Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

BÀI BÁO CÁO NHÓM


MÔN HỌC: THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI VÀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Đề bài: Phân tích tác động các nhân tố môi trường đến kinh doanh thương
mại quốc tế của một doanh nghiệp xuất khẩu giày dép VN sang thị trường EU
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Trần Văn Hoè
Lớp : 64TMĐT2
Nhóm : 07
Sinh viên thực hiện : Trịnh Thị Phương Thảo
Hoàng Mai Thiện
Lê Hoài Thu
Lê Thị Thư
Nguyễn Thị Ngọc Thuý
Định Thị Diệu Thuỳ
Nguyễn Trường Tiến
Lê Huyền Trang
Nguyễn Thị Trang
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................i
I. Thông tin thị trường EU.....................................................................................1
1. Đặc điểm thị trường Liên minh Châu Âu (EU)............................................1
2. Nhu cầu nhập khẩu và các nguồn cung ứng chính.......................................1
3. Thị hiếu và xu hướng tiêu thụ......................................................................1
II. Đặc điểm của hàng giày dép VN nói chung, xuất khẩu sang EU nói riêng.......2
1. Nguồn hàng:.................................................................................................2
2. Cơ cấu các mặt hàng:...................................................................................2
3. Tiêu chuẩn chất lượng:.................................................................................2
III. Điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động xuất khẩu giày dép của các doanh
nghiệp Việt Nam sang thị trường Châu Âu................................................................3
1. Điểm mạnh:..................................................................................................3
2. Điểm yếu:.....................................................................................................3
IV. Phân tích, đánh giá tác động của các môi trường đến việc xuất khẩu hàng hoá
sang EU......................................................................................................................4
1. Môi trường tự nhiên.....................................................................................4
2. Môi trường chính trị- pháp luật....................................................................4
3. Môi trường kinh tế........................................................................................5
4. Môi trường văn hoá – xã hội........................................................................7
5. Môi trường công nghệ..................................................................................8
6. Môi trường cạnh tranh..................................................................................9
V. Ví dụ.................................................................................................................10
KẾT LUẬN..............................................................................................................12
LỜI MỞ ĐẦU

Đẩy mạnh xuất khẩu là chủ trương kinh tế lớn của Đảng và nhà nước Việt Nam đã được
khẳng định tại Đại hội Đảng VIII, IX và trong Nghị quyết 01 NQ/TW của Bộ chính trị, với mục
tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng về xuất khẩu.
Với vị trí là một trong 3 ngành xuất khẩu chủ lực, ngành giày dép Việt Nam luôn là một trong
những ngành được quan tâm hàng đầu trong chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu. Như vậy, đẩy mạnh
xuất khẩu hàng giày dép Việt Nam là phù hợp với điều kiện nước ta theo xu hướng phát triển
chung của khu vực và thế giới.

Trong hệ thống các thị trường xuất khẩu của hàng giày dép Việt Nam, thị trường EU hiện
đang là thị trường đầy hứa hẹn. EU là thị trường lớn, có tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định.
Kể từ sau khi Nhà nước có chính sách mở cửa đến nay, hàng giày dép Việt Nam đã có mặt ở hầu
hết các nước trong liên minh EU. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng giày dép sang EU, Việt Nam không
chỉ có được sự tăng trưởng ổn định về ngoại thương mà còn thực hiện chiến lược đa dạng hóa thị
trường xuất khẩu. Vì vậy, xuất khẩu hàng giày dép sang EU luôn là một trong những vấn đề quan
tâm của Đảng và nhà nước ta. Cũng chính vì thế, các doanh nghiệp cần biết được những điểm
mạnh, điểm yếu, cùng với đó là những cơ hội và thách thức của các yếu tố môi trường ảnh hưởng
đến việc xuất khẩu. Từ đó có những chiến lược riêng để đẩy mạnh việc xuất khẩu ngành giày dép
sang thị trường EU..
I. Thông tin thị trường EU

1. Đặc điểm thị trường Liên minh Châu Âu (EU)


EU là một thị trường đạt trình độ cao về công nghệ, máy móc, thiết bị, đặc biệt về cơ khí,
năng lượng, nguyên tử, dầu khí, hoá chất, dệt may, điện tử, công nghiệp vũ trụ và vũ khí.
EU là một thị trường có dung lượng rất lớn với doanh số khoảng 1500 tỷ USD trong đó có
50% doanh số buôn bán giữa các thành viên
Các nước thành viên EU đã hoàn thành từng bước quá trình tự do di chuyển vốn đầu tư,
lao động, hàng hoá và dịch vụ, tiền tệ và từ ngày 1/1/1999, đồng EURO được đưa vào lưu hành
thay thế cho đồng ECU. Đồng tiền này ra đời sẽ góp phần giảm bớt chi phí giao dịch, đơn giản
hoá các loại thủ tục trong kinh doanh, thúc đẩy tự do hoá thương mại, đầu tư và di chuyển lao
động, khai thác có hiệu quả các nguồn lực phát triển trong EU.

2. Nhu cầu nhập khẩu và các nguồn cung ứng chính


EU là một thị trường lớn và có nền kinh tế phát triển. EU cũng là một trong những khu
vực có thị trường lớn về giày dép trên thế giới; đồng thời sở hữu ngành công nghiệp giày dép
phát triển quy mô lớn và hiện đại. Với việc cạnh tranh từ các nước có giá nhân công rẻ nên mức
tăng trưởng sản xuất ngành da giày EU giảm, thay thế vào đó EU trở thành khu vực thị trường
nhập khẩu lớn. Các nước sản xuất da giày lớn ở châu Âu là Italia, Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Đức,
tập trung sản xuất những sản phẩm cao cấp với những nhãn hiệu nổi tiếng, còn lại gần 50% giày
dép tiêu thụ trong khu vực này có nguồn gốc từ thị trường ngoài khối.
Theo thống kê của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), năm 2019, EU-27 nhập khẩu
58,53 tỷ USD hàng giày dép (Mã HS 64), trong đó Trung Quốc là nguồn cung ứng chính chiếm
20,63%.
Việt Nam đứng thứ 2 với kim ngạch xuất khẩu vào EU đạt 12 tỷ USD, chiếm thị phần
12,48%. Các đối thủ cạnh tranh trong top 5 tại thị trường này gồm có Indonesia và Ấn Độ, có thị
phần thấp hơn hẳn và ít có cơ hội để vượt lên trên Việt Nam trong xuất khẩu vào EU, đặc biệt khi
EVFTA có hiệu lực tạo thuận lợi về thuế quan cho mặt hàng giày dép của Việt Nam.

1
3. Thị hiếu và xu hướng tiêu thụ

EU là thị trường có dung lượng lớn với mức sống cao vào loại nhất trên thế giới và có nhu
cầu tiêu thụ giày dép cao, bình quân 6 - 7 đôi/người/năm. Đây là một thị trường tiêu thụ giày dép
rất ổn định và đầy tiềm năng. 50% giày dép tiêu thụ ở khu vực này là được nhập khẩu chủ yếu
theo các đơn đặt hàng. Tại thị trường EU, ngoài giá cả, chất lượng là yếu tố được quan tâm hàng
đầu đối với phần lớn các mặt hàng được tiêu thụ, trong đó có giày dép. Đặc biệt đối với mặt hàng
giày dép thì yếu tố thời trang được người tiêu dùng EU hết sức coi trọng. Nét độc đáo và đặc biệt
của sản phẩm so với sản phẩm khác của đối thủ cạnh tranh sẽ có sức thu hút lớn đối với họ.
Ngoài ra, người tiêu dùng tại EU có xu hướng lựa chọn sản phẩm dựa trên nhãn hiệu và nguồn
gốc xuất xứ.
Tại EU, thị trường giày dép rất đa dạng, phong phú, bao gồm nhiều loại vật liệu (dệt,
nhựa, cao su và da), các sản phẩm từ giày dép nam, nữ, trẻ em đến các loại sản phẩm chuyên
dụng như giày trượt tuyết, giày bảo hộ… Trong bối cảnh nhu cầu thay đổi sản phẩm thời trang
cao và xu hướng cá nhân hóa sản phẩm, việc liên tục thay đổi kiểu dáng và mẫu mã sản phẩm trở
nên cần thiết. Phương thức sản xuất đại trà dần thay đổi theo hướng giảm thiểu về quy mô mỗi lô
hàng để tránh tồn kho cao. Hiện nay, người tiêu dùng đã có thể thiết kế riêng sản phẩm giày dép
theo phong cách cá nhân của riêng mình như lựa chọn màu sắc, họa tiết, chất liệu, thiết kế, mẫu
mã và đặt hàng trực tiếp từ nhà sản xuất
Nhà sản xuất cần nhanh chóng thay đổi phương thức sản xuất để bắt kịp xu hướng tiêu
dùng mới. Thay vì chờ đợi những đơn hàng lớn, cần chú trọng sản xuất đơn hàng nhỏ có tính
khác biệt, thời gian giao hàng nhanh. Đồng thời, linh hoạt trong sản xuất và quản lý để đáp ứng
đa dạng nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, xu hướng tiêu dùng trên thế giới đối với các sản phẩm
nói chung là giảm dần mua sắm qua các kênh bán lẻ truyền thống và tăng mua sắm qua các
phương tiện thương mại điện tử. Do vậy, doanh nghiệp cũng cần lưu ý phát triển thêm các
phương thức bán hàng online.

II. Đặc điểm của hàng giày dép VN nói chung, xuất khẩu sang EU nói riêng
1. Nguồn hàng:
Các nhà sản xuất ở Việt Nam thường tập trung vào việc sản xuất giày dép với chi phí sản
xuất thấp nhưng chất lượng vẫn được đảm bảo.

2. Cơ cấu các mặt hàng:


Đa dạng về kiểu dáng, chất liệu và mẫu mã để phục vụ nhu cầu đa dạng của thị trường
EU. Chủ yếu là giày thể thao.

2
3. Tiêu chuẩn chất lượng:

 Hóa chất - các chất bị hạn chế: Có những hạn chế đối với một số lượng lớn các hóa chất
được bán ở Châu Âu, vì chúng có thể gây nguy hiểm cho con người hoặc môi trường.
Những hạn chế này được coi là những yêu cầu pháp lý khó khăn nhất
 Sản phẩm từ động thực vật hoang dã: Cần đảm bảo rằng sản phẩm tuân thủ các yêu cầu
của Công ước CITES. Châu Âu đã thực hiện các yêu cầu này trong Quy định 338/97 của
mình. Quy định bao gồm danh sách các loài bị hạn chế (gồm cả các sản phẩm của chúng)
và các thủ tục đặc biệt nếu có. Châu Âu có luật riêng về kinh doanh các sản phẩm hải cầu,
chẳng hạn như lông hải cầu.
 Quyền sở hữu trí tuệ: Nếu bán bộ sưu tập của riêng mình cho người tiêu dùng ở Châu Âu,
phải đảm bảo rằng, sản phẩm không vi phạm bất kỳ quyền sở hữu trí tuệ (IP) nào. Các
quyền này có thể áp dụng cho thiết kế của sản phẩm, cũng như bất kỳ nhãn hiệu hoặc hình
ảnh nào được sử dụng.
 Nhãn hiệu: Tất cả giày dép phải có nhãn ghi thông tin về các chất liệu chính được sử dụng
trong giày. Việc ghi nhãn phải mô tả chất liệu của ba phần chính của giày dép (phần trên,
lớp lót và tất và đế ngoài). Đối với mỗi loại này, nhãn phải cho biết chất liệu là "da
thuộc", "da tráng", "dệt" hay "khác". Có thể cung cấp thông tin này bằng chữ hoặc bằng
các ký hiệu.
 Phương thức xuất khẩu: Thông thường, hàng giày dép từ Việt Nam sang EU được xuất
khẩu thông qua các hệ thống phân phối hoặc các đối tác thương mại quốc tế.

III. Điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động xuất khẩu giày dép của các doanh nghiệp
Việt Nam sang thị trường Châu Âu
1. Điểm mạnh:

 Sản phẩm giày da Việt Nam cũng có vị thể trên thị trường thế giới, nằm trong top 4 nước
sản xuất giày dép lớn nhất thế giới. Kim ngạch xuất khẩu năm 2019 là 21,5 tỳ USD đứng
hàng thứ hai sau Trung Quốc, vươn lên dẫn đầu năm 2020.
 Nguồn nhân lực trẻ gắn với những điểm mạnh như sức khỏe tốt, năng động, tiếp thu
nhanh những công nghệ mới, di chuyển dễ dàng.
 Năng lực sản xuất lớn, với kinh nghiệm sản xuất cho các thương hiệu nổi tiếng trên thế
giới
 Vị trí địa lý vô cùng thuận lợi cho việc giao thương quốc tế. Việt Nam là trung tâm trung
chuyển hàng hóa quốc tế trên trục giao thương Châu Á - Thái Bình Dương, có đủ điều
kiện để mở rộng giao thương với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

3
2. Điểm yếu:

 Sự phát triển không đồng đều ở các khâu, đặc biệt là ở công đoạn đầu trong chuổi giá trị
bao gồm: sản xuất nguyên liệu, thiết kế mẫu mã đã cản trở sự phát triển, làm giảm giá trị
gia tăng ở khâu sản xuất.
 Chất lượng sản phẩm còn chưa đồng đều, một số sản phẩm chưa đáp ứng được tiêu chuẩn
quốc tế
 Việt Nam chưa có nhiều thương hiệu giày dép nổi tiếng trên thế giới
 Để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế, nhiều doanh nghiệp sản xuất giày da Việt
Nam đã phải giảm giá bán sản phẩm. Điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và
khiến cho ngành công nghiệp này chưa thể đạt được giá trị cao cho sản phẩm.
 Trình độ công nghệ của ngành da giày Việt Nam đang phụ thuộc vào nước ngoài về trang
bị máy móc. Khả năng đầu tư và chuyển giao công nghệ mới phụ thuộc vào nguồn tài
chính hạn hẹp.
IV. Phân tích, đánh giá tác động của các môi trường đến việc xuất khẩu hàng hoá sang EU

1. Môi trường tự nhiên


1.1. Đặc điểm:
 Điều kiện thời tiết: Châu Âu là một châu lục duy nhất trên thế giới nằm gần hoàn
toàn trong miền ôn đới ( từ 36º đến 71º vĩ tuyến Bắc). Do đó, hầu hết các vùng của
châu Âu có khí hậu ôn đới hoặc cận nhiệt ; chỉ có miền bờ biển và các đảo phía cực
Bắc có khí hậu lạnh giá, đó là vùng khí hậu hàn đới ( chiếm khoảng 6% diện tích toàn
châu).
 Nguồn tài nguyên tự nhiên: EU có diện tích rừng lớn, cung cấp nguồn gỗ, bảo vệ đa
dạng sinh học và lànguoonf cung cấp dịch vụ sinh thái quan trọng. EU cũng có nhiều
loại khoáng sản. Ngoài ra, EU cũng có các nguồn năng lượng tái tạo. Với tiềm năng
gió, năng lượng mặt trời và thuỷ điện, EU đang phát triển các nguồn năng lượng tái
tạo để giảm phụ thuộc vào năng lượng hoá thạch và giảm lượng khí thải.
 Vị trí địa lý, đất đai, bờ biển,..: EU có vị trí đại lý đa dạng, có phạm vi đất đai lớn bao
gồm đồng bằng, vùng núi và đất canh tác. EU có một dải bờ biển dài với nhiều địa
hình và đặc điểm khác nhau. EU mang lại sự đa dạng về cảnh quan, đặc điểm địa
hình và nguồn tài nguyên tự nhiên, cũng như tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế
và văn hoá đa dạng trong khu vực.
 Các loại sinh vật và thực vật: EU là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật sống
trong môi trường khác nhau, từ rừng, đồng cỏ, đồng bằng, sa mạc và biển.
1.2. Cơ hội:

4
 Nhu cầu về sản phẩm thân thiện với môi trường: người tiêu dùng EU ngày một quan
tâm đến vấn đề môi trường là một cơ hội cho các doanh nghiệp của VN sử dụng vật
liệu thân thiện đưa vào quy trình sản xuất.
 Nhu cầu về sản phẩm hợp với thời tiết: thời tiết của EU đa dạng, do đó các doanh
nghiệp VN có thể xuất khẩu các sản phẩm phù hợp từng mùa để đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng.
1.3. Thách thức:
 Tiêu chuẩn môi trường EU cao đối với các sản phẩm nhập khẩu, đòi hỏi các doanh
nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn để có thể xuất khẩu hàng hoá sang.
 Chi phí sản xuất của các sản phẩm thân thiện sẽ cao hơn, điều này có thể khiến giá
thành tăng và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh.
2. Môi trường chính trị- pháp luật
2.1 Đặc điểm:
 Chính sách thương mại: EU là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam.
EVFTA đã tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu giày dép Việt Nam sang EU với thuế
quan được giảm dần về 0% cho hầu hết các mặt hàng trong vòng 7 năm.
 Quy định về an toàn sản phẩm: Giày dép xuất khẩu sang EU phải đáp ứng các quy
định về an toàn sản phẩm của EU, bao gồm GPSD, REACH, RoHS.
 Quy định về sở hữu trí tuệ: Doanh nghiệp Việt Nam cần tôn trọng các quyền sở hữu
trí tuệ của EU, bao gồm nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền. Việc vi phạm
các quyền sở hữu trí tuệ có thể dẫn đến các biện pháp trừng phạt như thu hồi sản
phẩm, bồi thường thiệt hại.
 Quy định về xuất xứ: Để được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA, giày dép xuất
khẩu từ Việt Nam phải đáp ứng các quy tắc xuất xứ cụ thể.
 Quy định về thủ tục hải quan: Các thủ tục hải quan bao gồm khai báo hải quan, nộp
thuế, kiểm tra hải quan.
 Quy định về ghi nhãn: Giày dép xuất khâu sang EU phải được ghi nhãn rõ ràng với
thông tin về sản phẩm, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu.
 Quy định về đóng gói và bao bì: Giày dép xuất khẩu sang EU phải được đóng gói và
bao bì theo quy định của Eu.
2.2 Cơ hội
 Thuế quan giảm: Nhờ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), thuế
quan nhập khẩu giày dép từ Việt Nam vào EU đã được giảm đáng kể. Hầu hết các mặt
hàng giày dép được hưởng mức thuế 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực
 Thị trường rộng lớn: EVFTA mở ra thị trường rộng lớn với hơn 450 triệu dân cho
doanh nghiệp Việt Nam.
 Nâng cao năng lực cạnh tranh: về chất lượng sản phẩm, thiết kế, mẫu mã, v.v.
2.3 Thách thức:
5
 Quy định nghiêm ngặt: EU áp dụng các quy định rất nghiêm ngặt về thuế quan, quy
tắc xuất xứ, tiêu chuẩn kỹ thuật, sở hữu trí tuệ, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, v.v.
 Cạnh tranh gay gắt: Thị trường EU là thị trường có sức cạnh tranh rất cao. Doanh
nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh với các doanh nghiệp đến từ các nước khác như
Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, v.v
 Thiếu hụt thông tin: Doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu hụt thông tin về thị trường EU,
nhu cầu của người tiêu dùng EU, các quy định của EU, v.v
3. Môi trường kinh tế

3.1Đặc điểm
 Thị trường chung: Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của nền kinh tế EU là
việc hình thành một thị trường chung, nơi hàng hóa, dịch vụ, lao động và vốn di
chuyển tự do giữa các quốc gia thành viên. Điều này giúp tạo điều kiện thuận lợi cho
việc thương mại và đầu tư trong khu vực EU.
 Liên kết kinh tế sâu rộng: Các nền kinh tế của các quốc gia thành viên EU được chặt
chẽ liên kết thông qua việc tham gia vào Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu
(EMU), một số quốc gia còn chuyển sang sử dụng đồng tiền chung là Euro. Điều này
tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định và dễ dàng cho các doanh nghiệp hoạt động
trên quy mô quốc tế.
 Chính sách kinh tế chung: EU cũng có một số chính sách kinh tế chung nhằm đảm
bảo ổn định và phát triển bền vững của khu vực, bao gồm chính sách tiền tệ, chính
sách ngân sách và chính sách thương mại.
 Chính sách tiền tệ: Việc sử dụng Euro là đồng tiền chung cho một phần lớn các quốc
gia thành viên đã tạo ra một thị trường tiền tệ lớn và ổn định. Chính sách tiền tệ được
quản lý bởi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), với mục tiêu duy trì ổn định giá
và ổn định tài chính.
 Chính sách ngân sách và phát triển khu vực: EU có các chính sách ngân sách chung
nhằm hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế yếu hơn và giảm bớt khoảng cách phát triển
giữa các quốc gia thành viên.
 Chính sách thương mại: EU là một trong những cường quốc thương mại lớn nhất thế
giới và có nhiều hiệp định thương mại tự do với các quốc gia và khu vực khác trên thế
giới.
 Đa dạng ngành kinh tế: Nền kinh tế EU rất đa dạng, với sự phát triển mạnh mẽ trong
các lĩnh vực như công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính, du lịch, sản xuất ô tô, nông
nghiệp và năng lượng tái tạo.
3.2 Cơ hội:
 Thị trường lớn và tiềm năng: EU là một trong những thị trường tiêu thụ lớn nhất và có
nền kinh tế mạnh mẽ trên thế giới. Sự phát triển của ngành công nghiệp thời trang

6
trong EU tạo ra cơ hội lớn cho các nhà sản xuất giày dép ở Việt Nam tiếp cận và mở
rộng thị trường.
 Tăng trưởng kinh tế ổn định: Mặc dù có một số thách thức kinh tế như tăng trưởng
chậm và không chắc chắn sau đại dịch COVID-19, nhưng EU vẫn là một trong những
khu vực kinh tế ổn định và có tiềm năng phát triển. Điều này tạo điều kiện thuận lợi
cho việc mở rộng kinh doanh và tiếp cận thị trường cho các nhà sản xuất giày dép ở
Việt Nam.
 Tính đa dạng và sáng tạo trong ngành thời trang: EU có một nền công nghiệp thời
trang đa dạng và sáng tạo, với nhiều người tiêu dùng quan tâm đến việc sở hữu các
sản phẩm thời trang độc đáo và cá nhân hóa. Điều này tạo cơ hội cho các nhãn hiệu
giày dép từ Việt Nam có thể định vị mình trong thị trường EU thông qua sự độc đáo
và sáng tạo của sản phẩm.
 Hợp tác thương mại giữa EU và Việt Nam: Hiệp định Thương mại Tự do và Hợp tác
Kinh tế (EVFTA) giữa EU và Việt Nam đã tạo ra nhiều cơ hội mới cho việc xuất khẩu
hàng hóa giữa hai bên. Thỏa thuận này giảm thuế nhập khẩu cho nhiều loại hàng hóa,
bao gồm giày dép, từ Việt Nam vào EU, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng kinh
doanh.
3.3 Thách thức:
 Cạnh tranh từ các đối thủ cũng xuất khẩu vào EU: Ngành sản xuất giày dép của Việt
Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các quốc gia khác cũng xuất khẩu hàng giày
dép vào thị trường EU, bao gồm cả Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia Đông Âu.
Điều này đặt ra áp lực cạnh tranh lớn đối với các nhà sản xuất giày dép ở Việt Nam.
 Chính sách thương mại và quy định kỹ thuật: EU áp dụng các quy định và tiêu chuẩn
nghiêm ngặt về nhập khẩu hàng hóa, bao gồm cả giày dép. Các nhà sản xuất giày dép
ở Việt Nam phải tuân thủ các yêu cầu về chất lượng, an toàn và bảo vệ môi trường để
đảm bảo rằng sản phẩm của họ đáp ứng được yêu cầu của thị trường EU.
 Chi phí và thời gian vận chuyển: Xuất khẩu hàng giày dép từ Việt Nam đến EU có thể
đối mặt với các chi phí vận chuyển cao và thời gian giao hàng dài do khoảng cách địa
lý xa xôi. Điều này có thể làm tăng chi phí sản xuất và giảm tính cạnh tranh của sản
phẩm
 Quản lý chuỗi cung ứng: Quản lý chuỗi cung ứng phức tạp và đa dạng có thể là một
thách thức đối với các nhà sản xuất giày dép ở Việt Nam khi xuất khẩu sang EU, đặc
biệt là khi cần tuân thủ các tiêu chuẩn và yêu cầu khắt khe về nguồn gốc và chất
lượng.
4. Môi trường văn hoá – xã hội
5.1. Đặc điểm
 Đa dạng văn hóa: Mỗi quốc gia thành viên có một lịch sử, truyền thống và văn hóa
độc đáo. Ví dụ, Tây Ban Nha có Flamenco và Bullfighting, Italia có nền văn hóa nghệ

7
thuật phong phú với Michelangelo và Leonardo da Vinci, còn Pháp với văn hóa ẩm
thực đa dạng và nghệ sĩ như Monet và Van Gogh.
 Tính toàn cầu hóa: Văn hóa của EU có ảnh hưởng toàn cầu, từ âm nhạc pop của Anh,
những bộ phim nổi tiếng của Pháp, cho đến văn học của Đức và hậu duệ của
Beethoven và Mozart.
 Tính thư giãn và tiêu biểu: Môi trường văn hóa của EU thường được mô tả là có tính
thư giãn và tiêu biểu, với sự tôn trọng đối với chất lượng cuộc sống, giáo dục và sự
tiến bộ. Sự phát triển của nghệ thuật và văn hóa thường được coi là quan trọng trong
xã hội.
 Văn hóa đô thị hóa: Các thành phố lớn trong EU như Paris, London, Berlin và
Barcelona thường là trung tâm văn hóa với các sự kiện nghệ thuật, văn hóa và giải trí
hàng đầu thế giới.
 Sự hòa nhập và giao lưu văn hóa: EU thúc đẩy sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia
thành viên thông qua các chương trình hợp tác văn hóa, sự kiện nghệ thuật và văn hóa
chung, cũng như việc hỗ trợ cho các hoạt động văn hóa đa quốc gia.
5.2. Cơ hội:
 Đa dạng văn hóa và thị trường đa dạng: EU là một liên minh gồm nhiều quốc gia với
đa dạng văn hóa và ngôn ngữ. Điều này tạo ra cơ hội cho các nhãn hiệu giày dép từ
Việt Nam có thể tùy chỉnh và đa dạng hóa sản phẩm của mình để phù hợp với sở
thích và nhu cầu của từng quốc gia trong EU.
 Nhận thức về sản phẩm bền vững và công bằng: Người tiêu dùng EU ngày càng quan
tâm đến việc mua sắm các sản phẩm bền vững và công bằng. Các nhà sản xuất giày
dép ở Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này bằng cách tập trung vào việc phát triển
sản phẩm thân thiện với môi trường và công bằng với lao động.
 Hợp tác và giao lưu văn hóa: EU thúc đẩy sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia
thành viên thông qua các hoạt động văn hóa và chương trình hợp tác. Điều này tạo cơ
hội cho các nhãn hiệu giày dép từ Việt Nam tận dụng để quảng bá và tiếp cận với
khách hàng trong thị trường EU.
 Tính đa dạng và cá nhân hóa: Các người tiêu dùng trong EU đề cao sự cá nhân hóa và
đa dạng trong phong cách thời trang. Cơ hội này cho phép các nhà sản xuất giày dép
ở Việt Nam thiết kế và sản xuất các sản phẩm đa dạng, từ phong cách truyền thống
đến phong cách hiện đại, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
5.3. Thách thức:
 Quy định về quyền sở hữu trí tuệ và bản quyền: EU có các quy định nghiêm ngặt về
quyền sở hữu trí tuệ và bản quyền, bao gồm cả trong lĩnh vực thương mại và thiết kế.
Các nhà sản xuất giày dép ở Việt Nam cần phải tuân thủ các quy định này để tránh vi
phạm và xung đột pháp lý.

8
 Vấn đề ngôn ngữ và văn hóa: Sự đa dạng ngôn ngữ và văn hóa trong EU có thể là
một thách thức đối với các nhãn hiệu giày dép từ Việt Nam khi cố gắng tiếp cận và
tương tác với khách hàng.
 Chi phí và quản lý chuỗi cung ứng: Chi phí sản xuất và vận chuyển từ Việt Nam sang
EU có thể cao, đặc biệt là khi cần tuân thủ các tiêu chuẩn và yêu cầu khắt khe về chất
lượng và bảo vệ môi trường. Quản lý chuỗi cung ứng phức tạp cũng có thể làm tăng
chi phí và thời gian sản xuất.
5. Môi trường công nghệ
5.1. Đặc điểm
 Khả năng nghiên cứu và phát triển (R&D): EU là một trong những trung tâm nghiên
cứu và phát triển hàng đầu trên thế giới. Các quốc gia thành viên của EU đầu tư lớn
vào nghiên cứu và phát triển công nghệ, với nhiều trường đại học và tổ chức nghiên
cứu hàng đầu tham gia vào các dự án cộng tác.
 Sự đa dạng và sự phát triển trong các lĩnh vực công nghệ cao: EU là một trong những
khu vực dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực công nghệ cao như công nghệ thông tin và
truyền thông (ICT), trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT), blockchain, và các
công nghệ xanh (green technologies).
 Chính sách và quy định về bảo vệ dữ liệu: EU có một trong những chính sách bảo vệ
dữ liệu mạnh mẽ nhất trên thế giới, đặc biệt là với việc áp dụng Nghị định GDPR
(General Data Protection Regulation). Điều này làm tăng sự nhận thức về quyền
riêng tư của người dùng và đòi hỏi các doanh nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật
cao.
 Cải thiện hạ tầng công nghệ: EU đầu tư vào việc cải thiện hạ tầng công nghệ, bao
gồm mạng lưới viễn thông, hạ tầng Internet, và các dự án phát triển các công nghệ
mới như 5G và trí tuệ nhân tạo.
5.2. Cơ hội:
 Tiêu chuẩn và yêu cầu chất lượng cao: EU có tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng
và an toàn sản phẩm. Điều này tạo cơ hội cho các nhà sản xuất giày dép ở Việt Nam
cải thiện quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của thị
trường EU.
 Tính sáng tạo và thị trường đổi mới: Môi trường công nghệ của EU thúc đẩy sự sáng
tạo và thị trường đổi mới, điều này tạo ra cơ hội cho các nhà sản xuất giày dép ở Việt
Nam phát triển các sản phẩm mới, thiết kế sáng tạo và công nghệ tiên tiến để thu hút
người tiêu dùng EU.
 Thương mại điện tử và kênh bán hàng trực tuyến: Sự phát triển của thương mại điện
tử trong EU mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp ở Việt Nam tiếp cận trực tiếp người
tiêu dùng EU thông qua các kênh bán hàng trực tuyến. Điều này giúp giảm chi phí
vận chuyển và tăng khả năng tiếp cận thị trường.

9
 Hợp tác công nghệ và đổi mới: EU thúc đẩy hợp tác công nghệ và đổi mới thông qua
các chương trình và dự án cộng tác. Các nhà sản xuất giày dép ở Việt Nam có thể tận
dụng cơ hội này để hợp tác và chia sẻ kiến thức với các đối tác EU về công nghệ sản
xuất và thiết kế.
5.3. Thách thức:
 Cạnh tranh gay gắt: Ngành công nghiệp giày dép ở EU đang phát triển mạnh mẽ với
sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà sản xuất trong khu vực. Điều này đòi hỏi các nhà sản
xuất giày dép ở Việt Nam phải nâng cao chất lượng và hiệu suất sản xuất để cạnh
tranh.
 Chính sách và quy định: EU có các quy định và hạn chế về nhập khẩu và xuất khẩu
sản phẩm, bao gồm cả giày dép. Các nhà sản xuất giày dép ở Việt Nam cần phải hiểu
và tuân thủ các quy định này để tránh các vấn đề về tuân thủ pháp luật và hải quan.
 Bảo vệ môi trường và bền vững: EU đặt nhiều sự chú ý vào bảo vệ môi trường và
tiến hành các biện pháp để đảm bảo sự bền vững trong ngành công nghiệp. Điều này
có thể yêu cầu các nhà sản xuất giày dép ở Việt Nam tuân thủ các tiêu chuẩn môi
trường và bền vững để đáp ứng yêu cầu của thị trường EU.
 Quản lý chuỗi cung ứng: Việc quản lý chuỗi cung ứng phức tạp và đa dạng có thể là
một thách thức đối với các nhà sản xuất giày dép ở Việt Nam khi xuất khẩu sang EU,
đặc biệt là khi cần tuân thủ các tiêu chuẩn và yêu cầu khắt khe về nguồn gốc và chất
lượng.
6. Môi trường cạnh tranh
6.1. Đặc điểm
 Ngành sản xuất giày dép của Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các quốc
gia khác cũng xuất khẩu hàng giày dép vào thị trường EU, bao gồm cả Trung Quốc,
Ấn Độ và các quốc gia Đông Âu. Điều này đặt ra áp lực cạnh tranh lớn đối với các
nhà sản xuất giày dép ở Việt Nam.
 Cạnh tranh về giá cả: Các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ thường có chi phí lao
động thấp hơn và quy mô sản xuất lớn, giúp họ cung cấp các sản phẩm giày dép với
giá cả cạnh tranh. Điều này tạo ra áp lực giảm giá cho các sản phẩm giày dép từ Việt
Nam, đặc biệt là đối với các sản phẩm cùng loại.
 Cạnh tranh về chất lượng và thiết kế: Các quốc gia khác như Ý và Tây Ban Nha nổi
tiếng với việc sản xuất các sản phẩm thời trang chất lượng cao và có thiết kế độc đáo.
Các nhãn hiệu giày dép từ các quốc gia này có thể có ưu thế về chất lượng và thiết
kế, đặc biệt là trong phân khúc cao cấp.
 Cạnh tranh về khả năng tùy chỉnh và đổi mới: Một số quốc gia như Ý và Pháp có nền
công nghiệp thời trang phát triển mạnh mẽ, với khả năng tùy chỉnh và đổi mới cao.
Các nhãn hiệu từ những quốc gia này có thể cung cấp các sản phẩm giày dép được cá
nhân hóa và theo xu hướng mới.

10
 Cạnh tranh về quyền sở hữu trí tuệ và thương hiệu: Các thương hiệu giày dép nổi
tiếng từ các quốc gia phát triển như Đức và Pháp thường có quyền sở hữu trí tuệ
mạnh mẽ và uy tín thương hiệu lâu đời. Điều này tạo ra một rào cản đối với sự xuất
hiện và phát triển của các nhãn hiệu giày dép mới từ Việt Nam trên thị trường EU.

V. Ví dụ
CÔNG TY TNHH BÌNH TIÊN, với thương hiệu BITI’S

Strengths Weaknesses
- Đã phát triển một danh tiếng vững chắc - Có chỗ đứng ở Việt Nam nhưng ở EU
trong nước với chất lượng sản phẩm cao thì chưa thu hút và giữ chân khách hàng
cấp và thiết kế sáng tạo. mới
- Hệ thống phân phối rộng rãi: Anh, Ba - Không cạnh tranh được với các thương
Lan, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Đức, Hà hiệu lớn như: Nike, Adidas, Puma,….
Lan, Hy Lạp, Nauy, Nga, Pháp, Phần Lan, - Giá cả và chi phí vận chuyển tăng khi
Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Thuỵ Điển, xuất khẩu từ VN sang EU điều này làm
Thuỵ Sỹ,. tăng giá của sản phẩm trên thị trường và
- Sử dụng nguyên liệu tái chế giảm thiểu làm giảm sự cạnh tranh của Biti’s trên thị
tác động môi trường. Thị trường EU đánh trường.
giấ cao các sản phẩm có cam kết bền vững
và môi trường.
- Chất lượng được kiểm chứng và giá cả
hợp lý
Oppotunities Threats
- EU là 1 trong 3 trung tâm kinh tế lớn - Vị trí địa lý xa ảnh hưởng đến việc xuất
trên thế giới, đây là thị trường vô cùng khẩu (đi lại, giá cả,..).
tiềm năng về quy mô nhập khẩu lớn - Có nhiều quy định chặt chẽ về tiêu
- Đặc quyền từ các Hiệp định Thương mại chuẩn chất lượng, hàng rào thương mại, tỉ
tư do Việt Nam- Liên minh Châu Âu, lệ hối đoái,… dẫn đến doanh nghiệp gặp
được hưởng lợi từ các quy định và giảm nhiều cản trở, thách thức khi xuất khẩu
thuế xuất nhập khẩu nhớ vào các hiệp định sang EU.
này. - Đối diện với các đối thủ cạnh tranh lớn;
- EU đánh giá cao các sản phẩm có cam Nike, Adidas, Puma,…
kết với bền vững và môi trường, Biti’s
thông qua việc thúc đẩy sản xuất và kinh
doanh bền vững có thể thu hút sự quan
tâm của người tiêu dùng Châu Âu và tạo
ra điểm khác biệt trong thị trường cạnh
tranh.

11
KẾT LUẬN
Ngành công nghiệp giày dép được khẳng định là một thế mạnh trong sự phát triển kinh tế
của nhiều quốc gia, đặc biệt với những nước đang phát triển và đang ở giai đoạn đầu của quá
trình Công nghiệp hoá như Việt Nam. Ngành giày dép Việt Nam trong những năm qua luôn đóng
góp một phần đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu và là một trong những ngành hàng xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng giày dép Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng để
thực hiện chiến lược CNH-HĐH hướng về xuất khẩu của đất nước. Xu hướng phát triển hàng
giày dép thế giới đã mở ra nhiều cơ hội cho ngành giày dép Việt Nam . Tuy nhiên, trong quá
trình thâm nhập và tiếp cận thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường EU, ngành giày dép Việt
Nam đã và đang gặp phải không ít khó khăn chủ quan và khách quan cản trở kim ngạch đạt tới
mức tiềm năng của ngành. Trong giai đoạn tới, với những nỗ lực đẩy mạnh hoạt động sản xuất và
xuất khẩu của mình, các doanh nghiệp ngành giày dép Việt Nam nhất định sẽ tìm ra những giải
pháp tốt nhất để vượt qua mọi khó khăn thủ thách và đạt được mục tiêu phát triển của mình.

12

You might also like