TKUD Final

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA DU LỊCH
-- 0o0 --

BÁO CÁO DỰ ÁN
KHÁO SÁT MỨC LƯƠNG KHỞI ĐIỂM KỲ VỌNG SAU KHI
TỐT NGHIỆP GIỮA SINH VIÊN QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN VÀ
KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP K49 ĐẠI HỌC UEH
Bộ môn: Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh
Giảng viên: TS. Nguyễn Văn Trãi
Sinh viên thực hiện:
Lê Thị Ánh Hồng : 31231021290
Nguyễn Huỳnh Anh Thư : 31231024330
Nguyễn Cao Anh Tiên : 31231022333
Trần Ngọc Tường Vy : 31231026123
Huỳnh Trương Như Ý : 31231024881
Mã lớp học phần: 24D1STA50800536
Nhóm - Lớp: Nhóm 10 - KSP0001- K49

1
TP Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 3 năm 2024

2
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 10

Thành viên Tỷ lệ đóng góp


Lê Thị Ánh Hồng 100%
Nguyễn Huỳnh Anh Thư 100%
Nguyễn Cao Anh Tiên 100%
Trần Ngọc Tường Vy 100%
Huỳnh Trương Như Ý 100%

3
MỤC LỤC
TÓM TẮT

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI


1.1 Cơ sở hình thành đề tài nghiên cứu
1.2 Mục tiêu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
1.2.3 Mục tiêu cụ thể
1.3 Phạm vi và đối tượng khảo sát
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu dữ liệu
3.2 Cách tiếp cận dữ liệu
3.3 Kế hoạch phân tích
3.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
3.3.2 Xây dựng bảng câu hỏi
3.4 Độ tin cậy và độ giá trị
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Phân tích mô tả
4.1.1 Nhóm câu hỏi chung
4.1.2 Nhóm câu hỏi riêng
4.2 Ước lượng – kiểm định trung bình tổng thể
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN
5.1 Đề xuất giải pháp
5.2 Kết luận
5.3 Hạn chế của bài nghiên cứu
LỜI CẢM ƠN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

4
TÓM TẮT
Thống kê được xem là một môn học quan trọng và được áp dụng nhiều trong thực tiễn
đời sống. Do đó, chúng tôi không những cần tích lũy nhiều kiến thức từ giảng viên, sách
vở hay tài liệu, … mà cần phải áp dụng được những điều đó vào thực tế, từ đó tích lũy
thêm nhiều kinh nghiệm, bài học cho bản thân thông qua việc thực hiện dự án: “Khảo sát
mức lương khởi điểm kỳ vọng sau khi tốt nghiệp của sinh viên Đại học UEH”. Để có thể
thực hiện dự án một cách chính xác, nhóm chúng tôi đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của
những sinh viên năm nhất (K49) đang học tập tại Đại học UEH. Qua báo cáo này chúng
tôi có thể hiểu rõ hơn về tâm lý, nhu cầu, lý do và mong muốn, … của các sinh viên.
Đồng thời qua đó, chúng tôi có thể đúc kết thêm kinh nghiệm cho những công việc trong
tương lai.

5
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở hình thành đề tài nghiên cứu:
Trong thời đại toàn cầu hoá hiện này, sự phát triển công nghệ, cải thiện về giáo dục,
tiến bộ trong khoa học và tăng trưởng kinh tế đã và đang cải thiện mức sống và chất
lượng cuộc sống của con người. “Lương bổng và việc làm” là vấn đề được đề cập khá
nhiều trong những cuộc trò chuyện của các bạn trẻ, đặc biệt là những sinh viên vừa tốt
nghiệp. Ngày nay, không chỉ các sinh viên được học tập tại các trường đại học, cao đẳng
mà vẫn còn những bạn trẻ lựa chọn học từ các trung tâm đào tạo bên ngoài. Giám đốc
Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết cả
nước có khoảng 240.000 sinh viên tốt nghiệp hàng năm (số liệu năm 2022). Đây là cơ
cấu quan trọng trong nguồn nhân lực chất lượng cao của quốc gia. Kinh tế luôn là lĩnh
vực có mức cạnh tranh cao và luôn khai thác các nguồn nhân lực mới. Chúng tôi đưa ra
một bài khảo sát “Mức lương khởi điểm mong muốn sau khi tốt nghiệp đối với sinh viên
năm nhất theo chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp và Quản trị khách sạn” với hi vọng
tìm ra những con số cụ thể, hiểu rõ các khía cạnh, điều kiện cần và đủ để các bạn đạt
được nguyện vọng đã đề ra. Đề tài sẽ góp phần bổ sung vào kho lý thuyết thang đo từ đó
giúp người đọc có những cái nhìn sâu sắc hơn về tâm lý của người trẻ và tự trả lời cho
nhiều câu hỏi liên quan.
1.2. Mục tiêu của đề tài:
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc yêu cầu mức lương của sinh viên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát, tìm hiểu mức lương khởi điểm kỳ vọng của sinh viên hai ngành học
Quản trị khách sạn và Kế toán doanh nghiệp.
- Nắm rõ các yêu cầu cụ thể về bằng cấp, chuyên môn để sinh viên đạt được mức
lương như kỳ vọng.
- Ngoài những kiến thức trong sách vở, qua khảo sát chúng ta càng hiểu thêm những
kĩ năng mềm cần thiết trong công việc mà các bạn hướng đến.

1.3. Phạm vi và đối tượng khảo sát:


- Thời gian nghiên cứu: 24/03/2024 – 31/03/2024.
- Đối tượng khảo sát: Sinh viên năm nhất hai ngành Quản trị khách sạn và Kế toán
doanh nghiệp tại Đại học UEH.
- Hình thức khảo sát: Khảo sát trực tuyến qua Google Form (Google Biểu mẫu).
- Số mẫu khảo sát: 104

6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Tổng quan về mức lương khởi điểm:
- Lương khởi điểm (Starting Salary) là khái niệm phổ biến trong lĩnh vực nhân sự
và quản lý nhân sự. Thông thường, lương khởi điểm dùng để chỉ mức lương cơ
bản mà một nhân viên nhận được khi bắt đầu làm việc tại một công ty hoặc tổ
chức. Lương khởi điểm là mức lương tối thiểu mà nhà tuyển dụng cam kết chi trả
cho người lao động, không tính thêm các phụ cấp hay phúc lợi khác.
- Lương khởi điểm thường được xác định dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, như
trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, ngành nghề cụ thể. Nhà tuyển dụng sẽ
tham khảo các dữ liệu thị trường lao động để đảm bảo mức lương này hợp lý, đủ
cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành.

2.2. Sinh viên Đại học UEH:


 Sinh viên Đại học UEH là những người đã hoàn thành chương trình phổ thông và
đang theo học tại trường với các ngành Quản trị khách sạn và Kế toán doanh
nghiệp.
 Đặc điểm chung: bắt đầu tự quản lý tiền bạc, thời gian; mở rộng mối quan hệ, các
hoạt động giải trí, việc làm thêm; sẵn sàng trải nghiệm, thử thách với điều mới lạ.
 Các lí do ảnh hưởng đến yêu cầu lương bổng của sinh viên sau tốt nghiệp: điều
kiện kinh tế, chất lượng bằng cấp,…

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Mục tiêu dữ liệu:
Mục tiêu chính của việc khảo sát, thu thập dữ liệu là để có các thông tin liên quan
đến mức lương khởi điểm mong muốn của sinh viên hiện nay; những yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn mức lương đó; yêu cầu những kỹ năng nghiệp vụ cần thiết,
mong muốn của sinh viên để từ đó có các kế hoạch học tập, rèn luyện hợp lí để đạt được
mục tiêu đã đề ra.
3.2. Cách tiếp cận dữ liệu:
- Sử dụng dữ liệu sơ cấp, do nhóm thu thập trực tiếp từ sinh viên K49 Đại học UEH.

7
- Dữ liệu sơ cấp:
STT TÊN BIẾN LOẠI THANG ĐO
1 Chuyên ngành đang học Danh nghĩa
2 Mức lương khởi điểm mong muốn Tỷ lệ
3 Những tiêu chí đánh giá quyết định mức lương Danh nghĩa
Những kỹ năng cần có để đạt được mức lương mong
4 Danh nghĩa
muốn

3.3. Kế hoạch phân tích:


3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
 Dùng phương pháp định lượng với mẫu là 104 sinh viên thông qua những câu hỏi
trên Google Biểu mẫu.
 Dùng phương pháp thống kê mô tả và thống kê suy diễn để phân tích, tính toán các
kết quả thu được.
 Thiết kế một bảng những câu hỏi trên Google Biểu mẫu, sau đó đăng đường dẫn
lên các trang mạng xã hội, nhóm học tập sinh viên, … để thu thập câu trả lời của
sinh viên.
3.3.2 Xây dựng bảng câu hỏi
 Sơ lược về dữ liệu cần thu thập:
 Xác định những nội dung, khía cạnh, liên quan đến đề tài nghiên cứu.
 Liệt kê ra các đặc điểm mang tính cá nhân và tính chủ quan liên hệ với đề tài:
ngành học, tiêu chí đánh giá, kỹ năng khác, …
 Các dạng câu hỏi và đặt câu hỏi:
 Sử dụng đa dạng câu hỏi như câu hỏi tự luận, chọn một đáp án hoặc nhiều đáp án.
 Đặt câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu; tránh đặt câu hỏi dài dòng, mang tính một
chiều, định kiến; hạn chế những câu hỏi phải suy nghĩ phức tạp.
 Dùng từ ngữ thông dụng, tránh sử dụng từ ngữ địa phương.
3.4. Độ tin cậy và độ giá trị.
 Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy và tính chính xác của dữ liệu: Người
thực hiện khảo sát chỉ làm cho có, không nhìn kỹ các câu trả lời được nêu ra; chưa
đa dạng các câu hỏi hoặc câu trả lời về đề tài nghiên cứu;…
 Cách đề phòng và khắc phục: Khi làm khảo sát, người thực hiện khảo sát phải đọc
từ từ, rõ ràng câu hỏi được nêu ra để chọn ra câu trả lời phù hợp nhất. Chọn nơi
đăng bài khảo sát phù hợp (các trang sinh viên Đại học UEH) để tránh các dữ liệu
rác, không đúng đối tượng.
8
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thống kê mô tả
<Thống kê mô tả tần số về mức lương khởi điểm mong muốn sau khi tốt nghiệp>

Bảng 1: Bảng tần số thể hiện số lượng sinh viên đang học chuyên ngành nào.
Bảng 2: Bảng tần số thể hiện mức lương khởi điểm kỳ vọng sau khi tốt nghiệp của sinh
viên cả hai chuyên ngành.
Bảng 3: Bảng tần số thể hiện yếu tố cơ sở mà sinh viên cả hai chuyên ngành có thể đánh
giá được mức lương khởi điểm sau khi tốt nghiệp.
Bảng 4: Bảng tần số thể hiện kỹ năng mà sinh viên cả hai chuyên ngành cần để đạt được
mức lương khởi điểm kỳ vọng sau khi tốt nghiệp.
Các đại lượng được sử dụng là: tần số, tần suất, tần suất phần trăm (%). Chúng tôi đã
thống kê số liệu sau đó tiến hành vẽ biểu đồ bằng phần mềm Excel. Nhóm nghiên cứu
trình bày kết quả nghiên cứu thông qua bảng khảo sát do nhóm tự soạn.
Sau đây là kết quả nghiên cứu thông qua bảng biểu mẫu mà nhóm đã lập ra:
4.1.1. Theo ngành học:
Bảng tần số, tần suất, tần suất phần trăm của số sinh viên ngành Quản trị khách sạn
và Kế toán doanh nghiệp tham gia khảo sát

Sinh viên ngành Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

Quản trị khách sạn 54 0.52 52%

Kế toán doanh nghiệp 50 0.48 48%

Tổng 104 1 100%

9
NHẬN XÉT:
Sau khi nghiên cứu và thu thập thông tin về mức lương kỳ vọng của sinh viên hai ngành
Quản trị khách sạn và Kế toán doanh nghiệp, nhóm đã phân tích dữ liệu thu thập được từ
104 sinh viên, trong đó có 54 sinh viên ngành Quản trị khách sạn (52%) và 50 sinh viên
ngành Kế toán doanh nghiệp (48%).
4.1.2. Theo mức lương mong muốn sau khi tốt nghiệp
Bảng dữ liệu mẫu mức lương kỳ vọng sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngành Quản trị
khách sạn (đơn vị: triệu đồng) (sắp xếp tăng dần)
5 6 7 7 7 7 8 8 8
8 8 8 8 8 8 9 10 10
10 10 10 10 10 10 10 10 10
10 10 10 10 10 10 10 11 12
12 12 12 12 12 13 13 13 14
14 15 15 15 15 16 20 20 21

ĐỔI CÔNG THỨC TOÁN


THÀNH DẠNG ĐÁNH MÁY

10
Bảng tần số, tần suất, tần suất phần trăm của mức lương kỳ vọng sau khi tốt nghiệp của
sinh viên Quản trị khách sạn

Mức lương kỳ vọng (triệu) Tần Tần suất Tần suất phần trăm
số
5-8 15 0,28 28%
9 - 12 26 0,49 49%
13 - 16 6 0,11 11%
17 - 20 6 0,11 11%
Trên 20 1 0,01 1%
Tổng 54 1 100%

NHẬN XÉT:
Trung bình một sinh viên ngành Quản trị khách sạn mong muốn có mức lương khoảng
10,87 triệu đồng một tháng. Gần 1 nửa số sinh viên ngành Quản trị khách sạn (26 sinh
viên, chiếm 49%) trên tổng số 54 sinh viên đã chọn mức lương khởi điểm kỳ vọng nằm
trong khoảng 9 triệu đồng đến 12 triệu đồng. Tiếp theo đó là mức 5 triệu đồng đến 8 triệu
đồng với 15 sinh viên (28%). Mức lương khởi điểm khoảng từ 13 triệu đồng đến 16 triệu
đồng và từ 17 triệu đồng đến 20 triệu đồng đều chiếm 11% (mỗi khoảng có 6 sinh viên).
Còn lại là 1% với 1 sinh viên đã đánh giá mức lương khởi điểm là trên 20 triệu đồng.

11
Bảng dữ liệu mẫu mức lương kỳ vọng sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngành Kế toán
doanh nghiệp (đơn vị: triệu đồng) (sắp xếp tăng dần)
5 5 5 7 7 7 8 8 8
8 8 9 9 9 10 10 10 10
10 10 10 10 10 10 10 10 10
12 12 12 12 12 13 14 14 15
15 15 15 15 17 18 20 20 20

ĐỔI CÔNG THỨC TOÁN


THÀNH DẠNG ĐÁNH MÁY
Bảng tần số, tần suất, tần suất phần trăm của mức lương kỳ vọng sau khi tốt nghiệp của
sinh viên Kế toán doanh nghiệp

Mức lương kỳ vọng (triệu) Tần Tần suất Tần suất phần trăm
số
5-8 12 0.24 24%
9 - 12 23 0.46 46%
13 - 16 9 0.18 18%
17 - 20 5 0.1 10%
Trên 20 1 0.02 2%
Tổng 50 1 100%

12
NHẬN XÉT:
Trung bình một sinh viên ngành Kế toán Doanh nghiệp mong muốn có mức lương khởi
điểm khoảng 11,46 triệu đồng một tháng. 23 sinh viên ngành Kế toán doanh nghiệp
(46%) trên tổng số 50 sinh viên đã đánh giá mức lương khởi điểm kỳ vọng nằm trong
khoảng 9 triệu đồng đến 12 triệu đồng. Tiếp theo đó là mức 5 triệu đồng đến 8 triệu đồng
với 12 sinh viên (24%). Mức lương khởi điểm khoảng từ 13 triệu đồng đến 16 triệu đồng
chiếm 18% (9 sinh viên) và từ 17 triệu đồng đến 20 triệu đồng chiếm 10% (5 sinh viên).
Còn lại là 2% với 1 sinh viên đã đánh giá mức lương khởi điểm là trên 20 triệu đồng.
4.1.3. Theo cơ sở đánh giá mức lương của sinh viên
Bảng tần số thể hiện cơ sở đánh giá mức lương khởi điểm của sinh viên Quản trị
khách sạn sau khi tốt nghiệp

Cơ sở đánh giá Tần số Tần suất Tần suất phần trăm


Bằng cấp, chứng chỉ 31 0.29 29%
Tính chất công việc 38 0.30 35%
Tính cạnh tranh cao 9 0.08 8%
Kinh nghiệm làm việc 30 0.28 28%
Tổng 108 1 100%

13
NHẬN XÉT:
Tính chất công việc là yếu tố quan trọng nhất (35% trên tổng số) trong quá trình đánh
giá mức lương khởi điểm của sinh viên ngành Quản trị khách sạn. Điều này thể hiện
sinh viên có vai trò như thế nào trong tổ chức rất quan trọng và tùy vào từng vị trí bạn
sẽ nhận được mức lương khác nhau.
Bằng cấp, chứng chỉ và kinh nghiệm làm việc cũng là hai yếu tố quan trọng (lần lượt
chiếm 29% và 28% trên tổng số). Điều này cho thấy tổ chức đánh giá cao về kiến thức
và kỹ năng cụ thể mà một ứng viên mang lại thông qua việc đạt được bằng cấp và có
kinh nghiệm làm việc.
Tính cạnh tranh cao ít được chú ý hơn (8% trên tổng số). Lý giải cho điều này là vì
du lịch nói chung và ngành Khách sạn nói riêng đang sôi động cũng như phát triển
từng ngày sau đại dịch COVID-19. Điều này cho thấy dù vẫn có yếu tố cạnh tranh
nhưng tổ chức không tập trung quá nhiều vào việc so sánh ứng viên với nhau mà thay
vào đó tập trung vào các yếu tố khác như kỹ năng và kinh nghiệm.

Bảng tần số thể thiện cơ sở đánh giá mức lương khởi điểm của sinh viên Kế toán
doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp

Cơ sở đánh giá Tần số Tần suất Tần suất phần trăm


Bằng cấp, chứng chỉ 28 0,22 22%
Tính chất công việc 36 0,3 30%
Tính cạnh tranh cao 23 0,19 19%
Kinh nghiệm làm việc 35 0,29 29%
Tổng 122 1 100%

14
NHẬN XÉT:
Tính chất công việc và kinh nghiệm làm việc được coi trọng (lần lượt chiếm 30% và
29% trên tổng số). Điều này thể hiện mức lương khởi điểm được đánh giá chủ yếu
qua vai trò và vị trí của sinh viên ở tổ chức cũng như kinh nghiệm thực tế của sinh
viên.
Bằng cấp, chứng chỉ và tính cạnh tranh cao cũng là những yếu tố quan trọng mặc dù
tỷ lệ của chúng thấp hơn (22% cho bằng cấp, chứng chỉ và 19% cho tính cạnh tranh
cao). Vì ngành Kế toán cần những ứng viên có chuyên môn cao thế nên bằng cấp,
chứng chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc chứng minh nền tảng kiến thức của sinh
viên. Và yếu tố tính cạnh tranh cao cũng không thể tránh khỏi khi ngành Kế toán luôn
có nhu cầu nhân sự liên tục vì đây là vị trí để duy trì và phát triển hoạt động kinh
doanh của các tổ chức, doanh nghiệp.

< Nhận xét chung của hai chuyên ngành theo cơ sở đánh giá >
Sinh viên hai chuyên ngành đều cho rằng do tính chất công việc, như là cần giao tiếp
nhiều với người nước ngoài, kiến thức chuyên môn cao, thời gian làm việc không cố
định, khối lượng công việc nặng nề, công việc đòi hỏi sự cẩn thận cao,... là cơ sở để
các bạn sinh viên đánh giá được mức lương của mình trong tương lai sau khi tốt
nghiệp. Các bạn cũng không lo ngại vì tính cạnh tranh của ngành cao sẽ khiến mức
lương bị giảm, do kiến thức vững chãi, kinh nghiệm thực tập, và tính chất ngành có
nhiều biến đổi đối với nguồn nhân lực trong hai ngành.

4.1.4. Theo những kỹ năng được đào tạo

Bảng tần số, tần suất, tần suất phần trăm thể thiện kỹ năng làm việc cần có của sinh viên
ngành Quản trị khách sạn sau khi tốt nghiệp

Kỹ năng Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

Tin học văn phòng 13 0.06 6%

15
Quản trị 24 0.11 11%
Giao tiếp 53 0.24 24%
Kỹ năng giải quyết vấn đề 43 0.19 19%
Cẩn thận, chính xác 22 0.1 10%
Xử lý số liệu 14 0.06 6%
Kỹ năng lãnh đạo 35 0.15 15%
Kỹ năng làm việc nhóm 20 0.09 9%
Tổng 224 1 100%

NHẬN XÉT:
Giao tiếp là kỹ năng quan trọng nhất (24% trên tổng số) trong quá trình đánh giá kỹ
năng cần có của sinh viên ngành Quản trị Khách sạn. Do tính chất công việc đề cao
tính thực tiễn, làm việc với nhiều người, vì vậy kỹ năng giao tiếp luôn được nhiều
sinh viên quan tâm.

Kỹ năng giải quyết vấn đề cũng quan trọng không kém đối với sinh viên ngành Quản
trị khách sạn (chiếm 19% trên tổng số). Chuyên ngành và công việc luôn đòi hỏi sự va
chạm, các vấn đề phát sinh có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Và kỹ năng giải quyết vấn
đề chính là chìa khóa giúp các bạn sinh viên có thể nhanh nhạy và thu xếp mọi việc
cho phù hợp.

16
Kỹ năng về tin học văn phòng và xử lý số liệu ít được các sinh viên ngành Quản trị
khách sạn quan tâm nhất (lần lượt chiếm 6% mỗi kỹ năng). Mặc dù chuyên ngành bao
gồm nhiều lĩnh vực, tuy nhiên khối văn phòng vẫn không nằm trong lựa chọn phát
triển của các bạn sinh viên sau này.

Bảng tần số thể thiện kỹ năng làm việc cần có của sinh viên ngành Kế toán doanh
nghiệp sau khi tốt nghiệp:

Kỹ năng Tần số Tần suất Tần suất phần trăm


Tin học văn phòng 45 0.18 18%
Quản trị 9 0.04 4%
Giao tiếp 26 0.1 10%
Kỹ năng giải quyết vấn đề 34 0.14 14%
Cẩn thận, chính xác 47 0.19 19%
Xử lý số liệu 47 0.19 19%
Kỹ năng lãnh đạo 15 0.06 6%
Kỹ năng làm việc nhóm 25 0.1 10%
Tổng 248 1 100%

NHẬN XÉT:
17
Kỹ năng xử lý số liệu (chiếm 19% trên tổng số) và tính cẩn thận, chính xác (chiếm
19% trên tổng số) được các bạn chuyên ngành ngành Kế toán doanh nghiệp chuyên
tâm phát triển. Đặc thù của ngành cần độ tập trung cao và tỉ mỉ, vì vậy việc phát triển
những kỹ năng trên giúp cho các bạn sinh viên làm việc có hiệu quả.

Các bạn sinh viên ngành Kế toán doanh nghiệp cũng rất quan tâm đến kỹ năng về tin
học văn phòng (chiếm 18%). Lý do phải luôn làm việc với các con số, và máy tính,
thiết bị chính là công cụ hỗ trợ đắc lực trong quá trình làm việc của các bạn sinh viên.
Việc giỏi và thành thạo kỹ năng tin học văn phòng giúp các bạn dễ dàng và nhanh
chóng hơn trong quá trình làm việc.

Kỹ năng về quản trị chiếm chỉ số thấp nhất (4%) đối với các bạn sinh viên ngành Kế
toán doanh nghiệp. Kết quả cho thấy các bạn sinh viên vừa tốt nghiệp trong ngành kế
toán chỉ mong muốn làm việc và lấy kinh nghiệm với những kiến thức và kỹ năng đã
học, vì vậy các bạn chưa phát triển những kỹ năng khác liên quan đến quản trị, hoặc
lãnh đạo.

 Nhận xét chung về cả hai chuyên ngành theo kỹ năng làm việc :
Sinh viên hai ngành có xu hướng phát triển kỹ năng theo các hướng khác nhau. Sinh
viên chuyên ngành Quản trị khách sạn chú trọng kỹ năng giao tiếp, tuy nhiên lại ít
quan tâm đến kỹ năng về tin học văn phòng và xử lý số liệu. Song đó, sinh viên ngành
Kế toán doanh nghiệp mong muốn phát triển mạnh kỹ năng xử lý số liệu và tính cẩn
thận, chính xác trong công việc, nhưng lại ít quan tâm đến kỹ năng quản trị. Điều này
cho thấy rõ tính chất công việc của hai chuyên ngành có nhiều sự khác biệt và những
kỹ năng cần thiết cũng được phát triển theo các hướng phù hợp.

4.2. Ước lượng – kiểm định


Kiểm định sự chênh lệch về mức lương khởi điểm kỳ vọng sau khi tốt nghiệp giữa sinh
viên chuyên ngành Quản trị khách sạn và Kế toán doanh nghiệp. Có thể thấy, cả sinh viên
hai chuyên ngành của UEH đều có đặt ra mức lương mong muốn cho bản thân. Vì vậy,
nhóm đã tiến hành kiểm định, ước lượng mức lương khởi điểm kỳ vọng sau khi tốt
nghiệp để xem xét sự chênh lệch giữa hai chuyên ngành.
Trung bình mẫu: ĐÁNH MÁY LẠI CÔNG THỨC

18
Trường hợp σ1 và σ2 chưa biết:

Quản trị khách sạn Kế toán doanh nghiệp

Kích thước mẫu (n) 54 50


Trung bình mẫu ( x ) 10.87 11.46
Độ lệch chuẩn (s) 3,11 4,22
Phương sai mẫu ( s2) 9.65 17,8

Ước lượng khoảng tin cậy 90% đối với của sự chênh lệch giữa mức lương kỳ vọng của
sinh viên ngành Quản trị khách sạn và sinh viên ngành Kế toán doanh nghiệp.
ĐÁNH MÁY LẠI CÔNG THỨC

19
 Không thể kết luận được sinh viên ngành nào mong muốn có mức lương sau
khi tốt nghiệp cao hơn vì khoảng tin cậy nằm trong miền âm dương.
Kiểm định giả thiết μ1 - μ2: σ 1 và σ 2 chưa biết
Kiểm định nhận định: “ThS Vũ Thu Hằng, giảng viên Khoa Kế toán ĐH Kinh tế TPHCM,
nhận định: Mức lương kỳ vọng trung bình của sinh viên ngành Kế toán doanh nghiệp
nhiều hơn sinh viên ngành Quản trị khách sạn do phải thường xuyên đối mặt với cường
độ làm việc cao, áp lực và rủi ro”, với độ tin cậy 95% nhận định trên có đáng tin cậy
không?
1. Phát triển giả thiết:
Η 0 : μ 1 - μ2 ≤ 0

Η a : μ 1 - μ2 > 0

20
Trong đó:
μ1: mức lương kỳ vọng trung bình của sinh viên ngành Kế toán doanh nghiệp.

μ2: mức lương kỳ vọng trung bình của sinh viên ngành Quản trị khách sạn.

2. Chỉ định mức ý nghĩa: α = 0.05


3. Tính toán giá trị của thống kê kiểm định:

4. Tính toán giá trị p:

=> Bởi vì t=0,806 < t 0.05= 1,662 nên giá trị p >0,05

5. Xác định khi nào bác bỏ H 0

Bởi vì giá trị p < α = 0.05

 Chưa đủ cơ sở để bác bỏ H 0. Như vậy, tại mức ý nghĩa 5%, sinh viên ngành
Quản trị Khách sạn vẫn có thể có mong muốn mức lương sau khi tốt nghiệp
cao hơn sinh viên ngành Kế toán Doanh nghiệp.

21
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT, KẾT LUẬN VÀ HẠN CHẾ

5.1. Đề xuất

Sau khi xem xét kết quả bảng khảo sát và tính toán hợp lí, nhóm chúng tôi đã có một vài
đề xuất giải pháp nhằm giúp các sinh viên có hành trang đầy đủ để bước vào cuộc sống
của một người trưởng thành thực thụ.

 Trau dồi các kĩ năng mềm

Đối với sinh viên, trình độ kiến thức là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Ngoài kiến thức,
sinh viên cần phải nâng cao kĩ năng sống (kĩ năng mềm) của bản thân. Đây là điều kiện
cần nhưng lại đang rất thiếu đối với sinh viên hiện nay. Chẳng hạn như kĩ năng giao tiếp,
kĩ năng giải quyết vấn đề hay xác định mục tiêu phù hợp,… Thị trường cạnh tranh ngày
càng cao, sinh viên phải hiểu rằng nghề nghiệp tương lai của họ phụ thuộc vào tri thức và
kĩ năng của họ. Để chọn nghề nghiệp tốt hơn trong thời buổi việc làm thay đổi, sinh viên
phải chú ý tới xu hướng thị trường, không chỉ trong nước mà còn quốc tế. Người chuyên
nghiệp là người có tri thức và kĩ năng đa dạng đáp ứng được nhu cầu của thị trường việc
làm. Có kĩ năng đang được yêu cầu cao, những người này có thể tìm kiếm môi trường
việc làm tốt nhất, phù hợp với nhu cầu của họ.

 Sự chuẩn bị về mặt tâm lí

Sự chuẩn bị về mặt tâm lí không chỉ dành cho các thực tập sinh mới thử việc, mà còn
dành cho những bạn còn đang mông lung chưa thể tìm được công việc thích hợp. Không
phải cứ tốt nghiệp, ta sẽ có được việc làm ngay lập tức. Chúng ta nhận thấy rằng khủng
hoảng sau khi tốt nghiệp đại học là một vấn đề gây nhiều tổn hại về tinh thần cho các tân
cử nhân. Đôi khi, chúng là nguyên nhân dẫn tới thực trạng bệnh trầm cảm ở người trẻ
ngày càng tăng như hiện nay. Vậy nên đừng ngại ngần tìm kiếm sự giúp đỡ của gia đình,
bạn bè cũng như suy nghĩ một cách tích cực thoải mái, cơ hội rồi sẽ đến.

 Trau dồi kinh nghiệm

Dù là sinh viên vừa mới tốt nghiệp hay người đã đi làm nhiều năm, đều phải tự nhận
thức và biết trau dồi năng lực của bản thân. Ở trong một môi trường năng động như Đại
học UEH chính là cơ hội quí giá để các sinh viên học tập, rèn luyện. Việc học thêm một
ngoại ngữ hay chủ động nộp đơn xin việc khi còn đang đi học là một cách hay để ta có
thể nâng cao năng lực. Sống trong một thế giới luôn luôn đổi thay từng ngày như hiện
nay, nếu không nỗ lực phấn đấu, bạn sẽ dễ bị bỏ lại phía sau.

22
5.2. Kết luận
Nghiên cứu về mức lương khởi điểm mong muốn của sinh viên là một phần quan
trọng trong việc hiểu và đáp ứng nhu cầu của người lao động trẻ, đồng thời cung cấp
thông tin quan trọng cho các chính sách tài chính và giáo dục. Dựa trên kết quả của
nghiên cứu này, chúng ta có thể rút ra một số kết luận quan trọng.
Nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng mức lương khởi điểm mong muốn của sinh
viên có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như ngành nghề, vị trí công việc, địa
điểm, và cả tình hình kinh tế chung. Điều này đặt ra một thách thức cho các doanh nghiệp
và chính phủ trong việc tạo điều kiện để sinh viên có thể đạt được mức lương phản ánh
đúng giá trị của bản thân và đáp ứng được nhu cầu cuộc sống.
Đồng thời, nghiên cứu này cung cấp thông tin quý giá cho các nhà quản lý nhân sự
và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp để hiểu hơn về mong muốn và kỳ vọng của người lao
động trẻ, từ đó phát triển chiến lược tuyển dụng và giữ chân nhân tài hiệu quả hơn.
Tóm lại, việc nghiên cứu về mức lương khởi điểm mong muốn của sinh viên không
chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tâm lý và nhu cầu của người lao động trẻ mà còn đóng
vai trò quan trọng trong việc phát triển chính sách giáo dục và nhân sự phù hợp với thực
tế và phát triển của xã hội.
5.3. Hạn chế
Trong quá trình thực hiện dự án, nhóm chúng tôi gặp một số hạn chế nhất định sau đây:
- Người thực hiện khảo sát không nhìn kỹ các câu trả lời được nêu ra.
- Chưa đa dạng các câu hỏi hoặc câu trả lời về đề tài nghiên cứu.
- Câu hỏi khảo sát chưa thực sự hoàn hảo, còn mắc một số lỗi nhất định gây khó khăn
khi chạy dữ liệu.
- Đối tượng nghiên cứu còn nhỏ, chưa bao quát được toàn bộ giới trẻ.

23
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu: “Mức lương khởi điểm kỳ vọng sau khi tốt
nghiệp của sinh viên chuyên ngành Quản trị khách sạn và Kế toán doanh nghiệp thuộc
Đại học Kinh tế TPHCM”, chúng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt đến giảng viên bộ
môn Thống kê ứng dụng, thầy Nguyễn Văn Trãi đã dành thời gian và kiến thức của mình
để hỗ trợ chúng tôi hoàn thành nghiên cứu và bài luận này. Những sự chỉ dẫn và góp ý
chân thành đã giúp chúng tôi đi sâu vào đề tài, đồng thời nắm bắt được những khía cạnh
quan trọng trong việc áp dụng thống kê vào nghiên cứu thực tế.

24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] David R.Aderson – Dennis J.Sweeney – Thomas A.Williams biên soạn, Hoàng Trọng
chủ biên dịch, Thống kê trong kinh tế và kinh doanh, Cengage, 2023.

[2] H. Ánh, "Lương khởi điểm người có bằng đại học đa số ở mức 5-10 triệu
đồng/tháng," báo Thanh Niên, 22 12 2023.

25

You might also like