Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ 8 - HKI

I. TRẮC NGHIỆM : Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án đúng.
Câu 1: Chuyển động cơ học là:
A. sự thay đổi khoảng cách của vật so với vật khác
B. sự thay đổi phương chiều của vật
C. sự thay đổi vị trí của vật so với vật được chọn làm mốc
D. sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác
Câu 2: Một xe máy đi với vận tốc 40 km/h. Con số đó cho ta biết điều gì?
A. Thời gian đi của xe máy. B. Quãng đường đi của xe máy.
C. Thời gian xe máy đi hết quãng đường 40km là 1 giờ. D. Mỗi giờ xe máy đi được 40km.
Câu 3: Một người đi được quãng đường S1 hết thời gian t1 giây, đi quãng đường S2 hết thời
gian t2 giây. Vận tốc trung bình của người này trên cả 2 quãng đường S1 và S2 là:
v +v S1 S 2 S1 + S 2 t1+ t2
v tb= 1 2 v tb= + v tb= v tb=
A. 2 B. t1 t2 C. t1+ t2 D. S1 + S 2 .
Câu 4. Áp lực là:
A. Lực tác dụng lên mặt bị ép. B. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
C. Trọng lực của vật tác dụng lên mặt nghiêng. D. Lực tác dụng lên vật.
Câu 5. Hình 1 biểu diễn lực tác dụng lên vật có khối lượng 8 kg
A. Tỉ xích 1cm ứng với 2N.
B. Tỉ xích 1cm ứng với 40N.
C. Tỉ xích 1cm ứng với 4N.
D. Tỉ xích 1cm ứng với 20N. Hình 1 F
Câu 6: Quan sát chuyển động của chiếc xe máy. Hãy cho biết loại ma sát nào sau đây là có
ích:
A. Ma sát của má phanh khi phanh xe. B. Ma sát giữa xích và đĩa.
C. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường. D. Ma sát giữa các chi tiết máy.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng về áp suất chất lỏng ?
A. Chất lỏng chỉ gây áp suất lên đáy bình.
B. Chất lỏng chỉ gây áp suất lên đáy bình và thành bình.
C. Chất lỏng gây áp suất lên cả đáy bình, thành bình và các vật ở trong chất lỏng.
D. Chất lỏng chỉ gây áp suất lên các vật nhúng trong nó.
Câu 8: Công thức tính áp suất là:
F S p S
A. p = S . B. p = F . C. F = S . D. F = p .
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng
đứng yên
A. Lượng chất lỏng ở hai nhánh luôn bằng nhau
B. Mực chất lỏng ở hai nhánh luôn bằng nhau
C. Không tồn tại áp suất chất lỏng
D. Mực chất lỏng ở hai nhánh khác nhau
Câu 10: Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?
A. Vỏ hộp sữa bằng giấy bị bẹp lại khi hút bớt không khí bên trong.
B. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ.
C. Vỏ hộp sữa bị bẹp lại khi nhúng chìm vào nước.
D. Đổ nước vào vỏ quả bóng bay, vỏ quả bóng phồng lên.
Câu 11: Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc:
A. Khối lượng lớp chất lỏng phía trên.
B. Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên.
C. Thể tích lớp chất lỏng phía trên.
D. Độ cao lớp chất lỏng phía trên
Câu 12: Tại sao nắp ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ?
A. Do lỗi của nhà sản xuất
B. Để nước trà trong ấm bay hơi
C. Để rót nước dễ dàng do áp suất khí quyển.
D. Để nước trà trong ấm giảm nhiệt độ
Câu 13: Muốn giảm áp suất thì:
A. Giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ.
B. Tăng diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực.
C. Giảm diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực.
D. Tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ.
Câu 14. Trong công thức tính lực đẩy Ácsimét FA= d.V. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. d là trọng lượng riêng của chất lỏng nhúng vật.
B. FA là lực đẩy Ácsimet.
C. V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
D. V là thể tích phần vật nhô lên mặt mặt thoáng của chất lỏng.
Câu 15. Khi một vật nhúng trong lòng chất lỏng, vật nổi lên khi:
A. Trọng lượng riêng của vật lớn hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.
B. Trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.
C. Trọng lượng riêng của vật bằng trọng lượng riêng của chất lỏng.
D. Trọng lượng của vật bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu 16: Hai xe ô tô cùng chạy trên đường .Xe A có vận tốc V 1= 72km/h ,xe B có vận
tốc V2= 15km/h thì:
A. Xe A chậm hơn xe B. C. Hai xe nhanh như nhau.
B. Xe B chậm hơn xe A. D. Không thể so sánh được
Câu 17: Một ô tô có vận tốc 20 m/s chạy quãng đường dài 60km mất thời gian là:
A. 30 phút B. 1/3 h C. 50 phút D. 1200s
Câu 18: Khi đi bộ bị vấp bàn chân người đi thường ngã về:
A. Phía sau B. Bên phải C. Phía trước D. Bên trái.
Câu 19:Khi vật chuyển động:
A.Nếu lực kéo nhỏ hơn lực ma sát thì vật chuyển động chậm dần.
B. Nếu lực kéo lớn hơn lực ma sát thì vật chuyển động nhanh dần
C. Nếu lực kéo bằng lực ma sát thì vật chuyển động thẳng đều
D. Các câu trên đều đúng.
Câu 20: Trong trường hợp nào áp lực của một người lên mặt sàn là lớn nhất:
A. Khi người ấy đứng cả hai chân.
B. Khi người ấy đứng co một chân.
C. Khi người ấy đứng co một chân và mang ba lô nặng.
D. Chưa chính xác vì thiếu điều kiện.
Câu 21: Hai lọ thủy tinh giống nhau.Lọ A đựng nước ,lọ B đựng dầu lửa có cùng độ
cao.Biết dnước > ddầu .Áp suất tại đáy lọ A là p và lọ B là p’ thì:
A. p = p’ B. p < p’ C. p > p’ D. Tất cả đều sai.
Câu 22: Biết rằng càng lên cao không khí càng loãng ,do đó càng lên cao áp suất của
khí quyển:
A. Càng tăng B. Càng giảm
C. Không thay đổi. D.Các câu trên sai
Câu 23: Lực đẩy Ác si mét được tính bởi công thức F =Vd trong đó :
A. d là trọng lượng riêng của vật,V là thể tích của chất lỏng màvật chiếm chỗ.
B. d là trọng lượng riêng của chất lỏng,V là thể tích của vật .
C. d là trọng lượng riêng của chất lỏng,V là thể tích của chất lỏng mà vật chiếm chỗ.
D. d là trọng lượng riêng của vật,V là thể tích của vật .

II/ PHẦN TỰ LUẬN:


Bài 1: Một người đi xe đạp trên đoạn đường đầu dài 2,5km với vận tốc 5km/h. Sau đó lại tiếp
tục đi đoạn đường còn lại dài 1km hết 45 phút. Hãy tính vận tốc của người đi xe đạp trên cả
quãng đường?
Bài 2: Một khối gỗ hình lập phương có cạnh là 20cm được thả nổi vào một chậu nước. Trọng
lượng riêng của gỗ là 8000N/m3, trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
a) Có những lực nào tác dụng vào khối gỗ đó, các lực đó có phương và chiều như thế nào?
b) Tính độ lớn các lực tác dụng lên vật.
c) Tính chiều cao của phần vật chìm trong chất lỏng.
Câu 3: Dùng khái niệm quán tính để giải thích hiện tượng : Khi nhảy từ trên bậc cao
xuống, chân ta bị gập lại.
Câu 4: Muốn sử dụng dao, rựa được dễ dàng, ta phải làm như thế nào? Tại sao ?
Câu 5: Hai vật có khối lượng lần lượt là 4kg và 6kg. Khi thả hai vật vào nước thì cả
hai vật đều nổi.
a) So sánh lực đẩy Ác-si-mét của nước tác dụng lên hai vật khi hai vật đã nằm
cân bằng trên mặt nước.
b) Tính thể tích phần chìm của vật thứ hai trong nước khi biết thể tích phần nước
bị vật thứ nhất chiếm chổ là 4,2dm3.
c) Nếu thả hai vật này vào rượu thì cả hai cũng đều nổi. Tính thể tích phần rượu
bị vật thứ hai chiếm chổ biết trọng lượng riêng của nước và rượu lần lượt là
10000N/m3 và 8000N/m3.

---- Hết----

You might also like