GIÁO DỤC TRÍ TUỆ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

GIÁO DỤC TRÍ TUỆ

a. Khái niệm chung:


- Trí tuệ là khả năng nhận thức lý tính đạt đến một trình độ nhất định.
- Giáo dục trí tuệ là hoạt động có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục
nhằm phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, tư duy sáng tạo qua đó hình thành
thế giới quan khoa học.

b. Mục đích của giáo dục trí tuệ:


- Phát triển năng lực hoạt động trí óc, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ
thuật.
- Làm cơ sở cho phát triển và hoàn thiện đạo đức, thể lực, khả năng lao động,
óc thẩm mỹ và thế giới quan khoa học…

c. Nhiệm vụ của giáo dục trí tuệ:


- Hình thành thế giới quan khoa học duy vật:
+ Hình thành thế giới quan cho người học thông qua các môn học

- Phát triển năng lực hoạt động trí tuệ:


+ Phát triển sức mạnh trí tuệ qua tư duy trừu tượng bằng việc thực hiện các
thao tác tác duy (phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng
hoá....).

- Phát triển văn hóa lao động trí óc


+ Văn hoá lao động trí óc được hiểu là kỹ năng tổ chức chế độ làm việc
trí tuệ một cách hợp lý, chính xác, thận trọng, nề nếp, ngăn nắp và có vệ
sinh.

- Rèn luyện năng lực nhận thức độc lập ở người học:
+ Tập trung cao độ, kiên trì, vượt được khó khăn.
+ Bồi dưỡng động cơ học tập, tạo nội lực thúc đẩy tự tìm kiếm để nắm
vững tri thức và kinh nghiệm.
+ Rèn kỹ năng ghi nhớ và di chuyển tri thức.
+ Rèn kỹ năng tự kiểm tra đánh giá…

- Dạy học là phương tiện quan trọng cho việc giáo dục trí tuệ. Trong quá
trình dạy học diễn ra:
+ Một là: người học lĩnh hội được những kiến thức, kỹ năng và thái độ
chứa đựng trong nội dung môn học, bài học.
+ Hai là: trong chính quá trình này, người dạy cũng đồng thời dạy cho
người học biết cách tiếp thu những nội dung kể trên hay nói cách khác
làm phát triển khả năng nhận thức ở người học.

You might also like