Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

MB: Nhà văn Kim Lân là một cây bút hiện thực xuất sắc chuyên viết truyện

ngắn hướng
về đề tài nông thôn và về người nông dân. Một trong những tác phẩm điển hình cho
phong cách sáng tác và xuất sắc của ông chính là truyện ngắn “Vợ nhặt” được sáng tác
năm 1954. Tác phẩm phản ánh bức tranh chân thực về nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà
còn là sự ngợi ca tình người, tình mẫu tử; trân trọng khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc
của những người nông dân nghèo.

KB: Bằng ngòi bút hiện thực và trái tim nhân hậu của mình, Kim Lân đã cất lên tiếng nói
thiết tha, thương cảm và trân trọng những khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc cùng
niềm tin vào một tương lai tươi sáng của con người giữa nạn đói năm những năm 1945
đầy đau xót. Tác phẩm “Vợ nhặt” đã để lại cho bạn đọc một bức tranh đẹp về lòng nhân
ái và sức mạnh của tình thân trong cuộc đời, như một nguồn động viên vững chắc cho
tinh thần và lòng tin của mỗi người.
BÀ CỤ TỨ
MB: Trong đoạn trích trên, nhân vật bà cụ Tứ chính là đại diện cho vẻ đẹp, hình
ảnh của “một người mẹ rất thương con, một người phụ nữ giàu lòng nhân hậu và
giàu kinh nghiệm sống”

TB:Kim Lân đã thành công trong việc xây dựng nhân vật bà cụ Tứ với hình ảnh người
mẹ khắc khổ nhưng một mực yêu thương con cái. Bà đã nhận thấy sự đon đả khác lạ của
Tràng bởi thế đôi chân bà theo con mà cứ “đứng sững lại”, có lúc cứ “phấp phỏng”. Thật
ra việc con cái lớn lên, muốn thành gia thành thất thì không người mẹ nào lại không nhạy
cảm trước chuyện hệ trọng đó của con. Nhưng ở đây, nạn đói đã làm cho người mẹ mất
đi sự nhạy cảm ấy. Bởi hơn ai hết bà hiểu gia cảnh của mình. Con mình nghèo làm sao
lấy nổi vợ. Thật chua xót cho những kiếp lầm than, đến cả hạnh phúc nhỏ nhoi, bình
thường họ cũng đánh rơi mất. Chính vì vậy sự ngạc nhiên đó kéo dài cho đến lúc bà
không dám tin đó là sự thật, bà khẽ “hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn nhưng hình như nó
lại nhoèn ra mãi”. Khi hiểu ra cơ sự, bà cụ Tứ “cúi đầu nín lặng”, cái cúi đầu của con
người bởi nỗi khổ đeo bám suốt cuộc đời, giờ đến khi gần đất xa trời mà cũng không lo
được cho con một mái ấm. Nhà văn Kim Lân đồng cảm với những suy tư, những tủi hờn
xót xa trong lòng bà cụ: "lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra bao nhiêu cơ sự, vừa ai
oán, vừa xót thương cho số kiếp đứa con của mình”. Bà hiểu ra căn nguyên, ngọn nguồn
của mọi vấn đề chính là cái đói. Nó hủy hoại con người bằng cách cướp đi mạng sống
nhưng đồng thời trước sự hủy diệt ghê gớm của nó đã tạo ra một sợi dây vô hình gắn kết
mọi người lại với nhau: Tràng có hạnh phúc gia đình, thị có chỗ bấu víu để hi vọng có sự
sống dù là mong manh, bà cụ Tứ có con dâu mới. Tất cả đang mở ra một tương lai phía
trước dù tương lai ấy đang mờ mịt, bế tắc bởi sự đe dọa bởi cái chết luôn rình rập. Cái
nghèo đói không làm bà cụ chấp nhận cuộc sống buông tuồng, bà đau đáu trong lòng vì
không thể hoàn thành trách nhiệm của người mẹ đó là chăm lo cho hạnh phúc của con trai
mình một cách chu đáo “Chao ôi! Người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn
nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì …”. Nhà văn đã
bỏ lửng suy nghĩ của bà bằng ba dấu chấm. Ba dấu chấm như là những nốt lặng trong tâm
hồn người mẹ mà ở đó sự tủi thân tủi phận dâng trào hơn bao giờ hết. Nhà văn đã để nhân
vật của mình khóc: “Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà đã rỉ xuống hai dòng nước mắt”, đó
là dòng nước mắt cơ cực của cuộc đời và cũng là những giọt nước mắt đã cạn kiệt vì cuộc
đời mẹ đã khóc quá nhiều. Thế nhưng, sau tất cả, tình yêu người mẹ khiến bà phải chấp
nhận cuộc tình duyên ấy: “Thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau u cũng
mừng lòng”. Chuyện con cái thành thất thành gia là điều vui, sao mẹ chỉ “mừng”! Phải
chăng ám ảnh về nạn đói đã lấn át đi niềm vui của mẹ? Đó cũng là câu nói chân thành
chứa đựng những tình cảm sâu sắc của người mẹ làm cho không khí gia đình đã thiêng
liêng lại càng thiêng liêng hơn. Tình yêu ấy dâng lên nghẹn ngào khi bà cụ Tứ nói trong
nước mắt: “kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo… lấy
nhau lúc này u thương quá….”. “Lúc này” ở đây chính là thời điểm năm 1945 – cái mốc
in dấu một nạn đói khủng khiếp đã đi vào lịch sử: “hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói”
(Tuyên ngôn độc lập), câu nói ấy vẫn còn vang lên như một chứng tích tội ác của giặc.
Ấy vậy mà, “như bèo gặp nước”, vợ chồng Tràng đã đến với nhau đánh cược cùng cuộc
đời, cùng cái đói, cái chết. Thử hỏi sao lòng người mẹ không đau.

Nhân vật bà cụ Tứ còn là người phụ nữ có tấm lòng nhân hậu khi mà giữa cái đói ác liệt
đang hoành hành, bà vẫn chấp nhận cưu mang thị, một người đàn bà xa lạ. Trong bối
cảnh đói nghèo khốn cùng, khi mà người ta thường có xu hướng bảo vệ lợi ích cá nhân và
gia đình trước hết, lòng nhân ái của bà vẫn không bị vùi lấp đi trong cái đói, cái nghèo.
Bà "đăm đăm nhìn người đàn bà" khi thị "cúi mặt xuống tay vân vê tà áo đã rách bợt". Bà
lão không chỉ nhìn người con dâu bằng mắt mà bằng cả tấm lòng “lòng đầy xót thương”.
Bởi bà nghĩ "người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con
mình. Mà con mình mới có vợ được..." Trong suy nghĩ của người mẹ ấy, thị chính là
người mang ơn và con trai bà chính là người chịu ơn. Chính tình cảm ấy đã xóa đi rất
nhiều mặc cảm cho người con dâu, trả lại danh dự cho người phụ nữ “mang tội theo trai”.
Trái tim nhân ái của bà đã mách bảo bà phải đồng ý cho cuộc tình duyên ấy: “Thôi thì các
con đã phải duyên phải kiếp với nhau u cũng mừng lòng”. Câu nói đó còn bao chứa vẻ
đẹp của tấm lòng nhân hậu, sự yêu thương cưu mang đùm bọc của bà dành cho người con
dâu. Bà an ủi cô con dâu: “Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình
nghèo, cũng chả ai người ta chấp nhặt chi cái lúc này. Cốt làm sao chúng mày hòa thuận
là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này u thương
quá…”.Điều đó chứng tỏ bà không hề coi thường khinh bỉ người vợ nhặt mà còn cảm
thông trân trọng dù cho thị có là người đàn bà rách rưới, nghèo đói và không gia đình.

Bà cụ Tứ không chỉ là một biểu tượng của lòng nhân hậu mà còn là một hình ảnh của sự
già dặn và đầy kinh nghiệm sống. Sự sống còn của bà không chỉ dựa vào cơ thể mà còn
dựa vào tâm hồn giàu kinh nghiệm và sâu sắc. Vừa mừng tủi, vừa lo lắng, bà lo nỗi lo rất
chính đáng của con người đã trải một đời cực nhọc, đớn đau: “Biết rằng chúng nó có nuôi
nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?”. Nếu qua được cái tao đoạn này thì
thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó. Và bà cũng nghĩ đến trường hợp xấu nhất “chẳng
may ông trời bắt chết thì cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo hết cho được”. Không
hiểu trong đầu của bà mẹ nghèo kia đã trải qua bao suy nghĩ trong những mảng sáng tối
để rồi dừng lại ở một suy nghĩ bị đeo đẳng bởi hiện thực khắc nghiệt. Cái đói, cái chết
không phải lởn vởn mà nó luôn hiện hữu ở mọi ngõ ngách trong suy nghĩ của con người.
Bằng trái tim nhân đạo của mình, Kim Lân không cho phép nhân vật của mình đau đáu
về cái chết, về một tương lai mù mịt mà phải nghĩ về cái sống. Có lẽ vì vậy mà Kim Lân
đã để bà cụ Tứ thổi sức sống vào các con bằng triết lý dân gian: “Ai giàu ba họ, ai khó ba
đời”. Triết lý ấy cũng là kinh nghiệm sống của bà, sự từng trải của một người mẹ đã kinh
qua bao khó nhọc trong đời. Chính triết lý ấy đã làm bừng lên sức sống, bừng lên tia hi
vọng và làm ấm lòng đôi vợ chồng son. Đó cũng là lời động viên chí tình, chí nghĩa mà
bà muốn nhen lên trong lòng con sức mạnh vượt qua nạn đói.

Nhân vật bà cụ Tứ còn là một người phụ nữ đầy nghị lực và lạc quan. Bà vui trong công
việc “sửa sang nhà cửa vườn tược”. Nó khiến bà nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường,
“cái mặt bủng beo, u ám của bà bỗng rạng rỡ hẳn lên”. Bà đã chủ động tạo nên niềm vui
đó trong ngày đầu tiên gia đình đón chào một nàng dâu mới: bà dậy từ rất sớm, bà “xăm
xắn thu dọn, quét tước nhà cửa, giẫy những búi cỏ mọc nham nhở trong vườn”. Bởi bà
hiểu rằng, bắt đầu từ hôm nay đã đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời các con mình,
chúng nó đã nên vợ nên chồng và bà cảm thấy mình phải vun vén cho hạnh phúc của các
con. Bữa cơm ngày đói hiện lên không “mâm cao cỗ đầy” hay cao lương mĩ vị, nó chỉ
giản đơn đến độ Kim Lân đã phải thốt lên: “trông thật thảm hại”. Đó là một bữa cơm
“Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo”. Nếu
gọi đây là bữa cơm mừng cô dâu mới về nhà chồng, hẳn sẽ có ít nhiều xa xót, tủi hổ trào
dâng, thế nhưng trong hoàn cảnh nạn đói gieo rắc chết chóc ở muôn nơi lúc bấy giờ, bữa
cơm là tất cả sự cố gắng từ tận đáy lòng của một người mẹ muốn lo lắng tươm tất chu
toàn cho con. Bữa ăn vì vậy mà dẫu đạm bạc, đơn sơ nhưng “cả nhà đều ăn rất ngon
lành” trong bầu không khí thuận hòa, ấm áp. Vừa ăn, bà cụ vừa kể chuyện cho con nghe,
bà nói “toàn những chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này”. Tất cả như muốn
tiếp thêm cho con nguồn động lực, niềm tin vào sự sống. khuyên nhủ con. Người mẹ già
ấy vẫn nghĩ đến cái sống, nghĩ đến ánh sáng của ngày mai ngay bên bờ vực thẳm của cái
chết. Hình ảnh đàn gà sinh sôi trong bữa cơm ngày đói đã nói lên sức sống kì diệu của
người lao động. Nhưng xúc động nhất là nồi cháo cám mà bà đã cố tình giấu con trai, con
dâu cho đến phút cuối cùng.Sự hào hứng có thể thấy rõ của bà cụ khi bà “lễ mễ bưng nồi
cháo cám nghi ngút khói” lên nhà, tươi cười đon đả múc cho các con rồi mời mọc: “cám
đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ ăn thử mà xem”. Nhưng ta biết, bên trong cái vẻ tươi tỉnh
niềm nở ấy, lòng mẹ đang quặn thắt. Cái món mà bà cụ Tứ gọi là “chè khoán” ấy hoá ra
lại là cám, gọi như vậy để cho các con bớt tủi thân, lời mời mọc của bà là lời động viên,
an ủi. Bà muốn con được no đủ, hạnh phúc trong một việc làm mà bà cố gắng tạo nên dẫu
biết rằng đó chỉ là ảo giác, sau đó thực tại sẽ lại trở về nguyên bản, bẽ bàng và chua chát.
Dường như bà có ý xua tan đi không khí ảm đạm, cố che đậy, vùi đi thực cảnh thê lương.
Có một chi tiết trong thế tương phản mà Kim Lân đã miêu tả trong tác phẩm này để ta
hiểu hết được tấm lòng sâu kín của người mẹ. Bát cháo cám là tâm điểm thu hút ánh nhìn
của ba nhân vật trong tác phẩm. Mỗi nhân vật đón nhận theo một cách khác nhau. Từ đó
lóe sáng lên tư tưởng chủ đạo nhà văn gửi gắm. Thị nhìn nồi cháo cám mà hai mắt thị tối
sầm lại. Còn Tràng thì chun ngay mặt lại, miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ.
Còn bà mẹ già vẫn khen ngon đáo để – ăn một cách ngon lành. Hai con người trẻ khỏe,
mà còn không muốn nuốt mà bà mẹ già gần đất xa trời lại ăn ngon lành. Phải chăng đó là
một việc làm vượt trên cả một tình yêu thương, mà chiều sâu của nó là nghị lực sống của
bà mẹ nghèo, đang cố bùng cháy sáng dù chỉ là trong khoảnh khắc để nhen lên niềm tin,
hi vọng cho những đứa con thân yêu của mình để chúng có đủ sức mạnh vượt qua những
khó khăn đang ngập đầy trước mắt.

KB: Tựu trung lại, với ngôn ngữ quen thuộc, bình dân, giàu cảm xúc kết hợp với việc xây
dựng tình huống truyện đặc sắc, nhà văn Kim Lân đã thành công trong việc khắc họa
hình tượng của “một người mẹ rất thương con, một người phụ nữ giàu lòng nhân hậu và
giàu kinh nghiệm sống” thông qua nhân vật bà cụ Tứ.

NHÂN VẬT THỊ

Trước khi theo Tràng (phụ nữ nghèo, cùng đường nên liều lĩnh)

Hoàn cảnh:
Thị là nạn nhân của nạn đói với cuộc sống trôi nổi, bấp bênh. Là nhân vật vô danh,
người vợ nhặt là đại diện chung của số phận của những người phụ nữ không may sinh ra
trong hoàn cảnh bất hạnh. Người phụ nữ ấy không tên, không tuổi, không quê hương,
không quá khứ đến mức cả cuộc đời trước khi gặp Tràng của thị dường như chẳng có gì
để nhắc người ta nhớ đến. Cái hoàn cảnh khốn khổ của thị, chính là hoàn cảnh chung của
rất nhiều người nông dân trong nạn đói năm 1945, tại cái thời điểm mà kiếp người rẻ
rúng như cọng rơm cọng rác nhặt ngoài đường. Thị xuất hiện không mấy ấn tượng khi
không có một nhan sắc xinh đẹp, và cái đói khổ nó lại càng làm cho cái nhan sắc xấu xí
ấy thêm phần thảm hại, người ta bắt gặp thị ngồi “vêu vao" nhặt hạt rơi, hạt vãi hay “ai có
công việc gì gọi đến thì làm” ở cửa kho thóc.

Lần gặp đầu tiên, chỉ vì miếng ăn trong lời chòng ghẹo vốn không có chủ tâm của
Tràng, thị sẵn sàng “cong cớn” mà đứng dậy, “ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng”, thậm
chí còn “liếc mắt cười tít” với anh. Từng cử chỉ, từng điệu bộ của thị được miêu tả có ý,
có tình qua ngòi bút Kim Lân. Ý và tình ấy dẫu chỉ vì miếng ăn bé mọn giữa nạn đói khổ
sở, nhưng liệu rằng sâu trong mỗi người đơn độc khốn khó kia, họ có mong cầu hạnh
phúc, no đủ nhỏ nhoi dù chỉ trong phút chốc? Mỗi ngày có thể có miếng ăn, có thể được
sống và mong cầu ngày mai chính là thứ hạnh phúc lớn lao mà họ cầu cạnh. Lần gặp thứ
nhất của thị và Tràng đã tái hiện niềm mong mỏi ấy một cách ý nhị, đầy phấn khởi gợi ra
con đường hạnh ngộ vô cùng bất ngờ và độc đáo. Đến lần thứ hai, Tràng đã chứng kiến
sự thay đổi đến kinh ngạc của thị khi “hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ địa”,
người phụ nữ ấy trông thảm thương đến nỗi “thị gầy sọp hẳn đi và trên gương mặt lưỡi
cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”. Chính nạn đói hoành hành ngày một thảm khốc đã
cuốn thị vào vòng xoáy xoay vần vốn chẳng chừa lại một ai, để giờ đây, thị hoàn toàn
mất đi nhân dạng với “cái ngực gầy lép”, “hai con mắt trũng xoáy” như cái xác chỉ còn
lại da và xương. Không chỉ cướp đi nhân dạng con người, cái đói còn khiến cho phẩm
chất dịu dàng, kín đáo của người phụ nữ Việt Nam ta xưa nay tàn phai, lẩn khuất mà thay
vào đó, chỉ có cái giọng chua ngoa, đanh đá đến chói tai: “Điêu! Người thế mà điêu!” khi
sỗ sàng chạy lại phía Tràng đòi ăn. Thậm chí thị còn “cong cớn”: “Có ăn gì thì ăn, chả ăn
giầu”, bỏ qua hoàn toàn những phép tắc, những cảm thông cho hoàn cảnh đói kém lúc
bấy giờ. Bởi lẽ, giữa nạn đói, miếng ăn trở nên quan trọng, quý giá vô cùng! Nó quyết
định sự sống của con người và cũng khiến cho con người ta trở nên ti tiện, bần hèn chỉ để
được sống, được ăn. Chính vì vậy mà khi nghe Tràng “vỗ vỗ vào túi” mời ăn, mắt thị lập
tức “sáng lên”, “ngồi sà xuống”, “cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc chẳng chuyện
trò gì”, “ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở..”. Bằng những từ ngữ hết
sức gần gũi, nhà văn Kim Lân đã dùng bút pháp hiện thực miêu tả trần trụi những gì mà
nạn đói đã và đang hành hạ con người mà điển hình ở đây là thị - một người phụ nữ
nghèo túng, đáng thương. Hành động của thị chứng tỏ cái đói đã khiến cho con người ta
khiếp đảm, sợ hãi đến mức cùng đường và chỉ còn biết liều lĩnh bám vào bất cứ cành cây
nào để tiếp tục sự sống mong manh. Sự thay đổi về nhân dạng, nhân hình lẫn lối cư xử,
cách thể hiện của thị chính là hậu quả của cái đói lầm lan đã gieo rắc vào đời sống con
người. Vì cùng đường, nụ cười tít mắt ngày nào giờ chỉ còn là gương mặt trơ gầy; sự
nhanh nhẹn giúp đỡ Tràng ngày nào chỉ còn là tốc độ nhanh chóng của miếng ăn bỏ vội
vào miệng. Tất cả sự nhanh nhảu, vội vã trong cách ăn, không kịp nói, không kịp cảm
nhận hương vị, không kịp nhìn lấy người ơn của mình dù chỉ một lần đều đã thể hiện
được nỗi sợ của thị một cách rõ nét. Qua ngòi bút tài hoa của một bậc thầy truyện ngắn,
nỗi sợ hiện hữu trong từng cử chỉ mà thị có. Ai mà không sợ chết, thị cũng sợ chết, ngay
lúc này đây khi gặp Tràng khi phải đối diện với những lưỡi hái của tử thần mà lại bắt
được cọng rơm cứu mạng, thì những khao khát cũng được sống sót của thị bùng cháy.
Thị bất chấp tất cả để có được miếng ăn, và vứt bỏ hết liêm sỉ, nhân cách chỉ vì được
sống, quyết không buông bỏ cuộc sống về dễ dàng. Không chỉ có khao khát sống mãnh
liệt mà khi bản thân thị còn có những khao khát được hạnh phúc, có được có một mái ấm,
một tấm chồng để nương tựa những lúc khó khăn như thế này. Thành thử ra chỉ với một
câu nói nửa đùa nửa thật như thế: “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe
rồi cùng về”, mà thị đã không ngần ngại nhận lời, và trở thành người vợ mặt dày, mày
dạn theo không Tràng về. Đối với thị bây giờ cỗ bàn, đám rước đám hỏi chẳng còn quá
quan trọng, miễn sao là có được một chỗ trú chân, với một gia đình và qua được cái đói
thì mọi chuyện đều có thể qua hết. Thế là thị đã nên vợ nên chồng với Tràng bằng những
niềm hy vọng mới mẻ, và thị mong rằng cái người trước mắt đã có thể sảng khoái mà đãi
mình bốn bát bánh đúc, thì hẳn sau chung sống hắn cũng sẽ vẫn tử tế với mình, được
nhiêu đó cũng đủ mãn nguyện rồi. Kim Lân cũng phản ánh một hiện thực thật đau xót của
xã hội lúc bấy giờ: giá trị con người đã dường như đã xuống đến mức âm, và thậm chí
còn không bằng cọng rơm cọng rác, để đến nỗi những người làng và trông thấy Tràng
dẫn vợ về họ còn cho đó là “của nợ”.

Trước tiên, hơn ai hết, thị thấu hiểu sâu sắc rằng một người phụ nữ lại kí gửi cả
cuộc đời mình cho một người mới gặp chỉ hai lần bằng bốn bát bánh đúc rẻ rúng biết bao
nhiêu, chính vì vậy mà khi bước cạnh Tràng, thị bẽn lẽn. Trong khi Tràng không giấu nổi
vẻ sung sướng, “phớn phở khác thường” thể hiện trong nét “cười nụ tủm tỉm, đôi mắt
sáng lên” thì thị dường như đang mặc cảm về chính bản thân: “Người đàn bà đi sau hắn
chừng ba, bốn bước”. Ý thức về thân phận cùng sự xót xa trào dâng lên trong lòng giữa
một lễ rước dâu không thể kì lạ hơn khiến thị không tránh khỏi những nỗi niềm tủi thân
khó lòng lảng tránh, chính vì thế: “Thị cắp cái thủng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách
tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt”. Nửa mặt giấu sau cái nón “rách tàng" -
tượng trưng cho hiện thực của nạn đói - cái nghèo, thị chỉ dám ngước nhìn cuộc đời bằng
nửa mặt còn lại, những bước đi e dè mang theo bao nhiêu tủi hổ trong bản thân; dáng
hình “đầu hơi cúi xuống” đánh mất bao sự kiêu hãnh, tự hào của một đoá hướng dương
giữa đời. Sự e thẹn, rón rén ấy là tâm trạng dễ hiểu và là tâm trạng chung của bất kì một
cô gái nào khi đứng trước hôn nhân của bản thân mình, huống hồ là thị đã “theo không
Tràng về nhà” - một hành động dễ dẫn đến những lời xì xầm, vượt ngoài khuôn phép của
người phụ nữ thời xưa. Khi chấp nhận bám víu vào câu bông đùa không khiên cưỡng của
Tràng, thị dường như chỉ biết rằng mình cần nắm lấy cơ hội được sống, bám víu vào
chiếc phao to lớn trước mặt; nhưng khi bước chân rời khỏi chợ tỉnh quen thuộc, băng
băng cùng người đàn ông xa lạ trên con đường làng xa lạ, thị đã ý thức rõ ràng những
chóng vánh, vội vàng của một cuộc “hôn nhân” mà mình chọn lựa. Thị đã dần ý thức
được sự phó thác “tuỳ duyên” của cuộc đời mình, bao nhiêu chất chứa trong nỗi lòng
người phụ nữ đáng thương. Do đó, khi bị lũ trẻ chòng ghẹo, thị “tỏ vẻ khó chịu” và khi
đối diện với những lời bàn tán của những người trong xóm ngụ cư: “Giời đất này còn
rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?”, thị càng
ngượng nghịu, “chân nọ bước đíu vào chân kia”. Đọc đến đây, ta hình dung những bước
chân nhanh nhảu của thị ngày đầu gặp gỡ đã chỉ còn là sự bối rối; nhà văn như bước cùng
đôi vợ chồng mới trên con đường đầy bất ngờ và đột ngột của họ, nhìn thấu từng biến
chuyển trong tâm trạng và cử chỉ của người vợ nhặt, trấn trọng lẫn xót xa.

Kết luận: Có thể nói, bằng ngòi bút sâu sắc tài hoa, nhà văn của xứ Kinh Bắc đã khéo léo
trong việc xây dựng những chuyển biến trong tâm lí nhân vật thị trên đoạn đường từ chợ
huyện về nhà Tràng. Từ đó, ông cho độc giả một cái nhìn sắc nét hơn về thị - một người
phụ nữ tuy bị cái đói tha hóa, hành hạ đến nỗi đánh mất cả nhân phẩm vì miếng ăn vẫn
giữ được những thiên tính nữ vốn có của người phụ nữ Việt Nam: e thẹn và ngượng
ngùng trong ngày cưới, dẫu cho đám rước ấy kì lạ biết bao nhiêu. Để rồi, Kim Lân khắc
vào sâu trong lòng bạn đọc về sức tàn phá của nạn đói khi nó khiến con người ta trở nên
rẻ rúng, hèn mọn, khi giá trị một con người lại chỉ ngang với bốn bát bánh đúc không
kém chẳng hơn.

Dưới ngòi bút của Kim Lân, thị giống như một ngọn cỏ từng xanh mướt nhưng bão giông
vùi dập không còn đường lùi, đẩy thị vào ngõ cụt, sống lay lắt, vật vờ qua ngày đoạn
tháng. Sự xuất hiện của Tràng giống như một ánh nắng bình minh chiếu rọi, khiến thị liều
lĩnh bám víu, thậm chí đã sẵn lòng theo không anh về nhà; chị khao khát được sống, khao
khát cuộc đời tăm tối của mình có thể thay đổi, sang trang. Thế nhưng ngay giây phút
nhìn thấy “ngôi nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lớn nhổn những búi cô
đại” của Tràng, thị hiểu rằng hiện thực đói khát, thê lương đã đến và không trừ một ai, kể
cả đó là người đàn ông đã hào hiệp, tốt bụng giúp đỡ thị bao nhiêu miếng ăn trước đó.
Thị nhận ra sự giống nhau trong cảnh ngộ khốn khó của Tràng và mình, hiểu được bản
thân không thể nào trốn tránh được nữa, mà phải can đảm đối diện với cái đói, cái khổ
mới mong có thể vượt qua nó chu toàn. Trong lòng ngập đầy lo lắng, bước chân hụt hẫng
của thực tại khiến thị chạnh lòng về kiếp người bạc bẽo, nhưng chị vẫn tinh tế giữ ý mà
“nén một tiếng thở dài” rồi “nhếch mép cười nhạt nhẽo” qua loa. Thị không còn cong
cớn, chóng lỏn; trong giây phút nhìn quang cảnh của ngôi nhà, thị đã ngầm hiểu được sự
sắp xếp ngẫu nhiên của số phận. Trong thị giờ đây là những phút bần thần, nghĩ ngợi, là
sự chuyển biến phức tạp của tâm lí, một lần nữa, đến cuối cùng vẫn là chọn lựa ở lại bên
Tràng. Bởi anh là người đã cho chị miếng ăn, tiếp cho chị sự sống, và cũng bởi chị thấm
thía sâu sắc rằng cái đói ngặt nghèo này đã trở thành toàn cảnh chung của toàn thể nhân
dân nước Việt ngày ấy, điều không thể nào tránh khỏi chính là điều đòi hỏi người ta phải
mạnh mẽ hơn, can đảm hơn để đối mặt và tìm cách vượt qua.
Bên cạnh đó, thiên tính nữ của thị còn được thể hiện qua cái chào cung kính dành cho bà
cụ Tứ - người mẹ chồng sẽ gắn bó với chị suốt cả một đời về sau. Người đọc không còn
nhìn thấy một người phụ nữ sẵn sàng bất chấp nhân phẩm và không ngại ngần phô bày sự
chao chát, chỉ lại ở đây một người vợ nhặt đặt lễ nghĩa lên đầu, sẵn sàng chào bà cụ Tứ
đến hai lần chỉ vì sợ rằng bà lão chưa nghe rõ tiếng của cô con dâu mới. Trong cái chào lễ
phép ấy, phải chăng thị hiểu được sự chênh vênh của một nhành cỏ dại trôi dạt giữa đời,
thị ái ngại, sợ sệt hay hàm sâu trong đó là sự trân trọng và chấp nhận gia đình mới này?
Khi cụ nhìn thị năm đăm, thị “cúi mặt xuống, vân vê tà áo đã rách bọt”; khi cụ muốn chị
ngồi xuống, thị cũng chỉ dám “ngồi mớm” vào mép giường. Bao nhiêu dịu dàng, cung
kính với mẹ chồng đều được diễn tô trong từng cử chỉ như một minh chứng cho vẻ đẹp
truyền thống vốn có của người phụ nữ Việt Nam.

Buổi sáng đầu tiên sau ngày cưới:


Trong truyền thống văn hóa cổ truyền của người Việt Nam, ngày đầu tiên người con gái
về làm dâu là một ngày đặc biệt, đánh dấu một cột mốc quan trọng mới trong cuộc đời
mỗi người phụ nữ. Với thị, dù chị là một người “vợ nhặt” theo không Tràng về nhà, chị
vẫn ý thức được rõ trách nhiệm và cảm xúc thiêng liêng dâng đầy trong mảnh tim mình.
Không qua mai mối, không hẹn hò bâng khuâng, lương duyên của thị và Tràng cứ như
thế mà bất chợt tìm đến nhau, dù trong khó khăn, đói khổ, thị cũng nhận ra lòng mình
nguyện ở bên cùng Tràng và bà cụ Tứ vun đắp một mái ấm hạnh phúc về sau.
Buổi sáng hôm ấy được phủ nhuộm trong nắng ấm rực rỡ của ánh dương như luồng sinh
khí mới thổi qua ngôi nhà. Ý thức sâu sắc được bổn phận của một người vợ hiền, một
người con dâu hiếu thảo, biết lo lắng, chu toàn trong ngoài ấm êm, thị dậy từ sớm để bắt
đầu cuộc sống gia đình từ nay đã đổi khác của mình: “Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều
được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần rách như tổ đỉa vẫn vắt
khươm niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở
dưới góc ổi đã kín đầy nước ăm ắp. Đống tung bành ngay lối đi đã hót sạch”. Tất cả
những việc làm ấy tuy thật nhỏ bé và bình dị biết bao nhưng đối với một ngôi nhà lâu
ngày thiếu vắng âm thanh của cuộc sống gia đình ấm êm, từng cử chỉ, từng việc làm giản
đơn của thị lại mang một sự đổi khác vô cùng lớn. “Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi
giẫy những búi cỏ mọc nham nhở” khi thị đang “quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu
sàn sạt trên mặt đất” như muốn xóa bỏ mọi u ám, tăm tối trong cuộc sống trước đây,
hướng về ngày mai sẽ tràn đầy niềm tin và ánh sáng. Tiếng chổi từng nhát được nhà văn
miêu tả bằng âm thanh sống động, nhắc nhớ mỗi người về hạnh phúc mà họ đang có,
tiếng chổi ấy tượng trưng cho hiện thực, quét đi bao u
uất, cô đơn độc lối mà cả ba người đã từng phải chịu đựng trước đó. Thị đến trong cái
nhìn dò xét của người dân xóm ngụ cư, nhưng với Tràng và bà cụ Tứ, chị lại không phải
đang “đèo bòng” họ, mà thị lại mang đến cho họ một sức sống mới, một niềm hy vọng
mới vào tương lai. Có thể nói, sự xuất hiện của thị đối với gia đình bà cụ Tứ tựa như một
làn gió mát lành, thổi hồn vào ngôi nhà ấy, khiến cho không khí ấm cúng của gia đình
thực sự được lan tỏa khắp chung quanh mà len vào lòng người, đến nỗi anh cu Tràng đã
không giấu nổi sự thấm thía xúc động cũng như ý thức trách nhiệm về tổ ấm của mình.
Có thị, Tràng nhận ra trách nhiệm của một người đàn ông - một người chồng, anh đã bắt
đầu trưởng thành cả trong hành động và nếp nghĩ, biết nhìn nhận về bổn phận của mình
với gia đình nhỏ. Tràng không vì câu bông đùa ngày đầu mà quên đi việc vun đắp tổ ấm;
không khinh khi thị, Tràng trân trọng từng hành động vun vén của thị dành cho gia đình.
Chính thị cũng đã khơi dậy sức sống mới trong từng cử chỉ của bà cụ Tứ, khiến gương
mặt bủng beo u ám ngày nào đã trỗi dậy nụ cười, tươi tắn theo sự mới mẻ, phấn khởi nhìn
về tương lai.
*Bữa cơm ngày đói:
Bữa cơm ngày đói hiện lên không “mâm cao cỗ đầy” hay cao lương mĩ vị, nó chỉ giản
đơn đến độ Kim Lân đã phải thốt lên: “trông thật thảm hại”. Đó là một bữa cơm “Giữa
cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo”. Nếu gọi
đây là bữa cơm mừng cô dâu mới về nhà chồng, hẳn sẽ có ít nhiều xa xót, tủi hổ trào
dâng, thế nhưng trong hoàn cảnh nạn đói gieo rắc chết chóc ở muôn nơi lúc bấy giờ, bữa
cơm là tất cả sự cố gắng từ tận đáy lòng của một người mẹ muốn lo lắng tươm tất chu
toàn cho con. Bữa ăn vì vậy mà dẫu đạm bạc, đơn sơ nhưng “cả nhà đều ăn rất ngon
lành” trong bầu không khí thuận hòa, ấm áp. Không phải là bữa cơm trắng chị từng mong
mỏi thuở ban đầu, chỉ là bát cháo trắng lỏng nước, thế nhưng chị lại cảm nhận nó như
một nguồn động viên to lớn từ người mẹ chồng. Cũng chính bởi sự cảm động ấy, thị từng
bước đón nhận lấy bát “chè khoán” bà cụ “lễ mễ bưng ra”, “điềm nhiên và vào miệng”
dẫu cho “hai con mắt thị tối lại”. Ở đây, nhà văn đã rất tinh tế khi miêu tả tâm trạng thật
và sự khéo léo, biết nghĩ cho người khác của người vợ nhặt, chị không muốn làm mất đi
niềm vui của bà cụ Tứ - người mà giờ đây thị xem như mẹ mình, là ruột thịt máu mủ của
mình. Đôi mắt “tối lại” với bao ê chề và hẫng nhịp vì ngày dài phía trước còn đó, liệu
rằng thị có cùng gia đình vượt qua những cơn đói dài phía trước hay không? Thị không
dám nghĩ đến, dù câu hỏi ấy chập chờn trong tâm trí với bao nỗi sợ mơ hồ. Bởi thứ cảm
đắng nghẹn ấy trong nạn đói lại trở thành thứ đến “khối nhà còn chẳng có cám mà ăn”
như một sự rẻ rúng cho số kiếp mỏng manh, hèn mạt của con người, họ không khác nào
đang bị “vật hóa” đầy đau đớn. Thế nhưng từ món chè khoán nấu bằng cám chát nghẹn
trái tim, nhà văn của “thuần hậu nguyên thủy” còn muốn chứng minh rằng ngay cái giây
phút “vật hóa” ấy, chất “người” vẫn luôn sống và luôn tồn tại. Dẫu cho có bị cái đói hành
hạ đến ra sao, họ vẫn khao khát về một cuộc sống mới, một ngày mai tươi sáng và được
sống cho đúng nghĩa một con người sống bằng tình nghĩa đối với nhau. “Cháo cám” cũng
vì vậy mà trở thành một phần trong linh hồn của tác phẩm, vừa mang ý nghĩa nhân đạo
sâu sắc cũng như là một minh chứng cho tấm lòng dịu dàng, tôn kính, hiếu thuận của thị
dành cho mẹ - người phụ nữ hết lòng hi sinh vì những đứa con

NHÂN VẬT TRÀNG

Nhân vật Tràng được Kim Lân khắc họa cùng với thân phận rẻ rúng như rơm rác của
người nông dân nghèo trong xã hội cũ. Anh xuất thân là dân ngụ cư - tầng lớp người bị
coi thường nhất lúc bấy giờ, sống cùng mẹ già trong “ túp lều tranh nằm rúm ró trên
mảnh vườn lổn nhổn những bụi cỏ dại”. Hai mẹ con nương tựa vào nhau để sống sót qua
nạn đói này. Trong thời buổi của đói nghèo, Tràng làm nghề kéo xe bò thuê, không đến
mức chết đói nhưng công việc cực nhọc và bấp bênh cũng đủ khiến người đàn ông khó
kiếm được vợ.

TRÀNG NHẶT VỢ:


Hiền lành, nhân hậu:
Trong trận địa nạn đói khốc liệt của năm 1945, Kim Lân đã khắc họa nhân vật Tràng
bừng sáng với tấm lòng nhân hậu, hiền lành. Vẻ đẹp ấy đã ngời lên thật trọn vẹn trong
tình huống truyện độc đáo. Tình huống Tràng nhặt vợ khi gặp lại người con gái đẩy xe bò
giúp anh lần trước khiến anh không khỏi ái ngại, xót xa. Bởi trước mắt anh là hình ảnh
thê thảm của người cùng cảnh ngộ “quần áo rách như tổ đỉa trên khuân mặt lưỡi cày xám
xịt chỉ thấy hai con mắt”. Cái đói khiến người con gái ấy chẳng biết thể diện là gì, cứ thế
mà thô thiễn, trơ trẽn bất chấp tất cả để được ăn. Lần thứ hai gặp lại thị, Tràng thực hiện
lời hứa lần đầu gặp “Chả hôm ấy thì hôm nay vậy. Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu
đã”, mời thị ăn một cách phóng khoáng, hào sảng “muốn ăn gì thì ăn”. Trong bối cảnh
khốc liệt của nạn đói 1945, những lời này thốt ra từ miệng của một kẻ đẩy xe bò thuê
khiến độc giả phải bất ngờ. Rõ ràng, trong khi mọi người có thể đang vật lộn với nỗi đau
khao khát và sự thiếu thốn, Tràng lại sẵn sàng cưu mang một người phụ nữ chỉ sau hai
lần gặp mặc dù anh cũng là tầng lớp đang bị cái đói hoành hành. “ Thương người như thể
thương thân”, anh đã cứu một người đàn bà đang ở giữa ranh giới của sự sống và cái
chết, sẳn sàng cưu mang thị với quyết định đưa về làm vợ. Tình thương người với người
tỏa sáng hơn bao giờ hết trong một con người tưởng chừng như gàn dở, ngờ nghệch đang
bị coi thường! Người đàn ông nhân hậu, tốt bụng ấy sẵn sàng cưu mang những người
cùng cảnh ngộ. Tràng động lòng thương, bởi Tràng cảm nhận được sự đói khát cùng
đường của người đàn bà ấy. Nó đã đánh thức con người nhân hậu trong Tràng. Anh hào
hiệp, phóng khoáng đãi người đàn bà xa lạ đến bốn bát bánh đúc. Vẻ đẹp tình người đã
được nhen nhóm, thắp sáng lên giữa cái tối tăm của nạn đói. Và cũng chỉ một câu nói tầm
phơ tầm phào của Tràng “ Nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”
mà thị đã theo Tràng về thật. Trong khi mọi người chỉ tập trung vào "cái chân đau" của
riêng mình, Tràng lại tỏ ra sẵn lòng đèo bòng một người phụ nữ xa lạ, không hề đặt ra bất
kỳ điều kiện nào. Lúc đầu Tràng phảng phất nỗi lo sợ về cái đói, cái chết, “ Thóc gạo này
đến cái thân mình cũng có nuôi nổi hay không mà còn đeo bòng”. Đó là nỗi sợ hãi có
thật, nhất là cái thời đói kém như thế này nhưng rồi anh cũng chậc lưỡi “chậc, kệ”. Kệ ở
đây không phải là kệ đời hay mặc xác đời mà là cái kệ trong niềm tin mãnh liệt vào tương
lai, cái “kệ” trong hành động của con người luôn khao khát hạnh phúc gia đình, hạnh
phúc lứa đôi ngay cả khi cái chết đang cận kề. Chỉ một từ “kệ” thôi, Tràng như đã bỏ lại
sau mình tất cả nổi sợ hãi, mọi lo nghĩ để hướng đến hạnh phúc. Tình thương người đã
cho anh quyết định dứt khoát hơn về hành động của mình. Nó còn tiềm ẩn cái khao khát
hạnh phúc gia đình mà trước đây anh không dám ao ước. Nhà văn Kim Lân quả thật đã
khám phá thành công những vẻ đẹp tâm hồn của những người nông dân như Tràng - giàu
tình yêu thương và sẵn sàng cưu mang những kiếp người khổ hơn mình.

KHAO KHÁT HẠNH PHÚC


Sống trong thời đói khổ, khát vọng được sống hạnh phúc của nhân vật Tràng lại càng
được nhà văn Kim Lân đề cao hơn bao giờ hết. Tràng không thể giấu được niềm vui sau
khi “nhặt” được một người vợ, dù cả hai chẳng yêu nhau lấy một bữa thế nhưng khao
khát hạnh phúc của anh đã chấp nhận mang một người đàn bà xa lạ về nhà và xem đấy là
vợ mình. Khi đưa thị về nhà, trên đường về, anh cu Tràng không thể giấu nổi niềm vui
khi bỗng dưng có được vợ. Niềm vui của anh như sáng bừng lên giữa màn đêm của cái
đói, tạo ra một bức tranh đặc biệt trong tâm trí mọi người. Trái ngược hoàn toàn với “cái
cảnh..vì đói khát ấy”, nơi mọi người đều chìm đắm trong cảm giác khát khao và thiếu
thốn, vẻ bề ngoài của anh cu Tràng lại tràn đầy hạnh phúc “phớn phở khác thường”, “tủm
tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”. Trong người anh đang dâng tràn
một niềm hạnh phúc, mơ hồ nhừng cũng thật cụ thể, hạnh phục của lứa đôi và hơn hết là
cảm giác trở thành trụ cột gia đình. Niềm vui của Tràng không chỉ là sự khác thường cá
nhân, mà còn là một cảm xúc kỳ lạ và xa xỉ so với bối cảnh nghèo khổ của thời kỳ đó.
Trong khi mọi người đều đang chật vật với việc tìm kiếm miếng ăn, giành giật từng giây
phút sống sót, Tràng lại tìm thấy niềm vui đặc biệt, vui đến mức khiến mọi người phải
kinh ngạc. Trong cái cảnh địa ngục đó, nơi mà sự sống và cái chết đang cạnh tranh nhau
mỗi ngày, niềm vui của Tràng như một tia sáng giữa màn đêm tối sầm của nạn đói.
 Chờ mẹ, thưa chuyện
Niềm vui khi có vợ vẫn lan tỏa trong từng hành động, cử chỉ của Tràng – trong đó đan
xen cả sự ngại ngùng khi lần đầu tiên có một người phụ nữ về thăm nhà khi anh “xăm
xăm bước vào trong nhà”, thu dọn nhà cửa, nhìn thị cười cười và bày tỏ “Không có người
đàn bà…”, đon đả mời thị ngồi xuống giường “Ngồi đây…”. Trong những cử chỉ vụng
về nhưng đầy tự nhiên của Tràng, hiện ra một khao khát hạnh phúc gia đình đang cháy
bỏng trong tâm hồn anh. Khi nhà có thêm một thành viên mới - một "người đàn bà", niềm
vui tràn ngập trong không gian nhỏ bé ấy như một ngọn lửa ấm áp đang lớn dần trong trái
tim anh. Điều này làm cho người đọc cảm nhận được rằng Tràng đã từ lâu ấp ủ ước mơ
về một gia đình hạnh phúc, và ngày này đã đến, như một món quà tuyệt vời từ số phận.
Kể cả trong bối cảnh nạn đói thật khắc nghiệt, anh đã hằn sâu trong trái tim mình khát
khao hạnh phúc, khao khát được yêu và yêu. Bỗng nhiên, một cảm giác ngượng ngùng
bất ngờ lan tỏa khi Tràng cảm thấy “sờ sợ”, dù “chính hắn cũng chẳng hiểu vì sao hắn
sợ”, phải gắt lên “Sao hôm nay….”. Một nỗi sợ xuất hiện trong tâm trí Tràng, anh sợ rằng
mẹ sẽ không chấp nhận nàng dâu mới, lo sợ rằng những ước mong và hy vọng của anh về
một gia đình hạnh phúc có thể sụp đổ.Nỗi lo sợ còn nảy sinh từ viễn cảnh Thị có thể sẽ
đổi ý, cả việc anh không đoán được suy nghĩ của Thị, không biết phải làm gì, nói gì để
không làm Thị buồn bã, lo lắng hoặc ngại ngùng “nghĩ bụng….”. Tràng vẫn còn “ngờ
ngợ như không phải thế”, không tin được việc mình có vợ khi “tầm phơ tầm phào” “ấy
thế mà…”. Sau tất cả, khát vọng hạnh phúc của Tràng khiến anh thực lòng mong muốn
có thể nên duyên vợ chồng với người phụ nữ xa lạ kia bởi đó chính tình yêu mà Tràng
tìm kiếm và khát khao trong cuộc đời đói khổ này. Tràng nóng ruột đợi chờ mẹ về, có lẽ
để khoe mẹ thật sớm về nàng dâu mới – và cũng là để được lắng nghe quyết định của mẹ
về chuyện nên duyên giữa Tràng và thị. Đến khi thưa chuyện với mẹ, Tràng “tươi cười”
khi giới thiệu về người con dâu mới “Kìa nhà tôi nó chào u.” Ý thức được trách nhiệm
cũa một người chồng, Tràng thông báo với mẹ “Nhà tôi nó….”, khẳng định một cách
chắc nịch “chúng tôi phải duyên….” và sẵn sàng cùng nhau hướng về một tương lai tươi
sáng trong cái đói nghèo “chẳng qua…”. Khao khát hạnh phúc của Tràng đã khiến anh
trở nên trưởng thành, tự quyết định lấy tương lai và cuộc sống của chính mình. Sau khi
được mẹ đồng ý, Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi
 Sáng hôm sau
Tràng thấy mình hạnh phúc như đang ở trong mơ và không thể tin rằng nó có thực: “Việc
hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải”. Ngẫm thử mới thấy
việc Tràng có vợ đâu khác gì một giấc mơ. Câu chuyện nên vợ nên chồng của thị với
Tràng tưởng đùa mà hóa thật, chuyện thật mà lại như đùa. Bởi xưa người ta muốn lấy vợ
phải cần sính lễ và thủ tục cưới xin. Đến trong cảnh đói kém, nghèo nàn Dần được người
ta rước về cũng có lấy hai mươi đồng bạc cưới và bữa cơm của hai bên gia đình. Vậy mà
Tràng lại lấy vợ chỉ bởi một câu hò vu vơ, một lời tầm phơ tầm pháo và bốn bát bánh
đúc. Chuyện trọng đại của đời người nhưng diễn ra thật chóng vánh. Hai chữ “ngỡ
ngàng” vì thế là một phát hiện rất tinh tế của “thần bút” Kim Lân. Thậm chí diễn đạt
“ngỡ ngàng” ấy còn hoàn toàn hợp lí bởi một kẻ ngờ nghệch, “hơi dở” tưởng chừng “ế”
nhưng lại có một người đàn bà chịu theo không về. Một dòng tâm trạng rất thật của
Tràng, nhưng mang sức tố cáo mãnh mẽ hướng vào xã hội thực dân. Chính chúng đã gieo
bao sự khổ cực, đói kém, bao gánh nặng của cơm áo khiến người nông dân không dám
nghĩ tới hôn nhân, không dám tin vào hạnh phúc, dù hạnh phúc đang ở trong tầm tay. Có
được một vị trí mới trong gia đình giúp cho Tràng quan tâm hơn ngôi nhà mình. Anh
bỗng chợt nhận ra những thay đổi “mới mẻ, khác lạ” trong không gian sống của mình, để
ý tới “nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy
chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra
sân hong. Hai cái ang… đã kín nước. Đống rác mùn… đã hót sạch”. Từ những điều giản
dị nhưng lại tràn đầy hạnh phúc như vậy về cuộc sống gia đình, trong lòng Tràng bỗng
dưng thấy rõ bổn phận và trách nhiệm trong gia đình để gây dựng tương lai. “Bỗng nhiên
hắn cảm thấy hắn yêu thương và gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Tràng đã có gia đình.
Tràng sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm để che mưa che nắng. Một
niềm vui sung sướng và phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy
hắn nên người và hắn thấy hắn có bốn phận lo lắng cho vợ con sau này…”.

You might also like