Mở bài các đoạn cô Trần Thùy Dương

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

 Mở bài lý luận các tác phẩm chương trình Ngữ văn 12 (Cô Trần Thùy Dương) 

____________________________________________________________________________________________

Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín


——————

MỞ BÀI LÝ LUẬN CÁC TÁC PHẨM


CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12

VIỆT BẮC
“Thơ như bài hát ru, ngây ngất đầu giường thơ bé
Như mơ ước mùa xuân, như khát vọng chiến công
Tôi yêu thơ và thơ liền hiển hiện
Thơ đã sinh ra, tình yêu cũng đến cùng.”
Trong tác phẩm “Dagestan của tôi”, Rasul Gamzatov đã viết nên những lời tâm huyết
như thế. Và nhà thơ Tố Hữu của chúng ta cũng từng nói: “Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc
sống thật đầy”. Chính những niềm thương, nỗi nhớ trào dâng ấy đã tạo ra những rung động
mãnh liệt trong cảm xúc, để rồi trào ra bao nỗi nhớ thương vô vàn. Tác phẩm “Việt Bắc” chính
là những rung động mãnh liệt ấy của Tố Hữu. Ví như “Việt Bắc” – một khúc tình ca và khúc
hùng ca về cuộc kháng chiến – dẫu nội dung thuộc về quá khứ nhưng vẫn được độc giả nhiệt
tình yêu quý và đón nhận đến ngày hôm nay mà không bị phủ mờ bởi lớp bụi thời gian. Đó là
nhờ ngòi bút tài hoa, đặc sắc của Tố Hữu được thể hiện qua lăng kính trữ tình – chính trị, đậm
tính dân tộc nhưng cũng mang màu sắc rất riêng, rất hiện đại.

TÂY TIẾN
Đi từ cái hữu hạn, câu thơ cứ như muốn vươn tới cái vô hạn. Nghệ thuật nhằm tạo nên
và đạt tới cái đẹp. Cái đẹp từ đời sống mà ra, nên mang trong nó cái vô hạn của chính đời sống
và tâm hồn của con người. Nếu văn học nói chung được vẽ bằng ngôn từ thì trong thơ ca chủ
yếu là vẽ bằng nhạc điệu của lời nói, nhạc điệu của đời sống, của tâm hồn kết tinh vào lời nói.
Thời kì bom rơi đạn lạc, trong cái khắc nghiệt của chiến tranh thời kì kháng chiến chống thực
dân Pháp, bài thơ “Tây Tiến” của thi sĩ Quang Dũng đã vẽ nên hình ảnh thơ mộng “đêm mơ Hà
Nội dáng kiều thơm”, vẽ nên hình ảnh sự hi sinh cao cả, thầm lặng của những người chiến sĩ
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc”, phác nên cả thời kì chinh chiến gian khổ đầy cảm xúc.
Những điều đó chỉ có thể ở “Tây Tiến” với những câu chuyện được kéo về trong tâm tưởng người
____________________________________________________________________________________________

 Lưu hành nội bộ | Trang 1 


 Mở bài lý luận các tác phẩm chương trình Ngữ văn 12 (Cô Trần Thùy Dương) 
____________________________________________________________________________________________

đọc, vẻ đẹp thiên nhiên cùng với vẻ đẹp của người chiến sĩ hòa quyện vào nhau, làm nên một
“Tây Tiến” có nhạc điệu, có màu sắc, có chất thơ nồng nàn, một điệp khúc ngân vang trong văn
học thời kì kháng chiến.

SÓNG
“Tình yêu chứa nhiều sự tò mò, một cuộc dò dẫm bên trong đối phương nhằm đi tìm một
mảnh của bản thân...” (Trọn vẹn con người tôi - Anna Funder). Thi sĩ cố gắng đi tìm câu trả lời
thông qua những vần thơ. Đầu mối của thơ có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng?
Đến với trang thơ của Xuân Quỳnh ta nghe được điệu tình đang ngân vang trong những lời thơ
mà ở đó chất chứa cả những nhịp đập của trái tim thi sĩ. Một trái tim giàu lòng trắc ẩn, nồng
nàn khao khát và luôn thành thực với tình yêu. GS. Phong Lê trong cuốn “Nhà thơ Việt Nam
hiện đại” cũng khẳng định rằng: “Với giọng điệu hết sức thơ hết sức tự nhiên, bài “Sóng” thể
hiện một tình yêu sâu sắc, bồi hồi, thao thức đến cả trong giấc mơ. Dù có những gian truân cách
trở, nhưng tình yêu bao giờ cũng đẹp, cũng đến được tận cùng hạnh phúc, như con sóng nhỏ
đến với bờ”. Gửi gắm ở bài thơ là nỗi niềm, tâm tư sâu kín, trạng thái phức tạp tinh vi và biến
động của người phụ nữ khi đối diện với tình yêu một cách thật dạt dào, đầy cảm xúc.

ĐẤT NƯỚC
“Tuổi trẻ ơi trong sương gió tháng năm
Ta đã lớn rồi, chín đầy hy vọng
Hãy ngã xuống tay Nhân dân, hỡi sắc vàng của nắng
Hỡi hương thơm của nồng mặn mồ hôi”
Đó là những vần thơ ca ngợi nhân dân đất nước thiết tha mà Nguyễn Khoa Điềm đã viết
trong trường ca “Mặt đường khát vọng”. Thơ Nguyễn Khoa Điềm không chỉ là sản phẩm của
một trí tuệ giàu có, một tư duy sắc sảo mà đó còn là sản phẩm của một tấm lòng, một trái tim
nên có sức lay động ở tận đáy sâu tâm hồn người đọc. Văn học cuối cùng là viết về trái tim của
nhân loại. Chính vì vậy, văn học có khả năng thanh lọc tâm hồn, cho ta có góc nhìn sâu lắng
hơn để lý giải về cuộc sống. Tiêu biểu cho điều này chính là trích đoạn “Đất Nước” nằm trong
tác phẩm “ Mặt đường khát vọng”. Đoạn trích (...) nổi bật với “tư tưởng Đất Nước của Nhân dân”
là sợi chỉ đỏ xuyên suốt khiến cho ta “trông nhìn và thưởng thức” trong mê say.

____________________________________________________________________________________________

 Lưu hành nội bộ | Trang 2 


 Mở bài lý luận các tác phẩm chương trình Ngữ văn 12 (Cô Trần Thùy Dương) 
____________________________________________________________________________________________

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ


Sáng tạo nghệ thuật thuộc lĩnh vực tinh thần, mang tính cá thể hóa cao độ. Nhà văn
muốn sáng tác một tác phẩm phải tự mình quan sát thế giới hiện thực, phải lựa chọn đề tài,
phải nghiền ngẫm những vấn đề của đời sống. Khi ý đồ sáng tạo đã chín muồi, cảm hứng lên
men, nhà văn sáng tác, sửa chữa và hoàn thiện “đứa con tinh thần” của mình. Mỗi nhà văn sẽ
đem đến một cái nhìn mới, một thế giới theo lí tưởng thẩm mỹ và quan niệm nghệ thuật của
mình. Đối với nhà văn tài hoa Nguyễn Tuân, dường như mỗi trang hoa đều phác họa nên vẻ
đẹp phong phú, đa dạng: hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, độc đáo; hình ảnh con người
với những “vẻ đẹp bình dị với cuộc sống giản đơn đời thường” nhưng cũng tạo được ấn tượng
rất sâu sắc trong lòng người đọc. Điển phạm cho thực tế này, ta có thể tiến vào bên trong thế
giới nghệ thuật Nguyễn Tuân, mà cụ thể là hình tượng con sông Đà trong tùy bút “Người lái đò
Sông Đà” để khai thác những hướng đi đột phá mà nhà văn đã kì công thực hiện để đem đến
cho người đọc góc nhìn mới mẻ, ấn tượng vô cùng.

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?


Tác giả Lê Xuân Việt trong bài “Cảnh sắc thiên nhiên trong bút ký Hoàng Phủ Ngọc
Tường” có viết: “Với Hoàng Phủ Ngọc Tường, cảnh sắc thiên nhiên Huế in rất rõ bản sắc, bút
pháp trong sáng tác của anh. Anh viết về sông Hương, Bạch Mã, về “thành phố vườn” của Huế
với những liên tưởng phong phú đa dạng mang dấu ấn của một cây bút tài hoa trong hư cấu,
sáng tạo hình tượng nghệ thuật ít lẫn với những người viết khác” . Hình tượng nghệ thuật chỉ
ra chìa khóa vạn năng mở ra những cánh cửa mới, là biến số xuất hiện để phá tan khoảng cách
giữa tác giả và bạn đọc, giúp vượt qua sự băng hoại về thời gian. Có lẽ người đọc ấn tượng bởi
các sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường luôn mang đến cho người đọc sự nhớ thương khó tả
nhờ lối kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén và suy
tư đã chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú cùng lối hành văn hướng nội, súc tích,
mê đắm và tài hoa. Trong những áng văn tài hoa ấy, không thể không nhắc đến bút kí “Ai đã
đặt tên cho dòng sông?”, đó là trang văn thơm thảo kết tinh từ những tình cảm chân thật nhất
của con người yêu xứ Huế, yêu đến vô cùng...

____________________________________________________________________________________________

 Lưu hành nội bộ | Trang 3 


 Mở bài lý luận các tác phẩm chương trình Ngữ văn 12 (Cô Trần Thùy Dương) 
____________________________________________________________________________________________

VỢ CHỒNG A PHỦ
Nếu như các nhà soạn nhạc đặt cái tâm của mình trao gửi nỗi niềm thầm kín trong giai
điệu nốt nhạc, thì nhà văn lại thể hiện niềm bắn khoăn, trăn trở, những buồn vui của con tim
vào trong trang viết như chất chứa máu và nước mắt của mình. Trang viết chính là nơi những
người nghệ sĩ bộc lộ tình cảm, dùng chính vũ khí sắc bén của mình để phản ánh cái hiện thực
của xã hội. Có lẽ vì vậy mà có ý kiến cho rằng: “Văn học là tiếng kêu khắc khoải của một con
người trước một thực tại chưa bao giờ bằng lòng”. Và nhà văn Tô Hoài cũng thế, rong ruổi trên
khắp đất nước, với “vùng Tây Bắc đã để thương, để nhớ” trong tác giả nhiều lắm. Truyện ngắn
“Vợ chồng A Phủ” như là một minh chứng, là cảm xúc, được nhà văn Tô Hoài tái hiện bằng mối
quan hoài thường trực về số phận con người đã tái hiện trọn vẹn một tâm hồn mãnh liệt với
cuộc đời.

VỢ NHẶT
“Bản thân hiện thực là sự hướng dẫn, bản thân nó là tác phẩm, bản thân nó là bài ca
hùng tráng, bài ca trữ tình, nó thành thật dâng sẵn, đón chờ” (Phạm Văn Đồng). Một nhà văn
nước ngoài có nói đại ý: Văn chương có những niềm hạnh phúc trong nỗi đau tột cùng mà chỉ
những người nghệ sĩ mới hiểu được. Sáng tạo ra cái mới chính là kết quả công phu và tài năng,
nó tạo ra sức mạnh cho người nghệ sĩ chiến thắng được quy luật băng hoại của thời gian. Chính
niềm tin của nhà văn vào thiện căn con người, khao khát của nhà văn vào một cuộc sống xứng
đáng, lương thiện đã làm cho trang văn thấm đẫm, lan tỏa sự ấm áp, hi vọng. Trang văn của
nhà văn Kim Lân cũng thế, tác phẩm “Vợ nhặt” được nhà văn tài tình ngụp lặn vào thế giới sâu
kín của tâm hồn nhân vật với những biến thái tinh vi, phức tạp – một tư duy nhạy cảm thiên
bẩm và một trái tim hừng hực yêu thương.

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA


Hai bình diện quan trọng nhất làm nên đặc trưng riêng biệt của văn học nghệ thuật là
bản chất thẩm mĩ và tính sáng tạo. Thiếu Sơn gọi văn học là “việc của mĩ thuật”, còn nhà phê
bình Hoài Thanh có lần so sánh nhà văn với Chúa sáng thế vì nhà văn cũng có “khả năng sáng
tạo ra sự sống”. Nghệ thuật thực sự phải gắn chặt với cuộc đời, người nghệ sĩ phải rút ngắn
khoảng cách giữa mình và cuộc đời. Phải nhìn bằng đôi mắt thấu hiểu, bao dung và đầy trắc
____________________________________________________________________________________________

 Lưu hành nội bộ | Trang 4 


 Mở bài lý luận các tác phẩm chương trình Ngữ văn 12 (Cô Trần Thùy Dương) 
____________________________________________________________________________________________

ẩn. Bởi cuộc đời vốn dĩ là nơi sản sinh ra cái đẹp nghệ thuật nhưng không phải bao giờ cuộc đời
cũng là nghệ thuật, và người nghệ sĩ cần đi sâu vào bên trong, sống cùng với nó thì mới khám
phá được vẻ đẹp được ẩn giấu. Có lẽ tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn
Minh Châu là minh chứng rõ ràng nhất cho điều đó. Tác phẩm là hành trình khám phá hiện
thực ở bề sâu cũng là khám phá hạt ngọc ẩn giấu, khuất lấp bên trong tâm hồn mỗi con người.

HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT


“Mỗi người phải kiên trì đường đi mình đã mở ra, không bị quyền uy dọa ngã, không bị
quan điểm đương thời khống chế, cũng không bị thời thượng cám dỗ” (Goethe). Cuộc đấu tranh,
giằng co quyết liệt giữa các phần đối lập để tìm lại chính mình trong mỗi chúng ta luôn là một
“cuộc chiến” khó khăn nhất, và trong những lúc đó, ta buộc phải đưa ra sự lựa chọn dứt khoát
để được toàn vẹn là mình. Và, vở kịch “Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt” của Lưu Quang Vũ chính
là như thế, sự khát khao được là chính mình của nhân vật Hồn Trương Ba đã khiến người đọc
thổn thức, trăn trở khôn nguôi. Qua đoạn đối thoại của ông cùng Đế Thích và qua quyết định
“được chết hẳn” của Hồn Trương Ba, ta bỗng hiểu ra nhiều triết lý nhân sinh trong cuộc đời
này.

____________________________________________________________________________________________

 Lưu hành nội bộ | Trang 5 

You might also like