Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 10

1

Quan trắc ổn định hố đào sâu bằng thiết bị Inclinometer kết


hợp phương pháp trắc địa, áp dụng tại nhà máy Sam Sung, khu
công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh
Mục tiêu: Làm rõ khả năng ứng dụng hiệu quả của phương pháp quan trắc
Inclinometer kết hợp trắc địa để nghiên cứu chuyển vị ngang thành hố đào trong
quá trình thi công hố móng sâu.
1. Mở đầu
Khi thi công hố đào sâu để xây dựng các công trình sẽ làm thay đổi trạng thái
ứng suất, thay đổi mực nước ngầm, dẫn tới mất ổn định thành hố đào, biến dạng nền
đất xung quanh, gây lún nứt, hư hỏng công trình lân cận nếu không có giải pháp
chống đỡ thành hố đào hiệu quả. Do vậy, trong quá trình thi công hố đào sâu, cần
phải tiến hành quan trắc để xác định mức độ chuyển dịch ngang của thành hố đào.
Những thông số quan trắc này giúp đơn vị thi công công trình biết trước được
những tác động xấu sẽ xảy ra để từ đó có giải pháp xử lý kịp thời, đảo bảo cho công
tác thi công đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật. Hiện nay, có nhiều phương pháp
quan trắc chuyển dịch ngang hố đào sâu, trong đó phương pháp quan trắc bằng thiết
bị Inclinometer kết hợp trắc địa có nhiều ưu điểm, đã được sử dụng rộng rãi trên thế
giới nhưng chưa được sử dụng phổ biến ở Việt Nam.
2. Quan trắc chuyển dịch ngang hố móng sâu bằng thiết bị Inclinometer
2.1. Cấu tạo Inclinometer
Cấu tạo của Inclinmeter thể hiện trong hình 1, gồm 4 bộ phận chính: (1) ống
dẫn hướng, (2) đầu đo, (3) cáp tín hiệu, (4) thiết bị đọc số.

4
1
2

Hình 1. Cấu tạo thiết bị đo chuyển dịch ngang Inclinometer


2.2. Nguyên lý đo chuyển dịch ngang bằng Inclinometer
Đo chuyển dịch bằng Inclinometer là đo gián tiếp chuyển dịch của đối tượng
cần quan trắc thông qua chuyển dịch của ống dẫn hướng. Khi đo chuyển dịch, đầu
đo chuyển dịch ngang có bánh xe chạy dọc theo ống dẫn hướng. Nó bao gồm hai
tốc kế đã cân bằng lực: một tốc kế đo độ nghiêng trong mặt phẳng của các bánh xe
đầu đo chuyển dịch ngang, mặt phẳng này được gọi là trục A; tốc kế kia đo độ
nghiêng trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng của các bánh xe, mặt phẳng này
2

được gọi là trục B (hình 2).


Phương pháp tính toán trong quan trắc
chuyển dịch ngang Inclinometer là lấy
đáy của ống đo làm cơ sở để xác định
các chuyển dịch tại các vị trí đo phía
trên. Do vậy, đáy của ống đo phải đảm
bảo điều kiện không được chuyển dịch.
Hình 2. Hướng quy ước trong quan
trắc chuyển dịch ngang Inclinometer
Trên hình 3, độ lệch ngang cho từng vị trí đo
theo một trục được xác định theo công thức:
di = L.sinθi
Trong đó: di - độ lệch ngang giữa hai điểm đo
liền nhau theo một trục; L - khoảng cách đo giữa
hai điểm liền nhau; θi -là góc nghiêng so với
phương thẳng đứng ở điểm đo thứ i.
Kết quả được hiển thị trên thiết bị thu tín hiệu
và xuất ra không phải là góc nghiêng hay độ lệch
của ống dẫn hướng. Giá trị đo được phụ thuộc vào
góc nghiêng của ống và hằng số quan trắc, được
thể hiện theo công thức:
A = IC.sinθ
Trong đó: A - giá trị đo tại mỗi vị trí (theo
trục A); IC - hằng số quan trắc của thiết bị đo.
Hình 3. Sơ đồ tính toán trong quan trắc
chuyển dịch ngang Inclinometer
Trong phép đo hai trục, kết quả có được là 2 giá trị trên mỗi trục cho mỗi vị trí
đo sau hai lần đo. Đầu đo quy ước hướng “0” cho lần đo đầu và “180” cho lần đo
thứ hai. Phép đo hai trục này cho phép loại bỏ sai số tín hiệu có thể xảy ra trong quá
trình đo. Ngoài ra, phép đo này còn chỉ ra những lỗi thông qua giá trị kiểm tra, giá
trị kiểm tra này là tổng đại số giá trị đo theo hai phương “0” và “180” cho mỗi trục.
Để loại trừ sai số của phép đo, giá trị đo trên một trục tại mỗi vị trí được tính bằng
hiệu đại số giá trị đo theo hai phương: “0” và “180”.

Trong đó: A0 - giá trị đo theo phương “0” của trục A; A 180 - giá trị đo theo
phương “180” của trục A.
Độ lệch ngang của ống dẫn hướng theo một trục (trục A) cho từng vị trí đo:

Sự thay đổi độ lệch ngang tại mỗi khoảng cách đo ở các chu kỳ quan trắc cho
thấy ống dẫn hướng có sự chuyển dịch. Chuyển dịch được tính bằng cách lấy độ
lệch ngang hiện tại trừ đi độ lệch ngang ban đầu. Đồ thị của tổng các chuyển dịch
3

cho thấy lượng chuyển dịch của ống dẫn hướng, cũng là lượng chuyển dịch của đối
tượng được quan trắc (ống dẫn hướng được gắn chặt dọc theo đối tượng quan trắc).
Giá trị độ lệch ngang của một điểm bất kỳ là tổng giá trị đo từ đáy ống đến
điểm đo, gọi là giá trị tích lũy (d) và được tính theo công thức:
d = d1 + d2 + d3 + … + dn
Trong đó: d - độ lệch ngang của điểm n kể từ đáy ống (theo 1 trục); di - độ
lệch ngang của từng điểm theo 1 trục (i = 1 ÷ n).
Tổng các độ lệch ngang được gọi là tổng độ lệch của ống dẫn hướng, đồ thị của
tổng độ lệch cho thấy độ nghiêng của ống dẫn hướng so với phương thẳng đứng.
Từ các số liệu đã được xử lý, phần mềm chuyên dụng xây dựng biểu đồ
chuyển dịch của ống dẫn hướng (mốc). Mỗi vị trí quan trắc được thể hiện bằng 2
biểu đồ chuyển dịch: theo hướng A0 - A180 và hướng B0 - B180.
Mỗi biểu đồ được quy định thống nhất như sau:
- Trục tung: Độ sâu (m).
- Trục hoành: Chuyển dịch lũy tích tính từ đáy (mm).
Đường thẳng kéo dài bắt đầu từ tọa độ 0.0 nên được gọi là đường biểu diễn lần
đo gốc (số liệu 0) S0. Đây là lần đo đầu tiên, nên được coi là chưa có chuyển dịch.
2.3. Độ chính xác đo chuyển vị ngang Inclinometer
Như đã trình bày ở trên, trị đo chuyển dịch bằng Inclinometer được so sánh
với điểm tham chiếu là đáy của ống dẫn hướng. Do ống dẫn hướng được neo chặt
vào đất đá ở điểm dưới cùng (không chuyển dịch) nên trong các chu kỳ đo, điểm
này không có sai số. Đầu đo càng di chuyển lên cao, sai số đo chuyển dịch ngang
bằng Inclinometer càng lớn và điểm có sai số lớn nhất là điểm trên miệng ống dẫn
hướng ở trên mặt đất. Căn cứ vào lý lịch của thiết bị đo do nhà sản xuất cung cấp,
đầu đọc số của Inclinometer cho phép sai số với giá trị hiển thị trên màn hình là
0.01mm, mỗi lần đầu đo di chuyển 0.5m trong ống dẫn hướng thì sai số mắc phải là
0.25mm và khi chiều dài của ống dẫn hướng là 25m thì sai số tích lũy là 6mm.
3. Quan trắc chuyển dịch ngang hố đào sâu kết hợp với phương pháp trắc địa
Phương pháp sử dụng cảm biến Inclinometer để quan trắc chuyển dịch ngang
theo chiều sâu của tường vây hố đào sâu (tường cừ ván thép, tường xi măng - đất,
tường barret, …) có ưu điểm là phát hiện ra các chuyển dịch ngang theo chiều sâu
một cách liên tục, cho phép cảnh báo sớm, kịp thời các biến dạng nguy hiểm của
tường vây để có biện pháp đảm bảo an toàn khi biến dạng chưa xảy ra hoặc mới bắt
đầu. Như vậy, việc xử lý sẽ đơn giản và đỡ tốn kém hơn. Tuy nhiên, phương pháp
này cũng có nhược điểm là chỉ xác định được chuyển dịch tương đối của tường vây ở
các độ sâu khác nhau so với một điểm nằm ở dưới sâu không thể tiếp cận được ở đáy
ống dẫn hướng. Trong trường hợp điểm đáy ống dẫn hướng không ổn định thì giá trị
quan trắc thu đượckhông phản ánh chính xác mức độ chuyển dịch của tường vây.
Phương pháp trắc địa có ưu điểm là cho giá trị chuyển dịch tuyệt đối với độ
chính xác cao, vì chuyển dịch của các điểm quan trắc được xác định trong hệ thống
mốc khống chế cơ sở ổn định. Tuy nhiên, nhược điểm rất lớn của phương pháp này
là chỉ phát hiện được chuyển dịch của đỉnh tường vây.
Để nâng cao hiệu quả của công tác quan trắc chuyển dịch ngang hố đào sâu,
cần phải kết hợp hai phương pháp đo.
4

- Trường hợp đáy ống dẫn hướng của phương pháp Inclinometer được gắn cố
định vào tường vây hố đào đặt trong lớp đất đá ổn định thì sự kết hợp hai phương
pháp này nhằm nâng cao độ chính xác các điểm đo chuyển dịch ngang nằm trong
tường vây (phương pháp trắc địa có độ chính xác cao hơn cảm biến Inclinometer).
- Trong trường hợp đáy ống dẫn hướng của phương pháp Inclinometer được
gắn cố định vào tường vây hố đào đặt trong lớp đất đá không ổn định thì quá trình
sử dụng kết hợp hai phương pháp này nhằm xác định chính xác giá trị chuyển dịch
của đáy ống Inclinometer cùng với các điểm đo nằm trong tường vây.
Trong các trường hợp trên, đáy ống dẫn hướng được coi là ổn định khi tường
vây được đặt vào đá gốc (hoặc tầng cuội sỏi), trường hợp khác thì đáy ống dẫn
hướng được coi là không không ổn định.
Khi đáy ống dẫn hướng ổn định, phương pháp đo được thực hiện như sau: Đặt
nắp đậy có kẻ các trục tọa độ vuông góc trên miệng ống đo Inclinometer (hình 4).
Dùng thước đo khoảng cách từ tâm nắp đậy đến các điểm đánh dấu trên các trục (điểm
A, B, C, D) với độ chính xác tới ±0.1mm. Trục A - B trùng với trục A0-A180, trục C-D
trùng với trục B0-B180 của ống dẫn hướng. Quá trình quan trắc được thực hiện bằng
cách đo đồng thời chuyển dịch ngang theo chiều sâu bằng cảm biến Inclinometer và
chuyển dịch ngang tâm miệng ống dẫn hướng bằng phương pháp trắc địa trong mỗi
chu kỳ. Như vậy, tâm miệng ống dẫn hướng (O) sẽ có 2 số liệu chuyển dịch: chuyển
dịch đo bằng trắc địa ( ) và chuyển dịch đo bằng Inclinometer ( )
trong hệ trục tọa độ trắc địa và hệ trục tọa độ Inclinometer (hình 5)

Hình 4. Nắp đậy ống dẫn hướng Hình 5. Hệ tọa độ đo chuyển dịch
Để xác định các thông số chuyển dịch của tường vây, cần chuyển đổi các
thông số đo chuyển dịch của 2 hệ trên về một hệ tọa độ. Trong quan trắc chuyển
dịch ngang tường vây, chuyển dịch được quan tâm nhất là chuyển dịch theo hướng
vuông góc với tường vây (trục A trong phương pháp Inclinometer). Do vậy, để
thuận tiện trong tính toán, cần chuyển tọa độ tâm miệng ống dẫn hướng trong hệ tọa
độ trắc địa về hệ tọa độ Inclinometer. Công thức chuyển đổi giữa hai hệ tọa độ:

Trong đó: , - hệ tọa độ trắc địa; , - hệ tọa độ chuyển đổi.


5

Do chuyển dịch của điểm miệng ống đo bằng phương pháp trắc địa có độ
chính xác cao hơn nên có thể coi đây là giá trị thực của chuyển dịch và giá trị chênh
lệch giữa hai phương pháp đo được coi là sai số khép kín đo chuyển dịch bằng
Inclinometer. Giá trị sai số khép theo các trục tọa độ được tính theo công thức:

Trong đó: , - chuyển dịch điểm miệng ống đo bằng Inclinometer trong
hệ tọa độ Inclinometer.
Theo nguyên lý đo và tính toán chuyển dịch ngang bằng cảm biến Inclinometer
nhận thấy, các điểm đo ở gần điểm tham chiếu (điểm đáy ống) có độ chính xác cao
hơn các điểm ở xa (các điểm ở phía trên), điểm miệng ống là điểm có sai số lớn
nhất. Dựa vào sai số khép tâm miệng ống dẫn hướng, tiến hành bình sai kết quả đo
bằng cách phân phối sai số khép cho các điểm đo theo tỷ lệ thuận với độ cao điểm
quan trắc. Từ đó, xác định được chính xác các giá trị chuyển dịch đo bằng
Inclinometer:

Trong đó: , - chuyển dịch của điểm i đo bằng Inclinometer tại độ cao
Hi ; , - chuyển dịch điểm i đo bằng Inclinometer đã được hiệu chỉnh sai
số; H - độ cao của điểm đỉnh ống so với điểm đáy ống.
3.2. Trường hợp đáy ống dẫn hướng không ổn định
Như trên đã đề cập, nguyên lý đo Inclinnometer là số liệu chuyển dịch được so
sánh với điểm tham chiếu ở đáy ống dẫn hướng nên khi điểm này không ổn định thì
độ chuyển dịch xác định được sẽ không chính xác. Đây là điểm không thể tiếp cận
được nên không thể xác định trực tiếp chuyển dịch của nó. Do vậy, cần chọn điểm
tham chiếu là điểm có khả năng xác định được vị trí bằng phương pháp trắc địa là
tâm miệng ống dẫn hướng Inclinometer trên mặt đất. Điều này có thể thực hiện
được nhờ phần mềm xử lý số liệu đo Inclinometer do nhà sản xuất cung cấp kèm
theo thiết bị. Tuy nhiên, do điểm miệng ống dẫn hướng không cố định nên trong
mỗi chu kỳ quan trắc, tâm miệng ống dẫn hướng Inclinometer cần được định vị
chính xác trong hệ tọa độ trắc địa và chênh lệch tọa độ giữa các chu kỳ chính là giá
trị chuyển dịch , của tâm miệng ống dẫn hướng trên mặt đất. Chuyển giá trị
chuyển dịch của miệng ống dẫn hướng đo bằng trắc địa về hệ tọa độ Inclinometer
được giá trị chuyển dịch của miệng ống , . Vì phương pháp trác địa có
độ chính xác cao nên có thể coi lượng chuyển dịch của miệng ống dẫn hướng
, là giá trị thực không chứa sai số. Sử dụng giá trị này để chính xác hóa
cho từng giá trị đo , trong ống dẫn hướng Inclinometer theo công thức:
6

4. Quan trắc chuyển vị ngang hố móng sâu nhà máy Sam Sung
Hố móng sâu nhà máy Sam Sung khu công nghiệp Yên Phong Bắc Ninh được
xây dựng trên diện tích 3.200m2 là bể xử lý nước thải có chiều sâu 18m. Trong quá
trình thi công, thành hố móng được gia cố bằng hệ cọc khoan nhồi liên tục đường
kính D400mm ở xung quanh, có chiều dài sâu hơn đáy hố móng 6m và 3 tầng hệ
giằng kết cấu thép chống đỡ, giữ ổn định tường vây ở độ sâu 2.5m, 5.0m và 7.5m so
với mặt đất. Chuyển vị của tường vây được quan trắc bởi hệ thống cảm biến
Inclinometer kết hợp với đo trắc địa tại 8 điểm trên mặt bằng (SA1, SA2, SA3,
SA4, SA5, SA6, SA7, SA8,), trong đó mỗi điểm được quan trắc theo chiều sâu
tường vây (từ trên xuống dưới đáy hố móng sâu 18m) với khoảng cách giữa các
điểm đo là 0.5m.
Để quan trắc Inclinometer, sử dụng ống vách D110 liên kết cố định với tường
vây làm ống casing gắn cảm biến đo. Các cảm biến được nối với hệ thống thu số
liệu tự động theo dõi dịch chuyển một cách liên tục và báo động khi phát hiện có sự
thay đổi hoặc tốc độ thay đổi vượt quá các giá trị cho phép.
Dịch chuyển ngang của tường vây được xác định bằng cách lấy độ lệch hiện
tại trừ đi độ lệch ban đầu. Khi đáy ống vách ổn định trong đất, dịch chuyển ngang
được so sánh với điểm cố định gần đáy ống vách. Trường hợp đáy ống vách không
ổn định trong đất, dịch chuyển ngang được so sánh với đỉnh của ống vách đã được
xác định chính xác bằng phương pháp trắc địa.
Quá trình quan trắc được thực hiện theo chu kỳ. Kết quả đo chuyển vị ngang
được thể hiện ở hình 6, 7, 8, 9.
7

Hình 6: Đồ thị chuyển vị tích lũy SA1 và SA1 SA2

Hình 7: Đồ thị chuyển vị tích lũy SA3 và SA4


8

Hình 8: Đồ thị chuyển vị tích lũy SA5 và SA6


9

Hình 9: Đồ thị chuyển vị tích lũy SA7 và SA8


Nhận xét:
- Kết quả quan trắc có độ chính xác cao (0.01mm), cho thấy chuyển vị ngang
của toàn bộ hệ thống tường vây theo theo cả không gian và thời gian; mức độ
chuyển dịch ít, tốc độ chuyển dịch nhỏ;
- Theo không gian: đỉnh tường vây hoặc ở độ sâu 6.5 - 7.5m là những vị trí có
giá trị chuyển vị lớn nhất (16.56 - 33.32mm);
- Theo thời gian: với kết quả quan trắc 28 chu kỳ, mức độ chuyển vị tăng dần,
trong đó chuyển vị tăng nhanh nhất là vào thời gian đầu quan trắc, sau đó giảm dần
và tiến tới ổn định.
- Kết quả quan trắc phản ánh rõ quy luật biến đổi của đối tượng quan trắc
(chuyển vị ngang tường vây), mức độ biến đổi nằm trong giới hạn cho phép (chuyển
vị ngang cho phép là 50mm). Hệ thống tường vây hố móng sâu hoàn toàn ổn định,
không ảnh hưởng đến ổn định hố móng và an toàn trong quá trình thi công.
5. Kết luận
- Giải pháp kết hợp cảm biến Inclinometer và trắc địa để theo dõi chuyển dịch
ngang hố đào sâu cho phép nâng cao độ chính xác công tác quan trắc tường vây khi thi
công hố móng sâu. Giải pháp này có độ tin cậy cao và đặc biệt hiệu quả trong trường hợp
tường vây được đặt vào lớp đất đá không ổn định.
- Kết quả quan trắc chuyển vị ngang hố móng sâu bằng thiết bị Inclinometer
kết hợp phương pháp trắc địa tại nhà máy Sam Sung khu công nghiệp Yên Phong
Bắc Ninh cho phép đánh giá chính xác, kịp thời mức độ biến dạng của hố đào sâu
và ảnh hưởng của quá trình thi công hố đào đến các công trình lân cận.
10

- Với những ưu điểm và kết quả quan trắc nhà máy Sam Sung khu công
nghiệp Yên Phong Bắc Ninh thì phương pháp quan trắc chuyển vị ngang hố móng
sâu bằng thiết bị Inclinometer kết hợp phương pháp trắc địa có thể áp dụng hiệu quả
và phổ biến ở Việt Nam để phục vụ thi công các công trình có hố móng đào sâu.

Tài liệu tham khảo


[1]. Trần Ngọc Đông, Đoàn Đức Nhuận (2012), “Nghiên cứu sử dụng kết hợp
toàn đạc điện tử và Inclinometer để quan trắc chuyển dịch ngang tường vây công
trình nhà cao tầng”, Tuyển tập báo cáo Hội nghị KH cán bộ trẻ , Viện KHCN Xây
dựng, Lần thứ 12, Hà Nội.
[2]. Trần Khánh (1991), Quy trình công nghệ quan trắc chuyển dịch biến dạng
công trình, Báo cáo đề tài nhánh trong đề tài cấp nhà nước 46A-05-01.
[3]. Trần Khánh (2010), Ứng dụng công nghệ mới trong trắc địa công trình,
Nxb Giao thông Vận tải, Hà Nội.
[4]. Trần Khánh, Nguyễn Quang Phúc (2010), Quan trắc chuyển dịch và biến
dạng công trình, Nxb Giao thông Vận tải, Hà Nội.
[5]. Nguyễn Quang Phúc (2010), Nghiên cứu biến dạng công trình bằng phương
pháp trắc địa, Giáo trình Sau Đại học, Trường đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.

You might also like