Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

ĐỀ CƯƠNG TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH

1. Tìm câu chủ đề của mỗi đoạn văn? Nhận xét về vị trí, vai trò của câu chủ đề. Các
câu còn lại trong đoạn văn làm nhiệm vụ gì?
a. Cây cối luôn được ví là "lá phổi xanh”. Lá cây giúp che chắn các thành phần bụi bẩn,
độc hại có trong không khí. Nếu không có cây xanh che bụi và các chất ô nhiễm, con
người sẽ khó thở và mắc nhiều bệnh mãn tính do không khí ô nhiễm gây ra. -> Diễn
dịch
b. Người ta tin rằng mỗi người sống trên đời này đều có một ngôi sao chiếu mệnh. Sao
băng (sao đổi ngôi) đồng nghĩa với việc người đó chết. Nên nhìn thấy sao bằng, người ta
cho rằng đã có một ải đỏ chết. Sao đổi ngôi có thể là báo hiệu của một hiện tượng nào
đó (thay đổi một triều đại...). Một số quan niệm khác lại cho rằng sao băng là một hình
tượng đẹp. Nó tượng trưng cho tình yêu đôi lứa. Và tất nhiên, những quan điểm trên đều
không có cơ sở khoa học. -> Quy nạp
c. Các con vật trong nhà có xu hướng mang lại một cảm giác bình yên cho trẻ. Một số
trẻ nhỏ thường có cảm giác thoải mái khi ở cạnh những con vật nuôi hơn là khi ở bên
người khác. Cũng giống như người lớn, trẻ thường thích ở bên những con thú cưng khi
chúng cảm thấy buồn, giận dữ hay khó chịu. Thật kì diệu, những con vật nuôi sẽ mang
đến sự yên bình trong mọi tình huống và luôn dành cho con người một tình yêu vô điều
kiện. -> Phối hợp
d. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người
yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
-> Song song
e. Hiện tượng nước biển dâng có thể gây ra những tác động lớn, tàn phá các sinh vật ven
biển và đất liền. Đồng thời nước biển dâng còn có thể gây ra như xói mòn, lũ lụt, đất
nông nghiệp bị nhiễm mặn, mất môi trường sống cho cá, chim và thực vật. Hình thành
nhiều cơn bão nguy hiểm hơn. Nước biển dâng làm úng ngập các đồng bằng, các khu
dân cư ven biển và xóa sổ nhiều vùng đất ngập nước. Ảnh hưởng tới cuộc sống con
người, người dân phải di cư đến các vùng đất cao hơn. Như vậy, ảnh hưởng của hiện
tượng nước biển dâng là vô cùng ghê gớm, đây là bài toán khó cần giải quyết trong thế
kỉ này. -> Quy nạp
g. Lũ lụt là một thảm họa thiên nhiên gây nhiều tác hại. Chúng xảy ra khi nước từ mưa
lớn, tuyết tan chảy hoặc nước tràn qua sông, hồ và các vùng nước khác bao phủ vùng đất
khô bình thường. Lũ lụt có thể gây thiệt hại trên diện rộng, bao gồm phá hủy nhà cửa, cơ
sở kinh doanh và cơ sở hạ tầng, cũng như thiệt hại về người và di dời cộng đồng. Lũ lụt
cũng có thể gây ra các mối nguy hiểm thứ cấp như sạt lở đất, hỏa hoạn và các bệnh lây

1
truyền qua đường nước, gây khó khăn cho các nỗ lực cứu hộ và phục hồi... Lũ lụt gây
ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế gia đình, địa phương, đất nước. -> Diễn dịch
h. "Trong tập “Nhật kí trong tù” (Hồ Chí Minh), có những bài phác họa sơ sài mà chân
thực đậm đà, càng tìm hiểu càng thú vị như đang chiêm ngưỡng một bức tranh cổ điển.
Có những bài cảnh lồng lộng sinh động, như những tấm thảm thuê nền gấm chỉ vàng.
Cũng có những bài làm cho người đọc nghĩ tới những bức tranh sơn mài thâm trầm, sâu
sắc.” -> Song song
i. “Thế đấy, biển luôn luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển
cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng
dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển
đục ngầu giận dữ... Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi
nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng”. -> Diễn dịch + quy nạp
k. Nhiều người tin rằng, khi nhìn lên bầu trời và thấy sao băng, nếu nhanh chóng ước
một điều gì đó chắc chắn sẽ trở thành sự thật. Một số quan niệm cho rằng, sao băng là
một hình tượng đẹp và thường gắn liền với nhiều câu chuyện tình yêu. -> Song song
1. Lúc đầu, mọi người nghĩ rằng chim di cư là để tránh cái lạnh của mùa đông, tuy
nhiên, nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng điều này không hoàn toàn đúng. Những
nơi mà loài chim này di cư tới so với nơi chúng sinh ra đều có khí hậu ôn đới khá tương
đồng tại cùng một thời điểm. Về mặt lí thuyết, nếu chúng ở lại nơi được sinh ra vào mùa
đông thì điều kiện khí hậu ở đó cũng không ảnh hưởng nhiều và chúng vẫn có thể sống
sót bình thường. Vậy tại sao chúng vẫn phải thực hiện một hành trình dài để di cư hằng
năm? Về vấn đề này, các nhà khoa học vẫn cảm thấy bối rối và chưa thể tìm được câu
trả lời. -> Diễn dịch
m. Một trong những hành động góp phần bảo vệ môi trường là sử dụng các sản phẩm tái
chế. Chúng ta có thể tái chế giấy, nhựa, bao, thủy tinh và lon nhôm... Bằng cách tái chế
một nửa số rác thải sinh hoạt, mỗi người có thể giảm khoảng 1,2 tấn khí CO2, mỗi năm
vì việc đốt cháy rác thải làm tăng mức độ các-bon đi-ô-xít (carbon dioxide) trong khí
quyển. Đây là tác nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên toàn cầu. Vì vậy,
con người nên lựa chọn các sản phẩm tái chế để có thể góp phần bảo vệ môi trường. ->
Phối hợp
2. Sắp xếp các câu dưới đây để tạo thành đoạn văn mạch lạc. Cho biết đoạn văn
vừa sắp xếp thuộc kiểu đoạn văn nào anh (chị) đã học.
(1) Khi những đợt sóng liên tiếp tràn vào các vùng vịnh, chúng bị bật ngược trở lại và
gặp những đợt sóng liên tiếp theo gây ra sự cộng hưởng. (2) Hiệu ứng này có thể làm
tăng sức mạnh và sự phá hủy của những đợt sóng thần lên gấp nhiều lần, khiến cho thiệt
hại ở những khu vực có sự cộng hưởng lớn hơn rất nhiều so với những khu vực khác. (3)
2
Một điểm nữa tạo nên những đợt sóng thần có sức mạnh khủng khiếp nhất đó là hiệu
ứng cộng hưởng. (3), (2), (1) -> Diễn dịch
3. Viết câu chủ đề cho các đoạn văn sau:
a. Ô nhiễm không khí làm gia tăng các bệnh về da. Khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm
trong một thời gian dài, làn da của chúng ta có nguy cơ bị lão hóa. Dấu hiệu nhận biết rõ
nhất là sự xuất hiện của các đốm sắc tố và nếp nhăn trên da. Ngoài ra, ô nhiễm không
khí còn là nguyên nhân gây khởi phát hoặc làm tăng nặng một số bệnh lí về da như viêm
da dị ứng, viêm da cơ địa, mụn trứng cá, mề đay... Không chỉ vậy, ô nhiễm không khí
còn làm cho một số bệnh về da kém đáp ứng điều trị, dễ tái phát, kéo dài và khó điều trị
hơn.
b. Trong bối cảnh nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt vì bị khai thác quá độ
như hiện nay thì việc tiết kiệm năng lượng góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Bên cạnh đó, tiết kiệm năng lượng còn giúp giảm bớt chi phí sinh hoạt cho con người.
Ngoài ra, khi nhiên liệu hóa thạch được đốt cháy ít hơn thì lượng khí thải CO2 vào bầu
khí quyển của Trái Đất cũng giảm đi, hạn chế sự nóng lên toàn cầu và các hiện tượng
biến đổi khí hậu khác Vì thế, tiết kiệm nguồn năng lượng là bảo vệ cuộc sống của chúng
ta.
4. Viết đoạn văn (khoảng 6 – 8 câu) trình bày vai trò của máy tính đối với cuộc
sống của chúng ta hiện nay. Xác định cấu trúc của đoạn văn đó.
Máy tính có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta hiện nay. Trong
công việc, máy tính giúp con người làm việc một cách chính xác và tiết kiệm thời gian.
Trong học tập máy tính giúp các bạn học sinh tìm kiếm tài liệu, học online, trao đổi
thông tin… Trong giải trí, máy tính là một người bạn đồng hành với ta sau một ngày làm
việc, học tập mệt mỏi để chúng ta xem phim, chơi game, nghe nhạc hay đọc báo. Máy
tính đã trở thành một công cụ làm việc vô cùng hữu hiệu, phục vụ đắc lực cho con
người. Nó thay thế chiếc máy chữ cổ, thay thế cả bút, sách, vở và cho chúng ta những
công cụ hiện đại, làm cho công việc trở nên thuận tiện và đơn giản hơn rất nhiều. ->
Diễn dịch
5. Với câu chủ đề “Lịch sử nước ta đã chứng kiến nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại
chứng tỏ tình thần yêu nước của nhân dân ta”, hãy viết một đoạn văn theo cách
diễn dịch, sau đó biễn đổi thành đoạn văn quy nạp.
- Diễn dịch: Lịch sử...dân ta. Trải qua hơn 4000 năm dựng và giữ nước, cha ông ta đã
kiên cường chiến đấu với nhiều kẻ thù có âm mưu xâm lược. Những cuộc chiến đó là sự
chung sức, chung lòng của toàn thể dân tộc. Từ những trận chiến vô cùng cam go như ba
lần chiến thắng quân Nguyên Mông đến chiến thắng thực dân Pháp sau gần 100 năm độ
hộ, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, trấn động địa cầu”. Sau
3
những mất mát và đau thương do chiến tranh chống Pháp, người dân miền Bắc đã ra sức
thi đua sản xuất để góp người góp của, cùng người dân miền Nam chiến đấu chống đế
quốc Mĩ. Để ngày 30/4/1975, hàng triệu con tim lại vỡ òa trong ngày vui đại thắng của
lịch sử dân tộc. Đất nước hòa bình, sạch bóng quân thù, nhân dân hai miền Nam Bắc
thống nhất một nhà, cùng nhau xây dựng tổ quốc hòa bình và phát triển phồn vinh.
- Quy nạp: Trải qua hơn 4000 năm dựng và giữ nước, cha ông ta đã kiên cường chiến
đấu với nhiều kẻ thù có âm mưu xâm lược. Những cuộc chiến đó là sự chung sức, chung
lòng của toàn thể dân tộc. Từ những trận chiến vô cùng cam go như ba lần chiến thắng
quân Nguyên Mông đến chiến thắng thực dân Pháp sau gần 100 năm độ hộ, làm nên
chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, trấn động địa cầu”. Sau những mất mát
và đau thương do chiến tranh chống Pháp, người dân miền Bắc đã ra sức thi đua sản
xuất để góp người góp của, cùng người dân miền Nam chiến đấu chống đế quốc Mĩ. Để
ngày 30/4/1975, hàng triệu con tim lại vỡ òa trong ngày vui đại thắng của lịch sử dân
tộc. Đất nước hòa bình, sạch bóng quân thù, nhân dân hai miền Nam Bắc thống nhất một
nhà, cùng nhau xây dựng tổ quốc hòa bình và phát triển phồn vinh. Có thể khẳng định
rằng lịch sử...dân ta.
6. Xác định cấu trúc của các đoạn văn sau:
a. Cầu vồng là hiện tượng quang học thiên nhiên mà hầu như ai trong chúng ta đều từng
được chiêm ngưỡng. Cầu vồng bản chất là sự tán sắc ánh sáng Mặt trời khi khúc xạ và
phản xạ qua các giọt nước mưa. Cầu vồng thực ra có rất nhiều màu sắc, trong đó có 7
màu nổi bật là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. -> Diễn dịch
b. Thủy triều là một từ Hán Việt, có nghĩa là nước dâng cao hoặc rút xuống (thủy: là
nước; triều: là cường độ mực nước lên xuống). Có thể hiểu một cách đơn giản thủy triều
là hiện tượng nước biển hoặc nước sông,... thay đổi lên xuống theo một chu kì thời gian
dựa vào sự biến chuyển thiên văn. Sự thay đổi lực hấp dẫn từ Mặt Trăng và các thiên thể
khác như Mặt Trời tại một điểm bất kì trên bề mặt Trái Đất tạo nên hiện tượng nước lên
(triều lên) và nước xuống (triều xuống) vào khoảng thời gian nhất định trong ngày. ->
Diễn dịch
c. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có chứa các chất ô nhiễm công nghiệp khiến cho
nước có độ pH xuống thấp dưới 5.6. Đặc biệt, axit phản ứng với kim loại nguy hiểm
trong không khí sẽ khiến cho nước mưa càng thêm độc. Mưa axit được hình thành bởi
lượng khí thải SO2 và NO2 trong không khí xuất hiện nhiều và tập trung ở một khu vực
- thường là những nơi phát triển công nghiệp và hóa chất. Đã có nhiều quốc gia trên thế
giới đã chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của mưa axit: phía Đông Hoa Kỳ, phía Đông Nam
Canada, bờ biển đông Nam của Trung Quốc và một số nước đông Âu. -> Diễn dịch

4
1. Điền các thuật ngữ thích hợp vào chỗ trống. Cho biết mỗi thuật ngữ vừa tìm
được thuộc lĩnh vực khoa học nào.
a. ... là một phản ứng có toả nhiệt và phát ra ánh sáng. Cháy - hóa học
b. ... là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Từ đồng nghĩa – văn học
c. ... là thiên thể nóng sáng, ở xa Trái Đất, là nguồn chiếu sáng và sưởi ấm chủ yếu cho
Trái Đất. Mặt trời – địa lí
d. ... là bộ phận đất liền nhô ra ô ra biển hoặc đại dương, có ba mặt tiếp giáp với nước,
còn một mặt gắn với lục địa. Bán đáo - địa lí
e. ... là chất chiếm tỉ lệ lớn trong một dung dịch, có khả năng hoà tan chất khác để tạo
thành dung dịch. Dung môi - hóa học
f. ... là những đặc tính cụ thể về hình thái, sinh lí, hoá sinh của cá thể sinh vật cùng loài
hoặc cùng thứ với nhau. Tính trạng - sinh học
g. ... là sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật hoặc từ vật này
sang vật khác. Sự dẫn nhiệt - vật lí
h. ... là bộ phận của cây, thường mọc ở cành hay thân và thường có hình dẹt, màu lục, có
vai trò chủ yếu trong việc tạo ra chất hữu cơ nuôi cây. Lá - sinh học
2. Sắp xếp các thuật ngữ sau vào bảng đã cho theo lĩnh vực khoa học thích hợp:
+ Vật lí: am-pe kế, ẩm kế, biến trở, bức xạ mặt trời, hiệu điện thế.
+ Toán học: phân số, phương trình, đường phân giác, góc tù.
+ Lịch sử: Phong trào cách mạng, chiến lược, đấu tranh tự phát, phong hóa.
+ Sinh học: giống thuần chủng, sinh sản, đất.
+ Văn học: Từ láy, cốt truyện, hoán dụ, thành ngữ, ngữ âm.
+ Hóa học: phản ứng hóa học.
3. Chọn đáp án đúng nhất
Câu 1: Trong số tổ hợp sau, tổ hợp nào là tục ngữ?
A. Tấc đất tấc vàng B. Gan vàng dạ sắt C. Tấm lòng vàng D. Thời gian là vàng
Câu 2: Tập hợp từ nào dưới đây là không phải thành ngữ?
A. Chó treo mèo đậy B. Rồng đến nhà tôm C. Ăn ốc nói mò D. Cây nhà lá vườn
Câu 3: Trong những tổ hợp từ dưới đây tổ hợp từ nào là thành ngữ?
A. Học ăn, học nói, học gói, học mở (tục ngữ) B. Lá lành đùm lá rách
C. Trống đánh xuôi kèn thổi ngược D. Còn người còn của
Câu 4: Giải thích các thành ngữ và cho biết thành ngữ nào dùng để chỉ cách nói năng dài
dòng, khó hiểu?
5
A. Dây cà ra dây muống
B. Lúng búng như ngậm hột thị: cách nói ấp úng, o rành mạch, rõ ràng
C. Mồm loa mép giải: to tiếng và lắm lời, nói át cả người khác
D. Ông nói gà, bà nói vịt: không thống nhất, không hiểu người khác nói gì, dẫn đến tình
trạng lệch lạc trong giao tiếp
Câu 5: Trong những tổ hợp hợp từ sau, tổ hợp từ nào là tục ngữ?
A. Cưỡi ngựa xem hoa (TN) B. Rồng đến nhà tôm
C. Dây cà ra dây muống (TN) D. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
Câu 6: Giải nghĩa các thành ngữ và cho biết tổ hợp nào không phải là thành ngữ?
A. Trâu buộc ghét trâu ăn: ghen ghét, ganh tị vì người khác hơn mình
B. Chim sa cá lặn: nhanh sắc đẹp tuyệt trần của người phụ nữ
C. Nước chảy bèo trôi: thái độ tiêu cực, buông xuôi, phó mặc cho sự diễn biến, phát
triển tự nhiên của sự việc
D. Ăn vóc học hay: ăn uống đầy đủ thì người mới được khỏe mạnh (có sức vóc), học
những điều hay thì trí tuệ mới được mở mang, mới hiểu biết nhiều
Câu 7: Các câu thành ngữ, tục ngữ sau nhắc nhở người nói cần chú ý vấn đề gì trong
giao tiếp? - Nói có sách, mách có chứng - Biết thì thưa thớt, không biết thì dựa cột mà
nghe.
B. Nói những gì mình biết, có bằng chứng xác thực, không được nói sai
C. Nói đúng vào đề tài giao tiếp A. Nói đủ, không nói thừa D. Nói ngắn gọn, rõ ràng
4. Giải nghĩa các thành ngữ, tục ngữ sau:
- Ở hiền gặp lành: Nếu chúng ta đối xử tử tế, nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ người khác 1
cách hết lòng, o vụ lợi thì trước sau gì cũng sẽ được đền bù xứng đáng, những điều tốt
đẹp sẽ đến với chúng ta
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn: Khi đánh giá 1 con người, nên quan tâm đến phẩm chất hơn
ngoại hình
- Ăn vóc học hay: Câu 6 D
- Học thày o tày học bạn: Câu tục ngữ này không muốn hạ thấp vai trò của người thầy
mà muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học ở bạn bè. Ngoài thầy cô thì bạn bè và
những người xung quanh cũng có thể mang đến cho bạn rất nhiều bài học.

6
- Học một biết mười: chỉ những người học ít, nhưng lại suy ngẫm, hiểu biết được nhiều
điều hay.
- Máu chảy ruột mềm: nói đến lòng yêu thương con người. Biểu hiện bằng sự thương
yêu đùm bọc nhau, chia sẻ nhau lúc khốn khó.
5. Điền những từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để tạo thành các thành ngữ:
Chậm như rùa, Nhanh như chớp, Nặng như chì, Cao như núi, Dài như sông, Rộng như
biển, Ăn như hạm, Nói như vẹt, Khoẻ như voi, Yếu như sên, Ngọt như đường, Vững
như kiềng ba chân
6. Tìm các từ Hán Việt có các yếu tố sau:
- nhân (người): nhân loại, nhân dân, nhân công, gia nhân, thi nhân, cử nhân, mộc nhân,
phu nhân, nhân viên, ác nhân
- đại (lớn): đại dương, vĩ đại, đại ca, đại tướng, đại đế, đại thắng, đại gia, đại thánh, đại
nghiệp, đại nạn, đại dịch
7. Trong mỗi nhóm từ dưới đây, từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại:
a. Tổ tiên: chỉ những người đã khuất, tổ quốc, đất nước, giang sơn, sông núi, nước
nhà, non sông, nước non, non nước.
b. Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa: chỉ những
người có lối sống không theo kịp thời đại, quê hương xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn.
8. Tìm phó từ trong các câu sau. Cho biết chúng đi kèm từ loại và bổ sung ý nghĩa
gì cho từ trung tâm:
1) Cô ấy rất thích chiếc ô tô đằng kia: Phó từ rất đi kèm với động từ "thích" bổ sung ý
nghĩa về mức độ cho từ trung tâm.
2) Trời vẫn đang mưa rất to: Phó từ vẫn đi kèm với động từ "đang" bổ sung ý nghĩa
về sự tiếp diễn tương tự cho từ trung tâm. Và phó từ rất đi kèm với tính từ "to" bổ
sung ý nghĩa về mức độ cho từ trung tâm.
3) Tôi không đi mua đồ chơi vào trời mưa: động từ “đi” – sự phủ định
4) Anh hãy giúp em vượt qua khó khăn này: động từ “giúp” – sự cầu khiến
5) Ngoài vẽ tranh, tôi cũng viết truyện: động từ “viết” – sự tiếp diễn tương tự
6) Em tôi mới đi học: động từ “đi” – quan hệ thời gian
7) Những bông hoa ngoài vườn đẹp quá: tính từ “đẹp” – mức độ
8) Lớp tôi tất cả học sinh đều có hạnh kiểm tốt: động từ “có” – sự tiếp diễn tương tự

7
9) Toàn thể giáo viên nữ trường tôi hôm nay mặc áo dài: danh từ "giáo viên nữ trường
tôi" – sự tiếp diễn tương tự
10) An đã làm xong bài tập: động từ “làm” – quan hệ thời gian
9. Trong mỗi câu có dấu chấm lửng dưới đây, dấu chấm lửng được dùng để làm gì?
a) Rồi một ngày mưa rào. Mưa giăng giăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển,
óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc... Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện
tượng tương tự chưa liệt kê hết
b) Ông cụ đã ra đi rồi sao. Thật không ngờ... Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập
ngừng, ngắt quãng.
c) Bỗng một tiếng ầm...ầm....ầm... rung động không gian. Đặt sau từ ngữ tượng thanh
để biểu thị sự kéo dài âm thanh.
d) Ô hay, có điều gì bố con trong nhà bảo nhau chứ sao lại... Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở
hay ngập ngừng, ngắt quãng.
e) Biển có nghìn thứ cá như: cá thu, cá nhụ, cá song, cá hồi,... Tỏ ý còn nhiều sự vật,
hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
h) Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có
(...) Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt.
f) Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông
vào thở không ra lời: - Bẩm... quan lớn... đê vỡ mất rồi! Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay
ngập ngừng, ngắt quãng.
n) Cuốn tiểu thuyết được viết trên... bưu thiếp. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị
cho sự xuất hiện của nhiều từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm
biếm
2. Phát hiện lỗi dùng từ sai trong các câu văn và sửa lại cho đúng.
a. Dù bề ngoài chiếc cặp không hào quang, nhưng tôi vẫn thấy hạnh phúc vô biên trước
tấm lòng của mẹ. (hào nhoáng)
b. Bác nông dân đưa phu nhân đi xem kịch. (vợ)
c. Người nông dân đã phải chịu tất cả cái nóng bức oi ả, cay nghiệt của buổi trưa hè.
(khắc nghiệt)
d. Tiếng Việt rất giàu âm thanh và hình ảnh cho nên có thể nói là một thứ tiếng nói rất
linh động và phong phú. (sinh động)
e. Người chiến sĩ ấy rất ngoan cường, dũng cảm như con cà cuống chết đến đít vẫn
còn cay.
8
g. Trong những năm khôi phục kinh tế, mới có ít ngày thôi mà đất nước ta đã thay lòng
đổi dạ, những mái nhà rạ cứ lùi dần cho ngói mới. (thay da đổi thịt)
h. Việc kí duyệt sai nguyên tắc của giám đốc công ty đã gây thiệt thòi đến hàng nghìn tỷ
đồng. (thiệt hại)
1. Phát hiện lỗi dùng từ sai trong các câu chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi và sửa lại cho
đúng.
1. Họa sĩ Phạm Viết Song nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc.
2. Từ sau sân khấu, chị dẫn chương trình bước ra với chiếc áo dài rạng rỡ trông chị rất
tuổi trẻ
3. Con hổ dùng những cái vuốt nhọn hoắt cấu vào người, vào mặt Viên... Nhưng Viên
vẫn rán sức quần nhau với chú hổ.
4. Chồng nàng là một chàng trai cao ráo vạm vỡ, đẹp trai nức nở, kiếm tiền như rác
5. Tình yêu trong thơ là một dạng thức phát kiến của đời sống. Thơ dung chứa những ý
niệm về cảm xúc, vùng đất tập hợp những biến thể của suy nghĩ, trăn trở. Khi nào nồng
độ và cường độ cảm xúc phát triển thì cổng xâm nhập vào cõi giới này mới mở bật ra.
(Bài làm của học sinh)
STT Câu văn Từ ngữ sai Nguyên nhân Sửa đúng
VD Trường ĐH HD vừa tổ Xâm nhập Dùng từ sai về nghĩa Thâm nhập
chức xâm nhập thực tế cho
sinh viên K13 Ngữ văn.
1 Nhấp nháy Dùng từ sai về nghĩa Mấp máy
2 Tuổi trẻ Sai về phong cách Trẻ tuổi
3 Chú hổ Sai về phong cách Con hổ
4 Cao ráo Sai về nghĩa Cao lớn, cao to
Nức nở Thừa từ /
Như rác Sai về nghĩa Như nước
5 Sáo rỗng công thức

3. Đọc đoạn văn, phát hiện lỗi dùng từ và nêu cách sửa đúng.
Hàn Mặc Tử là một thi sĩ, nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới. Bài thơ “Đây thôn
Vĩ Dạ” là một tác phẩm hay, xuất sắc và thành công của Hàn Mặc Tử. Bài thơ chủ yếu
viết về tình cảm, tình yêu của nhà thơ dành cho người con gái Huế. Song, số phận của
9
Hàn Mặc Tử rất bất hạnh, ông viết lên nỗi bất hạnh mà cuộc đời đã đem đến cho ông
nhưng vì những bất hạnh đó mà Hàn Mặc Tử đã làm thơ rất hay để nói về nỗi bất hạnh,
nỗi đau của mình.
+ Lỗi thừa từ: nhà thơ, tình yêu
+ Lỗi lặp từ: “Hàn Mặc Tử”, “ông”, “bất hạnh”, “nhà thơ”
Sửa: Hàn Mặc Tử là một thi sĩ nổi tiếng trong phong trào thơ mới. Bài thơ “Đây thôn Vĩ
Dạ” là một tác phẩm hay, xuất sắc và thành công của ông. Bài thơ chủ yếu viết về tình
cảm của tác giả dành cho người con gái Huế. Song, số phận của Hàn Mặc Tử rất bất
hạnh, ông đã làm thơ rất hay để nói về nỗi đau ấy.
4. Các từ in đậm trong các phần trích sau đây được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa
chuyển? Trong trường hợp có nghĩa chuyển thì nghĩa chuyển đó được hình thành
theo phương thức chuyển nghĩa nào?
a. Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non. (Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Từ “xuân” mang nghĩa chuyển. -> chỉ tuổi thanh xuân của con người (hay là tuổi trẻ). -
Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
b. Cũng nhà hành viện xưa nay,
Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người. (Nguyễn Du)
- Từ “tay” nghĩa gốc chỉ một bộ phận trên cơ thể người hoặc động vật. Còn trong câu từ
“tay” được dùng với nghĩa chỉ người chuyên một ngành nghề, một việc nào đó mà ở đây
là việc buôn người. – phương thức hoán dụ
5. Trong các câu sau từ “chân” trong câu nào được dùng với nghĩa chuyển theo
phương thức ẩn dụ, từ “chân” trong câu nào được dung với nghĩa chuyển theo
phương thức hoán dụ?
a. Năm em HS lớp 9A có chân trong đội tuyển của trường đi dự “Hội khỏe Phù Đổng”.
-> được dùng với nghĩa chuyển, chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ, chỉ việc một
ai đó giữ một vị trí trong một tổ chức, hội nhóm nào đó.
b. Dù ai nói ngả nói nghiêng,
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.(Ca dao)
-> nghĩa chuyển, ẩn dụ, dựa trên điểm chung của chân người, động vật với chân kiềng
đó là đều là phần tiếp giáp cuối cùng với mặt đất, có thể giữ cho phần phía trên được
thăng bằng.
c. Buồn chân nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.( Nguyễn Du, Truyện Kiều.)
-> nghĩa chuyển, ẩn dụ dựa trên điểm chung của chân người, động vật với chân mây
đều là phần tiếp giáp cuối cùng với mặt đất.
10
1. Chỉ ra lỗi và nêu cách sửa các câu sau:
a. Bằng tất cả những hiểu biết của anh và bạn bè cùng trang lứa, họ đều có chung nhận
xét là cuộc sống sinh viên ở kí túc xá còn nhiều khó khăn quá. Thiếu CN
b. Qua phong trào chạy việt dã của báo Tiền Phong đã cho thấy sức sống của tuổi trẻ
Việt Nam. Thiếu CN
c. Và trong tháng Tám, với mùa thu đầu tiên của đời sinh viên đã gây trong tôi một niềm
tin ở tương lai. Thiếu CN
d. Trong tình bạn có thể dẫn đến tình yêu, với nhiều sắc thái và cung bậc khác nhau.
Thiếu CN
e. Trong truyện Trạng Quỳnh đã thể hiện tinh thần phản phòng, quyết liệt của nhân dân
ta. Thiếu CN
g. Với bài điếu Trương Công Định của Nguyễn Đình Chiểu đã nói lên lòng yêu nước sâu
sắc của tầng lớp sĩ phu lúc bấy giờ. Thiếu CN
h. Trước sự áp đảo liên tiếp của các cầu thủ Bra-xin bằng các đường bóng phối hợp nhỏ,
bật tường khiến các cầu thủ Thụy Điển chống lại rất khó khăn. Thiếu CN
i. Sau khi cân nhắc những điều kiện của hợp đồng, khiến Ban Giám đốc chọn phương án
thứ nhất. Thiếu TN, CN
2. Chỉ ra lỗi sai và nêu cách sửa thích hợp:
1. Nghĩa quân, trong chiến đấu với lòng nồng nàn yêu nước. Thiếu VN – Với lòng nồng
nàn yêu nước, nghĩa quân đã chiến đấu rất anh dũng.
2. Ý chí tự lập của anh có trong mọi hoàn cảnh, dù là hoàn cảnh bình thường hay éo le.
Thiếu VN
3. Nhà văn ưu tú của giai cấp vô sản khi sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật để phục vụ
cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản, để giác ngộ quyền lợi giai cấp cho những
người bị áp bức bóc lột và làm rung động sâu xa tình cảm giai cấp của họ. Thừa từ, lặp
từ
4. Anh Hai trong trạng thái bị kích động sau khi nghe quá nhiều lời nói xấu vợ mình.
Thừa từ
5. Niềm vui sướng khi được mang danh hiệu “sinh viên” mà em đã được mơ ước từ khi
còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông ngập tràn. Thiếu VN
6. Cặp mắt long lanh của Thái Văn A mà Xuân Miễn gọi là mắt thần canh biển.
7. Nguyễn Đình Chiểu nhà thi sĩ mù, yêu nước của dân tộc Việt Nam. Thiếu VN
8. Nguyễn Viết Xuân, người anh hùng liệt sĩ nổi tiếng với câu nói còn vang mãi trên trận
địa.
9. Những học sinh được trường khen thưởng cuối năm về thành tích xuất sắc trong học
tập và lao động. Họ hứa với các thầy giáo sẽ cố gắng để đạt thành tích cao hơn nữa.
11
10. Tất cả đoàn viên học lớp chính trị do Đoàn trường tổ chức trong tháng ba, nhằm giáo
dục đoàn viên lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, xác định cho đoàn viên nhiệm vụ của thanh
niên trong giai đoạnm cách mạng hiện nay.
BT3. Phân tích lỗi và chữa lại các câu sau

12

You might also like