Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

ÔN TẬP KIỂM TRA SINH GIỮA KÌ II

NĂM HỌC 2023-2024

------- BÀI 17. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT


----------------------------------------------------------------------------------
1. Khái niệm cảm ứng ở động vật, ví dụ
- Khả năng tiếp nhận và đáp ứng lại với các kích thích từ bên ngoài và bên trong cơ thể, đảm bảo cho động
vật tồn tại và phát triển
2. Khái niệm phản xạ, cho ví dụ
- Khái niệm: phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời lại kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh
- Ví dụ: khi chân chạm và cục đá, chân vội nhất lên gọi là phản xạ; cho thấy chủ sẽ quẩy đuôi mừng là phản xạ
3. Mô tả câu tạo synapse qua hình sau:

- Phần trước synapse (chuỳ synapse): Do phần tận cùng của sợi trục
phình to tạo thành. Trong chùy synapse có bóng synapse chứa các chất
trung gian hoá học có bản chất khác nhau tuỳ từng loại synapse. Trên
màng trước synapse còn có các kênh Ca2+.
- Khe synapse: Là khoảng hở giữa màng trước synapse và màng sau
synapse.
- Phần sau synapse: Là màng sinh chất của neuron hay của các tế bào
cơ quan. Trên màng sau có chứa enzyme đặc hiệu và thụ thể.

---------------------------------------------------------- BÀI 18. TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT


----------------------------
4. Tập tính ở động vật là gì? Cho ví dụ. Nêu hai ví dụ cụ thể về ứng dụng của tập tính động vật trong thực
tiễn.
- Tập tính ở động vật là chuỗi phản ứng của cơ thể trả lời lại kích thích của môi trường, đảm bảo cho động vật
thích ứng và tồn tại
VD: dùng bẫy đèn ban đêm diệt côn trùng có hại, huấn luyện chó canh giữ nhà,…

---------- BÀI 19. KHÁI QUÁT VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT ---------------------------
5. Khái niệm sinh trưởng ở sinh vật.
- Là quá trình gia tăng kích thước và khối lượng của cơ thể sinh vật do sự gia tăng số lượng, khối lượng và kích
thước cảu các tế bào, mô, cơ quan.

------------------------------------ BÀI 20. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT --------------------
6. Đặc điểm của sinh trưởng
- Gia tăng kích thước và khối lượng của cơ thể sinh vật
7. Chức năng các loại mô phân sinh.
- Mô phân sinh đỉnh: giúp cây tăng trưởng theo chiều dài
- Mô phân sinh bên: giúp cây tăng trưởng theo đường kính
8. Sự tưởng quan của các hormone
- Các hormone trong cơ thể co mối tương quan chặc chẽ với nhau, gồm 2 mức độ:
+ Tương quan chung: sự tương quan giữa nhóm chất kích thích sinh trưởng và nhóm chất ức chế sinh trưởng
trong toàn bộ cơ thể
+ Tương quan riêng: sự tương quan hai hoặc một số hormone quyết định đến một biểu hiện sinh trưởng và
phát triển của cây
--------------------------------- BÀI 21. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT --------------------
9. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở động vật
- Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.

- Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, biệt hoá tế bào và phát sinh hình thái
các cơ quan và cơ thể.

10. Các giai đoạn chính trong sinh trưởng và phát triển ở động vật
- GĐ phôi và GĐ hậu phôi
11. Phân biệt các hình thức phát triển qua biến thái và không qua biến thái
- Qua biến thái: phát triển có sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo, sinh lí
- Không qua biến thái: phát triển o có sự thay đổi về hình thái, cấu tạo, sinh lí
12. Biện pháp điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi
- cải thiện giống, môi trường, chất lượng dân số
13. Nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
- Yếu tố di truyền: hệ gen chi phối tuổi thọ, tốc độ, giới hạn, thời gian sinh trưởng và phát triển.
- Giới tính: ở từng thời kì, quá trình sinh trưởng và phát triển của giới đực và giới cái không giống nhau.
- Hoocmôn sinh trưởng phát triển.
14. Giai đoạn trong vòng đời của kiến
* Có 4 giai đoạn:
- Giai đoạn là trứng
- Giai đoạn phát triển thành ấu trùng
- Giai đoạn kiến phát triển thành nhộng
- Giai đoạn cuối cùng, trưởng thành
15. Phân tích đặc điểm tuổi dậy thì ở người và ứng dụng hiểu biết về tuổi dậy thì để bảo vệ sức khỏe, chăn sóc
bản thận và người khác
* Tuổi dậy thì là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của cơ thể con người, thường xảy ra từ độ tuổi
10-14 ở phụ nữ và 12-16 ở nam giới. Đặc điểm của tuổi dậy thì bao gồm sự phát triển về cơ thể, tâm lý và tình
cảm.
- Về mặt cơ thể: Trong thời kỳ dậy thì, cơ thể phát triển nhanh chóng, cơ bắp phát triển, chiều cao tăng nhanh
và cơ thể trở nên phức tạp hơn. Đặc biệt, sự phát triển của các cơ quan sinh dục là rất quan trọng trong giai
đoạn này.
- Về mặt tâm lý: Tuổi dậy thì cũng là thời kỳ trưởng thành về tâm lý, trẻ bắt đầu có những biểu hiện của sự tự
lập, tìm hiểu về bản thân và xác định vị trí của mình trong xã hội.
- Về mặt tình cảm: Trong thời kỳ này, trẻ bắt đầu có những biểu hiện về tình yêu, sự quan tâm đến người khác
và có những biểu hiện của sự tự tin.
* Để bảo vệ sức khỏe và chăm sóc bản thân trong thời kỳ tuổi dậy thì, cần lưu ý các điểm sau:
- Dinh dưỡng cân đối: Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể trong giai đoạn phát triển quan trọng này.
- Vệ sinh cá nhân: Đảm bảo vệ sinh cá nhân hàng ngày để tránh các bệnh lây nhiễm và bảo vệ sức khỏe.
- Tập thể dục đều đặn: Vận động thể chất là rất quan trọng để phát triển cơ thể và tinh thần.
- Tư vấn giới tính: Trẻ cần được tư vấn về giới tính và quan hệ tình dục để có những quyết định đúng đắn và
tránh những nguy cơ không mong muốn.
16. Vai trò của hormone đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

Hormone Vai trò

Tăng cường quá trình tổng hợp protein trong tế bào, mô và cơ quan, do đó tăng cường
Hormone sinh trưởng
quá trình sinh trưởng của cơ thể. Hiệu quả sinh trưởng còn phụ thuộc vào loại mô và
(Growth hormone – GH)
giai đoạn phát triển của chúng.

Tăng tốc độ chuyển hóa cơ bản, do đó tăng cường sinh trưởng, tăng sinh nhiệt, kích
Hormone thyroxine
thích sự phát triển và hoạt động bình thường của hệ thần kinh, hệ sinh dục.

Tăng lắng đọng calcium vào xương; kích thích phát triển hệ sinh dục trong thời kì
Testosterone phôi thai, điều hòa phát triển các tính trạng sinh dục phụ thứ cấp ở con đực (lông phát
triển, giọng nói trầm hơn, phát triển cơ bắp rắn chắc,…).

Tăng lắng đọng calcium vào xương; kích thích phát triển hệ sinh dục ở thời kì phôi
Estrogen thai, điều hòa phát triển các tính trạng sinh dục phụ thứ cấp ở con cái (ngực nở, điều
hòa kinh nguyệt,…).

-------------------------------------------------------------------------- BÀI 23. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở


ĐỘNG VẬT --------------------
17. Khái niệm sinh sản hữu tính ở thực vật
- Sinh sản hữu tính là sự hợp nhất của giao tử đực (n) với giao tử cái (n) để tạo hợp tử (2n), khởi đầu cho việc
hình thành cá thể mới.
18. Nêu các dấu hiệu đặc trưng của sinh sản ở thực vật
- Hình thành cơ thể mới
- Vật chất di truyền
- Truyền đạt vật chất di truyền
- Điều hòa sinh sản
19. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về bộ nhiễm sắc thể ở ong đực và cái
- Do ong cái được sinh ra khi trứng được thụ tinh, còn trứng không được thụ tinh sẽ phát triển thành ong đực.
-------------------------------------------------------------------------- BÀI 24. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở
ĐỘNG VẬT --------------------
20. Cấu tạo chung của hoa đơn tính và lưỡng tính
Hoa được cấu tạo gồm bộ phần bất thụ (không sinh sản) và bộ phận hữu thụ (sinh sản).

- Bộ phận bất thụ gồm:

+ Lá đài: Thường có màu lục, có vai trò bao bọc và bảo vệ chồi hoa trước khi hoa nở.

+ Cánh hoa: Thường có màu sặc sỡ, thu hút côn trùng tham gia vào quá trình thụ phấn.

- Bộ phậnn hữu thụ gồm:

+ Nhị hoa: Gồm chỉ nhị mang bao phấn ở đầu tận cùng, bao phấn chứa các túi tiểu bào tử là cấu trúc sinh ra hạt
phấn.

+ Nhụy: Gồm núm nhụy, vòi nhụy và bầu nhụy. Bầu nhụy chứa một hay nhiều noãn phụ thuộc vào loài, noãn
qua quá trình biến đổi hình thành túi phôi chứa tế bào trứng.
21. Phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật
- Giam, chiết, ghép
- xác định phương pháp nhân giống thích hợp cho từng loại cây trồng, hoa, kiểng,…
- So với cây mọc từ hạt, cành chiết và cành giâm có những ưu điểm sau:
+ Nhân nhanh giống cây trồng.
+ Giữ nguyên được tính trạng tốt mong muốn.
+ Thời gian cho thu hoạch sản phẩm ngắn vì cây từ cành giâm và cành chiết sớm ra hoa, kết quả: chỉ 2-5
năm tùy loài cây, tùy tuổi sinh lí (tuổi chủng loại) của cành.
22. Phân biệt các hình thực sinh sản vô tính ở thực vật: bào tử và sinh dưỡng
- Trong sinh sản sinh dưỡng, cây con xuất phát từ một phần cơ thể của mẹ và tạo ra ít cá thể hơn so với sinh sản
bằng bào tử. Biểu hiện của sinh sản sinh dưỡng là khi cơ quan sinh dưỡng gặp điều kiện thuận lợi sẽ nảy chồi
tạo cơ thể mới và phạm vi phát tán hẹp. Trong khi đó, sinh sản bằng bào tử có nguồn gốc từ bào tử mẹ và tạo ra
nhiều cá thể con. Biểu hiện của sinh sản bằng bào tử là qua các giai đoạn bào tử thể, túi bào tử và bào tử gặp
điều kiện thuận lợi để tạo thành cá thể mới, và phạm vi phát tán rộng.
- Ngoài ra, sinh sản bằng bào tử còn trải qua giai đoạn bào tử và bào tử thể, trong khi sinh sản sinh dưỡng
không trải qua giai đoạn này. Có thể thấy rõ hiện tượng 2 đến 3 thế hệ đan xen nhau trong một số loài như rêu
chẳng hạn.
23. Ứng dụng của sinh sản vô tính ở thực vật trong thực tiễn
- Nhân giống cây trông sạch, phẩm chât tốt, khả năng chống chịu tốt
- tên phương pháp nhân giống vô tính thích hợp ở thực vật: giâm, chiết, ghép
- Cơ sở khoa học (cơ sở tế bào học): nuôi cấy mô dựa trên sự nhân đôi và phân li đồng đều của các nhiễm sắc
thể trong nguyên phân mà không cần đến quá trình giảm phân tạo giao tử.
24. Phân biệt sinh sản vô tính và hữu tính
Tiêu chí Sinh sản vô tính Sinh sản hữu tính

Khái niệm Là hình thức sinh sản tạo ra cơ thể mới với Là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử
các đặc điểm giống cá thể ban đầu mà khôngđực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát
có sự đóng góp vật chất di truyền của cá thể triển thành cơ thể mới.
khác.

Cơ sở tế bào học Dựa trên cơ sở quá trình nguyên phân. Dựa trên cơ sở quá trình nguyên phân, giảm
phân và thụ tinh.

Đặc điểm diVật chất di truyền của các cơ thể con giốngVật chất di truyền của các cơ thể con được tái tổ
truyền nhau và giống cơ thể mẹ. hợp từ hai nguồn khác nhau nên có sự sai khác.

Điều hòa sinh sản Được điều hòa chủ yếu bởi hệ thống kiểm Được điều hòa bởi các hormone.
soát chu kì tế bào.

Ý nghĩa Tạo ra các cá thể thích nghi với điều kiện Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với các điều kiện
sống ổn định. sống thay đổi.

25. Quá trình hình thành hạt phấn túi, phôi, thụ tinh, hình thành hạt, quả. (Sơ đồ cô đã cho viết )
…………HẾT…………

You might also like