Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 23

Chương 04

ĐIỀU ĐỘ TÁC NGHIỆP &


SẢN XUẤT TINH GỌN

OM 04
TRẦN ĐÌNH AN, PhD
Nội dung
Thực chất của điều độ tác nghiệp 1

Xếp thứ tự gia công 2

Khái quát về sản xuất


tinh gọn 3

8 lãng phí trong doanh nghiệp 4


Các công cụ của sản xuất
tinh gọn 5

Một số sản xuất công nghệ cao 6


1. Thực chất của điều
độ tác nghiệp

a) Sự liên quan giữa các kế hoạch


b) Năm chức năng đặc trưng của quá trình điều độ
c) Điều độ trong phân xưởng sản xuất lẻ (có mặt
bằng bố trí theo quy trình)
5
1a) Sự liên quan giữa các kế hoạch

Hoạch định công suất:


Kế hoạch dài hạn
1. Hoạch định thiết bị
2. Mua sắm thiết bị

Hoạch định tổng hợp:


1. Sử dụng thiết bị Kế hoạch trung hạn
2. Nhu cầu lao động
3. Hợp đồng đặt ngoài

Điều độ sản xuất chính:


Kế hoạch trung hạn
1. MRP
2. Chia nhỏ tiến độ sản xuất

Hoạch định nhu cầu Điều độ sản xuất


vật tư MRP
Kế hoạch ngắn hạn

Máy móc thiết Vật tư nguyên Lực lượng lao


bị vật liệu động
b) Năm chức năng đặc trưng của quá trình
1điều độ
Điều độ và
đặt lộ trình

Phát lệnh
thực hiện

Xúc tiến
(nếu cần)

Kiểm tra

Đặt lộ trình : Xác định công việc cần làm ở đâu


Điều độ : Xác đinh công việc cần làm khi nào
Phát lệnh : Ra lệnh để bắt đầu thực hiện công việc
Kiểm tra : Giám sát quá trình để biết các công việc
tiến hành đúng kế hoạch không
Xúc tiến : Cải thiện thời gian thực hiện công việc
1c) Điều độ trong phân xưởng sản xuất lẻ (có
mặt bằng bố trí theo quá trình)
Điều độ trong phân xưởng sản xuất lẻ là quá trình điều độ các công
việc cần làm phải giao cho máy nào và người nào làm việc cụ thể

Quá trình Quá trình Quá trình


1 2 3
Máy 1 Máy 1 Máy 1
Máy 2 Máy 2 Máy 2
- - -
- - -
Các công việc - - - Công việc đã xong
Máy Máy Máy
n1 n2 nm

Nhân sự

Công nhân 1
Công nhân 2

Công nhân R
2. Xếp thứ tự gia công

a) Xếp thứ tự công việc trên một máy


b) Tỷ số tới hạn
c) Xếp thứ tự công việc trên hai máy
d) Xếp thứ tự công việc trên ba máy

9
2 2. Xếp thứ tự gia công

i. Xếp thứ tự công việc trên một máy

Có n công việc cần gia công trên một máy. Mỗi một công
việc có thời gian gia công và một thời gian hoàn thành
quy định trước. Phải sắp xếp sao cho n công việc này
được làm nối tiếp nhau để công việc đạt kết quả tối ưu
Với n công việc thì có n! cách đặt thứ tự các công việc
khác nhau
VD: n=10, 10! =3.628.000. Vì thế, cần có phương pháp
điều độ tốt nhất dựa trên các nguyên tắc ưu tiên:
2 2. Xếp thứ tự gia công

i. Xếp thứ tự công việc trên một máy (tt)

1) Đến trước làm trước (First Come, First Served –


FCFS): Công việc nào đến máy trước thì gia công trước
2) Theo thời hạn sớm nhất (Earliest Due Date – EDD):
Công việc nào có thời hạn hoàn thành sớm nhất sẽ được
chọn làm trước
3) Theo thời gian gia công ngắn nhất (Shortest
Processing Time - SPT): Công việc nào có thời gian gia
công ngắn nhất được chọn làm trước
4) Theo thời gian gia công dài nhất (Longest Processing
Time – LPT): Công việc dài nhất nên được chọn làm
trước vì thường là rất quan trọng.
2 2. Xếp thứ tự gia công

i. Xếp thứ tự công việc trên một máy (tt)


VD: Xí nghiệp cơ khí 4 có nhận năm hợp đồng cắt tôn cho bên
ngoài. Thời gian gia công và thời hạn hoàn thành được cho
trong bảng sau. Thứ tự xếp theo công việc được đưa đến

Công việc Thời gian gia công Thời hạn hoàn thành
(ngày)
A 6 8
B 2 6
C 8 18
D 3 15
E 9 23

Xác định thứ tự các công việc được gia công theo nguyên tắc
FCFS, SPT, EDD, LPT.
Xếp thứ tự công việc trên nguyên tắc FCFS
2❑
Bố trí theo nguyên tắc “đến trước làm trước”, ta có (bảng sau):

Thứ tự công Thời gian gia Dòng thời gian Thời hạn hoàn Thời gian chậm
việc công (ngày) thành trễ
A 6 6 8 0
B 2 8 6 2
C 8 16 18 0
D 3 19 15 4
E 9 28 23 5
Tổng 28 77 11
Hiệu năng:
a) Thời gian hoàn thành trung bình
Tổng dòng thời gian 77
= = = 15,4 ngày
Số công việc 5
b) Số công việc trung bình nằm trong hệ thống
Tổng dòng thời gian 77
= = = 2,75 công việc
Tổng thời gian gia công 28
c) Thời gian chậm trễ trung bình
Tổng số ngày trễ hẹn 11
= = = 2,2 ngày
Số công việc 5
Xếp thứ tự công việc theo nguyên tắc SPT
2❑
Thứ tự dựa vào thời gian gia công, công việc ngắn nhất ưu tiên làm trước
B→D→A→C→E:
Thứ tự công Thời gian gia Dòng thời gian Thời hạn hoàn Thời gian chậm
việc công (ngày) thành trễ
B 2 2 6 0
D 3 5 15 0
A 6 11 8 3
C 8 19 18 1
E 9 28 23 5
Tổng 28 65 9

a) Thời gian hoàn thành trung bình


Tổng dòng thời gian 65
= = = 13 ngày
Số công việc 5
b) Số công việc trung bình nằm trong hệ thống
Tổng dòng thời gian 65
= = = 2,32 công việc
Tổng thời gian gia công 28
c) Thời gian chậm trễ trung bình
Tổng số ngày trễ hẹn 9
= = = 1,8 ngày
Số công việc 5
2 ❑ Xếp thứ tự công việc theo nguyên tắc EDD
Thứ tự dựa vào thời gian hoàn thành, thời gian ngắn nhất ưu tiên
làm trước B→A→D→C→E:
Thứ tự công Thời gian gia Dòng thời gian Thời hạn hoàn Thời gian chậm
việc công (ngày) thành trễ
B 2 2 6 0
A 6 8 8 0
D 3 11 15 0
C 8 19 18 1
E 9 28 23 5
Tổng 28 68 6

a) Thời gian hoàn thành trung bình


Tổng dòng thời gian 68
= = = 13,6 ngày
Số công việc 5
b) Số công việc trung bình nằm trong hệ thống
Tổng dòng thời gian 68
= = = 2,42 công việc
Tổng thời gian gia công 28
c) Thời gian chậm trễ trung bình
Tổng số ngày trễ hẹn 6
= = = 1,2 ngày
Số công việc 5
2 ❑ Xếp thứ tự công việc theo nguyên tắc LPT
Thứ tự dựa vào thời gian gia công, thời gian dài nhất ưu tiên làm
trước E→C→A→D→B:
Thứ tự công Thời gian gia Dòng thời gian Thời hạn hoàn Thời gian
việc công (ngày) thành chậm trễ
E 9 9 23 0
C 8 17 18 0
A 6 23 8 15
D 3 26 15 11
B 2 28 6 22
Tổng 28 103 48

a) Thời gian hoàn thành trung bình


Tổng dòng thời gian 103
= = = 20,6 ngày
Số công việc 5
b) Số công việc trung bình nằm trong hệ thống
Tổng dòng thời gian 103
= = = 3,68 công việc
Tổng thời gian gia công 28
c) Thời gian chậm trễ trung bình
Tổng số ngày trễ hẹn 48
= = = 9,6 ngày
Số công việc 5
2❑ Kết quả tóm tắt hiệu năng từ bốn phương pháp trên
Nguyên Thời gian hoàn Số công việc nằm Thời gian chậm trễ
tắc thành trung bình trong hệ thống trung binh (ngày)
(ngày)
FCFS 15,4 2,75 2,2
SPT 13 2,32 1,8
EDD 13,6 2,42 1,2
LPT 20,6 3,68 9,6

Qua VD trên, ta thấy:


Nguyên tắc LPT có hiệu năng kém nhất
Nguyên tắc SPT có hai mức độ vượt trội
Nguyên tắc EDD có mức độ thứ ba vượt trội hơn
Không có nguyên tắc nào có các chỉ tiêu vượt trội hơn cả
• Nguyên tắc SPT giải quyết được bớt số lượng công việc. Tuy
nhiên, công việc dài hạn bị tống về phía sau → phật lòng khách
hàng và cứ phải điều chỉnh theo từng chu kỳ một
• Nguyên tắc FCFS, tuy chỉ tiêu không được tốt nhất và cũng
không kém nhất. Ưu điểm làm hài lòng khách hàng.
2 b) Tỷ số tới hạn
Tỷ số tới hạn (Critical Ratio – CR)
Thời gian còn lại Thời hạn − Ngày hôm nay
CR = =
Thời gian gia công còn lại Thời gian gia công còn lại

VD: Hôm nay là ngày thứ 25 trên bảng điều độ của công ty chế
biến thực phẩm, có ba công việc được sắp xếp theo thứ tự sau:
Công việc Thời hạn Số ngày cần cho công việc
còn lại
A 30 4
B 28 5
C 27 2

Ta dùng công thức CR ở trên để tính tỷ số tới hạn


Công việc Tỷ số tới hạn Thứ tự ưu tiên
A (30-25)/4 = 1,25 3
B (28-25)/5 = 0,6 1
C (27-25)/2 = 1 2

Công việc B có tỷ số tới hạn nhỏ hơn 1 sẽ bị trễ hạn nếu ta


không xúc tiến nhanh. Nó được ưu tiên số 1 để giải quyết. C
đúng thời hạn, A có một ít nhàn rỗi.
2 b) Tỷ số tới hạn (tt)
Nguyên tắc tỷ số tới hạn được dùng nhiều trong
hệ thống điều độ sản xuất:
1) Xác định vị trí của một công việc nào đó
2) Quy định ưu tiên giữa các công việc với nhau
trên một cơ sở chung
3) Liên hệ giữa các công việc để dự trữ và làm theo
đơn đặt hàng
4) Tự động điều chỉnh mức độ ưu tiên (và xét lại
bảng điều độ) khi có nhu cầu thay đổi và cải tiến
5) Năng động theo dõi sự tiến triển và vị trí của các
công việc.
2c) Xếp thứ tự công việc trên hai máy
VD: Có ba công việc làm trên hai máy. Công việc nào cũng phải làm
trên máy 1 trước rồi mới chuyển sang máy 2. Thời gian gia công
được cho như sau:
Thời gian gia công (giờ)
Công việc
Máy 1 Máy 2
A 4 2
B 7 7
C 6 5

Điều độ theo cách nào để các công việc xong được sớm hơn.
Ta vẽ biểu đồ Gantt:
Thời gian (giờ) 0 4 11 17 0 6 13 17
A B C C B A
Máy 1

Máy 2
A B C C B A

Thời gian (giờ) 0 4 6 11 18 23 0 6 11 13 20 22


Điều độ ABC Điều độ CBA

SƠ ĐỒ GANTT CHO TỪNG MÁY THEO GIỜ GIA CÔNG


2 c) Xếp thứ tự công việc trên hai máy (tt)

Theo điều độ ABC, xong công việc 23 giờ


Theo điều độ CBA, xong công việc 22 giờ
Thời gian hoàn thành bảng điều độ thì ưu tiên hàng đầu

Phương pháp điều độ sao cho xong càng sớm càng tốt được gọi
là phương pháp Johnson
1) Liệt kê thời gian gia công cho từng công việc trên mỗi một
máy trong hai máy đó (n công việc thì liệt kê 2n lần)
2) Tìm thời gian gia công ngắn nhất có thể và công việc ứng
với thời gian đó
3) Điều độ công việc tìm thấy ở bước 2 càng sớm càng tốt nếu
thời gian gia công ngắn nhất làm trên máy 1. Và càng
muộn càng tốt nếu thời gian gia công ngắn nhất làm trên
máy 2.
4) Lặp lại bước 2 và 3 đến khi tất cả các công việc đều được
điều độ hết.
2c) Xếp thứ tự công việc trên hai máy (tt)
VD: Với các số liệu cho ở bên dưới. Tìm cách điều độ cho
khoảng thời gian thực hiện là tối thiểu
Áp dụng phương pháp Johnson, ta có bảng điều độ

Thời gian (giờ) 0 7 13 17

B C A
Máy 1

B C A
Máy 2

Thời gian (giờ) 0 7 14 19 21

Sau 21 giờ, mọi công việc sẽ điều độ làm xong, sắp xếp tối
ưu theo thứ tự BCA
3! cách điều độ khác nhau sẽ không có cách nào
ngắn hơn 21 ngày.
2d) Xếp thứ tự công việc trên ba máy
Trong bài toán ba máy, ta chỉ cần một trong hai điều kiện sau đây
được thỏa mãn thì ta có thể dùng phương pháp Johnson
Điều kiện 1: Thời gian gia công ngắn nhất trên máy 1 dài hơn thời
gian gia công dài nhất trên máy 2
Điều kiện 2: Thời gian gia công ngắn nhất trên máy 3 dài hơn thời
gian gia công dài nhất trên máy 2

VD: Xem số liệu làm trên bài toán làm trên ba máy dưới đây có thỏa
mãn một trong hai điều kiện trên không?
Công Thời gian làm trên máy 1 Thời gian làm trên máy 2 Thời gian làm trên máy 3
việc

A 7 1 4
B 10 6 8
C 5 2 10
(ngắn nhất = 5) (dài nhất = 6) (ngắn nhất = 4)

Ta thấy không có điều kiện nào thỏa mãn để áp dụng phương pháp
Johnson để giải.
2 d) Xếp thứ tự công việc trên ba máy (tt)
VD: Xem số liệu làm trên bài toán làm trên ba máy dưới đây có
thỏa mãn một trong hai điều kiện trên không?
Côn Thời gian làm trên Thời gian làm trên Thời gian làm trên
g máy 1 máy 2 máy 3
việc
A 18 9 16
B 12 3 11
C 10 2 20
D 1 4 15
(ngắn nhất = 1) (dài nhất = 9) (ngắn nhất = 11)

Ta thấy điều kiện 2 được thỏa mãn, ta áp dụng phương pháp


Johnson để giải
Gọi máy X có thời gian bằng tổng số thời gian gia công trên
máy 1 và 2
Gọi máy Y có thời gian bằng tổng số thời gian gia công trên
máy 2 và 3.
2d) Xếp thứ tự công việc trên ba máy (tt)
Công việc Máy X Máy Y
A 18+9=27 9+16=25
B 12+3=15 3+11=14
C 10+2=12 2+20=22
D 1+4=5 4+15=19

0 11 13 29 38 41 48
Thời gian (ngày)
D C A B
Máy 1

D C A B
Máy 2

Máy 3 D C A B

Thời gian (ngày) 0 5 20 40 56 67

Dựa trên phương pháp Johnson, ta điều độ theo thứ tự DCAB.


Không có bảng điều độ nào hoàn thành sớm hơn 67 ngày.

You might also like