Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 256

KHỐI 1 - BÀI 1: NỘI QUY LỚP HỌC

(Kỹ năng nhận thức)


I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS biết cách lắng nghe hiệu quả.
- Học biết tầm quan trọng của môn học Kỹ năng sống.
- Học sinh nắm rõ các nội quy, quy tắc của lớp học.
2. Kỹ năng
- Kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp.
3. Thái độ
- Thái độ tích cực vui vẻ khi tham gia học kỹ năng.
II. PHƯƠNG PHÁP:
- Thảo luận nhóm.
- Động não.
- Thuyết trình.
- Hỏi - đáp.
III. Chuẩn bị:
- Trò chơi, hoạt động.
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
STT TIÊU ĐỀ GIÁO VIÊN HỌC SINH
1 Khởi động * Mục đích: Học sinh vui
- Tạo không khí lớp học thoải mái vui vẻ. vẻ, tích cực
- Gợi mở bài học mới. tham gia trò
- Giáo viên làm quen và giao lưu với học sinh. chơi
Giáo viên làm quen và giao lưu với học sinh.
* Chơi trò chơi: Chim sổ lồng
- Hình thức: Trò chơi vận động
- Chuẩn bị:
+ Sân bãi bằng phẳng, rộng rãi.
+ Phấn vẽ các vòng tròn làm lồng chim.

PAGE \* MERGEFORMAT 224


* Cách tiến hành:
- CÁCH CHƠI: Có 2 cách chơi
- Cách 1:
+ Chia học sinh thành các nhóm (mỗi nhóm từ
13 – 15 học sinh). Mỗi học sinh đứng thành một
vòng tròn (lồng) (số vòng ít hơn số số học sinh là
1).
+ Học sinh đứng ngoài chờ tín hiệu “đổi lồng” và
chạy đi tìm lồng cho mình. Tất cả học sinh trong
lồng phải chạy đổi lồng cho nhau. Học sinh nào
không tìm được lồng phải đứng ngoài chờ tín
hiệu tiếp theo.
- Cách 2:
+ Hai học sinh đứng đối diện nhau cầm 2 tay
nhau giơ cao lên làm lồng. Mỗi lồng có một học
sinh làm chim. (Số lồng ít hơn số chim là 1). Học
sinh chưa có lồng đứng ngoài chờ tín hiệu.
+ Khi có tín hiệu “đổi chim”, tất cả chim trong
lồng phải chạy và tìm lồng khác. Khi nghe tín
hiệu “đổi lồng”, tất cả chim đứng yên, hai học
sinh làm lồng phải chạy đi tìm chim khác cho
lồng của mình. Học sinh nào không tìm được
lồng phải làm người cho tín hiệu.
* Phân tích:
- Giáo viên hỏi: Theo các con làm thế nào để
chúng ta chơi tốt trò chơi này hơn?
- Để chơi tốt trò chơi chúng ta phải lắng nghe,
quan sát, tập trung, tự tin.
- Vui, thoải mái, quan sát, lắng nghe, chơi trò
chơi sẽ tốt hơn, khi chúng ta học tập, hay vui

PAGE \* MERGEFORMAT 224


chơi thì luôn tạo cho mình cảm giác vui vẻ, thoải
mái.
2 Ôn bài cũ 0 0
3 Giới thiệu bài - Tên bài học: Nội quy lớp học. HS ghi chép
mới + lớp học kỹ năng sống. nội dung bài
+ Nội quy lớp học kỹ năng sống học vào vở
4 Câu chuyện Video câu chuyện: “Lớp học kỹ năng sống”. HS theo dõi
tình huống video.
5 Trắc nghiệm Trắc nghiệm câu chuyện - tương tác với học sinh. Trả lời câu hỏi.
câu chuyện
6 Nội dung 1 1. Lớp học kỹ năng sống - HS thảo luận
- Mục đích: Học biết tầm quan trọng của môn trả lời câu hỏi
học Kỹ năng sống. của GV.
- Hình thức: Thảo luận - Hỏi đáp
* Cách tiến hành:
- Giáo viên đặt câu hỏi:
+ Kỹ năng là gì?
+ Kỹ năng sống là gì? - HS ghi chép
+ Học kỹ năng sống để làm gì? bài vào vở đầy
- Cho các bạn trả lời, và thảo luận nhóm. Sau 3 đủ.
phút mời học sinh lên trả lời ý kiến của nhóm
mình.
2. Bài học
- Kỹ năng là: Làm một việc được làm lặp lại
nhiều lần sẽ thành kỹ năng.
- Kỹ năng sống là: Tất cả những kĩ năng cần có
giúp cá nhân học tập, làm việc có hiệu quả và
sống tốt hơn.
- Trong cuộc sống chúng ta theo các bạn ăn có
cần đến kỹ năng không? Ngủ, học, tập xe, làm
PAGE \* MERGEFORMAT 224
việc nhà, chơi, học…đều cần có kỹ năng. Đó là
cuộc sống của chúng ta.
- Học kỹ năng sống để chúng ta sống tốt hơn và
sống tự tin hơn.
- Kỹ năng sống dùng khi: “Sử dụng kỹ năng - HS hô to
sống” khẩu hiệu GV
+ Mọi lúc. yêu cầu.
+ Mọi nơi.
+ Suốt cuộc đời
+ Cho mọi người.
+ Cho chính mình.
(Giáo viên cho học sinh hô to khẩu hiệu).
- Và chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và thực hành
những kỹ năng trong cuộc sống.
7 Thực hành 1 Hoạt động: Nói lời cảm ơn, xin lỗi HS thực hành
- Mục đích: Học sinh làm quen với các kỹ năng theo yêu cầu
giao tiếp đơn giản của GV
- Hình thức: Trải nghiệm
- Cách tiến hành: Giáo viên đưa ra các tình
huống cho học sinh lên thực hành một số những
kỹ năng cơ bản trong cuộc sống: Ví dụ kỹ năng
cảm ơn, kỹ năng nói lời xin lỗi…
- Phân tích:
+ Khi nào thì chúng ta nói lời cảm ơn, xin lỗi?
+ Lời cảm ơn, xin lỗi giúp ích được gì cho chúng
ta?
- Bài học: Khi người khác giúp mình thì ta nói
lời cảm ơn đến với họ, khi mình làm phiền đến
người khác thì chúng ta nói lời xin lỗi. Biết cảm
ơn, xin lỗi người khác là hành động lịch sự.

PAGE \* MERGEFORMAT 224


8 Nội dung 2 1. Hoạt động: Trải nghiệm - HS thảo luận,
- Mục đích: Học sinh nắm rõ các nội quy, quy tắc ghi chép lại
của lớp học. những yêu cầu
- Hình thức: Trải nghiệm của GV.
- Cách tiến hành:
+ Giáo viên cho học sinh trải nghiệm.
+ Giáo viên chuẩn bị 2 tờ giấy nội dung khác
nhau (đoạn văn, đoạn thơ…) và đọc to cho cả lớp
nghe.
+ Cho học sinh thảo luận: Các bạn có nghe rõ cô
đọc nội dung gì không? Tại sao? - HS ghi chép
+ Giáo viên cho học sinh thảo luận và đưa ra các lại kiến thức
nội quy chung. vào vở.
2. Bài học chung:
- Khi có người nói thì cần phải có người lắng
nghe, có như vậy mới nắm bắt được nội dung,
thông tin mà người khác nói.
- Không chen ngang, không chê bai và không chỉ
trích nhau.
- Để học tập hiệu quả hơn ta phải.
+ Tham gia tích cực nhiệt tình.
+ Tích cực phát biểu ý kiến.
+ Lắng nghe thầy cô và bạn bè.
+ Hỏi ngay những gì chưa rõ.
9 Thực hành 2 5 điều bác Hồ dạy HS tham gia
- Mục đích: Học sinh ghi nhớ 5 điều bác Hồ dạy thực hành,
- Hình thức: Bài giảng thực hiện yêu
- Cách tiến hành: cầu của GV.
+ Giáo viên cho học sinh học thuộc lời 5 điều
bác Hồ dạy.

PAGE \* MERGEFORMAT 224


+ Yêu cầu một bạn lên đọc lại cho cả lớp.
10 Nội dung 3 0 0
11 Thực hành 3 0 0
12 Trắc nghiệm Câu hỏi trắc nghiệm – tương tác với học sinh. HS trả lời câu
bài học hỏi trắc
nghiệm.
13 Kết luận - Cách tiến hành: - HS ghi chép
chung + Giáo viên đưa ra kết luận chung lại những kiến
+ Kỹ năng sống là tất cả những kĩ năng cần có thức giáo viên
giúp cá nhân học tập, làm việc có hiệu quả và đã chốt.
sống tốt hơn.
- Nội quy lớp học:
+ Cần phải biết lắng nghe, không chen ngang.
+ Để học tập hiệu quả hơn ta phải:
•Tham gia tích cực nhiệt tình.
•Tích cực phát biểu ý kiến.
•Lắng nghe thầy cô và bạn bè.
•Hỏi ngay những gì chưa rõ.
14 Ứng dụng - Cách tiến hành: Giáo viên gợi ý cho học sinh áp HS ứng dụng
thực tế dụng kiến thức bài học vào thực tế vào thực tế
- Gợi ý: theo yêu cầu
+ Trong cuộc sống, ở nhà khi thấy bố mẹ đang của GV hướng
nói chuyện không được chen ngang, trong lớp dẫn
học không gây mất trật tự.
+ Xây dựng nội quy học tập cho riêng mình.
15 Tổng kết - Cách tiến hành: Giáo viên cùng học sinh nhắc - HS đọc to tên
lại tên bài học và nội dung chính của bài: Nội bài học.
quy lớp học - Nhắc lại kiến
* Bài học chung: thức cần nhớ.
- Kỹ năng sống là tất cả những kĩ năng cần có
PAGE \* MERGEFORMAT 224
giúp cá nhân học tập, làm việc có hiệu quả và
sống tốt hơn.
- Nội quy lớp học:
+ Cần phải biết lắng nghe, không chen ngang.
+ Để học tập hiệu quả hơn ta phải:
 Tham gia tích cực nhiệt tình.
 Tích cực phát biểu ý kiến.
 Lắng nghe thầy cô và bạn bè.
 Hỏi ngay những gì chưa rõ.

KHỐI 1 - BÀI 2: GIỚI THIỆU BẢN THÂN

TỔNG QUAN BÀI HỌC: Sau bài học, học sinh biết cách giới thiệu bản thân vời
những thông tin cơ bản, biết kèm theo hành động phi ngôn từ khi giới thiệu.
Tự tin khi giới thiệu bản thân trước mọi người.

CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG


Câu hỏi khái quát - Giới thiệu bản thân như thế nào?
 Vì sao chúng ta cần giới thiệu bản thân?
Các câu hỏi bài học  7 câu nói kỳ diệu là gì?
 Kỹ năng giới thiệu bản thân như thế nào?

STT TIÊU ĐỀ GIÁO VIÊN HỌC SINH


1 Khởi động Trò chơi: Mưa rơi - HS tham gia hoạt
- Quản trò giơ tay lên cao thì nói “Mưa rơi động cùng với giáo
mưa rơi”. viên.
– Quản trò đưa tay càng cao thì người chơi
vỗ tay càng lớn. – Quản trò đưa tay thấp
xuống thì người chơi vỗ tay càng nhỏ.
- Quản trò phải nhanh nhẹn đưa tay lên
PAGE \* MERGEFORMAT 224
xuống liên tục
- HS tham gia hoạt động cùng giáo viên
2 Ôn tập bài - Mục đích: học sinh nhớ lại tên và bài học - HS nhắc lại kiến
cũ cũ thức cũ cùng GV.
- Hình thức: thảo luận/ hỏi đáp - Ôn bài học cũ theo
- Cách tiến hành: bàn.
+ Giáo viên cho học sinh trao đổi đôi về bài
học trước hoặc đặt câu hỏi để học sinh trả
lời.
+ Bài học trước tên là gì?
+ Có những nội dung gì? Con đã được tham
gia những hoạt động gì?
+ Con đã áp dụng vào những hoạt động
thường ngày như thế nào?
- Ôn tập bài học hôm trước theo bàn.
- Các nội dung:
+ Tên bài học: Nội quy lớp học.
- Lớp học kỹ năng sống:
+ Kỹ năng sống là: tất cả những kĩ năng cần
có giúp cá nhân học tập, làm việc có hiệu
quả và sống tốt hơn.
+ Nội quy lớp học:
 Tuân thủ đúng nội quy lớp học: lắng
nghe cô giáo giảng bài.
 Để học tập hiệu quả hơn ta phải: Tham gia
tích cực nhiệt tình, tích cực phát biểu ý
kiến, lắng nghe thầy cô và bạn bè, hỏi
ngay những gì chưa rõ.
3 Giới thiệu - Giáo viên giới thiệu tên bài học hôm nay. - HS ghi chép nội
bài mới - Tên bài học: Giới thiệu bản thân. dung bài học mới.
PAGE \* MERGEFORMAT 224
+ Kỹ năng giới thiệu bản thân.
+ Hiệu quả của việc giới thiệu bản thân.
4 Câu chuyện Video: “Bé giới thiệu bản thân”. HS theo dõi video.
5 Trắc Trắc nghiệm tình huống - tương tác với học HS trả lời câu hỏi
nghiệm tình sinh. tình huống GV đưa
huống ra qua phần mềm.
6 Nội dung 1 1. Kỹ năng giới thiệu bản thân - HS thảo luận theo
- Giáo viên đặt câu hỏi? yêu cầu học sinh yêu cầu của GV đưa
thảo luận nhóm. ra.
- Khi giới thiệu về bản thân, tư thế và giọng
nói của chúng ta cần phải như thế nào để
gây được ấn tượng với mọi người? mọi
người có thể nhớ đến chúng ta.
- Cử chỉ của mắt phải nhìn như thế nào?
- Cử chỉ của tay phải như thế nào? - Ghi chép lại nội
- Cử chỉ của chân phải đứng như thế nào? dung vào vở.
- Giọng nói giới thiệu cần chú ý điều gì?
2. Bài học chung:
- Khi ra giới thiệu điều đầu tiên: Chào mọi
người.
- Khi giới thiệu bản thân, chúng ta cần để ý
đến ánh mắt, nhìn mọi người xung quanh,
không nên nhìn lên trần nhà, nhìn xuống
đất.
- Tay phải để trước ngực, có thể linh hoạt
theo từng lời mình nói.
- Chân đứng nghiêm chỉnh, hình chữ V.
- Giọng nói, cần nói to và rõ ràng, không
nên nói quá nhỏ cũng không nên hét quá to.
- Khuôn mặt vui vẻ, không được buồn rầu.
PAGE \* MERGEFORMAT 224
7 Thực hành - Giáo viên cho học sinh thực hành bài tập - HS thực hành theo
1 tác phong và cử chỉ. yêu cầu của GV.
- Mời 1 bạn học sinh, lên trước lớp, mắt - Thực hành theo
nhìn lên trần nhà và đưa yêu cầu trống từng bàn.
không với các bạn trong lớp: “Lấy cho cốc
nước”.
- Học sinh thực hành: Quay sang nhìn vào
mắt bạn bên cạnh.
- Cô đóng tình huống giới thiệu mặt buồn
để học sinh rút ra điều không hợp lý.
8 Nội dung 2 1. Hiệu quả của việc giới thiệu bản thân - HS thảo luận, suy
- Giáo viên đưa ra câu hỏi đối với học sinh. nghĩ và trả lời câu
- Tại sao chúng ta cần giới thiệu đến với hỏi của GV đưa ra.
mọi người. - HS ghi chép lại nội
- Việc giới thiệu bản thân mình đến với mọi dung kiến thức GV
người đem lại điều gì đến với chúng ta? vừa cung cấp vào
2. Bài học chung: vở.
Việc giới thiệu bản thân mình đến với mọi
người, sẽ giúp mọi người hiểu mình thêm.
Từ đó, mối quan hệ sẽ trở nên thân mật
hơn.
9 Thực hành Hình thức: Thuyết trình - HS thực hành theo
2 -Cách tiến hành: yêu cầu GV.
+ Giáo viên cho từng học sinh lên thực - Sau đó, GV sẽ mời
hành giới thiệu về bản thân mình với các các HS lên để giới
bạn trong lớp. thiệu.
+ Học sinh nhận xét, bạn nào làm tốt bạn
nào làm chưa đạt, cần phải sửa điều gì.
+ Giáo viên nhận xét và khen ngợi.
10 Nội dung 3 0 0
11 Thực hành 0 0
3
12 Trắc Câu hỏi trắc nghiệm – tương tác với học HS trả lời
nghiệm bài sinh.
học
13 Kết luận - Giới thiệu bản thân là kỹ năng quan trọng. HS ghi chép lại kiến
PAGE \* MERGEFORMAT 224
chung giúp chúng ta trở nên tự tin hơn. thức vào vở
- Khi giới thiệu bản thân cần chú ý đến:
+ Khuôn mặt luôn tươi cười.
+ Giọng nói to, rõ ràng, không nói nhỏ,
không hét quá to.
+ Ánh mắt nhìn mọi người xung quanh.
+ Chân đứng hình chữ V.
+ Tay để nghiêm chỉnh, có thể cử chi tay
sao cho linh hoạt.
14 Ứng dụng - Cách tiến hành: Giáo viên gợi ý cho học HS ghi nhớ lại điều
thực tế sinh áp dụng kiến thức bài học vào thực tế GV, ứng dụng vào
- Gợi ý: các cuộc thi, vào
+ Yêu cầu học sinh về nhà tự tập giới thiệu cuộc sống.
bản thân mình.
+ Giới thiệu bản thân tốt gây được thiện
cảm cho người nghe, dễ dàng xây dựng
những mối quan hệ mới, tự tin khi thuyết
trình hay nói chuyện trước đám đông.
15 Tổng kết - Cách tiến hành: - HS đọc to lại tên
+ Giáo viên cùng học sinh nhắc lại tên bài bài học cùng GV.
học và nội dung chính của bài: Giới thiệu - Nhớ lại vấn đề GV
bản thân tổng kết.
-Các nội dung:
+ Tên bài học: Giới thiệu bản thân.
+ Kỹ năng giới thiệu bản thân.
+ Hiệu quả giới thiệu bản thân.

KHỐI 1 - BÀI 3: KỸ NĂNG NÓI LỜI CẢM ƠN

TỔNG QUAN BÀI HỌC


PAGE \* MERGEFORMAT 224
Học sinh được tìm hiểu và thực hành về ý nghĩa, tác dụng khi nói lời cảm ơn trong cuộc
sống.

CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG


Câu hỏi khái quát - Vì sao ta nên nói lời cảm ơn?
 Cảm ơn thường được dùng khi nào?
Các câu hỏi bài học  Thái độ khi nói lời cảm ơn?
 Con rút ra được điều gì qua buổi học hôm nay?

STT TIÊU ĐỀ GIÁO VIÊN HỌC SINH


1 Khởi động Trò chơi: Đoàn kết HS Tham gia
- Cách chơi: phần khởi động
+ Học sinh sẽ hô: Kết mấy, kết mấy. cùng GV
+ Giáo viên hô: Kết 5 (Năm người tụm lại thành
một nhóm)
- Tương tự như vậy kết 4, kết 3, kết 2…
- Những học sinh không tìm được nhóm là thua
cuộc sẽ bị phạt vui. Hình phạt do giáo viên đưa
ra như hát, múa, diễn trò…
2 Ôn bài cũ Hình thức: Thảo luận - Hỏi đáp - HS thảo luận
- Cách tiến hành: nhóm.
+ Giáo viên cho học sinh trao đổi đôi về bài học - Ôn tập và nhắc
trước hoặc đặt câu hỏi để học sinh trả lời. lại kiến thức cũ.
+Bài học trước tên là gì?
+Có những nội dung gì? Con đã được tham gia
những hoạt động gì?
+Con đã áp dụng vào những hoạt động thường
ngày như thế nào?
- Các nội dung:
- Tên bài: Giới thiệu bản thân
PAGE \* MERGEFORMAT 224
+ Kỹ năng giới thiệu bản thân: Ánh mắt, giọng
nói, cử chỉ khi giới thiệu…
+ Hiệu quả của việc giới thiệu bản thân: Giúp
mình tự tin hơn.
3 Giới thiệu bài - Tên bài: Lời cảm ơn. - HS ghi chép bài
mới - Kỹ năng nói lời cảm ơn. mới vào vở.
- Ý nghĩa của lời cảm ơn.
- Video: Lời cảm ơn.
4 Câu chuyện Mở video: Lời cảm ơn. HS theo dõi video
tình huống
5 Trắc nghiệm Trắc nghiệm tình huống – tương tác với học sinh. HS trả lời những
tình huống câu hỏi trắc
nghiệm dựa trên
đoạn vido vừa
xem.
6 Nội dung 1 1. Ý nghĩa của lời cảm ơn - HS thảo luận và
- Cách tiến hành: đưa ra ý kiến.
+ Giáo viên cho học sinh thảo luận và trả lời câu
hỏi “Ý nghĩa của lời nói cảm ơn là gì?”
+ Lời cảm ơn thể để thể hiện điều gì?
+ Học sinh thảo luận và đưa ra ý kiến. - HS ghi chép bài
2. Bài học chung: vào vở.
“Lời nói cảm ơn” để thể hiện chúng ta là người lễ
phép, lịch sự, được mọi người mến yêu.
7 Thực hành 1 Con đã bao giờ được ai đó cho hay giúp đỡ HS thực hành với
chưa? Hãy đưa ra ví dụ, khi đấy con cảm thấy thế bạn cùng bàn.
nào? Và con đã nói gì? (Con nói cảm ơn).
8 Nội dung 2 1. Kỹ năng nói lời cảm ơn - HS lắng nghe
- Chúng ta thấy, trong cuộc sống luôn cần nói lời GV giảng.
cảm ơn đến với người khác. - Thảo luận

PAGE \* MERGEFORMAT 224


- Khi nào cần nói lời cảm ơn: nhóm, trả lời câu
+ Ví dụ: Khi được bạn giúp đỡ, khi được bố mẹ hỏi của GV.
giúp đỡ.
+ Ví dụ: sinh nhật con, hay ngày l/6 con được
mọi người tặng quà…
- Nói lời cảm ơn như thế nào?
+ Nói lời cảm ơn một cách chân thành nhất.
+ Ví dụ: Tớ cảm ơn bạn, mình cảm ơn cậu, con
cảm ơn bố mẹ.
- Thái độ khi nói lời cảm ơn:
+ Giáo viên minh họa với các thái độ khi nói lời
cảm ơn khác nhau, để học sinh rút ra thái độ 2. Bài học
đúng. chung:
2. Bài học chung: - HS ghi chép lại
- Cần nói lời cảm ơn khi được ai đó giúp đỡ và ai nội dung vào vở.
đó tặng hay cho quà.
- Nói lời cảm ơn một cách chân thành nhất.
- Thái độ khi nói lời cảm ơn: Mắt nhìn mắt,
khoanh tay lịch sự với người lớn, nói lời cảm ơn
chân thành.
9 Thực hành 2 - Giáo viên gợi ý học sinh các tình huống thực tế HS thực hành
khi nói lời cảm ơn, hướng dẫn cách phân vai và cùng với nhóm.
cách thể hiện vai diễn của nhân vật.
- Cho học sinh đóng tình huống qua đường được
chú công an giúp.
- Cô giáo tặng quà, cô giáo trải tóc.
- Cho bạn mượn đồ dùng học tập...
- Bố mẹ gắp thức ăn.
10 Nội dung 3 0 0
11 Thực hành 3 0 0
12 Trắc nghiệm Câu hỏi trắc nghiệm – tương tác với học sinh HS trả lời
PAGE \* MERGEFORMAT 224
bài học
13 Kết luận - Cách tiến hành: HS ghi chép lại
chung + Giáo viên đưa ra kết luận chung: “Lời nói cảm vào vở kiến thức
ơn” để thể hiện chúng ta là người lễ phép, lịch GV kết luận.
sự, được mọi người mến yêu.
+ Mắt nhìn mắt, khoanh tay lịch sự với người
lớn, nói lời cảm ơn chân thành.
14 Ứng dụng - Học sinh ứng dụng bài học vào thực tế. HS áp dụng vào
thực tế - Sau buổi tối về nhà, được bố mẹ giúp đỡ việc gì thực tế khi được
đó cần nói lời cảm ơn như thế nào. học.
15 Tổng kết 1. Giáo viên tóm lược lại vấn đề của buổi học. - HS lắng nghe
2. Những vấn đề của bài học là: GV chốt lại kiến
- Tên bài học: Lời cảm ơn. thức.
- Bài học: “Lời nói cảm ơn” để thể hiện chúng ta - Đọc to tên bài.
là người lễ phép, lịch sự, được mọi người mến
yêu.
KHỐI 1 - BÀI 4: KỸ NĂNG NÓI LỜI XIN LỖI

TỔNG QUAN BÀI HỌC: Học sinh được tìm hiểu và thực hành về ý nghĩa khi nói lời xin lỗi
đúng lúc, đúng chỗ trong cuộc sống.

CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG


Câu hỏi khái quát Vì sao ta nên nói lời xin lỗi?
Lời xin lỗi thường được dùng khi nào?
Các câu hỏi bài học Nói lời xin lỗi như thế nào?
Con rút ra được điều gì qua bài học “Lời xin lỗi” hôm nay?

STT TIÊU ĐỀ GIÁO VIÊN HỌC SINH


1 Khởi động Trò chơi “Thượng đế cần” HS tham gia
Cách chơi: hoạt động
PAGE \* MERGEFORMAT 224
- Chia đội và yêu cầu các đội bầu đội trưởng. Các đội cùng GV
đứng thành hàng trước vạch phân cách. Thượng đế
đứng cách các đội chừng 3 – 5 m
- Giải thích cho các đội biết khi thượng đế yêu cầu
một vật gì thì các đội mau chóng tìm vật đó đưa cho
đội trưởng để trao cho thượng đế. Thượng đế chỉ
nhận đồ vật từ đội trưởng nào mang lên nhanh nhất.
- Luật chơi: Thượng đế nhận được nhiều đồ cống nạp
từ đội nào nhất thì đội đó thắng cuộc.
2 Ôn tập bài cũ 1. Cách tiến hành: - HS ôn tập
- Giáo viên cho học sinh trao đổi đôi về bài học trước kiến thức cũ
hoặc đặt câu hỏi để học sinh trả lời. théo nhóm.
+Bài học trước tên là gì? - Các nhóm
+Có những nội dung gì? Con đã được tham gia lên trình bày.
những hoạt động gì?
+Con đã áp dụng vào những hoạt động thường ngày
như thế nào?
2. Các nội dung:
- Tên bài: Cảm ơn.
- Kỹ năng nói lời cảm ơn: ánh mắt, thái độ và cử chỉ.
- Ý nghĩa của lời cảm ơn.
- Thông điệp: “Lời nói cảm ơn” để thể hiện chúng ta
là người lễ phép, lịch sự, được mọi người mến yêu.
3 Giới thiệu bài * Câu hỏi khái quát: HS ghi chép
mới - Vì sao ta nên nói lời xin lỗi? bài vào vở.
- Các câu hỏi bài học:
+ Lời xin lỗi thường được dùng khi nào?
+ Nói lời xin lỗi như thế nào?
- Các nội dung:
+ Tên bài: Xin lỗi
PAGE \* MERGEFORMAT 224
+ Kỹ năng nói lời xin lỗi
+ Ý nghĩa của lời xin lỗi
+ Con rút ra được điều gì qua bài học “Lời xin lỗi”
hôm nay?
4 Câu chuyện - Video: Xin lỗi. HS theo dõi
tình huống - Yêu cầu học sinh theo dõi sau đó trả lời câu hỏi. video.
5 Trắc nghiệm Trắc nghiệm tình huống – tác tác với học sinh. HS trả lời câu
bài học hỏi TN.
6 Nội dung 1 1. Ý nghĩa của lời xin lỗi - HS lắng
- Lời xin lỗi khi nói ra có ý nghĩa như thế nào? nghe GV
(Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh thảo luận). phân tích.
- Ví dụ: Không học bài cũ cần làm gì? - Thảo luận
- Ví dụ: Làm phiền bố mẹ đang làm việc. với bạn cùng
2. Bài học chung: bàn, phát biểu
- Khi nói xin lỗi làm người khác bớt tổn thương. Bản ý kiến.
thân người có lỗi cảm thấy thoải mái hơn. - HS ghi chép
- Biết nói lời xin lỗi với người mà mình có lỗi, bất kể bài vào vở khi
là ai, dù là người giàu hay nghèo, nhỏ hay lớn tuổi. GV kết luận.
7 Thực hành 1 Hình thức: Kể chuyện HS viết ra
Cách tiến hành: giấy và chia
- Con hãy chia sẻ với mọi người những lần mình mắc sẻ với các
sai lầm, làm ai đó buồn hoặc làm phiền ai đó. bạn.
- Khi đó con đã nói gì với họ?
8 Nội dung 2 1. Kỹ năng nói lời xin lỗi - HS thảo luận
- Chúng ta cần phải nói lời xin lỗi khi nào? với bạn cùng
(Giáo viên đưa ra câu hỏi, học sinh thảo luận.) bàn.
- Ví dụ: Khi chúng ta làm vỡ lọ hoa, quên không học - Trình bày
bài cũ, làm bẩn nền nhà khi mẹ vừa mới dọn dẹp… quan điểm
- Ví dụ: làm ai đó buồn. của mình.
- Ví dụ: Làm phiền ai đó.
PAGE \* MERGEFORMAT 224
- Thái độ khi nói lời xin lỗi?
+ Khi xin lỗi ánh mắt nên nhìn vào người đối diện và
nói lời xin lỗi.
+ Không nên nói lời xin lỗi với giọng điệu là cáu gắt,
hét to.
2. Bài học chung:
- Cần xin lỗi khi: mắc lỗi sai, làm phiền ai đó, làm HS ghi chép
tổn thương ai đó. nội dung GV
- Thái độ khi xin lỗi: Khi mắc lỗi cần xin lỗi ngay. kết luận vào
Mắt nhìn vào mắt người mình muốn nói xin lỗi, và vở.
nói to, rõ, khoanh tay xin lỗi. với thái độ biết nhận
lỗi, chân thành.
9 Thực hành 2 - Giáo viên gợi ý học sinh các tình huống thực tế khi Học sinh thực
nói lời xin lỗi, hướng dẫn cách phân vai và cách thể hành kỹ năng
hiện vai diễn của nhân vật: xin lỗi.
Ví dụ: Làm vỡ đồ ở nhà; va chạm với bạn, rơi đồ của
bạn, làm hỏng đồ, làm bẩn đồ...chúng ta xin lỗi và
nhặt đồ lên cho bạn.
10 Nội dung 3 0 0
11 Thực hành 3 0 0
12 Trắc nghiệm Câu hỏi trắc nghiệm – tương tác với học sinh. HS trả lời câu
bài học hỏi trắc
nghiệm.
13 Kết luận - Xin lỗi là kỹ năng cơ bản và cần thiết. HS ghi chép
chung - Biết nói lời xin lỗi: Khi mắc lỗi sai, làm phiền ai lại kiến thức
đó, làm tổn thương ai đó. GV tóm lược.
- Thái độ khi xin lỗi: Khi mắc lỗi cần xin lỗi ngay.
Mắt nhìn vào mắt người mình muốn nói xin lỗi, và
nói to, rõ, khoanh tay xin lỗi. với thái độ biết nhận
lỗi, chân thành).
PAGE \* MERGEFORMAT 224
- Ý nghĩa lời xin lỗi: Khi nói xin lỗi làm người khác
bớt tổn thương. Bản thân người có lỗi cảm thấy thoải
mái hơn. Biết nói lời xin lỗi với người mà mình có
lỗi, bất kể là ai, dù là người giàu hay nghèo, nhỏ hay
lớn tuổi.
14 Ứng dụng Học sinh áp dụng kiến thức bài học vào cuộc sống HS ghi nhớ và
thực tế - Sau bài học, học sinh hãy ứng dụng vào cuộc sống ứng dụng vào
hằng ngày. cuộc sống.
- Biết cách nói lời xin lỗi ngay khi mắc lỗi.
- Xin lỗi khi đi học về muộn; xin lỗi khi làm sai; xin
lỗi khi làm phiền bố mẹ.
15 Tổng kết 1. Giáo viên tóm lược lại nội dung bài học. - HS đọc to
2. Nội dung bài học: tên bài.
- Tên bài: Lời xin lỗi - Ghi nhớ lại
kiến thức bài
học.

KHỐI 1 -BÀI 5: KỸ NĂNG ĐỀ NGHỊ GIÚP ĐỠ

MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học sinh học và thực hành về kỹ năng đề nghị giúp đỡ từ người khác
lịch sự, trở thành người giao tiếp lịch sự và tự tin khi đưa ra lời đề nghị giúp đỡ từ người khác.

TỔNG QUAN BÀI HỌC


- Học sinh được tìm hiểu và thực hành về ý nghĩa, tác dụng khi biết đề nghị giúp đỡ từ
người khác.

CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG


Câu hỏi khái quát - Vì sao ta cần đề nghị giúp đỡ?

PAGE \* MERGEFORMAT 224


Các câu hỏi bài học  Đề nghị giúp đỡ khi nào?
 Đề nghị giúp đỡ như thế nào thì lịch sự?

STT TIÊU ĐỀ GIÁO VIÊN HỌC SINH


1 Khởi động Trò chơi “Ta là Vua”
Cách chơi: - Khi Quản trò hô: “Ta là Vua” HS tham gia
thì người chơi sẽ hô: “muôn tâu bệ hạ” và hoạt động cùng
cúi đầu xuống thấp hơn đầu của QT (lúc GV
này là Vua)
- Khi QT hỏi 1 NC nào đó “ngươi là ai?”
thì NC đó phải trả lời “Ta là Vua” ngay sau
đấy tất cả những NC còn lại sẽ hô: “muôn
tâu bệ hạ” và cuối đầu thấp hơn NC trả lời.
- Khi QT hô: “muôn tâu bệ hạ” thì NC sẽ
trả lời: “Ta là Vua”.
- Nếu NC nào làm chậm hoặc ngẩng cao
đầu hơn “Vua” sẽ bị “xử trảm” – thua cuộc.
Mình cùng chơi trò chơi nào!
2 Ôn bài cũ 1. Cách tiến hành: - HS nhắc lại
- Giáo viên cho học sinh trao đổi đôi về bài kiến thức cũ
học trước hoặc đặt câu hỏi để học sinh trả cùng GV.
lời. - Ôn bài học cũ
+Bài học trước tên là gì? theo bàn.
+Có những nội dung gì? Con đã được tham
gia những hoạt động gì?
+Con đã áp dụng vào những hoạt động
thường ngày như thế nào?
2. Các nội dung:
- Bài học: “Kỹ năng nói lời xin lỗi”
PAGE \* MERGEFORMAT 224
- Thông điệp: Khi ta gây ra lỗi, làm tổn
thương hay làm phiền với một ai đó. Chúng
ta cần biết nói lời xin lỗi lịch sự. Mắt nhìn
vào mắt người mình muốn nói xin lỗi,
khoanh tay xin lỗi với người lớn tuổi, với
thái độ biết nhận lỗi. Điều đó làm chúng ta
trở nên tự tin và đáng yêu hơn trước mặt
mọi người.
3 Giới thiệu bài mới: KỸ NĂNG ĐỀ NGHỊ GIÚP ĐỠ - HS ghi chép
- Câu chuyện “Đề nghị giúp đỡ” nội dung bài
- Ý nghĩa lời đề nghị giúp đỡ học mới.
- Kỹ năng đề nghị giúp đỡ lịch sự.
- Thực hành tình huống.
4 Câu chuyện VIDEO “Đề nghị giúp đỡ” Xem Video
Mở Video
5 Trắc nghiệm câu Trắc nghiệm câu chuyện - tương tác với HS Trả lời câu hỏi.
chuyện
6 Nội dung 1 1. Ý nghĩa của lời đề nghị giúp đỡ?
- Con hãy chia sẻ về những việc mà con đã HS trả lời.
nhờ người khác giúp đỡ?
- Khi em giúp đỡ ai đó hoặc em được ai đó
giúp đỡ em cảm thấy như thế nào? (GV đưa HS trả lời.
ra gợi ý: Có vui không? Hạnh phúc
không?)
GV tổng kết:
2. Bài học: “Lời đề nghị giúp đỡ” giúp ta
giải quyết được những vấn đề, công việc
hay những thắc mắc mà ta chưa hiểu, chưa
giải quyết được từ người khác- người ta
nhờ giúp đỡ.
PAGE \* MERGEFORMAT 224
7 Thực hành 1 Thực hành: kỹ năng đề nghị giúp đỡ Học sinh bốc
trong các tình huống của cuộc sống. thăm tình
- Giáo viên gợi ý học sinh các tình huống huống và thực
thực tế khi con đề nghị giúp đỡ, hướng dẫn hành
cách phân vai và cách thể hiện vai diễn của
nhân vật
*Tình huống 1:
Trong tiết học toán, có phần em chưa hiểu
bài, em sẽ làm gì trong tình huống này?
*Tình huống 2:
Em đi học và em quên bút màu ở nhà? Em
sẽ làm gì trong tình huống này?
*Tình huống 3:
Đến giờ học môn Tiếng Việt, nhưng em bị
quên sách ở nhà. Em sẽ xử lý như thế nào?
*Tình huống 4:
Trong giờ Tiếng anh, em bị đau bụng, em
sẽ làm gì trong tình huống này?
8 Nội dung 2 1. Kỹ năng đề nghị giúp đỡ lịch sự?
GV hỏi.
Tình huống 1: Con bị quên bút ở nhà, con
nhờ bạn cho con mượn bút, con sẽ thể hiện
thế nào để lịch sự? HS thảo luận.
Giáo viên mời học sinh thảo luận nhóm HS trình bày.
đôi.
Giáo viên mời học sinh trình bày.
Tình huống 2: Con bị quên bút ở nhà, con
nhờ bạn cho con mượn bút, con sẽ thể hiện
thế nào để lịch sự? HS thảo luận.
- Theo con, khi đề nghị giúp đỡ từ người HS trình bày.

PAGE \* MERGEFORMAT 224


khác, chúng ta thể hiện kỹ năng như thế
nào để trở nên lịch sự?
Giáo viên mời học sinh thảo luận nhóm
đôi.
Giáo viên mời học sinh trình bày.
GV tổng kết:
2. Bài học: Khi chúng ta cần sự giúp đỡ từ
người khác, chúng ta nên gọi tên họ lịch sự
(thưa cô/thầy/bố mẹ…) rồi đưa ra lời đề
nghị giúp đỡ (làm ơn, giúp đỡ…) và nói lời
cảm ơn chân thành.
GV giới thiệu bài thơ: HS thực hành
- Bài thơ “Đề nghị giúp đỡ lịch sự” theo yêu cầu
“Khi con cần giúp đỡ của GV

Con hãy nói làm ơn


Khi con được giúp đỡ
Con hãy nói cảm ơn!”
GV mời cả lớp đọc một vài lần và học
thuộc bài thơ.
9 Thực hành 2 - Bài thơ “Đề nghị giúp đỡ lịch sự” HS thực hành
“Khi con cần giúp đỡ cùng GV
Con hãy nói làm ơn
Khi con được giúp đỡ
Con hãy nói cảm ơn!”
- Giáo viên mời cả lớp đọc một vài lần và
học thuộc bài thơ.
10 Nội dung 3 0 0
11 Thực hành 3 0 0
12 Trắc nghiệm bài học Câu hỏi trắc nghiệm – tương tác với học HS trả lời

PAGE \* MERGEFORMAT 224


sinh
13 Kết luận chung Bài học chung: Trong cuộc sống, khi ta HS ghi chép lại
cần sự giúp đỡ từ người khác, chúng ta thể kiến thức vào
hiện kỹ năng đề nghị giúp đỡ lịch sự qua vở
lời nói, hành động chân thành, chắc chắn sẽ
làm người khác sẵn sàng giúp đỡ khi chúng
ta cần.
Biết thể hiện kỹ năng đề nghị giúp đỡ lịch
sự sẽ luôn được mọi người yêu mến.
14 Ứng dụng thực tế HS áp dụng kiến thức bài học vào cuộc
sống Học sinh thực
- Giáo viên cho học sinh đóng tình huống hành đề nghị
nhờ cô giảng lại bài, nhờ mẹ giặt quần giúp đỡ.
áo… - Gọi tên:
- Giáo viên cho học sinh đóng vai người (Thưa cô/ thầy/
người bán tại một siêu thị/ cửa hàng bán bố mẹ…)
kem. - Nói làm ơn.
(Giáo viên phát tranh nhỏ hoặc giấy viết - Nói cảm ơn.
tên sản phẩm siêu thị…)
- Học sinh thực hành mua hàng. (Giáo viên
phát tiền cho học sinh thực hành mua đồ)
15 Tổng kết 1. Giáo viên tóm lược nội dung buổi học: - HS đọc to lại
2. Cùng học sinh ôn tập về những điều mà tên bài học
các em thu nhận được trong buổi học. cùng giáo viên
Bài học chung: Trong cuộc sống, khi ta - Nhớ lại vấn
cần sự giúp đỡ từ người khác, chúng ta thể đề giáo viên
hiện kỹ năng đề nghị giúp đỡ lịch sự qua tổng kết
lời nói, hành động chân thành, chắc chắn sẽ
làm người khác sẵn sàng giúp đỡ khi chúng
ta cần.
PAGE \* MERGEFORMAT 224
Biết thể hiện kỹ năng đề nghị giúp đỡ lịch
sự sẽ luôn được mọi người yêu mến.

KHỐI 1 -BÀI 6: KỸ NĂNG GIAO TIẾP QUA ĐIỆN THOẠI

MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học sinh học văn hóa giao tiếp qua nghe- gọi bằng điện thoại lịch
sự. Ứng dụng trong cuộc sống thường ngày.

TỔNG QUAN BÀI HỌC


Học sinh học văn hóa gia tiếp qua nghe- gọi bằng điện thoại lịch sự.

CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG


- Chúng ta giao tiếp nghe- gọi điện thoại như thế nào thì
Câu hỏi khái quát
lịch sự?
 Quá trình phát triển của gia tiếp truyền thông tin?
Các câu hỏi bài học
 Giao tiếp nghe- gọi điện thoại như thế nào thì lịch sự?

*Giáo cụ giảng dạy:


- Điện thoại.
- Giấy A4, bút.

STT TIÊU ĐỀ GIÁO VIÊN HỌC SINH


1 Khởi động Trò chơi: TRUYỀN ĐIỆN, CHUÔNG REO. HS tham gia
- Tất cả ngồi vòng tròn nắm lấy tay nhau. Quản trò hoạt động
mời một người tình nguyện làm kỹ sư công ty điện cùng GV
lực - Người này sẽ ra ngoài một lát. Những người
còn lại thỏa thuận chọn một người làm nguồn phát
điện. Một người khác làm chuông reo và một người
PAGE \* MERGEFORMAT 224
làm ra-đi-ô.
3 người này ngồi tương đối cách xa nhau. Mời kỹ
sư vào.
- Quản trò ra hiệu lệnh. Người làm nguồn điện bí
mật phát điện về bên trái (hoặc về bên phải tùy ý)
bằng cách bấm nhẹ vào tay người bên trái (hoặc tay
người bên phải). Người này lại tiếp tục truyền điện.
Điện truyền đến chuông thì chuông reo, truyền đến
ra-đi-ô thì ra-đi-ô phát ra một bài hát sinh hoạt, thế
là mọi người hát theo. Điện truyền về đến máy phát
điện thì người này có quyền đổi chiều dòng điện để
truyền ngược lại.
- Kỹ sư công ty điện phải “bắt quả tang” điện đang
truyền tới người nào. Người bị bắt phải thay anh ta
làm kỹ sư và trò chơi tiếp tục.
Mình cùng chơi trò chơi nào!
2 Ôn bài cũ 1. Cách tiến hành: - HS nhắc lại
- Giáo viên cho học sinh trao đổi đôi về bài học kiến thức cũ
trước hoặc đặt câu hỏi để học sinh trả lời. cùng GV.
+ Bài học trước tên là gì? - Ôn bài học
+ Có những nội dung gì? Con đã được tham gia cũ theo bàn.
những hoạt động gì?
+ Con đã áp dụng vào những hoạt động thường
ngày như thế nào?
2. Các nội dung:
- Tên bài học: “Kỹ năng đề nghị giúp đỡ”
- Ý nghĩa lời đề nghị giúp đỡ
- Kỹ năng đề nghị giúp đỡ lịch sự.
- Thực hành tình huống.
- Bài học chung:

PAGE \* MERGEFORMAT 224


+ Trong cuộc sống, khi ta cần sự giúp đỡ từ người
khác, chúng ta thể hiện kỹ năng đề nghị giúp đỡ lịch
sự qua lời nói, hành động chân thành, chắc chắn sẽ
làm người khác sẵn sàng giúp đỡ khi chúng ta cần.
+ Biết thể hiện kỹ năng đề nghị giúp đỡ lịch sự sẽ
luôn được mọi người yêu mến.
3 Giới thiệu bài KỸ NĂNG NGHE ĐIỆN THOẠI HS ghi chép
mới - Câu chuyện “Giao tiếp qua điện thoại” nội dung bài
- Ý nghĩa việc giao tiếp điện thoại mới.
- Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại
- Thực hành tình huống.
4 Câu chuyện VIDEO “Giao tiếp qua điện thoại”
Mở Video Xem Video
5 Trắc nghiệm Trắc nghiệm câu chuyện- tương tác với hs Trả lời câu
câu chuyện hỏi.
6 Nội dung 1 1. Ý nghĩa của giao tiếp qua điện thoại.
- Con thường sử dụng điện thoại để nói chuyện với HS trả lời.
những ai và con nói chuyện gì?
- Giao tiếp qua điện thoại giúp chúng ta trao đổi
thông tin, nói chuyện, thăm hỏi tới những người
thân, bạn bè, ở nhiều nơi khác nhau.
- Các con hãy cho biết các số điện thoại nóng. HS trả lời.
112
113
114
115
Có ý nghĩa như thế nào?
GV. Kết luận HS ghi chép
 112: Yêu cầu trợ giúp, tìm kiếm cứu nạn trên lại nội dung
phạm vi toàn quốc vào vở
PAGE \* MERGEFORMAT 224
 113: Gọi công an, cảnh sát liên quan tới an
ninh trật tự
 114: Gọi phòng cháy chữa cháy, cứu nạn
trong nhiều trường hợp
 115: Gọi cấp cứu
*Trước hết là số 112, nó được lập với mục đích
tiếp nhận yêu cầu trợ giúp khẩn cấp trên phạm vi
toàn quốc để phục vụ tìm kiếm cứu nạn chung
cho mọi tình huống. Theo kế hoạch, Đề án sẽ xây
dựng hệ thống thông tin liên lạc khẩn cấp dựa
trên hạ tầng kỹ thuật mạng viễn thông cố định sẵn
có tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam;
thiết lập hệ thống thông tin liên lạc tại Trung tâm
Quốc gia điều hành tìm kiếm, cứu nạn và tại các
tỉnh, thành phố để tiếp nhận thông tin về các tình
huống khẩn cấp trên phạm vi toàn quốc.
*Tiếp theo là số 113, đây chính là số điện thoại yêu
cầu giúp đỡ là những vụ việc mang tính khẩn cấp
liên quan đến an ninh trật tự và yêu cầu chính đáng
của nhân dân về pháp luật hình sự mà họ không tự
giải quyết được. Đối với máy điện thoại cố định -
để bàn hoặc dùng điện thoại thẻ, điện thoại di
động... trong phạm vi tỉnh, thành phố khi muốn gọi
Trung tâm C.ảnh sát 113 thì gọi số 113. Trường hợp
ngoài phạm vi tỉnh, thành phố hoặc điện thoại di
động đang ở vùng giáp ranh, muốn gọi CS 113 của
địa phương nào thì phải bấm thêm số mã vùng của
địa phương cần gọi.
*Tương tự thì 114 chính là số thông báo cho cơ

PAGE \* MERGEFORMAT 224


quan có thẩm quyền về các tình huống như sau:
 Có người bị nạn trong sự cố cháy, nổ.
 Có người bị nạn trên sông, suối, hồ, ao,
giếng nước, hố sâu có nước, khu du lịch, vui
chơi giải trí, bãi tắm.
 Có người bị nạn trong các sự cố lở đất đá,
sập đổ nhà, công trình.
 Có người bị mắc kẹt trong các phương tiện
khi xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường
độ, đường sắt, đường sông.
 Có người bị mắc kẹt trong nhà, trong thang
máy, trên cao, dưới hầm, hố sâu, trong hang,
công trình ngầm.
Còn lại là số 115, đây chính là số điện thoại hệ
thống cấp cứu y tế ngoài bệnh viện. Sau khi gọi vào
số này để khai báo tình trạng bạn đang gặp phải về
những rủi ro hay bệnh lý liên quan đến y tế thì Cấp
cứu 115 sẽ có nhiệm vụ đến địa chỉ ta yêu cầu để sơ
cứu và cận chuyển cấp cứu đến bệnh viện tùy theo
tình trạng người bệnh.
GV tổng kết:
2. Bài học: Giao tiếp qua điện thoại giúp chúng ta
trao đổi thông tin, nói chuyện, thăm hỏi tới những
người thân, bạn bè, ở nhiều nơi khác nhau. Mỗi
người chúntg ta cần ghi nhớ và nhờ tới sự trợ giúp
của số điện thoại nóng: 112, 113, 114, 115 khi cần
thiết.
7 Thực hành 1 1. Hình thức: Đóng vai - Xử lý tình huống Học sinh bốc
2. Cách tiến hành: thăm tình
- Thực hành kỹ năng giao tiếp qua điện thoại trong huống và thực

PAGE \* MERGEFORMAT 224


các tình huống của cuộc sống. hành
- Tình huống 1: Bạn nhìn thấy nhà hàng xóm có
đám cháy, bạn sẽ xử lý như thế nào? (Gợi ý: Bạn sử
dụng điện thoại và liên hệ ngay số 114 để nhờ sự
trợ giúp, nói rõ địa chỉ khu vực cháy)
- Tình huống 2: Ông (bà) trong gia đình bị ốm nặng
và cần sự trợ giúp từ bác sĩ. Bạn sẽ làm gì lúc này?
(Gợi ý: Bạn sử dụng điện thoại và liên hệ với số
115 để nhờ sự trợ giúp, nói rõ địa chỉ và nghe theo
hướng dẫn của bác sĩ).
8 Nội dung 2 1. Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại lịch sự.
- Các con đều đã dùng điện thoại để nghe gọi cho
người thân và bạn bè rất nhiều lần, chúng ta sẽ cùng
thảo luận và đưa ra kỹ năng giao tiếp qua điện thoại
lịch sự. HS thảo luận.
- Giáo viên mời học sinh thảo luận nhóm bốn trong HS trả lời.
3 phút.
- Theo con, để giao tiếp qua điện thoại lịch sự,
chúng ta cần giao tiếp khi gọi và khi nghe điện thoại
như thế nào?
Gợi ý cho hs:
Khi nhấc điện thoại để nghe
Khi chào hỏi HS trình bày.
Khi gọi cho người khác
Khi kết thúc câu chuyện trên điện thoại HS ghi chép
Giáo viên mời học sinh trình bày lại nội dung
GV Tổng kết: vào vở.
Kỹ năng nghe điện thoại lịch sự:
1. Nhấc máy khi có chuông
2. Lời chào mở đầu: Alo, chào lịch sự (Alo, cháu

PAGE \* MERGEFORMAT 224


Huy xin nghe ạ, Con là…).
3. Tập trung trong nói chuyện
4. Âm lượng đủ nghe, nói rõ ràng
5. Lễ phép khi nói chuyện
(Alo, dạ - ạ, chào trước khi tắt máy…)
2. Bài học:
Kỹ năng gọi điện thoại lịch sự:
1. Chào hỏi lễ phép (Alo, giới thiệu tên…)
2. Nói chuyện lịch sự, nói rõ chuyện muốn nói
(báo cáo đám cháy, người bị ốm…)
3. Âm lượng đủ nghe, nói rõ ràng
(Alo, dạ- ạ, chào trước khi tắt máy…)
4. Tập trung vào câu chuyện
5. Chào trước khi tắt máy.

9 Thực hành 2 Cách tiến hành: HS thực hành


- Thực hành kỹ năng giao tiếp qua điện thoại trong xử lý tình
các tình huống của cuộc sống. huống
* Tình huống 1. Bố (mẹ) đi công tác xa nhà và gọi
điện thoại về hỏi thăm.
- Gợi ý: Bạn nghe điện thoại lịch sự, gọi điện hỏi
thăm tới (bố, mẹ)
* Tình huống 2: Thầy (cô) giáo gọi điện gặp bố
(mẹ) trong lúc bố (mẹ) đang bận ra ngoài.
- Gợi ý: Bạn nghe điện thoại lịch sự, hẹn thầy lát
nữa bố mẹ gọi lại cho thầy (cô) sau.
10 Nội dung 3 0 0
11 Thực hành 3 0 0
12 Trắc nghiệm Câu hỏi trắc nghiệm – tương tác với học sinh HS trả lời
bài học
PAGE \* MERGEFORMAT 224
13 Kết luận chung Bài học chung: Trong cuộc sống, giao tiếp qua HS ghi chép
điện thoại giúp chúng ta trao đổi thông tin cần thiết lại kiến thức
tới những người thân, bạn bè, ở nhiều nơi khác nhau vào vở
trên thế giới.
Giao tiếp lịch sự qua điện thoại thể hiện sự lễ phép
của người nghe điện thoại khi giao tiếp.
Đồng thời, mỗi người chúng ta cần ghi nhớ và nhờ
tới sự trợ giúp của số điện thoại nóng: 112, 113,
114, 115 khi cần thiết.
14 Ứng dụng thực - Cách tiến hành: Giáo viên gợi ý cho học sinh áp Học sinh ghi
tế dụng kiến thức bài học vào thực tế lại kiến thức
+ Khi con nhận điện thoại từ người khác nghe- gọi
+ Khi con gọi điện thoại cho người khác điện thoại
+ Ghi nhớ các số điện thoại khẩn cấp: Học sinh chia lịch sự
sẻ bài học với người thân trong gia đình
15 Tổng kết 1. Cách tiến hành: - HS đọc to
- Giáo viên cùng học sinh nhắc lại tên và nội dung tên bài học
bài học: cùng GV.
- Tên bài học: “Giao tiếp qua điện thoại” - Nhớ lại vấn
+ Ý nghĩa việc giao tiếp điện thoại đề GV tổng
+ Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại kết.
- Bài học chung:
Giao tiếp lịch sự qua điện thoại thể hiện sự lễ phép
trong giao tiếp.
Cần ghi nhớ và nhờ tới sự trợ giúp của số điện thoại
nóng: 112, 113, 114, 115 khi cần thiết.

KHỐI 1 -BÀI 7: KỸ NĂNG KHEN CHÊ

PAGE \* MERGEFORMAT 224


MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học sinh học và thực hành về kỹ năng khen chê, biết tôn trọng người
khác và có thái độ khen chê phù hợp tới mọi người xung quanh.

TỔNG QUAN BÀI HỌC


Học sinh hiểu được ý nghĩa, tác dụng của việc khen – chê.
Biết cách khen ngợi và chê người khác đúng lúc, đúng cách và dựa trên sự tôn trọng người
khác.

CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG


- Vì sao ta cần có kỹ năng khen chê trong lớp học và trong
Câu hỏi khái quát
cuộc sống?
 Khen và chê nghĩa là gì?
Các câu hỏi bài học  Khen và chê như thế nào?
 Nên tránh điều gì khi khen hoặc chê người khác.

STT TIÊU ĐỀ GIÁO VIÊN HỌC SINH


1 Khởi động Trò chơi “Phổ nhạc Alibaba”
- Cách chơi: Phổ theo nhạc bài hát alibaba HS tham gia
cô giáo bắt nhịp trong đó có các con vật. hoạt động cùng
GV
“Nghe đây nghe đây con mèo nhà tôi nó
kêu làm sao?”

- Đến con vật nào thì học sinh đồng thanh


hát tiếng kêu của động vật đó theo nhạc

“Méo meo meo mèo”

Tương tự với các con vật khác: chó (gâu), gà


(ó o o ò), dê (bé be be bè), ngựa (Hí hi hi hì),
lợn (éc ec ec ẹc)

PAGE \* MERGEFORMAT 224


Mình cùng chơi trò chơi nào!
2 Ôn bài cũ 1. Cách tiến hành: - HS nhắc lại
- Giáo viên cho học sinh trao đổi đôi về bài kiến thức cũ
học trước hoặc đặt câu hỏi để học sinh trả cùng GV.
lời. - Ôn bài học cũ
+ Bài học trước tên là gì? theo bàn.
+ Có những nội dung gì? Con đã được tham
gia những hoạt động gì?
+ Con đã áp dụng vào những hoạt động
thường ngày như thế nào?
2. Các nội dung:
- Tên bài học: “Kỹ năng giao tiếp qua điện
thoại”
- Bài học: Giao tiếp qua điện thoại giúp
chúng ta trao đổi thông tin, nói chuyện, thăm
hỏi tới những người thân, bạn bè, ở nhiều
nơi khác nhau. Mỗi người chúng ta cần ghi
nhớ và nhờ tới sự trợ giúp của số điện thoại
nóng: 112, 113, 114, 115 khi cần thiết.
3 Giới thiệu bài mới: KỸ NĂNG KHEN CHÊ - HS ghi chép
- Câu chuyện “Khen chê” nội dung bài
- Ý nghĩa lời khen chê. học mới.
- Kỹ năng khen chê lịch sự.
- Thực hành.
4 Câu chuyện VIDEO “Khen chê”
Mở Video Xem Video
5 Trắc nghiệm câu Trắc nghiệm câu chuyện- tương tác với hs Trả lời câu hỏi.
chuyện
6 Nội dung 1 1. Ý nghĩa lời khen chê?
- Con cảm thấy sao khi được người khác HS trả lời.
PAGE \* MERGEFORMAT 224
khen con? và con cảm thấy thế nào khi bị
người khác chê bai, nói xấu? Hãy chia sẻ câu
chuyện của con
- GV chia sẻ tới học sinh một số câu chuyện
về lời khen và động viên của những thiên tài
thế giới.
1. Albert Einstein (Anhxtanh)
Albert Einstein (1879 - 1955) là một trong
những nhà khoa học vĩ đại nhất của nhân
loại,

Thế nhưng khi còn nhỏ, Einstein không hề


có biểu hiện gì nổi trội, thậm chí là phát triển
trí tuệ rất chậm. Năm 4 tuổi, ông vẫn chưa
biết nói, cha của Einstein đã tìm mọi cách để
giúp con mình phát triển như những đứa trẻ
khác.

Những lời giễu cợt và sự trêu đùa ác ý của


mọi người xung quanh khiến cho cậu
bé Einstein rất buồn tủi. Cậu trở nên sợ phải
đến trường, sợ phải đối mặt với các thầy cô
và bạn bè. Cậu cũng cho rằng mình đúng là
đứa trẻ ngốc nghếch thật sự.
Nhưng mẹ của cậu đã động viên khích lệ và
khen cậu cố gắng hàng ngày. Điều đó làm
cậu thay đổi suy nghĩ của mọi người và trở
nên một nhà khoa học vĩ đại.
2. Edison: Thiên tài tự học là chính
Edison là nhà khoa học tiêu biểu nhất của

PAGE \* MERGEFORMAT 224


nước Mỹ và thế giới, sở hữu 1907 bằng phát
minh - một kỷ lục trong giới khoa học. Ông
cũng đã đọc hơn 10.000 cuốn sách và mỗi
ngày ông có thể đọc hết 3 cuốn sách. Edison
và chiếc đèn điện đã vang danh khắp thế
giới.

Năm 7 tuổi, Edison được theo học ở ngôi


trường độc nhất trong vùng, chỉ có một lớp
học 40 học sinh lớn bé đủ cả. Edison được
xếp ngồi gần thầy nhất, đó vốn là chỗ cho
những học sinh kém cỏi nhất. Trong khi học,
Edison không chú tâm trả lời câu hỏi của
thầy giáo mà thường đặt ra nhiều câu hỏi hóc
búa với thầy giáo. Vì thế, cậu thường đội sổ
và bị bè bạn chê cười.

Thầy giáo của Edison đã từng nói về cậu:


“Học trò này điên khùng, không đáng ngồi
học lâu hơn”. Từ đó, Edison không đến HS trả lời.
trường nữa mà ở nhà tự học cùng mẹ.

Thời gian này, ông cùng gia đình phải sống


rất khó khăn. Năm 12 tuổi, Edison đã phải tự
đi làm kiếm tiền, ngày ngày, Edison vừa bán
báo và kẹo dẻo trên tàu hỏa vừa tự mày mò
nghiên cứu khoa học.

Nhưng mẹ và gia đình của cậu đã động viên


khích lệ và khen cậu cố gắng hàng ngày.
Điều đó làm cậu thay đổi suy nghĩ của mọi
người và trở nên một nhà phát mình khoa
PAGE \* MERGEFORMAT 224
học vĩ đại.
- Con học được điều gì từ những câu chuyện
trên?
GV tổng kết:
2. Bài học: Trong cuộc sống thường ngày,
lời nói khen ngợi, động viên luôn là điều rất
tuyệt vời để giúp mỗi người biết cố gắng
hơn và mang lại động lực, sức mạnh to lớn
cho người được đón nhận lời khen và thay
đổi cuộc đời. Ngược lại là lời chê bai, nói
xấu có tác dụng vô cùng xấu tới người khác,
thậm chí có thể ảnh hưởng tới cả cuộc đời
của người bị chê bai.
7 Thực hành 1 *Trò chơi: Truyền bóng và khen ngợi. HS tham gia
GV. Giáo viên đưa cho học sinh đầu bàn hoạt động cùng
một quả bóng nhựa. Yêu cầu cả lớp hát (bài GV
hát quen thuộc) và sau đó di chuyển quả
bóng. Bóng từ bạn đầu bàn sẽ chuyển sang
bạn bên cạnh theo chiều ngang, rồi chuyển
xuống bàn bên dưới, cứ như vậy tới khi nào
giáo viên báo dừng - lúc này bóng đang ở
tay ai thì mời bạn đó đứng dậy.
Lớp sẽ dành lời khen tới bạn (Khen học giỏi,
khen hát hay, giỏi toán văn, áo đẹp, Khen
bạn về tính cách, học tập, trang phục, tài
năng…)
8 Nội dung 2 1. Kỹ năng khen chê lịch sự.
- Chúng ta nên thể hiện lời khen chê như thế
nào để lịch sự?

PAGE \* MERGEFORMAT 224


Giáo viên chia nhóm 4 để hs thảo luận. HS thảo luận.
GV mời học sinh trình bày. HS trình bày.
GV tổng kết.
2. Bài học chung
- Chọn thời điểm thích hợp để khen chê
Không nên phê bình người khác khi đang tức
giận, nó có thể khiến bạn khó tránh khỏi
những lời mắng nhiếc nặng nề. Bạn cũng
không nên phê bình họ trước mặt nhiều
người vì như vậy, họ sẽ nghĩ bạn đang cố
tình làm nhục họ.
- Khách quan trong việc khen, chê
Để khen, chê ai đó bạn phải quan sát, đánh
giá họ qua nhiều mặt, tìm hiểu các yếu tố tác
động bên ngoài… Không nên vị kỷ, thiên vị,
ỷ lại vào vị thế hơn người khác mà khen, chê
không đúng người, đúng việc.
- Khen trước, chê sau. Muốn góp ý, nên nói
điều tốt trước, điều đáng khen, sau đó mới
nói đến lời góp ý.
- Công khai tin tốt, nói riêng tin xấu
- Biết cách đồng cảm là kỹ năng khen chê
quan trọng nhất
Biết cách đồng cảm và chia sẻ với người
khác, đặt mình vào trong tình huống của họ
để xem xét, ứng xử sao cho hợp lý.
9 Thực hành 2 Cách tiến hành: HS thực hành
- Giáo viên chia cả lớp thành 4 nhóm
- Thành viên của nhóm phải đưa ra lời góp ý
cho cá nhân hoặc toàn bộ cả nhóm khác. Ví

PAGE \* MERGEFORMAT 224


dụ: Nhóm A có bạn Hưng học rất giỏi nhưng
các bạn ồn ào quá.
- Giáo viên gọi lần lượt các nhóm lên trình
bày.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đưa ra nhận
xét, góp ý theo các quy tắc khen chê đã học.
- Giáo viên tổng kết hoạt động và đưa ra
nhận xét cho cả lớp
10 Nội dung 3 0 0
11 Thực hành 3
12 Trắc nghiệm bài Câu hỏi trắc nghiệm – tương tác với học HS trả lời
học sinh
13 Kết luận chung - Giáo viên đưa ra kết luận chung: Trong HS ghi chép lại
cuộc sống, khi ta chúng ta thể hiện kỹ năng kiến thức vào
khen chê lịch sự, đúng lúc với lời nói, hành vở
động chân thành, chắc chắn sẽ mang tới sự
khích lệ và động lực tốt đẹp cho người khác.
14 Ứng dụng thực tế - Cách tiến hành: Giáo viên gợi ý cho học HS ghi nhớ lại
sinh áp dụng kiến thức bài học vào thực tế điều GV, ứng
+ Giáo viên cho học sinh bài tập về nhà: Học dụng vào các
sinh vẽ một bức tranh chủ đề tự do. Đến buổi cuộc thi, vào
học sau, các bạn thay nhau đưa ra các lời cuộc sống.
nhận xét về bức vẽ của bạn khác. Sử dụng kỹ
năng khen chê đã được học.
+ Học sinh chia sẻ bài học với người thân
trong gia đình.
15 Tổng kết 1. Cách tiến hành: - HS đọc to tên
- Giáo viên cùng học sinh nhắc lại tên và nội bài học cùng
dung bài học: GV.
- Tên bài học: “Kỹ năng khen chê” - Nhớ lại vấn
PAGE \* MERGEFORMAT 224
+ Ý nghĩa lời khen chê đề GV tổng
+ Kỹ năng khen chê lịch sự kết.
- Thông điệp: Thể hiện kỹ năng khen chê
lịch sự, đúng lúc với lời nói, hành động chân
thành, chắc chắn sẽ mang tới sự khích lệ và
động lực tốt đẹp cho người khác.

KHỐI 1 -BÀI 8: MÌNH CÙNG CHUNG SỨC

MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học sinh hiểu được về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chung sức,
hợp tác, giúp nhau trong học tập và cuộc sống để cùng nhau phát triển.
*Giáo cụ giảng dạy:
A4 – 20 tờ (4 đội).

STT TIÊU ĐỀ GV HS
1 Khởi động Trò chơi - võ sĩ Samurai
- Tên trò chơi: Võ sĩ samurai HS tham gia hoạt
- Cách chơi động cùng GV
+ GV mời HS đứng dậy với khoảng
cách an toàn
+ Võ sĩ Samurai có 3 đường kiếm
 Vung lên cao: Các bạn phải
ngồi xuống
 Vung dưới chân: các bạn phải
nhảy thật cao
 Đưa kiếm và lao vào đám
đông: các bạn phải rẽ sang 2
bên nhưng sau 3 giây phải
hợp lại với nhau.
PAGE \* MERGEFORMAT 224
- Luật chơi
+ Nếu các bạn không làm theo cách
chơi thì các bạn sẽ bị thua.
+ Khi rẽ sang 2 bên nếu không hợp
nhau ngay thì bên nào ít hơn bên đó
sẽ bị thua.
Mình cùng chơi trò chơi nào!
2 Ôn bài cũ - Chúng ta cùng ôn lại nội dung bài Ôn tập bài cũ:
học trước “Kỹ năng khen chê” Thể hiện kỹ năng
- Ôn bài theo cặp đôi: Mỗi bạn trao khen chê lịch sự,
đổi, thảo luận và ôn bài với người đúng lúc với lời nói,
bạn cùng bàn. hành động chân
*Tên bài học: Kỹ năng khen chê thành, chắc chắn sẽ
- Chọn thời điểm thích hợp để khen mang tới sự khích lệ
chê và động lực tốt đẹp
- Khách quan trong việc khen, chê cho người khác
- Khen trước, chê sau.
- Công khai tin tốt, nói riêng tin xấu
- Biết cách đồng cảm là kỹ năng
khen chê quan trọng nhất
Bài học chung: Thể hiện kỹ năng
khen chê lịch sự, đúng lúc với lời
nói, hành động chân thành, chắc
chắn sẽ mang tới sự khích lệ và động
lực tốt đẹp cho người khác.
3 Giới thiệu bài mới MÌNH CÙNG CHUNG SỨC HS ghi chép nội dung
- Câu chuyện “Mình cùng chung bài mới.
sức”
-Mình cùng chung sức.
- Kỹ năng chung sức, hợp lực.
PAGE \* MERGEFORMAT 224
- Thực hành.
4 Câu chuyện VIDEO “Mình cùng chung sức”
Mở Video Xem Video
5 Trắc nghiệm câu Trắc nghiệm câu chuyện- tương tác Trả lời câu hỏi.
chuyện với hs
6 Nội dung 1 1. Mình cùng chung sức .
*Hoạt động 1: GV mời 1 HS lên HS thực hành.
khiêng bàn
- H: Một mình em có thể làm được
việc này không?
=> Rất nặng HS thực hành.
- Hoạt động 2: Mời 4 học sinh lên
khiêng bàn.
- H: Các em thấy có dễ dàng hơn HS trả lời.
một mình bạn khiêng không?
=> Nhẹ và dễ hơn.
Bài học rút ra từ hoạt động trên là
gì?
2. Bài học chung
Nếu chúng ta biết hỗ trợ và giúp đỡ
nhau trong học tập và cuộc sống thì
mỗi bạn đều có thể dễ dàng hoàn
thành công việc được giao, cùng học
tập tốt, đạt kết quả cao trong học tập.
Chung sức, hợp tác với nhau mang
lại sức mạnh cho mỗi cá nhân và tập
thể.
7 Thực hành 1 - Giáo viên cho học sinh lên thực Học sinh thực hành.
hành hoạt động khiêng bàn. Chia
thành 2 nhóm: Nhóm có 1 bạn và
PAGE \* MERGEFORMAT 224
nhóm có 4 bạn.
- Cho một bạn khiêng bàn một mình.
+ Một nhóm 4 bạn cùng khiêng bàn.
+ Sau đó giáo viên yêu cầu các bạn
tham gia hoạt động nêu suy nghĩ của
mình khi khiêng bàn. + Bạn khiêng
bàn 1 mình có suy nghĩ như thế nào?
- Nhóm 4 bạn khiêng có suy nghĩ
như thế nào.
8 Nội dung 2 2. Kỹ năng chung sức, hợp lực?
- Trò chơi “Qua sông”. HS tham gia chơi.
+ Cách chơi: Chia lớp thành 3
nhóm, mỗi nhóm có 5 người với 3
phao (3 tờ giấy A4) để qua sông.
(Con sông là khoảng cách điểm đầu
và điểm cuối được giáo viên đánh
dấu – ví như hai bờ sông, khoảng 10
m).
Các nhóm đứng vị trí từ cuối lớp đến
gần bàn giáo viên (10 m) và suy nghĩ HS trả lời
cách để qua sông nhanh nhất với 3
chiếc phao. HS trả lời.
*Bí quyết qua sông:
=> Các nhóm cùng hợp tác với nhau
để tạo thành 9 phao giúp các bạn
qua sông an toàn.
- Để chơi tốt trò chơi này, chúng ta
cần phải có yếu tố gì?
=> Hợp tác, chung sức, giúp đỡ
nhau.

PAGE \* MERGEFORMAT 224


- Chúng ta hợp tác với nhau bằng
cách nào?
2. Bài học chung:
Khi hợp tác, chung sức cùng nhau thì
các em cần:
- Cùng tham gia nhiệt tình
- Bỏ qua sở thích và cái tôi cá nhân
- Hiểu và lắng nghe nhau
- Đoàn kết, giúp đỡ nhau
9 Thực hành 2 Giáo viên có thể lựa chọn 1 trong 2 0
hoạt động.
Hoạt động 1. Mình cùng vẽ tranh
Giáo viên cho học sinh chia nhóm (5
- 6 bạn) và vẽ tranh về chủ đề hòa
bình, bảo vệ môi trường…
Hoạt động 2. Mình cùng chung sức
Giáo viên mời cả lớp cùng kê lại bàn
ghế, dọn lớp sạch sẽ, ngăn nắp gọn
gàng.
10 Nội dung 3 0 0
11 Thực hành 3
12 Trắc nghiệm bài học Câu hỏi trắc nghiệm – tương tác với HS trả lời
học sinh
13 Kết luận chung Để cùng chung sức, hợp tác trong HS ghi chép lại kiến
học tập và cuộc sống hiệu quả, các thức vào vở
con có thể:
- Học hỏi, chia sẻ, giúp đỡ nhau
trong giờ ra chơi, hay trước và sau
giờ học.
- Các bạn học nhóm cùng nhau…
PAGE \* MERGEFORMAT 224
- Bỏ qua sở thích và cái tôi cá nhân
- Luôn sẵn sàng hoàn thành tốt
nhiệm vụ của mình, sẵn sàng học hỏi
và giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ
và phát triển.
14 Ứng dụng thực tế - Học sinh sau buổi học có thể ứng HS ghi nhớ lại điều
dụng kiến thức vào cuộc sống. GV, ứng dụng vào
- Thông qua việc cùng giúp sức với các cuộc thi, vào cuộc
mẹ làm việc nhà (phơi đồ, nấu cơm, sống
dọn dẹp nhà cửa...).
- Cùng giúp sức với bố chồng cây,
sửa xe đạp...
- Cùng chung sức khi tham gia
những trò chơi tập thể như: kéo co,
tiếp sức...
15 Tổng kết 1. Giáo viên tóm lược nội dung buổi - HS đọc to tên bài
học: học cùng GV.
2. Cùng học sinh ôn tập về những - Nhớ lại vấn đề GV
điều mà các em thu nhận được trong tổng kết.
buổi học.
- Tên bài học: Mình cùng chung sức.
+ Mình cùng chung sức
+ Kỹ năng chung sức hợp lực.
Bài học chung:
- Cùng tham gia nhiệt tình
- Bỏ qua sở thích và cái tôi cá nhân
- Hiểu và lắng nghe nhau
- Đoàn kết, giúp đỡ nhau
- Chung sức, hợp tác với nhau mang
lại sức mạnh cho mỗi cá nhân và tập
PAGE \* MERGEFORMAT 224
thể.

KHỐI 1 –BÀI 9: HIỂU VỀ HÒA BÌNH

MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, học sinh cảm nhận và trải nghiệm định nghĩa về hòa
bình,. Tạo dựng thói quen và tính cách hòa đồng với bạn bè, xử lý công việc dùng giải pháp
đàm phán, thương lượng hướng tới hòa bình.

CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG


Câu hỏi khái quát - Hòa bình là gì?
 Hòa bình là gì?
Các câu hỏi bài học  Biểu hiện hòa bình
 Điều gì sẽ xảy ra nếu không sống hòa bình với nhau?

*Giáo cụ giảng dạy:


- Máy chiếu
- Giấy A4, bút.(Mỗi học sinh 1 tờ A4).
- Nhạc
- Usb,
-Nhạc không lời: Snow dream, lời thiền,
- Giấy trắng hình tam giác, sáp màu, ống hút

STT TIÊU ĐỀ GIÁO VIÊN HỌC SINH


1 Khởi động Khởi động: Follow the leader
Bật Video Gummy bear để học sinh nhảy HS tham gia
Mình cùng nhảy nào! hoạt động cùng
GV
PAGE \* MERGEFORMAT 224
2 Ôn bài cũ - Chúng ta cùng ôn lại nội dung bài học trước - HS nhắc lại
“Mình cùng chung sức” kiến thức cũ
- Ôn bài theo cặp đôi: Mỗi bạn trao đổi, thảo luận cùng GV.
và ôn bài với người bạn cùng bàn. - Ôn bài học cũ
*Bài học: theo bàn.
Bài học chung:
- Cùng tham gia các hoạt động tập thể nhiệt tình
- Bỏ qua sở thích và cái tôi cá nhân
- Hiểu và lắng nghe nhau
- Đoàn kết, giúp đỡ nhau
- Chung sức, hợp tác với nhau mang lại sức mạnh
cho mỗi cá nhân và tập thể.
3 Giới thiệu HIỂU VỀ HÒA BÌNH HS ghi chép nội
bài mới - Câu chuyện về hòa bình dung bài mới.
- Em tìm hiểu về hòa bình?
- Mình cùng xây dựng hòa bình.
- Ứng dụng thực tế.
4 Câu chuyện Video: Câu chuyện về hòa bình
Mở Video Xem Video
5 Trắc nghiệm Trắc nghiệm câu chuyện- tương tác với hs Trả lời câu hỏi.
câu chuyện
6 Nội dung 1 1. Em tìm hiểu về hòa bình
- Giới thiệu bài mới:
Chúng ta sẽ có một bài tập rất thú vị sau đây.
Bài tập: Xây dựng thành phố hòa bình
Thầy/cô sẽ chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm
khoảng 4 – 6 bạn. Học sinh sử dụng đồ dùng học HS thảo luận
tập như sách/ vở,…để xây tòa tháp. HS thực hành
PAGE \* MERGEFORMAT 224
(Thành phố hòa bình). xây dựng thành
*Sau khi các nhóm xây dựng xong thành phố của phố hòa bình
nhóm minh, GV xem và khen thành quả của học
sinh, sau đó dùng tay đẩy đổ tòa nhà.
- Cảm xúc của con khi thành phố bị đổ nát?
GV tổng kết
Khi chúng ta bỏ công sức của mình ra gây dựng
một đất nước, và thúc đẩy đất nước phát triển.
Cuộc sống của chúng ta bình yên, ấm no, hạnh
phúc. Nhưng, một ngày nào đó, có những thế lực, HS trả lời
những con người xấu họ có dã tâm phá bỏ đất
nước của chúng mình, cũng như thầy/cô giáo vừa
mới dùng tay đẩy làm đổ hết tòa nhà, thành phố
của các con. Lúc đó, thái độ của chúng ta bực tức,
phẫn nộ phải không nào. Và khi đó, thành phố của
chúng ta không còn được gọi là hòa bình nữa.
Con hãy chia sẻ về ý hiểu của con về hòa bình?
2. Bài học chung:
Hòa bình là khi chúng ta được sống trong tự do, HS trả lời.
bình an. Việc ứng xử, giải quyết công việc, giải
quyết các vấn đề mà không dùng đến tranh chấp,
vũ lực. Hòa bình đối ngược với chiến tranh. Hòa
bình là nói không với bạo lực.
7 Thực hành 1 Hoạt động: Vẽ biểu tượng hòa bình \nGiáo viên HS nghe và cảm
yêu cầu học sinh hãy vẽ bức tranh biểu tượng nhận bình yên từ
cho hòa bình trong vòng 5 - 8 phút. bên trong
HS ngồi thiền
8 Nội dung 2 Mình cùng xây dựng hòa bình.
- Điều gì xảy ra nếu chúng ta không có hòa bình? HS trả lời.
GV mời học sinh trả lời.
PAGE \* MERGEFORMAT 224
GV kết luận.
GV chia sẻ một số hình ảnh về chiến tranh, về tình
hình hiện tại nhiều nước trên thế giới đang bị
chiến tranh: Iran, Syria, Afghanistan,tại Việt Nam
đôi lúc cũng có chiến tranh tại đảo Trường Sa,
Hoàng Sa và ….khi đó, mọi người không được
sống trong an bình, không có nhà để ở, không có
cơm ăn, áo mặc,...
- Khi không có hòa bình, chúng ta gặp phải nhiều
điều khó khăn, trong cuộc sống phải chứng kiến
nhiều sự việc bất bình, tình trạng bạo lực gia đình,
bạo lực học đường diễn ra...
Chúng ta nên làm gì để xây dựng và phát triển
hòa bình trong cuộc sống? HS thảo luận
GV cho học sinh thỏa luận theo nhóm 2, hoặc 4 HS trả lời, trình
rồi mời các em trình bày bày.
*GV tổng kết
- Nói không với bạo lực.
- Luôn có ý thức học tập tốt, rèn luyện, tu dưỡng
phẩm chất đạo đức, sức khỏe để trở thành con
ngoan trò giỏi.
- Yêu thương, tôn trọng, chia sẻ, giúp đỡ mọi
người.
- Dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết các
vấn đề.
9 Thực hành 2 Vẽ tranh- bức tranh chủ đề “Hòa bình” HS thực hành vẽ
GV phát giấy màu cho học sinh làm cờ, hoặc giấy tranh
trắng cho học sinh vẽ và tô màu
10 Nội dung 3 0 0

PAGE \* MERGEFORMAT 224


11 Thực hành 3 0 0

12 Trắc nghiệm Câu hỏi trắc nghiệm – tương tác với học sinh HS trả lời.
bài học
13 Kết luận Bài học chung: HS ghi chép lại
chung Hòa bình là khi chúng ta được sống trong tự do, kiến thức vào vở
bình an. Việc ứng xử, giải quyết công việc, giải
quyết các vấn đề mà không dùng đến tranh chấp,
vũ lực. Hòa bình đối ngược với chiến tranh.
Mình cùng xây dựng hòa bình.
- Nói không với bạo lực.
- Luôn có ý thức học tập tốt, rèn luyện, tu dưỡng
phẩm chất đạo đức, sức khỏe để trở thành con
ngoan trò giỏi.
- Yêu thương, tôn trọng, chia sẻ, giúp đỡ mọi
người.
- Dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết các
vấn đề.
14 Ứng dụng HS áp dụng kiến thức bài học vào cuộc sống HS ghi nhớ lại
thực tế Qua bài học hiểu về hòa bình: điều GV, ứng
Dùng hòa bình để giải quyết mẫu thuẫn và nói dụng vào các
không với bạo lực ở nhà cũng như ở trường. Luôn cuộc thi, vào
đoàn kết, giúp đỡ và hỗ trợ tới bạn bè của mình. cuộc sống
Mỗi chúng ta hãy biết yêu thương, quan tâm, chăm
sóc và không cãi lại lời ông bà, cha mẹ, thầy cô.
15 Tổng kết 1. Giáo viên tóm lược nội dung buổi học: - HS đọc to tên
. 2. Cùng học sinh ôn tập về những điều mà các em bài học cùng
thu nhận được trong buổi học GV.
- Tên bài học: Hiểu về hòa bình. - Nhớ lại vấn đề
+ Em hiểu về hòa bình. GV tổng kết.

PAGE \* MERGEFORMAT 224


+ Mình cùng xây dựng hòa bình.
Bài học chung:
Hòa bình khi chúng ta biết tôn trọng, quan tâm,
yêu thương tới mọi người. Nói không với bạo lực.

KHỐI 1 –BÀI 10: HIỂU VỀ TRÁCH NHIỆM

MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học sinh hiểu rằng trách nhiệm là hoàn thành tốt công việc của
mình.

CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG


Câu hỏi khái quát - Trách nhiệm là gì?
 Trách nhiệm là gì?
Các câu hỏi bài học  Hậu quả của việc sống không trách nhiệm?
 Trách nhiệm của con là gì?
*Giáo cụ giảng dạy:
- Máy chiếu
- Giấy A4, bút.

STT TIÊU ĐỀ GIÁO VIÊN HỌC SINH


1 Khởi động Trò chơi: “ĐÈN BÁO GIAO THÔNG” HS tham gia hoạt
Cách chơi: (Đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng). động cùng GV
Giáo viên mời học sinh đứng dậy, học sinh trở
thành những chiếc ô tô lưu thông trên đường.
Giáo viên mời các xe nổ máy di chuyển quanh
lớp học, sau đó bất ngờ giáo viên hô tín hiệu
đèn:
Đèn xanh thì các bạn đi tự do thoải mái, đèn
vàng thì đi chậm từ từ, khi đèn đỏ thì tất cả
PAGE \* MERGEFORMAT 224
phải dừng lại và không được nhúc nhích, ai
nhúc nhích coi như thua cuộc
Mình cùng chơi trò chơi nào!
2 Ôn bài cũ - Chúng ta cùng ôn lại nội dung bài học trước Học sinh ôn lại
“Hiểu về hòa bình” kiến thức bài học
- Ôn bài theo cặp đôi: Mỗi bạn trao đổi, thảo trước.
luận và ôn bài với người bạn cùng bàn.
* Bài học chung:
Hòa bình là khi chúng ta được sống trong tự
do, bình an. Việc ứng xử, giải quyết công việc,
giải quyết các vấn đề mà không dùng đến
tranh chấp, vũ lực. Hòa bình đối ngược với
chiến tranh.
Mình cùng xây dựng hòa bình.
- Nói không với bạo lực.
- Luôn có ý thức học tập tốt, rèn luyện, tu
dưỡng phẩm chất đạo đức, sức khỏe để trở
thành con ngoan trò giỏi.
- Yêu thương,tôn trọng, chia sẻ, giúp đỡ mọi
người.
- Dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết
các vấn đề.

3 Giới thiệu bài HIỂU VỀ TRÁCH NHIỆM HS ghi chép nội


mới - Câu chuyện- Trách nhiệm dung bài mới.
- Em hiểu về trách nhiệm?
- Hậu quả của việc thiếu trách nhiệm.
- Trách nhiệm của con
4 Câu chuyện VIDEO “Trách nhiệm” Xem Video
Mở Video
PAGE \* MERGEFORMAT 224
5 Trắc nghiệm Trắc nghiệm câu chuyện- tương tác với hs Trả lời câu hỏi.
câu chuyện
6 Nội dung 1 1. Em hiểu về trách nhiệm?
*Giải đố nghề nghiệp và trách nhiệm. HS tham gia hoạt
Cùng tìm hiểu về trách nhiệm công việc của động cùng GV
mỗi người quanh ta.
Thầy mời các con cùng tham gia chương
trình: “Giải đố nghề nghiệp” qua các câu đố
sau.
(Giáo viên chiếu câu đố lên màn hình), học
sinh đọc và trả lời.
Với mỗi đáp án đúng thì giáo viên chiếu hình
ảnh của nghề đó.
- Theo con, trách nhiệm của nghề đó là gì? 1. Chú cảnh sát
1. giao thông có trách
Ai người đi sớm về trưa nhiệm phân luồng
Gió sương chẳng quản, nắng mưa chẳng sờn giao thông, đảm
Đứng canh ở các ngả đường bảo trật tự, an toàn
Người xe qua lại bốn phương an toàn? giao thông
2. 2. Giáo viên có
Ai dạy bé hát trách nhiệm truyền
Chải tóc hằng ngày dạy kiến thức cho
Ai kể chuyện hay học sinh, yêu
Khuyên bé đừng khóc? thương và tôn
3. trọng học sinh
Ai nơi hải đảo biên cương 3. Bộ Đội có trách
Diệt thù giữ nước coi thường khó khăn nhiệm bảo vệ tổ
4. quốc, bình yên cho
Nghề gì cần đến đục, cưa nhân dân
Làm ra giường, tủ… sớm trưa bé cần? 4. Nghề mộc có

PAGE \* MERGEFORMAT 224


5. trách nhiệm làm ra
Ai cầm cái chổi những đồ gỗ tốt, an
Chăm chỉ miệt mài toàn cho người sử
Quét dọn hàng ngày dụng
Cho trường sạch sẽ? 5. Cô lao công có
6. trách nhiệm dọn vệ
Cưỡi đầu voi dữ rong chơi sinh đường phố
Vọt roi sư tử, coi trời bằng vung thật sạch sẽ
Mãng xà vui vẻ quấn lưng 6. Nghệ sĩ Xiếc thú
Vuốt râu ông cọp - chúa rừng, thử gan ? có trách nhiệm
7. mang đến niềm vui
Đã là người lớn hẳn hoi cho mọi người và
Có 1 vật nhỏ mà đòi tranh nhau bảo đảm an toàn
Khi thì đạp , lúc húc đầu cho người xem
Khi đưa vào cửa, "tặng" nhau thì mừng. cũng như cho
- Chúng ta thấy mỗi nghề đều có một trách chính bản thân
nhiệm riêng vậy theo con: 7. Cầu thủ bóng đá
Trách nhiệm là gì? có trách nhiệm làm
2. Bài học chung: tốt nhiệm vụ được
- Trách nhiệm là hoàn thành tốt công việc của giao với vị trí của
mình. mình trên sân cỏ
- Ví dụ như:
+ Cô giáo giao cho con bài tập về nhà, trách
nhiệm của con là làm bài tập đầy đủ.
+ Bố mẹ đi vắng, nói với con ở nhà trông nhà,
trách nhiệm của con là ở nhà trông nhà.
+ Bạn cho con mượn đồ chơi, trách nhiệm của
con là phải biết giữ gìn đồ chơi cho bạn và
đem trả bạn.
7 Thực hành 1 Trò chơi- Tôi làm nghề gì? HS thực hành
Giáo viên mời học sinh lên bảng mô tả một
PAGE \* MERGEFORMAT 224
nghề nghiệp bất kỳ bằng cử chỉ ngôn ngữ cơ
thể, không sử dụng lời nói. Hs phía dưới tham
gia đoán và trả lời.
GV nhận xét và khen ngợi, mời học sinh chia
về công việc cũng như trách nhiệm của mỗi
nghề học sinh diễn. (Ví dụ: Bác sĩ, thầy giáo,
cầu thủ đá bóng, ca sĩ…)
8 Nội dung 2 1. Hậu quả của việc thiếu trách nhiệm?
Mỗi người đều có một trách nhiệm riêng,
nhưng nếu chúng ta không làm tốt trách nhiệm
của mình thì điểu gì có thể xảy ra?
Thầy mời các con theo dõi những hình ảnh sau
và cùng thảo luận:
- Giáo viên chiếu hình ảnh: “Đám cháy, bệnh
nhân tại bệnh viện, học sinh nằm ra bàn, học
sinh đang chơi game, học sinh đánh nhau ...” HS thảo luận
Tại mỗi hình, giáo viên đưa ra câu hỏi với học HS trình bày.
sinh, học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi.
Điều gì sẽ xảy ra nếu không ai làm việc có
trách nhiệm?
Hình ảnh 1: Đám cháy
Hình ảnh 2: Bệnh nhân tại bệnh viện
Hình ảnh 3: Học sinh nằm ra bàn
Hình ảnh 4: Học sinh đang chơi game Bài học: Trách
Hình ảnh 5: Học sinh đánh nhau nhiệm đi cùng với
2. Bài học chung: đạo đức con người.
Thiếu trách nhiệm với công việc của mình sẽ Ảnh hưởng tới tài
gây hậu quả xấu, ảnh hưởng đến tài sản, lòng sản, lòng tin và
tin, thậm chí là tính mạng của bản thân mình thậm chí tới tính
và người khác. Trách nhiệm đi cùng với đạo mạng con người.
đức con người.
PAGE \* MERGEFORMAT 224
9 Thực hành 2 Đóng vai tình huống. HS thực hành
Giáo viên cho học sinh bốc thăm tình huống
và thể hiện xử lý tình huống.
*Tình huống 1: Đóng vai đi xem phim
- Một bạn làm người bán vé
- Các bạn khác đóng vai là người đi xem
phim.
Tình huống 2: Đang học bài, có bạn gọi cửa
đi đá bóng. Bạn sẽ xử lý ra sao?
Tình huống 3: Mẹ bị ốm, không nấu được
cơm, bạn sẽ xử lý như thế nào?
*GV nhận xét và tổng kết.
10 Nội dung 3 1. Trách nhiệm của con là gì?
Để hiểu hơn về trách nhiệm ở lớp và khi ở
nhà, sau đây thầy sẽ chiếu hai hình ảnh, các
con quan sát và thảo luận trả lời câu hỏi nhé!
*Chiếu hai ảnh hoạt động ở lớp:
Tranh 1: Học sinh chăm chỉ học tập.
Tranh 2: Học sinh đang ngủ, không học bài.
- Con có nhận xét gì về hai bức tranh trên? HS thảo luận và
- Theo con, trách nhiệm của mỗi con khi ở lớp trình bày
là gì? HS trả lời.
GV mời hs trả lời.
*Chiếu hai ảnh hoạt động ở nhà: HS thảo luận và
Tranh 3: Học sinh chăm chỉ hoc, làm việc giúp trình bày
bố mẹ.
Tranh 4: Học sinh đang chơi điện tử, xem ti
vi… HS trả lời.
- Con có nhận xét gì về hai bức tranh trên? Bài học chung:
- Theo con, trách nhiệm của mỗi con khi ở nhà Trách nhiệm của
là gì? các con học tập tốt
GV mời hs trả lời. trên lớp, lễ phép
2. Bài học chung: với ông bà bố mẹ,
Mỗi người đều có trách nhiệm của riêng mình, thầy cô. Phấn đấu
PAGE \* MERGEFORMAT 224
nhưng các con đang ngồi trên ghế nhà trường. trở thành con
Trách nhiệm của các con đến lớp là để học ngoan trò giỏi.
tập, rèn luyện kĩ năng và kiến thức. Trách
nhiệm ở nhà là giúp đỡ bố mẹ những công
việc vừa sức mình.
11 Thực hành 3 Em hoàn thành tốt trách nhiệm HS tham gia hoạt
Giáo viên cho học sinh chia thành các đội theo động cùng GV
dãy bàn học.
Học sinh sẽ xếp hàng và lần lượt viết một
công việc mà em có thể làm để giúp đỡ bố mẹ,
cô giáo, bạn bè…
(Ví dụ: Nhặt rau, nấu ăn, đổ rác… hay lau
bảng, hoàn thành bài tập…giúp đỡ bạn học…
GV nhận xét và tổng kết.
12 Trắc nghiệm Câu hỏi trắc nghiệm – tương tác với học sinh HS trả lời
bài học
13 Kết luận chung Bài học chung: Mỗi người đều có những HS ghi chép lại
trách nhiệm của riêng mình. Và khi đã hiểu kiến thức vào vở
được trách nhiệm của mình thì chúng ta cần
phải hoàn thành thật tốt công việc đó. Khi bản
thân có trách nhiệm với những việc mình làm
thì chắc chắn con sẽ trở thành người có trách
nhiệm, trở thành một niệm tự hào của bố mẹ,
thầy cô và luôn được mọi người yêu quý.
14 Ứng dụng thực HS áp dụng kiến thức bài học vào cuộc
tế sống HS ghi nhớ lại điều
- Khi ở nhà, con hãy hoàn thành trách GV, ứng dụng vào
nhiệm của mình là hoàn thành bài tập các cuộc thi, vào
về nhà, trợ giúp bố mẹ những công việc cuộc sống
trong khả năng của mình.
PAGE \* MERGEFORMAT 224
- Khi ở trường, con hãy vâng lời thầy cô,
học tập chăm chỉ và hăng hái phát biểu.
- Khi ngoài xã hội, con hãy trở thành một
công dân tốt, tuân thủ pháp luật, nội
quy những nơi con đến.
15 Tổng kết - Tên bài học: Hiểu về trách nhiệm. \nEm - HS đọc to tên bài
1. Giáo viên tóm hiểu về trách nhiệm. học cùng GV.
lược nội dung + Hậu quả của việc thiếu trách nhiệm. - Nhớ lại vấn đề
buổi học: + Trách nhiệm của em. GV tổng kết.
2. Cùng học sinh - Bài học chung:
ôn tập về những Trách nhiệm là hoàn thành thật tốt công việc
điều mà các em của mình.
thu nhận được Trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với
trong buổi học. việc của mình – nỗ lực về công việc đó.
Thiếu trách nhiệm với công việc của mình sẽ
gây hậu quả xấu, ảnh hưởng đến tài sản, lòng
tin, thậm chí là tính mạng của bản thân mình
và người khác. Trách nhiệm đi cùng với đạo
đức con người.

KHỐI 1 –BÀI 11: CHĂM SÓC NẾP NHÀ

Mục tiêu bài học: Qua bài học, học sinh xây dựng tinh thần trách nhiệm với việc dọn dẹp nhà
cửa và giữ gìn đồ vật của gia đình.

CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG


Câu hỏi khái quát - Chúng ta chăm sóc nếp nhà thế nào?
PAGE \* MERGEFORMAT 224
- Tại sao lại cần dọn dẹp nhà cửa, giữ gìn đồ vật?
- Hậu quả của việc không ngăn nắp.
Các câu hỏi bài học
- Chúng ta giữ gìn đồ vật thế nào?
- Làm gì để chăm sóc nếp nhà gọn gàng, đẹp hơn?
*Giáo cụ giảng dạy:
- Máy chiếu
- Giấy A4, bút.
- Chăn
- 3 bộ quần áo phông
STT TIÊU ĐỀ GIÁO VIÊN HỌC SINH
1 Khởi động Khởi động: Chim bay- cò bay
Cách chơi HS tham gia
Mọi người đứng chung quanh tạo thành một hoạt động cùng
vòng tròn, Quản trò chơi đứng giữa. Người điều GV
khiển hô “chim bay” đồng thời nhảy bật lên,
giang hai cánh tay như chim đang bay. Cùng lúc
đó mọi người phải làm động tác và hô theo người
điều khiển. Nếu người điều khiển hô những vật
không bay được như “nhà bay” hay “bàn bay”
mà người nào làm động tác bay theo người điều
khiển hay những vật bay được mà lại không làm
động tác bay thì sẽ bị phạt bằng cách lò cò một
vòngquanh lớp.
Mình cùng chơi nào!
2 Ôn bài cũ - Chúng ta cùng ôn lại nội dung bài học trước Học sinh ôn lại
Hiểu về trách nhiệm kiến thức bài
- Ôn bài theo cặp đôi: Mỗi bạn trao đổi, thảo luận học trước.
và ôn bài với người bạn cùng bàn.
*Bài học:
Trách nhiệm là hoàn thành thật tốt công việc của
PAGE \* MERGEFORMAT 224
mình.
Trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với việc
của mình – nỗ lực về công việc đó.
Thiếu trách nhiệm với công việc của mình sẽ gây
hậu quả xấu, ảnh hưởng đến tài sản, lòng tin,
thậm chí là tính mạng của bản thân mình và
người khác. Trách nhiệm đi cùng với đạo đức
con người.
3 Giới thiệu bài CHĂM SÓC NẾP NHÀ HS ghi chép
mới: - Câu chuyện “Chăm sóc nếp nhà” nội dung bài
- Ngôi nhà của em. mới.
- Hậu quả của việc không ngăn nắp, gọn gàng.
- Mình cùng chăm sóc nếp nhà ngăn nắp.

4 Câu chuyện VIDEO “ NGĂN NẮP GỌN GÀNG”


Mở Video Xem Video
5 Trắc nghiệm Trắc nghiệm câu chuyện- tương tác với hs Trả lời câu hỏi.
câu chuyện
6 Nội dung 1 1. Ngôi nhà của em
- Hãy chia sẻ về ngôi nhà và căn phòng của em?
GV mời học sinh chia sẻ về ngôi nhà và căn HS chia sẻ.
phòng của mình (Các phòng trong nhà, đồ vật,
khu vực học tập…).
Câu 1: Con đã từng bị mất đồ như: bút, sách
truyện, thước kẻ, đồ chơi…trong chính phòng
của mình ở nhà chưa? Con có thể chia sẻ câu
chuyện của mình?
Câu 2: Con có hay bị bố mẹ nhắc nhở về việc
ngăn nắp (sao phòng bừa bộn thế, sao lại không Bài học: Khi

PAGE \* MERGEFORMAT 224


ngăn nắp…) Hãy chia sẻ tới cả lớp. con ngăn nắp
2. Bài học chung: gọn gàng
Ngôi nhà sạch và đẹp giúp chúng ta có không chứng tỏ “Con
gian thoải mái, làm việc được hiệu quả hơn. đã lớn khôn, bố
Một căn phòng chứa rất nhiều đồ vật, khi chúng mẹ sẽ tự hào vì
ta ngăn nắp gọn gàng, điều đó sẽ chứng tỏ rằng điều đó”.
“Con đã lớn”và bố mẹ sẽ rất tự hào về con vì
điều đó, đồng thời con sẽ tiết kiệm được rất
nhiều thời gian thay vì việc phải tìm kiếm đồ khi
không ngăn nắp
7 Thực hành 1 Hãy kể tên các đồ vật có trong gia đình em? HS thực hành
GV phát cho học sinh một quả bóng nhỏ (hoặc 1
chiếc bút),
Luật chơi: khi truyền bóng tới tay ai thì người đó
phải nói ra 1 đồ vật trong gia đình.
GV tổng kết.
8 Nội dung 2 Hậu quả của việc không ngăn nắp?
- Khi chúng ta không ngăn nắp gọn gàng thì điều HS trả lời.
gì sẽ xảy ra? HS lắng nghe
*GV chia sẻ câu chuyện của mình.
Thầy/cô sẽ có chia sẻ cho các con nghe câu
chuyện của chính mình.
- Câu chuyện: Ngày xưa khi thầy còn nhỏ, thầy
hay có thói quen là mang truyện lên giường đọc,
thầy hay để truyện lung tung khắp phòng. Một
lần thầy đang truyện DOREMON rồi ngủ quên,
làm rơi truyện dưới gầm giường mà không biết
, Hôm sau, thầy đã đi tìm rất lâu, nhờ cả mẹ
tìm… Phải mất thời gian rất lâu thầy mới tìm
thấy cuốn truyện đó.
PAGE \* MERGEFORMAT 224
- Hay có lần khác thầy mượn bạn một cuốn sách,
thầy đọc sách xong lại nằm luôn lên cuốn sách
mà không biết, hôm sau ngủ dậy thấy cuốn sách
đã bị rách và nhăn nheo … thế là thầy phải xin
mẹ tiền để mua đền sách cho bạn đấy.
- Nhớ có lần thầy còn làm mất cái chìa khóa HS trả lời –
phòng của thầy, tại cái tội là để chìa khóa lung chia sẻ,.
tung, xong rồi lại không nhớ để ở đâu. Thế rồi
mấy lần bố mẹ mắng thầy vì cái tội không ngăn Bài học: Sống
nắp, gọn gàng. gọn gàng ngăn
GV. Hãy chia sẻ câu chuyện của con? nắp để chúng
Thầy/cô mời các con ngồi thành một vòng tròn ta trưởng thành
(nếu có thể)! hơn và không
2. Bài học chung: bị lãng phí
Sống gọn gàng ngăn nắp để chúng ta trưởng công sức, tài
thành hơn và không bị lãng phí công sức, tài sản, sản, tiền bạc và
tiền bạc và thời gian. thời gian…
9 Thực hành 2 Giáo viên cho học sinh sắp xếp lại ngăn bàn học HS thực hành
của chính mình. Hoặc sắp sếp lại bàn ghế và các
vật dụng trong lớp.
10 Nội dung 3 Mình cùng chăm sóc nếp nhà ngăn nắp.
- Sau đây, thầy xin mời các con hướng lên phía
màn hình. Thầy sẽ chiếu hình ảnh hoạt động tại
lớp và hoạt động tại nhà các con sẽ nhận xét hình
ảnh đó nhé!
- Chiếu ảnh hoạt động tại lớp:
Tranh 1: Học sinh cất sách vở ngăn nắp.
Tranh 2: Học sinh bày lung tung sách, bút, vở...
trên bàn, dưới đất. HS trả lời
- Con có nhận xét gì về hai bức tranh trên?
PAGE \* MERGEFORMAT 224
- Theo con, chúng ta cần gìn giữ đồ vật như thế
nào?
- Chiếu ảnh hoạt động tại nhà:
Tranh 3: Cảnh phòng ngủ: Đồ đạc, chăn màn…
lung tung, lộn xộn HS trả lời
Tranh 4: Cảnh phòng ngủ gọn gàng ngăn nắp
- Con có nhận xét gì về hai bức tranh trên?
- Theo con, chúng ta làm gì để ngôi nhà của mình Bài học: Sống
ngăn nắp, gọn gàng? ngăn nắp – gọn
2. Bài học chung: gàng là một
Luôn ý thức phải ngăn nắp gọn gàng tại lớp cũng thói quen tốt.
như ở nhà và ở những nơi con đến. Ngăn nắp ở
- Các con giúp lớp học sạch sẽ: Không vứt rác ra nhà, ở lớp là
lớp, nhặt rác khi thấy, lau bảng sạch sẽ… điều đáng
- Tại gia đình: Con có thể quét nhà, rửa ấm chén, khen.
tự gấp chăn màn, quần áo, đổ rác giúp bố mẹ…
Sống ngăn nắp – gọn gàng là một thói quen tốt.
Các con cần duy trì thói quen tốt đó để cuộc sống
trở nên tốt đẹp – vui vẻ hơn.
11 Thực hành 3 Hoạt động 1. Lớp chúng mình thật gọn gàng, HS tham gia
sạch sẽ hoạt động cùng
Gv mời học sinh cùng dọn lớp sạch sẽ, gấp sách GV
vở, sắp xếp cặp sách gọn gàng.
Hoạt động 2. Mình cùng ngăn nắp
GV hướng dẫn và cho học sinh thực hành gấp
quần áo. Cho các cá nhân thi đấu gấp quần áo với
nhau.
12 Trắc nghiệm Câu hỏi trắc nghiệm – tương tác với học sinh HS trả lời
bài học
13 Kết luận Bài học chung: HS ghi chép lại
PAGE \* MERGEFORMAT 224
chung Các con có biết khi chúng ta ngăn nắp gọn gàng, kiến thức vào
điều đó sẽ chứng tỏ rằng “Con đã lớn” rồi và bố vở
mẹ sẽ rất tự hào về con vì điều đó, đồng thời con
sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian thay vì phải
bới lung tung căn phòng để tìm thứ con muốn.
Sống gọn gàng ngăn nắp để chúng ta lớn hơn và
không bị lãng phí tiền bạc và thời gian.
Những công việc giúp cho nếp nhà chúng ta sạch
và ngăn nắp hơn: thể quét nhà, rủa ấm chén, gấp
chăn màn, quần áo…
14 Ứng dụng Hãy bắt tay vào những việc nhỏ nhất trong gia HS ghi nhớ lại
thực tế đình và giúp đỡ bố mẹ: Lau nhà, đổ rác, dọn điều GV, ứng
phòng, gấp chăn, gấp quần áo, sạch gsẽ, gọn dụng vào các
gàng nơi học tập, giữ gìn ngôi nhà sạch đẹp. cuộc thi, vào
- Giữ gìn đồ dùng ngăn nắp tại nhà cũng như lớp cuộc sống
học, tham gia nhiệt tình vệ sinh nhà, vệ sinh lớp.
15 Tổng kết 1. Giáo viên tóm lược nội dung buổi học: - HS đọc to
2. Cùng học sinh ôn tập về những điều mà các tên bài học
em thu nhận được trong buổi học. cùng GV.
Bài học chung: - Nhớ lại vấn
Các con xây dựng tinh thần trách nhiệm với việc đề GV tổng
dọn dẹp nhà cửa và giữ gìn đồ vật. kết.

KHỐI 1 –BÀI 12- TRÁCH NHIỆM VỚI THIÊN NHIÊN

MỤC TIÊU BÀI HỌC: Xây dựng tinh thần trách nhiệm với sự sống của thiên nhiên. Xây
dựng thói quen và ý thức bảo vệ môi trường.

PAGE \* MERGEFORMAT 224


CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG
Câu hỏi khái quát - Chúng ta có trách nhiệm như thế nào với thiên nhiên?
- Thiên nhiên là gì?
- Ảnh hưởng của thiên nhiên với chúng ta như thế nào?
Các câu hỏi bài học - Chúng ta đã và đang làm gì với thiên nhiên?
- Trách nhiệm của chúng ta như thế nào để bảo vệ thiên
nhiên?

*Giáo cụ giảng dạy:


- Máy chiếu
- Giấy A4, bút.

STT TIÊU ĐỀ GIÁO VIÊN HỌC SINH


1 Khởi động Trò chơi : Đoán tên con vật HS tham gia hoạt
- Giáo viên chia lớp thành các đội khác nhau. động cùng GV
Mỗi đội xếp thành một hàng dọc, các thành viên
đứng cách nhau một cánh tay và cùng quay mặt
xuống phía cuối lớp, khi bạn đứng sau mình
đập vai thì mới quay lại. Trò chơi bắt đầu như
sau:
- Bạn đầu tiên lên chọn một con vật trên bảng
và xuống đập vai bạn tiếp theo để bạn quay lại,
rồi dùng hành động để mô tả con vật đó cho bạn
số hai.
- Sau khi bạn số một mô tả xong thì bạn số hai
quay lại đập vai bạn số ba và mô tả bằng hành
động về con vật mình vừa nhận cho bạn số ba
biết. Cứ như vậy cho đến bạn cuối cùng, bạn
cuối cùng sẽ ghi tên con vật đó ra giấy.
Sau 5 phút đội nào ghi được nhiều tên con vật
PAGE \* MERGEFORMAT 224
đúng với con vật bạn số một chọn nhất thì đội
đó chiến thắng.
Mình cùng chơi trò chơi nào!
2 Ôn bài cũ - Chúng ta cùng ôn lại nội dung bài học trước - HS nhắc lại kiến
CHĂM SÓC NẾP NHÀ thức cũ cùng GV.
- Ôn bài theo cặp đôi: Mỗi bạn trao đổi, thảo - Ôn bài học cũ
luận và ôn bài với người bạn cùng bàn. theo bàn.
*Bài học:
Khi chúng ta ngăn nắp gọn gàng, điều đó sẽ
chứng tỏ rằng “Con đã lớn” rồi và bố mẹ sẽ rất
tự hào về con vì điều đó, đồng thời con sẽ tiết “Nhà sạch thì
kiệm được rất nhiều thời gian thay vì phải bới mát, bát sạch
lung tung căn phòng để tìm thứ con muốn. ngon cơm”
Sống gọn gàng ngăn nắp để chúng ta lớn hơn và Tạo thói quen
không bị lãng phí tiền bạc và thời gian. ngăn nắp, sạch sẽ
Những công việc giúp cho nếp nhà chúng ta hàng ngày.
sạch và ngăn nắp hơn: thể quét nhà, rủa ấm
chén, gấp chăn màn, quần áo…
3 Giới thiệu bài TRÁCH NHIỆM VỚI THIÊN NHIÊN HS ghi chép nội
mới - Câu chuyện “Trách nhiệm với thiên nhiên” dung bài mới.
- Thiên nhiên là gì?
- Hậu quả của việc tàn phá Thiên Nhiên
- Chung tay bảo vệ thiên nhiên.

4 Câu chuyện VIDEO


“Trách nhiệm với thiên nhiên”
Mở Video
Xem Video

5 Trắc nghiệm Trắc nghiệm câu chuyện- tương tác với hs Trả lời câu hỏi.
câu chuyện

PAGE \* MERGEFORMAT 224


6 Nội dung 1 1. Em hiểu về thiên nhiên HS trả lời.
Hoạt động: Hơi thở lâu nhất.
Thầy mời các con cùng tham gia một trải
nghiệm vui: “Cuộc thi xem ai nín thở lâu hơn”.
Thầy sẽ đếm 1 2 3 sau đó các con sẽ hít hơi vào
và giữ hơi của mình thật lâu. HS trả lời.
GV hỏi
- Điều gì xảy ra nếu con không thở?
- Vậy khi chúng ta thở thì hít vào khí gì và thải
ra khí gì các con có biết?
GV chia sẻ. Các con có biết, chúng ta hít vào
khí Oxi (O2), và thở ra khí Cacbonic (CO2).
Còn cây xanh thì cung cấp khí Oxi và hấp thu
khí CO2.
Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu cây xanh bị chặt, HS chia sẻ.
bị tàn phá?
GV kết luận.
Hãy chia sẻ hiểu biết của con về thiên nhiên?
GV tổng kết. HS trả lời.
GV chiếu một số hình ảnh ( sông, hồ, núi, biển,
cây cối, ...).
Vậy theo ý hiểu của các con Thiên nhiên là
gì? Thiên nhiên mang lại những điều gì cho Bài học. - Thiên
chúng ta? nhiên là tất cả
GV mời học sinh trả lời. những gì ở bên
GV kết luận: ngoài con người,
- Không khí đang ngày càng bị ô nhiễm và xung quanh con
chúng ta hàng ngày phải giao tiếp với thiên người. Thiên
nhiên. Do đó, chúng ta cần có thái độ bảo vệ nhiên còn là bầu
thiên nhiên trời, là rừng, là

PAGE \* MERGEFORMAT 224


- Thiên nhiên là tất cả những gì ở bên ngoài con biển, là sông, là
người, xung quanh con người. Thiên nhiên còn suối, là cây cỏ,
là bầu trời, là rừng, là biển, là sông, là suối, là chim muông…
cây cỏ, chim muông… Tất cả những thứ đó
luôn luôn ở bên cạnh con người để bảo vệ và
giúp ích cho con người.
- Từ bao đời nay, thiên nhiên là nguồn sống vô
tận của con người: cơm, gạo, thịt, cá, cây trái,
nhà để ở, nước để uống, quần áo để mặc, khí
trời để thở…

7 Thực hành 1 - Chia lớp thành 4 - 6 nhóm học sinh. Các nhóm HS thực hành
chuẩn bị giấy A4, bút. theo hướng dẫn
- Giáo viên yêu cầu học sinh liệt kê và mô tả về của GV
những hiện tượng thiên tai do thiên nhiên gây ra
(hạn hán, lũ lụt, mưa đá...)
- Giáo viên góp ý, bổ xung, khen ngợi học sinh.
8 Nội dung 2 Hậu quả của việc tàn phá thiên nhiên
Điều gì sẽ xảy ra khi con người tàn phá thiên
nhiên?
*GV chiếu một số hình ảnh về tàn phá thiên
nhiên (Chặt cây, đốt rừng, vứt rác, ô nhiễm
nguồn nước, khói các nhà máy …). HS trả lời.
GV mời hs trả lời. Bài học: Hậu quả
GV tổng kết khi thiên nhiên bị
Nguyên nhân dẫn đến thiên nhiên bị tàn phá tàn phá rất nặng
- Chặt cây phá rừng nề. Dẫn đến
- Vứt rác bừa bãi những thiên tai
- Xe cộ đông đúc nghiêm trong, lở
- Các khu công nghiệp xả khói,… đất, sóng thần, lũ
PAGE \* MERGEFORMAT 224
 Thiên nhiên đang bị tàn phá và môi trường lụt, ô nhiễm môi
bị ô nhiễm. Con người là thủ phạm gây nên. trường, bệnh
Điều đó dẫn đến: tật…
- Sóng thần, lũ lụt
- Chết chóc
- Môi trường ô nhiễm, bệnh tật, ưng thư,…

-> Hãy giữ lấy môi trường sống của chúng ta
9 Thực hành 2 - THỰC HÀNH: MÓN QUÀ TỪ THIÊN HS tham gia hoạt
NHIÊN động cùng GV
+ Chia thành nhóm 6, học sinh dùng giấy, bút
liệt kê những sản phẩm mà thiên nhiên ban tặng
cho con người.
+ Gợi ý: Cây xanh cung cấp Oxi, sông biển cho
tôm cá, rừng cho gỗ, cây xanh cho ta bóng mát,
thực phẩm…
10 Nội dung 3 Chung tay bảo vệ thiên nhiên
Thảo luận: Các con - những chủ nhân của Hs thảo luận và
đất nước, chúng ta làm gì để bảo vệ thiên đưa ra ý hiểu của
nhiên? mình
GV chia nhóm 2 hoặc 4, rồi mời học sinh
trình bày. Bài học chung:
GV nhận xét rồi tổng kết. Mỗi cá nhân cần
Mỗi cá nhân cần phải tự xây dựng cho mình ý phải tự xây dựng
thức bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên. Sự cho mình ý thức
sống của loài người chúng ta sau này phụ thuộc bảo vệ môi
vào những thế hệ đi trước như chúng ta. Vẫn trường, bảo vệ
chưa muộn để tất cả mọi người chung tay bảo thiên nhiên. Thay
vệ trái đất. đổi các thói quen
- Con phải phân loại rác và bỏ rác vào thùng tiết kiệm năng
PAGE \* MERGEFORMAT 224
rác. lượng và bảo vệ
- Khi chúng ta trồng cây xanh môi trường sống
- Khi chúng ta biết tiết kiệm nước, tiết kiệm hàng ngày.
điện
- Tiết kiệm năng lượng điện trong các thói quen
sinh hoạt hàng ngày.
Thay đổi các thói quen hàng ngày, tuy hành
động nhỏ bé, nhưng mang lại ý nghĩa to lớn.
11 Thực hành 3 * Giáo viên có thể lựa chọn các hoạt động HS tham gia hoạt
sau đây, và hướng dẫn học sinh thực hành. động cùng GV
Hoạt động 1. Giáo viên cùng học sinh có thể
dọn vệ sinh trong lớp, trường học và phân lại
rác thải.
Hoạt động 2: Trồng cây trong trường, giáo viên
chuẩn bị sẵn hạt giống và nơi trồn trong trường.
Cùng hs đi trồng cây
Hoạt động 3: Vẽ tranh và thuyết trình về chủ đề
thiên nhiên.
GV tổng kết hoạt động.
12 Trắc nghiệm Câu hỏi trắc nghiệm – tương tác với học sinh HS trả lời
bài học
13 Kết luận chung Bài học chung: HS ghi chép lại
- Không khí đang ngày càng bị ô nhiễm và kiến thức vào vở
chúng ta hàng ngày phải giao tiếp với thiên Bảo vệ thiên
nhiên. Do đó, chúng ta cần có thái độ bảo vệ nhiên chính là
thiên nhiên bảo vệ chính cuộc
Thay đổi các thói quen hàng ngày, tuy hành sống của mình.
động nhỏ bé, nhưng mang lại ý nghĩa to lớn
Mỗi cá nhân cần phải tự xây dựng cho mình ý
thức bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên. Sự
PAGE \* MERGEFORMAT 224
sống của con em chúng ta sau này phụ thuộc
vào những thế hệ đi trước như chúng ta. Vẫn
chưa muộn để tất cả mọi người chung tay bảo
vệ trái đất.
14 Ứng dụng thực HS áp dụng kiến thức bài học vào cuộc sống HS ghi nhớ lại
tế Mỗi cá nhân cần phải tự xây dựng cho mình ý điều GV, ứng
thức bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên. dụng vào các
- Luôn ý thức bảo vệ thiên nhiên. cuộc thi, vào cuộc
- Dọn dẹp vệ sinh tại nhà, lớp học, nhặt rác sống
- Không hái hoa, bẻ cành cây tự do
- Ngăn chặn mọi hành động có ý phá hoạt thiên
nhiên.
15 Tổng kết 1. Giáo viên tóm lược nội dung buổi học: - HS đọc to tên
2. Cùng học sinh ôn tập về những điều mà các bài học cùng GV.
em thu nhận được trong buổi học. - Nhớ lại vấn đề
- Câu chuyện “Trách nhiệm với thiên nhiên” GV tổng kết.
- Thiên nhiên là gì?
- Hậu quả của việc tàn phá Thiên Nhiên
- Chung tay bảo vệ thiên nhiên.
- Bài học chung:
+ Xây dựng tinh thần trách nhiệm với sự sống
của thiên nhiên
+ Bảo vệ thiên nhiên chính là bảo vệ chính cuộc
sống của mình

KHỐI 1 –BÀI 13: TRÁCH NHIỆM VỚI CON VẬT

MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học sinh hiểu được rằng, tất cả mọi loài vật đều cần thiết và cần
được quan tâm, chăm sóc, bảo vệ, từ đó hình thành tình yêu, trách nhiệm với các con vật.
PAGE \* MERGEFORMAT 224
CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG
Câu hỏi khái quát - Trách nhiệm với con vật là gì?
- Con vật có ý nghĩa như thế nào với chúng ta?
Các câu hỏi bài học
- Trách nhiệm với con vật như thế nào?

*Giáo cụ giảng dạy:


- Tranh tô màu về các con vật: chó, mèo, gà, lợn,…

STT TIÊU ĐỀ GIÁO ÁN HỌC SINH


1 Khởi động Trò chơi : Đoán tên con vật HS tham gia
- Giáo viên chia lớp thành các đội khác nhau. hoạt động cùng
Mỗi đội xếp thành một hàng dọc, các thành viên GV
đứng cách nhau một cánh tay và cùng quay mặt
xuống phía cuối lớp, khi bạn đứng sau mình đập
vai thì mới quay lại. Trò chơi bắt đầu như sau:
- Bạn đầu tiên lên chọn một con vật trên bảng và
xuống đập vai bạn tiếp theo để bạn quay lại, rồi
dùng hành động để mô tả con vật đó cho bạn số
hai.
- Sau khi bạn số một mô tả xong thì bạn số hai
quay lại đập vai bạn số ba và mô tả bằng hành
động về con vật mình vừa nhận cho bạn số ba
biết. Cứ như vậy cho đến bạn cuối cùng, bạn cuối
cùng sẽ ghi tên con vật đó ra giấy.
Sau 5 phút đội nào ghi được nhiều tên con vật
đúng với con vật bạn số một chọn nhất thì đội đó
chiến thắng.
Mình cùng chơi trò chơi nào!
2 Ôn bài cũ 1. Chúng ta cùng ôn lại nội dung bài học trước - HS nhắc lại
PAGE \* MERGEFORMAT 224
2. Ôn bài theo cặp đôi: Mỗi bạn trao đổi, thảo kiến thức cũ
luận và ôn bài với người bạn cùng bàn. cùng GV.
TRÁCH NHIỆM VỚI THIÊN NHIÊN - Ôn bài học cũ
- Câu chuyện “Trách nhiệm với thiên nhiên” theo bàn.
- Thiên nhiên là gì?
- Hậu quả của việc tàn phá Thiên Nhiên
- Chung tay bảo vệ thiên nhiên.
3.GV kết luận
Mỗi cá nhân cần phải tự xây dựng cho mình ý
thức bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên. Thay
đổi các thói quen tiết kiệm năng lượng và bảo vệ
môi trường sống hàng ngày.
3 Giới thiệu bài TRÁCH NHIỆM VỚI CON VẬT HS ghi chép nội
mới Con vật quanh em. dung bài mới.
Trách nhiệm với con vật?
4 Câu chuyện VIDEO ”Trách nhiệm với vật nuôi” Xem Video
Mở Video.
5 Trắc nghiệm Trắc nghiệm câu chuyện- tương tác với học sinh. Trả lời câu hỏi.
câu chuyện
6 Nội dung 1 1. Con vật quanh em 1. HS trả lời
- Giáo viên hỏi và mời học sinh trả lời.
Con vật quanh em.
a) Nhìn tranh và chia sẻ.
giáo viên cho học sinh xem tranh
A. Con lợn
B. Con mèo con
C. Con gà
D. Con trâu
E. Con bò
F. Con vật khác (kể tên)
PAGE \* MERGEFORMAT 224
b) Câu hỏi: Nhà em nuôi những con vật gì?
c) Con vật đó đã mang đến cho gia đình em
những điều gì? 2. Bài học
- Giáo viên giới thiệu cho học sinh khái niệm " - Xung quanh ta
PET " . Đây là những vật nuôi được sống trong có nhiều con vật
nhà và được đối sử như những thành viên trong khác nhau,
gia đình. (Thường là chó, mèo, vẹt... cá biệt có chúng mang lại
lợn (heo) hay gà...) kinh tế, sức kéo,
2. Tổng kết thức ăn, bảo vệ
- Trên thế giới có rất nhiều con vật khác nhau gia đình, con vật
cùng sinh sống, trong gia đình chúng ta có nhiều cũng mang lại
con vật nuôi, chúng mang lại kinh tế, sức kéo niềm vui cho
(trâu, bò), thực phẩm (lợn, gà, vịt…), bảo vệ gia con người.
đình (chó), bắt chuột (mèo) con vật cũng mang
lại niềm vui cho con người (chim, cá cảnh...).
7 Thực hành 1 Chia nhóm đôi. HS trả lời
Hãy kể tên các con vật trong rừng mà em biết?
(Ví dụ: Hổ, voi, trâu, bò, chim, chó , mèo, gà,
thỏ….)
8 Nội dung 2 1. Trách nhiệm với con vật. 1. HS trả lời
- Giáo viên đưa ra các tình huống và mời HS trả
lời?
- Một số người xấu đang săn bắt Voi để lấy ngà
voi. Em có đồng tình không? Vì sao?
- Vào mùa đông, trời lạnh, chú cún con của gia
đình bị lạnh, em sẽ làm gì để giúp chú chó?
- Khi chú mèo con của gia đình em bị đói, em sẽ
làm gì?
- Chú chó con hôm nay tự dưng bị đau bụng, nó
bị nôn và kêu rên, em sẽ xử lý thế nào? 2. Bài học: Coi
PAGE \* MERGEFORMAT 224
- Chúng ta cần thể hiện trách nhiệm với con vật vật nuôi như
như thế nào? thành viên trong
2. Bài học: gia đình, luôn
Một khi chúng ta đã nuôi một con vật trong nhà, bảo vệ và chăm
thì đồng nghĩa với việc con vật cũng là thành sóc chúng cẩn
viên của nhà mình. Do đó, chúng ta cần phải biết thận.
cách yêu thương, chăm sóc chúng như chúng ta
yêu thương và chăm sóc chính bản thân và người
thân của mình. (Cho ăn uống đầy đủ, chăm sóc
vệ sinh sạch sẽ, yêu thương vật nuôi,..).
9 Thực hành 2 Tả về một con vật mà em đã từng nuôi hoặc đã HS tả bài văn về
từng gặp trong sở thú. con vật đã từng
nuôi hoặc đã
từng nhìn thấy.
10 Nội dung 3 0 0

11 Thực hành 3 0 0

12 Trắc nghiệm Câu hỏi trắc nghiệm – tương tác với học sinh HS trả lời
bài học
13 Kết luận chung Kết luận chung. Bài học chung:
- Trong gia đình chúng ta có nhiều vật nuôi khác Trách nhiệm
nhau, chúng mang lại kinh tế, sức kéo, thức ăn, với con vật.
bảo vệ gia đình, con vật cũng mang lại niềm vui - Coi các con
cho con người. vật nuôi ở nhà
- Mọi loài đều cần thiết và cần được bảo vệ, đối như thành viên
xử công bằng, vì vậy em hãy luôn đối xử tốt với trong gia đình,
các con vật nuôi. luôn bảo vệ và
- Chúng ta cần phải biết cách yêu thương, chăm chăm sóc chúng
sóc, bảo vệ chúng như chúng ta yêu thương và cẩn thận.
chăm sóc thành viên trong gia đình.

PAGE \* MERGEFORMAT 224


14 Ứng dụng thực HS áp dụng kiến thức bài học vào cuộc sống HS ghi nhớ lại
tế - Kể lại bài học với bố mẹ về trách nhiệm với con điều GV, ứng
vật. dụng vào các
- Chơi đùa, tắm rửa sạch sẽ cho vật nuôi trong cuộc thi, vào
gia đình của mình. cuộc sống
- Lên lịch vệ sinh, chăm sóc các con vật nuôi
trong gia đình. (Nếu có).
15 Tổng kết Tổng kết các hoạt động Bài học chung:
- Giáo viên tóm lược nội dung buổi học: Trách nhiệm với
- Cùng học sinh ôn tập về những điều mà các em con vật là chúng
thu nhận được trong buổi học. ta coi các con
TRÁCH NHIỆM VỚI VẬT NUÔI vật ở nhà như
Vật nuôi trong gia đình? thành viên trong
Trách nhiệm với vật nuôi? gia đình, luôn
bảo vệ và chăm
sóc chúng cẩn
thận.

KHỐI 1 –BÀI 14 - BẠN TỐT CỦA EM

Mục tiêu bài dạy:


- Giúp học sinh hiểu được thế nào là một người bạn tốt.
- Học sinh có có ý thức kết bạn với các bạn bè trong lớp.
- Học sinh có ý thức trở thanh một người bạn tốt.
Các vấn đề khó khăn lường trước và cách giải quyết:
Các vấn đề cần lường Cách giải quyết:
trước: - Đưa ra nhiều câu hỏi gợi ý.
- Học sinh
còn lúng
PAGE \* MERGEFORMAT 224
túng, chưa
biết cách
giới thiệu

Đồ dùng cần chuẩn bị:


- Chuẩn bị của thầy - Chuẩn bị của trò:
+ Giáo án. + Khả năng sẵn có về giao tiếp.
+ Bút dạ,
bảng.

STT TIÊU ĐỀ GIÁO VIÊN HỌC SINH

1 Khởi động - Trò chơi: Hiểu bạn. - Khởi động: Hiểu bạn
Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “Hiểu - Mình cùng chơi trò
bạn”. Gọi một bạn lên và đưa ra những chơi nào!
khuôn mặt cảm xúc. Học sinh đó biểu diễn
cho cả lớp đoán (Không được nói bằng lời).
Ai đoán được sẽ được lên biểu diễn.
2 Ôn bài cũ 1. Trách nhiệm với con vật. - Ôn tập bài cũ.
- Chúng ta cùng ôn lại nội dung bài học - Ôn theo cặp đôi.
trước. Trách nhiệm với con
- Ôn bài theo cặp đôi: Mỗi bạn trao đổi, thảo vật
luận và ôn bài với người bạn cùng bàn. - Con vật quanh em.
+ Con vật quanh em. - Trách nhiệm với con
+ Trách nhiệm với con vật. vật?
2. Bài học: Trách nhiệm với con vật là chúng 2. Bài học: Trách
ta coi các con vật ở nhà như thành viên trong nhiệm với con vật là
gia đình, luôn bảo vệ và chăm sóc chúng cẩn chúng ta coi các con
thận. vật ở nhà như thành
viên trong gia đình,
PAGE \* MERGEFORMAT 224
luôn bảo vệ và chăm
sóc chúng cẩn thận.
3 Giới thiệu bài - BẠN TỐT CỦA EM HS ghi chép bài vở đầy
mới: - Thế nào là người bạn tốt. đủ.
- Bạn tốt của em.
4 Câu chuyện VIDEO “Bạn tốt của em” Xem Video
Mở Video
5 Trắc nghiệm Trắc nghiệm câu chuyện- tương tác với học Trả lời câu hỏi.
câu chuyện sinh.
6 Nội dung 1 1. Thế nào là người bạn tốt. 1. Thế nào là người
- Giáo viên cho học sinh xem và miêu tả về bạn tốt.
bức ảnh chủ đề người bạn tốt. HS xem và miêu tả về
- Các bạn trong ảnh đang làm gì, ở đâu…? bức ảnh.
- Một bạn bị ốm, bị khuyết tật được bạn
cõng đi học tới trường.
- Hai bạn giúp nhau học bài.
- Các bạn học sinh đang vui chơi bịt mắt bắt
dê cùng nhau. 2. Bài học chung:
- Câu hỏi: Theo con, thế nào là một người HS đúc kết lại, ghi
bạn tốt? chép bài học.
2. Bài học chung:
Người bạn tốt là người bạn biết tôn trọng,
chia sẻ, giúp đỡ nhau trong học tập và vui
chơi, để cùng nhau sống tốt và tiến bộ.
Người bạn tốt giúp chúng ta tránh xa những
thói hư, tật xấu.
7 Thực hành 1 Giáo viên chia nhóm 4- 6. Cho học sinh chia HS chia sẻ về những
sẻ về những người bạn tốt của mình từ Mầm người bạn tốt từ Mầm
non, tiểu học. non, tiểu học

PAGE \* MERGEFORMAT 224


8 Nội dung 2 1. Bạn tốt của em 1. Bạn tốt của em.
- Để trở thành một người bạn tốt của nhau thì HS trả lời
em nên làm gì?
Giáo viên cho học sinh thảo luận và trả lời. 2. Bài học chung:
2. Bài học chung: HS đúc kết lại, ghi
- Để là bạn tốt của nhau, chúng ta nên: chép bài học.
+ Lắng nghe, chia sẻ với bạn.
+ Động viên, giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn.
+ Chia vui, chúc mừng khi bạn có niềm vui.
+ Tôn trọng và giữ những bí mật của bạn.
+ Luôn cố gắng xây dựng tình bạn tốt đẹp.
- Khuyên nhủ và góp ý tới những người bạn
chưa tốt (Rủ mình bắt nạt người khác, lấy đồ
của người khác, nói xấu bạn bè …) để cùng
nhau sống tốt và học tập hiệu quả.
9 Thực hành 2 - Giáo viên cho học sinh chia sẻ, miêu tả về HS chia sẻ, miêu tả
người bạn của mình.
- Học sinh lên miêu tả về người bạn của em
trong lớp và cả lớp cùng đoán xem người bạn
đó là ai?
10 Nội dung 3 0 0
11 Thực hành 0 0
12 Trắc nghiệm Câu hỏi trắc nghiệm – tương tác với học sinh HS trả lời câu hỏi trắc
bài học nghiệm bài học.
13 Kết luận * Để là bạn tốt của nhau, chúng ta nên: Bài học chung:
chung - Lắng nghe, chia sẻ với bạn. Người bạn tốt là người
- Động viên, giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn. bạn biết tôn trọng, chia
- Chia vui, chúc mừng khi bạn có niềm vui. sẻ, giúp đỡ nhau trong
- Tôn trọng và giữ những bí mật của bạn. học tập và vui chơi, để
- Luôn cố gắng xây dựng tình bạn tốt đẹp. cùng nhau sống tốt và
PAGE \* MERGEFORMAT 224
* Khuyên nhủ và góp ý tới những người bạn tiến bộ.
chưa tốt (Rủ mình bắt nạt người khác, lấy đồ
của người khác, nói xấu bạn bè…) để cùng
nhau sống tốt và học tập hiệu quả.
14 Ứng dụng HS áp dụng kiến thức bài học vào cuộc Học sinh ghi chép lại
thực tế sống những yêu cầu của giáo
- Viết vào sổ (nhật ký) tên, tính cách những viên để ứng dụng vào
người bạn tốt của em từ Mầm non, Tiểu học , thực tế.
hàng xóm, lớp học…
- Chia sẻ cho bố mẹ về những người bạn tốt
của mình.
- Hỏi bố, mẹ, người thân về những người bạn
tốt của họ.
15 Tổng kết - Giáo viên tóm lược nội dung buổi học: - Người bạn tốt là
+ Tên bài học: BẠN TỐT CỦA EM. người bạn biết tôn
+ Thế nào là người bạn tốt. trọng, chia sẻ, giúp đỡ
+ Bạn tốt của em. nhau trong học tập và
vui chơi, để cùng nhau
sống tốt và tiến bộ.

KHỐI 1 –BÀI 15- CÙNG VUI CHƠI LÀNH MẠNH

MỤC TIÊU BÀI HỌC: Xây dựng tinh thần trách nhiệm với sự sống của thiên nhiên. Xây dựng
thói quen và ý thức bảo vệ môi trường.

*Giáo cụ giảng dạy:


- Máy chiếu
- Giấy A4, bút.
PAGE \* MERGEFORMAT 224
STT Tên HĐ GIÁO VIÊN HỌC SINH
1 Khởi động Trò chơi: “Làm chậm một động tác” HS tham gia hoạt
Cách chơi: động cùng GV
- MC đứng trên bục hoặc giữa vòng tròn.
- Tất cả cùng hát một số bài hát quen thuộc
vui vẻ (nên chọn những bài nhanh, mạnh).
- MC bắt đầu trước, ví dụ là VỖ TAY (2
cái), lúc đó vòng tròn vẫn đứng yên. MC
chuyển sang DẬM CHÂN (2 cái), lúc đó
vòng tròn mới bắt đầu thực hiện động tác
VỖ TAY. MC tiếp tục chống hai tay lên
hông (2 cái), đồng thời vòng tròn sẽ bắt đầu
thực hiện động tác thứ hai của MC đó là
DẬM CHÂN... trò chơi cứ thế tiếp diễn
theo bài hát, vòng tròn lặp lại các động tác
của MC thực hiện, nhưng mà chậm đi một
động tác.
- Luật chơi: Ai làm sai, làm khác, làm chậm
sẽ bị phạt.
2 Ôn bài cũ - Chúng ta cùng ôn lại nội dung bài học - HS nhắc lại kiến
trước: BẠN TỐT CỦA EM. thức cũ cùng GV.
- Ôn bài theo cặp đôi: Mỗi bạn trao đổi, - Ôn bài học cũ theo
thảo luận và ôn bài với người bạn cùng bàn. bàn.
+ Thế nào là người bạn tốt?.
+ Bạn tốt của em.
- Bài học: Người bạn tốt là người bạn biết
tôn trọng, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong học
tập và vui chơi, để cùng nhau sống tốt và
tiến bộ.
PAGE \* MERGEFORMAT 224
3 Giới thiệu bài Tên bài học: CÙNG VUI CHƠI LÀNH HS ghi chép nội
mới MẠNH dung bài mới.
- Hiểu về vui chơi lành mạnh, bổ ích.
- Kỹ năng vui chơi lành mạnh.
4 Câu chuyện VIDEO
“Trách nhiệm với thiên nhiên”
Mở Video
Xem Video

5 Trắc nghiệm câu Trắc nghiệm câu chuyện- tương tác với hs Trả lời câu hỏi.
chuyện
6 Nội dung 1 1. Hiểu về vui chơi lành mạnh, bổ ích HS trả lời.
- Giáo viên cho học sinh quan sát và miêu
tả một số bức ảnh:
+ Học sinh chơi trò bắn súng đồ chơi.
+ Học sinh cầm thước kẻ (giả kiếm) đấu
nhau. HS trả lời.
+ Học sinh đánh nhau.
+ Đá bóng đường phố.
- Giáo viên cùng học sinh lần lượt thảo luận
về các bạn trong từng hình vẽ:
+ Em nhận xét gì về trò chơi của các bạn?
+ Em có lời khuyên gì dành cho các bạn
không?
+ Theo em, thế nào là vui chơi lành mạnh
và không lành mạnh? HS chia sẻ.
- Giáo viên mời học sinh trả lời.
2. Bài học: Vui chơi lành mạnh là các em
tham gia hoạt động vui vẻ, thoải mái, đảm
bảo an toàn cho bản thân và tập thể. Vui
chơi không lành mạnh là tham gia các trò
PAGE \* MERGEFORMAT 224
chơi có thể gây nguy hiểm cho mình và
người khác.
7 Thực hành 1 - Giáo viên chia học sinh nhóm 4 - 6, em Hs thực hành
hãy viết ra giấy các trò chơi lành mạnh và
không lành mạnh.
- Gợi ý: Trò chơi lành mạnh (Nhảy dây,
rồng rắn lên mây, tập tầm vông, đồ cứu…).
- Trò chơi không lành mạnh (ném bút, đá
bóng đường phố, dùng thước kẻ (giả kiếm)
đánh nhau …
- Giáo viên mời các nhóm lên trình bày. - --
Giáo viên tổng kết hoạt động.
8 Nội dung 2 1. Kỹ năng vui chơi lành mạnh HS trả lời.
- Theo em, chúng ta nên làm gì để vui chơi
lành mạnh? (Giáo viên mời học sinh trả
lời).
2. Bài học: Để tham gia vui chơi lành mạnh
thì mọi người cùng vui vẻ tham gia trò chơi,
nhiệt tình, không cãi vã, trò chơi không
nguy hiểm, không bạo lực (Đấm, đá, chửi,
đấm…).
9 Thực hành 2 Giáo viên cho học sinh lựa chọn và tổ chức HS tham gia hoạt
các trò chơi vui vẻ mà học sinh yêu thích tại động cùng GV
lớp.
Gợi ý: (Chim sổ lồng, ta là vua, đấu súng,
pho tượng ngộ nghĩnh, nhảy dây, rồng rắn
lên mây, tập tầm vông, đồ cứu…).
10 Nội dung 3 0 0

11 Thực hành 3 0 0

PAGE \* MERGEFORMAT 224


12 Trắc nghiệm bài Câu hỏi trắc nghiệm – tương tác với học HS trả lời
học sinh
13 Kết luận chung * Bài học chung: HS ghi chép lại kiến
- Vui chơi lành mạnh là: tham gia hoạt thức vào vở
động vui vẻ, thoải mái, đảm bảo an toàn Bảo vệ thiên nhiên
cho bản thân và tập thể. chính là bảo vệ
- Vui chơi lành mạnh là: tham gia hoạt chính cuộc sống của
động vui vẻ, thoải mái, đảm bảo an toàn mình.
cho bản thân và tập thể.
- Việc vui chơi lành mạnh sẽ giúp chúng ta
hoàn thiện bản thân hơn, đoàn kết hơn.
14 Ứng dụng thực - Viết vào sổ (nhật ký) những trò chơi lành HS ghi nhớ lại điều
tế mạnh em biết. Sau bài học, hãy ứng dụng GV, ứng dụng vào
vào mối quan hệ bạn bè trong lớp. các cuộc thi, vào
- Em ứng xử thế nào khi trong trường hợp cuộc sống
sau: Một bạn rủ em đi bắt nạt bạn khác. Bạn
rủ em chơi đá bóng ở gần đường đông xe cộ
đi lại.
15 Tổng kết Tổng kết - HS đọc to tên bài
- Giáo viên tóm lược nội dung buổi học: học cùng GV.
+ Tên bài: CÙNG VUI CHƠI LÀNH - Nhớ lại vấn đề GV
MẠNH. tổng kết.
+ Thế nào là vui chơi lành mạnh, bổ ích. Xây dựng tinh thần
+ Mình cùng vui chơi lành mạnh. trách nhiệm với sự
- Bài học chung: Vui chơi lành mạnh là sống của thiên nhiên
chơi những trò chơi an toàn, vui vẻ, không Bảo vệ thiên nhiên
gây nguy hiểm cho mình và người khác. chính là bảo vệ
chính cuộc sống của
mình

PAGE \* MERGEFORMAT 224


KHỐI 1 –BÀI 16: LỚP HỌC CỦA EM

MỤC TIÊU BÀI HỌC:


 Giúp học sinh có những khái niệm cơ bản ban đầu thế nào là một lớp học sạch và đẹp.
 Học sinh có ý thức phải làm gì để giữ gìn lớp học của mình.
 Học sinh có thái độ yêu quý và tự hào về lớp học của mình.

CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG


Câu hỏi khái quát - Lớp học của em như thế nào?

*Giáo cụ giảng dạy:


- Máy chiếu
- Giấy A4, bút.

STT Tên HĐ GIÁO VIÊN HỌC SINH


1 Khởi động Khởi động: Hát “Lớp chúng ta đoàn kết” HS tham gia hoạt động
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/lop- cùng GV
chung-ta-doan-ket-nguyen-duc-
huy.Emj62ydlYg.html
2 Ôn bài cũ - Chúng ta cùng ôn lại nội dung bài học - HS nhắc lại kiến thức
trước. cũ cùng GV.
- Ôn bài theo cặp đôi: Mỗi bạn trao đổi, thảo - Ôn bài học cũ theo
luận và ôn bài với người bạn cùng bàn. bàn.
- Tên bài học: Cùng vui chơi lành mạnh.
+ Thế nào là vui chơi lành mạnh, bổ ích.
+ Mình cùng vui chơi lành mạnh.
- Bài học chung: Vui chơi lành mạnh là các
em cùng tham gia nhiệt tình, vui vẻ, thoải
PAGE \* MERGEFORMAT 224
mái, đảm bảo an toàn cho mình và mọi
người.
3 Giới thiệu - Tên bài học: Lớp học của em HS ghi chép nội dung
bài mới + Lớp học của em. bài mới.
+ Lớp chúng mình sạch sẽ, gọn gàng.

4 Câu chuyện VIDEO


“Trách nhiệm với thiên nhiên”
Mở Video
Xem Video

5 Trắc nghiệm Trắc nghiệm câu chuyện- tương tác với hs Trả lời câu hỏi.
câu chuyện
6 Nội dung 1 1. Lớp học của em HS trả lời.
- Quan sát hình ảnh và miêu tả: Lớp học ở
đâu, lớp học có đặc điểm gì?
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số
hình ảnh về lớp học:
+ Lớp học trên dân tộc vùng cao (Bảng, bàn. HS trả lời.
Không có cửa, không có máy chiếu…)
+ Lớp học thời ngày xưa (Bảng, không có
bàn…)
- Giáo viên cho học sinh quan sát thực tế lớp
học của mình:
+ Lớp học của chúng mình có những ai và đồ
vật gì?
+ Lớp học của em khác với lớp học vùng cao
và lớp học của ngày xưa thế nào? HS chia sẻ.
- Giáo viên mời học sinh trả lời.
2. Bài học chung: Chúng ta đang sống trong
thời đại văn minh và tiến bộ, do đó lớp học

PAGE \* MERGEFORMAT 224


gồm có bàn ghế của giáo viên và học sinh,
bảng, giá sách, đồng hồ, đồ dùng dạy học và
đồ dùng học tập, sách truyện … Một số nơi
còn có máy chiếu, bảng tương tác…
7 Thực hành 1 Giáo viên cho học sinh hoạt động theo nhóm. Hs thực hành
- Học sinh chia sẻ kể về sự khác nhau của
phòng học lớp Tiểu học so với Mầm non.
- Giáo viên mời học sinh lên trình bày.
8 Nội dung 2 1. Lớp chúng mình sạch sẽ, gọn gàng HS trả lời.
- Hãy nêu cảm nhận của em về 2 bức tranh
sau ảnh hướng tới học tập như thế nào?
- Hình ảnh lớp học sạch sẽ, ngăn nắp: (Tạo
hứng thú học tập, tiếp thu bài tốt hơn, cảnh
quan đẹp…)
- Hình ảnh lớp học bẩn, vứt rác bừa bãi: (Bừa
bộn, giảm hứng thú học tập, cảnh quan
xấu….)
- Theo em, học sinh nên làm gì để lớp học
luôn sạch đẹp? Giáo viên chia nhóm 4- 6,
học sinh thảo luận và trình bày.
2. Bài học chung:
Để giữ gìn lớp sạch đẹp: Ý thức tự giác giữ
vệ sinh, cảnh quan lớp sạch sẽ. Không vứt
rác ra lớp. Mọi người thay nhau trực nhật
lớp. Gìn giữ và bảo vệ những vật dụng trong
lớp. Sắp xếp, cất gọn cặp sách và đồ dùng
học tập của mình. Coi lớp như ngôi nhà thứ 2
của mình.
9 Thực hành 2 Giáo viên cho học sinh kê lại bàn ghế, dọn HS tham gia hoạt động
dẹp lớp sạch đẹp. cùng GV
PAGE \* MERGEFORMAT 224
10 Nội dung 3 0 0

11 Thực hành 3 0 0
12 Trắc nghiệm Câu hỏi trắc nghiệm – tương tác với học sinh HS trả lời
bài học
13 Kết luận Bài học chung: HS ghi chép lại kiến
chung - Lớp học gồm có bàn ghế của giáo viên và thức vào vở
học sinh, bảng, giá sách, đồng hồ, đồ dùng Bảo vệ thiên nhiên
dạy học và đồ dùng học tập, sách truyện … chính là bảo vệ chính
Một số nơi còn có máy chiếu, bảng tương cuộc sống của mình.
tác…
- Để giữ gìn lớp sạch đẹp:
+ Ý thức tự giác giữ vệ sinh, cảnh quan lớp
sạch sẽ.
+ Không vứt rác ra lớp. \nMọi người thay
nhau trực nhật lớp.
+ Gìn giữ và bảo vệ những vật dụng trong
lớp.
+ Sắp xếp, cất gọn cặp sách và đồ dùng học
tập của mình.
+ Coi lớp như ngôi nhà thứ 2 của mình.
14 Ứng dụng - Quan sát khu vực trong lớp xem có rác? HS ghi nhớ lại điều
thực tế Nếu có thì xử lý ngay. GV, ứng dụng vào các
- Lớp phân công trực nhật, giặt rẻ lau bảng rõ cuộc thi, vào cuộc sống
ràng.
- Giữ cho góc học tập ở nhà của mình luôn
luôn sạch sẽ, sách vở ngăn nắp, đồ dùng học
tập gọn gàng.
15 Tổng kết - Tên bài học: LỚP CỦA EM. - HS đọc to tên bài học

PAGE \* MERGEFORMAT 224


+ Lớp học của em. cùng GV.
+ Lớp chúng mình sạch sẽ, gọn gàng. - Nhớ lại vấn đề GV
- Bài học chung: Lớp học là nơi để chúng ta tổng kết.
tiếp thu kiến thức. Vì vậy, cần phải được giữ
gìn sạch sẽ, có ý thức bảo vệ đồ dùng lớp
học.

BÀI 17: CHÚNG MÌNH THẬT ĐÁNG YÊU

Mục tiêu bài dạy:


- HS nhận ra các đặc điểm của bản thân: về cơ thể, các thông tin cá nhân, các nét tính cách.
- HS nhận ra rằng mỗi người có một đặc điểm riêng biệt, không ai giống ai hoàn toàn.
- HS tự hào về sự độc đáo của bản thân, tôn trọng sự riêng biệt của mình, thấy mình cũng
thật đáng yêu.
- HS giới thiệu về bản thân mình và những điều mình cảm thấy mình thật đáng yêu
Các vấn đề khó khăn lường trước và cách giải quyết:
Các vấn đề cần lường trước: Cách giải quyết:
- Học sinh ngại - Gv nhấn mạnh mỗi người có
ngùng không dám một đặc điểm riêng không ai
nhận đó là điểm giống ai nên không nên chê
đặc biệt vì sợ các bai nhau.
bạn chê. - GV có thể hướng dẫn và
- Học sinh còn lung làm mẫu để HS sáng tạo dựa
túng, chưa biết trên sự hướng dẫn của GV
cách giới thiệu
A. Đồ dùng cần chuẩn bị:
- Chuẩn bị của GV -Chuẩn bị của HS:
+ Giáo án. + Bút
+ Bút dạ, bảng. + Vở kỹ năng sống
PAGE \* MERGEFORMAT 224
+ Slide/ tranh
nhân vật
B. Các hoạt động dạy học chủ yếu
STT TIÊU ĐỀ GIÁO VIÊN HỌC SINH
1 Khởi động Trò chơi “Cô cần” Tạo sự không khí
(5 phút) 1. Tên trò chơi: Cô cần lớp học thoải mái
2. Hình thức chơi/Cách chơi vui vẻ.
* Cách chơi: Giúp HS hiểu
- GV hô: “Cô cần, cô cần”. thêm về bản thân
- HS hô đồng thanh “Cô cần gì ạ?”
- GV đưa ra yêu cầu và HS nào có đặc điểm
đó sẽ nhẹ nhàng lên bảng chạm tay vào bảng
ghi danh mình có đặc điểm đó thật nhanh.
+ Một số đặc điểm GV có thể đưa ra:
 Đặc điểm cơ thể: có mắt, cao trên 1 m,
nặng trên 10kg, tóc dài, tóc ngắn…
 Sở thích: Thích mặc váy, thích ăn bim
bim, thích xem hoạt hình…
 Đặc điểm nhận dạng: Tên bắt đầu bằng
chữ H, có họ Nguyễn
* Luật chơi:
- Những ai nhận ra được càng nhiều đặc điểm
của mình đúng thì sẽ được nhận quà. (Đúng là
nếu mình có thì lên ghi danh còn không có đặc
điểm đó thì không lên ghi danh)
* Phân tích:
- GV đặt câu hỏi HS trả lời
 Trò chơi vừa rồi tên là gì?
 Cô đã đưa ra những đặc điểm gì?
 Con có nhận ra mình có hoặc không có
PAGE \* MERGEFORMAT 224
những đặc điểm đó không?

2 Ôn bài cũ Hoạt động thảo luận/ hỏi đáp HS nhớ lại tên bài
(3 phút) - GV cho HS trao đổi đôi về bài học trước học cũ và nội
hoặc đặt câu hỏi để HS trả lời. dung, bài học
+ Bài học trước tên là gì? mình đã rút ra từ
+ Có những nội dung gì? Con đã được tham buổi trước.
gia những hoạt động gì?
+ Con đã áp dụng vào những hoạt động
thường ngày như thế nào?
- Tên bài học: LỚP CỦA EM.
+ Lớp học của em.
+ Lớp chúng mình sạch sẽ, gọn gàng.
- Bài học chung: Lớp học là nơi để chúng ta
tiếp thu kiến thức. Vì vậy, cần phải được giữ
gìn sạch sẽ, có ý thức bảo vệ đồ dùng lớp học.
3 Giới thiệu bài Trò chơi nhân vật bí ẩn HS hiểu được ý
mới * Tên trò chơi: Nhân vật bí ẩn nghĩa của bài học
(5 phút) * Cách chơi: và có thể nhớ tên
- GV chuẩn bị một số bức tranh nhân vật hoạt bài học
hình. Dùng các mảnh ghép che đi và mở ra
từng mảnh ghép một. HS quan sát từng đặc
điểm hiện ra và đoán xem đó là nhân vật nào.
 Gv có thể lựa chọn nhân vật (ảnh hoạt
hình quen thuộc): Đôrêmon, Nobita,
Minion (số lượng khoảng 3 - 6 nhân
vật)
- GV có thể dùng luôn hình ảnh của các học
sinh trong lớp để trò chơi thêm thú vị.
* Luật chơi:
PAGE \* MERGEFORMAT 224
- HS nào giơ tay nhanh nhất sẽ giành quyền
trả lời và nếu trả lời đúng sẽ được nhận quà.
* Phân tích
- GV đặt câu hỏi
+ Các nhân vật trong trò chơi là nhân vật nào?
+ Dựa vào đâu mà con có thể đoán ra được
nhân vật đó? Dựa vào đặc điểm nào?
+ Có nhân vật nào có đặc điểm giống hoàn
toàn với nhân vật đó không?
+ Con người có ai giống ai hoàn toàn hay
không?
  Dựa vào câu trả lời của HS, GV ghi nhận
và phát triển kiến thức
Mỗi người có một đặc điểm riêng biệt, không
ai giống ai hoàn toàn. Chúng mình là duy nhất
trên cuộc đời này, không có ai giống chúng
mình hoàn toàn cả. Chúng mình thật đáng yêu
phải không nào.
 Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau học bài
“Chúng mình thật đáng yêu” để thấy
mình còn đáng yêu như thế nào nữa
nhé.
4 Học qua câu - GV sử dụng câu chuyện hoặc video đã có Học sinh nhận ra
chuyện sẵn trong phần mềm những điều đáng
(5 phút) yêu của mình

5 Trắc nghiệm - GV sử dụng các câu hỏi lựa chọn đã có sẵn Học sinh hiểu
(3 phút) trong phần mềm những thông tin
có trong câu
chuyện/ video và
PAGE \* MERGEFORMAT 224
đưa ra những bài
học con tự rút ra
sau khi xem
video/câu chuyện
6 Nội dung 1 Bạn có biết ai không ? Các con nhận ra
* Mục tiêu : GV giúp HS nhận ra những đặc điểm đáng yêu
điểm của con khác với những bạn khác của bản thân
- GV đặt gương vào một chiếc hộp quà. Giới mình và tự tin với
thiệu với HS trong đây có một nhân vật rất bí điều đó.
ẩn. Cô mời một bạn lên trên này, mở hộp quà
và quan sát thật kỹ đặc điểm nhân vật có trong
chiếc hộp và miêu tả đặc điểm của nhân vật đó
cho các bạn khác và các bạn khác phải đoán
được đó là nhân vật nào.
7 Thực hành 1 - HS giơ tay lên tham gia hoạt động và miêu tả HS thực hành
chính đặc điểm của mình để các bạn trong lớp
đoán.
Lưu ý : GV có thể gợi ý khi con miêu tả, tóc
bạn ấy như thế nào ? mắt to hay bé, bạn ấy
mặc áo màu gì…
8 Nội dung 2 Mình thật đáng yêu.
* Mục tiêu : HS tự tin với những đặc điểm của
mình và thấy mình thật đáng yêu.
- GV phát cho HS một tờ phiếu giúp học sinh
có thêm thông tin để giới thiệu về bản thân.
- HS giới thiệu về bản thân mình cho bạn cùng
bàn nghe.
9 Thực hành 2 - Học sinh có 2 phút chuẩn bị một bài giới HS thực hành
thiệu về bản thân được sử dụng bất kỳ một
thông tin nào có trong tờ phiếu và lên giới
PAGE \* MERGEFORMAT 224
thiệu bản thân mình trước lớp.
- Giáo viên đánh giá và tổng kết hoạt động.
10 Nội dung 3 0 0
11 Thực hành 3 0 0
12 Trắc nghiệm Trắc nghiệm câu chuyện- tương tác với học Giúp học sinh
bài học sinh. củng cố bài học
(2 phút)
13 Kết luận - GV đặt câu hỏi cho HS tự đưa ra bài học mà Giúp học sinh
chung con học được trong tiết học này và và đưa ra nắm được nội
(2 phút) kết luận chung dung cốt lõi của
Mỗi người có một đặc điểm riêng biệt, không bài
ai giống ai hoàn toàn. Chúng ta tự hào về sự
độc đáo của bản thân, tôn trọng sự riêng biệt
của mình và người khác. Chúng mình thật
đáng yêu.
14 Ứng dụng Học sinh áp dụng kiến thức bài học vào Giúp học sinh
thực tế cuộc sống biết cách ứng
(Bài tập về Hoạt động 1 : Sơ đồ Ven dụng thực tế
nhà) -GV phát cho HS phiếu bài tập về nhà hoàn
thành sơ đồ Ven
-GV hướng dẫn làm sơ đồ Ven : Con chọn
một thành viên bất kỳ trong gia đình. Con điền
những điểm giống nhau giữa con và thành
viên con chọn vào phần giữa hai hình tròn và
những điểm khác nhau của con và của thành
viên mà con chọn vào hai bên tương ứng.

Hoạt động 2 : Giới thiệu về bản thân và nói


điểm giống và khác nhau giữa con và thành
viên mà con đã chọn trên sơ đồ Ven.
PAGE \* MERGEFORMAT 224
Lưu ý : Bài tập này sẽ hoàn thành trước buổi
học tiếp theo. Nộp lại sơ đồ Ven cho cô hoặc
quay clip gửi lại cho cô trước tiết học tiếp
theo.
15 Tổng kết Tổng kết kiến thức: Neo kiến thức
(2 phút) - GV cùng HS nhắc lại tên bài học và nội dung giúp học sinh ghi
chính của bài: nhớ bài học
+Tên bài học : Chúng mình thật đáng yêu
 +Ý nghĩa của việc nhận ra điều đáng yêu của
bản thân giúp mình:
 + Biết được mình như thế nào (Cơ thể, sở
thích…)
 + Tự tin về bản thân và thấy mình thật đáng
yêu
 + Tôn trọng sự riêng biệt của mình và người
khác (Không chê bai người khác)

KHỐI 1 – BÀI 18: YÊU THƯƠNG VÀ NHẬN RA GIÁ TRỊ CỦA


YÊU THƯƠNG

* Mục tiêu bài dạy:


- Học sinh nhận ra ý nghĩa của tình yêu thương
- Học sinh cảm nhận tình yêu thương, nhận ra dấu hiệu của tình yêu thương: Chăm sóc, quan
tâm, lắng nghe, đồng cảm, giúp đỡ lúc con gặp khó khăn
- Học sinh biết các cách để thể hiện tình yêu thương với những người xung quanh
* Mục đích: Học sinh hiểu được ý nghĩa của bài học và có thể nhớ tên bài học
* Các vấn đề cần lường trước:
-Học sinh không tập trung trong lúc thiền
- Cách giải quyết: Giáo viên cho dừng lại và yêu cầu học sinh nhắm mắt chỉ lắng nghe giai
PAGE \* MERGEFORMAT 224
điệu và nghĩ về những gì cô nói.

*Giáo cụ giảng dạy:


- máy tính, máy chiếu
- Loa
- Giấy A4, bút.
* Chuẩn bị của học sinh:
+ Bút
+ Vở kỹ năng sống

STT TIÊU ĐỀ GIÁO VIÊN HỌC SINH


1 Khởi động Hoạt động 1: Bài hát "Nhà là nơi"
- Mục đích: Khởi động:
+ Tạo không khí lớp học thoải mái vui vẻ. Chicken Dance
+ Gợi mở học sinh về chủ đề ngày hôm nay.
- Tiến hành: Giáo viên cho học sinh nghe, cùng
vỗ tay và hát theo bài hát “Nhà là nơi”
- Phân tích: Giáo viên đặt câu hỏi
+ Bài hát tên là gì?
+ Nghe lời bài hát con thấy nhà là nơi như thế
nào với các gia đình trong video?
+ Đối với con nhà là nơi như thế nào?
- Thông điệp: Nhà là nơi gia đình quây quần bên
nhau, là nơi đầm ấm, mọi người vui vẻ bên nhau,
yêu thương nhau.
2 Ôn bài cũ - Hình thức: Thảo luận - Hỏi đáp Ôn tập bài cũ:
- Tiến hành: “Chúng mình thật
+ Giáo viên cho học sinh trao đổi đôi về bài học đáng yêu”
trước hoặc đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
+Bài học trước tên là gì?
PAGE \* MERGEFORMAT 224
+Có những nội dung gì? Con đã được tham gia
những hoạt động gì?
+Con đã áp dụng vào những hoạt động thường
ngày như thế nào?
- Các nội dung:
Tên bài: Chúng mình thật đáng yêu
Bạn có biết ai không?
Mình thật đáng yêu.
- Bài học: Mỗi người có một đặc điểm riêng biệt,
không ai giống ai hoàn toàn. Chúng mình là duy
nhất trên cuộc đời này, không có ai giống chúng
mình hoàn toàn cả. Chúng mình thật đáng yêu
phải không nào.
3 Giới thiệu Tiến hành: HS ghi chép bài vở
bài mới: - Giáo viên giới thiệu tên bài học “Yêu thương và đầy đủ.
nhận ra giá trị của tình yêu thương”
- Học sinh nhắc lại tên bài học
4 Câu chuyện VIDEO “lời nói là hoa hay gai nhọn”
Mở Video Xem Video
5 Trắc Trắc nghiệm câu chuyện- tương tác với hs Trả lời câu hỏi.
nghiệm câu
chuyện
6 Nội dung 1 Hoạt động 3: Cảm nhận ý nghĩa của tình yêu
thương HS trả lời
- Mục đích: Học sinh hiểu giá trị của tình yêu
thương
- Hình thức: Xem Video
- Thực hiện: Giáo viên trình chiếu Video “Cho
và Nhận” HS trả lời.
- Phân tích
PAGE \* MERGEFORMAT 224
+ Con hãy miêu tả lại những gì con vừa xem?
+ Con thấy anh chàng trong video như thế nào?
+ Tình yêu thương được thể hiện qua những hành
động gì?
+ Tình yêu thương làm cho con người như thế
nào? HS trả lời
- Thông điệp: Tình yêu thương là cầu nối giúp Bài học:
con người tiến lại gần nhau hơn, cùng chia sẻ, “Lời nói thì chẳng
cùng vượt qua khó khăn. mất tiền mua, lựa
lời mà nói cho vừa
lòng nhau”.

7 Thực hành Tiến hành: HS thực hành


1 + Giáo viên mời một số Học sinh đóng vai là
phóng viên.
+ Bạn phóng viên đi quanh lớp và hỏi một bạn
bất kỳ :
• Tình yêu thương giúp cho chúng ta những
gì ?
• Bạn đã bao giờ thể hiện tình yêu thương
với người khác chưa ? Bạn đã làm như thế nào ?
Với ai ?
8 Nội dung 2 Hoạt động: Suy nghĩ về gia đình
- Mục đích: Học sinh nhận ra từng dấu hiệu thể HS thảo luận và trả
hiện tình yêu thương như thế nào. lời
- Hình thức: Ngồi tĩnh lặng và suy nghĩ
- Tiến hành: Giáo viên cho học sinh ngồi tĩnh
lặng, nghe nhạc và nghĩ về gia đình của mình:
“Nghe giai điệu của bài hát, từ từ nhắm mắt lại,
hít vào thật sâu, thở ra nhẹ nhàng. Thả lỏng cơ
PAGE \* MERGEFORMAT 224
thể, thư giãn thoải mái. Nghĩ về gia đình thân yêu .
của mình, gồm có những ai nhỉ? Nghĩ về khuôn
mặt những thành viên trong gia đình hạnh phúc,
mọi người đang mỉm cười, hạnh phúc bên nhau,
vui chơi cùng nhau, nói chuyện vui đùa với nhau.
Mình cảm thấy hạnh phúc quá, mọi người yêu
thương nhau, quan tâm đến nhau, chăm sóc cho
nhau. Nhớ lại những khoảnh khắc yêu thương
của gia đình mình. Mọi điều thật tuyệt vời. Gia
đình yêu thương nhau đó là một món quà. Lưu
trữ những kỷ niệm đó ở trong tâm trí mình và từ
từ trở về căn phòng của chúng ta và mở mắt ra
nào”
- Phân tích: Giáo viên đặt câu hỏi
+ Khi nghe nhạc và suy nghĩ về những gì cô nói,
trong đầu con nghĩ tới những gì?
+ Con cảm thấy thế nào khi nghĩ tới những điều
đó?
+ Dấu hiệu thể hiện tình yêu thương là gì?
- Thông điệp: Dấu hiệu của tình yêu thương là:
mọi người biết quan tâm, chăm sóc, lắng nghe,
đồng cảm, có hành động giúp đỡ nhau, khuyến
khích nhau, vui vẻ với nhau hàng ngày…Và họ
cảm thấy hạnh phúc khi làm những điều đó.
9 Thực hành Hoạt động : Cảm nhận và chia sẻ tình yêu thương HS thực hành
2 - Mục đích: Học sinh đưa ra những hành động
thể hiện tình yêu thương trong gia đình con
- Hình thức: Kể chuyện rối tay
- Chuẩn bị: Giấy bìa, màu và kéo
- Tiến hành:

PAGE \* MERGEFORMAT 224


+ Giáo viên hướng dẫn học sinh làm rối tay.
+ Giáo viên mời học sinh chia sẻ những câu
chuyện trong gia đình mà con cho rằng đó là các
thành viên thể hiện yêu thương nhau.
10 Nội dung 3 0 0
11 Thực hành 0 0
3
12 Kết luận - Mục đích: Giúp học sinh nắm được nội dung HS ghi chép lại
chung cốt lõi của bài. kiến thức vào vở
Tiến hành: Giáo viên đưa ra kết luận chung
+ Tình yêu thương là cầu nối giúp con người tiến
lại gần nhau hơn, cùng chia sẻ, cùng vượt qua
khó khăn.
+ Dấu hiệu của tình yêu thương là: Mọi người
biết quan tâm, chăm sóc, lắng nghe, đồng cảm,
có hành động giúp đỡ nhau, khuyến khích nhau,
vui vẻ với nhau hàng ngày… Và họ cảm thấy
hạnh phúc khi làm những điều đó
14 Ứng dụng - Mục đích: Giúp học sinh liệt kê những hành Học sinh ghi chép
thực tế động cụ thể hơn để thể hiện tình yêu thương. lại những yêu cầu
- Hình thức: Thảo luận của giáo viên để
- Tiến hành: ứng dụng vào thực
+ Giáo viên chia nhóm học sinh thảo luận: tế.
Những cách thể hiện tình yêu thương?
+ Dựa vào những ý kiến của học sinh, giáo viên
ghi nhận và sắp xếp vào các nhóm thể hiện tình
yêu thương.
- Thông điệp chính
+ Quan tâm: liệt kê ý kiến học sinh (trò chuyện,
gọi điện hỏi thăm những người ở xa, hỏi han
PAGE \* MERGEFORMAT 224
chăm sóc khi họ ốm…)
+Chia sẻ: liệt kê ý kiến học sinh (viết thư chia sẻ,
tặng món quà, chia sẻ những đồ ăn ngon, lắng
nghe, đồng cảm an ủi…)
+ Giúp đỡ: liệt kê ý kiến học sinh (giúp làm việc
nhà, giúp đỡ khi gặp khó khăn nếu mình có thể
làm, khuyến khích, động viên để họ có thêm
niềm tin, nghị lực, kiên trì để thực hiện một điều
khó khăn…)
- Hoạt động: Nhắn gửi lời cảm ơn tình yêu
thương
- Hình thức: Quay clip
- Giáo viên phỏng vấn học sinh và quay lại (bằng
máy quay hoặc điện thoại thông minh)
+ Học sinh đưa kể lại một kỷ niệm thể hiện tình
yêu thương của ai đó dành cho con mà con nhớ
nhất. Sau đó gửi lời cảm ơn đến người đã trao
cho mình tình yêu thương
15 Tổng kết Tổng kết kiến thức: - HS đọc to lại tên
1. Giáo viên - Giáo viên cùng Học sinh nhắc lại tên bài học và bài học cùng GV.
tóm lược nội nội dung chính của bài - Nhớ lại vấn đề
dung buổi + Tên bài học : Yêu thương và nhận ra giá trị của GV tổng kết.
học: tình yêu thương
2. Cùng học + Ý nghĩa của tình yêu thương
sinh ôn tập + Các cách thể hiện tình yêu thương
về những Quan tâm
điều mà các Chia sẻ
em thu nhận Giúp đỡ
được trong
buổi học.

PAGE \* MERGEFORMAT 224


BÀI 19: YÊU THƯƠNG LÀ CHIA SẺ

Mục tiêu bài dạy:


-Học sinh hiểu yêu thương là chia sẻ những điều tốt đẹp với những người khác
-Học sinh thực hành những hành động cụ thể thể hiện tình yêu thương:Chia sẻ đồ dùng, chia
sẻ đồ ăn, chia sẻ niềm vui, kể câu chuyện vui….
Các vấn đề khó khăn lường trước và cách giải quyết:
Các vấn đề cần lường Cách giải quyết:
trước: - Giáo viên cho học sinh nghe 1 đến
- Học sinh 2 lần sau đó mới cho đi xung
không quanh.
thuộc bài - Giáo viên có thể đóng 1 trong
hát những vai trong tình huống và
- Học sinh diễn cùng học sinh
khó phân
vai để diễn
lại tình
huống

C. Đồ dùng cần chuẩn bị:


- Chuẩn bị của giáo - Chuẩn bị của học sinh:
viên + Bút
+ Giáo án. + Vở kỹ năng sống
+ Bút dạ,
bảng.
+ Slide/
phiếu bài
tập
D. Các hoạt động dạy học chủ yếu
PAGE \* MERGEFORMAT 224
STT TIÊU ĐỀ GIÁO VIÊN HỌC SINH
1 Khởi động - Hình thức: Nghe bài hát - HS tham gia khởi
- Tiến hành: Giáo viên cho học sinh đứng động cùng GV và các
lên đi xung quanh, lắng nghe, cùng vỗ tay bạn.
và hát theo bài hát “Em yêu ai”. - Trả lời câu hỏi GV
- Phân tích: đưa ra.
Giáo viên đặt câu hỏi:
 Bài hát tên là gì?
 Trong bài hát vừa rồi thì em yêu
những ai?
 Vậy trên thực tế con yêu những ai?
 Con đã làm gì để thể hiện tình yêu
thương của con với mọi người?
=> Thông điệp chính: Con nói ra được
những người mà con yêu thương, và con đã
làm gì để thể hiện tình yêu thương với họ.
- Tạo không khí lớp học thoải mái vui vẻ.
Gợi mở học sinh về chủ đề ngày hôm nay
2 Ôn bài cũ - Học sinh nhớ lại tên bài học cũ và nội - HS ôn lại bài học cũ
dung, bài học mình đã rút ra từ buổi trước. cùng bạn.
- Giáo viên cho học sinh trao đổi đôi về bài - Trả lời câu hỏi GV
học trước hoặc đặt câu hỏi để Học sinh trả đưa ra.
lời.
+ Bài học trước tên là gì?
+ Có những nội dung gì? Con đã được tham
gia những hoạt động gì?
+ Con đã áp dụng vào những hoạt động
thường ngày như thế nào?
- Các nội dung:
+ Tên bài học “Yêu thương và nhận ra giá
PAGE \* MERGEFORMAT 224
trị của tình yêu thương”
+ Cảm nhận ý nghĩa của tình yêu thương
+ Suy nghĩ về gia đình
- Kết luận chung:
+ Tình yêu thương là cầu nối giúp con
người tiến lại gần nhau hơn, cùng chia sẻ,
cùng vượt qua khó khăn.
+ Dấu hiệu của tình yêu thương là: mọi
người biết quan tâm, chăm sóc, lắng nghe,
đồng cảm, có hành động giúp đỡ nhau,
khuyến khích nhau, vui vẻ với nhau hàng
ngày... Và họ cảm thấy hạnh phúc khi làm
những điều đó.
3 Giới thiệu bài - Học sinh hiểu được ý nghĩa của bài học và - HS ghi tên bài học
mới có thể nhớ tên bài học. mới vào vở.
- Tên bài học: “Yêu thương là chia sẻ” - Nhắc lại tên bài học
- Nhận biết chia sẻ.
- Học cách chia sẻ.
4 Câu chuyện - Giúp học sinh hiểu được yêu thương là - HS theo dõi video.
tình huống chia sẻ những điều tốt đẹp với những người
khác.
- Video: Yêu thương là chia sẻ
5 Trắc nghiệm Giúp học sinh hiểu những thông tin có - HS trả lời câu hỏi
tình huống trong câu chuyện/ video và đưa ra những GV đưa ra.
bài học con tự rút ra sau khi xem video/câu
chuyện.
6 Nội dung 1 1. Nhận biết chia sẻ. - HS theo dõi tranh.
- Học sinh nhận ra từng hành động cụ thể - Trả lời câu hỏi của
thể hiện tình yêu thương như thế nào. GV.
- Giáo viên cho học sinh quan sat tranh - HS ghi chép lại nội
PAGE \* MERGEFORMAT 224
- Tiến hành: Giáo viên cho học sinh xem dung kiến thức vào
những bức tranh và yêu cầu học sinh chỉ ra vở.
những bức tranh thể hiện tình yêu thương:
Con tặng quà cho bạn; chia sẻ đồ chơi với
bạn, với em nhỏ; cùng bạn chơi; chia sẻ đồ
ăn với bạn …
+ Học sinh lựa chọn hành động thể hiện
tình yêu thương.
+ Giáo viên đặt câu hỏi phân tích:
 Con hãy miêu tả hành động con nhìn
thấy trong bức tranh?
 Tại sao con cho rằng đây là hành
động thể hiện tình yêu thương?

 2. Bài học chung: Yêu thương là chia sẻ.
Con người yêu thương nhau thì chia sẻ
những điều tốt đẹp cho nhau: nói những lời
yêu thương , chia sẻ đồ ăn với mọi người,
chia sẻ đồ chơi, chia sẻ những câu chuyện,
cùng nhau vui chơi, cùng nhau đọc sách..
7 Thực hành 1 - Học sinh đưa ra những hành động thể hiện - HS xử lí tình huống.
tình yêu thương trong tình huống thực tế. - Các nhóm lên trình
- Giáo viên đưa ra từng tình huống bày cách xử lý tình
- Tình huống 1 : Mẹ đang lau dọn nhà huống đó.
cửa rất vất vả
- Tình huống 2 : Bạn cùng bạn bị hết
mực mà con có 2 cái bút trong túi.
- Tình huống 3 : Cả nhóm bạn thân đang
ngồi chơi, có một bạn trong lớp ngồi
một mình buồn bã.

PAGE \* MERGEFORMAT 224


- Học sinh có 2 phút thảo luận cách giải
quyết tình huống với bạn cùng bàn.
- Học sinh dựng tình huống đóng vai và
biểu diễn cách xử lý tình huống bằng tiểu
phẩm nhỏ trước lớp.
8 Nội dung 2 1. Học cách chia sẻ - HS trải nghiệm các
- Học sinh hiểu yêu thương là chia sẻ cho tình huống.
nhau. Khi chia sẻ mình sẽ cảm thấy hạnh - Trả lời câu hỏi của
phúc hơn. GV.
- Hình thức: Trải nhiệm - HS ghi chép lại nội
-Tiến hành: dung bài học.
+ Giáo viên mời 2 học sinh lên bảng.
+ Giáo viên phát cho mỗi bạn 1 miếng bim
bim hoặc 1 cái kẹo.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh ăn miếng bim
bim đó với điều kiện: Chỉ được dùng 1 tay
và phải thẳng tay không được cong tay hay
gập tay lại.
Lưu ý: Nếu học sinh mãi không ăn được
giáo viên có thể gợi ý cách thức là 2 bạn
bón cho nhau
- Phân tích: Giáo viên đặt câu hỏi
 Vừa rồi 2 bạn đã làm gì để ăn được
Bim bim?
 Hành động này thể hiện điều gì?
 Khi con chia sẻ Bim Bim với bạn
con cảm thấy thế nào?
2. Bài học chung: Yêu thương là chia sẻ.
Chia sẻ với người khác khiến chúng ta hạnh
phúc hơn, biết yêu thương và được yêu

PAGE \* MERGEFORMAT 224


thương nhiều hơn.
9 Thực hành 2 - Học sinh cùng thực hành yêu thương là - HS tham gia thực
chia sẻ cho bạn bè. hành nhiệt tình với
- Giáo viên đặt câu hỏi: Con sẽ làm gì nếu các bạn trong nhóm.
cô phát cho con hai miếng bim bim? - Trả lời câu hỏi của
+ Giáo viên mời học sinh trình bày ý kiến GV.
và hướng học sinh đến việc chia sẻ cho
người khác một miếng và mình ăn một
miếng.
+ Giáo viên phát cho mỗi bạn 2 miếng bim
bim.
+ Học sinh chia sẻ cho bạn khác một miếng
và mình ăn một miếng.
- Phân tích:
+ Giáo viên đặt câu hỏi phân tích
 Vừa rồi con đã chia sẻ bim bim với
ai?
 Con cảm thấy thế nào khi con chia
sẻ với bạn?
 Chia sẻ bim bim với bạn là chúng ta
đang chia sẻ tình yêu thương với ai?
10 Nội dung 3 0 0
11 Thực hành 3 0 0
12 Trắc nghiệm - Giáo viên mở trình chiếu câu hỏi trắc - HS trả lời câu hỏi
bài học nghiệm bài học. trắc nghiệm bài học.
13 Kết luận - Giúp Học sinh nắm được nội dung cốt lõi - HS nhắc nhắc lại kết
chung của bài. luận chung GV đưa
- Bài học chung: Yêu thương là chia sẻ ra.
những điều tốt đẹp với những người khác. - Ghi chép lại nd vào
Những hành động cụ thể thể hiện tình yêu vở.
PAGE \* MERGEFORMAT 224
thương là: Chia sẻ đồ dùng, chia sẻ đồ ăn,
chia sẻ niềm vui, kể câu chuyện vui….
14 Ứng dụng - Giúp Học sinh biết cách ứng dụng thực tế. - HS ứng dụng kiến
thực tế - Giáo viên phát cho học sinh một danh thức vào bài học thực
sách những việc làm thể hiện tình yêu tế, theo sự hướng dẫn
thương là chia sẻ của GV.
- Học sinh dán vào tường, mỗi ngày lựa
chọn ít nhất 2 việc trong danh sách và thực
hiện với các thành viên trong gia đình của
mình.
 Kể chuyện cười cho bố mẹ nghe
 Gắp cho bố mẹ món ăn ngon trong
bữa cơm
 Phần bố mẹ hoặc người thân một
món ngon.
 Kể chuyện ở lớp hôm nay của con
cho cả nhà nghe
 Cùng mẹ làm việc nhà.
 Chúc mẹ ngủ ngon và nói con yêu
mẹ
Chúc bố ngủ ngon và nói con yêu bố
15 Tổng kết Tổng kết kiến thức: - HS nhắc lại tên bài
- Giáo viên cùng Học sinh nhắc lại tên bài học.
học và nội dung chính của bài: - Những nội dung
+ Tên bài học : Yêu thương là chia sẻ kiến thức của bài học.
+ Nhận biết chia sẻ. - Đọc to nội dung bài
+ Học cách chia sẻ. học chung.
+ Bài học chung: Những hành động thể
hiện tình yêu thương là chia sẻ đồ dùng,
chia sẻ đồ ăn, chia sẻ niềm vui, kể câu
PAGE \* MERGEFORMAT 224
chuyện vui….

PAGE \* MERGEFORMAT 224


BÀI 20: YÊU THƯƠNG LÀ QUAN TÂM

Mục tiêu bài dạy:


- Học sinh hiểu yêu thương là biết quan tâm đến người khác.
- Học sinh biết quan tâm người khác bằng những hành động giản dị hằng ngày.
- Học sinh thực hành những hành động cụ thể thể hiện tình yêu thương, quan tâm: chăm sóc
người khác, giúp đỡ người khác, trò chuyện cùng và an ủi khi họ buồn…
Các vấn đề khó khăn lường trước và cách giải quyết:
Các vấn đề cần lường Cách giải quyết:
trước: - Giáo viên nhắc học sinh
- Học sinh chạy trước khi chơi phải nhẹ
PAGE \* MERGEFORMAT 224
lộn xộn khi chơi nhàng không đẩy bạn
trò chơi - Giáo viên đưa ra yêu cầu
- Học sinh chưa xem ai đứng thẳng hàng nhất
đứng đúng hàng
theo phân công

E. Đồ dùng cần chuẩn bị:


- Chuẩn bị của giáo viên - Chuẩn bị của học sinh:
+ Giáo án. + Bút
+ Quà, phấn + Vở kỹ năng sống
+ Slide/phiếu bài
tập
F. Các hoạt động dạy học chủ yếu
STT TIÊU ĐỀ GIÁO VIÊN HỌC SINH
1 Khởi động Hoạt động 1: chúng ta cùng massage Học sinh hào
- Tên hoạt động: chúng ta cùng massage hứng tham gia các
- Tiến hành: hoạt động của lớp
+ Giáo viên cho học sinh xếp thành các hàng học.
dọc hoặc ngang đặt tay lên vai bạn đằng trước
và làm theo cô hướng dẫn.
1. Nắm tay của mình lại, đấm nhẹ lên lưng
người đằng trước vừa đấm vừa hô “Vui
vẻ vui vẻ….”
2. Xòe tay vỗ vai bạn và hô “thoải mái,
thoải mái, thoải mái…”
3. Bóp vai cho bạn và hô “yêu thương, yêu
thương”
-Phân tích
+Giáo viên đặt câu hỏi
 Hoạt động vừa rồi tên là gì?
PAGE \* MERGEFORMAT 224
 Chúng ta đã cùng massage cho bạn qua
những hành động nào?
 Con cảm thấy thế nào sau khi được bạn
massage cho?
 Con cảm thấy thấy thế nào khi massage
cho bạn?
=>Thông điệp chính: Chúng ta cùng quan tâm
đến nhau, tất cả chúng ta cùng vui vẻ, hạnh
phúc và thân thiết.
2 Ôn bài cũ Hoạt động 2: thảo luận/ hỏi đáp Học sinh nhớ lại
- Giáo viên cho học sinh trao đổi đôi về bài học tên bài học cũ và
trước hoặc đặt câu hỏi để học sinh trả lời. nội dung, bài học
+ Bài học trước tên là gì? mình đã rút ra từ
+ Có những nội dung gì? Con đã được tham gia buổi trước.
những hoạt động gì?
+ Con đã áp dụng vào những hoạt động thường
ngày như thế nào?
- Tên bài học: Yêu thương là chia sẻ
+ Nhận biết chia sẻ.
+ Học cách chia sẻ.
- Bài học chung: Yêu thương là chia sẻ những
điều tốt đẹp với những người khác. \n Những
hành động cụ thể thể hiện tình yêu thương là:
Chia sẻ đồ dùng, chia sẻ đồ ăn, chia sẻ niềm
vui, kể câu chuyện vui….
3 Giới thiệu bài Học sinh hiểu
mới - Giáo viên giới thiệu tên bài học “Yêu thương được ý nghĩa của
là quan tâm” bài học và có thể
+ Học cách quan tâm. nhớ tên bài học
+ Những hành động quan tâm tới người khác.
PAGE \* MERGEFORMAT 224
- Học sinh nhắc lại tên bài học.
4 Học qua câu - Giáo viên sử dụng câu chuyện hoặc video đã Học sinh biết yêu
chuyện có sẵn trong phần mềm thương những
người bên cạnh
mình
5 Trắc nghiệm - Giáo viên sử dụng các câu hỏi lựa chọn đã có Học sinh hiểu
tình huống sẵn trong phần mềm những thông tin
có trong câu
chuyện/video và
đưa ra những bài
học con tự rút ra
sau khi xem
video/câu chuyện
6 Nội dung 1 Hoạt động : Những hành động quan tâm tới Học sinh chỉ ra
người khác được các hành
- Giáo viên chiếu lên những bức ảnh: giúp mẹ động thể hiện yêu
làm việc nhà, giúp mẹ phơi đồ, giúp mẹ rửa bát, thương là quan
lấy nước cho bà, tưới cây cho ông, dắt bà qua tâm đến người
đường, giúp em nhỏ đứng dậy, ôm mẹ, ôm bà khác.
và ông...
- Giáo viên mời học sinh lên lựa chọn 1 bức
tranh thể hiện yêu thương là quan tâm và miêu
tả hành động trong bức tranh.
- Bài học chung : Có rất nhiều những hành
động thể hiện sự quan tâm của mình đến với
mọi người. Những cử chỉ nhỏ như : quét nhà
giúp mẹ, rót nước mời bà, tươi cây cho ông,
chào hỏi ông bà… cũng thể hiện sự yêu thương.
7 Thực hành 1 - Giáo viên mời học sinh lên lựa chọn 1 bức Học sinh biết
tranh thể hiện yêu thương là quan tâm và miêu được các cách
PAGE \* MERGEFORMAT 224
tả hành động trong bức tranh. quan tâm những
- Một bạn học sinh sẽ đi phỏng vấn các bạn người xung quanh
khác trong lớp. mình
- Bạn sẽ làm gì sau khi học bài này để thể hiện
tình yêu thương là quan tâm đến những người
xung quanh bạn?
8 Nội dung 2 Hoạt động : Học cách quan tâm Học sinh đưa ra
- Học sinh chỉ ra được các hành động thể nhiều hành động
hiện yêu thương là quan tâm đến người thực tế thể hiện
khác. yêu thương là
- Giáo viên mời 1 bạn lên bảng, đứng quay quan tâm hơn
xuống các bạn. nữa.
9 Thực hành 2 Phỏng vấn Học sinh rèn
-1 bạn học sinh sẽ đi phỏng vấn các bạn khác luyện sự tự tin và
trong lớp đưa ra những việc
- Giáo viên chiếu một hành động lên trên bảng mình sẽ làm để
và các bạn ở dưới sẽ miêu tả bằng hành động để thể hiện tình yêu
bạn đứng trên bảng đoán được đó là hành động thương
gì.
- Các hành động: rửa bát, tưới cây, lấy nước
mời bố mẹ, đắp khăn lên trán khi mẹ ốm, quét
nhà.
- Giáo viên đặt câu hỏi phân tích : Hành động
nào các con vừa miêu tả?
- Những hành động đó thể hiện điều gì?
- Bài học chung: Học sinh biết cách yêu thương
người khác bằng những cử chỉ, hành động quan
tâm mỗi ngày. Đó là hành động giúp đỡ công
việc nhà cho bố mẹ, quan tâm bố mẹ khi bố mẹ
đi làm vất vả, nghe lời vâng lời bố mẹ.
PAGE \* MERGEFORMAT 224
10 Nội dung 3 0 0
11 Thực hành 3 0 0
12 Trắc nghiệm Câu hỏi trắc nghiệm – tương tác với học sinh Học sinh củng cố
bài học bài học

13 Kết luận - Giáo viên đưa ra kết luận chung Học sinh nắm
chung Chúng ta biết được rằng yêu thương là quan được nội dung cốt
tâm đến những người xung quanh mình bằng lõi của bài
những hành động giản dị mỗi ngày: chăm sóc
người khác, giúp đỡ người khác, trò chuyện
cùng và an ủi khi họ buồn…
14 Ứng dụng Mỗi ngày yêu thương Học sinh biết
thực tế - Giáo viên đưa ra phong trào « Mỗi ngày yêu cách ứng dụng
(Bài tập về thương » thực tế
nhà) + Về nhà, mỗi bạn sẽ lựa chọn 3 trong các
hành động phía dưới thể hiện sự quan tâm đến
tất cả các thành viên trong gia đình của mình.
 Bé hỏi bố mẹ đi làm về có mệt không.
 Bé lấy nước cho bố mẹ uống.
 Bé giúp bố mẹ quyét nhà, phụ giúp bố
mẹ nấu cơm.
 Bé làm tặng anh, chị món quà mình làm.
 Bé giúp ông, bà lau dọn bàn ghế phòng
khách.
 Bé đấm lưng, bóp tay cho ông bà.
+ Con hãy ghi chép cả những hoạt động mà con
làm thêm ngoài những hoạt động trên để thể
hiện yêu thương là quan tâm với mọi người
xung quanh con để hôm sau chia sẻ với cả lớp
nhé.
PAGE \* MERGEFORMAT 224
15 Tổng kết Tổng kết kiến thức: Neo kiến thức
- Giáo viên cùng học sinh nhắc lại tên bài học giúp học sinh ghi
và nội dung chính của bài: nhớ bài học
+Tên bài học : Yêu thương là quan tâm
+Tất cả cùng biết thực hiện các hành động yêu
thương quan tâm đến người khác.
- Bài học chung: Quan tâm tới mọi người là
hành động đẹp, là đức tính tốt. Cần phải biết
quan tâm tới mọi người xung quanh, biết giúp
đỡ những người gặp khó khăn.

KHỐI 1-BÀI 21: BÀI HỌC KHOAN DUNG

Mục tiêu bài dạy:


 Học sinh hiểu khoan dung là tha thứ, thông cảm, bỏ qua những sai lầm thiếu sót của
người khác và giúp họ sửa lỗi.
 Học sinh hiểu người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu quý và tin tưởng.
người khoan dung luôn bình yên, thanh thản, nhẹ nhõm nơi tâm hồn.

Các vấn đề khó khăn lường trước và cách giải quyết:


Các vấn đề cần lường Cách giải quyết:
trước: - Giáo viên nhắc học sinh chờ tới
- Học sinh lượt mình và nhẹ nhàng di chuyển
chạy lộn
xộn khi - Giáo viên nên nhấn mạnh vào
chơi trò phần ý nghĩa của lòng khoan dung
chơi vẽ
tranh trên
bảng
- Học sinh
vẫn cảm
thấy ấm ức
khi phải tha

PAGE \* MERGEFORMAT 224


lỗi cho bạn.

A. Đồ dùng cần chuẩn bị:


-Chuẩn bị của giáo -Chuẩn bị của học sinh:
viên + Bút
+ Giáo án. + Vở kỹ năng sống
+ Bút dạ,
bảng.
+ Slide/
phiếu bài
tập
B. Các hoạt động dạy học chủ yếu
STT Tên HĐ Giáo viên Học sinh
1 Khởi động Hoạt động 1: Trò chơi Đô rê mon - HS tham gia khởi
-Tên trò chơi: Đô rê mon động cùng GV
-Cách chơi:
+ Giáo viên giới thiệu các nhân vật trong
trò chơi và những biểu hiện của các nhân
vật mà học sinh phải làm theo.
 Khi cô nói Đô rê mon thì cả lớp phải
đưa 2 tay vòng qua bụng biểu thị bung
to và đồng thanh nói Đô rê mon
 Khi cô nói Nobita thì đưa 2 tay lên
mắt, khum tay theo hình trònlàm kính
to. Đồng thanh nói Nobita
 Khi cô nói Xuka thi đưa 2 tay sang 2
bên làm điệu xách váy và nhún 1 cái
đồng thời nói Xuka.
 Khi cô nói Chaien thì đưa 2 tay sang 2
bên giơ tay giống lực sĩ và nói chaien
 Khi cô nói Xê ko thì chắp 2 bàn tay
trước miệng làm điệu mỏ nhọn và nói
Xê ko
+Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm đứng tại
chỗ của mình.
+ Học sinh làm theo những gì giáo viên nói
không làm theo những gì giáo viên làm.
Tức giáo viên đọc một nhân vật nhưng cố
PAGE \* MERGEFORMAT 224
tình làm điệu của nhân vật khác.
-Luật chơi
+Các học sinh làm theo những gì cô nói
không làm theo những gì cô làm. Nếu ai
làm sai theo cô thì cả nhóm sẽ ngôi xuống.
+Ai làm quá chậm thì cả đội cũng ngồi
xuống.
+Nhóm nào chiến thắng nhóm đó sẽ được
nhận quà.
-Phân tích
+Giáo viên đặt câu hỏi
 Trò chơi tên là gì?
 Vừa rôi sao nhóm con lại bị ngồi
xuống?
 Con cảm thấy thế nào khi bạn làm
cả nhóm con bị ngồi xuống?
 Con có cố tình làm sai không? (Giáo
viên hỏi bạn làm sai)
=>Thông điệp chính: ai cũng có thể mắc
sai lầm điều quan trọng là họ không cố ý.
Chúng ta nên thông cảm và giúp họ cố
gắng hơn đó gọi là khoan dung.
2 Ôn bài cũ Hoạt động 2: thảo luận/ hỏi đáp HS ôn lại bài học cũ
- Giáo viên cho học sinh trao đổi đôi về bài cùng với bạn.
học trước hoặc đặt câu hỏi để Học sinh trả
lời.
+Bài học trước tên là gì?
+Có những nội dung gì? Con đã được tham
gia những hoạt động gì?
+Con đã áp dụng vào những hoạt động
thường ngày như thế nào?
- Tên bài học: Yêu thương là quan tâm.
+ Những hành động quan tâm tới người
khác.
+ Học cách quan tâm.
- Bài học chung: Chúng ta biết được rằng
yêu thương là quan tâm đến những người
xung quanh mình bằng những hành động
giản dị mỗi ngày: chăm sóc người khác,
giúp đỡ người khác, trò chuyện cùng và an
ủi khi họ buồn…
3 Giới thiệu bài - Giáo viên giới thiệu tên bài học “Khoan - HS đọc to tên bài

PAGE \* MERGEFORMAT 224


mới dung là chấp nhận người khác và tôn trọng học
sự khác biệt”
- Học sinh nhắc lại tên bài học.
- Nội dung:
+ Khoan dung là gì?
+ Ý nghĩa của lòng khoan dung
- Giáo viên đưa ra nhiều tình huống gắn
với thực tế lớp mình để học sinh dễ ứng
dụng lòng khoan dung hơn.
- Lưu ý: Giáo viên đưa ra nhiều tình huống
gắn với thực tế lớp mình để học sinh dễ
ứng dụng lòng khoan dung hơn.
4 Học qua câu - Giáo viên sử dụng câu chuyện đã có sẵn - HS theo dõi vi deo
chuyện trong phần mềm

5 Trắc nghiệm - Giáo viên sử dụng các câu hỏi lựa chọn - HS trả lời câu hỏi
đã có sẵn trong phần mềm trắc nghiệm bài học
GV đưa ra
6 Nội dung 1 Hoạt động 3: Khoan dung là gì ? - HS theo dõi vi deo
- Giáo viên cho học sinh xem video những - Trả lời câu hỏi GV
chiếc bánh mì cháy
-Giáo viên đặt câu hỏi phân tích đưa ra.
 Tại sao những chiếc bánh mì bị - Đưa ra bài học
cháy ? chung
 Biểu hiện của người con như thế
nào, của bố như thế nào khi ăn bánh
mì cháy do mẹ làm?
 Bố đã khuyên con điều gì ?
=>Thông điệp chính: Ai cũng có lúc sai
lầm chúng ta nên khoan dung cho họ.
khoan dung là tha thứ, thông cảm, bỏ qua
những sai lầm thiếu sót của người khác và
giúp họ sửa lỗi.
7 Thực hành 1 - Hướng dẫn thực hành - Những biểu hiện Hs thực hành cùng
của lòng khoan dung GV và các bạn.
- Giáo viên đặt vấn đề:
+ Hãy nhớ lại một lần em đã khoan dung
với ai đó, hoặc em đã được nhận sự khoan
dung…Với bản thân em, ai là người khoan
PAGE \* MERGEFORMAT 224
dung nhất? (trong lớp, trong gia đình)
+ Học sinh chia sẻ những câu chuyện của
mình.
+ Giáo viên đặt câu hỏi: Từ những kinh
nghiệm của bản thân, em thấy khoan dung
có những biểu hiện như thế nào?
+ Học sinh trả lời, giáo viên ghi nhanh các
ý kiến lên bảng.
+ Tha lỗi cho người khác khi họ biết lỗi.
+Thông cảm cho họ khi họ không cố ý
hoặc có lý do chính đáng.
+ Lắng nghe họ giải thích.
+ Giúp họ sửa lỗi lầm.
- Mục tiêu: Học sinh chỉ ra những biểu hiện
của lòng khoan dung và áp dụng nó để giải
quyết vấn đề.
8 Nội dung 2 Hoạt động 4: Tôn trọng sự khác biệt- - HS thi đấu cùng đội
Mục tiêu: Học sinh nhận ra khoan dung mình
còn là tôn trọng sự khác biệt. - Các đội lên trình bày
- Hình thức : Vẽ tranh
kết quả
- Tiến hành:
+ Giáo viên chia lớp thành 3 đội, học sinh
ngồi tại chỗ.
+ Mỗi đội sẽ vẽ một ngôi nhà trên bảng
trong thời gian là 2 phút.
+ Tất cả các bạn đều phải tham gia, lần
lượt từ trên xuống dưới các bạn học sinh
lần lượt lên bảng và vẽ 1 nét. Sau đó chạy
về đưa phấn cho người khác lên vẽ tiếp.
không được xóa nét vẽ của bạn trước. Cứ
như vậy sau 2 phút đội nào có bức tranh
ngôi nhà đẹp hơn thì đội đó sẽ chiến thắng.
- Học sinh bắt đầu vẽ tranh
+ Phân tích: Giáo viên đặt câu hỏi phân
tích
Con có gặp khó khăn gì khi tham gia hoạt
động này?
Con sẽ làm gì nếu gặp một nét vẽ quá xấu
từ bạn trước?
PAGE \* MERGEFORMAT 224
Con sẽ làm gì nếu một bạn đội mình vẽ
ngôi nhà hình tròn mà không phải hình chữ
nhật?
- Thông điệp chính: Mỗi người có một suy
nghĩ khác nhau. Khoan dung là tôn trọng
sự khác biệt, không chê bai bạn khác; biết
chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của
người khác trên cơ sở những chuẩn mực xã
hội.
9 Thực hành 2 - Giáo viên chia lớp thành các nhóm đôi và - HS thực hành theo
phát cho học sinh một bức tranh. nhóm
- Nhóm tô màu bức tranh đó thật nhanh sau - Các nhóm trình bày
đó trang trí lớp. kết quả.

- Giáo viên lưu ý khi học sinh làm : Mỗi


người có màu yêu thích khác nhau, thói
quen tô khác nhau hãy cảm nhận lòng
khoan dung là tôn trọng sự khác biệt, chấp
nhận sở thích, thói quen của họ.

- Lưu ý : Giáo viên nên chọn những bức


tranh khác nhau để trang trí thật đẹp cho
lớp học, hoặc tranh theo chủ đề trang trí
lớp học.

- Phân tích: Giáo viên đặt câu hỏi

+ Hai bạn cảm thấy thế nào khi tô tranh ?

+ Con thấy bức tranh của mình thế nào?

- Thông điệp chính: Khi khoan dung, tôn


trọng sự khác biệt chúng ta sẽ luôn được
người khác quý mến và tin tưởng.

10 Nội dung 3 1. Ý nghĩa của lòng khoan dung 0

- Mục tiêu: Học sinh hiểu ý nghĩa của lòng


khoan dung.

- Giáo viên đưa ra bài tập trải nghiệm. Mỗi


người cầm ghế của mình lên, khi chúng ta
PAGE \* MERGEFORMAT 224
cảm thấy ghét ai, không muốn tha thứ lỗi
lầm cho ai hãy nghĩ tới những người đó và
giơ ghế lên thật cao. (Nếu học sinh nói
không ghét ai thì giáo viên hãy đưa ra tình
huống giả định nếu con ghét ai đó và vẫn
giơ ghế lên thật cao).

- Giáo viên để học sinh giơ một lúc sau đó


hỏi cảm nhận của học sinh. \nCác con đang
cảm thấy thế nào? – Đau tay, mỏi tay

- Bây giờ các con muốn làm gì? – Thả ghế


xuống

- Giáo viên cho học sinh đặt ghế xuống và


tiếp tục hỏi cảm nhận. Đặt ghế xuống con
cảm thấy thế nào? Giơ ghế lên là lúc con
không muốn tha thứ cho ai đó, hạ ghế
xuống tức là mình tha lỗi cho họ, khoan
dung với lỗi lầm của họ. Khi con khoan
dung con cảm thấy thế nào?

- Thông điệp chính : Khoan dung là món


quà dành cho chính chúng ta, khoan dung
đem đến cho chúng ta sự bình yên, thanh
thản, nhẹ nhõm.

11 Thực hành 3 0 0

12 Trắc nghiệm Gv đưa ra câu hỏi trắc nghiệm Học sinh trả lời câu
bài học hỏi trắc nghiệm bài
học
13 Kết luận - Giáo viên đưa ra kết luận chung HS nhắc lại nội dung
chung  Khoan dung là tha thứ, thông cảm, bỏ GV kết luận
qua những sai lầm thiếu sót của người
khác và giúp họ sửa lỗi.
 Khoan dung là tôn trọng sự khác
biệt: không chê bai bạn khác; biết
chấp nhận cá tính, sở thích, thói
quen của người khác trên cơ sở
những chuẩn mực xã hội.

PAGE \* MERGEFORMAT 224


 Người có lòng khoan dung luôn được
mọi người yêu quý và tin tưởng. người
khoan dung luôn bình yên, thanh thản,
nhẹ nhõm nơi tâm hồn.
14 Ứng dụng Hoạt động 6: Thực hành giải quyết xung HS ứng dụng kiến
thực tế đột bằng khoan dung thức bài học vào cuộc
- Giáo viên hỏi: Ở lứa tuổi các em, thường sống
có những mâu thuẫn gì? (GV viết nhanh
lên bảng: nói xấu nhau, nhìn nhau thiếu
thiện chí, lời nói thiếu tôn trọng, hành động
thô tục,…)
- Khi mâu thuẫn ấy xảy ra, chúng ta thường
có những cách ứng xử nào?
- Học sinh trả lời, giáo viên chốt lại 3 cách
sau:
+ Yên lặng, bỏ đi → thụ động, mâu thuẫn
không được giải quyết dứt điểm.
+ Khiêu khích, trả đũa (phổ biến) → hậu
quả không hay.
+ Khẳng định mình, bao dung với người
khác: Là người chủ trương khẳng định
mình trong việc giải quyết xung đột, bạn sẽ
nói với người kia bằng thái độ tôn trọng:
“Tôi không thích khi bạn………”. Và “Tôi
muốn bạn…………”. Hoặc: “Tôi thực sự
không thích kiểu đùa này”. Hoặc: “Tôi cảm
thấy………………khi bạn (làm)
……………bởi vì……………..”.
- GV đưa ra một tình huống để học sinh
thực hành cách giao tiếp tích cực, “khẳng
định mình”: Ví dụ: Bạn A nói xấu bạn B.
Bạn B biết chuyện, B nói với A như thế
nào?
15 Tổng kết Tổng kết kiến thức: HS đọc to tên bài học
- Giáo viên cùng Học sinh nhắc lại tên bài - Tóm lược nội dung
học và nội dung chính của bài:
+Tên bài học : Khoan dung là chấp nhận kiến thức cần ghi nhớ
người khác và tôn trọng sự khác biệt
+Khoan dung là tha lỗi, thông cảm cho
người khác và ý nghĩa của lòng khoan dung
PAGE \* MERGEFORMAT 224
giúp chúng ta thanh thản, nhẹ nhõm, người
khác yêu quý, tin tưởng.

BÀI 22: THA THỨ CHO BẢN THÂN NẾU MẮC LỖI

Mục tiêu bài dạy


 Học sinh hiểu được thế nào là mắc lỗi: là khi mình vi phạm nội quy, quy định hoặc một
điều gì đó gây ra tổn thất.
 Học sinh hiểu được thế nào là tha thứ cho bản thân: là khi mắc lỗi mình dũng cảm nhận
lỗi và sửa lỗi của mình.
 Học sinh nhận biết được ý nghĩa của việc tha lỗi cho bản thân nếu mắc lỗi: mình cảm
thấy vui vẻ, tự tin và được người khác yêu quý.
 Học sinh biết cách tha thứ cho bản thân nếu mắc lỗi: dũng cảm nhận lỗi của mình, nói lời
xin lỗi và sửa lỗi.

Các vấn đề khó khăn lường trước và cách giải quyết:


Các vấn đề cần lường Cách giải quyết:
trước: - Giáo viên nhắc nhở học sinh nói
- Học sinh nói to trong bé, đội nào nói to sẽ bị loại ra
trò chơi đầu giờ. khỏi vòng chơi.
- Trường hợp học sinh - Giáo viên khuyến khích và hỏi
chưa mắc lỗi với ai. học sinh: Nếu sau này không
may con mắc lỗi con sẽ làm gì?
C. Đồ dùng cần chuẩn bị:
-Chuẩn bị của giáo viên -Chuẩn bị của học sinh:
+ Giáo án. + Bút
+ Bút dạ, bảng. + Vở kỹ năng sống
+ Slide/ phiếu bài
tập
D. Các hoạt động dạy học chủ yếu
STT TIÊU ĐỀ GIÁO VIÊN HỌC SINH
1 Khởi động Hoạt động 1: “Đoán chữ” HS tham gia
 Tên hoạt động: “đoán chữ” hoạt động cùng
 Cách tiến hành: GV

-Giáo viên đưa ra những hình ảnh tạo hình chữ cái
và cho học sinh đoán chữ cái đó là chữ gì.
-Học sinh quan sát
PAGE \* MERGEFORMAT 224
-Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần và đọc từ
có trên bảng. THA THỨ
2 Ôn bài cũ Hoạt động 2: Thảo luận/ hỏi đáp Học sinh nhớ
- Giáo viên cho học sinh trao đổi đôi về bài học lại tên bài học
trước hoặc đặt câu hỏi để Học sinhtrả lời. cũ và nội dung,
+Bài học trước tên là gì? bài học mình
+Có những nội dung gì? Con đã được tham gia đã rút ra từ
những hoạt động gì? buổi trước.
+Con đã áp dụng vào những hoạt động thường ngày
như thế nào?
- Nội dung:
+ Khoan dung là gì?
+ Ý nghĩa của lòng khoan dung
- Bài học: Khoan dung là tha thứ, thông cảm, bỏ
qua những sai lầm thiếu sót của người khác và giúp
họ sửa lỗi. Khoan dung là tôn trọng sự khác biệt:
không chê bai bạn khác; biết chấp nhận cá tính, sở
thích, thói quen của người khác trên cơ sở những
chuẩn mực xã hội. Người có lòng khoan dung luôn
được mọi người yêu quý và tin tưởng. người khoan
dung luôn bình yên, thanh thản, nhẹ nhõm nơi tâm
hồn.
3 Giới thiệu - Giáo viên giới thiệu tên bài học “Tha lỗi cho bản Học sinh hiểu
bài mới thân nếu mắc lỗi” được ý nghĩa
- Học sinh nhắc lại tên bài học. của bài học và
- Lưu ý: Giáo viên đưa ra nhiều tình huống gắn với có thể nhớ tên
thực tế lớp mình để học sinh dễ ứng dụng tha thứ bài học
cho bản thân hơn. Giáo viên cần khéo léo, khuyến
khích để học sinh nhận ra và chia sẽ về những lần
mình mắc lỗi. (Có thể giáo viên sẽ kể về lỗi lầm của
mình trước) Trường hợp học sinh chưa mắc lỗi lần
nào thì giáo viên nhấn mạnh vào việc: « Con rút ra
bài học gì sau buổi học này? »
4 Học qua câu - Giáo viên sử dụng câu chuyện đã có sẵn trong Học sinh hiểu
chuyện phần mềm được thế nào là
tha lỗi cho bản
thân khi mắc
lỗi: Là dũng
cảm nhận lỗi,
xin lỗi và sửa
lỗi.
5 Trắc nghiệm - Giáo viên sử dụng các câu hỏi lựa chọn đã có sẵn Học sinh hiểu
tình huống trong phần mềm những thông
tin có trong câu
PAGE \* MERGEFORMAT 224
chuyện và đưa
ra những bài
học con tự rút
ra sau khi nghe
câu chuyện
6 Nội dung 1 “Thế nào là tha lỗi cho bản thân” Học sinh hiểu
-Giáo viên đặt vấn đề : tha thứ cho bản
« Hôm qua bạn Bo ở nhà và không may làm lọ hoa thân là khi mắc
của mẹ vừa mới cắm lúc sáng bị vỡ. Bo thấy vậy lỗi thì dũng
liền dọn nhanh và cho vào thùng rác rồi vào phòng cảm nhận lỗi,
ngồi một mình, lo lắng, sợ sệt. Khi mẹ về bạn xin lỗi và sửa
không dám ra ngoài chào mẹ vì sợ mẹ phát hiện và lỗi.
mắng »
-Giáo viên đặt câu hỏi phân tích
 Bo đã mắc lỗi gì?
 Bo giải quyết như vậy đã đúng chưa? Vì
sao?
 Nếu là con, con sẽ làm gì ?
=>Thông điệp chính: ai cũng có thể mắc lỗi :
+Mắc lỗi là khi vi phạm nội quy, quy định làm
ảnh hưởng, thiệt hại đến người khác.
Điều quan trọng là chúng ta hãy tha lỗi cho bản thân
khi mắc những lỗi đó.
+ Tha thứ cho bản thân là khi mắc lỗi phải dũng
cảm nhận lỗi, xin lỗi và sửa lỗi.
7 Thực hành 1 Trò chơi: “Yes/No” Học sinh hiểu
 Tên trò chơi: Yes/No và nhận ra
được biểu hiện
 Cách chơi: của tha lỗi cho
bản thân
- Giáo viên đưa ra các câu trả lời hoặc tình huống
để học sinh lựa chọn Yes hoặc No.
-Các tình huống:
1. Con làm vỡ lọ hoa của mẹ và con nói dối là
không phải con làm vỡ: Đó là tha lỗi cho bản thân?
Yes or No?
2. Con nói chuyện trong giờ học là con đang mắc
lỗi với cô giáo? Yes or No?
3. Khi con vô tình làm bạn ngã con vội đỡ bạn dậy
nói lời xin lỗi bạn và lần sau sẽ đi cẩn thận hơn. Đó
là tha lỗi cho bản thân. Yes or No?
- Nếu là câu trả lời đúng thì học sinh sẽ đưa ngón
tay cái lên và nói to: “Yes”.

PAGE \* MERGEFORMAT 224


- Câu trả lời sai thì học sinh lắc ngón tay trỏ và nói:
“No”
-Giáo viên gọi một số bạn giải thích tại sao cho rằng
Yes hoặc No
8 Nội dung 2 Ý nghĩa của việc tha lỗi cho bản thân. Học sinh biết
-Hình thức: Đọc bài thơ ý nghĩa của
-Tiến hành: việc tha lỗi cho
+ Giáo viên đọc bài thơ: « Tha lỗi cho bản thân » bản thân: Làm
“Đôi khi tôi mắc lỗi cho mình vui
Tôi có thể sửa lỗi hơn, tự tin hơn,
Và tôi cảm thấy thoải mái trở thành người
Đôi khi tôi mắc lỗi dũng cảm và
Tôi không biết sửa lỗi được mọi
Tôi sẽ thấy buồn và có lỗi người trân
Giống như làm đổ sữa trọng, yêu
Tôi không thể nhặt lên mến.
Tôi cảm thấy rất buồn và có lỗi
Nhưng tôi cần nhớ rằng,
Ai cũng có thể mắc lỗi
Và một ngày tôi sẽ thoải mái về nó”
-Phân tích:
+GV đặt câu hỏi phân tích
 Bài thơ trên nói về việc gì?
 Trong bài thơ khi biết tha lỗi cho bản thân
thì sẽ như thế nào?
 Vậy ý nghĩa của việc tha lỗi cho bản thân là
như thế nào?

->Thông điệp chính: Tha lỗi cho bản thân sẽ giúp


chúng ta cảm thấy vui vẻ, thoải mái tự tin và trở
thành người dũng cảm và được người khác yêu quý
hơn.
9 Thực hành 2 - Mục tiêu: Học sinh hình thành tư duy tích cực về Học sinh hình
việc tha lỗi cho bản thân. thành tư duy
- Giáo viên cho học sinh đọc thuộc bài thơ ngắn « tích cực về
Tha lỗi cho bản thân ». việc tha lỗi cho
- « Tha lỗi cho bản thân » bản thân.
Đôi khi tôi mắc lỗi
Tôi có thể sửa lỗi
Và tôi cảm thấy thoải mái
Đôi khi tôi mắc lỗi
Tôi không biết sửa lỗi
Tôi sẽ thấy buồn và có lỗi
Giống như làm đổ sữa
PAGE \* MERGEFORMAT 224
Tôi không thể nhặt lên
Tôi cảm thấy rất buồn và có lỗi,
Nhưng tôi cần nhớ rằng,
Ai cũng có thể mắc lỗi.
Và một ngày tôi sẽ thoải mái về nó.
- Giáo viên mời từng nhóm lên đọc. \nGiáo viên
mời từng bạn lên đọc.
10 Nội dung 3 0 0
11 Thực hành 3 0 0
12 Trắc nghiệm Câu hỏi trắc nghiệm – tương tác với học sinh Học sinh
bài học củng cố bài
học.
13 Kết luận - Giáo viên đưa ra kết luận chung. học sinh nắm
chung  Mắc lỗi là khi mình vi phạm nội quy, quy được nội dung
định hoặc những việc gây ảnh hưởng, thiệt cốt lõi của bài.
hại đến mình và người khác.
 Tha thứ cho bản thân là dũng cảm nhận lỗi,
xin lỗi và sửa lỗi.
 Ý nghĩa của việc tha lỗi cho bản thân là giúp
cho bản thân mình vui vẻ, thoải mái, tự tin
và được mọi người trân trọng, quý mến.
14 Ứng dụng Hoạt động : « Một phút dũng cảm » học sinh biết
thực tế (Bài -Giáo viên khuyến khích để học sinh dũng cảm nói các ứng dụng
tập về nhà) ra những lỗi lầm mà mình từng mắc phải. thực tế, biết tha
-Học sinh lên chia sẻ về những lỗi lầm của mình và thứ cho bản
cách con đã sửa lỗi như thế nào. thân khi mắc
Lưu ý: Nếu học sinh nói chưa mắc lỗi hoặc không lỗi.
nhớ mình đã mắc lỗi hay chưa thì giáo viên có thế
đưa ra tình huống để học sinh phân tích.
-Giáo viên hỏi học sinh:
1. Con rút ra bài học gì trong buổi học ngày hôm
nay?
2. Sau khi học bài này, nếu mắc lỗi con sẽ làm gì?
=> Thông điệp chính: Dù chúng ta có thường
xuyên mắc lỗi hay không mắc lỗi thì chúng ta hãy
luôn luôn hoàn thiện bản thân mình, ham học hỏi và
trở thành con ngoan, trò giỏi cháu ngoan bác hồ.
Đó cũng là cách chúng ta đang yêu quý bản thân
mình.
15 Tổngkết Tổng kết kiến thức: Neo kiến thức
-Giáo viên cũng học sinh nhắc lại tên bài học vfa nộ giúp học sinh
dung chính của bài: ghi nhớ bài
+Tên bài học: Tha thứ cho bản thân nếu mắc lỗi. học.
PAGE \* MERGEFORMAT 224
+Hãy tha lỗi cho bản thân khi mắc lỗi bằng cách:
Nhận lỗi, xin lỗi và sửa lỗi.

KHỐI 1 - BÀI 23: TRUNG THỰC LÀ NÓI ĐÚNG SỰ THẬT

Mục tiêu bài dạy:


 HS hiểu khái niệm trung thực là nói đúng sự việc đã xảy ra.
 HS hiểu ý nghĩa của sự trung thực: Giúp bản thân được thoải mái, vui vẻ khi nói ra sự
thật; được mọi người yêu quý, tin tưởng hơn.
 HS thể hiện sự trung thực qua các hành động: dũng cảm nhận lỗi, nói thật về các việc
đã xảy ra..
Các vấn đề khó khăn lường trước và cách giải quyết:
Các vấn đề cần lường Cách giải quyết:
trước: - Giáo viên nhắc học sinh
- Học sinh chạy trước khi chơi phải nhẹ
lộn xộn khi chơi nhàng không đẩy bạn
trò chơi - Giáo viên khuyến khích,
- Học sinh ngại động viên học sinh trả lời
đưa ra câu trả lời
E. Đồ dùng cần chuẩn bị:
- Chuẩn bị của giáo viên - Chuẩn bị của học sinh:
+ Giáo án. + Bút
+ Quà, phấn + Vở kỹ năng sống
+ Slide/phiếu bài
tập
F. Các hoạt động dạy học chủ yếu
STT TIÊU ĐỀ GIÁO VIÊN HỌC SINH
1 Khởi động Hoạt động 1: trò chơi “Đứng lên ngồi xuống” Học sinh hào
-Tên trò chơi: “Đứng lên ngồi xuống” hứng tham
-Cách chơi: gia trò chơi
+Giáo viên nói đứng lên thì học sinh phải ngồi và nhận ra
PAGE \* MERGEFORMAT 224
xuống. được câu nói
+Giáo viên nói ngồi xuống thì học sinh phải đứng đúng, câu nói
lên. sai sự thật
-Luật chơi
+Học sinh sẽ làm theo những lời cô nói, không làm
theo những gì cô làm.
+Bạn nào sai sẽ trở về vị trí ngồi làm ban giám khảo
-Phân tích:
+GV đặt câu hỏi:
 Tên trò chơi là gì?
 Con cảm thấy thế nào khi chơi trò chơi này?
-Giáo viên ghi nhận câu trả lời của học sinh, tặng
quà cho học sinh tham gia trò chơi.
=>Thông điệp chính: Chúng ta nên nói đúng những
gì mà chúng ta đã làm.
2 Ôn bài cũ Hoạt động 2: thảo luận/ hỏi đáp Học sinh nhớ
- Giáo viên cho học sinh trao đổi đôi về bài học lại tên bài học
trước hoặc đặt câu hỏi để học sinh trả lời. cũ và nội
+ Bài học trước tên là gì? dung bài học
+ Có những nội dung gì? Con đã được tham gia mình đã rút ra
những hoạt động gì? từ buổi trước.
+ Con đã áp dụng vào những hoạt động thường
ngày như thế nào?
- Bài học “Tha lỗi cho bản thân nếu mắc lỗi”.
- Kết luận chung:
+ Mắc lỗi là khi mình vi phạm nội quy, quy định
hoặc những việc gây ảnh hưởng, thiệt hại đến mình
và người khác.
+ Tha thứ cho bản thân là dũng cảm nhận lỗi, xin
lỗi và sửa lỗi.

PAGE \* MERGEFORMAT 224


+ Ý nghĩa của việc tha lỗi cho bản thân là giúp cho
bản thân mình vui vẻ, thoải mái, tự tin và được mọi
người trân trọng, quý mến.
3 Giới thiệu - Giáo viên giới thiệu tên bài học “Trung thực là nói Học sinh hiểu
bài mới đúng sự thật” được ý nghĩa
- Học sinh nhắc lại tên bài học. của bài học
và có thể nhớ
tên bài học
4 Học qua - Giáo viên sử dụng câu chuyện hoặc video đã có Học sinh
câu chuyện sẵn trong phần mềm nhận ra được
kết quả tốt
khi chúng ta
trung thực

5 Trắc - Giáo viên sử dụng các câu hỏi lựa chọn đã có sẵn Học sinh hiểu
nghiệm trong phần mềm những thông
tình huống tin có trong
câu
chuyện/video
và đưa ra
những bài học
con tự rút ra
sau khi xem
video/câu
chuyện
6 Nội dung 1 1. Trung thực là nói đúng sự việc đã xảy ra. Học sinh biết
Giáo viên cầm trên tay một quyển sách và nói: được khái
“Trên tay cô đang cầm một bông hoa”. niệm trung
- Giáo viên đặt câu hỏi: thực là nói
 Cô vừa đưa ra một câu nói đúng hay nói sai? đúng sự việc
PAGE \* MERGEFORMAT 224
 Vậy theo con, trung thực là nói đúng hay đã xảy ra
trung thực là nói sai?
 Vậy theo con, trung thực là gì?
- Giáo viên ghi nhận câu trả lời của học sinh, nhận
xét và chốt lại khái niệm trung thực: Trung thực là
nói đúng sự việc đã xảy ra.
=>Thông điệp chính: Các con hiểu trung thực là
nói đúng sự việc đã xảy ra, nói đúng những điều
mình đã làm hoặc những điều mình thấy người khác
làm.
7 Thực hành “Chọn Đúng hay sai” Học sinh nhớ
1 - Tên hoạt động: Chọn Đúng hay sai và hiểu được
- Cách thực hiện: khái niệm
+ Giáo viên đọc tình huống thể hiện sự trung thực trung thực
và không trung thực.
 Các tình huống:
 Bạn Minh nói chuyện riêng trong lớp nhưng
bạn nói với cô bạn không nói chuyện riêng
 Hưng chạy nhanh, không may làm vỡ chiếc
bình cổ của ông nội, Hưng nói thật với ông
và nhận lỗi
 Cô giáo giao bài tập về nhà, mẹ hỏi con hôm
nay có bài tập về nhà không, con nói với mẹ
hôm nay không có bài tập về nhà.
 Lan bị điểm kém môn Toán, mẹ hỏi Lan
nhưng Lan trả lời mẹ cô giáo chưa trả bài
kiểm tra môn toán
 Con chơi trò chơi với bạn, không may làm
bạn ngã, con nói thật với bạn con đã làm và
đỡ bạn dậy

PAGE \* MERGEFORMAT 224


 - Học sinh lắng nghe và lựa chọn xem các tình
huống của giáo viên là trung thực hay không trung
thực.
 + Nếu tình huống là trung thực: hô to “Đúng”
 + Nếu tình huống là không trung thực: hô to “Sai”
- Phân tích
+ GV đặt câu hỏi:
 Tên hoạt động là gì?
 Những tình huống nào là trung thực, tình huống
nào chưa trung thực?
 Trung thực là gì?
- Giáo viên ghi nhận câu trả lời của các bạn và khen
ngợi những bạn trả lời đúng.
8 Nội dung 2 1. Ý nghĩa của sự trung thực Học sinh biết
- Tên hoạt động: kể chuyện “Chú bé chăn cừu và được ý nghĩa
chó sói”. của sự trung
- Cách thực hiện: thực đối với
+ Giáo viên kể câu chuyện “Chú bé chăn cừu và chính bản
chó sói”. thân mình và
(Câu chuyện trích dẫn phần lưu ý) người khác
+ Học sinh lắng nghe câu chuyện.
- Phân tích:
+Giáo viên đặt câu hỏi:
 Tên câu chuyện là gì?
 Cậu bé đã nói những gì khiến dân làng
không lên đồi giúp cậu?
 Theo con, dân làng cảm thấy như thế nào
khi mình bị lừa dối?
 Theo con, hậu quả của những lời nói dối
của cậu bé là gì?

PAGE \* MERGEFORMAT 224


 Nếu con là cậu bé, con sẽ làm gì?
+ Giáo viên ghi nhận câu trả lời của các bạn và đưa
ra kết luận về biểu hiện, ý nghĩa của lòng trung
thực.
- Các biểu hiện của trung thực:
 Nói đúng sự việc đã xảy ra
 Dũng cảm nhận lỗi
 Chịu trách nhiệm và sửa lỗi lầm của mình
- Lòng trung thực mang lại nhiều ý nghĩa:
+ Đối với bản thân: Bản thân cảm thấy thoải mái,
nhẹ nhõm hơn, vui vẻ hơn.
+ Đối với người khác: Tạo dựng được niềm tin của
người khác đối với bản thân, giúp mọi người cùng
tin tưởng lẫn nhau.
=>Thông điệp chính: Các con hiểu được các biểu
hiện của trung thực là nói đúng ra sự thật, nếu là
lỗi của bản thân thì dũng cảm nhận lỗi và chịu
trách nhiệm, sửa những lỗi lầm mình đã gây ra.
Lòng trung thực giúp chúng ta cảm thấy vui vẻ hơn,
được mọi người tin tưởng, yêu quý hơn.
9 Thực hành Trò chơi “Sói ơi, mấy giờ rồi?” Học sinh thực
2 - Tên hoạt động: “Sói ơi, mấy giờ rồi?” hành thể hiện
- Cách thực hiện: sự trung thực
+ Giáo viên mời: đối với người
 Một bạn đóng vai sói khác
 Một bạn đóng vai dân làng
 Một bạn đóng vai cậu bé
 Tất cả các bạn còn lại đóng vai cừu
+ Học sinh làm sói úp mặt vào bảng làm điệu đang
ngủ.

PAGE \* MERGEFORMAT 224


+ Đàn cừu đồng thanh “Sói ơi, mấy giờ rồi”
+ Sói nói mấy giờ thì đàn cừu sẽ bước theo mấy
bước theo số giờ.
(Ví dụ: sói trả lời hai giờ, đàn cừu bước hai bước)
+ Cừu tiếp tục hỏi cho đến khi sói trả lời “Đến giờ
ta đi ăn thịt các ngươi” thì sói đi bắt cừu, cừu chạy
xuống lớp không để sói bắt.
 Nếu sói không bắt được bạn cừu nào thì tiếp
tục chơi.
 Nếu sói bắt được cừu thì cậu bé gọi dân làng
đến cứu chú cừu.
- Luật chơi:
+Sói nói mấy bước thì đàn cừu trung thực bước
đúng số bước đó.
+Cậu bé phải trung thực gọi dân làng đến cứu khi
sói bắt được cừu.
- Phân tích:
+ GV đặt câu hỏi :
 Tên trò chơi là gì?
 Đàn cừu phải bước số bước như thế nào?
 Cậu bé đã gọi đúng hay gọi sai cho dân làng
đến cứu đàn cừu bị sói bắt?
 Theo con, điều gì đã giúp đàn cừu được giải
thoát?
- Giáo viên ghi nhận câu trả lời của học sinh và
khen ngợi những học sinh trả lời câu hỏi của cô.
10 Nội dung 3 0 0
11 Thực hành 0 0
3
12 Trắc Câu hỏi trắc nghiệm – tương tác với học sinh Học sinh trả
PAGE \* MERGEFORMAT 224
nghiệm bài lời, củng cố
học bài học
13 Kết luận - Giáo viên đưa ra kết luận chung: Học sinh nắm
chung Trung thực là nói đúng sự việc đã xảy ra. được nội
Trung thực giúp bản thân được thoải mái, vui vẻ khi dung cốt lõi
nói ra sự thật; được mọi người yêu quý, tin tưởng của bài
hơn.
Các hành động thể hiện trung thực: dũng cảm nhận
lỗi, nói thật về các việc đã xảy ra...
14 Ứng dụng Hoạt động 5: “Đóng vai” Học sinh biết
thực tế và -Tên hoạt động: “Đóng vai” cách ứng
Bài tập về -Cách thực hiện: dụng thực tế
nhà +Giáo viên đọc tình huống:
“Hôm nay, Tùng được cô giáo giao bài tập về nhà
môn Toán. Nhưng khi về nhà, mẹ hỏi Tùng cô giáo
có giao bài tập Toán về nhà không, Tùng trả lời mẹ:
“Hôm nay, cô giáo con không giao bài mẹ ạ, con lại
để quên vở trên lớp rồi ạ!”.
+Giáo viên đặt câu hỏi:
 Theo con, Tùng làm như vậy là đúng hay
sai?
 Nếu con là bạn Tùng, con sẽ làm gì trong
tình huống này?”
+Giáo viên mời học sinh trả lời câu hỏi và đóng vai
xử lý tình huống.
 Một bạn đóng vai mẹ
 Một bạn đóng vai Tùng
+Giáo viên nhận xét, ghi nhận cách xử lý của học
sinh và tặng quà cho học sinh thma gia hoạt động.
-Giáo viên đưa ra bài tập về nhà:
PAGE \* MERGEFORMAT 224
 Con hãy trung thực nói với những thành viên trong
gia đình mình về một điều gì đó mà con muốn nói,
muốn chia sẻ với mọi người.
15 Tổng kết Tổng kết kiến thức: Neo kiến thức
- Giáo viên cùng học sinh nhắc lại tên bài học và giúp học sinh
nội dung chính của bài: ghi nhớ bài
+Tên bài học: Trung thực là nói đúng sự thật học
- Trung thực là nói đúng sự việc đã xảy ra.
- Trung thực giúp bản thân được thoải mái, vui vẻ
khi nói ra sự thật; được mọi người yêu quý, tin
tưởng hơn.
- Các hành động thể hiện trung thực: dũng cảm
nhận lỗi, nói thật về các việc đã xảy ra.

-Lưu ý:
+Giáo viên đặt câu hỏi, khuyến khích học sinh lên tham gia chơi trò
chơi, đóng vai tình huống.
+Câu chuyện “Chú bé chăn cừu và chó sói”
Một ngày nọ, có một cậu bé chăn cừu buồn rầu ngồi trên sườn núi nhìn
những con cừu của làng. Để làm vui vẻ cho mình, cậu hít một hơi thật
sâu rồi la lên, Sói! Sói! có sói đang đưổi bắt cừu! Dân làng chạy ngay
lên núi để giúp cậu bé đuổi chó sói. Nhưng khi họ đến đỉnh núi thì
không thấy con chó sói nào hết. Cậu bé nhìn những khuôn mặt đang
giận dữ của dân làng và cười. Người dân liền bảo với cậu bé "Này cậu
bé chăn cừu, đừng hô sói khi không có chó sói". Rồi họ tức giận bỏ
xuống núi.
Hôm sau cậu bé lại la toáng lên “Sói! Sói! Có sói đang đuổi bắt cừu!”
Vì sự vui sướng nghịch ngợm của mình, cậu bé lại thấy người dân chạy
lên núi để giúp cậu đánh đuổi sói.
Nhưng khi người dân không thấy chó sói đâu họ liền nghiêm nghị nói
PAGE \* MERGEFORMAT 224
với cậu bé "Hãy dành bài ca đáng sợ của cậu khi nào có việc xấu thực
sự! Đừng hô sói khi không có sói!”
Nhưng cậu bé chỉ nhe răng cười nhìn họ tức giận xuống núi một lần
nữa.
Về sau khi cậu bé nhìn thấy một con sói thực sự đang rình mò đàn cừu
của cậu. Rất hoảng sợ, cậu bé vắt chân lên chạy đi dùng hết sức gọi
toáng lên “Sói! Sói!”. Nhưng dân làng nghĩ rằng cậu bé lại lừa họ nên
không ai chạy lên núi.
Hoàng hôn xuống, mọi người tự hỏi tại sao không thấy cậu bé và đàn
cừu trở về. Họ liền leo lên đồi để tìm cậu bé và họ thấy cậu đang vừa
khóc vừa nói: “Thực sự đã có một con sói ở đây! Bầy cừu đã chạy tan
tác! Cháu đã hô có Sói! Tại sao các bác không tới?"
Khi trở về làng, một cụ già đã khoác tay lên cậu bé và an ủi "Sáng mai
chúng ta sẽ giúp cháu tìm những con cừu bị mất, không ai tin một kẻ
nói dối ngay cả khi họ đang nói thật cháu ạ!"
BÀI 24: DŨNG CẢM NHẬN LỖI

Mục tiêu bài dạy:


 Học sinh nhớ và hiểu ý nghĩa của trung thực là nói đúng sự việc đã xảy ra sẽ giúp bản
thân được thoải mái, vui vẻ, mọi chuyện rõ ràng và sáng tỏ hơn.
 Học sinh hiểu dũng cảm nhận lỗi là khi mình vi phạm nội quy, quy định hoặc một
điều gì đó gây tổn thất, mình dũng cảm nói ra lỗi lầm của mình và sửa lại lỗi lầm đó.
 Học sinh thực hiện hành động dũng cảm nhận ra lỗi khi mình mắc lỗi, trung thực nói
ra sự thật và sửa lại lỗi lầm của mình.
Các vấn đề khó khăn lường trước và cách giải quyết:
Các vấn đề cần lường Cách giải quyết:
trước: - Giáo viên nhắc học sinh
- Học sinh chạy trước khi chơi phải nhẹ
lộn xộn khi chơi nhàng không đẩy bạn
trò chơi - Giáo viên khuyến khích,
PAGE \* MERGEFORMAT 224
- Học sinh ngại động viên học sinh trả lời
đưa ra câu trả lời - Giáo viên hướng dẫn lời
- Học sinh chưa thoại và các cảnh phân vai
biết cách đóng
vai nhân vật
G. Đồ dùng cần chuẩn bị:
-Chuẩn bị của giáo viên -Chuẩn bị của học sinh:
+ Giáo án + Bút
+ Quà, phấn + Vở kỹ năng sống
+ Slide/phiếu bài
tập
H. Các hoạt động dạy học chủ yếu
STT TIÊU ĐỀ GIÁO VIÊN HỌC SINH
1 Khởi động Hoạt động 1: “Ai nhanh nhất” Học sinh hào
- Tên hoạt động: “Ai nhanh nhất” hứng tham gia
- Cách thực hiện: trò chơi và nhận
+ Giáo viên đọc các tình huống thể hiện sự trung ra được tình
thực và không trung thực để học sinh phân biệt. huống thể hiện
 Các tình huống: sự trung thực và
a. Hùng lấy tiền của mẹ để đi chơi game. không trung
Mẹ biết được, Hùng nói với mẹ rằng thực
bạn mua đồ dùng học tập
b. Hưng chạy nhanh, không may làm vỡ
chiếc bình cổ của ông nội, Hưng nói
thật với ông và nhận lỗi
c. Cô giáo giao bài tập về nhà, mẹ hỏi
con hôm nay có bài tập về nhà không,
con nói với mẹ hôm nay không có bài
tập về nhà.
d. Lan bị điểm kém môn Toán, mẹ hỏi
PAGE \* MERGEFORMAT 224
Lan nhưng Lan trả lời mẹ cô giáo
chưa trả bài kiểm tra môn toán
e. Con chơi trò chơi với bạn, không may
làm bạn ngã, con nói thật với bạn con
đã làm và đỡ bạn dậy
- Học sinh tìm ra đâu là tình huống trung thực,
đâu là tình huống không trung thực.
- Giáo viên mời bạn giơ tay nhanh nhất trả lời
tình huống.
- Giáo viên nhận xét và tặng quà cho bạn trả lời
đúng.
- Giáo viên đặt câu hỏi:
 Tên trò chơi là gì?
 Những tình huống nào thể hiện sự trung
thực?
 Những tình huống nào thể hiện sự không
trung thực?
 Theo con, trung thực là gì?
- Giáo viên ghi nhận câu trả lời của học sinh và
tặng quà.
=>Thông điệp chính: con cảm thấy vui vẻ, hào
hứng khi tham gia hoạt động. Các con nhớ lại
được nội dung bài học hôm trước, nhớ được
trung thực là nói đúng sự việc đã xảy ra.
2 Ôn bài cũ Hoạt động 2: thảo luận/ hỏi đáp Học sinh nhớ lại
- Giáo viên cho học sinh trao đổi đôi về bài học tên bài học cũ và
trước hoặc đặt câu hỏi để Học sinh trả lời. nội dung bài học
+ Bài học trước tên là gì? mình đã rút ra từ
+ Có những nội dung gì? Con đã được tham gia buổi trước.
những hoạt động gì?

PAGE \* MERGEFORMAT 224


+ Con đã áp dụng vào những hoạt động thường
ngày như thế nào?
- Bài học: “Trung thực là nói đúng sự thật”.
- Giáo viên đưa ra kết luận chung:
+ Trung thực là nói đúng sự việc đã xảy ra. +
Trung thực giúp bản thân được thoải mái, vui vẻ
khi nói ra sự thật; được mọi người yêu quý, tin
tưởng hơn.
+ Các hành động thể hiện trung thực: dũng cảm
nhận lỗi, nói thật về các việc đã xảy ra.
3 Giới thiệu bài - Giáo viên giới thiệu tên bài học “Dũng cảm Học sinh hiểu
mới nhận lỗi” được ý nghĩa
- Học sinh nhắc lại tên bài học. của bài học và
có thể nhớ tên
bài học
4 Học qua câu - Giáo viên sử dụng câu chuyện hoặc video đã có Học sinh nhận ra
chuyện sẵn trong phần mềm được kết quả tốt
khi chúng ta
dũng cảm nhận
ra lỗi lầm của
mình

5 Trắc nghiệm - Giáo viên sử dụng các câu hỏi lựa chọn đã có Học sinh hiểu
tình huống sẵn trong phần mềm những thông tin
có trong câu
chuyện/video và
đưa ra những bài
học con tự rút ra
sau khi xem
video/câu
PAGE \* MERGEFORMAT 224
chuyện
6 Nội dung 1 1. Ý nghĩa của sự trung thực Học sinh hiểu ý
- Giáo viên tổ chức cho học sinh xem video nghĩa của trung
“Chiếc rừu của thủy thần”. thực sẽ giúp bản
- Giáo viên đặt câu hỏi: thân cảm thấy
 Video có tên là gì? được thoải mái,
 Cậu bé đã trung thực như thế nào? vui vẻ và rõ
 Phú Ông có trung thực hay không? ràng, sáng tỏ
 Kết quả cuối cùng của câu chuyện như thế hơn
nào?
 Qua câu chuyện này, con rút ra bài học
gì?
- Giáo viên khuyến khích và ghi nhận câu trả lời
của học sinh.
- Giáo viên đưa ra kết luận:
Kết luận: khi chúng ta trung thực sẽ giúp bản
thân cảm thấy được thoải mái, vui vẻ và gặp
được nhiều may mắn trong cuộc sống.
=>Thông điệp chính: các con nhớ và hiểu được ý
nghĩa của sự trung thực sẽ giúp bản thân cảm
thấy rõ ràng, sáng tỏ, thoải mái hơn và gặp
nhiều may mắn trong cuộc sống.
7 Thực hành 1 “Tôi là diễn viên” Học sinh hiểu
-Tên hoạt động: “Tôi là diễn viên” được ý nghĩa
-Giáo viên đưa ra tình huống: của sự trung
“Một hôm, con ở nhà một mình đang chơi tung thực, dám nhận
bóng thì không may tung vào lọ hoa của mẹ. Lọ ra lỗi lầm của
hoa bị rơi xuống đất bị vỡ” mình sẽ giúp
-Giáo viên đặt câu hỏi: bản thân rõ ràng,
 Tình huống ở đây là gì? sáng tỏ hơn
PAGE \* MERGEFORMAT 224
 Nếu là con, con sẽ làm gì trong tình huống
này?
 Chúng mình đổ cho con mèo làm vỡ lọ
hoa của mẹ được không?
 Vậy vì sao chúng ta phải nhận lỗi?
- Giáo viên khuyến khích và ghi nhận câu trả lời
của học sinh.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh lên đóng vai
tình huống.
- Giáo viên khuyến khích và tặng quà các học
sinh lên đóng vai và xử lý tình huống.
8 Nội dung 2 1. Dũng cảm nhận lỗi Học sinh hiểu
“Tìm chủ nhân” dũng cảm nhận
- Tên hoạt động: “Tìm chủ nhân” lỗi là khi mình
- Cách thực hiện: vi phạm nội quy,
+ Giáo viên chuẩn bị trước 1 gói Bim Bim và quy định hoặc
đưa ra tình huống. một điều gì đó
“Cô từ trên tầng xuống, cô nhặt được một gói gây tổn thất,
Bim bim rơi ngay trước cửa lớp phòng học mình. mình dũng cảm
Cô nghĩ chỉ có thể là của một bạn trong lớp nói ra lỗi lầm
mình. Gói Bim Bim này của bạn nào vậy?” của mình và sửa
+ Giáo viên đặt câu hỏi, quan sát các biểu hiện lại lỗi lầm đó.
của học sinh.
+ Nếu không có HS giơ tay cô sẽ khen ngợi học
sinh rằng đã rất trung thực bởi vì gói bim bim
này là của cô.
+ Nếu có HS giơ tay, cô giáo nói ra sự thật gói
bim bim này là của cô. Và quan sát biểu hiện của
bạn đó.
Lưu ý giáo viên không đi sâu vào việc bạn đó đã

PAGE \* MERGEFORMAT 224


không trung thực mà giơ tay mà khuyến khích
bạn xin lỗi cô => khen ngợi bạn đã dũng cảm
nhận lỗi, điều này thật đáng khen.
- Phân tích:
+Giáo viên đặt câu hỏi:
 Dũng cảm nhận lỗi chúng ta sẽ cảm thấy
thế nào?
 Con sẽ làm gì nếu con cố ý hoặc không
may mắc lỗi?
Kết luận:
+ Dũng cảm nhận lỗi là khi mình vi phạm nội
quy, quy định hoặc một điều gì đó gây tổn thất,
mình dũng cảm nói ra lỗi lầm của mình và sửa
lại lỗi lầm đó.
+ Mỗi chúng ta, ai cũng có thể mắc sai lầm, điều
quan trọng là chúng ta dũng cảm nhận ra lỗi lầm
của mình, tự chịu trách nhiệm về những điều ta
đã làm.
=>Thông điệp chính: các bạn trung thực thật
đáng khen và những bạn dũng cảm nhận lỗi cũng
đáng khen. Con dám nói ra được lỗi lầm của
mình, nhận ra điều mình đã làm sai để sửa lại lỗi
lầm đó.
9 Thực hành 2 “Một phút dũng cảm” Học sinh thực
- Tên hoạt động: “Một phút dũng cảm” hiện hành động
- Cách thực hiện: dũng cảm nhận
+ Giáo viên chuẩn bị các lá thăm ghi các câu hỏi ra lỗi khi mình
cho học sinh trả lời. mắc lỗi, trung
+ Các câu hỏi: thực nói ra sự
 Con đã bao giờ nói dối chưa? thật

PAGE \* MERGEFORMAT 224


 Con đã nói dối về điều gì?
 Con đã từng nói dối ai?
 Con cảm thấy như thế nào khi mình nói
dối?
 Nếu con đã từng mắc lỗi, con đã dũng
cảm nhận lỗi bao giờ chưa?
 Con cảm thấy như thế nào khi mình dũng
cảm nhận lỗi?
 Nếu con đã từng mắc lỗi và muốn dũng
cảm nhận lỗi với một ai đó, con sẽ nói
như thế nào?
 Qua bài học ngày hôm nay, con nhận ra
điều gì?
- Giáo viên khuyến khích học sinh lên tham gia
hoạt động
(Học sinh bốc lá thăm cho giáo viên đọc câu
hỏi).
- Giáo viên khuyến khích, động viên học sinh tự
tin tham gia hoạt động, dũng cảm nhận lỗi với
người khác và tặng quà cho những bạn dũng cảm
tự tin lên chia sẻ trước lớp.
10 Nội dung 3 0 0
11 Thực hành 3 0 0
12 Trắc nghiệm Câu hỏi trắc nghiệm – tương tác với học sinh Học sinh trả lời,
bài học củng cố bài học

13 Kết luận -Giáo viên đưa ra kết luận chung: Học sinh nắm
chung +Trung thực, dám nhận lỗi sẽ giúp bản thân được nội dung
được thoải mái, vui vẻ, mọi chuyện rõ ràng và cốt lõi của bài
sáng tỏ hơn.
PAGE \* MERGEFORMAT 224
+Dũng cảm nhận lỗi là khi mình vi phạm nội
quy, quy định hoặc một điều gì đó gây tổn thất,
mình dũng cảm nói ra lỗi lầm của mình và sửa
lại lỗi lầm đó.
+Mỗi chúng ta, ai cũng có thể mắc sai lầm, điều
quan trọng là chúng ta dũng cảm nhận ra lỗi lầm
của mình, tự chịu trách nhiệm về những điều ta
đã làm.
14 Ứng dụng Hoạt động: “Đọc thơ một phút dũng cảm” Học sinh biết
thực tế và Bài -Tên hoạt động: “Đọc thơ một phút dũng cảm” cách ứng dụng
tập về nhà -Cách thực hiện: thực tế
+Giáo viên đọc cho học sinh nghe bài thơ
Em làm vỡ cốc rồi
Nhưng mẹ em đang ngồi
Mẹ không biết gì cả
Nhưng em rất dũng cảm
Em dám nhận lỗi ngay
Em nói xin lỗi mẹ.
Mẹ ôm em yêu em
Mà không trách không phạt
Em thấy mình thật giỏi
Một phút dũng cảm ngay.
+Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thuộc bài
thơ.
-Giáo viên đưa ra bài tập về nhà:
Con hãy dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc lỗi
nhé.
15 Tổng kết Tổng kết kiến thức: Neo kiến thức
- Giáo viên cùng học sinh nhắc lại tên bài học và giúp học sinh
nội dung chính của bài: ghi nhớ bài học
PAGE \* MERGEFORMAT 224
+Tên bài học: Dũng cảm nhận lỗi

KHỐI 1 - BÀI 25: EM LÀ NGƯỜI TRUNG THỰC

Mục tiêu bài dạy:


 Học sinh ghi nhớ khái niệm trung thực là nói đúng sự thật, nói đúng sự việc đã xảy ra.
 Học sinh tự ý thức bản thân luôn trung thực với chính mình và trung thực với mọi
người xung quanh.
 Học sinh ghi nhớ một người được coi là không trung thực khi người đó phạm phải
một trong bốn yếu tố: cố ý lừa dối người khác, nói điều không thật vật không có, cố
gắng lừa dối bằng lời nói và cử chỉ, người nghe tin theo lời nói dối ấy và cử chỉ ấy.
 Học sinh thực hành thể hiện sự trung thực qua các hành động mỗi ngày.
Các vấn đề khó khăn lường trước và cách giải quyết:
Các vấn đề cần lường Cách giải quyết:
trước: - Giáo viên nhắc học sinh
- Học sinh chạy trước khi chơi phải nhẹ
lộn xộn khi chơi nhàng không đẩy bạn
trò chơi - Giáo viên khuyến khích,
- Học sinh ngại động viên học sinh trả lời
đưa ra câu trả lời
I. Đồ dùng cần chuẩn bị:
-Chuẩn bị của giáo viên -Chuẩn bị của học sinh:
+ Giáoán. + Bút
+ Quà, phấn + Vở kỹ năng sống
+ Slide/phiếu bài
tập
+Tranh vé tàu
J. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tên HĐ Giáo viên Học sinh
1. Khởi động Hoạt động 1: trò chơi “Làm theo cô nói” Hs tham gia trò chơi
-Tên trò chơi: “Làm theo cô nói” cùng GV Bài hát “Tập
-Cách chơi: thể dục buổi sáng”
+Giáo viên mời tất cả các bạn cùng đứng lên
tham gia trò chơi.
PAGE \* MERGEFORMAT 224
+Giáo viên hướng dẫn học sinh trung thực thực
hiện theo những hành động cô hát theo bài hát
“Tập thể dục buổi sáng” và không thực hiện
theo những gì cô làm.
+Giáo viên thực hiện ngược lại, khác với những
hành động cô hát theo bài hát.
+Các hành động:
 Nâng hai cái tay với lấy ông mặt trời.
 Hai bàn tay chạm vai rồi bé lắc, lắc cái
hông.
 Chân bé nâng thật cao, bước đều bước
thật nhịp nhàng.
 Rồi bé xoay một vòng, cười thật to lên
nào.
(Giáo viên chỉ cho học sinh nghe nhạc và cô hát
cùng, không cho học sinh xem video, giáo viên
làm ngược lại bài hát.)
+Giáo viên khuyến khích học sinh tham gia trò
chơi.
-Luật chơi:
+Học sinh thực hiện giống cô làm, không làm
theo cô nói sẽ không được tham gia trò chơi
nữa.
-Phân tích:
+Giáo viên đặt câu hỏi:
 Tên trò chơi là gì?
 Khi cô nói những hành động trong bài
hát nhưng làm không giống như vậy gọi
là gì?
 Trung thực là gì?
-Giáo viên khuyến khích và ghi nhận câu trả lời
của học sinh.
=>Thông điệp chính: con cảm thấy vui vẻ, hào
hứng khi tham gia trò chơi. Các con nhận ra
PAGE \* MERGEFORMAT 224
được trung thực là nói đúng sự thật.
2. Ôn bài cũ Hoạt động 2: thảo luận/ hỏi đáp HS nhắc lại nội dung
-Giáo viêncho học sinh trao đổi đôi về bài học kiến thức bài học trước
trước hoặc đặt câu hỏi để Học sinhtrả lời.
+Bài học trước tên là gì?
+Có những nội dung gì? Con đã được tham gia
những hoạt động gì?
+Con đã áp dụng vào những hoạt động thường
ngày như thế nào?
3. Giới thiệu bài -Giáo viêngiới thiệu tên bài học “Em là người - HS đọc to tên bài học
mới trung thực”
-Học sinh nhắc lại tên bài học.
4. Học qua câu -Giáo viên sử dụng câu chuyện hoặc video đã - HS theo dõi video
chuyện có sẵn trong phần mềm

5. Trắc nghiệm -Giáo viênsử dụng các câu hỏi lựa chọn đã có - HS trả lời câu hỏi trắc
sẵn trong phần mềm nghiệm
6 Nội dung 1 Hoạt động 3: xem video “Cậu bé trung thực” - HS theo dõi câu
Tên hoạt động: xem video “Cậu bé trung thực”. chuyện
-Giáo viên đặt câu hỏi: - Trả lười câu hỏi gv
 Video có tên là gì? đưa ra
 Hai anh chị trong video bị mất gì?
 Cậu bé đã nhặt được tiền và suy nghĩ
như thế nào?
 Cuối cùng cậu bé đã làm gì?
 Theo con, trung thực là gì?
-Giáo viên khuyến khích và ghi nhận câu trả lời
của học sinh.
-Giáo viên đưa ra kết luận:
Kết luận: trung thực là nói đúng sự thật, nói
đúng sự việc đã xảy ra.
=>Thông điệp chính: các con nhớ và hiểu được
trung thực là nói đúng sự thật, nói đúng sự việc
đã xảy ra và trung thực với chính bản thân
PAGE \* MERGEFORMAT 224
mình.
7. Thực hành 1 Hoạt động 4: trò chơi “Ai nói sự thật” - HS tham gia trò chơi
-Tên hoạt động: “Ai nói sự thật” cùng GV
-Cách thực hiện: - Xử lý tình huống
+Giáo viên chia lớp làm hai đội, mỗi đội có
nhiệm vụ tìm ra các bạn trung thực trong các
tình huống giáo viên đưa ra.
+Các tình huống:
 Tùng không làm bài tập về nhà trước khi
đến lớp, bạn bảo với cô rằng mình để
quên vở bài tập ở nhà.
 Tuấn mượn đồ và làm mất đồ của bạn.
Tuấn xin lỗi bạn và mong bạn tha thứ.
 Huy chơi đá bóng trong nhà làm vỡ lọ
hoa của mẹ. Huy bảo với mẹ là con mèo
làm vỡ lọ hoa.
 Minh nói chuyện riêng trong lớp nhưng
bạn nói với cô bạn không nói chuyện
riêng.
 Cô giáo giao bài tập về nhà, mẹ hỏi Chi
hôm nay có bài tập về nhà không, Chi
nói với mẹ hôm nay không có bài tập về
nhà.
 Maichơi trò chơi với bạn, không may
làm bạn ngã. Mai đỡ bạn dậy và xin lỗi
bạn.
+Giáo viên cho mỗi đội thảo luận trong một
phút để tìm ra các bạn trung thực.
+Giáo viên mời đại diện mỗi đội đưa ra đáp án
“Ai là người nói sự thật”.
-Phân tích:
+Giáo viên đặt câu hỏi:
 Tên hoạt động là gì?
 Những bạn nào nói không đúng sự thật?
PAGE \* MERGEFORMAT 224
 Những bạn nào nói đúng sự thật?
 Theo con, trung thực là gì?
-Giáo viên ghi nhận câu trả lời của các bạn và
khen ngợi những bạn trả lời đúng.
8. Nội dung 2 -Hoạt động 5: kể chuyện “Bài học về sự tin - HS lắng nghe câu
tưởng” chuyện
-Tên hoạt động: kể chuyện “Bài học về sự tin - Trả lời câu hỏi GV
tưởng” đưa ra
-Cách thực hiện:
+Giáo viên kể câu chuyện “Bài học về sự tin
tưởng”.
-Phân tích:
+Giáo viên đặt câu hỏi:
 Tên câu chuyện là gì?
 Trong câu chuyện có những nhân vật
nào?
 Bạn An đã làm gì?
 Cuối cùng nhà bạn An bị làm sao?
 Nếu con là bạn, con sẽ làm gì?
+Giáo viên khuyến khích và ghi nhận câu trả lời
của học sinh.
+Giáo viên tặng quà cho học sinh trả lời đúng
và đưa ra kết luận:
Kết luận:
+Ở đây chỉ nói sự thật là trung thực với chính
mình và trung thực với lời nói của mình.
+Một người được coi là không trung thực khi
người đó phạm phải một trong bốn yếu tố:
 Cố ý lừa dối người khác.
 Nói điều không thật vật không có.
 Cố gắng lừa dối bằng lời nói và cử chỉ.
 Người nghe tin theo lời nói dối ấy và cử
chỉ ấy.

PAGE \* MERGEFORMAT 224


=>Thông điệp chính:
+Các con hứa không vi phạm một trong bốn
yếu tố của một người không trung thực:
 Cố ý lừa dối người khác.
 Nói điều không thật vật không có.
 Cố gắng lừa dối bằng lời nói và cử chỉ.
 Người nghe tin theo lời nói dối ấy và cử
chỉ ấy.
9. Thực hành 2 Hoạt động 5: Nhận huy hiệu “Em là người - HS tham gia hoạt
trung thực” động cùng GV và các
-Tên hoạt động: Nhận huy hiệu “Em là người bạn
trung thực”
-Cách thực hiện:
+Giáo viên chuẩn bị các sticker trung thực.
+Để có những tấm vé, mỗi học sinh giơ tay phát
biểu bốn yếu tố mà người không trung thực vi
phạm và cách để không vi phạm là không thực
hiện bốn yếu tố đó.
Lưu ý: Giáo viên có thể cho học sinh nói theo
nhóm, mỗi nhóm nói 1 yếu tố, nhóm sau không
nói trùng với nhóm trước để tiết kiệm thời gian
phát sticker trung thực.
-Luật chơi:
+Học sinh nào nhớ cả bốn điều sẽ được phát
sticker trung thực.
-Phân tích:
+Giáo viên đặt câu hỏi :
 Tên trò chơi là gì?
 Một người không trung thực khi vi phạm
bốn yếu tố nào?
 Theo con, để không vi phạm bốn yếu tố
không trung thực, chúng ta cần phải làm
gì?
-Giáo viên ghi nhận câu trả lời của học sinh và
PAGE \* MERGEFORMAT 224
khen ngợi những học sinh trả lời câu hỏi của cô.
-Giáo viên phát vé tàu cho các bạn trả lời đúng.
10. Nội dung 3 0 0
11. Thực hành 3 0 0
12. Trắc nghiệm - GV đưa ra câu hỏi trắc nghiệm bài học - hs trả lời câu hỏi
bài học

13. Kết luận -Giáo viên đưa ra kết luận chung: - HS nhắc lại nội dung
chung +Trung thực là nói đúng sự thật, nói đúng sự kiến thức bài học cũ
việc đã xảy ra.
+Các con cùng hứa với nhau mình sẽ không
phạm phải bốn yếu tố: cố ý lừa dối người khác,
nói điều không thật vật không có, cố gắng lừa
dối bằng lời nói và cử chỉ, người nghe tin theo
lời nói dối ấy và cử chỉ ấy.
14. Ứng dụng Hoạt động 6: trò chơi “Em là người trung - HS ứng dụng kiến
thực tế thực” thức vào bài học cuộc
-Tên hoạt động: trò chơi “Em là người trung sống
thực”
-Cách thực hiện:
+Giáo viên cho học sinh tô màu sticker trung
thực.
+Giáo viên cho học sinh xếp theo hàng và di
chuyển theo nhạc đi xung quanh lớp học. Khi
nhạc dừng thì cả lớp dừng lại, quay mặt vào
nhau và nói to tớ là người trung thực. Khi nhạc
tiếp tục thì các bạn tiếp tục di chuyển.
-Giáo viên đưa ra bài tập về nhà:
 Con hãy chia sẻ bài học hôm nay cho bố mẹ
cùng biết và hỏi các thành viên trong gia đình
mình điều đã trung thực và chia sẻ điều đó
trong buổi học tới nhé.
15. Tổngkết Tổng kết kiến thức: - Hs đọc to tên bài

PAGE \* MERGEFORMAT 224


- Giáo viên cùng học sinh nhắc lại tên bài học - Ứng dụng kiến thức
và nội dung chính của bài. vào cuộc sống
+Tên bài học: Em là người trung thực

-Lưu ý:
+Giáo viên đặt câu hỏi, khuyến khích học sinh lên tham gia chơi trò
chơi.
+Câu chuyện “Bài học về sự tin tưởng”:
An là một cậu bé khá nghịch ngợm và hiếu động. Một hôm, ở quê có
việc gấp nên bố mẹ An phải về quê sắp xếp công việc. Bố mẹ giao
nhiệm vụ cho An trông nhà cẩn thận khi bố mẹ đi vắng, có chuyện gì
nhờ cô chú hàng xóm giúp đỡ. An vâng lời bố mẹ rồi khóa cửa cẩn
thận, ở trong nhà một mình. Ngày đầu tiên, chơi được một lúc, An cảm
thấy chán nản vì không có ai chơi cùng mình. An suy nghĩ trong đầu:
- Chán nhỉ, bây giờ có trò gì chơi thì thật là thích!Hay là đêm
nay mình trêu mọi người cho vui.
Thế là An nghĩ ra một trò chơi cho đỡ buồn. Đợi đến 11 giờ đêm, An
hô to khắp xóm:
- Cướp! Cướp! Cướp!
Hàng xóm nhà An nghe thấy có tiếng hô to, tức tốc chạy sang nhà
An nhưng khi đến nơi họ chẳng thấy cướp đâu, chỉ thấy An ôm bụng
cười ngặt nghẽo vì đã lừa được họ. An còn hát tiếp:
- Cướp! Cướp! Cướp con ngựa ô ngàn năm thương nhớ.
Họ tức giận rồi bỏ về khó chịu. Ngày hôm sau, đến 11 giờ đêm,
An lại tiếp tục la lên thật to:
- Cướp! Cướp! Cướp!
Và một lần này cũng như lần trước, hàng xóm nhà An lại lập tức
chạy sang để giúp đỡ cậu, nhưng họ lại chẳng thấy tên cướp nào, chỉ
thấy An nghịch ngợm ôm bụng cười khoái chí, hát vang:
- Cướp! Cướp! Cướp con ngựa ô ngàn năm thương nhớ.
Họ lại tức giận bỏ về và thấy quá mệt mỏi với trò chơi của An.
Thế rồi ngày thứ ba, đến 11 giờ đêm, An đang chuẩn bị đi ngủ thì bỗng
cửa nhà cậu có tiếng:
- Cạch, cạch, cạch.
PAGE \* MERGEFORMAT 224
An thầm nghĩ: “Hay là bố mẹ đã về nhỉ?” An chạy ngay ra mở
cửa thì không thấy ai cả.Nhưng khi quay vào nhà thì chiếc tivi của nhà
cậu bỗng nhiên đã biến mất. An sợ quá hô to:
- Cướp! Cướp! Cướp!
Nhưng chẳng có ai đến giúp cậu cả. Những người hàng xóm
tưởng rằng An lại nói dối họ nên chẳng có ai bận tâm đến lời kêu cứu
của cậu.Hôm sau bố mẹ An về, vào nhà không thấy tivi đâuliền hỏi An:
- Tivi nhà mình đâu rồi con?
An buồn bã trả lời bố mẹ:
- Con không biết, đêm hôm qua lúc không thấy tivi đâu, con
hô mọi người đến giúp mà không ai sang giúp cả?
Bố mẹ thấy An bảo vậy liền sang hỏi hàng xóm. Mọi người mới bảo:
- Hai hôm trước An hôm nào 11 giờ tối cũng hô có cướp đến,
nhưng khi chúng tôi sang thì không có trộm đâu cả. Đến lần
thứ ba thì chúng tôi không tin tưởng cậu bé được nữa!
Bố mẹ biết rõ sự tình, về nhà nhắc nhở cậu:
- An ạ! Chúng ta không nên nói dối người khác vì như vậy là
không tốt con ạ. Đến khi mình nói thật thì chẳng có ai tin
mình và giúp đỡ mình nữa!
An nghe vậy, mới hiểu ra sự việc tại sao không ai đến giúp
mình. Cậu hối hận lắm và kể từ đó cậu không bao giờ nói dối trêu
người khác nữa.

BÀI 26: HỢP TÁC LÀ LÀM VIỆC CÙNG NHAU

Mục tiêu bài dạy:


 Học sinh hiểu hợp tác là mọi người cùng giúp đỡ nhau thực hiện một công việc/nhiệm
vụ nào đó.
 Học sinh hiểu được ý nghĩa của hợp tác sẽ giúp công việc chung được hoàn thiện
nhanh hơn, đạt hiệu quả hơn. Khi hợp tác với nhau chúng ta sẽ tạo nên một sức mạnh.
 Học sinh có ý thức hợp tác cùng với mọi người, chủ động tham gia công việc và làm
cùng mọi người trong các công việc chung.

PAGE \* MERGEFORMAT 224


 Học sinh thực hành các tình huống cần hợp tác với mọi người: công việc nhà giúp bố
mẹ, công việc trên lớp cùng bạn bè, công việc chung ngoài xã hội.
Các vấn đề khó khăn lường trước và cách giải quyết:
Các vấn đề cần lường Cách giải quyết:
trước: - Giáo viên nhắc học sinh
- Học sinh chạy trước khi chơi phải nhẹ
lộn xộn khi chơi nhàng không đẩy bạn
trò chơi - Giáo viên khuyến khích,
- Học sinh ngại động viên học sinh trả lời
đưa ra câu trả lời
K. Đồ dùng cần chuẩn bị:
-Chuẩn bị của giáo viên -Chuẩn bị của học sinh:
+ Giáo án + Bút
+ Khăn bịt mắt + Vở kỹ năng sống
+ Quà, phấn
+ Slide/phiếu bài
tập
L. Các hoạt động dạy học chủ yếu
STT TIÊU ĐỀ GIÁO VIÊN HỌC SINH
1 Khởi động Hoạt động 1: trò chơi “Ghép phao” Học sinh hào
- Tên hoạt động: trò chơi “Ghép phao” hứng tham gia trò
- Cách thực hiện: chơi và nhận ra
+ Giáo viên hô “Ghép phao, ghép phao” được tình huống
+ Học sinh đáp “Phao mấy, phao mấy” hợp tác cùng nhau
+ Giáo viên sẽ đưa ra số lượng người tạo thành
một phao.
+Học sinh sẽ tạo thành một nhóm theo yêu cầu
của giáo viên bằng cách cầm tay nhau.
Ví dụ: Phao ba người thì nhóm ba học sinh sẽ
cầm tay nhau.
PAGE \* MERGEFORMAT 224
-Luật chơi:
+Học sinh nhanh chóng tạo nhóm theo yêu cầu
của giáo viên.
+Học sinh nào không tìm được nhóm thì phải
ngồi xuống.
-Phân tích:
+GV đặt câu hỏi:
 Tên trò chơi là gì?
 Theo con, trò chơi này con chơi một mình
có được không?
 Khi cô đưa ra yêu cầu tạo các nhóm phao
hai người, ba người, bốn người thì con
phải làm gì để tạo được nhóm phao đó?
-Giáo viên khuyến khích, ghi nhận câu trả lời của
học sinh.
=>Thông điệp chính: con cảm thấy vui vẻ, hào
hứng khi tham gia trò chơi. Các con hiểu được
khi chơi trò chơi hay làm một việc chung thì
chúng ta cần phải hợp tác, hỗ trợ nhau.
2 Ôn bài cũ Hoạt động 2: thảo luận/ hỏi đáp Học sinh nhớ lại
- Giáo viên cho học sinh trao đổi đôi về bài học tên bài học cũ và
trước hoặc đặt câu hỏi để học sinh trả lời. nội dung bài học
+ Bài học trước tên là gì? mình đã rút ra từ
+ Có những nội dung gì? Con đã được tham gia buổi trước.
những hoạt động gì?
+ Con đã áp dụng vào những hoạt động thường
ngày như thế nào?
- Tên bài học: Em là người trung thực
3 Giới thiệu bài - Giáo viên giới thiệu tên bài học “Hợp tác là làm Học sinh hiểu
mới việc cùng nhau” được ý nghĩa của
PAGE \* MERGEFORMAT 224
- Học sinh nhắc lại tên bài học. bài học và có thể
nhớ tên bài học
4 Học qua câu - Giáo viên sử dụng câu chuyện hoặc video đã có Học sinh nhận ra
chuyện sẵn trong phần mềm được tác dụng khi
mọi người cùng
hợp tác với nhau
5 Trắc nghiệm - Giáo viên sử dụng các câu hỏi lựa chọn đã có Học sinh hiểu
tình huống sẵn trong phần mềm những thông tin
có trong câu
chuyện/video và
đưa ra những bài
học con tự rút ra
sau khi xem
video/câu chuyện
6 Nội dung 1 “Bài tập hợp tác” Học sinh hiểu hợp
- Tên hoạt động: “Bài tập hợp tác” tác là mọi người
- Cách thực hiện: cùng giúp đỡ
+ Giáo viên mời một học sinh lên bảng và đưa ra nhau thực hiện
nhiệm vụ: một công
“Con hãy bê bàn giáo viên đến vị trí giữa lớp việc/nhiệm vụ
học” nào đó
+ Khi học sinh bê bàn đến giữa lớp giáo viên cho
dừng lại và hỏi cảm giác của học sinh khi bê
chiếc bàn.
(Lưu ý giáo viên mời học sinh yếu hơn trước, sau
đó hỏi học sinh khỏe sau)
+ Giáo viên mời thêm một bạn tiếp theo bê bàn
cùng học sinh ban đầu ra vị trí cửa lớp, giáo viên
tiếp tục hỏi cảm giác của hai bạn khi bê bàn.
+ Lần cuối, giáo viên mời thêm một bạn cùng hai
PAGE \* MERGEFORMAT 224
bạn ban đầu bê lại bàn từ cửa lớp về vị trí ban
đầu và hỏi cảm giác của cả ba bạn khi cùng bê
bàn.
- Phân tích:
+ Giáo viên đặt câu hỏi:
 1 bạn bê bàn với 3 bạn cùng bê thì lần nào
dễ dàng hơn?
 Theo con, cả ba bạn cùng làm việc với
nhau như vậy gọi là gì?
 Theo con, hợp tác là gì?
- Giáo viên nhận xét và ghi nhận câu trả lời của
học sinh và đưa ra kết luận.
Kết luận: Hợp tác là mọi người cùng giúp đỡ
nhau thực hiện một công việc/nhiệm vụ để đạt
một mục tiêu nào đó.
=>Thông điệp chính: các con hiểu được khái
niệm hợp tác là mọi người cùng giúp đỡ nhau
thực hiện một công việc/nhiệm vụ để đạt một mục
tiêu chung của nhóm, tập thể.
7 Thực hành 1 Hoạt động 4: trò chơi “Hợp tác giúp sức” Học sinh hiểu hợp
- Tên hoạt động: trò chơi “Hợp tác giúp sức” tác là mọi người
- Cách chơi: cùng giúp đỡ
+ Giáo viên chia lớp thành 3 đội. nhau thực hiện
+ Giáo viên phát cho mỗi đội 4 quả bóng bay. một công
+ Lần lượt 2 bạn một dùng lưng của mình để giữ việc/nhiệm vụ
một quả bóng và di chuyển từ cuối lớp đến bục nào đó
giảng.
- Luật chơi:
+ Chỉ được dùng lưng và không dùng tay.
+ Đội nào đến đích trước sẽ giành chiến thắng.

PAGE \* MERGEFORMAT 224


+ Đội nào làm rơi bóng sẽ phải quay lại đi lại từ
đầu.
- Giáo viên khuyến khích, tặng quà cho đội dành
chiến thắng.
- Phân tích:
+ Giáo viên đặt câu hỏi:
 Tên trò chơi là gì?
 Để giữ bóng không bị rơi, chúng ta cần
phải làm gì?
 Vậy hợp tác là gì?
8 Nội dung 2 - Giáo viên trình chiếu các bức tranh có tên “Sức Học sinh hiểu
mạnh của làm việc nhóm” được ý nghĩa của
- Giáo viên đặt câu hỏi: hợp tác sẽ giúp
+ Các bức tranh có tên là gì? công việc chung
+ Có những con vật nào, nhân vật nào trong bức được hoàn thiện
tranh? nhanh hơn, đạt
+ Các bạn kiến đã cùng nhau làm gì? hiệu quả hơn và
+ Các chú công nhân cùng nhau làm gì? khi hợp tác với
- Giáo viên khuyến khích học sinh đưa ra câu trả nhau chúng ta sẽ
lời, ghi nhận những bạn xung phong. cùng nhau tạo ra
- Kết luận: ý nghĩa của sự hợp tác sẽ giúp công được sức mạnh
việc chung được hoàn thiện nhanh hơn, đạt hiệu
quả hơn. Khi hợp tác chúng ta sẽ cùng nhau tạo
ra sức mạnh.
=>Thông điệp chính: các con hiểu được hợp tác
sẽ mang lại nhiều lợi ích giúp cho công việc, học
tập được hoàn thiện nhanh hơn, đạt hiệu quả hơn
và tạo được một sức mạnh to lớn.
9 Thực hành 2 Trò chơi “Cưỡi ngựa về đích” Học sinh hiểu
- Tên hoạt động: “Cưỡi ngựa về đích” được ý nghĩa của
PAGE \* MERGEFORMAT 224
- Cách thực hiện: hợp tác sẽ giúp
+ Giáo viên mời bốn bạn chia làm hai đội tham công việc chung
gia trò chơi. được hoàn thiện
+ Mỗi đội gồm hai bạn: nhanh hơn, đạt
 Một học sinh đóng vai làm tướng hiệu quả hơn và
 Một học sinh đóng vai ngựa, bịt mắt và khi hợp tác với
cõng bạn tướng. nhau chúng ta sẽ
(Giáo viên lựa chọn học sinh phù hợp với các cùng nhau tạo ra
vai, bạn làm tướng bé hơn bạn làm ngựa) được sức mạnh
+ Học sinh đóng vai ngựa bị bịt mắt sẽ có nhiệm
vụ cõng bạn đóng vai tướng. Bạn tướng sẽ chỉ
đường cho bạn ngựa di chuyển từ vạch xuất phát
là cuối lớp để đến đích là bảng đen.
+ Đội nào đến được đích trước sẽ giành chiến
thắng.
- Luật chơi:
+ Học sinh đóng vai ngựa sẽ phải lắng nghe thật
kỹ chỉ dẫn của bạn tướng để di chuyển thật
nhanh đến lớp.
+ Nếu bạn tướng bị ngã thì đội sẽ phải quay lại vị
trí xuất phát để đi lại.
- Giáo viên khuyến khích học sinh lên tham gia
trò chơi.
- Phân tích:
+Giáo viên đặt câu hỏi:
 Tên trò chơi là gì?
 Đội nào đã giành chiến thắng?
 Theo con, để chơi thắng được trò chơi,
mỗi đội cần phải làm gì?
 Vậy điều đó đã giúp gì cho mỗi đội chơi?

PAGE \* MERGEFORMAT 224


- Giáo viên nhận xét, khuyến khích và ghi nhận
câu trả lời của học sinh.
10 Nội dung 3 Kể chuyện “Nhổ củ cải” Học sinh có ý
- Giáo viên kể câu chuyển “Nhổ củ cải” cho học thức hợp tác cùng
sinh lắng nghe. với mọi người,
(Câu chuyện ở phần lưu ý) chủ động tham
- Giáo viên đặt câu hỏi: gia công việc và
 Câu chuyện có tên là gì? biết được các tình
 Ban đầu các nhân vật nhổ củ cải gặp khó huống cần hợp tác
khăn gì? với mọi người:
 Khi có mọi người hợp tác với nhau cùng công việc nhà
thực hiện, công việc nhổ củ cải có gặp khó giúp bố mẹ, công
khăn không? việc trên lớp cùng
 Nếu mọi người không chủ động, ý thức bạn bè, công việc
cùng hợp tác với nhau, chuyện gì sẽ xảy chung ngoài xã
ra? hội
 Theo con, con sẽ hợp tác trong các tình
huống như thế nào?
- Giáo viên khuyến khích và ghi nhận câu trả lời
của học sinh.
- Kết luận:
+ Khi hợp tác, chúng ta cần phải chủ động, có ý
thức hợp tác cùng với mọi người, có trách nhiệm
hoàn thành công việc chung.
+ Chúng ta không nên ỷ lại hay mặc kệ người
khác trong các công việc, nhiệm vụ chung.
+ Các tình huống chúng ta cần hợp tác:
 Công việc nhà giúp bố mẹ: cùng bố mẹ
quét nhà, đổ rác, lau dọn nhà cửa cùng
anh/chị, phơi quần áo cùng bố mẹ…

PAGE \* MERGEFORMAT 224


 Công việc trên lớp cùng bạn bè: làm bài
tập nhóm trên lớp, trực nhật theo tổ, dọn
vệ sinh trường học, tham gia văn nghệ
cùng lớp…
 Công việc ngoài xã hội: dọn vệ sinh phố
phường, trồng cây cùng xóm làng chỗ
mình ở, giúp các bạn cùng bảo vệ môi
trường trong và ngoài trường học…
=>Thông điệp chính: các con biết được các tình
huống mà chúng ta cần phải hợp tác cùng nhau,
có ý thức chủ động hợp tác cùng với mọi người,
không nên ỷ lại hay mặc kệ người khác để công
việc, nhiệm vụ chung được hoàn thành.
11 Thực hành 3 “Yes/No” Học sinh biết
- Tên hoạt động: “Yes/No” được các tình
- Cách thực hiện: huống cần hợp tác
+ Giáo viên đọc các tình huống với mọi người:
Các tình huống: công việc nhà
 Cô giáo tổ chức trò chơi trên lớp, Nam giúp bố mẹ, công
không tham gia cùng các bạn mà ngồi việc trên lớp cùng
chơi một mình. bạn bè, công việc
 Hôm nay là đến phiên trực nhật của tổ chung ngoài xã
mình. Lan rủ các bạn chủ động cùng đi hội.
học sớm để cùng nhau dọn vệ sinh lớp
học.
 Trường tổ chức văn nghệ và lớp Nam cần
một tiết mục hát tập thể. Nam có năng
khiếu hát nhưng bạn không muốn tham
gia cùng lớp.
 Mẹ đi công tác mấy hôm. Mạnh rủ em gái
PAGE \* MERGEFORMAT 224
chủ động cùng nhau quét dọn nhà cửa,
phơi quần áo, nấu cơm giúp bố.
 Khu xóm cùng tổ chức dọn vệ sinh tập thể.
Tuấn và Hùng rủ nhau đi chơi game để
không phải dọn vệ sinh cùng với mọi
người.
 - Học sinh lắng nghe và lựa chọn xem các tình
huống của giáo viên là hợp tác hay không phải
hợp tác.
 + Nếu tình huống cần hợp tác: hô to “Yes”
 + Nếu tình huống không phải là hợp tác: hô to
“No”
 - Giáo viên khuyến khích và ghi nhận học sinh
tham gia trò chơi.
- Phân tích
+ GV đặt câu hỏi:
 Tên hoạt động là gì?
 Những tình huống nào cần chúng ta hợp tác?
 Những tình huống nào không phải là chúng
ta hợp tác?
-Giáo viên nhận xét, ghi nhận câu trả lời của các
bạn và khen ngợi những bạn trả lời đúng.
12 Trắc nghiệm Câu hỏi trắc nghiệm – tương tác với học sinh Học sinh trả lời,
bài học củng cố bài học
13 Kết luận - Giáo viên đưa ra kết luận chung: Giúp học sinh
chung + Hợp tác là mọi người cùng giúp đỡ nhau thực nắm được nội
hiện một công việc/nhiệm vụ nào đó. dung cốt lõi của
+ Hợp tác sẽ giúp công việc chung được hoàn bài
thiện nhanh hơn, đạt hiệu quả hơn.
+ Khi hợp tác, chúng ta cần phải chủ động, có ý
PAGE \* MERGEFORMAT 224
thức hợp tác cùng với mọi người, có trách nhiệm
hoàn thành công việc chung. Chúng ta không nên
ỷ lại hay mặc kệ người khác trong các công việc,
nhiệm vụ chung.
+ Các công việc cần hợp tác: công việc nhà giúp
bố mẹ, công việc trên lớp cùng bạn bè, công việc
ngoài xã hội.

14 Ứng dụng Hoạt động: “Lớp học sạch sẽ” Học sinh biết
thực tế và Bài -Giáo viên tổ chức cho học sinh hợp tác cùng cách ứng dụng
tập về nhà nhau: sắp xếp lại đồ dùng trong lớp, kê lại bàn thực tế
ghế, dọn dẹp lớp học để lớp học trở nên gọn
gàng.
-Giáo viên đưa ra bài tập về nhà:
Về nhà, con hãy hợp tác cùng bố mẹ làm một
công việc mà bố mẹ vẫn thường làm một mình
như rửa bát cùng mẹ, phơi quần áo cùng bố, chơi
trò chơi cùng em…và chia sẻ cảm nhận của con
khi hợp tác làm cùng mọi người trong buổi học
ngày hôm sau.
15 Tổng kết Tổng kết kiến thức: Neo kiến thức
- Giáo viên cùng học sinh nhắc lại tên bài học và giúp học sinh ghi
nội dung chính của bài: nhớ bài học
+Tên bài học: Hợp tác là làm việc cùng nhau
+ Bài tập hợp tác: Sức mạnh của làm việc nhóm
+ Kể chuyện “Nhổ củ cải”
- Kết luận: Hợp tác làm việc cùng nhau sẽ đem
lại kết quả tốt nhất. Nếu không hợp tác và đoàn
kết sẽ không có được kết quả tốt. Hợp tác trong
học tập (cùng nhau thảo luận, làm việc nhóm),
PAGE \* MERGEFORMAT 224
trong cuộc sống hàng ngày...

- Lưu ý:
+ Giáo viên đặt câu hỏi, khuyến khích học sinh lên tham gia chơi trò
chơi, đóng vai tình huống.
+ Giáo viên khuyến khích học sinh cùng tham gia các trò chơi cần sự
hợp tác, đoàn kết cùng với nhau.
+ Câu chuyện “Nhổ củ cải”
Ngày xửa, ngày xưa có hai ông bà già và một cô cháu gái sống trong
ngôi nhà bằng gỗ bên cạnh mảnh vườn xinh xắn. Trong nhà còn có một
con Chó, một con Mèo và một chú Chuột nhắt.
Một hôm, ông già mang về một cây củ cải nhỏ trồng trong vườn. Ngày
ngày, ông ra sức chăm chút cho cây. Chẳng bao lâu nó đã trở thành một
cây cải khổng lồ, to chưa từng thấy.
Một buổi sáng, ông già ra vườn định nhổ củ cải về cho bà cháu và cháu
gái. Ông nhổ mãi, nhổ mãi mà cây cải vẫn không hề nhúc nhích. Ông
gọi bà già:
Bà già chạy ra túm áo ông, ông nắm cây cải nhổ mãi, nhổ mãi vẫn
không được. Bà già gọi cháu gái.
Cháu gái liền chạy lại kéo áo bà, bà túm áo ông, ông nắm cây cải nhổ
mãi, nhổ mãi chẳng ăn thua gì. Cháu gái gọi Chó con. Chó con chạy lại
ngậm lấy bím tóc của cháu gái. Cháu gái kéo áo bà, bà túm áo ông, ông
nắm cây cải. Kéo mãi, nhổ mãi mà cây cải vẫn trơ trơ. Chó con gọi mèo
con. Mèo con chạy lại cắn đuôi Chó con, Chó con ngậm bím tóc cháu
gái, cháu gái kéo áo bà, bà túm áo ông, ông nắm cây cải. Kéo mãi, nhổ
mãi mà cây cải vẫn ì ra. Mèo con gọi Chuột nhắt:
Chuột nhắt chạy lại bắm đuôi Mèo, Mèo cắn đuôi Chó, Chó ngậm bím
tóc cháu gái, cháu gái kéo áo bà, bà túm áo ông, ông nắm cây cải. Một,
hai, ba… Cây cải gan lì đã bị kéo lên khỏi mặt đất.
Tất cả sung sướng, nhảy múa quanh cây cải:

PAGE \* MERGEFORMAT 224


“Nhổ cải lên! Nhổ cải lên!
Ái chà chà! Ái chà chà! Lên được rồi!”
BÀI 27: HỢP TÁC BẰNG LÒNG KIÊN NHẪN

Mục tiêu bài dạy:


 Học sinh hiểu hợp tác là làm việc cùng nhau bằng lòng kiên nhẫn và sự nhẫn nại.
 Học sinh thực hành các hoạt động hợp tác với tinh thần kiên nhẫn và sự nhẫn nại trong
các tình huống: công việc nhà giúp bố mẹ, công việc trên lớp cùng bạn bè, công việc
chung ngoài xã hội.
Các vấn đề khó khăn lường trước và cách giải quyết:
Các vấn đề cần lường Cách giải quyết:
trước: - Giáo viên nhắc học sinh trước khi
- Học sinh chơi phải nhẹ nhàng không đẩy
chạy lộn bạn
xộn khi - Giáo viên khuyến khích, động viên
chơi trò học sinh trả lời
chơi
- Học sinh
ngại đưa ra
câu trả lời
M. Đồ dùng cần chuẩn bị:
- Chuẩn bị của giáo - Chuẩn bị của học sinh:
viên + Bút
+ Giáo án + Vở kỹ năng sống
+ Quà, phấn
+
Slide/phiếu
bài tập
N. Các hoạt động dạy học chủ yếu
STT TIÊU ĐỀ GIÁO VIÊN HỌC SINH
PAGE \* MERGEFORMAT 224
1 Khởi động Hoạt động 1: Xem Video “Clean up song” Học sinh hào
- Mục đích: hứng tham gia
+ Tạo không khí lớp học thoải mái vui vẻ. trò chơi và nhớ
+ Giúp học sinh hào hứng tham gia trò chơi và lại được nội
nhớ lại được nội dung bài học hôm trước hợp tác dung bài học
là làm việc cùng nhau. hôm trước hợp
- Cách thực hiện: Giáo viên phát video “Clean up tác là làm việc
song” cho cả lớp cùng xem. cùng nhau
- Phân tích:
+ Tên bài hát là gì?
+ Những bạn nhỏ trong video cùng nhau làm gì?
+ Các bạn nhỏ hợp tác để làm gì?
+ Giáo viên khuyến khích và ghi nhận câu trả lời
của học sinh.
+ Giáo viên phát lại bài hát và tổ chức cho học
sinh cùng thu dọn lớp học của mình.
- Kết luận: Con cảm thấy vui vẻ, hào hứng khi
tham gia hoạt động. Các con nhớ lại được nội
dung bài học hôm trước, nhớ được hợp tác là làm
việc cùng nhau.

2 Ôn bài cũ 1. Hoạt động 2: thảo luận/ hỏi đáp Học sinh nhớ lại
- Giáo viên cho học sinh trao đổi đôi về bài học tên bài học cũ và
trước hoặc đặt câu hỏi để học sinh trả lời. nội dung bài học
+ Bài học trước tên là gì? mình đã rút ra từ
+ Có những nội dung gì? Con đã được tham gia buổi trước.
những hoạt động gì?
+ Con đã áp dụng vào những hoạt động thường
ngày như thế nào?
2. Kết luận:

PAGE \* MERGEFORMAT 224


- Tên bài học: Hợp tác là làm việc cùng nhau
+ Bài tập hợp tác
+ Sức mạnh của làm việc nhóm
+ Kể chuyện “Nhổ củ cải”
- Bài học:
+ Hợp tác là mọi người cùng giúp đỡ nhau thực
hiện một công việc/nhiệm vụ nào đó.
+ Hợp tác sẽ giúp công việc chung được hoàn
thiện nhanh hơn, đạt hiệu quả hơn.
+ Khi hợp tác, chúng ta cần phải chủ động, có ý
thức hợp tác cùng với mọi người, có trách nhiệm
hoàn thành công việc chung. Chúng ta không nên
ỷ lại hay mặc kệ người khác trong các công việc,
nhiệm vụ chung.
+ Các công việc cần hợp tác: công việc nhà giúp
bố mẹ, công việc trên lớp cùng bạn bè, công việc
ngoài xã hội.
3 Giới thiệu bài - Giáo viên giới thiệu tên bài học “Hợp tác bằng Học sinh hiểu
mới lòng kiên nhẫn” được ý nghĩa
- Nội dung chính của bài: của bài học và
+ Câu chuyện về hợp tác với lòng kiên nhẫn có thể nhớ tên
+ Kể chuyện “Gà trống và Vịt con” bài học
+ Nhận biết các tình huống cần hợp tác
- Lưu ý:
+ Giáo viên đặt câu hỏi, khuyến khích học sinh
lên tham gia chơi trò chơi.
+ Giáo viên hướng dẫn chi tiết cho học sinh chơi
trò chơi “Ba người ba chân”
4 Học qua câu - Giáo viên sử dụng câu chuyện hoặc video đã có Học sinh nhận ra
chuyện sẵn trong phần mềm được kết quả khi
PAGE \* MERGEFORMAT 224
tất cả mọi người
cùng hợp tác
cùng nhau
5 Trắc nghiệm - Giáo viên sử dụng các câu hỏi lựa chọn đã có Học sinh hiểu
tình huống sẵn trong phần mềm những thông tin
có trong câu
chuyện/video và
đưa ra những bài
học con tự rút ra
sau khi xem
video/câu
chuyện
6 Nội dung 1 Kể chuyện “Gà trống và Vịt con” Học sinh hiểu
- Tên hoạt động: kể chuyện “Gà trống và Vịt hợp tác là làm
con” việc cùng nhau
- Cách thực hiện: bằng lòng kiên
+ Giáo viên kể cho học sinh nghe câu chuyện nhẫn và sự nhẫn
“Gà trống và Vịt con”. nại
(Câu chuyện ở phần lưu ý)
- Phân tích:
+ Giáo viên đặt câu hỏi:
 Câu chuyện có tên là gì?
 Vịt con và Gà trống chơi trò chơi gì?
 Khi chơi, hai bạn đã gặp phải chuyện gì?
 Vậy làm thế nào để lấy quả bóng lên?
 Ai là người đã không hợp tác?
 Theo con, hợp tác là làm việc cùng nhau
như thế nào?
- Giáo viên khuyến khích và ghi nhận câu trả lời
của học sinh.
PAGE \* MERGEFORMAT 224
- Giáo viên đưa ra kết luận:
Kết luận: hợp tác là làm việc cùng nhau bằng
lòng kiên nhẫn và sự nhẫn nại.
=>Thông điệp chính: các con nhớ và hiểu được
hợp tác là làm việc cùng nhau bằng lòng kiên
nhẫn và sự nhẫn nại. Khi tham gia các hoạt động
cần sự hợp tác cùng người khác, chúng ta cần
phải biết kiên nhẫn, kiên trì cố gắng hết khả
năng của bản thân.
7 Thực hành 1 Trò chơi “Ba người ba chân” Học sinh hiểu
- Tên hoạt động: “Ba người ba chân” hợp tác là làm
- Cách thực hiện: việc cùng nhau
+ Giáo viên mời chín bạn chia làm ba đội lên bằng lòng kiên
tham gia trò chơi, mỗi đội chơi gồm có ba người. nhẫn và sự nhẫn
+ Giáo viên buộc một chân của ba người lại với nại
nhau.
+ Mỗi đội sẽ di chuyển từ vạch xuất phát là cuối
lớp.
+ Đội nào chạm tay đến bảng trước thì đội đó sẽ
giành chiến thắng.
- Luật chơi:
+ Các đội phải hợp tác cùng nhau để di chuyển
nhanh nhất.
+ Đội nào có thành viên bị ngã phải quay lại
vạch xuất phát để di chuyển lại.
- Giáo viên khuyến khích học sinh tham gia trò
chơi, trao thưởng cho đội giành chiến thắng.
- Phân tích:
+ Giáo viên đặt câu hỏi:
 Trò chơi tên là gì?

PAGE \* MERGEFORMAT 224


 Con gặp khó khăn gì khi chơi trò chơi?
 Nếu khi đội đang đi mà một bạn bị đau
chân quá không đi được thì kết quả như
thế nào?
 Khi đã hợp tác làm việc cùng người khác,
chúng ta cần phải làm gì?
- Giáo viên nhận xét, khuyến khích và ghi nhận
câu trả lời của học sinh.
8 Nội dung 2 1. Nhận diện tình huống hợp tác Học sinh biết
- Giáo viên đưa ra các tình huống hợp tác: các tình huống
+ Tình huống 1: Lan và Mai được cô giáo chia cần hợp tác với
cùng nhóm để hoàn thiện bài báo tường của lớp. tinh thần kiên
Nhưng mới làm được một nửa, Mai đã thấy mỏi nhẫn, sự nhẫn
tay và không muốn làm nữa. Mai bảo Lan tự làm nại: công việc
một mình để bạn nghỉ ngơi. nhà giúp bố mẹ,
+ Tình huống 2: Tuấn và anh cùng được bố mẹ công việc trên
nhờ đi chợ để về nấu cơm. Tuấn nghe lời bố lớp cùng bạn bè,
nhưng khi đi cùng anh, Tuấn bảo anh là mình công việc chung
mệt và bỏ sang nhà bạn chơi. ngoài xã hội
+ Tình huống 3: Gia đình Phương cùng tham
gia hoạt động trồng cây xanh cùng với khu chung
cư. Nhưng làm được một lúc, Phương thấy chán,
bạn xin về trước để đi chơi cùng bạn.
- Giáo viên đặt câu hỏi:
 Theo con, các tình huống nào chúng ta
cần hợp tác?
 Cả ba bạn Mai, Tuấn và Phương đã làm gì
trong các tình huống đó?
 Nếu con là bạn, con sẽ làm gì?
 Theo con, các tình huống nào chúng ta

PAGE \* MERGEFORMAT 224


cần phải hợp tác bằng tinh thần kiên
nhẫn?
- Giáo viên khuyến khích và ghi nhận câu trả lời
của học sinh.
- Giáo viên đưa ra kết luận:
2. Kết luận: các tình huống cần hợp tác với mọi
người bằng tinh thần kiên nhẫn, sự nhẫn nại:
công việc nhà giúp bố mẹ, công việc trên lớp
cùng bạn bè, công việc chung ngoài xã hội.
=>Thông điệp chính: các con biết được khi hợp
tác cùng mọi người chúng ta cần thể hiện tinh
thần kiên nhẫn và sự nhẫn nại trong các tình
huống: công việc nhà giúp bố mẹ, công việc trên
lớp cùng bạn bè, công việc chung ngoài xã hội.
9 Thực hành 2 Trò chơi “Bịt mắt vẽ tranh” Học sinh thực
- Tên hoạt động: “Bịt mắt vẽ tranh” hành các hoạt
- Cách thực hiện: động hợp tác với
+ Giáo viên vẽ một hình khuôn mặt không có các tinh thần kiên
bộ phận lên bảng như mẫu phía dưới. nhẫn và sự nhẫn
(Giáo viên có thể chuẩn bị vẽ bức tranh khuôn nại trong các
mặt ra giấy để học sinh vẽ các bộ phận) tình huống: công
+ Giáo viên mời ba bạn cùng tham gia trò chơi việc nhà giúp bố
vẽ tranh. mẹ, công việc
+ Giáo viên bịt mắt cho học sinh trên lớp cùng
+ Học sinh bịt mắt và vẽ bộ phận mình được bạn bè, công
phân công. việc chung
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh lần lượt đứng ở ngoài xã hội.
vạch xuất phát và tiến lại gần bức tranh để vẽ các
bộ phận.
- Luật chơi:

PAGE \* MERGEFORMAT 224


+ Học sinh cần phải hợp tác với nhau để hoàn
thiện bức tranh khuôn mặt.
- Giáo viên khuyến khích, ghi nhận những bạn
tham gia trò chơi và trao quà tặng cho ba bạn.
- Phân tích:
+ Giáo viên đặt câu hỏi:
 Vừa rồi các con đã được hợp tác cùng
nhau làm gì?
 Vừa bịt mắt vừa vẽ tranh con cảm thấy
thế nào?
 Có điều gì khó khăn trong quá trình vẽ
các bộ phận không?
- Giáo viên khuyến khích, ghi nhận câu trả lời
của học sinh.
10 Nội dung 3 0 0
11 Thực hành 3 0 0
12 Trắc nghiệm Câu hỏi trắc nghiệm – tương tác với học sinh Học sinh củng
bài học cố bài học

13 Kết luận - Giáo viên đưa ra kết luận chung: Học sinh nắm
chung Hợp tác là làm việc cùng nhau bằng lòng kiên được nội dung
nhẫn và sự nhẫn nại. cốt lõi của bài
Các hoạt động hợp tác với tinh thần kiên nhẫn
và sự nhẫn nại trong các tình huống: công việc
nhà giúp bố mẹ, công việc trên lớp cùng bạn bè,
công việc chung ngoài xã hội.
14 Ứng dụng - Giáo viên cho học sinh làm phiếu bài tập về sự Học sinh biết
thực tế và Bài hợp tác bằng lòng kiên nhẫn. cách ứng dụng
tập về nhà (File đính kèm: thực tế
 Trang 1 và Trang 2: làm trên lớp
PAGE \* MERGEFORMAT 224
 Trang 3: giao bài tập về nhà)
- Giáo viên đọc nội dung phiếu bài tập và hướng
dẫn học sinh cùng làm.
- Giáo viên đưa ra bài tập về nhà:
Con về tô bức tranh thể hiện sự hợp tác bằng
lòng kiên nhẫn và thực hiện một công việc cần
sự hợp tác của cả gia đình nhé.
15 Tổng kết Tổng kết kiến thức: Neo kiến thức
- Giáo viên cùng học sinh nhắc lại tên bài học và giúp học sinh
nội dung chính của bài ghi nhớ bài học
- Giáo viên cho học sinh ghi chép lại nội dung
chính của bài học.:
+Tên bài học: Hợp tác bằng lòng kiên nhẫn
 Kể chuyện “Gà trống và Vịt con”
 Nhận diện tình huống hợp tác bằng lòng
kiên nhẫn
- Bài học:
+ Hợp tác là cùng nhau làm việc, hỗ trợ nhau. +
+ Trong quá trình hợp tác cần phải kiên nhẫn,
cùng nhau đưa ra ý kiến để có thể hoàn thành tốt
công việc của nhóm.

- Lưu ý:
+ Giáo viên đặt câu hỏi, khuyến khích học sinh lên tham gia chơi trò
chơi.
+ Giáo viên hướng dẫn chi tiết cho học sinh chơi trò chơi “Ba người ba
chân”
+ Câu chuyện “Gà trống và vịt con”
Một ngày đẹp trời, ánh nắng xen qua các hàng cây, chiếu xuống mặt
nước hồ trong xanh. Hai bạn Gà trống và Vịt con rủ nhau đi dạo chơi.
PAGE \* MERGEFORMAT 224
Đang đi thì bạn Gà trống nghĩ ra một ý tưởng hay: “Này vịt con ơi
chúng mình chơi ném bóng đi!”.
Hai bạn chơi rất là vui, bạn Vịt ném cho bạn Gà trống rồi bạn Gà trống
lại ném bóng cho bạn Vịt con. Hai bạn đang tung thì bỗng nhiên bạn Gà
trống ném mạnh quá quả bóng bị rơi xuống một cái hố rất sâu. Không
biết làm thế nào để lấy bóng lên bây giờ?
Vịt con với với chân. Nhưng chân Vịt con lại có màng lại quá ngắn
không thể lấy lên được. Bạn Gà trống với cánh xuống nhưng cũng
không tới. Bạn Gà trống nói: “Chúng mình múc nước đổ vào đây. Nước
dâng lên thì bóng nhẹ nổi trên mặt nước cũng sẽ nổi lên”. Bạn Vịt đồng
ý. Hai bạn lấy lá cây múc từng ít nước ở ngoài hồ đổ vào hố. Nhưng
được một lúc bạn Vịt nói: “Thôi cậu làm tiếp đi tớ không làm nữa đâu,
tớ mệt lắm, chán lắm”.
Thế là bạn Vịt tung tăng đi hái hoa. Bạn Gà trống thì ở lại làm một
mình.
Bác Hổ nhìn thấy thế liền nói với Vịt con: “Hợp tác là làm việc cùng
nhau nhưng phải cùng nhau làm đến khi nào hoàn thành công việc chứ
không được để bạn Gà làm một mình như thế Vịt con ạ. Phải cùng nhau
làm việc bằng sự kiên nhẫn và nhẫn nại”
Nghe lời bác Hổ bạn Vịt quay về kiên nhẫn cùng múc nước với bạn Gà
Trống. Cuối cùng quả bóng đã nổi lên hai bạn đã chơi rất vui vẻ với
nhau.
BÀI 28: HIỂU VỀ KHIÊM TỐN

Mục tiêu bài dạy:


 Học sinh hiểu khiêm tốn là một đức tính tốt của con người, thể hiện thái độ không
kiêu căng, không khoe khoang.
 Học sinh hiểu ý nghĩa của lòng khiêm tốn sẽ giúp bản thân mỗi người cảm thấy vui
vẻ, thoải mái, làm việc tốt hơn và được mọi người yêu quý.
 Học sinh thể hiện sự khiêm tốn qua các lời nói cử chỉ hòa nhã, không khoa trương;

PAGE \* MERGEFORMAT 224


hành động nhẹ nhàng, mong muốn học hỏi thêm điều mới.
Các vấn đề khó khăn lường trước và cách giải quyết:
Các vấn đề cần lường Cách giải quyết:
trước: - Giáo viên nhắc học sinh
- Học sinh chạy trước khi chơi phải nhẹ
lộn xộn khi chơi nhàng không đẩy bạn
trò chơi - Giáo viên khuyến khích,
- Học sinh ngại động viên học sinh trả lời
đưa ra câu trả lời
O. Đồ dùng cần chuẩn bị:
- Chuẩn bị của giáo viên - Chuẩn bị của học sinh:
+ Giáo án + Bút
+ Quà, phấn + Vở kỹ năng sống
+ Slide/phiếu bài
tập
P. Các hoạt động dạy học chủ yếu
STT TIÊU ĐỀ GIÁO VIÊN HỌC SINH
1 Khởi động Hoạt động 1: trò chơi “2 người 3 chân” Học sinh hào
- Tên hoạt động: trò chơi “2 người 3 chân” hứng tham gia trò
- Cách chơi: chơi và nhớ lại
+ Giáo viên mời sáu bạn, chia làm ba đội cùng được nội dung bài
tham gia trò chơi. học hôm trước
+ Mỗi đội cùng thi với nhau, đội nào đến đích hợp tác bằng lòng
nhanh nhất từ vị trí cuối lớp đến vị trí bảng sẽ kiên nhẫn
giành chiến thắng.
+ GV dùng dây mềm buộc 1 chân hai bạn lại
và 2 bạn di chuyển.
+ Học sinh phía dưới cổ vũ cho các đội cùng
thi với nhau.
+ Giáo viên khuyến khích các bạn cùng tham
PAGE \* MERGEFORMAT 224
gia trò chơi và tặng quà cho đội chiến thắng.
- Phân tích:
+ Giáo viên đặt câu hỏi:
 Tên trò chơi là gì?
 Đội nào đã giành thắng cuộc?
 Để chơi trò chơi này, chúng ta cần phải
làm gì?
+ Giáo viên khuyến khích và ghi nhận câu trả
lời của học sinh.
=>Thông điệp chính: con cảm thấy vui vẻ, hào
hứng khi tham gia hoạt động. Các con nhớ lại
được nội dung bài học hôm trước, nhớ được
hợp tác bằng lòng kiên nhẫn.
2 Ôn bài cũ Hoạt động 2: thảo luận/ hỏi đáp Học sinh nhớ lại
- Giáo viên cho học sinh trao đổi đôi về bài tên bài học cũ và
học trước hoặc đặt câu hỏi để học sinh trả lời. nội dung bài học
+ Bài học trước tên là gì? mình đã rút ra từ
+ Có những nội dung gì? Con đã được tham buổi trước.
gia những hoạt động gì?
+ Con đã áp dụng vào những hoạt động
thường ngày như thế nào?
- Kết luận:
+ Tên bài: Hợp tác bằng lòng kiên nhẫn
+ Bài học:
 Hợp tác là làm việc cùng nhau bằng
lòng kiên nhẫn và sự nhẫn nại.
 Các hoạt động hợp tác với tinh thần
kiên nhẫn và sự nhẫn nại trong các tình
huống: công việc nhà giúp bố mẹ, công
việc trên lớp cùng bạn bè, công việc

PAGE \* MERGEFORMAT 224


chung ngoài xã hội.
3 Giới thiệu bài - Giáo viên giới thiệu tên bài học “Hiểu về Học sinh hiểu
mới khiêm tốn” được ý nghĩa của
- Học sinh nhắc lại tên bài học. bài học và có thể
nhớ tên bài học
4 Học qua câu - Giáo viên sử dụng câu chuyện hoặc video đã Học sinh nhận ra
chuyện có sẵn trong phần mềm được ý nghĩa của
lòng khiêm tốn
5 Trắc nghiệm - Giáo viên sử dụng các câu hỏi lựa chọn đã có Học sinh hiểu
tình huống sẵn trong phần mềm những thông tin
có trong câu
chuyện/video và
đưa ra những bài
học con tự rút ra
sau khi xem
video/câu chuyện
6 Nội dung 1 Đọc bài thơ “Ở trường” Học sinh hiểu
- Tên hoạt động: tập đọc bài thơ “Ở trường” khiêm tốn là một
- Giáo viên giới thiệu bài thơ “Ở trường” đức tính tốt của
Khi chúng mình được khen con người, thể
Sao thích ơi là thích hiện thái độ
Nhưng đừng nên kiêu ngạo không tự mãn,
Đừng ra vẻ tự cao không khoe
Khiêm tốn là tính tốt khoang năng lực
Để không ngừng vươn lên của bản thân,
- Giáo viên đặt câu hỏi: đánh giá đúng
+ Bài thơ trên nói về đức tính nào? năng lực của bản
+ Theo con trong bài thơ, đức tính khiêm tốn thân.
là như thế nào?
- Giáo viên khuyến khích và ghi nhận câu trả
PAGE \* MERGEFORMAT 224
lời của học sinh.
-Giáo viên đưa ra kết luận:
Khiêm tốn là một đức tính tốt của con người,
thể hiện thái độ không kiêu căng, không khoe
khoang.
Kết luận:
=>Thông điệp chính: các con nhớ và hiểu
được khiêm tốn một đức tính tốt của con
người, thể hiện thái độ không kiêu căng,
không khoe khoang.
7 Thực hành 1 - Giáo viên mời cả lớp cùng đọc thật to bài thơ Học sinh hiểu
“Ở trường”. khiêm tốn là một
- Giáo viên mời từng tổ đọc lại bài thơ. đức tính tốt của
- Giáo viên mời một, hai bạn xung phong tự con người, thể
tin đọc thuộc bài thơ “Ở trường”. hiện thái độ
+ Giáo viên khen ngợi và tặng quà cho học không tự mãn,
sinh xung phong đọc bài thơ. không khoe
khoang năng lực
của bản thân,
đánh giá đúng
năng lực của bản
thân.
8 Nội dung 2 Kể chuyện “Cáo và Mèo” Học sinh hiểu ý
- Tên hoạt động: kể chuyện “Cáo và Mèo” nghĩa của lòng
+ Giáo viên kể câu chuyện “Cáo và Mèo” khiêm tốn sẽ giúp
(Câu chuyện ở phần lưu ý) bản thân mỗi
- Phân tích người cảm thấy
+ Giáo viên đặt câu hỏi: vui vẻ, thoải mái,
 Câu chuyện tên là gì? làm việc tốt hơn
 Con thấy bạn Cáo là người như thế và được mọi
PAGE \* MERGEFORMAT 224
nào? người yêu quý.
 Cuối cùng điều gì đã xảy ra đối với bạn
Cáo?
 Nếu con là bạn Cáo, con sẽ làm gì?
 Theo con, lòng khiêm tốn sẽ giúp gì
cho chúng ta?
+ Giáo viên khuyến khích và ghi nhận câu trả
lời của học sinh.
+ Giáo viên đưa ra kết luận:
Kết luận: ý nghĩa của lòng khiêm tốn sẽ giúp
bản thân mỗi người cảm thấy vui vẻ, thoải
mái, làm việc tốt hơn và được mọi người yêu
quý.
=>Thông điệp chính: các con nhớ và hiểu
được khiêm tốn sẽ giúp bản thân mỗi người
làm việc tốt hơn, cảm thấy vui vẻ, thoải mái và
được tất cả mọi người yêu quý.
9 Thực hành 2 Thuyết trình “Điều em thích ở bản thân” Học sinh thể hiện
- Tên hoạt động: thuyết trình “Điều em thích ở sự khiêm tốn qua
bản thân” các lời nói cử chỉ
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận hòa nhã, không
theo cặp, trao đổi đặt câu hỏi cho nhau cùng khoa trương; hành
trả lời: động nhẹ nhàng,
“Cậu thấy thích điều gì ở tớ?” mong muốn học
- Qua thảo luận cặp, giáo viên cho học sinh hỏi thêm điều
suy nghĩ và trả lời câu hỏi: mới.
“Con hãy kể ra ba điều mà con thích ở chính
bản thân mình”.
- Giáo viên khuyến khích học sinh suy nghĩ
về những khả năng của bản thân mình và kết

PAGE \* MERGEFORMAT 224


hợp với ý nghĩa của bài học ngày hôm nay.
- Giáo viên mời hai, ba bạn lên trình bày trước
lớp.
- Giáo viên khuyến khích học sinh lên chia sẻ.
- Giáo viên đặt câu hỏi:
 Con thấy các bạn đã lên chia sẻ thích
điều gì ở bản thân các bạn?
 Các bạn ấy nói với thái độ như thế nào?
 Con cảm thấy thế nào khi con nghĩ về
ba điều mà con thích ở chính mình?
 Theo con, lòng khiêm tốn được thể hiện
hiện bằng lời nói và hành động như thế
nào?
- Giáo viên khuyến khích câu trả lời của học
sinh và tặng quà cho học sinh lên chia sẻ trước
lớp.
=>Thông điệp chính: các con thể hiện sự
khiêm tốn qua các lời nói cử chỉ hòa nhã,
không khoa trương; hành động nhẹ nhàng,
mong muốn học hỏi thêm điều mới
10 Nội dung 3 0 0
11 Thực hành 3 0 0
12 Trắc nghiệm Câu hỏi trắc nghiệm – tương tác với học sinh Học sinh trả lời,
bài học củng cố bài học
13 Kết luận chung - Giáo viên đưa ra kết luận chung: Học sinh nắm
+ Khiêm tốn là một đức tính tốt của con được nội dung cốt
người, thể hiện thái độ không kiêu căng, lõi của bài
không khoe khoang.
+ Lòng khiêm tốn sẽ giúp bản thân mỗi người
cảm thấy vui vẻ, thoải mái, làm việc tốt hơn và
PAGE \* MERGEFORMAT 224
được mọi người yêu quý.
+ Lòng hiêm tốn thể hiện qua các lời nói cử
chỉ hòa nhã, không khoa trương; hành động
nhẹ nhàng, mong muốn học hỏi thêm điều
mới.
14 Ứng dụng thực - Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở: Học sinh biết
tế và Bài tập về “Con có biết ai vừa giỏi giang vừa có lòng cách ứng dụng
nhà khiêm tốn không?” thực tế
- Giáo viên khuyến khích học sinh suy nghĩ trả
lời.
- Giáo viên trình chiếu những nhân nhân vật
hoạt hình và đưa ra câu hỏi:
 Con hãy kể tên những nhân vật hoạt
hình trên đây?
 Con có thích nhân vật này không?
 Điều gì làm con thích ở họ?
 Con còn thích nhân vật nào nữa không?
- Giáo viên khuyến khích, ghi nhận câu trả lời
của học sinh.
- Giáo viên đưa ra bài tập về nhà:
Con hãy vẽ một bức tranh về một nhân vật
khiêm tốn mà con đã biết và chia sẻ bài học
hôm nay cho bố mẹ cùng biết nhé.
15 Tổng kết Tổng kết kiến thức: Neo kiến thức
- Giáo viên cùng học sinh nhắc lại tên bài học giúp học sinh ghi
và nội dung chính của bài: “Hiểu về khiêm nhớ bài học
tốn”
- Tên bài học: “Hiểu về khiêm tốn”
+ Đọc bài thơ “Ở trường”
+ Kể chuyện “Cáo và Mèo”
PAGE \* MERGEFORMAT 224
- Bài học:
+ Khiêm tốn là một đức tính tốt của con
người, thể hiện thái độ không kiêu căng,
không khoe khoang.
+ Lòng khiêm tốn sẽ giúp bản thân mỗi người
cảm thấy vui vẻ, thoải mái, làm việc tốt hơn và
được mọi người yêu quý.
+ Lòng khiêm tốn thể hiện qua các lời nói cử
chỉ hòa nhã, không khoa trương; hành động
nhẹ nhàng, mong muốn học hỏi thêm điều
mới.

-Lưu ý:
+Giáo viên đặt câu hỏi, khuyến khích học sinh lên thuyết trình trước
lớp.
+Câu chuyện “Cáo và mèo”
Trong khu rừng nọ có một con Cáo và một con Mèo sinh sống.Mèo
vốn tính hiền lành còn Cáo luôn tự cao, tự đại cho mình là người thông
minh tài giỏi hơn người.
Một sáng đẹp trời, Mèo con ra khỏi nhà đi dạo và gặp Cáo. Nghĩ Cáo là
người biết điều từng, trải, ai ai cũng kính nể nên Mèo thân mật bắt
chuyện:
- Xin chào anh Cáo. Anh vẫn khỏe chứ?
Nghe Mèo chào, Cáo không những không trả lời mà còn nhìn Mèo từ
đầu tới chân bằng ánh mắt khinh khỉnh. Cuối cùng Cáo mới lên giọng
hách dịch:
- Ồ, cái đồ ngốc kia! Mi không xứng đáng được hỏi thăm sức khỏe
của ta. Thử hỏi xem, mi có được những tài nghệ gì nào?
Trước lời lẽ khinh miệt của Cáo, Mèo vẫn khiêm tốn đáp:
- Tôi chỉ có một tài duy nhất thôi anh Cáo ạ!

PAGE \* MERGEFORMAT 224


Cáo liền hỏi dồn:
- Tài gì? Tài gì nào?
Mèo thủng thẳng đáp:
- Đó là tài khi bị Chó đuổi tới bên, tôi có thể nhảy phắt lên cây khiến
chúng không thể bắt tôi được!
Cáo cười vang, bỉu môi, vênh vênh cái mặt kiêu ngạo nói:
- Tưởng gì, chỉ có thế thôi à? Ta đây thông thạo trăm thuật khác nhau
và còn có cả một túi đầy mưu trí. Mi làm ta thấy thương hại quá. Hãy
theo ta, ta sẽ dạy mi cách thoát thân khỏi lũ chó!
Vừa lúc ấy, một người thợ săn cùng đàn chó đi tới. Mèo nhanh chân
nhảy tót lên cây và rối rít kêu Cáo mở cái túi mưu trí của nó ra. Nhưng
Cáo cứ loay hoay, loay hoay mãi chưa biết túi mưu trí để ở chổ nào.
Thế là Cáo liền bị lũ chó săn túm chặt lấy.
Ngồi an toàn trên ngọn cây, Mèo nói vọng xuống:
- Này anh Cáo ơi, anh nói anh có trăm mưu trí mà bây giờ lại như gà
mắc tóc thế. Giá mà anh chỉ có một cái tài leo cây như tôi thì đâu đến
nổi mất mạng phải không?
Lúc này Cáo mới thấy ân hận nhưng còn biết kêu ai! Mặc cho Mèo nói
gì thì nói, Cáo chỉ còn mỗi một việc là im lặng chờ ai đó tới giúp!
BÀI 29: TỰ NGUYỆN CHỜ ĐẾN LƯỢT MÌNH

Mục tiêu bài dạy:


 Học sinh hiểu tự nguyện là tự mình muốn làm mà không ai bắt buộc.
 Học sinh hiểu khiêm tốn là tôn trọng người khác, cảm thấy thoải mái và tự nguyện khi
chờ đến lượt mình.
 Học sinh hiểu khi khiêm tốn đợi đến lượt mình, bản thân và mọi người sẽ cảm thấy dễ
chịu, thoải mái, tạo cảm giác vui vẻ cho tất cả mọi người.
 Học sinh thực hành các hành động thể hiện sự khiêm tốn chờ đến lượt mình qua các
hoạt động xếp hàng đợi đến lượt trong gia đình, trường lớp và ngoài xã hội.
Các vấn đề khó khăn lường trước và cách giải quyết:
PAGE \* MERGEFORMAT 224
Các vấn đề cần lường Cách giải quyết:
trước: - Giáo viên nhắc học sinh
- Học sinh chạy trước khi chơi phải nhẹ
lộn xộn khi chơi nhàng không đẩy bạn
trò chơi - Giáo viên khuyến khích,
- Học sinh ngại động viên học sinh trả lời
đưa ra câu trả lời - Giáo viên phân vai, hướng
- Học sinh chưa dẫn lời thoại nhân vật
biết đóng vai
nhân vật
Q. Đồ dùng cần chuẩn bị:
-Chuẩn bị của giáo viên -Chuẩn bị của học sinh:
+ Giáo án + Bút
+ Quà, phấn + Vở kỹ năng sống
+ Slide/phiếu bài
tập
R. Các hoạt động dạy học chủ yếu
STT TIÊU ĐỀ GIÁO VIÊN HỌC SINH
1 Khởi động Hoạt động 1: trò chơi “Ai xếp hàng đẹp” Học sinh hào hứng
- Tên hoạt động: “Ai xếp hàng đẹp” tham gia trò chơi và
- Cách thực hiện: hiểu được cần xếp
+ Giáo viên tổ chức chia lớp làm hai đội đứng hàng đợi đến lượt
thành hai hàng dọc từ đầu lớp đến cuối lớp. khi tham gia trò chơi
(Giáo viên có thể chia thành ba hàng khi sĩ số
lớp đông).
+ Lần lượt từng học sinh mỗi đội cầm phấn viết
một số lên bảng, sau đó tiếp tục truyền phấn
cho bạn tiếp theo lên viết tiếp số tiếp theo.
+ Các đội lần lượt viết số từ 0 đến 20. Đội nào
hoàn thành nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.
PAGE \* MERGEFORMAT 224
- Luật chơi:
+ Học sinh sau khi lên bảng viết số sẽ truyền
phấn cho bạn tiếp theo và chạy xuống dưới
cùng xếp hàng.
+ Học sinh không xếp hàng sẽ không được tiếp
tục tham gia trò chơi.
+ Giáo viên khuyến khích và tặng quà cho đội
giành chiến thắng.
- Phân tích:
+ Giáo viên đặt câu hỏi:
 Tên trò chơi là gì?
 Để được lên viết số, các con cần phải
làm gì?
+ Giáo viên khuyến khích và ghi nhận câu trả
lời của học sinh.
=>Thông điệp chính: con cảm thấy vui vẻ, hào
hứng khi tham gia hoạt động. Các con hiểu
được rằng chúng ta cần xếp hàng đợi đến lượt
mình khi tham gia trò chơi cùng các bạn.
2 Ôn bài cũ Hoạt động 2: thảo luận/ hỏi đáp Học sinh nhớ lại tên
- Giáo viên cho học sinh trao đổi đôi về bài học bài học cũ và nội
trước hoặc đặt câu hỏi để học sinh trả lời. dung bài học mình
+ Bài học trước tên là gì? đã rút ra từ buổi
+ Có những nội dung gì? Con đã được tham gia trước.
những hoạt động gì?
+ Con đã áp dụng vào những hoạt động thường
ngày như thế nào?
- Tên bài học: Hiểu về khiêm tốn
+ Đọc bài thơ “Ở trường”
+ Kể chuyện “Cáo và Mèo”

PAGE \* MERGEFORMAT 224


- Bài học:
+ Khiêm tốn là một đức tính tốt của con người,
thể hiện thái độ không kiêu căng, không khoe
khoang.
+ Lòng khiêm tốn sẽ giúp bản thân mỗi người
cảm thấy vui vẻ, thoải mái, làm việc tốt hơn và
được mọi người yêu quý.
+ Lòng khiêm tốn thể hiện qua các lời nói cử
chỉ hòa nhã, không khoa trương; hành động nhẹ
nhàng, mong muốn học hỏi thêm điều mới.
3 Giới thiệu - Giáo viên giới thiệu tên bài học “Tự nguyện Học sinh hiểu được
bài mới chờ đến lượt mình” ý nghĩa của bài học
+ Kể chuyện “Đến chơi nhà bác Cừu” và có thể nhớ tên bài
+ Nhận diện tình huống học
+ Câu chuyện về lòng khiêm tốn
- Học sinh nhắc lại tên bài học.
4 Học qua - Giáo viên sử dụng câu chuyện hoặc video đã Học sinh nhận ra
câu chuyện có sẵn trong phần mềm được ý nghĩa của
việc xếp hàng đợi
đến lượt
5 Trắc - Giáo viên sử dụng các câu hỏi lựa chọn đã có Học sinh hiểu những
nghiệm sẵn trong phần mềm thông tin có trong
tình huống câu chuyện/video và
đưa ra những bài
học con tự rút ra sau
khi xem video/câu
chuyện
6 Nội dung 1 Kể chuyện “Đến chơi nhà bác Cừu” Học sinh hiểu khiêm
- Tên hoạt động: kể chuyện “Đến chơi nhà bác tốn là cảm thấy thoải
Cừu”. mái và tự nguyện
PAGE \* MERGEFORMAT 224
- Cách thực hiện: khi chờ đến lượt
+ Giáo viên kể câu chuyện “Đến chơi nhà bác mình
Cừu”
Giáo viên dừng tại đoạn “Các bạn chen chúc
nhau, ai cũng muốn mình đi trước” thì dừng lại.
+ Giáo viên đặt câu hỏi:
 Câu chuyện tên là gì?
 Điều gì làm cho bác Cừu buồn?
 Nếu là con thì con sẽ làm gì?
+ Giáo viên khuyến khích và ghi nhận câu trả
lời của học sinh.
+ Giáo viên kể tiếp câu chuyện cho học sinh
lắng nghe.
- Phân tích:
+ Giáo viên đặt câu hỏi:
 Hai bạn Cáo và Mèo đã làm gì khi xếp
hàng?
 Bác Cừu khuyên các bạn điều gì?
 Qua lời của bác Cừu, tự nguyện là gì?
+ Giáo viên khuyến khích và ghi nhận câu trả
lời của học sinh.
+ Giáo viên đưa ra kết luận:
Kết luận:
+ Khiêm tốn là biết tôn trọng người khác, cảm
thấy thoải mái và tự nguyện khi chờ đến lượt
mình.
+ Tự nguyện là tự mình muốn làm không ai bắt
buộc.
=>Thông điệp chính: các con nhớ và hiểu được
khiêm tốn là biết tôn trọng người khác, cảm

PAGE \* MERGEFORMAT 224


thấy thoải mái và tự nguyện khi chờ đến lượt
mình.
7 Thực hành - Giáo viên tổ chức cho học sinh đóng vai nhân Học sinh hiểu khiêm
1 vật câu chuyện “Đến chơi nhà bác Cừu”. tốn là cảm thấy thoải
- Giáo viên khuyến khích và ghi nhận học sinh mái và tự nguyện
lên tham gia đóng vai. khi chờ đến lượt
+ Khi học sinh chưa tự nguyện xếp hàng, đợi mình
đến lượt, giáo viên nhận xét và khuyến khích
các bạn đợi đến lượt mình.
- Giáo viên ghi nhận và khen ngợi những bạn
biết xếp hàng, đóng vai nhân vật.
8 Nội dung 2 - Giáo viên đặt câu hỏi: Học sinh hiểu khi
“Theo con, những tình huống nào chúng ta cần khiêm tốn đợi đến
khiêm tốn đợi đến lượt mình?” lượt mình, bản thân
- Giáo viên mời hai, ba học sinh trả lời câu hỏi. và mọi người sẽ cảm
- Giáo viên giới thiệu các bức tranh các tình thấy dễ chịu, thoải
huống học sinh cần khiêm tốn. mái, tạo cảm giác
- Giáo viên đặt câu hỏi: vui vẻ cho tất cả mọi
 Con thấy bức tranh miêu tả các nhân vật người.
đang làm gì?
 Bạn học sinh và mọi người thể hiện thái
độ như thế nào?
 Vậy khi nào chúng ta cần khiêm tốn đợi
đến lượt mình?
- Giáo viên khuyến khích và ghi nhận câu trả
lời của học sinh.
- Giáo viên khuyến khích và ghi nhận câu trả
lời của học sinh.
+ Giáo viên đưa ra kết luận:
Kết luận:
PAGE \* MERGEFORMAT 224
+ Khi khiêm tốn đợi đến lượt mình, bản thân và
mọi người sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái, tạo
cảm giác vui vẻ cho tất cả mọi người.
+ Các tình huống cần khiêm tốn tự nguyện chờ
đến lượt mình:
 Khi xếp hàng đi mua đồ
 Tự nguyện nhường ghế cho người già và
người khuyết tật khi gặp
 Khi chơi trò chơi cùng bạn bè
=>Thông điệp chính: các con biết được khi
khiêm tốn đợi đến lượt, bản thân và mọi người
cảm thấy dễ chịu, thoải mái, tạo cảm giác vui
vẻ cho tất cả mọi người.
Các tình huống cần khiêm tốn tự nguyện chờ
đến lượt mình: khi xếp hàng đi mua đồ, khi gặp
người già và người khuyết tật, khi chơi trò chơi
cùng bạn bè.
9 Thực hành “Bé ngoan xếp hàng” Học sinh thực hành
2 - Tên hoạt động 5: “Bé ngoan xếp hàng” các hành động thể
- Cách thực hiện: hiện sự khiêm tốn
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh xếp hàng chờ đến lượt mình
thành ba hàng để nhận quà. qua các hoạt động
(Số hàng tùy thuộc vào số dãy của lớp học, mỗi xếp hàng đợi đến
dãy là một hàng để học sinh dễ đứng theo lượt trong gia đình,
hàng). trường lớp và ngoài
+ Giáo viên đưa ra cách thức nhận quà: xã hội.
 Xếp hàng lần lượt
 Nhận quà bằng hai tay
 Đưa ra lời cảm ơn
 Khi bạn của mình nhận quà, chúng ta

PAGE \* MERGEFORMAT 224


chờ đến lượt
+Trong quá trình nhận quà, học sinh của hàng
nào không tự nguyện đợi đến lượt thì hàng đó
không được tiếp tục nhận quà.
+ Giáo viên khuyến khích và tặng quà cho học
sinh thực hiện tốt cách thức nhận quà.
+ Giáo viên đặt câu hỏi:
 Các con vừa tham gia hoạt động gì?
 Con đã xếp hàng như thế nào?
 Con cảm thấy thế nào khi chờ đến lượt
mình?
+ Giáo viên khuyến khích và ghi nhận học sinh
đưa ra câu trả lời.
10 Nội dung 3 0 0
11 Thực hành 0 0
3
12 Trắc Câu hỏi trắc nghiệm – tương tác với học sinh Học sinh củng cố bài
nghiệm bài học
học

13 Kết luận - Giáo viên đưa ra kết luận chung: Học sinh nắm được
chung + Tự nguyện là tự mình muốn làm mà không ai nội dung cốt lõi của
bắt buộc. bài
+ Khiêm tốn là cảm thấy thoải mái và tự
nguyện khi chờ đến lượt mình.
+ Khi khiêm tốn đợi đến lượt mình, bản thân và
mọi người sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái, tạo
cảm giác vui vẻ cho tất cả mọi người.
+ Các tình huống cần khiêm tốn tự nguyện chờ
đến lượt mình:
PAGE \* MERGEFORMAT 224
 Khi xếp hàng đi mua đồ
 Khi gặp người già và người khuyết tật
 Khi chơi trò chơi cùng bạn bè
14 Ứng dụng - Cuối tiết học, giáo viên tổ chức cho học sinh Học sinh biết cách
thực tế và xếp hàng lần lượt và cùng hát bài hát “Đoàn tàu ứng dụng thực tế
Bài tập về nhỏ xíu”.
nhà - Giáo viên chia tổ, các tổ theo chỉ dẫn của tổ
trưởng, từng tổ lần lượt đi thành hàng theo
hướng dẫn của giáo viên.
- Giáo viên khen ngợi và khuyến khích các tổ
có thành viên biết xếp hàng đợi đến lượt.
- Giáo viên đưa ra bài tập về nhà:
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm phiếu
bài tập ở nhà.
(File đính kèm)
- Giáo viên đọc nội dung phiếu bài tập và
hướng dẫn học sinh làm ở nhà.
15 Tổng kết Tổng kết kiến thức: Neo kiến thức giúp
- Giáo viên cùng học sinh nhắc lại tên bài học học sinh ghi nhớ bài
và nội dung chính của bài: học
+Tên bài học: Tự nguyện khi chờ đến lượt mình

-Lưu ý:
+Giáo viên đặt câu hỏi, khuyến khích học sinh lên tham gia chơi trò
chơi.
+Câu chuyện “Đến chơi nhà bác Cừu”
Vào một hôm, Cáo và Mèo sang nhà bác Cừu chơi. Hôm đó còn có rất
nhiều bạn khác đến chơi nhà bác Cừu: bạn bướm vàng, bạn ong nâu,
bạn thỏ trắng….

PAGE \* MERGEFORMAT 224


Các bạn đến nhà và chào bác rất lễ phép. Bác Cừu mở cửa, mời các bạn
vào nhà chơi. Các bạn chen chúc nhau, ai cũng muốn mình đi trước.
Bác Cừu nhìn thấy thế buồn lắm.
Bác Cừu gọi các bạn:
- Các cháu ơi, lại đây ta chia bánh cho các cháu này!
Các bạn chạy ùa lại, chen chúc nhau một lần nữa. Ai cũng giơ tay:
- Cháu cháu cháu, bác cho cháu!
Bác Cừu thấy vậy liền nói:
- Các cháu phải xếp hàng lần lượt chứ.
Các bạn đều đứng xếp hàng nhưng mà bạn Cáo lại cứ chen đứng trước
với bạn mèo.
- Tớ đứng đây trước chứ.
- Tớ chứ, cậu đứng sau đi.
- Cậu đứng sau đi.
Bác Cừu dừng chia bánh và nói:
- Hành động chen lấn, xô đẩy là một hành động mất lịch sự, đó là
biểu hiện của sự tham lam, kiêu ngạo, không tử tế với người khác. Khi
chúng ta chờ đợi đến lượt mình, mình sẽ cảm thấy thoải mái và tự
nguyện. Khi đó cháu thực sự là người khiêm tốn, biết nhường nhịn
người khác và chờ đến lượt mình.
Bạn Cáo liền hỏi lại bác Cừu:
- Bác ơi, vậy như thế nào là tự nguyện ạ?
Bác Cừu trả lời:
- Tự nguyện là tự mình muốn làm không ai bắt buộc cháu ạ.
Khi xếp hàng, tuy không ai bắt cháu phải xếp hàng nhưng
chúng ta vẫn muốn làm và cảm thấy thoải mái khi xếp hàng
cháu nhé.
Hai bạn nghe thấy thế nhận ra, lấy làm xấu hổ và xin lỗi bác Cừu và các
bạn khác.

PAGE \* MERGEFORMAT 224


Từ đó trở đi các bạn luôn khiêm tốn chờ đợi đến lượt mình mà không
tranh giành hay chen lấn xô đẩy khi xếp hàng nữa.
KHỐI 1 - BÀI 30: GIẢN DỊ LÀ NHỮNG ĐIỀU TỰ NHIÊN

Mục tiêu bài dạy:


 Học sinh hiểu giản dị là một đức tính tốt của con người, thể hiện lối sống đơn giản,
không cầu kỳ, phức tạp và là những điều tự nhiên nhất.
 Học sinh biết được biểu hiện của lối sống giản dị trong cách nói đơn giản, ăn mặc
không cầu kỳ và hành động quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ với mọi người, ăn uống đơn
giản cùng với mọi người; cảm thấy yêu thích về những niềm vui giản dị và những điều
đơn giản trong cuộc sống.
 Học sinh hiểu ý nghĩa của lối sống giản dị sẽ giúp bản thân cảm thấy vui vẻ, thoải
mái; giúp bản thân sống chan hòa, gần gũi với mọi người xung quanh và được mọi
người tôn trọng.
Các vấn đề khó khăn lường trước và cách giải quyết:
Các vấn đề cần lường Cách giải quyết:
trước: - Giáo viên nhắc học sinh
- Học sinh chạy trước khi chơi phải nhẹ
lộn xộn khi chơi nhàng không đẩy bạn
trò chơi - Giáo viên khuyến khích,
- Học sinh ngại động viên học sinh trả lời
đưa ra câu trả lời
S. Đồ dùng cần chuẩn bị:
-Chuẩn bị của giáo viên -Chuẩn bị của học sinh:
+ Giáo án + Bút
+ Quà, phấn + Vở kỹ năng sống
+ Slide/phiếu bài
tập
T. Các hoạt động dạy học chủ yếu
STT TIÊU ĐỀ GIÁO VIÊN HỌC SINH
PAGE \* MERGEFORMAT 224
1 Khởi động Hoạt động 1: trò chơi “Tôi thương, tôi thương” Học sinh hào
- Tên hoạt động: trò chơi “Tôi thương, tôi thương” hứng tham gia
- Cách chơi: trò chơi và
+ Giáo viên hô “Tôi thương, tôi thương” chuẩn bị cho bài
+ Học sinh đáp lại “Thương ai, thương ai” mới
+ Giáo viên nói tên một bạn nào đó kèm theo tính
cách hay biệt danh theo chữ cái đầu tiên.
+ Học sinh có tên vừa rồi tiếp tục nói tên bạn tiếp
theo.
Ví dụ:
Giáo viên nói: “Tôi thương, tôi thương”
Học sinh nói: “Thương ai, thương ai”
Giáo viên nói: “Lan lúc lắc”
Học sinh nói: “Thương ai, thương ai”
Bạn Lan: “Hải him híp”
Học sinh nói: “Thương ai, thương ai”
Bạn Hải: Ngân ngô ngố
- Luật chơi:
+ Hai từ được ghép với tên phải có nghĩa và không
được dùng từ tiêu cực.
+ Học sinh nói chậm hay ngừng lâu không được
tiếp tục chơi.
+ Không được nói lại từ mà bạn đằng trước đã nói.
- Giáo viên khuyến khích và ghi nhận những học
sinh tích cực.
- Phân tích:
+ Giáo viên đặt câu hỏi:
 Tên trò chơi là gì?
 Những bạn nào đã được nhắc tên?
 Con cảm thấy như thế nào khi chơi trò chơi?

PAGE \* MERGEFORMAT 224


 Vậy theo con, niềm vui được thể hiện qua
điều gì?
+ Giáo viên khuyến khích và ghi nhận câu trả lời
của học sinh.
=>Thông điệp chính: con cảm thấy vui vẻ, hào
hứng khi tham gia hoạt động. Các con hiểu được
rằng niềm vui, hạnh phúc là những hành động đơn
giản, giản dị mỗi ngày.
2 Ôn bài cũ Hoạt động 2: thảo luận/ hỏi đáp Học sinh nhớ lại
- Giáo viên cho học sinh trao đổi đôi về bài học tên bài học cũ và
trước hoặc đặt câu hỏi để học sinh trả lời. nội dung bài học
+ Bài học trước tên là gì? mình đã rút ra từ
+ Có những nội dung gì? Con đã được tham gia buổi trước.
những hoạt động gì?
+ Con đã áp dụng vào những hoạt động thường
ngày như thế nào?
- Các nội dung:
+ Tên bài: Tự nguyện chờ đến lượt mình
+ Kể chuyện “Đến chơi nhà bác Cừu”
+ nhận diện tình huống
+ Câu chuyện về lòng khiêm tốn
- Bài học chung:
+ Tự nguyện là tự mình muốn làm mà không ai bắt
buộc.
+ Khiêm tốn là cảm thấy thoải mái và tự nguyện khi
chờ đến lượt mình.
+ Khi khiêm tốn đợi đến lượt mình, bản thân và mọi
người sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái, tạo cảm giác
vui vẻ cho tất cả mọi người.
+ Các tình huống cần khiêm tốn tự nguyện chờ đến

PAGE \* MERGEFORMAT 224


lượt mình:
•Khi xếp hàng đi mua đồ
•Khi gặp người già và người khuyết tật
•Khi chơi trò chơi cùng bạn bè
3 Giới thiệu - Giáo viên giới thiệu tên bài học “Giản dị là những Học sinh hiểu
bài mới điều giản đơn” được ý nghĩa
- Học sinh nhắc lại tên bài học. của bài học và
có thể nhớ tên
bài học
4 Học qua - Giáo viên sử dụng câu chuyện hoặc video đã có Học sinh nhận ra
câu chuyện sẵn trong phần mềm được ý nghĩa
của sự giản dị
5 Trắc - Giáo viên sử dụng các câu hỏi lựa chọn đã có sẵn Học sinh hiểu
nghiệm trong phần mềm những thông tin
tình huống có trong câu
chuyện/video và
đưa ra những bài
học con tự rút ra
sau khi xem
video/câu
chuyện
6 Nội dung 1 Trò chơi “Nhân vật bí ẩn” Học sinh hiểu
- Tên hoạt động: trò chơi “Nhân vật bí ẩn” giản dị là một
- Cách chơi: đức tính tốt của
+ Giáo viên chia lớp làm hai đội tham gia trò chơi. con người, thể
+ Giáo viên trình chiếu slide bức ảnh “Nhân vật bí hiện lối sống
ẩn” đã bị che khuất. đơn giản, không
(Đồ họa thiết kế che lấp bức tranh bằng bốn mảnh cầu kỳ, phức tạp
ghép). và là những điều
+ Giáo viên đưa ra các câu miêu tả nhân vật để hai tự nhiên nhất
PAGE \* MERGEFORMAT 224
đội cùng đoán tranh nhân vật.
+ Sau mỗi câu miêu tả, nếu hai đội không trả lời
được sẽ được gợi ý bằng cách mở một miếng ghép
trong bức tranh. Nếu đội nào trả lời đoán ra được
nhân vật đó là ai thì đội đó sẽ giành chiến thắng.
+ Câu miêu tả “Nhân vật bí ẩn”:
 Đây là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử
Việt Nam.
 Nhân vật này rất được các học sinh yêu quý.
 Người có lối sống giản dị: quần áo hằng
ngày chỉ là bộ bà ba màu nâu với đôi dép cao
su; ăn uống đơn giản, thanh đạm; chỗ ở là
một ngôi nhà sàn giản dị, tiện nghi ít.
(Nếu học sinh đoán ra được nhân vật từ những câu
đầu, giáo viên vẫn đọc hết các câu miêu tả để cùng
học sinh đoán nhân vật đúng không).
+ Giáo viên khuyến khích và khen ngợi đội đã
giành chiến thắng.
- Phân tích:
+ Giáo viên đặt câu hỏi:
 Tên trò chơi là gì?
 Nhân vật bí ẩn ở đây là ai?
 Người được miêu tả có đức tính như thế nào?
 Theo con, giản dị là gì?
+ Giáo viên khuyến khích và ghi nhận câu trả lời
của học sinh.
+ Giáo viên giới thiệu Bác Hồ qua “Lối sống giản
dị của Bác Hồ” trích dưới lưu ý.
+ Giáo viên đưa ra kết luận:
Kết luận: giản dị là một đức tính tốt của con người,

PAGE \* MERGEFORMAT 224


thể hiện lối sống đơn giản, không cầu kỳ, phức tạp,
là những điều tự nhiên nhất.
=>Thông điệp chính: các con nhớ và hiểu được
giản dị là một đức tính tốt của con người, thể hiện
lối sống đơn giản, không cầu kỳ, phức tạp, là những
điều tự nhiên nhất.
7 Thực hành “Chọn Đúng hay sai” Học sinh hiểu
1 - Tên hoạt động: Chọn Đúng hay sai giản dị là một
- Cách thực hiện: đức tính tốt của
+ Giáo viên đọc tình huống thể hiện sự giản dị và con người, thể
không giản dị. hiện lối sống
 Các tình huống: đơn giản, không
 Nhà Minh có điều kiện nên Minh lúc nào cầu kỳ, phức
cũng mặc đồ đắt tiền, dùng đồ đẹp cho người tạp, là những
khác biết. niềm vui giản dị
 Hưng không thích chơi với những bạn nhà và là những điều
nghèo, bạn chỉ thích chơi với những bạn có tự nhiên nhất.
điều kiện như nhà mình.
 Hôm nay là sinh nhật bố, Mai làm một chiếc
bánh đơn giản tặng bố và cố gắng đạt điểm
10 khoe với bố mẹ.
 Nhà Bình tuy không có điều kiện nhưng bạn
luôn muốn bố mẹ mua cho đồ dùng học tập
và quần áo đắt tiền
 Thắm là lớp trưởng, bạn luôn hòa đồng với
tất cả mọi người và tham gia chơi cùng với
các bạn.
 - Học sinh lắng nghe và lựa chọn xem các tình
huống của giáo viên là giản dị hay không phải giản
dị.

PAGE \* MERGEFORMAT 224


 + Nếu tình huống là giản dị: hô to “Đúng”
 + Nếu tình huống không phải là giản dị: hô to “Sai”
- Phân tích
+ GV đặt câu hỏi:
 Tên hoạt động là gì?
 Những tình huống nào thể hiện sự giản dị, tình
huống nào không phải là giản dị?
 Giản dị là gì?
-Giáo viên ghi nhận câu trả lời của học sinh và khen
ngợi những bạn trả lời đúng.
8 Nội dung 2 Thảo luận chủ đề “Điều em giản dị”. Học sinh biết
- Tên hoạt động: thảo luận chủ đề “Điều em giản được biểu hiện
dị”. của lối sống giản
- Cách thực hiện: dị trong cách nói
+ Giáo viên giới thiệu về cuộc sống của hai bạn đơn giản, ăn
nhỏ: Hùng và Hoa. mặc không cầu
Các Nhà bạn Hùng Nhà bạn Hoa kỳ và hành động
hoạt quan tâm, chia
động sẻ, giúp đỡ mọi
hằng người, ăn uống
ngày đơn giản cùng
Ăn sáng Nhà Hùng không Nhà Hoa có điều với mọi người;
có điều kiện kiện, bố mẹ luôn lối sống giản dị
nhưng bạn luôn mua cho Hoa sẽ giúp bản thân
bắt bố mẹ mua đồ nhiều đồ ăn đắt cảm thấy vui vẻ,
ăn sáng giống các tiền nhưng bạn thoải mái; giúp
bạn. chỉ muốn ăn đồ bản thân sống
ăn đơn giản mỗi chan hòa, gần
ngày. gũi với mọi
Đi học Trường có xe đưa Tuy được bố mẹ người xung

PAGE \* MERGEFORMAT 224


đón đến trường chở đi học bằng ô quanh và được
nhưng bạn luôn tô nhưng Hoa mọi người tôn
muốn bố mẹ chở luôn muốn đi trọng.
đi học bằng ô tô. cùng các bạn
bằng xe đưa đón
của trường.
Hoạt Hoạt động ở lớp, Hoa tích cực tham
động ở Hùng ít tham gia gia các hoạt động
lớp học với các bạn vì bạn lớp, trường với
chỉ thích chơi với bạn bè của mình.
bạn giống mình.
Hoạt Hùng chơi game Hoa cùng các bạn
động trên điện thoại, chơi trốn tìm,
trong laptop của mình nhảy dây…cùng
giờ ra để khoe với các nhau.
chơi bạn.
Chơi ở Hùng xem tivi, Hoa cùng chơi
nhà chơi bộ đồ chơi với em, dạy em
đắt tiền mà bạn học chữ cái, chơi
bắt bố mẹ mua với bạn bè gần
cho nhà.
Giao Hùng không thích Hoa luôn hòa
tiếp với chủ động giao đồng với tất cả
mọi tiếp với người mọi người, bạn
người khác, bạn luôn luôn hỏi han,
muốn người khác quan tâm đến gia
phải chơi với đình, bạn bè khi
mình. thấy ai đó gặp
khó khăn.
Làm Nhà Hùng có Sau khi học ở
PAGE \* MERGEFORMAT 224
việc nhà người giúp việc trường, Hoa phụ
nên bạn không giúp mẹ quét nhà,
muốn làm việc nhặt rau, nấu cơm
nhà giúp bố mẹ. cho bố mẹ.
Ăn cơm Hùng luôn thích Hoa luôn muốn
tối ăn đồ ăn đắt tiền cùng bố mẹ chuẩn
như ở nhà hàng bị bữa tối, ăn
những món ăn
đơn giản.

+ Giáo viên đặt câu hỏi:


 Con thấy yêu thích cuộc sống của nhà bạn
nào hơn?
 Vì sao con lại yêu thích cuộc sống của nhà
bạn đó?
 Theo con, trong hai bạn, bạn nào sẽ cảm thấy
vui vẻ hơn với cuộc sống của mình?
 Bạn nào sẽ được mọi người yêu quý nhiều
hơn?
 Vậy theo con, cuộc sống với những điều giản
dị sẽ giúp chúng ta cảm thấy như thế nào?
+ Giáo viên khuyến khích và ghi nhận câu trả lời
của học sinh.
+ Giáo viên đưa ra kết luận:
 Biểu hiện của lối sống giản dị thể hiện trong
cách nói đơn giản, ăn mặc không cầu kỳ và
hành động quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ mọi
người, ăn uống đơn giản cùng với mọi người.
 Ý nghĩa của lối sống giản dị sẽ giúp bản thân
cảm thấy vui vẻ, thoải mái; giúp bản thân
PAGE \* MERGEFORMAT 224
sống chan hòa, gần gũi với mọi người xung
quanh.
=>Thông điệp chính: các con biết được được biểu
hiện của lối sống giản dị trong cách nói đơn giản,
ăn mặc không cầu kỳ và hành động quan tâm, chia
sẻ, giúp đỡ mọi người, ăn uống đơn giản cùng với
mọi người; lối sống giản dị sẽ giúp bản thân cảm
thấy vui vẻ, thoải mái; giúp bản thân sống chan
hòa, gần gũi với mọi người xung quanh và được
mọi người tôn trọng.
9 Thực hành Trò chuyện cùng “Chú Gấu giản dị” Học sinh biết
2 - Tên hoạt động: trò chuyện cùng “Chú Gấu giản được biểu hiện
dị”. của lối sống giản
- Cách thực hiện: dị trong cách nói
+ Giáo viên giới thiệu nhân vật chú Gấu hạnh phúc. đơn giản, ăn
+ Giáo viên đóng vai chú Gấu: mặc không cầu
“Xin chào các bạn! Tớ là chú Gấu giản dị. Năm nay kỳ và hành động
tớ sáu tuổi. Các bạn có biết tại sao mọi người gọi tớ quan tâm, chia
là chú Gấu giản dị không? Đó là vì lúc nào tớ cũng sẻ, giúp đỡ với
cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc với những điều đơn mọi người, ăn
giản các bạn ạ! Tớ vui vẻ vì tớ được ở cùng với bố uống đơn giản
mẹ mỗi ngày, được giúp bố mẹ công việc nhà để bố cùng với mọi
mẹ đỡ mệt. Tớ vui vẻ vì được đi đến trường học người; cảm thấy
nhiều điều mới, có nhiều bạn bè chơi cùng tớ. Và yêu thích về
rất nhiều điều khác nữa. Còn các bạn thì sao. Điều những niềm vui
giản dị mỗi ngày của các bạn là gì? Hãy chia sẻ cho giản dị và những
tớ biết nhé!”. điều đơn giản
+ Giáo viên khuyến khích học sinh suy nghĩ để trả trong cuộc sống;
lời câu hỏi của bạn Gấu. lối sống giản dị
+ Giáo viên mời hai, ba bạn tự tin lên bảng chia sẻ sẽ giúp bản thân

PAGE \* MERGEFORMAT 224


trước lớp. cảm thấy vui vẻ,
+ Giáo viên khuyến khích và tặng quà cho những thoải mái; giúp
bạn tự tin lên chia sẻ. bản thân sống
chan hòa, gần
gũi với mọi
người xung
quanh và được
mọi người tôn
trọng.
10 Nội dung 3 0 0
11 Thực hành 0 0
3
12 Trắc Câu hỏi trắc nghiệm – tương tác với học sinh Học sinh trả lời,
nghiệm bài củng cố bài học
học
13 Kết luận - Giáo viên đưa ra kết luận chung: Giúp học sinh
chung + Giản dị là một đức tính tốt của con người, thể nắm được nội
hiện lối sống đơn giản, không cầu kỳ, phức tạp và dung cốt lõi của
là những điều tự nhiên nhất. bài
+ Biểu hiện của lối sống giản dị trong cách nói đơn
giản, ăn mặc không cầu kỳ và hành động quan tâm,
chia sẻ, giúp đỡ với mọi người, ăn uống đơn giản
cùng với mọi người; cảm thấy yêu thích về những
niềm vui giản dị và những điều đơn giản trong cuộc
sống.
+Ý nghĩa của lối sống giản dị sẽ giúp bản thân cảm
thấy vui vẻ, thoải mái; giúp bản thân sống chan
hòa, gần gũi với mọi người xung quanh và được
mọi người tôn trọng.
14 Ứng dụng Trò chơi “Lớp học giản dị” Học sinh biết
PAGE \* MERGEFORMAT 224
thực tế và - Tên hoạt động: trò chơi “Lớp học giản dị”. cách ứng dụng
Bài tập về - Cách thực hiện: thực tế
nhà + Giáo viên tổ chức cho các bạn đứng thành hàng
dọc hoặc thành vòng tròn xung quanh lớp học và
cùng hát, làm theo các hành động của bài hát.
"Mình vỗ cái tay cho đều...là mình vỗ cái tay cho
đều... a ý a mình vỗ cái tay cho đều.
Mình dẫm cái chân cho đều là mình dẫm cái chân
cho đều, a ý a mình dẫm cái chân cho đều.
Mình đấm cái lưng cho đều là mình đấm cái lưng
cho đều, a ý a mình đấm cái lưng cho đều.
Mình lắc cái eo cho đều là mình lắc cái eo cho đều
là a ý a mình lắc cái eo cho đều.
Mình cười với nhau cho đều là mình cười với nhau
cho đều là a ý a mình cười với nhau cho đều.
Mình xoa cái lưng cho đều là mình xoa cái lưng cho
đều là a ý a mình xoa cái lưng cho đều.”
+Giáo viên hướng dẫn các học sinh cùng giúp đỡ
nhau tạo không khí thoải mái, vui vẻ chơi trò chơi
cùng nhau.
- Luật chơi:
+ Học sinh nào không tham gia và thực hành theo
sẽ không được tiếp tục chơi trò chơi.
+ Giáo viên khuyến khích học sinh cách thể hiện sự
quan tâm đến người khác từ những hành động giản
dị hằng ngày.
- Giáo viên đưa ra bài tập về nhà:
+ Giáo viên yêu cầu học sinh về chia sẻ bài học cho
bố mẹ và cùng bố mẹ tìm hiểu về đức tính giản dị
của Bác Hồ được thể hiện như thế nào trong cuộc

PAGE \* MERGEFORMAT 224


đời của Bác.
+ Giáo viên hỏi học sinh những bạn nào đã đi Lăng
Bác Hồ và chia sẻ sau chuyến đi. +Giáo viên
khuyến khích học sinh trải nghiệm một lần đến
thăm Lăng Bác Hồ.
Con tô màu bức tranh thể hiện sự giản dị là những
điều tự nhiên nhất về gia đình của mình nhé.
15 Tổng kết Tổng kết kiến thức: Neo kiến thức
- Giáo viên cùng học sinh nhắc lại tên bài học và giúp học sinh
nội dung chính của bài: “Giản dị là những điều giản ghi nhớ bài học
đơn”.
+Tên bài học: “Giản dị là những điều giản đơn”.

- Lưu ý:
+ Giáo viên đặt câu hỏi, khuyến khích học sinh lên thuyết trình trước
lớp.
+ Giới thiệu: “Lối sống giản dị của bác Hồ”
“Lối sống giản dị của Bác Hồ”
Chủ tịch Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969),
tên khai sinh: Nguyễn Sinh Cung, là nhà cách mạng, người sáng
lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng
và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh
thổ cho Việt Nam trong thế kỷ XX, một chiến sĩ cộng sản quốc tế. Ông
là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòangày 2 tháng 9 năm 1945 tại Quảng trường Ba
Đình, Hà Nội.
Tấm gương đạo đức của Bác Hồ được thể hiện trong cuộc sống sinh
hoạt hằng ngày - đó là đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị.

PAGE \* MERGEFORMAT 224


Mỗi bữa ăn, Bác quy định không quá ba món và thường là các món dân
tộc như: tương cà, dưa, cá kho… Bác bảo ăn món gì phải hết món ấy,
không được để lãng phí. Có quả chuối hơi “nẫu”, nhiều người ngại
không ăn, Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi để ăn. Sau khi xong bữa,
Người luôn tự tay thu dọn bát đũa gọn gàng để người phục vụ chỉ việc
mang đi.
Quần áo Người mặc thường ngày cũng chỉ là bộ bà ba màu nâu với đôi
dép cao su, khi tiếp khách hay đến những sự kiện quan trọng cũng chỉ
bộ ka ki màu vàng với đôi giày vải. Đôi dép cao su được Bác dùng hơn
20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các
quai hay bị tuột phải đóng đinh giữ. Còn bộ quần áo ka-ki Bác mặc đến
khi bạc màu, sờn cổ áo.
Chỗ ở của Bác là ngôi nhà sàn bằng gỗ, tiện nghi thì rất ít, đơn sơ:
giường gỗ, màn cá nhân, chiếc quạt nan và một góc vườn. Trên bàn
không bày biện, chỉ tiện nghi tối thiểu để đọc, viết.
BÀI 31: GIẢN DỊ LÀ GẦN GŨI VÀ GIỮ GÌN SẠCH SẼ
MÔI TRƯỜNG

Mục tiêu bài dạy:


 Học sinh hiểu thiên nhiên cung cấp cho chúng ta những thứ đơn giản nhưng lại rất
quan trọng vì vậy chúng ta cần phải sống gần gũi và biết giữ gìn môi trường tự nhiên.
Giản dị là sử dụng những thứ chúng ta có và không lãng phí tài nguyên của trái đất;
giản dị là giữ gìn sạch sẽ môi trường tự nhiên.
 Học sinh hiểu ý nghĩa của sự giản dị là giúp bản thân cảm thấy thích thú, rèn luyện óc
sáng tạo và phát huy trí tưởng tượng của mình khi chơi với những đồ vật đơn giản, đồ
vật có thể sử dụng lại được.
 Học sinh thực hành sáng tạo đồ chơi, đồ dùng từ những đồ vật đã sử dụng và có thể sử
dụng lại được.
Các vấn đề khó khăn lường trước và cách giải quyết:
Các vấn đề cần lường Cách giải quyết:
PAGE \* MERGEFORMAT 224
trước: - Giáo viên nhắc học sinh trước khi
- Học sinh chơi phải nhẹ nhàng không đẩy
chạy lộn bạn
xộn khi - Giáo viên khuyến khích, động viên
chơi trò học sinh trả lời
chơi - Giáo viên chia theo nhóm, hướng
- Học sinh dẫn các bước đơn giản cho các
ngại đưa ra nhóm
câu trả lời
- Học sinh
chưa biết
cách gấp
thủ công
đơn giản
U. Đồ dùng cần chuẩn bị:
-Chuẩn bị của giáo -Chuẩn bị của học sinh:
viên + Bút
+ Giáo án + Vở kỹ năng sống
+ Quà, phấn
+
Slide/phiếu
bài tập
V. Các hoạt động dạy học chủ yếu
STT TIÊU ĐỀ GIÁO VIÊN HỌC SINH
1 Khởi động Hoạt động 1: trò chơi “Vỗ cái tay” Học sinh hào
- Tên hoạt động: trò chơi “Vỗ cái tay” hứng tham gia
- Cách chơi: trò chơi và nhớ
+ Giáo viên hát bài “Vỗ cái tay” và hướng dẫn cả lại được nội
lớp cùng hát và làm theo các hành động của bài dung bài học cũ
hát. “Giản dị là
PAGE \* MERGEFORMAT 224
VỖ CÁI TAY những điều tự
Vỗ cái tay cho đều này (hai lần). A í a mình vỗ nhiên”
cái tay cho đều này.
Dậm cái chân cho đều này (hai lần). A í a mình
dậm cái chân cho đều này.
Vỗ cái vai cho đều này (hai lần). A í a mình vỗ
cái vai cho đều này.
Múa với nhau cho đều này (hai lần) A í a mình
múa với nhau cho đều này.
+ Giáo viên khuyến khích và ghi nhận những bạn
tự tin hát cùng lớp.
- Phân tích:
+ Giáo viên đặt câu hỏi:
 Tên trò chơi là gì?
 Con cảm thấy như thế nào khi chơi trò
chơi?
 Vậy theo con, điều giản dị ở đây được thể
hiện qua hành động nào?
+ Giáo viên khuyến khích và ghi nhận câu trả lời
của học sinh.
=>Thông điệp chính: con cảm thấy vui vẻ, hào
hứng khi tham gia hoạt động. Các con hiểu được
rằng niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống của
mỗi người là những hành động đơn giản, giản dị
mỗi ngày.
Lưu ý: Giáo viên có thể chơi trò chơi nảy mầm
giống trò chơi mầm non
2 Ôn bài cũ Hoạt động 2: thảo luận/ hỏi đáp Học sinh nhớ lại
- Giáo viên cho học sinh trao đổi đôi về bài học tên bài học cũ và
trước hoặc đặt câu hỏi để học sinhtrả lời. nội dung bài học

PAGE \* MERGEFORMAT 224


+ Bài học trước tên là gì? mình đã rút ra từ
+ Có những nội dung gì? Con đã được tham gia buổi trước.
những hoạt động gì?
+ Con đã áp dụng vào những hoạt động thường
ngày như thế nào?
* Các nội dung chính:
- Bài học “Giản dị là những điều giản đơn”
- Học sinh hiểu giản dị là một đức tính tốt của
con người, thể hiện lối sống đơn giản, không cầu
kỳ, phức tạp và là những điều tự nhiên nhất.
- Học sinh biết được biểu hiện của lối sống giản
dị trong cách nói đơn giản, ăn mặc không cầu kỳ
và hành động quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ mọi
người, ăn uống đơn giản cùng với mọi người; lối
sống giản dị sẽ giúp bản thân cảm thấy vui vẻ,
thoải mái; giúp bản thân sống chan hòa, gần gũi
với mọi người xung quanh và được mọi người
tôn trọng.
3 Giới thiệu bài - Giáo viêngiới thiệu tên bài học “Giản dị là gần Học sinh hiểu
mới gũi và giữ gìn sạch sẽ môi trường tự nhiên” được ý nghĩa
- Học sinh nhắc lại tên bài học. của bài học và
có thể nhớ tên
bài học
4 Học qua câu - Giáo viên sử dụng câu chuyện hoặc video đã có Học sinh nhận ra
chuyện sẵn trong phần mềm được ý nghĩa
của sự giản dị
5 Trắc nghiệm - Giáo viên sử dụng các câu hỏi lựa chọn đã có Học sinh hiểu
sẵn trong phần mềm những thông tin
có trong câu
chuyện/video và
PAGE \* MERGEFORMAT 224
đưa ra những bài
học con tự rút ra
sau khi xem
video/câu
chuyện
6 Nội dung 1 Trò chơi “Cây màu sắc” Học sinh hiểu
- Tên hoạt động: “Cây màu sắc” thiên nhiên cung
- Cách thực hiện: cấp cho chúng ta
+ Giáo viên vẽ hình một thân cây to lên bảng. những thứ đơn
+ Giáo viên mời lần lượt nhóm ba học sinh lên giản nhưng lại
vẽ mỗi bạn một cái lá với màu sắc khác nhau tạo rất quan trọng vì
thành một cái cây. vậy chúng ta cần
+ Giáo viên khuyến khích học sinh lên vẽ tạo phải sống gần
thành mô hình cây nhiều màu sắc. gũi và biết giữ
- Phân tích gìn môi trường
+ Giáo viên đặt câu hỏi: tự nhiên. Giản dị
 Trên bảng, cô có hình gì? là sử dụng
 Cây cối cho chúng ta điều gì? những thứ
 Những thứ này quan trọng như thế nào? chúng ta có và
 Nếu cuộc sống chúng ta không có cây cối không lãng phí
sẽ như thế nào? tài nguyên của
 Theo con, chúng ta phải làm gì để bảo vệ trái đất; giản dị
môi trường sống của mình? là giữ gìn sạch
+ Giáo viên tóm tắt câu trả lời học sinh và đưa ra sẽ môi trường tự
một số hình ảnh lợi ích của cây cối. nhiên.
+ Giáo viên khuyến khích và ghi nhận câu trả lời
của học sinh.
+ Giáo viên đưa ra kết luận:
Thiên nhiên cung cấp cho chúng ta những thứ
đơn giản nhưng lại rất quan trọng vì vậy chúng ta

PAGE \* MERGEFORMAT 224


cần phải sống gần gũi và biết giữ gìn môi trường
tự nhiên. Giản dị là sử dụng những thứ chúng ta
có và không lãng phí tài nguyên của trái đất; giản
dị là giữ gìn sạch sẽ môi trường tự nhiên.
=>Thông điệp chính: các con nhớ và hiểu thiên
nhiên cung cấp cho chúng ta những thứ đơn giản
nhưng lại rất quan trọng vì vậy chúng ta cần
phải sống gần gũi và biết giữ gìn môi trường tự
nhiên. Giản dị là sử dụng những thứ chúng ta có
và không lãng phí tài nguyên của trái đất; giản
dị là giữ gìn sạch sẽ môi trường tự nhiên.
7 Thực hành 1 Thảo luận “Câu chuyện của Nam” Học sinh hiểu
- Tên hoạt động: thảo luận “Câu chuyện của thiên nhiên cung
Nam” cấp cho chúng ta
- Cách thực hiện: những thứ đơn
+ Giáo viên đưa ra câu chuyện: giản nhưng lại
Nam là cậu bé rất ngoan và luôn biết nghe lời bố rất quan trọng vì
mẹ. Một hôm, Nam chơi ở công viên và thấy các vậy chúng ta cần
bạn được bố mẹ mua cho đồ chơi rất đẹp, bạn phải sống gần
cũng muốn mua đồ chơi đó giống các bạn nhưng gũi và biết giữ
Nam lại không có tiền. Cuối cùng, Nam quyết gìn môi trường
định chạy về nhà, lấy cành cây khô làm nỏ bắn tự nhiên. Giản dị
chim để chơi, lấy lá cây để làm con vật ngộ là sử dụng
nghĩnh và rủ bạn bè chơi cùng. những thứ
+ Giáo viên đặt câu hỏi: chúng ta có và
 Trong câu chuyện, ban đầu bạn Nam không lãng phí
muốn có thứ gì? tài nguyên của
 Nam đã làm gì để thực hiện được mong trái đất; giản dị
muốn đó? là giữ gìn sạch
 Nếu con là Nam, con sẽ làm gì khi thấy sẽ môi trường tự

PAGE \* MERGEFORMAT 224


các bạn khác được bố mẹ mua đồ chơi? nhiên.
 Theo con, hành động tự lấy cành cây khô
và lá cây làm đồ chơi, không cần mua đồ
chơi của Nam thể hiện điều gì?
+ Giáo viên giới thiệu một số hình ảnh đồ chơi
làm từ lá cây và cây khô.
+ Giáo viên khuyến khích và ghi nhận câu trả lời
của học sinh.
8 Nội dung 2 “Sáng tạo lý thú” Học sinh hiểu ý
- Tên hoạt động: “Sáng tạo lý thú” nghĩa của sự
- Cách thực hiện: giản dị là giúp
+ Giáo viên trình chiếu slide giới thiệu các bức bản thân cảm
tranh là các sản phẩm sáng tạo từ các vật dụng đã thấy thích thú,
qua sử dụng và có thể tái chế. rèn luyện óc
+ Giáo viên đặt câu hỏi: sáng tạo và phát
“Đây là đồ vật gì và nó được làm từ vật dụng nào huy trí tưởng
mà chúng ta đã dùng đến”. tượng của mình
+ Giáo viên khuyến khích và ghi nhận câu trả lời khi chơi với
của học sinh. những đồ vật
- Phân tích đơn giản, đồ vật
+ Giáo viên đặt câu hỏi: có thể sử dụng
 Con cảm thấy như thế nào khi được nhìn lại được
và chơi những đồ vật trong ảnh?
 Những đồ vật sáng tạo như vậy sẽ giúp
chúng ta điều gì?
 Theo con, những đồ vật nào trong cuộc
sống chúng ta đã sử dụng và có thể sáng
tạo sử dụng lại được?
+ Giáo viên khuyến khích và ghi nhận câu trả lời
của học sinh.

PAGE \* MERGEFORMAT 224


+ Giáo viên đưa ra kết luận:
Kết luận: ý nghĩa của sự giản dị là giúp bản thân
cảm thấy thích thú, rèn luyện óc sáng tạo và phát
huy trí tưởng tượng của mình khi chơi với những
đồ vật đơn giản, đồ vật có thể sử dụng lại được.
=>Thông điệp chính: các con cảm thấy thích thú
khi chơi với những đồ vật đơn giản hay chơi
những đồ vật sáng tạo từ những đồ dùng đã qua
sử dụng, giúp bản thân rèn luyện óc sáng tạo và
trí tưởng tượng của bản thân nhiều hơn nữa.
9 Thực hành 2 Làm sản phẩm “Chiếc quạt vui vẻ” Học sinh hiểu ý
- Tên hoạt động: làm sản phẩm “Chiếc quạt nghĩa của sự
vui vẻ” giản dị là giúp
- Cách thực hiện: bản thân cảm
+ Giáo viên giới thiệu cách làm chiếc quạt để tạo thấy thích thú,
mát trong thời tiết oi bức. rèn luyện óc
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh gấp quạt giấy sáng tạo và phát
đơn giản từ những tờ giấy đã qua sử dụng. huy trí tưởng
+ Giáo viên mời học sinh lấy những tờ giấy tượng của mình
nháp, đã qua sử dụng để gấp chiếc quạt giấy để khi chơi với
quạt khi nóng. những đồ vật
+ Giáo viên hướng dẫn các bước đơn giản theo đơn giản, đồ vật
ảnh cho học sinh làm theo. có thể sử dụng
+ Giáo viên đến từng nhóm, hướng dẫn các lại được
nhóm chưa hoàn thiện xong.
+ Giáo viên khuyến khích và ghi nhận các bạn
hoàn thiện sản phẩm sáng tạo của mình.
10 Nội dung 3 0 0
11 Thực hành 3 0 0
12 Trắc nghiệm Câu hỏi trắc nghiệm – tương tác với học sinh Học sinh củng
PAGE \* MERGEFORMAT 224
bài học cố bài học

13 Kết luận - Giáo viên đưa ra kết luận chung: Học sinh nắm
chung +Thiên nhiên cung cấp cho chúng ta những thứ được nội dung
đơn giản nhưng lại rất quan trọng vì vậy chúng cốt lõi của bài
ta cần phải sống gần gũi và biết giữ gìn môi
trường tự nhiên. Giản dị là sử dụng những thứ
chúng ta có và không lãng phí tài nguyên của
trái đất; giản dị là giữ gìn sạch sẽ môi trường tự
nhiên.
+Ý nghĩa của sự giản dị là giúp bản thân cảm
thấy thích thú, rèn luyện óc sáng tạo và phát huy
trí tưởng tượng của mình khi chơi với những đồ
vật đơn giản, đồ vật có thể sử dụng lại được.
14 Ứng dụng - Giáo viên đưa ra yêu cầu: “Mỗi bạn trong lớp Học sinh biết
thực tế và Bài hãy quan sát chỗ ngồi của mình và cùng cả lớp cách ứng dụng
tập về nhà dọn vệ sinh lớp học để lớp học sạch sẽ và gọn thực tế
gàng nhất”.
(Nếu còn thời gian, giáo viên cho học sinh dọn
vệ sinh ở hành lang trước lớp học của mình và
vứt rác đúng nơi quy định).
- Giáo viên khuyến khích và ghi nhận học sinh
tích cực tham gia hoạt động.
- Giáo viên khuyến khích học sinh sáng tạo các
đồ dùng không sử dụng thành các sản phẩm sáng
tạo ngay trên lớp học bằng những đồ dùng học
sinh có.
- Giáo viên khuyến khích, ghi nhận câu trả lời
của học sinh.
- Giáo viên đưa ra bài tập về nhà:
PAGE \* MERGEFORMAT 224
Con hãy chia sẻ bài học hôm nay với bố mẹ về
sự giản dị là gần gũi và giữ gìn sạch sẽ môi
trường tự nhiên và cùng bố mẹ sáng tạo một sản
phẩm từ lõi giấy vệ sinh để hôm sau trình bày
trước lớp nhé.

15 Tổng kết Tổng kết kiến thức: Neo kiến thức


- Giáo viên cùng học sinh nhắc lại tên bài học và giúp học sinh
nội dung chính của bài: “Giản dị là gần gũi và ghi nhớ bài học
giữ gìn sạch sẽ môi trường tự nhiên”
+ Tên bài học: “Giản dị là gần gũi và giữ gìn
sạch sẽ môi trường tự nhiên”

- Lưu ý:
+ Giáo viên đặt câu hỏi, khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động
thực hành.
BÀI 32: ĐOÀN KẾT LÀ CÙNG TUÂN THEO NHỮNG NGUYÊN
TẮC CHUNG

Mục tiêu bài dạy:


 Học sinh hiểu nguyên tắc chung là những quy định, yêu cầu đưa ra nhằm giúp mọi
người cùng thực hiện tốt nhiệm vụ chung và mang lại lợi ích chung cho cả tập thể.
 Học sinh hiểu đoàn kết là cùng tuân theo những nguyên tắc chung. Trong gia đình:
dọn dẹp nhà cửa, giúp đỡ bố mẹ…; nhà trường: cùng dọn vệ sinh lớp học, chơi cùng
nhau, học cùng nhau…; bên ngoài xã hội: xếp hàng đợi đến lượt, tuân theo luật giao
thông…và các hoạt động học tập, vui chơi, công việc chung cùng với mọi người.
 Học sinh hiểu ý nghĩa của sự đoàn kết sẽ giúp tất cả mọi người cùng đạt được mục
tiêu chung, xây dựng một tinh thần đoàn kết vững mạnh.
Các vấn đề khó khăn cần lường trước và cách giải quyết
PAGE \* MERGEFORMAT 224
Các vấn đề cần lường Cách giải quyết:
trước: - Giáo viênnhắc học sinh trước khi
- Học chơi phải nhẹ nhàng không đẩy
sinhchạy bạn
lộn xộn khi - Giáo viên khuyến khích, động viên
chơi trò học sinh trả lời
chơi - Giáo viên hướng dẫn cách nhảy lò
- Học sinh cò an toàn
ngại đưa ra - Giáo viên lấy ví dụ minh họa ghép
câu trả lời chữ cái cho học sinh
- Học sinh
nhảy lò cò
lộn xộn hi
tham gia trò
chơi
- Học sinh
chưa biết
ghép chữ
cái
W. Đồ dùng cầnchuẩnbị:
- Chuẩn bị của giáo - Chuẩn bị của học sinh:
viên + Bút
+ Giáoán + Vở kỹ năng sống
+ Quà, phấn
+
Slide/phiếu
bài tập

X. Các hoạt động dạy học chủyếu


STT TIÊU ĐỀ GIÁO VIÊN HỌC SINH
PAGE \* MERGEFORMAT 224
1 Khởi động Hoạt động 1: trưng bày sản phẩm sáng tạo. Học sinh hào
+ Giáo viên mời các học sinh lên chia sẻ về các hứng tham gia
sản phẩm sáng tạo trong bài tập về nhà hôm hoạt động và
trước. nhớ lại được nội
+ Giáo viên mời học sinh chia sẻ về đồ dùng đã dung bài học
làm, tác dụng của sản phẩm sang tạo và cách hôm trước
làm.
+ Giáo viên khuyến khích và khen ngợi những
bạn tự tin lên chia sẻ trước lớp.
=>Thông điệp chính: con cảm thấy vui vẻ, hào
hứng khi tham gia hoạt động. Các con nhớ lại
được nội dung bài học hôm trước và chia sẻ về
sản phẩm cho tất cả các bạn cùng xem.
2 Ôn bài cũ Hoạt động 2: thảo luận/ hỏi đáp Học sinh nhớ lại
- Giáo viên cho học sinh trao đổi đôi về bài học tên bài học cũ và
trước hoặc đặt câu hỏi để học sinh trả lời. nội dung bài học
+ Bài học trước tên là gì? mình đã rút ra từ
+ Có những nội dung gì? Con đã được tham gia buổi trước.
những hoạt động gì?
+ Con đã áp dụng vào những hoạt động thường
ngày như thế nào?
- Các nội dung chính:
+ Học sinh hiểu thiên nhiên cung cấp cho chúng
ta những thứ đơn giản nhưng lại rất quan trọng vì
vậy chúng ta cần phải sống gần gũi và biết giữ
gìn môi trường tự nhiên. Giản dị là sử dụng
những thứ chúng ta có và không lãng phí tài
nguyên của trái đất; giản dị là giữ gìn sạch sẽ
môi trường tự nhiên.
+ Học sinh hiểu ý nghĩa của sự giản dị là giúp

PAGE \* MERGEFORMAT 224


bản thân cảm thấy thích thú, rèn luyện óc sáng
tạo và phát huy trí tưởng tượng của mình khi
chơi với những đồ vật đơn giản, đồ vật có thể sử
dụng lại được.
- Kết luận chung:
+ Thiên nhiên cung cấp cho chúng ta những thứ
đơn giản nhưng lại rất quan trọng vì vậy chúng ta
cần phải sống gần gũi và biết giữ gìn môi trường
tự nhiên. Giản dị là sử dụng những thứ chúng ta
có và không lãng phí tài nguyên của trái đất; giản
dị là giữ gìn sạch sẽ môi trường tự nhiên.
+ Ý nghĩa của sự giản dị là giúp bản thân cảm
thấy thích thú, rèn luyện óc sáng tạo và phát huy
trí tưởng tượng của mình khi chơi với những đồ
vật đơn giản, đồ vật có thể sử dụng lại được.
3 Giới thiệu bài - Giáo viên giới thiệu tên bài học “Đoàn kết là Học sinh hiểu
mới cùng tuân theo nguyên tắc chung” được ý nghĩa
- Học sinh nhắc lại tên bài học. của bài học và
có thể nhớ tên
bài học
4 Học qua - Giáo viên sử dụng câu chuyện hoặc video đã có Học sinh nhận
câuchuyện sẵn trong phần mềm. rađược ý nghĩa
của sự đoàn kết
5 Trắc nghiệm - Giáo viênsử dụng các câu hỏi lựa chọn đã có Học sinh hiểu
tình huống sẵn trong phần mềm. những thông tin
có trong câu
chuyện/video và
đưa ra những bài
học con tự rút ra
sau khi xem
PAGE \* MERGEFORMAT 224
video/câu
chuyện
6 Nội dung 1 Trò chơi “Bé tô đẹp nhất” Học sinh hiểu
- Tên hoạt động: trò chơi “Bé tô đẹp nhất” nguyên tắc
- Cách chơi: chung là những
+ Giáo viên mời mười bạn, chia làm hai đội tham quy định, yêu
gia trò chơi. cầu đưa ra nhằm
+ Giáo viên phát mỗi đội một bức tranh A3 và giúp mọi người
năm màu khác nhau. cùng thực hiện
+ Giáo viên giúp hai nhóm phân công nhau tô tốt nhiệm vụ
màu với nguyên tắc chung: chung và mang
1. Tất cả mọi người đều tô màu, lại lợi ích chung
2. Mỗi bạn một màu. cho cả tập thể và
Phải hoàn thành trong vòng hai phút. đoàn kết là cùng
- Phân tích tuân theo những
+ Giáo viên đặt câu hỏi: nguyên tắc
 Tên hoạt động là gì? chung trong gia
 Quan sát bức tranh nhóm con tô màu và đình, nhà
miêu tả trong tranh có những gì? trường, bên
 Nguyên tắc chung của trò chơi này là gì? ngoài xã hội ở
 Trong quá trình tô màu thì các thành viên các hoạt động
làm những việc gì? học tập, vui
 Tất cả các thành viên đã cùng đoàn kết chơi, công việc
làm đúng nguyên tắc chưa? chung cùng với
 Theo con, nguyên tắc chung là gì? mọi người.
 Theo con, đoàn kết là gì?
+ Giáo viên khuyến khích và ghi nhận câu trả lời
của học sinh.
+ Giáo viên đưa ra kết luận:
 Nguyên tắc chung là những quy định, yêu

PAGE \* MERGEFORMAT 224


cầu đưa ra nhằm giúp mọi người cùng
thực hiện tốt nhiệm vụ chung và mang lại
lợi ích chung cho cả tập thể.
 Đoàn kết là cùng tuân theo những nguyên
tắc chung trong gia đình, nhà trường, bên
ngoài xã hội ở các hoạt động học tập, vui
chơi, công việc chung cùng với mọi
người.
=>Thông điệp chính: các con nhớ và hiểu được
nguyên tắc chung là những quy định, yêu cầu
đưa ra nhằm giúp mọi người cùng thực hiện tốt
nhiệm vụ chung và mang lại lợi ích chung cho cả
tập thể. Đoàn kết là cùng tuân theo những
nguyên tắc chung trong gia đình, nhà trường,
bên ngoài xã hội ở các hoạt động học tập, vui
chơi, công việc chung cùng với mọi người.
7 Thực hành 1 Trò chơi “Đội nào nhanh nhất” Học sinh hiểu
- Tên hoạt động: “Đội nào nhanh nhất” nguyên tắc
- Cách thực hiện: chung là những
+ Giáo viên chia lớp làm hai đội cùng tham gia quy định, yêu
trò chơi. cầu đưa ra nhằm
+ Mỗi đội sẽ lần lượt lên vẽ các ngôi sao lên giúp mọi người
phần bảng của mình với nguyên tắc chung: cùng thực hiện
 Các thành viên lần lượt nhảy lò cò lên vẽ tốt nhiệm vụ
 Sau khi vẽ xong, các thành viên tiếp tục chung và mang
nhảy lò cò về và truyền phấn cho bạn tiếp lại lợi ích chung
theo để bạn lên vẽ. cho cả tập thể và
 Sau một phút, đội nào vẽ được nhiều ngôi đoàn kết là cùng
sao nhất sẽ giành chiến thắng. tuân theo những
+ Mỗi đội sẽ đứng thành một hàng dọc. Các nguyên tắc

PAGE \* MERGEFORMAT 224


thành viên sẽ lần lượt nhảy lò cò lên bảng và vẽ chung trong gia
một ngôi sao ở phần bảng đội của mình. Sau đó đình, nhà
tiếp tục nhảy lò cò về, truyền phấn cho bạn đội trường, bên
mình để bạn lên vẽ tiếp. ngoài xã hội ở
+ Giáo viên khuyến khích và ghi nhận những bạn các hoạt động
xung phong tham gia trò chơi. học tập, vui
+ Giáo viên tặng quà cho đội giành số sao nhiều chơi, công việc
nhất. chung cùng với
- Phân tích mọi người.
+ GV đặt câu hỏi:
 Tên hoạt động là gì?
 Các con đã cùng thực hiện nguyên tắc
chung nào?
 Tất cả các thành viên đã cùng đoàn kết
làm đúng nguyên tắc chưa?
+ Giáo viên khuyến khích và ghi nhận câu trả lời
của học sinh.
8 Nội dung 2 1. Ý nghĩa của sự đoàn kết Học sinh hiểu ý
+ Giáo viên đặt câu hỏi: nghĩa của sự
“Theo con, trong gia đình, trường học, ngoài xã đoàn kết sẽ giúp
hội chúng ta thường có những nguyên tắc chung tất cả mọi người
nào? cùng đạt được
Những nguyên tắc chung đó giúp gì cho chúng mục tiêu chung,
ta?”. xây dựng một
+ Giáo viên mời hai, ba học sinh trả lời câu hỏi. tinh thần đoàn
+ Giáo viên khuyến khích và ghi nhận câu trả lời kết vững mạnh
của học sinh.
+ Giáo viên trình chiếu slide các bức tranh
nguyên tắc chung trong gia đình, trường học,
ngoài xã hội.

PAGE \* MERGEFORMAT 224


+ Giáo viên mời học sinh đọc tên các nguyên tắc
chung theo nội dung các bức tranh.
- Phân tích
+ Giáo viên đặt câu hỏi:
 Con đã đoàn kết cùng thực hiện các
nguyên tắc chung nào trong gia đình,
trường học, ngoài xã hội?
 Khi đoàn kết cùng thực hiện các nguyên
tắc chung đó giúp tất cả mọi người điều
gì?
+ Giáo viên khuyến khích và ghi nhận câu trả lời
của học sinh.
+ Giáo viên đưa ra kết luận:
2. Kết luận:
+ Các nguyên tắc chung trong gia đình: dọn dẹp
vệ sinh cùng nhau, rửa bát, dọn cơm, ăn cơm
cùng nhau, cùng giúp đỡ bố mẹ…
+ Các nguyên tắc chung trong trường học: chơi
trò chơi cùng nhau, cùng dọn vệ sinh lớp học,
xếp hàng đợi đến lượt, học nhóm cùng nhau…
+ Các nguyên tắc chung ngoài xã hội: xếp hàng ở
nơi công cộng, cùng tuân theo luật an toàn giao
thong, nhường ghế cho người già…
+ Ý nghĩa của sự đoàn kết sẽ giúp tất cả mọi
người cùng đạt được mục tiêu chung, xây dựng
một tinh thần đoàn kết vững mạnh
=>Thông điệp chính: các con nhận ra được các
nguyên tắc chung trong gia đình, trường học và
ngoài xã hội. Con cảm thấy khi chúng ta cùng
đoàn kết thực hiện các nguyên tắc chung sẽ giúp

PAGE \* MERGEFORMAT 224


đạt được mục tiêu chung, xây dựng được tinh
thần đoàn kết cho tất cả mọi người.
9 Thực hành 2 Trò chơi “Ghép chữ” Học sinh hiểu ý
- Tên hoạt động: “Ghép chữ” nghĩa của sự
- Cách thực hiện: đoàn kết sẽ giúp
+ Giáo viên chia lớp làm hai đội cùng tham gia tất cả mọi người
trò chơi. cùng đạt được
+ Mỗi đội sẽ cùng thảo luận nhóm để ghép được mục tiêu chung,
chữ cái ĐOÀN KẾT đẹp nhất, đúng nhất theo xây dựng một
nguyên tắc chung: tinh thần đoàn
 Tất cả các thành viên đều được tham gia kết vững mạnh.
ghép chữ cái.
 Mỗi bạn tham gia ít nhất một lần.
 Đội nào ghép nhanh nhất, chuẩn nhất sẽ
giành chiến thắng.
+Giáo viên khuyến khích và ghi nhận học sinh
tham gia trò chơi.
10 Nội dung 3 0 0
11 Thực hành 3 0 0
12 Trắc nghiệm Câu hỏi trắc nghiệm – tương tác với học sinh Học sinh củng
bài học cố bài học
13 Kết luận - Giáo viên đưa ra kết luận chung: Học sinh nắm
chung +Nguyên tắc chung là những quy định, yêu cầu được nội dung
đưa ra nhằm giúp mọi người cùng thực hiện tốt cốt lõi của bài
nhiệm vụ chung và mang lại lợi ích chung cho cả
tập thể.
+ Đoàn kết là cùng tuân theo những nguyên tắc
chung trong gia đình, nhà trường, bên ngoài xã
hội ở các hoạt động học tập, vui chơi, công việc
chung cùng với mọi người.
PAGE \* MERGEFORMAT 224
+Ý nghĩa của sự đoàn kết sẽ giúp tất cả mọi
người cùng đạt được mục tiêu chung, xây dựng
một tinh thần đoàn kết vững mạnh.
14 Ứng dụng - Giáo viên mời học sinh lên chia sẻ các nguyên Học sinh biết
thực tế và Bài tắc chung trong gia đình mình mà tất cả mọi cách ứng dụng
tập về nhà người cùng đoàn kết thực hiện. thực tế
- Giáo viên khuyến khích học sinh lên chia sẻ về
gia đình.
- Giáo viên khuyến khích, ghi nhận câu trả lời
của học sinh.
- Giáo viên đưa ra bài tập về nhà:
Con hãy chia sẻ bài học hôm nay với bố mẹ về
sự đoàn kết cùng thực hiện nguyên tắc chung và
cùng gia đình thực hiện một nguyên tắc chung
con cảm thấy thích nhất trong buổi học ngày
hôm nay để thực hiện cùng bố mẹ nhé.
15 Tổng kết Tổng kết kiến thức: Neo kiến thức
- Giáo viên cùng học sinh nhắc lại tên bài học và giúp học sinh
nội dung chính của bài:“Đoàn kết là cùng tuân ghi nhớ bài học
theo những nguyên tắc chung”
+Tên bài học:“Đoàn kết là cùng tuân theo những
nguyên tắc chung”

- Lưu ý:
+ Giáo viên đặt câu hỏi, khuyến khích học sinh lên thuyết trình trước
lớp.
BÀI 33: ĐOÀN KẾT LÀ HÒA THUẬN NHƯ MỘT GIA ĐÌNH

Mục tiêu bài dạy:


 Học sinh hiểu đoàn kết là cùng tham gia các hoạt động cùng nhau nhằm thực hiện
được mục tiêu chung trong một nhóm, tập thể, là hòa thuận giống như một gia đình.
PAGE \* MERGEFORMAT 224
 Học sinh hiểu biểu hiện của sự đoàn kết là cùng giúp đỡ nhau, cười vui vẻ với nhau,
chơi cùng nhau, học tập cùng nhau, chia sẻ đồ chơi, đồ ăn….tất cả hòa thuận giống
như một gia đình.
 Học sinh hiểu đoàn kết hòa thuận như một gia đình sẽ giúp mọi người cùng vui vẻ,
hạnh phúc và tạo nên một sức mạnh to lớn.
Các vấn đề khó khăn lường trước và cách giải quyết:
Các vấn đề cần lường Cách giải quyết:
trước: - Giáo viên nhắc học sinh trước khi
- Học sinh chơi phải nhẹ nhàng không đẩy
chạy lộn bạn
xộn khi - Giáo viên khuyến khích, động viên
chơi trò học sinh trả lời
chơi - Giáo viên hướng dẫn, đưa ra các
- Học sinh yêu cầu trước khi chơi.
ngại đưa ra
câu trả lời
- Học sinh
chạy lộn
xộn, không
biết xếp
hàng.

Y. Đồ dùng cần chuẩn bị:


-Chuẩn bị của giáo -Chuẩn bị của học sinh:
viên + Bút
+ Giáo án + Vở kỹ năng sống
+ Quà, phấn
+
Slide/phiếu
bài tập
Z. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tên HĐ Mục đích Mô tả hoạt động Chuẩn Ý tưởng
bị đồ họa
Khởi Tạo không khí Hoạt động 1: trò chơi “Rồng rắn lên Phần Học sinh
PAGE \* MERGEFORMAT 224
động lớp học thoải mây” thưởng đang
(4 phút) mái vui vẻ. -Tên hoạt động: trò chơi “Rồng rắn lên cho học chơi trò
Giúp học sinh mây” sinh chơi
hào hứng tham -Cách chơi: tham gia cùng
gia trò chơi và +Giáo viên mời một bạn đóng vai làm thầy trò chơi nhau
giới thiệu được thuốc, một bạn đóng vai làm mẹ và bốn
bài học hôm bạn đóng vai làm con.
nay +Giáo viên xếp bạn làm mẹ và con thành
một hàng. Mẹ đứng đằng trước, tay người
sau bám vào eo bạn đằng trước. Sau đó tất
cả di chuyển đến chỗ thầy thuốc đang ngồi,
vừa đi vừa hát.
“Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?”
+Học sinh đóng vai thầy thuốc trả lời:
“Thầy thuốc đi chơi. (hay đi chợ, đi câu cá,
đi vắng nhà).
+Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi
thầy thuốc trả lời: “Có” và tiếp tục đối
thoại như sau:
Thầy thuốc hỏi: Rồng rắn đi đâu?
Người mẹ làm đầu của rồng rắn trả lời:
Rồng rắn đi lấy thuốc chữa bệnh cho con.
Thầy thuốc: Con lên mấy ?
Mẹ trả lời: Con lên một
Thầy thuốc: Thuốc không biết
Mẹ trả lời: Con lên hai.
Thầy thuốc: Thuốc chẳng hay.

Cứ thế cho đến khi:
Con lên mười.
Thuốc hay vậy.

PAGE \* MERGEFORMAT 224


Tiếp đó, thì thầy thuốc đòi hỏi: Xin khúc
đầu.
Mẹ trả lời: Những xương cùng xẩu.
Thầy thuốc: Xin khúc giữa.
Mẹ trả lời: Những máu cùng me.
Thầy thuốc: Xin khúc đuôi.
Mẹ trả lời:Tha hồ mà đuổi.
+Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao
mà bắt cho được người cuối cùng trong
hàng.
+Ngược lại thì người đứng đầu phải dang
tay chạy, cố ngăn cản không cho người
thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình,
trong lúc đó cái đuôi phải chạy và tìm cách
né tránh thầy thuốc.
(Giáo viên tổ chức cho các bạn chơi một,
hai lượt thay thầy thuốc)
-Luật chơi:
+ Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng
thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc.
+Nếu đang chơi dằng co giữa chừng, mà
rồng rắn bị đứt ngang thì tạm ngừng để nối
lại và tiếp tục trò chơi.
-Phân tích
+Giáo viên đặt câu hỏi:
 Tên trò chơi là gì?
 Các con cảm thấy thế nào khi tham
gia trò chơi?
 Người mẹ và các con phải cùng
nhau thực hiện nguyên tắc chung
nào?
 Con cảm thấy như thế nào khi tất cả
mọi người cùng đoàn kết thực hiện
PAGE \* MERGEFORMAT 224
nguyên tắc chung đó?
+Giáo viên khuyến khích và ghi nhận câu
trả lời của học sinh và tặng quà cho các bạn
chơi trò chơi.
=>Thông điệp chính: con cảm thấy vui vẻ,
hào hứng khi tham gia hoạt động. Các con
hiểu được rằng khi tất cả mọi người cùng
đoàn kết thực hiện theo nguyên tắc chung
sẽ giúp công việc được hoàn thiện nhanh
hơn, mọi người cùng vui vẻ hơn.
Ôn bài cũ Học sinh nhớ Hoạt động 2: thảo luận/ hỏi đáp
(3 phút) lại tên bài học -Giáo viên cho học sinh trao đổi đôi về bài
cũ và nội dung học trước hoặc đặt câu hỏi để học sinh trả
bài học mình lời.
đã rút ra từ +Bài học trước tên là gì?
buổi trước. +Có những nội dung gì? Con đã được tham
gia những hoạt động gì?
+Con đã áp dụng vào những hoạt động
thường ngày như thế nào?
Giới thiệu Học sinh hiểu -Giáo viên giới thiệu tên bài học “Đoàn kết Dùng
bài mới được ý nghĩa là hòa thuận như một gia đình” hình ảnh
(2 phút) của bài học và -Học sinh nhắc lại tên bài học. mọi
có thể nhớ tên người
bài học đoàn kết
hòa
thuận
cùng
nhau
Học qua Giúp học sinh -Giáo viên sử dụng câu chuyện hoặc video Downloa
câu nhận ra được ý đã có sẵn trong phần mềm d bài
chuyện nghĩa của sự giảng.
(5 phút) đoàn kết

PAGE \* MERGEFORMAT 224


Trắc Giúp học sinh -Giáo viên sử dụng các câu hỏi lựa chọn đã
nghiệm hiểu những có sẵn trong phần mềm
(3 phút) thông tin có
trong câu
chuyện/video
và đưa ra
những bài học
con tự rút ra
sau khi xem
video/câu
chuyện
Nội dung Học sinh hiểu Hoạt động 3: kể chuyện “Bó đũa”
1 đoàn kết là -Tên hoạt động: kể chuyện “Bó đũa”
(5 phút) cùng tham gia -Cách thực hiện:
+Giáo viên kể câu chuyện “Bó đũa” cho Câu
các hoạt động
học sinh lắng nghe. chuyện
cùng nhau
-Phân tích: “Bó
nhằm thực đũa”
+Giáo viên đặt câu hỏi:
hiện được mục
 Tên câu chuyện là gì?
tiêu chung
 Cây đũa đầu tiên người cha đưa,
trong một
mọi người bẻ như thế nào?
nhóm, tập thể,
là hòa thuận  Khi có cả bó đũa, mọi người bẻ như

giống như một thế nào?

gia đình.  Cuối cùng, các anh em trong gia


đình nhận ra điều gì? Vì sao?
 Theo con, đoàn kết là gì?
+Giáo viên khuyến khích và ghi nhận câu
trả lời của học sinh.
+Giáo viên đưa ra kết luận:
Kết luận: đoàn kết là cùng tham gia các
hoạt động cùng nhau nhằm thực hiện được
mục tiêu chung trong một nhóm, tập thể, là
PAGE \* MERGEFORMAT 224
hòa thuận giống như một gia đình.
=>Thông điệp chính: các con nhớ và hiểu
được đoàn kết là cùng tham gia các hoạt
động cùng nhau nhằm thực hiện được mục
tiêu chung trong một nhóm, tập thể, là hòa
thuận giống như một gia đình.
Thực Học sinh hiểu Hoạt động 4: tập hát bài hát “Lớp chúng Bài hát
hành 1 đoàn kết là ta đoàn kết” “Lớp
(5 phút) cùng tham gia -Tên hoạt động: tập hát bài hát “Lớp chúng chúng ta
ta đoàn kết” đoàn
các hoạt động
-Cách thực hiện: kết”
cùng nhau
+Giáo viên giới thiệu bài hát “Lớp chúng ta https://
nhằm thực đoàn kết”. www.nh
hiện được mục Lớp chúng mình rất rất vui, anh em ta chan accuatui.
tiêu chung hòa tình thân. com/bai-
trong một Lớp chúng mình rất rất vui, như keo sơn hat/lop-
anh em một nhà, đầy tình thân, quý mến chung-
nhóm, tập thể,
nhau, luôn thi đua học chăm tiến tới, quyết ta-doan-
là hòa thuận
kết đoàn giữ vững bền, giúp đỡ nhau xứng ket-duc-
giống như một đang trò ngoan. huy.8al9
gia đình. +Giáo viên hướng dẫn học sinh tập hát bài 9u2r4j.ht
hát. ml
+Giáo viên mời nhóm ba, bốn bạn cùng lên Phần quà
hát cùng nhau. cho
+Giáo viên khuyến khích và ghi nhận những
những bạn xung phong lên hát cùng nhau. bạn lên
+Giáo viên tặng quà cho những bạn lên hát
hát.

PAGE \* MERGEFORMAT 224


Nội dung Học sinh hiểu Hoạt động 5: xem tranh “Bé đoàn kết”
2 biểu hiện của -Tên hoạt động: xem tranh “Bé đoàn kết”
(4 phút) sự đoàn kết là -Cách thực hiện:
+Giáo viên đặt câu hỏi: “Theo con, sự đoàn
cùng giúp đỡ
kết được biểu hiện như thế nào?”
nhau, cười vui
+Giáo viên khuyến khích và ghi nhận câu
vẻ với nhau, trả lời của học sinh.
chơi cùng +Giáo viên trình chiếu Slide hình ảnh các
nhau, học tập biểu hiện của sự đoàn kết.
cùng nhau, +Giáo viên mời học sinh miêu tả, đọc tên
các bức tranh biểu hiện của sự đoàn kết.
chia sẻ đồ
-Phân tích
chơi, đồ ăn….
+Giáo viên đặt câu hỏi:
sẽ giúp mọi
 Vậy, đoàn kết được biểu hiện như
người cùng vui thế nào?
vẻ, hạnh phúc  Con thấy khuôn mặt của các bạn
và tạo nên một nhỏ trong tranh như thế nào?
sức mạnh to  Vậy theo con, khi mọi người cùng
lớn. đoàn kết sẽ đem lại điều gì?
+Giáo viên đưa ra kết luận:
Kết luận: biểu hiện của sự đoàn kết là cùng
giúp đỡ nhau, cười vui vẻ với nhau, chơi
cùng nhau, học tập cùng nhau, chia sẻ đồ
chơi, đồ ăn…. sẽ giúp mọi người cùng vui
vẻ, hạnh phúc và tạo nên một sức mạnh to
lớn.
=>Thông điệp chính: các con nhận ra được
đoàn kết là khi mọi người cùng giúp đỡ
nhau, cười vui vẻ với nhau, chơi cùng
nhau, học tập cùng nhau, chia sẻ đồ chơi,
đồ ăn…. sẽ giúp mọi người cùng vui vẻ,
hạnh phúc và tạo nên một sức mạnh to lớn.

PAGE \* MERGEFORMAT 224


Thực Học sinh hiểu Hoạt động 6: trò chơi “Lớp ta đoàn kết” Hai viên
hành 2 biểu hiện của -Tên hoạt động: trò chơi “Lớp ta đoàn kết” phấn
(5 phút) sự đoàn kết là -Cách thực hiện: Phần quà
+Giáo viên chia lớp làm hai đội. Mỗi đội cho đội
cùng giúp đỡ
có nhiệm vụ hoàn thiện các nét vẽ của câu: chiến
nhau, cười vui
“LỚP TA ĐOÀN KẾT”. thắng
vẻ với nhau, +Mỗi đội lần lượt chia hai học sinh một
chơi cùng căp: một bạn cõng và một bạn được cõng
nhau, học tập sẽ cầm phấn nên viết một chữ cái trong
cùng nhau, câu.
+Giáo viên chia bảng làm hai phần, chuẩn
chia sẻ đồ
bị mỗi đội một cây phấn.
chơi, đồ ăn….
+Hai đội cùng đứng thành hai hàng dọc,
sẽ giúp mọi lần lượt các cặp mỗi đội lên viết từng chữ
người cùng vui cái của câu. Sau khi viết xong, các cặp di
vẻ, hạnh phúc chuyển về đưa phấn cho cặp tiếp theo và
và tạo nên một đứng về cuối hàng.
sức mạnh to +Giáo viên cho các đội thảo luận phân chia
các cặp hợp lý để viết các chữ cái, hướng
lớn.
dẫn các bạn xếp hàng, không chen lấn xô
đẩy và tham gia trò chơi an toàn.
-Luật chơi:
+Đội nào hoàn thiện các chữ cái nhanh
nhất sẽ giành chiến thắng.
+Học sinh bị ngã hoặc bị rơi phấn, không
xếp hàng sẽ không được tiếp tục tham gia
trò chơi.
- Phân tích
+Giáo viên đặt câu hỏi:
 Tên hoạt động là gì?
 Các con đã đoàn kết cùng nhau thực
hiện các hành động nào?
 Con cảm thấy thế nào khi chơi trò
chơi cùng với các bạn?

PAGE \* MERGEFORMAT 224


+Giáo viên khuyến khích và ghi nhận câu
trả lời của học sinh.
+Giáo viên tặng quà cho đội giành chiến
thắng.
Nội dung
3
Thực
hành 3
Trắc Giúp học sinh Câu 1: Theo con, đoàn kết trong bài học Phần
nghiệm củng cố bài hôm nay là gì? mềm
bài học học A : Đoàn kết là chỉ hòa thuận với những
(3 phút) người thân thiết trong nhóm, tập thể.
B : Đoàn kết là hòa thuận giống như một
gia đình trong một nhóm, tập thể.
C : Đoàn kết là chơi cùng nhau như một gia
đình khi bản thân thấy cần thiết.
D : Đoàn kết là phải cùng nhau tham gia
hoạt động tập thể với mọi người.
Câu 2 : Theo con, biểu hiện của sự đoàn
kết trong bài học hôm nay là gì?
A : Mọi người cùng chơi với nhau, học tập
cùng nhau chỉ khi có người lớn yêu cầu
hợp tác, đoàn kết cùng với nhau.
B : Mọi người không biết chia sẻ, giúp đỡ
nhau mà chỉ thích tranh dành đồ chơi, đồ
ăn của nhau.
C : Mọi người cùng giúp đỡ nhau, cười vui
vẻ với nhau, chơi cùng nhau, học tập cùng
nhau, chia sẻ đồ chơi, đồ ăn….
D : Mọi người luôn tỏ ra khó chịu khi phải
hợp tác và đoàn kết cùng nhau trong các
hoạt động tập thể.
Câu 3: Trong các tình huống dưới đây,

PAGE \* MERGEFORMAT 224


tình huống nào thể hiện sự đoàn kết là
hòa thuận như một gia đình?
A : Mai chỉ thích chơi với một số bạn trong
lớp, bạn không thích làm việc nhóm cùng
với các bạn đó.
B : Toàn luôn hăng hái tham gia các hoạt
động của lớp, bạn cũng hay chia sẻ và giúp
đỡ các bạn trong lớp gặp khó khăn.
C : Lan chỉ thích chơi một mình, bạn
không thích giao tiếp với các bạn cùng lớp
mà chỉ chơi với bạn lớp khác.
D : Bố mẹ chia việc nhà cho hai chị em
nhưng Thủy cho rằng mình là em nên
không phải làm nên bạn bỏ đi chơi với bạn.
Câu 4 : Theo con, sự đoàn kết sẽ đem lại
điều gì cho chúng ta?
A : Sẽ giúp mọi người cùng vui vẻ, hạnh
phúc và tạo nên một sức mạnh to lớn.
B : Sẽ khiến mọi người chán nản khi phải
tham gia các hoạt động cùng với nhau.
C : Sẽ giúp mọi người chỉ thấy vui lúc hoạt
động cùng nhau, sau đó thì không vui nữa.
D : Sẽ khiến mọi người thấy áp lực khi
phải tham gia các hoạt động cùng nhau.
Câu 5 : Để thể hiện sự đoàn kết hòa
thuận như một gia đình, con sẽ làm gì?
A : Con cùng với bạn bè tham gia các trò
chơi hoạt động cùng nhau.
B : Con cùng với mọi người giúp đỡ nhau
lúc gặp khó khăn.
C : Con cùng bạn bè giúp đỡ nhau học tập,
làm bài tập nhóm.
D : Tất cả các đáp án trên
Kết luận Giúp học sinh -Giáo viên đưa ra kết luận chung: Hình
PAGE \* MERGEFORMAT 224
chung nắm được nội +Đoàn kết là cùng tham gia các hoạt động một
(2 phút) dung cốt lõi cùng nhau nhằm thực hiện được mục tiêu nhân vật
của bài chung trong một nhóm, tập thể, là hòa có sẵn và
đưa ra
thuận giống như một gia đình.
lời
+Biểu hiện của sự đoàn kết là cùng giúp
khuyên
đỡ nhau, cười vui vẻ với nhau, chơi cùng
nhau, học tập cùng nhau, chia sẻ đồ chơi,
đồ ăn…. sẽ giúp mọi người cùng vui vẻ,
hạnh phúc và tạo nên một sức mạnh to lớn.
Ứng dụng Giúp học sinh Hoạt động 7: cả lớp cùng hát “Lớp Hình ảnh
thực tế và biết cách ứng chúng ta đoàn kết” mọi
Bài tập về dụng thực tế -Tên hoạt động: cả lớp cùng hát “Lớp người
nhà chúng ta đoàn kết” cùng
(4 phút) -Cách thực hiện: nhau nói
+Giáo viên mời tất cả lớp cùng đứng thành chuyện
vòng tròn, cầm tay nhau và cùng hát bài vui vẻ
“Lớp chúng ta đoàn kết” để thể hiện sự
đoàn kết trong lớp học.
+Giáo viên hướng dẫn học sinh xếp hàng,
đứng lần lượt theo vòng tròn, không chạy
lộn xộn để tránh xô đẩy nhau.
(Giáo viên có thể xếp theo mô hình phù
hợp với lớp học thực tế).
+Giáo viên khuyến khích và ghi nhận các
bạn cùng tham gia hoạt động.
-Giáo viên đưa ra bài tập về nhà:
Con hãy chia sẻ bài học hôm nay với bố
mẹ về sự đoàn kết và cùng với anh/chị/em
hoặc ông bà, bố mẹ tô màu bức tranh
“Đoàn kết là hòa thuận như một gia đình”
Tổng kết Neo kiến thức Tổng kết kiến thức:
(2 phút) giúp học sinh - Giáo viên cùng học sinh nhắc lại tên bài
ghi nhớ bài học và nội dung chính của bài: “Đoàn kết
PAGE \* MERGEFORMAT 224
học là hòa thuận như một gia đình”
+Tên bài học: “Đoàn kết là hòa thuận như
một gia đình”

-Lưu ý:

+Giáo viên đặt câu hỏi, khuyến khích học sinh lên thuyết trình trước
lớp.
+Câu chuyện “Bó đũa”
Ngày xưa, ở một làng nọ có một người nhà rất giàu. Ông ta
sinh được những năm người con. Vì quá giàu có nên những người con
của ông ta có một đời sống sung sướng thừa thãi về vật chất. Nhưng
chuyện đời thường vốn vô cùng. Có một thì đòi hai, có voi thì đòi tiên.
Sung sướng quá nên các con ông sinh ra tham lam, ích kỉ, tranh giành
lẫn nhau.
Đến khi khôn lớn, cả năm người con vì nhờ tiền của cha mẹ nên đều trở
nên giàu có. Tuy mỗi người một cơ ngơi, nhưng vẫn giữ thói ganh ghét,
tị nạnh, cãi cọ nhau về những của cải mà họ có. Nhìn cảnh các con
không hòa thuận, người cha buồn lắm. Ông cố gắng khuyên bảo nhưng
dù ông có cố gắng thế nào, các con ông cũng không bỏ được lòng đô"
kị đã ăn sâu vào máu thịt. Ông rất đau lòng nên ngã bệnh. Sau một thời
gian ốm liệt giường, ông biết rằng mình không còn sống được bao lâu
nữa. Ông cho gọi các con đến bên giường và bảo gia nhân đem đến cho
ông hai bó đũa. Các con ông còn đang nhìn nhau ngơ ngác không hiểu
người cha có ý định gì thì ông lấy một bó đũa, đưa cho mỗi người một
chiếc và bảo:
- Các con mỗi đứa lần lượt bẻ chiếc đũa này cho cha.
Ông vừa dứt lời, trong chớp mắt, năm người con bẻ năm chiếc đũa thật
dễ dàng. Nhìn những chiếc đũa gãy đôi, ông im lặng và các con ông

PAGE \* MERGEFORMAT 224


cũng yên lặng đợi chờ Một lát sau, ông đưa nguyên bó đũa cho người
con cả và dịu dàng nói:
- Các con đã rất dễ dàng thành công trong việc bẻ một chiếc đũa. Bây
giờ, các con lại thay phiên nhau bẻ nguyên cả bó đũa này cho cha xem.
Người con trưởng cầm bó đũa ra sức bẻ. Anh vận dụng sức mạnh đến
nỗi mặt mũi đỏ gay nhưng không thể nào làm cho bó đũa gẫy được.
Chờ đến lúc anh chịu thua, người cha bảo người con thứ hai tiếp tục.
Cũng như người con lớn, người con thứ hai không bẻ được và chịu
thua. Ông kiên nhẫn chờ đến khi người con thứ năm bỏ cuộc mới ôn tồn
nói:
- Đó, các con xem, thế nào là sức mạnh của sự đoàn kết. Nếu các con
cứ tiếp tục tị nạnh nhau, chia rẽ nhau thì các con cũng lẻ loi, yếu đuối
không khác gì một chiếc đũa và các con sẽ bị kẻ thù bẻ gãy dễ dàng.
Nhưng nếu các con biết thương yêu đoàn kết lại với nhau như bó đũa
thì không một sức mạnh nào bẻ gãy được các con.
Năm người con ông hiểu ý cha và bài học ông vừa dạy. Cảm động và
hối hận vì ăn ở với nhau không phải rồi còn làm cha buồn, các con ông
ôm lấy ông vừa khóc, vừa hứa là từ nay về sau sẽ bỏ thói ích kỷ để yêu
thương đoàn kết với nhau.
Sau đó, người cha mất đi. Năm người con vâng lời cha dạy. Họ rất đoàn
kết và thương mến lẫn nhau. Đời sống gia đình họ rất hòa thuận và
không một ai có thể cạnh tranh được với sự giàu mạnh trong việc làm
ăn buôn bán của gia đình họ.

BÀI 34: KHÔNG ĐI THEO HAY NHẬN QUÀ CỦA NGƯỜI LẠ

TỔNG QUAN BÀI HỌC


 Các bé biết ứng xử khi gặp người lạ cho quà, hay người lạ rủ đi cùng.

PAGE \* MERGEFORMAT 224


 Bé biết vâng lời mẹ khi đi siêu thị hay đi chơi.
 Khi bé bị lạc, bé biết nhờ sự trợ giúp của chú công an, cô chú quản lý siêu thị đó…thông
báo tới bố mẹ.

STT TIÊU ĐỀ
GIÁO VIÊN HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG
1 Khởi động Tên trò chơi: Cao - Thấp - Dài - Rèn luyện trí nhớ, khéo léo
Ngắn
Cách chơi: quản trò (hành động tay
của mình) hô: Cao – Thấp – Dài –
Ngắn. Người chơi làm theo lời
quản trò, quản trò phải dần dần làm
nhanh để người chơi dễ bị sai
** Chú ý: quản trò phải cho người
chơi làm nháp 1 lần rồi mới bắt đầu
2 Ôn tập bài cũ - Ôn bài theo cặp đôi: Mỗi bạn sẽ Học sinh ôn lại kiến thức bài
tìm cho mình một người bạn thân học trước.
để nhớ lại nội dung của buổi học
Kỹ năng tuần trước
- Ôn bài theo lớp: Giáo viên ôn bài
cùng với học sinh và thống nhất
những bài học tuần trước sẽ được
tiếp nối trong tuần này và những
buổi học sau
3 Giới thiệu bài Bài học của chúng ta hôm nay nối
mới tiếp chủ đề của bài trước “KHI Ở
NHÀ MỘT MÌNH”
Trước khi bắt đầu thì thầy có một
tình huống như sau:
PAGE \* MERGEFORMAT 224
- Có người lạ đến trường nói là bạn HS trả lời
của bố mẹ, và bảo con đi về cùng,
nếu con gặp người đó thì con sẽ
làm gì?
...
Giáo viên đưa ra một số tình huống
giới thiệu bài học.
Hôm nay chúng ta sẽ cùng học chủ
đề “Không đi theo hay nhận quà
của người lạ”

4 Câu chuyện Video “Mimi lạc mẹ” HS theo dõi video

5 Trắc nghiệm Trắc nghiệm tình huống - tương HS trả lời câu hỏi tình huống
tình huống tác với học sinh. GV đưa ra qua phần mềm.
6 Nội dung 1 Nguyên nhân không đi theo HS trả lời
người lạ?
Giáo viên linh hoạt, có thể kể một
số câu chuyện trẻ em bị bắt cóc ở
nhà, ở trường...để học sinh cảnh
giác hơn với người lạ!.
-> Rất nguy hiểm khi đi theo người
lạ vì con có thể sẽ bị bắt cóc, gặp
nguy hiểm...
Vậy nên không đi theo người lạ. HS trả lời
Mở rộng:
- Không nhận quà của người lạ?
Các con thích ăn gì nhất?
- Vậy khi người lạ cho con những
đồ ăn đó và mời con đi cùng học để

PAGE \* MERGEFORMAT 224


được chơi, được ăn thì con sẽ đi
cùng?
- Điều gì có thể xảy ra?
- Giáo viên tổng hợp viết lên bảng,
sau đó cho học sinh nhắc lại.
-> Nguy hiểm luôn có thể xảy ra, vì
thể con không được nhận quà, hay
đi theo người lạ.
7 Thực hành 1 0 0
8 Nội dung 2 Kẻ lạ thường bắt cóc trẻ con ở Học sinh đưa ra ý kiến của
đâu và con sẽ làm gì khi có người mình
lạ dụ dỗ, bắt con?
Gợi ý:
- Đi cùng với bố mẹ, bạn bè
mà không được đi 1 mình ở
nơi công cộng.
- Những mối nguy hiểm luôn
rình rập ở nơi vắng vẻ.
- Kẻ bắt cóc thường hay bắt
người đi một mình
- Lịch sự và kiên quyết không
nhận quà của người lạ để
phòng đồ ăn có chứa thuốc
mê, thuốc độc...
- Kêu khóc thật to, kêu cứu và
chạy đi tới người tin cậy như
công an, nhân viên bán hàng
, bảo vệ... để được giúp đỡ.
- Ghi nhớ số điện thoại của bố
mẹ, chú công an 113,
PAGE \* MERGEFORMAT 224
- Giáo viên cần tập hợp và cho các
con nhắc lại.
9 Thực hành 2 Chia nhóm, phân vai đóng kịch Học sinh làm theo nhóm thể
- Giáo viên có thể cho các con đóng hiện cách ứng xử của mình
kịch theo tình huống người lạ bắt khi gặp người lạ dụ dỗ hay bắt
cóc trẻ con ở trường, siêu thị, cóc.
đường...
Giáo viên nhận xét và rút ra bài học
cùng học sinh qua mỗi phần thể
hiện
10 Nội dung 3 0 0
11 Thực hành 3 0 0
12 Trắc nghiệm Câu hỏi trắc nghiệm – tương tác HS trả lời
bài học với học sinh.
13 Kết luận chung - Người lạ: là người ta không quen HS ghi chép lại kiến thức vào
biết hoặc là người chưa bao giờ vở
thấy trước khi gặp mặt lần đầu tiên.
- Tránh bị bắt cóc với người lạ mặt:
+ Đi cùng với bố mẹ, bạn bè mà
không được đi 1 mình ở nơi công
cộng.
+ Những mối nguy hiểm luôn rình
rập ở nơi vắng vẻ
+ Kẻ bắt cóc thường hay bắt người
đi một mình
+ Lịch sự và kiên quyết không nhận
quà của người lạ để phòng đồ ăn có
chứa thuốc mê, thuốc độc...
+ Kêu khóc thật to, kêu cứu và
chạy đi tới người tin cậy để được
PAGE \* MERGEFORMAT 224
giúp đỡ.
14 Ứng dụng thực Học sinh áp dụng kiến thức bài học HS ghi nhớ lại điều GV, ứng
tế vào cuộc sống dụng vào các cuộc thi, vào
cuộc sống.
15 Tổng kết 1. Giáo viên tóm lược nội dung - HS đọc to lại tên bài học
buổi học: cùng GV.
2. Cùng học sinh ôn tập về những - Nhớ lại vấn đề GV tổng kết.
điều mà các em thu nhận được
trong buổi học.

KHỐI 1 - BÀI 35: ÔN TẬP

Mục tiêu bài dạy:


 Học sinh nhớ lại được tên các bài học đã học: hợp tác là làm việc cùng nhau, hợp tác
bằng lòng kiên nhẫn, hiểu về khiêm tốn, khiêm tốn là cảm thấy thoải mái và tự nguyện
khi chờ đến lượt mình, giản dị là những điều tự nhiên, giản dị là gần gũi và giữ gìn
sạch sẽ môi trường tự nhiên, đoàn kết là cùng tuân theo những nguyên tắc chung, đoàn
kết là hòa thuận như một gia đình.
 Học sinh nhớ và hiểu được các khái niệm của các bài đã học: hợp tác là làm việc cùng
nhau, hợp tác bằng lòng kiên nhẫn, hiểu về khiêm tốn, khiêm tốn là cảm thấy thoải
mái và tự nguyện khi chờ đến lượt mình, giản dị là những điều tự nhiên, giản dị là gần
gũi và giữ gìn sạch sẽ môi trường tự nhiên, đoàn kết là cùng tuân theo những nguyên
tắc chung, đoàn kết là hòa thuận như một gia đình.
 Học sinh vận dụng các bài học đã học vào trong thực tế cuộc sống.
Các vấn đề khó khăn lường trước và cách giải quyết:
Các vấn đề cần lường Cách giải quyết:
trước: - Giáo viên nhắc học sinh trước khi
PAGE \* MERGEFORMAT 224
- Học sinh chơi phải nhẹ nhàng không đẩy
chạy lộn bạn
xộn khi - Giáo viên khuyến khích, động viên
chơi trò học sinh trả lời
chơi - Giáo viên hướng dẫn học sinh xử
- Học sinh lý tình huống
ngại đưa ra
câu trả lời
- Học sinh
chưa biết
xử lý tình
huống

- Chuẩn bị của giáo - Chuẩn bị của học sinh:


viên + Bút
+ Giáo án + Vở kỹ năng sống
+ Quà, phấn
+
Slide/phiếu
bài

AA. Các hoạt động dạy học chủ yếu


STT TIÊU ĐÈ GIÁO VIÊN HỌC SINH
1 Khởi động Hoạt động 1: trò chơi “Bịt mắt bắt dê” Học sinh hào hứng
- Tên hoạt động: trò chơi “Bịt mắt bắt dê” tham gia trò chơi
- Cách thực hiện: và nhớ ra được các
+ Giáo viên mời học sinh xung phong làm bài học đã học
người bịt mắt. Các học sinh còn lại đóng trước đó.
vai làm dê.
PAGE \* MERGEFORMAT 224
(Tùy vào số lượng học sinh, giáo viên có
thể tổ chức cho từng tổ chơi)
+ Giáo viên cho học sinh đổi chỗ ngồi để
bạn bịt mắt không đoán được dựa vào vị trí.
+ Giáo viên cho cả lớp cùng hát bài “Lớp
chúng ta đoàn kết” để học sinh bịt mắt có
thể đi tìm bạn theo âm thanh. Khi bài hát
kết thúc, bạn bịt mắt phải tìm ra một bạn
dê.
- Luật chơi:
+ Các bạn đóng vai cùng đứng lên hát và
không được di chuyển khỏi vị trí.
+ Học sinh làm người bịt mắt phải di
chuyển nhanh để tìm thấy một bạn dê khi
bài hát kết thúc.
+ Học sinh tìm được một bạn dê sẽ giành
chiến thắng.
- Giáo viên khuyến khích và ghi nhận
những học sinh tham gia trò chơi.
+ GV đặt câu hỏi:
 Tên trò chơi là gì?
 Con cảm thấy như thế nào khi tham
gia trò chơi?
 Theo con, nếu có một số bạn không
chơi cùng cả lớp, trò chơi có vui
được không?
 Vậy theo con, khi chơi trò chơi
chúng ta cần phải làm gì?
- Giáo viên ghi nhận câu trả lời của học
sinh và tặng quà cho những học sinh trả lời

PAGE \* MERGEFORMAT 224


chính xác.
=>Thông điệp chính: con cảm thấy vui vẻ,
hào hứng khi tham gia trò chơi. Các con
nhớ lại được các nội dung bài học đã học
trước đó.
2 Ôn bài cũ Hoạt động 2: thảo luận/ hỏi đáp Học sinh nhớ lại
- Giáo viên cho học sinh trao đổi đôi về bài tên bài học cũ và
học trước hoặc đặt câu hỏi để Học sinh trả nội dung bài học
lời. mình đã rút ra từ
+ Bài học trước tên là gì? buổi trước.
+ Có những nội dung gì? Con đã được tham
gia những hoạt động gì?
+ Con đã áp dụng vào những hoạt động
thường ngày như thế nào?
3 Giới thiệu bài - Giáo viên giới thiệu tên bài học “Ôn tập” Học sinh hiểu được
mới - Học sinh nhắc lại tên bài học. ý nghĩa của bài học
và có thể nhớ tên
bài học
4 Học qua câu - Giáo viên sử dụng câu chuyện hoặc video Học sinh nhận ra
chuyện đã có sẵn trong phần mềm được nội dung các
bài học đã học
5 Trắc nghiệm - Giáo viên sử dụng các câu hỏi lựa chọn đã Học sinh hiểu
tình huống có sẵn trong phần mềm những thông tin có
trong câu
chuyện/video và
đưa ra những bài
học con tự rút ra
sau khi xem
video/câu chuyện
6 Nội dung 1 Trò chơi “Tam sao thất bản” Học sinh nhớ lại
PAGE \* MERGEFORMAT 224
- Tên hoạt động: trò chơi “Tam sao thất được tên các bài
bản” học đã học: hợp tác
- Cách thực hiện: là làm việc cùng
+ Giáo viên chuẩn bị tám lá thăm ghi tên nhau, hợp tác bằng
tám bài học đã học. lòng kiên nhẫn,
+ Giáo viên mời tám bạn chia làm hai đội hiểu về khiêm tốn,
tham gia trò chơi. khiêm tốn là cảm
+ Mỗi đội đứng thành hai hàng dọc. thấy thoải mái và
+ Giáo viên cho mỗi đội chọn bốn lá thăm tự nguyện khi chờ
tên bốn bài học. đến lượt mình, giản
+ Bạn đầu tiên mỗi đội sẽ lần lượt mở từng dị là những điều tự
lá thăm và truyền tin tên bài học cho bạn nhiên, giản dị là
tiếp theo, các bạn tiếp tục truyền tin lần lượt gần gũi và giữ gìn
và đến bạn cuối cùng, bạn cuối cùng nhanh sạch sẽ môi trường
chóng ghi lên bảng tên bài học mình vừa tự nhiên, đoàn kết
nghe. là cùng tuân theo
+ Các bạn phía dưới cổ vũ hai đội tham gia những nguyên tắc
trò chơi. chung, đoàn kết là
+ Mỗi đội có thời gian hai phút để tham gia hòa thuận như một
trò chơi. gia đình.
+ Giáo viên chia bảng, chuẩn bị phấn cho
hai đội.
- Luật chơi:
+ Các đội truyền tin nói âm lượng vừa chỉ
để bạn sau mình nghe được.
+ Đội nào nói to sẽ bị loại.
+ Đội nào nhớ được nhiều tên bài học nhất
sẽ giành chiến thắng.
- Giáo viên khuyến khích học sinh tham gia
trò chơi.

PAGE \* MERGEFORMAT 224


- Giáo viên nhận xét và ghi nhận kết quả
của mỗi đội và trao quà cho đội giành chiến
thắng.
- Phân tích
+ Giáo viên đặt câu hỏi:
 Vậy chúng ta đã được học những bài
kỹ năng nào?
 Con ấn tượng với bài học nào nhất?
- Giáo viên khuyến khích, ghi nhận các bạn
tự tin trả lời câu hỏi.
- Giáo viên đưa ra kết luận.
Kết luận: các bài kỹ năng chúng ta đã được
học:
 Hợp tác là làm việc cùng nhau
 Hợp tác bằng lòng kiên nhẫn
 Hiểu về khiêm tốn
 Khiêm tốn là cảm thấy thoải mái và
tự nguyện khi chờ đến lượt mình
 Giản dị là những điều tự nhiên
 Giản dị là gần gũi và giữ gìn sạch sẽ
môi trường tự nhiên
 Đoàn kết là cùng tuân theo những
nguyên tắc chung
 Đoàn kết là hòa thuận như một gia
đình
=>Thông điệp chính: các con nhớ lại được
tên bài học đã học và một bài học con cảm
thấy nhớ nhất.
7 Thực hành 1 “Mật mã bí ẩn” Học sinh nhớ lại
- Tên hoạt động: “Mật mã bí ẩn” được tên các bài

PAGE \* MERGEFORMAT 224


- Cách thực hiện: học đã học: hợp tác
+ Giáo viên trình chiếu lần lượt tám bức là làm việc cùng
tranh tương ứng với tên tám bài học đã học nhau, hợp tác bằng
nhưng đã được cắt ra thành nhiều mảnh lòng kiên nhẫn,
khác nhau. hiểu về khiêm tốn,
+ Ví dụ: khiêm tốn là cảm
 Tranh hợp tác là làm việc cùng nhau: thấy thoải mái và
là làm việc/cùng nhau/hợp tác. tự nguyện khi chờ
(Đồ họa cắt ghép các bức tranh thành đến lượt mình, giản
nhiều mảnh khác nhau, sau đó đưa ra dị là những điều tự
bức tranh cùng với tên hoàn chỉnh) nhiên, giản dị là
+ Giáo viên trình chiếu từng bức tranh cùng gần gũi và giữ gìn
tên bài học bị cắt ghép. sạch sẽ môi trường
+ Giáo viên mời học sinh xung phong trả tự nhiên, đoàn kết
lời. Học sinh nào đoán ra, giáo viên mở đáp là cùng tuân theo
án bức tranh và tên bài học hoàn chỉnh. những nguyên tắc
- Luật chơi: chung, đoàn kết là
+ Học sinh đoán chính xác nhất sẽ giành c hòa thuận như một
chiến thắng. gia đình.
+ Học sinh đoán sai, cơ hội sẽ giành cho
bạn khác.
- Giáo viên khuyến khích và ghi nhận các
bạn xung phong tham gia hoạt động.
- Giáo viên nhận xét và khen thưởng những
bạn trả lời đúng.
8 Nội dung 2 Trò chơi “Ai nhớ giỏi nhất” Học sinh nhớ và
- Tên hoạt động: trò chơi “Ai nhớ giỏi nhất” hiểu được các khái
- Cách thực hiện: niệm của các bài đã
+ Giáo viên chuẩn bị các lá thăm ghi định học: hợp tác là làm
nghĩa của các khái niệm trong các bài kỹ việc cùng nhau,

PAGE \* MERGEFORMAT 224


năng đã học. hợp tác bằng lòng
 (Hợp tác) là mọi người cùng giúp kiên nhẫn, hiểu về
đỡ nhau thực hiện một công khiêm tốn, khiêm
việc/nhiệm vụ nào đó. tốn là cảm thấy
 (Hợp tác) là làm việc cùng nhau thoải mái và tự
bằng lòng kiên nhẫn và sự nhẫn nại. nguyện khi chờ đến
 (Khiêm tốn) là một đức tính tốt của lượt mình, giản dị
con người, thể hiện thái độ không là những điều tự
kiêu căng, không khoe khoang. nhiên, giản dị là
 (Khiêm tốn) là tôn trọng người gần gũi và giữ gìn
khác, cảm thấy thoải mái và tự sạch sẽ môi trường
nguyện khi chờ đến lượt mình. tự nhiên, đoàn kết
 (Giản dị) là một đức tính tốt của con là cùng tuân theo
người, thể hiện lối sống đơn giản, những nguyên tắc
không cầu kỳ, phức tạp và là những chung, đoàn kết là
điều tự nhiên nhất. hòa thuận như một
 (Giản dị) là sử dụng những thứ gia đình.
chúng ta có và không lãng phí tài
nguyên của trái đất; giản dị là giữ
gìn sạch sẽ môi trường tự nhiên.
 (Đoàn kết) là cùng tuân theo những
nguyên tắc chung trong gia đình: dọn
dẹp nhà cửa, giúp đỡ bố mẹ…; nhà
trường: cùng dọn vệ sinh lớp học,
chơi cùng nhau, học cùng nhau…;
bên ngoài xã hội: xếp hàng đợi đến
lượt, tuân theo luật giao thông…và
các hoạt động học tập, vui chơi, công
việc chung cùng với mọi người.
 (Đoàn kết) là cùng tham gia các

PAGE \* MERGEFORMAT 224


hoạt động cùng nhau nhằm thực hiện
được mục tiêu chung trong một
nhóm, tập thể, là hòa thuận giống
như một gia đình.
+ Học sinh bốc thăm các lá thăm và đoán
tên khái niệm đó và tên bài học đã học.
+ Giáo viên mời học sinh xung phong lên
bảng bốc thăm và đoán đáp án.
- Giáo viên khuyến khích học sinh xung
phong trả lời và tặng quà cho học sinh trả
lời chính xác.
=>Thông điệp chính: các con nhớ lại được
nội dung các khái niệm của các bài học đã
học.
 Hợp tác là mọi người cùng giúp đỡ
nhau thực hiện một công việc/nhiệm
vụ nào đó.
 Hợp tác là làm việc cùng nhau bằng
lòng kiên nhẫn và sự nhẫn nại.
 Khiêm tốn là một đức tính tốt của
con người, thể hiện thái độ không
kiêu căng, không khoe khoang.
 Khiêm tốn là tôn trọng người khác,
cảm thấy thoải mái và tự nguyện khi
chờ đến lượt mình.
 Giản dị là một đức tính tốt của con
người, thể hiện lối sống đơn giản,
không cầu kỳ, phức tạp và là những
điều tự nhiên nhất.
 Giản dị là sử dụng những thứ chúng
PAGE \* MERGEFORMAT 224
ta có và không lãng phí tài nguyên
của trái đất; giản dị là giữ gìn sạch
sẽ môi trường tự nhiên.
 Đoàn kết là cùng tuân theo những
nguyên tắc chung trong gia đình:
dọn dẹp nhà cửa, giúp đỡ bố mẹ…;
nhà trường: cùng dọn vệ sinh lớp
học, chơi cùng nhau, học cùng
nhau…; bên ngoài xã hội: xếp hàng
đợi đến lượt, tuân theo luật giao
thông…và các hoạt động học tập,
vui chơi, công việc chung cùng với
mọi người.
 Đoàn kết là cùng tham gia các hoạt
động cùng nhau nhằm thực hiện
được mục tiêu chung trong một
nhóm, tập thể, là hòa thuận giống
như một gia đình.
9 Thực hành 2 Xử lý tình huống Học sinh nhớ và
- Tên hoạt động: xử lý tình huống hiểu được các khái
- Cách thực hiện: niệm của các bài đã
+ Giáo viên chuẩn bị các lá thăm ghi các học: hợp tác là làm
tình huống thể hiện đúng ý nghĩa hoặc sai ý việc cùng nhau,
nghĩa với các bài học đã học. hợp tác bằng lòng
+ Giáo viên chia lớp làm hai đội. Cho các kiên nhẫn, hiểu về
đội lần lượt bốc thăm các lá thăm và trả lời khiêm tốn, khiêm
câu hỏi. Đội còn lại nhận xét đội bạn trả lời tốn là cảm thấy
đã đúng chưa và giải thích vì sao. thoải mái và tự
+ Với mỗi tình huống, giáo viên cho học nguyện khi chờ đến
sinh trả lời câu hỏi: lượt mình, giản dị

PAGE \* MERGEFORMAT 224


 Theo con, bạn làm như vậy đã đúng là những điều tự
chưa? nhiên, giản dị là
 Nếu chưa đúng, con là bạn con sẽ gần gũi và giữ gìn
làm như thế nào? sạch sẽ môi trường
+ Giáo viên khuyến khích và ghi nhận học tự nhiên, đoàn kết
sinh tham gia xử lý tình huống. là cùng tuân theo
+ Tình huống: những nguyên tắc
 Trường tổ chức thi văn nghệ nhân chung, đoàn kết là
ngày 20/11. Lan tích cực tham gia và hòa thuận như một
kêu gọi mọi người cùng tham gia các gia đình.
tiết mục văn nghệ.
 Tuy nhà không có điều kiện nhưng
Nam luôn muốn bố mẹ mua cho đồ
chơi và quần áo đắt tiền để khoe với
các bạn trong lớp.
 Khi đi xe ô tô cùng với các bạn đi
tham quan, Tuấn luôn thích chen lên
đứng đầu và bảo các bạn khác phải
nhường chỗ cho mình.
 Vì nhà có rất nhiều chai, lọ không
sử dụng nên Thảo đã sử dụng lại và
tạo thành các đồ dùng học tập, đồ
chơi cho mình.
 Ở nhà cũng như ở trường, Bình chỉ
thích tham gia các hoạt động vui
chơi mà không tham gia các hoạt
động họp tập, dọn vệ sinh lớp học,
nhà ở.
+ Giáo viên mời học sinh lên bốc thăm và
cho mỗi đội một phút suy nghĩ để đưa ra

PAGE \* MERGEFORMAT 224


đáp án. Đội còn lại lắng nghe và đưa ra
nhận xét.
+ Giáo viên khuyến khích và ghi nhận các
đội lên bốc thăm trả lời câu hỏi và đưa ra
nhận xét đối với đội bạn.
+ Giáo viên tặng quà cho đội giành chiến
thắng.
10 Nội dung 3 0 0
11 Thực hành 3 0 0
12 Trắc nghiệm Câu hỏi trắc nghiệm – tương tác với học Học sinh củng cố
bài học sinh bài học

13 Kết luận chung - Giáo viên đưa ra kết luận chung: Học sinh nắm được
+ Các con nhớ lại được tên các bài học đã nội dung cốt lõi
học và các nội dung kiến thức của các bài: của bài Ôn tập
hợp tác là làm việc cùng nhau, hợp tác
bằng lòng kiên nhẫn, hiểu về khiêm tốn,
khiêm tốn là cảm thấy thoải mái và tự
nguyện khi chờ đến lượt mình, giản dị là
những điều tự nhiên, giản dị là gần gũi và
giữ gìn sạch sẽ môi trường tự nhiên, đoàn
kết là cùng tuân theo những nguyên tắc
chung, đoàn kết là hòa thuận như một gia
đình.
+ Chính vì vậy, chúng ta cần phải biết thực
hành áp dụng vào cuộc sống:
 Hợp tác là làm việc cùng nhau, bằng
lòng kiên nhẫn
 Khiêm tốn là cảm thấy thoải mái và
tự nguyện khi chờ đến lượt mình
PAGE \* MERGEFORMAT 224
 Giản dị là những điều tự nhiên, gần
gũi và giữ gìn sạch sẽ môi trường tự
nhiên
 Đoàn kết là cùng tuân theo những
nguyên tắc chung, hòa thuận như
một gia đình.
14 Ứng dụng thực - Giáo viên cho học sinh làm phiếu bài tập Học sinh biết cách
tế và Bài tập về “Ôn tập” đính kèm. ứng dụng thực tế
nhà - Giáo viên đưa ra bài tập về nhà:
Con hãy chọn một trong hai bài tập sau đây
để làm ở nhà nhé:
 Con hãy làm một sản phẩm sáng tạo
từ lõi giấy vệ sinh, bìa cứng theo
mẫu cùng với bố mẹ nhé.
 Con hãy vẽ một bức tranh về chủ đề
“Hợp tác là làm việc cùng nhau” về
bạn bè theo sở thích của mình nhé.
15 Tổng kết Tổng kết kiến thức: Neo kiến thức giúp
- Giáo viên cùng học sinh nhắc lại tên bài học sinh ghi nhớ
học và nội dung chính của bài: bài học
+Tên bài học: Ôn tập

- Lưu ý:
+ Giáo viên đặt câu hỏi, khuyến khích học sinh lên tham gia chơi trò
chơi, xử lý tình huống.

PAGE \* MERGEFORMAT 224

You might also like