Kết luận và hạn chế

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Kết luận và hạn chế

Trên cơ sở các nhân tố được đề cập trong khung lý thuyết, thông qua phương pháp nghiên cứu định
lượng, nghiên cứu này đã đánh giá, đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố của việc làm thêm ( Loại
hình làm thêm, thời gian làm thêm, mức lương, sự linh hoạt, khoảng cách) đến kết quả học tập của sinh
viên. Kết quả nghiên cứu đã giúp nhận diện và cung cấp được những ảnh hưởng của việc làm thêm đến
kết quả học tập của sinh viên, tích cực có và tiêu cực cũng có. Các phát hiện trong nghiên cứu cho thấy
có sự khác nhau về kết quả học tập giữa sinh viên đi làm thêm và sinh viên không đi làm thêm, sự khác
biệt về kết quả học tập giữa sinh viên trước và sau khi đi làm thêm. Việc khai thác triệt để các lợi ích từ
việc đi làm thêm sẽ là tiền đề cho sinh viên các trường nói chung và sinh viên trường Đại học Công
nghiệp Hà Nội nói riêng có cơ hội rèn luyện và nâng cao tiềm năng phát triển, giá trị của bản thân để từ
đó cải thiện chất lượng học tập và cuộc sống. Mặc dù mục tiêu nghiên cứu là ràng tuy nhiên chúng tôi
thừa nhận phạm vi, đối tượng khảo sát này còn hạn chế chỉ khoanh vùng trong Trường ĐH Công nghiệp
Hà Nội, vì đây là một vấn đề lớn cần được giải quyết ở các trường đại học trên cả nước hiện nay. Do đó
các phát hiện của nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận diện các yếu tố của việc làm thêm ảnh
hưởng đến kết quả học tập của sinh viên mà chưa chỉ ra được kết quả học tập của sinh viên còn dựa vào
nhiều yếu tố chủ quan hay khách quan khác chứ không chỉ mỗi việc làm thêm, và chúng tôi cũng chưa
chỉ ra được sự khác biệt về kết quả học tập giữa sinh viên đi làm thêm và sinh viên không đi làm thêm.
Đây cũng là các vấn đề cần được tiếp tục làm rõ trong các nghiên cứu tiếp theo.

You might also like