Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

1. Khoa học nào là hạt nhân của thế giới quan? Triết học.

2. Triết học là gì? Là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế
giới đó, là khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
3. Đối tượng nghiên cứu của triết học Mác - Lênin là gì? Giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý
thức trên lập trường duy vật biện chứng và nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất
của tự nhiên, xã hội và tư duy.
4. Chức năng của triết học Mácxít là gì? Chức năng thế giới quan và phương pháp luận.
5. Triết học ra đời khi nào, ở đâu? Vào khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên tại một
số trung tâm văn minh Cổ đại của nhân loại như Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp
6. Nội dung mặt thứ I của vấn đề cơ bản của triết học là gì?Quan hệ giữa vật chất và ý thức
7. Thế giới quan là gì? Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm về thế giới và về vị trí của con người
trong thế giới đó.
8. Triết học Mác - Lênin là gì? Triết học Mác - Lênin là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự
nhiên, xã hội và tư duy - thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động trong nhận thức và cải tạo thế giới.
9. Tính giai cấp của triết học thể hiện ở đâu?Thể hiện trong mọi trường phái triết học.
10. Ai là người kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác trong giai đoạn chủ nghĩa đế quốc?
V.I.Lênin.
11. Bộ phận giữ vai trò thế giới quan và phương pháp luận chung của chủ nghĩa Mác – Lênin là
gì? Triết học Mác – Lênin.
12. Bộ phận nào trong chủ nghĩa Mác – Lênin có chức năng làm sáng tỏ bản chất những quy luật
chung nhất của mọi sự vận động, phát triển của thế giới?Triết học Mác – Lênin.
13. Chủ nghĩa Mác - Lênin hình thành và phát triển qua mấy giai đoạn? 3 giai đoạn.
14. Nội dung phán đoán nào sau đây không phải là điều kiện, tiền đề khách quan của sự ra đời
triết học Mác? Tài năng, phẩm chất của C.Mác và Ăngghen.
15. C.Mác – Ph.Ănghen đã kế thừa trực tiếp những tư tưởng triết học của triết gia nào? Phoiơbắc
và Hêghen.
16. Mác chỉ ra đâu là hạt nhân hợp lý trong triết học Hêghen? Phép biện chứng.
17. Nội dung mặt thứ II của vấn đề cơ bản của triết học là gì? Con người có khả năng nhận thức
được thế giới hay không?
18. Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan? “Không có cái lý nào ngoài tâm”, “Ngoài tâm
không có vật”.
19. Nhận định sau thuộc lập trường triết học nào: “Yêu nhau củ ấu cũng tròn. Ghét nhau quả bồ
hòn cũng méo”. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
20. Nội dung phán đoán nào dưới đây không phải là hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật? Chủ
nghĩa duy vật kinh tế.
31. Đặc điểm chung của các nhà triết học duy tâm là gì? Phủ nhận đặc tính tồn tại khách quan của vật
chất.
32. Đặc điểm chung của quan niệm duy vật về vật chất ở thời kỳ cổ đại là gì? Đồng nhất vật chất
với vật thể.
33. Tính đúng đắn trong quan niệm về vật chất của các nhà triết học duy vật thời kỳ cổ đại là gì?
Xuất phát điểm từ chính từ các yếu tố vật chất để giải thích về thế giới vật chất.
Lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích về giới tự nhiên.
Xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn.
34. Nhà triết học nào cho rằng “lửa” là thực thể đầu tiên của thế giới? Heraclit.
35. Đồng nhất vật chất với “khối lượng”, đó là quan niệm về vật chất của các nhà triết học ở thời
kỳ nào? Các nhà triết học duy vật cận đại.
36. Nhà triết học nào cho rằng “nguyên tử” là thực thể đầu tiên, quy định toàn bộ thế giới vật
chất? Đêmôcrit.
37. Quan niệm được coi là tiến bộ nhất về vật chất thời kỳ cổ đại là gì? “Nguyên tử”.
38. Phát minh khoa học nào đã chứng minh không gian, thời gian, khối lượng luôn biến đổi cùng
với sự vận động của vật chất? Thuyết Tương đối của Anhxtanh.
39. Ai là người đưa ra định nghĩa: "Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách
quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,
phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác"? V.I.Lênin.
40. Thuộc tính cơ bản nhất để phân biệt vật chất và ý thức là gì? Tồn tại khách quan.
41. Chọn phán đoán đúng theo quan điểm duy vật biện chứng? Không có vận động ngoài vật chất,
không có vật chất không vận động.
42. Triết học Mác – Lênin quan niệm như thế nào về vận động? Vận động là mọi sự biến đổi nói
chung
43. Sắp xếp 5 hình thức vận động theo thứ tự từ thấp lên cao theo cách chia của Ănghen? Cơ học,
lý học, hoá học, sinh học, xã hội
44. Theo Ph.Ăngghen, hình thức vận động nào là cao nhất và phức tạp nhất? Vận động xã hội
45. Đứng im là gì? Đứng im chỉ biểu hiện một trạng thái vận động, vận động trong thăng bằng, trong sự
ổn định tương đối
46. Chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm như thế nào về không gian và thời gian? Không gian
và thời gian là hình thức tồn tại của vật chất, không tách rời vật chất.
47. Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, các dạng cụ thể của vật chất biểu hiện sự tồn tại
của mình ở đâu và thông qua cái gì? Trong không gian và thời gian và thông qua sự vận động mà
biểu hiện sự tồn tại của mình.
48. Chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm như thế nào về sự thống nhất của thế giới? Thế giới
thống nhất ở tính vật chất của nó.
49. . Cơ quan vật chất của ý thức là yếu tố nào? Bộ óc người.
50. Theo Ph.Ăngghen, tính thống nhất vật chất của thế giới được chứng minh bởi: Sự phát triển lâu
dài và khó khăn của triết học và khoa học tự nhiên.
51. Mối quan hệ giữa đứng im và vận động? Đứng im là một trạng thái đặc biệt của vận động.

You might also like