Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

TÀI

1 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAILIỆU KHÓA HỌC - WISE OWL

ĐỀ LUYỆN “NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ”

Bàn về hình tượng người lái đò trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”
của nhà văn Nguyễn Tuân, có ý kiến cho rằng: “Đó là người lao động đầy
trí dũng trên sông nước Đà giang.” Ý kiến khác lại khẳng định: “Đó là
người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật vượt thác leo ghềnh.”
Từ cảm nhận của mình, anh/chị hãy bình luận về ý kiến trên. Từ đó, liên
hệ với cảnh cho chữ trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân để làm
nổi bật những phẩm chất cao đẹp của người nghệ sĩ.

GỢI Ý THÂN BÀI:

AI
1. Khái quát tác gỉa và tác phẩm:
- Nguyễn Tuân:

M
+ nhà tri thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc  gửi gắm lòng
yêu nước đằng sau những bức tranh thiên nhiên, những giá trị văn hóa
cổ truyền.
NG
+ là người nghệ sĩ chân chính đầy độc đáo, tài hoa với chữ “ngông” –
đối với ông, nghệ thuật phải là sự sáng tạo về nội dung và đột phá về
hình thức thể hiện
+ Trước CMT8, ông đi tìm những vẻ đẹp xưa cũ, đi tìm những hoài
Ơ

niệm “vang bóng một thời”. Còn sau CM, dường như trái tim đôn hậu
của ông đã tìm thấy được niềm tin với cuộc đời, khiến giọng văn
không còn khinh bạc – bất cần; mà trở nên tin yêu, giàu cảm xúc

+ Tuy nhiên, dù có sự vận động và thay đổi trong góc nhìn, ông vẫn
giữ được chữ “ngông” riêng biệt trong phong cách. Ông không thích
những thứ bằng phẳng, nhợt nhạt, khuôn phép và gò bó. Nguyễn
Tuân có hứng thú đặc biệt với những biểu hiện mạnh mẽ, phi thường
của tạo vật, của con người. Đó là lý do ông tìm đến tùy bút như một lẽ
tất yếu.
- Tác phẩm:
+ Là kết quả của chuyến đi thực tế lên Tây Bắc kéo dài 2 năm của tác giả
(1958 – 1960)
+ Mục đích chuyến đi là tìm kiếm chất vàng mười đã qua thử lửa: đó là
chất vàng của thiên nhiên và con người Tây Bắc
Trang 1

HỖ TRỢ HỌC TẬP - CHIA SẺ TÀI LIỆU ÔN THI


TÀI
2 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAILIỆU KHÓA HỌC - WISE OWL

+ Cảm hứng về sông Đà đã thành nghệ thuật, “thành một gợi cảm
miên mang” về dòng sông quê hương và về vẻ đẹp của con người lao
động trên miền núi sông hùng vĩ và thơ mộng. Vẻ đẹp đầy cá tính của
sông Đà đã thu hút mạnh mẽ tới nhà thơ mà bản thân ông cũng là một
“Đà giang độc bắc lưu” trên bình diện nghệ thuật.

Sau khi khái quát tác giả, tác phẩm, các bạn có thể giải thích nhận
định rồi đi vào phân tích nhân vật. Hoặc có thể triển khai theo hướng:
giải thích nhận định nào thì phân tích vẻ đẹp nhân vật theo nhận định
đó, lần lượt mỗi nhận định sẽ là một vẻ đẹp (Vẻ đẹp thứ nhất là vẻ đẹp
trí dũng – vẻ đẹp thứ hai là vẻ đẹp của một người nghệ sĩ tài hoa). Ở

AI
đây, cô sẽ triển khai theo dàn ý giải thích nhận định rồi mới đi vào
phân tích để có thể phân tích kĩ càng nhất về phong cách, ngòi bút của
Nguyễn Tuân.

M
NG
Ơ

Trang 2

HỖ TRỢ HỌC TẬP - CHIA SẺ TÀI LIỆU ÔN THI


TÀI
3 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAILIỆU KHÓA HỌC - WISE OWL

2. Giải thích nhận định:


- “Người lao động đầy trí dũng”: chân dung người lao động được
khắc họa với những vẻ đẹp nổi bật, đáng trân trọng, đặc biệt là
tài trí tuyệt vời và lòng dũng cảm vô song dù phải thực hiện một
công việc vô cùng gian lao, hiểm nguy: đối mặt với “thủy quái”
sông Đà hung dữ. Trong khắc họa của Nguyễn Tuân, hình tượng
người lái đò không chỉ mang vẻ khỏe khoắn, dày dặn kinh
nghiệm sông nước – mà còn thực sự là một vị tướng tài ba, trí
dũng trong trận thủy chiến với những trận địa phức tạp từ kẻ
thù.
- “Nghệ sĩ tài hoa” là định nghĩa Nguyễn Tuân sử dụng để ca ngợi

AI
những người làm trong ngành nghệ thuật, sở hữu tài năng xuất
chúng, có phẩm chất hơn người và để lại nhiều thành tựu ấn
tượng. Người lái đò tuy làm công việc lao động nhưng lại được

M
ca ngợi như một người nghệ sĩ, bởi tài năng của ông đạt đến
trình độ thuần thục, điêu luyện trong nghề. Với Nguyễn Tuân,
những con người bình thường khi thực hiện những công việc
bình thường một cách tinh xảo, khéo léo, thuần thục – thì đó
NG
chính là một người tài hoa, nghệ sĩ. Như Pautopxki đã từng nói:
“Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của những người dẫn
đường đến xứ sở của cái đẹp.” Nguyễn Tuân đã khao khát dẫn
đường cho người đọc đến với thiên nhiên Tây Bắc đẹp rực rỡ, và
Ơ

cũng là con đường chạm tới vẻ đẹp đầy ấn tượng của con người
nơi đây.
- Sở dĩ, Nguyễn Tuân khắc họa hai vẻ đẹp tưởng chừng khác biệt

trong cùng một hình tượng con người, là bởi giai đoạn này, ngòi
bút của ông đã có sự vận động, biến chuyển. Nếu trước CM, ông
như tách rời hiện tại – đi tìm vẻ đẹp hoàn mĩ của quá khứ với
hình tượng những người nghệ sĩ như Huấn Cao trong “Chữ
người tử tù”; thì sau CM, nhà văn không chỉ say sưa chắt chiu
cái đẹp cho một thế giới bé nhỏ, tù túng mang tên những tháng
ngày cũ nữa. Ông mở rộng tâm hồn và ngòi bút đến một thế giới
rộng rãi, bao la của đất trời. Thay vì ngược dòng thời gian để
ngợi ca, ông đi tìm cái đẹp trong chính những người lao động
bình thường, cảm nhận được chất nghệ sĩ trong chính cuộc sống
thường nhật đầy giản dị. Dường như, quan niệm về cái đẹp của
ông đã bớt đi sự “phù phiếm”, từng bước tiến đến với định

Trang 3

HỖ TRỢ HỌC TẬP - CHIA SẺ TÀI LIỆU ÔN THI


TÀI
4 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAILIỆU KHÓA HỌC - WISE OWL

nghĩa về cái đẹp một cách chân chính, văn minh, hiện đại hơn.
Điều đó đã được thể hiện thật rõ ràng trong hình tượng nhân vật
người lái đò trên sông Đà.
3. Phân tích vẻ đẹp người lái đò:
- Về lai lịch:
+ Ông không đặt tên cho nhân vật của mình, chỉ gọi là “người lái đò”
hoặc “ông đò”. Có lẽ bởi từ hình tượng một người lao động, nhà văn
muốn khắc họa hình ảnh của rất nhiều con người đang lặng lẽ âm thầm
cống hiến trí tuệ và sức lực của mình cho đất nước.
Có thể liên hệ: anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa”

AI
+ Tác giả xóa mờ xuất thân, tập trung miêu tả ngoại hình để ngợi ca
những con người vô danh âm thầm cống hiến.

M
“thân hình cao to, gọn quánh như chất sừng chất
mun” “tay lêu nghêu như cái sào”
NG
“chân khuỳnh khuỳnh như kẹp lấy một cái cuống lái trong tưởng tượng”
“giọng nói ào ào như tiếng nước trước một ghềnh sông”
Nguyễn Tuân nhấn mạnh ngoại hình đặc biệt của người lái đò, đồng
Ơ

thời bộc lộ sự gắn bó của nhân vật với nghề sông nước. Dường như,
ông lái đò đã trở thành một linh hồn muôn thưở của dòng sông.

- Công việc: lái đò trên sông Đà đã nhiều năm, hằng ngày đối diện
với con thủy quái hung bạo; là một người dày dặn kinh nghiệm.
a. Vẻ đẹp của con người trí dũng:
- Là người từng trải, hiểu biết và thành thạo trong nghề lái đò:
(“trên sông Đà ông xuôi ngược hơn một trăm lần”, “nhớ tỉ mỉ ... những
luồng nước”,...)
- Là người mưu trí dũng cảm, bản lĩnh và tài ba: ung dung đối
đầu với thác dữ “nén đau giữ mái chèo, tỉnh táo chỉ huy bạn chèo ...”,
“nắm chắc binh pháp của thần sông thần núi”, động tác điêu luyện
“cưỡi đúng ngay trên bờm sóng, phóng thẳng thuyền vào giữa thác ...”

Trang 4

HỖ TRỢ HỌC TẬP - CHIA SẺ TÀI LIỆU ÔN THI


TÀI
5 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAILIỆU KHÓA HỌC - WISE OWL

🡪 Sông Đà xảo quyệt bao nhiêu thì người lái đò lại kiên cường bám
trụ bấy nhiêu.
Để làm bật vẻ đẹp người lái đò, chân dung ông luôn được tái hiện
tương quan với dòng sông Đà. Nghệ thuật tương phản đã làm nổi bật
một cuộc chiến không cân sức: một bên là thiên nhiên bạo liệt, hung
tàn, sức mạnh vô song với sóng nước, với thạch tinh nham hiểm, một
bên là con người bé nhỏ trên chiếc thuyền con én đơn độc và vũ khí
trong tay chỉ là những chiếc cán chèo.
- Giành chiến thắng khi đối đầu với ba vòng trùng vi thạch trận
của sông Đà:

AI
+ Đặc biệt trong lần vượt trùng vi thạch trận thứ ba, ông lái đò đã thể
hiện rõ tài nghệ của mình. Ông cứ “phóng thẳng thuyền, chọc thủng
cửa giữa… vút qua cổng đá”, “vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa

M
trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước,
vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được”… để rồi chiến thắng vinh
quang.
NG
+ Câu văn “thế là hết thác” như một tiếng thở phào nhẹ nhõm khi ông
lái đã bỏ lại hết những thác ghềnh ở phía sau lưng. Chiến thắng của
ông trước hết xuất phát từ sự ngoan cường, lòng dũng cảm, ý chí
Ơ

quyết tâm vượt qua những thử thách khốc liệt của cuộc sống.
🡪 Đây đồng thời cũng là chiến thắng của tài trí con người, của sự am
hiểu đến tường tận tính nết của sông Đà.

b. Vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ:


- Tài hoa là khi con người đạt tới trình độ điêu luyện, thuần thục
trong công việc của mình, đến độ có thể sáng tạo được, có thể
vươn tới tự do.
🡪 Chính vì vậy, Nguyễn Tuân đã tập trung bút lực ca ngợi hình ảnh
ông lái băng băng trên dòng thác sông Đà một cách ung dung,
bình tĩnh, tự tại trong cuộc chiến đầy cam go nhưng cũng thật
hào hùng. Nhà văn còn gọi sự điêu luyện ấy là “tay lái ra hoa”.
- Phong thái nghệ sĩ của ông lái đò còn thể hiện trong cách ông

Trang 5

HỖ TRỢ HỌC TẬP - CHIA SẺ TÀI LIỆU ÔN THI


TÀI
6 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAILIỆU KHÓA HỌC - WISE OWL

nhìn nhận về công việc của mình, bình thản đến độ lạ lùng. Khi
dòng sông vặn mình hết thác cũng là khoảnh khắc “sóng thác
xèo xèo tan trong trí nhớ”. Những nhà đò dừng chèo, đốt lửa
nướng ống cơm lam, bàn về cá anh vũ, cá dầm xanh, “về những
cái hầm cá hang cá mùa khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá
rồi cá túa ra tràn đầy ruộng”.
🡪 Họ không kể về câu chuyện đối đầu dòng sông như một chiến tích,
mà bình thản coi đó là một chuyện bình thường, đời thường. Dường
như chính vẻ đẹp âm thầm, giản dị ấy của họ đã và đang làm nên
những kì tích lớn lao trong cuộc chiến với thiên nhiên hung dữ.

AI
4. Liên hệ cảnh cho chữ trong “Chữ người tử tù”
Luôn nhớ có sự dẫn dắt từ đoạn này sang đoạn khác nha.
VD:

M
Thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân được xem là thế giới của những người
nghệ sĩ. Đó là người nghệ sĩ uống trà, nghệ sĩ đao phủ, nghệ sĩ lái đò, là
những anh bộ đội trực chiến giữa cánh rừng nở đầy hoa đào. Vẻ đẹp của ông
NG
đò trong trận thủy chiến ác liệt khiến ta liên tưởng tới hình tượng người
nghệ sĩ Huấn Cao trong “Chữ người tử tù”, ở cảnh tượng xưa nay chưa
từng có bao giờ: cảnh cho chữ.
Ơ

- Một cảnh tượng được “gia công” kĩ lưỡng bằng thủ pháp nghệ
thuật đối lập: ánh sáng – bóng tối; nhà tù – tự do; cao cả - tầm
thường; từ đó nhấn mạnh và khẳng định sự thống trị của cái

đẹp. Cái đẹp đã xóa nhòa mọi ranh giới, khiến cho ta không còn
nhìn thấy hình ảnh của người tử tù và viên quản ngục, mà chỉ
còn lại những người bạn tri âm tri kỉ được tận hiến trong một
không gian nghệ thuật trong sáng.
- Cảnh cho chữ đã khẳng định giá trị bất tận của cái đẹp, và một
lần nữa cho thấy cái đẹp có thể xuất hiện ở bất cứ đâu và mang
sức mạnh cảm hóa lớn lao. Chính niềm xúc động nghẹn ngào
trong câu thoại: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” của viên quản
ngục đã càng khẳng định được điều đó.
- Như vậy, cả hai tác phẩm đều khắc họa vẻ đẹp và tài năng của
những người nghệ sĩ – những người đem chính cái tài của mình

Trang 6

HỖ TRỢ HỌC TẬP - CHIA SẺ TÀI LIỆU ÔN THI


TÀI
7 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAILIỆU KHÓA HỌC - WISE OWL

để điểm tô cho cuộc đời. Một người là anh hùng đời thường trên
sông nước, một chiến binh quả cảm giữa cuộc sống bình dị -
tượng trưng cho “chất vàng mười” của con người Tây Bắc. Còn
một người là cái đẹp “vang bóng một thời” đã tạm lui vào quá
khứ,tượng trưng cho vẻ đẹp “bông hoa cuối mùa còn vương lại
của một thời kì huy hoàng – một quá khứ vàng son trong lịch sử
dân tộc.”

5. Đánh giá ngòi bút, nghệ thuật:


- Khả năng làm chủ ngôn ngữ phi thường
- Sử dụng thủ pháp tương phản, đối lập tinh tế

AI
- Sự vận dụng, kết hợp nhiều kiến thức đa lĩnh vực – bộc lộ một cái
tôi tài hoa, uyên bác
- Tác phẩm được tạo nên từ tình yêu quê hương đất nước sâu

🡺
tư tưởng M
nặng, tha thiết – tạo nên những trang văn đẹp cả về hình thức và

Ngòi bút như nở hoa trong nỗ lực tìm kiếm, phát hiện và khắc họa
NG
vẻ đẹp của những con người luôn cố gắng theo cách của riêng
mình để đóng góp cho Tổ quốc
Ơ

Trang 7

HỖ TRỢ HỌC TẬP - CHIA SẺ TÀI LIỆU ÔN THI

You might also like