi logic và tính
toán thường xuyên
Doanh nghiệp đã thiết lập các quy có quy chế có có
trình để đảm bảo tất cả các giao của công ty
dịch được ghi nhận theo đúng
khuôn khổ báo cáo tài chính hiện
hành.
Tất cả các số dư tài khoản đều có quy chế có có
được đối chiếu trước khi kết sổ của công ty
sách
Doanh nghiệp đã thiết lập quy trình có quy chế có có
chi tiết về cách thức lập các ước của công ty
tính và dự phòng quan trọng. Bao
gồm: Các tính toán và giả định
(Calculations, assumptions), Độ tin
cậy của cơ sở (Reliability of
underlying information), Sử dụng
chuyên gia (Use of specialists)
(nếu có), Xét duyệt của ban quản
lý (Management review) và cTính
nhất quán trong áp dụng . in
application)
Quy trình kết sổ cuối kỳ (period- có quy chế có có
end close procedures) bao gồm của công ty
Định nghĩa phân loại tài khoản
(definitions of account
classifications), Phân công trách
nhiệm (assignment of
responsibilities) và Hạn hoàn thành
(due dates).
Về bút toán ghi sổ nhật ký chung:

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

* Danh sách kiểm các bút toán kết có quy chế có có


sổ chuẩn (checklist exists of của công ty
standard closing entries)
* Giới hạn quyền nhập bút toán có quy chế có có
nhật ký cho nhân viên được ủy của công ty
quyền
* Các bút toán nhập tay được hỗ có quy chế có có
trợ đầy đủ và phê duyệt bởi ban của công ty
quản lý (Manual entries are
adequately supported and
approved by management)
Ban lãnh đạo doanh nghiệp cần
xem xét và ký duyệt
* Các tính toán ước tính và dự có quy chế có có
phòng; của công ty
* Báo cáo tất cả các bút toán nhật có quy chế có có
ký đã ghi nhận (Reports of all của công ty
journal entries posted); và
* Báo cáo tài chính đã lập; và Các có quy chế có có
khoản chênh lệch và số tiền bất của công ty
thường (inquiries into variances
and unusual amounts)
Biện pháp kiểm soát truy cập/ủy có quy chế có có
quyền được áp dụng để duy trì tính của công ty
toàn vẹn của bảng kê tài khoản.
Kết luận: Rủi ro đã được giải quyết
6. Rủi ro: Các vấn đề quan trọng liên quan đến báo cáo tài chính có thể không được thông báo đến
Ban kiểm soát hoặc Các bên bên ngoài, như Ngân hàng, Cơ quan quản lý
Xác định các kiểm soát (nếu có) được
áp dụng
Ban lãnh đạo doanh nghiệp lập gói có quy chế có có
báo cáo tài chính hàng tháng (so của công ty
sánh kết quả thực tế với ngân
sách) để trình lên Ban kiểm soát
xem xét.
Doanh nghiệp thường xuyên lập có quy chế có có
các báo cáo tài chính định kỳ cho của công ty
các bên liên quan chính, như Các
tổ chức tài chính, Nhà đầu tư, Nhà
tài trợ và Cơ quan quản lý.
Kết luận: Rủi ro đã được giải quyết
Giám sát Mô tả các Bằng Được Kiểm Ký Tham
kiểm soát chứng ( thiết kế soát có hiệu chiếu
hoặc hành có hợp được Initials
động quản lý hay áp
lý và cung không? dụng
cấp tài liệu hay
hỗ trợ (nếu không?
có)
1. Rủi ro: Không có quy trình để theo dõi hoạt động của các biện pháp kiểm soát nội bộ hoặc để kịp
thời khắc phục những thiếu sót trong kiểm soát nội bộ được xác định
Xác định các kiểm soát (nếu có) được áp dụng
Doanh nghiệp đã thiết lập các hoạt có quy chế có có
động theo dõi thường xuyên của công ty
(ongoing monitoring activities) để
đánh giá hoạt động của các biện
pháp kiểm soát nội bộ quan trọng
(significant internal controls).

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Doanh nghiệp đã thiết lập các quy có quy chế có có


trình để theo dõi việc vượt quyền của công ty
kiểm soát (controls are overridden)
và xác định xem việc vượt quyền
đó có hợp lý hay không (to
determine if appropriate)
Doanh nghiệp tiến hành đánh giá có quy chế có có
định kỳ các biện pháp kiểm soát của công ty
trên các hệ thống kiểm soát then
chốt bởi đội ngũ nhân viên có
chuyên môn (Periodic evaluations
of controls are conducted on key
control systems by skilled
personnel)
Ban lãnh đạo doanh nghiệp thực
hiện các hành động thích hợp đối
với:
* Các ngoại lệ đối với chính có quy chế có có
sách/quy trình (Exceptions to của công ty
policies/procedures);
* Khắc phục những thiếu sót trong có quy chế có có
kiểm soát nội bộ; và của công ty
* Khiếu nại về các vấn đề tài chính có quy chế có có
không đúng đắn từ các bên ngoài của công ty
(Complaints of improper financial
matters by external parties).
Kết luận: Rủi ro đã được giải quyết

Tổng hợp các phát hiện


Không có phát hiện nào về khiếm khuyết của hệ thống kiểm soát
nội bộ doanh nghiệp

Án điểm kiểm
toán của những
thiếu sót kiểm
Số yếu tố
soát nội bộ được
Số yếu tố rủi ro Các phát hiện
xác định
Thành phần rủi ro được chưa đã được tổng
Outline the audit
giải quyết được giải hợp lại chưa?
implications of
quyết
the control
deficiencies
identified

Môi trường kiểm soát 7 0 0


Đánh giá rủi ro (bao gồm rủi ro 2 0 0
gian lận)
Thông tin và Truyền thông 7 0 0
Giám sát 6 0 0
Các hoạt động kiểm soát 1 0 0

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Phụ lục 8. Chương trình kiểm toán CPBH và CPQLDN do VACPA ban
hành

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Phụ lục 9. Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2023 của công ty cổ phần
ABC

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Lê Ngọc Lan CQ58/22.02

You might also like