Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

CÂU HỎI ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 - MÔN LỊCH SỬ 9

I. Ôn tập toàn bộ bài 21+22+23 { Phần I}


II. Câu hỏi tự luận.
2. Khái quát những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 đến 1930 (theo mẫu). Em có nhận
xét gì về vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam?

Thời gian Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc


Năm 1919
Năm 1920
Năm 1921
Năm 1923
Năm 1924
Năm 1925
Năm 1930

3. Tại sao nói Đảng cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 là “một bước ngoặt vĩ đại” trong lịch
sử cách mạng Việt Nam"?

5. Vì sao nói: Thời cơ trong cách mạng tháng Tám là thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân Việt
Nam giành chính quyền thắng lợi?
7. Tại sao nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế
“ngàn cân treo sợi tóc”?

------------------------------------------------------------

1
GIẢI ĐÁP CÂU HỎI ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 - MÔN LỊCH SỬ 9

I. Ôn tập toàn bộ bài 21+22+23 { Phần I }


II. Câu hỏi tự luận.
2. Khái quát những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 đến 1930 (theo mẫu). Em có nhận xét
gì về vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam?

Thời gian Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc


Năm 1919
Năm 1920
Năm 1921
Năm 1923
Năm 1924
Năm 1925
Năm 1930

a. Khái quát những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 đến 1930 (theo mẫu).

Thời Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc


gian
Năm Nguyễn Ái Quốc gửi bản Yêu sách, đòi Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân
1919 chủ, bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam
Năm - 7/1920 Người đọc luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, tìm thấy con
1920 đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam
- 12/1920 Người dự Đại hội Tua, bỏ phiếu tán thành thành lập Đảng Cộng sản Pháp, đánh
dấu bước ngoặt trong quá trình hoạt động cách mạng của Người từ chủ nghĩa yêu nước đến
chủ nghĩa Mác – Lê-nin
Năm Cùng một số nhà yêu nước của các thuộc địa lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở
1921 Pa-ri, viết cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp...
Năm Người rời Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân và được bầu vào Ban Chấp
1923 hành.
Năm Dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản, Người trình bày lập trường, quan điểm của mình
1924 về vị trí, chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa, mối quan hệ giữa phong trào
công nhân ở các nước.
Năm - 6/1925 thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, mở lớp huấn luyện chính trị, ra
1925 báo “Thanh niên”, trong đó tổ chức Cộng sản Đoàn làm nòng cốt.
Năm Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Aí Quốc đã thống nhất ba tổ chức
1930 cộng sản ở Việt Nam thành một ĐCS duy nhất, lấy tên là ĐCS VN

b. Em có nhận xét gì về vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng cộng sản
Việt Nam?

- Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên đến với chủ nghĩa Mác- Lê nin, tìm thấy con đường cứu
nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
- Là người trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, đội ngũ cán bộ và cả về tổ chức cho việc thành lập
một chính đảng vô sản ở Việt Nam (1930).
- Người trực tiếp chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản tháng 2 năm 1930, sáng lập ra Đảng
Cộng sản Việt Nam và soạn thảo cương lĩnh đầu tiên của Đảng, đặt cơ sở cho đường lối cách mạng
Việt Nam từ đó về sau.
2
3. Tại sao nói Đảng cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 là “một bước ngoặt vĩ đại” trong lịch sử
cách mạng Việt Nam"?
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản
phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mac-Lê Nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở
Việt Nam.
- Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam
đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách
mạng...
- Từ đây, cách mạng Việt Nam đã thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân mà đội tiên phong là
Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Từ đây cách mạng Việt Nam là bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
- Là sự chuẩn bị có tính tất yếu, quyết định cho bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch
sử dân tộc Việt Nam.
5. Vì sao nói: Thời cơ trong cách mạng tháng Tám là thời cơ “ngàn năm có một” đê nhân dân Việt
Nam giành chính quyền thắng lợi?
- Thời cơ của Tổng khởi nghĩa tháng Tám chỉ tồn tại trong khoảng thời gian rất ngắn (từ khi Nhật đầu
hàng Đồng Minh 15/8 đến trước khi quân Đồng Minh kéo vào nước ta cuối tháng 8)...
- Nếu Tổng khởi nghĩa nổ ra đúng thời điểm này thì vô cùng thuận lợi, kẻ thù chính của ta là phát xít
Nhật đã gục ngã, Chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang cực độ, còn quân Đồng minh thì chưa kịp
vào. Đảng ta nhanh chóng chớp thời cơ lãnh đạo nhân dân đứng lên giành chính quyền rồi đứng ở tư thế
chủ nhà mà đón tiếp quân Đồng minh.
- Nếu Tổng khởi nghĩa nổ ra sớm hơn trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh khi đó chúng tuy yếu nhưng
vẫn còn đủ lực lượng để chống lại cách mạng một cách quyết liệt. Khởi nghĩa có thể sẽ giành thắng lợi,
nhưng gặp nhiều tổn thất.
- Nếu phát lệnh Tổng khởi nghĩa muộn, thì sẽ không kịp vì theo quyết định của Hội nghị Pốt - xđam, quân đội
Anh - Tưởng sẽ vào Việt Nam tước vũ khí và hội hương quân đội Nhật, giúp Pháp quay trở lại xâm lược Đông
Dương. Lúc này, thời cơ thuận lợi nhất sẽ trôi qua và không bao giờ trở lại. Bằng mọi giá ta phải thành lập
được chính quyền mới để tiếp quân đội Đồng minh với tư cách nước chủ nhà
7. Tại sao nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế “ngàn
cân treo sợi tóc”?
- Nạn ngoại xâm:
+ Chỉ sau mười ngày cách mạng tháng Tám thành công, quân đội các nước trong phe đồng minh với
danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật đã kéo vào nước ta: Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, hơn 20 vạn quân
Tưởng Giới Thạch và bọn tay sai phản động ồ ạt kéo vào nước ta, âm mưu lật đổ chính quyền cách
mạng, thành lập chính quyền tay sai.
+ Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam. quân Anh cũng kéo vào, dọn đường cho thực dân Pháp quay trở lại
xâm lược nước ta.
+ Các lực lượng phản cách mạng ngóc đầu dậy chống phá cách mạng
+ Nền độc lập tự do của nước ta bị đe dọa nghiêm trọng, nhà nước cách mạng lại chưa được củng cố.
- Nạn đói:
Nền kinh tế nước ta chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp vốn đã nghèo nàn lạc hậu, lại bị chiến tranh
tàn phá nặng nề. Hậu quả của nạn đói do Nhật – Pháp gây ra cuối năm 1944 đầu năm 1945 chưa khắc
phục được lụt lội, hạn hán diễn ra, sản xuất đình đốn, nạn đói mới đe dọa đời sống của nhân dân.
- Tài chính: Ngân quỹ nhà nước hầu như trống rỗng. Nhà nước chưa kiểm soát được ngân hàng Đông
Dương.
- Nạn dốt: 90% dân số bị mù chữ, nạn thất nghiệp, mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội khác lan tràn.
=> Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta đứng trước tình hình cực kỳ khó khăn, phức
tạp như “ngàn cân treo sợi tóc”.

-------------------------------------------------------
3
Câu 19. So sánh cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 với phong trào cách mạng 1930 - 1931
theo mẫu sau và cho biết vì sao có sự khác nhau đó?
Phong trào cách mạng Cuộc vận động dân chủ
Nội dung
1930 - 1931 1936 – 1939
Kẻ thù

Nhiệm vụ cách mạng

Lực lượng tham gia

Hình thức đấu tranh

a.So sánh.
Nội dung Phong trào cách mạng 1930 - Cuộc vận động dân chủ trong những
1931 năm 1936 – 1939

Kẻ thù Đế quốc Pháp và địa chủ phong - Bọn phản động Pháp và tay sai.
kiến
Nhiệm vụ Chống đế quốc, giành độc lập dân Chống phát xít, chống chiến tranh đế
tộc, đấu tranh chống địa chủ quốc, chống bọn phản động, tay sai, đòi
phong kiến, giành ruộng đất cho tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
dân cày
Lực lượng Chủ yếu là công nhân, nông dân Gồm đông đảo tầng lớp: công nhân,

4
nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc..
được tập hợp trong mặt trận nhân dân
phản đế Đông Dương, sau đổi thành mặt
trận dân chủ Đông Dương
Mặt trận Thành lập mặt trận nhân dân phản đế
đông dương, sau đổi thành mặt trận dân
chủ Đông Dương
Hình thức, - Hình thức: bãi công, biểu tình, - Hình thức: phong trào Đông Dương đại
Phương pháp biểu tình có vũ trang, bạo động vũ hội, bãi công, bãi thị, bãi khóa, mít tinh,
cách mạng trang. biểu tình, báo chí...
- Phương pháp: Bí mật, bất hợp - Phương pháp:+ Hợp pháp, nửa hợp
pháp. pháp
+ Công khai, nửa công khai
+ Kết hợp bí mật.

b. Vì sao có sự khác nhau đó?


- Chủ trương, sách lược, hình thức đấu tranh thời kì này khác vì:
+ Hoàn cảnh lịch sử thay đổi so với trước.
+ Đặc biệt mặt trận Nhân dân Pháp đã ban hành các chính sách về tự do, dân chủ và ân xá tù
chính trị cho các nước thuộc địa. Lợi dụng cơ hội này, Đảng ta chủ trương đấu tranh đòi các
quyền dân sinh, dân chủ.

b. Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì độc đáo so với con đường cứu nước
của các bậc tiền bối.
Trước sự thất bại của các phong trào yêu nước cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, sự
bóc lột của thực dân Pháp…. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước các bậc tiền bối nhưng
không tán thành con đường cứu nước của họ => đã thôi thúc Người đi tìm con đường cứu nước
mới cho dân tộc.
* Con đường cứu nước của các bậc tiền bối:
- Ngọn cờ phong kiến: tiêu biểu phong trào cần vương, đánh dấu thời kì đấu tranh chống
pháp, giành độc lập dân tộc, dưới khẩu hiệu Phò Vua cứu nước nằm trong hệ tư tưởng phong
kiến không còn phù hợp…
- Khuynh hướng dân chủ tư sản của các sĩ phu yêu nước Việt Nam hướng ra nước ngoài
tiêu biểu như:
+ Phan Bội Châu: sang Nhật dựa vào Nhật giúp Viêt Nam đánh Pháp.
+ Phan Châu Trinh dựa vào Pháp để đánh đổ phong kiến rồi thực hiện cải cách….
=> Song các con đường trên đều thất bại => Cách mạng Việt Nam bế tắc khủng hoảng về
đường lối cách mạng, đồi sống mọi tầng lớp nhân dân khổ cực dưới ách thống trị thực dân Pháp,
phong kiến tay sai.
* Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
- Đi sang phương Tây tìm một con đường cứu nước mới vì:
+ Phương Tây có khoa học kĩ thuật phát triển các nước tư bản đều rất giàu mạnh.
5
+ Người muốn đến tận nước Pháp kẻ đang trực tiếp cai trị Việt Nam, nơi có tư tưởng tự do
bình đẳng bác ái để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng
bào. Người thấy rằng cách mạng Pháp, cách mạng Mĩ nêu cao ngọn cờ bình đẳng nhưng không
đưa lại tự do bình đẳng thực sự cho quần chúng lao động.
+ Người muốn tìm hiểu về cuộc sống của nhân dân lao động ở chính quốc và các nước
thuộc địa.
- Người vừa hoạt động thực tiễn, vừa nghiên cứu lí luận. Tháng 7/1920, sau khi Người đọc bản
Sơ thảo luận cương của Lê Nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, Người lựa chon con đường cách
mạng của Lê Nin - Cách mạng vô sản, lấy tư tưởng chủ nghĩa Mác- Lê Nin làm nền tảng =>
Điều này khác với các bậc tiền bối là đi ra nước ngoài để cầu viện, đào tạo nhân tài, tổ chức tập
hợp lực lượng đánh Pháp theo con đường cứu nước đã định sẵn…

You might also like