Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI- LMK

******Đề 4 : Cảm nghĩ về ba cô gái TNXP trong truyện “ NNSXX” của LMK”. Từ đó suy
nghĩ về thế hệ trẻ VN thời chống Mĩ.
MB
“ Thời đánh Mĩ là thời thi vị nhất
Toả nắng cho thơ là triệu ánh mắt anh hùng”
LMK từng là nữ TNXP ở Trường Sơn. Sự trải nghiệm một đời nghệ sĩ, chiến sĩ đã giúp
bà tích luỹ vốn sống để viết thành công về những cô gái mở đường. “ NNSXX” là truyện ngắn
viết trong thời kì chiến tranh. Hình ảnh những cô gái TNXP “ Xẻng tay mà viết nên trang sử
hồng” đã để lại dấu ấn tuyệt đẹp trên những trang văn. Truyện ca ngợi tâm hồn trong sáng, mộng
mơ, tinh thần dũng cảm, lạc quan của ba cô gái Thao, Định, Nho-những con người đã làm chiến
tích phi thường trên con đường TS huyền thoại !
TB
1- Tác giả Lê Minh Khuê
----------Lê Minh Khuê (1949), quê ở Tĩnh Gia – Thanh Hóa, là cây bút tiêu biểu thời chống Mĩ.
---------- Trước 1975, bà viết về những TNXP, những cô gái mở đường trên tuyến đường TS.
Sau 1975, bà viết về những chuyển biến của đời sống XH thời hiện đại với tinh thần đổi mới
mạnh mẽ.
--------- Giọng văn suy ngẫm, trẻ trung, hóm hỉnh ngòi bút miêu tả tâm lí sắc sảo, nhất là miêu tả
tâm lí phụ nữ.
2-Xuất xứ
-Truyện viết 1971 khi tác giả 22 tuổi, đang là TNXP trên tuyến đường TS thời chống Mĩ.
3-Cảm nhận về ba cô gái TNXP( Nội dung)
3.1-Giới thiệu chung về ba cô gái TNXP.
a-Hoàn cảnh sống và công việc
a.1-Hoàn cảnh sống
-------Ba cô gái Thao, Định, Nho biên chế thành tổ trinh sát mặt đường trên tuyến đường TS thời
chống Mĩ. Họ là những cô gái trẻ đến từ HN. Thao lớn tuổi và vào chiến trường lâu nhất nên
được phân công làm tổ trưởng.
------Họ sống trong 1 cái hang dưới chân cao điểm. Nơi đây, máy bay Mĩ đánh phá dữ dội, “
đường bị đánh lở loét”, sự sống gần như bị huỷ diệt “ ko có lá xanh, chỉ có thân cây bị tước khô
cháy”. Cảnh vật mang bao nhiêu dấu tích của bom đạn. Mỗi lần bom nổ “ đất đá rơi rào rào
trước cửa hang, khói xộc vào hang” . Họ uống nước trong ca hay bi đông, tắm ở khúc suối
thường có bom nổ chậm. Phương tiện duy là cái đài bán dẫn nhỏ để nghe tin tức và nghe nhạc.
a.2-Công việc
------------Công việc của họ vô cùng gian khổ. Sau mỗi trận bom của địch, họ phải lao ra trọng
điểm, “đo và san lấp khối lượng đất đã do bom đào xới, đếm và phá bom nổ chậm”. Công việc
luôn phải đối mặt với thần chết, chỉ “ sơ sẩy là bom vùi luôn”. Mỗi ngày họ phải phá bom 5 lần,
ngày nào ít nhất : 3 lần.
b-Phẩm chất chung của ba cô gái TNXP
Chiến tranh là 1 thứ lửa thử vàng, nó phân biệt vàng thật và vàng thau, cao cả và thấp
hèn, nó ko chỗ cho những sắc màu trung tính. Sống và chiến đấu ở nơi nguy hiểm này, tổ nữ
trinh sát đã toả sáng phẩm chất tốt đẹp
b.1-Phẩm chất 1: Họ là những người phụ nữ anh hùng, có lí sống cao đẹp, lòng yêu nước cháy
bỏng.
+ Họ chẳng tiếc tuổi thanh xuân, tự nguyện xung phong vào chiến trường. Hàng ngày,
dù luôn đối diện với thần chết- “ 1 tay chẳng thích đùa” nhưng họ ko sợ, luôn hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ.
+Mỗi khi Mĩ ném bom, họ phải phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của địch.
Khi bom nổ thì “ đo và san lấp khối lượng đất đá do bom đào xới, đếm và phá bom nổ chậm”.
Họ chạy trên cao điểm cả ngày, trên trời là máy bay địch gầm rú, dưới là cái nắng trên 30 độ,
chân chạy trên nền đất có những quả bom chưa nổ nhưng “ nhất định sẽ nổ”. “ Đất bốc khói”, “
không khí bàng hoàng”, “ thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu”. Cũng có
lúc họ nghĩ đến cái chết “ nhưng chỉ là 1 cái chết mờ nhạt ko cụ thể”.
+ Mỗi khi phá bom xong, họ thường gọi đùa nhau là “ những con quỷ mắt đen”.
Lòng yêu nước, ý chí nghị lực phi thường đã giúp họ vượt lên khó khăn, hiểm nguy. Họ xem
công việc đó hết sức bình thường. Phá bom xong, họ thở phao, hát vang, tự thưởng cho mình
những giây phút sảng khoái “ nằm dài trong hang”, “ uống nước suối pha đường”, “ lim dim
mắt nghe ca nhạc từ chiếc đài bán dẫn”.
b.2-Phẩm chất 2: Họ có tình đồng đội gắn bó keo sơn
+ Chính Hữu và PTD đã nói rất xúc động về tình đồng đội keo sơn của những anh bộ đội
cụ Hồ thời chống Pháp, chống Mĩ. Họ là “ tri kỉ, đồng chí”.
+ Ở đây, LMK cũng có những trang văn xúc động về tình động đội nồng ấm của ba cô
gái. Trong c/s hàng ngày, họ rất yêu thương nhau, chăm sóc cho nhau chu đáo. Chị Thao là
người chị, người mẹ hết lòng yêu thương, chăm lo cho hai đứa em. Định kính trọng chị Thao,
chiều chuộng Nho.
+ Trong một lần phá bom, Nho bị thương nặng. Chị Thao và Định đã chăm sóc tận tình,
cứu Nho thoát khỏi cơn hiểm nguy. Tình đồng dội đã gắn kết họ trở thành 1 gia đình ruột thịt.
Tình cảm thiêng liêng ấy đã tiếp thêm sức mạnh, sưởi ấm trái tim họ, giúp họ vượt lên sự khốc
liệt của chiến tranh.
b.3-Phẩm chất 3: Họ là những người có tâm hồn trong sáng, mộng mơ, dễ xúc cảm, nhiều mơ
ước.
+ Họ thích làm đẹp cho cuộc sống của mình ngay ở chiến trường khốc liệt. Nho thích
thêu thùa, chị Thao chăm chép bài hát, Định thích hát và ngắm mình trong gương, ngồi bó gối
mơ mộng.
+Họ dễ xúc cảm, chợt buồn chợt vui, tâm hồn mơ mộng với những ước mơ bình dị,
đáng yêu.
C-Phẩm chất riêng
1-Nhân vật Phương Định
a-PC1-Phương Định là cô gái dũng cảm, can trường.
+ Rời ghế nhà trường, PĐ xung phong vào chiến trường. Dẫu biết TS là nơi
nguy hiểm nhưng cô có lí tưởng ngời sáng trong tim và khao khát được sống vì lí tưởng ấy. Đến
với TS đã ba năm, ngày nào cũng phải đối diện với hiểm nguy nhưng mỗi lần phá bom, Định vẫn
ko mất đi cảm giác hồi hộp, căng thẳng bởi “ quả bom có thể phát nổ bất cứ lúc nào”. Cô có
nghĩ đến cái chết “ nhưng chỉ là 1 cái chết mờ nhạt ko cụ thể, còn cái chính là mìn có nổ hay ko
và ko nổ thì làm thế nào châm ngòi lần 2?”. Cô sẵn sàng lao về phía trước, bất chấp hiểm nguy
để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
+ LMK dùng bút pháp hiện thực nghiêm ngặt để tả cảnh Định phá bom. Phải đối
diện với thần chết nhưng cô gái HN nhỏ bé ấy ko sợ. Cô bình tĩnh tiến thẳng đến quả bom. Cô
hành động thông minh, dũng cảm, chiến thắng sự huỷ diệt.
b-PC2-PĐ sống gắn bó với mọi người, có tình đồng đội keo sơn
+ Cô sống gắn bó với mọi người, khâm phục tự hào về những người lính. Theo cô,
những người đẹp nhất, thông minh và can đảm nhất là “những người mặc quân phục có ngôi sao
trên mũ”. Cô sốt ruột, lo lắng khi đồng đội chưa về “ có lí thú gì đâu nếu đồng đội tôi ko quay
về”.
+Cô thấy ấm lòng và tự tin hơn vì có ánh mắt dõi theo khích lệ của những chiến sĩ pháo
binh. Mỗi khi đối diện với nguy hiểm, Định muốn nghe 1 tiếng súng bắn trả của các anh cao xạ
bởi “ chỉ 1 tiếng súng thôi cũng thấy mênh mông bên mình một sự che chở đồng tình”.
+ Khi Nho bị thương, Định lo lắng, chăm sóc tận tình. Cô tiêm thuốc, thay bông băng,
hát cho Nho nghe. Cô yêu thương bè bạn, hiểu những sở thích đáng quí của họ.
c-PC3-PĐ rất thích làm duyên.
+ Chiến tranh chẳng làm phai nhạt đi nét hồn nhiên, nữ tính ấy. Định thích soi gương
và tự hào mình là cô gái khá với “ mái tóc dày, dài, mềm”, “ cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa
kèn”, “ đôi mắt dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng, có cái nhìn xa xăm”.
+ Cô thích làm đẹp, điệu đà hơn trước cánh lính trẻ. Cô tự hào, kiêu hãnh vì biết rằng có
nhiều anh lính yêu mến mình, thường viết thư đường dài dù gặp nhau hàng ngày.
d-PC4-PĐ hát hay và hay hát
+ Cô có vốn kiến thức âm nhạc rất phong phú. Cô thuộc nhiều bài hát : hành khúc bộ
đội, dân ca quan họ Bắc Ninh, dân ca Ý trữ tình, Ca- chiu-sa của Hồng quân Liên Xô…thậm chí
bịa lời để hát. Niềm đam mê âm nhạc luôn cháy bỏng trong tâm hồn cô.
+ Ngày ở nhà, cô có thể ngồi trên bậu cửa sổ hát từ sáng đến chiều. Vào chiến trường,
cô hát trong tiếng bom rơi, đạn nổ, hát để động viên mình và mọi người “ tiếng hát át tiếng
bom”. Giữa bom đạn khốc liệt, tâm hồn cô vẫn ko mất đi sự trẻ trung, yêu đời. Tiếng hát từ HN
theo cô vào chiến trường, là nguồn sức mạnh giúp cô vượt lên gian khổ.
e-PC5-PĐ có tâm hồn trong sáng, mơ mộng, hồn nhiên, con trẻ.
+ Ở chiến trường, cô hay sống với những KN nơi thành phố quê hương. Nơi đó có
người mẹ hiền, bạn bè thân thương, khu phố nhỏ thanh bình, những chiều mộng mơ, ước mơ tuổi
thanh xuân. Những KN ấy vừa thể hiện nỗi nhớ qh cháy bỏng vừa là liều thuốc tinh thần động
viên cô nơi tuyến lửa.
+ Một trận mưa đá trên cao điểm- giây phút bình yên hiếm hoi khiến cô vui sướng vô
cùng. Định bâng khuâng trôi vào miền kí ức thân thương. Đó là “ ánh điện lung linh trên quảng
trường, hoa trong công viên, bà bán xôi, những thùng kem, những quả bóng sút vô tội vạ của
bọn trẻ con…”. Đó là những ngôi sao trong truyện cổ tích của riêng PĐ. Cô sung sướng ngắm
nhìn trận mưa đá, tận hưởng niềm vui con trẻ !
2-Nhân vật chị Thao
a-PC1-Chị Thao là người phụ nữ anh hùng, quả cảm.
+So với Nho, Định, chị Thao lớn hơn cả tuổi đời và tuổi nghề. Chiến tranh đã tôi luyện
cho chị sự dũng cảm, can trường. Mỗi khi gặp nguy hiểm, chị “ tỏ ra bình tĩnh đến phát bực”, “
có thể ngồi ăn bánh bích quy”. Là tổ trưởng, chị luôn kiên quyết, mạnh mẽ, nhận khó khăn về
mình. Chị có thể để Nho, Định ở nhà chứ mình dứt khoát ko rời trận địa.
+ Chị là điểm tựa tinh thần cho hai em. Với chị, khi gặp nguy hiểm phải cất tiếng hát chứ
ko khóc bởi “ nước mắt là bằng chứng của sự tự nhục mạ”.
b-PC2-Chị Thao là người dịu dàng, đằm thắm, thích làm duyên, có nhiều sở thích đáng quí.
+ Chị thường tỉa lông mày nhỏ như que tăm, áo lót thêu chỉ màu. Cách làm duyên của
chị có phần thô kệch, vụng về nhưng rất đáng yêu
+ Chị Thao thích hát và chăm chép bài hát.Chị có tới 3 quyển sổ dày chép lời bài hát,
thậm chí chép cả lời PĐ bịa ra. Chị hát ko hay “ giọng chua lòm, nhạc sai bét”, “ ko trôi chảy 1
bài nào” nhưng chị vẫn thích hát.
+Tuy vốn kiến thức âm nhạc ko nhiều nhưng chị ko giấu nổi niềm đam mê nghệ thuật.
Dường như, âm nhạc làm tâm hồn con người trẻ trung, lãng mạn hơn.
c-PC3-Chị Thao yêu quí hai cô em nhỏ, có những ước mơ bình dị.
+Trong cuộc sống hàng ngày, chị chăm lo cho Định, Nho chu đáo. Khi Nho bị thương,
chị lo lắng vô cùng. Chị sợ Nho hi sinh nhưng khi thấy máu là “ mặt tái mét”. Thì ra, người phụ
nữ can đảm ấy cũng rất yếu mềm trong tình cảm.
+ Chị có mơ ước giản dị. Khi chiến tranh kết thúc, chị là y tá, chồng chị là bộ đội với
quân hàm đại uý, có râu quai nón và thỉnh thoảng phải đi xa.
3-Nhân vật Nho
a-PC1-Nho là 1 cô gái xinh xắn, đáng yêu
+ LMK miêu tả “ cô mát mẻ như 1 que kem trắng” xinh xắn. Cô thích thêu thùa, hay thêu
hoa lá loè loẹt trên gối. Nho hay nũng nịu và thích ăn kẹo.
+Nho có ước mơ giản dị: khi chiến tranh kết thúc, làm công nhân nhà máy điện, trở thành
cầu thủ bóng chuyền của nhà máy điện, sau đó được tuyển vào đội bóng chuyền quốc gia.
b-PC2-Nho dũng cảm kiên cường nhưng hồn nhiên trong sáng
+ Cô luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Mặc dù bị 5 vết thương trên người nhưng cô
vẫn ko run sợ. Khi bị thương, Nho cứng cỏi, ko nghĩ cho bản thân, chỉ lo cho đồng đội.
+Tâm hồn cô trong sáng, vô tư. Một trận mưa đá trên cao điểm khiến cô vui sướng như
con trẻ.
3.2-Đánh giá về thế hệ trẻ VN thời chống Mĩ
----------LMK đã khai thác tinh tế đời sống nội tâm của nhân vật. Nhà văn am hiểu tâm lí phụ nữ,
cách viết sắc sảo, chân thực. Ba cô gái mỗi người 1 vẻ nhưng đều rất đáng yêu. Họ là tấm gương
tiêu biểu cho hàng vạn TNXP trên tuyến đường TS rực lửa thời chống Mĩ, gian khổ nhưng phơi
phới niềm tin.
---------Khắc hoạ hình tượng Thao, Định, Nho, t/g ca ngợi thế hệ trẻ VN thời chống Mĩ. Họ
chính là những ngôi sao xa xôi. Lí tưởng sống, cuộc đời tuyệt đẹp của họ lung linh, toả sáng như
những vì sao. Chiến công thầm lặng cuả họ làm nên chiến thắng vĩ đại cho DT như nhà thơ Lâm
Thị Mỹ Dạ viết:
“Em đã lấy TY tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù, hứng lấy luồng bom”
4-Những đặc sắc về NT
----------------Có ý kiến cho rằng “ Một TP nghệ thuật chân chính là sự tôn vinh vẻ đẹp con người
qua những hình thức NT độc đáo”, truyện “ NNSXX” đạt tới thành công xuất sắc về NT:
+Kết hợp hài hoà các phương thức TS+MT+BC
+Cốt truyện hấp dẫn, chân thực.
+Lựa chọn ngôi kể thứ nhất-Phương Định vừa là nhân vật vừa là người kể chuyện khiến lời kể
sinh động, chân thực, bộc lộ cảm xúc, trẻ trung, hóm hỉnh
+Xây dựng nhân vật và phân tích tâm lí nv đặc sắc.
+Sử dụng nhiều câu văn ngắn( câu đơn, câu đặc biệt, câu rút gọn) nhằm khắc hoạ không khí bề
bộn, gấp gáp, khẩn trương, căng thẳng của chiến trường thời máu lửa.
KB
Nhà văn Nga Sêđrin khẳng định “ NT nằm ngoài quy luật băng hoại của thời gian, chỉ
mình nó không thừa nhận cái chết”. “ NNSXX” là bản anh hùng ca bất tử- 1 bản anh hùng ca
thấm đẫm chất sử thi. LMK vô cùng yêu mến, trân trọng những cô gái bình thường nhưng đã làm
nên chiến tích phi thường. Chiến công của họ toả sáng, trường tồn cùng năm tháng và lòng
người:
“ Đêm đêm tâm hồn em toả sáng
Những vì sao ngời chói lung linh”
( Lâm Thị Mỹ Dạ)
Đề 5 : Cảm nghĩ về nhân vật Phương Định trong truyện “ NNSXX” ( LMK). Liên hệ trách
nhiệm của thế hệ trẻ trong thời đại ngày nay.
MB:
“ Em gái miền xuôi ra đi cứu nước
Mái tóc xanh, xanh tuổi trăng tròn”
Từ lâu, hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong đã đi vào thi ca, nhạc họa trở
thành nguồn cảm hứng dồi dào, bất tận. Ta có thể kể đến bài thơ "Gửi em cô gái thanh niên xung
phong" của Phạm Tiến Duật hay bài hát "Cô gái mở đường" của cố nhạc sĩ Xuân Giao...Và cũng
góp một tiếng nói riêng, tiếng nói của một thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn
vào đề tài này, Lê Minh Khuê với truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" đã khắc họa thành công
hình ảnh những cô gái mở đường hồn nhiên, trong sáng, giàu mộng ước, lạc quan và rất dũng
cảm, mạnh mẽ trong chiến đấu. Đặc biệt, nhân vật Phương Định đã để lại ấn tượng sâu sắc trong
lòng người đọc
TB
1- Tác giả Lê Minh Khuê
--------Lê Minh Khuê (1949), quê ở Tĩnh Gia – Thanh Hóa, là cây bút tiêu biểu thời chống Mĩ,
là “ cây bút nữ có nhiều đóng góp về truyện ngắn” ( Lê Thị Đức Hạnh)
--------- Trước 1975, bà viết về những TNXP, những cô gái mở đường trên tuyến đường TS. Sau
1975, bà viết về những chuyển biến của đời sống XH thời hiện đại với tinh thần đổi mới mạnh
mẽ.
-------- Giọng văn suy ngẫm, trẻ trung, hóm hỉnh, ngòi bút miêu tả tâm lí sắc sảo, nhất là miêu tả
tâm lí phụ nữ.
2-Xuất xứ
-Truyện viết 1971 khi tác giả 22 tuổi, đang là TNXP trên tuyến đường TS thời chống Mĩ.
Nguyễn Trọng Hoàn nhận xét “ NNSXX” là sự ngời sáng của phẩm chất anh hùng CM trong
những cô gái TNXP ở TS”
3-Cảm nhận về nhân vật Phương Định ( Nội dung)
3.1-Giới thiệu chung về Phương Định và tổ nữ trinh sát mặt đường.
--------PĐ là nhân vật chính đồng thời là người kể chuyện. Cô là thành viên của tổ nữ trinh sát
mặt đường gồm ba cô gái Thao, Định, Nho.
-------Họ sống trong 1 cái hang dưới chân cao điểm trên tuyến đường TS. Nơi đây, máy bay Mĩ
bắn phá dữ dội, sự sống gần như bị huỷ diệt.
-------Công việc của họ vô cùng nguy hiểm. Sau mỗi trận bom của Mĩ, họ phải phơi mình ra giữa
vùng trọng điểm đánh phá của địch để “ đo và san lấp đất đá do bom đào xới, đếm và phá bom
nổ chậm”. Họ chạy trên cao điểm cả ngày “ dưới cái nắng trên 30 độ”, “ đất bốc khói, không khí
bàng hoàng”, “ thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu”, chỉ “ sơ sẩy là bom
vùi luôn”.
=>Sống và chiến đấu ở nơi nguy hiểm này, tổ nữ trinh sát đã toả sáng phẩm chất tốt đẹp, trong
đó, PĐ là ngôi sao sáng nhất.
3.2-Nhân vật Phương Đinh
a-Ngoại hình
--------------Định là 1 cô gái HN tự nguyện xung phong vào chiến trường. Cô có vẻ đẹp rất thị
thành. Vẻ đẹp ấy bất chấp bom đạn vẫn toả sáng:
+Định luôn tự hào mình là 1 cô gái khá với “ mái tóc dày, dài, mềm”, “ cổ cao kiêu
hãnh như đài hoa loa kèn”, “ đôi mắt dài dài màu nâu hay nheo lại như chói nắng”. Các anh
chiến sĩ từng nói “ cô có cái nhìn sao mà xa xăm, chẳng khác gì những ngôi sao trên bầu trời”.
Nhiều anh lính khắc khoải, bồn chồn về đôi mắt ấy, thường viết thư đường dài cho Định.
+ Vẻ đẹp của PĐ nổi bật trên khung cảnh TS ác liệt, giống như 1 áng thơ thanh thoát
làm dịu mát cái khốc liệt của chiến tranh.
b-Phẩm chất
b.1-ANH HÙNG
---------Rời ghế nhà trường, PĐ xung phong vào chiến trường. Dẫu biết TS là nơi nóng bỏng
nhưng cô có lí tưởng ngời sáng trong tim và khao khát được sống vì lí tưởng ấy.
--------Đến với TS đã 3 năm, PĐ rất thành thạo trong công việc. Ngày nào cô cũng phải vượt lên
cao điểm để “ đo và san lấp đất đá do bom đào xới, đếm và phá bom nổ chậm”. Mỗi ngày cô phá
bom 5 lần, ngày ít là 3 lần. Tuy công việc quen thuộc nhưng mỗi lần phá bom, Định vẫn ko mất
đi cảm giác hồi hộp, căng thẳng bởi “ qủa bom có thể phát nổ bất cứ lúc nào”. Cô có nghĩ đến
cái chết “nhưng chỉ là 1 cái chết mờ nhạt, ko cụ thể”. Cô sẵn sàng lao lên phía trước, bất chấp
hiểm nguy để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
------------LMK dùng bút pháp hiện thực nghiêm ngặt để tả cảnh Định phá bom:
+Nhà văn tái hiện 1 không gian vắng lặng, xơ xác, đầy chết chóc và sự hủy diệt.
Quả bom “ nằm lạnh lùng trong 1 bụi cây khô”, “ 1 đầu vùi xuống đất, 1 đầu vẽ hai vòng tròn”.
Thần chết đang chờ nhưng cô gái HN nhỏ bé ấy ko sợ. Lòng tự trọng khiến cô quyết ko đi
khom, ko cúi đầu trước khó khăn, hiểm nguy.
+Càng tiến đến gần quả bom, PĐ càng cảm thấy sức nóng của nó. Cô dùng xẻng đào
đất, có lúc xẻng chạm vào quả bom “ 1 tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi”. Tiếng
còi của chị Thao khiến Định hiểu mình làm chậm. Cô bỏ gói mìn, lấp đất, châm ngòi, chạy về
chỗ nấp.
+Bom nổ, 1 tiếng “ kì quái, váng óc”, sức ép của quả bom khiến ngực Định đau
nhói, mắt cay xè, buồn nôn, miệng đầy cát. Những mảnh bom xé không khí, lao vun vút trên đầu.
Cảnh tượng khốc liệt, chân thật đến từng chi tiết.
=>Phải đối diện với thần chết “ 1 tay chẳng thích đùa” nhưng PĐ ko sợ. Cô hành động
thông minh, dũng cảm, chiến thắng sự huỷ diệt. Chỉ bằng 1 trang văn ngắn ngủi, với lối viết chân
thực, cách kể tả độc đáo, LMK đã dựng lên cuộc chiến đấu âm thầm nhưng gian khổ. Công việc
khủng khiếp ấy bóp nghẹt trái tim non nớt của các cô ko chỉ 1 ngày, một tháng, một năm mà cả
một cuộc đời tuổi trẻ. Con đường TS huyền thoại được làm nên bằng xương máu của những
người con gái anh hùng. LMK vô cùng yêu mến, trân trọng, cảm phục. Nhà văn Ý Nhi nhận xét
“Trên cái nền chiến tranh hủy diệt ấy, các nhân vật của LMK hiện lên với 1 vẻ đẹp kì diệu “

b.2-NỮ TÍNH
***PC1: PĐ là một cô gái có tâm hồn trong sáng, mộng mơ
+Cô thường nhớ về nơi thành phố quê hương. Nơi đó có người mẹ hiền, bạn bè thân
thương, khu phố nhỏ thanh bình với hàng hoa sữa…Những kỉ niệm đó vừa thể hiện nỗi nhớ qh
vừa là liều thuốc tinh thần động viên cô nơi tuyến lửa.
+Cô có nhiều mơ ước đẹp, đáng yêu: kiến trúc sư, thuyết minh trong một rạp chiếu
bóng của thiếu nhi, hát trong dàn đồng ca trên công trường xây dựng, lái xe gấu ở cảng…
***PC2: PĐ sống gắn bó với mọi người, có tình đồng đội keo sơn.
+ Cô yêu mến, tự hào về những người lính. Theo cô,
“ những người đẹp nhất, can đảm, thông minh và cao thượng nhất là những người mặc quân
phục có ngôi sao trên mũ”
+ Cô lo lắng, sốt ruột khi đồng đội chưa về “ có lí thú gì đâu nếu đồng đội tôi ko quay
về”. Cô thấy ấm lòng và tự tin khi có ánh mắt dõi theo khích lệ của các anh pháo binh. Mỗi khi
đối diện với nguy hiểm, Định cần nghe tiếng súng đáp trả của các anh cao xạ bởi “ dù chỉ 1 tiếng
súng thôi, con người cũng thấy mênh mông bên mình 1 sự che chở đồng tình”. Cô thấy mình
chưa đóng góp được nhiều, cần cố gắng hơn.
+ Khi Nho bị thương, Định chăm sóc tận tình. Cô thay bông băng, tiêm thuốc, hát
cho Nho nghe. Cô yêu thương, kính trọng chị Thao, coi họ như người thân ruột thịt.
***PC3: PĐ thích làm duyên.
+ Chiến tranh chẳng làm phai nhạt đi nét hồn nhiên, nữ tính ấy. Định thích ngắm mình
trong gương và tự hào về đôi mắt đẹp, thầm kiêu hãnh “ mình là một cô gái khá”.
+ Cô tỏ ra điệu đà, kín đáo và kiêu kì trước cánh lính trẻ. Cô kiêu hãnh vì biết rằng có
nhiều anh lính trẻ thường viết thư đường dài cho mình. Dẫu sống ở nơi bom đạn khốc liệt, Định
vẫn thích làm đẹp cho mình:
“ Dẫu hố bom cận kề còn khét cháy
Tóc lá sả đâu đó vẫn hương bay”
**PC4: PĐ hát hay và hay hát.
+ PĐ thuộc nhiều bài hát : hành khúc, dân ca quan họ Bắc Ninh, dân ca Ý trữ tình, Ca-
chiu-sa của Hồng quân Liên Xô…. thậm chí bịa lời để hát. Vốn kiến thức âm nhạc của cô rất
phong phú.
+ Ngày ở HN, cô có thể ngồi trên bậu cửa sổ hát cả ngày. Đến với TS, tiếng hát của cô
át tiếng bom. Cô hát trong tiếng bom rơi, đạn nổ, hát để động viên mình và mọi người. Một nhà
văn Mĩ từng nói “ Giữa bom đạn ngút trời, hoạ mi vẫn cất tiếng hót”. Vượt lên cuộc chiến khốc
liệt, tâm hồn cô vẫn luôn trẻ trung, lãng mạn, yêu đời. Nhà thơ Dương Hương Ly viết:
“ “ Thời đánh Mĩ là thời thi vị nhất
Toả nắng cho thơ là triệu ánh mắt anh hùng”
***PC5: PĐ có tính cách hồn nhiên, vô tư, con trẻ.
+ Một trận mưa đá trên cao điểm khiến cô vui sướng reo lên “ cha mẹ ơi, mưa đá”. Cô
tíu tít chạy ra nhặt những viên đá nhỏ, thích thú tận hưởng cảm giác mát lạnh của nó. Tâm hồn
cô thật trong sáng, hồn nhiên.
+ PĐ bâng khuâng trôi vào miền kí ức với những kỉ niệm thân thương. Hình ảnh người
mẹ hiền tần tảo, vòm trời cao trong xanh, hoa trong công viên, ánh điện lung linh trên quảng
trường, những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con…lại hiện lên trong tâm trí cô. Đó là những
ngôi sao trong truyện cổ tích của riêng PĐ, tiếp thêm cho cô sức mạnh để chiến đấu và chiến
thắng.
=> Bùi Việt Thắng nhận xét: “Nhân vật của chị thuần phác, hồn nhiên nhưng không giản đơn”
.Qua những trang văn giàu cảm xúc, LMK đã khắc hoạ thành công nhân vật PĐ. Cùng với “
Những cô gái mở đường”, “ Khoảng trời và hố bom”, PĐ là hình ảnh tuyệt đẹp của thế hệ trẻ
VN thời chống Mĩ. Đôi mắt PĐ, trái tim rực lửa và chiến công thầm lặng của cô là bài ca anh
hùng lung linh ngời sáng:
“ Đêm đêm tâm hồn em toả sáng
Những vì sao ngời chói lung linh”
4-Những đặc sắc về NT
----------------Có ý kiến cho rằng “ Một TP nghệ thuật chân chính là tôn vinh vẻ đẹp con người
qua những hình thức NT độc đáo”, nhân vật PĐ thể hiện tài năng viết truyện của LMK trên các
phương diện:
+Kết hợp hài hoà các phương thức TS+MT+BC
+Lựa chọn ngôi kể thứ nhất-Phương Định vừa là nhân vật vừa là người kể chuyện khiến lời kể
sinh động, chân thực, bộc lộ cảm xúc, trẻ trung, hóm hỉnh.
+Xây dựng nhân vật và phân tích tâm lí nv đặc sắc.
+ Tạo tình huống bất ngờ, gay cấn để nhân vật bộc lộ tính cách, phẩm chất.
****Liên hệ : Kế thừa truyền thống tốt đẹp của cha anh, thế hệ trẻ hôm nya cần ra sức học tập,
rèn luyện đạo đức, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc, hội nhập với thế giới....
KB
Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng “ Thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm những hạt
ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”. Ở PĐ có sự kết hợp hài hoà giữa ngoại hình và
phẩm chất, giữa cái bình dị đời thường và cái cao cả phi thường. Qua nhân vật PĐ, LMK thể
hiện cái nhìn lãng mạn hoá về thế hệ trẻ VN thời chống Mĩ. Lí tưởng sống cao đẹp, chiến công
thầm lặng của các cô mãi toả sáng, trường tồn. Khép lại trang sách, hình ảnh PĐ còn mãi trong
tâm trí ta:
“ Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom”
( Lâm Thị Mỹ Dạ)

You might also like