Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 29

CHƯƠNG 2

QUẢN LÝ VẬT TƯ TRONG DỰ ÁN XÂY DỰNG

1. CÁC QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ VẬT TƯ TRONG DỰ ÁN XÂY DỰNG_______________14


1.1. Đảm bảo vật tư cho dự án xây dựng_____________________________________________14
1.1.1. Nhiệm vụ của công tác đảm bảo vật tư cho dự án xây dựng________________________________14
1.1.2. Nhiệm vụ cung ứng của các bên liên quan trong thực hiện dự án____________________________15
1.2. Các chức năng và giai đoạn quản lý vật tư_______________________________________15
1.2.1. Các chức năng của quản lý vật tư____________________________________________________15
1.2.2. Các giai đoạn quản lý vật tư________________________________________________________15
2. LẬP KẾ HOẠCH VẬT TƯ CHO DỰ ÁN XÂY DỰNG____________________________17
2.1. Nguyên tắc và công cụ lập kế hoạch vật tư_______________________________________17
2.2. Xác định nhu cầu vật tư xây dựng______________________________________________18
2.2.1. Những căn cứ để xác định nhu cầu vật tư______________________________________________18
2.2.2. Nội dung xác định nhu cầu vật tư xây dựng____________________________________________19
3. MUA SẮM VÀ QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG_____________________________20
3.1. Nhiệm vụ của mua sắm và quản lý hợp đồng cung ứng_____________________________20
3.2. Quản lý mua sắm vật tư_______________________________________________________21
3.2.1. Các hình thức thu mua vật tư________________________________________________________21
3.2.2. Xác định số lượng vật tư mua sắm mỗi lần tối ưu________________________________________22
3.2.3. Các hình thức tổ chức mua sắm vật tư_________________________________________________23
3.3. Quản lý hợp đồng cung ứng vật tư______________________________________________24
3.3.1. Hợp đồng cung ứng vật tư__________________________________________________________24
3.3.2. Các hình thức tổ chức cung ứng vật tư xây dựng________________________________________26
4. TỔ CHỨC VẬN CHUYỂN, BẢO QUẢN VÀ CẤP PHÁT VẬT TƯ__________________26
4.1. Tổ chức vận chuyển vật tư_____________________________________________________26
4.1.1. Vận chuyển đối ngoại_____________________________________________________________27
4.1.2. Vận chuyển nội bộ________________________________________________________________27
4.1.3. Một số ách tắc thường gặp trong vận chuyển vật tư xây dựng______________________________28
4.2. Tổ chức bảo quản vật tư______________________________________________________29
4.2.1. Nhiệm vụ của công tác bảo quản vật tư________________________________________________29
4.2.2. Các loại kho bảo quản_____________________________________________________________29
4.3. Tổ chức cấp phát vật tư cho các công việc của dự án_______________________________30
4.3.1. Giao nhận tại kho_________________________________________________________________30
4.3.2. Nhận tại nơi sử dụng______________________________________________________________30
4.3.3. Định mức sử dụng vật tư___________________________________________________________30
4.4. Một số biện pháp giảm hao hụt vật tư___________________________________________31
5. QUẢN LÝ DỰ TRỮ________________________________________________________31
5.1. Nhiệm vụ của công tác dự trữ__________________________________________________31
5.2. Các loại dự trữ sản xuất và định mức dự trữ sản xuất______________________________31
5.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến dự trữ sản xuất______________________________________________31
5.2.2. Các loại dự trữ sản xuất____________________________________________________________32

13
5.2.3. Định mức dự trữ__________________________________________________________________34
5.3. Chiến lược dự trữ____________________________________________________________36
5.3.1. Phân tích ABC___________________________________________________________________36
5.3.2. Mô hình xác định mức dự trữ tối ưu__________________________________________________37
5.3.3. Các chiến lược dự trữ______________________________________________________________37
CÂU HỎI ÔN TẬP__________________________________________________________39
BÀI TẬP___________________________________________________________________40

1. CÁC QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ VẬT TƯ TRONG DỰ ÁN XÂY DỰNG


1.1. Đảm bảo vật tư cho dự án xây dựng
1.1.1. Nhiệm vụ của công tác đảm bảo vật tư cho dự án xây dựng
Vật tư sử dụng trong dự án xây dựng chủ yếu bao gồm nguyên vật liệu, cấu kiện, bán
thành phẩm, nhiên liệu, điện năng... Riêng chi phí cho vật liệu xây dựng (kể cả chi phí vận
chuyển) thường chiếm từ 60% đến 70% giá thành công trình xây dựng, vì thế công tác cung
ứng vật tư trong sản xuất kinh doanh xây dựng có một vai trò cực kỳ quan trọng.
Nhiệm vụ của công tác đảm bảo vật tư xây dựng là cung cấp đầy đủ về số lượng, đồng
bộ về quy cách, chủng loại, kịp thời về thời gian, đảm bảo về chất lượng với chi phí hợp lý
nhất. Hình 2.1 thể hiện các nhiệm vụ của công tác đảm bảo vật tư trong hệ thống đảm bảo các
nguồn lực cho một dự án.

Đảm bảo các nguồn lực cho dự án

Mua sắm và thầu phụ Quản lý vật tư nội bộ

Dịch vụ Vật tư Giao Bảo quản Cấp


mua thiết bị nhận và dự trữ phát
ngoài

Thầu phụ
Các loại vật tư thiết bị sử dụng trong dự án

Dịch vụ tư vấn

Hình 2.1. Đảm bảo vật tư trong hệ thống đảm bảo các nguồn lực cho dự án

14
1.1.2. Nhiệm vụ cung ứng của các bên liên quan trong thực hiện dự án
Cần lưu ý là cung cấp các thiết bị cần lắp vào công trình thuộc trách nhiệm của chủ đầu
tư, không thuộc trách nhiệm của nhà thầu xây dựng thực hiện dự án (người xây dựng) trừ
trường hợp trong hợp đồng thi công xây dựng có quy định khác. Do đó, quản lý vật tư thiết bị
ở đây chỉ được xem xét từ góc độ của người xây dựng (nhà thầu xây dựng) thực hiện dự án và
vật tư thiết bị ở đây được hiểu là đối tượng lao động và tư liệu lao động mà nhà thầu cần để
thực hiện dự án.
Mối quan hệ và trách nhiệm cung ứng của các bên hữu quan trong thực hiện dự án được
thể hiện trên hình 2.2.

công trình dự án
Các nhà cung Chủ Các nhà cung
cấp (vật tư, hợp đồng đầu tư hợp đồng cấp (thiết bị
cung ứng cung ứng
thiết bị) cần lắp vào
công trình)
Nhà hợp
Các tổ chức
hợp đồng
thầu đồng
tư vấn
tư vấn xây xây
dựng dựng
Các tổ chức
Các nhà thầu tư vấn
phụ hợp đồng hợp đồng
thầu phụ tư vấn

Hình 2.2. Trách nhiệm cung ứng của các bên trong thực hiện dự án

1.2. Các chức năng và giai đoạn quản lý vật tư


1.2.1. Các chức năng của quản lý vật tư
Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ của công tác đảm bảo vật tư phải nắm được nội dung các
chức năng quản lý vật tư. Các chức năng quản lý vật tư bao gồm xác định nhu cầu vật tư và
nguồn cung cấp, tổ chức thu mua vật tư và vận chuyển về nơi quy định, kiểm tra số lượng và
chất lượng vật tư, tổ chức nhập kho bảo quản và cấp phát, bảo đảm mức dự trữ hợp lý, tổ chức
vận chuyển và cấp phát từ kho đến nơi sử dụng, tổ chức kiểm kê thường xuyên nắm vững tình
hình tồn kho, lập kế hoạch chi phí và hạ giá thành cung ứng, góp phần cải tiến hệ thống tiêu
chuẩn, định mức sử dụng vật tư và dự trữ vật tư.
Hình 2.3 thể hiện các chức năng quản lý vật tư.

15
1.2.2. Các giai đoạn quản lý vật tư
Từ hình 2.1 và hình 2.3 có thể thấy mua sắm và quản lý vật tư nội bộ là 2 mặt thống nhất
của các quá trình quản lý vật tư thiết bị cho dự án.
Mua sắm là quá trình chuyển đổi sở hữu các sản phẩm và dịch vụ cần thiết cho dự án từ
các tổ chức cung ứng bên ngoài. Dịch vụ mua ngoài bao gồm dịch vụ xây dựng của các nhà
thầu phụ, dịch vụ tư vấn của các tổ chức tư vấn. Các sản phẩm cần thiết bao gồm các loại vật
tư và MMTB cần thiết cho dự án.
Quản lý mua sắm vật tư bao gồm các quá trình lập kế hoạch nhu cầu vật tư, lựa chọn nhà
cung cấp, ký kết hợp đồng mua sắm và quản lý thực hiện hợp đồng mua sắm.
Quản lý vật tư

Lập kế hoạch Tổ chức và điều chỉnh Kiểm tra

xác định nhu tổ chức và điều chỉnh đánh giá công tác đảm bảo vật tư
cầu vật tư; các đợt cấp hàng cho cho dự án;
thiết lập lịch dự án; đánh giá chi phí;
cung cấp tổ chức bảo quản và cấp kiểm soát dự trữ;
vật tư. phát vật tư; kiểm soát chất lượng vật tư;
tổ chức và điều chỉnh dự kiểm soát các chỉ tiêu kế hoạch về
trữ. thời gian và giá thành cung ứng
vật tư.

Hình 2.3. Các chức năng quản lý vật tư dự án

Sau khi lựa chọn và ký kết hợp đồng với nhà cung cấp vật tư, các công việc tiếp theo là
vận chuyển, tiếp nhận, bảo quản, dự trữ và phân phối vật tư (công tác vận chuyển tuỳ theo
dạng hợp đồng cung cấp mà có thể do nhà cung cấp hoặc do bên tiếp nhận đảm nhiệm). Đây là
các nội dung chủ yếu của công tác quản lý vật tư nội bộ. Như vậy, quản lý vật tư nội bộ bao
gồm các quá trình: lập kế hoạch cấp hàng, tổ chức vận chuyển, tiếp nhận và bảo quản, tổ chức
kiểm kê và kiểm tra, tổ chức dự trữ và phân phối vật tư cho các công việc của dự án.
Như vậy, quản lý vật tư theo trình tự công việc có thể chia thành 2 giai đoạn là:
(1) mua sắm: lập kế hoạch, tổ chức mua sắm và quản lý hợp đồng cung ứng kể cả vận
chuyển từ nơi cung cấp về nơi tiếp nhận;
(2) quản lý vật tư nội bộ: nhập kho, phân loại, ghép lô, sơ chế (nếu cần thiết), bảo quản,
dự trữ, phân phối và tổ chức vận chuyển vật tư (vận chuyển nội bộ) cho các công
việc của dự án;
1.2.2.1. Lập kế hoạch, tổ chức mua sắm và quản lý hợp đồng cung ứng
Lập kế hoạch, tổ chức mua sắm và quản lý hợp đồng cung ứng là giai đoạn đầu tiên của
quản lý vật tư và cũng là giai đoạn phức tạp, có thể nảy sinh nhiều mối quan hệ với bên ngoài

16
dự án. Lập kế hoạch và tổ chức mua sắm, cung cấp vật tư được thực hiện trên cơ sở dữ liệu
của các tài liệu thiết kế, dự toán trong mối quan hệ với kế hoạch thực hiện dự án và có tính đến
độ dài của chu kỳ mua sắm, kể cả vận chuyển vật tư. Giai đoạn này gồm các bước: lựa chọn
nhà cung cấp, phân bổ các đơn đặt hàng và kiểm soát các đợt cấp hàng.
Lựa chọn nhà cung cấp vật tư được người xây dựng thực hiện trên cơ sở nghiên cứu
thông tin của các nhà cung cấp về năng lực của họ như năng lực kỹ thuật, năng lực sản xuất,
năng lực quản lý cũng như năng lực tài chính. Đánh giá ưu, nhược điểm của các nhà cung cấp,
so sánh với các tiêu chuẩn đặt ra. Nếu cần thiết, có thể đến thăm các nhà cung cấp nhằm mục
đích thẩm định lại những thông tin thu thập được và thu thập thêm những thông tin cần bổ
sung. Danh sách các nhà cung cấp tiềm năng lập ra sẽ được thông qua chủ đầu tư và chủ
nhiệm dự án. Lựa chọn cuối cùng có thể được thực hiện thông qua đấu thầu.
Phân bổ các đơn đặt hàng: do người xây dựng (trong trường hợp cần thiết có thể là cùng
với nhóm quản lý dự án) nghiên cứu xây dựng danh mục mua sắm. Sau khi đánh giá các phiếu
báo giá hoặc đơn dự thầu của các nhà cung cấp, người xây dựng sẽ đi đến thương thảo ký kết
hợp đồng cung ứng với nhà cung cấp thắng thầu. Nội dung thương thảo là về các vấn đề vận
chuyển, bảo quản, bảo hiểm... và các điều kiện thanh quyết toán.
Kiểm soát các đợt cấp hàng được thực hiện theo kế hoạch đã lập (theo trình tự thực hiện
dự án). Mọi thay đổi trong lịch cấp hàng sẽ được báo cáo và thể hiện trong tiến độ thực hiện
dự án và nếu nó ảnh hưởng đến tiến độ chung thì nhà thầu sẽ phải có các biện pháp điều chỉnh
phù hợp.
1.2.2.2. Quản lý vật tư trong nội bộ dự án
Sau khi tiếp nhận thì nhập kho, phân loại, ghép lô, sơ chế, bảo quản, dự trữ và cấp phát
vật tư là các công việc trong nội bộ dự án. Quản lý giai đoạn này chủ yếu bao gồm các nội
dung tiếp nhận, tổ chức bảo quản, cấp phát và tổ chức vận chuyển nội bộ, quản lý dự trữ vật
tư.

2. LẬP KẾ HOẠCH VẬT TƯ CHO DỰ ÁN XÂY DỰNG


2.1. Nguyên tắc và công cụ lập kế hoạch vật tư
Lập kế hoạch vật tư dự án là phân tích cơ cấu công việc và các loại vật tư sử dụng về số
lượng, quy cách, phẩm chất... trên cơ sở đó lập biểu đồ/kế hoạch nhu cầu theo tiến độ thời gian
có tính đến các hạn chế (hạn chế về tài chính, hạn chế về khả năng cung cấp) và dự tính phân
phối vật tư theo tiến độ thực hiện dự án. Lập kế hoạch vật tư dự án không những xác định nhu
cầu vật tư theo tiến độ thời gian mà còn xác định khả năng cung cấp vật tư làm cơ sở cho việc
lựa chọn nhà cung cấp và ký kết các hợp đồng mua sắm, lập kế hoạch cung cấp và làm cơ sở
cho việc phân phối vật tư đã mua sắm theo trình tự các công việc dự án.
Vật tư là yếu tố cơ bản nhất cấu thành nên thực thể công trình dự án, trong vai trò là một
bộ phận của quản lý dự án, lập kế hoạch vật tư bao gồm các thành tố sau:
- xác định nhu cầu vật tư trên cơ sở phân tích, cân đối cơ cấu phân tách công việc
(WBS) và lịch tiến độ thực hiện dự án;
- xây dựng hệ thống phân phối vật tư cho các công việc theo trình tự thực hiện dự án
và chỉ định những người chịu trách nhiệm thi hành;

17
- kiểm soát tiến trình công việc: so sánh các chỉ tiêu thực tế và các chỉ tiêu kế hoạch,
từ đó đưa ra các hành động điều chỉnh cần thiết.
Lập kế hoạch vật tư cho dự án có thể dựa vào công cụ rất hữu hiệu trong quản lý dự án là
sơ đồ mạng gắn lên trục thời gian (sơ đồ PERT - GANTT).
Ngoài ra, vật tư là một loại trong các nguồn lực của dự án nên nhà quản lý dự án có thể
vận dụng tất cả các bài toán quản lý nguồn lực vào công tác lập kế hoạch vật tư tổng thể cho
dự án. Các bài toán đó là:
1. Trường hợp thời hạn thực hiện dự án đã xác định:
- Nhu cầu vật tư tại mọi thời điểm nằm trong phạm vi cho phép nhưng mức độ sử dụng
không hài hoà (bài toán điều hoà nguồn lực mà không thay đổi chiều dài đường
găng).
- Chiều dài đường găng vượt quá thời hạn cho phép, cần phải thu ngắn lại trong khi
vẫn đảm bảo các hạn chế về vật tư.
2. Trường hợp thời hạn thực hiện dự án có thể kéo dài: nhu cầu vật tư tại một số thời
điểm vượt quá khả năng cung cấp, cần phải điều chỉnh (có cho phép kéo dài đường găng).
3. Tối ưu hoá quan hệ thời gian - chi phí (chi phí vật tư).
Sau khi lập kế hoạch vật tư, nhà quản lý dự án có thể chuyển sang giai đoạn tiếp theo là
tổ chức mua sắm và quản lý hợp đồng cung ứng vật tư.
2.2. Xác định nhu cầu vật tư xây dựng
2.2.1. Những căn cứ để xác định nhu cầu vật tư
Như đã trình bày, căn cứ để xác định nhu cầu vật tư trước hết là cơ cấu phân tách công
việc WBS và lịch tiến độ PERT-GANTT: hình 2.4 thể hiện sơ đồ PERT - GANTT và biểu đồ
nhu cầu vật tư của một dự án nhỏ. Để lập được biểu đồ nhu cầu vật tư nhà quản lý dự án chỉ
cần gióng thẳng theo trục thời gian để tìm các công việc đang diễn ra tại thời điểm xem xét rồi
cộng dồn nhu cầu vật tư của các công việc đó.
Trong ví dụ hình 2.4, tại thời điểm cuối ngày thứ 9, đầu ngày thứ 10 có các công việc 3-4
với nhu cầu 5 tấn xi-măng PC30/ngày và công việc 3-5 với nhu cầu 3 tấn xi-măng PC30/ngày,
do đó tổng số nhu cầu của dự án tại thời điểm này là 8 tấn xi-măng PC30/ngày.
Trong từng trường hợp nhà quản lý dự án có thể xác định nhu cầu vật tư dựa vào các căn
cứ sau:
1. Bản hợp đồng xây dựng, kèm theo các bản thiết kế công trình và các bảng thống kê
vật tư sẵn có;
2. Chương trình sản xuất xây dựng theo thời gian;
3. Các định mức để tính dự toán và các định mức thi công về sử dụng vật tư, các định
mức hao hụt;
4. Yêu cầu về độ chính xác của các tính toán:
Tuỳ theo mức chính xác yêu cầu mà nhu cầu vật tư có thể được tính trực tiếp từ các
khối lượng công việc xây dựng, hoặc từ 1 m 2/1 m dài/1 m3 xây dựng cho công trình
điển hình, hoặc từ 1 triệu đồng dự toán xây lắp cho mỗi loại công trình;

18
5. Các số liệu thống kê kinh nghiệm.

2.2.2. Nội dung xác định nhu cầu vật tư xây dựng
2.2.2.1. Xác định nhu cầu vật tư về số lượng
Có 2 phương pháp sau đây để xác định nhu cầu vật tư về số lượng:
a. Phương pháp dựa vào tài liệu thiết kế công trình và chương trình sản xuất xây dựng.
Theo phương pháp này nhu cầu vật tư về số lượng được xác định xuất phát từ các tài liệu
thiết kế công trình. Sau đó dựa vào chương trình sản xuất hàng năm để tiến hành lập kế hoạch
nhu cầu về số lượng vật tư cho năm đó. Nhu cầu vật liệu xây dựng bao gồm vật liệu nằm vào
thực thể công trình, vật liệu hao hụt cho khâu thi công, hao hụt do vận chuyển và ở khâu bảo
quản tại kho.

19
Nhu cầu vật tư BRUTTO là tổng số vật tư cần thiết được tính toán xuất phát từ chương
trình sản xuất xây dựng hàng năm. Nhu cầu vật tư BRUTTO trừ đi lượng vật tư dự trữ hiện có
ta thu được chỉ tiêu nhu cầu vật tư NETTO. Nhu cầu vật tư NETTO là số vật tư còn cần mua
sắm thêm từ các nhà cung cấp.
b. Phương pháp dựa vào thống kê kinh nghiệm.
Phương pháp này thường dùng để xác định nhu cầu vật liệu phụ, vật tư rẻ tiền mau hỏng
vì các loại vật tư này khó hoặc không thể xác định chính xác bằng định mức. Để xử lý số liệu
ở đây thường dùng phương pháp bình quân, phương pháp toán tương quan.
2.2.2.2. Xác định nhu cầu vật tư về chủng loại, quy cách
Nhu cầu vật tư về chủng loại, quy cách cũng được xác định dựa trên các bản thiết kế
công trình xây dựng theo hợp đồng, theo chương trình sản xuất xây dựng hàng năm và các số
liệu thống kê kinh nghiệm.
Từ các tài liệu thiết kế trước hết ta xác định khối lượng của từng loại công việc xây dựng
và từ các loại công việc này ta xác định được chủng loại, quy cách của vật liệu xây dựng:
 về chủng loại: xi-măng, sắt thép, đá, cát,...
 về cấp hạng: mác xi-măng, mác thép, cấp đá,...
 về kích thước hình học, trọng lượng: cỡ đá, đường kính cốt thép, chiều dài thanh
thép, loại bấc thấm rộng, dày,...
Trong vấn đề xác định chủng loại, quy cách của vật tư, vật liệu xây dựng cần đảm bảo
tính đồng bộ theo góc độ toàn bộ công trình dự án và đồng bộ cho từng giai đoạn thời gian.

3. MUA SẮM VÀ QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG


3.1. Nhiệm vụ của mua sắm và quản lý hợp đồng cung ứng
Sau khi xác định nhu cầu vật tư, cán bộ quản lý dự án phải lựa chọn phương thức đảm
bảo vật tư cho dự án. Có 3 phương thức cơ bản là mua, tự chế tạo hoặc đảm bảo thông qua
thành lập các liên minh chiến lược trong cung ứng vật tư. Sau đây, tài liệu xin đi sâu về
phương thức đảm bảo vật tư thông qua mua sắm.
Nhiệm vụ cơ bản của giai đoạn mua sắm và quản lý hợp đồng cung ứng vật tư trong tiến
trình thực hiện dự án là đảm bảo cấp đủ về số lượng, đúng về quy cách, chủng loại, chất lượng
theo kế hoạch như yêu cầu của các công việc dự án. Để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng
này cần phải thực hiện nhiều việc liên quan đến nhau như một quá trình. Quá trình này có thể
chia làm 2 phần:
 mua sắm (lựa chọn nhà cung cấp);
 quản lý hợp đồng cung ứng.
Việc mua sắm vật tư tốt nhất là phải được thực hiện trên cơ sở có cạnh tranh giữa các
nhà cung cấp. Nghĩa là giai đoạn mua sắm hiểu theo nghĩa hẹp ở đây có nội dung chủ yếu là
lựa chọn nhà cung cấp. Sau khi đã lựa chọn nhà cung cấp. Giai đoạn kế tiếp là quá trình cung
cấp vật tư cho dự án mà trước tiên là quản lý hợp đồng cung ứng.

20
Hình 2.5 thể hiện vị trí của mua sắm và cung cấp (thực hiện hợp đồng cung ứng) trong
tiến trình thực hiện dự án.

Phân tích sơ bộ
năng lực của các Chào Tổ Nhà cung
hàng/ chức cấp: giao
nhà cung cấp tiềm
đơn đấu Ký hàng
năng
dự thầu kết
thầu và lựa hợp Thực hiện
Tài Danh của chọn đồng hợp đồng
liệu mục vật các nhà cung cung ứng
dự án tư cần ứng thầu ứng
mua Người
thầu cung
cung ứng XD: giám
Chuẩn bị tài liệu hợp sát hợp
ứng
đồng cung ứng đồng

Cung
Mua sắm cấp

Dự
án Thực hiện dự án

Hình 2.5. Vị trí của mua sắm và cung cấp trong tiến trình thực hiện dự án

3.2. Quản lý mua sắm vật tư


3.2.1. Các hình thức thu mua vật tư
3.2.1.1. Thu mua qua đấu thầu cung ứng
Khi lượng vật tư mua sắm nhiều và có giá trị lớn cần tiến hành tổ chức đấu thấu cung
ứng nhằm tạo ra sự cạnh tranh mà nhờ đó có thể tìm được nhà thầu cung cấp vật tư đầy đủ về
số lượng, đúng và đồng bộ về chủng loại, chất lượng, kịp thời về thời gian với giá thành hợp lý
nhất.
Các phương thức đấu thầu hay được sử dụng trong mua sắm vật tư là đấu thầu trọn gói
rộng rãi hoặc hạn chế. Khi số lượng cũng như giá trị mua sắm không đủ lớn có thể dùng hình
thức gọi thầu chào hàng cạnh tranh. Trong chào hàng cạnh tranh bên mua cũng phải lập hồ sơ
mời thầu, trong đó nêu rõ các yêu cầu về số lượng, chất lượng, thời hạn cũng như các ràng
buộc khác cho bên chào hàng. Người chào hàng nào đáp ứng được các yêu cầu đã nêu sẽ được
mời ký kết hợp đồng cung ứng.
3.2.1.2. Thu mua theo đơn đặt hàng
Đối với hàng hoá đặc chủng, không phổ biến trên thị trường hoặc có các yêu cầu đặc biệt
về chất lượng, bên mua có thể thực hiện việc mua sắm theo đơn đặt hàng. Bên cung cấp theo

21
đơn đặt hàng thường phải là nơi sản xuất chuyên trách có sở trường cũng như năng lực cung
ứng loại hàng đặc chủng được yêu cầu.
Những loại vật tư được khuyến khích cung ứng hoặc thường được cung ứng theo đơn đặt
hàng là:
 những loại vật tư còn đang trong giai đoạn sản xuất thí điểm hoặc còn đang trải
qua giai đoạn thí nghiệm để hoàn chỉnh;
 những loại vật tư không sản xuất đại trà vì có nhu cầu chung của toàn nền kinh tế
không lớn;
 những loại vật tư đặc thù, đặc chủng... .
3.2.1.3. Thu mua lẻ
Khi khối lượng hoặc/và giá trị mua sắm nhỏ, mặt hàng thu mua đơn chiếc người ta có thể
thực hiện thu mua lẻ. Khi thu mua lẻ cũng phải khảo sát thị trường để nắm được tình hình mặt
hàng cần tìm có trên địa bàn để nắm được giá cả hợp lý của nó và các vấn đề có liên quan
khác. Chất lượng vật tư, sự phù hợp với yêu cầu sử dụng là tiêu chí hàng đầu để quyết định
mua hay không mua. Không vì đây là thu mua lẻ mà nhân nhượng về các tiêu chuẩn chất
lượng.
Khi thu mua lẻ cần nhớ rằng từng món hàng thu mua đúng giá hoặc thấp hơn giá dự toán
thì tổng mức chi phí mới không vượt dự toán. Nhân nhượng về giá cả có thể sẽ kéo theo sự
vượt dự toán. Đồng thời, việc quyết định thu mua phải được cân nhắc trong bài toán tổng thể
và sự việc toàn cục, không vì một mặt hàng mà làm toàn bộ hay nhiều công việc khác bị ách
tắc. Cần cân nhắc sự tăng giá của một số mặt hàng ảnh hưởng đến toàn cục cũng như cái giá
của thời gian (khi phải có thời gian để tìm nơi cung cấp với giá rẻ hơn), của các thiệt hại nếu
công việc bị ách tắc khi phải quyết định những tình huống, công việc ngoài dự kiến.
3.2.2. Xác định số lượng vật tư mua sắm mỗi lần tối ưu
Số lượng vật tư mua sắm mỗi lần tối ưu q 0 là số lượng vật tư mua sắm đảm bảo chi phí
tính trên một đơn vị vật tư K là nhỏ nhất. Trị số q0 có thể được xác định theo công thức sau:

(2.1)

trong đó:
C - chi phí cố định một lần cho mỗi lầm mua sắm;
Q - tổng mức nhu cầu cung cấp vật tư;
P - giá mua một đơn vị vật tư;
Z - tỷ lệ chi phí cho khâu lưu kho so với tổng chi phí của mỗi lần mua (kể cả mua
vật liệu).
Mô hình xác định số lượng vật tư mua sắm mỗi lần tối ưu có thể minh hoạ theo sơ đồ
trên hình vẽ 2.6.
Trị số q0 được dùng làm cơ sở để xác định quy mô kho chứa vật tư.

22
Việc sử dụng mô hình trên đòi hỏi phải đảm bảo một số điều kiện như: việc xuất kho là
liên tục và đều đặn, dự án có thể tuỳ chọn thời điểm cấp hàng đến, lượng mua sắm vật tư mỗi
lần không hạn chế, người cung cấp đảm bảo cấp đủ như lượng vật tư đặt mua, giá mua vật tư
ban đầu là cố định.
Số lần mua tối ưu n0 có thể xác định theo công thức:

(2.2)

3.2.3. Các hình thức tổ chức mua sắm vật tư


Mua sắm vật tư có thể trực tiếp từ nơi sản xuất vật tư, thông qua tổ chức thương mại
trung gian hoặc thông qua thị trường chứng khoán (nếu có):
 Việc mua sắm trực tiếp từ nơi sản xuất có thể làm giảm bớt chi phí cung ứng cho
khâu trung gian. Việc mua sắm có thể theo hình thức đưa vật tư về kho trung gian
hay đưa thẳng vật tư về chân công trình có qua khâu sắp xếp đồng bộ các chủng
loại vật tư.
Việc mua sắm vật tư được thực hiện theo hình thức hợp đồng mua sắm. Người
cung cấp có thể được lựa chọn thông qua đấu thầu, chào hàng cạnh tranh hoặc
không cần các thủ tục trên.
 Trong hình thức tổ chức mua sắm vật tư thông qua tổ chức thương mại trung
gian, người xây dựng thực hiện dự án ký kết hợp đồng cung ứng với một tổ chức
thương mại trung gian. Tổ chức thương mại trung gian thông thường sẽ chịu
trách nhiệm về các dịch vụ liên quan như vận chuyển, đảm bảo vật tư đến nơi yêu
cầu đủ về số lượng, đồng bộ về chủng loại và kịp thời về thời gian. Hình thức này

23
hay được áp dụng trong hình thức tổ chức cung ứng vật tư theo đúng thời gian
tiến độ thi công (Just - in - Time).
 Tại một số nước có nền kinh tế phát triển, một số mặt hàng được đem ra giao
dịch trên thị trường chứng khoán. Người xây dựng thực hiện dự án có thể tham
gia giao dịch trên thị trường này để mua sắm vật tư cần thiết.
3.3. Quản lý hợp đồng cung ứng vật tư
3.3.1. Hợp đồng cung ứng vật tư
Việc mua sắm vật tư luôn luôn phải được thực hiện theo hình thức hợp đồng cung ứng.
Dự thảo hợp đồng cung ứng có thể do các ứng thầu cung cấp gửi đến cho người xây dựng thực
hiện dự án. Trong hợp đồng cung ứng phải nêu rõ các nội dung sau:
3.3.3.1. Phần mở đầu
 Quốc hiệu: đây là tiêu đề cần thiết cho các văn bản có tính pháp lý. Nếu là hợp
đồng thương mại quốc tế thì không ghi quốc hiệu vì các chủ thể của hợp đồng
này có quốc tịch khác nhau.
 Số và ký hiệu hợp đồng: nội dung cần thiết cho việc lưu trữ, tra cứu khi cần thiết.
Phần ký hiệu hợp đồng thường là những chữ viết tắt của tên loại hợp đồng. Ví
dụ: Hợp đồng số 01/HĐCƯ
 Những căn cứ xác lập hợp đồng:
- những văn bản pháp quy của Nhà nước điều chỉnh lĩnh vực hợp đồng kinh tế;
- những văn bản mang tính pháp lý thoả thuận trước đó của 2 bên chủ thể.
 Thời gian, địa điểm ký kết hợp đồng.
3.3.3.2. Phần thông tin về chủ thể hợp đồng
 Tên đơn vị hoặc các nhân tham gia hợp đồng: hai bên tham gia hợp đồng cần
phải kiểm tra lẫn nhau về tư cách pháp nhân, giấy phép kinh doanh, kiểm tra sự
hoạt động thực tế của đối tác xem có trong danh sách các tổ chức bị chính quyền
địa phương thông báo đang lâm vào tình trạng phá sản, vỡ nợ, giải thể hay bị
đình chỉ hoạt động không.
 Địa chỉ: ghi rõ địa chỉ trụ sở pháp nhân đóng để khi cần có thể đến tận nơi liên
hệ.
 Điện thoại, telex, fax, e-mail (nếu có).
 Tài khoản mở tại ngân hàng: đây là vấn đề cần đặc biệt quan tâm vì nó thể hiện
khả năng tài chính (năng lực thanh toán) của đối tác.
 Người đại diện ký kết.
 Giấy uỷ quyền: người đứng đầu pháp nhân có thể uỷ quyền cho người khác. Giấy
uỷ quyền phải ghi rõ số lưu, thời gian uỷ quyền, chức vụ người ký giấy uỷ quyền,
ghi rõ họ tên, chức vụ số CMND của người được uỷ quyền, nội dung và phạm vi
công việc uỷ quyền.

24
3.3.3.3. Nội dung của văn bản hợp đồng cung ứng
Thông thường một văn bản hợp đồng cung ứng có các điều kiện và điều khoản sau:
 Đối tượng của hợp đồng: nêu rõ tên hàng hoá, dịch vụ, số lượng, khối lượng, giá
trị quy ước mà các bên thoả thuận bằng tiền hay ngoại tệ.
 Chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ, yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ
thuật...
 Giá cả.
 Bảo hành.
 Điều kiện nghiệm thu, giao nhận.
 Phương thức thanh toán.
 Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
 Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng.
 Các thoả thuận khác.
Những điều khoản trên có thể phân thành 3 nhóm khác nhau để thoả thuận, đó là:
Nhóm 1 - những điều khoản chủ yếu: là những điều khoản bắt buộc phải có để hình
thành nên một chủng loại hợp đồng cụ thể. Các điều khoản bắt buộc của một hợp đồng cung
ứng (điều 50 - Luật Thương mại) là: tên hàng, chất lượng, số lượng, giá cả, giao hàng, thanh
toán.
Nhóm 2 - những điều khoản thường lệ: là những điều khoản đã được pháp luật điều
chỉnh các bên có thể ghi và không ghi. Nếu không ghi thì coi như mặc nhiên công nhận là phải
có trách nhiệm thực hiện những quy định đó. Nếu ghi vào thì nội dung không được trái với
những điều pháp luật đã quy định. Ví dụ: điều khoản về bồi thường thiệt hại, điều khoản về
thuế...
Nhóm 3 - những điều khoản tuỳ nghi: là những điều khoản các bên tự thoả thuận với
nhau khi chưa hoặc không có quy định của pháp luật hoặc đã có nhưng các bên được phép vận
dụng linh hoạt vào hoàn cảnh thực tế mà không trái với pháp luật. Ví dụ điều khoản về thưởng
vật chất khi thực hiện hợp đồng trước thời hạn hoặc điều khoản về thanh toán bằng vàng hay
tiền mặt...
3.3.3.4. Phần ký kết hợp đồng
 Số lượng bản hợp đồng ký kết: tuỳ theo nhu cầu lưu giữ, giao dịch mà các bên
thoả thuận lập ra số lượng bao nhiêu bản. Các bản hợp đồng phải có nội dung
như nhau và có giá trị pháp lý như nhau.
 Ký tên, đóng dấu: người đại diện pháp lý hoặc người được uỷ quyền ký tên, đóng
dấu. Việc ký kết hợp đồng có thể thực hiện bằng cách gặp nhau trực tiếp để cùng
ký hoặc gián tiếp ký kết như sau: một bên soạn thảo, ký trước rồi gửi cho đối tác,
nếu đối tác đồng ý với các nội dung đã đưa ra thì ký vào.

25
3.3.2. Các hình thức tổ chức cung ứng vật tư xây dựng
3.3.2.1. Tổ chức cung ứng có kho trung gian
Hình thức này được áp dụng cho các loại vật tư dùng chung cho toàn dự án/doanh
nghiệp hay công trường khi địa chỉ và tiến độ sử dụng khó xác định trước, giá trị vật tư nhỏ,
công trường xây dựng ở xa các nơi bán vật tư của thị trường tự do.
3.3.2.2. Tổ chức cung ứng vật tư đến chân công trình
Hình thức này áp dụng cho các loại vật tư xây dựng có địa chỉ và tiến độ sử dụng xác
định, cho các loại kết cấu lắp ghép có kích thước lớn, một số loại vật liệu có nhu cầu lớn có
thể để ngoài trời.
Trong nhiều trường hợp việc tổ chức cung ứng vật tư đến chân công trình có thể thực
hiện theo tiến độ giờ dựa vào tiến độ thi công và vào các hợp đồng cung ứng vật tư đã ký.
Hình thức này áp dụng phổ biến trong nền kinh tế thị trường, nơi mà các nhà thầu cần giảm tối
đa mức chi phí cho dự trữ và bảo quản vật tư và các tổ chức bán vật tư xây dựng phát triển
mạnh mẽ trên thị trường.
3.3.2.3. Tổ chức cung ứng vật tư theo hợp đồng xây dựng
Hình thức này áp dụng phổ biến trong xây dựng vì các công trình xây dựng đều được
thực hiện theo hợp đồng đơn chiếc và không sản xuất hàng loạt như các ngành khác.
Trong từng hợp đồng, việc cung ứng vật tư có thể là đến thẳng công trình hoặc qua kho
trung gian.
3.3.2.4. Tổ chức cung ứng vật tư đồng bộ
Hình thức này được áp dụng cho trường hợp xây dựng các công trình phức tạp, đòi hỏi
phải có thêm một bộ phận chuyên môn tính toán đồng bộ nhu cầu vật tư để cung cấp cho công
trình. Nếu cung cấp dư thừa về số lượng nhưng không đồng bộ về chủng loại vật tư thì vẫn có
thể làm chậm tiến độ và gây thiệt hại trong dự trữ.
3.3.2.5. Tổ chức cung ứng vật tư theo đúng thời gian tiến độ thi công (Just - in - Time)
Đây là một hình thức tổ chức cung ứng tiên tiến, bảo đảm việc cung cấp chính xác theo
thời gian và địa điểm sản xuất, giảm mức dự trữ vật tư xuống mức thấp nhất. Các yếu tố cơ
bản của hình thức này là: phải có một hệ thống thông tin tỷ mỷ và hiệu quả, phân đoạn sản
xuất rõ ràng (theo sản phẩm, theo giai đoạn công nghệ, theo sản xuất dây chuyền...), cung cấp
đồng bộ theo tiến độ thi công, trình độ điều khiển tổng hợp cao và tỷ mỷ.
Trong xây dựng, hình thức này được áp dụng như tổ chức cung ứng đến thẳng chân công
trình theo tiến độ giờ có kết hợp chặt chẽ giữa đơn vị sản xuất vật liệu hay cấu kiện xây dựng
với đơn vị vận tải và đơn vị thi công xây lắp.

4. TỔ CHỨC VẬN CHUYỂN, BẢO QUẢN VÀ CẤP PHÁT VẬT TƯ


4.1. Tổ chức vận chuyển vật tư
Tổ chức vận chuyển có hiệu quả đem lại lợi ích là giảm chi phí sản xuất, đảm bảo chất
lượng vật tư, vật liệu sử dụng trong dự án. Điều này lại càng quan trọng đối với các dự án xây

26
dựng vì đặc điểm của sản phẩm xây dựng và các vật tư, vật liệu xây dựng có kích thước lớn,
thời gian thi công công trình xây dựng dài, công trình xây dựng gắn liền với mặt đất.
Công tác vận chuyển bao gồm vận chuyển vật tư từ bên ngoài đến nơi tiếp nhận của dự
án (vận chuyển đối ngoại) và vận chuyển bên trong nội bộ dự án hoặc công trường (vận
chuyển nội bộ).
4.1.1. Vận chuyển đối ngoại
Tuỳ theo phương thức giao nhận hàng đã ký kết trong hợp đồng mua bán mà có các hình
thức khác nhau để vận chuyển vật tư từ bên ngoài về dự án. Nếu điều kiện mua bán ghi rõ
phương thức giao hàng tại công trường thì việc vận chuyển do bên bán hàng (người cung cấp)
chịu trách nhiệm. Nếu điều kiện mua bán ghi rằng nhận hàng tại nơi bán thì bên mua (người
xây dựng thực hiện dự án) phải tổ chức vận chuyển.
Tuỳ theo tiêu chí phân loại có thể có các loại vận chuyển sau:
4.1.1.1. Theo hình thức tổ chức vận chuyển
Hình thức tổ chức vận chuyển có thể là dạng hợp đồng, có thể là tự vận chuyển.
Nếu tổ chức vận chuyển theo dạng hợp đồng, bên thuê vận chuyển phải nêu đầy đủ quy
cách và số lượng vật tư được vận chuyển, phương thức xếp dỡ hàng, phương thức chuyên chở,
phương thức giao nhận, trách nhiệm bảo quản hàng hoá khi lưu chuyển trên đường và khi giao
nhận, phương thức thanh toán cũng như trách nhiệm về các vấn đề có liên quan khác của bên
thuê và bên được thuê vận chuyển.
Nếu vật tư được bên mua tự vận chuyển thì bộ phận chuyên chở phải chịu trách nhiệm từ
khâu giao nhận hàng với người bán đến khi đưa hàng về giao kho lưu giữ hoặc cho bộ phận sử
dụng ở khâu sản xuất.
4.1.1.2. Về phương tiện vận chuyển
Phương tiện vận chuyển có thể là chuyên dụng hoặc vận tải đa phương thức phù hợp với
chiều dài và điều kiện vận chuyển.
Các phương tiện chuyên dụng có thể ô-tô, tàu hoả hoặc tàu thuyền đường thuỷ... Vận tải
đa phương thức có thể áp dụng khi đường vận chuyển xa, các cung đường vận chuyển khác
nhau.
Trong mọi trường hợp cần tính toán sao cho chi phí vận chuyển là thấp nhất.
Ngoài ra, trong tổ chức quá trình vận chuyển có thể tổ chức trọn gói từ bốc xếp, di
chuyển đến dỡ hàng và giao nhận, cũng có thể tách từng khâu trong tổng thể các công đoạn
vận chuyển kể trên. Trong vận tải đa phương thức phải tổ chức vận chuyển theo từng đoạn có
kèm theo xếp dỡ và bảo quản trung gian.
4.1.2. Vận chuyển nội bộ
Vận chuyển nội bộ là dùng các phương tiện của dự án để vận chuyển vật tư từ hệ thống
kho bãi nội bộ đến vị trí tiêu dùng cho các công việc của dự án. Bài toán tổ chức vận chuyển
sẽ được xem xét trong phần quản lý MMTB dự án (mục điều phối MMTB).

27
4.1.3. Một số ách tắc thường gặp trong vận chuyển vật tư xây dựng
Trong quá trình vận chuyển luôn luôn tồn tại các khả năng ách tắc. Nếu có sẵn các biện
pháp đối phó tốt với những ách tắc này có thể giảm thiểu nhu cầu dự trữ vật tư và do đó là
giảm ứ đọng vốn trong dự trữ.
Muốn có các biện pháp đối phó với các ách tắc có thể xảy ra thì ngay từ khi lập phương
án vận chuyển đã phải nêu các khả năng, các tình huống có thể dẫn đến ách tắc. Những khả
năng, tình huống có thể dẫn đến ách tắc trong vận chuyển vật tư xây dựng là:
 Không đủ hàng cho một lần chuyên chở;
 Phương tiện bốc xếp không đáp ứng kịp;
 Điều kiện đường sá tồi dẫn đến tốc độ vận chuyển bị chậm lại (mưa gió, ngập lụt,
sạt lở...);
 Mất mát hàng hoá, vật tư dọc đường;
 Phương tiện vận tải bị hỏng hóc dọc đường vận chuyển;
 Tai nạn giao thông;
 Bị giữ phương tiện vận tải do vi phạm luật lệ giao thông trong quá trình lưu
chuyển.
Các giải pháp ứng phó đối với từng sự cố có thể là:
 Để tránh thiếu hàng cho một lần chuyên chở nên kết hợp nhiều nguồn hàng;
 Trường hợp thiếu phương tiện bốc xếp có thể cho phép bốc xếp ngoài giờ, kết
hợp bốc xếp thủ công và bốc xếp cơ giới, tối thiểu hoá thời gian bốc xếp;
 Để tránh khả năng mất mát hàng hoá, vật tư khi chuyên chở phải để hành trong
thùng xe có lưới bảo vệ hoặc các phương tiện đảm bảo khác;
 Cần giáo dục đội ngũ lái xe về ý thức chấp hành luật lệ giao thông để tránh, giảm
các tai nạn giao thông do ý thức của người tham gia giao thông;
 Khi vận chuyển các vật liệu rời, vật liệu có thể gây ô nhiễm cần tuân thủ tuyệt
đối các quy định tương ứng.
Ngoài ra cần lập bản đồ di chuyển để theo dõi lộ trình cho từng đoàn phương tiện vận
chuyển, bố trí phương tiện liên lạc và các quy ước liên lạc để nắm vững quá trình vận chuyển
vật tư, hàng hoá.
Ngoài khâu vận chuyển, ở các khâu khác như mua sắm cũng có thể gặp những ách tắc
nhất định. Ví dụ: thị trường biến động gây khó khăn cho công tác thu mua, thiếu vốn lưu động
để trả tiền vật tư thu mua, thủ tục chuyển tiền, thủ tục giao nhận phức tạp... Khi lập kế hoạch
cung ứng, đối với mỗi loại vật tư bao giờ cũng phải đặt ra các câu hỏi về khả năng gây ách tắc
và các biện pháp đối phó. Quản lý rủi ro trong cung ứng vật tư là một cách tiếp cận mang tính
hệ thống trong quản lý dự án. Đây cũng là nguyên nhân căn bản hình thành nên hệ thống dự
trữ vật tư và vấn đề quản lý dự trữ vật tư.

28
4.2. Tổ chức bảo quản vật tư
4.2.1. Nhiệm vụ của công tác bảo quản vật tư
Bộ phận bảo quản vật tư có các nhiệm vụ như sau:
 Tổ chức tiếp nhận vật tư theo đúng số lượng và chất lượng một cách chính xác
nhờ các phương tiện cân đo và thí nghiệm phù hợp;
 Tổ chức lưu kho một cách hợp lý để đảm bảo chất lượng vật tư, bảo đảm dễ dàng
cấp phát và an toàn;
 Thường xuyên kiểm kê và kiểm tra tình hình kho bãi để kịp thời phát hiện các sai
sót để khắc phục và để sẵn sàng cung cấp thông tin về tình hình vật tư trong kho
cho công tác quản lý sản xuất;
 Cùng các bộ phận khác tham gia lập và thực hiện các hợp đồng mua sắm vật tư.
4.2.2. Các loại kho bảo quản
Trong xây dựng kho bảo quản có thể là đặt ở khâu trung gian hay tại chân công trình.
Kho có thể đặt tập trung hay phân tán, có thể là công trình lắp ghép sử dụng luân lưu hay được
xây dựng. Kho bảo quản có thể là có mái che hay là bãi ngoài trời.
Trang bị của kho bảo quản phải bảo đảm cho công việc tiếp nhận và cấp phát vật tư
nhanh chóng với mức cơ giới hoá và tự động hoá phù hợp. Phải có quy chế lao động và an
toàn trong kho. Hàng hoá, vật tư bảo quản, cất chứa trong kho phải theo đúng chế độ kiểm tra,
ghi chép xuất nhập kho, kiểm kê định kỳ cũng như đột xuất.
Khi lựa chọn vị trí đặt kho cần thiết phải đặt vấn đề về chi phí vận chuyển từ kho đến các
vị trí sử dụng vật tư. Ở đây có thể vận dụng bài toán về xác định bán kính phục vụ tối ưu.
Kho kín (có mái, có tường bảo vệ) dùng để chứa các loại vật tư cần bảo quản để không
bị ảnh hưởng đến chất lượng hoặc/và tránh bị mất mát. Loại kho này phải thông thoáng, có
giá, có kệ cất chứa vật tư. Vật tư cần được xếp có thứ tự, nếu cần thiết, có thể được quản lý
bằng các phương tiện tin học để dễ thấy, dễ tìm khi cần. Có phiếu theo dõi số lượng, ghi rõ
nhãn hàng, loại hàng và số lượng để theo dõi nhập, xuất hàng. Trong kho có đủ lối đi lại phục
vụ xếp dỡ nếu cần thiết, đủ ánh sáng để dễ kiểm tra, kiểm soát và bảo quản vật tư đang cất
chứa. Vật tư hàng hoá đang cất chứa không được gây hại lẫn nhau.
Kho phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo quản đối với loại vật tư được cất chứa. Cần
bố trí sắp xếp sao cho vật tư nhập trước sẽ được xuất trước, vật tư nhập sau sẽ được xuất sau.
Các loại vật tư khác nhau về nhãn mác cần được cất chứa riêng biệt để tránh nhầm lẫn khi xuất
hàng. Đặc biệt đối với xi-măng phải tổ chức cất chứa trong kho có sàn chống ẩm, có lỗ thông
gió và bảo quản riêng biệt các nhãn mác xi-măng khác nhau do rất dễ nhầm lẫn.
Kho hở (có mái, có nền sạch và cứng nhưng không nhất thiết có tường) thường dùng để
cất chứa, bảo quản vật liệu cồng kềnh, kích thước lớn khó xếp dỡ, vận chuyển, ví dụ như sắt,
thép, đà giáo chưa sử dụng đến, gỗ tấm, gỗ chưa xẻ...
Kho hở cần thiết cho các trường hợp cất chứa, bảo quản các vật tư, vật liệu yêu cầu điều
kiện thoáng hoặc cần hong khô (như hong gỗ) nhưng không được để nước mưa trực tiếp làm
ẩm ướt.

29
Vật tư cất chứa trong kho hở phải được kê đệm trên giá, kệ đỡ, tấm kê không để nằm
trực tiếp trên nền. Khoảng cách từ mép mái kho đến mép ngoài của đống, dãy hàng hoá, vật tư
phải đủ lớn để đảm bảo khi mưa, nước mưa không làm ướt hàng.
Bãi ngoài trời dùng để cất chứa, bảo quản các loại vật tư, vật liệu rời như cát, đá, sỏi,
cấu kiện lớn. Bãi ngoài trời nên có nền cứng như bê-tông lót và láng mặt bằng vữa xi-măng.
Bãi ngoài trời cần làm cao hơn mặt đất chung quanh để khi mưa không bị ngập, nên có tường
thấp bao quanh (trừ lối ra vào) để khi mưa vật liệu không bị trôi.
4.3. Tổ chức cấp phát vật tư cho các công việc của dự án
4.3.1. Giao nhận tại kho
Giao nhận tại kho xảy ra khi vật tư được cất chứa, bảo quản tại kho công trường (thuộc
dự án). Khi có nhu cầu, người sử dụng vật tư lập yêu cầu bằng văn bản (dạng phiếu đề nghị)
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và làm các thủ tục cần thiết để nhận được phiếu xuất kho.
Thủ kho sẽ giao vật tư trên cơ sở phiếu xuất kho hợp lệ.
Các thủ tục làm phiếu đề nghị và phiếu xuất kho cần thiết để vật tư mua sắm cho việc gì
được sử dụng đúng vào việc đó. Phiếu xuất kho là thủ tục kế toán để quản lý hàng hoá nhập
xuất, thông qua hệ thống kho bãi của dự án.
Việc giao nhận vật tư phải đảm bảo đúng chủng loại vật tư ghi trong phiếu đề nghị và
phiếu xuất kho. Khi giao nhận cần có phương tiện cân, đo, đong, đếm cho đúng số lượng. Quá
trình cân, đo, đong, đếm khi nhập và xuất hàng hoá, vật tư tự thân đã có thể hao hụt. Hao hụt
có thể thể hiện cả trên thực tế, cả trên số liệu mặt cân, giấy tờ (khi số lượng thực tế không hao
hụt).
Đối với những loại vật tư nhập theo bao bì như xi-măng, hộp sơn... có thể giao nhận theo
số lượng ghi bên ngoài nhưng cần kiểm tra xác suất để khẳng định bên cung cấp đóng bao đủ.
Khi giao nhận phải đảm bảo rằng bao bì còn nguyên vẹn. Nếu bao bì đã bị mở hoặc bị rách, bị
bung phải kiểm tra bằng cân đo thực tế.
4.3.2. Nhận tại nơi sử dụng
Nhận tại nơi sử dụng thường xảy ra trong hình thức tổ chức cung ứng vật tư đến thẳng
chân công trình, khi người cung cấp giao vật tư đến tận nơi cần sử dụng.
Theo hình thức này, vật tư không thông qua kho mà giao thẳng từ khâu thu mua về nơi
sử dụng. Quá trình này đòi hỏi khi làm các thủ tục giao nhận phải ghi chép đầy đủ, thực hiện
đầy đủ các chứng từ làm cơ sở cho công tác quản lý và kế toán vật tư.
Hình thức tổ chức cung ứng vật tư đến thẳng nơi sử dụng giảm được chi phí cất chứa,
bảo quản vật tư trong hệ thống kho bãi, giảm chi phí do ứ đọng vốn đầu tư... .
4.3.3. Định mức sử dụng vật tư
Chi phí nguyên vật liệu chiếm phần cơ bản trong giá thành sản phẩm. Nếu sử dụng vật tư
tuỳ tiện, không phù hợp với yêu cầu, quản lý vật tư không chặt chẽ sẽ gây lãng phí, tạo kẽ hở
cho các hiện tượng tham ô tiêu cực, dẫn đến việc không đảm bảo hạn chế về chi phí của dự án.
Đây là lý do chính để hình thành định mức sử dụng vật tư.
Việc sử dụng vật tư vào các công việc của dự án có thể được định hướng bởi hệ thống
định mức do Bộ Xây dựng và các Bộ có xây dựng chuyên ngành công bố. Tuy nhiên trong
thực tế sản xuất xây dựng, kỹ sư công trường căn cứ vào điều kiện cụ thể của chất lượng vật tư

30
và yêu cầu cụ thể của chất lượng sản phẩm để thiết kế thành phần vật tư trong sản phẩm xây
dựng. Định mức hao hụt là sự khống chế lượng vật tư được phép hao hụt trong quá trình vận
chuyển, cất chứa - bảo quản và sử dụng tại hiện trường.
Phấn đấu giảm hao hụt là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong quản lý công tác
giao nhận, vận chuyển, cất chứa -bảo quản và sử dụng vật tư và góp một phần đáng kể vào
việc phấn đấu hạ giá thành công trình sản phẩm.
4.4. Một số biện pháp giảm hao hụt vật tư
Một số biện pháp thường sử dụng để giảm hao hụt vật tư là:
 Trong khâu vận chuyển cần phải có các biện pháp như che chắn, sử dụng các
phương tiện đảm bảo yêu cầu, đặc biệt lưu ý đối với các loại vật liệu rời như đất,
cát, đá, sỏi. Bãi đổ cát, đá, sỏi phải có lớp láng mặt và nền đủ cứng để chịu được
lực nén của bánh xe vận chuyển.
 Trong khâu giao nhận phải cân, đo, đong, đếm chính xác. Có thể đo thể tích từng
xe chở vật liệu rời trước khi đổ, có thể đo từng đống vật liệu sau khi đổ.
 Trong khâu bảo quản phải chú ý đến các thời hạn nhập xuất, thời hạn sử dụng
(nếu có), đảm bảo vật tư nhập trước được xuất trước, nhập sau được xuất sau...
 Trong khâu sử dụng luôn luôn phấn đấu giảm thiểu hao hụt. Ở đây có thể dùng
bài toán pha cắt vật liệu để lượng phế liệu là ít nhất.

5. QUẢN LÝ DỰ TRỮ
5.1. Nhiệm vụ của công tác dự trữ
Dự trữ là nhằm mục đích đảm bảo cho sản xuất xây dựng của dự án không bị gián đoạn.
Nếu chỉ vì thiếu vật tư mà người lao động, MMTB phải ngừng nghỉ thì người thực hiện dự án
phải chịu những thiệt hại đôi khi là rất lớn.
Công tác dự trữ vật tư xây dựng bao gồm các nhiệm vụ:
 Lập hồ sơ cập nhật cho các bộ phận vật liệu dự trữ theo số lượng và giá trị, theo
dõi sự biến đổi của các bộ phận dự trữ;
 Tiến hành kiểm kê tài sản để thực hiện các quy định về thương mại và thuế;
 Tham gia lập (chuẩn bị số liệu) và thực hiện các đơn đặt hàng và cung ứng vật tư;
 Theo dõi sự phân phối vật tư cho sản xuất;
 Kiểm tra sự thừa thiếu của dự trữ, bảo đảm sản xuất an toàn và liên tục nhưng
không để chi phí quá lớn vì dự trữ.
5.2. Các loại dự trữ sản xuất và định mức dự trữ sản xuất
Tất cả những vật tư hiện ở đơn vị sử dụng hoặc thuộc đơn vị sử dụng đang chờ đợi để
bước vào tiêu dùng cho sản xuất gọi là dự trữ sản xuất.
5.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến dự trữ sản xuất
Đại lượng dự trữ sản xuất phụ thuộc vào các yếu tố chính sau đây:

31
 Lượng vật tư tiêu hao bình quân trong một ngày đêm;
Lượng này lại phụ thuộc quy mô sản xuất xây dựng, mức độ chuyên môn hoá
sản xuất và định mức tiêu hao nguyên vật liệu.
 Mức cấp hàng trong một lần của nhà cung cấp;
 Trọng tải và tốc độ đưa hàng của phương tiện vận chuyển;
 Chất lượng cung ứng của đơn vị cung cấp;
Việc cung cấp đầy đủ kịp thời, đồng bộ, chính xác và ổn định không những là
điều kiện đảm bảo cho sản xuất xây dựng tiến hành được tốt mà còn trực tiếp
ảnh hưởng đến lượng dự trữ.
 Định kỳ sản xuất vật tư của nhà cung cấp, vì có những chủng loại vật tư nhà
cung cấp chỉ sản xuất vào những kỳ hạn nhất định;
 Tính chất thời vụ của sản xuất xây dựng, vận tải và tiêu dùng vật tư;
 Thuộc tính tự nhiên của các loại vật tư vì có những loại vật tư mà thời gian
dự trữ lại phụ thuộc vào thuộc tính tự nhiên của chúng.
5.2.2. Các loại dự trữ sản xuất
Dự trữ sản xuất gồm 3 bộ phận chính là: dự trữ thường xuyên, dự trữ bảo hiểm và dự
trữ chuẩn bị. Trong những trường hợp sản xuất theo thời vụ có thêm dự trữ thời vụ nữa.
- Dự trữ thường xuyên dùng để đảm bảo vật tư cho sản xuất xây dựng của dự án tiến
hành được liên tục giữa 2 kỳ nối tiếp nhau của nhà cung cấp. Đại lượng này biến đổi từ tối đa
(khi mới nhập vật tư) đến tối thiểu khi sắp nhập đợt tới. Nó có thể được xác định bằng tích số
giữa lượng vật tư tiêu dùng bình quân một ngày và khoảng cách giữa 2 lần cung cấp tính theo
ngày.
- Dự trữ bảo hiểm cần thiết trong những trường hợp sau:
 Mức tiêu dùng cho sản xuất xây dựng của dự án bình quân trong một ngày đêm
thực tế cao hơn so với kế hoạch do thay đổi kế hoạch sản xuất theo chiều tăng lên
hoặc do mức tiêu hao nguyên vật liệu tăng lên;
 Lượng vật tư thực tế dự án nhập ít hơn so với mức dự kiến trước trong lúc chu kỳ
cung cấp và mức tiêu dùng bình quân trong một ngày đêm không đổi;
 Chu kỳ cung cấp thực tế dài hơn, trong lúc lượng vật tư cung cấp và mức tiêu
dùng bình quân trong một ngày đêm vẫn như cũ.
Đại lượng dự trữ bảo hiểm này phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp (là yếu tố
khách quan) nên không thể không có được, nhưng nếu cung cấp đều đặn thì sẽ
giảm xuống được đến mức tối thiểu. Đại lượng này tương đối ổn định và được
xác định bằng tích số giữa lượng vật tư tiêu dùng bình quân một ngày và số ngày
cung cấp bị chậm trễ theo kinh nghiệm.

32
Hình 2.7. Biểu đồ các đại lượng dự trữ
- Dự trữ chuẩn bị:
Tất cả các loại vật tư khi về đến dự án và trước khi được đưa đến nơi sử dụng đều phải
qua các thủ tục nhập kho và xuất kho như kiểm tra số lượng, chất lượng, xếp hàng vào kho và
xuất hàng ra, lập các chứng từ xuất nhập,... phân loại và ghép đồng bộ, sàng lọc, ngâm tẩm,
sấy khô (nếu cần thiết),... và những loại sơ chế vật tư khác trước khi đưa vào sản xuất. Các
công việc trên yêu cầu lượng thời gian nhất định do đó cần phải có dự trữ chuẩn bị.
Đại lượng dự trữ chuẩn bị được xác định bằng tích số giữa lượng vật tư tiêu dùng bình
quân một ngày và số ngày cần thiết cho các công việc vừa liệt kê trên.
Ngoài ra cần phải kể đến:
 Dự trữ thời vụ đối với một số vật tư được sản xuất theo thời vụ nhất định hoặc
phụ thuộc vào thời tiết;
 Dự trữ do hồ sơ thanh toán mua sắm vật tư đến sớm hơn vật tư (nếu có).
Các bộ phận hợp thành và sự biến động của dự trữ được thể hiện qua biểu đồ hình 2.7.
Biểu đồ xây dựng với số liệu giả định sau:
 Dự trữ bảo hiểm: 10 đơn vị;
 Dự trữ chuẩn bị: 20 đơn vị;
 Lượng tiêu hao bình quân: 8 đơn vị/ngày;
 Chu kỳ cung ứng: 5 ngày.

33
5.2.3. Định mức dự trữ
5.2.3.1. Khái niệm, ý nghĩa
Nếu lượng dự trữ vật tư không đủ mức cần thiết sẽ có nguy cơ làm cho sản xuất của dự
án bị gián đoạn, ngược lại nếu dự trữ quá nhiều dẫn đến ứ đọng vật tư (và ứ đọng vốn) không
có lợi cho dự án và do đó ta phải định mức dự trữ.
Định mức dự trữ là việc quy định đại lượng vật tư tối thiểu phải có kế hoạch ở dự án để
đảm bảo cho quá trình sản xuất xây dựng của dự án được liên tục và đều đặn.
5.2.3.2. Những quy tắc định mức dự trữ
Định mức dự trữ cho đúng cần phải quán triệt những quy tắc sau:
 Phải đảm bảo sản xuất liên tục trong mọi tình huống đồng thời không quá nhiều
sinh ứ đọng vật tư chậm luân chuyển vốn;
 Trên cơ sở tính toán tất cả những yếu tố ảnh hưởng;
Chẳng hạn, muốn xác định lượng vật tư tiêu hao bình quân trong một ngày đêm
cần phải có kế hoạch xây lắp, kế hoạch sản xuất phụ và phụ trợ, định mức tiêu hao
nguyên vật liệu và các nhu cầu khác. Muốn xác định được chu kỳ cung cấp cần
phải biết mức xuất hàng tối thiểu trong một lần của nhà cung cấp, trọng tải và tốc
độ đưa hàng của phương tiện vận tải, khoảng cách và định kỳ của nhà cung cấp...
Ngoài ra cần có các tài liệu thực tế sử dụng như các lần cung cấp trong kỳ báo cáo.
 Phải tiến hành định mức cho từng tên gọi vật tư, chẳng hạn như đá 4x6, xi măng
P300, thép tròn 8...
5.2.3.3.Phương pháp tính các đại lượng dự trữ sản xuất
Đại lượng dự trữ sản xuất tối đa bằng tổng số của các đại lượng dự trữ thường xuyên,
dự trữ bảo hiểm và dự trữ chuẩn bị:
Dsxmax = Dtx + Dbh + Dcb (2.3)
hoặc:
Dsxmax = P (ttx + tbh + tcb) (2.4)
Đại lượng dự trữ sản xuất tối thiểu bằng tổng số của các đại lượng dự trữ bảo hiểm và dự
trữ chuẩn bị:
Dsxmin = Dbh + Dcb (2.5)
hoặc:
Dsxmin = P (tbh + tcb) (2.6)
trong các công thức từ (2.3) đến (2.6):
Dsx - đại lượng dự trữ sản xuất tính theo đơn vị hiện vật;
Dtx - đại lượng dự trữ thường xuyên tối đa tính theo đơn vị hiện vật;
Dbh - đại lượng dự trữ bảo hiểm tính theo đơn vị hiện vật;
Dcb - đại lượng dự trữ chuẩn bị tính theo đơn vị hiện vật;

34
P - lượng tiêu dùng vật tư bình quân một ngày đêm;
ttx - khoảng cách giữa 2 lần cung cấp bình quân tính theo ngày;
tcb - thời gian chuẩn bị tính theo ngày;
tbh - thời gian dự trữ bảo hiểm.
Thời gian dự trữ bảo hiểm tbh được xác định như sau :
tbh = t1+t2+t3 (2.7)
trong đó:
tl - thời gian tổ chức vận tải;
t2 - thời gian vật tư trên đường đi;
t3 - thời gian nghiệm thu.
Các đại lượng Dsx, Dtx, Dbh, Dcb còn gọi là chỉ tiêu dự trữ tuyệt đối .
Các chỉ tiêu ttx, tbh, tcb còn gọi là chỉ tiêu dự trữ tương đối.

Bài tập 2.1.


Một bộ phận sản xuất cấu kiện bê tông có tài liệu như biểu sau:
t/t Tài liệu đơn vị tính Số liệu
1 Sản lượng bê tông sản xuất trong tháng m3 430
2 Định mức xi-măng sử dụng t/m3 0.35
3 Chu kỳ cung cấp xi-măng ngày 8
4 Thời gian tổ chức vận chuyển ngày 1
5 Thời gian xi-măng đi trên đường ngày 3
6 Thời gian làm công tác chuẩn bị ngày 0

Hãy xác định lượng xi-măng dự trữ sản xuất tối đa, tối thiểu.
Lời giải.
Lượng xi-măng sử dụng 1 ngày đêm (P):
P = (Sản lượng bê-tông 1 tháng x định mức sử dụng xi-măng)/30 ngày
= 430*0.35/30 = 5 (tấn/ngày)
Thời gian dự trữ bảo hiểm:
tbh=t1+t2+t3=1+3+0=4 (ngày)
trong đó:
t1=1 là thời gian tổ chức vận chuyển;
t2=3 là thời gian xi-măng đi trên đường;

35
t3=0 là thời gian nghiệm thu.
Lượng xi-măng dự trữ sản xuất tối đa:
Dsxmax =P(ttx+tbh+tcb)
Với ttx = 8; tcb = 0 ta có:
Dsxmax =5*(8+4+0) = 60 (tấn)
Lượng xi-măng dự trữ sản xuất tối thiểu:
Dsxmin = P (tbh + tcb)=5*(4+0)=20 (tấn)

5.3. Chiến lược dự trữ


5.3.1. Phân tích ABC

Để tổ chức dự trữ hợp lý người ta chia vật tư thành 3 loại:


- A: vật tư có giá trị lớn nhưng ít dùng và lượng tiêu dùng ít;
- B: vật tư có giá trị nhỏ và số lượng cần dùng không lớn;
- C: vật tư có giá rẻ nhưng số lượng cần dùng lớn.
Sự phân chia nêu trên được thể hiện trên hình 2.8.

36
Trong hình 2.8 ta thấy với loại vật tư A nên chọn hình thức tổ chức dự trữ chính xác và
tỷ mỷ để giảm thiệt hại do ứ đọng vốn. Với loại vật tư C có thể dùng hình thức tổ chức cung
ứng thông thường. Với loại vật liệu B có thể chọn hình thức tổ chức cung ứng và dự trữ tỷ mỷ
hơn loại vật tư C.
5.3.2. Mô hình xác định mức dự trữ tối ưu
Mức dự trữ tối ưu được xác định dựa trên mối quan hệ giữa chi phí có liên quan đến
nguyên nhân thiếu vật tư và chi phí bảo quản vật tư trong kho. Trong trường hợp tổng 2 loại
chi phí này có giá trị nhỏ nhất thì mức dự trữ tương ứng được coi là tối ưu.
Có thể xác định mức dự trữ tối ưu Dop theo sơ đồ trên hình 2.9.
5.3.3. Các chiến lược dự trữ
5.3.3.1. Chiến lược ST
Chiến lược ST là cứ sau mỗi khoảng thời gian đều đặn T thì lượng dự trữ lại được phục
hồi bằng mức dự trữ S. Cách này thường được dùng cho loại vật tư được sử dụng thường
xuyên với một số lượng tương đối đều đặn. S là số lượng vật tư lớn nhất có thể có trong kho
(sơ đồ hình 2.10).

37
5.3.3.2. Chiến lược BS
Theo chiến lược BS cứ mỗi lần lấy vật tư từ kho người ta phải kiểm tra xem số vật tư
còn lại có thấp hơn mức vật tư dự trữ B hay không, nếu thấp hơn thì phải nhập thêm vật tư cho
đủ đến mức S. Theo phương pháp này không cần tôn trọng quy tắc giữ các khoảng cách thời
gian kiểm tra đều đặn, thường được dùng cho loại vật tư đắt tiền nhưng số lượng cần dùng ít.
B ở đây là số lượng vật tư phải có trong kho, thường xác định bằng dự trữ bảo hiểm.
Chiến lược BS được thể hiện trên sơ đồ hình 2.11.

5.3.3.3. Chiến lược Bq0


Theo chiến lược này cứ mỗi lần lấy vật tư lại phải kiểm tra xem số vật tư còn lại có ở
dưới mức B không. Nếu lượng vật tư còn lại trong kho dưới mức B thì phải đặt mua một
lượng vật tư q0 (mức vật tư đặt mua mỗi lần tối ưu) để bổ sung. Cách này thường dùng cho
loại vật tư đắt tiền nhưng số lượng dùng ít. Sự kiểm tra vấn đề dự trữ ở đây không cần tiến
hành theo các khoảng thời gian đều đặn (hình 2.12).

5.3.3.4. Chiến lược BST


Theo chiến lược BST sau mỗi khoảng thời gian đều đặn T phải kiểm tra xem số vật tư
tồn trong kho có nằm dưới mức dự trữ B hay không. Nếu lượng vật tư tồn trong kho nằm dưới
mức B thì phải nhập thêm vật tư cho đủ mức S. Nếu tại một thời điểm kiểm tra nào đó mà
lượng tồn kho còn lớn hơn B thì không nhập bổ sung. Cách này thường dùng cho loại vật tư
được sử dụng với số lượng lớn nhưng giá rẻ (hình 2.13).

38
5.3.3.5. Chiến lược Bq0T

Chiến lược này giống chiến lược BST là cứ sau mỗi khoảng thời gian đều đặn T lại kiểm
tra lượng vật tư tồn kho xem có dưới mức B không. Nếu dưới thì phải nhập bổ sung một lượng
q0 (hình 2.14).
Trong các chiến lược kể trên, các chiến lược không đòi hỏi kiểm tra theo các khoảng thời
gian đều đặn T thường đòi hỏi dự trữ bảo hiểm lớn. Ngược lại, các chiến lược dự trữ đòi hỏi
kiểm tra đều đặn theo các khoảng thời gian T sẽ không đòi hỏi mức dự trữ bảo hiểm cao.
Trừ chiến lược ST, còn các chiến lược khác đều đòi hỏi kiểm tra lượng vật tư tồn kho.
Đôi khi, việc kiểm tra này là rất phức tạp và khó khăn, đòi hỏi thời gian nếu không có các
phương tiện và cách làm thích hợp. Vì thế, nhiều trường hợp phải có hệ thống thông tin tự
động quản lý dự trữ tồn kho.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Nhiệm vụ của công tác đảm bảo vật tư cho một dự án xây dựng gồm những nội
dung gì? Trách nhiệm cung ứng của các bên liên quan?
2. Trình bày nội dung của các chức năng, các giai đoạn quản lý vật tư?
3. Trình bày các căn cứ và phương pháp xác định nhu cầu vật tư của một dự án xây
dựng?
4. Trình bày nhiệm vụ và vị trí của công tác mua sắm và cung cấp vật tư trong tiến
trình thực hiện một dự án xây dựng? Các hình thức thu mua vật tư?

39
5. Trình bày các hình thức tổ chức mua sắm, ưu nhược điểm của chúng? Phương pháp
xác định số lượng vật tư mua sắm mỗi lần tối ưu?
6. Các loại vận chuyển, các khả năng dẫn đến ách tắc trong khâu vận chuyển và các
biện pháp đối phó?
7. Trình bày nội dung và vai trò của các điều kiện và điều khoản trong một hợp đồng
cung ứng.
8. Các hình thức tổ chức cung ứng vật tư xây dựng, ưu nhược điểm của chúng và
phạm vi áp dụng?
9. Bảo quản vật tư là phải làm những gì? Các loại kho bãi?
10. Trình bày trình tự cấp phát vật tư cho khâu sử dụng.
11. Vai trò của định mức sử dụng vật tư? Các biện pháp giảm hao hụt vật tư?
12. Tại sao phải dự trữ? Nhiệm vụ của công tác dự trữ?
13. Trình bày các loại dự trữ sản xuất và phương pháp xác định các đại lượng dự trữ
sản xuất?
14. Hiểu thế nào là phân tích ABC trong quản lý dự trữ? Hãy miêu tả mô hình xác định
mức dự trữ tối ưu?
15. Hãy trình bày các chiến lược dự trữ, ưu nhược điểm của chúng và phạm vi áp
dụng?

BÀI TẬP

Bài 1. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay như anh chị biết, một công ty xây
dựng chuyên thi công đường bộ có cần và có nên dự trữ vật tư không? Nếu cần thì là đó
là loại vật tư gì? Hãy trả lời câu hỏi trên nhưng đối với một công ty chuyên xây dựng nhà
dân dụng.

Bài 2. Có các loại vật tư xây dựng nhà dân dụng sau: 1. xi-măng; 2. thép các loại; 3. gạch
chỉ; 4. gạch đá ốp lát; 5. các loại ống nhựa, ống kẽm và vật tư ngành nước; 6. bồn tắm,
bồn rửa mặt và các đồ sành sứ vệ sinh; 7. dây điện, ổ cắm và các vật tư ngành điện; 8.
quạt điện, bình nóng lạnh và các dụng cụ điện. Hãy trình bày chiến lược dự trữ có thể áp
dụng với từng loại vật tư kể trên và giải thích lý do.

Bài 3. Hãy vận dụng phân tích ABC cho các loại vật tư kể trong bài tập 2.

Bài 4. Một bộ phận sản xuất cấu kiện bê tông có tài liệu như biểu sau. Hãy xác định
lượng xi-măng dự trữ sản xuất.

40
Các chỉ tiêu đ.v. tính Số liệu

Sản lượng bê tông sản xuất trong tháng m3 430


Định mức xi-măng sử dụng (t/m3) tấn/m3 0.35
Chu kỳ cung cấp xi-măng ngày 8
Thời gian tổ chức vận chuyển ngày 1
Thời gian xi-măng đi trên đường ngày 1,5
Thời gian làm công tác chuẩn bị ngày 0
Thời gian cung cấp có thể bị chậm trễ theo kinh nghiệm ngày 0,5

41

You might also like