Hon MMTB

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 43

CHƯƠNG 5.

LỰA CHỌN VÀ MUA SẮM MMTB


PHỤC VỤ DỰ ÁN XÂY DỰNG

1. PHÂN LOẠI MÁY MÓC THIẾT BỊ XÂY DỰNG__________________________________74


2. XÁC ĐỊNH NHU CẦU MMTB CỦA MỘT DỰ ÁN XÂY DỰNG______________________75
2.1. Nguyên tắc xác định nhu cầu MMTB______________________________________________76
2.2. Phương pháp xác định nhu cầu MMTB____________________________________________76
3. CÁC NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN MMTB________________________________________77
3.1. Nguyên tắc lựa chọn cỡ máy chủ đạo_______________________________________________77
3.2. Nguyên tắc lựa chọn nhóm máy theo các chỉ tiêu khai thác____________________________77
3.2.2. Tiêu chuẩn hiệu quả tài chính__________________________________________________________78
4. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU KHAI THÁC MMTB__________________78
4.1. Chế độ làm việc theo thời gian của MMTB__________________________________________78
4.1.1. Chế độ làm việc trong một ca__________________________________________________________78
4.1.2. Số ngày làm việc trong năm___________________________________________________________79
4.1.3. Số ca làm việc bình quân trong năm_____________________________________________________79
4.2. Phương pháp xây dựng giá ca máy________________________________________________80
4.2.1. Chi phí khấu hao____________________________________________________________________80
4.2.2. Chi phí sửa chữa____________________________________________________________________81
4.2.3. Chi phí năng lượng, nhiên liệu động lực__________________________________________________81
4.2.4. Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy___________________________________________________82
4.2.5. Chi phí khác________________________________________________________________________82
4.3. Xác định giá ca máy chờ đợi, giá thuê máy._________________________________________83
4.3.1. Xác định giá ca máy chờ đợi___________________________________________________________83
4.3.2. Xác định giá thuê máy________________________________________________________________83
4.4. Điều chỉnh giá ca máy___________________________________________________________83
4.4.1. Điều chỉnh giá ca máy theo phương pháp bù trừ trực tiếp____________________________________83
4.4.2. Điều chỉnh giá ca máy theo phương pháp hệ số điều chỉnh___________________________________84
4.4.3. Điều chỉnh giá ca máy theo phương pháp chỉ số giá xây dựng_________________________________84
4.5. Phương pháp xác định năng suất của MMTB_______________________________________85
4.5.1. Khái niệm năng suất của MMTB_______________________________________________________85
4.5.2. Các loại năng suất sử dụng MMTB______________________________________________________85
4.5.3. Năng suất của nhóm máy______________________________________________________________88
5. MUA SẮM MMTB ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN XÂY DỰNG__________________________88
5.1. Một số vấn đề chung của việc lập và lựa chọn phương án máy móc thi công công trình theo
hợp đồng_________________________________________________________________________89
5.1.1. Phương án máy móc thi công công trình như là một dự án mua sắm MMTB toàn bộ_______________89
5.1.2. Một số đặc điểm của lập phương án máy móc thi công công trình hợp đồng______________________89
5.1.3. Một số đặc điểm của phương pháp phân tích phương án máy móc thi công công trình hợp đồng______90
5.1.4. Các nguyên tắc lựa chọn phương án máy móc thi công công trình hợp đồng_____________________90
5.2. Phương pháp xây dựng một số nội dung cơ bản của phương án máy móc thi công công trình
hợp đồng_________________________________________________________________________90

73
5.3. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu cơ bản của phương án máy móc thi công công trình
hợp đồng_________________________________________________________________________92
5.3.1. Hệ chỉ tiêu hiệu quả tài chính__________________________________________________________92
5.3.2. Hệ chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội_____________________________________________________95
5.3.3. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế do rút ngắn thời gian xây dựng_________________________95
5.4. Lập dự án mua sắm bổ sung______________________________________________________98
5.4.1. Vai trò, đặc điểm của việc lập dự án mua sắm MMTB_______________________________________98
5.4.2. Các nội dung cơ bản của một dự án mua sắm bổ sung______________________________________100
5.4.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu tài chính của dự án mua sắm bổ sung_______________________101
BÀI TẬP LỚN. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN MUA SẮM MMTB BAN ĐẦU________102
1. Căn cứ và cơ sở tính toán hiệu quả dự án___________________________________________103
2. Trình tự tính toán_______________________________________________________________103
2.1. Tổng vốn đầu tư_____________________________________________________________________103
2.2. Tính chi phí_________________________________________________________________________103
2.3. Tính toán doanh thu__________________________________________________________________107
2.4. Tính toán hiệu quả tài chính____________________________________________________________108
CÂU HỎI ÔN TẬP____________________________________________________________113
BÀI TẬP____________________________________________________________________114

1. PHÂN LOẠI MÁY MÓC THIẾT BỊ XÂY DỰNG


Máy móc thiết bị xây dựng (máy xây dựng) là danh từ chung chỉ các loại máy và thiết bị
phục vụ cho công tác xây dựng cơ bản. Máy xây dựng rất đa dạng và có nhiều chủng loại. Người
ta thường phân loại máy xây dựng theo tính chất thi công hay công dụng như sau:
a. Tổ máy phát lực là tổ máy cung cấp động lực cho các máy khác làm việc, thường là
những tổ máy điêzen phát điện, tổ máy nén khí v.v... Các tổ máy này lại do động cơ đốt trong
hoặc động cơ điện cung cấp năng lượng.
b. Máy vận chuyển để vận chuyển vật liệu, hàng hoá, gồm:
 Máy vận chuyển ngang: hướng vận chuyển song song với mặt đất, di động trên
đường bộ: ô-tô, máy kéo; trên đường sắt: goòng, xe lửa; trên mặt nước: sà lan, tàu
thuỷ; trên không: máy bay vận tải, trực thăng...
 Máy vận chuyển thẳng đứng hay lên cao, còn gọi là máy nâng chuyển: kích, tời, pa-
lăng, cần trục, vận thăng, thang máy chở người trong thi công...
 Máy vận chuyển liên tục: hướng vận chuyển có thể là ngang, nghiêng hay thẳng
đứng nhưng đặc điểm là vận chuyển liên tục: băng tải, gầu tải, vít tải...
 Máy xếp dỡ: thường vận chuyển trong cự ly ngắn, chủ yếu làm công tác xếp dỡ, bốc
xúc ở các bến cảng, nhà kho, bãi vật liệu... như các loại máy xúc lật, xe nâng hàng,
máy xếp hàng cồng kềnh, công-te-nơ...
c. Máy làm đất gồm các loại máy phục vụ các khâu trong thi công đất, đá như các máy làm
công tác chuẩn bị (phát cây, nhổ gốc, xới đất...), máy đào đất (máy đào một gầu và nhiều gầu),

74
máy đào - chuyển đất (máy ủi, máy cạp, máy san....) và các loại máy đầm nén đất. Sơ đồ phân
loại máy làm đất như bảng 5.1.
d. Máy đầm nén dùng để đầm nén nền đường, móng và mặt đường, đầm bê-tông... chủ yếu
là các loại xe lu rung hoặc không rung, kéo theo hoặc tự hành, có bánh thép hoặc bánh lốp...
Bảng 5.1. Phân loại máy làm đất
gầu thuận

gầu nghịch
một gầu
gầu dây

Các loại máy Máy xúc gầu ngoạm


làm đất
khung rô-tor
nhiều gầu
khung xích

máy ủi
Máy đào - chuyển đất
máy san

máy cạp

Máy đầm nén đất (các loại xe lu rung hoặc không rung, kéo theo hoặc tự hành,
có bánh thép hoặc bánh lốp...)

e. Máy gia công đá phục vụ cho các công việc nghiền, sàng và rửa sỏi, đá, cát.
f. Máy phục vụ cho công tác bê-tông và bê-tông cốt thép: máy trộn, vận chuyển bê-tông,
đầm bê-tông, các loại máy gia công cốt thép (cắt, uốn, hàn...).
g. Máy gia cố nền móng gồm các loại máy đóng cọc, máy ép cọc, máy khoan cọc nhồi,
máy cắm bấc thấm...
h. Các loại máy chuyên dùng cho từng ngành như các loại máy hoàn thiện, máy rải bê-
tông xi-măng và bê-tông nhựa, các loại máy sản xuất vật liệu xây dựng...

2. XÁC ĐỊNH NHU CẦU MMTB CỦA MỘT DỰ ÁN XÂY DỰNG


Trong điều kiện thi công hiện đại, đặc trưng cơ bản nhất là mức độ cơ giới hoá các quá trình
công nghệ thi công. Việc xác định đúng số lượng, chủng loại MMTB xây dựng cần thiết có ý
nghĩa quan trọng vì điều kiện sử dụng, khối lượng công việc không ổn định và phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác nhau.

75
2.1. Nguyên tắc xác định nhu cầu MMTB
Khi xác định nhu cầu MMTB của một dự án xây dựng xây dựng phải chú ý đến khả năng
tăng cường cơ giới hoá đồng bộ, phải sử dụng hết tiềm năng sẵn có và đặc điểm cụ thể của dự án
để tăng cường hiệu quả thi công xây lắp.
Khi xác định nhu cầu MMTB phải chú ý đến sự phù hợp của chúng với các điều kiện sử
dụng của công trường, với khối lượng công việc phải hoàn thành trong thời hạn cho phép của dự
án. Trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng các định mức và kinh nghiệm thực tế, có thể sử
dụng các số liệu trung bình hay gần đúng tuỳ thuộc quy mô tính toán và yêu cầu về độ chính xác
của các tính toán.
2.2. Phương pháp xác định nhu cầu MMTB
Nhu cầu MMTB xây dựng để thi công công trình dự án phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố
như: nội dung thi công, mức độ tập trung của công trường xây dựng, khối lượng và thời hạn thi
công, phương pháp tổ chức thi công, điều kiện môi trường, tình trạng xe máy, cơ cấu đội máy,
trình độ bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa, trình độ chuyên môn, tay nghề của công nhân vận hành
máy.
Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc lựa chọn từng loại xe máy hay nhóm máy là khối
lượng công việc, phần việc được thực hiện bằng máy và năng suất xe máy.
Khối lượng công việc cần thực hiện hàng năm của dự án (Q n) được xác định từ cơ cấu phân
tách công việc WBS và lịch tiến độ PERT - GANTT.
Số lượng xe máy trung bình năm M cần thiết để thực hiện khối lượng công việc Q n đã định
của một loại nào đó được xác định theo công thức:

(chiếc, cái) (5.1)

trong đó:
Km - phần công việc (được tính bằng % trong tổng khối lượng công việc cần thực hiện
Qn) được thực hiện bằng loại xe máy đang tính nhu cầu;
Wn - năng suất trung bình năm của một xe máy loại đang tính toán. W n được xác định
theo công thức:
Wn = T.Ws (5.2)
trong đó:
T - số giờ làm việc thực tế có ích của máy trung bình một năm;
Ws - năng suất sử dụng xe máy trong một giờ.
Phương pháp xác định các chỉ tiêu T và Ws được trình bày trong mục 4 của chương này.
Nhu cầu xe máy cần bổ sung theo từng loại máy M bs cho đội máy đang hợp đồng có thể xác
định theo công thức:
Mbs = (M - Mhc).k + Mtl (5.3)
trong đó:

76
Mhc - số lượng xe máy hiện có trong đội máy tại thời điểm tính toán;
k - hệ số xét đến khả năng cung cấp xe máy đều đặn trong năm;
Mtl - số xe máy thải loại hàng năm do hư hỏng và do hao mòn, kể cả phải thay thế vì
hao mòn vô hình.

3. CÁC NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN MMTB


Việc lựa chọn máy/nhóm máy xây dựng phải căn cứ vào nhiều yếu tố xuất phát từ mục
đích, yêu cầu cụ thể của công trình thi công và các chỉ tiêu đặt ra ban đầu. Thông thường, vấn đề
lựa chọn MMTB để thi công công trình dự án bao gồm lựa chọn nhóm máy theo công nghệ (theo
phương án thi công cơ giới) và lựa chọn cỡ máy chủ đạo kèm số lượng máy phụ trợ.
3.1. Nguyên tắc lựa chọn cỡ máy chủ đạo
Năng suất khai thác của máy chủ đạo vừa phải đáp ứng được cường độ thi công, vừa phải
đảm bảo chỉ tiêu năng suất chung của cả nhóm máy, nghĩa là phải đảm bảo mối quan hệ:
cường độ thi công năng suất khai thác năng suất khai thác
theo yêu cầu của máy chủ đạo của cả nhóm máy
Trên thực tế, người ta thường chọn năng suất của các máy phụ trợ cao hơn năng suất của
máy chủ đạo. Mức độ lớn hơn về năng suất của các máy phụ trợ so với máy chủ đạo tuỳ theo tính
chất hoạt động của cả nhóm máy. Theo [37], đối với nhóm máy hoạt động đều đặn và nhịp nhàng
như nhóm máy xúc đào đất (máy chủ đạo) với các xe ô-tô ben tự đổ (máy phụ trợ) trong công tác
san lấp thì năng suất của ô-tô ben cần chọn lớn hơn so với năng suất của máy xúc đào khoảng 10-
15%. Đối với nhóm máy có sự gián đoạn trong thi công, do phải chuyển đổi công đoạn và vị trí
làm việc của máy thì tỷ lệ trên có thể là từ 50-100%. Ví dụ, trong nhóm máy: trạm trộn bê-tông
nhựa (máy chủ đạo) - ô-tô ben tự đổ - máy rải - xe lu thép nhẹ - xe lu lốp - xe lu thép nặng người
ta thường chọn năng suất máy rải gấp 2 đến 3 lần năng suất của trạm trộn bê-tông nhựa.
Trong quá trình lựa chọn và xây dựng nhóm máy nếu chỉ chú ý đến máy chủ đạo mà không
ràng buộc về năng suất với các máy phụ trợ thì sẽ không phát huy hết năng suất của máy chính,
làm tăng chi phí sử dụng máy thi công.
3.2. Nguyên tắc lựa chọn nhóm máy theo các chỉ tiêu khai thác
Để xây dựng hay lựa chọn máy/nhóm máy hợp lý cần phải so sánh, đánh giá nhiều phương
án theo các chỉ tiêu khai thác. Việc chọn chỉ tiêu đánh giá là rất quan trọng, phụ thuộc vào mục
đích và điều kiện cụ thể, đồng thời mang yếu tố chủ quan. Thông thường người ta sử dụng các
chỉ tiêu chi phí vòng đời tính trên một đơn vị sản phẩm và chỉ tiêu hiệu quả tài chính (FNPW) của
dự án đầu tư mua sắm MMTB.
3.2.1. Chi phí vòng đời (LCC)
Chi phí vòng đời của một sản phẩm hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ các chi phí (đã quy về
một thời điểm - thường dùng thời điểm hiện tại) tính từ khi có ý tưởng nghiên cứu, thử nghiệm,
sản xuất - lắp ráp đến khai thác, thanh lý. Từ góc độ người sử dụng có thể nhìn nhận chi phí vòng
đời LCC của MMTB một cách hẹp hơn, nghĩa là toàn bộ các chi phí để sở hữu (vốn đầu tư ban
đầu V0), các chi phí vận hành không kể khấu hao cơ bản (C) trong toàn bộ vòng đời hữu ích trừ đi
giá trị còn lại (SV) khi thanh lý.

77
Để tính LCC, thông thường, thời điểm hiện tại được quy ước là thời điểm đã mua MMTB
bắt đầu khai thác. Trong trường hợp này, LCC có thể được tính như sau:

(5.4)

trong đó:
i - suất chiết khấu;
n - thời hạn phục vụ của MMTB.
3.2.2. Tiêu chuẩn hiệu quả tài chính
Nếu như chỉ tiêu chi phí vòng đời tính trên một đơn vị sản phẩm là mối quan hệ (tỷ số) giữa
tổng chi phí và tổng khối lượng sản phẩm thì hiệu quả tài chính xem xét mối quan hệ (hiệu số)
giữa tổng chi phí và tổng doanh thu khai thác MMTB.
Hiệu quả tài chính là hiệu số các dòng thu, chi xét trong toàn bộ vòng đời (thời gian phục
vụ) của MMTB sau khi đã quy về một thời điểm. Xác định chỉ tiêu này khá phức tạp và sẽ được
trình bày trong phần lập dự án đầu tư mua sắm MMTB.

4. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU KHAI THÁC MMTB
4.1. Chế độ làm việc theo thời gian của MMTB
4.1.1. Chế độ làm việc trong một ca
Chế độ làm việc trong một ca của MMTB xây dựng được phân chia như sau:
Thời gian sử dụng hữu ích của máy Th:
Th = Tc - (T1 + T2) (5.5)
trong đó:
Tc - thời gian của một ca làm việc (8 tiếng);
T1 - thời gian máy ngừng do thời tiết;
T2 - thời gian máy ngừng do các thiếu sót về tổ chức sản xuất.

Tc thời gian của một ca làm việc (8 tiếng)

Th thời gian hữu ích T2 T1

Tlv thời gian làm việc T4 T3

Tlvtt thời gian làm việc thuần tuý T5

Hình 5.1. Chế độ thời gian máy làm việc trong ca

Thời gian làm việc của máy trong ca Tlv:

78
Tlv = Th - (T3 + T4) (5.6)
trong đó:
T3 - thời gian máy ngừng để bảo dưỡng kỹ thuật trong ca;
T4 - thời gian máy ngừng do quy định của tổ chức lao động (ví dụ thời gian nghỉ giải
lao tối thiểu, thời gian chuẩn bị, thời gian kết thúc...).
Thời gian làm việc thuần tuý của máy Tlvtt:
Tlvtt = Tv - T5 (5.7)
trong đó:
T5 - thời gian máy ngừng do các lý do về công nghệ.
Hình 5.1 thể hiện sự phân bố các loại thời gian máy làm việc trong một ca.
Trong các chỉ tiêu kể trên, thời gian sử dụng hữu ích T h là cơ sở để xác định năng suất sử
dụng máy tính cho một ca.
4.1.2. Số ngày làm việc trong năm
Số ngày làm việc định mức trong năm Ndm được xác định theo công thức sau:
Ndm = 365 - (Ncn+Ntl+Nscbd+Nng) (5.8)
trong đó:
Ncn - số ngày chủ nhật trong năm (thường là 52 ngày);
Ntl - số ngày tết, lễ được nghỉ theo quy định (8 ngày);
Nscbd - số ngày máy ngừng nghỉ để sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ trong năm;
Nng - số ngày máy ngừng do các nguyên nhân ngẫu nhiên (hỏng hóc đột xuất, mưa
bão...).
Số ngày làm việc trong năm của một loại MMTB thường được tính toán trong khoảng 200
ngày.
4.1.3. Số ca làm việc bình quân trong năm
Việc tăng số ca làm việc của máy trong một ngày nhằm các mục tiêu:
 Chạy đua với thời gian trong trường hợp dự án có nguy cơ bị quá hạn;
 Nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư vào MMTB do nhu cầu về tài chính hoặc do hao
mòn vô hình.
Tuy nhiên, tuỳ theo công việc và điều kiện thực tế không thể luôn luôn cho MMTB làm
việc cả 3 ca một ngày. Số ca thứ hai trong ngày máy làm việc tính cho một năm thường phải ít
hơn số ngày làm việc Ndm. Số ca thứ ba máy làm việc trong năm là rất ít.
Số ca máy làm việc trong năm Tcm có thể xác định theo công thức:
Tcm = Ndm.(1+Kca2+Kca3) (5.9)
trong đó:
Kca2 - hệ số sử dụng ca hai (khoảng 0.4-0.5);

79
Kca3 - hệ số sử dụng ca ba (khoảng 0.1).
4.2. Phương pháp xây dựng giá ca máy
Giá ca máy được xây dựng nhằm mục đích xác định chi phí máy thi công trong đơn giá xây
dựng công trình, đơn giá xây dựng địa phương để làm cơ sở xác định dự toán, tổng dự toán xây
dựng công trình và vận dụng để lập giá dự thầu, đánh giá giá dự thầu.
Theo Thông tư 06/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng, chi phí sử dụng máy
trong một ca CCM (giá ca máy) là mức chi phí dự tính cần thiết cho máy và thiết bị thi công làm
việc trong một ca. Công thức tổng quát xây dựng giá ca máy như sau:
(đ/ca) (5.10)
trong đó:
CKH - chi phí khấu hao (đ/ca);
CSC - chi phí sửa chữa (đ/ca);
CNL - chi phí nhiên liệu, năng lượng (đ/ca);
CTL - chi phí tiền lương thợ điều khiển máy (đ/ca);
CCPK - chi phí khác (đ/ca).
Phương pháp xác định các loại chi phí trên như sau:
4.2.1. Chi phí khấu hao
Chi phí khấu hao tính trong giá ca máy là khoản chi về hao mòn của MMTB trong thời
gian sử dụng, được xác định theo công thức:

(5.11)

trong đó:
Ng - Nguyên giá: là toàn bộ các chi phí phải bỏ ra để có máy tính đến thời điểm đưa máy đó
vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như giá mua máy, thiết bị (không kể chi phí cho vật tư, phụ tùng
thay thế mua kèm theo), thuế nhập khẩu (nếu có), chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, chi phí
lưu kho, chi phí lắp đặt, chạy thử, các khoản chi phí hợp lệ khác có liên quan trực tiếp đến việc
đầu tư máy.
Nguyên giá để tính giá ca máy công trình được xác định theo báo giá của nhà cung cấp,
theo hợp đồng mua bán máy hoặc nguyên giá máy từ các công trình tương tự đã và đang thực
hiện theo nguyên tắc phù hợp với mặt bằng giá máy trên thị trường tại thời điểm tính giá ca máy.

DKH - Định mức khấu hao năm: là định mức về mức độ giảm giá trị bình quân của máy do
hao mòn (vô hình và hữu hình) sau một năm sử dụng. Định mức khấu hao năm tính theo tỷ lệ %.
Định mức khấu hao năm được xác định theo nguyên tắc phù hợp với tuổi thọ kinh tế của
máy và thời gian sử dụng của từng loại máy tại công trình.

Gth - Giá trị thu hồi là giá trị phần còn lại của máy sau khi thanh lý và được xác định như
sau:

80
Với máy có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên giá trị thu hồi nhỏ
hơn hoặc bằng 5% nguyên giá. Không tính giá trị thu hồi với máy có nguyên giá nhỏ hơn
10.000.000 đồng (mười triệu đồng).
Tcm - Số ca năm: số ca máy làm việc hữu ích được lựa chọn trong một năm.
Số ca năm được xác định theo nguyên tắc phù hợp với đặc tính và quy trình vận hành của
từng loại máy, khối lượng thi công của công trình, quy mô công trình, tiến độ thi công và các
điều kiện cụ thể khác.
Số ca năm được tính trên cơ sở số ca máy làm việc trong cả đời máy và số năm đời máy.
4.2.2. Chi phí sửa chữa
Chi phí sửa chữa tính trong giá ca máy là các khoản chi nhằm duy trì và khôi phục năng lực
hoạt động theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn của máy:

(5.12)

trong đó:
DSC - định mức sửa chữa năm.
Định mức sửa chữa năm được xác định theo quy định về bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa định
kỳ, quy trình vận hành của từng loại máy và các quy định có liên tương ứng với số ca năm. Trong
định mức sửa chữa năm chưa tính đến chi phí thay thế các loại phụ tùng thuộc bộ phận công tác
của máy và thiết bị có giá trị lớn mà sự hao mòn của chúng phụ thuộc chủ yếu vào tính chất của
đối tượng công tác như cần khoan, mũi khoan.
4.2.3. Chi phí năng lượng, nhiên liệu động lực
Chi phí nhiên liệu, năng lượng tính trong giá ca máy là khoản chi về nhiên
liệu, năng lượng tạo ra động lực cho máy hoạt động (xăng, dầu, điện hoặc khí
nén) và các loại nhiên liệu phụ như dầu mỡ bôi trơn, nhiên liệu để điều chỉnh,
dầu truyền động:
CNL = Định mức tiêu hao x Giá nhiên liệu, x Kp (5.13)
nhiên liệu, năng lượng năng lượng

trong đó:
- Định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng: định mức tiêu hao các loại nhiên liệu, năng
lượng như xăng, dầu, điện hoặc khí nén để tạo ra động lực cho máy làm việc trong một ca (lít/ca,
kWh/ca, m3 khí nén/ca).
Định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng trong một ca được xác định theo nguyên tắc phù
hợp với số giờ máy vận hành trong ca và mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng trong một giờ
tương ứng với từng loại máy.
- Giá nhiên liệu, năng lượng: mức giá (trước thuế giá trị gia tăng) các loại xăng, dầu, điện
hoặc khí nén tại thời điểm tính giá ca máy và khu vực xây dựng công trình.
- Kp : hệ số chi phí nhiên liệu, dầu mỡ phụ cho một ca máy làm việc.

81
Bảng 5.2. Hệ số chi phí nhiên liệu, dầu mỡ phụ cho một ca máy (KP)

tt Loại động cơ Giá trị KP

1 Động cơ xăng 1,03

2 Động cơ Diezel 1,05

3 Động cơ điện 1,07

4.2.4. Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy


Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy trong giá ca máy là khoản chi về tiền lương và các
khoản phụ cấp lương tương ứng với cấp bậc của người điều khiển máy theo yêu cầu kỹ thuật.
Tiền lương thợ điều khiển máy trong giá ca máy được xác định trên cơ sở tính đúng, tính đủ
tiền lương nhân công và phù hợp với mặt bằng giá của thị trường lao động phổ biến của từng khu
vực, tỉnh, theo từng loại thợ và điều kiện cụ thể của công trình:

(5.14)

trong đó:
Ni - Số lượng thợ điều khiển máy loại i;
CTLi - Đơn giá tiền lương ngày công thợ điều khiển máy loại i;
n - Số lượng loại thợ điều khiển máy trong ca.
Thành phần, cấp bậc, số lượng thợ điều khiển máy của từng loại máy xác định theo yêu cầu
của quy trình vận hành máy, tiêu chuẩn cấp bậc công nhân kỹ thuật và điều kiện cụ thể của công
trình.
4.2.5. Chi phí khác
Chi phí khác của máy tính trong giá ca máy là các khoản chi đảm bảo cho máy hoạt động
bình thường, có hiệu quả tại công trình, bao gồm:
- Bảo hiểm máy, thiết bị trong quá trình sử dụng;
- Bảo quản máy và phục vụ cho công tác bảo dưỡng kỹ thuật trong bảo quản máy;
- Đăng kiểm các loại;
- Di chuyển máy trong nội bộ công trình;
- Các khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến quản lý máy và sử dụng máy tại công trình
chưa được tính trong các nội dung chi phí khác trong đơn giá, dự toán công trình.
Công thức tính:

(5.15)

82
trong đó:
DCPK - Định mức chi phí khác năm: được sử dụng để phục vụ cho các hoạt động của máy
trong một năm được lựa chọn và tính theo tỷ lệ % so với nguyên giá.
Định mức chi phí khác năm được xác định theo nguyên tắc phù hợp với từng loại máy, cỡ
máy và điều kiện khai thác, sử dụng máy tương ứng với điều kiện cụ thể của công trình.
Sau khi xác định giá ca máy công trình như trên, cần lập thành Bảng giá ca máy công
trình và hướng dẫn áp dụng Bảng giá ca máy trong quá trình lập và quản lý chi phí đầu tư xây
dựng công trình, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Đối tượng, phạm vi áp dụng bảng giá ca máy.


- Căn cứ xác định các thành phần chi phí trong giá ca máy.
- Các trường hợp cần lưu ý trong quá trình áp dụng bảng giá ca máy.
4.3. Xác định giá ca máy chờ đợi, giá thuê máy.
4.3.1. Xác định giá ca máy chờ đợi
Giá ca máy chờ đợi là giá ca máy của các loại máy đã được huy động đến công trình để thi
công xây dựng công trình nhưng chưa có việc để làm nhưng không do lỗi của nhà thầu.
Giá ca máy chờ đợi bao gồm chi phí khấu hao, chi phí tiền lương thợ điều khiển máy và
chi phí khác. Các chi phí này được xác định theo bảng giá ca máy của công trình.
4.3.2. Xác định giá thuê máy
Giá thuê máy là mức chi phí bên đi thuê trả cho bên cho thuê để được quyền sử dụng máy
trong một khoảng thời gian như ca, ngày, tuần, tháng, quý, năm hoặc để thực hiện một khối
lượng sản phẩm công việc theo đơn vị đo lường của công tác như cái, kg, tấn, m, m2, m3.
Trong trường hợp tổng quát, giá thuê máy bao gồm các chi phí sau: chi phí khấu hao; chi
phí sửa chữa; chi phí nhiên liệu, năng lượng; chi phí tiền lương thợ điều khiển máy và chi phí
khác; chi phí vận chuyển máy đến và đi khỏi công trình, chi phí tháo và lắp đặt máy; chi phí cho
thời gian chờ đợi do công nghệ hoặc biện pháp thi công, các khoản thuế, phí và lệ phí.
Các nội dung chi phí trong giá thuê máy được xác định tuỳ theo điều kiện cụ thể của công
trình, hình thức thuê máy và thoả thuận giữa bên cho thuê máy và bên đi thuê máy.
4.4. Điều chỉnh giá ca máy
Giá ca máy được điều chỉnh phù hợp với điều kiện cụ thể của từng công trình trên cơ sở
mức biến động giá của các yếu tố chi phí tính giá ca máy như nguyên giá, giá nhiên liệu, năng
lượng, chế độ tiền lương.
Giá ca máy được điều chỉnh theo các phương pháp:
- Phương pháp bù trừ trực tiếp;
- Phương pháp hệ số điều chỉnh;
- Phương pháp chỉ số giá xây dựng;
4.4.1. Điều chỉnh giá ca máy theo phương pháp bù trừ trực tiếp
Công thức xác định giá ca máy điều chỉnh (CCMĐC) theo phương pháp bù trừ trực tiếp:

83
CCMĐC = (CKH + CSC + CCPK ) . K1 + CNL. K2 + CTL. K3 (5.16)

Trong đó:
- CKH, CSC, CCPK, CNL, CTL: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí khác, chi phí nhiên
liệu, năng lượng, tiền lương thợ điều khiển máy trong giá ca máy tại thời điểm gốc.

- K1: hệ số điều chỉnh nguyên giá, xác định theo công thức:

Nguyên giá tại thời điểm điều chỉnh


K1 = (5.17)
Nguyên giá tại thời điểm gốc
- K2: hệ số điều chỉnh chi phí nhiên liệu, năng lượng, xác định theo công thức:

Giá nhiên liệu, năng lượng tại thời điểm điều chỉnh
K2 = (5.18)
Giá nhiên liệu, năng lượng tại thời điểm gốc

- K3: hệ số điều chỉnh chi phí tiền lương thợ điều khiển máy, xác định theo công thức:

Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy trong giá ca máy
tại thời điểm điều chỉnh
= (5.1
K3
9)
Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy trong giá ca máy
tại thời điểm gốc

4.4.2. Điều chỉnh giá ca máy theo phương pháp hệ số điều chỉnh
Công thức xác định giá ca máy điều chỉnh (CCMĐC) theo phương pháp hệ số điều chỉnh:

CCMĐC = CCM . KĐC (5.20)

Trong đó:
- CCM : giá ca máy tại thời điểm gốc (đồng/ca);
- KĐC : hệ số điều chỉnh giá ca máy.
Hệ số điều chỉnh giá ca máy tính theo hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công trong dự toán
xây dựng công trình giữa thời điểm điều chỉnh và thời điểm gốc. Hệ số điều chỉnh lấy theo công
bố hoặc hướng dẫn của địa phương nơi xây dựng công trình hoặc tính toán của Chủ đầu tư.
4.4.3. Điều chỉnh giá ca máy theo phương pháp chỉ số giá xây dựng
Công thức xác định giá ca máy điều chỉnh (CCMĐC) theo phương pháp chỉ số giá xây dựng:
KMTC2
CCMĐC = CCM . (5.21)
KMTC1

84
Trong đó:
- CCM : giá ca máy tại thời điểm gốc (đồng /ca);
- KMTC1 : chỉ số giá máy thi công xây dựng công trình tại thời điểm gốc;
- KMTC2 : chỉ số giá máy thi công xây dựng công trình tại thời điểm điều chỉnh.
Chỉ số giá máy thi công xây dựng công trình theo hướng dẫn của Bộ xây dựng hoặc công
bố của địa phương nơi xây dựng công trình hoặc tính toán của Chủ đầu tư.
4.5. Phương pháp xác định năng suất của MMTB
4.5.1. Khái niệm năng suất của MMTB
Năng suất của MMTB là một chỉ tiêu quan trọng trong quá trình lựa chọn mua sắm MMTB
và tổ chức sản xuất xây dựng. Người ta thường phân biệt năng suất kỹ thuật và năng suất sử dụng
của MMTB.
Năng suất kỹ thuật của máy là năng suất lớn nhất mà máy có thể đạt được trong một giờ
làm việc thuần tuý liên tục trong những điều kiện cụ thể phù hợp nhất định, với mức độ tận dụng
công suất của máy lớn nhất, với trình độ tổ chức thực hiện quá trình sản xuất tốt nhất, do những
công nhân nắm vững tay nghề điều khiển sử dụng máy.
Năng suất kỹ thuật dùng để đánh giá máy ở giai đoạn thiết kế máy.
Trong quá trình sử dụng thực tế người ta quan tâm nhiều hơn tới năng suất sử dụng.
Năng suất sử dụng của máy là năng suất được xác định dựa trên năng suất kỹ thuật có tính
đến các điều kiện sử dụng của máy. Năng suất sử dụng máy tính cho một giờ được xác định theo
công thức:
(5.22)
trong đó:
Wk - năng suất kỹ thuật của máy;
kcs - hệ số sử dụng máy theo công suất, phản ánh tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến
công suất (năng suất) của máy như: trình độ công nhân, tình trạng kỹ thuật của máy,
ảnh hưởng của đối tượng lao động (nguyên vật liệu, kết cấu xây dựng, loại đất...), giải
pháp công nghệ xây dựng, sự kết hợp hợp lý giữa các máy về công suất... ;
ktg - hệ số sử dụng máy theo thời gian, phản ánh tổng hợp các nhân tố làm giảm thời
gian làm việc của máy như thời gian chuẩn bị và kết thúc cho ca làm việc, thời gian
máy phải ngừng nghỉ do công nghệ và tổ chức lao động, thời gian bảo dưỡng máy,
thời gian máy ngừng do thời tiết và tổ chức sản xuất kém...
4.5.2. Các loại năng suất sử dụng MMTB
4.5.2.1. Năng suất sử dụng máy theo định mức
Năng suất sử dụng máy theo định mức quy định lượng thời gian hao phí cần thiết của máy
để làm ra một đơn vị sản phẩm hay lượng sản phẩm máy có thể làm ra trong một đơn vị thời gian.
Nội dung của năng suất sử dụng máy theo định mức gần giống như công thức (5.16) nhưng được
xác định theo quan sát thực tế dựa trên khoa học định mức.

85
Khi xác định loại năng suất này, các điều kiện sử dụng máy thường được quy định ở mức
trung bình tiên tiến và chỉ tính đến thời gian máy làm việc thực tế, cũng như một số thời gian máy
ngừng việc cho phép như thời gian chuẩn bị và thời gian kết thúc ca làm việc, thời gian máy
ngừng do lý do công nghệ, do bảo dưỡng trong ca và do công nhân nghỉ giải lao.
Định mức hao phí thời gian của máy tính cho một đơn vị sản phẩm được tính như sau:

(giờ máy/đ.v sản phẩm) (5.23)

trong đó:
- năng suất giờ tính toán của máy được xác định trên cơ sở kết hợp giữa các số
liệu chỉ dẫn của lý lịch máy và quan sát thực tế dựa trên khoa học về định mức sử
dụng máy. Nghĩa là quan sát máy làm việc liên tục trong một thời gian nhất định trong
điều kiện quá trình sản xuất được thiết kế theo tiêu chuẩn quy định và tuân theo các
chỉ dẫn ở lý lịch máy, cũng như các quy phạm thi công và quy phạm chế tạo máy;
Tcn - thời gian máy ngừng do đặc tính của quá trình công nghệ quy định, do bảo dưỡng
và nghỉ giải lao, được tính theo phần trăm so với định mức chung sử dụng máy theo
thời gian;
Tkt - thời gian máy chạy không tải khó tránh khỏi (với các máy hoạt động liên tục) hay
thời gian của các phần tử không chu kỳ (với các máy hoạt động theo kiểu chu kỳ),
được tính theo phần trăm so với định mức chung sử dụng máy theo thời gian.
Định mức sử dụng máy theo sản phẩm hay số sản phẩm làm ra tính cho một giờ máy
được tính theo công thức:

(số đ.v sản phẩm/một giờ máy) (5.24)

Năng suất cũng phản ánh nguyên tắc tính năng suất như công thức (5.22) vì trị số k cs
trong công thức (5.22) đã được phản ánh phần lớn vào trị số năng suất do đã quy định các
điều kiện sử dụng máy ở mức trung bình tiên tiến, còn trị số k tg mới được phản ánh một phần
thông qua trị số Tcn và Tkt do các trị số Tcn và Tkt mới chỉ tính đến các loại thời gian máy ngừng
khó tránh khỏi mà chưa tính đến các loại thời gian máy ngừng khác.
Năng suất sử dụng máy theo định mức chưa tính đến các tổn thất thời gian không cho
phép nhưng khó tránh khỏi và được dùng làm cơ sở tính toán mức lương cho công nhân, cũng
như làm xuất phát điểm cho việc tính toán nhiều loại định mức khác như định mức dự toán, định
mức kế hoạch.
Để tính toán phục vụ công tác quản lý người ta dùng năng suất sử dụng máy trung bình
(tính cho một đơn vị thời gian như giờ máy, ca máy).
4.5.2.2. Năng suất sử dụng máy trung bình (tính cho một giờ máy )
Năng suất trung bình tính cho một giờ máy có tính đến các tổn thất thời gian không cho
phép nhưng khó tránh khỏi theo công thức sau:

86
(5.25)
trong đó:
- hệ số sử dụng thời gian trong ca làm việc xét đến các tổn thất thời gian không cho
phép nhưng khó tránh khỏi.
Bảng 5.3. Các sơ đồ nhóm máy thường áp dụng trong thi công công trình xây dựng

tt Sơ đồ nhóm máy Mô tả

1 Máy chủ đạo và một số máy phụ trợ


làm việc song song.

2 Máy chủ đạo và một số máy phụ trợ


làm việc nối tiếp

3 Máy chủ đạo và một số dây chuyền


các máy phụ trợ làm việc nối tiếp.

4 Máy chủ đạo có nhiều thiết bị công tác


thay thế.

5 Máy chủ đạo với một số máy phụ trợ


song song. Trong dây chuyền có các
máy phụ trợ khác làm việc nối tiếp.

6 Một máy phụ trợ phục vụ cho máy chủ


đạo làm việc cùng một số dây chuyền
máy phụ trợ khác.

Hệ số được xác định như sau:

87
(5.26)

trong đó:
tc - thời gian một ca làm việc;
t1 - thời gian máy ngừng do thời tiết, tính trung bình cho một ca theo thống kê kinh
nghiệm;
t2 - thời gian máy ngừng do thiếu sót của tổ chức sản xuất, tính trung bình cho một ca
theo thống kê kinh nghiệm.
Trên cơ sở năng suất sử dụng máy trung bình tính cho một giờ người ta xác định năng
suất sử dụng máy trung bình tính cho một ca và năng suất sử dụng máy trung bình tính cho
một năm như sau:
(5.27)
và:
(5.28)
trong đó:
Tcm - số ca máy làm việc trong năm xác định theo công thức (5.9).
4.5.3. Năng suất của nhóm máy
Năng suất của nhóm máy phụ thuộc trước hết vào quy trình công nghệ thể hiện ở sơ đồ làm
việc của nhóm máy.
Bảng 5.3 mô tả các sơ đồ nhóm máy thường áp dụng trong thi công công trình xây dựng.
Trong các nhóm máy nối tiếp năng suất của cả nhóm máy chỉ bằng năng suất của máy có
năng suất thấp nhất. Trong loại nhóm máy này nếu năng suất của máy phụ trợ thấp hơn máy chủ
đạo thì máy chủ đạo không phát huy hết tác dụng, dẫn đến sự tăng lên của chi phí sử dụng máy.
Vì thế, để tận dụng năng suất của máy chủ đạo, thông thường người ta chọn năng suất của các
máy phụ trợ cao hơn năng suất của máy chủ đạo như đã trình bày trong nguyên tắc lựa chọn cỡ
máy chủ đạo.
Nhìn chung, năng suất của một nhóm máy bao gồm các máy chủ đạo và máy phụ trợ sẽ do
năng suất của máy chủ đạo quyết định. Năng suất của cả nhóm máy lại phụ thuộc vào một loạt
các nhân tố, trong đó có các nhân tố như số lượng máy phụ trợ phụ thuộc vào máy chủ đạo và
cùng làm việc với máy chủ đạo, mối liên hệ tương quan giữa năng suất của máy chủ đạo và các
máy phụ trợ, thời gian của một chu kỳ làm việc của máy chủ đạo và máy phụ trợ...

5. MUA SẮM MMTB ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN XÂY DỰNG


Mua sắm MMTB để thực hiện dự án xây dựng bao gồm các vấn đề:

88
 Lựa chọn phương án tối ưu MMTB (phương án máy móc thi công) thi công công
trình theo hợp đồng xây dựng đã ký kết với chủ đầu tư trên cơ sở các MMTB hiện
có và sẽ mua sắm thêm.
 Sau khi đã lựa chọn được phương án máy móc thi công tối ưu, công việc tiếp theo là
lập dự án mua sắm bổ sung MMTB cần thiết còn thiếu (dự án mua sắm bổ sung
MMTB).
5.1. Một số vấn đề chung của việc lập và lựa chọn phương án máy móc thi công công
trình theo hợp đồng
5.1.1. Phương án máy móc thi công công trình như là một dự án mua sắm MMTB
toàn bộ
Phương án máy móc thi công công trình được lập trên cơ sở các MMTB hiện có và sẽ mua
sắm thêm. Điều này có nghĩa là phải cố gắng tận dụng tối đa các MMTB hiện có. Ngoài ra, một
điều cần lưu ý là khi lập phương án, để tính toán các chỉ tiêu hiệu quả, thường phải giả thiết là tất
cả các MMTB đều chưa có, phải mua sắm toàn bộ. Vì lý do đó, việc lập (để lựa chọn) phương án
máy móc thi công công trình xây dựng theo hợp đồng có nội dung như lập dự án mua sắm
MMTB toàn bộ để thi công công trình (hoặc từng phần việc có tính độc lập tương đối) theo hợp
đồng xây dựng đã ký kết.
Phương pháp lập dự án đầu tư mua sắm MMTB toàn bộ để thi công công trình theo hợp
đồng nhìn chung có thể tham khảo các tài liệu [8, 15, 17, 18...], ngoài ra, việc lập dự án trong
trường hợp này có một số đặc điểm nhất định.
5.1.2. Một số đặc điểm của lập phương án máy móc thi công công trình hợp đồng
Tuỳ từng trường hợp, người ta có thể lập phương án máy móc thi công cho toàn bộ công
trình hay cho một phần việc nào đó có tính độc lập tương đối, ví dụ chọn tổ hợp máy đảm nhiệm
phần công việc sản xuất bê-tông xi-măng, hoặc chọn tổ hợp máy để thi công một hạng mục như
nền đường, mặt đường...
Lập phương án máy móc thi công công trình là một công việc rất phức tạp, đặc biệt nếu là
thi công toàn bộ công trình thì nó bao hàm cả các biện pháp, giải pháp thi công các hạng mục của
toàn bộ công trình xây dựng.
Lập phương án máy móc thi công công trình xây dựng theo hợp đồng có các nội dung như
lập một dự án đầu tư MMTB, nhưng có một số đặc điểm sau:
 Do phương án MMTB ở đây là để thi công một công trình cụ thể đã thắng thầu với
các nhiệm vụ, khối lượng công việc xây dựng đã xác định nên tính xác định của dự
án cao, việc dự báo, phân tích khối lượng công việc tương lai là đơn giản.
 Nội dung của phương án máy móc thi công phải lấy xuất phát điểm cho mọi tính
toán là thiết kế tổ chức thi công công trình và được thể hiện tập trung ở phương án
thiết kế tổ chức xây dựng công trình.
Ngoài ra, khi lập phương án máy móc thi công công trình hợp đồng cần lưu ý một số vấn đề
chủ yếu sau:
 Nhiệm vụ của chủ đầu tư giao theo hợp đồng xây dựng.
 Thực địa công trường sẽ tiến hành xây dựng.

89
 Thực lực của bản thân nhà thầu xây dựng.
 Những đặc điểm của nội dung phân tích dự án.
5.1.3. Một số đặc điểm của phương pháp phân tích phương án máy móc thi công công
trình hợp đồng
Sau khi đã lập được các phương án máy móc thi công công trình, công việc tiếp theo là
phân tích và lựa chọn phương án tốt nhất. Phân tích phương án máy móc thi công cũng giống như
việc phân tích dự án mua sắm MMTB toàn bộ thi công công trình và chủ yếu bao gồm việc xác
định các chỉ tiêu hiệu quả. Khi xác định các chỉ tiêu hiệu quả của phương án máy móc thi công
công trình hợp đồng có các đặc điểm cơ bản cần chú ý sau:
 Thời kỳ tính toán của phương án không phải là tuổi thọ của MMTB mà là thời gian
xây dựng quy định (vì thường là tuổi thọ của MMTB dài hơn thời gian xây dựng
công trình), hoặc thời gian MMTB tham gia thực tế vào thi công công trình hợp
đồng (trường hợp thời gian MMTB tham gia vào hợp đồng nhỏ hơn thời gian hợp
đồng).
 Các MMTB phải đưa vào và đưa ra khỏi quá trình thi công nhiều lần nên dòng tiền
đổi dấu nhiều lần, việc áp dụng chỉ tiêu IRR gặp nhiều khó khăn.
 Vốn đầu tư mua sắm MMTB không phải được sử dụng hết cho quá trình thi công
xây dựng mà chỉ dùng một phần nên phải có cách tính phân phối vốn đầu tư phù
hợp.
 Phải tính đến hiệu quả do rút ngắn thời gian xây dựng công trình.
 Phải chú ý đến thiệt hại về lợi nhuận do không sử dụng hết công suất của MMTB.
 Phải luôn luôn chú ý so sánh với các chỉ tiêu đã dự kiến theo hợp đồng đã ký kết với
chủ đầu tư.
5.1.4. Các nguyên tắc lựa chọn phương án máy móc thi công công trình hợp đồng
Các nguyên tắc cơ bản lựa chọn phương án máy móc thi công công trình hợp đồng là:
 Phải đảm bảo tuyệt đối yêu cầu của chủ đầu tư về các chỉ tiêu chi phí, thời gian xây
dựng và chất lượng xây dựng.
 Phải đảm bảo tổng lợi nhuận thu được tối thiểu bằng hoặc lớn hơn so với dự kiến
khi ký kết hợp đồng, bảo đảm mức doanh lợi tính cho một đồng vốn đầu tư bằng
hay lớn hơn ngưỡng hiệu quả cho phép.
 Phải đảm bảo an toàn về tài chính, đảm bảo khối lượng công việc của các năm lớn
hơn sản lượng hoà vốn tính toán.
 Phải chú ý tối ưu theo giác độ toàn hợp đồng. Kết hợp tốt giữa yêu cầu về thời gian
xây dựng công trình và yêu cầu về tận dụng công suất của MMTB. Nếu dự án xây
dựng nằm trong một doanh nghiệp thì phải chú ý kết hợp với kế hoạch theo năm
niên lịch của doanh nghiệp, nghĩa là kết hợp với việc thi công các công trình khác.

90
5.2. Phương pháp xây dựng một số nội dung cơ bản của phương án máy móc thi công
công trình hợp đồng
Nội dung của một phương án máy móc thi công công trình theo hợp đồng nên bao gồm các
phần chủ yếu sau:
Phần 1. Diễn tả nhiệm vụ và các điều kiện xây dựng do chủ đầu tư quy định theo hợp
đồng đã ký kết
 Tổng giá trị hợp đồng xây dựng đã thoả thuận.
 Thời gian và tiến độ xây dựng.
 Các yêu cầu về chất lượng xây dựng và bảo hành.
 Quy định về loại giá thanh toán (hợp đồng có giá không đổi hay hợp đồng có điều
chỉnh giá).
 Các quy định về chế độ thanh toán, tạm ứmg.
 Các quy định về thưởng phạt...
Phần 2. Tình hình địa điểm xây dựng
 Các số liệu điều tra khảo sát về điều kiện tự nhiên và kỹ thuật của địa điểm xây
dựng, đặc biệt cần chú ý là các số liệu về tình hình địa chất công trình, địa hình, địa
chất - thuỷ văn có liên quan đến xây dựng.
 Các số liệu điều tra về kinh tế, bao gồm: khả năng cung cấp của địa phương các yếu
tố đầu vào cho quá trình xây dựng như nguyên vật liệu, xe máy, thiết bị, nhân lực,
khả năng kết hợp với các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng tại chỗ, tình hình cơ sở hạ
tầng kỹ thuật.
 Các số liệu điều tra về xã hội, nhất là tình hình an ninh. Yêu cầu về bảo vệ môi
trường. Cơ sở hạ tầng văn hoá, xã hội có liên quan đến phục vụ đời sống cho công
nhân xây dựng.
 Diện tích hiện trường thi công, khả năng bố trí và di chuyển MMTB, yêu cầu về bảo
vệ các công trình lân cận...
Phần 3. Xác định nhu cầu về các yếu tố đầu vào cho quá trình hoạt động của máy hay
nhóm máy sẽ mua sắm và tình hình đáp ứng của thị trường và doanh nghiệp (nếu dự án
nằm trong một doanh nghiệp xây dựng)
 Nhu cầu và khả năng đáp ứng về vật tư, vật liệu xây dựng (gạch, đá, cát, xi-măng,
nhựa đường... ).
 Nhu cầu và khả năng đáp ứng về nhân lực.
 Nhu cầu và khả năng đáp ứng về vốn...
Phần 4. Thiết kế tổ chức xây dựng
 Xác định các loại khối lượng công việc xây dựng phải thực hiện. Nếu là mua sắm
một tổ hợp máy để thi công một phần công việc xây dựng có tính độc lập tương đối
nào đó thì phải giải trình cụ thể về khối lượng của loại công việc này.

91
 Trình bày/lựa chọn phương án công nghệ xây dựng của MMTB sẽ mua sắm và mức
cơ giới hoá hợp lý.
 Thiết kế tiến độ thi công theo thời gian, kèm theo các nhu cầu về MMTB, vật tư,
nhân lực theo thời gian.
 Thiết kế mặt bằng thi công, nhu cầu về công trình tạm phục vụ thi công.
 Tổ chức kiểm tra chất lượng.
 Tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý và nhân lực.
 Thiết kế tổ chức các quá trình sản xuất phụ và phụ trợ phục vụ thi công:
 Tổ chức cung cấp điện, nước;
 Tổ chức vận tải và cung ứng vật tư, thiết bị;
 Tổ chức sản xuất phụ (gia công cấu kiện xây dựng);
 Tổ chức sửa chữa MMTB;
 Tổ chức kho bãi và công trình tạm phục vụ thi công;
 Tổ chức phục vụ đời sống công nhân xây dựng.
Phần 5. Phân tích tài chính và kinh tế - xã hội
 Xác định các yếu tố đầu vào để phân tích, bao gồm các số liệu như: vốn đầu tư mua
sắm MMTB, doanh thu và chi phí sản xuất qua các năm hoạt động của MMTB sẽ
mua sắm, khấu hao cơ bản, thuế, tiền lãi phải trả cho tiền vốn đã vay, giá trị thu hồi
khi thanh lý tài sản, suất chiết khấu tính toán...
 Phân tích tài chính, bao gồm tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính và an toàn tài
chính.
 Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội (nếu cần thiết).
5.3. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu cơ bản của phương án máy móc thi công
công trình hợp đồng
5.3.1. Hệ chỉ tiêu hiệu quả tài chính
5.3.1.1. Hệ chỉ tiêu tĩnh
Hệ chỉ tiêu tĩnh thường được áp dụng cho các trường hợp thời gian thi công công trình
không dài, hoặc yêu cầu về độ chính xác không cao.
1. Chỉ tiêu tổng chi phí MMTB cho quá trình thi công xây lắp F

(5.29a)

trong đó:
r - chi phí sử dụng vốn để mua sắm MMTB;
V - Giá trị (hoặc vốn đầu tư) của MMTB đưa vào tham gia thi công;
- thời gian MMTB tham gia thi công công trình hợp đồng;

92
CSD - chi phí sử dụng MMTB bao gồm các thành phần giống chi phí ca máy đã trình
bày trong công thức (5.10), nghĩa là gồm cả khấu hao MMTB;
CK - các chi phí khác có liên quan đến chuyên chở, tháo lắp, chi phí xây dựng công
trình tạm phục vụ MMTB thi công công trình;
TL - chi phí liên quan đến thuế, lãi vay ngắn hạn, nhưng không gồm lãi vay vốn để
mua sắm MMTB;
- hiệu quả (hay thua lỗ) kinh tế do rút ngắn (hay kéo dài) thời gian xây dựng công
trình do sử dụng máy/nhóm máy theo phương án đang xét so với quy định của hợp
đồng. Chỉ tiêu này bao gồm hiệu quả kinh tế do giảm thiệt hại vì ứ đọng vốn sản xuất
kinh doanh của nhà thầu và do giảm chi phí quy ước cố định (vấn đề này sẽ được trình
bày cụ thể trong phần sau).

Lưu ý: trong công thức trên phần là để tính lãi phải trả cho tiền mua sắm MMTB
một cách gần đúng. Muốn tính toán chính xác hơn phải dựa vào các điều kiện của hợp đồng vay
vốn như sau:

(5.29b)

trong đó:
- nợ gốc năm trước chuyển sang năm thứ j, như vậy, với j=1, chính là tổng
tiền vốn vay ban đầu;
n - số thời đoạn tính lãi phù hợp với thời gian thi công công trình.
Trong so sánh lựa chọn phương án, chỉ tiêu tổng chi phí phải là nhỏ nhất và không được
vượt tổng chi phí máy thi công dự kiến để thực hiện hợp đồng xây lắp.
2. Chỉ tiêu tổng lợi nhuận L
L=G-F (5.30)
trong đó:
G - giá trị hợp đồng xây lắp.
Tổng lợi nhuận thu được phải lớn hơn lợi nhuận dự kiến và càng lớn càng tốt.
3. Mức doanh lợi của đồng vốn đầu tư DV

(5.31)

trong đó:
V - tổng vốn đầu tư cho phương án MMTB thi công công trình.
Chỉ tiêu DV phải lớn hơn hoặc bằng mức doanh lợi tính cho một đồng vốn theo định mức
của doanh nghiệp thi công công trình hợp đồng và càng lớn càng tốt.
4. Mức doanh lợi tính cho một đồng chi phí DCF

93
(5.32)

Chỉ tiêu DCF phải lớn hơn hoặc bằng mức mức lợi nhuận tính cho một đồng chi phí của
doanh nghiệp thi công xây dựng công trình và càng lớn càng tốt.
5.3.1.2. Hệ chỉ tiêu động
 Chỉ tiêu hiệu số thu chi quy về thời điểm hiện tại:

(5.33a)

hoặc:

(5.33b)

trong đó:
Dt - doanh thu xây lắp theo hợp đồng ở thời đoạn thứ t (tháng, quý, năm);
- chi phí xây lắp (có gồm khấu hao MMTB) ở thời đoạn thứ t;
i - suất chiết khấu tính toán tính theo đơn vị thời gian như của t;
nHD - thời gian thi công xây dựng công trình theo hợp đồng (thời gian hợp đồng), n HD
và n bằng nhau về thời lượng, nhưng có thể khác nhau về đơn vị (ví dụ một bên
tính bằng tháng, bên kia tính bằng năm).
Phương án đáng giá khi NPW không âm và càng lớn càng tốt.

Có ý kiến cho rằng công thức 5.33b cũng chỉ chính xác tương đối vì thể hiện

tổng tiền lãi phải trả bằng cách cộng dồn các lượng tiền lãi phải trả phát sinh ở các thời điểm
khác nhau một cách trực tiếp, điều này không phù hợp với lý luận về giá trị thời gian của tiền.
Nhưng nếu chiết khấu các lượng tiền lãi phải trả về một thời điểm, (trong các công thức trên là
thời điểm ban đầu) thì về mặt lý luận cũng chưa thể thống nhất. Có điều này là bởi vì, như ta đã
biết, phép chiết khấu thể hiện giá trị thời gian của tiền. Suất chiết khấu được xác định dựa trên chi
phí sử dụng vốn mà trước hết là lãi suất tiền vay. Nói khác đi, khi thực hiện phép chiết khấu các
dòng tiền là coi như đã tính tiền lãi phải trả.
Cụ thể hơn, phần giá trị khấu hao MMTB (tức là phần giá trị MMTB chuyển hoá và sản
phẩm) đã được chiết khấu vì có mặt trong thành phần của và lại được tính lãi trong thành
phần của V (công thức 5.33a) hoặc trong thành phần của (công thức 5.33b) là coi như chịu
lãi 2 lần. Vì lý do đó, có thể tính NPW theo công thức sau:

(5.33c)

Nhưng theo công thức 5.33c thì coi như chỉ tính đến phần giá trị khấu hao MMTB tính cho
thời gian MMTB tham gia thi công công trình, không tính đến tổng lượng tiền vốn đầu tư cho

94
MMTB phải chịu lãi khi đưa MMTB vào tham gia thi công. Hay nói khác đi, theo cách tính này,
máy là mới hay cũ tại thời điểm lúc bắt đầu tham gia thi công công trình đều cho ta cũng một kết
quả NPW vì chi phí khấu hao trong thành phần chi phí máy là như nhau.
 Chỉ tiêu suất thu lợi nội tại IRR được tính toán xuất phát từ phương trình:

(5.34)

Trong phương trình tính NPW của công thức (5.34) không tính đến các thành phần

(hoặc ) và như trong các công thức (5.33a, b, c) vì IRR là khả

năng cho lãi của phương án, chỉ được tính đối với các yếu tố nội bộ của phương án.
Phương án đáng giá khi IRR lớn hơn hoặc bằng suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được
MARR.
Phân tích phương án máy móc thi công công trình theo hợp đồng xây dựng dùng chỉ tiêu
suất thu lợi nội tại IRR gặp nhiều khó khăn, đặc biệt nếu phải so sánh phương án có dòng tiền đổi
dấu nhiều lần.
 Các chỉ tiêu khác như NAW, NFW tính toán tương tự hoặc xuất phát từ NPW. Chỉ
tiêu tỷ số thu chi BCR tính toán như bình thường.
5.3.2. Hệ chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội bao gồm:
 Giá trị sản phẩm thuần tuý gia tăng.
 Mức đóng góp cho ngân sách Nhà nước thể hiện ở số tiền đóng thuế và lệ phí.
 Hiệu quả do rút ngắn thời gian xây dựng công trình so với quy định của hợp đồng
đối với toàn bộ nền kinh tế. Chỉ tiêu này thể hiện ở hiệu quả do sớm thu hồi vốn đầu
tư cơ bản và hiệu quả do giảm thiệt hại vì ứ đọng vốn đầu tư cơ bản (giảm khối
lượng vốn đầu tư dở dang).
 Mức góp phần giải quyết nạn thất nghiệp.
 Mức cải thiện điều kiện lao động cho công nhân do áp dụng các công nghệ xây
dựng mới (nếu có), mức bảo đảm an toàn lao động.
 Mức tăng thêm thu nhập cho người lao động so với mặt bằng hiện tại.
 Các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường.
 Mức tăng thêm thu nhập ngoại tệ (nếu có)...
5.3.3. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế do rút ngắn thời gian xây dựng

95
Phương án máy móc thi công đã chọn có thể rút ngắn thời gian thi công xây dựng công
trình hợp đồng. Việc rút ngắn thời gian xây dựng mang lại nhiều hiệu quả cho nhà thầu, cho chủ
đầu tư và cả nền kinh tế quốc dân. Các hiệu quả chủ yếu là:
5.3.3.1. Hiệu quả kinh tế do sớm thu hồi vốn đầu tư cơ bản đã bỏ ra
Rút ngắn thời gian xây dựng và sớm đưa công trình vào sử dụng làm cho chủ đầu tư hoặc
nền kinh tế quốc dân sớm nhận thêm một khoản lợi nhuận. Do đó sẽ góp phần sớm thu hồi vốn
đầu tư cơ bản đã bỏ ra (ký hiệu là Hq1).
Hq1 = L.(T0 - T1) (5.35)
trong đó:
L - lợi nhuận trung bình hàng năm của thời kỳ công trình sớm đưa vào hoạt động;
T0, Tl - thời gian xây dựng theo hợp đồng và theo phương án sử dụng MMTB mua
sắm.
Khi thiếu số liệu về lợi nhuận hàng năm, để tính toán sơ bộ có thể dùng công thức sau:
Hq1 = i.D.(T0 - T1) (5.36)
trong đó:
i - lãi suất tối thiểu;
D - giá trị tài sản sớm đưa vào sử dụng.
Điều kiện thực hiện hiệu quả này là công trình phải hoàn thành toàn bộ và phải sớm khai
thác hết công suất của công trình.
5.3.3.2. Hiệu quả hinh tế do giảm thiệt hại vì ứ đọng vốn đầu tư cơ bản (giảm khối lượng
vốn đầu tư dở dang)
Rút ngắn thời gian xây dựng sẽ làm giảm thiệt hại do ứ đọng vốn đầu tư cơ bản ở các giai
đoạn đầu tư dở dang. Hiệu quả kinh tế ở đây chính là hiệu số của trị số thiệt hại do ứ đọng vốn
của 2 phương án đang xét ký hiệu là Hq2. Ta có:
Hq2 = i .(K0.T0 - K1.T1) (5.37)
trong đó:
K0, K1 - quy mô trung bình của vốn đầu tư cơ bản bị ứ đọng theo định mức và thực tế
(hoặc kế hoạch và thực hiện). Quy mô trung bình của vốn đầu tư cơ bản bị ứ đọng
được xác định như sau:

(5.38)

trong đó:
n - số thời kỳ xây dựng được tính theo tháng, quý hoặc năm;
Kl, K2, ..., Kn - vốn đầu tư cơ bản ở mỗi thời kỳ, là tổng số vốn đã bỏ ra từ khi bắt đầu
xây dựng đến thời kỳ đang xét.
Công thức tính luỹ tiến Kn như sau:

96
Kn = Kn-l + Mk (5.39)
trong đó:
Mk - mức đầu tư mỗi thời kỳ.
5.3.3.3. Hiệu quả kinh tế do giảm thiệt hại về ứ đọng vốn của nhà thầu
Rút ngắn thời gian xây dựng sẽ làm giảm thiệt hai do ứ đọng vốn cố định và vốn lưu động
sản xuất của doanh nghiệp xây dựng phải bỏ ra để xây dựng công trình (vốn cố định chủ yếu là
máy móc thiết bị xây dựng nhà xưởng phục vụ thi công, vốn lưu động chủ yếu là vật tư dự trữ).
Hq3 = i.(V0.T0 - Vl.Tl ) (5.40)
trong đó:
V1, V0 - quy mô trung bình của vốn sản xuất của tổ chức xây lắp theo hai phương án.
5.3.3.4. Hiệu quả kinh tế do giảm chi phí quy ước cố định
Rút ngắn thời gian xây dựng sẽ làm giảm chi phí quy ước cố định (chi phí phụ thuộc thời
gian xây dựng) ở trong giá thành công tác xây lắp. Loại chi phí này có mặt ở hầu hết các khoản
mục chi phí xây lắp:
 Chi phí vật liệu đó là chi phí bảo quản vật liệu;
 Chi phí nhân công đó là chi phí trả lương theo thời gian;
 Chi phí sử dụng máy đó là chi phí khấu hao và chi phí bảo dưỡng thường xuyên;
 Phụ phí thi công đó là chi phí cho bộ máy quản lý gián tiếp;
 Một số chi phí khác.
Trong trường hợp đơn giản nhất, hiệu quả này được tính như sau :
Hq4 = B.(1 - T1/T0) (5.41)
Các ký hiệu như ở trong các công thức trên, B là chi phí quy ước cố định nằm trong giá
thành công tác xây lắp của phương án có thời gian xây dựng là T0.
Trong thực tế để giảm thời gian xây dựng nhiều khi đòi hỏi phải tăng thêm một số chi phí.
Nếu việc tính toán hiệu quả được xem xét một cách riêng rẽ thì trong trường hợp này hiệu quả
chung do giảm thời gian xây dựng phải bị trừ đi một lượng chi phí tăng thêm để làm cho thời
gian xây dựng giảm đi. Nếu việc tính hiệu quả để so sánh các phương án theo góc độ chi phí xây
dựng có tính đến yếu tố rút ngắn thời gian xây dựng được tính theo các công thức trên, còn phần
chi phí tăng thêm đã được phản ánh vào các khoản mục chi phí của phương án có thời gian rút
ngắn.
5.3.3.5. Hiệu quả kinh tế do sớm đưa công trình vào sử dụng từng phần
Ngoài ra, không phụ thuộc vào vấn đề MMTB, người ta có thể xây dựng công trình thành
nhiều đợt và sớm đưa công trình vào sử dụng từng phần. Việc làm này cũng mang lại những hiệu
quả nhất định, các hiệu quả đó là:
a) Hiệu quả kinh tế do sớm được sử dụng từng phần công trình
So với khi không dự định đưa công trình vào sử dụng từng phần thì việc sớm đưa công trình
vào sử dụng từng phần sẽ đem lại hiệu quả kinh tế sau (Hpl).

97
(5.42)

trong đó:
Lj - lợi nhuận trung bình hàng năm nhận được tương ứng với số công suất (năng lực)
công trình được sớm đưa vào sử dụng từng phần ở đợt thứ j;
Tc - thời gian xây dựng chung của công trình theo phương án không sớm đưa vào sử
dụng từng phần;
Tj - thời gian xây dựng xong đợt thứ j khi sớm đưa vào sử dụng;
n - số đợt xây dựng.
Nếu do việc sớm đưa vào hoạt động từng phần mà chi phí cho sản xuất bị nâng lên so với
khi không đưa vào sử dụng từng phần thì số thiệt hại này phải được trừ bớt khỏi trị số L j. Nếu do
việc sớm đưa công trình vào sử dụng từng phần mà thời gian xây dựng chung của công trình bị
kéo dài ra so với khi không quy định sớm đưa công trình vào hoạt động từng phần thì ta phải trừ
khỏi trị số hiệu quả Hp1 khoản thiệt hại này.
b) Hiệu quả kinh tế của việc xây dựng công trình thành nhiều đợt
Đối với những công trình xây dựng mà công suất của chúng không thể sử dụng hết ở thời
điểm kết thúc xây dựng và đưa công trình vào sử dụng thì nên xây dựng chúng thành nhiều đợt.
Nhờ biện pháp xây dựng công trình thành nhiều đợt nên phần vốn đầu tư cơ bản tương ứng với
phần công suất tạm thời chưa cần đến ngay sẽ có thể dùng vào việc khác để sinh lợi, tránh được
thiệt hại do ứ đọng vốn đầu tư cơ bản trong suốt thời gian tạm thời chưa dùng đến. Hiệu quả kinh
tế ở đây được xác định bằng hiệu số giữa vốn đầu tư cơ bản của phương án xây dựng một lần và
xây dựng theo nhiều đợt đã được quy về thời điểm ban đầu.

(5.43)

trong đó:
K0 - tổng số vốn đầu tư cơ bản khi xây dựng theo một đợt;
Kj - số vốn đầu tư cơ bản bỏ ra để xây dựng đợt thứ j của công trình;
tj - thời gian kể từ lúc bắt đầu xây dựng công trình đến lúc tiến hành xây dựng đợt thứ
j.
Trong nhiều trường hợp khi xây dựng nhiều đợt thì tổng vốn đầu tư cơ bản có thể bị tăng
lên so với khi xây dựng một đợt. Số vốn đầu tư cơ bản đã bị tăng lên là:

(5.44)

Tỉ số Hp2/V sẽ nói lên hiệu quả kinh tế do xây dựng công trình thành nhiều đợt.

98
5.4. Lập dự án mua sắm bổ sung
5.4.1. Vai trò, đặc điểm của việc lập dự án mua sắm MMTB
Để thi công công trình nhà thầu cần có đội ngũ MMTB xây dựng phù hợp theo phương án
máy móc thi công đã chọn. Sự có mặt một đội ngũ MMTB phù hợp là một tiêu chuẩn căn bản
đánh giá năng lực nhà thầu và có ý nghĩa to lớn trong việc xét thầu. Nói một cách khác, người
thắng thầu thi công xây dựng công trình thường đã có một đội ngũ MMTB xây dựng cần thiết
nhất định.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, lượng MMTB hiện có của nhà thầu không đủ để đáp
ứng việc thi công công trình xây dựng đã thắng thầu, đặc biệt trong trường hợp khi nhà thầu cùng
lúc phải thi công nhiều công trình, nhiều dự án. Trong trường hợp này, nhà thầu cần bổ sung
thêm các MMTB cần thiết.
Nhà thầu có thể bổ sung thêm MMTB cần thiết bằng các phương thức khác nhau như thuê
hoặc mua. Vấn đề thuê hay mua đã được xem xét trong chương 4, ở đây xin trình bày về mua
sắm bổ sung MMTB để thi công công trình dự án xây dựng mà nhà thầu đã thắng thầu.
Để mua sắm MMTB bổ sung không nhất thiết phải lập thành dự án đầu tư. Đối với các
MMTB riêng lẻ hoặc/hay vốn đầu tư yêu cầu không cao việc quyết định mua sắm hay không có
thể nhờ các phân tích đơn giản hơn so với việc lập dự án mua sắm. Một trong những phương
pháp phân tích đơn giản chủ yếu hay được áp dụng là phân tích chi phí vòng đời (LCC) đã trình
bày ở trên.

99
Danh mục công trình Danh mục các máy móc
hay công tác xây dựng hiện có và khả năng
theo hợp đồng thuê, mua

Đặc điểm công nghệ xây Thông số kỹ thuật và chỉ


dựng tiêu khai thác của máy

Cường độ thi công


Chọn máy chủ đạo
và máy phụ trợ

phù hợp không phù hợp


so
sánh

Phương án máy móc thi Danh mục các máy móc


công công trình hợp đồng hiện có

Danh mục MMTB cần bổ sung

Mua sắm bổ sung

Hình 5.2. Sơ đồ lô-gíc của việc lập phương án máy móc thi công công trình
hợp đồng và mua sắm bổ sung

Đối với một máy hoặc nhóm máy đắt tiền quyết định mua sắm hay không là một vấn đề
quan trọng vì có mua sắm MMTB thì mới có năng lực tranh thầu, nhưng nếu mua thì chi phí mua
sắm MMTB sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tình hình tài chính của dự án/doanh nghiệp, sẽ gây ứ đọng
vốn (nếu không có đủ việc làm cho MMTB đã mua sắm)...
Việc lập dự án đầu tư là việc làm chứng tỏ tính cần thiết và hữu ích (hoặc ngược lại là
không cần thiết và không hữu ích) về mặt kinh tế của việc mua sắm MMTB đã định. Nó giúp cho
người có thẩm quyền quyết định đầu tư ra quyết định mua, không mua hay đi thuê MMTB đang
xem xét.
Lập dự án mua sắm MMTB bổ sung là hệ quả của phương án máy móc thi công công trình
hợp đồng nên cũng có các đặc điểm như vậy(về xuất phát điểm của mọi tính toán, về tính xác
định cao và về thời hạn tính toán).
Trình tự lô-gíc của công tác lập phương án máy móc thi công công trình hợp đồng và lập dự
án mua sắm bổ sung MMTB có thể biểu diễn như hình 5.2.

100
Lập dự án mua sắm bổ sung cũng là một công việc phức tạp và chỉ có thể thực hiện thuận
lợi đối với một máy hoặc nhóm máy có tính độc lập tương đối, nghĩa là chu trình hoạt động của
máy (hoặc nhóm máy) đó có thể phân tách riêng ra như một quá trình có đầu vào và đầu ra có thể
xác định được. Ví dụ như một tổ hợp trạm trộn bê-tông nhựa (và các máy móc phụ trợ cần thiết)
có đầu vào là các nguyên vật liệu cần thiết để trộn bê-tông nhựa, đầu ra là bê-tông nhựa thương
phẩm tính tại chân trạm trộn hoặc có kèm vận chuyển đến nơi cần thiết.
Nội dung chủ yếu của một dự án mua sắm bổ sung là xác định hiệu quả tài chính quá trình
hoạt động của máy hay nhóm máy cần mua trong khuôn khổ thực hiện công trình hợp đồng.
5.4.2. Các nội dung cơ bản của một dự án mua sắm bổ sung
Nội dung của một dự án mua sắm bổ sung cần có các phần chủ yếu sau:
Phần 1. Xác định khối lượng công việc xây dựng theo hợp đồng và chứng tỏ sự cần thiết
của việc mua sắm bổ sung
 Khối lượng các công việc xây dựngtheo hợp đồng.
 Nhu cầu MMTB theo phương án máy móc thi công công trình đã lựa chọn.
 Trên cơ sở các MMTB hiện có, xác định MMTB cần mua sắm bổ sung.
 Xác định lượng vốn đầu tư cần thiết để mua sắm bổ sung.
Phần 2. Tính toán các chi phí đầu vào
 Chi phí máy (chi phí khấu hao; chi phí sửa chữa; chi phí nhiên liệu, năng lượng; tiền
lương thợ điều khiển; và chi phí khác) .
 Chi phí nguyên vật liệu.
 Chi phí nhân công.
 Chi phí chung.
 Xác định tổng chi phí sản xuất (gồm cả 4 khoản mục trên), chi phí vận hành theo
từng thời đoạn tính toán.
Phần 3. Tính toán doanh thu đầu ra
 Trên cơ sở khối lượng công việc yêu cầu theo từng thời đoạn của hợp đồng và năng
suất sử dụng của máy hay nhóm máy mua sắm bổ sung, xác định khối lượng sản
phẩm đầu ra (có thể sản phẩm đó chỉ là sản phẩm trung gian) của máy/nhóm máy đó
theo từng thời đoạn tính toán
 Xác định đơn giá tính toán của sản phẩm đầu ra.
 Tính toán doanh thu theo từng thời đoạn.
Phần 4. Xác định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính và an toàn tài chính
5.4.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu tài chính của dự án mua sắm bổ sung
1. Tổng chi phí sử dụng
Lập dự án mua sắm bổ sung, do đầu vào, đầu ra cũng như bản thân quá trình thi công đã xác
định một cách tương đối nên không nhất thiết phải xác định tổng chi phí cho quá trình thi công

101
như các công thức (5.29a, b), mà để so sánh các phương án, chỉ cần tính tổng chi phí sử dụng
máy FSD:

(5.45a)

hoặc:

(5.45b)

trong đó:
r - chi phí sử dụng vốn để mua sắm MMTB bổ sung;
- thời gian MMTB bổ sung tham gia thi công công trình hợp đồng.
Các ký hiệu khác giống như các công thức (5.29a, b).
2. Chỉ tiêu hiệu số thu chi quy về thời điểm hiện tại NPW
Trường hợp mua sắm bổ sung, NPW có thể tính toán như sau:

(5.46a)

hoặc:

(5.46b)

hoặc:

(5.46c)

trong đó:
Dt - doanh thu từ các sản phẩm của MMTB mới bổ sung tính cho thời đoạn thứ t;
- chi phí sản xuất xây lắp (kể cả khấu hao) của MMTB bổ sung tính cho thời đoạn
thứ t;
Các ký hiệu khác tương tự như các công thức (5.33a, b, c).
Các chỉ tiêu hiệu quả khác như IRR, B/C, T hv xác định trên cơ sở chỉ tiêu NPW (hoặc tương
tự).
3. Hệ số khả năng trả nợ
Hệ số khả năng trả nợ hàng năm xác định bằng tỷ số giữa tổng khả năng trả nợ và tổng tiền
phải trả hàng năm theo công thức:

(5.47)

trong đó:

102
Lt - thu nhập sau thuế và lãi của thời đoạn t;
TVGt - tiền vốn gốc phải trả thời đoạn t;
KHt - khấu hao tính cho thời đoạn t.

BÀI TẬP LỚN. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN MUA SẮM MMTB BAN ĐẦU
Lập dự án mua sắm MMTB ban đầu được hiểu là lập dự án mua sắm MMTB (thường là
mua sắm mới) với giả thiết là khối lượng công việc trong tương lai của dự án (hoặc doanh nghiệp
xây dựng) đủ cho MMTB hoạt động như dự kiến trong suốt thời gian phục vụ của nó.
Đề bài
Một doanh nghiệp xây dựng dự kiến mua sắm một tổ hợp thiết bị gồm: 01 trạm trộn bê tông
xi - măng công suất 50 m 3/h, 1 máy xúc 1,25 m3 và 1 máy ủi 110 CV. Tổng chi phí kể cả công
vận chuyển, vận hành chạy thử, bảo hiểm... là:
 trạm trộn: 1 800 tr. VNĐ;
 máy xúc 1,25 m3: 1 320 tr. VNĐ;
 máy ủi 110 CV: 600 tr. VNĐ
Nguồn vốn vay ngân hàng với lãi suất (kể cả các phụ phí) là 10%/năm.
Dự tính khối lượng công việc xây dựng trong tương lai đủ để mỗi năm trạm trộn sẽ làm việc
220 ca. Thời hạn sử dụng TSCĐ (phương pháp khấu hao theo đường thẳng) đăng ký là 6 năm đối
với tất cả các loại thiết bị. Giá trị thu hồi khi thanh lý sau khi hết khấu hao dự kiến bằng 5%
nguyên giá. Bê-tông sản xuất ra được tiêu thụ hết với giá đầu ra (chỉ phục vụ tính toán) cho 1 m 3
bê tông thương phẩm tại chân trạm trộn tính trung bình cho loại mác 200, độ sụt 2-4 cm, đá
dmax=200mm (40-70% cỡ 0.5x1 cm, 60-30% cỡ 1x2 cm) là 760 000 VNĐ không kể thuế VAT.
Hãy tham khảo các định mức, đơn giá cần thiết, áp dụng các văn bản hướng dẫn có liên
quan để phân tích giác độ tài chính dự án mua sắm trên (để giúp trả lời câu hỏi có nên mua sắm
hay không) với các trường hợp sau:
1. Ngân hàng không ấn định cụ thể số tiền vốn gốc phải trả hàng năm, chỉ yêu cầu trả
đủ tiền gốc trong vòng 6 năm, tiền lãi trả hàng năm.
2. Ngân hàng yêu cầu tiền vốn gốc phải được thanh toán đều trong 6 năm bắt đầu từ
năm đầu tiên, tiền lãi trả hàng năm.

Lời giải
1. Căn cứ và cơ sở tính toán hiệu quả dự án
 Căn cứ kế hoạch sản xuất trong các năm theo tiến độ của các hợp đồng xây dựng
doanh nghiệp đã ký kết.
 Căn cứ Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình ban

103
hành theo Thông tư số 05/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng.
 Tham khảo Định mức dự toán XDCT - Phần xây dựng công bố theo Công văn số
1776/BXD-VPngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng.
 Căn cứ Hướng dẫn phương pháp xây dựng giá ca máy và thiết bị thi công ban hành
theo Thông tư 07/TT-BXD ngày 25/7/2007 và tham khảo một số thông số tính toán
từ Thông tư 06/TT-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ Xây dựng.
 Căn cứ "Quy định về quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ" ban hành theo
Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính.
 Căn cứ bảng lương A.1.8 ban hành kèm theo Nghị định 205/NĐ-CP ngày
14/12/2004.
Căn cứ và cơ sở để tính toán chi phí ca máy bao gồm:
 Giá của cả tổ hợp máy (nguyên giá TSCĐ) để tính khấu hao là: 3720 tr.đ.
 Khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ quy định tại "Quy định về quản lý sử
dụng và trích khấu hao TSCĐ" ban hành theo Quyết định số 206/2003/QĐ-
BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính.
 Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy bao gồm tiền lương cơ bản, các khoản lương
phụ, phụ cấp lương theo bảng lương A.1.8 ban hành kèm theo Nghị định số 205/CP
ngày 14/12/2004 của Chính phủ về Hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ
phụ cấp lương và được tính toán theo Hướng dẫn phương pháp xây dựng giá ca
máy và thiết bị thi công ban hành theo Thông tư 07/TT-BXD ngày 25/7/2007 của
Bộ Xây dựng với mức lương tối thiểu 540 000đ/tháng.
 Chi phí nhiên liệu, năng lượng trong giá ca máy được xác định theo nguyên tắc phù
hợp với lượng nhiên liệu, năng lượng sử dụng trong ca và giá nhiên liệu, năng lượng
trên thị trường ở từng thời điểm tính toán (quý I năm 2008) gồm:
+ Điện sản xuất = 1 200 đ/kwh.
+ Dầu diêzen = 13 900 đ/lít .
2. Trình tự tính toán
2.1. Tổng vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư: 3 720 tr.đ, thời hạn tính toán lấy bằng thời hạn khấu hao đã đăng kí là 6
năm. Khấu hao một năm cho cả tổ hợp là 620 tr.đ (dùng để tính toán chi phí của doanh nghiệp).
2.2. Tính chi phí
Chi phí của dự án bao gồm các chi phí về vật liệu, nhân công xây lắp, chi phí máy thi công
và chi phí chung với các nội dung chi phí như sau:
2.2.1. Chi phí máy
Các thành phần chi phí và tổng chi phí ca máy được tính toán theo các bảng sau:

104
Trong các tính toán trên, tiền lương thợ điều khiển xuất phát từ bảng lương:

105
2.2.2. Chi phí vật liệu
Tổ hợp trạm trộn - máy xúc - máy ủi đảm nhiệm việc trộn bê tông xi-măng, cung cấp vữa
bê-tông thương phẩm phục vụ cho công tác thi công các kết cấu bê-tông. Do vậy, chi phí vật liệu
phục vụ cho tổ hợp máy bao gồm các loại vật liệu đảm bảo đủ quy cách để chế tạo vữa bê-tông
thương phẩm theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế được duyệt.
- Định mức cấp phối vật liệu tiêu hao cho 1m3 vữa bê-tông thương phẩm có thể tham khảo
định mức C2123 của bộ định mức 1776/BXD-VP, với loại vữa bê-tông mác 200 sử dụng xi măng
PC30 và đá dăm cỡ hạt 1x2cm xác định được cấp phối thực hiện cho 1m 3 (đã có tỷ lệ hao hụt ở
các khâu vận chuyển, bảo quản và thi công);
- Đơn giá vật liệu đến chân công trình theo giá khu vực do Ủy ban nhân dân các tỉnh (thành
phố) công bố tại từng thời điểm chưa bao gồm VAT;
- Hao phí ca máy để sản xuất 1 m 3 bê tông, tham khảo định mức AF.51140 của bộ định
mức 1776/BXD-VP.
Chi phí vật liệu cho 1m 3 vữa bê-tông mác 200 tại khu vực Hà Nội tại thời điểm quý I/2008

106
và chi phí vật liệu cho 1 ca, 1 năm hoạt động của trạm trộn được tính toán theo bảng:

2.2.3. Chi phí nhân công


Tổ hợp máy mua sắm để sản xuất vữa bê-tông tại hiện trường cấp cho các công việc của
các hợp đồng xây dựng công trình theo tiến độ. Chi phí nhân công phục vụ dây chuyền sản xuất
tham khảo định mức định mức AF.51140 của bộ định mức 1776/BXD-VP.

2.2.4. Tổng hợp chi phí sản xuất bêtông


Chi phí sản xuất hàng năm bao gồm chi phí máy thi công, chi phí nguyên vật liệu, chi phí
nhân công, trực tiếp phí khác và chi phí chung. Bảng sau tập hợp chi phí sản xuất tính cho một
năm hoạt động (220 ca máy) của tổ hợp máy.

107
2.3. Tính toán doanh thu
2.3.1. Các căn cứ/giả thiết để tính toán
 Căn cứ kế hoạch các năm tiếp theo của doanh nghiệp, trong đó, khối lượng công
việc hàng năm đủ cho tổ hợp máy của dự án thực hiện với số ca máy hoạt động
trong một năm là 220 ca.
 Căn cứ tình trạng kỹ thuật - chất lượng của tổ hợp máy có thể đảm bảo các điều kiện
cho xe máy hoạt động bình thường trong suốt thời gian khai thác, sử dụng.
 Căn cứ khối lượng thực hiện đạt được của doanh nghiệp khi thi công các công trình
xây dựng.
 Căn cứ đơn giá trúng thầu theo hợp đồng xây dựng công trình (hay giá của sản
phẩm được thị trường chấp nhận).
2.3.2. Tính toán doanh thu
- Khối lượng thực hiện tốt nhất của một ca cho tổ hợp máy, tham khảo định mức AF.51140
của bộ định mức 1776/BXD-VP.
- Đơn giá sản phẩm phục vụ tính toán có thể lấy bằng giá khu vực thống nhất của các tỉnh
thành phố quy định, có thể là đơn giá trúng thầu theo hợp đồng, có thể bằng cách tính toán theo
chế độ chính sách hiện hành hoặc cũng có thể là giá bán được thị trường chấp nhận.
Giá bán 1m3 vữa bê-tông thương phẩm tại chân trạm trộnmác 200 đá dăm cỡ hạt 1x2cm
chưa có thuế VAT sử dụng để tính toán trong bài này là 760 000 đồng VNĐ/m3.
Doanh thu 1 ca (không kể VAT) và của 1 năm hoạt động được tính toán theo bảng:

108
2.4. Tính toán hiệu quả tài chính
Hiệu quả tài chính của dự án mua sắm tổ hợp MMTB được thể hiện trong các tính toán tiếp
theo.
2.4.1. Trường hợp 1:
Ngân hàng không ấn định cụ thể số tiền phải trả hàng năm, chỉ yêu cầu trả đủ tiền cả gốc và
lãi trong vòng 6 năm. Như vậy, dự án (doanh nghiệp xây dựng) được toàn quyền quyết định số
tiền trả vốn gốc hàng năm.
Giả sử doanh nghiệp (dự án) quyết định sử dụng toàn bộ thu nhập sau thuế và lãi + khấu
hao hàng năm để đem trả nợ gốc thì ta có dòng tiền như bảng sau:

109
a. Tính toán các dòng tiền của dự án và vấn đề trả nợ vốn vay

b. Tính các chỉ tiêu hiệu quả

Trong bảng tính các chỉ tiêu hiệu quả, dòng thu chi được quy đổi với suất chiết khấu lấy
bằng lãi suất tiền vay và bằng 10%.

c. Phân tích độ nhạy

110
111
2.4.2. Trường hợp 2:
Ngân hàng yêu cầu trả nợ trong vòng 6 năm, mỗi năm phải trả một lượng tiền vốn gốc bằng
nhau và bằng 620 tr.đ, tiền lãi trả hàng năm.
a. Kế hoạch trả nợ

b. Tính các dòng tiền, các chỉ tiêu hiệu quả và hệ số khả năng trả nợ hàng năm

112
Như vậy, cả 2 trường hợp, dự án mua sắm tổ hợp trạm trộn đáng giá nhưng có độ nhạy cao.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. MMTB xây dựng có thể bao gồm các loại nào? Ví dụ?

113
2. Anh chị hãy trình bày các nguyên tắc và phương pháp xác định nhu cầu MMTB của một
dự án xây dựng công trình giao thông?
3. Các nguyên tắc lựa chọn MMTB? Giải thích các chỉ tiêu chi phí vòng đời của MMTB,
chỉ tiêu hiệu quả tài chính FNPW.
4. Trình bày chế độ làm việc trong một ca của MMTB xây dựng? Phương pháp xác định
số ngày làm việc và số ca làm việc bình quân của MMTB trong một năm niên lịch.
5. Trình bày phương pháp xây dựng giá ca máy.
6. Hiểu thế nào là năng suất của MMTB? Trình bày các loại năng suất của MMTB mà anh
chị biết. Phương pháp xác định các loại năng suất sử dụng của MMTB? Xác định các
loại năng suất sử dụng của MMTB đã kể trên nhàm mục đích gì? Ví dụ?
7. Hiểu thế nào là năng suất của nhóm máy? Năng suất của nhóm máy phụ thuộc vào
những vấn đề gì?
8. Đặc điểm và nguyên tắc của việc lập và lựa chọn phương án máy móc thi công công
trình hợp đồng?
9. Trình bày phương pháp xây dựng các nội dung cơ bản của phương án máy móc thi công
công trình hợp đồng?
10. Hãy trình bày các xác định chỉ tiêu tổng chi phí cho quá trình xây lắp (chỉ tiêu tĩnh) và
chỉ tiêu hiệu số thu chi quy về thời điểm hiện tại của một phương án máy móc thi công
công trình hợp đồng. Hãy chỉ ra và giải thích các đặc điểm của công thức tính các chỉ
tiêu trên.
11. Trình bày các loại hiệu quả do rút ngắn thời gian xây dựng công trình? Ai được hưởng
các hiệu quả này?
12. Vai trò, đặc điểm của việc lập dự án mua sắm bổ sung MMTB để thi công công trình
hợp đồng? Một dự án mua sắm bổ sung phải gồm có những nội dung cơ bản nào?
13. Khi phân tích dự án mua sắm bổ sung cần và có thể xác định được các chỉ tiêu hiệu quả
nào? Phương pháp xác định các chỉ tiêu đó? Vấn đề an toàn tài chính có thể được xem
xét như thế nào?

BÀI TẬP

114
Bài 1. Có 3 phương án mua sắm một loại máy xây dựng có các số liệu như
biểu sau. Hãy tính chi phí vòng đời của chúng và cho biết nên mua chiếc
máy nào, biết rằng lãi suất tính toán là 10%/năm.
Tên máy Chi phí mua sắm Thời gian Giá trị còn Chi phí vận hành trung
ban đầu, tr. đ phục vụ, năm lại, tr. đ bình hàng năm, tr. đ

A 500 8 ước tính bằng 120


5% chi phí
B 450 8 125
mua sắm ban
C 600 9 đầu 105

Bài 2. Hãy sử dụng bảng giá dự toán ca máy và thiết bị xây dựng và các tài liệu có liên quan
khác để tính chi phí một ca máy cho các loại máy sau:
a. Máy đào một gầu, bánh xích, dung tích gầu 1 m3.
b. Máy ủi công suất 100 CV.
c. Ô-tô tự đổ trọng tải 10 tấn.

115

You might also like