THCS doNG NGaN - CD CaC BPTT SS NH AD HD 0ae90fd61d

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

1

PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ TỪ SƠN


TRƯỜNG THCS ĐÔNG NGÀN
CHUYÊN ĐỀ: ÔN TẬP VỀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
(Nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ)
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm vững và biết vận dụng những kiến thức về các phép tu từ đã học
ở lớp dưới: So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ.
- Nhận biết và phân tích được giá trị thẩm mỹ của nó trong các văn bản thơ văn.
-Nắm được cấu tạo của phép tu từ: So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ.
-Biết cách vận dụng các phép tu từ này vào việc đọc hiểu văn bản và thực tiễn nói và
viết.
2. Kĩ năng:
-Nhận biết, phân tích, sử dụng phép tu từ so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ
trong giao tiếp hàng ngày, trong tạo lập văn bản.
3. Thái độ:
- Thông qua hoạt động, giáo dục học sinh cảm nhận cái hay, lý thú.
- Rèn kĩ năng phân tích, cảm nhận và vận dụng các phép tu từ trên trong giao
tiếp nói và viết.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- GV:Lập kế hoạch bài dạy, bảng phụ ( máy chiếu), phiếu học tập

- HS: Nghiên cứu bài học, ôn lại kiến thức, chuẩn bị bài viết theo yêu cầu của
giáo viên.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ 1: MỞ ĐẦU: GV tổ chức thi giữa các nhóm xem nhóm nào nhanh hơn.

Em hãy tìm câu văn câu thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9 sử dụng các
BPTT sau: So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ.

Gợi ý:
2

1. Làn thu thuỷ nét xuân sơn 8. Ánh trăng im phăng phắc

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. - Đủ cho ta giật mình.- > Nhân hoá
> Ẩn dụ:
9. Lại đi lại đi trời xanh thêm- > Ẩn dụ
2. Bốn câu thơ tả Thuý Vân: -> Ẩn dụ
10. Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
3.Mai cốt cách tuyết tinh thần. -> Ẩn dụ
Chỉ cần trong xe có một trái tim. - > Hoán
4. Tưởng Người dưới nguyệt chén đồng dụ

Tin sương luống những dày công mai chờ. 11. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
-> Ẩn dụ
. Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ - >
5. Vầng trăng thành tri kỉ.- > Nhân hoá Ẩn dụ, nhân hoá.

6. Vầng trăng đi qua ngõ.- > Nhân hoá 12. Kết tràng hoa dâng bẩy mươi chín
mùa xuân -> Ẩn dụ
Như người dưng qua đường. -> So sánh
14. Vẫn biết trời xanh là mãi mãi -> Ẩn
7. Hồn nhiên như cây cỏ -> So sánh. dụ.
3

GV dẫn vào bài:


Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
- GV phát phiếu học tập:
-YC hs điền một số yc
Phiêú số 1: Nhóm 1
SO SÁNH
1 Khái niệm
2 Ví dụ
3 Cấu tạo
4 Đưa VD vào mô hình
5 Tác dụng
6 Các kiểu so sánh
Phiéu số 2: Nhóm 2
NHÂN HOÁ
1 Khái niệm
2 Các kiểu so sánh
3 Ví dụ
Phiéu số 3: Nhóm 3
ẨN DỤ
1 Khái niệm
2 Các kiểu so sánh
3 Ví dụ
Phiéu số 4: Nhóm 4
HOÁN DỤ
1 Khái niệm
2 Các kiểu so sánh
3 Ví dụ
- Gv cho HS thảo luận 2 phút – YC Hs trình bày
- GV nhận xét và chốt đơn vị kiến thức
Phiéu số 1: Nhóm 1
SO SÁNH
1 Khái niệm - So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà
giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi
hình, gợi cảm cho diễn đạt.
2 Cấu tạo - Cấu tạo phép so sánh:
Vế A : Vật so sánh
Từ so sánh
Phương diện so sánh
Vế B: Vật được đem ra để so sánh.
- A là B: “Người ta là hoa đất” (tục ngữ)
“Quê hương là chùm khế ngọt”
[Quê hương - Đỗ Trung Quân]
4

- A như B:
“Nước biếc trông như làn khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào”
[Thu vịnh – Nguyễn Khuyến]
“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”
[Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên]
- Bao nhiêu…. bấy nhiêu….
“Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”
[ca dao]
Trong đó:
+ A – sự vật, sự việc được so sánh
+ B – sự vật, sự việc dùng để so sánh
+ “Là” “như” “bao nhiêu…bấy nhiêu” là từ ngữ so sánh,
cũng có khi bị ẩn đi.
3. Ví dụ VD:
1. Trên trời mây trắng như bông.
2. Trẻ em như búp trên cành.
3. Quê hương là chùm khế ngọt
4. Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh.
5. Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất phục.
Quê hương là chùm khế ngọt
4 Đưa VD vào mô Vế A (Sự Phương Từ so sánh Vế B (Sự
hình cấu tạo: vật được so diện so vật dùng để
sánh) sánh. so sánh)
Mây trắng như bông

Trẻ em như búp trên


cành
Quê hương là chùm khế
ngọt
Tàu dừa chiếc lược
con người không chịu như tre mọc
khuất thẳng
5

phục.

3 Tác dụng - Tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động.


- Biểu hiện tư tưởng tình cảm sâu sắc.
4 Các kiểu so sánh - Có hai kiểu so sánh:
+ so sánh ngang bằng
+ so sánh không ngang bằng.
Ví dụ:
* Phân loại theo mức độ:
- So sáng ngang bằng:
“Người là cha, là bác, là anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”
( Sáng tháng Năm – Tố Hữu)
- So sánh không ngang bằng:
“Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”
(Bầm ơi – Tố Hữu)
* Phân loại theo đối tượng:
- So sánh các đối tượng cùng loại:
“Cô giáo em hiền như cô Tấm”
- So sánh khác loại:
“Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm!”
(Núi đôi – Vũ Cao)
- So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại:
“Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”
(Nguyễn Văn Trỗi – Lê Anh Xuân)
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
(Ca dao)
Phiéu số 2: Nhóm 2
- YC đại diện nhóm 2 lên trình bày
NHÂN HOÁ
1 Khái niệm - - Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ
chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành
cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối
6

khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn, thể
hiện tình cảm của người nói, người viết.
+ Trò chuyện với vật như với người.

2 Ví dụ 1. Ông trời nổi lửa đằng đông


Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay.
2. Núi cao chi lắm nuí ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.
3 Các kiểu so sánh - Các kiểu nhân hóa thường gặp:
+ Dùng những từ ngữ vốn gọi người để gọi vật.
VD: Chị ong nâu, Ông mặt trời, Bác giun, Chị gió,…
+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để
chỉ hoạt động, tính chất của vật.
VD:
“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
(Tây Tiến – Quang Dũng)

"Sông Đuống trôi đi


Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường
kì”
(Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm)
+ Trò chuyện với vật như với người:
VD:
“Trâu ơi ta bảo trâu này…”
(ca dao)
4 Tác dụng - Làm cho sự vật trở lên gần gũi thân thiết với con người.
Phiéu số 3: Nhóm 3
- YC đại diện nhóm 3 lên trình bày
ẨN DỤ
1 Khái niệm - Ẩn dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng
tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm
tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
2 Ví dụ Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
3 Các kiểu ẩn dụ - Các kiểu ẩn dụ thường gặp:
+ Ẩn dụ hình thức – Tương đồng về hình thức.
VD:
“Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
7

=> hoa lựu màu đỏ như lửa


+Ẩn dụ cách thức – Tương đồng về cách thức.
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
(ca dao)
=> ăn quả - hưởng thụ, “trồng cây” – lao động
“Về thăm quê Bác làng Sen,
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”
(Nguyễn Đức Mậu)
=> thắp: nở hoa, chỉ sự phát triển, tạo thành
+Ẩn dụ phẩm chất- tương đồng về phẩm chất.
VD:
“Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
(ca dao)
=> thuyền – người con trai; bến – người con gái
+Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác- chuyển từ cảm giác này
sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.
VD:
- “Ngoài thêm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
(Đêm Côn Sơn – Trần Đăng Khoa)
- “Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai”
(Những cánh buồm – Hoàng Trung Thông)
- “Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
- “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”
(Từ đêm Mười chín – Khương Hữu Dụng)
4 So sánh sự giống Ẩn dụ So sánh
và khác nhau
giữa ẩn dụ và so Giống Cả hai đối tượng A và B đều có
sánh quan hệ tương đồng
Khác Chỉ có vế B xuất Cả hai vế A và B
hiện, vế A được đều xuất hiện
ẩn đi. đồng thời.
5 Tác dụng Làm cho câu văn, câu thơ thêm giầu hình ảnh và có sức biểu
cảm cao.
Phiéu số 4: Nhóm 4
- YC đại diện nhóm 2 lên trình bày
HOÁN DỤ
1 Khái niệm - Hoán dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng, khái
niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan
hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho
8

sự diễn đạt.
2 Ví dụ - Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước.
Chỉ cần trong xe có một trái tim
- Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
3 Các kiểu hoán Các kiểu hoán dụ thường gặp:
dụ - Lấy bộ phận để chỉ toàn thể:
VD:
“Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
(Bài ca vỡ đất – Hoàng Trung Thông)
- Lấy vật chứa đựng để gọi tên vật bị chứa đựng:
VD:
“Vì sao trái đất nặng ân tình,
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh”
(Tố Hữu)
- Lấy dấu hiệu của sự vật gọi tên sự vật:
VD:
“Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”


(Việt Bắc - Tố Hữu)
- Lấy cái cụ thể gọi cái trìu tượng:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
4 Phân biệt giữa Ẩn dụ Hoán dụ
ẩn dụ và hoán
dụ. - Dựa vào quan hệ tương -Dựa vào quan hệ tương
đồng về: cận (Gần gũi)
+ Hình thức. + Bộ phận - toàn thể.
+ Cách thức thực hiện. + Vật chứa - vật bị chứa.
+Phẩm chất. + Dấu hiệu của sự vật - sự
+ Cảm giác. vật.
+ Cụ thể - trừu tượng.

VD: Thấy một mặt trời VD: Chỉ cần trong xe có


trong lăng rất đỏ. một trái tim.
- mặt trời -> Bác Hồ giống - trái tim -> người chiến sĩ
nhau về phẩm chất. lái xe.
Bộ phận- toàn thể
9

B. LUYỆN TẬP CÁC DẠNG ĐỀ THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH LÀM.


I. Dạng câu hỏi:
- Xác định/ chỉ ra biện pháp tu từ đã được sử dụng trong câu văn/ thơ
- Phân tích tác dụng/ hiệu quả/ giá trị của biện pháp tu từ.
II. Cách làm:
- Gọi tên các BPTT.
- Chỉ ra từ ngữ thể hiện.
- Nêu tác dụng:
+ Làm nổi bật nội dung, ý nghĩa gì?
+ Thể hiện thái độ tình cảm, cảm xúc của ai, như thế nào?
+ Thể hiện tài năng của tác giả ra sao? (khả năng quan sát, tưởng tượng, cách
dùng từ….
VD: Mùa xuân đã tràn về phủ hơi ấm lên mặt đất và không gian. Dù cái lạnh còn
phảng phất nhưng đã nghe trong gió cái nồng nàn của sự sinh sôi. Tiếng cỏ bật mầm
non tí tách dưới mưa xuân. Tiếng chồi non khe khẽ cựa mình trong ánh sáng. Buổi
chiều nhẹ như tơ vương.
(Theo “ Đi giữa trời xuân” – Bảo trâm)
- Câu hỏi: Chỉ ra và phân tích tác dụng của của biện pháp tu từ trong câu văn “ Buổi
chiều nhẹ nhơ tơ vương”
Cách trình bày:
+ Câu văn sử dụng BPTT so sánh: Buổi chiều nhẹ như tơ vương.
+ Tác dụng: Cách so sánh này đã làm nổi bật không gian: Buổi chiều nhẹ như tơ
vương. Xuân êm đềm, yên tĩnh. Qua đó người đọc nhận thấy trạng thái cảm xuacs
thanh thản, thư thái và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của tác giả trước thiên nhiên, đất
trời vào xuân.
VD2: Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
( Nguyễn Khoa Điềm)
Phân tích tác dụng của của biện pháp tu từ trong câu thơ: Mặt trời của mẹ em
nằm trên lưng.
Cách trình bày:
- Câu thơ sử dụng BPTT ẩn dụ: “ mặt trời”
- Tác dụng: Tg sử dụng hình ảnh “mặt trời” để chỉ người con, con là MT là nguồn
hạnh phúc ấm áp vừa gần gũi vừa thiêng liêng của mẹ. Qua đó chúng ta thấy được tình
yêu thương yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con. Đó là cách liên tưởng độc đáo của
nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
C. NHỮNG LỖI HỌC SINH THƯỜNG MẮC:
1. Lỗi nhần lẫn giữa biện pháp ẩn dụ và biện pháp hoán dụ
- Biện pháp ẩn dụ: Là so sánh ngầm 2 sự vật hoặc hiện tượng có tính chất
tương đồng nhau với mục đích tạo ra nghĩa bóng so với nghĩa gốc của nó.
Ví dụ:
“Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
[Truyện Kiều – Nguyễn Du]
Ở đây hoa lựu màu đỏ như lửa, bởi vậy lửa (A) được dùng làm ẩn dụ chỉ hoa lựu (B)
10

- Biện pháp hoán dụ: Là so sánh ngầm 2 sự vật hoặc hiện tượng có quan hệ
gần gũi, đi liền với nhau (tương cận):

“Đầu xanh có tội tình gì

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”

- Đầu xanh: là bộ phận cơ thể người (gần kề với người), được lấy làm hoán dụ
chỉ người còn trẻ (ví dụ tương tự : đầu bạc- người già)

- Má hồng: chỉ người con gái đẹp

Để dễ dàng phân biệt ẩn dụ và hoán dụ, chúng ta cần hiểu :“Bản chất của ẩn dụ
đó là phép so sánh ngầm. Vậy khi ta đã khôi phục được hai hình ảnh A và B, ta thử đặt
1 từ so sánh giữa chúng, nếu hợp lý thì rõ ràng mối quan hệ giữa A và B là mối quan
hệ tương đồng. Ta khẳng định đó là ẩn dụ. Còn ngược lại nếu ta thêm từ so sánh vào
giữa A và B mà câu này không có nghĩa, không hợp lý thì ra nói đây là biện pháp tu từ
hoán dụ.”
2. Lỗi nhầm lẫn giữa ẩn dụ tu từ và ẩn dụ từ vựng:

- Ẩn dụ tu từ: có tính lâm thời, tính cá thể, phải đặt trong từng văn cảnh cụ thể
để khám phá ý nghĩa.
Ví dụ: “Hoa thơm bán một đồng mười
Hoa tàn nhị rữa giá đôi lạng vàng”
- Ẩn dụ từ vựng: cách nói quen thuộc, phổ biến, không có/ ít có giá trị tu từ: cổ
chai, mũi đất, tay ghế
D. BÀI TẬP VẬN DỤNG:
I. Các bước làm dạng bài tập về biện pháp tu từ.
- Bước 1: Đọc kĩ đề bài.
- Bước 2: Gọi tên biện pháp tu từ .
- Bước 3: Chỉ ra những từ diễn đạt (dấu hiệu nhận biết) của biện pháp tu từ đó.
- Bước 4: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó (giá trị diễn đạt, cái hay).
II. Bài tập vận dụng:
Bài tập 1:
Cho câu thơ sau:
“Em đã sống bởi vì em đã sống
Cả Nước bên em, quanh giường nệm trắng
Hát cho em nghe như tiếng mẹ ngày xưa
Sông thu Bồn giọng hát đò đưa.”
11

Câu hỏi: Chỉ ra và phân tích hiệu quả biện pháptu từ trong câu thơ: “Cả Nước bên
em, quanh giường nệm trắng”
Cách trình bày:
- Câu thơ sử dụng BPTT hoán dụ “Cả Nước”.
- Tác dụng: Từ “cả Nước” là để chỉ tất cả người dân Việt Nam. Cách dùng từ
này rất hay đã thể hiện được tình cảm yêu thương trân trọng của mọi người dành cho
người con gái kiên cường dũng cảm.
Bài tập 2:
Chỉ ra và phân tích tác dụng của các BPTT trong hai câu thơ sau:
“ Mùa xuân đi dạo ngoài đồng như bà chủ trẻ tuổi. Chỉ cần bà chủ đó liếc nhìn
xuống một cái khe là con suối lập tức bắt đầu chảy róc rách.”
( Trích “ Chiếc nhẫn bằng thép”, Pau-tốp-xki.)
Cách trình bày:
- Hai câu văn sử dụng kết hợp các biện pháp tu từ:
- So sánh: “mùa xuân như bà chủ trẻ tuổi”
- Nhân hoá mùa xuân biết “đi dạo, “liếc” được gọi là “bà chủ”
- Tác dụng: Tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp sức mạnh kì diệu của mùa xuân đã
làm cho thiên nhiên biến đổi lạ lùng. Phải có tâm hồn nhạy cảm tinh tế và trí tưởng
tượng phong phú, tác giả mới viết được những câu văn miêu tả mùa xuân hay như vậy.
Bài số 3:
? Tìm và phân tích ngắn gọn giá trị của các hình ảnh so sánh và nhân hóa
trong các câu, đoạn thơ sau:
“Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa.
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh.”
Cách trình bày:
Các biện pháp tu từ:
- So sánh: “Giọt sương trắng” rỏ xuống đầu cành như “giọt sữa”.
- Nhân hóa: tia nắng biết “nháy”, núi biết “uốn mình trong chiếc áo the
xanh”, đồi biết “thoa son”, “nằm”.
- Tác dụng: Đoạn thơ đã tái hiện một cách sinh động vẻ đẹp tươi sáng,
đầy sức sống của thiên nhiên vùng đồi núi trung du trong buổi bình minh mùa xuân
tươi đẹp. Qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước tha thiết của
nhà thơ…
Bài tập 4:
Chỉ ra hiệu quả của BPTT nhân hóa trong các đoạn thơ sau:
Đám mây trắng xốp như bông,
Ngủ quên dưới đáy hồ trong lúc nào.
Nghe con cá đớp ngôi sao,
12

Giật mình mây thức bay vào rừng xa


(Đám mây ngủ quên- Nguyễn Bao)
Cách trình bày:
Biện pháp tu từ:
- Nhân hóa: Hình ảnh đám mây biết “ngủ quên”, “nghe”, “giật
mình”, “thức”.
- So sánh: “Đám mây trắng xốp như bông.
- Tác dụng: Hình ảnh đám mây trở nên sinh động, có hồn và còn
mang tâm trạng, hành động như con người. Đám mây lúc như đang nghỉ ngơi, thư
nhàn dưới mặt hồ thanh tĩnh; lúc như cảm nhận được những biến động mơ hồ của cảnh
vật xung quanh. Từ đó tác giả muốn ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng, thanh bình của cảnh vật
thiên nhiên.
Bài tập 5:
Phân tích biện pháp tu từ trong các câu thơ sau:
Em nghe thầy đọc bao ngày.
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây trong nhà.
(Trần Đăng Khoa- Nghe thầy đọc thơ)
Cách trình bày:
- Biện pháp tu từ: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Tiếng thơ vốn được cảm nhận
bằng thính giác, nhưng ở đây tác giả lại cảm nhận bằng thị giác qua sắc đỏ của nắng,
sắc xanh của cây.
- Tác dụng: Diễn tả được tác dụng và ảnh hưởng rất lớn của thơ ca đến đời sống con
người.
Bài tập 6:
Tìm và phân tích ngắn gọn giá trị trong câu thơ sau:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa”

Cách trình bày:

Biện pháp tu từ:

- So sánh: “Mặt trời” so sánh “hòn lửa”

- Nhân hoá: Mặt trời xuống biển như “then cài”.


13

- Tác dụng: Gợi tả màu sắc sinh động của buổi hôn đang chuyển dần về
đêm, làm tăng vẻ đẹp vô cùng tráng lệ, hùng vĩ của nó.

III. Bài tập về nhà:

Bài tập 1: Chỉ ra và phân tích tác dụng của BPTT trong đoạn thơ sau:

Và chúng tôi một thứ qủa trên đời

Bẩy mươi tuổi mẹ mong chờ được hát

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi

Mình vẫn là một thứ quả non xanh

(Trích Mẹ và quả, Nguyễn Khoa Điềm)

Bài tập 2: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong văn bản sau:

Sau làn mưa bụi tháng Ba

Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu.

Nèn trời rừng rực ráng treo.

Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vân bay…

(Tháng Ba, Trần Đăng Khoa)

You might also like